Luận văn Tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn

Đỉnh cao của sự phê phán là phê phán thực tại xã hội đương thời. Đó là một xã hội bất công, vô lí. Đây lại là một đóng góp lớn của Tự lực văn đoàn mà khoa văn học sử không thể làm ngơ. Cái lí ở đây là sự phê phán xã hội, trong chừng mực đáng tin cậy, phải đặt trên sự miêu tả, phản ánh đời sống thực tại như nó vốn có. Lúc nào Tự lực văn đoàn làm được điều này, lúc ấy trong tác phẩm của văn phái này có yếu tố hiện thực. Đằng sau những sự việc đời sống bình thường được tái hiện, người đọc thấy thấp thoáng tính phổ biến, tính quy luật của vấn đề. Phát hiện ra bản chất vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến và lên tiếng phủ định nó, cùng với văn học hiện thực phê phán, Tự lực văn đoàn phẫn nào thức tỉnh nơi người đọc sự chán ghét nền tảng xã hội mà họ đang sống, khơi gợi ở họ ước vọng về một xã hội tương lại tốt đẹp hơn.

pdf140 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng "hoạt động cụ thể" của họ, chúng ta thử đặt câu hỏi :"Điều gì đã khiến họ không chịu ngủ yến trong cuộc đời bằng phang ?". Câu trả lời là : họ muốn vùng vẫy để thoát ra cuộc đời êm ả đến chán chường, "buồn bã như buổi chiều mờ sương thu ngoài kia", về điều này, một nhà nghiên cứu đã nhận định "Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn đề cao tinh thần dân tộc; những khách chinh phu trong thơ Thế Lữ, trong tiểu thuyết Đôi bạn, Đoạn tuyệt có tinh thần yêu nước, yêu dân, có thái độ phủ nhận cái xã hội thối nát đương thời"[10; 57]. Trong nhận định trên đây, có một vấn đề đáng lưu ý, đó là "tinh thần yêu nước, yêu dân" và "thái độ phủ nhận cái xã hội thối nát đương thời". Theo chúng tôi, đó là hai mặt của một vấn đề. Cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng không phải tất cả đều chật vật, khó thở. Thế nhưng họ vẫn không chấp nhận cuộc sống trước mắt. Rõ ràng họ không chỉ nghĩ đến bản thân. Từ nếp sống đủ đầy của một gia đình quan lại, Dũng nhận thấy trong gia đình, dòng họ mình "không có một người nào làm một việc, một nghề gì cả, mà người nào cũng sống phong lưu, sang trọng". Trong khi đó, trên bến đò Gió, Dũng thấy "đám người nhà quê thảm đạm, quần áo xơ xác trước gió". Như vậy, xã hội mà họ hết sức thù ghét, ra sức chống lại là một xã hội bất công. Nghĩ đến nhân dân, công lí, họ sẩn sàng dấn thân, "coi cái chết là thường vì không muốn sống đê hèn". So với những thanh niên may mắn được "Mặt trời chân lí chói qua tim" thì quyết định ra đi của Dũng, Trúc quả là vô định :"Còn gì thích hơn một cuộc đời sống không biết ngày mai ra sao cùng như đi thể này, đi vào chốn xa lạ không biết trước sẽ tới đâu...". Nhưng dù là vô định, họ vẫn không nản -."Có lẽ tìm, tìm mãi suốt đời không ra, nhưng cứ sống để tìm, thế cũng đủ". Quyết tâm của những khách chinh phu cao bao nhiêu thì càng cho thấy xã hội mà họ đang sống nhức nhối, giông bão bấy nhiêu. Xã hội mà những khách chinh phu trong Tự lực văn đoàn phủ định là một xã hội không những bất công mà vô nghĩa nữa. Nam Cao cũng sống trong xã hội ấy. Theo Nam Cao, sống trong xã hội ấy không phải là sống, hay nói cách khác là sống mòn. Có nhiều dạng thức khác nhau của tình trạng sống mòn, nhưng giữa các dạng thức ấy lại có một nét chung: tầm thường, vô nghĩa, không mơ ước. Hồi dọn đến nhà ông Học, Thứ nghĩ rất nhiều về điều này. Quan sát cuộc sống chuyển vận theo nguyên lí thói quen của ông chủ nhà, Thứ thấy ngài ngại. Thứ triết lí."Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì ? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết...cả cuộc đời chỉ thu gọn vào mấy việc ấy ư Cuộc sống "in như một cái máy" làm Thứ rùng mình. Theo Thứ, đó là cuộc sống bị tước đi "cảm giác và tư tưởng". Dũng cũng thế. Nhìn hai ông anh ruột nhỏ nhen vun vén cuộc sống của mình, tranh giành nhau trong chuyện thừa tự, Dũng thấy nó giống với công việc tha đất làm tổ của lũ kiến. Đó là một "cuộc sống vô vị và ngày nọ tiếp nối ngày kia giống nhau như những viên đất kia". Thật đáng sợ nếu cứ sống cuộc sống ấy. Giả sử nếu bằng lòng nó để nỗi lấy nỗi vui nào đó thì "trong cái vui của chàng vẫn phảng phất những lo lắng vẩn vơ, khác nào những bông hoa phù dung vào mùa thu đang độ nở đẹp lộng lẫy mà cái chết đã ngấm ngầm bên trong". Thật ra không phải ai cũng nhận ra mình sống mòn. Đơn giản những người đó không có ý thức về bản thân mình và hoàn cảnh. Xét về mặt triết học, ở những người đó không có bi kịch. Trong khi đó, những trí thức thường nhận biết rất rõ hoàn cảnh xung quanh mình. Chính vì thế mà họ đau đớn, dằn vặt. Nam Cao viết sống mòn năm 1944. Trước đó ba năm, Hoàng Đạo đã nêu lên bi kịch đau lòng này qua một số truyện trong tập Tiếng đàn như Phiêu lưu, Thong thả, Con đường râm mát. Trong Sống mòn, việc phê phán lối sống mòn cũng đồng thời là việc "đi sâu mổ xẻ, phân tích phê phán tâm lí, tư tưởng và lối sống tiểu tư sản "[44; 287]. Vốn thiên về tư duy lí luận, Hoàng Đạo đã phân tích rất sắc sảo lối sống mòn của trí thức. Trong truyện Phiêu lưu, nhân vật Minh "từ giã nhà trường để đi làm ông phán. Và từ đấy, ngày tháng trôi qua, nhạt nhẽo, trống rỗng, đúc cùng một khuôn. Minh lấy vợ, đẻ con, sống với những nỗi vui buồn nhỏ nhặt". Như vậy, đối tượng đang được bàn đến ở đây là cuộc sống "nhạt nhẽo, trống rỗng". Minh nghĩ gì về đời mình, về con đường mà anh đang đi ? Cũng như Thứ, Minh phẫn uất lắm. Minh sợ hãi cái cuộc sống "nhỏ nhen, vô vị". Giữa lúc ấy, Minh nghe tin một người bạn của mình sắp đi Tây. Người đó là Trần, một anh chàng thô lớn và ngu độn nhất lớp thời niên thiếu. Hồi ấy, Minh sáng sủa và nhanh nhẹn nhất lớp. Nghĩ đến điều đó, Minh đau đớn cả linh hồn. Và cái tin Trần đi Tây làm Minh mất ngủ. Nó khiến anh nhớ lại điều hoài vọng buổi anh niên."Sống đời khoáng đạt của nhà thám hiểm". Ý tưởng bỏ đi nảy trong đầu Minh, đầy cám dỗ. Thường thì một người mê man trong vọng tưởng có thể làm bất cứ điều gì. Minh là một người như thế. Bởi vì sáng hôm sau, Minh ra ga, lòng hồi hộp, sợ gặp người quen. Khi nhìn thấy chuyến xe lửa sớm lướt qua, tự dưng Minh thấy chán nản '."Đi xa nữa chắc cũng thế". Vì thế, Minh gọi xe về nhà. Không nhu nhược như Minh, Hưng {Thong thả) dám phiêu lưu thực. Để giải thoát mình ra khỏi cảnh nhàm chán, Hưng xin chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn. ơ Sài Gòn rực rỡ một thời gian, Hưng được đôi đi Châu Đốc. Với Hưng, "thế là cầu được ước thấy". Nhưng khốn nỗi, cuối cùng, Hưng lại thất bại. Hưng là người "hoạt động và ngây thơ". Anh tưởng ở bất cứ đâu, anh cũng có thể truyền sự hăng hái của mình cho mọi vật. Hưng nhận ra đó chỉ là một ảo tưởng, nhận ra quá muộn và buồn nữa. Sự thất bại làm thui chột tính cương quyết. Minh bị chìm lút trong cái "thong thả" của một tỉnh lẻ. Minh bị ma túy đánh gục, sống không phương hướng và buông xuôi tuyệt đối. Trong truyện Con đường râm mát, Hoàng Đạo tả rất ấn tượng một phòng làm việc của những trí thức đang chết mòn. ở đó, "Hậu to béo đương ngồi ngủ gật sau một chồng sách to và cao quá đầu", cần và Xích thì vừa viết vừa lén ăn bánh tây...Ngày nào công việc cũng lặp lại như vậy 'Tóm chín bảy mươi hai...Viết hai, nhớ bảy...". Căn phòng chật hẹp, tối tăm không chứa hết "nỗi chán ngán mênh mông". Đó là một thế giới chết, đến nỗi tiếng cánh cửa đập cũng làm người ta "ngạc nhiên tưởng nghe thấy một tiếng khóc nấc lên". Những suy tư, trằn trọc về sự sống mòn của những trí thức trong các tác phẩm vừa được phân tích phải chăng là những suy nghĩ quẩn quanh, tủn mủn, ích kỉ, mang nhãn hiệu tiểu tư sản. Có lẽ không phải như vậy. So với kiệt tác sống mòn, những tác phẩm trên không khác gì cả, kể cả về khuynh hướng tư tưởng. Đó là những bài ai ca về những con người dù cố đến mấy cũng không tìm thấy niềm vui trong công việc. Minh tức tối nhận ra cuộc đời của mình quá tối tăm vì "ngày nào cũng như ngày nào, hai buổi đến bàn giấy ngồi, viết, cộng, rồi hai buổi trở về nhà, nằm ngáp dài hay đọc nhật trình để đợi giờ đi làm". Dường như trong xã hội họ đang sống, ý nghĩa về sự cống hiến không tồn tại. Cho nên, người ta làm việc mà không nghĩ rằng công việc mình đang làm sẽ đi đến đâu, sẽ góp vào cái gì, làm nên điều gì. Nhân vật Trung (trong Con đường râm mát), lúc ngọn lửa lòng đã tắt, thì "nom thấy một cách sâu xa sự vô ích phi lí của công việc và của cả đời chàng". Vậy thì trách nhiệm phải thuộc về cơ chế xã hội đương thời. Đó là một xã hội mà "raợí số người trị vì còn những người khác thì đau khổ"[26; 30]. Cụ thể hơn, theo Marx, "...một thiểu số được độc quyền phát triển, còn đa số những kẻ khác do thường xuyên phải vật lộn để thỏa mãn những nhu cẩu bức thiết...thì bị tước đoạt bất kì khả năng phát triển ráỉơ"[26; 30]. Toàn bộ nguyên do của bi kịch sống mòn, rốt cuộc, là ở xã hội tư bản vô nhân đạo. Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ nhân vật của văn học lãng mạn trong đó có Tự lực văn đoàn Ưa tìm sự giải thoát trong trí tưởng mang tính cải lương. Thật ra điều đó chỉ đúng với một vài trường hợp. Nhân vật Trương trong tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam đã sử dụng vũ khí niềm tin để chế ngự những mâu thuẫn, thử thách trong đời sống. Nhưng những Minh, Trung, Hưng trong tác phẩm của Hoàng Đạo không hề như vậy. Minh tưởng tượng "như thấy mình đang ngồi trên khoang tàu, mặt nhìn về chân trời lẫn với mặt biển, tâm trí phiêu du trong khoảng rộng rãi vô cùng".Vừa. lúc ấy, vợ anh gọi."Cậu ẵm con hộ tôi một tí", anh "giật mình ngơ ngác nhìn vợ như người chợt tỉnh rượu". Mãi mãi Minh không bao giờ đi qua nổi "những đám cây đen đứng im tăm tấp ở chân trời xám kia". Đối với Trung, tiếng gọi của cuộc đời tự do chỉ làm cho anh "thêm tức và thêm khổ". Anh không đi tới cuộc đời đó được. Khi không có tự do thì người ta làm gì với những mộng tưởng của mình ? Những mộng tưởng ấy lúc mới nảy sinh như chiếc lá mới lìa cành, tưởng đâu sẽ bay qua những núi đồi, đại dương, những đảo bồng lai xa xôi, nào ngờ bay vèo xuống ngay gốc cây, héo ùa và vô dụng. Những tác phẩm của Hoàng Đạo đều kết thúc trong sự bất lực của những con người đầy suy tưởng. Vì thế, từ những tác phẩm ấy luôn vút lên một tiếng nói bức bách đòi làm nổ tung cái xã hội chật chội, vô nghĩa, đang làm tan rữa con người. Những trí thức tiểu tư sản như Dũng, Thái, Tạo, Trúc, Hưng, Minh v.v...nếu may mắn bắt gặp được lí tưởng cách mạng, thấy được "mặt trời chân lí" (Từ ấy - Tố Hữu) thì có thể họ đã không phải trải qua một quãng đời "khách chinh phu". Hoài Thanh - Hoài Chân, Tú Mỡ, Xuân Diệu... chẳng đã từng hăm hở chào đón Cách mạng tháng Tám và tự nguyện đi theo Cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến đó sao ? Như vậy sự bế tắc của một số thanh niên tư sản, tiểu tư sản là một phần hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ và phản ánh được điều đó tức là tác phẩm Tự lực văn đoàn có nhiều yếu tố hiện thực. 4.4 Cuộc sống suy đồi và mục đích, thái độ phản ánh : Ở đây, chúng tôi không bàn đến thế nào là suy đồi. Mục đích chính của chúng tôi là xác định tính chất, phạm vi của vấn đề suy đồi trong tác phẩm văn học. Xoay quanh trục vấn đề này, có hai nội dung cần làm rõ : - Một là, Tự lực văn đoàn có phản ánh sự suy đồi không ? - Hai là, nếu có , nhà văn có thái độ như thế nào đối với sự suy đồi ấy ? Trước hết chúng tôi thừa nhận Tự lực văn đoàn có phản ánh sự suy đồi. Phan Cự Đệ đã công nhận '."Khách quan mà nói thì Thanh Đức cũng phản ánh được phần nào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về tinh thần của một bộ phận tiểu tư sản trí thức thành thị sống buông thả trong đàm mê và khoái /ạc"[10; 18]. Đây là một nhận xét chính xác. Chúng ta dễ dàng chứng minh điều này qua các tác phẩm như Đời mưa gió, Con đường sáng, Bướm trắng, Băn khoăn (Thanh Đức). Thứ hai, chúng tôi khẳng định các nhà văn Tự lực văn đoàn không tán thành suy đồi. Họ miêu tả suy đồi để phê phán xã hội, phê bày bộ mặt thật đen tối, nhơ bẩn của nó. Do đó, nhận định dưới đây là bất công, khó có thể chấp nhận được '."Từ cuối 1930 trở đi, Tự lực văn đoàn xuống dốc một cách rõ rệt...Ở những tác phẩm thời kì cuối, Khái Hưng, Nhất Linh không những không đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đòi nhân quyền, mà còn có xu hướng đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh"[10; 19]. Viết như vậy, theo chúng tôi, chẳng khác nào kết tội nhà văn Tự lực văn đoàn thỏa hiệp với cái xấu xa và tác phẩm của họ không tránh khỏi đầu độc con người. Viết Băn khoăn, Khái Hưng phản ánh một xã hội đảo điên vì đồng tiền. Thầy giáo Hoang kêu lên '"Kim tiền ! Trời ơi ! Kim tiền ! Kim tiền làm cho người ta quên mất hết ghét, yêu, thù, tức để nghĩ đến nó, chỉ nhớ đến nó, chỉ chạy theo một nó. Kim tiền vạn tuế ỉ...sống mãi trong cái xã hội này, thì một ngày kia tôi điên thật". Phải, sống trong xã hội ấy, những thanh niên như Cảnh bị tróc gốc niềm tin, lung lay, mất phương hướng. Cảnh chao đảo, bi quan với con hẻm cụt suy tư: "Học để làm gì ? Và đỗ để làm gì ?. Ngay cả chỗ dựa là thế hệ trước, họ cũng không tìm thấy một sự tốt đẹp tối thiểu nào. Bởi vì khi cả xã hội chạy theo đồng tiền, bất chấp luân lí, thì làm gì có cái tốt đẹp, hay ho để trao gửi niềm tin. Cha Cảnh - ông Thanh Đức - dẫn gái về nhà chơi ầm ĩ sát phòng các con nhỏ, tưởng rằng chỉ cần cho con thật nhiều tiền là được. "Mội đời nhiễu loạn, vô gia đình giáo dục, vô gia đình luân lí đi song song với một đời hoàn toàn có trật tự, có kỉnh nghiệm, có tổ chức về thương mại và kĩ nghệ" đã dẫn đến tuyệt vọng, làm nở ra những "bông hoa độc". Đó là tất cả nguyên do dẫn đến những cuộc chơi phóng đãng "càng chơi càng chán nản, càng thấy cần phải chơi". Văn học là sự thức nhận về thế giới và con người. Nghiên cứu tác phẩm văn học, tư tưởng nhà văn, không thể không nghiên cứu kĩ nhân vật. Đặc biệt, dưới góc độ thi pháp, "khảo sát cái nhìn của nhân vật không nhằm trực tiếp trả lời câu hỏi nhân vật "nó là ai ?" mà chủ yếu khảo sát cái nhìn, thái độ, quan niệm của nhân vật về con người và thế giới, và ở một mức độ nhất định, hiểu thêm về quan niệm tư tưởng - thẩm mĩ của tác giả khỉ xây dựng nhân vật"[52; 28]. Phan Cự Đệ nhận xét Lan Hương là "nhân vật nữ cao thượng" [10; 18] của Khái Hưng trong Băn khoăn. Nhân vật này đã nhìn cuộc sống của Cảnh, Đoan như thế này ''...nhưng thấy đám thanh niên sống không mục đích hoặc với mục đích độc nhất là sự chơi bời phóng đãng thì em ghê sợ...cho họ quá, và tiếc cho họ nữa...Những bực thanh niên trí thức như anh Đoan em mà chịu làm việc, làm việc với lòng tín ngưỡng...thì...hay biết bao, có ích cho đồng bào biết bao!".Trong hệ thống thế giới nhân vật của tác phẩm, Lan Hương và Oanh đứng cùng một tuyến. Khái Hưng dành cho những nhân vật này những tình cảm Ưu ái nhất, toàn bộ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn biểu hiện qua cái nhìn quan niệm của hai nhân vật nữ cao thượng này. Nhan đề Băn khoăn tỏ ra sát hợp với chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. Sinh ra và lớn lên trong một xã hội mà "cụ lớn bằng gì cho bằng cụ lớn tiền /", ai mà không khỏi băn khoăn tìm một con đường đi đúng đắn cho riêng mình, để không bị sa ngã, trụy lạc. Khái Hưng viết về những nhân vật Thanh Đức, Cảnh, Đoan, Liên, Hảo bằng một ngòi bút phê phán rõ rệt. Đó là những con người tàn phá luân lí, đạo đức từng ngày, từng giờ. Lan Hương đã ứa lệ nói -."Bây giờ thì chỉ còn cầu trời giáng phúc để cứu vớt lấy hai linh hồn tội lỗi ấy mà thôi". Như thế, trong cái nhìn của "nhân vật cao thượng", Thanh Đức và Cảnh là hiện thân của tội lỗi. Khái Hưng không hề "đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh'". Nhân vật cao thượng thứ hai là Oanh - em gái Cảnh - tranh luận với Lan Hương : "Em thì em cho mình phải tự cứu lấy mình, trời mới cứu mình được. Em sẽ liều một nước cờ cuối cùng, rồi có thua mới đành chịu thua". Tình trạng của Trương trong Bướm trắng cũng thế. Khi nghe bác sĩ Chuyên bảo mình bị lao phổi, Trương tuyệt vọng nghĩ đến cái chết bằng cách uống thuốc phiện với dâm thanh. Nhưng anh không có "can đảm" làm việc đó. Thế là Trương rơi vào hố sâu trụy lạc: ăn chơi, gái, thuốc phiện, cá cược, đến nỗi phải thụt két và đi tù. Bản thân Trương nghĩ gì về cuộc đời, về thân phận mình ? Có lần Trương đã nói điều đó ra, nói rất thẳng."Tôi vì yếu một phần, một phần nữa vì tiền, vì chơi bời liều lĩnh. Liều gần như dại dột. Chẳng cứ gì một ai. Anh ở Pháp về không biết, chứ thanh niên Việt Nam, một thanh niên không lí tưởng, chưa sống đã già cội như sắp chết, biết mình sắp chết nên không còn chống lại làm gì nữa, buồng xuôi ta để mặc cho trôi đến đâu thì đến. Không cưỡng lại nữa ắt là cái trụy lạc sẽ tiến mau lắm.. Anh nào nhiều tiền thì đâm ra chơi bời vong mạng : vẫn sang trọng đấy, vẫn được người ta kính trọng đấy, nhưng thực ra mục nát lắm rồi...Hết tiền thì đâm ra lừa đảo, thụt két, tù tội, bị người ta khinh. Nhưng đằng nào cũng mục nát như nhau, không hơn không kém. Hoàn cảnh không làm cho người ta phấn khởi. Chẳng giấu gì anh; tôi, tôi chán lạ". Qua đoạn giãi bày của Trương, người đọc nhận ra một xã hội ngột ngạt lắm rồi (Hoàn cảnh không làm cho người ta phấn khởi). Một thế hệ "rường cột" đang oằn rạp trước bão táp thời đại vì "không lí tưởng". Hình tượng nhân vật Trương tượng trưng cho sự thất bại của chủ nghĩa cá nhân cực đoan (Tuyết trong Đời mưa gió cũng tự đốt hết tất cả các bức thư và những kỉ vật của mình và Chương trước khi ra đi vô định). Nhất Linh không hề nhẹ tay trong vấn đề này. Ngòi bút tinh tế của ông đã lách vào "dòng ý thức" của Trương (như giấc mơ, vô thức, linh cảm...) để làm rõ "cuộc vật lộn âm thầm, lặng lẽ nhưng dai dẳng, quyết liệt trong tâm tư, tình cảm của nhân vật"[63;7]. Trong Bướm trắng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan hiện hình ở sự trụy lạc, ở ý muốn giết người một cách vô cớ, vô lí, toan tính tự kết liễu một cách vô vọng. Song rốt cuộc, thứ chủ nghĩa ấy cũng phải những chỗ cho những ý nghĩ trong sáng, những hành động mang màu sắc của điều thiện: Trương giúp đỡ mẹ con Nhan, tự lên án mình, lìa bỏ cuộc đời rắc rối" trước kia, trở về ẩn mình nơi thôn dã...Con đường quay về bến đò hoàn lương của Trương không đơn giản chút nào. Đúng như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã phân tích :"ơíả dối và chân thành, ích kỉ và nhân hậu, phóng đãng và tự trọng, bạo liệt và mực thước, thấp hèn và cao thượng...những mặt đối nghịch của tâm lí, tính cách cứ xen kẽ, đan chéo, xoắn quyện vào nhau khiến nhân vật lúc nào cũng như dang chới với bên bờ vực thẳm...Trương luôn tự tra vấn lương tâm, đấu tranh để tự kiềm chế cái xấu, cái ác, cái hèn kém ti tiện trong con người mình để giữ cho được trong chừng mực nhất định thiên lương, nhân phẩm"[63; 7].Trương viết thư cho Thu (sau đó không gửi vì tự giác ngộ ) : ''Bây giờ anh mới thấy chơi bời liều lĩnh như vậy là vô lí, là dại dột vô cưng...99, về sau, từ trong ý thức, vô thức, Trương luôn mong mình làm điều tốt đẹp. Cái tưạ đề Bướm trắng gợi đến một cái gì đó sáng trong, ẩn hiện, đuổi bắt. Cảm thức về miền trắng trong đã giúp Trương vùng ra khỏi tiềm thức u ám. Trương thấy cái ý tưởng "đánh lừa Thu để báo thù" làm cho anh "xấu xa và hèn mạt hơn lên". Trương gặp Mùi - cô hàng xóm hồi nhỏ nay là cô gái điếm bất đắc dĩ, cho cô sáu mươi đồng, nói trong bàng hoàng '."Số tiền này để phần em, nhưng em phải cam đoan một điều là cấm không được buôn thứ gì khác, phải buôn hàng xén như trước. Anh muôn thế, muốn em là một cô hàng xén". Tác giả Tự lực văn đoàn - con người và văn chương viết tiếp nhận định '."Trước mắt ta là những con người sa đọa về nhân phẩm (Trương, Cảnh), những con người cô đơn, bất lực vì đã bị tước hết mọi vũ khí về tư tưởng, mọi quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân và cộng đồng xã hội"[10; 19]. Theo chúng tôi, đây là những khoảnh khắc, trạng huống tâm lí của nhân vật mà tác giả đã mô tả. Và mô tả với đẩy con người vào là hai điều khác nhau. Trở lại với nhân sinh quan của Oanh."Em thì em cho mình phải tự cứu lấy mình, trời mới cứu mình được". Khái Hưng rất tin ở sự tự cải tạo của con người, có nghĩa là không hề có hiện tượng "bất lực vì đã bị tước hết moi vũ khí về tư tưởng"Với những gì đã phân tích, chúng tôi thấy Trương cũng không hề bị tước hết mọi vũ khí tư tưởng. Mặt khác, giữa cá nhân và xã hội cùng không hề bị lìa đứt hoàn toàn. Với Trương, "chàng cần một thứ êm dịu để an ủi lòng mình, thứ đó là tấm tình yêu của Nhan, người vẫn dịu dàng yên lặng yêu chàng và đợi chàng ở chốn quê xa xôi và yên tĩnh. Chốn đó, nơi mà chàng tưởng sẽ quên được hết, mà chàng vừa khao khát nhìn con đê lúc nãy, chốn đó không phải là cõi thế giới bên kia mà chính là nơi Nhan đương đợi chàng". Tự lực văn đoàn chủ trương giải phóng cá nhân, nhưng không phải là thứ các nhân cực đoan "chối bỏ mọi quỵ tắc và yêu cầu tối thiểu của đời sống gia đình và xã hội"[35 ; 13]. Cảnh, Trương đều mong muốn được sống trong mối liên hệ với mọi người. Viết Đời mưa gió, Khái Hưng và Nhất Linh "tả một gái đĩ thông minh và thi vị"[29; 668] nhưng đồng thời cũng phê phán quyết liệt, kín đáo kiểu sống phóng đãng, hưởng thụ, ngoài vòng luân lí của cô gái giang hồ tên Tuyết. Tuyết phóng bước vào đời mưa gió vì hai lẽ : một là, cô không thắng nổi sức cám dỗ của "tiếng gọi ở chốn xa xăm", của "cuộc đời vô định"; hai là, cô tự nhận thấy mình không xứng đáng với Chương, so với Chương thì Tuyết "chỉ là một đứa giang hổ man trá, phản trắc, đắm đuối trong vực sâu mà không để ai cứu vớt...", về lẽ thứ nhất, các tác giả rất thông cảm cho ngọn nguồn nỗi đau khổ của Tuyết (bị gả ép, lấy phải chồng không ra gì, nhà chồng đối xử cay nghiệt), song nhà văn cũng khách quan trả Tuyết trở về với đời mưa gió. Bởi vì Tuyết thuộc loại gái đĩ cực đoan (khác với Diên ương Nửa chừng xuân, Nhung trong trong Gánh hàng hoa), ở cô ít có những ý nghĩ và cảm xúc của một người phụ nữ bình thường. Với Tuyết, "tình ái chỉ là tình dục, thế thôi". Cô "không sao làm vợ, nghĩa là làm vật sở hữu của ai được". Tuyết không phân biệt được cuộc đời bằng phang với "những yêu cầu tối thiểu của đời sống gia đình và xã hội". Hạng gái như Tuyết khó có đủ sức để vùng ra khỏi quá khứ đê tiện và khổ sở. Không nên vì điều này mà trách các tác giả không nhân đạo. Với Đời mưa gió, Khái Hưng và Nhất Linh đã phản ánh một nét hiện thực : những cô gái điếm cực đoan, phá phách như Tuyết khó có thể hoàn lương được. Chính quan niệm sống lệch lạc, quái dị đã ngăn không cho họ trở về với cuộc sống bình thường. Cuộc sống chịu trách nhiệm về sự xô đẩy, nhưng kéo lê trong bất hạnh không lối thoát là do họ, họ không có nỗi niềm tha thiết làm lại cuộc đời như cô gái trong bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu : "Trời ơi em biết khi mô Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ơi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không ?" Về lẽ thứ hai, đó là sự tôn vinh đạo đức , luân lí. Một cô gái giang hồ không dám chấp nhận địa vị ngang hàng với một ông giáo là một điều bình thường. Nhất Linh và Khái Hưng trước sau nhất quán tư tưởng này. Hồi viết chung Gánh hàng hoa, đồng tác giả đã tỏ ra "nhẹ tay" với Nhung - một gái điếm hạng sang : cho là cô biết tự trọng, yêu Minh không phải vì tiền. Mê tài văn của Nguyên Minh, Nhung dùng nhan sác đế quyến rũ anh sinh viên cao đẳng tiếu học đã có vợ. Trước đó, đọc văn của Minh, Nhung tưởng Minh cũng là một người lãng mạn. "Nhưng một ngày nàng một hiểu rõ thêm rang trái tim của Minh và Nhung không thể đập hòa cùng một nhịp, và sự lãng mạn của Minh chỉ là lãng mạn êm đềm, trong sạch, khác hẳn với tình yêu phóng đãng cửa Nhung. Hạnh phúc của Minh chỉ có thể ở trong một gia đình chất phác, mộc mạc". Quan điểm của các nhà văn Tự lực văn đoàn về vấn đề này là mực thước, đúng đắn, thực tế, không có gì đáng chê trách. Ở tiểu thuyết Đẹp, giá trị khách quan về hiện thực thể hiện ở việc phản ánh tình trạng bế tắc của tuổi trẻ, trí thức, nghệ sĩ đương thời. Đó "toàn là nhân vật thực trong xã hội hiện thời, những nhà văn không lòng tự tin, những họa sĩ không lòng tự tin, những nhà chính trị không lòng tự tin. Một bọn hoạt động, hành động không có mục đích, hay chỉ có một mức đích thiển cận : quên". Có thể thấy xã hội trong Đẹp cũng chính là xã hội sẽ được miêu tả trong Băn khoăn của Khái Hưng và Bướm trắng của Nhất Linh về sau. Đi tìm một định ngữ để tóm thâu bản chất tinh thần của một lớp thanh niên mất phương hướng lúc bấy giờ, nhà văn đã phát hiện ra '."chỉ có mỗi một lí tưởng đích đáng vì có thể nói một cách dễ dàng, đó là lí tưởng ăn, uống, nhảy". Nhưng chủ đích của Khái Hưng khi viết cuốn tiểu thuyết này lại là nêu lên những quan niệm, ý thức thẩm mĩ của mình. Khái Hưng viết nhiều tiểu thuyết nhưng có lẽ Đẹp mới là cuốn tập trung viết về thế giới nghệ sĩ (Nguyễn Minh trong Gánh hàng hoa là một nhà văn bất đắc dĩ; họa sĩ Bạch Hải trong Nửa chừng xuân chủ yếu được miêu tả ở phương diện đời thường và đạo đức công dân; thi sĩ Hoàng Văn Giáp và tiểu thuyết gia Nguyễn Luyện trong Băn khoăn được miêu tả thoáng qua trong đám đông thượng lưu rởm). Thông qua việc đi sâu phản ánh, khám phá những nét bí ẩn đời sống riêng tư, suy tư và lao động nghệ thuật của họ, Khái Hưng đã chạm đến những vấn đề cốt lõi về nghệ thuật. Họa sĩ Nam có suy đồi không ? Một cách trực cảm, ai cũng thấy đó là một con người tuồng như sinh ra để cống hiến cho nghệ thuật, một nghệ sĩ đích thực vì với Nam sáng tạo ra cái đẹp trở thành cứu cánh."Tình yêu hội họa một ngày một lấn sâu mãi vào tâm hồn Nam. Vẽ cần cho chàng như ăn uống. Có khi hơn. Khống một lạc thú gì, không một sức mạnh lôi kéo được chàng đi đâu, một khi chàng đứng trước cái khung căng vải đặt trên giá, cái bảng màu cầm trên tay". Ở Nam hội tụ đầy đủ những suy nghĩ đúng đắn về những nguyên lí, tôn chỉ của nghệ thuật. Một là, nghệ thuật phải vô vụ lợi. Nam phản đối gay gắt khi anh em bạn khuyên anh nâng giá tranh sơn ta để kiếm lời '."Lợi lộc ĩ Các anh làm như tôi là một nhà buôn không bằng !". Hai là, nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo khôn cùng '."Suốt đời nghệ sĩ lúc nào cũng phải tìm tòi, cũng phải thí nghiệm...Ai dám tự phụ tới chỗ hoàn toàn, chỗ tột đích của nghệ thuật ?". Vì thế, hình ảnh họa sĩ Hoành Sơn gợi lên trong Nam nhiều ý nghĩ : bản tính anh ta vụng về, thành công nhờ ngẫu nhiên, may mắn, vẽ đi vẽ lại ba người (vợ, con gái và người hầu gái) "trong hàng trăm hàng ngàn bức họa". Phải chăng Khái Hưng muốn nói Hoành Sơn là "nơi gặp gỡ" của ba kẻ thù của nghệ thuật: bất tài, lười biếng và không sáng tạo ? Nam còn là người có tinh thần dân tộc sâu sắc. Thú vị hơn nữa, trong con người nghệ sĩ của Nam, tinh thần dân tộc dựa trên cơ sở của tinh thần sáng tạo. Đó chính là chỗ dựa để Nam bác bỏ định kiến cho rằng "Đồ sơn ta xưa nay chỉ là tác phẩm của người thợ khéo, hay của nhà nghệ sĩ chuyên về trang hoàng hơn hội họa". Tinh thần dân tộc đã giúp Nam "nâng sơn ta lên bậc " đại nghệ thuật", quyết không thua kém sơn dầu. Trong cuộc cách mệnh ấy, Nam tìm thấy niềm vui thực sự : "Làm sơn ta sướng hơn làm sơn dầu. Có nhiều cái bất ngờ lắm". Người ta thường dựa vào những phát ngôn dưới đây của Nam để bảo rằng anh suy đồi, quái dị: - "Người điên của tôi đẹp, tuy người ấy chẳng có một tí nhan sắc (...). Nhìn đối mắt liếc, cái miệng cười, cánh tay giơ ra vẫy, tôi nhớ lại cả một thời xưa, cái thời đẹp nhất của chúng ta chưa bị cái đẹp giả dối, cái đẹp sách, cái đẹp khoa học huyền dịu làm mất hẳn sự xét đoán của hai con mắt ngây thơ, thành thực và rất nghệ thuật của chúng tà". -"Cỡ có ngắm những người lên đồng không ? Mặt họ rạng rỡ, mắt họ sáng ngời, miệng họ tươi cười, điệu bộ họ lẳng lơ, thân thể họ uyển chuyển uốn theo nhịp đàn, linh hồn họ phiêu diêu bay trong hương khói. Đẹp !" Lenin từng nói : "Nghệ thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực"[40; 62]. Nam là một nghệ sĩ. Lời nói của Nam bàn về nghệ thuật là lời nói mang tính hình tượng, triết lí. Chúng tôi không tin Nam khen một người điên và một người đang lên đồng là đẹp theo nghĩa đen của những từ ngữ, hình ảnh này. Chúng tôi tin Nam đang triết lí rằng cái đẹp luôn đòi hỏi sự vô tư (hình tượng người điên), sự sinh động, hấp dẫn (hình tượng người lên đồng). Trong lập luận của mình, Nam ra sức chống Lại chủ nghĩa giáo điều (cái đẹp sách), chủ nghĩa khoa học (cái đẹp khoa học), những thứ tự thân là trở lực của sáng tạo nghệ thuật, làm cho nghệ thuật ngày càng nghèo nàn, thui chột. Tuy vậy, là một con người, Nam cũng có lúc có quan niệm sai lệch về ý nghĩa cuộc sống của mình. Cụ thể là Nam sợ gia đình sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nghệ thuật, từ đó, anh đề cao chủ nghĩa độc thân. Công bằng mà nói đó là một quan niệm cực đoan, bi quan. Có điều quan niệm ấy không suy đồi. Nam vẫn lấy vợ và không có bằng chứng nào chứng tỏ Nam ăn chơi suy đồi. Hồi chưa lập gia đình, Nam quan hệ với các cô gái mến tài Nam và đem lòng yêu anh, đây có phải là biểu hiện của sự suy đồi ? Và ngày nay, hiện tượng này đã chấm dứt trong giới nghệ sĩ của chúng ta ? vả chăng, Khái Hưng đã phê phán quan niệm cực đoan. Ông đã để cho Ngọc - cũng là nhân vật tư tưởng - tranh luận, thuyết phục Nam."Tôi thì tôi thấy không những có hại mà lại có lợi nữa. Nhà cửa, ăn uống có người trông coi cho, mình chỉ việc vẽ, hay nói kiểu cách, mình chỉ việc phụng sự nghệ thuật... Có khi mình được một người bạn thân, một người tri kỉ, và biết đâu, một tình nhân âu yếm suốt đời cũng nên". Nói chung, Tự lực văn đoàn không bao giờ chủ trương đồi trụy. Gạt đi những sai lầm về hoạt dộng chính trị của một số thành viên , họ là những nghệ sĩ đứng đắn, chân chính. Thậm chí, họ xa lạ với các ngón ăn chơi đương thời. Có lẽ duy nhất một lần họ đi hát ả đào. Đó là một buổi chiều, tửu hứng bốc cao, các "tai mắt" của Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Trần Tiêu và một số người khác như Nguyễn Tường Bách, Huyền Kiêu và Hoài Điệp Thứ Lang kéo nhau đi. Trong các nhà văn, không ai biết hát ả đào thì phải đi đâu. Kể cả "tác giả Hà Nội băm sáu phố phường xem chừng cũng không biết xóm yên hoa chính thức ở phố Khâm Thiên hay phường Vạn Thái ?"[37; 50]. Bí thế, họ bèn đi hú họa xuống Ngã Tư Sở, bị các "chị em" bao vây tứ phía. Giữa lúc lúng túng như thế, may mà "Anh chàng Nguyễn Tuân, thổ công của làng Hồng Phấn, ngẫu nhiên ở đâu lù lù dẫn xác tới...Anh chàng liền can thiệp mở đường cho bọn tôi, và dẫn bọn tôi tới nhà Đào Sen. Một mình Nguyễn Tuân, ở nơi hàng viên, quả có bản lĩnh hơn cả bảy tám người chúng tôi hợp lại"[37; 50]. Thế đấy, các nhà văn Tự lực văn đoàn không bao giờ cậy mình là nhà văn để sống lãng mạn, buông thả như một số người vẫn nghĩ. Nhân vật Nguyễn Minh trong Gánh hàng hoa đã nói lên quan niệm này -."Anh ạ, tôi cứ tưởng đời văn sĩ phải trái ngược với đời êm đềm trong gia đình đầm ấm. Nhưng mà không. Ta càng phóng đãng bao nhiêu, tri thức ta chỉ nặng trìu những tư tưởng vật dục. Rồi khối óc ta một ngày một thêm mờ ám. Muốn sống một đời văn chương, ta phải có tâm hồn bình tĩnh, nhẹ nhàng. Mà được thế, không gì bằng có một người bạn trăm năm và những bạn trung thành luôn luôn ở bên mình mà khuyến khích ta, mà an ủi ta khi ta bị thất vọng". Ngay cả khi miêu tả sự suy đồi thì câu văn, trang văn của Tự lực văn đoàn vãn không hề thô tháp, táo bạo, trần trụi. Trong các cuốn tiểu thuyết bị xem là vô luân thì có lẽ cảnh "bạo" nhất là cảnh này '."Liên miên chàng nghĩ đến Thu, giờ này chắc đương ngủ yên và có lẽ cũng như đêm nào, bàn tay nàng đương đặt trên nền chăn trắng với ngón tay thon đẹp để soài ra và khẽ lên xuống theo nhịp thở. Trương đưa mắt nhìn người con gái nằm cạnh hai tay bỏ xuôi, ngực đều đều lên xuống. Nàng cũng mặc một chiếc áo cánh lụa hơi giống chiếc áo cánh của Thu. Trương nằm xuống gục đầu vào ngực cô gái, nhắm mắt lại muốn quên. Người con gái giật mình thức giấc, toan đẩy Trương ra, nhưng nghĩ lại, chiều khách, nàng giơ tay nhẹ vuốt tóc Trương" (Bướm trắng, tr. 72). Trong Đời mưa gió có cảnh Tuyết say rượu và thuốc phiện "cám dọc tẩu phang mạnh vào cái chụp đèn thuốc phiện mà bắt chước tiếng pháo đùng". Đó là thời điểm báo hiện sự cáo chung của thứ giang hồ hư vô, ngoan cố. ít nhất là ngay lúc ấy, những bạn chơi của Tuyết cũng không chịu nổi sự quá quắt của cô : "Thấy diện tẩu và đèn thuốc phiện đã vỡ, Tâm, Tiến cũng chán ngắt, cáo từ Hanh, dắt tình nhân ra về". Sang đến Đoạn kết, cô kiều nữ này hoàn toàn sụp đổ : "Cặp mắt sắc sảo, long lanh nay đã mờ sạm như mất hết tinh thần, chôn trong hai cái quầng đen sâu hoắm. Lớp phấn không đủ đầy để che đôi má hóp và những nếp nhăn trên trán. Màu son thắm bôi môi càng làm rõ rệt nỗi điêu linh của bộ mặt nhợt nhạt, xanh xao. Cái nhan sắc diễm lệ xưa đã tàn tạ như đoa hoa rã rời sau những ngày mưa gió". Câu văn cuối cùng là sự nhận xét rất hay về hiểm họa của cái đời trụy lạc. KẾT LUẬN Có thể nói có một khuynh hướng hiện thực trong Tự lực văn đoàn. Tự lực văn đoàn được "xếp" nằm trong văn học lãng mạn, nhưng không vì thế mà nó lơ là hiện thực, trái lại, nó cũng nói tới hiện thực, tức là trong tác phẩm Tự lực văn đoàn có yếu tố hiện thực. Như vậy, lãng mạn hay hiện thực, cách mạng, trong hoàn cảnh Việt Nam trước đây, có lúc được đối xử không phải với tính cách như những khái niệm mĩ học, mà chủ yếu như những thuật ngữ xã hội học, chính trị học. Ra đời trong bối cảnh không bình thường (bị nô lệ) và chứng kiến những bước ngoặt xã hội lớn lao, đồng thời tiếp xúc với văn minh phương Tây, nên tinh thần hiện thực có sức vẫy gọi đối với những dòng văn học lãng mạn trong đó có Tự lực văn đoàn.Tuy có lúc sa đà vào tình yêu lứa đôi hay những hiện tượng đời sống có tính ngẫu nhiên, thiên về lí tưởng hóa nhưng nhiều lúc, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã xông vào những ngõ đời ồn ã, sục vào những "sân chơi" trần thế rộn rịp, thu hút sự quan tâm của xã hội đương thời. Khi vừa xuất hiện trên văn đàn, cùng với thơ mới, Tự lực văn đoàn đã đấu tranh không khoan nhượng với lễ giáo phong kiến lỗi thời, phi nhân, nhằm giải phóng hạnh phúc cá nhân. Trước hết, Tự lực văn đoàn đấu tranh cho sự lựa chọn tình yêu và hôn nhân. Từ thế giới hình tượng của những tác phẩm này, chủ nghĩa cá nhân được thăng hoa. Chiến thắng của tự do luyến ái đã làm nức lòng bao thanh niên nam nữ lúc bấy giờ. Mặt khác, chông lễ giáo phong kiến còn là chống thiết chế nghiệt ngã của nó là gia đình phong kiến. Công bằng mà nói đây là không gian đã góp phần làm nên những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay. Nhưng mặt trái của nó là sự buộc trói tự do của các thành viên, làm cho họ không có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân. Thời đại của chữ tôi cũng không chấp nhận chế độ hôn nhân đa thê. Theo thế hệ tân học, hôn nhân đa thê vây ráp con người trong sự đày đọa bất hạnh, truy bức nhân cách con người. Tự lực văn đoàn đã nói hộ tâm tình này của tầng lớp mới nói trên. Không chỉ quan tâm đến vấn đề con người cá nhân, Tự lực văn đoàn còn hướng ra xã hội rộng lớn, phản ánh cuộc sống cơ hàn tăm tối của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, chừng mực nào đó bằng ngòi bút hiện thực. ở đề tài này, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã cố gắng làm rõ những nguyên nhân bần cùng hóa nông dân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự bóc lột trắng trợn, tàn bạo của bọn quan lại, địa chủ, tư sản. Cuộc sống bế tắc của người trí thức tiểu tư sản cũng được Tự lực văn đoàn tái hiện sinh động bằng bút pháp hiện thực. Có thể nói, đó là những phần hiện thực mà độc giả từng gặp trong tác phẩm hiện thực phê phán. Những trí thức, học sinh thất nghiệp, đói khổ lều bều trôi trên dòng đời đen lạnh. Thê thảm hơn nữa, họ bị mát nhân cách, bị tha hóa, thậm chí không phương cứu chữa. ơ những tác phẩm viết về đề tài này, bên cạnh việc tái hiện thực tại, các nhà văn đã đi sâu vào bi kịch tinh thần của giới tri thức, đó là những trang hiện thực tâm lí bất hủ. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực là tính nhân văn, nhân đạo của nó. Tính chất này không hiện ra trực tiếp theo kiểu cơ học mà được biểu hiện trong hình tượng, thông qua chất liệu cảm hứng và sự lí giải chủ đề. Nói cách khác, yếu tố hiện thực được chúng tôi tìm kiếm, phân tích trên phương diện chủ quan của tác phẩm (thể hiện qua lời của tác giả, lô-gích của sự miêu tả, qua "mạng lưới" những chi tiết làm nên thế giới hình tượng sống động của tác phẩm). Đứng trước tình trạng ngạt bức, tối tăm của nhân dân trong xã hội cũ, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thể hiện cảm hứng nhân văn, nhân đạo. Từng trang truyện đậm đặc sự cảm thông, chia sẻ, thương xót cho những kiếp đời bất hạnh. Dựa trên cơ sở tình cảm nhân đạo, sự miêu tả của nhà văn có điều kiện hướng tới một phạm vi xã hội bao quát hơn, phát hiện ra nhiều kiểu nạn nhân mà người đời thường không để ý tới. Trong những đối tượng mà Tự lực văn đoàn bênh vực, bảo vệ thì phụ nữ và trẻ em được quan tâm nhiều nhất. Tinh hình này rất giống với văn học hiện thực phê phán. Phải nói thêm rằng ở phương diện đó, bên cạnh vấn đề cơm áo, miếng ăn, Tự lực văn đoàn còn nêu lên một hiện thực tinh thần rất đáng lưu ý : sự mòn tẻ vô nghĩa lí của những sự tồn tại, những kiếp người. Đây là lí do khiến người ta, nhất là những người phụ nữ bất hạnh, ngủ quên trong sự chịu đựng. Và thế là họ sống một kiếp đời mờ mờ nhân ảnh. Văn học hiện thực cũng có những tác phẩm rất hay về phạm vi cuộc sống đáng nói, thậm chí cho đến nay vẫn là một thách thức với văn học đương đại. Cũng chính phương diện thái độ phản ánh này đã tôn vinh những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945. Do đó, bỏ qua những định kiến mang tính lịch sử, giới văn học phải trân trọng mặt đóng góp nói trên của Tự lực văn đoàn. Nhưng nhân đạo theo yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực không chỉ là thương yêu mà còn đòi hỏi phải phê phán những lực lượng đen tối đẩy con người vào cảnh sống bất hạnh. Tự lực văn đoàn đã làm được điều này khá tốt, thậm chí ở nhiều trường hợp, họ còn là trợ thủ đắc lực cho văn học hiện thực phê phán. Cụ thể, đối tượng bị phê phán, lên án là bọn quan lại, bọn nhà giàu đè đầu cưỡi cổ dân nghèo bằng mọi thủ đoạn, cả vật chất lẫn tinh thần. Đỉnh cao của sự phê phán là phê phán thực tại xã hội đương thời. Đó là một xã hội bất công, vô lí. Đây lại là một đóng góp lớn của Tự lực văn đoàn mà khoa văn học sử không thể làm ngơ. Cái lí ở đây là sự phê phán xã hội, trong chừng mực đáng tin cậy, phải đặt trên sự miêu tả, phản ánh đời sống thực tại như nó vốn có. Lúc nào Tự lực văn đoàn làm được điều này, lúc ấy trong tác phẩm của văn phái này có yếu tố hiện thực. Đằng sau những sự việc đời sống bình thường được tái hiện, người đọc thấy thấp thoáng tính phổ biến, tính quy luật của vấn đề. Phát hiện ra bản chất vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến và lên tiếng phủ định nó, cùng với văn học hiện thực phê phán, Tự lực văn đoàn phẫn nào thức tỉnh nơi người đọc sự chán ghét nền tảng xã hội mà họ đang sống, khơi gợi ở họ ước vọng về một xã hội tương lại tốt đẹp hơn. Tự lực văn đoàn là hiện tượng văn học phức tạp. Vì thế mà dù đã có một độ lùi thuận lợi nhưng việc nghiên cứu của chúng tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định (về tư liệu; tập quán cảm thụ; bình giá, trình độ hạn chế của người làm chuyên luận). Người viết chuyên luận đã cố gắng hết sức nhưng chuyên luận không khỏi còn sơ lược, thiếu chính xác. Do vậy, một cách thành thực, chúng tôi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý, bổ sung quý báu của các chuyên gia. THƯ MỤC THAM KHẢO Ạ. SÁCH THAM KHẢO: (xếp theo thứ tự ABC và năm xuất bản): 1.Bakhtin M. (1992), Lí luận thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 2.Lê Bảo và nhiều tác giả (2000), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 3.Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Đồng Tháp. 4.Huy Cận - Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 5.Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 6.Trường Chinh (1985), về văn hóa và nghệ thuật, tập ,1 Nxb. Văn học, Hà Nội. 7.Nhật Chiêu (1997), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 8.Oh Eun Choi (2000), "Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng và tiểu thuyết Ba thế hệ của Yom Sang Sop", Tạp chí Văn học, (số li). 9.Vũ Thị Khánh Dần (1997), "Nhìn nhận về tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua", Tạp chí Văn học, Hà Nội, (số 3). 10.Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn - Con người và văn chương, Nxb. Văn học, Hà Nội. 11.Phan Cự Đệ (1992), Phong trào thơ mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 12.Phan Cự Đệ và nhiều tác giả (1999), Lịch sử văn học Việt Nam 1900- 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 13.Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 14.Hà Minh Đức (1994), Bài Khải luận trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 28A, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 15.Hà Minh Đức và nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 16.Vu Gia (1993), Khái Hưng - nhà tiều thuyết, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 17.Gulaiep N.A. (1982), Lí luận văn học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 18.Nguyễn Hải Hà (1978), Lịch sử văn học Nga, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 19.Dương Quảng Hàm (1960), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. 20.Lê Bá Hán và nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 21.Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tim hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 22.Lê Thị Đức Hạnh (1998), "Trần Tiêu và cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng", Tạp chí Văn học, (số 2). 23.Lê Thị Đức Hạnh (1999), Nguyễn Công Hoan - về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 24.Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 25.Hégel G.W.F. (1996), Mĩ học - những văn bản chọn lọc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 26.Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học học văn, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 27.Đỗ Đức Hiểu và nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 28.Đỗ Đức Hiểu (1997), Đổi mới đọc và bình văn, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 29.Mai Hương (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 30.Mai Hương - Tôn Phương Lan (2000), Ngô Tất Tố- về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 31.Khrapchenko M.B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội. 32.Khrapchenko M.B. (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 33.Nguyễn Hoành Khung (1989), Bài giới thiệu cho Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập Ì, Nxb. Văn học, Hà Nội. 34.Lê Đình Kị (1988), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. 35.Lê Đình Kị (1997), Bài giới thiệu cho Đời mưa gió, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp. 36.Lê Đình Kị (1998), vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 37.Hoài Điệp Thứ Lang (1965), "Một chầu hát không tiền khoáng hậu - Thạch Lam thẩm âm", Văn, (số 36). 38.Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932-1945, Nxb. Phong trào Văn hóa, Sài Gòn. 39.Đinh Xuân Lâm - Chương Thâu (1988), Danh nhân lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 40.Lê-nin (1976), Bút kí triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 41.Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 42.Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 43.Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb. Đời nay, Sài Gòn. 44.Huỳnh Lý và nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học 1930 - 1945, tập 5, phần 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 45.Phương Lựu và nhiều tác giả (1997-1998), Li luận văn học, 3 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 46.Mác - Ăng-ghen - Lê-nin (1997), về văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 47.Nguyễn Đăng Mạnh và nhiều tác giả (1992), Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 48.Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 49.Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 50.Nguyễn Đức Nam (1986), Lịch sử văn học phương tây, tập 2, Nxb. Giao dục, Hà Nội. 51.Phùng Quý Nhâm (1998), "Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực", Tạp chí Văn học, (số4). 52.Phùng Quý Nhâm (2000), "Cái nhìn của nhân vật", Tạp chí Văn học, (số 10). 53.Nhiều tác giả (1980), Văn 12, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 54.Pêtơrôp X.M. (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 55.Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, 2 tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 56.Nguyễn Phúc và nhiều tác giả (1995), Hoài Thanh và Thỉ nhân Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 57.Võ Quang Phúc và Lê Nguyên Long (1986), Một số vấn đề giáo dục học, Sở Giáo dục T.p Hồ Chí Minh. 58.Pospelov G.N. (1985), Dần luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 59.Vũ Tiến Quỳnh (1991), Phê bình bình luận văn học, tập 17, Nxb. Tổng hợp Khánh Hòa. 60.Thiếu Sơn (1933), Phê bình và cảo luận, Nxb. Nam Kí, Hà Nội. 61.Trần Đình sử (1993), Thi pháp học, Đại học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh, T.p Hồ Chí Minh. 62.Trần Hữu Tá (1988), "Hồ Dzếnh một hồn thơ đẹp", Kiến thức ngày nay (Số7/1988). 63.Trần Hữu Tá (1989), Đọc lại Bướm trắng, in trong Bướm trắng, Nxb. Tổng hợp An Giang. 64.Trần HữuTá (1996), "Xuân này tưởng nhớ các nhà văn ra đời tròn thế kỉ", Kiến thức ngày nay (số 200). 65.Nguyễn Minh Tấn và nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 66.Hoài Thanh - Hoài Chân (1992), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội. 67.Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 68.Nguyễn Ngọc Thiện và nhiều tác giả (1996), Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật Ỉ935-Ỉ939, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 69.Bích Thu (1998), Nam Cao - về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 70.Phan Trọng Thưởng (2000), "Cuối thế kỉ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh giá văn chương Tự lực văn đoàn", Tạp chí Văn học, (số 2). 71.Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lí văn nghệ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, T.p Hồ Chí Minh. 72.Tổ bộ môn lí luận văn học các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Vinh và Đại học tổng hợp (1978), Cơ sở lí luận văn học, tập Ì, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 73.Lê Ngọc Trà - Lâm Vinh - Huỳnh Như Phương (1994), Mĩ học đại cương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 74.Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh (1989), về Tự lực văn đoàn, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. 75.Lê Thị Dục Tú (1994), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 76.Trương Đức Tường (1998), "Nhận thức lại chủ nghĩa hiện thực", Tạp chí Văn học, Hà Nội, (số 2). 77.Lâm Vinh - Phùng Quý Nhâm (1994), Tiếp cận văn học, Đại học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh. 78.Vưgotxki L.s. (1995), Tâm lí học nghệ thuật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 79.XUSCOV B. (1980), Số phận lịch sử của chã nghĩa hiện thực, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội. B. TẮC PHẨM VĂN HỌC: (xếp theo thứ tự ABC và năm xuất bản): 1. Nam Cao : Truyện ngắn chọn lọc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995. 2.Nam Cao : Tuyền tập, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1997. 3.Hoàng Đạo : Con đường sáng, tiểu thuyết, in trong Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 4.Hoàng Đạo : Tiếng đàn, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1996. 5.Hoàng Đạo : Trước vành móng ngựa, phóng sự, in trong Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 6.Nguyễn Công Hoan : Tuyền tập, 3 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1984. 7.Nguyên Hồng : Tuyền tập, 3 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995. 8.Khái Hưng : Thừa tự, tiểu thuyết, in trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 4, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 9.Khái Hưng : Nửa chừng xuân, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1992. 10.Khái Hưng : Hồn bướm mơ tiên, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1994. 11.Khái Hưng : Trống mái, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1995. 12.Khái Hưng ; Đội mũ lệch, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1996. 13.Khái Hứng : Thoát lựiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1999. 14.Khái Hưng : Gia đình, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1999. 15.Khái Hưng : Băn khoăn, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1999. 16.Khái Hưng : Đẹp, tiểu thuyết, in trong Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn, tập 2, Nxb. Giao dục, Hà Nội, 1999. 17. Khái Hứng : Tiêu Sơn tráng sĩ, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 2001. 18. Khái Hưng - Nhất Linh : Anh phải sống, truyện ngắn, in trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 3, Nxb. Khoa học hội, Hà Nội, 1989. 19.Khái Hưng - Nhất Linh : Gánh hàng hoa,úểu thuyết, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995. 20.Khái Hưng - Nhất Linh : Đời mưa gió, tiểu thuyết, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, 1997. 21.Thạch Lam : Ngày mới, tiểu thuyết, Nxb. Tổng hợp An Giang, 1988. 22.Thạch Lam : Gió đầu mùa, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1995. 23.Thạch Lam : Sợi tóc, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1995. 24.Thạch Lam : Theo dòng, tiểu luận phê bình, in trong Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn, tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 25.Nguyễn Đình Lạp : Ngoại ô, tiểu thuyết, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1987. 26.Nhất Linh : Đoan tuyệt, tiểu thuyết, in trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1989. 27.Nhất Linh : Lạnh lùng, tiểu thuyết, in trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 28.Nhất Linh : Bướm trắng, tiểu thuyết, Nxb. Tổng hợp An Giang, 1989. 29.Nhất Linh : Đôi bạn, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1994. 30.Nhất Linh : Hai buổi chiều vàng, tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995. 31.Nhất Linh : Thế rồi một buổi chiều, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1995. 32.Nhất Linh : Nắng thu, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1996. 33.Hoàng Ngọc Phách Tố Tâm, tiểu thuyết, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988. 34.Đồ Phồn : Khao, tiểu thuyết, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1988. 35.Vũ Trọng Phụng : Tuyển tập, 3 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1987. 36.Trần Tiêu : Sau lũy tre và Truyện quê, tập truyện ngắn, in trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 6, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990. 37.Trần Tiêu : Con trâu, tiểu thuyết, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995. 38.Trần Tiêu : Chồng con, tiểu thuyết, in trong Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 39.Thanh Tịnh : Quê mẹ, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1994. 40.Thanh Tịnh : Chị và em, tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1996. 41.Ngô Tất Tố: Tuyển tập, 4 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1994. 42.Mạnh Phú Tư: Nhạt tình, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1988. 43.Mạnh Phú Tư : Gây dựng, tiểu thuyết, Nxb. Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1996. 44.Mạnh Phú Tư : sống nhờ, tiểu thuyết, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_yeu_to_hien_thuc_trong_van_xuoi_tu_luc_van_doan_7711.pdf