Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long

Nắm vững kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất cây cam sành để có biện pháp chăm sóc tốt nhất, tiết kiệm công và chi phí sản xuất. - Quan sát thị trường tránh tình trạng sản xuất ồ ạt làm cung vượt cầu giảm lợi nhuận. Cập nhật thông tin và giá cả thị trường để có thể sản xuất hiệu quả nhất. - Cần kết hợp chặt chẽ với các trung tâm khuyến nông để có thể tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới, lựa chọn giống cây trồng có chất lượng cao. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng chất lượng thương phẩm

pdf74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các hộ sản xuất cam sành góp phần làm gia tăng thu nhập góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỉ số lợi nhuận bình quân trung bình là 1,3 nghĩa là tỉ suất lợi nhuận trung bình mỗi năm trên một công là 130%/năm. Tuy nhiên lợi nhuận một số hộ sản xuất ở mức âm. Kết quả nghiên cứu làm rỏ hai vấn đề quan trọng là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên mô hình đòi hỏi người sản xuất có kỹ thuật cao nếu không thì dễ bị thua lỗ. Hiệu quả sản xuất mô hình chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và phi khách quan. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 42 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH 4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH. 4.1.1 Nhận diện các rủi ro cơ bản của hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiềm tàng rất nhiều rủi ro mặc dù đây là lĩnh vực có thu nhập không cao. Rủi ro mà các nhà vườn gặp phải có cả yếu tố khách quan và phi khách quan. Thứ nhất là sự thay đổi ngày càng khắc nghiệt của khí hậu và bão thường xuyên diễn ra gây thiệt hại khá lớn. Sự nóng dần của khí hậu kéo theo tác động kép là sự dân lên của nước biển gây khó khăn cho sản xuất. Lượng mưa và mật độ mưa không ổn định làm giảm năng suất sản xuất. Bên cạnh đó, giá cả thường xuyên biến động đặc biệt là giá cam sành biến động rất lớn trong năm. Thời điểm cao nhất giá cam có thể lên đến 35.000 đồng nhưng lúc thấp nhất chỉ còn 5.000 đồng. Hình 4.1 : Biên độ dao động giá cam sành trong năm. Nguồn: Kết quả phỏng vấn. Biên độ dao động giá càng lớn khi giá càng cao và bắt đầu tăng vào tháng 4 hàng năm. Giá tăng cao nhất vào khoảng tháng 6 và biên độ dao động trong khoảng từ 28.000 đồng đến 35.000 đồng. Rủi ro về giá là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hoạt động sản xuất. Khi biên độ dao động càng lớn thì rủi ro giá càng cao và ảnh hưởng lợi nhuận càng lớn. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 43 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Vấn đề rủi ro thứ hai là rủi ro mất trắng do bệnh hại. Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện thì khoảng 20% các hộ không có thu nhập do vườn cam bị bệnh. Hai bệnh khó trị là thúi rể và khảm vàng do vius. Hoạt động sản xuất cần thường xuyên bón vôi và phun thuốc định kì để tránh nấm bệnh phát triển trong đất và sâu rầy truyền vào cây. Cây cam nếu bị nhiễm bệnh sẽ cho ít trái, trái nhỏ mất thương phẩm, giá bán không cao và năng suất giảm. Rủi ro do thông tin thị trường không hoàn hảo. Mặc dù các vựa thu mua cam khá đông nhưng thông tin giá cả đến các nhà vườn còn chậm nên họ dễ bị ép giá làm mất doanh thu. Nguyên nhân là do trình độ dân trí còn thấp khả năng tiếp cận thông tin thị trường chưa cao. Rủi ro do thông tin không cân xứng giữa người mua và người bán trong hoạt động mua bán sản phẩm vật tư nông nghiệp do hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Rủi ro do đầu ra sản phẩm không ổn định do sản xuất không theo quy hoạch, dễ xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Rủi ro thất thoát trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. 4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình. 4.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bình quân. Hiệu quả sản xuất bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn phi khách quan. Các yếu tố khách quan như thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu, giá cả, … các yếu tố phi khách quan như mức độ chăm sóc, chi phí phân bón, thời vụ, … Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả mô hình? Đầu tiên ta xét mô hình năng suất bình quân sau: Y = α0 + α1X1 + α2X2 +α3X3 + e. Với Y: là năng suất sản xuất bình quân. α0: là hệ số gốc của hàm hồi quy. α1; α2; α3: là hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập. X1: Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bình quân. X2: Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất. X3: Tập huấn kỹ thuật. e: Sự thay đổi của biến phụ thuộc Y không được giải thích bởi các biến trong mô hình. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 44 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kết quả mong muốn về dấu của biến độc lập trong mô hình hồi quy.  Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật X1 đánh giá sự ảnh hưởng của chi phí tiền phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng đối với năng suất sản xuất bình quân. Chi phí này càng lớn thì cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, thế nên dấu của biến độc lập X1 sẽ mang dấu dương.  Biến X2 là số lao động trong gia đình tham gia sản xuất, khi số lao động càng nhiều thì mức độ chăm sóc càng tốt, vì thế cây cam sẽ sinh trưởng tốt và cho trái có chất lượng thương phẩm cao. Năng suất sản xuất và số lao động trong gia đình sẽ tỉ lệ thuận và vì thế sẽ mang dấu dương.  Biến giả X3 tập huấn kỹ thuật đánh giá mức độ chênh lệch năng suất giữa những hộ đã qua tập huấn kỹ thuật và chưa qua tập huấn kỹ thuật. Bảng 5: Kết quả hồi quy hàm năng suất. Dependent Variable: Năng Suất Sản Xuất. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. Hệ số gốc 3,5220 0,7365 4,7816 0.0000 Chi phí phân bón bình quân 0,0001-03 0,0008-04 1,5444 0.1293 Số lao động trong gia đình 0,9390 0,2102 4,4663 0.0001 Tập huấn kỹ thuật 1,7852 0,6149 2,9029 0.0057 R-squared 0,6373 Adjusted R-squared 0,6136 F-statistic 26,9460 Prob(F-statistic) 0,0000 Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2012. Trước khi giải thích kết quả mô hình ta thực hiện một số kiểm định sau để đảm bảo mô hình có ý nghĩa tốt và độ tin cậy hơn. Kiểm định bỏ sót biến: Bảng 6: Kết quả kiểm định RESET 1. Ramsey RESET Test: F-statistic 2,253385 Prob. F(1,45) 0,1403 Log likelihood ratio 2,443091 Prob. Chi-Square(1) 0,1180 Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp 2012. H0: Mô hình không bỏ sót biến quan trọng. H1: Mô hình bỏ sót biến quan trọng. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 45 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Giá trị Prob = 0,1180 ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là chấp nhận mô hình không bỏ sót biến quan trọng. Kiểm định đa cộng tuyến: Bảng 7: Ma trận tương quan 1. CPPBBQ SOLAODONG TAPHUAN KYTHUAT CPPBBQ 1,0000 0,3330 0,2062 SOLAODONG 0,3330 1,0000 0,5854 TAPHUAN KYTHUAT 0,2062 0,5854 1,0000 Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012. Theo bảng 7 hầu hết các hệ số tương quan giữa hai biến độc lập điều < 0,7 nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mô hình. Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Bảng 8: Kết quả kiểm định White 1. Heteroskedasticity Test: White F-statistic 0,493747 Prob. F(8,41) 0,8535 Obs*R-squared 4,393748 Prob. Chi-Square(8) 0,8200 Scaled explained SS 3,137300 Prob. Chi-Square(8) 0,9254 Nguồn : kết quả điều tra trực tiếp 2012. H0: Phương sai sai số không đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi. Giá trị P = 0,82 ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là ta chấp nhận phương sai sai số không đổi. Kiểm định ý nghĩa mô hình: H0: Không biến nào trong mô hình có ý nghĩa. H1: Có ít nhất một biến có ý nghĩa. Giá trị P_value (F-tsttistic) = 0,0000 ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có ít nhất một biến trong mô hình có ý nghĩa.  Hệ số xác định R2 = 0,64 nghĩa là có 64% sự thay đổi của biến năng suất được giải thích bởi các biến chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, số lao Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 46 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH động trong gia đình và yếu tố tập huấn kỹ thuật. Còn 36% sự biến động là do các yếu tố khác không được đưa vào mô hình.  Khi số lao động trong gia đình tăng thêm 1 người thì trên trung bình năng suất sản xuất bình quân sẽ tăng 0,9390 tấn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ở mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là giá trị thay đổi của năng suất sản xuất bình quân được giải thích bởi biến số lao động là 0,9390 và sẽ biến động thuận chiều.  Ở mức ý nghĩa 5%, thì năng suất sản xuất bình quân của những hộ đã qua tập huấn trên trung bình sẽ cao hơn năng suất sản xuất bình quân của các hộ chưa qua tập huấn kỹ thuật là 1,7852 tấn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.  Hệ số gốc α = 3,522 nghĩa là năng suất bình quân của những hộ trồng cam sành chưa qua tập huấn kỹ thuật là 3,522 tấn ở mức ý nghĩa 1% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.  Biến chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không có ý nghĩa trong mô hình. Năng suất sản xuất trung bình là yếu tố rất quan trọng trong việc phân tích đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất. Theo kết quả điều phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất cam sành trên đất ruộng thì năng suất bình quân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng có đến 64% là do các yếu tố như chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, số lao động trong gia đình và yếu tố tập huấn kỹ thuật. Số lao động trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất cam sành, khi số lao động nhiều thì khâu chăm sóc sẽ được đảm bảo tốt và chính vì thế năng suất sẽ cao. Yếu tố tập huấn kỹ thuật cũng có ý nghĩa quan trọng trong năng suất bình quân của hoạt động sản xuất cam sành. Những hộ được tham gia tập huấn sẽ có hiểu biết cơ bản về đặc tính sinh học của cây và có biện pháp chăm sóc tốt nhất để giúp cây phát triển ổn định và cho năng suất cao. Vậy theo kết quả phân tích ta thấy năng suất bình quân có dạng hàm như sau: NSSX = 3,522 + 0,939*Solaodong + 0,0001-3*CPPBBQ + 1,7852*Taphuankythuat + e. 4.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình. Cùng vơi hàm năng suất bình quân thì hàm lợi nhuận trung bình sẽ là căn cứ tốt để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình như chi phí bình quân, năng Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 47 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH suất sản xuất, giá bán trung bình, kỹ thuật cho trái, tập huấn kỹ thuất, … . Để có những nhận định tốt hơn ta xét hàm hồi quy sau đây: Hàm hồi quy của hàm lợi nhuận trung bình có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + e. Trong đó: Y: Thu nhập trung bình từ sản xuất cam sành. β0 : Hệ số gốc của phương trình hồi qui. β1; β2; β3; β4; β5: là hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập trong mô hình. e: Sai số u là sự biến động của Y không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. X1: Chi phí bình quân. X2: Năng suất sản xuất bình quân. X3: Giá bán bình quân mà các hộ sản xuất bán được. X4: Kỹ thuật lấy trái. X5: Tập huấn kỹ thuật. Kết quả mong muốn về dấu của biến độc lập:  Biến X1 chi phí bình quân của hoạt động sản xuất sẽ thay đổi nghịch dấu với biến lợi nhuận trung bình. Khi chí bình quân tăng lên thì làm lợi nhuận bình quân giảm xuống do lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ chi phí, vậy biến chi phí này sẽ thay đổi nghịch với lợi nhuận trung bình trong mô hình hồi quy.  Biến năng suất sản xuất bình quân X2 đánh giá sự thay đổi của năng suất sản xuất bình quân đến lợi nhuận bình quân. Khi năng suất bình quân tăng làm cho doanh thu bình quân tăng theo làm cho lợi nhuận bình quân tăng lên và ngược lại. Nghĩa là biến năng suất sản xuất bình quân sẽ mang dấu dương và thay đổi thuận với biến phụ thuộc Y.  Biến X3 phản ánh sự thay đổi của giá bán trung bình đến lợi nhuận trung bình của mô hình hồi quy. Khi giá bán trung bình tăng làm doanh thu bình quân sẽ tăng theo và vì thế lợi nhuận cũng sẽ tăng và ngược lại. Nghĩa là giá bán trung bình sẽ mang dấu dương ảnh hưởng thuận chiều với biến lợi nhuận bình quân.  Biến kỹ thuật lấy trái X4 trong mô hình hồi quy phân tích sự chênh lệch lợi nhuận trung bình giữa những hộ trồng cam cho trái thuận và trồng cam cho Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 48 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH trái nghịch. Những hộ trồng cam sành cho trái thuận mang giá trị 0 và những hộ trồng cam cho trái mùa nghịch mang giá trị là 1. Vậy biến giả này sẽ mang dấu dương vì những hộ cho trái nghịch mùa sẽ bán được giá cao hơn, doanh thu thu được cũng vì vậy sẽ tăng và làm gia tăng lợi nhuận.  Biến giả tập huấn kỹ thuật X5 xét sự chênh lệch lợi nhuận trung bình giữa những hộ có tập huấn kỹ thuật và không tập huấn kỹ thuật. Hộ có tập huấn kỹ thuật mang giá trị 1 và không tập huấn kỹ thuật mang giá trị 0, thế nên biến giả sẽ mang dấu dương để đánh giá hộ có tập huấn kỹ thuật sẽ có lợi nhuận cao hơn chưa qua tập huấn kỹ thuật. Bảng 9: Kết quả hồi quy hàm lợi nhuận trung bình. Dependent Variable: Lợi Nhuận Trung Bình Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C (13.335.533) 3.544.441 (3,7623) 0,0005 CPBQ (0,6867) 0,2244 (3,0602) 0,0038 GBTB 837 147 5,6582 0,0000 NSSX 2.293.687 448.385 5,1154 0,0000 KTLAYTRAI 4.170.534 2.580.601 1,6161 0,1132 TAPHUANKYTHUAT 4.294.479 1.848.311 2,3234 0,0248 R-squared 0,8802 Adjusted R-squared 0,8666 F-statistic 65 Prob(F-statistic) 0,0000 Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012. Trước khi giải thích ý nghĩa mô hình ta thực hiện các kiểm định để đảm bảo mô hình được ước lượng là tuyến tính không chệch có phương sai nhỏ nhất. Vì khi đảm bảo được tất cả các yếu tố này mô hình sẽ có hiệu quả ước lượng tốt nhất. Bảng 10: Bảng kết quả kiểm định phương sai sai số 2. Heteroskedasticity Test: White F-statistic 2,941600 Prob. F(18,31) 0,0040 Obs*R-squared 31,53637 Prob. Chi-Square(18) 0,0249 Scaled explained SS 111,7626 Prob. Chi-Square(18) 0,0000 Nguồn: kết quả phỏng vấn trực tiếp 2012. H0: Phương sai sai số không đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 49 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Giá trị Prob = 0,0249 nghĩa là chúng ta chấp nhận có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vậy ước lượng của mô hình là ước lượng tuyến tính không chệch nhưng không đảm bảo có phương sai nhỏ nhất. Khi đó ước lượng mô hình không còn hiệu quả và không đảm bảo ý nghĩa thống kê. Để khắc phục hiện tượng này ta thay đổi dạng mô hình thành mô hình tuyến tính log. Bảng 11: Mô hình hồi quy tuyến tính log của hàm lợi nhuận bình quân. Dependent Variable: LOG(LNTB) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 21,442 4,4861 4,7796 0,0000 LOG(CPBQ) (1,1982) 0,2811 (4,2624) 0,0001 LOG(GBTB) 1,0008 0,2127 4,7048 0,0000 LOG(NSSX) 1,9093 0,3323 5,7456 0,0000 KTLAYTRAI 0,6466 0,2950 2,1915 0,0338 TAPHUANKYTHUAT 0,1421 0,2141 0,6638 0,5102 R-squared 0,8403 Adjusted R-squared 0,8222 F-statistic 46,3190 Prob(F-statistic) 0,0000 Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012. Kiểm định mô hình: H0: Không biến nào trong mô hình có ý nghĩa. H1: Có ít nhất một biến có ý nghĩa. Theo bảng 7 ta có giá trị P = 0,0000 nghĩa là có ít nhất một biến có ý nghĩa trong mô hình. Vậy sự biến động của lợi nhuận trung bình được giải thích bởi các biến chi phí bình quân, năng suất sản xuất bình quân, giá bán trung bình và kỹ thuật cho trái, các biến này ảnh có quan hệ tuyến tính log với biến phụ thuộc lợi nhuận trung bình. Kiểm định bỏ sót biến: Bảng 12: Kết quả kiểm định RESET 2. Ramsey RESET Test: F-statistic 1,904078 Prob. F(1,43) 0,1748 Log likelihood ratio 2,166425 Prob. Chi-Square(1) 0,1411 Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp 2012. H0: Không bỏ sót biến quan trọng. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 50 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH H1: Mô hình bỏ sót biến quan trọng. Giá trị P_value(F) = 0,1411 ta không đủ điều kiện bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là chấp nhận mô hình không bỏ sót biến quan trọng. Kiểm định đa cộng tuyến: Bảng 13: Ma trận tương quan 2. LOG(CPBQ) LOG(GBTB) LOG(NSSX) KTLAYTRAI TAPHUAN KYTHUAT LOG(CPBQ) 1,0000 0,3497 0,4213 0,3989 0,2526 LOG(GBTB) 0,3497 1,0000 0,3174 0,6631 0,3413 LOG(NSSX) 0,4213 0,3174 1,0000 0,6912 0,5778 KTLAYTRAI 0,3989 0,6631 0,6912 1,0000 0,5235 TAPHUAN KYTHUAT 0,2526 0,3413 0.5778 0,5235 1,0000 Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp. Hầu hết giữa các biến có hệ số tương quan không quá lớn < 0,7 nên mức độ đa cộng tuyến không ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa mô hình, ta có thể không xét đến. Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Bảng 14: Kết quả kiểm định White 3. Heteroskedasticity Test: White F-statistic 1,734974 Prob. F(18,31) 0,0865 Obs*R-squared 25,09221 Prob. Chi-Square(18) 0,1224 Scaled explained SS 48,67728 Prob. Chi-Square(18) 0,0001 Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp 2012. H0: Phương sai sai số không đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi. Giá trị Prob = 0,1224 > 0,05 nên ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là chấp nhận phương sai sai số không đổi. Kiểm định mô hình: Giá trị R2 = 0,83 nghĩa là 83% sự thay đổi của lợi nhuận trung bình được giải thích bởi các biến chi phí bình quân, năng suất bình quân, giá bán trung bình và kỹ thuật cho trái, 17% sự biến động còn lại là do các yếu tố khác không được đưa vào mô hình. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 51 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kiểm định từng biến độc lập và ý nghĩa: Hệ số gốc β = 21,44 nghĩa là lợi nhuận trung bình của những hộ trồng cam cho trái thuận không qua tập huấn kỹ thuật trên trung bình là 21,44% lợi nhuận trung bình ở mức ý nghĩa 1% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Giá trị β1 = -1,19. Dấu âm thể hiện sự thay đổi nghịch chiều giữa biến độc lập chi phí bình quân và lợi nhuận bình quân, ở mức ý nghĩa 1%, khi chi phí bình quân tăng 1% thì trên trung bình lợi nhuận trung bình của những hộ chưa được tập huấn kỹ thuật và cho trái mùa thuận giảm 1,19% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Giá trị β2 = 1,91 nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi năng suất sản xuất trung bình tăng lên 1% thì trên trung bình lợi nhuận trung bình của hộ cho trái thuận và chưa qua tập huấn kỹ thuật sẽ tăng 1,99% ở mức ý nghĩa 1%. Biến năng suất sản xuất bình quân co giãn thuận với biến phụ thuộc lợi nhuận trung bình. Giá trị β3 = 1,0009 nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá bán trung bình tăng 1% thì trên trung bình lợi nhuận trung bình của hoạt động sản xuất cam sành cho trái thuận và chưa qua tập huấn kỹ thuật sẽ tăng 1,0009%. Giá bán trung bình co giãn cùng chiều với biến lợi nhuận trung bình, khi giá bán trung bình tăng sẽ làm cho doanh thu trung bình tăng và lợi nhuận trung bình chính vì thế mà tăng theo và ngược lại. Giá trị β4= 0,65 = 65% nghĩa là lợi nhuận trung bình của những hộ trồng cam sành cho trái mùa nghịch chưa qua tập huấn kỹ thuật trên trung bình cao hơn 65% lợi nhuận trung bình của những hộ trồng cam cho trái vào mùa thuận ở mức ý nghĩa 5% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến tập huấn kỹ thuật không có ý nghĩa trong mô hình. Do hoạt động tập huấn kỹ thuật không phải do chương trình cụ thể của chính quyền địa phương mà chủ yếu do các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp tổ chức với mục đích tiếp cận người tiêu dùng nên hoạt động tập huấn không phát huy hiệu quả trong hoạt động sản xuất của nông dân. Lợi nhuận sản xuất là căn cứ thực tế để ước tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận bỉ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chi phí, năng suất, giá bán và kỹ thuật cho trái, và tập huấn kỹ thuật … . Chi phí là yếu tố ảnh hưởng Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 52 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH rất quan trọng đến lợi nhuận, khi chi phí tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống do chi phí và lợi có mối tương quan nghịch, lợi nhuận thì bằng doanh thu trừ chi phí. Yếu tố thứ hai là năng suất sản xuất, năng suất sản xuất tương quan thuận với lợi nhuận vì khi năng suất tăng sẽ làm gia tăng doanh thu và vì thế lợi nhuận tăng. Biến số giá bán cũng giống như biến năng suất, lợi nhuận và giá bán có mối tương quan thuận với nhau và khi giá bán tăng thì lợi nhuận cũng tăng. Giá của cam sành sẽ cao vào mùa nghịch do lượng cung trên thị trường giảm làm cho lượng hàng bị hiếm trong khi nhu cầu không đổi, vì vậy giá cam sẽ tăng vào mùa nghịch. Vì thế những hộ trồng cam cho trái nghịch sẽ có lợi nhuận cao hơn những hộ cho trái mùa thuận. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 53 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH CHƯƠNG 5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA TRỒNG CAM VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ CƠ HỘI. 5.1.1 Cơ hội Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tạo cơ hội cho người nông dân có cơ hội cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Nằm dọc theo sông Hậu và sông Măng Thích, Trà Ôn nhận được một lượng phù xa bồi tụ rất lớn hàng năm, với hệ thống sông ngòi chằng chịt chủ động hoàn toàn trong việc tưới tiêu. Lượng mưa trung bình từ 1.400-1.500mm là điều kiện khá tốt để cây trồng phát triển. Điều kiện giao thông thuận lợi cả hệ thống đường thủy và hệ thống đường bộ tạo điều kiện cho giao thương phát triển đặc biệt là hàng nông sản. Hơn 80% diện tích là đất nông nghiệp do phù sa bồi tụ thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây ăn quả lâu năm.Trà Ôn là một trong số ít vùng trồng cam sành có hiệu quả kinh tế cao do điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu, sông ngòi thích hợp. 5.1.2 Thuận lợi. Trà Ôn là huyện duy nhất trong tỉnh Vĩnh Long thuộc danh sách khu vực kinh tế khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình kinh tế được cải thiện nhờ vào sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhờ vào sự quan tâm đầu tư của Chính Phủ giúp hoàn thiện hệ thống đê bao hạn chế ngập úng, chủ động hoàn toàn trong công tác tưới tiêu là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong địa phương khá đông đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất ở địa phương. Nhìn chung trong toàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp phân thuốc thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn có khả năng bao tiêu cho nhà vườn trong quá trình sản xuất. Nguồn giống phong phú của các doanh nghiệp cây giống ở địa phương giúp người dân tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Mô hình trồng cam sành trên đất ruộng mang lại hiệu quả kinh tế nhờ kỹ thuật trồng trên đất mới, thuận tiện tưới tiêu, chăm sóc, ít dịch bệnh. Việc chuyển đổi từ ruộng sang vườn giúp tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng thừa trong đất giảm chi phí tiền phân cho hiệu quả cao hơn trên cùng diện tích. Một thuận lợi rất quan trọng là rất dễ làm trái mùa nghịch do dất tơi xốp dễ làm Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 54 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH ẩm, dễ thoát nước và cây dễ ra hoa. Thị trường sản phẩm đầu ra củng khá thuận lợi do có lượng thương lái khá đông, các thương lái đến tận vườn để mua trực tiếp. Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có nhiều thuận lợi giúp giảm chi phí tăng lợi nhuận. 5.2. NHỮNG RỦI RO VÀ KHÓ KHĂN. 5.2.1 Rủi ro. Trong quá trình sản xuất cây cam sành bà con nông dân có thể gặp rất nhiều rủi ro do đây là lĩnh vực được xem là có khá nhiều rủi ro mặc dù lợi nhuận thấp. Hình 5.1: Rủi ro sản xuất cam sành. Điều kiện tự nhiên bất lợi gây khó khăn trong quá trình sản xuất. Khí hậu ngày càng nóng lên, thời tiết thay đổi thất thường là những yếu tố tác động mạnh trong hoạt động sản xuất. Mức độ phát triển của cây trồng chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng, lượng mưa và lượng nước tưới, các vấn đề này cần cân đối trong từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng, nếu không cây sẽ giảm chất lượng. Vấn đề thứ hai là bệnh hại là vấn đề nan giải của các nhà vườn, bệnh vàng lá thúi rễ và khảm vàng do virus gây hại mạnh có khi các nông hộ phải mất trắng. Điều kiện nông thôn thông tin thị trường không phát triển và trình độ dân trí thấp khó tiếp cận nguồn thông tin hằng ngày làm giảm tính trung thực trong thị trường. Rủi ro bán lầm của các nông hộ với mức xác xuất là khá cao. Bênh cạnh đó thị trường giá cả biện động mạnh và biên độ dao động giá lớn làm giảm giá trị sản xuất và lợi nhuận củng giảm. Một rủi ro nửa là vấn đề sản xuất mang tính tự phát nên khả năng cung cầu không đảm bảo và vấn đề đầu ra chưa có hướng đi rỏ rang. Các nông hộ chỉ sản xuất theo cảm tính và sự hấp dẫn của lợi nhuận. Một rủi ro mà các nhà kinh tế quan tâm là thông tin bất đối xứng trong mua bán. Thứ nhất là bất cân xứng thông tin trong vấn đề mua giống cây trồng, chất lượng vật tư nông Rủi ro trồng cam sành Điều kiện tự nhiên bất lợi Thông tin bất đối xứng Thông tin thị trường Biến động giá bán Bệnh hại Cung vượt cầu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 55 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH nghiệp. Người sản xuất mua giống ở các trại cây giống nhỏ lẻ không đảm bảo chất lượng. Thứ hai là bất cân xứng trong thông tin thị trường như phân tích ở trên. Cuối cùng là bất đối xứng trong sự mặc cả giá dễ dẫn đến bán không đúng giá. 5.2.2 Khó khăn Mô hình trồng cam sành trên đất ruộng của các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là đây là mô hình sản xuất mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó xử lý kịp thời các biến động tự nhiên. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư hạn chế gây khó khăn cho công tác chăm sóc cây trồng kịp thời, các chi phí cần thiết khác giúp cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật không cao do phương tiện thông tin chưa phát triển trong khi yêu cầu của hoạt động sản xuất cần có trình độ kỹ thuật cao. Trong toàn tỉnh Vĩnh Long thì chỉ có huyện Trà Ôn còn nằm trong danh sách khó khăn quốc gia. Do mô hình sản xuất theo phong trào tự phát nên không có các chương trình tập huấn kỹ thuật cụ thể. Dịch bệnh phát triển gây thất thu, tiêu tốn nhiều chi phí nhưng lợi nhuận không có, những hộ vay khó có nguồn thu trả lại vốn. Máy móc thiết bị nông nghiệp chưa kịp hỗ trợ cho sản xuất, tốn nhiều công và khả năng dễ ngộ độc do tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp thường xuyên. Nguồn vốn sản xuất bị hạn chế do không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Mô hình sản xuất không đồng loạt gây khó khăn trong công tác chăm sóc và quản lý. 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIẢM THIỂU CHI PHÍ, RỦI RO. Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có lợi nhuận khá cao nhưng tồn tại nhiều vấn đề mà các nhà vườn cần quan tâm. Nhằm giúp các nông hộ nâng cao năng suất sản xuất gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro các nhà vườn nên thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, các nông hộ nên học tập tốt kỹ thuật khoa học và kết hợp với học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng sản xuất. Vấn đề học tập kỹ thuật các nông hộ có thể tiếp cận từ nguồn sách báo hoặc xem chương trình chuyển giao kỹ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa các nông hộ có thể tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật của chính quyền địa phương hoặc các Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 56 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH chương trình hội thảo của các công ty nông dược. Qua đó tìm giải pháp giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất để có lợi nhuận cao hơn. Thứ hai, nhà vườn cần liên kết lại với nhau, thường xuyên trao đổi các thông tin thị trường tránh tình trạng bán bị ép giá làm giảm lợi nhuận. Thứ ba, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cho trái nghịch mùa để có thể bán được giá cao, hộ sản xuất cần áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, đồng loạt giúp nông hộ giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm và gia tăng lợi nhuân. Cuối cùng là chính phủ cần có những chính sách quy hoạch tổng thể giúp các nông hộ tiếp cận vốn, kỹ thuật và giải quyết sản phẩm đầu ra, cung cấp thông tin thị trường nhanh chóng và kịp thời. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 57 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN. Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng tuy còn khá mới mẽ nhưng đạt hiệu quả kinh tế, giúp cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên hoạt động sản xuất chủ yếu là theo phong trào tự phát do bị hấp dẫn bởi lợi nhuận. Thuận lợi của mô hình là nguồn nước chủ động, đất phù sa màu mỡ và là vùng đất mới nên chưa có sâu bệnh và nguồn nhân công dồi dào. Trồng cam sành mang lại thu nhập khá lớn nhưng yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và nhạy bén với các thông tin thị trường. Do đó mô hình không phát triển theo quy hoạch dễ gây mất cân đối cung cầu trong thị trường đặc biệt hàng nông nghiệp khó bảo quản và di chuyển. Lợi nhuận của mô hình sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giá bán cao nhất, năng suất sản xuất, kỹ thuật lấy trái và một số yếu tố khác không được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó thì củng có nhiều khó khăn do bất lợi về thời tiết, chưa có kinh nghệm sản xuất đặc biệt do đặc tính sinh học nên khó thâm canh cây cam sành. Nguồn vốn đầu tư hạn chế do khó tiếp cận nguồn vốn vay nên chủ yếu là vốn tự có và chi phí vật tư nông nghiệp được bao tiêu bởi các cửa hàng. Một khó khăn nữa là bệnh hại chưa có thuốc trị làm giảm năng suất, thậm chí là thua lổ. Tóm lại sản xuất theo phong trào tồn tại nhiều khó khăn, dễ làm mất cân đối sản phẩm và gây nhiều tác động không tốt đến kinh tế xã hội. 6.2. KIẾN NGHỊ. 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương. Hoạt động sản xuất tồn tại rất nhiều rủi ro làm giảm tính hiệu quả trong quá trình sản xuất. Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thì chính phủ cần có những chính sách phối hợp chặc chẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất và giảm thiểu tính rủi ro đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. - Cần sớm hoàn thiện chính sách bốn nhà (nhà nước, nhà nông dân, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) tạo thành chuỗi thống nhất trong hoạt động sản xuất. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 58 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH - Cần có chính sách quy hoạch tổng thể đáp ứng quy luật cung cầu của thị trường, tránh xảy ra tình trạng sản xuất ồ ạt làm cung vượt cầu như vấn đề của “vương quốc khoai lang” ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. - Cần có chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật kịp thời giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản xuất gia tăng lợi nhuận. - Sớm có biện pháp giải quyết đầu ra sản phẩm giúp giảm rủi ro biến động giá làm giảm giá trị sản xuất. 6.2.2. Đối với các nông hộ. - Nắm vững kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất cây cam sành để có biện pháp chăm sóc tốt nhất, tiết kiệm công và chi phí sản xuất. - Quan sát thị trường tránh tình trạng sản xuất ồ ạt làm cung vượt cầu giảm lợi nhuận. Cập nhật thông tin và giá cả thị trường để có thể sản xuất hiệu quả nhất. - Cần kết hợp chặt chẽ với các trung tâm khuyến nông để có thể tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới, lựa chọn giống cây trồng có chất lượng cao. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng chất lượng thương phẩm. 6.3 KẾT LUẬN CHUNG. Kết quả nghiên cứu hoạt động sản xuất cam sành có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên có nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình. Tuy nhiên, bài phân tích chỉ dừng lại việc phân tích, đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình, chưa tìm phương pháp nâng cao chuỗi giá trị cho hoạt động sản xuất và hướng giải quyết đầu ra sản phẩm để có nông hộ sản xuất có hiệu quả cao hơn và ổn định. Vấn đề này sẽ mỡ ra một hướng mới cho những bài nghiên cứu tiếp theo. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 59 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lư Nguyễn Lan Anh, 2011, Phân tích hiệu quả sản xuất bưởi xen canh và chuyên canh lên líp ở Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học Cần Thơ. 2. TSKH Nguyễn Thị cành, 2004, Phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ths Phạm Trí Cao , 2005, ThS Vũ Minh Châu, Kinh tế lượng ứng dụng, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 4. TSKH Mai Văn Nam, Kinh tế lượng, Đại Học Cần Thơ. 5. ThS Nguyễn Phú Son- ThS Trần Thụy Ái Đông, 2009, Kinh tế sản xuất, Đại Học Cần Thơ. 6. ThS Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010, Bài giảng phương pháp nghiên cứu, Đại Học Cần Thơ. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 60 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG ---//--- PHẦN I: THÔNG TIN ĐÁP VIÊN. - Họ và tên chủ hộ: ……………………………………… - Tuổi: …………………………………………………… - Địa chỉ: …………………………………………………… - Trình độ học vấn: ……………………………………… PHẦN II: THÔNG TIN CHUNG. 1. Tên loại cây trồng: ……………………………………… 2. Diện tích trồng: ………………………………………(m2; công). 3. Thời gian sản xuất: từ năm ……………đến năm…………… 4. Trình độ kinh nghiệm: ………………………… (vụ). 5. Tập huấn kỹ thuật: Có. Không. PHẦN III: THÔNG TIN CHI PHÍ. 3.1 Chi phí cố định ban đầu. Câu 1: Chi phí lên vườn: …………………………đ. - Số ngày: ……………Tiền công/ngày: ……………đ. - Số lao động: …………………………người. Câu 2: Bón lót: ………………………………………đ. - Vôi: ……………đ. Số lượng: ………bao. Giá: ……………đ/bao. - Phân lót: …………..đ. Số lượng: ………bao. Giá: ……………đ/bao. Câu 3: Chi phí cây giống: - Số lượng giống ………………………………..cây - Giá: ……………………………………………….đ. Câu 4: Công trồng: ………………………………………đ. - Số ngày: ……………Tiền công/ngày: ……………đ. - Số lao động: …………………………người. Câu 5: Máy tưới: ………………………………………đ. Câu 6: Bình phun: ………………………………………đ. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 61 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Câu 7: Phi tưới: ………………………………………đ. Câu 8: Dụng cụ bảo hộ lao động: …………………………đ. 3.2 Chi phí biến đổi chung. Câu 9: Số lao động trong nhà tham gia sản xuất: ……………người. Trong đó: ……………nam. ……………nữ. Câu 10: Thời gian thăm vườn định kỳ: ……………ngày. - Mỗi lần thăm: ……………giờ. Câu 11: Chi phí tưới tiêu: - Thời gian tưới mỗi lần: ……………giờ. - Thời gian tưới định kỳ: ……………ngày. - Lượng xăng: ……………lít. Giá: ……………đ/lít. Câu 12: Công phun thuốc: - Thời gian phun mỗi lần: ……………giờ. - Lượng xăng: ……………lít. Giá: ……………đ/lít. 3.3 Chi phí năm 1, năm 2. 3.3.1 Chi phí phân bón. Câu 11: Thời gian bón phân định kỳ: ……………ngày. - Mỗi lần bón: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 - Số lao động: ……………người. Số ngày công: ……………ngày. - Tỉ lệ phân bón tăng thêm lần sau: ……………%. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 62 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH 3.3.2 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Câu 12 : Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: …………………………đ. - Thời gian phun định kỳ: ………….ngày. S TT Loại thuốc Số lượng (chai) Đơn giá (đ/chai) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 6 3.4 Chi phí từ năm 3 về sau. 3.3.1 Chi phí mỗi năm. Câu 13: Chi phí phân bón. + Lần 1: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 2: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 3: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 63 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Câu 14: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. - Thời gian phun định kỳ: ……………ngày. - Các lần phun lấy trái: + Lần 1: S TT Loại thuốc Số lượng (chai) Đơn giá (đ/chai) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 2: S TT Loại thuốc Số lượng (chai) Đơn giá (đ/chai) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 3: S TT Loại thuốc Số lượng (chai) Đơn giá (đ/chai) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 PHẦN IV: THÔNG TIN THU NHẬP. Câu 15: Thu nhập. + Thu nhập năm thứ nhất: TT Số lượng bán(Kg) Giá bán(đ) Thành tiền(đ) Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 64 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH + Thu nhập năm thứ hai: TT Số lượng bán(Kg) Giá bán(đ) Thành tiền(đ) + Thu nhập năm thứ ba: TT Số lượng bán(Kg) Giá bán(đ) Thành tiền(đ) PHẦN V: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: Câu 16: Những thuận lợi của việc trồng cam sành trên đất ruộng: + …………………..………………..………………..……………….. +………………..………………..………………..………………..… Câu 17: Khó khăn của việc trồng cam sành : + ………………..………………..………………..……………….. + ………………..………………..………………..……………….. + ………………..………………..………………..……………….. Câu 18: Kiến nghị với cơ quan ban ngành? + ………………..………………..………………..……………….. ………………..………………..………………..……………….. ………………..………………..………………..……………….. CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG (BÀ) ĐÃ DÀNH THỜI GIAN QUÝ BÁO ĐỂ TRAO ĐỔI THÔNG TIN. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 65 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH CÁC KIỂM ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH Kết quả chạy mô hình. Dependent Variable: NSSX Method: Least Squares Date: 11/15/12 Time: 23:01 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3.522016 0.736569 4.781654 0.0000 CPPBBQ 1.23E-07 7.94E-08 1.544486 0.1293 SOLAODONG 0.939051 0.210252 4.466307 0.0001 TAPHUANKYTHUAT 1.785298 0.614995 2.902949 0.0057 R-squared 0.637341 Mean dependent var 8.062000 Adjusted R-squared 0.613689 S.D. dependent var 2.686618 S.E. of regression 1.669838 Akaike info criterion 3.939949 Sum squared resid 128.2646 Schwarz criterion 4.092911 Log likelihood -94.49873 Hannan-Quinn criter. 3.998198 F-statistic 26.94693 Durbin-Watson stat 2.105838 Prob(F-statistic) 0.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 66 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kiểm định bỏ sót biến. Ramsey RESET Test: F-statistic 2.253385 Prob. F(1,45) 0.1403 Log likelihood ratio 2.443091 Prob. Chi-Square(1) 0.1180 Test Equation: Dependent Variable: NSSX Method: Least Squares Date: 11/15/12 Time: 23:01 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3.024372 0.798776 3.786256 0.0005 CPPBBQ 3.02E-07 1.43E-07 2.113258 0.0402 SOLAODONG 2.164815 0.842500 2.569512 0.0136 TAPHUANKYTHUAT 4.505187 1.910800 2.357749 0.0228 FITTED^2 -0.082188 0.054751 -1.501128 0.1403 R-squared 0.654635 Mean dependent var 8.062000 Adjusted R-squared 0.623936 S.D. dependent var 2.686618 S.E. of regression 1.647544 Akaike info criterion 3.931087 Sum squared resid 122.1480 Schwarz criterion 4.122290 Log likelihood -93.27719 Hannan-Quinn criter. 4.003898 F-statistic 21.32422 Durbin-Watson stat 2.046128 Prob(F-statistic) 0.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 67 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kiểm định phương sai sai số thay đổi. Heteroskedasticity Test: White F-statistic 0.493747 Prob. F(8,41) 0.8535 Obs*R-squared 4.393748 Prob. Chi-Square(8) 0.8200 Scaled explained SS 3.137300 Prob. Chi-Square(8) 0.9254 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 11/15/12 Time: 23:02 Sample: 1 50 Included observations: 50 Collinear test regressors dropped from specification Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 5.989812 4.573066 1.309802 0.1976 CPPBBQ -9.70E-07 9.42E-07 -1.029204 0.3094 CPPBBQ^2 2.52E-14 5.57E-14 0.453047 0.6529 CPPBBQ*SOLAODONG 2.06E-07 1.99E-07 1.035326 0.3066 CPPBBQ*TAPHUANKYTH UAT -3.85E-07 6.30E-07 -0.611151 0.5445 SOLAODONG -0.023733 2.357502 -0.010067 0.9920 SOLAODONG^2 -0.230326 0.283641 -0.812034 0.4215 SOLAODONG*TAPHUANK YTHUAT -0.455519 1.236323 -0.368447 0.7144 TAPHUANKYTHUAT 4.766994 6.388147 0.746225 0.4598 R-squared 0.087875 Mean dependent var 2.565292 Adjusted R-squared -0.090101 S.D. dependent var 3.365979 S.E. of regression 3.514347 Akaike info criterion 5.513134 Sum squared resid 506.3761 Schwarz criterion 5.857298 Log likelihood -128.8283 Hannan-Quinn criter. 5.644193 F-statistic 0.493747 Durbin-Watson stat 2.111223 Prob(F-statistic) 0.853525 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 68 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH MA TRẬN TƯƠNG QUAN CPPBBQ SOLAODONG TAPHUANKYTHUAT CPPBBQ 1.000000 0.333077 0.206296 SOLAODONG 0.333077 1.000000 0.585478 TAPHUANKYTHUAT 0.206296 0.585478 1.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 69 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kết quả chạy mô hình Dependent Variable: LNTB Method: Least Squares Date: 11/21/12 Time: 21:45 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C - 13335533 3544441. -3.762380 0.0005 CPBQ -0.686735 0.224402 -3.060289 0.0038 GBTB 836.5001 147.8383 5.658210 0.0000 NSSX 2293687. 448384.9 5.115442 0.0000 KTLAYTRAI 4170534. 2580601. 1.616110 0.1132 TAPHUANKYTHUAT 4294479. 1848311. 2.323461 0.0248 R-squared 0.880283 Mean dependent var 1298640 8 Adjusted R-squared 0.866678 S.D. dependent var 1280375 4 S.E. of regression 4675065. Akaike info criterion 33.66555 Sum squared resid 9.62E+14 Schwarz criterion 33.89499 Log likelihood -835.6388 Hannan-Quinn criter. 33.75292 F-statistic 64.70644 Durbin-Watson stat 1.760536 Prob(F-statistic) 0.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 70 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kiểm định phương sai sai số thay đổi. Heteroskedasticity Test: White F-statistic 2.941600 Prob. F(18,31) 0.0040 Obs*R-squared 31.53637 Prob. Chi-Square(18) 0.0249 Scaled explained SS 111.7626 Prob. Chi-Square(18) 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 11/21/12 Time: 21:47 Sample: 1 50 Included observations: 50 Collinear test regressors dropped from specification Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.86E+14 1.17E+14 1.592251 0.1215 CPBQ 29697300 20602976 1.441408 0.1595 CPBQ^2 -0.060432 0.903388 -0.066895 0.9471 CPBQ*GBTB -184.3183 481.8329 -0.382536 0.7047 CPBQ*NSSX -3918677. 1726818. -2.269305 0.0304 CPBQ*KTLAYTRAI 8666359. 9876470. 0.877475 0.3870 CPBQ*TAPHUANKYTHUAT -5285819. 6856436. -0.770928 0.4466 GBTB -3.14E+10 1.19E+10 -2.641134 0.0128 GBTB^2 631059.7 313812.9 2.010943 0.0531 GBTB*NSSX 2.85E+09 1.52E+09 1.873924 0.0704 GBTB*KTLAYTRAI -1.05E+10 8.30E+09 -1.260030 0.2171 GBTB*TAPHUANKYTHUAT 3.02E+09 5.86E+09 0.515546 0.6098 NSSX -5.63E+13 3.89E+13 -1.447680 0.1577 NSSX^2 5.01E+12 3.15E+12 1.593622 0.1212 NSSX*KTLAYTRAI -2.16E+13 3.53E+13 -0.613197 0.5442 NSSX*TAPHUANKYTHUAT -9.86E+12 2.36E+13 -0.417779 0.6790 KTLAYTRAI 2.16E+14 3.61E+14 0.598619 0.5538 KTLAYTRAI*TAPHUANKYT HUAT -3.77E+13 9.57E+13 -0.393340 0.6968 TAPHUANKYTHUAT 1.14E+14 2.01E+14 0.568932 0.5735 R-squared 0.630727 Mean dependent var 1.92E+1 3 Adjusted R-squared 0.416311 S.D. dependent var 5.88E+1 3 S.E. of regression 4.49E+13 Akaike info criterion 65.99105 Sum squared resid 6.25E+28 Schwarz criterion 66.71762 Log likelihood -1630.776 Hannan-Quinn criter. 66.26774 F-statistic 2.941600 Durbin-Watson stat 2.232090 Prob(F-statistic) 0.004050 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 71 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Mô hình hồi qui tuyến tính Log. Dependent Variable: LOG(ABS(LNTB)) Method: Least Squares Date: 11/21/12 Time: 21:48 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 21.44239 4.486168 4.779666 0.0000 LOG(CPBQ) -1.198220 0.281108 -4.262490 0.0001 LOG(GBTB) 1.000899 0.212740 4.704801 0.0000 LOG(NSSX) 1.909379 0.332318 5.745636 0.0000 KTLAYTRAI 0.646669 0.295074 2.191545 0.0338 TAPHUANKYTHUAT 0.142174 0.214156 0.663881 0.5102 R-squared 0.840347 Mean dependent var 15.78244 Adjusted R-squared 0.822205 S.D. dependent var 1.350531 S.E. of regression 0.569462 Akaike info criterion 1.823918 Sum squared resid 14.26864 Schwarz criterion 2.053361 Log likelihood -39.59795 Hannan-Quinn criter. 1.911291 F-statistic 46.31955 Durbin-Watson stat 2.089698 Prob(F-statistic) 0.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 72 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kiểm định bỏ sót biến. Ramsey RESET Test: F-statistic 1.904078 Prob. F(1,43) 0.1748 Log likelihood ratio 2.166425 Prob. Chi-Square(1) 0.1411 Test Equation: Dependent Variable: LOG(ABS(LNTB)) Method: Least Squares Date: 11/21/12 Time: 21:48 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C 70.15922 35.58322 1.971694 0.0551 LOG(CPBQ) -5.399917 3.057653 -1.766033 0.0845 LOG(GBTB) 4.485334 2.533932 1.770108 0.0838 LOG(NSSX) 8.329723 4.664430 1.785797 0.0812 KTLAYTRAI 3.115413 1.812783 1.718580 0.0929 TAPHUANKYTHU AT 0.787987 0.513792 1.533670 0.1324 FITTED^2 -0.112608 0.081607 -1.379883 0.1748 R-squared 0.847117 Mean dependent var 15.78244 Adjusted R-squared 0.825784 S.D. dependent var 1.350531 S.E. of regression 0.563700 Akaike info criterion 1.820590 Sum squared resid 13.66360 Schwarz criterion 2.088273 Log likelihood -38.51474 Hannan-Quinn criter. 1.922525 F-statistic 39.71009 Durbin-Watson stat 2.061939 Prob(F-statistic) 0.000000 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 73 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Heteroskedasticity Test: White F-statistic 1.734974 Prob. F(18,31) 0.0865 Obs*R-squared 25.09221 Prob. Chi-Square(18) 0.1224 Scaled explained SS 48.67728 Prob. Chi-Square(18) 0.0001 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 11/21/12 Time: 21:49 Sample: 1 50 Included observations: 50 Collinear test regressors dropped from specification Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -108.4820 267.4577 -0.405604 0.6878 LOG(CPBQ) 16.41817 34.86789 0.470868 0.6410 (LOG(CPBQ))^2 -0.198329 1.106922 -0.179171 0.8590 (LOG(CPBQ))*(LOG(GBTB)) -1.043833 0.693286 -1.505630 0.1423 (LOG(CPBQ))*(LOG(NSSX)) -0.018753 1.548401 -0.012111 0.9904 (LOG(CPBQ))*KTLAYTRAI 0.852895 1.282703 0.664920 0.5110 (LOG(CPBQ))*TAPHUANKYTH UAT -0.438622 0.993300 -0.441580 0.6619 LOG(GBTB) -2.119201 15.75002 -0.134552 0.8938 (LOG(GBTB))^2 0.804277 0.588880 1.365776 0.1818 (LOG(GBTB))*(LOG(NSSX)) 1.706097 1.381728 1.234756 0.2262 (LOG(GBTB))*KTLAYTRAI -0.660870 1.073897 -0.615394 0.5428 (LOG(GBTB))*TAPHUANKYTH UAT 0.114882 0.873954 0.131451 0.8963 LOG(NSSX) -11.84014 19.71370 -0.600605 0.5525 (LOG(NSSX))^2 -1.332394 1.620708 -0.822106 0.4173 (LOG(NSSX))*KTLAYTRAI -0.145901 2.639012 -0.055286 0.9563 (LOG(NSSX))*TAPHUANKYTH UAT 1.854552 2.234417 0.829994 0.4129 KTLAYTRAI -6.831110 20.01703 -0.341265 0.7352 KTLAYTRAI*TAPHUANKYTH UAT -0.068663 1.121866 -0.061204 0.9516 TAPHUANKYTHUAT 1.987796 17.36253 0.114488 0.9096 R-squared 0.501844 Mean dependent var 0.285373 Adjusted R-squared 0.212592 S.D. dependent var 0.645246 S.E. of regression 0.572566 Akaike info criterion 2.004586 Sum squared resid 10.16278 Schwarz criterion 2.731154 Log likelihood -31.11464 Hannan-Quinn criter. 2.281267 F-statistic 1.734974 Durbin-Watson stat 1.937349 Prob(F-statistic) 0.086528 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 74 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH MA TRẬN TƯƠNG QUAN LOG(CPBQ) LOG(GBTB) LOG(NSSX) KTLAYTRAI TAPHUAN KYTHUAT LOG(CPBQ) 1.000000 0.349727 0.421368 0.398918 0.252676 LOG(GBTB) 0.349727 1.000000 0.317421 0.663124 0.341357 LOG(NSSX) 0.421368 0.317421 1.000000 0.691264 0.577899 KTLAYTRAI 0.398918 0.663124 0.691264 1.000000 0.523518 TAPHUAN KYTHUAT 0.252676 0.341357 0.577899 0.523518 1.000000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_san_xuat_cay_cam_sanh_tren_dat_ruong_o_huyen_tra_on_tinh_vinh_long_giai_doan_2001_0271.pdf
Luận văn liên quan