Luận văn Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động xuất bản nói riêng phải được quản lý bằng pháp luật và định hướng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoạt động xuất bản đạt được những kết quả tốt, trước hết cần quan niệm lại vai trò, chức năng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực này. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất bản, trách nhiệm, phạm vi, phương thức quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bởi vì nó là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống các loại hàng hóa khác. Nếu buông lỏng QLNN bằng pháp luật để hoạt động xuất bản trôi nổi theo quy luật thị trường là sai lệch mục tiêu của xuất bản, dẫn đến thương mại hóa xuất bản, chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa của dân tộc.

pdf77 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh: công an, kiểm sát, tòa án, thuế; hải quan... và sự tôn trọng quyền chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan xuất bản là quan hệ cần thể hiện sự rạch ròi và công minh của pháp luật. 2.4. Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 2.4.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, pháp luật là sự phản ánh quan hệ xã hội thông qua lăng kính chủ quan của các nhà làm luật. Do đó, pháp luật xuất bản bao giờ cũng lạc hậu hơn các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xuất bản. Đây là nguyên nhân sâu xa của sự không phù hợp giữa pháp luật xuất bản và quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua thay đổi nhanh chóng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần gấp rút giải quyết, trong khi đó "chúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm" [3, tr.59]. Thứ hai, việc nghiên cứu, trình và thông qua dự án luật về các lĩnh vực văn hóa, sản phẩm văn hóa, tinh thần thường khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực và sản phẩm vật chất thuần túy. Thứ ba, một số quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa được lượng hóa và cụ thể hóa. Vì vậy, hoạt động thực hiện pháp luật gặp một số khó khăn. Ví dụ: tại Điều 22 - Luật xuất bản 1993 quy định về việc nghiêm cấm việc xuất bản phẩm có nội dung: Chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh, thù hận dân tộc, lối sống dâm ô, đồi trụy, tiết lộ bí mật Đảng; xuyên tạc lịch sử;... Những quy định này còn mang tính chung chung, những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá nội dung vi phạm pháp luật không cụ thể. Vì vậy, tùy theo nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý mà có thái độ khác nhau đối với nội dung xuất bản phẩm; một số sách khi nội dung có vấn đề thường giải quyết kéo dài; không dứt khoát. Tại Điều 4 - Luật xuất bản 1993: chưa cụ thể hóa được phạm vi điều chỉnh của luật dẫn đến tranh chấp đối với sản phẩm nghe và nhìn. Các loại băng và đĩa âm thanh băng và đĩa hình hiện nay có sự đan xen về sản phẩm giữa xuất bản với điện ảnh và truyền hình do tiến bộ của khoa học và công nghệ mang lại... Thứ tư, các văn bản pháp luật về xuất bản, Luật khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ, đồng bộ nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật xuất bản chưa kịp thời, chưa nghiêm minh. Thứ năm, trong cơ chế thị trường, các hoạt động xuất bản cũng chịu sự tác động và chi phối của thị trường, quy luật cung cầu, quy luật giá cả... Một số không ít các chủ thể đã không nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, đã "thương mại hóa" các hoạt động xuất bản, chạy theo thị hiếu, kinh doanh xuất bản phẩm bất chính và tệ hại hơn đã kiếm tiền bằng cách làm băng hoại tâm hồn, đạo đức thế hệt rẻ. Đáng trách là có một số cán bộ và cơ quan QLNN cũng chỉ vì tham lợi nhuận đã đứng ra tổ chức và bao che cho những việc làm sai trái. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, trong những năm qua, hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đạt được nhiều kết quả tốt. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, một số văn bản pháp luật xuất bản vẫn chưa được ban hành kịp thời dẫn đến hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Sự chậm ban hành văn bản pháp luật xuất bản không chỉ ở Quốc hội mà còn ở các cơ quan QLNN ban hành các văn bản dưới luật. Thứ hai, mô hình xây dựng văn bản pháp luật chia thành nhiều "tầng" cùng với tình trạng ỷ lại cho cơ quan QLNN cấp dưới cũng đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật vừa không đáp ứng kịp thời cho hoạt động quản lý, vừa thiếu đồng bộ, có trường hợp mâu thuẫn lẫn nhau. Thứ ba, ý chí của việc xây dựng pháp luật là tất yếu đối với mọi nhà nước, nhưng thực tiễn và xu thế phát triển cũng đòi hỏi các nhà làm luật, các đại biểu Quốc hội thông qua dự án phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp để pháp luật đạt tính khả thi cao. Thứ tư, trình độ, năng lực chuyên môn của cơ quan trình dự án (xây dựng văn bản), cũng như của cơ quan thẩm định và cơ quan ban hành văn bản còn hạn chế, đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật còn thiếu, các điều kiện vật chất chưa đảm bảo; vẫn còn sự vi phạm các nguyên tắc và kỹ thuật trong xây dựng văn bản pháp luật. Thứ năm, lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ QLNN còn mỏng so với nhu cầu thực tế. Ví dụ: Hiện nay, Phòng quản lý xuất bản - Cục xuất bản chưa đến 10 người làm nhiệm vụ kiểm tra nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu, trong khi năm 2003 xuất bản 18641 tên sách. Với số lượng người như vậy thì chỉ điểm tên sách cũng đã không đủ thời gian, chưa nói đến việc chính của phòng là kiểm tra nội dung xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ còn chậm đổi mới. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Tóm lại, nội dung chương 2 cho chúng ta thấy thực trạng QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trên cả 3 nội dung: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Chỉ ra những thành tựu, cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong thời gian tới. Chương 3 Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản của Việt Nam hiện nay 3.1. Yêu cầu khách quan và các quan điểm của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là một yêu cầu khách quan và cấp bách của nước ta hiện nay Từ khi Luật xuất bản 1993 của nước ta đi vào thực thi trong cuộc sống đến nay, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã có những thay đổi rõ rệt, tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhanh chóng với quy mô và vóc dáng mới. Tuy nhiên, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, yếu kém của nó. Trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã thể hiện tập trung đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; ngành xuất bản thích ứng dần với cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữ vững hệ thống tổ chức, phát triển lực lượng, nâng cao năng lực mọi mặt của toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao về xuất bản phẩm của toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế và phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, còn nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc. Hệ thống pháp luật xuất bản còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn lẫn nhau, còn một số "lỗ hổng" chưa được điều chỉnh; hoặc một số quy định pháp luật còn chung chung, thiếu tính khả thi cần phải được bổ sung, sửa đổi. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản triển khai chậm, thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Tình trạng vi phạm pháp luật xuất bản vẫn còn nhiều: cả từ phía cán bộ, cơ quan nhà nước, các nhà xuất bản, các cơ quan in và phát hành xuất bản phẩm. Các chủ thể này nhận thức về pháp luật xuất bản chưa đầy đủ và sâu sắc. Một số cơ quan, tổ chức của Nhà nước và đoàn thể chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về sách không nhằm mục đích kinh doanh và sách lưu hành nội bộ: Một số người có quan điểm, tư tưởng sai trái, đòi được phổ biến các tác phẩm trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật; hiện tượng in, nhân nối bản, ăn cắp bản quyền xảy ra khá phổ biến, trên thị trường vẫn bày bán nhiều sách không rõ nguồn gốc xuất xứ, sách có nội dung xấu là những bức xúc trong hoạt động QLNN về xuất bản trong thời gian qua. Hoạt động bảo vệ pháp luật cũng chưa đảm bảo được vai trò của nó. Công tác thanh tra chưa kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, đưa ra các biện pháp xử lý và khắc phục hiệu quả, chưa đủ răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra; công tác xử lý vi phạm pháp luật xuất bản còn quá nương nhẹ. Có thể nói, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản chưa thể hiện rõ tính quyền lực đặc biệt trong QLNN, tổ chức, điều chỉnh chưa hiệu quả; tính khoa học, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, chưa thực sự đảm bảo vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đất nước. Điều đó đòi hỏi QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải được tăng cường. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, trong đó cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật [21, tr.131-132]. Đồng chí Trần Đức Lương cũng khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện; lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước và cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật [29, tr.7]. QLNN bằng pháp luật về xuất bản là một bộ phận của QLNN. Do đó, quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải được tăng cường. Như vậy, những yếu kém, tồn tại của hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong những năm vừa qua, cũng như những yêu cầu của quá trình tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đã làm cho việc tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách. 3.1.2. Quan điểm về tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN bằng pháp luật về xuất bản, nghiên cứu những chủ trương, đường lối phát triển văn hóa, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động xuất bản, chúng ta thấy QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay phải bảo đảm: xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Đây là quan điểm đã được hình thành và phát triển từ rất sớm trong quá trình cách mạng Việt Nam. Tại Điều 3 - Sắc luật 003/SLt ngày 18-6-1957 đã ghỉ õ: Hoạt động xuất bản bắt kỳ là của cơ quan Nhà nước, chính đảng, đoàn thể nhân dân hay của tư nhân đều không phải là hoạt động có tính chất đơn thuần kinh doanh mà là một hoạt động văn hóa có ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục tư tưởng cho nhân dân. Sau đó, quan điểm này được ghi nhận trong Luật xuất bản 1993; và hiện nay là Luật xuất bản 2004. Để quán triệt quan điểm này, trong tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải coi xuất bản là một bộ phận của văn hóa, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luật phát triển văn hóa. lao động xuất bản là lao động chất xám, công cụ lao động của họ là tư duy, đối tượng lao động của họ cũng là tư duy, sản phẩm lao động của họ tạo ra là kết quả của quá trình tư duy. Đó là bản thảo những tác phẩm đạt yêu cầu về giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật. Mục đích của xuất bản hướng tới việc cảm hóa con người, cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người. Khi các sản phẩm của trí tuệ đã "thấm" vào con người đến một ngưỡng nhất định nó sẽ chuyển hóa thành lực lượng vật chất. Khi đó, nói như Lênin nói chính lực lượng vật chất sẽ đánh đổ lực lượng vật chất. Đúng như Ph.Ăngghen đã viết trong tác phẩm biện chứng của tự nhiên: "Văn hóa, khi đã trở thành một lực lượng của xã hội thì có một sức mạnh ghê gớm có thể làm đảo lộn cả mộ xã hội, đánh đổ cả một chế độ như cách mạng dân chủ tư sản Pháp". Quán triệt rõ quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài, khi cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng, những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đã và đang diễn ra gay gắt, phức tạp. Như vậy, xuất bản là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Mọi hoạt động quản lý xuất bản phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật xuất bản và đặt dưới sự thống nhất quản lý của Chính phủ. Sự thống nhất trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải thể hiện trên cả ba mặt: xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Đây là quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản. Thứ hai, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải dựa trên cơ sở quan điểm: sản phẩm của xuất bản là những hàng hóa đặc biệt. Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm cũng như các sản phẩm khác là kết quả của lao động sống và lao động quá khứ được vật hóa. Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có giá trị sử dụng, giá trị trao đổi giống như các sản phẩm vật chất khác. Khi đưa vào lưu thông, nó trở thành hàng hóa. Nhưng xuất bản nói chung và sách nói riêng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó còn có giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa... Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu các giá trị của nó. Từ đó, sẽ giúp người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống, đưa họ tới những hoạt động không phải chỉ ở dạng tinh thần mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới. Như vậy, chính các xuất bản phẩm đã tạo nên bề rộng và chiều sâu kiến thức cho người tiêu dùng. Xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt. Một mặt, Nhà nước có các quy định pháp lý và sự quản lý đối với nó trên nhiều khía canh. Chẳng hạn, nhà nước có các quy định riêng trong kế hoạch xuất bản, đọc lưu chiểu và kiểm tra lưu chiểu; các chính sách xuất bản... Mặt khác, đã là hàng hóa thì dù có đặc biệt đến thế nào đi nữa thì xuất bản phẩm vẫn phải được tham gia vào thị trường, chịu sự tác động của các quy luật thị trường, Nhà nước phải có những quy định pháp lý phù hợp với các quy luật vận động của thị trường xuất bản phẩm. Thứ ba, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải kiên quyết lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản theo pháp luật. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn có một số hạn chế, yếu kém nhất định: tình trạng sách lậu, sách có nội dung xấu; giá sách quá cao vẫn còn phổ biến, việc sửa đổi, bổ sung, lên kế hoạch "ảo" vẫn còn nhiều, đọc và kiểm tra lưu chiểu còn rất yếu, hầu hết các sách vi phạm, sách có nội dung xấu đều do bạn đọc phát hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích kinh tế đã không làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản. Vì vậy, chúng ta cần phải lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản. Việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản phải dựa trên cơ sở pháp luật, coi pháp luật là tiêu chuẩn, công cụ quan trọng nhất. Theo quand diểm đó, trước hết chúng ta phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật xuất bản, đứng đầu là Luật xuất bản hết sức hoàn thiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đường lối phát triển của đất nước. Chúng ta phải xây dựng cơ quan QLNN về xuất bản đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm khả năng quản lý hoạt động xuất bản có hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ QLNN về xuất bản phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hệ thống QLNN về xuất bản phải bảo đảm sự quản lý thống nhất từ Trung ương tới địa phương, có chế tài nghiêm khắc trong xử lý vi phạm pháp luật xuất bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản. Thứ tư, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản đồng thời chú trọng phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Trong QLNN về xuất bản nói riêng, trong QLNN nói chung, pháp luật giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, QLNN đối với xuất bản còn sử dụng nhiều công cụ khác, như: kế hoạch, trang thiết bị, máy móc, công nghệ... Nếu không có các công cụ đó, hoặc các công cụ đó kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động QLNN. Có thể nói, các công cụ đó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho QLNN bằng pháp luật về xuất bản được thực hiện và thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Pháp luật, dù có hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế được các công cụ đó. Với vai trò quan trọng như vậy, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải đồng thời chú ý đúng mức đến việc phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Phát huy vai trò của các công cụ quản lý phải được chú ý toàn diện, đồng thời có sự tập trung vào những công cụ cơ bản đáp ứng những đòi hỏi mà thực trạng QLNN về xuất bản hiện nay đặt ra. Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng: nếu chúng ta tuyệt đối hóa vait rò của pháp luật, mà bỏ quên vai trò của các công cụ quản lý khác thì QLNN bằng pháp luật về xuất bản sẽ gặp khó khăn, hiệu quả thấp. 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản Ngành văn hóa thông tin luôn xác định xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụng của nó tác động sâu sắc đến đạo đức, tình cảm lối sống của con người trong cộng đồng xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy, phải được quản lý chặt chẽ. Thị trường xuất bản phẩm hiện nay cho thấy cần quản lý một cách cương quyết hơn, bởi nếu chúng ta buông lỏng quản lý thì thực chất là chấp nhận sự thách thức của thị trường đối với Nhà nước và pháp luật, tạo cơ hội cho các xuất bản phẩm có nội dung độc hại trà trộn, lén lút lưu hành, rồi đến lúc chúng sẽ lưu hành công khai gây tác hại khôn lường cho nền kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Vì vậy, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải nghiêm túc xem xét lại cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý để từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động xuất bản. Từ đây, cần thực hiện các giải pháp sau: 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật xuất bản Thứ nhất, về quyền xuất bản của các tác giả có tác phẩm. Từ năm 1957, tại Điều 14 - sắc luật 003/SLt đã ghi nhận quyền "tự xuất bản lấy tác phẩm của mình" [38, tr.5]. Có thể nói, đây là một ý tưởng nhân văn sâu sắc về quyền tự do xuất bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong Luật xuất bản 1993 và hiện nay là Luật xuất bản 2004 vẫn chưa kế thừa được quan điểm tiến bộ này. Tại Điều 5 - Luật xuất bản 2004 quy định tác giả có quyền phổ biến tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. Điều đó có nghĩa tác giả không được phép đứng ra xuất bản tác phẩm của mình. Để kế thừa những ý tưởng nhânv ăn của Sắc luật 003/SLt, đồng thời dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới, Nhà nước nên có chế độ riêng đối với những trường hợp tác giả muốnt tự xuất bản tác phẩm của mình. Thực hiện vấn đề này, chúng ta sẽ đạt được những kết quả sau: - Khuyến khích những công dân bằng lao động của mình đã sáng tạo ra các phẩm chất văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị. Đảm bảo được các quyền lợi vật chất và tinh thần của tác giả phát sinh từ việc công bố và phổ biến các tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm. - Lao động sáng tạo của các tác giả sẽ được bù đắp thỏa đáng, khắc phục được tình trạng phổ biến hiện nay là các tác giả được trả nhuận bút quá ít ỏi so với lợi nhuận có được từ việc xuất bản các tác phẩm của họ. - Trao quyền xuất bản cho các tác giả sẽ đề cao được trách nhiệm của người cầm bút trước công chúng, dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, nếu chúng ta có quy định này, cũng cần có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng pháp luật để trao quyền xuất bản cho người khác, cũng như các cá nhân lợi dụng tác giả để nhận quyền xuất bản kiếm lời. Những tác giả nào thực sự muốn tự xuất bản lấy tác phẩm của mình thì các cơ quan QLNN có thẩm quyền mới xem xét cấp giấy phép xuất bản. Khi phát hiện tác giả trao quyền xuất bản cho người khác, cơ quan QLNN có thẩm quyền thu hồi giấy phép xuất bản và xử phạt tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Thứ hai, về chế độ kiểm tra lưu chiểu. ở Việt Nam, hoạt động xuất bản không bị kiểm duyệt. Đó là quyền tự do ngôn luận của công dân được ghi nhận tại Điều 69 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa bằng chế độ "không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản" tạiĐiều 5 - Luật xuất bản 2004. Tuy nhiên, từ quy định này thì khâu hậu kiểm có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng. Vì vậy, Điều 28 - luật xuất bản 2004 quy định về việc kiểm tra lưu chiểu. Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban ndjc ấp tỉnh có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật xuất bản đã xác định rõ nội dung cơ bản của việc kiểm tra lưu chiểu là kiểm tra nội dung của xuất bản. Tuy nhiên, để hoàn thiện pháp luật và thực hiện được vai trò QLNN thì chỉ dừng lại ở kiểm tra nội dung xuất bản phẩm là chưa đủ, Luật xuất bản cần bổ sung thêm nhiệm vụ của việc kiểm tra lưu chiểu là kiểm tra cả về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật của xuất bản phẩm. Hoạt động này rất cần thiết nhằm không ngừng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, hạn chế tối đa những xuất bản phẩm tuy không vi phạm pháp luật, nhưng "rẻ tiền". Thứ ba, về việc thành lập, ngừng hoạt động và đóng cửa nhà xuất bản. Dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới hiện nay, việc ra đời một chủ thể xuất bản mới, việc ngừng hoạt động, đóng cửa một chủ thể xuất bản là một hiện tượng xã hội bình thường. Điều đó diễn ra không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các cá nhân trong cơ quan QLNN có thẩm quyền, mà nó phụ thuộc vào điều kiện, tiêu chuẩn được hình thành từ các quy định của pháp luật xuất bản. Nếu một cơ quan nhà nước, một tổ chức chính trị - xã hội có đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản. Ngược lại, một nhà xuất bản đang hoạt động mà thiếu điều kiện sẽ phải ngừng hoạt động; nếu vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải đình chỉ hoạt động. Mục đích cuối cùng của việc lập, ngừng hoạt động và đóng cửa nhà xuất bản nhằm tạo ra cơ hội tăng trưởng nhanh, hình thành một số tập đoàn phát triển mạnh, có vị trí trong khu vực và quốc tế. Từ nhận thức trên, cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản. Để đạt được mục đích trên, pháp luật xuất bản phải được bổ sung hoàn thiện, tạo một hành lang pháp lý để hình thành các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản theo hướng sau: - Thành lập các nhà xuất bản chuyên sản xuất các chương trình đĩa âm thanh, đĩa hình, nhà xuất bản chuyên sản xuất các loại sách điện tử thuộc loại hình xuất bản phẩm ghi tại Điều 4 - Luật xuất bản. - Về hình thức tổ chức nhà xuất bản có thể là Công ty đối với hoạt động xuất bản của các xuất bản phẩm bằng âm thanh, hình ảnh, sách điện tử. Cũng có thể là nhà xuất bản có nhiều thành viên trực thuộc gồm xuất bản và các tạp chí chuyên ngành, cơ sở in, dịch vụ về vật tư, kỹ thuật xuất bản, in, phát hành. Thứ tư, về chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản. Tại khoản 3 - Điều 6 Luật xuất bản 2004 quy định: "Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế". Tuy nhiên, điều luật này chưa thể hiện được tính minh bạch, rõ ràng. Cụ thể như sau: Một là, tác phẩm có giá trị là tác phẩm đạt những tiêu chuẩn như thế nào? Có thể nó có giá trị với người này, nhưng lại không có giá trị đối với người khác. Hai là, thời điểm xuất bản chưa thích hợp. Vậy thời điểm thích hợp là thời điểm nào, bao lâu sau khi mua bản thảo đó. Ba là, đối tượng sử dụng hạn chế. Khái niệm đối tượng sử dụng hạn chế là bao nhiêu người, một người hay nhiều người, một nhóm người hay một tầng lớp người trong xã hội. Có thể nói, ba nội dung đề cập trong chính sách mua bản thảo đều thiếu tính rõ ràng dễ có sự vận dụng khác nhau trong quá trình thực thi. Nên chăng quy định việc mở rộng chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản là mở rộng việc mua các loại bản thảo và có chính sách xây dựng một ngân hàng bản thảo ở các cơ quan quản lý và khi có điều kiện sẽ có xuất bản để có thể điều chỉnh định hướng về mặt chính trị tư tưởng của thị trường. Thứ năm, về mối quan hệ giữa mục đích sản xuất kinh doanh và mục đích định hớng XHCN trong hoạt động xuất bản. Luật xuất bản 2004 ra đời trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, luật phải điều chỉnh được sự cân bằng trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Tuy nhiên, ở Điều 3 quy định về vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản còn nặng về định hướng XHCN, mục đích lợi nhuận chưa được đề cập. Trong khi đó, hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường mà không có động lực là lợi nhuận, từ một số lĩnh vực mang tính chính trị hay pháp luật có sự hỗ trợ của nhà nước, thì các nhà xuất bản không tồn tại được. Vì vậy, ở điều 3 cần phải có quy định thể hiện được mục đích sản xuất kinh doanh của hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường, nếu không sẽ không đúng với quan điểm của Đảng là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ sáu, về việc quy định các loại xuất bản phẩm. Tại Điều 4 - Luật xuất bản 2004 quy định xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học nghệ thuật. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa hiện nay vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải được chú ý đặc biệt, nhưng khi liệt kê các loại xuất bản phẩm lại không thấy có những xuất bản phẩm về an ninh quốc phòng. Vì vậy, điều 4 cần quy định bổ sung loại xuất bản phẩm này, nếu không Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; Nhà xuất bản Công an nhân dân sẽ nằm ngoài sự điều chỉnh của luật này. 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật xuất bản Qua nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng pháp luật xuất bản, chúng ta thấy vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Sự đổi mới, hoàn thiện cần chú trọng vào những nội dung sau: Thứ nhất, thực sự nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của hoạt động xây dựng pháp luật trong QLNN về xuất bản. Không chỉ đơn giản coi sự đổi mới, hoàn thiện đó chỉ là một chủ trương, biện pháp trong cải cách hành chính nhà nước nói chung, mà phải coi đó là một giải pháp hết sức cơ bản trong tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Từ nhận thức trên, cần có sự đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ, đổi mới tổ chức và hoạt động xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản theo các quy định của Luật ban hành văn bản quy định pháp luật, trong đó tập trung vào một số hướng cơ bản: + Có sự phân công chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành; cơ quan chủ trì soạn thảo; cơ quan, tổ chức tham gia soạn thảo, thẩm tra; cơ quan, tổ chức tham gia góp ý... + Coi trọng sự tham gia góp ý của các tầng lớp nhân dân với tinh thần người thực hiện pháp luật xuất bản phải là người xây dựng pháp luật xuất bản, họ phải được tham gia ngay từ đầu vào quá trình soạn thảo, thông qua các văn bản đó. + Bộ Văn hóa - Thông tin cần tổ chức mời các chuyên gia giỏi về xây dựng pháp luật đến giúp đỡ công việc xây dựng pháp luật. Thứ ba, trong quá trình xây dựng pháp luật xuất bản, các cơ quan có thẩm quyền phải coi trọng và tuân thủ các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc, thường xuyên tổng kết thực tiễn để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật xuất bản bảo đảm giải quyết tốt tất cả những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực này. Thứ tư, trên cơ sở Luật ban hành văn bản quy định pháp luật làm rõ phạm vi lập pháp của Quốc hội, phạm vi lập quy của Chính phủ, cán bộ ngành, các cấp chính quyền địa phương. Trong xây dựng pháp luật xuất bản phải theo hướng: tập trung quyền lập pháp vào Quốc hội, quyền lập quy vào Chính phủ, Luật xuất bản được ban hành phải bao hàm được những nội dung cụ thể trong hoạt động xuất bản, hạn chế tối đa những nội dung cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những vấn đề cần văn bản hướng dẫn thi hành, phải được ban hành kịp thời, thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt nhu cầu QLNN về xuất bản. Có thể nói, hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản phải theo quan điểm như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng chuyên gia liên ngành và dành vait rò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp" [21, tr.216]. 3.2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN về xuất bản ở Việt Nam hiện nay Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN về xuất bản, cũng như cải cách hành chính nói chung, được tiến hành trên tất cả các phương diện. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về thể chế: Trên cơ sở hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế thị trường định hướng XHCN, cần nhanh chóng đổi mới thể chế và cải cách thủ tục hành chính một cách căn bản. Trước hết cần hạn chế đến mức tối đa căn bệnh quan liêu, giấy tờ, cửa quyền, gây phiền hà của cơ quan QLNN về xuất bản đối với các chủ thể xuất bản. Đồng thời, cần tăng cường việc chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật trong các cơ quan QLNN về xuất bản và các chủ thể xuất bản. Thứ hai, tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan QLNN về xuất bản theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan, từng cá nhân cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Thứ ba, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Chính trị quản lý hoạt động xuất bản. Thực hiện thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm, chuyển đổi công tác phù hợp đối với những cán bộ không đủ năng lực.Thực hiện đào tạo và đào tạo lại để thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ và nhằm đạt mục đích cuối cùng là "xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực" [21, tr.135]. 3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật xuất bản và tội phạm xuất bản - Củng cố, tăng cường các lực lượng thanh tra chuyên ngành về biên chế, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và điều kiện làm việc; đẩy mạnh công tác phối hợp đồng bộ các lực lượng này trong công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp tục kiện toàn, bổ sung cán bộ đọc và kiểm tra lưu chiểu, tăng cường ngân sách để làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản; loại trừ những kẻ tiếp tay, dung túng, bao che cho những hoạt động kinh doanh, in lậu, nhập lậu, phát hành lậu các xuất bản phẩm trái phép. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, triệt phá, phòng ngừa, ngăn chặn phải được đề cao, tiến hành thường xuyên, trong mọi thời kỳ. Sử dụng triệt để các biện pháp hành chính, kinh tế, hình sự để xử lý sai phạm; chống lại các hiện tượng bao che, nể nang, gượng nhẹ, chắn đỡ dưới mọi hình thức. - Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng văn hóa, hải quan, biên phòng, công an, quản lý thị trường nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản. - Lực lượng cán bộ QLNN về xuất bản phải được tăng cường về biên chế, nghiệp vụ và điều kiện làm việc; phải tự rèn luyện về phẩm chất, năng lực để ngăn chặn có hiệu quả các loại xuất bản phẩm có nội dung độc hại xuất hiện trên thị trường. - Ngành công an, văn hóa phối hợp với ngành kiểm soát, tòa án đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử kịp thời tội phạm xuất bản; kịp thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động xuất bản. Quản lý hoạt động xuất bản là công việc có tính quy luật tất yếu của Nhà nước ta trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Bộ Văn hóa - Thông tin xác định đây là nhiệm vụ lâu dài, không ngừng nghỉ nên cần có sự phối hợp, hưởng ứng của các cấp chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. 3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản Trong những năm vừa qua, những bất cập, hạn chế của công tác QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở nước ta có một phần không nhỏ do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa tốt. Để nâng cao công tác QLNN về xuất bản, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật xuất bản phải đảm bảo các nội dung sau: - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương pháp, với nhiều đối tượng khác nhau, để mọi người, mọi tổ chức chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xuất bản. - Chú ý đúng mức đến đặc thù của từng vùng, từng miền và trình độ của những đối tượng cụ thể. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xuất bản như: Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin. Bộ Văn hóa - Thông tin có thể tổ chức những cuộc hội thảo, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản và lãnh đạo các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành sách, các cán bộ lão thành của ngành xuất bản nhằm cụ thể hóa vào tạo điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đúng những quy định của Luật xuất bản trong hoạt động thực tiễn. Tóm lại, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản là yêu cầu khách quan, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động xuất bản nói riêng phải được quản lý bằng pháp luật và định hướng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoạt động xuất bản đạt được những kết quả tốt, trước hết cần quan niệm lại vai trò, chức năng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực này. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất bản, trách nhiệm, phạm vi, phương thức quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bởi vì nó là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống các loại hàng hóa khác. Nếu buông lỏng QLNN bằng pháp luật để hoạt động xuất bản trôi nổi theo quy luật thị trường là sai lệch mục tiêu của xuất bản, dẫn đến thương mại hóa xuất bản, chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa của dân tộc. Thực trạng QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong những năm vừa qua cho thấy ngành văn hóa thông tin đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực này. Hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế: Hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, c hậm được sửa đổi, bổ sung. Nhiều quy định trong các văn bản đó đã lạc hậu so với thực tiễn hoặc còn quá chung chung, khi xử lý cụ thể khó thực hiện, gây nên tình trạng thực thi luật và các văn bản dưới luật thiếu nghiêm minh. Công tác quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống xuất bản, in, phát hành trên phạm vi toàn quốc còn lúng túng và chưa thật hợp lý. Các bộ, ngành đã có nhiều nhà xuất bản nhưng vẫn tiếp tục đề nghị thành lập nhà xuất bản mới. Hiện tại số lượng cơ sở in và phát hành sách quá lớn, một số cơ sở hoạt động kém hiệu quả, rất khó quản lý và dễ xảy ra sai phạm. Công tác QLNN chưa mang tính chủ động, toàn cục mà còn chạy theo thực tiễn để giải quyết những vụ việc cụ thể xảy ra. Lưu chiểu là một khâu quan trọng trong công tác QLNN, nhưng một số nhà xuất bản và cơ quan QLNN về xuất bản thực hiện chưa nghiêm, nộp còn chậm và thiếu số lượng, việc phát hiện sai phạm thường chậm, khi phát hiện được thì sách thu hồi được rất ít hoặc đã bán hết. Việc xem xét và xử lý những vi phạm Luật xuất bản còn có tình trạng nể nang, nương nhẹ hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu thống nhất, nên một số vụ án đã khởi tố nhưng kéo dài, gây ra tình trạng coi thường pháp luật. Một số cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý để cho các nhà xuất bản tự bươn chải trong cơ chế thị trường nên vừa qua đã xảy ra những sai phạm đáng tiếc. Tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, thực hiện đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Những giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra đối với hoạt động xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những lệch lạc; coi trọng nâng cao tính chân thật, giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng. Khắc phục khuynh hướng "thương mại hóa" trong hoạt động xuất bản, làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa của nhân dân ta. Phụ lục Danh mục các văn bản pháp luật chính liên quan đến việc thực hiện luật xuất bản 1. Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản. 2. Thông tư 38 TT-XB ngày 07/5/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản. 3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 1996/QĐ-XB ngày 17/5/1995 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sách. 4. Quyết định số 72/1998/QĐ/BVHTT ngày 17/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế tạm thời về xuất bản các xuất bản phẩm tôn giáo. 5. Nghị định 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt. 6. Chỉ thị số 05/1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in. 7. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 2501/QĐ-CXB ngày 15/8/1997 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm. 8. Công văn 6515/KTTH, ngày 19/12/1997 của Chính phủ về việc trợ cước phí vận chuyển sách báo ra nước ngoài phục vụ tuyên truyền đối ngoại. 9. Công văn số 1146/CP-VX ngày 19/12/2001 của Chính phủ về một số biện pháp liên quan đến hoạt động xuất bản. 10. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao số 893/QĐ- PC ngày 20/7/1992 về việc xuất và nhập văn hóa phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh. 11. Thông tư liên bộ số 83/TTLB ngày 16/12/192 của Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa - Thông tin quy định về việc thu tiền lệ phí cấp giấy phép xuất nhập khẩu và giám định nội dung các văn hóa phẩm xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch. 12. Quyết định số 2246 ngày 19/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành danh mục mặt hàng và các nghiệp vụ kinh doanh của ngành phát hành sách. 13. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 318/TTg ngày 29/6/1993 về việc xuất bản và phát hành bản đồ và các ấn phẩm có liên quan tới đường biên giới quốc gia, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam. 14. Thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin số 74/VHTT ngày 29/9/1994 hướng dẫn việc nhập các loại lịch xuất bản tại nước ngoài vào Việt Nam làm quà biếu tặng. 15. Quyết định số 01/1998/QĐ/BVHTT ngày 30/7/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm. 16. Chỉ thị 02/CT ngày 9/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc kiểm tra, xử lý các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch và xuất bản phẩm khác in, nhập khẩu, tàng trữ lưu hành trái phép. 17. Kế hoạch số 3709/KHBCXB ngày 04/11/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin về tổ chức thực hiện Chỉ ithị 22-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản". 18. Nghị định 06/1999-NĐ-CP ngày 10/2/1999 của Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản. 19. Chỉ thị 02/CT, ngày 9/1/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc kiểm tra, xử lý các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch và xuất bản phẩm khác in, nhập khẩu, tàng trữ, lưu hành trái phép. 20. Quyết định 75/1999/QĐ-BVHTT ngày 8/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm. 21. Chỉ thị 05/1998/CT-BVHTT ngày 23/8/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in. 22. Thông tư 35/1999/TTLB/BGD&ĐT-BVHTT ngày 15/9/1999 liên tich Văn hóa - Thông tin - Giáo dục và đào tạo về việc xuất bản và phát hành các sách tham khảo cho học sinh dùng ở các bậc học phổ thông. 23. Quyết định số 37/2001/QĐ-BVHTT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế Hoạt động phát hành xuất bản phẩm. 24. Thông tư số 26/2000/TT-BTC ngày 31/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. 25. Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút. 26. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. 27. Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác. 28. Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước. 29. Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. 30. Thông tri 01/TT-TW về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về công tác báo chí - xuất bản. 31. Nghị định TW3 ngày 24/09/2001 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 32. Chỉ thị số 20 CT/Tw ngày 27/1/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. 33. Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái quy định của Luật doanh nghiệp. 34. Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. 35. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về việc chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. 36. Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Tài liệu tham khảo 1. Duy Anh (2005), "Ăn vàng trả cám - Nguyên nhân của sự lộng hành sách lậu", An ninh Thủ đô, (1513), tr.5. 2. Vân Anh - Hoàng Thủy (2005), "Dự thảo Luật xuất bản năm 2004 tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển trong tình hình mới", Tạp chí xuất bản Việt Nam, (10), tr.20. 3. Ban Chấp hành Trung ương (khóa (IX) (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Báo cáo tại Hội nghị xuất bản toàn quốc năm 1995. 5. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Báo cáo tổng kết mười năm thi hành Luật xuất bản và tình hình chuẩn bị sửa đổi, bổ sung luật. 6. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật xuất bản sửa đổi. 7. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản. 8. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Vũ Mạnh Chu (1996), Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994) Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia. 11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Cục xuất bản (1996), Báo cáo của Cục xuất bản về quản lý hoạt động xuất bản 1986-1996. 15. Cục xuất bản (1996), Báo cáo của Cục xuất bản về tình hình thực hiện chính sách tài trợ xuất bản trong các năm từ 1992 đến 1995. 16. Cục Bảo hộ bản quyền tác giả (1994), Công ước Berne về quyền tác giả. 17. Đặng Văn Chiến - Nguyễn Thanh Sơn (chỉ đạo biên soạn - 2005), Những nội dung cơ bản của Luật xuất bản năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Luật hành chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. Đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý (1999), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. PGS.PTS Trần Ngọc Đường (chủ biên - 1998), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. GS.TS Nguyễn Huy Gia (1997), Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. PGS.TS Lê Hồng Hạnh (1999), "Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong soạn thảo văn bản pháp luật", Tạp chí Luật học, (6), tr.20-27. 25. TS. Lê Văn Hoè (20010, "Cải cách âu rộng hoạt động xây dựng pháp luật", Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.19-23. 26. Nguyễn Văn Hy (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 27. Khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 28. Nguyễn Kiểm (2004), Bài phát biểu tại Hội thảo tháng 6 năm 2004 do ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức. 29. Trần Đức Lương (2002), "Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta", Tạp chí Cộng sản (1), tr.6-11. 30. TS. Uông Chu Lưu (2002), "Vì sao nhiều văn bản pháp luật thiếu tính khả thi", Nhà báo và công luận, (số ngày 6-12/9), tr.1-9. 31. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 32. V.I.Lênin (1962), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 33. Nông Đức Mạnh (2003), "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước", Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận, (2), tr.1. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Pháp lý - Nxb Sự thật, Hà Nội. 36. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1993), Luật xuất bản. 37. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật xuất bản, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 38. Sắc luật số 003/SLt ngày 18-6-1957 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH về chế độ xuất bản. 39. ủy ban thường vụ Quốc hội (8-6-2004), Bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại hội trường về dự án Luật xuất bản (sửa đổi). 40. ủy ban thường vụ Quốc hội (9-8-2004), Bản tập hợp ý kiến thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về các dự án luật. 41. ủy ban Thường vụ Quốc hội (10-8-2004), Bản tập hợp ý kiến thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản. 42. TS. Võ Khánh Vinh (2001), "Một số vấn đề chung về kỹ thuật lập pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8), tr.34. 43. TS. Võ Khánh Vinh (1997), "Đại hội lần thứ VIII của Đảng và hoạt động xây dựng pháp luật", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2), tr.17-18.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf120_8654.pdf
Luận văn liên quan