Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVF

Thẩm định và định giá các loại hình tài sản thế chấp cũng như phân tích dự án khả thi và khả năng tài chính của từng khách hàng để đưa ra mức cho vay hợp lý. thực hiện quy chế giám sát, kiểm soát tái thẩm định từ giai đoạn nộp hồ sơ cho vay cấp vốn

pdf75 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVF, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ. Số cổ phần bán đấu giá ra ngoài: 59.638.900 cổ phần chiếm 11,93% vốn điều lệ  Năm 2008: PVFC chính thức chuyển sang mô hình Tổng công ty với Vốn điều lệ là 5000 tỷ trong đó Morgan Stanley là cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ, nhận các giải thưởng như “Thương mại-Dịch vụ-Top Trade Services 2007”, giái “Ngôi sao Kinh doanh”, nhận Cờ thi đua của Chính Phủ...... Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, PVFC đã trở thành một định chế Tài chính trọng yếu của PVC đồng thời là cầu nối thị trường vốn với Tập đoàn Dầu khí và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Từ ngày 14/2/2007, PVFC hoạt động với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Cùng năm đó, PVFC đã hoàn thành xây dựng và được Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam chính thức phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2015 và thực hiện lộ trình đến 2010 trở thành Tập đoàn Tài chính hàng đầu tại Việt Nam, vươn ra Quốc tế. Với chức năng chủ yếu là thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn, vận hành sinh lời và hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính của nghành Dầu khí, tạo lập công cụ tài chính hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng góp phần tạo nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp... PVFC còn là một nhà tư vấn tài chính và chuyển đổi cấu trúc tài chính, đưa các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn. 2.1.3 công ty thành viên • Nâng cao chất lượng đầu tư và tư vấn năng lực của PVFC •Chuyên ngành kinh doanh: đầu tư; tư vấn tài chính và quản lý vốn và tài sản Thành lập: 9/2007 Vốn huy động: VND500 bil • Là điểm nhấn của PVFC và PVN trong việc phát triển xây dựng và bất động sản • Chuyên ngành kinh doang:Tư vấn và ma bán bất động sản,nghiên cứu tính khả thi của đầu tư dự án. Thành lập: 6/2007 Vốn huy động: VND500 bil • Nâng cao nguồn quản lý dự trữ & nâng cao năng lực quản lý của các lãnh đạo của pvfc • Hướng kinh doanh: quản lý dự trữ; bảo hộ đầu tự... Thành lập: 12/2007 Vốn huy động: VND100 bil Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFC đến thời điểm hiện nay là: Hội đồng Quản trị; Ban Kiểm soát ; Ban TGĐ và các phòng ban phân theo 2 khối là: Khối quản lý: gồm 10 phòng, ban, có chức năng Tham mưu và giúp TGĐ chỉ đạo công tác hoạch định kế hoạch và thị trường, công tác nhân sự, công tác tài chính kế toán, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, thẩm định dự án (Phòng Kế hoạch & Thị trường; Phòng Tổ chức nhân sự & Tiền lương; Phòng Kế toán; Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ; Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; Văn phòng; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Thẩm định độc lập; Trung tâm Thông tin & Công nghệ tin học; Trung tâm đào tạo). Khối kinh doanh: gồm 06 phòng ban, có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp TGĐ Công ty trong công tác đầu tư, quản lý dòng tiền, dịch vụ tài chính, quản lý vốn ủy thác đầu tư, thu xếp vốn và tín dụng Phòng Thu xếp vốn & Tín dụng doanh nghiệp; Phòng Quản lý dòng tiền; Phòng Dịch vụ tài chính; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư; Phòng Giao dịch Trung tâm Láng Hạ. Sơ đồ . Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 2.1.4 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 2.1.4.1 Hoạt động đầu tư  Uỷ thác đầu tư: Khách hàng uỷ thác cho PVFC tham gia đầu tư, tư vấn quản lý tài sản uỷ thác thuộc sở hữu của khách hàng nhằm mục đích tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn vào những cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao, và giảm thiểu rủi ro.  Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp: PVFC thực hiện dưới hình thức mua và sáp nhập doanh nghiệp; bán doanh nghiệp; tư vấn ccác vấn đề liên quan đến hoạt động M&A; tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp.  Đầu tư chứng từ có giá: PVFC mua/bán kỳ hạn các chứng từ có giá (chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu,,) với các tổ chức; tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, đầu tư cổ phiếu niêm yết, mua bán cổ phiếu OTC, đầu tư cổ phiếu thông qua phát hành lần đầu (IPO), hợp đồng hợp tác kinh doanh..  Đầu tư dự án: PVFC cùng khách hàng hợp tác đầu tư dự án với các hình thức phong phú như: thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... 2.1.4.2 Dịch vụ tài chính doanh nghiệp  Dịch vụ tư vấn: là một trong hai dịch vụ mũi nhọn của PVFC trong chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2015, và định hướng đến 2025. Với tư cách là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ tư vấn những giải pháp hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Các sản phẩm Dịch vụ tư vấn TC PVFC cung cấp bao gồm Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn tái cấu trúc doang nghiệp Tư vấn phát hành chứng khoán Tư vấn niêm yết chứng khoán Tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế  Quản lý vốn uỷ thác: PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn của các khách hàng trong và ngoài ngành, các tổ chức có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam dưới nhiều hình thức linh hoạt trên cơ sở mang lại sự thuận tiện và lợi ích tối đa cho khách hàng. Các loại hình uỷ thác quản lý vốn bao gồm Quản lý vốn uỷ thác Uỷ thác quản lý vốn nước ngoài Dịch vụ quản lý tiền gửi thanh toán  Dịch vụ đại lý bảo hiểm: PVFC là đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp của công ty bảo hiểm lớn trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, đảm bảo cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có chất lượng và phí bảo hiểm cạnh tranh cho toàn bộ dự án, tài sản và mọi đối tượng bảo hiểm liên quan của chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu.  Phát triển các dự án CDM: với các dự án trong nghành, PVFC làm đầu mối tổ chức phát triển các dự án CDM của PetroVietnam và các công ty thành viên của Tập đoàn. Với các dự án ngoài nghành PVFC sẽ trở thành nhà tư vấn trong suốt quá trình phát triển dự án CDM, bên cạnh đó cũng tham gia thu xếp vốn và tín dụng cho dự án. 2.1.4.3 Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp  Thu xếp vốn: là việc PVFC tiến hành thu xếp cho khách hàng có được nguồn vốn phù hợp với các điều kiện yêu cầu của khách hàng cũng như của thị trường.  Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.  Bao thanh toán: là viêc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá.  Đồng tài trợ: là việc PVFC hợp vốn với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để cho vay với các đối tượng khách hàng.  Uỷ thác cho vay: là việc PVFC giao vốn cho bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay để cho vay tới các đối tượng khách hàng.  Nhận uỷ thác cho vay: là việc PVFC nhận vốn từ bên uỷ thác thông ưua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay tới các đối tượng khách hàng.  Tín dụng cho các Tổ chức kinh tế: là việc PVFC xem xét cho khách hàng sử dụng một số vốn với mục đích và thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.4.4 Dịch vụ tài chính cá nhân  Huy động vốn cá nhân: Là hình thức PVFC huy động tiền gửi cá nhân của khách hàng với mức lãi suất thỏa thuận trên Hợp đồng ủy thác quản lý vốn. Loại hình huy động vốn cá nhân của PVFC gồm Uỷ thác quản lý vốn cá nhân bằng VND Uỷ thác quản lý vốn cá nhân tích luỹ bằng VND Tiền gửi tiết kiệm bằng USD  Tín dụng cá nhân: Là hình thức PVFC thực hiện cho vay khách hàng là cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Loại hình tín dụng cá nhân của PVFC gồm có: Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương Cho vay thế chấp tài sản Cho vay cầm cố chứng từ có giá Cho vay mua nhà trả góp Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ  Mua bán kỳ hạn: Là việc PVFC mua/bán (chuyển nhượng) có kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ chứng khoán do khách hàng/Công ty sở hữu và cam kết sẽ bán (chuyển nhượng) mua lại số chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá do hai bên thoả thuận tại thời điểm mua/bán (chuyển nhượng) chứng khoán. 2.1.4.5 Kinh doanh tiền tệ  Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là lĩnh vực nhiều hứa hẹn của PVFC với đầu mối tại Hà Nội và các trung tâm giao dịch lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Vũng Tàu…  Kinh doanh vốn: Là lĩnh vực hoạt động truyền thống, PVFC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam với các đầu mối giao dịch tại Hội sở chính và tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, bằng uy tín của mình, PVFC đã và đang quan hệ giao dịch với các Tổ chức tín dụng trong nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. 2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của PVFC qua một số năm PVFC - một trong những công ty tài chính được gọi là “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại phát triển rất nhanh do có sự hỗ trợ của Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVC). Tuy nhiên mô hình phát triển của PVFC lại là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý. Trong thời gian đầu thành lập, PVFC thực hiện một số chức năng của Ngân hàng Thương mại nhưng trong phạm vi hạn hẹp của PetroVietNam, đến nay PVFC vẫn sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ PVC và tài trợ cho hầu hết các dự án lớn của PVC hoặc của các Công ty con trực thuộc PVC. Để thực hiện chức năng là một định chế tài chính, PVFC cần huy động một nguồn vốn nhất định từ nền kinh tế (từ các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác). Hoạt động cơ bản của công ty là huy động vốn để cho vay, do đó kết quả huy động vốn của PVFC là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của chính sách huy động vốn và cơ cấu huy động vốn của công ty. Tình hình ổn định của đồng vốn thể hiện sự uy tín, sự nỗ lực của công ty. 2.2.1.1 Nhận định về các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC Hiện nay, với vốn điều lệ 5000 tỷ đồng, PVFC là Tổng công ty lớn nhất trên thị trường với mạng lưới 9 chi nhánh và 15 phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc. PVFC chỉ đứng sau các Ngân hàng bán lẻ với số lượng nhân viên toàn hệ thống lên đến trên 1000 người, trình độ chuyên môn khá cao nên PVFC được hứa hẹn sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính vững mạnh của Việt Nam. Bảng : So sánh PVFC với một số Công ty Tài chính khác Đơn vị: tỷ đồng Tên công ty Vốn điều lệ Mạng lưới chi nhánh PVFC 5.000 tỷ 09 chi nhánh, 15 phòng Giao dịch Cty tài chính Điện lực 2.500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Than 300 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Handico 50 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Bưu điện 500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Dệt may 234 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Vinashin 1.023 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Cao su 800 tỷ 08 phòng Giao dịch (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Hình : Diễn biến tổng tài sản của PVFC từ 2001 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí VN) Biểu đồ trên đây cho ta thấy được sự lớn mạnh về quy mô của PVFC thông qua khối lượng Tổng tài sản của Công ty tăng lên qua từng năm, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay (2001 đến 2008). Có thể thấy bắt đầu từ năm 2005 bước sang 2006, quy mô tổng tài sản của PVFC đã có sự tăng lên đáng kể. Lý giải cho sự tăng lên này là do Công ty đã bắt đầu thực hiện việc mở rộng quy mô huy động vốn và cho vay, đẩy mạnh công tác này ở hầu hết các đơn vị, các tổ chức trong cũng như ngoài ngành. Năm 2006, quy mô tài sản là 18.143 nghìn tỷ, sang đến cuối năm 2007, con số này đã lên tới trên 51 nghìn tỷ đồng. Đây là giai đoạn nhảy vọt của công ty với rất nhiều thành tựu đạt được, được xem là “giai đoạn nở rộ” của PVFC: tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ, bán đấu giá thành công cổ phần với số lượng là 59.638.900 cổ phiếu, cho ra đời 3 công ty thành viên gồm PVFC LAND, PVFC INVEST, và PVFC MEDIA... Tuy nhiên sang năm 2008 với nhiều biến động đặc biệt là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với việc thực hiện dàn trải quá nhiều hoạt động tổng TS 360 1231 2900 4207 6828 18143,65 51743 43893,9 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 1 2 3 4 5 6 7 8 tổng TS cho vay và mua bán chứng khoán mà công ty đã bị thua lỗ không ít, khiến cho quy mô của Tổng tài sản giảm từ trên 51 nghìn tỷ năm 2007 còn khoảng 44 nghìn tỷ (2008) (giảm 13,8%) Bảng : Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tiền gửi 1.890.948 11.759.205 659.964 Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 1.513.614 11.615.643 384.952 Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, Tiền gửi khác 296.334 143.562 275.012 2. Tiền vay 14.264.535 28.565.612 33.910.370 Vay các TCTD khác 3.131.032 2.370.940 4.049.900 Vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay 8.118.879 18.140.253 29.660.470 3. Phát hành giấy tờ có giá 665.215 2.192.285 2.199.948 Tổng cộng 16.739.698 42.517.102 36.770.282 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Hoạt động huy động vốn và kênh phát hành giấy tờ có giá của PVFC năm 2006 và 2007 tăng trưởng khá mạnh. PVFC hầu hết huy động vốn từ nguồn trong nước và đạt tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, tăng 154% năm 2007. Năm 2006, nguồn vốn huy động của Công ty khoảng 16,74 nghìn tỷ đồng và năm 2007 chỉ tiêu này là 42,517 nghìn tỷ đồng nhưng năm 2008 lại chỉ còn 36,77 nghìn tỷ đồng. Năm 2008, lượng đi vay của PVFC tăng lên 57,93% so với 2006 và tăng 15,765% so với năm 2007 trong khi lượng tiền gửi lại giảm đi đáng kể: năm 2008 giảm 94,4 % so với 2007. Tín dụng là một sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho PVFC trong năm 2008. Đối với khách hàng, dịch vụ tín dụng của PVFC đảm bảo nguồn vốn cho dự án với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí, thời hạn tiếp cận nguồn vốn và được PVFC chịu trách nhiệm về sự ổn định của nguồn vốn. Như biểu đồ thể hiện, ta có thể thấy được, năm 2008 hoạt động tín dụng mang lại cho PVFC sự tăng trưởng hơn 11 nghìn tỷ so với năm 2007. Điều này có được một phần là do Công ty đã định hướng được đối tượng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, bất động sản, đầu tư kinh doanh khu đô thị mới cao cấp, văn phòng cho thuê... Hình : Tăng trưởng tín dụng 2004 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam) Dự phòng rủi ro tín dụng của PVFC được trích lập căn cứ vào các khoản vay, các khoản cam kết khó có khả năng thu hồi phù hợp với các chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà Nước VN. Dự phòng chung cho các khoản phải thu khó đòi, các khoản cam kết được Công ty trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên giá 2351 3017 4696 9957 20813 0 5000 10000 15000 20000 25000 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g trị thuần của các khoản đó, giá trị thuần bao gồm giá trị các khoản cho vay sau khi trừ đi các khoản cho vay đã được lập dự phòng 100%, giá trị các khoản cam kết tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Bảng 3: Tình hình cho vay của PVFC giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Cho vay các TCTD khác 1.621.387 545.608 0 Cho vay ngắn hạn 1.635.508 551.000 0 Dự phòng rủi ro TD - 14.121 -5.932 0 2. Cho vay và ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân 2.817.035 8.688.786 19.502.315 Cho vay ngắn hạn 1.076.355 3.175.192 8.455.766 Cho vay trung và dài hạn 1.460.901 4.293.042 9.296.087 Ứng trước cho khách hàng 350.154 1.391.724 1.476.787 Dự phòng rủi ro tín dụng - 70.375 - 171.172 - 176.235 3. Cho vay từ nguồn vốn uỷ thác 275.523 722.742 1.760.381 Tổng cộng 4.695.945 9.956.596 20.812.696 (Nguồn: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN) Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng lên ở năm 2008, đặc biệt là thời điểm giữa năm lên đến 6,65% là do diễn biến xấu của nền kinh tế dẫn đến khả năng thanh toán kém của các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên nhờ các chính sách tín dụng linh hoạt và kịp thời của Công ty cùng với việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể chỉ còn là 2,7% cuối năm 2008. Tất cả những điều này được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. Bảng : Chất lượng hoạt động tín dụng của PVFC giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ cho vay 4.780.441 10133.700 20.989.021 Các khoản nợ quá hạn 73.702 413.010 970.123 Nợ cần chú ý 24.565 112.212 403.151 Nợ dưới tiêu chuẩn 12 137.991 144.386 Nợ nghi ngờ 3.745 106.443 252.549 Nợ có khả năng mất vốn 45.380 56.364 170.037 Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay 1.54% 4.08% 4.62% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay 1.03% 2.97% 2.70% (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Bảng trên cho thấy, tất cả các khoản nợ của Tổng công ty đều tăng lên và tăng khá cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn của Tổng công ty năm 2008 là hơn 170 nghìn tỷ so với hơn 56 nghìn tỷ năm 2007. Việc này có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho Tổng công ty đó là phải bù đắp vào các khoàn nợ đó, làm tăng khả năng thua lỗ và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2009. Các sản phẩm đầu tư là mảng hoạt động mạnh và có uy tín của Công ty, bao gồm việc góp vốn thành lập các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh..; góp vốn đầu tư dự án, mua cổ phần hoặc mua lại phần vố góp tại các Công ty Cổ phần, Công ty TNHH...; mua công trái, trái phiếu, thực hiện uỷ thác đầu tư có chỉ định. Vốn đầu tư được huy động từ nguồn vốn điều lệ của PVFC, nguồn vốn uỷ thác đầu tư và đặc biệt là nguồn vốn uỷ thác của Tập Đoàn Dầu khí VN PVC. Với tỷ trọng đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của các Ngân hàng và các cổ phiếu niêm yết cũng như OTC, định hướng của PVFC là tập trung vào chứng khoán của các đơn vị trong ngành Dầu khí, hệ thống Tài chính ngân hàng, năng lượng và du lịch cao cấp...PVFC luôn chú trọng việc thẩm định các phương án đầu tư đảm bảo chỉ đầu tư vào các phương án mang lại hiệu quả sinh lời cao. Công ty thường xuyên tiến hành các công tác tái thẩm định và đánh giá hiệu quả của các phương án đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu suy giảm đầu tư. Bảng : Chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh của PVFC giai đoạn 2006- 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chứng khoán kinh doanh CK vốn do các TCTD khác trong nước phát hành 1.059 30.497 32.735 CK vốn do các TCKT trong nước phát hành 65.512 78.315 77.500 Dự phòng giảm giá CK sẵn sàng để bán - 1.296 - 14.831 - 39.112 Tổng cộng 62.275 93.981 71.123 Chứng khoán đầu tư CK đầu tư sẵn sàng để bán CK nợ 175.916 101.367 201..293 CK vốn 147.819 1.898.340 2.960.189 Dự phòng giảm giá CK - 50.088 - 271.661 Cộng 323.735 1.949.619 2.889.821 CK đầu tư giữ đến ngày đáo hạn CK Chính phủ 179.415 160.145 232.645 Ck nợ do tổ chức khác phát hành 402.470 458.644 363.594 Dự phòng giảm giá CK Cộng 581.885 619.829 596.239 Tổng cộng 905.620 2.568.908 3.486.060 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006, 2007, 2008) 2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 của PVFC Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I/ Tổng TS 18.143.649 47.993.166 43.893.925 II/ Tổng thu nhập kinh doanh 1.023.421 3.144.036 1.710.603 1. Thu nhập lãi và các khoản tương tự 947625 2323221 1300320 Thu nhập lãi tiền gửi 592.121 1.438.365 477.837 Thu nhập từ Ck nợ 64.196 68.771 38.465 Thu nhập lãi từ hoạt động TD 291.307 816.084 784.018 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 21.858 80.534 13.707 3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.113 3.373 3.165 4. Thu nhập từ hoạt đông kinh doanh CK 44.865 665.812 23.304 5. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 7.634 51.169 86.601 6. Thu nhập từ các hoạt động khác 327 19.927 283.506 III/ Thuế và các khoản phải nộp 38.721 195.626 37.337 IV/ Lợi nhuận trước thuế 126.302 616.630 352.473 V/ Lợi nhuận sau thuế 92.207 460.325 315.136 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006, 2007, 2008 của PVFC) Có thể thấy năm 2007 là năm phát triển rực rỡ của PVFC, các chỉ tiêu đều tăng khá mạnh như: thu nhập lãi tiền gửi 2007 tăng 142,9% so với 2006, thu nhập lãi từ hoạt động TD 2007 tăng 180,1% so với 2006, thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2007 tăng 268,4% so với 2007, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 2007 tăng 670,3% so với 2006. Sang năm 2008, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tụt dốc, đặc biệt là thị trường chứng khoán VN chao đảo, liên tục mất điểm và có những thời điểm tưởng như không cứu vãn được, kết quả kinh doanh của PVFC nửa đầu năm bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó là việc đầu tư hàng loạt vào thị trường bất động sản, các dịch vụ như bảo hiểm.. cũng góp phần làm cho Công ty mất cân bằng. Cụ thể: lỗ trước thuế là 599 tỷ đồng do chi phí dự phòng của Công ty tăng mạnh với mức trích lập hơn 600 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự phòng cho các khoản đầu tư CK và vốn góp dài hạn. Tuy nhiên nửa năm cuối 2008 PVFC đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn với lợi nhuận trước thuế đạt 48% so kế hoạch với 352 tỷ đồng. Có được điều này là nhờ các biện pháp ổn định thị trường Tài chính của Chính phủ nên Công ty đã không phải trích lập thêm quá nhiều chi phí dự phòng. Bảng : Một số chỉ tiêu Tài chính tổng hợp cơ bản của PVFC giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Quy mô vốn Vốn điều lệ (trđ) 1.000.000 3.000.000 5.000.000 Tổng tài sản Có (trđ) 18.143.649 47.993.166 43.893.925 Tỷ lệ an toàn vốn 14,72% 26,2% 23,3% Kết quả hoạt động kinh doanh Số dư huy động vốn (trđ) 16.739.698 42.517.102 36.770.282 Số dư cho vay (trđ) 4.780.441 10.133.700 20.989.021 Nợ quá hạn (trđ) 73.702 413.010 970.123 Nợ xấu (trđ) 49.137 300.798 566.972 Hệ số sử dụng vốn Tỷ lệ LN sau thuế/vốn điều lệ BQ 14,2% 23% 7,9% Tỷ lệ LN sau thuế/tổng tài sản BQ 0,7% 1,4% 0,73% Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay 1,54% 4,08% 4,62% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay 1,03% 2,97% 2,70% Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngay (lần) 2,1 1,62 1,62 Khả năng thanh toán chung (%) 21 18 50,63 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Trong đó các chỉ tiêu được tính toán như sau TS có thể thanh toán ngay Khả năng thanh toán ngay = TS Nợ phải thanh toán ngay Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn Khả năng thanh toán chung = Nguồn vốn dùng cho vay trung, dài hạn Từ giai đoạn 2008 tới nay, PVFC đã kết hợp với các Tập đoàn, một số Ngân hàng để đồng tài trợ vốn cho những dự án tầm cỡ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án điện. Theo Bản cáo bạch, tổng dư nợ đến 31/8/2008 của PVFC lên đến 20.989 tỉ đồng, ngang tầm một Ngân hàng Cổ phần bậc trung, trong đó nợ quá hạn là 970 tỉ đồng, chiếm 4,62% tổng dư nợ; nợ xấu là 2,7% tổng dư nợ. So với mức nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng hiện nay là 2,75%, thì tỷ lệ nợ xấu của PVFC là đáng báo động. Tháng 9- 2008, PVFC ký một hợp đồng quản lý nguồn tiền với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil). Đây quả là một ưu thế mà chưa NHTM nào hiện nay có được. Đến 31/8/2008, PVFC đã có 2.889 tỉ đồng vào chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Có thể hiểu đây là các khoản đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu niêm yết và OTC, có khả năng được bán ra bất cứ lúc nào nếu cần. Một phần không nhỏ các khoản kể trên được giải ngân trong những năm 2006-2007, khi thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao. Ngoài ra PVFC đang nắm giữ 3.486 tỉ đồng trái phiếu các loại trong đó lớn hơn cả là đầu tư dài hạn vào các công ty liên doanh, liên kết với 3.766 tỉ đồng. (Nguồn: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN PVFC) Mặc dù thua lỗ nặng trong hoạt động mua - bán chứng khoán ở quý IV/2008 nhưng lợi nhuận cả năm 2008 của PVFC vẫn còn 50,5 tỷ đồng. Theo công bố của PVFC, lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đạt mức âm 1.131 tỷ đồng; lũy kế năm 2008 âm 1.093 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngoài hoạt động kinh doanh chứng khoán, các hoạt động khác của PVFC vẫn có được lợi nhuận cao như: thu nhập lãi thuần trong quý IV/2008 của PVFC đạt 440,9 tỷ đồng; kinh doanh ngoại hối 235,7 tỷ đồng; lũy kế năm 2008 đạt 618,5 tỷ đồng. (Nguồn: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN PVFC) PVFC hiện có 5 lĩnh vực đầu tư: đó là năng lượng; dầu khí; du lịch; bất động sản và khoáng sản; các lĩnh vực khác thuộc ngành dầu khí. Tuy nhiên, mọi hoạt động đầu tư đều phải theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, đó là không vượt quá 11% so với tỷ trọng vốn. Lợi nhuận 8 tháng chủ yếu đến từ các nguồn: thị trường chứng từ có giá, thu xếp vốn…PVFC có vốn điều lệ năm 2008 là 5.000 tỷ đồng; với tổng tài sản khoảng 44.000 tỷ đồng; hiện Nhà nước còn sở hữu 79% cổ phần. Trong số 15 công ty tài chính, PVFC được đánh giá là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của PVFC là thu xếp vốn đáp ứng cho các hoạt động của Tập đoàn Dầu khí (8 tháng đầu năm 2008, PVFC đã thực hiện thu xếp vốn được hơn 7.000 tỷ đồng). Tập đoàn giao cho Tổng Công ty không những có nguồn mà còn phải đảm bảo chi phí cho các dự án tàu, dự án mỏ. Trong bối cảnh thị trường tài chính, chứng khoán có nhiều khó khăn, Tập đoàn đã chỉ đạo cho PVFC và Công ty chứng khoán Dầu khí đây là cơ hội để tính toán đầu tư, đồng thời, Tập đoàn cũng xác định cân nhắc thời điểm thuận lợi để bán bớt cổ phần của Nhà nước. PVFC đã thực hiện một số biện pháp tích cực nhằm mang lại kết quả khả quan cho Công ty trong giai đoạn cuối năm như đẩy mạnh huy động vốn, tiếp tục cơ cấu và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn như đầu tư, ủy thác đầu tư, dịch vụ tài chính đồng thời đẩy mạnh các sản phẩm mới như: CDM, triển khai Quản lý dòng tiền cho các đơn vị của Petro Việt Nam, chuẩn bị nguồn lực để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao, phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu Tài chính dầu khí 2008, PVFC tiếp tục tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức bằng việc tuyển dụng các nhân sự quản lý chất lượng cao, kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các cán bộ không đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, PVFC cũng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng Trụ sở, tiếp nhận và tiếp tục triển khai dự án xây dựng Văn phòng tại 22 Ngô Quyền, khởi công xây dựng Trụ sở tại Đà Nẵng..., Đầu quý 4, PVFC sẽ niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM và chuẩn bị niêm yết trên Sàn giao dịch Singapore, mở Văn phòng đại diện tại Singapore. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng VCĐ Để có được những nhận định chính xác về hiệu quả sử dụng VCĐ của PVFC, chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu dưới đây. Bảng : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2006 – 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần 1.034.222 3.150.000 2.420.000 2. Lợi nhuận sau thuế 92.207 460.325 315.136 3. VCĐ bình quân 1.245.985,72 2.335.300,5 2.702.628 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) 0,83 1,35 0,89 5. Hàm lượng VCĐ (3/1) 1,2 0,74 1,16 6. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/3) 0,074 0,146 0,13 (Nguồn: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN) Trong đó các chỉ tiêu được tính như sau: VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ VCĐ bình quân = 2 Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN Qua bảng số liệu thực tế trong ba năm, ta thấy Hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty tăng mạnh từ 2006 đến 2007 nhưng sang 2008 lại giảm gần một nửa. Điều đó có nghĩa năm 2006, với một đồng VCĐ, Công ty đã tạo ra được 0,83 đồng doanh thu thuần, năm 2007 với một đồng VCĐ Công ty tạo ra được 1,35 đồng doanh thu thuần, năm 2008 với một đồng VCĐ Công ty chỉ tạo ra được 0,89 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sử dụng VCĐ tăng từ 2006 sang 2007 đó là do năm 2007 Công ty có 3.150 tỷ đồng doanh thu thuần trong khi năm 2006 chỉ có 1.034 tỷ đồng, lượng VCĐ bình quân năm 2007 tăng 47,5% so với 2006 và năm 2007 lượng vốn điều lệ của Công ty tăng thêm 2000 tỷ đồng. Điều này làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên. Bên cạnh đó, năm 2008 tuy lượng vốn điều lệ của Công ty tăng thêm 2000 tỷ đồng nữa nhưng doanh thu thuần lại chỉ đạt 2.420 tỷ đồng, giảm 23,17% trong khi lượng VCĐ bình quân chỉ tăng có 13,59% làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ giảm sút. Cũng như vậy, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 tăng so với 2006 nhưng năm 2008 lại giảm so với 2007, tuy nhiên lượng giảm cũng không đáng kể. Cụ thể năm 2006, một đồng VCĐ có thể tạo ra được 0,074 đồng lợi nhuận, năm 2007 một đồng VCĐ để tạo ra 0,146 đồng lợi nhuận và năm 2008 một đồng VCĐ tạo ra được 0,13 đồng lợi nhuận. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên trong giai đoạn 2006 – 2008, có thể thấy được Công ty đã có sự tích cực trong việc đầu tư vào TSCĐ nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 nên kết quả đạt được chưa như ý muốn. 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ Trước hết ta đi xem xét cơ cấu VLĐ của PVFC giai đoạn 2006 – 2008 Bảng : Cơ cấu VLĐ PVFC 2006 – 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I/ Tiền và các khoản tương đương tiền 17.523.400 27.130.724 30.236.427 II/ Các khoản đầu tư 1.325.648 5.008.323 7.124.568 III/ Các khoản phải thu 305.957 694.886 2.291.331 IV/ TS ngắn hạn khác 9.875.646 15.900.703 13.730.645 Tổng cộng 29.030.651 48.764.636 54.382.971 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Tính đến cuối năm 2008, tổng số VLĐ của Công ty đạt 54.382 tỷ đồng trong đó cơ cấu các bộ phận này được thể hiện như sau:  Các khoản phải thu của Công ty tăng dần theo các năm, năm 2008 tuy kết quả kinh doanh không khả quan nhưng do đầu tư và cho vay dàn trải kèm theo ảnh hưởng của kinh tế trong nước giảm sút dẫn đến các khoản phải thu cao hơn hẳn các năm trước. Tuy nhiên nếu trong năm 2009 Công ty tiếp tục tăng các khoản phải thu mà không thu hồi kịp thì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tài trợ VLĐ, làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng giảm sút.  Các khoản tiền và tương đương tiền có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty. So với năm 2007, năm 2008 khoản này đã đạt hơn 30 nghìn tỷ.  Bên cạnh đó các TS ngắn hạn khác đã giảm xuống chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp tích cực để giải quyết các khoản mục tài sản không cần thiết để chuyển đổi thành tiền mặt nhằm tăng khả năng thanh toán. Bảng: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần 1.034.222 3.150.000 2.420.000 2. Lợi nhuận sau thuế 92.207 460.325 315.136 3. VLĐ bình quân 15.347.420 32.473.024 37.339.478,5 4. Hàm lượng VLĐ (3/1) 14,84 10,3 15,43 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (2/3) 0,006 0,014 0,008 6. Số vòng quay VLĐ (1/3) 0,067 0,097 0,0648 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Trong đó các chỉ tiêu được tính toán như sau VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ VLĐ bình quân = 2 Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN Ở bảng trên ta nhận thấy, tỷ suất lợi nhuận VLĐ và số vòng quay VLĐ từ năm 2007 đến năm 2008 đều giảm. Điều này chứng tỏ năm 2008 là năm mà PVFC sử dụng VLĐ không có hiệu quả. Quan trọng hơn, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2008 lại giảm một cách đáng lo ngại so với 2007 (giảm 1,75 lần). Năm 2008 đã cho thấy một thực tế là khủng hoảng kinh tế có tác động không nhỏ đến hầu hết tất các các đơn vị tham gia trong nền kinh tế mà PVFC không phải là trường hợp ngoại lệ. 2.2.3 Các vấn đề rủi ro PVFC hay gặp phải 2.2.3.1 Rủi ro về lãi suất Là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Tuy nhiên PVFC đã thực hiện và nghiên cứu một số biện pháp để loại trừ giảm thiểu rủi ro như phân tích đánh giá vĩ mô các chỉ tiêu kinh tế để đưa ra nhận định về lãi suất tương lai từ đó cơ cấu lại tài sản nợ và có của mình một cách hợp lý; phân loại các tài sản nợ và có của mình theo từng giai đoạn; sử dụng biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá;.... 2.2.3.2 Rủi ro về tín dụng Xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng dẫn đến việc khách hàng không trả nợ được cho PVFC. 2.2.3.3 Rủi ro về hoạt động đầu tư Là sự mất cơ hội, giảm tài sản, mất vốn hay mất nguồn thu từ việc đầu tư vào các dự án, đầu tư tài chính do thị trường biến động xấu hoặc dự án không hiệu quả. 2.2.3.4 Rủi ro về hoạt động ngoại hối Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối biến động. 2.2.3.5 Rủi ro về Thanh khoản Có thể phát sinh do sự chênh lệch giữa kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có. 2.2.3.6 Rủi ro về hoạt động Bao gồm quản trị không tốt các quy trình hoạt động, các cán bộ quản lý có thẩm quyền lợi dụng chức vụ của mình thực hiện hoạt động kinh doanh không đúng với chức năng nhiệm vụ của mình hoặc thu lợi cá nhân.... 2.2.3.7 Rủi ro về Luật pháp Liên quan đến các sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho PVFC, khách hàng và đối tác dẫn đến việc bị khởi kiện. 2.2.3.8 Các rủi ro khác Rủi ro về nghành nghề, đối tượng cấp tín dụng, đầu tư do khủng hoảng kinh tế hay chính sách, hoặc liên quan đến các trườg hợp bất khả kháng như thiên tại, cháy nổ.... Ma trận SWOT đối với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC: Các yếu tố môi trường bên trong Các yếu tố môi trường bên ngoài Cơ hội (O) O1. Môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, tạo môi trường kinh doanh tốt cho Công ty hoạt động O2. Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện cho Tổng Công ty mở rộng thị trường kinh doanh và tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại. O3. Tổng công ty đã và đang nhận được thêm nhiều giải thưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ công Thách thức (T) T1. Đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự mang lại lợi nhuận tuyệt đối. T2. Hoạt động đầu tư chứng khoán chưa hiệu quả. T3. Giá vàng và giá dầu thô trên Thế giới không ổn định nhân viên. O4. Thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Điểm mạnh (S) S1. Tài chính của Công ty rất mạnh và có tiềm lực lớn. S2. Vị thế và uy tín thương hiệu trong kinh doanh được đánh giá cao S3. Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất mạnh, luôn chiếm lĩnh thị trường. S4. Tổng công ty có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các Công ty Tài chính khác S5. Với mô hình tổ chức mới, PVFC đã tách bạch rõ ràng chức năng quản lý và kinh doanh trong tất cả các đơn vị; giúp các đơn vị tập trung thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời không hạn chế các hoạt động kinh doanh, không có hiện tượng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và chức năng quản lý hệ thống. Điểm yếu (W) W1. Hiện tại đang thiếu nguồn nhân lực lãnh đạo đã qua đào tạo. W2. Tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đang ở tình trạng báo động. W3. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 chưa cao, đặc biệt là sử dụng VLĐ. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA PVFC TRONG THỜI GIAN TỚI Các nhà dự báo đã đưa ra nhận định năm 2010 sẽ là một năm với nhiều biến động đối với thị trường Tài chính, gây khó khắn cho các doanh nghiệp nói chung và các Công ty tài chính nói riêng. Tuy nhiên, trước tình hình này, PVFC vẫn đưa ra mục tiêu của mình về doanh thu là 3,9 nghìn tỷ đồng năm 2009, tăng 61% so với 2,42 nghìn tỷ đồng của năm 2008, trong đó chủ yếu là do tăng trưởng từ hoạt động cho vay. Đầu tháng 4 năm 2009, PVFC đã tuyên bố sẽ cho vay 20 nghìn tỷ đồng theo gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để giúp đỡ các Doanh nghiệp trong nước chống đỡ với khủng hoảng tài chính. Thành công lớn nhất của PVFC khi chuyển đổi sang Tổng công ty cổ phần là đã xây dựng thành công bộ máy hoạt động khá chuyên nghiệp. Việc quản lý, điều hành cũng được thay đổi toàn diện theo nguyên tắc đảm bảo sự tập trung thống nhất quản lý tại Tổng công ty, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các đơn vị; gắn trách nhiệm tới từng thành viên; cơ chế lương thưởng được thực hiện theo kết quả công việc và vị trí công việc đảm nhận nhằm tôn vinh những cán bộ xuất sắc. PVFC đã xác định rõ hướng đi của mình năm 2010 bằng các hoạt động đột phá đổi mới như phải liên tục tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh và phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần đổi mới toàn diện công tác quản lý hành chính, tạo ra sự cạnh tranh từ ngay trong nội tại đơn vị với mục tiêu chiến lược là đưa lại lợi nhuận cho khách hàng. Để đạt mục tiêu đó, PVFC sẽ quyết liệt thực hiện việc đổi mới trong mọi lĩnh vực: từ chất lượng sản phẩm dịch vụ, cung cách phục vụ khách hàng đến việc phát huy thế mạnh đối với các dịch vụ hiện có. Trong lĩnh vực tín dụng, PVFC tập trung khai thác các đối tượng khách hàng trong ngành Dầu khí; phấn đấu thu xếp 100% vốn cho các dự án lớn trong ngành có sử dụng ngoại tệ. Công tác tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn bán tài sản và cơ cấu danh mục đầu tư, phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng… cũng được đẩy mạnh. Trong công tác đổi mới chính sách nhân sự, PVFC sẽ có cơ chế lương, thưởng phù hợp nhằm khuyến khích sự nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên trong đơn vị; thực hiện tái cấu trúc bộ máy theo hướng khoa học, gọn nhẹ. Tổng công ty cũng sẽ tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính triệt để nhằm phát huy tối đa nội lực trong bước phát triển mới. Chiến lược phát triển của PVFC gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với lộ trình đạt 1 tỷ USD vốn điều lệ vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt trên 30%/năm nhằm đưa PVFC nhanh chóng trở thành định chế tài chính hàng đầu Việt Nam và đưa thương hiệu PVFC ra thị trường quốc tế. Bảng : Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) PVFC dự kiến tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2008 – 2012 là 38%, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 36%; trong đó tăng cường thực hiện các hoạt động như: đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; uỷ thác quản lý vốn và quản lý dòng tiền; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lý vốn, huy động từ uỷ thác của Chính phủ, Bộ Tài chính, quản lý vốn cho Tập đoàn và một số Tập đoàn kinh tế khác của VN; VLĐ của đơn vị thành viên Tập đoàn; huy động từ các tổ chức Tài chính khác như Bảo hiểm, quỹ đầu tư;…Sử dụng thị trường Chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty được xem là kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó PVFC còn tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong đó PVFC là đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển. PVFC còn thực hiện chủ trương “tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các NHTM và các tổ chức tài chính VN, tăng cường nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế.” Do có sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động đầu tư giai đoạn 2008 – 2012 kéo theo sự tăng trưởng trong tỷ trọng tài sản hình thành từ đầu tư và chiếm khoảng 22,1% tổng tài sản nên tỷ trong doanh thu từ hoạt động đầu tư trong tổng doanh th u tăng từ 7,13% giai đoạn 2002 – 2007 lên 12,6% giai đoạn 2008 – 2012. Thu từ dịch vụ Tài chính chiếm tỷ trọng 0,72% trong tổng doanh thu với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến là 29,25/năm, trong khi đó tỷ trọng của nguồn tiền gửi tại các TCTD và cho vay sẽ giảm dần. Bảng : Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng VN Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số dư huy động cuối kỳ 35.200 55.397 75.687 104.120 126.184 Tiền gửi và tiền vay các tổ chức TC khác 6.000 15.000 20.000 29.600 37.000 Nguồn vốn vay khác và nguồn vốn uỷ thác 20.770 29.078 41.075 57.887 70.044 Tiền gửi của khách hàng 150 165 190 221 269 Phát hành giấy tờ có giá 3.700 5.200 6.700 8.200 9.700 Các khoản phải trả khác 4.580 5.954 7.722 8.209 9.851 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Về hoạt động tín dụng, PVFC thực hiện phương châm “sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao”, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các dự án trong ngành, đảm bảo nhu cầu VLĐ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thnàh viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN; đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, kết hợp chặt chẽ cấp tín dụng với hợp tác đầu tư, quản lý dòng tiền và tư vấn tài chính cho cùng một dự án ,quan tâm đến phát triển tín dụng uỷ thác. PVFC dự kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2008 – 2012 là 36%/năm. Bảng : Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng VN Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ cho vay cuối kỳ, trong đó: 16968 25173 34169 49933 57483 Cho vay trực tiếp các TCKT, cá nhân trong nước 16968 25173 34169 49933 57483 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 3.2.1 Tổ chức và thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu vốn kinh doanh Như phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty đã chỉ ra, năm 2008 Công ty có khó khăn trong quản lý và sử dụng nguồn VLĐ. Để thực hiện tốt được kế hoạch đã đề ra, trong các năm tiếp theo Công ty cần có những thông tin đầy đủ để lập kế hoạch và xác định nhu cầu vốn của mình, đặc biệt là nguồn VLĐ. VLĐ mà Công ty sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh lợi bán các sản phẩm của mình, vì vậy trong thực tiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh nhu cầu dự báo về VLĐ để định hướng cho các kế hoạch tìm kiếm và sử dụng, hoạch định chiến lược. Phương pháp dự đoán về nhu cầu VLĐ mà Công ty có thể sử dụng là dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần về bán các sản phẩm với từng khoản mục có quan hệ và tác động trực tiếp chặt chẽ đến doanh thu. (các khoản mục như: Tiền, các khoản phải thu, các TSLĐ khác, phần phải nộp ngân sách, phần thanh toán cho công nhân viên...) 3.2.2 Tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động sản xuất TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy nếu huy động được tối đã TSCĐ vào hoạt độnh sản xuất thì sẽ tạo được năng suất cao hơn, đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng gây lãng phí trong quá trình sử dụng VCĐ, làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ được nâng cao. Công ty có thể dùng những cách sau để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:  Trong quá trình sản xuất cần có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.  Phân tích các tình hình thực tế của Công ty để xác định cơ cấu vốn đầu tư cho phù hợp, tránh tình trạng chỗ này thừa chỗ kia thiếu từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. 3.2.3 Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ Hiện nay số nợ phải thu của PVFC năm 2008 là khá cao và có xu hướng tăng lên. Trong quá trình xác định các doanh mục đầu tư, trong quá trình kinh doanh có thể xảy ra quan hệ mua, bán chịu các sản phẩm... Đây là một phần không thể thiếu của các Doanh nghiệp, nằm trong chiến lược khuyến mại, quảng cáo đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ cho Công ty. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn ngày càng mất hiệu quả vì việc vốn của Công ty bị chiếm dụng đồng nghĩa với việc cấp tín dụng không lãi suất, gây thiệt hại cho chính Công ty. Mặt khác trong công tác quản lý VLĐ nếu các khoản phải thu quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, mà thực tế đã chỉ ra tốc độ này năm 2008 của PVFC đã bị giảm so với 2007. Muốn giảm tỷ trọng các khoản phải thu, Công ty có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:  Tăng cường kiểm tra đôn đốc các khoản phải thu: lập sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài Công ty, theo từng khách hàng, từng thời gian thanh toán, đối chiếu và điều chỉnh công nựo với các khách hàng. Đối với các khảon phải thu khách hàng, PVFC nên xem xét cụ thể hoặc đưa ra những chính sách hợp lý như gia hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ được quan hệ làm ăn với khách hàng lâu dài.  Hình thành các tiêu chuẩn tín dụng: đây được xem là phương pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán và là tiêu chuẩn về sức mạnh của tài chính tối thiểu, có thể chấp nhận được của những khách hàng mua chịu.  Phát triển chính sách chiết khấu, giảm giá bán hàng đối với những khách hàng tiềm năng, khuếy khích khách hàng thanh toán nhanh và đầy đủ tiền nhằm hạn chế tình trạng nợ kéo dài. Thực hiện chiết khấu và hồi khấu theo tỷ lệ thích hợp bởi trong quá trình sản xuất Công ty phải vay vốn để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn của mình thì việc thực hiện chiết khấu cho khách hàng phải tuan theo tỷ lệ làm sao cho Công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận. (tức là tỷ lệ đó phải nhỏ hơn lãi suất vay vốn để tiếp tục kinh doanh) 3.2.4 Chủ động thanh toán các khoản nợ phải trả để lành mạnh tài chính và nâng cao uy tín của Công ty Năm 2008, cùng với việc các khoản phải thu tăng cao thì các khoản vay nợ của Công ty cũng tăng. Đó cũng là kết quả do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Công ty cần chủ động bố trí nguồn để thanh toán nợ nhằm đảm bảo trả nợ khi đến hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ không có khả năng thanh toán. Đối với các khoản nợ có thể gia hạn thì Công ty nên tích cực thúc đẩy việc yêu cầu các bên cho gia hạn nợ, tránh tình trạng bị phạt do nợ quá hạn là giảm uy tín cũng như an toàn về tài chính của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng nên xem xét đánh giá các danh mục đầu tư một cách cẩn thận để tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí vốn, tăng khả năng mắc nợ của Công ty. 3.2.5 Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phải Rủi ro về mặt tín dụng làm cho công ty bị tăng số lượng các khoản cần phải thu, dẫn đến tăng tỷ lên vay nợ và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty nên Công ty có thể áp dụng một số biện pháp hoặc chính sách như:  Xây dựng tỷ trọng, phân bổ hạn mức cấp tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề (hiện nay PVFC thực hiện cấp tín dụng theo 6 lĩnh vực ngành nghề: dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, vật liệu xây dựng, một số ngành khác).  Áp dụng ban hành quy chế, quy trình tín dụng, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá và cho vay với từng loại khách hàng .  Thẩm định và định giá các loại hình tài sản thế chấp cũng như phân tích dự án khả thi và khả năng tài chính của từng khách hàng để đưa ra mức cho vay hợp lý. thực hiện quy chế giám sát, kiểm soát tái thẩm định từ giai đoạn nộp hồ sơ cho vay cấp vốn. Rủi ro về hoạt động đầu tư tài chính là sự mất cơ hội, giảm giá trị do thị trường hoặc mất quyền kiểm soát do đánh giá sai thị trường, không theo sát biến động thị trường... Với phương châm đa dạng hoá các danh mục đầu tư và đội ngũ phân tích thẩm định dự án chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm nên PVFC luôn hạn chế được rủi ro này ở mức khá thấp. Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán Công ty nên quan tâm đúng mức đến các biện pháp tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất (đa dạng hoá các sản phẩm đầu tư, chọn các sản phẩm có tính thanh khoản cao..) Để giảm thiểu rủi ro về hoạt động ngoại hối, PVFC nên dự đoán trước nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tương lai của khách hàng để có chính sách nắm giữ ngoại tệ một cách hợp lý. Ngoài ra Công ty còn nên áp dụng biện pháp phân tích diễn biến tỷ giá trong tương lai để đưa ra các quyết sách phù hợp. Xu hướng các NHTM đều huy động ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn nhưng nguồn vốn huy động của PVFC lại chủ yếu là trên một năm nên PVFC ít gặp rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên rủi ro này cũng có thể phát sinh do sự chênh lệch giữa kỳ hạn tài sản nợ và có. Vì vậy ngoài việc đáp ứng các tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ về nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, PVFC nên chiết khấu và thanh lý những tài sản có giá như trái phiếu và cổ phiếu để hạn chế tối đa rủi ro này. KẾT LUẬN Nhìn chung trong những năm vừa qua và bắt đầu bước vào giai đoạn thử thách, Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC đã giữ vững được hiệu quả sản xuất kinh doanh, vẫn đặt ra được mục tiêu lớn trong tương lai và có các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Trong xu thế phát triển hiện nay, để tồn tại và phát triển vững vàng trước cơn khủng hoảng, mỗi doanh nghiệp đều phải luôn chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, lường trước được các khó khăn và rủi ro mà mình có thể gặp phải để chủ động trong việc xử lý các khó khăn ấy. Qua những phân tích thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn tài Tổng công ty, tôi đã thấy được những thành tựu cũng như hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở xem xét các nguyên nhân, tồn tại tôi đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bản cáo bạch Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 2/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2006 3/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2007 4/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2008 5/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2006 6/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2007 7/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2008 8/ www.pvfc.com 9/ Giáo trình Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế Quốc Dân) 10/ Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVF.pdf
Luận văn liên quan