Luận văn Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre

- Đối với các cấp lãnh đạo: cần có nhiều hơn nữa những dự án nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến SX NN. Bởi vì ngành NN là ngành kinh tế chính của Bến Tre, mà Bến Tre lại là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. - Đối với các giáo viên đứng trên bục giảng mà nhất là đối với giáo viên dạy môn Địa lý: ngoài những kiến thức chung, giáo viên nên lồng ghép giảng dạy BĐKH nhất là ý thức ứng phó với BĐKH đến học sinh. - Đối với người dân: nâng cao nhận thức và ý thức về BĐKH bằng những việc làm thiết thực nhất để chung tay góp sức với tinh thần “đại đoàn kết” trong ứng phó với BĐKH.

pdf148 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng nước sạch, 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 50% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch. 3.3.1.3. Thích ứng và giảm nhẹ hậu quả sự nóng lên toàn cầu và mực NBD tác động đối với HST trên biển và dải ven bờ * Đối với dải ven bờ - Kết hợp 3 phương án chiến lược ứng phó với NBD: bảo vệ đầy đủ, thích nghi và rút lui (né tránh) tùy đặc điểm cụ thể của từng khu vực. 121 - Quản lý tổng hợp vùng ven biển, bảo vệ HST rừng ngập mặn và vùng đất ngập nước ven biển, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Xây dựng tuyến đê biển kiên cố có tính đến độ cao mực NBD ở những nơi cần thiết; đến năm 2015 hoàn thành và nâng cấp được hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông; xác định các vùng đất cấm xây dựng trên dải ven biển, khu vực sạt lở ven sông; xây dựng hệ thống phòng tránh, trú bão, sóng và nước dâng. - Đến năm 2020 phát triển bền vững khu vực ven biển (3 huyện: Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại) theo quy hoạch phù hợp; cơ bản ứng phó được tình hình sạt lở bờ sông, ven biển và NBD. * Đối với vùng biển: Tổ chức quản lý những thay đổi của HST biển; mở rộng nghề nuôi trồng thuỷ sản; nghiên cứu đổi mới và quản lý tổng hợp nghề cá giữa đại dương và ven bờ; đầu tư cho một hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, KH và hải dương chuyên phục vụ các hoạt động trên biển. 3.3.1.4. Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lược phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH - Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép các yếu tố BĐKH cho các đô thị, khu vực dân cư, đặc biệt những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và NBD. - Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi phục vụ mở rộng đất NN và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững. 3.3.1.5. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng cường trồng cây phân tán, bảo vệ HST rừng ngập mặn - Tăng cường công tác trồng rừng, nhất là vùng ven biển, phấn đấu đến năm 2015 diện tích rừng trên 5.100 ha (theo quy hoạch đất rừng 7.833 ha). - Quản lý và bảo vệ HST rừng ngập mặn ở vùng đất ngập nước, giảm thiểu tình trạng suy kiệt rừng tự nhiên; gắn với các chính sách xã hội như: giao đất, giao rừng, xoá nghèo, 122 khuyến khích và tạo điều kiện để người dân ở khu vực ven biển làm nghề rừng sống được và làm giàu. - Tăng cường trồng cây phân tán, cây xanh đô thị; xây dựng vùng cung cấp giống lâm nghiệp. 3.3.1.6. Phát triển thuỷ sản thích ứng với BĐKH và NBD - Phát triển những giống, loài thuỷ sản có khả năng thích ứng với môi trường; du nhập và phát triển giống có giá trị cao, phải được chọn lọc, thích nghi với nhiệt độ cao và xâm nhập mặn, gia tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước. - Phát triển mô hình nhân giống thuỷ sản và nuôi cá thương phẩm; thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên; tăng cường nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường. - Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi thuỷ sản; phát triển nuôi cá nước ngọt trong các đập, hồ, ao theo mô hình nông - lâm - ngư kết hợp. 3.3.1.7. Phát triển nền NN bền vững - Quy hoạch thời vụ, sử dụng đất NN, duy trì diện tích đất canh tác hợp lý và bền vững; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo phát triển sinh kế nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với BĐKH: theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng dừa và bảo đảm ổn định diện tích trồng cây ăn trái. - Tăng cường khả năng tiêu thoát nước mưa ở các vùng đất thấp; ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác NN tăng sản lượng và giảm nhẹ KNK (khí methane). - Tăng cường, hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống sâu bệnh cây trồng và dịch bệnh động vật. 3.3.1.8. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ - Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Nghiên cứu các công nghệ SX tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí gây HƯNK; ưu tiên nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng vô tận, tái tạo. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác, tạo các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng với điều kiện BĐKH; gìn giữ các giống vật nuôi, cây trồng trong điều kiện KH thay đổi và NBD. 123 3.3.1.9. Bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển, sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả và hạn chế phát thải KNK - Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng; khai thác, sử dụng nguồn năng lượng mới và tái tạo như điện gió, điện mặt trời; tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong SX và chiếu sáng công cộng. - Hạn chế và chấm dứt hoạt động của các cơ sở SX có lượng phát thải khí HƯNK cao, gây ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ mới, công nghệ SX sạch hơn để giảm phát thải. 3.3.1.10. Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ cấp tỉnh đến cấp xã; giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khoẻ do tác động của BĐKH và biện pháp phòng tránh; tăng cường công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh phát sinh do KH, thời tiết thay đổi cực đoan; các giải pháp can thiệp y tế khi cần thiết ở những nơi có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 90% dân số có bảo hiểm y tế. 3.3.1.11. Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực Hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tài trợ kinh phí và hỗ trợ khoa học kỹ thuật tiến bộ thực hiện ứng phó với BĐKH. Tăng cường hợp tác khu vực ĐBSCL và tham gia tích cực vào Ủy ban sông Mêkông góp phần thực hiện tốt ứng phó với BĐKH. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực. 3.3.1.12. Giải pháp tài chính - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và địa phương) trong ứng phó với BĐKH; đảm bảo cho việc đầu tư các dự án cấp bách và khắc phục tác động của BĐKH. Tăng cường thu hút nguồn vốn tài trợ nước ngoài; ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việc nâng cao năng lực, chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, trong và ngoài nước tham gia cung cấp tài chính cho ứng phó với BĐKH. Chú trọng lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, phát triển thành phần kinh tế để gia tăng nguồn đầu tư vào ứng phó với BĐKH. 3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH trong NN 124 Biện pháp ứng phó đối với BĐKH trong ngành NN chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt. Tập trung nghiên cứu các biện pháp thích nghi và thích ứng của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với phòng chống và cải tạo tự nhiên, đây là các biện pháp có hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, để các giải pháp này đạt được kết quả cao nhất thì cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền với người dân địa phương. - Quy hoạch lại sử dụng đất đai: người dân ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng thời gian qua đã “sống chung với lũ” rất tốt và giờ đây dưới tác động của BĐKH thì tinh thần ấy cần được phát huy hơn nữa đó là “sống chung với BĐKH”. Chúng ta không chống lại BĐKH mà nên cố gắng tìm ra những giải pháp thích hợp để có thể thích ứng và giảm thiểu sự tác động đó. Như vậy, đối với những vùng đất bị ngập mặn mới thì nên tiến hành quy hoạch tăng cường nuôi tôm sú, nuôi thủy sản nước lợ; còn đối với vùng có nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa thì lập kế hoạch xây dựng mùa vụ né tránh lũ lụt. - Chuẩn bị phương án phòng trừ sâu bệnh: nhiệt độ và độ ẩm có xu hướng tăng cao, đây là điều kiện thuận lợi để các sâu bệnh dễ dàng phát triển mạnh hơn và ngày càng xuất hiện nhiều hơn những bệnh lạ. - Lựa chọn thời gian xuống giống gieo trồng và thu hoạch thích hợp tránh thời tiết bất thường: hiện nay mưa xuất hiện và kết thúc rất bất ngờ không giống với những quy luật của trước đây nữa. Quan trọng nhất là cây lúa, bởi vì cây lúa phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước mưa của trời và thời tiết. Nếu đến giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bông mà gặp hạn kéo dài thì làm sao trổ bông? Không trổ bông được thì làm sao cho hạt? Đến giai đoạn thu hoạch, nếu gặp mưa kéo dài không dứt thì làm sao phơi lúa khô? Lúa không khô mà còn lên mộng thì rất khó để bán được. Phân tích như thế không có nghĩa là bó tay và bất lực trước những điều đó, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nếu biết tính toán, sắp xếp và lựa chọn thời gian SX phù hợp. - Quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho NN: nước đối với cuộc sống của con người rất là quan trọng bởi lẽ chúng ta có thể nhịn đói trong một thời gian dài nhưng không thể nào nhịn khát được. Trong SX NN, vai trò của nước cũng có một vị trí quan trọng như thế đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay hạn hán ngày càng gia tăng, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp hơn. Vì thế, để đảm bảo đủ lượng nước cho SX thì cần có 125 những biện pháp thích hợp nhất là đối với những huyện ven biển thiếu lượng nước ngọt trầm trọng Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú: + Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ SX NN tại địa phương. + Nghiên cứu các công nghệ tưới tiêu khoa học vừa tiết kiệm nước vừa nâng cao năng suất cây trồng: lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích trồng rau màu tại các địa phương khan hiếm về nguồn nước và bị nhiễm mặn + Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ở vùng trồng màu, trồng lúa để đáp ứng nhu cầu tưới nước đồng thời tiêu úng cho những khu vực bị ngập như: tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi tại những khu vực thiếu nước tưới là giải pháp ưu tiên trong NN nhằm đảm bảo SX, thích ứng với tình trạng nắng hạn, đặc biệt là khu vực trồng lúa, rau màu ven biển. Đầu tư xây dựng hệ thống cống, đập, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm tiêu úng cho vùng trũng. - Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt, bảo tồn các giống cây trồng địa phương, thành lập ngân hàng giống. + Ngoài những giống cây trồng cho năng suất cao như hiện nay thì nên tăng cường nghiên cứu, lai tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu lại với hạn hán, xâm nhập mặn, sâu bệnh... đây là việc làm rất quan trọng bởi vì điều kiện đầu tiên để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt đó là cây giống phải khỏe mạnh cùng với sức chống chịu cao trước sự khắc nghiệt của thời tiết. + Lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bản địa: thành lập các Trung tâm giống ngoài chức năng cung ứng giống thì còn có nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn các dòng gen quý hiếm của bản địa vốn có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện ngoại cảnh. Sau đó, tiến tới thành lập ngân hàng giống. - Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện BĐKH bao gồm: + Tăng cường các biện pháp giữ ẩm bằng che phủ, chất giữ ẩm cho cây trồng cạn. Đặc biệt là cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày (cây họ đậu, hành tím, rau). Diện tích những loại cây trồng này cần nhiều nước tưới bề mặt đất, để hạn chế tình trạng thoát hơi 126 nước ảnh hưởng đến nhu cầu tưới và năng suất cây trồng cần dùng chất giữ ẩm để tiết kiệm nước tưới, đảm bảo hiệu quả SX. + Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh và canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình SX sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong NN cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các câu lạc bộ, hội. Hiện nay, Bến Tre đang triển khai các mô hình mang lại hiệu quả SX và có ý nghĩa tích cực về môi trường như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học (ong ký sinh trên cây dừa)... các mô hình này cần được tiếp tục nhân rộng và phổ biến rộng rãi đến từng hộ SX. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống phù hợp với SX. Chú trọng các nhóm cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và các điều kiện khắc nghiệt khác như nắng hạn, nhiễm mặn Riêng đối với lúa, ca cao và một số loại cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, chôm chôm, cam quýt, bưởi cần sớm xác định loại giống phù hợp. - Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp. Trong đó hệ thống canh tác trồng xen (cây có múi, ca cao, măng cụt) trên vườn dừa, nuôi xen (tôm, cá) trên ruộng lúa cần được quan tâm nghiên cứu bổ sung, ứng dụng. Các vùng đất thiếu nước, không đảm bảo khâu thủy lợi nên chuyển qua canh tác một vụ lúa một vụ màu. - Thay đổi và chỉnh sửa các quy trình canh tác, các giải pháp kỹ thuật phù hợp với BĐKH. Trong đó chú trọng ứng dụng yếu tố sinh học hữu cơ trong quá trình thâm canh nhằm đưa SX đi theo hướng an tòan bền vững. - Xây dựng liên kết cộng đồng trong SX. Việc hình thành các liên kết SX sẽ giúp nông dân có điều kiện tốt hơn trong việc chia sẽ kinh nghiệm, tiếp cận thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tương trợ nhau khi gặp khó khăn. 127 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1. Kết luận Những biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ Trái Đất nóng lên, băng ở các vùng cực tan ra, dẫn tới các hiện tượng thời tiết hạn hán, bão lũ xảy ra ngày một tăng, NBD ngày một cao hơn. BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, đe dọa đến nền hòa bình và an ninh thế giới. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH trong đó Bến Tre là một trong các tỉnh chịu tác động nặng nề nhấtđang phát triển với ngành công nghiệp chưa phát triển vì thế nước ta chưa gây ô nhiễm không khí nhiều. Tuy nhiên chúng ta phải gánh chịu hậu quả của hiện tượng Trái đất nóng lên, NBD do các nước phát triển thải ra khí gây HƯNK trong suốt thế kỷ 20 và cho đến nay. BĐKH đang ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới Bến Tre. Sự dâng lên của nước biển, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa đang biểu hiện ngày càng rõ rệt. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với những tác động này là rất cần thiết. Qua nghiên cứu đề tài “Tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre” tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hoá và làm rõ các cơ sở lí luận để làm tiền đề, nền tảng nghiên cứu đề tài: + Về BĐKH: trình bày và phân tích nguyên nhân hình thành cũng như sự tác động của BĐKH đến SX NN, sinh hoạt và SX của con người, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và sự ĐDSH. + Về NN: trình bày và chứng minh vai trò, đặc điểm, các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến SX NN. + Thực trạng BĐKH ở Việt Nam và ĐBSCL với những biểu hiện cụ thể như nhiệt độ tăng cao, mực NBD, các thiên tai + Đánh giá tác động của BĐKH đến SX NN ở Việt Nam và ĐBSCL: đây là nền tảng giúp tác giả nghiên cứu và đánh giá tốt hơn sự tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre. - Tìm hiểu khái quát vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bến Tre, sau đó nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT - XH và hiện trạng phát triển của ngành NN trong giai đoạn 128 2001 - 2011. Sau đó, tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn đã biến đổi như thế nào và dự đoán cho tương lai dựa vào các kịch bản BĐKH. Đây là cơ sở rất quan trọng để tác giả đánh giá chính xác hơn sự tác động của BĐKH đến SX NN. - Tác động của BĐKH đến SX NN là sự gia tăng dịch bệnh, năng suất và diện tích đất NN giảm, thời vụ gieo trồng thay đổi nguyên nhân chủ yếu là do xâm nhập mặn đến sớm và sâu, do mực nước dâng cao, do nhiệt độ và độ ẩm tăng. - Tìm hiểu một số giải pháp chung ứng phó với BĐKH của Việt Nam và ĐBSCL. Sau đó tiếp tục nghiên cứu những giải pháp ứng phó với BĐKH của Bến Tre, mà quan trọng nhất là những giải pháp ứng phó với BĐKH trong ngành NN. 2.2. Kiến nghị - Đối với các cấp lãnh đạo: cần có nhiều hơn nữa những dự án nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến SX NN. Bởi vì ngành NN là ngành kinh tế chính của Bến Tre, mà Bến Tre lại là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. - Đối với các giáo viên đứng trên bục giảng mà nhất là đối với giáo viên dạy môn Địa lý: ngoài những kiến thức chung, giáo viên nên lồng ghép giảng dạy BĐKH nhất là ý thức ứng phó với BĐKH đến học sinh. - Đối với người dân: nâng cao nhận thức và ý thức về BĐKH bằng những việc làm thiết thực nhất để chung tay góp sức với tinh thần “đại đoàn kết” trong ứng phó với BĐKH. 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO * SÁCH VÀ BÁO CÁO 1. Lê Huy Bá (chủ biên), Nguyễn Thi Phú, Nguyễn Đức An (2009), Môi trường KH thay đổi - Mối hiểm họa của toàn cầu, Nxb ĐH quốc gia TP HCM, 2. TP HCM. 3. Bích Phương - Đoàn Tứ (2002), Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP HCM. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, Hà Nội. 6. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - Viện tư vấn phát triển (2012), Tài liệu hội thảo Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, Cần Thơ. 7. Đào Ngọc Cảnh (2004), Giáo trình Địa lý KT - XH đại cương, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 8. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre năm 1991. 9. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007. 10. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011. 11. Nguyễn Ngọc Đệ - Lê Anh Tuấn (2012), SX lúa và tác động của BĐKH ở ĐBSCL, Nxb Tổng Hợp, TP HCM. 12. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2012), Hội thảo khoa học các vấn đề trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lý, TP HCM. 13. Nguyễn Kim Hồng - Nguyễn Thị Bé Ba (2011), ĐBSCL BĐKH và an ninh lương thực, Nxb Đại học Sư phạm, TP HCM. 14. IPCC (2007), Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH. 15. Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2010 Phát triển và BĐKH, Wasington, DC. 16. Đặng Văn Phan (2010), Địa lý KT - XH Việt Nam thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Cửu Long, Vĩnh Long. 130 17. Đặng Văn Phan - Nguyễn Minh Hiếu (2012), Phát triển NN bền vững và an ninh lương thực ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, Hội thảo Việt Nam học Quốc tế lần thứ 6. 18. Sở NN và PTNN Bến Tre - Ban quản lý chương trình FSPS II - Bến Tre (2011), Báo cáo hoạt động xây dựng mô hình ứng phó với BĐKH tại khu vực thí điểm về đồng quản lý, Bến Tre. 19. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông (2007), Địa lý KT - XH đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 20. Trường Đại học Tài chính Marketing - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Báo tuổi trẻ (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Bến Tre. 21. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của BĐKH lên các hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL, Kỷ yếu diễn đàn 1 - Diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Cần Thơ. 22. Nguyễn Hoàng Trí - Hoàng Việt (2010), Kỷ yếu diễn đàn II - Diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và VH vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Kiên Giang. 23. Lê Văn Thăng (2011), Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 24. Lê Anh Tuấn (2011), Phương pháp lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT - XH địa phương, Nxb Nông nghiệp, TP HCM. 25. Lê Anh Tuấn (2012), Tác động của BĐKH lên SX lúa, Nxb Nông nghiệp, 26. TP HCM. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Báo cáo dự án Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản BĐKH Bến Tre và đề xuất phương pháp ứng phó, Bến Tre. 28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD tỉnh Bến Tre”, Bến Tre. 29. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2012), Kịch bản BĐKH tỉnh Bến Tre, Bến Tre. * BÁO VÀ TẠP CHÍ 30. Thanh An - Thanh Hà (2012), “Ứng phó với BĐKH ĐBSCL cần kịch bản mang tính bền vững”, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, (Số 447), Tr. 36. 131 31. Phạm Ngọc Bách (2008), “Ảnh hưởng của BĐKH đối với tam nông ở Việt Nam”, Nông thôn mới, (Số 222), Tr. 11 - 12. 32. Phạm Ngọc Bách (2009), “BĐKH: Hai vực lúa - nước sẽ ngập”, Nông thôn mới, (Số 245), Tr. 11 - 13. 33. Dương Văn Chính (2010), “NN nông dân trước BĐKH”, NN Việt Nam, (Số 85+86+87), Tr. 21. 34. Phạm Thu Hiền (2009), “Việt Nam và BĐKH”, Giáo dục và đào tạo, (Số 21), Tr. 16 - 17. 35. Trương Hội (2011), “Cây đước trong cuộc chiến chống BĐKH”, Khoa học công nghệ, (Số 15), Tr. 2. 36. Trần Đức Lương (2007), “Hiểm họa của BĐKH toàn cầu nhìn từ Việt Nam”, Khoa học và đời sống, (Số 22), Tr. 4 - 5 và 14. 37. Lê Việt Nhân (2009), “ĐBSCL và BĐKH”, Thế giới mới, (Số 868), Tr. 20 - 21. 38. Kim Ngân (2011), “BĐKH tác động xấu đến sức khỏe”, Đại đoàn kết, (Số 119), Tr. 14. 39. Minh Nguyệt (2011), “BĐKH cây ngô sẽ sớm lâm nguy”, Khoa học công nghệ, (Số 13), Tr. 2. 40. Phạm Khôi Nguyên (2011), “Nhận thức về BĐKH được nâng cao rõ rệt”, Kinh tế Việt Nam, (Số 2 - 3), Tr. 43 - 44. 41. Chương Phượng (2011), “Bệnh lùn xoắn lá bùng phát mạnh”, Thới báo kinh tế Việt Nam, (Số 120), Tr. 16. 42. Khánh Phương (2011), “Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc ứng phó với BĐKH”, Xây dựng, (Số 33+34+35), Tr. 20. 43. Nguyễn Sa (2009), “Thế giới đối diện với đại dịch cúm”, Giáo dục và đào tạo, (Số 18), Tr. 35. 44. Phạm Trọng Thịnh (2010), “Giá trị sinh thái nhân văn của các HST rừng ngập nước ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH”, Nông thôn mới, (Số 276), Tr. 17 - 21. 45. Đoan Trang (2011), “Giải quyết BĐKH với cái nhìn lạc quan”, Tuổi trẻ cuối tuần, (Số 1), Tr. 10 - 11. 46. Lê Anh Tuấn (2010), “BĐKH đe dọa nhiều mục tiêu phát triển”, Sài Gòn đầu tư và xây dựng, (Tháng 3/2010), Tr. 42 - 44. 132 47. Trần Thục (2011), “Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH”, Giáo dục và đào tạo, (Số 23), Tr. 4 - 9. 48. Nguyễn Quốc Vọng (2010), “BĐKH cơ hội phát triển canh tác và nâng tính bền vững bằng công nghệ”, Nông thôn mới, (Số 279), Tr. 10 - 11. * TRANG WEB 49. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. 50. Cổng thông ting tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 51. Tổng Cục thống kê Việt Nam. 52. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ. 53. Sở NN và PTNT tỉnh Bến Tre. 54. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre. 55. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. 56. Viện Môi trường và Phát triển bền vững. 133 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011 Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Số bị bệnh Số bị chết Số bị bệnh Số bị chết Số bị bệnh Số bị chết Số bị bệnh Số bị chết Số bị bệnh Số bị chết Số bị bệnh Số bị chết 1. HEO Dịch tả 906 600 3.593 2.038 136 114 184 63 8.499 695 320 144 Tụ huyết trùng 9.259 535 11.570 1.025 11.290 476 6.254 183 4.353 362 12.072 296 Phó thương hàn 8.691 1.212 15.544 3.131 6.541 602 4.068 287 - - 7.029 295 Lở mồm long móng 49 28 57 57 7 7 45 45 4.071 673 21 21 Thủy thủng do E. Coli 5.468 1.500 6.202 2.108 4.688 1.347 2.736 694 25.758 982 7.680 799 Tiêu chảy 21.069 806 31.306 1.101 27.484 582 19.313 412 - - 47.373 1.337 PRRS - - - - - - - - 3.431 103 - - 2. TRÂU BÒ - - - - - - - - 2.592 19 2459 22 Tụ huyết trùng 649 7 664 13 967 34 1.558 25 - - - - Lở mồm long móng 37 - - - - - 1 1 3.736 3 2473 - Tiêu chảy 371 2 1.324 7 2.252 3 2.542 1 591 4 - - 3. GÀ - - - - - - - - - - Newcastle - - 785 732 - - 1.518 218 301 179 - - Tụ huyết trùng 630 162 633 200 433 272 314 62 10.240 7.592 - - CRD 475 97 718 149 890 272 2.428 150 3.620 310 - - Cúm gia cầm - - - - 222.703 222.703 60 60 503 205 - - 4. VỊT - - - - - - - - - - Cúm gia cầm - - - - - - - - - - 768 768 Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre năm 2011 134 Phụ lục 2: Danh mục các hành động hoặc dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH của tỉnh Bến Tre STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 1 Bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức về BĐKH Thiết kế nội dung cho các phương tiện thông tin, tuyên truyền về BĐKH SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: Giáo dục Đào tạo, Thông tin Truyền thông 300 300 2 Bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức về BĐKH Nâng cao nhận thức về BĐKH với sự nhấn mạnh về các lựa chọn thích ứng với nhiệt độ tăng lên, tăng nguy cơ mắc bệnh, thiếu nước SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở TN&MT Sở: Giáo dục Đào tạo, Thông tin Truyền thông, Đoàn thể 500 500 3 Bảo vệ môi trường Quản lý rừng ngập mặn Tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý rừng SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Khoa học Công nghệ, Văn hóa Thể thao Du lịch, 500 500 4 Quản lý thiên tai Cập nhật các kịch bản nhiệt độ, lượng mưa và mực NBD Đánh giá các tác động của BĐKH về xâm nhập mặn, xói lở bờ sông - bờ biển, lũ lụt, hạn hán SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Sở Tài chính 900 900 5 Chăm sóc sức khoẻ Đánh giá tác động BĐKH đến sức khoẻ Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng và gia tăng tổn thương của BĐKH đến sức khỏe SNKH: A - Hoạt động nhận thức Sở Y tế Sở: TN & MT, Thông tin Truyền thông, Tài chính 600 600 6 Cấp nước sạch Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc cung cấp nước uống Nâng cao nhận thức trong việc tích trữ và xữ lý nước sạch SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Thông tin Truyền thông, Tài chính 500 500 135 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 7 Bảo vệ bờ biển Bảo vệ HST rừng ngập mặn và các vùng đất thấp Điều tra và đánh giá hiện trạng và tác động của BĐKH đến rừng ngập mặn phục vụ quản lý, bảo vệ và tích hợp với các chính sách XH SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 900 600 300 8 Bảo vệ bờ biển Đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn cân bằng sinh thái, cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống Tăng cường khả năng của cộng đồng trong quản lý tài nguyên SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 500 500 9 Bảo vệ bờ biển Nâng cấp hệ thống đê/kè vùng ven biển và vùng cửa sông Nghiên cứu quy hoạch đê/kè biển và cửa sông SNKH - Báo cáo Sở NN & PTNT Sở: Xây dựng, TN & MT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 1,000 1,000 10 Bảo vệ môi trường Xây dựng CSDL việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Giám sát BĐKH) Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu với các dữ liệu, bản đồ liên quan đến BĐKH. Cơ sở dữ liệu củai tất cả các hoạt động đang diễn ra liên quan đến BĐKH với sự tài trợ NTP- RCC cũng như từ các nguồn khác quốc gia và quốc tế Đầu tư - Cơ sở dữ liệu Sở TN&MT Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính 20,000 4,000 4,000 5,000 4,000 3,000 11 Quản lý tài nguyên nước Đê nội đồng: nâng cấp hệ thống đê và cửa cống Nghiên cứu quy hoạch bổ sung hệ thống đê sông nội đồng (Bắc Bến Tre, Huyện chơ Lách...) SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 600 600 136 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 12 Bảo vệ bờ biển Rà soát và cập nhật các chính sách XH trong bối cảnh BĐKH tác động đến HST rừng Rà soát các chính sách kinh tế vị mô trong xã hội hóa trồng rừng. Soạn thảo và cập nhật các chính sách SNKH - Chính sách mới Sở TN&MT Sở NN & PTNT, Lao động Thương binh XH 500 500 13 Bảo vệ môi trường Xây dựng CSDL việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Giám sát BĐKH) Xây dựng hệ thống giám sát và đo lường các chỉ số có liên quan đến BĐKH như: nhiệt độ, mưa, mặn, xâm nhập mặn nước mặt và nước ngầm, mực nước biển SNKH - Mô hình quản lý Sở TN&MT Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính 12,000 1,000 4,000 4,000 3,000 14 Quản lý tài nguyên nước Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Điều tra đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước mặt SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Tài chính, Khoa học Công nghệ 700 700 15 Chăm sóc sức khoẻ Đánh giá tác động của BĐKH đến sức khoẻ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến dịch bệnh. Đề xuất các mô hình/hình thức giám sát các loại dịch bệnh xuất phát từ thiên tai và các giải pháp phòng chống SNKH - Báo cáo Sở Y tế Sở: TN & MT, Tài chính 900 900 16 NN Đánh giá BĐKH đến trồng trọt Nghiên cứu xác định các vùng cần thiết phục vụ điều chỉnh hệ thống canh tác do xâm nhập mặn SNKH - Báo cáo Sở: NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch và đầu tu, Tài chính 600 600 17 Bảo vệ môi trường Tạo việc làm trong lĩnh vực du lịch Nghiên cứu việc thiết lập các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, nâng cấp Bảo tàng, tham quan khu bảo tồn rừng ngập mặn, vườn chim SNKH - Báo cáo Văn hoá Thể thao & Du lịch Sở: Lao động Thương binh XH, Tài chính 900 900 137 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 18 Quản lý tài nguyên nước Đánh giá tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT - XH. Đề xuất mô hình quản lý lưu vực Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tự nhiên, KT - XH của tiểu lưu vực sông Ba Lai. Đề xuất các giải pháp quản lý lưu vực SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Tài chính 900 900 19 NN Rà soát, cập nhật các chính sách cho vay vốn học nghề, SX NN, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp Rà soát các quyết định, chính sách về cho vay học nghề, vay vốn sản suất NN, buôn bán và SX thủ công mỹ nghệ. Soạn thảo và cập nhật chính sách SNKH - Chính sách mới Sở Lao động Thương binh & XH Sở: NN & PTNT, Tài chính, Lao động Thương binh XH 600 600 20 Quản lý tài nguyên nước Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tài nguyên nước mặt SNKH - Mô hình quản lý Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Tài chính, Khoa học Công nghệ 400 400 21 Quản lý tài nguyên nước Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ngọt hóa cống đập Ba Lai - Cầu Sập Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập SNKH: A - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 800 800 22 Sử dụng hiệu quả năng lượng Nghiên cứu các hình thức sử dụng Biogas trong SX, NN Đào tạo nâng cao nhận thức về việc sử dụng một cách kinh tế nhất các sản phẩm biogas SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Công thương, Thông tin Truyền thông, Tài chính 500 500 23 NN Tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm và mở rộng thị trường sản phẩm NN và Nghiên cứu phương án mở rộng thị trường sản phẩm ca cao SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Công thương, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ 600 600 138 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 thủy sản 24 Quản lý thiên tai Diễn tập cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra lũ Tập huấn về phòng chống thiên tai cho cộng đồng SNKH: A - hoạt động nâng cao nhận thức Sở NN&PTNT Ban Chỉ huy quân sự, Sở TN & MT, Sở Thông tin Truyền thông 400 400 25 Cấp nước sạch Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc cung cấp nước uống Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ trong tích trữ nuớc mưa (thu nước mưa từ mái nhà, nghiên cứu các phương pháp rẻ tiền trong xử lý nước mặn thành nước uống) SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 700 700 26 Quản lý tài nguyên nước Đánh giá tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT - XH của lưu vực sông. Đề xuất mô hình quản lý lưu vực Nghiên cứu các giải pháp gia tăng lọc nước từ nước ngầm SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Xây dựng , Tài chính, Khoa học Công nghệ 600 600 27 Quản lý thiên tai Tăng cường hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn và biển Đào tạo nâng cao dự báo cho các dự báo viên, Tuyển dụng và đào tạo cho các dự báo viên mới SNKH: A - Nhân lực Trung tâm Khí tượng Thủy văn Sở: TN & MT, Thông tin Truyền thông 500 500 28 Quy hoạch sử dụng đất Đánh giá hiên trạng thỗ nhưỡng, sử dụng đất và tác động của BĐKH Nghiên cứu xác định những tác động của BĐKH đến thổ nhưỡng, các loại hình sử dụng đất, dân số. Nghiên cứu giá trị kinh tế của các loại hình sử dụng đất SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 600 600 139 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 29 Chăm sóc sức khoẻ Đề xuất chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo Rà soát các quy định chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Nghiên cứu khả thi thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo trong điều kiện KT - XH. SNKH - Báo cáo Sở Y tế Sở: Lao động Thương binh XH, Tài chính 300 300 30 Bảo vệ bờ biển Nâng cấp hệ thống đê/kè vùng ven biển và vùng cửa sông Xúc tiến xây dựng đê/kè Đầu tư - Công trình Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, TN & MT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 400,000 25,000 100,000 100,000 175,000 31 Bảo vệ bờ biển Bảo vệ HST rừng ngập mặn và vùng đất thấp Xây dựng bảo vệ phục hồi rừng ngập mặn, bằng cây tràm để gia tăng trầm tích Đầu tư - Vùng rừng ngập mặn Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 10,000 5,000 5,000 32 Cấp nước sạch Nâng cấp hệ thống cung cấp nước uống Nghiên cứu khả thi, thiết kế cho các hệ thống cấp nước (nhà máy, hệ thống đường ống) cung cấp nước uống cho 3 huyện ven biển và các huyện nội đồng vào mùa khô SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, NN & PTNT, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư 2,000 700 1,300 33 Bảo vệ môi trường Tạo việc làm trong lĩnh vực du lịch Tập huấn đào tạo về SX thủ công mỹ nghệ SNKH: A - Hoạt động đào tạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sở: Lao động Thương binh XH, Tài chính 500 500 34 NN Đánh giá BĐKH đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Nghiên cứu các biện pháp để chứng nhận sản phẩm (Chứng nhận sản phẩm tăng giá trị và nhu cầu về sản phẩm) SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT , Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính 600 600 35 Sử dụng hiệu quả năng lượng Nghiên cứu các hình thức sử dụng Biogas trong NN, SX Hỗ trợ cho tư nhân mở rộng SX khí sinh học. SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Công thương, Tài chính 500 500 140 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 36 Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất có tính đến hiệu quả gia tăng giá trị sản phẩm NN dưới tác động của BĐKH Quy hoạch sử dụng đất hiệu quả: tăng diện tích đất chăn nuôi và xa khu đô thị, giảm diện đất trồng lúa, đất lúa độc canh sang luân canh, tăng đất trồng cây ăn quả có giá trị cao, khu dân cư - đô thị xa các vùng có nguy cơ lũ lụt, xói lở và NBD SNKH - Báo cáo, bản đồ Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Tài chính 700 700 37 NN Tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm và mở rộng thi trường cho các sản phẩm NN và thủy sản Tăng cường sử dụng gỗ của cây dừa SNKH - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở NN&PTNT Sở: Công thương, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ 400 400 38 Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất có tính đến hiệu quả gia tăng giá trị sản phẩm NN dưới tác động của BĐKH Ban hành các chính sách, quy định, hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là những người có thu nhập thấp SNKH - Chính sách mới Sở TN&MT Sở: Lao động Thương binh XH, Tài chính 500 500 39 Quản lý tài nguyên nước Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Nghiên cứu giải pháp trữ nước với hồ điều tiết nhỏ SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Tài chính, Khoa học Công nghệ 400 400 40 Quản lý tài nguyên nước Đánh giá tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT - XH. Đề xuất mô hình quản lý lưu vực Xúc tiến xây dựng các mô hình lọc nước từ nước ngầm Đầu tư - Công trình Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Xây dựng, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Đầu tư 22,000 3,000 5,000 14,000 141 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 41 NN Trồng rừng Thiết lập tỷ lệ diện tích phủ xanh SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao Du lịch 800 800 42 Quản lý tài nguyên nước Đê nội đồng: nâng cấp hệ thống đê và cửa cống Xúc tiến xây dựng bổ sung hệ thống đê sông nội đồng (Bắc Bến Tre, Huyện chơ Lách...) Đầu tư - Công trình Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 23,000 4,500 5,500 13,000 43 Bảo vệ bờ biển Đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn cân bằng sinh thái, cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống Xác định các giải pháp trong việc gia tăng giá trị của rừng ngập mặn SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 900 900 44 NN Đánh giá BĐKH đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Nghiên cứu xác định các phương pháp xử lý, tái sử dụng nước thải từ nuôi cá Tra (pangasius). SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính 800 800 45 NN Đánh giá BĐKH đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Nghiên cứu thử nghiệm các phưong pháp và giống mới với sự hợp tác với nông dân SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính 900 900 46 NN Đánh giá BĐKH đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Nghiên cứu xác định các loài cá phù hợp với nước lợ (cá Chim, cá Kèo) SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch và đầu tu, Tài chính 800 800 142 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 47 Sử dụng hiệu quả năng lượng Nghiên cứu các hình thức sử dụng Biogas trong NN, SX Nghiên cứu thu gom khí mêtan từ các bải chôn lấp rác thải sinh hoạt SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Công thương, Khoa học Công nghệ, Tài chính 800 800 48 Bảo vệ môi trường Tạo việc làm trong lĩnh vực du lịch Làm phong phú các sản phẩm thu công phục vụ các loại hình du lịch SNKH - Báo cáo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sở Lao động Thương binh XH, Tài chính 700 700 49 Quản lý thiên tai Xây dựng nhà trú bão cho các vùng bên ngoài đê, thiết lập các khu vực neo đậu tránh bão Nghiên cứu đánh giá các giải pháp xây dựng cộng đồng mới lâu dài với độ cao nền nâng cao đuợc sử dụng như hầm trú bão, thiết lập các khu vực neo đậu SNKH - Báo cáo Sở Xây dựng Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư 700 700 50 Sử dụng hiệu quả năng lượng Tuyên truyền vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường Đề xuất các cách tiếp cận quản lý về tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, SX. SNKH: A - Hoạt động nâng cao nhận thức Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 2,000 500 1,500 51 NN Tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và mở rộng thi trường sản phẩm NN và thủy sản Nghiên cứu tái sử dụng các phụ phẩm canh tác NN, thủy sản SNKH - Báo cáo Sở: NN&PTNT Sở: Công thương, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ 800 800 52 NN Tăng các giá trị gia tăng cho các sản phẩm và mở rộng thi trường cho các sản Tái sử dụng các phụ phẩm nuôi SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Công thương, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ 600 600 143 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 phẩm NN và thủy sản 53 Bảo vệ bờ biển Nâng cấp công trình giao thông vùng có nguy cơ lũ và NBD Nghiên cứu xây dựng các con đường với chức năng làm đê vùng ven biển SNKH - Báo cáo Sở Giao Thông Vận Tải Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 900 900 54 NN Đánh giá BĐKH đến trồng trọt Tiến hành các phương pháp canh tác NN phù hợp với BĐKH Đầu tư - Mô hình canh tác Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính 20,000 5,000 15,000 55 Quản lý thiên tai Tăng cường hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn và biển Nghiên cứu xem xét bổ sung thiết bị, cơ sở khoa học và dự báo các phương pháp mới SNKH - Báo cáo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Sở: TN & MT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 300 300 56 Quản lý tài nguyên nước Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ngọt hóa cống đập Ba Lai - Cầu Sập. Xúc tiến xây dựng nâng cấp hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập. Đầu tư - Công trình Sở NN&PTNT Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính 100,000 20,000 80,000 57 NN Đánh giá BĐKH đến chăn nuôi Nghiên cứu cứu phương pháp giảm thiểu của nhiệt độ cao đến gia súc Đầu tư - Giống NN mới Sở NN&PTNT Sở: TN & MT, Kế hoạch và đầu tu, Tài chính 300 300 58 Cấp nước sạch Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc cung cấp nước uống Sử dụng các bồn chứa nước như các nơi trú ẩn bão. SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 300 300 144 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 59 Sử dụng hiệu quả năng lượng Nghiên cứu các hình thức sử dụng Biogas trong NN, SX Nghiên cứu các loại hình SX biogas có giá trị kinh tế, lựa chọn các mô hình biogas phù hợp với dân cư và khả năng phổ biến rộng rãi SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Công thương, Tài chính 400 400 60 NN Nghiên cứu giống cây trồng, chăn nuôi, thủy sản có khả năng chống chiu cao với BĐKH Ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Du nhập các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 900 900 61 Quản lý thiên tai Phát triển sinh kế bền vững Nghiên cứu giải pháp tìm kiếm nguồn thu nhập thay cho người mất đất do di dân SNHK - Báo cáo Sở Lao động, Thương binh & XH Sở: NN & PTNT, Thông tin Truyền thông, Tài chính 300 300 62 Sử dụng hiệu quả năng lượng Tìm kiếm và xây dựng các dự án CDM Tạo các dự án "Cơ chế phát triển sạch" tại địa phương. Tìm kiếm các dự án CDM từ Bộ và Nhà nước SNKH - Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở: TN & MT, Khoa học Công nghệ, NN & PTNT 1,500 900 600 63 Quản lý tài nguyên nước Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Xây dựng hồ điều tiết trữ nước Đầu tư - Công trình Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Xây dựng, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Đầu tư 40,000 10,000 30,000 64 Cấp nước sạch Nâng cấp hệ thống cung cấp nước uống Xúc tiến xây dựng nhà máy nuớc/hệ thống đường ống dẫn Đầu tư - Công trình Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, NN & PTNT, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư 500,000 350,000 150,000 65 Sử dụng hiệu quả năng lượng Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác Nghiên cứu tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như: gió, mặt trời, sóng - triều SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: NN & PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công 2,000 1,000 1,000 145 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 nguồn năng lượng tái tạo như; gió, mặt trời, sóng - triều nghệ, Tài chính 66 Nông nghiệp Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ tưới tiết kiệm nước làm gia tăng giá trị sản phẩm NN Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây trồng lâu năm đặc biệt là cây ăn quả SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 900 900 67 Quản lý tài nguyên nước Nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và thoát nước đô thị. Triển khai thực hiện việc nâng cấp hệ thống thoát nước Nghiên cứu thiết kế nâng cấp hệ thống kênh mương tiêu thoát nước khu dân cư đô thị. SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 700 700 68 Quy hoạch sử dụng đất Đánh giá, kiểm kê lượng carbon qua sự thay đổi sử dụng đất. Kiểm kê phát thải và hấp thu KNK SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: Khoa học Công nghệ, Tài chính 5,000 1,000 4,000 69 Bảo vệ môi trường Giảm phát thải từ khu vực SX Nghiên cứu giảm phát thải từ các nhà máy SX SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: TN & MT, Khoa học Công nghệ, Tài chính 600 600 70 Sử dụng hiệu quả năng lượng Nghiên cứu sản phẩm nhiên liệu sinh học Nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học từ các sản phẩm NN và thực vật thủy sinh SNKH - Báo cáo Sở TN&MT Sở: Công thương, Khoa học Công nghệ, Tài chính 800 800 146 STT Mục tiêu (Lĩnh vực) Dự án (Hành động) Nội dung (Hoạt động nhỏ) Ngân sách - sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Kinh phí (Triệu VND) Thời gian thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 71 Quản lý thiên tai Diễn tập cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra lũ Lập kế hoạch ứng phó với những tình huống giả định của các cơn bão và lũ lụt SNKH - Báo cáo Sở NN&PTNT Ban Chỉ huy quân sự, Sở Tài nguyên và môi trường 600 600 72 Quản lý thiên tai Tăng cường hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn và biển Xúc tiến đầu tư cơ sở vật chất Đầu tư - Cơ sở hạ tầng Trung tâm Khí tượng Thủy văn Sở: NN & PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 4,000 1,000 3,000 73 Quản lý thiên tai Xây dựng các nhà trú bão cho các vùng bên ngoài đê, thiết lập các khu vực neo đậu tránh bão Xúc tiến xây dựng các công trình xây dựng nâng nền làm hầm trú bão và các khu vực neo đậu Đầu tư - Công trình Sở Xây dựng Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Sở Tài chính và Kế hoạch Đầu tư 5,000 1,000 4,000 74 Bảo vệ bờ biển Nâng cấp các công trình giao thông trong vùng có nguy cơ lũ và NBD Xúc tiến xây dựng các con đuờng làm đê ven biển Đầu tư - Công trình Sở Giao Thông Vận Tải Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 20,000 5,000 15,000 75 Quản lý tài nguyên nước Nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và thoát nước đô thị. Triển khai thực hiện việc nâng cấp hệ thống thoát nước Xúc tiến xây dựng nâng cấp hệ thống kênh mương tiêu thoát nước khu dân cư đô thị. Đầu tư - Công trình Sở NN&PTNT Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính 200,000 50,000 150,000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_den_san_xuat_nong_nghiep_tinh_ben_tre_139.pdf
Luận văn liên quan