Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Với những giải pháp đó, luận văn hy vọng góp phần tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lí các doanh nghiệp FDI hiện nay của tỉnh, tạo ra những đột phá mới và phát huy hơn nữa những đóng góp của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới.

pdf123 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉnh phải thấy trước ảnh hưởng của những sự thay đổi này, ví dụ những tiến bộ trong giáo dục hoặc cải thiện về cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư trong tương lai và nên đưa các lĩnh vực này vào mục tiêu hướng tới. Vì vậy một chiến lược xúc tiến đầu tư không chỉ tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề cần hướng tới trong tương lai gần, mà còn phải thực hiện được những lĩnh vực, ngành nghề cần hướng tới trong thời gian trung hạn và lý tưởng nhất là trong tương lai xa, giả sử rằng những cải thiện trong môi trường đầu tư được thực hiện. Đồng thời, các cơ quan xúc tiến đầu tư phải đóng vai trò trong việc cải thiện môi trường đầu tư của đất nước để các ngành có trình độ phát triển cao hơn sẽ xem đây là điểm đến của đầu tư. Bước cuối cùng của quá trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư là cần phải lập một kế hoạch rõ ràng. Trong đó, cần lượng hóa các nguồn lực trong các hoạt động cụ thể, xác định loại hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ có hiệu quả nhất trong thực hiện chiến lược. Cũng cần lượng hóa thời gian để thực hiện chiến lược, và xác định hoạt động cần thực hiện để thu hút được các ngành công nghiệp có trình độ phát triển cao hơn như đã cập ở trên. Kết quả của quá trình lập kế hoạch chiến lược là một tài liệu chiến lược chi tiết mô tả trọng tâm xúc tiến đầu tư là “ai”, “ở đâu”, và “như thế nào”. Tài liệu này cũng cần mô tả chi tiết và hướng sắp xếp các hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư trong vòng 3 năm. Sau 3 năm là thời gian bắt đầu lại quá trình này và đánh giá lại chiến lược trong bối cảnh mới, khi mà các đặc tính quốc sự cạnh tranh và sự phát triển các ngành công nghiệp mới trên thế giới đang thay đổi. Thứ hai, xúc tiến đầu tư và tổ chức đàm phán Về thực hiện việc xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên - Huế vai trò chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh với những nhiệm vụ chủ yếu là: - Trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư phải phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã để lựa chọn và đưa ra danh mục dự án; lập tóm tắt các dự án để kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin, trang web của tỉnh. - Tổ chức triển khai các hội thảo, triển lãm, hội nghị về đầu tư nước ngoài nhằm tiếp xúc, tuyên truyền giới thiệu các cơ hội đầu tư vào tỉnh. - Hợp tác với các tổ chức, đơn vị lập cơ quan đại diện ở một số trung tâm kinh tế lớn nhằm tiếp xúc kêu gọi và hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt các hình thức mới có hiệu quả về xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Về tổ chức đàm phán, Sở Kế hoạch và Đầu Tư phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định, thông qua phương án đàm phán của doanh nghiệp nhà nước tham gia liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài (đối với những dự án thuộc thẩm quyền Tỉnh cấp phép đầu tư). Thứ ba, phân công đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính nhằm thực hiện tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý công tác đầu tư trên địa bàn, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ hình thành dự án đầu tư, tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, lập thủ tục cấp giấy phép đầu tư; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư; làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan để xử lý hoặc đề xuất xử lý những đề nghị của nhà đầu tư đối với các dự án do nhà đầu tư đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý các dự án Khu công nghiệp làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan để xử lý hoặc đề xuất xử lý những đề nghị của nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án do nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào khu - cụm công nghiệp thuộc quyền quản lý. Các sở ban ngành khác của tỉnh tuỳ theo chức năng nghiệm vụ tham gia vào thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết về đầu tư như Sở Tài nguyên - Môi trường xem xét xử lý các hồ sơ cho thuê đất, thủ tục có liên quan về tài nguyên và tác động môi trường...; Sở Xây dựng xem xét xử lý các hồ sơ, thủ tục liên quan đến quy hoạch và cấp phép xây dựng...; Sở Thương mại - Du lịch xem xét xử lý các hồ sơ thủ tục có liên quan đến việc miễn giảm thuế và nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu... để thực hiện dự án đầu tư; Sở Khoa học - Công nghệ xem xét xử lý các hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, quy trình công nghệ...; Sở Công an xem xét xử lý các hồ sơ, thủ tục về đăng ký xuất nhập cảnh và phòng cháy chữa cháy,... Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đồng bộ của tỉnh, phối hợp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là việc xây dựng các công trình giao thông cầu, cảng, cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, hình thành khu đô thị... nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn. Sự phối hợp giữa các Sở ban ngành, các cấp phải hướng vào rút ngắn quy trình cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cùng các thủ tục hành chính có liên quan đến đầu tư như tín dụng ngân hàng, hỗ trợ tín dụng, cấp quyền sử dụng đất hoặc thủ tục cho thuê đất, công tác đánh giá tác động môi trường, thủ tục phòng cháy chữa cháy... so với quy định chung. Thứ tư, tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài theo từng dự án: Trên thực tế, khi nhà đầu tư nước ngoài có quyết định đầu tư dự án tại một điểm trên địa bàn tỉnh do họ chọn lựa, thông thường dự án sẽ bị một số vướng mắc trong quá trình triển khai và sau khi dự án đưa vào hoạt động. Một loạt vấn đề đặt ra, tập trung cần phải tháo gỡ cho nhà đầu tư nước ngoài là: - Thời gian để được triển khai dự án: các thủ tục pháp lý về hành chính quy định cho một dự án đầu tư, do nhà đầu tư từ nơi khác đến nên không quen đến quan hệ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nên tốn rất nhiều thời gian cho một thủ tục hành chính. Vì vậy, cần có một cơ quan đầu mối giúp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính cho dự án. - Về mặt bằng để triển khai dự án: các thủ tục về giao mặt bằng, giải tỏa bồi hoàn đất nếu đất ngoài khu cụm công nghiệp. Hỗ trợ giải quyết đảm bảo đồng bộ về hạ tầng cho mặt bằng: Điện, nước, thông tin liên lạc... - Hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ với các doanh nghiệp có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho dự án hoặc thủ tục nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm cho dự án. - Ngoài ra trong quá trình triển khai và dự án đi vào hoạt động, sẽ có phát sinh thêm từng loại việc cần phải xử lý. Nên nhất thiết cần có một cơ quan đầu mối để nhà đầu tư nước ngoài quan hệ để xử lý các thủ tục hành chính có liên quan. 3.2.2. Về xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật Để phát huy tác động tích cực và tăng cường khả năng thu hút FDI, việc xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là hết sức cần thiết và cần được coi là một điều kiện tiên quyết. Việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp tập trung... khu chế xuất gần đường giao thông lớn, cảng biển, sân bay, đường sắt là một yếu tố hết sức quan trọng, song vấn đề không chỉ dừng lại ở cự ly gần mà còn đòi hỏi đường giao thông sắt, bộ, hàng không, đường biển.. đồng bộ, thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Trên thực tế, không một nhà đầu tư nước ngoài nào muốn gánh chịu những chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng vật chất thấp kém gây ra, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, mà trực tiếp là mức lợi nhuận mà họ mong muốn đạt được. Mặc dù Thừa Thiên - Huế đã có một số yếu tố thuận lợi về kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật. Song hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật này chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, và gây trở ngại không nhỏ cho thu hút FDI. Để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, thì các giải pháp để thực hiện có hiệu quả là: Phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, để tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh. Có chính sách huy động vốn và sử dụng hợp lý, tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi thành phần kinh tế nhằm dồn sức cho đầu tư phát triển, đặc biệt đưa nguồn vốn vào giải quyết những công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nhà nước, của các ngành trung ương, giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) đầu tư vào các đề án hạ tầng vật chất, kỹ thuật. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện các dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, với quy mô thích hợp để tiếp nhận kỹ thuật cao và nguồn vốn từ nước ngoài. Trong tương lai kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội sẽ được phát triển theo các nhu cầu đòi hỏi của vùng trọng điểm, tỉnh sẽ được quan tâm đầu tư mạnh về mọi mặt. 3.2.3. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Nguồn nhân lực có kỹ năng tốt, trình độ cao là một lợi thế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng nhất đảm bảo cho tạo thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung, vấn đề nâng cao chất lượng về thể lực, tầm vóc và trí lực cho toàn dân, giải quyết việc làm, ổn định và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa cơ bản. Vị trí của chiến lược nguồn nhân lực trong sự phát triển của thế giới hiện đại được xác định: - Con người đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển là tác nhân là mục đích của sự phát triển. - Sự phát triển toàn diện con người là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển con người vừa là tiền đề cho sự phát triển, vừa là hệ quả phản ánh kết quả của sự phát triển. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền kinh tế mở đa phương vận hành theo cơ chế thị trường thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển kinh tế, đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực sẽ trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ chất lượng lao động và nâng cao năng suất lao động. Ngược lại, kinh tế phát triển sẽ là tiềm năng to lớn để đầu tư nâng cao trình độ kỹ năng và sức khỏe của nguồn nhân lực. Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay cần phải bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực đủ tầm để kết hợp và phát huy tối đa nguồn nội lực (như: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý) và nguồn ngoại lực từ bên ngoài... vào mục tiêu tăng trưởng với mức độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Chiến lược nguồn nhân lực của Thừa Thiên - Huế phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài phải tập trung vào nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tay nghề và rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật lao động theo tác phong công nghiệp. Kinh nghiệm phát triển của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với thu hút đầu tư để thực hiện CNH, HĐH, nhất là đối với thu hút FDI. Việc đào tạo nguồn nhân lực được kết hợp với những chính sách sử dụng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những địa phương có nguồn nhân lực với chất lượng tốt hiện nay đang có lợi thế rất lớn trong thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao. * Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở Thừa Thiên - Huế Giáo dục đào tạo và đào tạo nghề có vai trò rất lớn đối với nâng cao trí lực nguồn nhân lực của Thừa Thiên - Huế, từ đó tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên - Huế và môi trường hấp dẫn cho công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ trong phát triển giáo dục - đào tạo nhằm hướng tới hình thành một nguồn nhân lực có tri thức và thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh. Phải đào tạo được nguồn nhân lực là những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình, có thể lực dồi dào, được chuẩn bị tốt về văn hoá, được đào tạo thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lý kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngang tầm khu vực và thế giới. Trong công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước; có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các bộ ngành TW liên quan tổ chức, xin nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo...; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp, thủy sản... phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành kinh tế có lợi thế phát triển trong vùng; đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như vi tính, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong những năm tới. Để phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề ở Thừa Thiên - Huế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: - Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật các nhà trường; hoàn chỉnh mạng lưới trường học đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đào tạo và dạy nghề. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. - Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục. - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề. Đào tạo nghề phải được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực cũng được đổi mới theo hướng gắn với cơ chế thị trường. Cơ chế mới trong sử dụng nguồn nhân lực đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế gây ra lãng phí không nhỏ về nguồn nhân lực. Vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng để phát huy vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung đối với Thừa Thiên - Huế nói riêng. Việc đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực nhằm mục tiêu động viên, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, tiềm năng trí tuệ, tạo điều kiện để mọi người có việc làm và tạo động lực để khuyến khích mọi người làm việc có hiệu quả. Do vậy việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực cần thực hiện tốt theo hướng cơ bản sau: - Đa dạng hoá hình thức tuyển dụng và sử dụng nhân lực trong các ngành kinh tế của tỉnh, bao gồm các hình thức tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, tuyển dụng theo thời vụ theo yêu cầu cụ thể của công việc. Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, gắn với công việc hàng ngày của cán bộ, bảo đảm trang bị thêm kiến thức cập nhật về hành chính pháp luật... Bên cạnh đó để phát triển nguồn nhân lực cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Thừa Thiên - Huế cần xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách như chính sách ưu tiên đối với các đối tượng chính sách trong tỉnh, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi địa phương; mở các trường dân lập và tư thục ở những vùng thuận lợi để tập trung ngân sách nhà nước đầu tư cho những vùng khó khăn; xây dựng chính sách khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao ở trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục - đào tạo ở Thừa Thiên - Huế, có chính sách đặc thù để thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; trung học chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng chính là một yếu tố tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là nhân tố để các các dự án FDI phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của mình. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với công tác thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên - Huế Do đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nên tỉnh cần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với công tác thu hút FDI. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận với thị trường địa phương và triển khai dự án, thực hiện tốt việc giải ngân theo lượng vốn đầu tư đã cam kết, có như vậy hiệu quả mà các dự án đem lại mới đạt được tối ưu. Muốn vậy một số giải pháp mà tỉnh cần quan tâm là: - Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lí hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện cơ chế “một cửa” quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mô hình ISO; mẫu hóa hồ sơ thủ tục tại nơi làm việc và đặc biệt là trên website của UBND tỉnh bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư đã được cấp phép theo tiến độ triển khai để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án đã đi vào khai thác cần thực hiện tốt chế độ khen thưởng để động viên kịp thời các chủ đầu tư thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế. - Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các Sở, ngành liên quan của tỉnh và đặc biệt là chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào khai thác. Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, UBND tỉnh cần thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác. - Hàng năm tổ chức cuộc gặp mặt các chủ dự án đầu tư để đánh giá hiệu quả hoạt động và các tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp thu kiến nghị của chủ đầu tư nước ngoài về các vấn đề phát sinh cần giải quyết, đặc biệt về hoạt động của các cấp chính quyền làm cơ sở cho cải cách hành chính trong thu hút và quản lí vốn đầu tư nước ngoài. - Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai có hiệu quả chủ trương chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính minh bạch, công khai và hiệu quả trong công việc của các cấp chính quyền. - Trong việc quản lí môi trường, tỉnh cần có sự kiểm soát chất xả thải của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, đặc biệt là ở các KCN, cụm CN, khu kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ximăng, may mặc, khai thác khoáng sản… Để có thể thực hiện tốt được khâu này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng, có thẩm quyền của tỉnh như sở tài nguyên - môi trường (cụ thể là chi cục môi trường), sở kế hoạch - đầu tư, ban quản lí các KCN, công an môi trường. Đồng thời phải có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu, đủ khả năng và trình độ chuyên môn trong đáng giá, thẩm định tác động của việc xả thải từ hoạt động xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tới môi trường. Tỉnh cũng cần đầu tư các công nghệ kỹ - thuật hiện đại phục vụ tốt cho công tác quản lí môi trường, đây là một vấn đề có tầm quan trọng và có ý nghĩa lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. - Tỉnh cũng cần có cơ chế chính sách cụ thể quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người lao động đang làm việc tại các dự án FDI. 3.2.5. Cơ chế chính sách của tỉnh Hai trong những nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư của tỉnh Thừa Thiên - Huế kém tính cạnh tranh hiện nay đó là chi phí gia nhập thị trường cao và khả năng tiếp cận đất đai thấp, nguyên nhân này thuộc về cơ chế chính sách của tỉnh. Do đó cần rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh; thời gian đăng ký kinh doanh lại; thời gian chờ đợi thực sự để có đất cho sản xuất kinh doanh; hạn chế những khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các loại giấy phép cần thiết. Cần tăng cường công tác tiếp cận và ổn định đất đai: công khai hóa các qui trình thủ tục, rút ngắn thời gian cho thuê đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng,... Tăng cường công tác hỗ trợ pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư. Thực hiện tốt và đồng bộ các nhóm giải pháp trên Thừa Thiên - Huế sẽ cải thiện tốt môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời phát huy được những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế những tác động tiêu cực mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại. KẾT LUẬN Như vậy qua nghiên cứu lịch sử, bản chất và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn đã đánh giá các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, từ đó cho thấy rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Hơn thế, đối với một tỉnh khó khăn, có trình độ phát triển thấp như Thừa Thiên - Huế thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì thông qua đó để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Với những giải pháp đó, luận văn hy vọng góp phần tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lí các doanh nghiệp FDI hiện nay của tỉnh, tạo ra những đột phá mới và phát huy hơn nữa những đóng góp của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS. Trần Toàn Thắng, TS. Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án CIEM-SIDA Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 2. TS. Đinh Văn Ân - TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO - kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội. 3. GS.TS Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Điều chỉnh số liệu đầu tư nước ngoài năm 2008, Cổng thông tin điện tử Bộ KH-ĐT: portal/page/portal/bkhdt/dtttnn(fdi)/csdt. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài (2008), Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2008 và 2009, Hà Nội. 8. Triệu Hồng Cẩm (2004), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, tp. Hồ Chí Minh. 9. Hải Châu (2008), Đà Nẵng học được gì qua 20 năm thu hút vốn FDI? Website thu-hut-von-FDI/20770009/87/. 10. Chính phủ (2007), Nghị định của Chính phủ số 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2007 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. 11. Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2004), Thừa Thiên - Huế thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Cục Thống kê Thừa Thiên - Huế (2005), Niên giám thống kê 2004, Huế. 13. Cục Thống kê Thừa Thiên - Huế (2008), Niên giám thống kê 2008, Huế. 14. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010, Huế. 15. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ mười ba Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa XIII (kiểm điểm giữa nhiệm kỳ 2005 - 2010), Huế. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hoàng Xuân Hải (2005), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 18. Đào Văn Hiệp (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 19. Phạm Thị An Hoà (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 20. PGS.TS Trần Quang Lâm - TS. An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va. 22. V.I.Lênin (1992), Toàn tập, tập 32, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. PGS.TS Lê Bộ Lĩnh (2002), Chủ nghĩa tư bản hiện đại - Khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Kim Mã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. TS. Phan Minh Ngọc (2009), Nhìn nhận đúng vai trò của FDI tại Việt Nam, Website Đầu tư nước ngoài 27. Hưng Nguyên (2004), 'Thương hiệu' Bình Dương, Website 28. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 29. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 30. PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 31. Paul A.Samuelson - William D.Nordhaus (1989), Kinh tế học, tập 2, Viện Quan hệ quốc tế. 32. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI - từ nhân dân Mỹ USAID (2007), Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam số 12, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2007, www.pcivietnam.org 33. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI - từ nhân dân Mỹ USAID (2006), Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam số 11, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006, www.pcivietnam.org 34. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI - từ nhân dân Mỹ USAID (2008), Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam số 13, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, www.pcivietnam.org 35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu Pháp điển, www.legalkhaitri.vn. 36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Số 59/2005/QH11 (2005), Luật đầu tư, cơ sở dữ liệu Pháp điển, www.legalkhaitri.vn. 37. M.Ru’n-đi-na, G.Tréc-nhi-cốp, G.Khu-đô-cô-mốp (1984), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 38. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995), Chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập 2 - Những thay đổi trong tổ chức quản lí kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995), Chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập 3 - Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Báo cáo tổng hợp về tiền lương, thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp năm 2008. 41. Hoàng Thị Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Hà Huy Thành (2001), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Nguyễn Công Thành (2007), Định hướng phát triển các hình thức FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 44. PGS.TS Nguyễn Khắc Thân (2002), Tập bài giảng về chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Anh Thoa (2008), Giải ngân vốn FDI Bình Dương: “Chăm sóc” từng nhà đầu tư, Website: aspx?ArticleID=277745&ChannelID=11. 46. Thời báo kinh tế Việt Nam (2007), Kinh tế 2007 - 2008 Việt Nam và thế giới. 47. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế (2008), Kỷ yếu kỳ họp thứ mười Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004 - 2009, Huế. 48. Hà Quang Tiến (2007), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008), Tình hình xuất nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2008, Website Lists/TinHoatDong/Print.aspx?ID=17104 50. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 51. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên - Huế (phần tự nhiên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế (2008), Số liệu kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010, Giáo dục, Dư địa chí Thừa Thiên - Huế, Website Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên - Huế 53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế (2009), Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 54. TS. Hà Xuân Vấn (2008), Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Huế. 55. Văn phòng Quốc hội, trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học CILRS - Chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF (2005), Tổng hợp các phân tích, đánh giá và bình luận về: Dự án luật doanh nghiệp thống nhất và dự án luật đầu tư chung, PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đến 31/12/2008 Đơn vị tính : 1000USD Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú I Dự án ngoài khu CN 1 Công ty Bia Huế Sản xuất bia Đan Mạch 6/4/1994 48,608 46,980 3,250 5,000 SXKD 2 Công ty LD Việt - Pháp Service Dịch vụ du lịch Pháp 4/5/1991 50 50 50 SXKD 3 Khách sạn Bờ sông Thanh Lịch Khách sạn Hồng Kông 9/7/1991 7,640 6,640 7,640 SXKD 4 Công ty LD Sợi tre Việt Nam Sợi tre Đức 20/12/00 4,700 1,750 0 Đang làm thủ tục rút Gíây phép Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 5 Công ty LD vận chuyển du lịch TTHuế Vận chuyển khách du lịch Hàn Quốc 23/10/02 2,950 885 856 SXKD 6 Công ty LD khách sạn Kinh Thành Khách sạn Pháp 4/2/2003 4,915 3,871 8,415 SXKD 7 Công ty LD dịch vụ du lịch Kyoto-Huế-Việt Nam dịch vụ nghỉ dưỡng Nhật Bản 20/01/04 3,000 900 1,000 quyết định chấm dứt hợp đồng 8 Công ty LD dịch vụ quốc tế Vận chuyển khách DL xe ngựa Úc 22/3/04 400 400 50 Quyết đinh chấm dứt hợp định 9 Công ty LD Vọng Cảnh Khách sạn Hà Lan 8/11/200 4 4,990 1,470 100 Chưa triển khai Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 10 Công ty TNHH Luks Ximăng Thừa Thiên-Huế Ximăng Hồng Kông 25/2/92 171,806 52,288 109,333 35,000 SXKD 11 Công ty thực phẩm Huế Rượu, nước giải khát Nhật Bản 23/12/95 7,250 2,226 7,250 SXKD 12 Công ty TNHH công nghiệp JASSFOOD Hàng thủy hải sản Thái Lan 22/12/98 2,750 1,750 1,750 Chuyển đổi thành doanh nghiệp trong nước 13 Công ty EarthCare Việt Nam - Huế Phân vi sinh Hoa Kỳ 12/11/19 99 4,950 1,650 Đang làm thủ tục rút giấy phép 14 Công ty TNHH 2NGUYEN Việt Nam Tin học Hoa Kỳ 8/1/2001 20 17 0 Đang làm thủ tục rút GP Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 15 Công ty TNHH Tin học Quang Nguyên Tin học Hoa Kỳ 16/4/02 60 35 21 SXKD 16 Công ty EXPRESS LANE FOOD Nuôi tôm Canada 26/3/02 1,000 350 0 Đang làm thủ tục rút GP 17 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Dịch vụ du lịch Hàn Quốc 24/11/05 200 400 HĐKD 18 Công ty TNHH ACE Việt Nam Dịch vụ du lịch Hàn Quốc 16/12/05 1,000 330 1,100 HĐKD 19 Công ty TNHH quốc tế Hello Việt Nam Điện tử Trung Quốc 11/2/200 4 2,350 1,535 2,300 500 SXKD 20 Công ty Quinmax International VN May mặc cao cấp Đài Loan 12/1/200 5 1,000 300 1,000 SXKD 21 Công ty Editions Magic Tin học Pháp 12/1/200 20 7 20 SXKD Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú Prono 5 22 Công ty TNHH Phong Thịnh Dịch vụ ôtô Hoa Kỳ 10/5/200 6 400 270 20 Chưa triển khai 23 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Công ty ACE & Cth DL Hương Giang) Nhà hàng cao cấp Hàn Quốc 19/6/06 120 120 120 XDCB 24 Công ty TNHH Cố Đô Xanh Khách sạn Pháp 27/12/06 600 400 200 Đang triển khai XDCB 25 Công ty Hereuare Việt Nam sản xuất công nghệ phần mềm Hoa Kỳ 10/1/200 7 500 500 200 SXKD 26 Công ty TNHH Quang Minh Imex Khách sạn, mua bán ôtô Hoa Kỳ 25/2/200 7 1,250 300 750 Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 27 Công ty TNHH Optivest TTHuế Hoả táng Singapo re 25/2/200 7 5,000 500 1,000 1,000 Đang triển khai XDCB 28 DA XD hạ tầng khu dịch vụ tổng hợp (Ace Vina Construction) Hạ tầng Hàn Quốc 22/6/200 7 4,000 200 500 Đang triển khai XDCB 29 Công ty TNHH Du lịch Thien Phúc Giặt là, sản xuất nuoc khoang Hàn Quốc 15/8/200 7 62,5 30 32 SXKD 30 Công ty TNHH Du lịch Việt Hàn Dịch vụ du lịch Hàn Quốc 17/7/200 7 600 200 400 SXKD 31 Công ty TNHH Vi Nhân Giáo dục đào tạo Hoa Kỳ 08/2007 37.5 38 HĐKD 32 Công ty TNHH B4 Café dịch vụ ăn uống Bỉ 08/2007 4 4 Tạm ngừng HĐKD Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 33 Công ty TNHH MTV Làng Du lịch Villa Louise Huế Biệt thự, nhà hàng Hồng Kông 17/9/200 7 700 500 200 Đang triển khai XDCB 34 Công ty TNHH Phong Phú Thịnh Dịch vụ ôtô, xe máy Hoa Kỳ 13/12/20 07 800 500 35 Công ty Cổ phần trường tư thục quốc tế King the World tại Huế Dịch vụ đào tạo Singapo re 4/7/2007 139 HĐKD 36 Công ty TNHH C.P. Việt Nam Chế biến thức ăn gia súc Thái Lan 18/1/200 8 1,036 500 1036 HĐKD 37 DA đầu tư Trung tâm dịch vụ vận tải hàng hoá (Cty TNHH Luks An) Vận tải hàng hoá Bristish Virgin Island 21/3//200 8 5,863 125 5800 HĐKD Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 38 DA đầu tư thiết bị khai thác và vận chuyển đá vôi Khai thác và vận chuyển đá vôi Bristish Virgin Island 28/5//200 8 2,397 100 2397 HĐKD 39 DA khai thác phụ gia khoáng hoạt tính Puzơlan Khai thác phụ gia khoáng Bristish Virgin Island 1/7/2008 1,500 265 1500 HĐKD 40 DA khu du lịch nghỉ dưỡng Nam-A D &C Du lịch - dịch vụ Hàn Quốc 30/7/200 8 481,740 20,000 2000 10000 Đang triển khai XDCB 41 Nhà máy ximăng Luks-Dây chuyền 5 SX clanker Bristish Virgin Island 31/7/200 8 130,092 300 30000 Đang triển khai XDCB 42 Trung tâm đào tạo ngoại ngữ Mondo Giáo dục – đào tạo Singapo re 16/9/200 8 700 500 200 HĐKD Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 43 Khu du lịch Lost World Huế Du lịch Úc 9/12/200 8 50,000 10,000 1,000 Cộng (1) 957,137 107,83 4 190,177 54,965 49,200 II Dự án Khu CN Phú Bài 0 44 Cty LD sản xuất xà gồ thép Sản xuất xà gồ thép Đài Loan 16/7/03 350 300 20 Chưa triển khai 45 Công ty TNHH Công nghệ cao Việt Nam Điện tử Hoa Kỳ 4/2/1999 4,500 3,600 0 Đang làm thủ tục rút GP 46 Cty TNHH quốc tế Kugler Nhà lắp ghép Ý 1/6/2004 125 50 560 Tạm ngừng HĐKD 47 Cty Scavi Việt Nam May mặc Pháp 25/7/200 5 5,000 1,000 1,200 2,000 3,000 Đang triển khai XDCB Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú 48 Cty TNHH Chế biến gỗ Inahata VN Chế biến gỗ Nhật bản 15/11/05 300 150 300 Tạm ngừng SXKD 49 DA XD hạ tầng KCN (Ace Vina Construction) Hạ tầng Hàn Quốc 22/6/200 7 6,000 1,000 3,000 Đang triển khai XDCB 50 DA XD hạ tầng KCN Phong Thu Hạ tầng Hàn Quốc 9/9/2007 6,500 1,000 3,000 Đang triển khai XDCB 51 NM dệt kim Huế, Việt Nam (Công ty Hersey Eood Ltd) 3/28/2008 Bungary 28/3/200 8 6,000 6,000 200 2,000 4,000 Đang triển khai XDCB 52 Dự án nhà máy may Phú Bài (chi nhánh công ty TNHH Hanesbrands) May mặc Hoa Kỳ 27/3/200 8 14,000 5,000 10,000 4,000 SXKD 53 Nhà máy thứ 2 của chi nhánh công ty TNHH Hanesbrands) May mặc Hoa Kỳ 15/8/200 8 12,900 1,000 5,000 Đang triển khai XDCB Công (2) 55,675 16,100 2,280 17,000 22,000 Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú II Dự án Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô 54 Công ty LD Huế - Saita Nhật Bản 25/11/96 3,750 Không triển khai 55 Công ty LD Du lịch Lang Cô Khách sạn Áo 18/11/96 3,150 QĐ chấm dứt HĐ 56 Công ty LD trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Huế. Gỗ dăm Đài Loan 4/3/2003 2,120 1,625 1,750 SXKD 57 Cty LD Làng Xanh Lăng Cô Biệt thự, khách sạn Hồng Kông 12/10/20 04 4,990 4,990 9,240 8,000 5,000 HĐKD 58 Cty TNHH SX cơ khí Chân Mây Sản phẩm cơ khí Hoa Kỳ 18/9/03 3,000 1,000 200 300 Đang triển khai XDCB 59 Cty TNHH P & I Việt Nam Biệt thự, Nhật 29/11/04 4,950 2,475 200 Đang làm Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú Khách sạn Bản thủ tục rút GP 60 Cty Chaiyo AA Việt Nam Gỗ dăm Hoa Kỳ 7/7/2005 4,913 3,373 3,500 1,400 SXKD 61 Cty Pegasus Fund 2 Việt Nam Khách sạn Hoa Kỳ 17/02/06 4,800 1,440 300 600 Đang triển khai XDCB 62 Cty TNHH Alcan Việt Nam Sản xuất , lắp ráp TBị Canada 16/3/06 4,037 1,211 6,037 1,000 Chấm dứt hoạt động 63 DA khu phức hợp Resort cao cấp (Banyan Tree) Du lịch - Dịch vụ Singapo re 7/3/2007 875,000 1,000 26,500 60,000 Đang triển khai XDCB 64 Cty Pegasus Fund 3 Việt Nam Hạ tầng Hoa Kỳ 9/9/2007 56,400 100 1,000 Đang tạm ngừng 65 Công ty TNHH một thành viên Bãi Chuối (Việt Nam) Khu nghỉ dưỡng, công trình Quần Đảo Cayman 27/3/200 8 102,000 1,000 12,000 Đang triển khai XDCB Stt Tên dự án Lĩnh vực sản xuất Nước đầu tư Ngày cấp Tổng Vốn đăng ký Vốn pháp định Tổng vốn đầu tư thực hiện (31/12/0 7) Ước thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Ghi chú cho thuê và bán, 66 Cty TNHH đầu tư & phát triển Lập An Resort- gofl Singapo re 11/1/200 8 299,000 20,000 250 1,200 3,000 Đang triển khai XDCB 67 Khu DL nghỉ dưỡng Dream Palace Khu du lịch Hàn Quốc 4/11/200 8 40,000 20,000 Cộng (3) 1,408,11 0 36,114 22,577 40,000 101,00 0 Cộng (1), (2) &(3) 2,420,92 2 160,04 8 215,034 111,96 5 172,20 0 Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phụ lục 2: Thu nhập của người lao động và đóng góp của chủ doanh nghiệp FDI tới BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế Đơn vị tính: Tỷ đồng Thu nhập của người lao động Đóng góp của chủ doanh nghiệp tới BHXH, BHYT,KPCĐ Tổng số Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương BHXH trả thay lương Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD 2000 21 20 1 2 2001 24 23 2 2 2002 27 25 1 1 3 2003 31 30 4 2004 44 41 1 2 6 2005 52 45 2 4 5 2006 50 48 2 6 Nguồn: Tài liệu [05,tr.442]. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contracts) BHXH Bảo hiểm xã hội BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build – Operate – Transfer) BQ/DA Bình quân / dự án BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Build – Transfer) BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build – Transfer – Operate) CN Công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DA XD Dự án xây dựng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội hay (Gross Domestic Product) HĐKD Hợp đồng kinh doanh ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) KCN, KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất KPCĐ Kinh phí công đoàn LD Liên doanh NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial competitiveness index) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and development) SXKD Sản xuất kinh doanh TH/ĐK Thực hiện / đăng ký TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2006-2007 ................................................................43 Bảng 2.2: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp ...............................................................................45 Bảng 2.3: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp.........................................................46 Bảng 2.4: Vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp.................................................................................52 Bảng 2.5: Phân loại các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư ....................................49 Bảng 2.6: Phân loại các dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư ......................................50 Bảng 2.7: Phân loại các dự án theo địa bàn đầu tư ..................................................51 Bảng 2.8: Phân loại các dự án đầu tư theo nước đầu tư ...........................................52 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ................56 Bảng 2.10: Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ..............56 Bảng 2.11: Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế .................58 Bảng 2.12: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ....................................................59 Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế..................................................................................................60 Bảng 2.14: Số liệu thu ngân sách của tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003- 2007 ....................................................................................................63 Bảng 2.15: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp ...............................................66 Bảng 2.16: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại KCN Phú Bài và khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế ......................................................................................................68 Bảng 2.17: Tình hình tiền lương năm 2008 và tiền thưởng Tết trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế ...........................................71 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động SXKD tính đến 31-12 hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2000 - 2006 ..............................................................................44 Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2000 - 2006 ................................................................44 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp ..............................................................46 Biểu đồ 2.4: Xu hướng biến đổi vốn sản xuất trung bình quân mỗi doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2004 - 2007 ................48 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế .......................................................................................................57 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu Doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế .....................58 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế......60 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thu ngân sách của tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2004 và năm 2008 ..........................................................................................64 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thu nội địa của tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003 - 2008 ..................................................................................................64 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2004 - 2007 ...........................................69 Biểu đồ 2.11: Số lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2000 - 2006 ....................................................70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_2231.pdf
Luận văn liên quan