Luận văn Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông

Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT cho giáo viên THPT. - Cung cấp những tài liệu giảng dạy về nội dung GDMT cho giáo viên THPT. 2.2. Với các trường THPT - Các trường THPT cần được tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu để thuận lợi cho HS nghiên cứu các đề tài seminar, cập nhập thông tin. - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT và các nội dung liên quan đến thực tiễn. - Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế, nhằm giáo dục ý thức tìm hiểu các vấn đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS. - Các trường học cần liên kết với nhau và với các cơ quan ban ngành, nhà máy, xí nghiệp tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.

pdf159 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11- lần 2 Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 1 0,00 0,52 0,00 0,52 3 0 6 0,00 3,14 0,00 3,66 4 4 14 2,06 7,33 2,06 10,99 5 19 35 9,79 18,32 11,86 29,32 6 28 42 14,43 21,99 26,29 51,31 7 59 56 30,41 29,32 56,70 80,63 8 53 27 27,32 14,14 84,02 94,76 9 26 10 13,40 5,24 97,42 100,00 10 5 0 2,58 0,00 100,00 Σ 194 191 100,00 100,00 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi TN 2,06 24,23 73,71 ĐC 10,99 40,31 48,69 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 Lớp TBX ± m S 2 S V% TN 7,22 ± 0,094 1,71 1,31 18,14 ĐC 6,29 ± 0,105 2,09 1,45 23,05 Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng. Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = 2n - 2 = 2.194 – 2 = 386. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58. Ta có t = 6,62 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lớp 11) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01). 3.4.1.3. Kết quả kiểm tra lớp 12 Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12 Lớp Số HS Điểm Xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 1 44 0 0 0 0 0 2 10 13 11 7 1 7,32 ĐC 1 43 0 0 0 0 2 5 14 15 6 1 0 6,49 TN 2 38 0 0 0 0 1 2 7 11 12 4 1 7,24 ĐC 2 40 0 0 0 1 3 4 13 12 5 2 0 6,38 TN 3 33 0 0 0 0 1 2 4 14 8 4 0 7,15 ĐC 3 34 0 0 0 2 2 4 7 11 6 2 0 6,44 TN 4 30 0 0 0 0 1 3 4 8 10 3 1 7,20 ĐC 4 28 0 0 0 1 2 6 5 9 3 2 0 6,29 Σ TN 145 0 0 0 0 3 9 25 46 41 18 3 7,23 Σ ĐC 145 0 0 0 4 9 19 39 47 20 7 0 6,41 Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12 Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0 0,00 0,00 0,00 3 0 4 0 2,76 0,00 2,76 4 3 9 2,07 6,21 2,07 8,97 5 9 19 6,21 13,10 8,28 33,07 6 25 39 17,24 26,90 25,52 48,97 7 46 47 31,72 32,41 57,24 81,38 8 41 20 28,28 13,79 85,52 95,17 9 18 7 12,41 4,83 97,93 100,00 10 3 0 2,07 0,00 100,00 Σ 145 145 100,00 100,00 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi TN 2,07 23,45 74,48 ĐC 8,97 40,00 51,03 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 Lớp TBX ± m S 2 S V TN 7,23 ± 0,102 1,52 1,23 17,01% ĐC 6,41 ± 0,110 1,77 1,33 20,75% Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng. Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = 2n - 2 = 2.145 – 2 = 288. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58. Ta có t = 5,44 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lớp 12) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01). Từ kết quả tổng hợp của 4 bài kiểm tra ở 3 khối 10, 11, 12, ta thấy: - Điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. - Hệ số biến thiên V% ở nhóm lớp thực nghiệm nhỏ hơn nhóm lớp đối chứng. - Đường lũy tích ở lớp thực nghiệm nằm phía dưới đường lũy tích lớp đối chứng. ⇒ Chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững các kiến thức giáo dục môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường. Như vậy, việc giảng dạy có tích hợp nội dung giáo dục môi trường là có hiệu quả, góp phần nâng cao kết quả học tập. 3.4.2. Kết quả nhận xét của giáo viên và học sinh  Nhận xét từ phía giáo viên Việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường này vào bài học là rất hữu ích, giúp học sinh mở mang kiến thức. Tuy nhiên, lượng kiến thức tích hợp vào giảng dạy khá nhiều (ví dụ bài 14 Vật liệu polime), chỉ thích hợp với những lớp có học lức khá, còn đối với những lớp có học lực trung bình thì sẽ làm các em không tập trung, không đi sâu vào trọng tâm bài học. Đối với giáo án bài Hóa học và vấn đề môi trường, đây thật sự là một giờ học rất thú vị, học sinh rất hứng thú (GV Huỳnh Phương Thảo, trường THPT An Lạc). Nội dung tích hợp ở bài 29, 30 (lớp 10) rất phong phú và thiết thực, rất nhiều tranh ảnh, hình vẽ mang tính giáo dục cao. Tuy nhiên, để truyền tải hết tất cả nội dung giáo dục môi trường thì giáo viên phải tăng thêm thời lượng tiết học (GV Mai Sỹ Phương, trường THPT Phan Chu Trinh). Nội dung tích hợp rất bổ ích, gần gũi với các em học sinh. Mức độ tích hợp trong các giáo án vừa phải, phù hợp với thời lượng tiết học, không tràn lan, tùy tiện, mang tính giáo dục cao (GV Trần Ngọc Thành, trường THPT An Đông).  Nhận xét từ phía HS Những thông tin mà GV cung cấp cho chúng em rất hữu ích và gần gũi với cuộc sống, tiết học rất sinh động, hấp dẫn, thoải mái. Chúng em được quan sát rất nhiều hình ảnh về ô nhiễm môi trường hiện nay và rất thích những tiết học như vậy. (HS Lê Huỳnh Như, lớp 11A18 trường THPT An Lạc). Qua bài giảng, em đã thu thập được rất nhiều kiến thức hữu ích cho riêng mình, có những kiến thức mà sách giáo khoa hoàn toàn không có. Em hi vọng sẽ được học thật nhiều tiết học như thế này (HS Phan Quang Danh, lớp 10A5 trường THPT Phan Chu Trinh). Em rất muốn giáo viên cung cấp tài liệu tham khảo để chúng em có thể tìm hiểu kỹ hơn vì thời lượng tiết học ít quá mà lượng kiến thức giáo viên thông báo thì nhiều. Có những vấn đề rất hấp dẫn mà em chỉ nghe thoáng qua. Em muốn được tìm hiểu sâu hơn (HS Trần Diệp Trâm Anh, lớp 12A12 trường THPT An Lạc). Giờ học của chúng em rất vui tươi, thoải mái, không bị áp lực. Chúng em được tự do trình bày ý kiến cá nhân của mình. Những kiến thức mà giáo viên trình bày rất bổ ích (HS Lê Mỹ Linh, lớp 11A10 trường THPT Phan Chu Trinh). 3.4.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến STT Họ và tên GV Trường Tỉnh, thành phố 1 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre 2 Nguyễn Hoàng Hằng THPT Phan Chu Trinh Bình Thuận 3 Lê Vĩnh Toàn THPT Cần Đước Long An 4 Nguyễn Thị Xuân Nguyên THPT Đông Thạnh Long An 5 Thạch Thị Mari THPT Tân An Trà Vinh 6 Bùi Thị Kim Nguyệt THPT Long Phước Hải Bà Rịa Vũng Tàu 7 Võ Nguyễn Hoàng Trang Buôn Mê Thuột 8 Nguyễn Thị Thanh Tuyết THPT Bắc Mỹ Hồ Chí Minh 9 Trịnh Đình Thảo ĐHSP TPHCM Hồ Chí Minh 10 Huỳnh Thị Bảo Quý THPT Phú Hòa Hồ Chí Minh 11 Nguyễn Thị Hồng Nhung THPT Gò Vấp Hồ Chí Minh 12 Nguyễn Thị Mộng Tuyền THPT Nguyễn Hữu Thọ Hồ Chí Minh 13 Trần Thị Hoài Thu THPT Trần Hưng Đạo Hồ Chí Minh 14 Nguyễn Hữu Duy Khang THPT Trương Vĩnh Kí Hồ Chí Minh 15 Hoàng Thị Thắm THPT Trần Phú Hồ Chí Minh 16 Trịnh Duy Thanh THPT Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Gia Lộc THPT Phú Lâm Hồ Chí Minh 18 Phan Cao Minh Thảo THPT An Lạc Hồ Chí Minh 19 Huỳnh Phương Thảo Hồ Chí Minh 20 Nguyễn Thị Kim Oanh THPT Nguyễn Hữu Cầu Hồ Chí Minh 21 Nguyễn Ngọc Trâm Hồ Chí Minh 22 Trần Ngọc Thành THPT An Đông Hồ Chí Minh 23 Mai Sỹ Phương THPT Phan Châu Trinh Hồ Chí Minh 24 Vũ Thị Hồng Nhung Hồ Chí Minh 25 Vũ Duy Phong THPT Lê Thị Hồng Gấm Hồ Chí Minh 26 Danh Thanh Tri THPT Gò Quao Kiên Giang 27 Phan Kim Oanh THPT Nhơn Trạch Đồng Nai 28 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT STT Mức độ Số phiếu % 1 Rất cần thiết 16 59,3 2 Cần thiết 8 29,6 3 Bình thường 3 11,1 4 Không cần thiết 0 0 Qua khảo sát, có 24 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung GDMT vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là cần thiết và rất cần thiết (chiếm 88,9%). Lí do: - Hóa học gắn liền với thực tế và vấn đề môi trường ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động (GV Trần Thị Hoài Thu). - Học sinh tiếp thu tốt bài học và tiết học thêm sinh động (GV Nguyễn Hoàng Hằng). - Hiện nay môi trường quá ô nhiễm (GV Huỳnh Phương Thảo). Tuy nhiên, có 3 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là bình thường (chiếm 11,1%) vì chương trình đã quá nặng, không đủ tiết để tập trung cho đề tài này. Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học STT Mức độ Số phiếu % 1 Quá nhiều 0 0 2 Nhiều 0 0 3 Vừa đủ 8 29,6 4 Ít 17 66,7 Theo GV, nội dung GDMT ở mỗi bài học là ít (chiếm 66,7%). Như vậy, chương trình học rất nặng về lý thuyết mà ít đề cập đến vấn đề thực tế. Do đó, để có thể thiết kế một giáo án có tích hợp GDMT, GV cần phải sưu tầm, thu thập thêm tài liệu qua sách, báo, mạng Internet, Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng STT Mức độ Số phiếu % 1 Rất thường xuyên 1 3,7 2 Thường xuyên 6 22,2 3 Thỉnh thoảng 20 74,1 4 Không bao giờ 0 0 Bảng 3.24. Thời gian giáo viên sử dụng để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng STT Thời gian Số phiếu % 1 Không có 0 0 2 < 5 phút 22 81,5 3 5 – 10 phút 5 18,5 4 15 – 30 phút 0 0 5 > 30 phút 0 0 Phần lớn các GV mới thỉnh thoảng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học (chiếm 74,1%). Thời lượng cho mỗi bài giảng rất hạn chế trong khi lượng kiến thức mà GV cần cung cấp thì quá nhiều và tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn HS những kĩ năng giải bài tập hóa học. Vì vậy, đa số GV chỉ sử dụng khoảng thời gian < 5 phút (chiếm 81,5%) để đề cập các vấn đề môi trường. Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT STT Mức độ Số phiếu % 1 Rất thường xuyên 0 0 2 Thường xuyên 5 18,5 3 Thỉnh thoảng 19 70,4 4 Không bao giờ 3 11,1 Nhìn chung, GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường (chiếm 70,4%). Việc soạn một bài giảng điện tử rất công phu, cần có sự đầu tư và tốn nhiều thời gian để thiết kế, tìm kiếm nguồn tư liệu, hình ảnh, phim minh họa. Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT STT Phương pháp Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % 1 Thuyết trình 7 25,9 14 51,9 6 22,2 0 0 2 Đàm thoại 2 7,4 14 51,9 11 40,7 0 0 3 Trực quan nghiên cứu 1 3,7 9 33,3 15 55,5 2 7,4 4 Thảo luận nhóm 1 3,7 2 7,4 20 74,1 2 7,4 5 Sử dụng bài tập hóa học 1 3,7 8 29,6 13 48,1 5 18,5 Như vậy, có thể thấy, phương pháp thuyết trình, đàm thoại được GV thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT (chiếm 51,9%). Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tác giả cũng đã sử dụng cả hai phương pháp trên và kết hợp thêm phương pháp trực quan nghiên cứu, thảo luận nhóm để thiết kế bài giảng phù hợp với tình hình cụ thể của từng lớp học. Tuy nhiên, GV cần phải lưu ý là việc sử dụng quá nhiều các hình ảnh, phim minh họa sẽ cuốn hút HS, không còn tập trung vào nội dung chính của bài giảng và có thể dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả. Vì vậy, GV cần có sự cân nhắc, lựa chọn những hình ảnh, phim minh họa thật cần thiết để đưa vào bải giảng của mình. Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT STT Mức độ Số phiếu % 1 Dễ 1 3,7 2 Bình thường 14 51,9 3 Khó 12 44,4 4 Quá khó 0 0 Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung GDMT STT Mức độ Số phiếu % 1 Dễ 2 7,4 2 Bình thường 10 37,0 3 Khó 14 51,9 4 Quá khó 0 0 Phần lớn GV cho rằng việc chuẩn bị cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là bình thường (chiếm 51,9%). Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động của GV và HS khi giảng dạy nội dung GDMT là khó (chiếm 51,9%). Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay, chương trình SGK rất nặng về lý thuyết. GV phải thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với thời lượng quy định, theo đúng số tiết quy định trong phân phối chương trình Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT STT Nguồn tư liệu Số phiếu % 1 Sách giáo khoa 14 51,9 2 Sách tham khảo 13 48,1 3 Internet 24 88,9 4 Báo, tạp chí 13 48,1 Qua khảo sát, Internet là nguồn tư liệu mà GV thường sử dụng cho bài giảng có tich hợp nội dung GDMT (chiếm 88,9%). Như vậy, có thể thấy, mạng Internet là nơi mà GV có thể tìm kiếm được rất nhiều tư liệu bổ ích, hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí cũng là một trong những nguồn tư liệu được GV sử dụng. Bảng 3.30. Nguồn tư liệu về bài tập có nội dung GDMT STT Nguồn tư liệu Số phiếu % 1 Sách giáo khoa 11 40,7 2 Sách tham khảo 17 63,0 3 Internet 14 51,9 4 Báo, tạp chí 5 18,5 Nguồn tài liệu về bài tập có nội dung giáo dục môi trường mà GV thường sử dụng là sách tham khảo (chiếm 63%), Internet (chiếm 51,9%). Và theo ý kiến của GV, loại bài tập có nội dung GDMT thích hợp nhất là bài tập trắc nghiệm (chiếm 70,4%). Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT STT Tác dụng Mức độ TB 1 2 3 4 5 1 Giúp HS dễ tiếp thu các kiến thức về môi trường. 0 1 5 6 15 4,3 2 Làm tăng hứng thú học tập bộ môn. 0 0 6 13 8 4,1 3 Giờ học sinh động, hấp dẫn. 0 2 6 8 11 4,0 4 Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức của HS. 0 4 11 9 3 3,4 5 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 1 7 13 6 0 2,9 6 Góp phần vào xu thế đổi mới PPDH. 0 4 6 13 4 3,6 Tác dụng lớn nhất của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là giúp HS dễ tiếp thu các kiến thức về môi trường. HS sẽ thấy hứng thú với môn học hơn nếu được liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường Những hình ảnh, tranh vẽ trong bài giảng kết hợp với lời nói của GV sẽ gây chú ý đối với HS, giúp HS nhớ lâu, dễ tiếp thu kiến thức, HS hoạt động tích cực hơn. Như vậy, giờ học sẽ sinh động và hấp dẫn. Như vậy, có thể nhận thấy đa số các GV hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện GDMT cho HS, việc đưa nội dung GDMT vào bài giảng là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện giảng dạy nội dung GDMT, các GV đều gặp phải những khó khăn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học và thu được kết quả như sau (bảng 3.32): Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học STT Khó khăn Mức độ TB 1 2 3 4 5 1 GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho bài giảng. 1 0 7 12 7 3,9 2 Nguồn tư liệu tham khảo khan hiếm 2 5 10 8 2 3,1 3 HS chưa tích cực tham gia hoạt động, đóng góp ý kiến. 3 6 10 6 2 2,9 4 GV vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp 0 7 8 7 5 3,4 5 Thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần truyền tải quá nhiều. 2 2 4 4 15 4,0 Từ bảng kết quả trên, dễ dàng nhận thấy khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải khi tích hợp nội dung GDMT trong bài giảng hóa học là thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần truyền tải quá nhiều. Đó cũng là tình hình chung cho hầu hết các môn học ở trường THPT hiện nay. Dựa trên kết quả khảo sát này, chúng tôi đã thiết kế các giáo án phù hợp với thời lượng tiết học, các vấn đề về môi trường được truyền tải một cách khái quát, hệ thống. Các giáo án sẽ được bổ sung tranh ảnh, hình vẽ kết hợp với sự dẫn dắt của GV sẽ gây chú ý tới HS, giúp HS nhớ lâu. Như vậy, HS vừa có thể tiếp thu được kiến thức chủ đạo của bài học vừa nắm được các thông tin môi trường. Khó khăn lớn thứ hai là GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho bài giảng. Để thiết kế một giáo án có tích hợp nội dung GDMT, GV cần phải tìm kiếm các tư liệu thông qua sách, báo, internet,và sưu tầm những tranh ảnh, hình vẽ, phim minh họa. Điều này không phải GV nào cũng làm được. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã thiết kế các giáo án có kèm theo tranh ảnh, hình vẽ có liên quan, nguồn tư liệu sẽ được ghi vào đĩa CD nộp kèm luận văn cao học cho các GV tham khảo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra về cơ bản luận văn cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau: 1.1. Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài - Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm những khóa luận, luận văn, tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT ở trường THPT. - Tìm hiểu về hóa học môi trường và GDMT. - Nghiên cứu lí luận về tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học. - Tìm hiểu về các phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT. 1.2. Nghiên cứu việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường THPT - Nguyên tắc lựa chọn các bài học để tích hợp nội dung GDMT. - Lựa chọn những bài học có thể tích hợp các nội dung GDMT ở 3 khối lớp 10, 11, 12 ban cơ bản. - Yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học. - Xây dựng quy trình thiết kế một giáo án tích hợp nội dung GDMT gồm 7 bước. - Thiết kế được giáo án tích hợp theo bài cụ thể của chương trình hóa học 10, 11, 12 ban cơ bản và tiến hành thực nghiệm được 7 giáo án. - Biên soạn 100 bài tập trắc nghiệm khách quan được tham khảo từ một số tài liệu khác nhau như sách bài tập, sách tham khảo, các website hóa học, - Sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng. 1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài  Tác giả đã tiến hành: - Tác giả đã tiến hành thực nghiệm đối với 1028 HS ở 3 khối lớp 10, 11, 12 thuộc 3 trường THPT An Lạc, THPT Phan Chu Trinh, THPT An Đông trên địa bàn TPHCM. - Phát phiếu nhận xét giáo án tích hợp nội dung GDMT cho 27GV hóa học của các trường THPT ở TPHCM và một số tỉnh phía Nam.  Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng đã đạt kết quả: - Về nội dung: đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát chương trình sách giáo khoa. - Về tính khả thi: có thể sử dụng với một số đông học sinh và giáo viên tùy vào điều kiện tình hình của địa phương và trường giảng dạy. - Về tính hiệu quả: việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở chương trình THPT góp phần mở rộng kiến thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng hứng thú học tập và tăng khả năng tự tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp một số kinh nghiệm cho GV trong việc giảng dạy nội dung GDMT. Những kết quả trên chỉ mang tính tương đối nhưng nó cũng khẳng định được phần nào giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 2. Kiến nghị Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT cho giáo viên THPT. - Cung cấp những tài liệu giảng dạy về nội dung GDMT cho giáo viên THPT. 2.2. Với các trường THPT - Các trường THPT cần được tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu để thuận lợi cho HS nghiên cứu các đề tài seminar, cập nhập thông tin. - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT và các nội dung liên quan đến thực tiễn. - Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế,nhằm giáo dục ý thức tìm hiểu các vấn đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS. - Các trường học cần liên kết với nhau và với các cơ quan ban ngành, nhà máy, xí nghiệp tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. 2.3. Với giáo viên THPT - Tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các GV khác. - Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT. - Luôn cập nhập thông tin từ các bài báo, website,để tăng thêm nguồn tư liệu môi trường phong phú phục vụ cho việc tích hợp vào bài giảng. 3. Hướng phát triển của đề tài - Trên nền tảng của đề tài, có bổ sung thêm nội dung các chương trong chương trình hoá học THPT và chương trình hóa học THCS. - Bổ sung thêm các bài giảng của GV được thiết kế trên phần mềm Powerpoint, Violet, Lecture Maker, - Xây dựng hệ thống giáo án tích hợp cho từng bài để GV chủ động hơn trong tiết dạy. - Xây dựng học liệu điện tử có nội dung giảng dạy về GDMT. Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông”. Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của đề tài sẽ góp phần nâng cao việc đưa nội dung GDMT vào giảng dạy ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và đảm bảo mục tiêu của Bộ GD & ĐT đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 2. Lê Huy Bá (2000), Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 3. Lê Huy Bá (Chủ biên), Lê Thị Như Hoa, Phan Kim Phương, Đoàn Thái Yên, Nguyễn Lê (2000), Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 4. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường học cơ bản, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm TP. HCM. 6. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 7. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP. HCM. 8. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm TP. HCM. 9. Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM. 10. Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt, Lê Viết Phùng, Phạm Văn Thưởng (1999), Hóa học công nghệ và môi trường, NXB Giáo dục. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004. 13. Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 14. Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Đại học Sư phạm TP. HCM. 15. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXBGD. 16. Hồ Cúc (2004), Chìa khóa vàng tri thức môi trường, Nhà xuất bản Trẻ. 17. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 18. Cao Cự Giác (chủ biên), Hồ Xuân Thủy (2008), Bài tập trắc nghiệm chọn lọc Hóa học 12, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, Đại học Sư phạm TP. HCM. 20. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 21. Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 22. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông (học phần PPDH 2), Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội. 24. Trần Thanh (2008), 25 chuyên đề hóa học 12, NXB Tổng hợp TP. HCM. 25. Vũ Minh Tiến (chủ biên), Quách Phạm Thùy Trang (2008), Luyện tập bài tập trắc nghiệm Hóa học 12, NXB Giáo dục. 26. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 27. Lê Trọng Tín (2001), Phương pháp dạy học môn hóa học, NXB Giáo dục. 28. Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 29. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn hóa học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 30. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang Web giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 31. Nguyễn Xuân Trường (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao Hóa học 12, NXB Hà Nội. 32. Nguyễn Xuân Trường (2008), 1250 câu trắc nghiệm hóa học 12, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 33. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục. 34. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007), Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. 35. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2009), Sách giáo khoa Hóa học 12 cơ bản, NXB Giáo dục. 36. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan (2008), Bài tập Hóa học 12 cơ bản, NXB Giáo dục. 37. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 38. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục. 39. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách giáo viên Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. 40. Nguyễn Xuân Trường (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao hóa học 11, NXB Hà Nội. 41. Hoàng Phương Trinh, Lê Văn Trung, Huỳnh Văn Dũng, Lê Minh Hoàng (2009), Phân loại và phương pháp giải Hóa học 12, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 42. Phạm Văn Tưởng, Đặng Đình Bạch (2000), Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật. 43. Tạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007). 44. huy-diet-moi-truong-o-Viet-Nam-nhu-the-nao.aspx 45. cht-3-mcpd-trong-thc-phm&catid=32:news 46. vo-hinh-voi-nguoi-Viet-nam-501.html 47. 48. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 10 cơ bản chương Oxi – Lưu huỳnh Phụ lục 2. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 11 cơ bản lần 1. Phụ lục 3. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 11 cơ bản lần 2. Phụ lục 4. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 12 cơ bản . Phụ lục 5. Phiếu thăm dò ý kiến GV. ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG MÔN HÓA 10 CƠ BẢN CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH Thời gian làm bài: 45 phút TRƯỜNG:. LỚP:... HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:................. CÂU HỎI Câu 1. Các hoạt động tự nhiên gây ô nhiễm không khí là (1) hoạt động của núi lửa. (3) nạn cháy rừng. (2) hiện tượng hoang mạc, đất trống, đồi trọc. (4) sự phân hủy xác sinh vật chết. A. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 2. Các hoạt động của con người làm ô nhiễm không khí là (1) đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (2) đốt rừng làm rẫy. (3) hoạt động sản xuất công nghiệp. (4) hoạt động giao thông vận tải. C. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2). D. (2), (3), (4). Câu 3. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí là A. Trồng cây xanh B. Sử dụng các chất thay thế cho CFC. C. Hạn chế việc thải các khí độc. D. Cả A và C đều đúng. Câu 4. Nguyên nhân sự hình thành ozon trong tự nhiên là A. sự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển. B. sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt trái đất. C. tia tử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các phân tử oxi. D. vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ. PHỤ LỤC 1 Câu 5. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là A. chất thải CFC. C. chất thải CO2. B. sự thay đổi khí hậu. D. các hợp chất hữu cơ. Câu 6. CFC là hợp chất được sử dụng nhiều trong A. chất làm lạnh. C. chất bảo quản thực phẩm. B. chất tẩy rửa. D. chất nổ. Câu 7. Đặc tính của hợp chất CFC là A. chất khí không bền, dễ cháy, không mùi, dễ bay hơi. B. chất khí rất bền, dễ cháy, không mùi, khó bay hơi. C. chất khí rất bền, không cháy, không mùi, dễ bay hơi. D. chất khí không bền, không cháy, không mùi, dễ bay hơi. Câu 8. Tầng ozon có thể bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím vì A. ozon hấp thụ tia tử ngoại theo phương trình 2O3 uv→ 3O2. B. oxi hấp thụ tia tử ngoại theo phương trình 3O2 uv→ 2O3. C. phân tử ozon tạo thành màn chắn dày không cho tia cực tím xuyên qua. D. xảy ra 2 quá trình luân phiên 2O3 uv→ 3O2 và 3O2 uv→ 2O3 nên tia cực tím bị hấp thu. Câu 9. Lỗ thủng tầng ozon lớn nhất ở vị trí A. Bắc cực. C. xích đạo. B. Nam cực. D. các thành phố ô nhiễm. Câu 10. Trong không khí, hàm lượng ozon thấp không gây nguy hiểm cho con người thậm chí một lượng ít ozon có tác dụng A. làm tăng hệ thống miễn dịch của con người và động vật. B. chống các bệnh về mắt và da. C. cải thiện chất lượng không khí, làm không khí trong lành và mát mẻ. D. làm tăng quá trình trao đổi chất. Câu 11. Ở tầng thấp, nồng độ ozon > 10-6% theo thể tích sẽ không gây A. khói mù quang hóa. C. mưa axit. B. tác hại đến sức khỏe con người. D. hiệu ứng nhà kính. Câu 12. Tia cực tím (UV) gây A. mù mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống. B. các bệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống. C. các bệnh về da và mắt. D. các bệnh về mắt và tai mũi họng. Câu 13. Vai trò của tầng ozon là A. bảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch. B. tấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất. C. tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật. D. khử trùng, tẩy uế. Câu 14. Ozon góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính thể hiện bằng hiện tượng A. trái đất nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng cao. B. trái đất nóng dần lên, gây ra những cơn mưa axit nguy hại. C. trái đất nóng dần lên, tầng ozon bị giãn nỡ, làm tia UV xâm nhập xuống trái đất. D. trái đất nóng dần lên, cây cối héo khô, nước bị bốc hơi hết. Câu 15. Ozon tập trung nhiều ở A. mặt đất. C. cách mặt đất từ 10-15 km. B. cách mặt đất từ 5-10 km. D. cách mặt đất từ 20-30 km. Câu 16. Freon (CFC) là chất gây hại cho môi trường vì A. phá hủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất. B. là nguyên nhân trực tiếp gây các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể. C. phá hủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím. D. freon là chất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết. Câu 17. Giải pháp cứu lấy tầng ozon là A. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh. B. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống. C. trồng thật nhiều cây xanh. D. sử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC. Câu 18. Sau cơn mưa không khí thường trong lành hơn vì A. nước mưa rửa sạch bụi và một phần ozon được sinh ra. B. nước mưa có khả năng tác dụng với các chất bẩn trong không khí. C. nước mưa có khả năng chặn tia cực tím xâm nhập xuống vỏ trái đất. D. nước mưa có khả năng đẩy các phân tử ozon từ trên cao xuống mặt đất và ozon có tác dụng làm sạch môi trường. Câu 19. Khí gây ra hiện tượng mưa axit là A. CO2. B. SO2. C. CH4. D. NH3. Câu 20. Khí không gây độc hại đến sức khỏe con người là A. N2. B. SO2. C. H2S. D. NO2. Câu 21. Khí SO2 được sinh ra từ A. xác động vật và thực vật. B. nước suối, sông, ao, hồ, C. đốt nhiên liệu, đốt quặng. D. các hang động núi đá vôi. Câu 22. Hàm lượng SO2 trong khí quyển tăng cao sẽ gây (1) bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người. (2) tạo thành mưa axit. (3) gây tác hại đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng suất. (4) khói mù quang hóa. A. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 23. Khí H2S được sinh ra từ A. xác chết của người và động vật. B. các hoạt động giao thông vận tải. C. đốt cháy nhiên liệu, đốt quặng. D. nạn đốt rừng, cháy rừng. Câu 24. Mưa axit là nước mưa có chứa các loại axit (H2SO4, HNO3, HCl,) với giá trị pH là A. 5,5 13. D. pH < 5,5. Câu 25. Cho các tác hại sau: (1) Rừng và cây cối bị phá hủy. (2) Hệ sinh thái sông hồ bị phá hủy, gây hại đến các loài cá và các sinh vật nước ngọt. (3) Các công trình kiến trúc bị hư hại. (4) Gây hại sức khỏe con người. Các tác hại do mưa axit gây nên là: A. (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 26. Biện pháp nhằm làm giảm lượng axit trong nước mưa là A. không sử dụng các phương tiện như xe máy, xe hơi. B. sử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí SO2 và các chất gây ô nhiễm khác trong khói công nghiệp. C. không sử dụng các thiết bị làm lạnh. như tủ lạnh, máy lạnh. D. phân loại và xử lí rác thải hợp lí. Câu 27. Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: (1) O3 và Ag. (2) FeS2 và O2 (to cao). (3) FeS và HCl. Sản phẩm khí của cặp chất gây ô nhiễm môi trường là A. (1), (2). C. (1), (3). B. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 28. Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Chất thường được dùng để loại bỏ các khí đó là A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl. Câu 29. Khí gây ra hiện tượng khói mù, khói mù quang hóa là A. N2. B. O2. C. NH3. D. SO2. Câu 30. Ngoài clo, chất khí thường sử dụng để sát trùng nước sinh hoạt là A. O2. B. O3. C. SO2. D. H2S. ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG MÔN HÓA 11 CƠ BẢN (Lần 1) Thời gian làm bài: 20 phút TRƯỜNG:. LỚP:... HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:................. CÂU HỎI Câu 1. Một trong các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính là A. H2. B. NH3. C. CH4. D. O2. Câu 2. Hiện nay, một số vùng nông thôn, người ta điều chế khí metan trong lò biogas để đun nấu bằng cách lên men chất thải là A. hèm bia. C. phân gia súc, bò, lợn, B. bã đậu nành. D. rác sinh hoạt. Câu 3. Nguồn không phát sinh ra khí CO là A. sự phân hủy xác sinh vật chết. C. đốt cháy nhiên liệu. B. hoạt động giao thông vận tải. D. đốt rác. Câu 4. Khí gây đau đầu, ngạt thở, giảm khả năng vận chuyển máu là A. O3. B. O2. C. CO. D. H2. Câu 5. Tác nhân chính gây nổ ở các mỏ than là A. CH4. B. CO2. D. TNT. H2. Câu 6. PE, PP, PVC được dùng để sản xuất: A. mĩ phẩm, dược phẩm, phẩm nhuộm. C. đồ gia dụng, áo mưa, bao bì. B. chất diệt cỏ, chất diệt nấm mốc. D. keo dán, sơn. Câu 7. Phát biểu không đúng là A. Khí CO rất độc, gây ngạt thở, dễ tử vong. B. Khi biogas góp phần tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế các nhiên liệu truyền thống như củi, than. C. Các sản phẩm được sản xuất từ PE, PP, đều có rất nhiều ứng dụng và không gây hại cho môi trường. D. Khí CH4 là một trong những tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. PHỤ LỤC 2 Câu 8. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của CO với sức khỏe của con người là A. làm suy sụp hệ thần kinh trung ương. B. gây kích ứng mạnh ở da và mắt. C. ngăn cản sự vận chuyển oxi đến các tế bào. D. gây rối loạn tiêu hóa. Câu 9. Tác hại của hiệu ứng nhà kính là A. nhiệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết, B. phá hủy các công trình xây dựng, các di tích lịch sử, C. gây các bệnh về da và mắt. D. gây thủng tầng ozon Câu 10. Hiện nay trên thế giới, các sản phẩm bao bì bằng nilon đã được thay thế bằng chất liệu giấy là để A. tiết kiệm nguồn nguyên liệu. C. không thải ra khí độc. B. bảo vệ môi trường sống. D. tiện lợi khi sử dụng. Câu 11. Các sản phẩm bao bì đã tạo nên gánh nặng về môi trường là do A. khó phân hủy. C. dễ phân hủy. B. độc tính cao. D. mùi khó chịu. Câu 12. Hàm lượng khí CO2 trong không khí luôn cân bằng là do A. CO2 trong không khí có khả năng tác dụng với các chất khí khác. B. quá trình quang hợp cây xanh và quá trình hô hấp ở động thực vật. C. CO2 bị hòa tan trong nước mưa. D. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt. Câu 13. Vai trò của các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính theo thứ tự giảm dần là A. CFC, O3, CH4, NO2, CO2. C. CH4, CO2, O3, NO2, CFC. B. CO2, CFC, CH4, O3, NO2. D. O3, NO2, CH4, CFC, CO2. Câu 14. Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là A. phát triển ngành chăn nuôi. B. giảm giá thành sản phẩm dầu khí. C. thay thế các nhiên liệu truyền thống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. D. giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn. Câu 15. Chất khí không gây ô nhiễm môi trường là A. N2. B. CH4. C. CO. D. CO2. KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG MÔN HÓA 11 CƠ BẢN (Lần 2) Thời gian làm bài: 15 phút TRƯỜNG:. LỚP:... HỌ VÀ TÊN HỌC SINH: CÂU HỎI Câu 1. Các dẫn xuất halogen (2,4-D; 2,4,5-T; DDT; 666) là hóa chất dùng làm A. chất gây mê qua đường hô hấp. C. thuốc trừ sâu. B. chất gây tê cục bộ. D. dung môi. Câu 2. Cho các chất sau: (1) DDT (p,p-điclođiphenyltricloetan) (4) Naphtalen (2) 2,4-D (axit 2,4-điclophenoxiaxetic) (5) Etanol (3) 666 (hexacloxiclohexan) Chất gây ô nhiễm môi trường lâu dài là: A. (1), (2), (5). C. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 3. Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là A. 3-MCPD. C. đioxin. B. nicotin. D. TNT. Câu 4. Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử dụng X vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường. X là A. TNT. C. CFC. B. hexacloran. D. covac. Câu 5. Nhiều dẫn xuất halogen có tác dụng trừ sâu, diệt muỗi, diệt côn trùng (2,4-D; DDT; 2,4,5-T;) ít được sử dụng là do PHỤ LỤC 3 A. độc tính cao, phân hủy chậm. C. độc tính thấp, kém bền. B. độc tính thấp, độ bền cao. D. hiệu qủa thấp. Câu 6. Tác nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là A. CO2. B. SO2. C. NO2 . D. CFC. Câu 7. CFC là hợp chất được sử dụng nhiều trong A. chất làm lạnh. C. chất bảo quản thực phẩm. B. chất tẩy rửa. D. chất nổ. Câu 8. Vai trò của tầng ozon là A. bảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch. B. tấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất. C. tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật. D. khử trùng, tẩy uế. Câu 9. Tia cực tím (UV) gây A. mù mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống. B. các bệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống. C. các bệnh về da và mắt. D. các bệnh về mắt và tai mũi họng. Câu 10. Giải pháp cứu lấy tầng ozon là A. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh. B. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống. C. trồng thật nhiều cây xanh. D. sử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC. ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG MÔN HÓA 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 45 phút TRƯỜNG:. LỚP:... HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:................. CÂU HỎI Câu 1. Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, B. các anion: NO3-, PO43-, SO42-. C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. D. cả A, B, C. Câu 2. Các chất gây ô nhiễm không khí là: A. N2, CO, CO2, SO2. C. Cl2, SO2, CFC, O2. B. O2, H2S, NOx, CO. D. H2S, SO2, NOx, CO2. Câu 3. Tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là A. CO. B. CO2. C. H2S. D. SO2. Câu 4. Tác hại của hiệu ứng nhà kính là A. nhiệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết, B. phá hủy các công trình xây dựng, các di tích lịch sử, C. gây các bệnh về da và mắt. D. gây thủng tầng ozon Câu 5. Chất khí gây ra hiện tượng mưa axit là A. H2S. B. CH4. C. SO2. D. NH3. Câu 6. Cho các tác hại sau: (1) Rừng và cây cối bị phá hủy. (2) Hệ sinh thái sông hồ bị phá hủy, gây hại đến các loài cá và các sinh vật nước ngọt. (3) Các công trình kiến trúc bị hư hại. (4) Gây hại sức khỏe con người. Các tác hại do mưa axit gây nên là: PHỤ LỤC 4 A. (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 7. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Tác nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là A. Cl2. B. CO2. C. NOx. D. CFC. Câu 8. CFC là hợp chất được sử dụng nhiều trong A. chất làm lạnh. C. chất bảo quản thực phẩm. B. chất tẩy rửa. D. chất nổ. Câu 9. Vai trò của tầng ozon là A. bảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch. B. tấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất. C. tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật. D. khử trùng, tẩy uế. Câu 10. Freon (CFC) là chất gây hại cho môi trường vì A. phá hủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất. B. là nguyên nhân trực tiếp gây các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể. C. phá hủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím. D. freon là chất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết. Câu 11. Tia cực tím (UV) gây A. mù mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống. B. các bệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống. C. các bệnh về da và mắt. D. các bệnh về mắt và tai mũi họng. Câu 12. Giải pháp cứu lấy tầng ozon là A. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh. B. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống. C. trồng thật nhiều cây xanh. D. sử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC. Câu 13. Nguồn gây ô nhiễm không khí do thiên nhiên là A. hoạt động núi lửa. C. khí thải sinh hoạt. B. khí thải công nghiệp. D. khí thải do hoạt động giao thông vận tải. Câu 14. Nguồn gây ô nhiễm không khí do con người là A. hoạt động núi lửa. C. hoạt động sản xuất công nghiệp. B. sự phân hủy xác sinh vật chết. D. cháy rừng. Câu 15. Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là A. 3-MCPD. C. đioxin. B. nicotin. D. TNT. Câu 16. Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử dụng X vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường. X là A. TNT. C. CFC. B. hexacloran. D. covac. Câu 17. Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Chất thường được dùng để loại bỏ các khí đó là A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl. Câu 18. Các oxit của nitơ (NOx) trong không khí là nguyên nhân gây ô nhiễm. Nguồn tạo ra khí NOx phổ biến hiện nay là A. bình acquy. B. thuốc diệt có. C. khí thải do hoạt động giao thông vận tải. D. phân bón hóa học. Câu 19. Mưa axit làm phá hủy các công trình kiến trúc, các tượng đài cẩm thạch, đá vôi, đá phấn,Thành phần chủ yếu trong mưa axit là: A. HNO3, H2SO4. C. HNO2, HClO. B. H2S, H3PO4. D. H2CO3, H2SO3. Câu 20. Cách xử lí rác hạn chế gây ô nhiễm môi trường là A. đốt và xả khí lên cao. C. đổ tập trung vào bãi rác. B. chôn sâu trong lòng đất. D. phân loại và tái chế. Câu 21. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên là A. sử dụng phân bón hóa học. C. chất thải sinh hoạt. B. đất ngập mặn do thủy triều xâm nhập. D. sử dụng chất bảo vệ thực vật. Câu 22. Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau (1) FeS và HCl. (2) S và O2. (3) O3 và Ag. Sản phẩm khí của cặp chất gây ô nhiễm môi trường là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 23. Cho các chất sau: (1) DDT (p,p-điclođiphenyltricloetan) (4) Naphtalen (2) 2,4-D (axit 2,4-điclophenoxiaxetic) (5) Etanol (3) 666 (hexacloxiclohexan) Chất gây ô nhiễm môi trường lâu dài là: A. (1), (2), (5). C. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 24. Khí gây ra hiện tượng khói mù, khói mù quang hóa là A. N2. B. O2. C. NH3. D. SO2. Câu 25. Trong các hiện tượng sau: (1) Mưa axit. (4) Động đất. (2) Hiệu ứng nhà kính. (5). Khói mù quang hóa. (3) Núi lửa phun trào. (6). Thủy triều. Hiện tượng do ô nhiễm không khí gây ra là: A. (1), (2), (5). C. (1), (3), (6). B. (2), (4), (6). D. (3), (5), (6). Câu 26. Hàm lượng SO2 trong khí quyển tăng cao sẽ gây (1) bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người. (2) tạo thành mưa axit. (3) gây tác hại đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng suất. (4) khói mù quang hóa. A. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 27. Vào mùa đông, một số gia đình thường đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm và dễ bị ngạt, mặt tím tái, gây tử vong. Khí gây ra hiện tượng trên là A. H2S. B. Cl2. C. H2. D. CO. Câu 28. Clorua vôi (CaOCl2) được sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng A. tẩy uế, diệt khuẩn. C. hút ẩm. B. tẩy trắng. D. khử mùi. Câu 29. Vai trò của các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính theo thứ tự giảm dần là A. CFC, O3, CH4, NO2, CO2. C. CH4, CO2, O3, NO2, CFC. B. CO2, CFC, CH4, O3, NO2. D. O3, NO2, CH4, CFC, CO2. Câu 30. Nước không bị ô nhiễm là A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng: Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+. C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh. D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt,quá mức cho phép. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP CAO HỌC LÝ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Kính chào quý thầy cô! Ngày nay, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hang đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, việc khai thác và sự dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Do đó, giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Để nâng cao hiệu quả bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở trường THPT, kính mong quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô lựa chọn. A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên:.Điện thoại: Trình độ đào tạo: Cử nhân Học viên cao học Thạc sĩ Tiến sĩ Nơi công tác:...Tỉnh, thành phố:.... PHỤ LỤC 5 Loại hình trường: Công lập Dân lập, tư thục Số năm giảng dạy: B. PHẦN THAM KHẢO Ý KIẾN 1. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT. Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Lý do:..... 2. Theo thầy (cô), nội dung giáo dục môi trường ở mỗi bài học là Quá nhiều Nhiều Vừa đủ Ít Quá ít 3. Khi dạy học, các thầy (cô) có tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng của mình không? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 4. Khoảng thời gian mà thầy (cô) sử dụng để tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong mỗi bài giảng là Không có < 5 phút 5-10 phút 15-30 phút > 30 phút 5. Thầy (cô) có sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường không? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 6. Phương pháp dạy học thầy (cô) thường sử dụng khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường: STT Phương pháp Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Thuyết trình nêu vấn đề 2 Đàm thoại 3 Trực quan nghiên cứu 4 Thảo luận nhóm 5 Sử dụng bài tập hóa học 7. Việc chuẩn bị của thầy (cô) cho bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi trường là Dễ Bình thường Khó Quá khó 8. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường là Dễ Bình thường Khó Quá khó 9. Nguồn tư liệu thầy (cô) thường sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi trường là Sách giáo khoa Sách tham khảo Internet Báo, tạp chí Nguồn khác:....... 10. Theo thầy (cô), loại bài tập có nội dung giáo dục môi trường thích hợp nhất là Bài tập tự luận Bài tập trắc nghiệm Kết hợp cả hai 11. Nguồn tư liệu về bài tập có nội dung giáo dục môi trường mà thầy (cô) thường sử dụng là Sách bài tập Sách tham khảo Internet Báo, tạp chí Nguồn khác:... 12. Theo thầy (cô), bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi trường có tác dụng STT Tác dụng (Mức độ 1: rất thấp, mức độ 5: rất cao) Mức độ 1 2 3 4 5 1 Giúp học sinh dễ tiếp thu các kiến thức về môi trường 2 Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 3 Giờ học sinh động, hấp dẫn 4 Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức của HS 5 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS 6 Góp phần vào xu thế đổi mới PPDH 13. Theo thầy (cô), những khó khăn gặp phải khi tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào trong bài giảng hóa học là STT Khó khăn (Mức độ 1: rất thấp, mức độ 5: rất cao) Mức độ 1 2 3 4 5 1 GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho bài giảng 2 Nguồn tư liệu tham khảo khan hiếm 3 HS chưa tích cực tham gia hoạt động, đóng góp ý kiến. 4 GV vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp 5 Thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần truyền tải quá nhiều. 6 Khó khăn khác:... 14. Để nâng cao hiệu quả bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi trường, thầy (cô) có đề nghị về:  Phân phối chương trình:..  Phương pháp dạy học của giáo viên:......  Phương pháp học tập của học sinh:.... Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý thầy (cô)! Kính chúc quý thầy (cô) nhiều sức khỏe và công tác tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftich_hop_noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_thong_7766.pdf
Luận văn liên quan