Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Quảng Trị

Việc xác định hạn mức cho vay chưa hợp lý, số lượng vốn vay thừa hoặc thiếu so với nhu cầu dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với dòng tiền thu được của khách hàng hoặc dòng đời dự án. Vì vậy khả năng thu hồi vốn chậm, nợ xấu có xu hướng phát sinh cao. Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá việc xác định hạn mức cho vay chưa hợp lý sẽ dẫn đến khả năng nợ quá hạn gia tăng trong tương lai được đánh giá ở mức điểm trung bình 3,59. Từ đó dễ để xảy ra các tiêu cực chậm được phát hiện, khắc phục, gây tổn thất cho nguồn vốn vay; Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, khả năng hiểu biết về nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất chưa kịp thời, chưa chính xác vì vậy khi xem xét cho vay chưa phân tích đúng thực tế, chưa dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay; Nguồn vốn vay có lãi suất thấp nên khách hàng có xu hướng khai thác, tận dụng tối đa để được mức vay cao nhất và thời gian dài nhất không chỉ để phục vụ cho mục đích vay mà còn để sử dụng cho mục đích khác. Thực tế cho thấy, mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng hộ kinh doanh đã được quy định rất cụ thể và tại hầu hết các chương trình tín dụng tỷ lệ khách hàng vay vốn tại Agribank thị xã Quảng Trị được giải quyết mức tối đa theo quy định chiếm đại đa số. Tuy nhiên thực sự nhu cầu đầu tư thì không phải khách hàng nào cũng cần đến mức tối đa

pdf130 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như lúa, mì, bắp xuống thấp, thiên tai dịch bệnh diễn ra trầm trọng đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu của khách hàng hộ kinh doanh dẫn đến không có nguồn trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đến năm 2016, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, do đã xử lý dứt điểm nhiều món vay xấu. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách hợp lý: Chi nhánh xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tương đối chặt chẽ, về cơ bản phân tách rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong các dây chuyền nghiệp vụ tín dụng đã được kiểm soát chặt chẽ qua ít nhất 3 khâu: Đề xuất - phê duyệt/quản lý rủi ro - tác nghiệp. Phân quyền phán quyết tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh phù hợp với khả năng của cán bộ nhân viên chi nhánh; Đa dạng được danh mục cho vay hộ kinh doanh phù hợp với đặc điểm địa bàn; Công tác đảm bảo tiền vay được thực hiện tương đối tốt; Công tác xử lý nợ có vấn đề, đặc biệt là xử lý nợ xấu được chú trọng; Dự phòng xử lý rủi ro cụ thể đủ để bù đắp tổn thất thiệt hại do rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh gây ra. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: Một là, mô hình quản trị rủi ro dạng phân tán tại chi nhánh đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Chưa có sự tách bạch giữa chức năng bán hàng (cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quản lý quan hệ khách hàng, marketing) với chức năng quản trị rủi ro (phân loại khách hàng, phân tích, thẩm định dự án, dự báo rủi ro, 85 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ quản lý nợ có vấn đề) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, giải ngân, thu nợ, theo dõi khoản vay). Cán bộ tín dụng thực hiện hầu như toàn bộ các bước trong quy trình tín dụng, đối với khoản vay trong hạn mức còn làm luôn công việc thẩm định, điều này rất dễ dẫn đến việc tiêu cực xảy ra, nên rất khó kiểm soát. Hai là, chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với hộ kinh doanh, mà áp dụng chung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ độ chính xác chưa cao, mới chỉ áp dụng kết quả xếp loại khách hàng để quyết định cho vay hay không cho vay, chưa áp dụng đối với việc ấn định lãi suất, xác định phương thức đảm bảo tài sản Ba là, quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến năng lực tài chính của hộ vay, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh; song việc thẩm định tài sản đảm bảo còn nhiều thiếu sót. Việc định giá tài sản đảm bảo còn thực hiện theo chủ quan của cán bộ tín dụng. Bốn là, hạn chế về mặt nhân sự và quản trị nhân sự: Chất lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh chưa cao, chưa đồng đều, tốt nghiệp Đại học không đúng chuyên ngành và chưa được đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án, hạn chế về phân tích, thẩm định cho vay những dự án phức tạp về ngành nghề, thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, phân tích và dự báo rủi ro. Việc chưa có được một mô hình quản trị nhân sự hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng là một rủi ro tiềm tàng cho hoạt động kinh doanh của Agribank, phân quyền tín dụng còn nặng về định tính, thiếu định lượng tất yếu sẽ dẫn đến trường hợp phân quyền vượt quá năng lực của cán bộ, tạo điều kiên cho tiêu cực phát sinh. Năm là, chưa xác định mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách cụ thể, đầy đủ. Chưa xác định đầy đủ và có hệ thống nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay thực hiện chưa đầy đủ, thường xuyên, các báo cáo về vấn đề này chỉ mang tính hình thức. Bảo hiểm tín dụng chỉ mới bước đầu với hình thức bảo an tín dụng, nhưng mức bồi thường tối đa quá thấp và thủ tục phức tạp. Sáu là, chi nhánh chưa quan tâm đầy đủ đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong tín dụng nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng: chưa xây dựng các chỉ 86 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ tiêu cụ thể trong mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh, chưa thực hiện tổng kết đánh giá định kỳ để rút kinh nghiệm trong công tác này. Nguồn thông tin tín dụng khách hàng hộ kinh doanh không đầy đủ và không chính xác. Bảy là, hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hệ thống thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng của NHNN hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động tín dụng nhưng chưa phải cơ quan định mức tín nghiệm doanh nghiệp độc lập. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, từ việc phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã được thực hiện tuân thủ quy trình quản trị rủi ro tín dụng từ việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro, các công cụ đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Kết quả phân tích từ kết quả khảo sát cán bộ nhân viên và khách hàng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã phản ánh đúng bản chất, mức độ rủi ro của từng khoản nợ, nợ xấu được kiểm soát dưới ngưỡng cho phép, đã đem lại nguồn lợi nhuận ổn định và chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh, đời sống của người lao động được đảm bảo. Mặc dù vậy, hoạt động tín dụng của Agribank thị xã Quảng Trị tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nội dung kết quả phân tích chương 2, là cơ sở để luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị được trình bày ở chương 3. 87 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị 3.1.1. Định hướng phát triển của Agribank thị xã Quảng Trị đến 2020 Phát huy vai trò ngân hàng thương mại vốn 100% của nhà nước, là ngân hàng của mọi người mọi nhà, là kênh cung cấp vốn chủ đạo ở nông thôn, phục vụ cho mục tiêu “Tam nông: Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân”. Ưu tiên đầu tư vốn cho các ngành nghề sản xuất nông, lâm, ngư, tiểu thủ công nghiệp chế biến, vận tải xây dựng và thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ xuyên suốt, tăng thu dịch vụ và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới để tăng nguồn thu ngoài tín dụng. 3.1.1.1. Về công tác huy động vốn Triển khai các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, nhận vốn đồng tài trợ ủy thác hoặc tiền gửi các tổ chức hành chính sự nghiệp, đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ổn định và ít rủi ro; Tăng cường thu hút khách hàng là các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn và địa bàn lân cận, giữ vững và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiền gửi dân cư để tạo lập nguồn vốn có cơ cấu, chi phí hợp lý, ổn định để giảm được chi phí cao do sử dụng nguồn vốn từ trụ sở chính. 3.1.1.2. Về công tác tín dụng Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ. Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. 88 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh và đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng . Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng luôn đề cao trách nhiệm cá nhân, nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình. Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực; khi quyết định cấp tín dụng với giá trị lớn phải được thực hiện theo hình thức tập thể, nhiều thành viện tham gia ý kiến và biểu quyết thông qua Hội đồng tín dụng; giao quyền phán quyết tín dụng tùy thuộc vào chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 3.1.1.3. Về công tác dịch vụ Xây dựng và hình thành văn hóa kinh doanh theo nét riêng của Agribank thị xã Quảng Trị, dựa trên nền tảng Agribank. Phát huy tốt giao dịch một cửa sẽ giản tiện các thủ tục khi giao dịch cho khách hàng trên cơ sở tận dụng các tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác các dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch. Hoàn thiện các quy định, quy trình nghiệp vụ trên cơ sở vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa tạo thuận lợi cho khách hàng và hướng dẫn cho nhân viên thực hiện. Nâng cao tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng, đồng thời chú trọng chức năng tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, song song với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống thì cũng triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: SMS Banking, Internet Banking, WU, thanh toán, bảo lãnh quốc tế... 3.1.1.4. Về công tác quản trị rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng dưới ngưỡng cho phép được xác định theo từng thời kỳ theo nghị quyết của HĐTV Agribank (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 2% theo nghị quyết 15 ngày 06/10/2016 của HĐTV). 89 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và phát triển dịch vụ. Việc cấp tín dụng nhằm mục tiêu cho “Tam nông”. Không cho vay liên chi nhánh, ngoài địa bàn. Tập trung thu lãi đọng, lãi trên 365 ngày, thu nợ các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng đang hạch toán ngoại bảng để tăng thêm nguồn lợi nhuận. Thực hiện đánh giá, phân loại nợ một cách chính xác, khách quan, phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát nhằm hoàn thiện quản trị tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cán bộ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh thời gian qua hiệu quả chưa cao, tiềm ẩn rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của chi nhánh cần tập trung và thực hiện các biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh trong thời gian tới với các giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh Agribank thị xã Quảng Trị cần thiết nên lập thêm các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác để có thể khai thác các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các hộ kinh doanh. không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn thông tin dự báo về lĩnh vực ngành nghề, thị trường làm cơ sở trong việc phân tích tín dụng. Hiện nay tính kém minh bạch thông tin đối với hoạt động kinh doanh của các khách hàng hộ kinh doanh tại Quảng Trị còn khá phổ biến. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thông tin theo hướng tích cực hơn, cụ thể: Chủ động phối hợp cùng NHNN địa phương với vai trò là đầu mối, thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các NHTM để bổ sung, nâng cao số lượng cũng như 90 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ độ chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn thông tin dự báo về lĩnh vực ngành nghề, thị trường làm cơ sở trong việc phân tích tín dụng. Trên cơ sở thông tin về các khách hàng là hộ kinh doanh, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, phòng tín dụng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ Chi nhánh để sử dụng trong việc thẩm định tín dụng. Thiết lập mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác để có thể khai thác các thông tin về tình hình tài chính hộ kinh doanh, đối tác của hộ kinh doanh nhất là những ngành nghề thu mua nông sản, chế biến. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng đóng vai trò quyết định giúp cho việc thu thập thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được nhanh chóng, cập nhật kịp thời. Đồng thời giúp cho ban lãnh đạo và các bộ phận tác nghiệp có thể tiếp cận được nguồn thông tin đáng cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng thuận lợi, nâng cao hiệu lực chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Hoàn thiện công tác lưu trữ và cập nhật thông tin khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống làm cơ sở phân loại, đánh giá, phân tích chấm điểm khách hàng được tốt hơn, thu thập thông tin từ CIC để thực hiện tốt vai trò hổ trợ, cung cấp, cảnh báo thông tin có chất lượng cho công tác thẩm định tín dụng, theo dõi khoản vay. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Để hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, ngân hàng cần thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng, cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và môi trường nội bộ cấp tín dụng của chi nhánh để phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ xấu trên các phương diện về phía khách hàng, về chính sách tín dụng, quy trình cho vay hộ kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh. Về tác động của môi trường kinh doanh, phân tích, dự báo tác động của việc thay đổi môi trường bên ngoài, bên trong tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, để tổng 91 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ kết, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã, đang và sẽ xảy ra để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh có hệ thống, khoa học và chủ động hơn. Phát hiện sớm các rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh dựa trên một số dấu hiệu cảnh báo như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong khi lực lượng cán bộ tín dụng còn mỏng, vì sức ép tăng trưởng dư nợ nên quá tập trung vao một số khách hàng lớn, các khách hàng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ, khách hàng có tình hình tài chính yếu Chú trọng giá trị tài sản đảm bảo khi xem xét cho vay, khách hàng liên quan đến các vụ kiện, cấp tín dụng quá coi trọng danh tiếng khách hàng, nhất là khách hàng truyền thống dẫn đến chủ quan coi nhẹ khâu thẩm định, thực hiện việc gia hạn nợ không đủ điều kiện nhằm đạt chỉ tiêu thấp về tỷ lệ nợ xấu, không thực hiện đúng phân quyền phán quyết cho vay đối với một khách hàng. 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng nội bộ Trong thời gian qua, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank đang được triển khai tại chi nhánh là một hệ thống hiện đại, dễ dàng lấy số liệu và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, tuy nhiên những thông tin tài chính và phi tài chính do CBTD nhập bằng thủ công, do đó chi nhánh cần phải sử dụng cơ chế kiểm tra chéo trong dữ liệu để hạn chế lỗi cơ học. Vì vậy, ngân hàng cần: - Bổ sung chức năng phê duyệt chấm điểm để Lãnh đạo phòng tín dụng có thể kiểm tra các thông tin do CBTD nhập trước khi chính thức đưa dữ liệu vào hệ thống; - Bổ sung thêm chức năng cảnh báo về việc CBTD nhập dữ liệu không logic, sai cho cán bộ hậu kiểm, để cán bộ hậu kiểm phát hiện ra sai sót để chấn chỉnh trong ngày. - Xây dựng chính sách tín dụng căn cứ vào kết quả XHTDNB để xác định giới hạn tín dụng, làm căn cứ trích lập dự phòng RRTD, đưa ra lãi suất cho vay đối với khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay 3.2.3.2. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định Có thể thấy, công tác phân tích và thẩm định tín dụng thiếu chính xác dẫn đến quyết định tín dụng sai lầm do vậy nó được xem là công đoạn quan trọng và 92 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ quyết định đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Để quá trình thẩm định có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra quyết định, cần cải tiến theo hướng sau: - Tuân thủ triệt để các quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng ban hành; - Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, thông qua việc xác định giới hạn tín dụng. Việc này giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và triển vọng phát triển của khách hàng, từ đó nhận thấy rủi ro, định ra hạn mức tín dụng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro; - Dự án vay vốn của khách hàng hộ kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Agribank thị xã Quảng Trị cần áp dụng công nghệ phần mềm thẩm định dự án, để có thể đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng. 3.2.4. Giải pháp đảm bảo công tác kiểm tra giám sát nợ sau khi cho vay được thực hiện đầy đủ và thực chất Agribank thị xã Quảng Trị chấp hành đầy đủ các bước kiểm tra trong và sau khi cho vay nhằm bảo đảm việc sử dụng vốn vay khách hàng đúng mục đích xin vay, nắm được mọi diễn biến hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ ngân hàng theo cam kết. 3.2.4.1. Đảm bảo quy trình tín dụng Tách bạch giữa bộ phận cho vay và bộ phận thẩm định, do chi nhánh thiếu nhân sự cho nên nhân viên tín dụng đóng vai trò là cán bộ thẩm định và ngược lại, điều này khiến CBTD không phát huy tối đa năng lực của mình, không có thời gian phân tích chuyên sâu nên chất lượng công việc hạn chế. Tách bạch trách nhiệm của cán bộ xử lý nợ có vấn đề với cán bộ trực tiếp cho vay: Điều này nhằm tránh xung đột về quan điểm của CBTD cho vay (do quá trình cho vay, thẩm định đều đánh giá phương án vay vốn là hiệu quả, có mối quan hệ với khách hàng) trong khi đối với nợ có vấn đề thì quan điểm tiên quyết là tận dụng tối đa các cơ hội để thu nợ càng sớm càng tốt, thu được càng nhiều càng tốt. vì vậy, nên hình thành bộ phận xử lý nợ chuyên biệt, có đầy đủ kỹ năng và thời gian để thu hồi nợ. 93 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Xác định rõ trách nhiệm và có biện pháp chế tài đối với từng cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện quy trình cho vay, phân công chi tiết từng công đoạn công việc để vừa có thể rút ngắn thời gian hoàn thành một giao dịch đồng thời với đảm bảo chất lượng tín dụng khi cho vay hộ kinh doanh. 3.2.4.2. Xây dựng dữ liệu cảnh báo sớm về các khoản vay có nợ lãi trên 365 ngày và các khoản vay đã cơ cấu có nợ lãi trên 18 tháng Cán bộ tín dụng phụ trách làm báo cáo thông kê cho vay hộ kinh doanh, định kỳ hàng tháng phải sao kê những khách hàng có khoản vay có vấn đề này và gửi báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng TSĐB, tình hình nợ lãi của khách hàng cho lãnh đạo phòng tín dụng, để lãnh đạo phòng tín dụng cùng cán bộ phụ trách địa bàn xuống xác minh, phân tích nợ và đánh giá mức độ rủi ro nếu có để có hướng xử lý kịp thời. Thông qua kết quả tổng hợp XHTDNB và số liệu tín dụng hàng quý, lãnh đạo chi nhánh dùng để đánh giá chất lượng của bộ phận tín dụng, trong trường hợp cần thiết, thực hiện điều chỉnh chính sách tín dụng và các phương thức giám sát đối với bộ phận tín dụng. 3.2.4.3. Thực hiện nghiêm quy trình giám sát, thu nợ sau khi cho vay Việc kiểm tra trong khi cho vay nhằm xác định việc giải ngân có đúng theo quy định và khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích vay hay không? Chứng từ giải ngân có hợp lệ hay không? Theo quy định của NHNN mọi khoản vay từ 100 triệu trở lên đều phải thực hiện bằng chuyển khoản qua chuyển tiền đến tài khoản của người thụ hưởng là khách hàng vay vốn. Việc kiểm tra sau khi cho vay phải thực hiện sau ngày giải ngân 15 ngày và định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng 01 lần tùy thuộc vào tính chất khoản vay và đối tượng khách hàng, kết quả thực hiện được lập thành bien bản có xác nhận và ý kiến khách hàng, ý kiến của cán bộ kiểm tra. Kiểm tra sử dụng vốn vay được thực hiện qua việc kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích vay vốn như: Bảng kê, hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa, hóa đơn tài chính, việc thực hiện dự án kinh doanh có khả thi hay không, tài sản thế chấp còn nguyên trạng hay không Những chứng từ này được pho to và lưu trữ vào hồ sơ vay vốn. 94 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 3.2.5. Giải pháp xử lý nợ xấu Xử lý nhanh chóng các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề buộc cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng vay, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo khoản nợ xấu, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Khi nợ xấu phát sinh cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan và xây dựng phương án thu hồi cụ thể bao gồm các mục tiêu đề ra, các biện pháp thực hiện, thời gian phải hoàn thành cho từng công việc, xây dựng kịch bản xử lý gồm: - Tiếp xúc khách hàng - Tìm nguyên nhân, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình tiêu thụ sản phẩm, khả năng trả nợ theo các phương án trước đây và hiện nay của khách hàng. - Sử dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ: Tạo điều kiện để khách hàng điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, bán bớt tài sản không cần thiết hoặc sử dụng kém hiệu quả để thu hồi nợ, thỏa thuận phương án thanh lý tài sản đảm bảo, trong trường hợp xấu nhất thì tiến hành các bước khởi kiện ra tòa án về việc khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Làm tốt công tác đánh giá và xử lý tài sản đảm bảo: Xử lý tài sản đảm bảo là phương án cuối cùng được tính đến để giảm mức độ thiệt hạicuar rủi ro tín dụng khi việc cho vay bị phá vỡ bởi các nguyên nhân khách quan, khách hàng bị thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không trả được nợ, khách hàng chây ỳ không chịu thanh toán các khoản gốc và lãi đến hạn tuy nhiên để xử lý được tài sản đảm bảo thì ngay từ khâu tiếp cận với dự án vay vốn cần chú ý đến các vấn đề sau: - Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. - Tài sản đảm bảo thuộc loại được phép giao dịch: Là loại tài sản mà nhà nước cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. - Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. - Khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo nếu pháp luật có quy định đối với loại tài sản đó. 95 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ - Ngoài các yếu tố trên, cần xem xét thêm tính dễ chuyển nhượng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ nhanh gọn, hạn chế nhận thế chấp những tài sản đảm bảo dễ hỏng, dễ giảm giá trị theo thời gian. - Việc nhận, giữ và xử lý TSĐB phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, ở đây là luật dân sự năm 2015 và nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch đảm bảovà các văn bản liên quan. Xử lý TSĐB: Trước đây, khi căn cứ vào nghị định 163/2006/NĐ-CP, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản nhưng thông thường qua trình xử lý hết sức khó khăn và phải qua nhiều bước khởi kiện, hòa giải, xét xử vụ án, khi đó ngân hàng mới có quyền đưa TSĐB ra trung tâm đấu giá Thường thì thời gian bán được tài sản đảm bảo cũng mất từ vài tháng đến vài năm, điều này gây đọng vốn và tình trạng nợ xấu kéo dài cho ngân hàng, để hạn chế điều này cần lưu ý các vấn đề sau: - Trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh cần có điều khoản trong đó bên thế chấp, bảo lãnh đồng ý giao cho ngân hàng toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp hợp đồng tín dụng bị vi phạm, việc bán tài sản đảm bảo chỉ cần thông báo cho bên thế chấp, bảo lãnh trước thời gian ngắn do hai bên thỏa thuận. - Giá khởi điểm để rao bán TSĐB được căn cứ vào bien bản định giá giữa ngân hàng và bên thế chấp, bảo lãnh tại thời điểm gần nhất, khi nợ xấu xảy ra, CBTD cần nhanh chóng cùng khách hàng xác định lại giá trị của TSĐB, việc nắm chắc TSĐB vào thời điểm này cũng có tác dụng tạo áp lực buộc khách hàng trả nợ, tráng tình trạng khách hàng tẩu tán một phần tài sản gây giảm giá trị TSĐB. 3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để chất lượng thẩm định tốt đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quan hệ khách hàng. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn vững đòi hỏi cán bộ tín dụng và thẩm định phải có những kiến thức tổng hợp về luật pháp, diễn biến kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, biết phân tích tài chính khách hàng hộ kinh doanh, quan sát, nhạy bén và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay để có thể quản lý chặt chẽ khoản vay và nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng. 96 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, cũng như luân chuyển giữa các bộ phận nghiệp vụ khác nhau để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng và những nghiệp vụ khác nhau; TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương này, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị đến năm 2020 cụ thể là: (1) Giải pháp tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh; (2) Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; (3) Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; (4) Giải pháp đảm bảo công tác kiểm tra giám sát nợ sau khi cho vay được thực hiện đầy đủ và thực chất; (5) Giải pháp xử lý nợ xấu; (6) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, kiến nghị phối hợp chặt chẽ của chính Agribank thị xã Quảng Trị, ngân hàng Agribank, UBND thị xã Quảng Trị, NHNN, Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong công tác quản lý rủi ro tín dụng hộ kinh doanh. 97 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016 , chúng tôi nhận thấy: - Công tac quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng kể. Kết quả phân tích cho thấy, Agribank thị xã Quảng Trị đạt được mục tiêu khống chế nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh, chi nhánh đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là kiểm soát nợ xấu dưới 2,5% trong 3 năm qua. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm luôn ở mức thấp dưới 1,75%. Bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như chưa xác định mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách cụ thể, đầy đủ; mô hình quản trị rủi ro dạng phân tán tại chi nhánh; Chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với hộ kinh doanh, mà áp dụng chung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân; Quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến năng lực tài chính của hộ vay, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh. Chất lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh chưa cao, chưa đồng đều, chưa được đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án, hạn chế về phân tích, thẩm định cho vay những dự án phức tạp về ngành nghề, thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, phân tích và dự báo rủi ro. - Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh của Agribank thị xã Quảng Trị trong thời gian qua , để có cơ sở hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh của Agribank thị xã Quảng Trị trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung một số giải pháp như: tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh; hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; đảm bảo công tác kiểm tra giám sát nợ sau khi cho vay được thực hiện đầy đủ và thực chất; xử lý nợ xấu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính 98 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Agribank thị xã Quảng Trị, ngân hàng Agribank, UBND thị xã Quảng Trị, NHNN, Chính phủ và các bộ ngành liên quan. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành Ban hành và thực thi có hiệu lực các quy định về đảm bảo tiền vay, nhất là với tài sản hình thành trong tương lai, động sản là xe cơ giới, xe máy cơ giới phục vụ nông nghiệp để tránh các kẻ hở dể bị làm giả hồ sơ, một tài sản thế chấp nhiều nơigây rủi ro cho ngân hàng nhận đảm bảo. Tòa án, Thi hành án cấn tiến hành xử lý các vụ kiện đòi nợ và thi hành án được nhanh chóng, tránh để tồn đọng các vụ kiện để ngân hàng thu hồi các khoản nợ gốc và lãi. Dù đã có công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng chủ yếu mua những khoản nợ có dư nợ từ 1 tỷ đồng trở lên, trong khi dư nợ xấu của hộ kinh doanh là những món nhỏ lẻ có dư nợ phần lớn dưới 1 tỷ đồng. 2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng CIC, nhằm phòng ngừa rủi ro kịp thời chính xác cho các tổ chức tín dụng. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu xếp loại, đánh giá khách hàng thống nhất cho các TCTD. Xây dựng hệ thống thanh tra theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 2.3. Đối với Agribank Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ, khảo sát, đánh giá tiềm năng vào các dịch vụ thế mạnh như thanh toán trong nước, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ và mua bán ngoại tệ để tăng nguồn thu ngoài tín dụng giảm dần tỷ lệ thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng, vì thu nhập từ tín dụng luôn chiếm từ 85% - 90% tổng thu nhập của Agribank, điều này tạo ra nguy cơ, nếu rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động rất lớn đến thanh khoản của Agribank. 99 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng bằng cách: Tăng cường những cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm thực tế từ cơ sở để bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ; Xây dựng hệ thống XHTDNB riêng đối với khách hàng HKD và riêng cho các nhân vay tiêu dùng. Nghiên cứu và sớm hướng dẫn quy định cho vay lưu vụ đối với cây cà phê, điều, tiêu và cây lương thực như: Lúa, mì, bắpnhằm giảm bớt chi phí vật chất và thời gian để vay đi vay lại, làm thủ tục hồ sơcho người vay, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng; 2.4. Đối với UBND thị xã Quảng Trị Xây dựng, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn theo chiều sâu, tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều hướng nâng cao giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu. Thường xuyên cập nhật, dự báo và cung cấp nguồn thông tin kinh tế về giá cả thị trường nhanh chóng, kịp thời và chính xác liên quan đến các mặt hàng nông sản, lương thực để hộ kinh doanh lường trước những biến động về giá cả thị trường. Tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp, ứng dụng những phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất sản lượng nông sản, cây trồng, vật nuôi Chỉ đạo và tạo điều kiện để chi nhánh được tiếp cận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân sách như kho bạc, bảo hiểm xã hội, các nguồn vốn từ các chương trình dự án, nguồn vốn ký quỹ của các nhà đầu tư vào thị xã để giúp chi nhánh tăng khả năng cân đối vốn và có điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay đối với chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. 100 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2003), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2016), Niên giám thống kê 2015, Quảng Trị. 3. Lê Thị Huyền Diệu và Nguyễn Duy Hùng (2011), “Những nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel II và một vài gợi ý cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 12 tr.34-36 4. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nằng. 5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Trường đại học Cần Thơ. 6. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Giáo trình Ngân hàng Thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế TP.HCM. 8. Lưu Thị Hương (2003), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê: Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. Nguyễn Hòa Nhân (2012), Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Quy Nhơn, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007-2013), Báo cáo thường niên của năm. 13. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Tài chính: Hà Nội. 14. Trần Thị Băng Tâm (2007), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 15. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. 16. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 101 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC K IN H TẾ H UẾ 17. Lương Khắc Trung (2012), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê: Hà Nội. 18. Tỉnh Ủy Quảng Trị (2010), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Trị. 19. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội: Hà Nội. 20. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức: TP.HCM. 102 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị Bảng CH số:./NV Kính thưa Quý Ông/Bà, Tôi tên là Lê Thanh Thủy, học viên cao học K17C1 Quản lý kinh tế Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hiện tại, tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị”. Để tìm hiểu về công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị một cách sát thực, tôi rất cảm ơn và mong muốn Ông/Bà với tư cách là Lãnh đạo hoặc cán bộ ngân hàng dành một chút thời gian để đọc và điền vào bảng câu hỏi này. Tất cả kết quả của cuộc điều tra này sẽ được hoàn toàn giữ kín. Trân trọng cảm ơn và rất mong quý Ông/Bà hợp tác để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. --------------------------------------- Phần 1. Thông tin cá nhân 1. Công việc Ông/Bà đang phụ trách  Tín dụng  Kế toán  Khác 2. Độ tuổi của Ông/Bà  45 3. Giới tính của Ông/Bà  Nam  Nữ 4. Thời gian công tác tại ngân hàng  < 3 năm  Từ 3-7 năm  Trên 7 năm 5. Bằng cấp chuyên môn  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Trên đại học 6. Chuyên ngành đào tạo  Tài chính ngân hàng  Chuyên ngành khác thuộc kinh tế  Khác 7. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa lần nào 103 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Dưới đây là những phát biểu liên quan đến công tác công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị. Xin Ông/Bà trả lời bằng cách khoanh tròn hoặc đánh  con số ở từng phát biểu. Những con số này thể hiện mức độ Ông/Bà đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau: Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường/ Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Phần 2. Một số khó khăn trong công tác tín dụng trên địa bàn thị xã Quảng Trị STT Quan điểm Mức đánh giá 1 Thông tin không chính xác về tình hình hoạt động của hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 2 Khó kiểm tra thông tin do hộ kinh doanh cung cấp 1 2 3 4 5 3 Khó theo dõi thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 4 Thu nhập của hộ kinh doanh không ổn định 1 2 3 4 5 5 Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh gặp nhiều biến động 1 2 3 4 5 6 Không được đào tạo đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ 1 2 3 4 5 7 Quy trình nghiệp vụ và cơ chế chính sách chưa phù hợp 1 2 3 4 5 8 Khối lượng công việc quá nhiều 1 2 3 4 5 9 Hạn mức cho vay quá lớn 1 2 3 4 5 10 Chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng 1 2 3 4 5 Phần 3. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị STT Quan điểm Mức đánh giá 1 Các chương trình tín dụng tại Agribank đều có ý nghĩa thiết thực 1 2 3 4 5 2 Quy trình cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh được thực hiện rất chặt chẽ 1 2 3 4 5 3 Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho hộ kinh doanh được vay vốn 1 2 3 4 5 4 Ngân hàng thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 5 Cán bộ tín dụng dự báo chậm tình hình hoạt động của hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 6 Công tác khắc phục nợ quá hạn tốt 1 2 3 4 5 104 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Phần 4. Nguyên nhân các hộ kinh doanh mà Ông/Bà đang quản lý không trả nợ tín dụng đúng thời hạn STT Quan điểm Mức đánh giá 1 Thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 2 Giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến 1 2 3 4 5 3 Sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được 1 2 3 4 5 4 Hộ kinh doanh ưu tiên trả nợ cho các ngân hàng thương mại khác 1 2 3 4 5 5 Hộ kinh doanh ngừng hoạt động, hoạt động không hiệu quả dẫn đến phá sản 1 2 3 4 5 6 Các dự án của hộ kinh doanh bị kéo dài tiến độ chưa đi vào hoạt động 1 2 3 4 5 7 Hộ kinh doanh thua lỗ kéo dài nhiều năm vẫn tiếp tục vay nợ tại ngân hàng 1 2 3 4 5 8 Chủ nợ mất tích, bỏ trốn, mất 1 2 3 4 5 Phần 5. Một số ý kiến của Ông/Bà trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá của Ông/Bà. Kính chúc Ông/Bà sức khỏe và thành công! Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phiếu khảo sát, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: Người nhận: Lê Thanh Thủy Agribank thị xã Quảng Trị. Điện thoại liên hệ: 0935 599 099 105 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG HỘ KINH DOANH Bảng CH số:/KH Xin chào Ông (bà)! Tôi tên là Lê Thanh Thủy, học viên cao học K17C1 Quản lý kinh tế Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị”. Mọi ý kiến trả lời của Ông (bà ) đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Những câu hỏi này chỉ có mục đích tham khảo ý kiến của Ông (bà )liên quan đến đề tài của tôi mà không có mục đích nào khác. Kính mong Ông (bà) dành chút ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn. -------------------------------------- PHẦN 1: CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1. Ngành nghề.  Nông, lâm, ngư nghiệp;  Tiểu thủ công nghiệp và chế biên  Vận tải, xây dựng;  Thương mại và dịch vụ;  Khác. Câu 2. Quy mô vay  Dưới 100 triệu  Từ 100 đến dưới 200 triệu  Từ 200 đến dưới 500 triệu  Trên 500 triệu Câu 3. Thời gian tham gia vay  Dưới 1 năm  Từ 1 - 2 năm  Trên 2 năm Câu 4. Mục đích sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách;  Mở rộng kinh doanh  Mục đích khác 106 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 5. Đánh giá của Ông (bà) về năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ Agribank thị xã Quảng Trị Mức độ đánh giá Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Câu 6. Theo Ông (bà) số lượt kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Agribank thị xã Quảng Trị có gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh không? Mức độ đánh giá Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Câu 7. Theo Ông (bà) “Thái độ, đạo đức của cán bộ bên cho vay không tốt (cấu kết khách hàng làm hồ sơ sai lệch thông tin, vay ké, chiếm dụng vốn, vòi vĩnh)” có ảnh hưởng thế nào đến khả năng vay của khách hàng? Mức độ đánh giá Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Câu 8. Theo Ông (bà) năng lực quản lý của bên cho vay hạn chế (công tác quản lý, cán bộ tín dụng, giao dịch viên,) ảnh hưởng thế nào đến người vay? Mức độ đánh giá Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Câu 9. Giải quyết mức cho vay và thời gian cho vay chưa phù hợp (mức cho vay quá cao hoặc quá thấp so với nhu cầu thực tế; thời gian cho vay quá ngắn, quá dài so với chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc cho vay không đúng mùa vụ,..) ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tín dụng của Agribank thị xã Quảng Trị Mức độ đánh giá Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 107 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 10. Đánh giá của Ông (bà) đối với giao dịch viên Agribank thị xã Quảng Trị Mức độ đánh giá Rất không tốt Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt Câu 11. Đánh giá của Ông (bà) về năng lực của nhân viên thẩm định tín dụng Agribank thị xã Quảng Trị. Mức độ đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Trung bình Hài lòng Rất hài lòng PHẦN 2: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Xin Ông (bà) vui lòng cho biết đôi điều về bản thân 1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Độ tuổi  Dưới 30 tuổi  Từ 30 đến 39 tuổi  Từ 40 đến 49 tuổi  Từ 50 tuổi trở lên 3. Trình độ  Tốt nghiệp PTCS  Tốt nghiệp PTTH  Trung cấp/Cao đẳng  Đại học/Sau đại học 4. Khu vực sinh sống  Phường 1  Phường 2  Phường 3 Xin chân thành cám ơn ông/bà đã trả lời các câu hỏi trên Chúc ông/bà luôn mạnh khỏe và thành công. Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phiếu khảo sát, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: Người nhận: Lê Thanh Thủy Agribank thị xã Quảng Trị. Điện thoại liên hệ: 0935 599 099 108 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Phụ lục 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN Cau5I Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 3 nam 1 3,8 3,8 3,8 Tu 3-7 nam 7 26,9 26,9 30,8 Tren 7 nam 18 69,2 69,2 100,0 Total 26 100,0 100,0 Cau6I Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Trung cap,cao dang 5 19,2 19,2 19,2 Dai hoc 17 65,4 65,4 84,6 Tren dai hoc 4 15,4 15,4 100,0 Total 26 100,0 100,0 Cau7I Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tai chinh ngan hang 8 30,8 30,8 30,8 Chuyen nganh khac thuoc kinh te 18 69,2 69,2 100,0 Total 26 100,0 100,0 Cau8I Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Thuong xuyen 11 42,3 42,3 42,3 Thinh thoang 15 57,7 57,7 100,0 Total 26 100,0 100,0 109 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std, Deviation Cau1II 26 1,00 5,00 3,5769 1,20576 Cau2II 26 1,00 5,00 3,6923 1,08699 Cau3II 26 1,00 5,00 3,6154 1,13409 Cau4II 26 2,00 5,00 3,3077 ,97033 Cau5II 26 2,00 5,00 3,2308 ,90808 Cau6II 26 1,00 5,00 3,6538 1,19808 Cau7II 26 1,00 5,00 3,6154 1,16883 Cau8II 26 1,00 5,00 3,6923 1,08699 Cau9II 26 1,00 5,00 3,6923 1,15825 Cau10II 26 1,00 5,00 3,6154 1,06120 Cau1III 26 1,00 5,00 3,3077 1,19228 Cau2III 26 1,00 5,00 3,6154 1,57675 Cau3III 26 1,00 5,00 3,6923 1,22537 Cau4III 26 2,00 5,00 3,3462 ,93562 Cau5III 26 1,00 5,00 3,7308 1,25085 Cau6III 26 1,00 5,00 3,6154 1,29852 Cau1IV 26 1,00 5,00 3,6692 1,11562 Cau2IV 26 1,00 5,00 3,7792 1,07917 Cau3IV 26 1,00 5,00 3,7308 1,18516 Cau4IV 26 1,00 5,00 3,8077 1,29674 Cau5IV 26 1,00 5,00 3,6154 1,29852 Cau6IV 26 2,00 5,00 3,6923 1,04954 Cau7IV 26 2,00 5,00 3,7692 ,86291 Cau8IV 26 1,00 5,00 3,6154 1,13409 Valid N (listwise) 26 110 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG Gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 66 36,7 36,7 36,7 Nu 114 63,3 63,3 100,0 Total 180 100,0 100,0 Do tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 30 tuoi 32 17,8 17,8 17,8 Tu 30 den 39 tuoi 76 42,2 42,2 60,0 Tu 40 den 49 tuoi 48 26,7 26,7 86,7 Tu 50 tuoi tro len 24 13,3 13,3 100,0 Total 180 100,0 100,0 Trinh do Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tot nghiep PTCS 22 12,2 12,2 12,2 Tot nghiep PTTH 79 43,9 43,9 56,1 Trung cap/Cao dang 62 34,4 34,4 90,6 Dai hoc 17 9,4 9,4 100,0 Total 180 100,0 100,0 111 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Dia ban Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Phuong 1 58 32,2 32,2 32,2 Phuong 2 60 33,3 33,3 65,6 Phuong 3 62 34,4 34,4 100,0 Total 180 100,0 100,0 Nganh nghe Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nong lam ngu nghiep 70 38,9 38,9 38,9 Tieu thu cong nghiep che bien 54 30,0 30,0 68,9 Van tai xay dung 15 8,3 8,3 77,2 Thuong mai dich vu 28 15,6 15,6 92,8 Khac 13 7,2 7,2 100,0 Total 180 100,0 100,0 Quy mo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <100 30 16,7 16,7 16,7 100-200 40 22,2 22,2 38,9 200-500 63 35,0 35,0 73,9 >500 47 26,1 26,1 100,0 Total 180 100,0 100,0 Thoi gian vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <1 nam 35 19,4 19,4 19,4 1-3 nam 68 37,8 37,8 57,2 Tren 3 nam 77 42,8 42,8 100,0 Total 180 100,0 100,0 112 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Muc dich vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Mo rong kinh doanh 163 90,6 90,6 90,6 Khac 17 9,4 9,4 100,0 Total 180 100,0 100,0 Cau5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat kem 8 4,4 4,4 4,4 Kem 32 17,8 17,8 22,2 Trung binh 70 38,9 38,9 61,1 Tot 38 21,1 21,1 82,2 Rat tot 32 17,8 17,8 100,0 Total 180 100,0 100,0 Cau6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat anh huong 12 6,7 6,7 6,7 Anh huong 40 22,2 22,2 28,9 Binh thuong 42 23,3 23,3 52,2 It anh huong 47 26,1 26,1 78,3 Khong anh huong 39 21,7 21,7 100,0 Total 180 100,0 100,0 113 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Cau7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat nhieu 38 21.1 21.1 21.1 Nhieu 65 36.1 36.1 57.2 Trung binh 33 18.3 18.3 75.6 It 26 14.4 14.4 90.0 Rat it 18 10.0 10.0 100.0 Total 180 100.0 100.0 Cau8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat nhieu 10 5,6 5,6 5,6 Nhieu 48 26,7 26,7 32,2 Trung binh 38 21,1 21,1 53,3 It 25 13,9 13,9 67,2 Rat it 59 32,8 32,8 100,0 Total 180 100,0 100,0 Cau9 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat nhieu 3 1,7 1,7 1,7 Nhieu 20 11,1 11,1 12,8 Trung binh 36 20,0 20,0 32,8 It 109 60,6 60,6 93,3 Rat it 12 6,7 6,7 100,0 Total 180 100,0 100,0 114 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Cau10 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat khong tot 2 1,1 1,1 1,1 Khong tot 23 12,8 12,8 13,9 Trung binh 72 40,0 40,0 53,9 Tot 67 37,2 37,2 91,1 Rat tot 16 8,9 8,9 100,0 Total 180 100,0 100,0 Cau11 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat khong hai long 1 ,6 ,6 ,6 Khong hai long 16 8,9 8,9 9,4 Trung binh 75 41,7 41,7 51,1 Hai long 69 38,3 38,3 89,4 Rat hai long 19 10,6 10,6 100,0 Total 180 100,0 100,0 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std, Deviation Cau5 180 1 5 3,30 1,093 Cau6 180 1 5 3,34 1,229 Cau7 180 1 5 3,39 1,244 Cau8 180 1 5 3,42 1,332 Cau9 180 1 5 3,59 ,837 Cau10 180 1 5 3,40 ,863 Cau11 180 1 5 3,49 ,822 Valid N (listwise) 180 115 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_rui_ro_tin_dung_ho_kinh_doanh_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_viet_nam_ch.pdf
Luận văn liên quan