Luận văn Rủi ro và các giải pháp hạn chế chế rủi ro trong thoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

Mỗi hình thức vận tải để có những đặc thù riêng, khó khăn riêng, song cần chú trọng các vấn đề sau: - Lựa chọn phƣơng thức vận tải phù hợp và điều kiện bảo hiểm. - Các chứng từ vận tải, nghiệp vụ liên quan. - Xem xét các chứng từ vận tải với hợp đồng thƣơng mại, L/C trong mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Đối với ngƣời xuất khẩu (ngƣời giao hàng) giao hàng cho ngƣời chuyên chở phải căn cứ vào hợp đồng mua bán và yêu cầu của L/C giao hàng đúng số lƣợng, điền chính xác các thông tin trê n vận đơn. Đối với ngƣời nhận hàng (ngƣời nhập khẩu) phải căn cứ vào nội dung của vận đơn để kiểm tra hàng hoá trƣớc khi nhận hàng. Trong trƣờng hợp phát hiện hoặc nghi ngờ có tổn thất, phải lập ngay chứng từ, biên bản có giá trị pháp lý ban đầu để lƣu quyền khiếu nại những ngƣời có liên quan. Lập bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ, chính xác và gửi cho ngƣời có liên quan đúng thời hạn khiếu nại theo quy định.

pdf96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4923 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro và các giải pháp hạn chế chế rủi ro trong thoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lập phòng Marketing chuyên biệt của công ty, nghĩa là phòng Marketing không chỉ đơn thuần là làm các nghiệp vụ tiếp thị thông qua các công ty tƣ vấn, quảng cáo. Thu thập xử lý thông tin thị trƣờng là một quá trình đúc rút kinh nghiệm, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao của các nhân viên. Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ tiếp thị, phải phân tích một cách tổng thể các yếu tố về văn hoá, chính trị, kinh tế nói chung, các đối thủ và đối tác về phạm vi ngành nói riêng, cũng nhƣ sự tƣơng tác giữa các yếu tố đó đối với chiến lƣợc của công ty mình. Ví dụ: Hãng Sony có riêng bộ phận nghiên cứu về văn hoá Phật giáo...Công ty này đã đƣa mẫu quảng cáo sản 58 phẩm radio của mình với nội dung “ Phật tổ đang nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền, bản nhạc tuyệt diệu phát ra từ băng casset của công ty, Phật tổ bắt đầu cử động theo tiếng nhạc và sau đó mở mắt ra” ở Thái Lan vì đây là một đất nƣớc mà Phật giáo là Quốc giáo. Nhƣng đối với ngƣời dân Thái, họ coi đây là một sự phỉ báng đối với Phật Tổ và tẩy chay hàng của Sony. - Một số dịch vụ “phòng ngừa hạn chế rủi ro” mà doanh nghiệp chƣa quen sử dụng, hoặc khó tiếp cận. Khó mua bảo hiểm đặc biệt (bảo hiểm rủi ro chiến tranh). Trong cuộc chiến tranh Irắc và chiến tranh Vùng Vịnh nói chung, do tình hình chiến tranh với những rủi ro cao nên mức chi phí tối thiểu bị bãi bỏ. Uỷ ban định giá London thông báo không nhận bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Theo các công ty bảo hiểm của Việt Nam, các điều khoản bảo hiểm hàng vận chuyển, kể cả bảo hiểm chiến tranh mà họ đang sử dụng đều phụ thuộc vào thị trƣờng thế giới, ngay sau khi nhận bảo hiểm thì họ đều phải tái bảo hiểm ngay với các nhà bảo hiểm trên thế giới. Nếu các nhà bảo hiểm Việt Nam có đề nghị bảo hiểm rủi ro chiến tranh sẽ phải thông báo trƣớc với Uỷ ban trên, một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu lô hàng xà phòng trị giá 400.000 Euro vào Irắc xin mua bảo hiểm đã bị từ chối. - Dịch vụ của ngân hàng trong rủi ro tỷ giá còn hạn chế đồng thời doanh nghiệp chƣa quan tâm đến các biện pháp chuyên nghiệp trong hạn chế rủi ro tỷ giá. Tập quán của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là khi đến hạn thanh toán hợp đồng thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay (Nghiệp vụ Spot), phƣơng tiện thanh toán chủ yếu vẫn là bằng đồng USD với tỷ giá đƣợc nhà nƣớc quản lý điều chỉnh khá ổn định. Tuy nhiên, khi chọn đồng tiền thứ ba làm đồng tiền thanh toán bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro về 59 tỷ giá bất kể là đồng USD hay một đồng ngoại tệ mạnh khác, nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn tự phỏng đoán và dự tính hơn là sử dụng các công cụ chuyên nghiệp của thị trƣờng tiền tệ. Theo ý kiến của ông Lê Văn Trí, phó giám đốc công ty Casumina cho rằng: sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá có vẻ ngiêng nhiều về kinh doanh tiền tệ hơn là bảo hiểm tỷ giá, phần lớn các doanh nghiệp chƣa quen, chỉ một vài doanh nghiệp đƣợc tƣ vấn sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá (nghiệp vụ Swap). Thực tế ít ngân hàng triển khai các nghiệp vụ này, đầu năm 2003, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam mới cho phép áp dụng nghiệp vụ mới là nghiệp vụ quyền chọn (Option) và thí điểm ở Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Năng lực cán bộ. Chủ động đối phó với các rủi ro mang tính vi mô, nhƣng phần lớn mới chỉ tập trung ở khâu đàm phán, ký kết hợp đồng và bảo hiểm và do trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ nên đã gây ra không ít rủi ro. Điều này thể hiện ở nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp tác nghiệp về kiến thức mang tính chuyên môn. Chƣa thấy đƣợc một cách đầy đủ và toàn diện về những rủi ro và biện pháp hạn chế trong từng quá trình thƣơng lƣợng mua bán một cách tổng thể vì rủi ro là một yếu tố tồn tại trong mỗi quyết sách, lĩnh vực và phạm vi rộng và phức tạp, vì mỗi sự vụ cụ thể lại có những biến thái với mầu sắc khác nhau của rủi ro có thể do nhiều yếu tố gây ra cùng lúc nhƣ thiếu thông tin, dẫn đến bị đối tác lừa thì tất yếu đàm phán ký kết hợp đồng có chỉn chu tới mức nào cũng đều thất bại. Thiếu năng lực quản lý dẫn đến sai lầm trong quản lý và điều hành, thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến sơ suất, thiếu chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp gây ra rủi ro không đáng có. 60 Tóm lại, thực trạng rủi ro chính trong XNK với nhiều bất cập và khó khăn đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có các giải pháp để hạn chế, khắc phục rủi ro trong hoạt động này. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro đƣợc quan tâm, áp dụng từ lâu và có tác dụng tích cực trong đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nhiều biện pháp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải nhìn nhận rủi ro bao quát về cả vi mô và vĩ mô, xem xét đánh giá rủi ro một cách tổng thể, phải tƣ vấn cho nhà nƣớc để cùng hạn chế rủi ro nói chung. 61 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đối mặt với những rủi ro đã xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy xu hƣớng là bên cạnh những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ, rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ tác nghiệp phức tạp và rất đa dạng, xảy ra ở nhiều khâu. Rủi ro liên quan đến chính trị và pháp lý có xu hƣớng tăng và hậu quả nghiêm trọng hơn... Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc với các doanh nghiệp. 3.1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ Rủi ro về chính trị, chính sách, pháp luật, môi trƣờng kinh doanh trong XNK là điều khó tránh khỏi và có xu hƣớng xảy ra ngày càng cao, vì những mâu thuẫn tất yếu trong hội nhập phát triển kinh tế, sự đối đầu giữa lợi ích của các khối kinh tế, của nƣớc phát triển với nƣớc đang phát triển, của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia với các công ty bản địa truyền thống. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật, chính sách phát triển, hỗ trợ kinh tế của nhà nƣớc phải đƣợc xem nhƣ là một khía cạnh hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh tế. Nhà nƣớc thông qua các công cụ vĩ mô điều tiết kinh tế nói chung trong đó có rủi ro trong XNK nói riêng. Đó là: 3.1.1. TẠO MÔI TRƢỜNG PHÁP LUẬT ĐỒNG BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Để điều tiết hoạt động kinh doanh XNK, hệ thống Luật của nƣớc ta có những luật sau: 62 Luật Thƣơng Mại Việt Nam đƣợc soạn thảo (căn cứ vào Hiến pháp Nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - 1992) đƣợc Quốc hội khoá IX thông qua 5/1997, đã quy định các hoạt động thƣơng mại xảy ra tại Nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Với 6 chƣơng và 264 điều, Luật Thƣơng mại điều chỉnh các hành vi thƣơng mại, xác định địa vị pháp lý của thƣơng nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thƣơng mại tại nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1). Điều chỉnh các hành vi thƣơng mại trong hoạt động mua bán hàng hoá ở thị trƣờng trong nƣớc và mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài, các dịch vụ thƣơng mại gắn liền với các hoạt động thƣơng mại, lƣu thông hàng hoá nhƣ đại diện thƣơng nhân, môi giới thƣơng mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý mua bán, thuê mua, gia công, giao nhận, kho vận, quảng cáo, trƣng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm... của các thƣơng nhân hoạt động tại Việt Nam. - Nghị định số 33-CP ngày 19-04-1994 về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. - Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài: - Thông tƣ số 26/1999/TT-BTM ngày 19/8/1999 bổ sung Thông tƣ số18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP. - Nghị định số 94/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế xuất nhập khẩu số 04/1998/QH ngày 20/05/1998. 63 - Nghị định số 11/1999/NĐ-CP về hàng hoá cấm lƣu thông, dịch vụ thƣơng mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thƣơng mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. - Nghị định của Chính phủ số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về việc ban hành Quy chế Đấu thầu. - Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/04/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. - Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 quy định về hoạt động khuyến mại, quảng cáo và hội chợ, triển lãm thƣơng mại. - Luật thuế xuất nhập khẩu đƣợc quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/1987, sửa đổi bổ sung nhiều lần. Lần mới nhất vào năm 1999 (quy định về chống bán phá giá tại khoản 2 - điều 9, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 1999, nhƣng ở các nƣớc phát triển thì luật chống bán phá giá là một luật riêng, quy định về sở hữu trí tuệ nằm trong Luật dân sự). Để hoàn thiện hệ thống luật pháp nhà nƣớc cần tham khảo các biện pháp sau: Tham khảo hệ thống luật của các nước phát triển Tham khảo hệ thống luật của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, các nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, vì ở các nƣớc này có nền kinh tế phát triển năng động, là các trung tâm thƣơng mại lớn trên thế giới, có hệ thống pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ...Việt Nam cần dịch một số luật cụ thể nhƣ Luật liên quan về kiểm định chất lƣợng, liên quan đến hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh, Luật cạnh tranh.. để từ đó nghiên cứu xây dựng các luật điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp hơn. 64 Ban hành Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh và chống độc quyền - sự cần thiết cho nhà quản lý và doanh nghiệp để hạn chế rủi ro. Cạnh tranh là quy luật hoạt động vốn có của nền kinh tế thị trƣờng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tìm tòi, cải tiến áp dụng phƣơng thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng cũng nảy sinh cạnh tranh bất hợp khách hàng của thƣơng nhân ... gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia cũng nhƣ của nhà kinh doanh. Vì vậy, đã đến lúc cần thiết tiến hành việc soạn thảo Luật cạnh tranh của Việt Nam để lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ hạn chế rủi ro do cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Trong Hội thảo về Luật cạnh tranh do Hội Luật gia Việt Nam và Hội Luật sƣ Canađa phối hợp tổ chức, các đồng nghiệp Canađa đã đƣa những thông tin mới nhất về Luật cạnh tranh và những kinh nghiệm của các nƣớc Bắc Mỹ và Châu Âu trong việc thực hiện Luật cạnh tranh. Trên thế giới, khoảng 82 nƣớc đã có Luật cạnh tranh. Đối với Việt Nam, khái niệm cạnh tranh cũng đƣợc nhắc đến nhiều trong giai đoạn hiện nay, khi mà nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Luật thƣơng mại là đạo luật đầu tiên của nƣớc ta quy định trực tiếp về vấn đề cạnh tranh và cạnh tranh bất hợp pháp. Điều 8 của Luật thƣơng mại quy định: “Thƣơng nhân đƣợc cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thƣơng mại ...” và các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: - Đầu cơ để lũng đoạn thị trƣờng. - Bán phá giá giá để cạnh tranh. - Dèm pha thƣơng nhân khác. 65 - Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe doạ nhân viên hoặc khách hàng của thƣơng nhân khác. - Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thƣơng nhân khác. - Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng. - Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. - Bán hàng giả. - Bán hàng kém chất lƣợng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký. - Quảng cáo dối trá. - Khuyến mại bất hợp pháp. Nhanh chóng đưa các luật đã ban hành vào thực thi Nhanh chóng đƣa các luật đã ban hành vào thực thi, áp dụng điều tiết các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể các luật mới và có cơ chế giám sát đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng lợi thế mà luật mới đem lại, tức là bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nƣớc cũng phải đảm bảo đƣợc tính tối ƣu đồng thời để các doanh nghiệp thấy đƣợc lợi ích của luật mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, theo nguyên tắc “ một cửa, một chìa khoá”. Nhất là trong lĩnh vực thuế quan và hải quan để phát huy tốt hiệu quả của chính sách thuế xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, khắc phục tình trạng phiền hà, sách nhiễu về thủ tục. Do vậy, việc cải cách bộ máy 66 hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi chính sách là vấn đề bức xúc đảm bảo cho chủ trƣơng, chính sách đƣợc thể hiện một cách nghiêm túc. 3.1.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ, QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Chính sách tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, chính sách tỷ giá cần đảm bảo các nội dung sau: Duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết, quản lý của Nhà nƣớc . Vì chế độ tỷ giá thả nổi cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập, theo quy luật cung cầu thị trƣờng đồng thời phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của Nhà nƣớc để đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế. Cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hoá dần: Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bƣớc đi thích hợp. Trƣớc mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trƣởng chƣa ổn định, thị trƣờng hối đoái mới đang hƣớng tới hoàn thiện, thị trƣờng nội tệ chƣa thực sự phát triển, thị trƣờng chứng khoán mới đang ở giai đoạn đầu. Do vậy, chế độ tỷ giá chính thức, quy định biên độ giao dịch vẫn là một công cụ điều tiết và kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Giải pháp có hiệu lực là Ngân hàng Nhà nƣớc mở rộng biên độ giao dịch từ từ, đồng thời cần phải điều chỉnh tăng dần tỷ giá chính thức. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc xáo trộn thị trƣờng và kiềm chế tỷ giá thị trƣờng tự do. Định hƣớng chung trong cả thời kỳ tới là điều chỉnh tỷ giá bám sát cung cầu ngoại tệ (chủ yếu là USD, EURO) để sử dụng khoản dự trữ ngoại tệ nhƣ một cách neo an toàn hay một vũ khí hiệu nghiệm một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do, tiến tới thống nhất tỷ giá, cần linh hoạt điều chỉnh tỷ giá với các đồng tiền quan trọng khác nhƣ: Yên, NDT... Mục tiêu dài hạn là chuyển đổi hoàn toàn VND 67 có một tỷ giá thích hợp, có tác dụng kích thích tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ cao, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. - Quản lý ngoại hối: Thay vì việc thắt chặt chính sách quản lý ngoại hối, nhà nƣớc cần định hƣớng, từng bƣớc nới lỏng quản lý ngoại hối. Trƣớc mắt vẫn cần tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, đặt ngoại tệ thành một loại hàng hoá đặc biệt đƣợc trao đổi theo cơ chế thị trƣờng. Đẩy mạnh các giải pháp khuyến khích không dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới sử dụng tài khoản nƣớc ngoài và tài khoản trong nƣớc. Giảm dần tiến tới xoá bỏ việc đảm bảo cân đối ngoại tệ từ phía Chính phủ để kích thích xuất khẩu, phát triển mạnh thị trƣờng ngoại tệ Liên ngân hàng, công nhận và tăng cƣờng kiểm soát thị trƣờng tự do, tăng dự trữ ngoại tệ đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia để chống đỡ trƣớc các biến động tài chính quốc tế. Nới lỏng dần các quy định bán ngoại tệ và mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất khẩu vẫn là một trong những nguồn cung ngoại tệ chủ chốt, song cung cầu ngoại tệ luôn căng thẳng và VND không có khả năng chuyển đổi nên việc Nhà nƣớc thống nhất quản lý ngoại hối, bắt buộc các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng là cần thiết và bắt buộc. Để đảm bảo quyền lợi cho xuất khẩu, một mặt cần điều chỉnh giá mua (tỷ giá) ngoại tệ linh hoạt, không để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến động tỷ giá, mặt khác nhà xuất khẩu cần đƣợc mở rộng, sử dụng, chuyển, cũng nhƣ đóng tài khoản ngoại tệ của mình một cách dễ dàng và công khai, tránh các thủ tục hành chính quan liêu phiền hà, phân biệt đối xử, ép giá, giao dịch bất hợp pháp, gây trở ngại cho doanh nghiệp. Để phù hợp với tiến trình hội nhập và mở cửa, trong ngắn hạn, chính sách quản lý ngoại tệ, với sự hoàn thiện các cơ chế thị trƣờng và tự do hoá tài 68 chính, VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì các quy định về ngoại hối sẽ dần đƣợc nới lỏng và các nhà xuất khẩu toàn quyền sở hữu và chủ động sử dụng số ngoại tệ của mình theo cơ chế thị trƣờng. 3.1.3. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ HẠN CHẾ RỦI RO Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lƣợt gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, khôi phục quan hệ bình thƣờng với các tổ chức nhƣ: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), gia nhập ASEAN, APEC, thực hiện chƣơng trình CEPT, đồng sáng lập ASEAM. Trong quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng đến nay, Việt Nam đã ký 81 hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng, gần 40 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với các nƣớc và vùng lãnh thổ, ký kết và phê chuẩn hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ...Đến nay, Việt Nam đã quan hệ kinh tế thƣơng mại với hơn 176 nƣớc và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam, mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu, tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và ODA, tiếp thu nhiều công nghệ mới, tiên tiến..góp phần đáng kể đảm bảo tăng trƣởng cao của nền kinh tế Việt Nam, trung bình 7% trong giai đoạn 10 năm đổi mới 1990-2000, tạo thêm 350.00 công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, từng bƣớc tạo ra nền kinh tế mở, năng động. Các mốc trong tiến trình hội nhập của Việt Nam: - Bình thƣờng hoá quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: WB, IMF, ADB. - 1/1995: Nộp đơn xin ra nhập WTO. Đến nay đã trải qua 7 vòng đàm phán. 69 - 7/1995: Ký hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên Minh Châu Âu (EU). - 7/1995: Gia nhập tổ chức ASEAN. - 1/1996: Thực hiện chƣơng trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA). - Tham gia sáng lập Diễn đàn Á - ÂU (ASEAM) với 25 thành viên. - 11/1998: Gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) với 21 thành viên. - 7/2000: Ký và phê chuẩn Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt - Mỹ, có hiệu lực thực thi từ ngày 10/12/2001. Tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực tuy nảy sinh những mâu thuẫn là gây rủi ro cho nền kinh tế tổng thể của một nƣớc nói chung và rủi ro trong xuất khẩu nói riêng nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2 nhƣng hội nhập là một yêu cầu thực tế của phát triển kinh tế thế giới. Sự minh chứng trên về thành công khi tham gia hội nhập không ai có thể phủ nhận đƣợc. Bản thân mỗi nƣớc khi tham gia hội nhập đều gặp những khó khăn và thuận lợi song đều tựu trung lại ở một điểm là nƣớc đó phải hoàn thiện môi trƣờng kinh tế, chính trị pháp luật của mình phù hợp với xu hƣớng phát triển nói chung. Vì vậy, xu hƣớng tất yếu là giảm thiểu đƣợc rủi ro xuất nhập khẩu. Chủ động tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, tạo khả năng cho các doanh nghiệp phát triển. Khi tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam tuy trƣớc mắt gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh nhƣng xét về lâu dài đây là một xu hƣớng tất yếu. Khi tham gia các tổ chức đó, Việt Nam sẽ đƣợc 70 điều kiện cạnh tranh công bằng hơn về mặt vĩ mô, các tranh chấp thƣơng mại sẽ đƣợc điều chỉnh bởi Luật của các tổ chức này. 3.1.4. TĂNG CƢỜNG SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN Một trong những biện pháp vừa để khuyến khích phát triển kinh tế theo hƣớng mở cửa và hội nhập, đó là phải tạo sự gắn kết giữa các cơ quan của chính phủ và các doanh nghiệp. Muốn vƣơn ra thị trƣờng khu vực và thế giới mà thiếu sự hỗ trợ này thì gặp rất nhiều rủi ro, vì các tổ chức nhà nƣớc nhất là các cơ quan đại diện có các điều kiện thuận lợi rất đặc thù. Đó là mạng lƣới hoạt động của 70 cơ quan đại diện trên khắp thế giới, là đầu mối quan trong trong hoạt động thông tin kinh tế, với đội ngũ cán bộ thông thạo bản ngữ, am hiểu tình hình kinh tế chính trị, văn hoá - xã hội, pháp luật, thị trƣờng nƣớc sở tại, các đại sứ, tổng lãnh sự có quan hệ chính trị thuận lợi với chính giới, tài giới và ngoại giao đoàn sở tại, có điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết chính trị với kinh tế. Chính vì vậy, các cơ quan này cần chú trọng các hoạt động sau: Cung cấp các thông tin về đặc điểm thị trƣờng nhất là về hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - thƣơng mại, các hiệp định đã ký kết của nƣớc sở tại với Việt Nam. Cung cấp thông tin về cơ hội thâm nhập thị trƣờng, hội chợ triển lãm, xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu sản phẩm, hợp đồng đấu thầu. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động tác nghiệp tại địa bàn sở tại nhƣ móc nối, tìm hiểu môi giới, giới thiệu sản phẩm, thẩm định đối tác kinh doanh, tƣ vấn hỗ trợ vận động hành lang (lobby) trong khâu thƣơng lƣợng, ký kết hợp đồng. Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến các tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. 71 Để thực hiện tốt các chức năng trên thì các tổ chức tƣ vấn, hỗ trợ thông tin, các cơ quan đại diện phải thành lập nhóm chuyên môn về kinh tế, phối hợp chặt chẽ với các tham tán thƣơng mại, có chế độ phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm, thƣờng xuyên giữa các nhóm với nhau và giữa các nhóm với tƣ cách là đại diện các tổ chức với các doanh nghiệp, đồng thời phải coi nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp là nội dung quan trọng của nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế ngành và của các tổ chức, cơ quan đại diện nhà nƣớc. 3.1.5. THÀNH LẬP CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƢƠNG MẠI TẠI CÁC KHU VỰC THỊ TRƢỜNG TRỌNG TÂM Các thành phố, hiệp hội doanh nghiệp của từng ngành, từng vùng phải thành lập các văn phòng đại diện thƣơng mại tại các nƣớc, các khu vực thị trƣờng trọng tâm, trọng điểm. Văn phòng phải mang hình thức và nội dung hoạt động mới đó là: Văn phòng đại diện thƣơng mại có tƣ cách là một pháp nhân thƣơng mại đƣợc sự đảm bảo của các cấp chính quyền sở tại và sự hỗ trợ của các kiều bào về chi phí thuê kho, trụ sở cũng nhƣ sự hỗ trợ khác trong suốt quá trình hoạt động. Chức năng của các văn phòng đại diện thƣơng mại, ngoài việc trực tiếp nghiên cứu thị trƣờng sở tại, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyếch trƣơng thƣơng hiệu của hàng hoá Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng là trực tiếp nhập khẩu hàng hoá từ các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó dựa vào thiết lập kênh phân phối trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của văn phòng đại diện thƣơng mại này là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nhóm ngành hàng mình đảm trách, có nghĩa là tạo điều kiện không chỉ cho các tổng công ty, các công ty lớn, mà cả các công ty nhỏ đều có khả năng tiếp cận thị trƣờng khu vực và thị 72 trƣờng quốc tế, hạn chế các khâu trung gian mà nhiều doanh nghiệp dệt may và nông sản đã sử dụng để thâm nhập, xuất khẩu hàng hoá trong thời gian qua. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là thƣờng trực, là yếu tố luôn đƣợc cân nhắc khi doanh nghiệp ra các quyết định. Một doanh nghiệp muốn thành công không thể lẩn tránh rủi ro mà vấn đề là phải làm sao để kiểm soát đƣợc nó, hạn chế và khắc phục nó. Muốn vậy, họ phải lập bảng liệt kê rủi ro và trả lời các câu hỏi: Họ sẽ gặp rủi ro nào? Điều đó có đáng để bận tâm không? Có cách phòng tránh không? Chi phí để thực hiện điều đó nhƣ thế nào?... Một doanh nghiệp thành công chỉ khi biết đƣa các rủi ro vào những mắt xích quyết định của mình [3], [17] “Sơ đồ định dạng và phân tích rủi ro”. 73 Loại bỏ ? Loại bỏ ? Sơ đồ 3.1: Định dạng và phân tích rủi ro Sau khi đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và hậu quả của rủi ro, các doanh nghiệp cần có các biện pháp sau [1]: Tránh rủi ro, tức là không làm việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Rủi ro ? Phân tích ? Nghiêm trọng? Phân tích rủi ro ? Giảm? Giảm Bảo hộ Kế hoạch Nghiêm trọng? Chọn giải pháp? Rủi ro còn lại đã phân tích chƣa? 74 Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, các công ty, các cá nhân dùng những biện pháp để trang bị đề phòng, ngăn ngừa hạn chế rủi ro và hậu quả của nó nhƣ: hệ thống bảo vệ chống trộm cắp, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các biện pháp an toàn lao động; các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông... Tự khắc phục rủi ro (biện pháp tự bảo hiểm), biện pháp này là thành lập quỹ dự trữ tài chính nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó để bù đắp, khắc phục hậu quả. Chuyển nhƣợng rủi ro (bảo hiểm), một cá nhân hoặc một công ty khi tự mình không thể chịu đựng đƣợc một hoặc nhiều rủi ro lớn, có tính chất thảm hoạ nên phải san sẻ bớt cho những ngƣời hoặc các công ty chuyên nghiệp bằng cách thuê các công ty đó chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình. 3.2.1. TÌM HIỂU KỸ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TẠI CÁC NƢỚC ĐỐI TÁC Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, một công ty muốn tồn tại phải chú trọng nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh ở góc độ vĩ mô, vì chỉ có làm nhƣ vậy mới tránh đƣợc những rủi ro khi đƣa ra các quyết định kinh doanh. Công đoạn này là tiền đề cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng, phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Yếu tố kinh tế. Yếu tố chính trị, xã hội và quân sự. Yếu tố khoa học và công nghệ. Môi trƣờng pháp luật. Môi trƣờng văn hoá, con ngƣời. Môi trƣờng cạnh tranh. 75 Phân tích tất cả các yếu tố trên một cách tổng thể, sự tác động của những yếu tố đó tới hoạt động kinh doanh XNK để từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong từng hoàn cảnh cụ thể và không dẫn đến những quyết định sai lầm. Đồng thời, khi xem xét môi trƣờng kinh tế của quốc gia hay khu vực, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực tài chính, sản xuất... của đối tác. Công việc này không chỉ dừng lại ở mức thu thập các thông tin về đối tác trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mà doanh nghiệp cần có động tác kiểm tra độ chân thực và chính xác của nguồn thông tin. 3.2.2. DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP HÀI HOÀ VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁC BỘ, NGÀNH TRONG TRAO ĐỔI THÔNG TIN Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa tiếp cận với nguồn thông tin tƣ vấn của các cơ quan, tổ chức, cơ quan đại diện trong việc thu thập và kiểm tra thông tin liên quan đến môi trƣờng kinh doanh và liên quan đến đối tác nhƣ vừa đề cập ở phần trên. Do vậy, trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì phải chú trọng hơn nữa vào sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nhà nƣớc liên quan với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hài hoà ở đây phải thể hiện trên ba phƣơng diện: Một là, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hỗ trợ và tƣ vấn của chính phủ phải có bộ phận chuyên môn về thông tin kinh tế, đƣợc hỗ trợ về mặt tài chính trong hoạt động, vì bản thân các thực thể này có nhiều điều kiện tốt để có những thông tin hữu ích, cụ thể về thị trƣờng doanh nghiệp quan tâm, bộ phận chuyên môn phải có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng phối hợp với các doanh nghiệp, không xa rời doanh nghiệp, không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trƣờng trao đổi cởi mở và thuận tiện. Xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin, thƣởng phạt rõ ràng quy về từng bộ phận đảm trách cụ thể. 76 Hai là, về phía doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin này, thông qua các hiệp hội kinh tế (nếu có) để có thể dễ dàng trong tiếp cận các cơ hội kinh doanh cũng nhƣ các thông tin thị trƣờng. Đóng góp kinh phí hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, tạo lợi ích cho cả bên nhận và bên cung cấp thông tin, từ đó mới khuyến khích các cơ quan cung cấp tƣ vấn thông tin đầu tƣ thời gian và phát triển các kênh thông tin có giá trị. Ba là, phối hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan đại diện các tổ chức tƣ vấn của chính phủ nghĩa là có sự trao đổi thông tin qua lại, tức là thông tin không mang tính một chiều. Các cơ quan có điều kiện có đƣợc những thông tin tổng thể về thị trƣờng còn doanh nghiệp thì cụ thể các thông tin đó trong những thƣơng vụ, kế hoạch phát triển cụ thể. Vì vậy, sự trao đổi này giúp các bên hoàn thiện và thu đƣợc kết quả cao hơn trong hoạt động tác nghiệp của mình. 3.2.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TÁC NGHIỆP, MỞ RỘNG VÀ ĐA DẠNG HOÁ THỊ TRƢỜNG Các công ty, các tổng công ty phối hợp với hiệp hội kinh tế thành lập các văn phòng đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, chú trọng chức năng nghiên cứu thị trƣờng, nhất là đối với các công ty vừa và nhỏ nên thông qua các Hiệp hội để có đƣợc cơ hội kinh doanh cũng nhƣ thông tin thị trƣờng. 3.2.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO Các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên có chính sách đào tạo và chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ đảm nhiệm xuất nhập khẩu trong tình hình mới với sự bùng nổ về thông tin mạnh mẽ, xu hƣớng hội nhập và những khó khăn của doanh nghiệp trong môi trƣờng hội nhập đó, sự thay đổi và biến động của thị trƣờng khu vực thế giới đối với ngành mình liên quan, chủ nghĩa 77 bảo hộ của các nƣớc phát triển, sự thay đổi luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia. Chính sách nâng cao năng lực không chỉ là tạo điều kiện, hỗ trợ tài chính để các nhân viên tham gia các khoá học mà phải có cơ chế khuyến khích họ tham gia vào các diễn đàn, hội thảo về kinh tế, hỗ trợ họ trong cập nhật các thông tin chuyên sâu. Tóm lại, doanh nghiệp phải phát triển theo hƣớng chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Các cán bộ xuất nhập khẩu ngoài việc nắm vững các kiến thức về vĩ mô còn phải nắm vững về nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách toàn diện. Dƣới góc độ rủi ro, họ phải nắm vững một số biện pháp hạn chế rủi ro sau: Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật Đối với loại rủi ro này thì biện pháp tối ƣu là nắm bắt thông tin và phân tích thông tin chính trị, pháp lý để đề phòng nó xảy ra và hạn chế hoạt động kinh doanh ở các khu vực nhạy cảm chính trị là hữu hiệu nhất. Ngoài ra bảo hiểm tài sản của mình ở những khu vực có nguy cơ cao về rủi ro chính trị cũng là một biện pháp cần thiết. Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin Các doanh nghiệp cần phân tích rủi ro ngành và phân tích thị trƣờng, phân tích rủi ro ngành là việc xác định các nhân tố rủi ro hiện tại hay một thời điểm trong tƣơng lai có thể gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp dự báo đƣợc khuynh hƣớng phát triển, áp lực cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng. 78 Biện pháp hạn chế rủi ro văn hoá Biện pháp phòng ngừa đối với rủi ro văn hoá là nghiên cứu có tính hệ thống về thị trƣờng quốc gia và quốc tế, tạo nên sự chia sẻ văn hoá với cộng đồng địa phƣơng. Theo nghiên cứu của Child, Fraukner and Pitkethly - 1998 về phƣơng diện thực hành quản lý tại một số quốc gia là kinh nghiệm để các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo hạn chế rủi ro văn hoá. Thực hành quản lý của ngƣời Nhật: Định hƣớng chiến lƣợc dài hạn, nhấn mạnh đến sự phát triển. Cam kết lao động dài hạn. Thƣởng dựa đầu tiên vào sự đánh giá của quản lý cấp cao và thâm niên, huấn luyện nội bộ và hệ thống quản lý cấp cao, đầu tƣ mạnh vào đào tạo, khuynh hƣớng tập thể. Tham dự tập thể, trách nhiệm tập thể, ra quyết định và sáng tạo. Nhiệm vụ linh động, chuyên môn hoá thấp. Thực hành quản lý ở Mỹ: Khuynh hƣớng tài trợ ngắn hạn. Chính sách thƣởng dựa trên cơ sở các dấu hiệu thực hiện đặc biệt. Tỷ lệ thay đổi việc làm cao và dịch chuyển giữa các công ty. Phụ thuộc nghi thức văn hoá và hệ thống. Uỷ quyền giảm theo sự mở rộng của thang bậc. Thực hành quản lý ở Pháp: Chiến lƣợc hơn là khuynh hƣớng tài trợ. Thang bậc tổ chức cao với tỷ lệ cao của cá nhân quản lý. Mức độ chuyên môn hoá cao. Tính cách cá nhân nhiều hơn là tập thể trong làm và ra quyết định. Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán Khâu mấu chốt trong biện pháp này vẫn là nắm tình hình cụ thể, năng lực tài chính của đối tác khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải phối hợp tốt với các cơ quan tƣ vấn, hỗ trợ thông tin 79 của chính phủ, cập nhật và thu thập thông tin về đối tác trên các phƣơng tiện thông tin, nếu đƣợc cử cán bộ tới công ty đối tác thực địa tìm hiểu tình hình trực tiếp. Quy định cụ thể về mức phạt vi phạm, thời gian thanh toán tiền phạt trong từng trƣờng hợp khi ký kết và thực hiện hợp đồng cũng nhƣ các biện pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng. Ngoài việc mua bảo hiểm hàng hoá đối với những trƣờng hợp bất khả kháng còn phải quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trƣờng hợp bất khả kháng đó. Biện pháp hạn chế rủi ro trong lựa chọn phƣơng thức thanh toán Khâu mấu chốt trong hạn chế rủi ro nói chung cũng nhƣ rủi ro trong phƣơng thức thanh toán nói riêng vẫn là điều tra năng lực tài chính, năng lực sản xuất của đối tác, uy tín của họ trên thị trƣờng nhƣ thế nào. Lựa chọn phƣơng thức thanh toán an toàn nhất và mang lại hiệu quả cao nhất, thông thƣờng hiện nay các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng thức thanh toán L/C. Tuy nhiên phải nắm rõ quy trình nghiệp vụ, những khâu dễ phát sinh lỗi, thực hiện đúng yêu cầu nghiệp vụ trong tiến hành xem xét các văn bản, chứng từ liên quan. Biện pháp hạn chế rủi ro hối đoái Để hạn chế rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh, nhất là đối với hoạt động kinh doanh XNK thì doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần nắm vững những kỹ thuật hạn chế, giảm thiểu rủi ro hối đoái. Đó là: Áp dụng điều khoản tỷ giá linh hoạt trong hợp đồng thƣơng mại (áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái, áp dụng điều khoản tỷ giá linh hoạt tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá đƣợc miễn trừ, áp dụng điều khoản 80 chia sẻ rủi ro... Khi áp dụng các điều khoản này, các bên chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động của tỷ giá hoặc nhà xuất khẩu chấp nhận sự tăng và giảm giá trong một giới hạn miễn trừ mà các bên thoả thuận, hoặc cam kết sẽ cùng chịu một phần rủi ro khi có sự biến động tỷ giá. Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp khác nhƣ: biện pháp áp dụng điều khoản quyền chọn, nghiệp vụ Netting, các kỹ thuật giảm rủi ro hối đoái trên thị trƣờng ngoại hối bằng cách lựa chọn hợp đồng Spot, Forward Market, Futures Market, Option Market... Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển Mỗi hình thức vận tải để có những đặc thù riêng, khó khăn riêng, song cần chú trọng các vấn đề sau: - Lựa chọn phƣơng thức vận tải phù hợp và điều kiện bảo hiểm. - Các chứng từ vận tải, nghiệp vụ liên quan. - Xem xét các chứng từ vận tải với hợp đồng thƣơng mại, L/C trong mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Đối với ngƣời xuất khẩu (ngƣời giao hàng) giao hàng cho ngƣời chuyên chở phải căn cứ vào hợp đồng mua bán và yêu cầu của L/C giao hàng đúng số lƣợng, điền chính xác các thông tin trên vận đơn. Đối với ngƣời nhận hàng (ngƣời nhập khẩu) phải căn cứ vào nội dung của vận đơn để kiểm tra hàng hoá trƣớc khi nhận hàng. Trong trƣờng hợp phát hiện hoặc nghi ngờ có tổn thất, phải lập ngay chứng từ, biên bản có giá trị pháp lý ban đầu để lƣu quyền khiếu nại những ngƣời có liên quan. Lập bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ, chính xác và gửi cho ngƣời có liên quan đúng thời hạn khiếu nại theo quy định. Biện pháp hạn chế rủi ro trong bảo hiểm Trong giao dịch cần thoả thuận chi tiết, cụ thể về việc mua bảo hiểm và phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của các bên có văn bản xác nhận. 81 Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín. Bảo hiểm đúng loại, đúng đối tƣợng. 3.2.5 XÂY DỰNG BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO, TỔN THẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Nguồn kinh phí hoạt động cho bộ phận chuyên trách này trích từ quỹ phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp (nếu có) hoặc từ một phần lợi nhuận của doanh nghiệp, bộ phận này đảm nhận chức năng chủ yếu sau: - Nghiên cứu nhận dạng rủi ro. - Xây dựng mô hình quản trị rủi ro, cân đối chi phí thực tế cho bộ máy quản trị rủi ro với lợi ích kinh tế mà bộ máy này mang lại khi thực hiện quản trị rủi ro. Nếu chi phí thực tế cao hơn lợi ích mang lại, cần giảm qui mô sao cho phù hợp với nguyên tắc hiệu quả. - Lựa chọn nhân sự quản trị rủi ro: Vì rủi ro trong hoạt động XNK đa dạng phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu. Do vậy, có thể kết hợp lựa chọn những ngƣời chuyên trách ở các khâu, các lĩnh vực trong quá trình đó để phát huy năng lực của họ. - Lựa chọn phƣơng thức hoạt động Phƣơng thức hoạt động quyết định sự thành công của một tổ chức. đảm bảo cho tổ chức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công. Do đó, bộ phận quản trị rủi ro cần phải có sự lựa chọn phƣơng thức hoạt động thích hợp với mô hình, qui mô, tính chất kinh doanh, nguy cơ, tần xuất rủi ro...Có thể nói sự ra đời của bộ phận quản trị rủi ro là do sự tồn tại của rủi ro trong kinh doanh quyết định. Biết lựa chọn mô hình, nhân sự và phƣơng thức hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro là điều kiện quan trọng để bộ phận này hoạt động có hiệu quả. 82 3.2.6. XỬ LÝ, KHẮC PHỤC HẠN CHẾ HẬU QUẢ KHI RỦI RO ĐÃ XẢY RA Khi rủi ro, tổn thất xảy ra, DN thực hiện 2 giai đoạn xử lý rủi ro, tổn thất. - Xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất là triển khai tổng hợp các biện pháp thích hợp cần thiết cho việc ngăn chặn kịp thời rủi ro, tổn thất bao gồm các nội dung: Một là kế hoạch hành động: đó là sự tác nghiệp của các bộ phận liên quan một khi có sự cố, rủi ro, tổn thất xảy ra. Hai là, kế hoạch về tài chính: là dự kiến các khoản phải chi cho việc xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất bao gồm các chi phí: khắc phục, sửa chữa, cứu giữ thị trƣờng, bồi thƣờng thiệt hại liên đới... Ba là, kế hoạch về nhân lực: chuẩn bị nguồn nhân lực cho các tình huống bất ngờ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của xử lý sơ bộ về rủi ro, tổn thất. Bốn là, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện: nhằm giúp cho những ngƣời tham gia các phƣơng án xử lý sơ bộ có thể hành động nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả khi rủi ro, tổn thất xảy ra, hoặc giả định xảy ra. Khi rủi ro, tổn thất xảy ra thì DN cần thực hiện các biện pháp sau: Khoanh vùng lĩnh vực, khâu xảy ra rủi ro, tổn thất : Khoanh lại rủi ro tức là hạn chế tác động của rủi ro, tổn thất không lan rộng về mặt phạm vi cũng nhƣ mức độ trầm trọng, không biến nó trở thành những nguyên nhân để xảy ra rủi ro, tổn thất khác. Tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục giá trị sử dụng, giá trị thƣơng mại của hàng hoá, tài sản, sức khoẻ của con ngƣời... Tìm kiếm xem xét lại khả năng và biện pháp phòng ngừa rủi ro. Phòng ngừa là phƣơng thức tốt nhất hạn chế rủi ro, tổn thất. Rõ ràng khi mà rủi ro, 83 tổn thất xảy ra thì cần xem xét lại các biện pháp phòng ngừa rủi ro trƣớc đây hoặc có thể phải tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa rủi ro khác tốt hơn. - Xử lý hành chính các rủi ro, tổn thất. Xử lý hành chính các rủi ro, tổn thất chủ yếu là bƣớc giải quyết vấn đề tìm nguồn kinh phí để trang trải, tài trợ nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của rủi ro, tổn thất. Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể của rủi ro mà DN áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhau, cụ thể là: Di chuyển rủi ro, tổn thất: Đối với những rủi ro có trong hợp đồng bảo hiểm, cần tiến hành đầy đủ nhanh chóng các thủ tục để khiếu nại, đòi bồi thƣờng các công ty bảo hiểm. Tìm nguồn tài trợ riêng để trang trải những rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Những rủi ro bất ngờ không thuộc trong các danh mục bảo hiểm mà doanh nghiệp buộc phải giữ lại một cách cố ý hay vô tình. Doanh nghiệp phải tìm các nguồn tài trợ riêng để trang trải, bù đắp cho những thiệt hại xảy ra. Thông thƣờng trong kinh doanh, nguồn tài trợ này chủ yếu là nguồn tín dụng ƣu đãi của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ cho doanh nghiệp, ngoài ra còn từ các quĩ hỗ trợ của nhiều tổ chức khác nhau. Chuẩn bị các phƣơng án thay thế: Mỗi doanh nghiệp hoạt động thƣờng theo một phƣơng án kinh doanh nào đó mà họ cho là hiệu quả nhất. Một khi phƣơng án kinh doanh này gặp rủi ro tức là đối mặt với nguy cơ phá sản. Xử lý hành chính đối với các rủi ro buộc doanh nghiệp phải thay thế và chuyển sang kinh doanh theo phƣơng án ít rủi ro hơn. 84 85 KẾT LUẬN Rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và XNK nói riêng là vấn đề không mới song vấn đề này chƣa đƣợc các doanh nghiệp nhìn nhận nhƣ là một yếu tố độc lập riêng biệt. Họ thƣờng xoá nhoà rủi ro với những bất chắc trong từng nghiệp vụ ngoại thƣơng mà chƣa nhìn nhận một cách tổng thể. Chính vì vậy, các biện pháp phòng tránh rủi ro còn manh mún, chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức, chƣa thành chủ trƣơng để mỗi cán bộ nhân viên phụ trách từng khâu nghiệp vụ nhìn nhận chủ động mà thƣờng thụ động đối phó với những rủi ro đã xảy ra. Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thƣơng mại quốc tế. Do đó, để hoàn thiện mình và kinh doanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp không đƣợc tách rời cơ hội với rủi ro. Phải phân tích rủi ro cụ thể hơn, sâu sắc hơn không chỉ ở mức tổng thể, hay nghiệp vụ mà phải phân tích theo từng nhóm ngành, từng lĩnh vực riêng để giảm thiểu mức tổn thất, giảm thiểu các tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả XNK. Mỗi doanh nghiệp khi nắm vững khó khăn của mình trong khắc phục và hạn chế rủi ro sẽ có cách nhìn tổng thể về môi trƣờng kinh doanh, để từ đó tác động trở lại mang tính chất tƣ vấn với các chính sách, pháp luật của chính phủ đối với hoạt động liên quan. Tuy thời gian và năng lực thống kê của tác giả, của cơ quan thống kê về vấn đề rủi ro còn hạn chế nên không có những số liệu kinh tế minh chứng một cách cụ thể, nhƣng luận văn đã tập trung và phân tích một số rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh XNK góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn: PGS - TS Nguyễn Nhƣ Tiến, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 1. Hoàng Văn Châu, Nguyễn Hồng Đàm (1997) Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Nxb Giáo Dục, Hà nội. 2. Nguyễn Thị Hồng Hải (2002). Những giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Học viện ngân hàng, Hà nội. 3. Khuất Thu Hồng. Các tổ chức NGOs Việt Nam,tài liệu hội thảo Hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân (PPP), ngày 5-6/01/2004, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội. 4. Ngô Ngọc Huyền, Bùi Thị Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Hùng (2001). Rủi ro trong kinh doanh. Nxb Thống Kê, Hà nội. 5. Nguyễn Phúc Khanh (2002). Cải cách chính sách thương mại của Việt Nam. Nxb Thống Kê, Hà nội. 6. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc (1998). Rủi ro và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, Tạp chí Ngân hàng số 8. 7. Trần Chí Thành (1995). Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường. Nxb Thống kê, Hà nội. 8. Nguyễn Nhƣ Tiến (2001). Hướng dẫn sử dụng vận đơn đường biển trong thương mại và hàng hải quốc tế. Nxb Giao thông vận tải, Hà nội. 9. Nguyễn Văn Tiến (1999). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nxb Thống kê, Hà nội. 10. Vũ Hữu Tửu (2002). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 87 11. Nguyễn Thị Quy(1995): Giải pháp thúc đẩy nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT của Việt Nam, Luật án phó tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội. 12. Jan Ramburg ( 1994). Hướng dẫn sử dụng Incoterm 1990. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. 13. Bản tin chuyên đề môi trƣờng kinh doanh tháng 2.3.4/2004, Trung tâm thông tin kinh tế, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam. 14. Báo cáo kim ngạch XNK theo khu vực và thị trƣờng, Bộ Thƣơng Mại các năm 2000, 2001, 2002, 2003. 15. Tài liệu tập huấn về Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (thƣơng hiệu) phục vụ sản xuất và kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế tháng 4/2004, Cục sở hữu trí tuệ, 386 - Nguyễn Trãi, Hà nội. 16. Melvins. Schwechter. „Kiện bán phá giá tôm và một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” tài liệu hội thảo “ Bán phá giá” do Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế(CEDS)- Đại Học Quốc Gia Hà Nội tổ chức ngày 8 tháng 1 năm Tài liệu hội thảo chống bán phá giá. Tài liệu tham khảo tiếng Anh: 17. Editch& H.G Koeglmayr, “Country Risk Ratings” Management Internations Review. 18. International chamber of commercial (1993). The uniform customs &pratice for documentary credit, 1993 revision, ICC publication, No 500, Paris. Địa chỉ các trang Web tham khảo: www.baoviet.com.vn www.dei.gov.vn www.exim-pro.com 88 www.hvnclc.com.vn www.mof.gov.vn www.mot.gov.vn www.mpi.gov.vn www.sgtt.com.vn www.thuonghieuviet.com.vn www.vcci.com.vn www.vneconomy.com.vn www.vietnamtradefair.com www.vninvest.com www.vnexpress www.vnn.vn 89 MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Lý luận chung về rủi ro - rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 4 1.1. Khái niệm về rủi ro .................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK ............................. 5 1.1.3. Đặc điểm .............................................................................................. 6 1.2. Phân loại.................................................................................................. 8 1.2.1. Căn cứ vào tính chất của rủi ro ............................................................. 8 1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro ............................................ 8 1.2.3. Căn cứ vào khả năng bảo hiểm ............................................................. 9 1.2.4. Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra rủi ro .................................................. 9 1.2.5. Căn cứ vào môi trƣờng ....................................................................... 10 1.2.5. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh XNK ............................................. 14 1.2.6. Rủi ro khác ......................................................................................... 22 1.3. Sự cần thiết nghiên cứu rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK .......... 23 Chƣơng 2: Thực trạng Rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Việt Nam .. 25 2.1. Khái quát tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây ....... 25 2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK ............................... 27 2.2.1. Rủi ro ký kết, thực hiện hợp đồng ....................................................... 27 2.1.2. Rủi ro trong lựa chọn phƣơng thức thanh toán .................................... 30 2.2.3. Rủi ro trong vận chuyển hàng hoá ...................................................... 34 2.2.4. Rủi ro bảo hiểm .................................................................................. 37 2.2.5. Rủi ro do chính trị, pháp lý ................................................................. 38 2.2.6. Rủi ro tỷ giá ........................................................................................ 45 90 2.2.7. Rủi ro do thiếu thông tin, lừa đảo, gian lận thƣơng mại ...................... 46 2.3. Đánh giá về rủi ro XNK của Việt Nam .................................................. 50 2.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 50 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 52 Chƣơng 3: Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK .................................................................................................. 61 3.1. Các giải pháp vĩ mô ............................................................................... 61 3.1.1. Tạo môi trƣờng pháp luật đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập ................................................................................................... 61 3.1.2. Chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối ................................................... 66 3.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế là hạn chế rủi ro ........................................... 68 3.1.4. Tăng cƣờng sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan đại diện ..................... 70 3.1.5. Thành lập các văn phòng đại diện thƣơng mại tại các khu vực thị trƣờng trọng tâm........................................................................................... 71 3.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp ...................................................... 72 3.2.1. Tìm hiểu kỹ môi trƣờng kinh doanh tại các nƣớc đối tác .................... 74 3.2.2. Doanh nghiệp phối hợp hài hoà với các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành trong trao đổi thông tin ................................................................................. 75 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tác nghiệp, mở rộng và đa dạng hoá thị trƣờng .... 76 3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ trong quản trị rủi ro ................................... 76 3.2.5 Xây dựng bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, tổn thất trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ..................................................... 81 3.2.6. Xử lý, khắc phục hạn chế hậu quả khi rủi ro đã xảy ra ........................ 82 Kết luận ........................................................................................................ 85 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 86 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3006_7774.pdf
Luận văn liên quan