Luận văn Tốt nghiệp phân tích tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp

Gửi tiền và thanh toán tiền qua hệ thống ATM trên các quầy dịch vụ tự động đang là điểm nóng trong ngành NH của nước ta hiện nay. Đó như là một cách huy động vốn có hiệu quả mà lại vừa văn minh và tiện lợi. Nếu phát huy tốt công cụ này thì việc sử dụng tiền mặt ở kinh tế địa phương nói riêng, trong nền kinh tế cả nước nói chung sẽ giảm đi, và sẽ thanh toán qua hệ thống.

pdf81 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã nên đơn vị đã triển khai tốt việc cho vay để nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do thất mùa và dịch bệnh Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 56 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh nên đơn vị đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những hộ gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục hổ trợ vốn để tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất vụ mùa tiếp theo cho người dân theo chủ trương chung của Tỉnh và của BIDV Đồng Tháp nên làm cho doanh số thu nợ giảm và doanh số cho vay tăng dẫn đến hệ số thu nợ giảm vào năm 2008. Như vậy công tác cho vay năm 2008 chưa đạt hiệu quả, NH cần có những biện pháp cụ thể để nâng hiệu quả tín dụng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của NH. Ta hãy phân tích doanh số thu nợ của NH theo các thành phần kinh tế để thấy được rõ hơn về lý do tăng, giảm doanh số thu nợ. 4.2.4.3. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của PGD Tháp Mười - BIDV Đồng Tháp qua 3 năm (2006-2008) Doanh số cho vay ngắn hạn tại PGD Tháp Mười qua 3 năm có sự biến động không ổn định: năm 2007 giảm 2.708 triệu đồng 2008 tăng 27.713 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số cho vay làm doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu: Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI PGD THÁP MƯỜI QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Triệu đồng Số Tiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. KTQD - - - - - - - 2. KTNQD 34.243 31.535 59.248 (2.708) (7,91) 27.713 87,88 3.CTCP, TNHH, DNTN 11.303 588 27.134 (1.715) (15,17) 17.555 183,09 4.CN, HGD, TPKHÁC 22.940 21.947 32.105 (993) (43,29) 10.158 46,28 Doanh số thu nợ 34.243 31.535 59.239 (2.708) (7,91) 27.713 87,88 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 57 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 0 0 0 0 6 0 0 0 0 7 0 0 0 0 T r iệ u đ ồ n g 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 Nă m 1 . K T Q D 2 . K T N Q D 3 .C T C P , T N H H , D N T N 4 .C N , H G D , T P K H Á C Hình 11 Biểu đồ So sánh tỷ lệ thu nợ theo thành phần kinh tế của PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006-2008) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn của NH qua 3 năm tương đối tốt. Đồng thời, qua bảng số liệu trên ta thấy ở huyện Tháp Mười các thành phần kinh tế Nhà nước chưa có quan hệ tín dụng với NH. Do đó nguồn vốn cho vay của NH chỉ tập trung vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó cụ thể: Thành phần kinh tế công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và DNTN: năm 2007 có dấu hiệu hoạt động không hiệu quả, doanh số thu nợ giảm 1.715 triệu đồng tức là giảm 15,17% nhưng bước sang năm 2008 tình hình rất khả quan, doanh số thu nợ tăng vọt, doanh số thu nợ tăng 17.555 triệu đồng tức là tăng 183,09 %. Thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác cũng nằm trong tình trạng tương tự: năm 2007 có sự suy giảm nhưng không nhiều bằng thành phần kinh tế CTCP, TNHH, DNTN, doanh số thu nợ chỉ giảm 993 triệu đồng, tức là giảm 4,33%. Tuy nhiên, sang năm 2008 doanh số thu nợ tăng 10.158 triệu đồng, tức là 46,28%. Có được kết quả trên là do cán bộ tín dụng luôn nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng tốt, đồng thời NH đã chọn lựa được khách hàng có uy tín. Hầu hết khách hàng đều có phương án kinh doanh có hiệu quả được NH thẩm định trước khi cho vay. Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả nợ cho NH đúng hạn. Nhìn chung trong 3 năm qua các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần làm ăn có lãi là do có sự hổ trợ của chính quyền địa phương về khuyến khích phát triển thêm nhiều ngành nghề mới và sự cung cấp kịp thời của NH về nguồn vốn. Nên họ thường trả vốn, lãi cho NH đúng hạn, làm cho việc thu hồi nợ đối với loại này rất thuận lợi. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 58 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 4.2.5. Phân tích dư nợ ngắn hạn của PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu do Chi nhánh đề ra cho PGD Tháp Mười về tốc độ tăng trưởng tín dụng, PGD luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, làm cho tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. 4.2.5.1. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006- 2008) Bảng 12: TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH TẠI PGD THÁP MƯỜI QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) SốTiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nông – Lâm Thủy sản 5.692 6.106 9.860 414 7,27 3.754 61,48 Công nghiệp – Xây dựng 3.334 2.698 7.209 (636) (19,08) 4.511 167,20 Thương nghiệp 18.332 19.826 42.066 1.494 8,15 22.240 112,18 Khác 4.182 953 6.108 (3.229) (77,21) 5.155 540,92 Tổng cộng 31.540 29.583 65.243 (1.957) (6,20) 35.660 120,54 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 59 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng dư nợ theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006-2008) Trong chiến lược hoạt động kinh doanh NH đã chú trọng đầu tư vào tín dụng ngắn hạn vì đây là loại hình có thể sinh lời cao do lãi suất tương đối cao, vốn quay vòng nhanh, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn. Trong đó đặc biệt chú trọng là đầu tư vào phát triển nông nghiệp, vì PGD Tháp Mười đặt trụ sở tại trung tâm huyện Tháp Mười là nơi mà người dân sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, NH cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao trong đó đặc biệt là thương nghiệp. Đồng thời, NH còn đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều, tuy nhiên dư nợ giảm không đáng kể so với dư nợ tăng, đây là xu hướng tương đối khả quan. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 31.540 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợ giảm xuống 29.583 triệu đồng tức giảm 1.957 triệu đồng hay giảm 6,20% so với năm 2006. Tuy nhiên, đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng vọt và đạt 65.243 triệu đồng tăng 35.660 triệu đồng tức tăng 120,54% so với năm 2007. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm như sau: 2006 18% 11% 58% 13% 2007 21% 9% 67% 3% 2008 15% 11% 65% 9% Nông – Lâm Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp Khác Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 60 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 0 20000 40000 60000 80000 100000 2006 2007 2008 Triệu đồng Năm Nông – Lâm Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp Khác Tổng cộng Hình 13: Biểu đồ về tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm(2006-2008) + Nông nghiệp: Năm 2006 dư nợ nông nghiệp đạt là 5.692 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2007 dư nợ đạt 6.106 triệu đồng tăng 414 triệu đồng tức tăng 7,27% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ loại này đạt 9.860 triệu đồng tăng 3.754 triệu đồng hay tăng 61,48% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho dư nợ nông nghiệp tăng dần qua 3 năm là vì trong 3 năm qua NH đã thực hiện việc đầu tư phát triển nông nghiệp, đảm bảo phát triển ổn định và liên tục ngành nông nghiệp ở địa phương. Hơn nữa do khách hàng của PGD Tháp Mười phần đông là hộ nông dân có uy tín và thường xuyên giao dịch với NH, nên NH đã tin tưởng và đẩy mạnh việc cho vay vốn phát triển nông nghiệp, do đó dư nợ qua 3 năm tăng liên tục. + Công thương- xây dựng: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 19.826 triệu đồng tăng 1494 triệu đồng tức tăng 8,15% so với năm 2006, sang năm 2008 dư nợ đạt 42.066 triệu đồng tăng 22.240 triệu đồng tương ứng tăng 112,18% so với năm 2007. Dư nợ của ngành này tăng lên liên tục cho thấy tình hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp và công ty có bước phát triển, người dân đã mạnh dạng mở rộng đầu tư và phát triển thêm nhiều ngành mới. Mặt khác nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo NH trong việc xâm nhập thị trường mở rộng quy mô tín dụng. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 61 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh + Công nghiệp – xây dựng: Có sự biến đổi tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2006 dư nợ là 3.334 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợ là 2.698 triệu đồng, giảm 636 triệu đồng tức là giảm 19,08%. Đến năm 2008, dư nợ là 7209 triệu đồng tăng 4.511 triệu đồng tức là tăng 167,20%. Ta thấy tình hình phát triển của của nghành này rất khả quan. Nó tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện tại ở Tháp Mười có rất nhiều công ty xây dựng và đã giao dịch với NH bằng nhiều hình thức như bão lãnh dự thầu, bảo lãnh thi công công trình… cũng làm cho dư nợ ngành này tăng lên. 4.2.5.2. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006-2008) Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA PGD THÁP MƯỜI ĐVT: Triệu đồng Số Tiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. KTQD - - - - - - - 2. KTNQD 31.540 29.583 65.234 (1.957) (6,20) 35.651 120,51 CTCP, TNHH, DNTN 7.919 5.776 8.575 (2.143) (27,06) 2.799 48,46 CN, HGD, TPKHÁC 23.621 23.807 56.659 186 0,79 32.852 137,99 Tổng dư nợ 31.540 29.583 65.234 (1.957) (6,20) 35.651 120,51 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng PGD Tháp Mười) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm 1. KTQD 3.CTCP, TNHH, DNTN 4.CN, HGD, TPKHÁC Tổng dư nợ Hình 14: Biểu đồ thể hiện tìnhhình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp (2006-2008) Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 62 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Qua biểu đồ trên ta thấy điểm nổi bật trong dư nợ đối với thành phần kinh tế là dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, do như trên đã nêu rõ, thành phần kinh tế quốc doanh chưa có quan hệ tín dụng với NH. Bên cạnh đó, trong 3 năm qua NH không ngừng mở rộng đối tượng cho vay và tìm kiếm khách hàng mới. Mặt khác do đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm cho doanh số cho vay của NH tăng lên kéo theo dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này cũng tăng theo. Thành phần kinh tế CTCP, TNHH, DNTN nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này tăng giảm không ổn định. Cụ thể: Năm 2006 dư nợ đạt 7.919 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợ đạt 5.776 triệu đồng giảm 2.143 triệu đồng tức giảm 27,06% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ tăng và đạt 8.575 triệu đồng tăng 2.799 triệu đồng hay tăng 48,46% so với năm 2007. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển là phù hợp với tình hình hiện nay, vì nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ nhiều năm qua, đồng thời nước ta đã và đang bước vào hội nhập nền kinh tế khu vực để tăng khả năng cạnh tranh và làm dồi dào lượng hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo khả năng trên thị trường thì thành phần kinh tế này phát triển là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Từ đó, NH đã cung cấp và đầu tư tín dụng kịp thời cho thành phần kinh tế này nên đã làm dư nợ năm 2008 tăng vọt. + Thành phần kinh tế CN, HGĐ, TP KHÁC: Trong ngắn hạn đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2006 dư nợ cho vay đối với thành phần này là 23.621 triệu đồng, sang năm 2007 dự nợ tăng đạt 23.807 triệu đồng, tăng 186 triệu đồng tức tăng 0,79% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ đạt 56.625 triệu đồng tăng 32.852 triệu đồng, tương đương tăng 137,99%. Nguyên nhân của việc tăng liên tục dư nợ qua các năm trong thành phần kinh tế này là do chủ trương của Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế cá thể nhằm đối phó với những biến động kinh tế trước mắt đồng thời tạo sự đa dạng trong nghành kinh tế, do đó tăng sự đa dạng hàng hóa trên thị trường, từ đó sẽ phục vụ tốt hơn cho thị trường đồng thời tăng tính cạnh tranh. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng dư nợ của ngành này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2004 tỷ trọng dư Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 63 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh nợ đạt 94,30%. Nguyên nhân là do dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân, HGĐ, thành phần khác có xu hướng giảm. Đến năm 2006 do nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã tìm được cơ hội đầu tư mới, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm cho dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng lên, góp phần làm tăng tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào năm 2006. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế theo tỷ trọng 4.2.6. Phân tích nợ xấu Nợ xấu luôn là vấn đề được các NH đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, lũ lụt, những diễn biến không thuận lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh... Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng định rằng NH mình không có nợ xấu. Chính vì thế các NH luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu đến mức thấp nhất. Nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động của NH. Để đánh giá được tình hình nợ xấu ngắn hạn của PGD Tháp Mười chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành và nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại PGD Tháp Mười Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI PGD THÁP MƯỜI QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) Số Tiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nông – Lâm Thủy sản 25 196 - 171 684 (196) (100) Công nghiệp – Xây dựng - - - - - - - Thương nghiệp - 250 160 250 - (90) (36) Khác 150 - 125 (150) (100) 125 - Tổng cộng 175 446 285 271 154.86 (161) (36.10) Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 64 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Qua 3 năm qua nợ xấu của PGD Tháp Mười có sự biến đổi. Cụ thể năm 2007 tổng nợ xấu ngắn hạn đạt 446 triệu đồng tăng 271 triệu đồng tức tăng 154% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ xấu giảm và đạt 285 triệu đồng giảm 161 triệu đồng hay giảm 36,10% so với năm 2007. Trong đó: + Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2006 nợ xấu là 25 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,29% trên tổng nợ xấu ngắn hạn. Năm 2007, nợ xấu là 196 triệu đồng tăng 171 triệu đồng tức tăng 684% so với năm 2006 và chiếm 43,95% trong tổng số nợ xấu. Đến năm 2008 nợ xấu là không còn nữa cho ta thấy được công tác thu hồi nợ của NH rất có hiệu qủa. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng làm việc rất nhiệt tình cộng với năm 2008 bà con nông dân được mùa và trúng giá làm nên có khả năng trả nợ cho NH. + Đối với ngành công thương (thương nghiệp): Năm 2007 dư nợ ngành này đạt 250 triệu đồng tức tăng 250% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 56,05%. Đến năm 2008 dư nợ xấu của ngành này giảm xuống đạt 160 triệu đồng giảm 90 triệu đồng tức tương đương giảm 36% so với năm 2007. Sở dĩ số liệu có những biến động to lớn như vậy là do sự bất ổn của thị trường gần đây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán của các doanh nghiệp. + Đối với công nghiệp – xây dựng: Ta thấy lĩnh vực này không có nợ xấu. Điều này phản ánh được sự họat động có hiệu quả của các công ty xây dựng. Đây cũng là một tín hiệu vui cho việc phát triển kinh tế ở địa phương. + Một số ngành kinh tế khác: Chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng dư nợ ngắn hạn và nó cũng biến đổi không đều. Điều này cho thấy họat động của các lĩnh vực này cũng tương đối khó khăn và nó cũng chịu sự chi phối của những biến động của nền kinh tế. Từ kết quả trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm là có sự biến động rất không ổn định, nó phản ánh tình hình thị trường đang bất ổn và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ xấu trong năm 2008 có xu hướng giảm mạnh gần 40%, điều này đạt được là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và xem xét những hộ này để tăng hạn mức tín dụng lên. Đồng thời, hạn chế giải quyết đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 65 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Bên cạnh đó cán bộ tín dụng đã đánh giá đúng đối tượng cho vay, do đó giảm được rủi ro, tăng doanh số thu nợ. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại PGD được đánh giá là tốt. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ xấu. Cần lưu ý rút kinh nghiệm và chú trọng đến chỉ tiêu an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng việc thu hồi nợ để giảm dần nợ xấu. Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua NH đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ xấu ngắn hạn của NH trong những năm tới. NH cần có biện pháp tốt về việc xử lý nợ xấu nông nghiệp và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. PGD phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: Tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành của NH qua 3 năm: 0 50 100 150 200 250Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Nông – Lâm Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp Khác Hình 15: Biểu đồ tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành của PGD Tháp Mười- BIDV Đồng Tháp qua 3 năm (2006-2008) + Về nợ xấu/ dư nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả về việc thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng và cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của NH với các khoản vốn cho vay Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 66 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Bảng 12: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN TẠI PGD THÁP MƯỜI (2006-2008) ĐVT: % NămChỉ số nợ xấu 2006 2007 2008 Nông – Lâm Thủy sản 0,44 3,1 0.00 Công nghiệp – Xây dựng - - - Thương nghiệp - 1,26 0,38 Khác 3,9 - 2,05 Tổng cộng 0,5 1,51 0,44 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) Tỷ lệ nợ xấu của ngành nông lâm thủy sản năm 2006 là 0,44% nằm trong mức quy định của NH nhưng sang năm 2007 thì tăng lên 3,20% vẫn còn nằm trong mức quy định của NHNN nhưng vượt qua mức quy định của BIDV nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến dộng như giá xăng dầu tăng cao dịch vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra ở hầu hết các xã trong huyện làm ảnh đến tình hình sản xuất của bà con nông dân do đó làm cho tỷ lệ nợ nợ xấu tăng. Thêm vào dó là doanh số cho vay năm 2007 giảm và doanh số thu nợ năm 2007 giảm nhưng tốc độ giảm của doanh số thu nợ nhiều làm dư nợ giảm trong khi đó nợ xấu tăng cao nên làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2007 cao. Sang năm 2008 ngành nông nghiệp không còn nợ xấu đó là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu nợ và các biện pháp thu hồi nợ của cán bộ tín dụng có hiệu quả. Công nghiệp – xây dựng: không có nợ xấu nhưng NH cũng phải duy trì và đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này, và phải thường xuyên tìm hiểu và theo dõi món vay trong lĩnh vực này. Để đề phòng rủi ro tiềm ẩn. Đối với ngành thương nghiệp thì năm 2007 bắt đầu xuất hiện tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là 1,26% như trên đã phân tích là tình kinh tế xã có nhiều bất ổn do đó cán bộ tín dụng NH cần phải dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng của mình và tìm phương án thích hợp để giảm tình trạng nợ xấu. Đến năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của ngành này giảm xuống chỉ còn 0,38% điều này cho ta thấy nổ lực của cán bộ NH trong công cuộc thu nợ và lựa chọn khách hàng để cho vay nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm vào năm 2008. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 67 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của NH năm 2006 là 0,55%, năm 2007 là 1,55 và năm 2008 là 0,44% đây là những con số nằm dưới hạn mức cho phép (theo quy định của NH Nhà nước, các NH chỉ được phép có nợ xấu / dư nợ dưới 5%) riêng hệ thống BIDV là dưới 3%. Chúng ta biết rằng khi NH bước vào hoạt động cũng như các doanh nghiệp khác khi hạch định dự án đầu tư thì người hoạch định bao giờ cũng nghĩ tới một mức độ rủi ro và rủi ro ở mức nào thì tùy thuộc vào môi trường hoạt động của dự án và sự đánh giá chính xác của người hoạch định dự án đó. Tuy nhiên, mức rủi ro không thể nào bằng không vì không lúc nào cũng theo ý muốn của nhà kinh doanh mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài khác hay còn gọi là rủi ro thị trường. Hơn nữa hoạt động của NH là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nhất nên với tỷ lệ nợ xấu như trên là có thể chấp nhận được. Hơn nữa tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh có trên 80% dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chính là cây lúa mà lại luôn bị ảnh hưởng lũ lụt nên thu nhập của người dân không cao từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của NH. Tuy nhiên, nợ xấu của NH vẫn còn phát sinh là do 3 năm qua, hoạt động cho vay của PGD gặp nhiều khó khăn nhất định do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NH thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng chậm, nhu cầu vay vốn chưa cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trọng điểm lại kinh doanh kém hiệu quả. Mặc dù chi nhánh luôn áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo khả năng an toàn vốn vay nhưng trước thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nên dư nợ của NH vẫn xuất hiện và có xu hướng giảm dần. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 68 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 4.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PGD THÁP MƯỜI (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Doanh số cho vay Triệu đồng 65.916 62.744 121.480 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 31.990 29.578 94.900 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 34.243 30.634 59.239 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 31.540 29.583 65.243 Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 31.560 30.562 47.413 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 175 446 285 Lợi nhuận Triệu đồng 1.149 2.324 2.377 Doanh thu Triệu đồng 7.068 8.748 11.274 Vòng quay vốn TD ngắn hạn Vòng 1,07 1,04 1,25 Lợi nhuận/ doanh thu % 16,25 26,25 21,08 Nợ xấu ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn % 0,55 1,56 0,44 Hệ số thu nợ ngắn hạn Lần 1,070 1,066 0,624 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) 4.2.7.1. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng của NH là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn phát vay tại NH. Nếu đồng vốn được sử dụng và thu hồi với tốc độ cao hơn thì sẽ có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn từ đó khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Vòng quay vốn tín dụng của NH có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 vòng quay vốn tín dụng là 1,04 vòng, giảm 0,03 vòng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2007 tình hình nền kinh tế bất ổn do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, giá xăng dầu tăng, giá vật liệu xây dựng tăng, giá vật tư nông nghiệp tăng ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề do đó làm công tác thu nợ ngày càng khó khăn hơn nên dư nợ bình quân tăng làm cho vòng quay tín dụng giảm. Sang năm 2008 vòng quay này tăng và có số vòng là 1,25 vòng tăng 0,21 vòng so với năm 2007. Điều này cho thấy nổ lực của ngân hàng rất nhiều trong khâu thu nợ và khâu cho vay làm cho hiệu quả của hoạt động tín dụng tăng vào năm 2008. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 69 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 4.2.7.2. Lợi nhuận / Doanh thu Nó phản ứng khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh của NH. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng dần qua năm, chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của NH lá khá tốt. Cụ thể năm 2006 là 16,25% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra được 16,25% đồng lợi nhuận, năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đạt 26,25% tăng 10% so với năm 2006. Đến năm 2008 tỉ số này giảm đạt 21,08% giảm 5% so với năm 2007. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH và để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng địa bàn. NH cần phải có chính sách để kiểm soát chi phí thích hợp hơn. Ngoài ra NH phải không ngừng nâng cao công nghệ NH và phát triển thêm nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm mới như: Cho vay góp chợ, cho vay qua đêm… để có thể thâu gom tất cả đồng vốn lẻ tẻ từ khách hàng. Từ đó sẽ lôi cuốn được nhiều khách hàng mới về giao dịch và vay vốn góp phần làm cho doanh thu từ lãi tăng lên, qua đó làm cho chỉ số này tăng theo, vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của NH được đánh giá là tốt. 4.2.7.3. Hệ số thu nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu nợ của NH hoặc khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ cao thì công tác thu nợ tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Và nó là tỷ số giữa tổng doanh số thu nợ và tổng doanh số cho vay Qua bảng 15 ta thấy hệ số thu nợ của NH cao năm 2006 và 2007 là 1,070 lần và 1,066 lần, có nghĩa là công tác thu nợ của NH đang hiệu quả, đồng vốn của NH không bị ứ động nhiều và có thể sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc cho vay nên đã làm cho lợi nhuận của NH tăng cao vào năm 2007. Năm 2008, hệ số thu nợ của NH giảm là do năm 2008 năm doanh số cho vay tăng cao nhưng doanh số thu nợ thì giảm làm cho hệ số thu nợ giảm. Nguyên nhân là năm 2008 tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp vì Tháp Mười là vùng chuyên canh trồng lúa nhưng lượng lúa sản suất ra bị ứ động không có nơi tiêu thụ, làm cho nguồn thu nhập để trả nợ của người dân bị mất đi dẫn đến là NH phải gia hạn lại thời gian trả nợ cho khách hàng theo sự chỉ đạo của BIDV Đồng Tháp. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 70 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn: Như đã phân tích ở trên là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm dưới giới hạn cho phép (5% theo quy định của NHNN và 3% theo quy định của BIDV). Nhưng tình hình dư nợ diễn biến phức tạp do đó NH phải thường xuyên theo dõi những món nợ đang ở nhóm 2 và có khả năng chuyển qua nợ nhóm 3 để phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn, thường xuyên giám sát và thăm dò xem nợ vay của khách hàng có sử đúng mục đích không, tình hình tài chính như thế nào có hiệu quả không. Cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt, việc thực hiện chính xác các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần cập nhập trên báo đài về các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội nhằm giúp cho việc xử lý tín dụng thuận lợi, trôi trải. Tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định là đòi hỏi hàng ngày trong hoạt động tín dụng ngày nay. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 71 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh CHƯƠNG 5 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI 5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1.1. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng 5.1.1.1. Về huy động vốn * Những vấn đề còn tồn đọng Hiện nay việc huy động vốn của Phòng giao dịch chỉ thực hiện ở địa bàn huyện Tháp Mười là chủ yếu, do mạng lưới các phòng giao dịch chưa có mở rộng mạng lưới đến các huyện khác nên việc huy động vốn từ khách hàng ở nông thôn, các huyện rất khó khăn. Sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, vẫn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu … phương thức huy động chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù, do đó chưa tạo được lợi thế cạnh tranh riêng nên chưa huy động được hết vốn nhàn rổi của dân cư. Tháp Mười là huyện thuần nông do đó nhu cầu giao dịch với NH chưa cao, hầu hết những người nông dân có tiền dư họ thường mua vàng để dành, hoặc là cất tiền mặt tại nhà. Và giao dịch mua bán của những thương nhân là giao dịch tiền mặt họ ít giao dịch qua NH. Do đó đây là lượng khách hàng tiềm năng cho NH. Trên địa bàn nhiều NH thương mại quốc doanh hoạt động trong đó NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, NH Công Thương, NH Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, NH Phương Nam… đã góp phần làm cho sự cạnh tranh giữa các NH thương mại trên địa bàn trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó NH gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, mở rộng thị phần và tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển động của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua vốn cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần, mua vàng … điều này phản ánh những khó khăn trong tương lai của các nhà hoạch định NH trong công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới đây. Một điều kiện chưa được đầu tư, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NH, đó là cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình huy động chưa hiện đại, Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 72 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh quy trình luân chuyển chứng từ chưa hợp lý làm cho thời gian giải quyết nghiệp vụ kéo dài, khiến khách hàng phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến thời gian và cơ hội của khách hàng. Phòng giao dịch Tháp Mười chỉ được quyết định cho những khoản vay từ 500 triệu trở xuống còn nhưng khoản vay lớn phải về chi nhánh tỉnh ký quyết định cho vay. Ngoài ra, những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều cũng làm hạn chế nguồn huy động vốn của NH như: dịch vụ thu tiền lưu động tại nhà, dịch vụ gửi tiền và thanh toán chi trả tại nhà, dịch vụ ATM gửi và rút qua máy ATM chưa được phát triển mạnh mẽ. * Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Đối với đối tượng là các tầng lớp dân cư: Tiến hành thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức hấp dẫn, đa dạng hơn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trúng vàng, thực hiện đa dạng hoá hình thức thanh toán qua NH với tốc độ nhanh và chi phí thấp như thanh toán chi trả tiền gửi và nhận tiền gửi với số lượng lớn từ nhà làm cho khách hàng cảm thấy an toàn và thoải mái. Cử cán bộ tín dụng đi thực tế, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để vận động, giải thích; từ đó thu hút những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thựôc của NH. Với việc làm này, NH có thể thu hút một lượng lớn tiền gửi từ dân cư, đồng thời tạo thói quen cho người dân sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH. Đối với đối tượng là các doanh nghiệp Ngoài các loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần khuyến khích mở rộng một số hình thức khác như: thanh toán tiền lương qua NH, sử dụng dịch vụ ATM… Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của NH, huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với nhiều mức độ thời gian, lãi suất ưu đãi và hấp dẫn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm truyền thống hiện có trên cơ sở nâng cao thêm tiện ích và chất lượng như: Phục vụ thu nhận tiền tại doanh nghiệp khi có yêu cầu, thực hiện dịch vụ theo dõi tiền gửi và tiền vay tại cơ quan, mở rộng thêm hình thức ký quỹ bảo lãnh, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp và tăng huy động vốn tại NH. Đồng thời sử dụng hạn mức thấu chi trên tài khoản để khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp sử dụng tài khoản tiền gửi ở NH. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 73 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Thêm vào đó, Phòng giao dịch cần có những chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ ở ngoài nước bằng cách triển khai rộng rãi công tác chi trả kiều hối và có biện pháp hỗ trợ, tư vấn, giải thích cho người thực hiện các biện pháp chi trả qua NH trong nước nhanh chóng, thuận lợi và tiện ích. Cải tiến quy trình luân chuyển chứng từ cho phù hợp, giảm bớt thủ tục trùng lấp, đơn giản hoá các thủ tục, quy trình để giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng. Hơn nữa NH cần chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, thông thạo về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, với phong cách phục vụ lịch sự, trân trọng khách hàng để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và hài lòng về cung cách phục vụ của NH và tăng khả năng cạnh tranh với các NH khách trên địa bàn. 5.1.1.2. Về hoạt động cho vay * Những vấn đề còn tồn đọng Thủ tục cho vay còn rườm rà, gây phiền hà cho khách hàng vay, nhất là những khách hàng ở xa phải đi rất nhiều lần mới giải quyết được món vay. Bên cạnh đó việc giải quyết hồ sơ còn chậm đôi lúc không phục vụ kịp thời, làm mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng. Đồng thời thực hiện việc công chứng hồ sơ vay vốn và đăng ký thế chấp bảo lãnh bất động sản làm cho nhiều khách hàng phải đi lại nhiều lần tạo tâm lý ngao ngán, lo sợ phải đi vay NH dẫn đến giảm lượng khách hàng đi vay. Lực lượng cán bộ tín dụng không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh. Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho vay bị sai lệch, nợ xấu sẽ phát sinh. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 74 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh * Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình hoạt động tín dụng theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn trên cơ sở thực hiện đúng quy trình do BIDV ban hành để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, chất lượng và bền vững. Cần phối hợp với các cơ quan có liên quan như Sở Tư Pháp, Sở Tài Nguyên để tìm biện pháp hổ trợ cho các thành phần kinh tế đi công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận vốn NH một cách thoải mái và tích cực hiệu quả. Về phía NH, cán bộ tín dụng phải hiểu thật rõ về nghiệp vụ công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn để thực hiện thủ tục thật chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. NH nên hợp tác với Sở Tài Nguyên Môi Trường, nối mạng trực tiếp để đăng ký thế chấp, bảo lãnh vay vốn. Khi có hồ sơ vay vốn, đăng ký thế chấp, NH chuyển tải dữ liệu về cơ quan đăng ký kiểm tra, nếu đảm bảo hợp pháp thì NH sẽ giải ngân và thu phí cho cơ quan đăng ký, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan đăng ký thu từng lần hoặc từng đợt. Như vậy khách hàng không cần phải đi đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn, giảm phiền hà cho khách hàng và người dân. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dưới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đảm bảo việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng. Tăng dần tỷ lệ tài sản đảm bảo ở các doanh nghiệp bằng những chính sách: thế chấp, cầm cố toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có, tài sản hình thành từ vốn vay để hạn chế rủi ro. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay, phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn mà có kế hoạch xử lý cho phù hợp. 5.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN Do lực lượng cán bộ tín dụng còn ít mà số lượng khách hàng đến vay tại NH ngày càng nhiều nên việc kiểm tra các món nợ đến hạn không thường xuyên dẫn đến nợ xấu tăng lên. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 75 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Bên cạnh đó, nợ xấu khó đòi khi doanh nghiệp giải thể phải chờ thanh lý tài sản và quá trình giải quyết bán tài sản thu hồi nợ lại gặp nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của NH. Do đó để hạn chế nợ quá hàn thì cần phải: Phòng giao dịch cần tích cực trong công tác thu nợ khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu hồi nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để NH có những chính sách kịp thời như thu hồi lại nợ cho vay hoặc hổ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn … để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của NH. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn va quá hạn để thông báo đôn đốc khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, NH có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng NH cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề cao và xem đây là nghiệp vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Đối với công tác cho vay của NH, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của NH là không thể tránh khỏi. Muốn như vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặt biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp luật thi hành án, công chứng …, tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của nhà nước và của ngành. Cập nhật thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý từng tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặt thù kinh tế của địa phương, các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệu quả Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 76 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh cao. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà NH bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của NH, chính điều đó mà trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình hình trả nợ của từng khách hàng. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Đối với các bộ tín dụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt động của hộ và làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời có sự can thiệp của chính quyền địa phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra, từ đó phát huy tính hệ thống trong BIDV, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý. Cần đánh giá lại các khoản nợ xấu của NH để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí có liên quan đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể: + Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp thì NH có thể kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua NH, sắp xếp lại hoặc xác định giá trị của doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả. + Đối với đối tượng xuất khẩu lao động thì NH phải áp dụng biện pháp thanh toán qua NH khi họ gửi tiền về nước, trường hợp họ gửi về không thường xuyên và không đảm bảo khả năng thanh toán thì NH kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết. + Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì NH có thể áp dụng các biện pháp rút toàn phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này, đồng thời NH cần kiên quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những hộ khác có ý thức về việc vay vốn. 5.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC Nâng cao hiêu quả công tác Marketing đối với hoạt động tín dụng của NH bằng các chương trình cụ thể, tiếp thị các khu công nghiệp mới hình thành và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các thể thức cho vay linh hoạt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng vay, qua đó phân tán rủi ro trong tín dụng. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 77 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách NH nghiên cứu nền kinh tế của mình, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất … để có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định được đâu là khách hàng chiến lược, đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nhằm nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển, đồng thời đầu tư vào các ngành, các dự án có tính khả thi cao. Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các NH khác. Do đó muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi NH không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ NH, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Tổ chức giao lưu hoặc tham gia vào các phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng, thể dục thể thao trên địa bàn huyện và những vùng lân cận. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho những khách hàng thuộc loại A, B, những khách hàng thường xuyên có mức dư nợ cao trong những ngày tết, lễ lớn hoặc những trường hợp hỷ sự của gia đình họ để có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa về tình hình sử dụng vốn vay cũng như phát hiện nhu cầu về vốn của khách hàng tiềm năng, những khách hàng thân tín với họ. Nếu cần thì có thể đào tạo hoặc đào tạo lại trình độ của nhân viên NH. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ NH, cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh để khắc phục công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn. Có thể lập đoàn, tổ chức thu nợ và lưu động vào những vụ mùa cao điểm tại những nơi có mức dư nợ cao với thủ tục thuận tiện, dễ dàng nhằm giảm tải áp lực về việc khách hàng đến NH quá đông. Đồng thời khách hàng cũng giảm được những chi phí phát sinh và cũng giảm tải được công việc cho các cán bộ tín dụng trực tại cơ quan. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 78 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn vì thế con đường mà NH đi trong thời gian qua cũng như trước mắt còn nhiều thách thức nhưng với sự nổ lực phấn đấu bền bỉ, trí tuệ và sáng tạo NH đã đạt được những thành tích cao trong các lĩnh vực hoạt động. Hoạt động đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của NH đang được phát triển đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở phát triển trong tương lai. Do sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết nên từ năm 2006 đến năm 2008 các mặt hoạt động của NH đã có bước tiến vượt bậc. Qua tiếp cận thị trường đầu tư, đội ngũ lãnh đạo và hệ thống CBTD đã trưởng thành lên rất nhiều. Đây vừa là cơ hội, vừa là điều kiện để từng bước góp phần để đất nước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế. Dư nợ cho vay của NH tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của NH, khách hàng đến giao dịch luôn được hài lòng đúng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Các mặt nghiệp vụ như kế toán, ngân quỹ... không ngừng tăng, kinh doanh ngày càng hiệu quả. Lãi năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể phát triển mạnh mẽ, vững chắc góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của NH, phục vụ ngày càng tốt hơn việc phát triển kinh tế ở địa phương. Mặc dù PGD Tháp Mười đã rất thận trọng trong công tác tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tồn tại. NH luôn trăn trở và đề ra nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ này. PGD Tháp Mười, về vốn và điều kiện hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều loại hình kinh tế phát triển chưa mạnh nên nhu cầu vốn dài hạn chưa đủ điều kiện để NH cung cấp vốn vì thế NH hiện nay chỉ cho vay chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.. Thực hiện “an toàn và phát triển tín dụng, an toàn kho quỹ”, đảm bảo hạch toán kế toán kịp thời, chính xác phát huy tốt các tiện ích dịch vụ NH. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 79 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh PGD Tháp Mười đã xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước, phù hợp với ý đảng, lòng dân. Là một NH – mục đích kinh doanh của PGD Tháp Mười không chỉ là lợi nhuận mà còn luôn chú trong tới mục tiêu chính sách xã hội. Vốn tín dụng của NH một phần giúp cải thiện đời sống của người dân, góp phần ổn định an ninh, chính trị xã hội. Xét về mặt lợi ích thì thu nhập của NH khá tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH vừa đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có cuộc sống tốt để góp sức vào NH cùng NH vượt qua các trở ngại, đem lại một kết quả tốt nhất cho NH. 6.2. KIẾN NGHỊ Để khắc phục được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của NH trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tôi xin có một vài kiến nghị sau: Đối với Nhà nước Phải ban hành rõ ràng các biện pháp xử lý nhằm để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NH thương mại với nhau. Sự cần thiết sửa đổi luật các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản không còn thích hợp với điều kiện mới, hoặc quy định không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu chính xác. Những lý do trên việc sửa đổi bổ sung luật các tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết. Tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động ngày càng đa dạng của NH. Nhà nước, chính phủ quan tâm hơn nữa tới việc xử lý nợ tồn đọng để giúp các tổ chức tín dụng lành mạnh hoá tình hình tài chính. Quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao năng lực của các NH để đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. NHNN và các NHTM thực hiện đồng bộ các giải pháp khả thi, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tập trung thanh toán qua hệ thống điện tử liên NH để có điều kiện thực hiện cho vay qua đêm, gửi tiền qua đêm, thanh toán một cách nhanh chóng… đó là các nghiệp vụ NH hiện đại và rất tốt cho nền kinh tế. Nên có một bộ phận kỹ thuật chuyên trách (thuộc Cục công nghệ tin học – NHNN) để hoạch định và tổ chức hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ NH cho thống nhất, đồng bộ và đỡ tốn kém. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 80 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên trong quá trình sản xuất không tránh khỏi rủi ro bất khả kháng. Đề nghị nhà nước có văn bản hướng dẫn xử lý rủi ro để khi có rủi ro được xử lý kịp thời, giảm bớt khó khăn cho người vay và NH. Đối với chính bản thân PGD Tháp Mười Gửi tiền và thanh toán tiền qua hệ thống ATM trên các quầy dịch vụ tự động đang là điểm nóng trong ngành NH của nước ta hiện nay. Đó như là một cách huy động vốn có hiệu quả mà lại vừa văn minh và tiện lợi. Nếu phát huy tốt công cụ này thì việc sử dụng tiền mặt ở kinh tế địa phương nói riêng, trong nền kinh tế cả nước nói chung sẽ giảm đi, và sẽ thanh toán qua hệ thống. Thực hiện bảo hiểm tiền gửi và thông tin cho khách hàng của NH biết. Người dân cảm thấy yên tâm rất nhiều và không lo sợ khi có những thông tin gây thất thoát cho NH, đồng thời cũng tạo sự an toàn cho hệ thống NH. Qua đó cũng là cách thu hút khách hàng gửi tiền vào NH. NH còn được cái lợi nữa khi tham gia bảo hiểm tiền gửi là thường được bảo hiểm tiền gửi giám sát, thanh tra các hoạt động nên tạo sự an toàn cho NH. Đối với chính quyền địa phương Cần phải có các biện pháp kiên quyết hơn và thực tế hơn tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc về thủ tục pháp lý và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản thế chấp vay vốn NH từ đó đưa các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng sau khi thu hồi vốn được bổ sung vào nội bảng, tăng tiềm lực tài chính thật sự cho PGD Tháp Mười. Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường chỉ đạo và có chủ trương cụ thể đối với các ngành chức năng, có biện pháp xử lý dứt điểm các món nợ cố tình dây dưa không chịu trả nợ, nhằm ngăn chặn tình trạng chay lỳ lây lan, tạo điều kiện cho PGD Tháp Mười mở rộng tín dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại địa phương. Cần có những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin xác minh tài sản, hộ khẩu thường trú và các vấn đề có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP.pdf
Luận văn liên quan