Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn nói riêng là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có tác động đến thu nhập, mức sống của NLĐ; vì vậy, làm tốt công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện bản chất chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng việc làm cho nhóm đối tượng này. Đây là nhóm đối tượng có tính đặc thù chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số, đặt trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, vừa là giai đoạn các địa phương đang tập trung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đặt ra yêu cầu chính quyền các cấp cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm nhằm tạo việc làm cho thanh niên ở nông thôn hiện nay. Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một huyện nông thôn, nhóm đối tượng lao động chiếm tỉ lệ đông, song số chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ tương đối lớn (bao gồm cả thanh niên ở nông thôn), tốc độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ Đây là bài toán cần lời giải của các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, tạo ra nhu cầu về việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, trong đó có việc làm của thanh niên ở nông thôn. Để đạt được các mục tiêu trên, yêu cầu phải tăng cường QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trong thời gian tới; trong đó, cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò việc làm của thanh niên ở nông thôn, đồng thời thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Ba là, xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn.

pdf102 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó đặt ra yêu cầu đối với hoạt động QLNN về việc làm là không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển tạo ra nhiều việc làm, việc làm mới cho lao động nông thôn, trong đó có lao động là thanh niên ở nông thôn. Thực tiễn công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện trong giai đoạn 2010 - 2015 đã thu lại được những kết quả tích cực so với mặt bằng chung các địa phương toàn tỉnh trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm; đồng thời, vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần đặt tính hiệu quả hơn cao nữa trong thời gian tới. Nguyên nhân của những hạn chế đặt ra yêu cầu phải có các nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở khoa học, đánh giá toàn diện, toàn trình hoạt động QLNN về việc làm, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện nói riêng. 69 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Miện 3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trên cơ sở xác định vị trí vai trò của huyện trong tổng thể bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội trong tỉnh Hải Dương; trong đó, đánh giá toàn diện các yếu tố tiềm năng, thế mạnh cũng như xu thế phát triển khách quan của kinh tế huyện đảm bảo tính bền vững gắn liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tính tương quan thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Trên cơ sở một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế đến năm 2020 của toàn quốc đã được xác định tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm...” [39, tr.272], với tiềm năng, thế mạnh, hướng phát triển của địa phương, huyện Thanh Miện xác định cơ cấu kinh tế đến năm 2020 cơ cấu là: - Nông nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng (35%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng (35%); thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng (30%). - Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi 70 trồng thủy sản của huyện đến năm 2020 dự báo sẽ đạt trên 100.000.000 đồng. - Những năm qua thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện liên tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định, cùng với định hướng phát triển kinh tế trong những năm tới tương đối đồng bộ, đa dạng ngành, nghề, các dịch vụ..., hứa hẹn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng từ 10% trở lên. - Thu nhập bình quân tính trên đầu người, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì huyện Thanh Miện vào năm 2020 sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đạt 45.000.000 đồng. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xác định gắn liền cơ sở cơ cấu hiện có thành cơ cấu mới hiện đại, phong phú hơn với không ngừng tạo việc làm tương đối đầy đủ cho lực lượng lao động với mức thu nhập khá trở lên so với các địa phương huyện lân cận; thực hiện chuyển dịch dần từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ để phù hợp với môi trường và phát huy, tận dụng hết các tiềm năng, thế mạnh, điều kiện phát triển. 3.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế  Kinh tế nông nghiệp Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, khoanh vùng xác định các vùng chuyên canh cho các loại cây trồng, khu vực phát triển nuôi trồng thủy, hải sản... Cơ cấu sử dụng 8.174,97 ha đất nông nghiệp hợp lý, giữ ổn định tỉ lệ đất trồng lúa 6.779,96 ha; cây ăn quả 410,41 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 892,51 ha đất. Nâng cao phương thức canh tác tiên tiến cho diện tích lúa lai, giống mới, diện tích lúa có chất lượng cao đạt 45-50% trên tổng diện tích. Canh tác diện tích đất trồng cây vụ đông hoặc xen canh tăng vụ hàng năm đạt 25-30% trên tổng diện tích cấy lúa. Quy hoạch dành riêng cho phát triển chăn nuôi tập trung, gắn với các 71 vùng chuyển đổi; hàng năm duy trì và phát triển đàn lợn 70.000-75.000 con, đàn trâu bò 6.500-7.000 con, đàn gia cầm 800.000-1.000.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 7.000-8.000 tấn/năm. Thực hiện các biện pháp quản lý thú y chặt chẽ, chủ động an toàn, vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi, tạo ra giống mới, kỹ thuật canh tác mới, công thức luân canh phù hợp để đem lại giá trị kinh tế sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày càng cao. Xây dựng một số vùng chuyên canh cây trồng chất lượng cao vốn là thế mạnh của địa phương (lúa, rau sạch, cây ăn quả...). Tháo gỡ khó khăn về vốn, đầu tư xây dựng hạ tầng các vùng đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Xây dựng lộ trình chuyển đổi dần dần từng phần, hướng tới toàn diện chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với những diện tích chuyển đổi nhưng chưa đạt hiệu quả, áp dụng mô hình VAC cho phù hợp, không làm đại trà, tránh yếu tố rủi ro về kinh tế.  Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làm hướng đột phá về phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư theo phương châm “thu hút nhưng có chọn lọc” đầu tư vào các dự án lớn sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết; kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nông - lâm sản sau thu hoạch và những ngành nghề có tiềm năng phát triển ổn định; khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết theo hình thức hợp tác để nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thành khối lượng hàng hóa lớn trên thị trường. Khuyến khích phát triển nhiều doanh nghiệp mới, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm 72 hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn các làng nghề truyền thống, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 7 làng nghề hiện có theo hướng mở rộng quy mô, hiện đại; từng bước đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để thay thế sản xuất thủ công. Định hướng khuyến khích phát triển thêm 3-5 làng nghề mới vào năm 2020 và phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 làng nghề truyền thống vào các năm tiếp theo với một số ngành nghề mới góp phần tạo ra việc làm mới cho lao động toàn huyện, trong đó có lao động là thanh niên ở nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được dự báo sẽ tăng bình quân 13,5 - 14%/năm, đủ các điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.  Kinh tế dịch vụ Phát triển ngành dịch vụ đa dạng, phong phú đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện phục vụ cho công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm mới trung tâm thương mại, siêu thị, sắp xếp lại hoạt động của các chợ truyền thống trở thành đầu mối cung cấp, thu mua, luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trong huyện góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, xã hội hóa các nguồn lực, thu hút nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, kinh doanh phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hiện đại; phát triển hệ thống dịch vụ chất lượng cao và hàm lượng chất xám cao, như: Lĩnh vực thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ,... Tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ, tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm. Giá trị nhóm ngành kinh tế, dịch vụ này phấn đấu đạt bình quân 14% - 14,5%/năm. 73 3.1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập Phát triển dân số với cơ cấu hợp lý, tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình. Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức dưới 1,0%. Mức thu nhập của người dân phấn đấu nâng lên từ 25.000.000 đồng/người/năm hiện nay lên 45.000.000 đồng/người/năm vào năm 2020. Về nguồn lao động và việc làm: Tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt chỉ tiêu vào năm 2020, trong đó qua đào tạo nghề 44%, tỷ lệ có việc làm và làm việc được ngay sau khi học nghề tối thiểu đạt 80% đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực với trình độ cao cho sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đa dạng, tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt cần quan tâm đến định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và nông nghiệp chất lượng cao. 3.1.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn *Phát triển không gian đô thị: Khu đô thị chính là nơi có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, là nơi liên kết với các loại hình kinh tế trong, ngoài huyện ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại kinh tế hội nhập. Phát triển hệ thống đô thị đầu tư đồng bộ mang tính tổng thể: Mỹ quan, kiến trúc gắn liền phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị. Dự kiến huyện Thanh Miện phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển khu trung tâm Thị trấn, Đoàn Tùng với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị; duy trì và hình thành mới các trung tâm dịch vụ công cộng, không gian xanh, công viên vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hỗ trợ sản xuất, nơi giao thoa kinh tế, luân chuyển, lưu thông sản phẩm, bảo đảm điều kiện tiếp cận và sử dụng được thuận lợi cho mọi người dân trong huyện. * Phát triển không gian khu dân cư nông thôn: Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn, phát triển làng xã theo mô hình nông thôn mới, bổ sung hoàn 74 thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất; các điểm dân cư được bố trí hợp lý trên cơ sở kết hợp giữa sản xuất, nơi cư trú của người dân và an ninh quốc phòng; bổ sung các công trình thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đáp ứng cho nhu cầu của dân cư; bảo vệ các không gian cảnh quan di tích tôn giáo tín ngưỡng, tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với phát triển làng nghề và khai thác các hoạt động phục vụ du lịch. Về cơ bản không gian nông thôn ít thay đổi, nhưng diện mạo nông thôn sẽ được thay đổi đáp ứng các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 3.1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội * Giáo dục, đào tạo Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, củng cố vững chắc kết quả phổ cập THCS ở 100% xã, phường, thị trấn; triển khai đồng bộ phổ cập giáo dục bậc trung học và cơ bản hoàn thành mục tiêu vào năm 2020. Xây dựng cơ sở vật chất hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn hoá; đến năm 2020 có 60% trường Mầm non công lập, trường Tiểu học, trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đúng độ tuổi đạt 100%. *Y tế và chăm sóc sức khỏe: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe của nhân dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng; chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra; đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện và các trạm y tế, nâng cao chất lượng khám bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đến năm 2020 có 100% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hàng 75 năm xuống từ 1,0 -1,5%. * Văn hóa, thể thao Tăng cường QLNN đối với các hoạt động văn hóa thông tin, xây dựng các giải pháp ngăn chặn các dịch vụ văn hóa xấu độc, không lành mạnh xâm nhập vào đời sống xã hội nhất là đối với thanh thiếu niên. Giữ vững các làng đã đạt danh hiệu làng văn hóa, tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa và cuộc vận động tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín, dị đoan. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng làng, gia đình, đơn vị văn hóa. Mở rộng hoạt động các loại hình câu lạc bộ (Nuôi trồng sinh vật cảnh, thể dục, thể thao), tủ sách, thư viện và phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao quần chúng. Nâng cấp, xây mới, quản lý, khai thác có hiệu quả sân vận động, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn,... đáp ứng nhu cầu rèn luyện về sức khỏe và sinh hoạt văn hóa của nhân dân. 3.2. Phương hướng tăng cường QLNN về việc làm Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của NLĐ đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động, Luật việc làm. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên ở nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Kinh nghiệm 30 năm đổi mới, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu đối với các ngành công nghiệp, nông 76 nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh. QLNN về việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động, từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình giá trị năng suất cao, tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản triển khai có hiệu quả đổi mới mô hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ thực hiện các đột phá chiến lược theo tinh thần Văn kiện nghị quyết TW4 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII, Đảng Cộng sản Việt Nam: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; ” [40, tr.56]. Do đó, việc tăng cường hoạt động QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn tại Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ các phương hướng cơ bản sau đây: Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bình đẳng mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ, cụ thể là: Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, thất nghiệp, XKLĐ, pháp lệnh đình công. NLĐ phải được quyền hưởng lương đúng với hàm lượng chất xám, sức lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp. Hai là, phê chuẩn và thực hiện đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các nguyên tắc phổ quát được duy trì bởi các quốc gia thành viên liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế. Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là chú trọng phát 77 triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm, việc làm mới thường xuyên và liên tục. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu nông sản từng địa phương; có chính sách phù hợp để phát triển, tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và đặc sản vùng, miền. Bốn là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho thanh niên ở nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - Kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để chọn nghề phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn. Chú trọng đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: Công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng Hỗ trợ dạy nghề truyền thống cho các làng nghề ở nông thôn, chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao 78 động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Năm là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình cho việc đào tạo lực lượng lao động trẻ có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa nhất là ở khu vực nông thôn đáp ứng nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và XKLĐ đang có nhu cầu thu hút mạnh để giải quyết bài toán thất nghiệp. Sáu là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, chú trọng giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề, ngoại ngữ cho thanh niên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thanh niên đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, nhất là thanh niên ở nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Bảy là, huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên ở nông thôn. Đầu tư môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên ở nông thôn cải thiện đời sống. Hệ thống an sinh xã hội cần tập trung vào chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc, thiếu việc làm có đất bị thu hồi hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng đô thị hóa, các khu công nghiệp và chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp. Tám là, xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên ở nông thôn, cung cấp cho họ những số 79 liệu tin cậy về thông tin thị trường lao động việc làm, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tiếp xúc việc làm một cách đầy đủ chính xác. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia, nối mạng với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực công nghiệp tập trung và thị trường lao động nước ngoài để giúp NLĐ tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất. 3.3. Giải pháp tăng cường QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn Điều 35, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”; như vậy, việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của NLĐ để bảo đảm cuộc sống và phát triển toàn diện. Trước đây, lĩnh vực việc làm được lồng ghép trong hệ thống thể chế về lao động nói chung (Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề) nên chưa thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực việc làm với tính cách độc lập. Việc ban hành Luật Việc làm năm 2013 là một bước tiến đáng kể về mặt trình độ lập pháp ở Việt Nam bởi tính thống nhất, tính toàn diện và tính nhất quán các quy định của pháp luật về việc làm trong một văn bản luật. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng nhằm tạo cơ hội việc làm theo hướng bền vững cho mọi lao động trong xã hội, trong đó bao gồm lao động là thanh niên 80 ở nông thôn. Hệ thống thể chế việc làm nói chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm nói riêng là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu bảo đảm bình đẳng và thúc đẩy cơ hội việc làm cho mọi NLĐ, hướng đến mục tiêu có việc làm bền vững, việc làm an toàn cho NLĐ góp phần trực tiếp tạo nên hiệu lực, hiệu quả của QLNN về việc làm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó pháp luật luôn được đặt ở vị trí thượng tôn, pháp luật là khung khổ để thiết lập các ràng buộc, xác lập các quyền, nghĩa vụ của đối tượng quản lý. Trong thực tế, các văn bản quy phạm quy định pháp luật về việc làm của thanh niên ở nông thôn hiện nay được đề cập rất ít, cụ thể tại Điều 21 của Luật Việc làm năm 2013 về hỗ trợ việc làm cho thanh niên: “1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm; 2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây: a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên; b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp”. Đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước đối với việc làm cho thanh niên, tại Khoản 1 Điều 18 Luật Thanh niên năm 2005 cũng chỉ có quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên 81 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm”. Đối với đối tượng là lao động khu vực ở nông thôn nói chung được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Việc làm năm 2013 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ học nghề cho NLĐ gắn với chuyển dịch việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn. Những quy định này mới dừng lại ở mức tạo lập tiền đề, trong thực tiễn chưa có khả năng tổ chức thực hiện. Trong khi đó, việc ban hành các văn bản pháp quy để hướng dẫn, quy định chi tiết các điều khoản này lại chưa có, văn bản cũ thì đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được pháp luật điều chỉnh. Như vậy, thể chế về việc làm nói chung, việc làm đối với thanh niên ở nông thôn nói riêng còn chưa mang tính đồng bộ, các nội dung mới dừng lại ở quy định khung, chưa đủ điều kiện để triển khai quản lý trên thực tiễn nhằm trực tiếp tạo việc làm cho thanh niên ở nông thôn. Để các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH, đặc biệt là trên lĩnh vực việc làm đối với lao động là thanh niên ở nông thôn thì Chính phủ và Bộ LĐTBXH cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định cụ thể, hướng dẫn các điều, khoản đã nêu để thể hiện tính đồng bộ của hệ thống pháp luật trên cơ sở pháp điển hoá các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm hiện hành; hoàn thiện chính sách pháp luật về việc làm, điều chỉnh thống nhất những vấn đề liên quan đến việc làm đối với mọi NLĐ. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện và đánh giá quá trình thực 82 hiện QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn tại các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho NLĐ. 3.3.2. Tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn Bên cạnh hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước thì việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn là một trong những nội dung quan trọng mang tính chiến lược tầm nhìn trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung, cải cách hành chính nhà nước trong bộ máy chính quyền cấp huyện nói riêng. Trong xu thế phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, trí tuệ của loài người không ngừng được bổ sung thì yêu cầu đội ngũ cán bộ cần có tri thức khoa học xã hội phong phú và tri thức khoa học kỹ thuật sâu rộng mà trước hết vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực đang đảm nhiệm cũng như tri thức tổ chức lãnh đạo hiện đại và cả tư duy kỹ năng lãnh đạo. Do vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong nền hành chính nhà nước là nội dung cải cách mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN, để xây dựng nhà nước giữ vai trò kiến tạo, là yếu tố giữ vai trò quyết định và chi phối toàn bộ mọi hoạt động của nền hành chính nhà nước nói chung cũng như quản lý về việc làm của thanh niên ở nông thôn nói riêng mang tính chất cơ bản, xuyên suốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên đủ về số lượng, có chất lượng tốt, có cơ cấu hợp lý, độ tuổi phù hợp, có tính ưu việt: Gọn nhẹ, chuyên sâu, có năng lực tổ chức điều hành, định hướng đa dạng hóa, cụ thể hóa và triển khai chủ trương, chính sách về lĩnh vực việc làm. Đội ngũ cán bộ quản lý phải giỏi công việc ở cấp mình - Am hiểu công việc của cấp dưới - Thông thạo công việc của cấp trên, có đủ tố chất 3 trong 1 “Vừa làm lãnh đạo, vừa làm quản lý, vừa làm chuyên 83 gia”. Xây dựng chính sách luân chuyển cả 3 chiều: Lên - Xuống - Ngang đảm bảo tính kế thừa và tạo hiệu ứng tích cực trong công việc. Thông qua đào tạo, đánh giá qua thực tiễn hoạt động công việc tìm ra người tài để lãnh đạo, chỉ huy và sử dụng người tài. Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm ở cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, cần phải tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây: Một là, xây dựng hệ thống và chuẩn hóa các tiêu chí tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm ở cấp huyện. Chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo quản lý cơ cở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc làm, việc làm cho thanh niên ở nông thôn một cách hiệu quả. Thực hiện tuyển dụng đúng người, đúng việc; hàng năm thực hiện sàng lọc và thải loại những cán bộ không đủ tố chất, phẩm chất, năng lực theo quan điểm có tuyển vào, thì cũng có loại ra theo nguyên tắc “Nước muốn trong thì phải chảy”. Trong đánh giá, giao việc cần tập trung những yếu tố cơ bản sau: - Đề cao, phát huy năng lực, giao quyền chủ động ở mức cao nhất và gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, vì người xuất sắc không sinh ra từ đám đông, mà từ những hạt nhân. Chỉ có những người được coi là hạt nhân mới nắm bắt được cục diện chung, có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động của tổ chức; khi đứng trước một tình huống người đứng đầu bao giờ cũng có năng lực tùy biến, có cái nhìn khác biệt dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về xu thế của ngành, xã hội, về mặt thể chế, có tri thức quản lý, ứng biến kịp thời với các tình huống phức. - Luôn tạo ra việc khó để phát hiện người tài, tạo ra thách thức trong công việc để người tài có cơ hội sáng tạo, cống hiến. 84 - Giao việc theo quan điểm “giao đầu, kiểm tra đáy”, tức là: Giao việc cho người đứng đầu, kiểm tra về nhận thức, kết quả hoàn thành của nhân viên, có như vậy mới biết được năng lực quản lý, lãnh đạo thực sự của cán bộ. - Đánh giá công việc đúng hàm lượng chất xám tạo ra, lấy công việc và hiệu quả công việc làm thước đo tiêu chí lựa chọn nhân sự, thông qua đánh giá, kết quả hoàn thành nhiệm vụ để lựa chọn, sắp xếp vị trí chức danh công tác “Vì việc xếp người không vì người xếp việc”. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong bộ máy nhà nước, vẫn chủ yếu dựa trên các quy định về tiêu chí chung đối với công chức tại Luật Cán bộ. Các quy định trong Luật Cán bộ, công chức mang tính chất khái quát cao, điều này vừa gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, vừa là kẽ hở cho những người không đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, hệ quả làm chậm sự phát triển của địa phương. Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện nói riêng theo định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này vừa mang những đặc điểm chung của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính nhà nước, vừa mang một số đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án của cấp trên đối với địa bàn. Theo đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phải là công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp huyện trực tiếp đang làm việc ở lĩnh vực QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn, trọng tâm là công 85 chức làm việc ở Phòng LĐTBXH và các công chức thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo UBND cấp huyện trong QLNN về việc làm. Thứ hai, để thực hiện chuyên môn hóa, chuẩn xác chức năng, nhiệm vụ của bộ máy QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện thì nội dung, chương trình đào tạo phải luôn gắn với đặc tính nghề nghiệp như tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc điểm này thể hiện tính mục đích rõ nét của đào tạo, cho nên nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện luôn có các đặc thù sau đây: - Mang tính nghề nghiệp cụ thể: Ngoài cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ QLNN về việc làm còn phải chú trọng trang bị các kiến thức, pháp luật chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. - Mang tính toàn diện: Phải có kết cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn các vấn đề đang diễn ra tại địa phương, gắn thực hành với lý thuyết, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập kinh tế quốc tế cho từng chức danh. Vì thế, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng loại đối tượng để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức. Thứ ba, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện nói riêng, phải hiện đại, tính mô phạm cao, tạo được sự chủ động, tạo năng lực tư duy đánh giá độc lập, đặc biệt là giải quyết các tình huống cụ thể 86 để đảm bảo khi công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ phải tuân theo được trình tự, thủ tục chặt chẽ quy định của pháp luật và sự chủ động sáng tạo, áp dụng pháp luật vào thực tiễn một cách chính xác. Ba là, thay đổi phương thức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ. Nghiên cứu các giải pháp dần thay đổi cái nhìn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ đối với đội ngũ bồi dưỡng cán bộ, công chức QLNN nói chung, cán bộ làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn nói riêng theo quan điểm: Việc học là công việc của bản thân, cá nhân tự thân chủ động hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ công việc, Nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra yêu cầu, đánh giá, nghi nhận theo tiêu chuẩn từng chức danh; có như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về việc làm mới được nâng lên, Nhà nước sẽ tiết kiệm được ngân sách chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung vì việc đi học của cán bộ. 3.3.3. Xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn Một trong những mục đích quan trọng tối thượng của hoạt động quản lý của Nhà nước về việc làm là không ngừng tạo ra nhiều việc làm, việc làm có thu nhập cao, việc làm có thu nhập ổn định và trong QHLĐ đúng qui định của pháp luật để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho NLĐ. Mục đích này, có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng; do vậy, quá trình thực hiện QLNN việc làm của thanh niên ở nông thôn cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân trong xã hội. Chủ thể QLNN về việc làm ở các cấp phải nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, xây dựng các cơ chế, chính sách, biện pháp đặc 87 thù sát với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng địa phương nhằm thu hút và phát huy các nguồn lực xã hội phục vụ cho hoạt động QLNN, giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, chỉ khi nào người dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. Do vậy, xã hội hoá các nguồn lực phục vụ cho hoạt động QLNN về việc làm, đặc biệt là chính sách giải quyết việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn là quá trình mở rộng sự tham gia của nhiều chủ thể (Nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân.), các tổ chức chính trị, xã hội tiếp cận với dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho thanh niên, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý, điều hành, xây dựng các chính sách...: - Xây dựng các chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề tích cực, chủ động đào tạo giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng. Khuyến khích mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên. - Mở rộng hình thức hợp tác, liên kết liên doanh sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước làm đa dạng thị trường; chuyển mạnh quy mô sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn. - Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý về việc làm của thanh niên ở nông thôn. Phân định rõ trách 88 nhiệm, quyền hạn đối với các cấp chủ thể quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo tạo hiệu quả “dòng chảy” công việc thông suốt khi thực hiện quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đầu tư môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, bao gồm: - Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ NLĐ (bao gồm cả thanh niên và thanh niên ở nông thôn). - Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với những sản phẩm của thanh niên ở nông thôn, gắn liền với chính sách khuyến khích sản xuất, tìm kiếm đầu ra hoặc bao tiêu sản phẩm. - Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lượng cao ) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên ở nông thôn cải thiện đời sống. Cùng với đó, đối với cấp huyện cần có chính sách “Trải thảm đỏ” thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, những sinh viên tốt nghiệp loại ưu, chuyên ngành phù hợp về làm việc cho các cơ quan quản lý về việc làm để triển khai hiệu quả, đồng bộ các chính sách trong lĩnh vực quản lý việc làm. Trên đây là những giải pháp cơ bản cần được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả nhất với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện QLNN về việc làm, thúc đẩy hiệu lực của pháp luật, hiệu quả của các chính sách về việc làm trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn huyện Thanh Miện nói riêng trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển nền kinh tế nước ta, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 89 Tiểu kết chương 3 Tăng cường công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên cần giải quyết của các cấp chính quyền, trong đó, có cấp huyện nói chung, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương nói riêng, là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên và toàn xã hội. Nội dung này cần được thực hiện trên cơ sở các chỉ số dự báo về sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước và địa phương; trong đó, quan tâm đến khả năng tạo ra số lượng đi cùng với chất lượng về lao động của nền kinh tế và phải dựa trên những quan điểm, phương hướng chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Việc làm được coi là yếu tố “chìa khóa” trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội, trong đó có sự tiến bộ của thanh niên ở nông thôn. Để tăng cường QLNN về việc làm trên địa bàn cấp huyện nói chung, huyện Thanh Miện nói riêng, cần tổ chức thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn. 90 KẾT LUẬN QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn nói riêng là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có tác động đến thu nhập, mức sống của NLĐ; vì vậy, làm tốt công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện bản chất chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng việc làm cho nhóm đối tượng này. Đây là nhóm đối tượng có tính đặc thù chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số, đặt trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, vừa là giai đoạn các địa phương đang tập trung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đặt ra yêu cầu chính quyền các cấp cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm nhằm tạo việc làm cho thanh niên ở nông thôn hiện nay. Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một huyện nông thôn, nhóm đối tượng lao động chiếm tỉ lệ đông, song số chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ tương đối lớn (bao gồm cả thanh niên ở nông thôn), tốc độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ Đây là bài toán cần lời giải của các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, tạo ra nhu cầu về việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, trong đó có việc làm của thanh niên ở nông thôn. Để đạt được các mục tiêu trên, yêu cầu phải tăng cường QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trong thời gian tới; trong đó, cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò việc làm của thanh niên ở nông thôn, đồng thời thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Ba là, xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Phùng Ngọc Anh (2015), QLNN về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. 3. Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, LATS Kinh tế: 62.34.04.04, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020. 5. Bộ LĐTBXH (2005), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam: Từ kết quả điều tra lao động - việc làm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 6. Bộ LĐTBXH - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐTBXH thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng LĐTBXH thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 25. 8. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. 9. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (Ch.b) (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92 10. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Đinh Đăng Định (ch.b) (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống NLĐ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 12. Huyện ủy Thanh Miện (2015), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Chương trình Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Thanh Miện giai đoạn 2010-2015. 13. UBND huyện Thanh Miện (2015), Báo cáo đánh giá phát triển KTXH giai đoạn 2010-2015. 14. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Bùi Đức Hoàng (2009), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Huệ (2014), Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 17. Đỗ Thị Mai Huyền (2014), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng. 18. Nguyễn Vi Khải (Ch.b) (1992), Dân số, lao động, việc làm. Vấn đề - giải pháp, Nxb: Thông tin lý luận, Hà Nội. 19. Lê Văn Lợi (2015), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Vũ Thị Mai (Ch.b) (2007), Tạo việc làm cho NLĐ bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hoá Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93 21. Nguyễn Hoài Nam (2015), Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, LATS Kinh tế: 62.34.04.10, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 22. Hoàng Phê (Ch.b) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 23. Trần Thị Minh Phương (2015), Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá, LATS Kinh tế phát triển: 62.31.01.05, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 24. Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13 về tổ chức chính quyền địa phương. 25. Quốc hội (2013), Luật số 38/2013/QH13 về việc làm. 26. Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13 về lao động. 27. Quỹ Dân số Liên Hợp quốc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Phương pháp lồng ghép dân số vào kế hoạch hoá lao động - việc làm: Dự án VIE/01/P14, Nxb Thế giới, Hà Nội. 28. Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng & hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội. 29. Nguyễn Khánh Toàn (2015), Phát triển nông nghiệp ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chương trình định hướng thực hành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Đặng Xuân Thao (2000), Mối quan hệ giữa dân số và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH, LATS Xã hội học: 5.01.09, Viện Xã hội học, Hà Nội. 31. Đinh Trọng Thịnh (2005), WTO và vấn đề tạo việc làm cho NLĐ, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 96, tr.39-41. 32. Bùi Thanh Thủy (2005), Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải 94 Dương hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 33. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2005), Những tác động tới việc làm, đời sống của NLĐ và các giải pháp hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nxb Lao động, Hà Nội. 34. Nguyễn Thị Trâm (2015), Giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho NLĐ sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội. 35. Trần Thị Tuyết (1996), Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động vùng đồng bằng sông Hồng, LATSKH Kinh tế: 5.02.05, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 36. UBND tỉnh Hải Dương (2005), Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng thực hiện 2006 - 2010 của tỉnh Hải Dương. 37. UBND tỉnh Hải Dương (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 38. UBND tỉnh Hải Dương (2007), Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2010, 2015 và định hướng đến năm 2020. 39. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Văn phòng Trung ương Đảng. 40. Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức 95 cạnh tranh của nền kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. 41. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Miện lần thứ XXIII (2015), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng huyện Thanh Miện ngày càng giàu đẹp, văn minh. 42. Viện Nghiên cứu khoa học Dạy nghề (2011), Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 43. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Công thông tin điện tử huyện Thanh Miện: 45. https://popcornize.files.wordpress.com/2012/01/bai-giang-giao-duc- hoc-dai-cuong.pdf. 46. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87c_l%C3%A0m, cập nhật: 12/01/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_viec_lam_cua_thanh_nien_o_nong.pdf
Luận văn liên quan