Luận văn Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Việt Nam

Thứ bảy, Nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo b ạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác .

pdf110 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 80 số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định hạ thấp giới hạn tối đa thị giá chứng khoán được xác định khi loại trừ dư nợ trích lập dự phòng rủi ro, qua đó nâng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng có bảo đảm bằng chứng khoán. Cuối tháng 5/2007, hai văn bản được coi là có liên quan trực tiếp nhất đế hoạt động kinh doanh của các TCTD vàảnh hưởng tới hoạt động ĐTCK trên TTCK đó là Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoánnhằm kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế; Quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28/5/2007 vềđiều chỉnh tăng mức dự trữ bắt buộc đối với TCTD. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD từ ngày 1/7/2007( ngày Chỉ thị 03 có hiệu lực thi hành) các TCTD thực hiện việc khống chế tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giáđểđầu tư, kinh doanh chứng khoán so với tổng mức dư nợ tín dụng của TCTD ở mức dưới 3%. Đối với các TCTD có tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giáđểđầu tư kinh doanh chứng khoán so với tổng dư nợ tín dụng của TCTD ở mức từ 3% trở lên thì thực hiện việc thu hồi nợ và giảm dư nợ, chậm nhất đến ngày 31/12/2007 phải đảm bảo theo tỷ lệ quy định…Thực tế cho thấy, sau khi Chỉ thị 03 được ban hành đã gây tác động tâm lýđối với hoạt động của TTCK, và theo ý kiến của nhiều chuyên gia thìđây chính là một trong những nguyên nhân làm làm cho TTCK bị sụt giảm trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua. IV. Đánh giá hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam 1. Kết quảđạt được Một là, hệ thống các văn bản pháp lý cấu thành khung pháp lý cho TTCK đãđược ban hành và thực thi tương đối đầy đủ, bước đầu đã tạo ra các cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý,giám sát các hoạt động, các chủ thể trên TTCK. Việc liên tục ban hành các văn bản pháp QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 81 lý bổ xung, sửa đổi các bất cập cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động TTCK đầy biến động đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu công khai minh bạch, tạo niềm tin cho nhàđầu tư, đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường. Hai là, sau những điều chỉnh nhất định, tổ chức bộ máy QLNN về CK & TTCKhiện nay đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu hiện tại về quản lý và phát triển, giải quyết được những hạn chế trong mô hình cũ. Ba là, cơ quan QLNNđã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lýđối với các chủ thể, các hoạt động của TTCK, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển thị trường: UBCKNN đã có những có những cải cách hành chính cần thiết đảm bảo khách quan và thuận lợi trong qúa trình thực hiện các quy trình cấp phép, xét duyệt cho việc đăng kí phát hành, đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch; Các yêu cầu về tăng cường trách nhiệm công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK đã làm tăng tính minh bạch trong quản lý, đáp ứng được đòi hỏi của công chúng; Việc UBCKNN cho phép TTGDCK HN thực hiện cơ chế cấp phép ĐKGD cho các tổ chức muốn ĐKGD tại trung tâm này đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, tạo sự chủđộng cho TTGDCK HN trong việc quản lý, giám sát các thành viên của mình; sựđổi mới trong công tác CPH, chuyển DNNN thành CtyCP, kết hợp CPH với niêm yết, thực hiện các chếđộưu đãi, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư cho thị trường…đã thúc đẩy thị trường sôi động và hấp dẫn hơn. Bốn là, công tác giám sát, thanh tra các họat động trên TTCK của UBCKNN đã có hiệu quả trong việc phát hiện ngăn ngừa xử lý các vi phạm trên TTCK ví dụ như các vi phạm về CBTT, không tuân thủ các quy định vềđiều kiện giao dịch của kháchhàng, các hành vi đầu cơ, làm giá, thao túng thị trường…của các chủ thể tham gia TTCK tạo sựổn định, minh bạch cho toàn thị trường. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 82 Năm là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển TTCK cũng được các cơ quan chức năng triển khai vàđem lại hiệu quả tích cực như mở rộng quan hệđối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm tăng cường học hỏi kinh nghiệm trong quản lýđiều hành, tìm sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh tếđể xây dựng và phát triển hoàn thiện thị trường. Sáu là, việc đào tạo, nghiêm cứu và phổ biến các kiến thức về CK & TTCK cũng được bộ phận chuyên trách của UBCKNN chú trọng phát triển để mọi người có thể hiểu và tham gia tích cực hơn, đầu tư có kiến thức, tránh được những rủi ro trên thị trường. 2. Những hạn chế: Một là, các văn bản pháp lý mặc dùđãđược ban hành khá hệ thống vàđầy đủ nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thật sựđủ mạnh. Hai là, bên cạnh đó,còn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh lĩnh vực CK & TTCK, gây mâu thuẫn và khó khăn trong quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý và giám sát TTCK. Ba là, mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK đã mang lại những lợi thế nhất định, nhưng vẫn chưa tạo ra được vị thếđộc lập và thẩm quyền đầy đủ cho UBCKNN, làm giảm tính chủđộng, linh hoạt của UBCKNN trong việc ra các quyết định quản lý và giám sát TTCK, hạn chế sự phối hợp UBCKNN với các Bộ, ngành liên quan khác. Bốn là, công tác quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK còn nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các CtyCK, việc tuân thủ quy chế giao dịch của nhàĐTNN. Các quỹĐTNN mở văn phòng đại diện ( trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) thường hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, không có chếđộ báo cáo thông tin. Các tổ chức ĐTNN uỷ thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chếđộđăng kí và báo QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 83 cáo thông tin. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị trường…đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơđảo chiều, rút vốn, gây khủng hoảng thị trường. Năm là, cách giám sát của thị trường còn thủ công, chưa dựa trên các tiêu chí và kết quả phân tích rủi ro. Chưa nắm được các giao dịch trên thị trường OTC do thiếu cơ chế giám sát giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp CPH phát hành riêng lẻ, nhất là các DNNN CPH trong thời gian chuẩn bị niêm yết hoặc chào bán chứng khoán. Các CtyCK thì chậm công bố thông tin, các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thì không có chứng chỉ hành nghề, nhiều CtyCK không đảm bảo bình đẳng giữa các khách hàng… Sáu là, hoạt động của TTCK tự do OTC còn ở phạm vi khá rộng. Do sự tăng trưởng mạnh của thị trường chính thức, ngày càng nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng mà không đăng kí với cơ quan QLNN và cũng không cung cấp thông tin minh bạch cho nhàđầu tư. Đã có tình trạng chào bán quyền mua cổ phiếu thông qua năm công tác, chào bán cổ phần của những Ngân hàng chưa được cấp phép… dùđược các phương tiện truyền thông đưa tin cảnh báo nhưng trên thực tế vẫn có giao dịch. Do thiếu tính công khai, minh bạch, không được quản lý và giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả, lừa đảo…) gây bất ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính. Bảy là, công tác tạo hàng cho thị trường còn hạn chế, công tác điều tiết thị trường chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả. Mặc dùđã có sự chỉđạo quyết liệt trong công tác tạo hàng thông qua các chương trình CPH, bán đấu giá cổ phần DNNN gắn với niêm yết vàđăng kí trên TTCK…song kết quảđạt được còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã CPH song lại không cóýđịnh tham gia vào TTCK bởi họ ngại các thủ tục đểđược niêm yết, đăng kí giao dịch, sợ việc phải công bố thông tin, hoặc vì vừa tiến hành CPH nên nhu cầu vốn tạm thời là chưa cần thiết…Bên cạnh đó, công tác điều hành tổ QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 84 chức thị trường chưa thực sự hiệu quả. Trong những giai đoạn TTCK tạo ra sức hút mạnh mẽ với các nhàđầu tưđã tạo ra tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng mà các cơ quan QLNN chưa đề ra các chính sách kịp thời, phù hợp đểđiều tiết thị trường. Tám là, còn một sốđiểm chưa hợp lý trong chính sách quản lý, phát triển TTCK: chính sách lãi suất TPCP chưa thực sự linh hoạt, chính sách thuế chưa đề cập đến một số hoạt động cần được khuyến khích phát triển như hoạt động định mức tín nhiệm, còn bỏ sót quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trái tức thu được đối với nhàĐTNN, cơ chếđảm bảo tính công khai, minh bạch trong phát hành, các điều kiện niêm yết chưa thật sự chặt chẽảnh hưởng đến chất lượng của chính sách niêm yết… Chín là, chưa có sự phối hợp trong chính sách điều hành và quản lý, giám sát hoạt động của TTCK với thị trường tiền tệ: chưa có cơ chế phối hợp giám sát hoạt động giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường tự do; chưa thiết lập được cơ chế kết hợp trong quản lý, giám sát chu chuyển đồng tiền của nhàĐTNN và kiểm soát việc rửa tiền; các cơ chế trong điều hành tỷ giá, lãi suất chiết khấu… Mười là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển thị trường nhưđầu tư nâng cấp hệ thống giao dịch chứng khoán còn chậm chễ; công tác thống kê, tin học, đào tạo, thông tin tuyên truyền chưa thực sựđáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Mặc dù UBCKNN đã có sự lỗ lực trong việc đưa vào ứng dụng CNTT vào các hoạt động thống kê thị trường song nhìn chung các số liệu, các bảng biểu thống kê chưa thực sựđầy đủ và các kỹ thuật còn mang nặng tính thủ công trên máy tính. Công tác đào tạo của UBCKNN đãđược đẩy mạnh song còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Công tác thông tin tuyên truyền do UBCKNN phối hợp vói các phương tiện truyền thông còn khá khiêm tốn. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 85 Chương III: MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆNCÔNGTÁC QLNN ĐỐIVỚITTCKVIỆT NAM. I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Năm(2006- 2010). 1.Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tới 2010. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Namđược thể hiện thông qua quyết định 898/2005/QĐ-TTg. Thứ nhất: Mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do; phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán có tổ chức đạt 10-15% GDP. Thứ hai: Nâng cao tính minh bạch của hoạt động thị trường chứng khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Thứ ba: Nâng cao quy mô và năng lực của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán. Thứ tư: Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo lộtrình hội nhập đã cam kết; áp dụng các nguyên tắc về quản lý thị trường chứng khoán theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế và các Uỷ ban chứng khoán phù hợp với từng giai đoạn phát triển thị trường. 2.Định hướng phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán. Cùng với định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới, thìđịnh hướng cho hoạt động đầu tư chứng khoán cũng được coi trọng theo hướng: Thứ nhất: tăng cường hoạt động quản lýđầu tư theo hướng công bằng, công khai, minh bạch vàđảm bảo lợi ích của nhàđầu tư. Thứ hai: Tăng nguồn hàng cho hoạt động đầu tư chứng khoán. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 86 Thứ ba: Thu hút ngày càng đông đảo nhàđầu tư, đặc biệt chú trọng phát triển nhàđầu tư có tổ chức, đầu tư theo chiến lược dài hạn. Thứ tư: Thu hút đầu tư thông qua việc hợp tác, liên kết thị trường vốn với quốc tế. Theo định hướng đến năm2010 thị trường vốn của Việt Nam có thể huy động 100.000 tỷđồng đối với trái phiếu chính phủ; 100.000 tỷđồng đối vớitrái phiếu doanh nghiệp; 150.000 tỷđồng đối với chương trình cổ phần hoá của nhà nước và có thể huy động 100.000 tỷđồng trong các doanh nghiệp. Như vậy thị trường vốn Việt Nam có thể cung cấpmột con số 30 tỷ USD, đó là một sựđóng góp khá lớn không chỉ về lượng mà cả về chất của thị trường vốn đối với nền kinh tế. II. Cơ hội và thách thức đối với TTCK Việt Nam 1.Cơ hội - Nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc đẩy nhanh tiến trình CPH, các DNNN sẽ cung cấp cho TTCK một khối lượng hàng hoá to lớn, có chất lượng cao dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu …làm cho quy mô thị trường có khả năng tăng nhanh. Đây là cơ hội tốt cho các nhàđầu tư trong nước cũng như nước ngoài. - Tỷ lệ tiết kiệm cao cùng làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sẽ góp phần thúc đẩy TTCK phát triển nhanh ( theo dự báo của Bộ KH-ĐT, vốn ĐTNN đáp ứng khoảng 30% trong tổng số 40 tỷ USD vốn đầu tư của nền kinh tế giai đoạn 2006-2010). - Hội nhập quốc tế làm cho TTCK có khả năng cạnh tranh và chuyên môn hoá cao hơn, tiếp cận được kinh nghiệm quốc tế về quản lý, công nghệ và những bài học của những nước đi trước. 2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội tốt cho sự phát triển của TTCK Việt Nam thì cũng còn không ít thách thức. Cụ thể là: QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 87 - TTCK Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực quản lý,giám sát còn hạn chế trong khi các công cụ chính sách vĩ mô chưa được sử dụng đồng bộ và hữu hiệu. - Hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh các CtyCK trong nước chưa đủđể mạnh, dễ dẫn đến khả năng bịthâu tóm, sáp nhập hoặc phá sản. - Gia tăng nguy cơ hoạt động đầu cơ, thao túng và thâu tóm thị trường, nắm quyền kiểm soát các công ty Việt Nam từ phía các nhàđầu tư lớn cả trong và ngoài nước, gâyrối loạn thị trường. - Sự ra tăng luồng vốn vào TTCK cũng chứa đựng khả năng rút vốn (đổi chiều) ồạt, ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK và cung tiền tệ trong nền kinh tế, tác động đến hệ thống ngân hàng trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn mỏng, việc kiểm soát các luồng tiền chưa được chặt chẽ. Như vậy, với mục tiêu định hướng đãđịnh ra cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới (cụ thể là giai đoạn 2006-2010), cùng với những cơ hội thách thức đặt ra đối với TTCK Việt Nam thì lúc này vai trò của cơ quan QLNN đối với TTCK là rất lớn. Yêu cầu đặt ra là phải có các giải pháp cụ thểđể tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả của các cơ quan quản lýđể thực hiện được các mục tiêu, định hướng đãđề ra, nâng cao hơn hoạt động của TTCK Việt Nam để phát huy hết chức năng là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển; duy trì hoạt động của thị trường an toàn, hiệu quả. III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam cần có những giải pháp chung và cụ thể sau: 1. Các giải pháp chung: 1.1. Hoàn thiện khung pháp lý CK & TTCK QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 88 Để TTCK phát triển lành mạnh, phát huy vai trò tạo lập vốn cho nền kinh tế thì cần có khung pháp lýđồng bộ và hoàn chỉnh. Đây cũng là một trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nước thực hiện việc quản lýđối với TTCK. Hoàn thiện khung pháp lý tập trung vào vấn đề tổ chức và hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK nhằm khắc phục các khiếm khuyết nảy sinh từ thức tế, tạo tiền đềđể hướng các hành vi chủ thểđi đúng hướng theo khuân khổ của pháp luật. Để hoàn thiện khung pháp lý cần phải giải quyết được những vấn đề sau đây: 1.1.1 Nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản cần thiết : Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật quy điịnh về TTCK và quản lý nhà nước đối với TTCK , như : Luật chứng khoán năm 2002 và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Luật chứng khoán đựợc xây dựng tương đối cụ thể và chi tiết song đây là luật chuyên ngành hàm chứa những phạm trù và nội dung còn mới lạ, như: Công ty đầu tư chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng... do vậy đểđẩy mạnh việc triển khai thi hành Luật chứng khoán vào đời sống cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể. Cũng như phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung văn bản cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Cụ thể như : - Cần phải có các văn bản pháp lý quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn nữa về việc xử lý các vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhàđầu tư; đưa ra các quy định khuyến khích sựđiều tiết của thị trường, tránh sự can thiệp hành chính của các cấp quản lý vào hoạt động của thị trường. - UBCKNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành các quy định về giao dịch kỳ hạn (Repo), cho vay cầm cố chứng khoán, vay đầu tư chứng khoán của các NHTM. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 89 - Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành nghịđịnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển… Như vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý tạo cho TTCK sự an toàn và phát triển lành mạnh theo định hướng của nhà nước, đồng thời đem lại thuận lợi cho các chủ thể hoạt động trên TTCK. 1.1.2. Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật : Hiện nay, hầu hết các văn bản pháp lý cùng tham gia điều chỉnh lãnh vực chứng khoán và TTCK, như: Luật dân sự , Luật hình sự, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... đều được ban hành trước khi TTCK được thành lập và hoạt động cho nên nhiều lĩnh vực liên quan đến CK & TTCKcòn bị bỏ ngỏ hay cóđề cập thì còn chưa rõ ràng hay có mâu thuẫn với các quy định của pháp luật chuyên ngành. Vì vậy, cần rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan, điều chỉnh những sai khác, thiếu sót trong các luật. Cụ thể như: - Pháp luật về doanh nghiệp cần có hướng dẫn về vấn đề phát hành riêng lẻ, cần có các quy định cụ thể hơn về Quản trị công ty áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, cần có quy định cụ thể về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Đối với pháp luật về thuế: xây dựng và hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực CK & TTCK nhằm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước song vẫn đảm bảo khuyến khích phát triển TTCK. - Đối với hoạt động kế toán, kiểm toán: Nhà nước tiếp tục bổ xung và hoàn chỉnh chếđộ kế toán, kiểm toán đối với các đối tượng tham gia TTCK để tạo điều kiện cho các đối tượng này có thể thực hiện tốt công tác và yêu cầu về kế toán và kiểm toán. Tăng cường trách nhiệm thực hiện kiểm toán và công khai tài chính của các doanh nghiệp chưa niêm yết, chưa ĐKNY. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 90 Tóm lại,Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho TTCK Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có tính liên tục của cơ quan QLNN và các nhà hoạch định chính sách. Một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo ra môi trường pháp lýổn định, vững chắc và thuận lợi cho các cơ quan quản lý cũng như cho mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK và từđó thu hút được các tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Một hệ thống pháp lý hoàn thiện còn là yếu tố quan trọng góp phần đưa Việt Nam hội nhập với TTCK các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với TTCK Để TTCK hoạt động hiệu quả, lành mạnh cần có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, bộ máy quản lý nhà nước về TTCK, hiện nay còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa thật đảm bảo. Vì vậy việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với TTCK là vấn đề cấp bách: - Hiện nay, UBCKNN cần nâng cao thẩm quyền, đảm bảo vị thế tương đối độc lập của UBCKNN trong bộ máy QLNN. Với những kết quảđạt được có thể thấy mô hình hiện nay về tổ chức cơ quan QLNN đối với TTCK là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, với xuất phát điểm của Việt Nam theo đúng quy luật phổ biến mà nhiều nước triển khai. Cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và vị thế pháp lý của UBCKNN. - Phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN với các SGDCK, TTGDCK, TTLKCK. UBCKNN cần thành lập một bộ phận đảm trách chức năng giám sát các hoạt động trên TTCK chứ không thể giao toàn bộ nhiệm vụ này cho các SGDCK, TTGDCK. TTGDCK, SGDCK chỉ thực hiện chức năng giám sát các hoạt động tại đơn vị của mình theo các nhiệm vụđãđề ra. - Thực hiện triệt để các cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNN, trong toàn bộ các quy trình triển khai các chức năng QLNN của Bộ QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 91 Tài chính, UBCKNN và các đơn vị chức năng thuộc UBCKNN. Giảm bớt sự rườm rà không cần thiết trong qúa trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy . - Nâng cao công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong các cơ quanQLNN chuyên ngành CK&TTCK. Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu mới trong công tác quản lý, mở rộng hợp tác đào tạo và trao đổi chuyên gia với nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệmvà trình độ quản lý. - Tăng cường sự phối hợp giữa UBCKNN và hiệp hội ngành nghề liên quan như Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Hiệp hội các nhàđầu tư tài chính Việt Nam (VAFI). Mặc dù các tổ chức này không phải là các cơ quan QLNN, song họ sẽ hỗ trợđắc lực cho UBCKNN trong việc quản lý và phát triển TTCK. Ngoài việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của các hội viên, các tổ chức này còn có nhiệm vụ góp ý xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về CK&TTCK, tổ chức đào tạonghề nghiệp, xây dựng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vàđề xuất giải pháp phát triển TTCK. - Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là UBCKNN và NHNN cần phải phối hợp với nhau trong hoạt động quản lý và giám sát các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Lĩnh vực chứng khoán còn rất non trẻ và mới mẻở Việt Nam. Do đó, để cho TTCK phát triển ổn định và phát huy vai trò thì cần có một cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp các hoạt động chứng khoán như: UBCKNN; tuy nhiên TTCK có sự phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó cho nên, sự quản lý cũng cần phảp tuân theo những quy tắc nhất định. Tóm lại, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với TTCK và kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng hợp pháp và hợp lý, trong đó cần chú trọng vào việc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đội ngũ lãnh đạo nhân QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 92 viên trong các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chứng khoán và TTCK 1.3. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK Trong thời gian qua, hoạt động đào tạo, thông tin tuyên truyền về CK&TTCK đãđược UBCKNN chú trọng thực hiện vàđãđạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế nói chung và của TTCK trong những năm tới thì số lượng người được đào tạo hoặc tiếp cận các kiến thức về CK&TTCK cho đến nay chỉ là một con số rất nhỏ. Như vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về CK&TTCK là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra với UBCKNN nhằm mục tiêu xã hội hoá chứng khoán. Một số giải pháp cụ thể như: - Tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho hoạt động quản lý và phát triển TTCK. - Song song với việc đổi mới cần cập nhật chương trình, giáo trình mới nhất, quy định về tiêu chuẩn của người dạy chứng khoán, tránh tình trạng dạy chay. - Tiếp tục mở rộng hoạt động đào tạo, cấp phép hành nghềđồng thời đổi mới các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu của công chúng. - Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, UBCKNN cần phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình để xây dựng các chương trình phổ cập các kiến thức chứng khoán một cách thường xuyên, chuyên nghiệp, tăng tần suất, chủng loại, và chấtlượng thông tin được đưa ra. - Tổ chức thường xuyên các cuộc họp báo đểđịnh hướng thông tin dư luận và trả lời thắc mắc của báo giới; tổ chức các diễn đàn để thu thập ý kiến phản ánh những bất cập trong chính sách và tiếp thu các góp ý của công chúng. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 93 1.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK UBCKNN cần tiếp tục phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế cả về chất lượng và chiều sâu, đưa TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK thế giới. Có thể thấy,các hoạt động hợp tác quốc tế ban đầu đã góp phần giúp Việt Nam cóđược bước đi ban đầu thuận lợi và tương đối vững chắc trong quá trình phát triển TTCK. Chúng ta đã học hỏi được kinh nghiệm quản lý, tận dụng được sự trợ giúpvề vốn, kĩ thuật, rút ngắn được khoảng cách về trình độ phát triển trong lĩnh vực chứng khoán so với các khu vực khác trên thế giới. Bởi vậy, cần tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác sẵn có, không ngừng mở rộng các mối quan hệ mới dưới các hình thức như trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về TTCK, trao đổi chuyên gia…và tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp về tài chính, kĩ thuật…để hỗ trợ, phát triển TTCK. Với tư cách là thành viên của IOSCO, Việt Nam phải chủđộng tham gia và tổ chức hoạt động của các tổ chức này; xem xét và có kế hoạch thực hiện các đề xuất về các quy tắc quản lý mà tổ chức này khuyến nghịđối với các thành viên trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh đất nước. 1.5. Thúc đẩy việc đầu tư, áp dụng công nghệ thông tin trong ngành chứng khoán Công việc trước mắt là triển khai việc thực hiện Dựán hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành chứng khoán đến năm 2010, tiến tới tựđộng hoá toàn bộ các giao dịch, thanh toán, CBTT, giám sát thị trường theo chuẩn quốc tế, đặc biệt là trong hoạt động giao dịch bởi lẽ, giao dịch chứng khoán hiện nay diễn ra tại các sàn giao dịch là chủ yếu, dẫn đến hiện tượng quá tải. Vì vậy, việc giao dịch qua mạng điện tử cần được phát huy song cần đảm bảo độ an toàn. 2. Các giải pháp riêng QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 94 Trên cơ sở giải pháp chung nêu trên, cần triển khai một số giải pháp cụ thểđể hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TTCK như sau : 2.1. Giải pháp đối với hoạt động phát hành ra công chúng Đối tượng giao dịch của TTCK là các trái phiếu (chủ yếu là các trái phiếu Chính phủ) và cổ phiếu của các doanh nghiệp, công ty. Để việc phát hành cổ phiếu trái, phiếu ra công chúng thành công vàđạt được hiệu quả kinh tế . Cần phải tập trung vào các vấn đề: *Đối với hoạt động phát hành TPCP Để tạo ra tính linh hoạt trong công tác điều hành lãi suất và tăng tính hấp dẫn đối với TPCP, Bộ Tài chính cần quy định lãi suất trần trong đấu thầu TPCP một các linh hoạt hơn, không chỉ căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu huy động vốn của Chính phủ mà còn phải dựa vào diễn biến cung cầu tiền tệ và tình hình kinh tếđểđịnh ra mức lãi suất trần cho phù hợp, nhằmđảm bảo thành công các đợt phát hành TPCP. * Đối với hoạt đông PHCK ra công chúng của các doanh nghiệp. - Hiện nay hoạt động PHCK ra công chúng chịu sựđiều chỉnh của nhiều các văn bản khác nhau, do vậy cần phải quy định một cách thống nhất các vấn đề về cơ sở pháp lý cho hoạt động PHCK ra công chúng của các đối tượng khác nhau. - Cơ quản lý chuyên ngành về chứng khoán cần phải phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi các DNNN thành các CtyCP. - Các tổ chức thamgia hoạt động bảo lãnh phát hành cần có sự liên kết phối hợp thành các tổ hợp bảo lãnh phát hành để có thể giải quyết được yêu cầu của các đợt bảo lãnh có giá trị cao, tăng cường chất lượng và kết quả của đợt bảo lãnh. 2.2.Đối với hoạt động niêm yết và GDCK Hoạt động niêm yết và giao dịc chứng khoán hiện nay còn nhiều bất cập. Việc giao dịch diễn ra tại các sàn giao dịch (thị trường tập trung) còn QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 95 việc giao dịch tại các thị trường phi tập trung thì không đảm bảo độ an toàn, những giao dịch hàng ngày trở nên quá tải, trong khi những giao dịch điện tử chưa được tin tưởng. Vì vậy, giải pháp cho hoạt động niêm yết và giao dịch chứng khoán cần được chú trọng vào những vấn đề sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK: - Ban hành thêm các cơ sở pháp lý cho các hoạt động mới nảy sinh như giao dịch các chứng khoán phái sinh (chứng quyền, quyền mua cổ phiếu…). Do vậy các hoạt động này phải được quy định, quản lý, giám sát chặt chẽđể bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của các chủ thể có liên quan, duy trì tính ổn định của thị trường đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan QLNN cóđược căn cứ pháp lý cần thiết để triển khai có hiệu quả các chức năng quản lý và giám sát các hoạt động trên thị trường. - Mở rộng việc sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính đểđưa doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần lên niêmyết. - Đầu tư, hiện đại hoá hệ thống giao dịch của SGDCK, TTGDCK. Hệ thống GDCK ở SGDCK Tp.HCM hiện nay đã lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được quy mô giao dịch đang ngày càng tăng, Chính phủ cần triển khai đầu tư hệ thống GDCK hiện đại - Tăng cường giám sát toàn bộ quy trình giao dịch. 2.3. Đối với hoạt động CBTT Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người, vấn đề thông tin lại càng có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Bởi việc nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư chứng khoán đạt được hiệu quả cao với lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, vấn đề công bố thông tin hiện nay còn nhiều bất cập, nhiều khi thông tin không được đầy đủ thiếu chính xác, từđó gây khó khăn cho các nhàđầu tư và nhà quản lý. Vì vậy để công bố thông tin cần chú trọng vào các giải pháp cụ thể sau: QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 96 - Quy định trách nhiệmCBTT của các đối tượng tham gia TTCK cao hơn, đặc biệt với các CtyCK, CtyNY. - Thông tin công bố phải đảm bảo minh bạch và dễ dàng tiếp cận, giúp các chủ thể tham gia thị trường có thể cóđược nhận được các thông tin chính xác và kịp thời. - UBCKNN và các SGDCK, TTGDCK cần đa dạng hoá các thông tintrên các trang web, đảm bảo tính cập nhật của thị trường về các thông tin liên quan đến hoạt động của TTCK, các văn bản pháp quy, các mục tiêu, định hướng phát triển thị trường - Tăng cường giám sát hoạt động CBTT của các chủ thể tham gia và liên quan đến TTCK. - Bên cạnh đóđẩy mạnh sự phối hợp với các cơ quan quản lý doanh nghiệp như Thuế…để nhanh chóng phát hiện kịp thởi phát hiện, ngăn ngừa và và xử lý vi phạm, tạo niềm tin cho công chúng. - Có các quy định cụ thểđể bảo hộ nhàđầu tư trước các hành vi vi phạm của các đối tượng phải công bố thông tin nhưđề ra các quy định vềđền bù tổn thất về vốn cho nhàđầu tư, xác định rõ các căn cứđể tính mức độ tổn thất, hình thức đền bù, thời hạn đền bù, đối tượng được đền bù và các biện pháp cưỡng chế thực thi các quyết định xử lýđền bù. 2.4. Giải pháp đối với hoạt động đăng kí, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán - Nhà nước cần chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng nhân sự quản lý và vận hành TTLKCK đểđáp ứng yêu cầu về lưu ký tập trung và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cần thiết cho hoạt động của TTGDCK,SGDCK. - Thời gian thanh toán các giao dịch cũng cần rút ngắn hơn nữa đểđể tăng tính hấp dẫn của TTCK. Cần phải cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hơn. QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 97 - Yêu cầu các CtyCK phải mở tài khoản lưu ký của khách hàng tách riêng ra tài khoản của CtyCK, tài khoản của mỗi khách hàng được tách riêng chứ không gộp chung lại thành một tài khoản như hiện nay để cơ quan QLNN có thể dễ dàng quản lý và giám sát các hoạt động giao dịch của nhàđầu tư. - Nghiên cứu chuyển đổi TTLKCK sang mô hình công ty TNHH hoặc CtyCP theo quy định của Luật Chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt và tự chủ trong hoạt động, đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên tham gia sâu hơn vào hoạt động của TTLKCK và cũng làđể phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế. 2.5. Giải pháp đối với các hoạt động kinh doanh vàđầu tư chứng khoán TTCK Việt Nam phát triển trong những năm vừa qua với tốc độ khá mạnh. Hoạt động kinh doanh vàđầu tư chứng khoán đang hấp dẫn các cá nhân và những tổ chức tài chính, kinh doanh chứng khoán nhằm “kiếm lời”. Lợi ích từ hoạt động kinh doanh vàđầu tư chứng khoán là rất lớn đối với việc kinh doanh, đầu tưđúng đắn đạt hiệu quả, song vũng đem đến sự thua lỗ lớn nếu việc đầu tư sai lầm. Tóm lại việc đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối đa và vì lợi nhuận mà các nhàđầu tư có thể có những hành động vi phạm pháp luật, gây tổn thất cho chính mình và xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả * Đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán: - Khuyến khích thêm nhiều loại hình tài chính được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán vàĐTCK chuyên nghiệp. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các trung gian tài chính thông qua việc yêu cầu, khuyến khích các tổ chức này phải đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ trong giao dịch trực tuyến, QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 98 đảmbảo sự kết nối đồng bộ, tương thích với SGDCK, TTGDCK và TTLKCK. - Áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với các nhân viên hành nghề theo thông lệ quốc tế. Việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhàđầu tư vừa để có thể cung cấp được các dịch vụ chứng khoán mang tính cạnh tranh khi có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài, đồng thời cũng làđể thực hiện các mục tiêu kích cầu cho TTCK. * Đối với hoạt động ĐTCK: - Khuyến khích phát triển các nhàđầu tư trong nước làm nòng cốt, đảm bảo tính ổn định cho TTCK. Để làm được như vậy thì cần phải chú trọng hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức cho nhàđầu tư trong nước về kĩ năng đầu tư, về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, cũng như khả năng phân tích dự báo tình hình biến động của TTCK. - Có các chính sách để thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹđầu tư cá nhân và tập thể, quỹ hưu trí, và sự thamgia của các công ty bảo hiểm nhằm tăng cường yếu tốđầu tư dài hạn, khắc phục xu hướng đầu tư ngắn hạn nhằmmục đích đầu cơ. - Xây dựng và công bố lộ trình mở cửa cụ thểđể các nhàĐTNN chủđộng tham gia TTCK theo hướng đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết WTO. Khi xây dựng lộ trình mở cửa TTCK, chúng ta có thểthực hiện theo hướng là quy định tỷ lệ giới hạn sở hữu của nhàĐTNN theo từng nhóm ngành nghề khác nhau theo các mức độ khác nhau. Tóm lại trên cơ sở thực trạng của thị trường chứng khoán và quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán với những giải pháp cụ thể nêu trên, em mong rằng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán, nhằm phát huy vai trò của thị trường chứng khoán vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Các giải pháp thuộc về hệ thống chính sách của Nhà nước trong quản lý TTCK : QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 99 3.1 Chính sách Thuế: Để quản lý có hiệu quả TRCK, nhà nước ta đã xây dựng hệ thống chính sách thuế làm cơ sở pháp lý thực hiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán,chính sách thuế tạo đà cho sự phát triển thị trường chứng khoán, và giúp hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực này được thực hiện một cách có hệ thống và có hiệu lực, cụ thể : - Năm 2004, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đề nghị Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn riêng về chính sách thuế áp dụng cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Theo đại diện của ủy ban chứng khoán Nhà nước, có hai nội dung cần được xác định rõ là thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thuế VAT, theo Luật thuế sửa đổi, bổ sung về thuế giá trị gia tăng thì hoạt động kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT. Điều này đã hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán,khi các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán không phải đóng cho nhà nước một phần thu nhập của mình, khuyến khích họ hoạt động có hiệu quả, gia tăng thu nhập cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Các công ty đã được cấp phép kinh doanh từ năm 2003 trở về trước, sẽ áp dụng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới, song Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần làm đầu mối kiến nghị Bộ tài chính xử lý cụ thể.Riêng với các công ty được cấp phép kinh doanh sau ngày 1/1/2004 thì áp dụng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới với điều khoản ưu đãi đã được ghi trong giấy phép kinh doanh. - Chính sách thuế không những phải đảm đảm bảo cân đối với mọi ngành nghề kinh tế, mà còn phải hoàn thiện không cần văn bản bổ sung, sửa đổi, đồng thời ưu đãi thuế phải ứng dụng mọi loại hình kinh doanh chứng khoán. - Chính sách phí và lệ phí cần ưu đãi hơn cho kinh doanh CK : Phí cơ bản mà các tổ chức cá nhân phải trả Theo đề nghị của Uỷ ban chứng QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 100 khoán Nhà nước (UBCKNN), ngoài các ưu đãi về phí và lệ phí đang áp dụng hiện hành đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường dưới góc độ nhà đầu tư. Phí và lệ phí bao gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước và các khoản phí thuộc doanh thu của doanh nghiệp tham gia kinh doanh chứng khoán. Có thể giảm mức thu lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước đối với việc áp dụng khi cấp giấy phép hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ (0,2% vốn pháp định), lệ phí cấp giấy phép hành nghề (1 triệu đồng/giấy phép) và chỉ thu một mức phí cố định theo số tuyệt đối . Đối với các khoản thu phí thuộc doanh thu của các công ty chứng khoán, chỉ quy định một số loại phí cơ bản theo mức phí tối đa (khung phí), các công ty dựa trên cơ sở thực tiễn của thị trường để định ra mức thu phí cụ thể có khả năng cạnh tranh giữa các công ty. Cần giảm phí giao dịch (hoa hồng môi giới) theo 3 hướng: mức phí tối thiểu để hạn chế các giao dịch nhỏ và không kinh tế. Đối với công ty chứng khoán, đặt ra mức phí tối thiểu là một cách tốt hơn nhiều so với việc từ chối thực hiện những giao dịch nhỏ. Mức phí theo tỷ lệ giá trị giao dịch để tránh cho người đầu tư nhỏ không phải chịu cùng mức phí với người đầu tư lớn, nhất là trong giai đoạn cần khuyến khích giao dịch như hiện nay, khi thị trường phát triển thì có thể chuyển qua thu phí theo mức cố định. Các khoản thu phí thuộc doanh thu, các công ty chứng khoán đều phải đưa ra mức phí hoa hồng môi giới cạnh tranh trên cơ sở mức trần là 0,5% trị giá giao dịch cổ phiếu. Các loại phí khác như phí tư vấn phát hành và niêm yết hiện đều do các bên tham gia tự thỏa thuận. 3.2 Ngân sách nhà nước cho hoạt động của thị trường chứng khoán: QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 101 Được phân bổ ngày càng hợp lý và dành được một tỉ lệ đầu tư ngày càng thoả đáng. Nhà nước ngày càng dành nhiều hơn nguồn kinh phí cho hoạt động của thị trường chứng khoán,cụ thể: - Thông qua ngân sách nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động, giao dịch về thị trường chứng khoán. - Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động của thị trường, như: các phương tiện thông tin, truyền thông; hoàn thiện thị trường giao dịch chứng khoán. - Cung cấp nguồn vốn ngân sách cho thị trường hoạt động hiệu quả, chi phối được ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường mang lại. - Tăng cường nguồn vốn ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. - Nhà nước đầu tư vốn cho công tác tuyên truyền ,phổ biến pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3.3 Nhà nước sử dụng các chính sách tiền tệđể quản lý thị trường chứng khoán. - Nhà nước sử dụng một trong những công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là nghiệp vụ thị trường mở: Đây là nghiệp vụ mua và bán chứng khoán của ngân hàng nhà nước, thông qua đó nhà nước kiểm soát được khối lượng chứng khoán phát hành và giao dịch. - Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ tích cực, như: Điều tiết thị trường hối đoái, giao dịch mua bán ngoại hối, lập và theo dõi cán cân thanh toán…. nhằm ổn định thị trường chứng khoán và tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. 3.4 Những giải pháp khắc phục tình trạng ”xuống dốc ” của TTCK nước ta hiện nay: Để ngăn chặn tình trạng đi xuống của TTCK Việt Nam và bảo vệ quyền lợi nhàđầu tư cũng như giữ cho sự phát triển ổn định của sự phát triển ổn định của TTCK và nền kinh tế: QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 102 Thứ nhất, dỡ bỏ biên độ hiện nay và đưa về mức cũ ± 5% và ±10% với cả hai sàn. Từng bước xây dựng lộ trình để tiến tới dần xóa bỏ hoàn toàn biên độ để cho thị trường tự vận hành theo qui luật, các nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về quyết định kinh doanh của mình. Thứ hai, UB Chứng khoán Nhà nước phải quản lý được và phải công khai số lượng cổ phiếu cần giải chấp của các công ty chứng khoán, các ngân hàng, nếu không sự “tù mù” của các thông tin loại này giống như “lưỡi hái tử thần” treo lơ lửng trên đầu các nhà đầu tư và chẳng ai dại gì xuất tiền ra khi không có gì đảm bảo về các khoản đầu tư của mình không những không được bảo toàn vốn mà còn có nguy cơ thua lỗ ngay lập tức. Cách tù mù thông tin như hiện nay chỉ làm lợi những kẻ lướt sóng kiểu “đục nước béo cò” và càng làm mất lòng tin của những nhà đầu tư. Đồng thời, UB Chứng khoán Nhà nước phải có cơ chế kiểm tra việc phát hành cổ phiếu tăng vốn của các công ty cổ phần, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với tình trạng phát hành cổ phiếu “chui”, khắc phục tình trạng lợi dụng sự nới lỏng của cơ chế để phát hành cổ phiếu huy động vốn một cách “vô tội vạ”, sử dụng vốn kém hiệu quả. Thứ ba, cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của các ban thanh tra liên ngành (Ủy ban chứng khoán, công an, cơ quan thuế...) với hoạt động của các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các công ty cổ phần mà trước đây đã có những hành vi vi phạm, trong đó chú trọng sử dụng phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ quá trình kiểm tra. Chính phủ phải nhanh chóng thay đổi mức xử phạt theo hướng tịch thu toàn bộ khoản lợi bất chính mà có, tăng mức phạt thêm gấp nhiều lần khoản lợi đó, đưa một số hành vi vi phạm đó vào Luật Hình sự để xử lý thì mới có thể giữ nghiêm được kỷ cương trên TTCK. Thứ tư, hạn chế sự gia tăng các công ty chứng khoán song song với yêu cầu có tính chất pháp lý về xây dựng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật thông tin có lộ trình cụ thể đối với các công ty chứng khoán để rút ngắn thời gian ở QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 103 mức độ nhanh nhất cho các nhà đầu tư được phép giao dịch online trong đặt lệnh, kiểm tra tài khoản hàng ngày. Các nhà đầu tư sẽ tự tìm đến công ty chứng khoán nào có cơ sở kỹ thuật tốt nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, trung thực trong hoạt động kinh doanh. Tất nhiên công ty nào không đáp ứng yêu cầu sẽ tự đào thải. Đó là cách quản lý đi đúng qui luật thị trường. Đây là biện pháp kỹ thuật mang tính quyết định để ngăn ngừa tình trạng “chèn lệnh” hoặc lợi dụng tài khoản của các nhà đầu tư, tình trạng vi phạm nhập lệnh của các nhân viên công ty chứng khoán (năm 2007 có khoảng 100 vụ xử phạt vi phạm hành chính vì lỗi nhập lệnh của đại diện các công ty chứng khoán). Thứ năm, xét về tổng thể, Chính phủ phải xây dựng lộ trình cổ phần hóa có tính chất pháp lý với các tổng công ty lớn và công khai cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có chế tài xử phạt nghiêm nếu vi phạm lộ trình, tránh tình trạng “no dồn đói góp” trong quá trình IPO. UB Chứng khoán Nhà nước phải nhanh chóng quản lý được thị trường OTC, trước hết theo đúng tiến độ vào cuối quý II/2008 sẽ đưa giao dịch cổ phiếu của một số công ty thông qua một số công ty chứng khoán,giá cả sẽ được thỏa thuận công khai minh bạch hơn. Đây là “tảng băng chìm” cần được đưa vào quản lý có nề nếp càng sớm càng tốt, sẽ góp phần “phá băng” thị trường OTC. Như vậy, vấn đề mấu chốt hiện nay không hẳn là sự yếu kém của các doanh nghiệp niêm yết mà là sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước với TTCK. Chỉ khi nào các loại thông tin liên quan tới thị trường được chính xác, minh bạch, công khai, cơ chế giám sát được tăng cường, xử lý nghiêm minh, cơ sở kỹ thuật tốt thì TTCK Việt Nam mới phát triển ổn định, bền vững. Thứ sáu, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 104 Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này. Thứ bảy, Nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác . Thứ tám, Chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua. KẾTLUẬN Qua bài viết của mình về QLNN đối với TTCK Việt Namcó thể nhận xét rằng vai trò của QLNNtrong việc xây dựng,quản lý vàđiều hành TTCK ở nước ta là rất lớn. Mô hình bộ máy tổ chức quản lýđối với TTCK đã có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới; thông qua UBCKNN, Nhà nước vẫn thực hiện được chức năng quản lý, điều hành của mình. Các cơ quan QLNN đã xây dựng được một khung pháp lý làmcơ sở cho mọi hoạt động trên TTCK, có các quy định để tổ chức, quản lý và giám QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 105 sát các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, CBTT, các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán…với mục tiêu đảm bảo một thị trường an toàn, công bằng và minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường. TTCK đang ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Namcần sớm được các cơ quan quản lý ngành CK&TTCK có các biện pháp khắc phục để triển khai thực hiện được tốt các mục tiêu, định hướng đãđề ra. Vì sự hiểu biết và thời gian có hạn cho nên nội dung đề tài của mình không tránh khỏi những sai xót. Do vậy, emmong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và của bạn bèđể cho đề tài của em thêm hoàn thiện. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình giúp em hoàn thành đề tài này, vàđồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Học Viện Chính Trị – Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh. TÀILIỆUTHAMKHẢO . 1. Giáo trình thị trường chứng khoán Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn Nam PGS. TS. Vương Trọng Nghĩa. 2.Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính của Học viện Hành chính quốc gia Chủ biên: PGS. TS.Trần Đình Ty 2. Tạp chí Chứng khoán Việt Namsố 1+2 năm 2007 QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 106 3. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 9 năm 2007 4. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 10 năm 2007 5. Tạp chíĐầu tư chứng khoán số 43 ngày 23 tháng 10 năm 2007. 6. Tạp chíĐầu tư chứng khoán số 44 ngày 30 tháng 10 năm 2007. 7. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2007 – Tổng cục thống kê 8.Tạp chí chứng khoán Việt Nam các số 111,112 ( tháng 1+2 năm 2008) 9.Bản tin Trung tâm giai dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM 10.Các trang Website: www.hastc.org.vn QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 107 DANHMỤCCHỮVIẾTTẮT QLNN Quản lý Nhà nước TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán TTGDCK HN Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( HASTC) TTGDCK Tp.HCMTrung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SGDCK Tp.HCM Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước CBTT Công bố thông tin CCQĐT Chứng chỉ quỹđầu tư CtyNY Công ty niêm yết CtyCP Công ty cổ phần CtyCK Công ty chứng khoán CtyQLQ Công ty quản lý quỹ CK&TTCK Chứng khoán và thị trường chứng khoán CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐKGD Đăng kí giao dịch ĐTNN Đầu tư nước ngoài NĐTNN Nhàđầu tư nước ngoài ĐTCK Đầu tư chứng khoán GDCK Giao dịch chứng khoán HĐQT Hội đồng Quản trị NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PHCK Phát hành chứng khoán TTLKCK Trung tâm lưu kí chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TCNY Tổ chức niêm yết QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 108 TCPH Tổ chức phát hành TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPCP Trái phiếu Chính phủ WTO Tổ chức thương mại thế giới CPI Chỉ số tiêu dùng Index Chỉ số thị trường FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 109 QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Văn Thắng KH5B 110

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan