Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển ở Việt Nam

Mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó, 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng. Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường đại học và 88 trường cao đẳng). Về mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề): Đến năm 2015 có 190 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 60 trường ngoài công lập; 300 trường trung cấp nghề, trong đó, có 100 trường ngoài công lập; 920 trung tâm dạy nghề, trong đó có 320 trung tâm ngoài công lập. Đến năm 2020 có khoảng 230 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 80 trường ngoài công lập; 310 trường trung cấp nghề, trong đó có 120 trường ngoài công lập; 1.050 trung tâm dạy nghề, trong đó có 350 trung tâm ngoài công lập. Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực đến năm 2020 (gồm giáo dục và đào tạo; dạy nghề; y tế; chăm sóc sức khỏe,.) khoảng 2.135 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

docx51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh viên đang tham gia học tập hoặc chuẩn bị thi tốtnghiệp, sang các tháng tháng 7, tháng 8, thị trường lao động thường tiếp nhận mộtlượng lớn học sinh/sinh viên tham gia làm việc tạm thời trong thời gian nghỉ hèhoặc bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp tại các bậc học và đến tháng 9, tháng 10 mộtphần học sinh/sinh viên sau thời gian nghỉ hè lại quay trở lại trường học. Quan sát tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các quý trong năm 2011 củakhu vực thành thị và nông thôn, nhận thấy tỷ lệ tham gia lao động ở khu vực nôngthôn có xu hướng biến động mạnh hơn khu vực thành thị trong 6 tháng cuối năm. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý 3 tăng lên (quý3 so với quý 2 tăng 1,4 điểm phần trăm) và giảm trong quý 4 (quý 4 so với quý 3giảm 0,4 điểm phần trăm). Thông thường, trong dịp nghỉ hè, một lượng lớn họcsinh/sinh viên đang theo học ở các thành phố trở về quê và giúp gia đình các côngviệc đồng áng và kết thúc kỳ nghỉ, họ lại quay trở lại các thành phố để tiếp tục họctập, đã làm cho số lượng lao động ở khu vực nông thôn và trong lĩnh vực nôngnghiệp tăng mạnh trong quý 3 và giảm mạnh trong quý 4. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của quý 3 tăng 0,3 điểmphần trăm so với quý 2 và không thay đổi so với quý 4. Bước vào kỳ nghỉ hè, bêncạnh một số sinh viên chọn phương án về quê thì một số khác lại chọn phương ánở lại thành phố tìm một công việc làm tạm thời, kiếm thêm thu nhập. Sau kỳ nghỉhè, thị trường lao động tiếp nhận một lượng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường (bắtđầu đi làm hoặc đang tìm việc làm); đồng thời một số sinh viên rời bỏ công việcđang làm tạm thời để quay trở lại trường học, hai xu hướng này đã làm cho lựclượng lao động ở khu vực thành thị có xu hướng ổn định hơn so với khu vực nôngthôn trong 6 tháng cuối năm. Bảng 3.8: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động các quý của năm 2011 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính là mộttrong những số đo tin cậy về xu hướng thay đổi hoạt động kinh tế, vì nó độc lậpvới cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượnglao động của nữ thấp hơn nam ở tất cả các nhóm tuổi. Mức chênh lệch tỷ lệ thamgia lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới cao nhất ở nhóm 55-59 tuổi là14,7%. Nguyên nhân là do tuổi về hưu của phụ nữ là 55 tuổi và sau khi về hưu phụnữ thường không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế. Hình 3.3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi, năm 2011 3.2.2.3Đặc trưng của lực lượng lao động 3.2.2.3.1 Tuổi Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15- 24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực lượng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nông thôn. Lý do chính giải thích đặc điểm này là do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn và người lớn tuổi ở khu vực thành thị nghỉ làm việc sớm hơn so với khu vực nông thôn (những người về hưu ở khu vực thành thị thường không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế). Hình 3.4 cho thấy, nước ta có một lực lượng lao động trẻ với gần một nửa (48,4%) số người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20-39. 3.2.2.3.2 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2011 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trởlên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nướccó hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo đểđạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụnặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7%) và thấp nhất là ởĐồng bằng sông Cửu Long (8,6%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nam giới cao hơn nữ giới (Hình 3.4). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh (17,0%). Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (3,4%). Bảng3.9: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2011 Hình 3.4: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2011 Nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, việc tận dụng “cơ cấu dân sốvàng” để tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, để tạo ra một lực lượng lao động vàng trong thời kỳ này, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội vàng của dân số cho phát triển, tập trung vào cải cách và điều chỉnh hệ thống đào tạo đại học, đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật hướng đến thị trường nhằm tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn thỏa mãn nhu cầu lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp. 3.2.3 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam Chỉ số phát triển con người của Việt Nam: Chưa thực sự bền vững Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI), thước đo tổng hợp về sức khỏe, giáo dục và thu nhập của Việt Nam là 0,728 - tăng 11,8% so với năm 2001. Đây là bước tiến đầy ấn tượng, phản ánh những thành tựu to lớn của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Tuy nhiên, chỉ số thu nhập đóng góp tới 55,7% vào tăng trưởng HDI so với mức 31,8% về chỉ số tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục là 12,6%. Điều đó có nghĩa bước tiến về giáo dục và y tế còn chậm. "Trụ hạng", nhưng tính bền vững chưa cao Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm nay cho thấy giá trị HDI của Việt Nam năm 2011 tương tự như năm ngoái. Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát. Điều cần biết là trong khu vực, HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn HDI của các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, chỉ cao hơn Campuchia và Lào. Cùng với Trung Quốc và Thái Lan, xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010, trong khi xếp hạng của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Malaysia đã tăng lên. Trong 20 năm qua, HDI của Việt Nam đã tăng thêm 37%. Những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong từng chỉ số thành phần của HDI (tuổi thọ, giáo dục và tăng trưởng kinh tế) cho thấy tiến bộ chung về phát triển con người chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1990 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng đáng kinh ngạc với mức 288%. Do đó, chính tăng trưởng thu nhập đã góp phần lớn nhất cho tiến bộ đạt được về chỉ số phát triển con người. Điều đáng nói là chỉ số HDI nêu trên gần với khái niệm HDI tiềm năng hơn là HDI thực tế. Bà Setsuko Yamazakia, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc giải thích: "HDI là một thước đo trung bình của các thành tựu cơ bản về phát triển con người. Giống như tất cả các con số trung bình, HDI che giấu sự bất bình đẳng trong phân phối thành tựu phát triển con người trên toàn bộ dân số. Để giải quyết vấn đề này, báo cáo phát triển con người toàn cầu năm ngoái đã đưa ra chỉ số HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng, trong đó có tính đến bất bình đẳng trên cả ba phương diện của HDI. Như vậy, HDI có thể được coi là chỉ số đo mức độ phát triển con người tiềm năng, còn HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng là chỉ số đo mức độ phát triển con người thực tế". Khi HDI của Việt Nam được điều chỉnh theo bất bình đẳng, chỉ số này có thể giảm 14%. Đấy là chưa kể đến HDI của Việt Nam sẽ còn giảm đi nữa nếu như chỉ số này được điều chỉnh theo mức độ bền vững về môi trường và tăng trưởng xanh. 3.2.4 Tình hình xuất nhập khẩu lao động ở Việt Nam năm 2011 Có thể nói năm 2011 là một năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Bất ổn chính trị tại Libya hồi tháng 3 đã không những khiến chúng ta không thể đưa lao động mới sang làm việc tại thị trường này mà còn phải đưa hơn 10.000 lao động đang làm việc tại Libya về nước. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu lao động của ta. Tuy nhiên, với sự cố gắng của các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc đẩy mạnh các thị trường truyền thống và khai thác một số thị trường mới nên chúng ta đã đưa được hơn 88 nghìn lao động đi làm việc tại nước ngoài (đạt 101,15% kế hoạch, tăng 2,9% so với thực hiện năm 2010). Các thị trường chính như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia tăng về số lượng so với cùng kỳ năm 2010. Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia vẫn là các thị trường truyền thống của ta. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này trên 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Để giữ vững được các thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc và Đài Loan, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho người lao động và dư luận xã hội về chủ trương đi làm việc tại nước ngoài, làm cho người lao động và dư luận xã hội hiểu rõ các nguy cơ của việc vi phạm các quy định của pháp luật và vi phạm hợp đồng như bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đối với bản thân người lao động và với việc giữ vững thị trường lao động ngoài nước. 3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam Để đáp ứng mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai. Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách cụ thể cho đào tạo cà giáo dục, thể hiện ở các nội dung sau: 3.3.1 Chính sách đối với các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực . Bất kỳ một quá trình đào tạo nào cũng phải dựa vào nguồn lực của nó. Giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tăng cường các nguồn lực này, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát huy nội lực bên trong và tiềm lực bên ngoài: Nghị quyết số 02-NQ/HNTƯ (24/12/1996) đã nêu: Với nguồn lực bên trong: - Trước hết là nguồn ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho đào tạo- phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục tăng cường tỷ trọng chính sách ngân sách cho giáo dục, đào tạo. - Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường, sở. Xây dựng quỹ khuyến học. Lập quỹ giáo dục quốc gia. - Cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất đúng với ng\ánh nghề đào tạo. - Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo và thuộc diện chính sách. Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức học phí cụ thể trong khung học phí do Chính phủ quy định. Không thu học phí ở bậc tiểu học trong các trường công lập. - Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học, sản xuất, cung ứng máy móc, thiết bị dạy học. - Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em gia đình có thu nhập thấp để có điều kiện học tập. - Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. Phần tài trợ cho giáo dục-đào tạo dưới mọi hình thức sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế lợi tức, thuế thu nhập. - Dành ngân sách Nhà nước thoả đáng để cử những người giỏ, có phẩm chất đạo đức tố đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề, lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển. Song song với việc phát huy nội lực bên trong là tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Đó là Nhà nước khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. - Khuyến khích người Việt nam ở nước ngoài có khả năng về tham gia giảng dạy, đào tạo, mở trường học, giúp đỡ tài chính theo quy định của Nhà nước. - Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo. - Hệ thống phát thanh, truyền hình giành thời lượng thích đáng phát các chương trình về giáo dục. Các ngành văn hoá, nghệ thuật, thông tấn, báo chí có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm tinh thần có nội dung tốt cho việc giáo dục thế hệ trẻ. - Định kỳ tổ chứ hội nghị giáo dục các cấp để kiểm điểm rút kinh nghiệm, bàn biện pháp phát triển giáo dục, khen thưởng cá nhân và đơn vị có thành tích. - Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học. Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý thống nhất chương trình, nội dung, chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường dân lập, tư thục. Khung học phí ở các trường dân lập, tư thục do Nhà nước quy định. 3.3.2 Chính sách đối với các trường học. Đối với các trường phổ thông (được quy định tại mục 2/chương2/luật giáo dục-số11/1998/QĐ 10-ngày2-12-1998) Trước hết là yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mổi bậc học, cấp học. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố , phát triển những nội dung đã học ở tiểu học,bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố , phát triển những nội dung đã học ở trunghọc cơ sở , hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông . Ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảo bảo chuẩn kiến thứ phổ thông , cơ bản , toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực , đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Nhà nước quản lý việc xuất bản , in và phát hành sách giáo khoa,về cơ sở giáo dục phổ thông : chấm dứt tình trạng lớp học ba ca.Đảm bảo diện tích đất đai và sân chơi , bãi tập cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước . Tất cả các trường phổ thông đều phải có tủ sách , thư viện và các trang bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Đối với các trường trung học chuyên nghiệp , cao đẳng , đại học và sau đại học, Yêucầu nội dung và phương pháp đào tạo: Với các trường trung học chuyên nghiệp : nội dung của giáo dục phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp , coi trọng giáo dục đạo đức , rèn luyện sức khoẻ , nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề. Với các trường cao đẳng , đại học và sau đại học: Nội dung của gáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển ; bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thứ khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác-Lênin , tư tưởng hồ chí minh. Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơbản và chuyên ngành cần thiết . Đào tạo trình độ đại học phải đảm bảo cho sinh viên cónhững kiến thức khoa học và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làmviệc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung của giáo dục sau đại học: Đào tạo thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung, nâng cao kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành. Đào tạo tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu rộng kiến thức chuyên ngành . Phương pháp đào tạo : Kết hợp các hình thức học trên lớp, tự học, tự nghiên cứu. Về cơ sở vật chất : thay thế , bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học. Xây dựng thêm và quản lý tốt các ký túc xá của học sinh , sinh viên. Xây dựng một số phòng thí nghiệm và trạm sản xuất thử. Ngoài những trường nêu trên thì chính sách của nhà nước còn quy định đối với các trường đào tạo không chính quy như trung tâm giáo dục thường xuyên . Tuy nhiên dù ởhình thức đào tạo nào thì nhà trường đều có một quyền hạn , nhiệm vụ nhất định (Được nêu ở mục 2/chương3/luật giáo dục số 11/1998/QH 10) - Tổ chức giảng dạy , học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu , chương trình giáo dục. - Quản lý nhà giáo cán bộ , nhân viên. - Tuyển sinh và quản lý người học. - Quản lý , sử dụng đất đai , trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với gia đình người học , tổ chức , cá nhân trong hoạt động giáo dục. - Tổ chức cho giáo viên , cán bộ , nhân viên , người học tham gia các hoạt động xã hội. - Đối với các trường đại học , cao đẳng có quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm. - Xây dựng chương trình , giáo trình ,kế hoạch giảng dạy , học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo. - Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của bộ giáo dục và đào tạo công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền. - Tổ chức bộ máy nhà trường. - Huy động , quản lý , sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. - Hợp tác với các tổ chức kinh tế , giáo dục , văn hoá, thể dục , thể thao , y tế ; nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của chính phủ. - Hiện nay nhà nước ta có những chính sách khuyến khích ưu tiên thành lập các loại trường chuyên biệt . Cụ thể là : Nhà nước thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cưlâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồnđào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đạihọc được ưu tiên bố trí giáo viên , cơ sở vật chất thiết bị và ngân sách. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành chongười tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng. Trường giáo dưởng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi pha pháp luật để cácđối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năngtái hội nhập vào đời sống xã hội. 3.3.3.Chính sách đối với nhà giáo: Được nêu tại mục 3/chương4/luật giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 2-12-1998 . Cụ thể là: Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng caotrình độ, bồi dưỡng chuyên môn ,nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo đúng quyđịnh của nhà nước. Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viênngành sư phạm . Có chính sách thu hút học sinh khá giỏi vào ngành sư phạm . Đào tạogiáo viên gắn với địa chỉ và có chính sách sử dụng hợp lý. Thang bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệthống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của nông nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định củaChính phủ. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các chuyên, trường năng khiếu, trườngdân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành chongười tàn tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng phụ cấp vàcác chế độ ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệtkhó khăn được UBND các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và cácchính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo công tác tại các vùng có điều kiện kinhtế-xã hội đặc biệt khó khăn, khuyến khích và ưu đãi nhà giáo ở vùng thuận lợi đến công táctại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, tạo điề kiện để nhà giáo ở vùngnày an tâm công tác. 3.3.4 Chính sách đối với người học Học sinh, sinh viên là thế hệ sẽ làm chủ đất nước trong tương lai, sự nghiệp xây dựng đất nước gắn liền với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Do đó Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu. Cụ thể các chính sách này được nêu tại mục 2/ chương IV/ Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 (02/12 /1998). Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học có kết quảhọc tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học,sau đại học, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đạihọc, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàntật. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng đượchưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiếu số tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hộiđặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật khó khăn về kinh tế,người cố hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập. Học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sưphạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theoquy định của pháp luật. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, trung học chuyên nghiệp theo chế độ cửtuyển đối với con em các dân tộc tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khănđể đào tạo cán bộ, công chức cho vùng này. Người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động của cơquan Nhà nước có thẩm quyền cử đi học. Thời gian công tác tối thiểu tại địa phương doUBNN cấp tỉnh nơi cử đi học quy định. Nếu không chấp hành sự điều động và bố trí côngtác, người học phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. Cơ quan cử người đi học có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí công tác cho người đi họcsau khi tốt nghiệp. Người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học có khókhăn về kinh tế được quỹ tín dụng về học tập của ngân hàng cho vay để học tập . Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ côngcộng y tế, giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình vănhoá theo quy định của Chính phủ. 3.3.5 Chính sách quản lý giáo dục. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục. Có chính sách điềutiết quy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khắc phục tìnhtrạng mất cân đối hiện nay. Khuyến khích thành lập các trung tâm thông tin tư vấn, hướngnghiệp cho học sinh chọn ngành nghề và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ban hành chế độnghĩa vụ công tác sau khi tốt nghiệp các trường. Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường hệ thống thanh tra tập trung vàothanh tra chuyên môn. Quản lý tốt nội dung vá chất lượng đào tạo của các đại học mở, đại học dân lập và cácloại hình không chính quy. Phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý toàn diện giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Định rõ trách nhiệmvà, tăng thêm quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học. Đổi mới, mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục- đào tạo với nước ngoài.Trên đây là những chính sách cơ bản mà Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện đối vớigiáo dục đào tạo. Những chính sách này được đề ra và thực hiện nhằm tạo ra một đội ngũlao động phát triển cả về chất và lượng làm nòng cốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cũngnhư sự phát triển của đất nước nói chung. Phần 4: KẾT LUẬN 4.1  Nhận xét chung về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam 4.1.1 Thành tựu và ưu điểm Để đánh giá những ưu điểm của chính sách đào tạo,phát triển nguồn nhân lực việt nam trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể điểm qua những thành tựu nổi bật của sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong chặng đường vừa qua: Thực hiện nghị quyết các đại hội VI, VII, VIII và nhất là đại hội IX trong những năm gần đây, giáo dục – đào tạo có những tiến bộ: - Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, hầu hết các xã trong cả nước , kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đã có trường lớp tiểu học. Các và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú.có được sự chuyển biến lớn này là do chính sách ưu tiên cho phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước cụ thể là những chính sách: Thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng ngân sách cho giáo dục. - Đã ngăn chặn được sự giảm sút quy mô và có bước tăng trưởng khá. Năm học 1996- 1997 cả nước có hơn 20 triệu học sinh. Giáo dục mầm non, nhất là mẫu giáo 5 tuổi đang phát triển. Công cuộc chống mù chữ và phổ cập tiểu học được phát triển khai trong cảnước. Hiện đã có 16 tỉnh thành trong cả nước trong đó có 3 tỉnh miền núi, 57% sốhuyện,76% số xã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học đã giảm nhiều. Giáo dục sau đại học đã đào tạo được sốlượng đáng kể, cán bộ có trình độ cao mà trước đây chủ yếu phải dựa vào nước ngoài. Giáodục – đào tạo đã góp phần quân trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độhọc vấn cao phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng. Trong nông nghiệp,công nghiệp và một số các ngành khác đội ngũ cán bộ và công nhân nước ta có khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh chóng một số công nghệ mới. Những thành tựu đáng kể trên là do chính sách đầu tư thích đáng cho giáo dục, tăng cường ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá hệ thống trường dạy nghề, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục. Mởrộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. - Nhờ những chính sách như: hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các cấp bậc cao, chính sách chọn người giỏi đặc biệt là con em công nhân và nông dân, để đào tạo ở đại học, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục… Cho đến nay chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, ở một số nơi đã hình thành phong trào học tập sôi nổi. Các gia đình, đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo cho giáo dục nhiều hơn trước. Số học sinh khá giỏi, đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế ngày càng tăng. - Với những chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy họ. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi. Chính sách thu hút những học sinh giỏi vào học ở các trường sư phạm, tăng mức đầu tư và tăng cường cỉ đạo tạo ra những chuyển biến về chất ở các trương sư phạm. Đội ngũ giáo viên đã từng bước lớn lên về quy mô và chất lượng, đây thực sự là lực lượng tiên phong dẫn dắt thếhệ trẻ hướng theo con đường học tập không ngừng với kết quả tốt. - Các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục có xu hướng giảm do đổi mới cơ chếquản lý, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục, những đổi mớivề nội dung,quy trình, phương pháp giáo dục, đánh giá, đều dựa trên cơ sở nghiên cứu và trải qua thực nghiệm, phù hợp với thực tiễn việt nam. Trên đây là những đánh giá về mặt tích cực mà những chính sách cụ thể trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang lại.Ngoài những thành tựu cơ bản,nhà nổi bật thì chính sách đào tạo,phát triển nguồn nhân lực việt nam còn có nhiều yếu kém và khuyết điểm. 4.1.2 Những hạn chế, tiêu cực Giáo dục –đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập về quy mô, cơ cấu, nhất là chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước: - Hiện nay nước ta còn 9% dân số mù chữ, tỷ lệ sinh viên trên dân số còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt hơn 10%, nếu nền kinh tế quốc dân còn có nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao. - Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng của sinh viên, họcsinh các trường đại học và chuyên nghiệp chua hợp lý. Một số ngành rất cần thiết cho sựphát triển của đất nước lại có quá ít học sinh đăng ký theo học. Quy mô đào tạo nghề còn nhỏ bé, trình độ thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. - Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. ở nhiều học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Số đông sinh viên tốt nghiệp chưa có khảnăng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong nghề và công nghệ. - Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục vẫn xảy ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của học sinh và quan hệ thầy trò. Một số trường có hiện tượng mua bán điểm và mua bán bằng, nhiều trường đã tăng quy mô tuyển sinh vượt quá khả năng đào tạo, mở quá nhiều lớp tại chức ở các địa phương và không thực hiện đúng quy chế, đúng chương trình, không đảm bảo chất lượng đào tạo. - Chưa thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, các trường đại học tỷ lệ sinh viênlà con em nhà nghèo, con em xuất thân từ công nhân, nhất là nông dân ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số giảm dần. Nguyên nhân của những hiện tượng yếu kém trên là: - Công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập. Có nhiều chủtrương đổi mới giáo dục nhưng một số chủ trương chưa được nghiên cứu chuẩn bị chu đáo trước khi áp dụng. Mở rộng quy mô đào tạo và phát triển nhiều loại hình giáo dục – đào tạo nhưng có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng. Công tác thanh tra giáo dục còn quá yếu kém, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối với các hình thức trường mở, bán công, dân lập… - Cơ chế quản lý của ngành giáo dục – đào tạo chưa hợp lý, buông lỏng chức năng quản lý Nhà nước, chưa thực hiện sự quản lý thống nhất, chưa phất huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường. - Nội dung giáo dục và đào tạo vừa thừa nhiều vừa chưa chưa gắn liền với cuộc sống. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học và nhân văn, giáo dục thể chất , giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ. Công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông chưa được chú ý đúng mức. - Giáo dục – đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn với gia đình, xã hội. Hoạt động giáo dục –đào tạo chưa gắn mật thiết với các hoạt động sản xuất và nghiên cứu khoa học. - Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chưa có những quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện để thực hiện đầy đủ quan điểm coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. + Các chính sách đã ban hành chưa đủ khuyến khích nghề dạy học và những giáo viên,giảng viên giỏi có trình độ cao. Tiền lương giáo viên chưa thoả đáng. Hệ thống các trường sư phạm tuy đã được quan tâm đầu tư hơn trước nhưng vẫn chưa đủ sức làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Chính sách thu hút học sinh khá giỏi vào học sư phạm chua đủ mạnh. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp, cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học của các trường nhìn chung chậm cải tiến. + Không ít cấp uỷ đảng và cấp chính quyền nhận thức về vai trò của giáo dục – đào tạo chưa đủ sâu sắc, chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đào tạo – phát triểnnguồn nhân lực . Thậm chí một số nơi còn cắt xén kinh phí của giáo dục – đào tạo. 4.2 Phương hướng và giải pháp chung cho vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực năm 2011-2020 4.2.1 Phương hướng Về những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã được Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011. Đó là những văn bản pháp lý quan trọng có tính định hướng để phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 nhằm đưa nhân lực đất nước trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để tạo sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, hội nhập quốc tế. Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Quyết định số 1216/QĐ, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người (bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%). Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 59% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp khoảng 7 triệu người (khoảng 23%); bậc cao đẳng gần 2 triệu người (khoảng 6%); bậc đại học khoảng 3,3 triệu người (khoảng 11%); bậc trên đại học khoảng 200 nghìn người (khoảng 0,7%). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng gần 24 triệu người (khoảng 54%) tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp nghề khoảng gần 12 triệu người (khoảng 27%); bậc cao đẳng hơn 3 triệu người (khoảng 7%); bậc đại học khoảng 5 triệu người (khoảng 11%) và bậc trên đại học khoảng 300 nghìn người (khoảng 0,7%). Phát triển nhân lực đến năm 2020 của các ngành, lĩnh vực, khu vực như công nghiệp; xây dựng; dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải; tài nguyên, môi trường; du lịch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin; năng lượng hạt nhân; đào tạo nhân lực để đi làm việc ở nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Quyết định 1216. Nhân lực chủ thể cũng đã được định hình: Cán bộ lãnh đạo là những người đứng đầu cấp trưởng và phó của các cơ quan trung ương: Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương; cơ quan đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và tương đương; đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương. Đến năm 2015, tổng số cán bộ lãnh đạo của cả nước có khoảng 200 nghìn người, trong đó, số người có trình độ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ là hơn 120 nghìn người. Đến năm 2020 có khoảng 220 nghìn người, trong đó, số người có trình độ từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ là 147 nghìn người. Tổng số lãnh đạo các cấp cần bồi dưỡng từ năm 2011 đến năm 2015 là khoảng 20 nghìn người; từ năm 2016 đến năm 2020 khỏng 15 nghìn người. Đội ngũ công chức, viên chức của cả nước đến năm 2015 có khoảng 5,3 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 52% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Đến năm 2020, số công chức, viên chức của cả nước có khoảng 6 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ có khoảng 3,8 triệu người, chiếm khoảng 63% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ từ năm 2011 đến năm 2015 khoảng 20%; thời kỳ 2016-2020 khoảng 15% tổng số công chức, viên chức. Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ đến năm 2015 tăng lên khoảng 103 nghìn người, trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 28 nghìn người. Đến năm 2020 có khoảng 154 nghìn cán bộ khoa học, công nghệ, trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 40 nghìn người. Về đội ngũ giáo viên, giảng viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp có khoảng 38 nghìn người, trong đó, có khoảng 30% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng khoảng 33,5 nghìn người, trong đó khoảng 6% tổng số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ; số giáo viên, giảng viên bậc đại học khoảng 62,1 nghìn người, trong đó, số người có trình độ tiến sĩ khoảng 23%. Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp khoảng 48 nghìn người, trong đó, khoảng 38,5% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng khoảng 44,2 nghìn người, trong đó, tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 8%; số giáo viên, giảng viên bậc đại học khoảng 75,8 nghìn người, trong đó, số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 30%. Về đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 51 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề khoảng 13 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 24 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 14 nghìn người. Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 77 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 28 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 31 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 28 nghìn người. Về đội ngũ cán bộ y tế đến năm 2015, tổng số cán bộ y tế có khoảng 385 nghìn người, trong đó, số bác sĩ khoảng từ 74 - 75 nghìn người (đạt 41 cán bộ y tế/10 nghìn dân, trong đó, đạt khoảng 8 bác sĩ/10 nghìn dân). Đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế có khoảng 500 nghìn người, trong đó, số bác sĩ khoảng từ 96 - 97 nghìn người (đạt 52 cán bộ y tế/10 nghìn dân, trong đó, đạt khoảng 10 bác sĩ/10 nghìn dân). Đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao đến năm 2015 có khoảng 88 nghìn người. Đến năm 2020 có khoảng 113 nghìn người, trong đó, lĩnh vực văn hóa năm 2015 khoảng 57 nghìn người và năm 2020 khoảng 75 nghìn người; lĩnh vực thể thao năm 2015 khoảng 22 nghìn người và năm 2020 khoảng 28 nghìn người. Về đội ngũ cán bộ tư pháp đến năm 2020 cần bổ sung thêm khoảng 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300 đến 4.500 thư ký thi hành án, 1.600 kế toán. Đến năm 2020, ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18 nghìn luật sư và khoảng 2 nghìn công chứng viên, đào tạo cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mỗi doanh nghiệp cần từ 1 đến 2 cán bộ pháp luật). Các cơ quan tư pháp địa phương đến năm 2020 cần khoảng 17 nghìn người. Về đội ngũ cán bộ tòa án đến năm 2020 cần bổ sung khoảng 1 nghìn người mỗi năm, trong đó có khoảng 500 thẩm phán. Như vậy, nhu cầu nhân lực của ngành tòa án đến năm 2020 là khoảng 22 nghìn cán bộ, công chức. Về đội ngũ doanh nhân đến năm 2015, cả nước có khoảng từ 1,5 đến 2 triệu người. Tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chiếm khoảng 78% tổng số đội ngũ doanh nhân. Đến năm 2020, cả nước có khoảng từ 2,5 đến 3 triệu doanh nhân. Tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chiếm khoảng 80% trong tổng số đội ngũ doanh nhân. Nhân lực để phát triển của các ngành kinh tế biển; nhân lực của các lực lượng vũ trang; nhân lực các vùng kinh tế - xã hội (vùng trung du và miền núi phía bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long) đều đã được quy hoạch tổng thể. Quy mô đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng năm 2020 có khoảng 3,4 - 3,9 triệu sinh viên. Tỷ lệ sinh viên vào năm 2020 là từ 350 - 400 người/trên 1 vạn dân. Mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó, 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng. Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường đại học và 88 trường cao đẳng). Về mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề): Đến năm 2015 có 190 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 60 trường ngoài công lập; 300 trường trung cấp nghề, trong đó, có 100 trường ngoài công lập; 920 trung tâm dạy nghề, trong đó có 320 trung tâm ngoài công lập. Đến năm 2020 có khoảng 230 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 80 trường ngoài công lập; 310 trường trung cấp nghề, trong đó có 120 trường ngoài công lập; 1.050 trung tâm dạy nghề, trong đó có 350 trung tâm ngoài công lập. Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực đến năm 2020 (gồm giáo dục và đào tạo; dạy nghề; y tế; chăm sóc sức khỏe,...) khoảng 2.135 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 4.2.2 Giải pháp: Để thực hiện những chỉ tiêu trên, cần có những giải pháp: Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người. Muốn vậy, phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức và chất lượng nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội; là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của bản thân mỗi người lao động. "Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội vì con người và do con người, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững"3. Hai là:Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao. Ba là:Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ; chính sách trọng dụng chuyên gia, tham mưu, kỹ sư, tổng công trình sư, nhà thiết kế, phát minh, gọi chung là nhân tài, chính sách về môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc; chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; chính sách cho các cơ quan khoa học NGO. Tổ chức tốt việc việc thực hiện các chính sách đó. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học. Bốn là: Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhân lực; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, thấu tình đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương. Nhân sự cho bộ máy này phải là những chuyên gia giỏi về nghiên cứu nhân tài, nhân lực trong và ngoài biên chế nhà nước. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp. Năm là:Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước;bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp. Sáu là:Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế. Bảy là:Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương; tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo giữa bộ, ngành, địa phương; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Khuyến khích thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các nơi có điều kiện, góp phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. Tám là:Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu cầu học để làm việc, giúp nước, giúp dân; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo đến đâu sử dụng đến đó. Chín là: Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo; xử lý việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối. Mười là: Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Mười một là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyên giao công nghệ hiện đại về Việt Nam. Mười hai là:Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền và vợ chồng quan hệ để sinh con,…, trước khi chính quyền cấp giấy đăng ký giá thú. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 người bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước. Mười ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mười bốn là: Để xây dựng chất lượng con người phải có sự gắn kết với chất lượng cuộc sống xã hội; có sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Mười lăm là: Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Nói tóm lại, nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_2_2469.docx
Luận văn liên quan