Luận văn Trang trí nội thất - Biệt thự sân vườn

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 A-MỞ ĐẦU 6 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 6 1.1-Ý nghĩa về việc nghiên cứu: 6 1.2-Mục tiêu nghiên cứu: 7 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất: 8 1.4-Qui mô công trình, phạm vi nghiên cứu đề tài: 8 1.5-Tóm tắt sơ lượt đề tài: 9 1.6.Nguyên tắc và nhận diện phong cách hiện đại 21 B- PHÂN TÍCH 25 Chương 2 : KHÔNG GIAN SỐNG 25 2.1 Không gian sống: 25 2.2 Sự thay đổi trong 28 2.3 Không gian sống 29 2.4.Không gian trang trọng của nhà ở 42 2.6. Một vài phong cách trong thiết kế biệt thự: 47 2.7. Một số kiểu thiết kế nội thất 56 Chương 3: Hướng nghiên cứu 58 3.1.Đặc điểm khu đất xây dựng: 58 3.2. Đề xuất mới cho không gian nhà ở: 62 Chương 4: Ý tưởng thiết kế 63 4.1 Ý tưởng thiết kế 63 4.2. Màu sắc trong nội thất 64 4.3. Chất liệu- ngôn ngữ của nội thất: 67 4.4. Ánh sáng trong không gian nội thất 68 4.5. Ý tưởng cho từng không gian 70 Chương 5: Nhiệm vụ thiết kế 71 5.1.Các mặt khai triển 72 CÁC PHỐI CẢNH CHO CÁC KHÔNG GIAN 77 C-KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 A-MỞ ĐẦU Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 1.1-Ý nghĩa về việc nghiên cứu 1.1.1-Lý do chọn đề tài: Ngày từng ngày trôi qua, như con ong tìm mật, như con kiến tha mồi, mỏi người chúng ta đều cố gắng làm việc để lo cho cuộc sống của mình. Đôi khi để tự thường cho những cố gắng của bản than, ta có thể đi đâu đó cùng bạn bè, gia đình, thưởng thức ly cafe trong một không gian ấm áp, lãng mạn hay tận hưởng nhửng khoảnh khắc thư giản tại một spar, khách sạn du lịch hay resort nào đó. Nhưng sau những cuộc vui, ngôi nhà là nơi ta trông chờ nhất, vì đó là tổ ấm, là chốn về cho tất cả những ai “mỏi gối chồn chân” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bong. Đó là lý do tôi chọn làm đề tài BIỆT THỰ SÂN VƯỜN. Dù đây không là một đề tài mới, nhưng để tạo ra một không gian tươi mát, thoáng đãng kết hợp hai lối thiết kế củ và mới giúp cho gia chủ sống trong một không gian hiện đại nhưng vẫn phản phất đâu đó nét quê từ bũi chuối, khóm hoa là điều nhiều chủ đầu tư yêu cầu và những nhà thiết kế nội thất đang quan tâm và phát triển ý tưỏng đó. 1.1.2-Tính cấp thiết: Khi nhịp sống đô thị ngày càng nâng cao, phố xá với xe cộ đông đúc hàng loạt nhà cao tầng và nhà chung cư đang dần chiếm hữu một số lớn đất đai, làm mất một mảng xanh của cả nông thôn và thành thị. Điều đó, làm cho không khí ngày càng trở nên ô nhiểm, những ngôi biệt thự sân vườn sẽ là một trong những giải pháp tốt cho những gia đình có điều kiện kinh tế khá muốn tạo cho mình một không gian riêng muốn tạo một nơi chỉ có mình và gia đình để tìm về những giá trị ngọt nào, lãng mạng bên cạnh một vạt rau diếp, rau cải, bụi chuối sau hè mà đôi khi bạn dường như quên mất sự có mặt của chúng trong cuộc sống của mình. Trong mảnh liệt hoài niệm thì ăn và ở luôn là xúc tác cho nổi nhớ về gốc, rễ nhân sinh. Như lá rơi về cội, nước xuôi về nguồn, cái gì giản dị, cái gì than thiện, cái gì tiện dụng, cái gì là kỉ niệm thì ta thường chọn nó đi suốt đời ta. 1.2-Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1-Mục tiêu cụ thể: - Đề ra giải pháp tốt nhất về dây chuyền và công năng sử dụng trang thiết bị nội thất trong biệt thự. - Đạt được sự thống nhất cao trong phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất. Nhằm tạo ra được sự hài hoà trong tổng thể chung. - Tìm ra giải pháp bố trí nội thất, bố cục trang trí phù hợp với chức năng, công năng thẩm mỹ của nhà ở. - Nghiên cứu và đưa ra giải pháp an toàn khi đưa cây xanh vào trong nhà ở tạo sự lien kết giữa sân vườn và không gian sống. - Tìm giải pháp đưa nguồn nước luân chuyển xung quanh nhà tạo sự mát mẻ nhưng vẫn bảo vệ được môi trường. 1.2.2-Phương pháp nghiên cứu, thực hiện: - Xây dựng và tổ chức dây chuyền chức năng và công năng hợp lý cho hồ sơ kiến trúc đã chọn, định hướng phát triển cho loại nhà ở biệt thự sân vườn. - Đề ra giải pháp tốt về dây chuyền và công năng, đạt được sự thống nhất trong phong cách thiết kế và sự hài hoà trong tổng thể chung. - Tìm hiểu vị trí địa lý, đặc điểm vùng miền, văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán, con người bản xứ, nguyên vật liệu tại địa phương. - Địa hình thể hiện được cảnh quan xung quanh. - Chọn hình thức kiểu loại biệt thự. - Tham khảo các công trình đồ án cùng thể loại đã có. - Giới hạn nghiên cứu: + Chọn một vùng đất cụ thể có liên quan đến đề tái. + Chọn một phong cách thể hiện. + Chon một số không gian tiêu biểu nghiên cứu và thết kế. 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất: Có 5 nguyên tắc: Ø Đủ Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau . Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa. Vật liệu phải dùng đúng chỗ đúng nơi, thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa sang. Ø Đúng Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải . hơn là dùng đá hay kính. Ø Đáng Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài. Ø Đẹp Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ. Ø Độc Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà. Vật liệu độc đáo tạo nên style riêng cho từng không gian Tóm lại, sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo).

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trang trí nội thất - Biệt thự sân vườn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vỏ cây nhỏ và dày. B- PHÂN TÍCH Chương 2 : KHÔNG GIAN SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỘI THẤT 2.1 Không gian sống: 2.1.1 Khái niệm nội thất và nội thất nhà ở: Nội thất là kết cấu bên trong của một công trình.Nội thất nhà ở là bên trong của một nơi để ở - không gian sống. 2.1.2 Phân tích chức năng và các mối liên hệ của các không gian nhà ở: a. Chức năng nơi ở: - Nghỉ ngơi, nấu ăn, ăn uống, ngủ, vui chơi-học tập, vệ sinh, giặt ủi, cất giữ. b. Các không gian: Phòng khách: - Sinh hoạt chung gia đình - Tiếp khách, trò chuyện - Nghe nhạc, xem ti vi,.. Phòng học tập, làm việc Phòng ngủ Phòng (chơi) trẻ em Phòng ăn Phòng bếp c. Sơ đồ mối quan hệ không gian sống: d. Chú thích: A : Quan hệ mật thiết B : Quan hệ có điều kiện C : Quan hệ không được chấp nhận cơ bản 2.2 Sự thay đổi trong quan niệm thiết kế căn hộ ở: Sự biến động về kinh tế xã hội, kỹ thuật dẫn tới nhu cầu thay đổi không gian kiến trúc căn hộ. - Quy mô hộ gia đình có chiều hướng giảm sút vì những lý do như: + Con cái lấy vợ lấy chồng thường ra ở riêng, ngày càng ít các gia đình ba thế hệ. + Các hộ gia đình do có kế hoạch nên ít con hơn trước - Nhiều hộ gia đình kiểu viên chức, tự phục vụ việc nhà, không có gia nhân như các nhà giàu xưa. - Do giá đất đai ngày càng cao, quy mô các căn nhà có xu hứớng nhỏ lại - Nhu cầu giải trí trong căn hộ tăng lên: xem tivi và các hình thức giải trí ngày càng tăng, yêu cầu thời gian và không gian phải được đáp ứng. - Nhu cầu về công năng và mỹ quan đã lần lượt yêu cầu về kết cấu chịu lực. Nhà ở thời trước bị ép giữa 2 bức tường chịu lực một cách cứng nhắc (đặc biệt là nhà lắp ghép kiểu tấm), ngày nay người ta sẵn sàng áp dụng các biện pháp kỹ thuật về kết cấu xây dựng mặt bằng căn hộ được tự do hơn . - Nhu cầu giao tiếp: Khách khứa thăm tăng lên với sự xuất hiện của kinh tế thị trường. Quan niệm mới về phân khu chức năng trong nhà ở: Khác với ngày xưa thường phân chia căn hộ thành 3 khu vực ( khu nghỉ ngơi, khu sinh hoạt chung, khu phục vụ), ngày nay người ta có thể chia không gian ở thành 5 khu vực chính đó là: - Khu vực sinh hoạt chung của nội bộ gia đình: Gồm phòng sinh hoạt chung gia đình, bếp – phòng hay nơi ăn nhỏ - Khu lễ tân: Gồm tiền phòng, phòng khách, phòng ăn chính - Khu vực riêng tư gần các phòng ngủ hay làm việc riêng. - Khu phục vụ: garage, kho, và khu vệ sinh chung cho khách và các thành viên trong gia đình - Khu sân vườn ngoài trời. Nhu cầu về công năng và mỹ quan, cũng như thị hiếu kiểu dáng giao tiếp có thay đổi tăng lên, nhưng căn hộ vẫn phải chịu những hạn chế (ví dụ như diện tích ngày càng eo hẹp) vì vậy việc tổ hợp không gian trong thời kì hiện nay là một mâu thuẩn. 2.3 Không gian sống và những nguyên tắc thiết kế ánh sáng nội thất: Ánh sáng tác động tới cuộc sống, tính tình cũng như gây ảnh hưởng tới thị giác của bạn. Nếu có một hệ thống ánh sáng hoàn hảo trong nhà, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và yêu đời hơn. Hệ thống điều chỉnh ánh sáng mờ hay tỏ, từ cường độ thấp đến cao rất hữu hiệu trong việc tạo nên những hình thái khác nhau. Vì vậy, trong một không gian sống đòi hỏi nhiều thái cực, bạn không nên dùng loại đèn chỉ cung cấp một cường độ ánh sáng. Nguồn sáng chung được tạo nên bởi hệ thống ánh sáng cố định từ trên cao, chẳng hạn như đèn chùm hoặc đèn được đặt chìm trong trần nhà. Các loại đèn này cho nguồn sáng tỏa rộng, có thể làm sáng cả căn phòng. Nếu trong các góc, ánh sáng bị che khuất, dùng những đèn áp tường để chiếu sáng từng khu vực riêng. Ðể làm nổi bật những tác phẩm mỹ thuật hay đồ vật ưa thích, chẳng hạn như tranh treo tường..., nên có nguồn ánh sáng chiếu rọi thẳng vào mục tiêu được xem như những luồng sáng có tác dụng nhấn mạnh. Dải ánh sáng với những luồng chiếu xoay chuyển được là một giải pháp thực tế cho phép bạn dễ dàng thay đổi được hướng ánh sáng muốn nhấn mạnh. Ðèn ở bàn trang điểm giúp cho màu sắc hiện ra trung thực hơn. Bạn hãy đặt hai cây đèn bàn ở hai bên gương hay một nguồn sáng mạnh từ trên cao chiếu xuống để không tạo nên khoảng tối. Với những ngọn đèn gắn trên tường, việc điều chỉnh ánh sáng mờ hay tỏ sẽ khiến bạn kiểm soát những góc sáng dễ dàng hơn. Một nguyên tắc nữa của hệ thống chiếu sáng là dù ở bất kỳ không gian nào, bạn nên bổ sung các dụng cụ điều chỉnh độ sáng của đèn. Nó không chỉ cho phép bạn dễ dàng thay đổi độ sáng tối để thay đổi khung cảnh căn phòng theo ý bạn mà còn là một cách để tiết kiệm điện. Hệ thống điều chỉnh ánh sáng mờ hay tỏ, từ cường độ thấp đến cao rất hữu hiệu trong việc tạo nên những hình thái khác nhau. Vì vậy, trong một không gian sống đòi hỏi nhiều thái cực, bạn không nên dùng loại đèn chỉ cung cấp một cường độ ánh sáng. Nguồn sáng chung được tạo nên bởi hệ thống ánh sáng cố định từ trên cao, chẳng hạn như đèn chùm hoặc đèn được đặt chìm trong trần nhà. Các loại đèn này cho nguồn sáng tỏa rộng, có thể làm sáng cả căn phòng. Nếu trong các góc, ánh sáng bị che khuất, dùng những đèn áp tường để chiếu sáng từng khu vực riêng. Bộ điều chỉnh đèn mờ tỏ sẽ thay đổi khung cảnh căn phòng theo ý bạn. Tuy nhiên, nguồn sáng chung trên cao là chưa đủ, bạn cần nhiều tầng ánh sáng để đáp ứng cả yêu cầu mỹ thuật cũng như sự thực dụng của bất kỳ căn phòng nào. Với những tác phẩm mỹ thuật hay đồ vật ưa thích, chẳng hạn như tranh treo tường..., để làm nổi bật chúng lên, ánh sáng nên chiếu rọi thẳng vào mục tiêu được xem như những luồng sáng có tác dụng nhấn mạnh. Dải ánh sáng với những luồng chiếu xoay chuyển được là một giải pháp thực tế cho phép bạn dễ dàng thay đổi được hướng ánh sáng muốn nhấn mạnh. Phòng làm việc Nguồn sáng tự nhiên là nguồn sáng trung thực, tốt cho thị lực. Trong quá trình thiết kế, xây dựng hay sắp đặt nội thất, việc bố trí bàn học, khu làm việc cần được đo lường mức độ chiếu sáng hợp lý cho cả ngày lẫn đêm. Do đó, lấy được nguồn sáng trời đưa vào nhà là giải pháp ưu việt, vừa tạo được sự thân thiện với môi trường, vừa có những luồng sáng đẹp chiếu vào nội thất. Tuy nhiên nên hạn chế đặt bàn làm việc tại khu vực có cửa sổ cao và hẹp, ánh sáng chiếu vào sẽ không đều. Tránh đặt bàn làm việc nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp như các cửa sổ hướng ra ánh nắng chiếu trực diện, hoặc hứng chịu sự ảnh hưởng của những vật liệu phản quang, làm chói mắt, căng thẳng thần kinh, giảm hiệu suất làm việc. Hãy dùng rèm cửa, sơn trần nhà và tường màu sáng hoặc bố trí nhiều cây xanh trước cửa sổ để hạn chế cường độ ánh sáng. Cũng không nên tạo ra sự tương phản về màu sắc giữa các bề mặt xung quanh như trần, tường, sàn nhà, mặt bàn học cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, sự tương phản quá lớn sẽ làm mắt của bạn nhanh chóng bị mỏi hoặc hoa mắt khi di chuyển hướng nhìn. Trong trường hợp phải sử dụng ánh sáng nhân tạo, tốt nhất là sử dụng phương pháp chiếu sáng hỗn hợp, vừa có đèn chung cho cả phòng, vừa sử dụng hệ thống chiếu sáng cục bộ cho khu vực học tập và làm việc. Do vậy, tránh để ánh sáng chung chiếu phía sau lưng người ngồi làm việc. Ngoài ra, không nên sử dụng đèn chiếu có ánh sáng màu, do ánh sáng này không đều và khuếch tán, gây ra thiếu tập trung. Trong các dạng bóng như đèn sợi đốt, huỳnh quang, compact, halogen... có thể chọn bóng sợi đốt hay halogen làm nguồn sáng tập trung vì ánh sáng các loại bóng này cho ra trung thực, gần như nguồn sáng tự nhiên. Chiếu sáng cho nhà bếp Là nơi nấu nướng, dự trữ, lựa chọn, chuẩn bị thực phẩm, nhà bếp là khu vực đa năng mang tính chất tụ họp gia đình nên hiện nay nhà bếp không còn sử dụng duy nhất một bóng đèn dây tóc như trước. Ðể chọn số lượng đèn, chủng loại, vị trí lắp đặt sao cho đẹp và tiện dụng, bạn cần phải xác định đúng nguyên tắc. Ðèn chiếu sáng dành cho nhà bếp có nhiều kiểu và mẫu mã. Khi thiết lập phương án chiếu sáng, bạn cần dựa vào kích cỡ, sự phức tạp, mục đích sử dụng của không gian bếp và những khu vực cần được chiếu sáng chủ yếu. Khu vực bếp lò và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bàn làm bếp cũng cần cósự chiếu sáng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Nếu được sử dụng một cách có hiệu quả, những ánh đèn phía dưới tủ bếp có thể soi sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Việc chiếu sáng có hiệu quả cho việc chuẩn bị còn làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn. Phòng ngủ Nguyên tắc chung Phòng ngủ không chỉ để ngủ. Ánh sáng ở đây phải phục vụ nhiều nhu cầu hết sức khác nhau và có những nguyên tắc riêng của nó. Hãy tính toán cẩn thận trước khi bố trí hệ thống chiếu sáng phòng ngủ của bạn. Khác với bất kỳ căn phòng nào khác trong nhà, phòng ngủ cần ánh sáng “mềm mại”, ngoài ra còn có những công năng cụ thể, như dùng để đọc sách trên giường hoặc dùng cho bàn trang điểm. Một trong những điều mà nhiều người thường bỏ qua khi lên sơ đồ điện cho phòng ngủ là vị trí công tắc đèn. Ở đây không gian sinh hoạt chính là chiếc giường, vì vậy cần thiết phải có những chiếc công tắc được đặt cạnh đầu giường để bạn không phải tung chăn dậy để tắt ánh sáng trong phong trước khi ngủ, nhất là vào những đêm đông giá rét. Tương tự như vậy, khi vào phòng, bạn cũng cần có ánh sáng ngay nên một công tắc ngay ngoài cửa cho ít nhất một bóng đèn trong phòng là rất cần thiết. Nếu không bố trí nhiều bóng đèn trong phòng thì bạn nên có những chiếc công tắc đảo chiều để có thể bật đèn khi mở cửa bước vào và tắt được đèn ngay trên giường ngủ. Đèn đầu giường Yêu cầu của đèn đầu giường là để khi bạn ngồi trên giường thì có thể đọc sách được nhưng không chiếu vào mắt khi bạn nằm ngủ. Những chiếc đèn có chao màu hơi tối và chiều cao đèn vừa đủ để hắt sáng xuống phần mép giường của bạn là lựa chọn hợp lý nhất. Bạn có thể sử dụng những chiếc đèn cây có chiều cao vừa đủ hoặc tiện lợi nhất là những chiếc đèn bàn trên table de nuit để có luôn nơi đặt những cuốn sách yêu thích. Đèn đầu giường là loại đèn cần thiết nhất cho phòng ngủ của bạn.  Ánh sáng của hai chiếc đèn đầu giường thường vừa đủ nhẹ để không làm loãng không gian, đủ sáng để phục vụ nhu cầu đọc lại vừa đủ ấm áp hợp với công năng chính của phòng. Đèn tường Nếu phòng ngủ của bạn không có bàn đầu giường hoặc không gian không đủ cho một chiếc đèn cây, biện pháp thay thế tốt nhất là những chiếc đèn tường có tay. Đôi khi những chiếc đèn này là biện pháp hữu hiệu để làm tôn thêm vẻ đẹp của những chiếc rèm trong phòng bạn. Đèn tường trong phòng ngủ không nhất thiết phải treo cao như trong phòng khách, nhất là khi bạn sử dụng chúng như nguồn sáng chính cho căn phòng. Nên chọn loại đèn có chiết áp để có thể giảm cường độ ánh sáng khi bạn đi ngủ. Đèn bàn phấn Đèn bàn phấn (bàn trang điểm) cần có ánh sáng thật tự nhiên và đủ sáng để không làm thay đổi màu sắc khuôn mặt bạn khi make up Vị trí của đèn cũng cần được xác định chính xác để sao cho hắt vào chính giữa khuôn mặt mà không bị phản xạ nhiều lần làm biến dạng hình ảnh. Giải pháp tốt nhất là có hai đèn được đặt hai bên gương. Đèn trần Đèn trần thường được dùng là loại đèn mắt trâu, lắp vào trần giả hoặc trần trang trí. Loại đèn này tập trung ánh sáng vào một vùng và có thể xoay được nên bạn có thể bố trí ánh sáng vào đúng điểm bạn muốn. Kết hợp cùng đèn đầu giường sẽ cho ánh sáng đủ ấm và sáng cho căn phòng của bạn. Ngoài ra những ngọn đèn trần còn có tác dụng trang điểm cho những tác phẩm nghệ thuật trong phòng. Mối liên hệ giữa ánh sáng và màu sắc Các chuyên gia nội thất cũng khuyên bạn lưu ý đến tác động của ánh sáng và màu sơn trong nhàâ. Màu sắc sẽ khác nhau trong điều kiện ánh sáng khác nhau. Nếu căn phòng của bạn tối và không sạch sẽ lắm, sơn tường bằng màu sáng sẽ không giúp gì được bởi màu trắng trong một căn phòng thiếu ánh sáng sẽ trở thành một màu xám xịt. Ðó là vì ánh sáng - bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo - luôn biến đổi. Nếu bạn từng thất vọng với bức tường sau khi sơn, khác hoàn toàn so với những gì tưởng tượng trước đó là do ánh sáng của đèn huỳnh quang trong một trường hợp này đã làm thay đổi đáng kể màu sắc của tường. Những bức tường đón nhận ít ánh sáng sẽ luôn có cảm giác lạnh lẽo. Những màu sắc sáng trắng sẽ làm chúng thậm chí còn trở nên lạnh lẽo hơn. Ðể tạo cho nó một cảm giác ấm áp nên dùng những màu sắc nhẹ nhàng, không quá chói chang nhưng cũng đừng mờ nhạt quá. Ðối với những bức tường quá sáng, những màu sắc ấm áp cũng là sự lựa chọn phù hợp vì nó sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất dưới ánh mặt trời. Một bức tường có phủ nước sơn bóng sẽ có cảm giác sáng hơn khi bạn sử dụng màu đục và mờ. Ánh sáng rọi từ trên cao xuống sẽ làm cho màu trở nên cùng một tông. Cố gắng sử dụng thiết bị chỉnh độ sáng của đèn điện để tạo hiệu quả với những mảng, khối. Phòng khách: Phòng khách là nơi được chú trọng nhất và thường có diện tích rộng nhất. Phòng khách hiện đại là một phòng đa chức năng: tiếp khách, xem truyền hình, nghe nhạc , đọc sách và ủi đồ…Từ đó xảy ra mâu thuẫn và giải pháp ổn thỏa nhất là chia đôi không gian với một bên tĩnh và một bên động. Đó cũng là nơi chủ nhà thích phô trương nhất. Phòng khách nên tránh mở rộng cửa ra nhiều phòng khác vì rất khó bày biện. Nhà bếp: Ấm cúng hơn thập niên 80, căn bếp ngày nay trở nên quan trọng hơn, đầm ấm hơn và là một trong các phòng được mọi người yêu thích nhất. Ngày càng có nhiều người ăn bữa trưa và bữa tối trong bếp, thậm chí tiếp khách, thảo luận và sinh hoạt trong bếp. Để nhà bếp không có vẻ u buồn và được thoáng mát thì nên có cửa sổ, nhưng tránh mở cửa sang phòng tiếp khách. Phòng ăn: Giờ đây phòng ăn có khuynh hướng nhường vị trí cho nhà bếp. Nhiều gia đình có phòng khách kiêm phòng ăn. Hiện nay có một số người biến phòng ăn thành phòng làm việc. Cùng với sự phát triển của Internet, tỉ lệ người làm việc tại nhà ngày càng tăng, mỗi gia đình sẽ cần đến một căn phòng cho từng thanh niên mới lớn, và phòng ăn sẽ dần dần biến mất. Phòng ngủ chính: Đó là nơi đối đầu của những cá tính. Ngày càng có nhiều phụ nữ và đàn ông thích có phòng ngủ riêng, như thế phòng ngủ sẽ có chức năng xã hội như một phòng khách nhỏ, tại đó bạn có thể tiếp bà con hay bạn bè. Ước mơ của đa số người dân là có một phòng riêng chứa tủ quần áo như hồi đầu thế kỷ. Phòng ngủ trẻ: Theo các chuyên gia thiết kế, cha mẹ không nên dành cho con cái phòng lớn hơn của cha mẹ, vì trẻ sẽ sớm tập tính sở hữu và thói đỏng đảnh trước khi biết chia sẻ. Phòng ngủ trẻ con chỉ cần diện tích gần 10m2 là đủ. Nếu cho nhiều trẻ ở chung một phòng, cần thiết phải bố trí những góc riêng cho mỗi trẻ. Phòng vệ sinh: Hiện nay không gian riêng tư càng lúc càng trở nên quan trọng, nhiều người thích vào phòng vệ sinh để được thoải mái và tự chăm sóc mình. Do đó phòng tắm dần trở nên sáng sủa, tiện nghi và rộng rãi hơn. Nhà để xe: Sự gia tăng số lượng xe hơi theo xã hội hiện đại làm cho garage – chỗ để xe trở nên cần thiết. Diện tích garage có khi chiếm ¼ diện tích ngôi nhà. Nhưng vì thời gian bỏ trống nhiều, nên nhiều gia đình dùng garage để chứa xe 2 bánh và chứa đồ như một kho nhỏ. 2.4.Không gian trang trọng của nhà ở Trong mỗi ngôi nhà ở luôn cần có một không gian trang trọng. Đây là nơi đảm nhiệm vai trò tiếp đón (phòng khách), sinh hoạt chung (phòng gia đình), thờ cúng (bàn thờ hoặc phòng thờ), hoặc có khi là tất cả các chức năng trên tại cùng một chỗ. Trường Khí của không gian trong trọng là Trường Khí Trung Hoà, đem lại ấn tượng đầu tiên cũng như sau cùng về ngôi nhà đối với khách ghé thăm. Đây cũng là nơi giao cảm của nhiều thế hệ, giới tính khác nhau. Nơi tiếp khách: Không gian tiếp khách không nên ở ngay cửa chính, khi có người ra vào mở cửa sẽ bị gió lùa thẳng không tốt, cũng như tầm nhìn bị xuyên thấu không kín đáo. Tố nhất là nên bố trí chỗ tiếp khách về một bên so với khung cửa. Không gian tiếp khách cũng không nên vào quá sâu bên trong vì sẽ đưa khách di chuyển xuyên qua phần lớn nhà, ảnh hưởng đến các phòng khác. Ảnh minh họa : Internet Tiếp khách cũng là đón nhận khí của người lạ vào trong môi trường của nhà mình nên cần phải có không gian đệm để giảm bớt độ Xung sát của khí ấy. Không gian đệm này có thể là một sảnh nhỏ, một bậc thềm, một hàng hiên hay một khoảng đi lại ngắn trước khi vào chỗ ngồi salon tiếp khách. Cách làm này còn tạo khoảng quan sát được người bên ngoài, có chỗ để chùi giày, dép, khoác áo mưa hay treo mũ nón, ngồi đi giày v…v…Dù nhà phố chật hẹp, cũng rất nên tạo một khoảng đệm như vậy, sẽ tăng tính trang trọng và kín đáo, thậm chí còn kết hợp làm chỗ để xe gắn máy; có thể thấp hơn phòng khách vài bậc. Nơi thờ cúng: Ảnh minh họa : Internet  Nơi thờ cúng có thể xem là nơi trang trọng nhất trong nhà ở. Đối với ngôi nhà truyền thống thường đặt tại Trung Cung của nhà. Ngôi nhà hiện đại cũng có thể làm được nếu sắp xếp tính toán từ đâu. Một số người có thể dị ứng khói nhang, khu vực bàn thờ nên gần chỗ có cửa thông thoáng. Đối với nhà phố hình ống hẹp, tốt nhất là bố trí hẳn một phòng thờ trên sân thượng,v ừa thóng khí vừa có khoảng rộng để tập trung con cháu vào các dịp giỗ Tết. Không nên đặt bàn thờ gia tiên gần hoặc ngay cửa ra vào vì dễ gặp tầm nhìn chiếu thẳng, không trang trọng khi có người lạ vào nhà. Nếu nhà thấp tầng hoặc không muốn trèo cao khi hương khói , có thể gần bàn thờ liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố trần ( như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió). Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa (nếu có) thì nên đặt ngay tại lối vào chính vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào sáng sớm hoặc chiều tới, đồng thời Nghinh tiếp Tài Thần được trực tiếp hơn Nguyên tắc và nhận diện phong cách hiện đại - Màu sắc trung lập: một màu trung lập làm nền chủ đạo, thêm một ít mảng màu đậm. Màu sáng, trắng được sử dụng nhiều. Màu đen thường được sử dụng ở nền và chỉ rõ một căn phòng hiện đại. - Các thành phần kiến trúc cơ bản đều khá đơn giản như các đường, mảng và khối để tạo nên không gian nội thất, không có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà. - Ít đồ đạc trong phòng. - Bộc lộ yếu tố công năng và chất cảm của vật liệu trong hình thức kiến trúc. - Chú trọng nhiều đến ánh sáng, chiếu sáng nền thường sử dụng ánh sáng gián tiếp, chiếu sáng trang trí hoặc chiếu sáng làm nổi bật vật trang trí. Giải pháp thực hiện Nghĩ về nội thất bảo tàng: mỗi chi tiết hoặc đồ đạc cần có không gian riêng của nó, nổi bật khi đứng một mình và hòa hợp với tổng thể. Điều quan trọng và rất hiệu quả là bố trí ít đồ, kích thước lớn và được sắp xếp tốt. Hãy tạo một vùng thoáng xung quanh chúng. Hãy coi mỗi đồ vật là một tác phẩm và đừng bố trí theo kiểu chồng chất. Hình thức kiến trúc và công năng sử dụng của các chi tiết hoàn toàn tác động đến nhau, bộc lộ chính xác công năng của vật liệu (dầm để lộ ở gác lửng, các bức tường gạch trần, ống dẫn nước kim loại… thường được phô ra, tăng thêm sức hấp dẫn của kết cấu và bề mặt vật liệu). (hình 2a, 2b, 2c) Thể hiện sự trình bày táo bạo với cả đồ đạc và các chi tiết. Nếu bạn thích màu đỏ, hãy sơn trên bức tường chính hoặc chọn một bộ sofa hay ghế màu đỏ tươi. Đối với các đồ đạc và các chi tiết, bỏ qua sự rườm rà, hoa văn, chi tiết chạm trổ, hình dáng truyền thống. Mạnh dạn sử dụng các mảng lớn, hình khối cơ bản, màu sắc rõ ràng. Đồ đạc thường biểu lộ nét cân đối và hòa nhã. Bọc vải trung lập, đen hoặc màu đậm. Vải có vẻ đẹp tự nhiên (len, bông, lanh, lụa, đay) và tăng vẻ quyến rũ của bề mặt. Sàn nhà nhẵn bóng. Các tấm thảm có thể thêm màu sắc, chất cảm, sức hấp dẫn và phân định không gian. Vải hoa in hình động vật xuất hiện nhiều trong các phòng hiện đại. Thử dùng các gối có hoa văn con báo trên một bộ sô pha đen hoặc một tấm thảm hoa văn ngựa vằn. Ánh sáng đặc biệt quan trọng trong nội thất hiện đại. Sưu tầm vật trang trí lạ mắt với hình khối đẹp, đường nét cân đối, và có thể nhấn mạnh bằng màu đậm hay bằng kim loại. Tạo ánh sáng từ hốc tường hoặc khe của các vật cố định để chiếu sáng tường. Đối với công trình xây mới hoặc cải tạo, hãy nghiên cứu tạo ánh sáng gián tiếp và che nguồn sáng. Tạo điểm nhấn nghệ thuật bằng việc đặt các tác phẩm điêu khắc (tượng) trên các cột hoặc đế (đôn). Tạo ánh sáng chuyên dụng cho các vật trang trí, khung ảnh hoặc tranh lớn. Sử dụng sự nhắc lại của đường nét, màu sắc và hình khối trong các chi tiết trang trí. Các khung tranh, ảnh đơn giản bằng gỗ sẫm màu cổ điển, kim loại màu, hoặc gỗ tự nhiên sáng màu. Treo các bức tranh thành từng nhóm gần nhau, trông như một bức tranh lớn vậy. Kính, kim loại, đá và gỗ sẽ kết hợp tốt với nhau trong nội thất hiện đại. Tuy nhiên cần tránh cảm giác lạnh lẽo bằng cách thêm một vài chỗ có màu ấm, hoặc sử dụng thêm chất liệu vải, thảm dày. Có hoa trong phòng sẽ rất lãng mạn, sắp xếp rộng và theo hình dáng đơn giản. Đặt chúng vào các lọ, bình thời trang làm tăng vẻ đẹp hiện đại. Cây xanh đóng vai trò không nhỏ trong căn phòng hiện đại. Cây lớn, đặt trong chậu đơn giản, và có lá đẹp. Chiếu sáng chúng từ bên dưới và từ đằng sau. Phủ bề mặt chậu đất bằng các hòn sỏi trơn nhẵn hoặc các mảnh vỏ cây nhỏ và dày. 2.6. Một vài phong cách trong thiết kế biệt thự: 2.6.1. Phong cách Pop Art: Nét đặc trưng nổi bật của trường phái Pop Art (Pop Art ) chính là màu sắc và mỗi khi nhắc đến những gam màu sặc sỡ, tươi mới và hiệu quả thị giác tương phản mạnh mẽ người ta nghĩ ngay đến Pop Art . Pop Art không chỉ dừng lại ở màu sắc! Ngoài tính chất căn bản là sự chuyển động của màu sắc, bằng những ấp ủ của mình và mong muốn thể hiện những ý đồ đột phá mới, tôi còn đặt vấn đề về Pop Art thông qua sự chuyển động của hình khối và ánh sáng. Để thể hiện quan niệm đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài tốt nghiệp của mình là : “Nghệ thuật Pop Art trong không gian sống điển hình”.  Với một đề tài tốt nghiệp, có thể là một công trình, có thể là một mô hình kiểu mẫu và có thể là một chuyên đề về một thành tố chuyên môn nào của lĩnh vực thiết kế nội thất. Mong muốn của tôi là vận dụng và tập hợp cả 03 vấn đề trên để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ nhất về nghệ thuật Pop Art . Pop Art còn khá mới mẻ đối với quan niệm của người dân Việt Nam. Trong đời sống hiện tại, giá trị và tính đại chúng của nó phải được nhà thiết kế đặt tên và chỉ định vì phần lớn người dân Việt Nam chưa thể chủ động nhận ra được trường pháiPop Art (ngoài trừ giới chuyên môn đã có quá trình tham khảo và nghiên cứu). Nếu cách thức nhận dạng phong cách này còn chưa mang tính phổ cập thì việc ứng dụng còn là một khoảng cách rất xa. Ứng dụng Pop Art vào một không gian sống điển hình là một thông điệp tôi mong muốn được gởi đến các bạn bè sinh viên cùng chuyên ngành, quý thầy cô và đội ngũ nhà thiết kế chuyên nghiệp ngoài xã hội về những tâm huyết và dự định của mình cho đồ án tốt nghiệp. Pop Art cần những tác phẩm nghiên cứu và ứng dụng tiên phong để có thể dần tìm đến những ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là nghề thiết kế. Trường phái Pop Art và ứng dụng của nó chưa được đặt vấn đề trong các đồ án tốt nghiệp trước đây và cũng chưa được đặt tên theo đúng tính chất của nó. Vì vậy, đồ án này cũng có thể là cách tôi tìm lại tính đại chúng cho Pop Art trong thiết kế biệt thự. Không gian sống điển hình của tôi thực chất cũng chỉ là Phòng Khách, Phòng An, Phòng Ngủ, bếp, Sân vườn . . ., những không gian sống gần gũi, thân quen của con người. Con đường nhanh nhất để Pop Art lan tỏa và mang tính đại chúng với người dân Việt Nam trứơc tiên là phải thông qua những không gian sống gần gũi đó. Ý nghĩa của phong cách Pop Art: Khi cuộc sống tiến bộ, tốc độ xây dựng càng mạnh mẽ, không gian sống càng được cải thiện và tiện nghi hơn, sự hình thành và ra đời các khu đô thị mới với hạ tầng đồng bộ là điều tất yếu. Một khu đô thị đáp ứng được nhu cầu sống, làm việc, kinh doanh, giải trí chính là nền tảng quy hoạch, hạ tầng, hệ thống giao thông và cảnh quan môi trường, kiểu dáng kiến trúc, thần thái của những không gian nội thất hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn. Chúng ta có thể khái quát các thành phần chính của một khu đô thị – khu dân cư mới như sau:. Các công trình dân dụng: nhà chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự Trung tâm thương mại, mua sắm, giải trí. Bệnh viện. Trường học. Cao ốc văn phòng. Các khối dịch vụ phụ : công viên, sân thể thao, rạp chiếu bóng,… Việc sự dụng Pop Art vào các khu độ thị mới là rất hợp lý bởi vì chúng ta có thể áp dụng Pop Art một cách đồng bộ, cò hệ thống từ quy hoạch, cảnh quan, kiến trúc, nội và ngoại thất. Đặc điểm của Pop Art: a.Tính đại chúng: Pop Art mở cho sự tham gia của công chúng. Nghệ thuật ứng tác (happening) mang tính ngẫu nhiên, tuỳ hứng, dựa trên tác động qua lại giữa người sáng tạo và người thưởng thức (“đồng sáng tạo”). Pop Art  lấy đề tài, chất liệu từ đại chúng, từ những vật dụng thông thường hàng ngày. Mỗi một nghệ sỹ theo cách riêng của mình sẽ quan niệm về mỗi đề tài, loại chất liệu khác nhau như theo Robert Rauschenberg (Mỹ, 1925- nay )thì “ bất cứ động cơ nào thúc đẩy tôi vẽ đều tốt như nhau, không có đề tài nào nghèo nàn cả”, với ông thì “một đôi tất cũng có thể làm thành một bức tranh chứ không phải chỉ có gỗ, đinh, nhựa thông, sơn dầu, vải…” Và ông đang cố gắng để làm sao có thể hành động đứng giữa nghệ thuật và cuộc sống bởi “nghệ thuật cần tương hợp toàn vẹn với cuộc sống mà chẳng có gì cần tương hợp với nghệ thuật”. b. Tính nhất thời, hiệu quả sử dụng cao, giá rẻ: Tính nhất thời: giải pháp cấp kỳ, mẫu mã sản phẩm và các hình thức thể hiện thay đổi theo mốt và nhu cầu của số đông. Hiệu quả sử dụng: nghệ thuật nhưng hữu ích trong tiêu dùng. Giá rẻ: chi phí SX thấp, giá cả phải chăng, phục vụ số đông như tiểu thuyết 4 xu ở Pháp, tiểu thuyết 10 xu ở My (cuối XIX); sách phổ thông, bỏ túi, giá rẻ,… c. Tính trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, gợi cảm, dí dỏm, hài hước: Ý tưởng táo bạo; bố cục ngẫu hứng; màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn, có thể sặc sỡ, tương phản mạnh mẽ; tạo ấn tượng ngộ nghĩnh hoặc gợi cảm; nhấn mạnh những biểu tượng tình yêu, sự thoả mãn, tiện nghi… Tìm kiếm những vật liệu mới Khước từ những quy tắc (xã hội & nghệ thuật) truyền thống cứng nhắc, lạnh lùng. Robert Rauschenberg: “Hội hoạ luôn mạnh mẽ nhất vào lúc bất kể bố cục, màu sắc, nó xuất hiện như một điều không thể khác chứ không phải như một sự bày biện”. d. Tính kinh doanh thương mại: Kinh doanh nghệ thuật là bước đầu tiên để dẫn tới nghệ thuật thương mại. Andy Warhol bắt đầu như một nghệ sỹ thương mại và kết thúc như một nghệ sỹ kinh doanh. Đối với Warhol thì “làm ra tiền là một nghệ thuật và kinh doanh giỏi là thứ nghệ thuật cao nhất”. Pop Art lấy hình ảnh từ văn hóa đại chúng và chuyển hoá chúng thành những vật liệu khác, mỹ cảm hoá để chúng trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn. Những hình ảnh mang vẻ quyến rũ hay thảm hoạ đó đều chỉ là những chủ đề không phân biệt và là nội dung của văn hoá hàng hoá. Pop Art trở thành một phần của truyền thông, tận dụng sức mạnh của truyền thông đại chúng phục vụ cho hành vi của con người, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rất có hiệu quả. Ứng dụng Pop Art trong thiết kế nội thất ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Các nước trên thế giới: Pop Art đã được sử dụng từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực như hội hoạ, thời trang, đồ hoạ, truyền thông đa phương tiện. Trong thiết kế nội thất nó đã được áp dụng trong rất nhiều loại công trình với sự phá cách mạnh mẽ trong không gian, màu sắc, vật liệu và trang thiết bị Nhà ở Sử dụng màu sắc rất táo bạo hoặc sử dụng không gian đơn sắc kết hợp với màu sắc và hình khối của trang thiết bị vừa thoả mãn được nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hằng ngày vừa tạo ra những xúc cảm đặc biệt phù hợp với các thành viên trong gia đình Công trình công cộng  Pop Art rất thích hợp với các không gian và công trình mang tính chất giải trí, yêu cầu sự mới lạ, đẹp, có phong cách để thu hút khách như như Bar, quán cà phê, các khu trưng bày, các trung tâm giao lưu văn hoá, …. Cũng có thể sử dụng Pop Art trong các văn phòng, các không gian trong khách sạn Café-bar Văn phòng “Những ý tưởng tầm thường, những đồ vật vô dụng…đều được người nghệ sỹ khai thác từ chỗ hư vô và bất động để biến thành chất liệu nghệ thuật”, đó là những gì mà Pierre Restany nghĩ. Andy Warhol cho rằng : “Tôi không có cảm giác đang thể hiện những biểu tượng sex chính yếu của thời đại khi vẽ Marilyn hay E.Taylor. Tôi coi Marilyn như một kẻ bất kỳ, tôi thể hiện màu sắc mạnh mẽ chỉ vì đối với tôi những màu ấy cũng đẹp như Marilyn” Với Jean Paul Gaultier ( Pháp, 1952- nay ): “Tất cả những chất liệu trong thiên nhiên đều có thể thành y phục của phái đẹp” Việt Nam: Đánh giá hiện trạng:  - Ở Việt Nam, trường phái Pop Art chưa được gọi đúng tên, hầu hết mọi người đều hiểu và gọi chung chung là một phong cách hiện đại, mới. - Chỉ mới xuất hiện trong các loại hình không gian giải trí vui chơi phục vụ cho giới trẻ như : cà phê, bar, cửa hàng, studio, . . .còn xuất hiện hạn chế trong không gian sống. - Được ứng dụng trộn lẫn với các trường phái khác nên nó càng bị mờ nhạt, chỉ mới được đánh giá là không gian lạ, thể hiện được cái tôi của người thiết kế chứ chưa được hiểu và công nhận là một trường phái.  - Chưa có các công trình, cụm công trình ứng dụng Pop Art đồng bộ về kiến trúc, nội thất. 2.6.2.Phong cách TỐI GIẢN ( Minimalism): Phong cách tối giản (Minimalism) đang phát triển mạnh ở châu Âu, cái nôi của trang trí nội thất. Châu Á, Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách hiện đại và tinh tế này. Có thể tìm thấy âm hưởng của minimalism trong hầu hết các công trình kiến trúc Nhật đương đại lẫn truyền thống. Phong cách này ảnh hưởng mạnh đến xu hướng trang trí nội thất tại các nước Bắc Âu trong những năm cuối thập kỷ 90 và hiện nay, tiếp tục lan tới châu Mỹ. Phong cách tối giản chú trọng việc giảm thiểu tối đa việc trang trí trong không gian nội thất. Đi ngược lại các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp. Phong cách này hướng đến việc loại các vật dụng thừa và giữ lại một không gian trống hoàn hảo. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như phong cách thiết kế và trang trí Nhật Bản, đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết lý “ít hơn có nghĩa là nhiều hơn”, việc trang trí nội thất theo phong cách tối giản hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu. Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng chính là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi. Cũng như các phong cách nội thất khác, tối giản cũng có những đặc điểm nổi bật để dễ dàng phân biệt. Nguyên tắc chủ đạo của phong cách này được gói gọn trong hai chữ “hạn chế”. Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều đồ đạc trong nội thất, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Sự hạn chế sử dụng màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất. Thông thường, sẽ có không quá ba màu trong không gian nội thất gồm một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng. Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau. Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong cách tối giản như một phông nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn. Do hạn chế sử dụng màu sắc, ánh sáng trong phong cách tối giản được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, bông gió trên tường hay thậm chí xuyên qua các tầng cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi vào đến bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước. Ánh sáng nhân tạo được chọn lọc một cách cẩn thận để nhấn mạnh hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất. Các thành phần trang trí nội thất cũng như bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng. Bàn ghế trong nội thất đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong. Phong cách tối giản được áp dụng trong thiết kế nội thất văn phòng một cách dễ dàng. Không gian làm việc thường được yêu cầu sắp xếp và bố trí gọn gàng, đồng thời vẫn đáp ứng được công năng sử dụng một cách tốt nhất. Điều này phù hợp với các tiêu chí của trường phái tối giản. Và dù đa số các văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo là nguồn chiếu sáng chính, càng về sau này xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Việc bố trí một không gian văn phòng gọn gàng, bố trí đẹp mắt, tràn ngập ánh sáng tự nhiên có thể làm tăng sự nhiệt tình và cổ động tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài ra, việc sử dụng có chọn lọc và hạn chế các vật liệu ốp lát trong nội thất văn phòng cùng với các khu bàn ghế làm việc mang hình dáng đơn giản cũng tạo nên không khí thanh lịch không kém phần sang trọng mà đa số các văn phòng làm việc đều hướng đến. Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc, Minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết, phong cách này thật sự không thích hợp với nhũng người thích chi tiết, thích trang hoàng phức tạp. Ngược lại, những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng thì tìm được trong phong cách này những gì mà họ tâm đắc nhất. Người châu Âu sau một thời gian dài say mê với các chi tiết cầu kỳ, hoa văn phức tạp lại quay sang đi tìm cái đẹp trong sự đơn giản. Với nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng lớn và mật độ dân số ngày càng tăng, một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng trở thành điều mà mọi người mơ ước. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao phong cách này lại đạt được ảnh hưởng và thành công lớn trong trang trí nội thất nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung tại châu lục này. 2.7. Một số kiểu thiết kế nội thất biệt thự xanh đẹp trên thế giới: Chương 3: Hướng nghiên cứu chính cụ thể của đề tài: 3.1.Đặc điểm khu đất xây dựng: 3.1.1.Vị trí địa lý: Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thánh phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010. - Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng: Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng. - Sinh thái: Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng. - Du lịch Di tích lịch sử cấp Quốc gia Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm TP Sa Đéc Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 09 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là: Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc. Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Tp Cao Lãnh. Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp- Tháp Mười. Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh. Đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình. Chùa Cả Cát- Lai Vung. Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông. Tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng. Bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình. Vườn quốc gia Tràm Chim Đài liệt sĩ Cao lãnh Kiến An Cung - chùa Hoa tiêu biểu - Đặc sản Bánh phồng tôm Sa Giang Nem Lai Vung Quýt hồng Lai Vung Quýt đường " Hoà An Tp. Cao Lãnh" Xoài Cát hòa lộc " Với thương hiệu Xoài cát hoà lộc Cao Lãnh" Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh" Hủ tiếu Sa Đéc rất nổi tiếng. Tôn giáo: đa số theo đạo phật, một số theo thiên chúa và tin lành, cao đài, hòa hỏa. 3.1.2.Vị trí xây dựng: Khu đất cần xây dựng đặt tại huyện Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp. Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp. Huyện Tháp Mười được tách ra từ huyện Cao Lãnh theo Quyết định số 4/CP ngày 05/01/1981 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Theo đó huyện Tháp Mười có các xã: Hưng Thạnh, Mỹ An, Mỹ Hoà, Trường Xuân, Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông. Đồng Tháp Mười là vựa lúa lớn nhất cả nước, chủ yếu phục vụ mục đích xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, châu Phi và một số nước khác. Hiện nay Tháp Mười có 12 xã và 1 thị trấn: Hưng Thạnh, Mỹ An, Mỹ Hoà, Trường Xuân, Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông, xã Tân Kiều, Phú Điền, Thạnh Lợi, Láng Biền và Thị Trấn Mỹ An. Gò Tháp Mười 3.1.3. Ảnh hưởng văn hóa vùng miền: - Vị trí khu đất nằm trong khu dân cư hành chính, và gia chủ theo đạo phật nên vấn đề tôn giáo không ảnh hường nhiều đến lối thiết kế. 3.2. Đề xuất mới cho không gian nhà ở: 3.2.1. Góc riêng tư: Ngoài phòng ngủ là nơi riêng tư của mỗi người, ai cũng muốn có một không gian thư giãn tuyệt đối để có thể thỏa mãn những sở thích của bãn thân. Để đáp ứng đươc nhu cầu đó, và không làm mất diện tích của ngôi nhà, chúng ta nên tận dụng gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh, hay nơi đọc sách. Nói tới khoảng không gian dưới chân cầu chúng ta nghĩ rằng đó là nơi ẩm thấp, nhưng trên thực tế, nếu được thiết kế đúng mực, thì đó là một trong những nơi thư giản tốt cho gia chủ. 3.2.2. Tạo không gian thông thoáng từ sân vườn vào nhà: Đưa cây xanh vào nhà là một giải pháp giúp cho không khí luân chuyển trong nhà luon được tươi mát.Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải lưu ý nên để cây xanh ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng, ví như vậy sẽ khiến ban đêm ta dễ có cảm giác “ngộp” do sự trao đổi khí của cây. 3.2.3.Ứng dụng họa tiết vào không gian: - Chọn những đường nét cổ điền cho không gian phòng khách chính ở tầng trệt. - Phòng ngủ chính và phòng ngủ phụ lại mang nét hiện đại với những họa tiết đơn giản, không quá cầu kì như phòng khách. - Các không gian còn lại, kết hợp giữa hiện đại và cổ điển thông qua vật dụng nội thất. Chương 4: Ý tưởng thiết kế 4.1.Ý tưởng thể hiện trong đồ án: Dùng hình ảnh cây chuối làm ý tưởng chính, từ dáng cây, dáng lá cho đến màu cho đến màu lá, màu hoa đều được tận dụng. 4.2. Màu sắc trong nội thất: Trong không gian nội thất, màu sắc là yếu tố rất quan trọng.Màu sắc là sự cảm nhận phức tạp có thể nhìn thấy được. Màu sắc được sử dụng với những ý nghĩa và sở thích khác nhau. Có ba cách sử dụng màu sắc trong không gian nội thất Dùng màu thống nhất: Nghĩa là tất cả vật liệu trang trí và vật dụng đều có màu sắc đồng nhất.Thủ pháp này có hiệu quả tốt đem lại cảm giác hài hòa,nhưng cũng dễ tạo cảm giác đơn điệu. Dùng màu làm nổi bật : tất cả các đồ dùng trong phòng đều sử dụng trong cung một gam màu,từ sắc độ đậm nhất đến nhẹ nhất, cách này cũng rất hiệu quả hiện đang được ưa chuộng. Màu sắc tương phản: Nghĩa là vận dụng sự tương phản giữa các màu sắc. Ví dụ như tô điểm không gian với những vận dụng trang trí sặc sỡ trong bối cảnh màu nhạt làm nổi bật những đường nét chính.Tuy nhiên cần thận trọng khi áp dụng cách này, vì nếu áp dụng sai sẽ tạo cảm giác “vô ích, không hợp lý” Màu trong nội thất theo quan niệm của người Trung Quốc xét dưới góc độ của thuật phong thủy.Trước tiên màu sắc của bức tường và đồ đạc phụ thuộc vào kích thước của căn nhà và độ chiếu sáng của nó.Thường thì căn nhà quá lớn hoặc quá nhiều ánh sáng,màu sắc bức tường nên có màu sẫm. 4.3. Chất liệu- ngôn ngữ của nội thất: Trong trang trí nội thất, chất liệu chiếm vị trí hết sức quan trọng.Nó làm sinh động và phong phú thêm không gian, định rõ ranh giới đồ đạc trong nhà, đồng thời góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ và tính hiện đại cho công trình.Kết hợp và sáng tạo ra các cách bố trí chất liệu khác nhau cũng quan trọng như tổ hợp màu sắc và ánh sáng trong không gian. Chất liệu liên quan đến tính chất của bề mặt, và mỗi chất liệu cho một cảm nhận khác nhau, tùy theo tác động của ánh sáng chiếu vào nó.Nó tác động đến con người về nhiều phương diện vật chất,tâm lý cũng như thẩm mỹ. Mỗi loại chất liệu xung quanh cuộc sống của chúng ta đều chứa đựng một năng lượng riêng, đều mang những tính chất của ngũ hành, và chúng ảnh hưởng tới khí hậu của khu vựa chúng ta đang sống.Những chất liệu có bề mặt có bề mặt sáng bóng như nhôm,kính,inox mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn.Ngược lại,bề mặt nhám,thô, sậm lại có tác dụng làm chậm dòng khí. 4.4. Ánh sáng trong không gian nội thất: Yếu tố không thể thiếu trong trang trí nội thất là trang trí bằng ánh sáng.Bởi như chúng ta đã biêt, ánh sáng là một nhân tố quan trọng giúp mọi người phân biệt và nhận thức được thể giới xung quanh.Không có ánh sáng sẽ không có hình thể,màu sắc, chất liệu.Thế giới mà chúng ta có thể trông thấy được là nhờ ánh sáng phản xạ vào măt, nhờ vậy ta lĩnh hội được sự vật nhiều hơn là do các giác quan khác đem lại, từ đó giúp cho con người ta cảm nhận được cái đẹp và cảm giác được môi trường sống quanh mình.Do vậy,nó cũng chính là yếu tố đánh thức sự tổ chức không gian và làm rõ những nét đẹp về hình thể,màu sắc, chất liệu trong công trình. Ngoài ánh sáng tự nhiên,con người đã phát minh và sáng tạo ra những nguồn sáng nhân tạo để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mình.Nếu như trước đây ,việc bố trí ánh sáng chỉ để nhằm chức năng chiếu sáng là chính-đưa ánh sáng nhân tạo vào vật thể,cho phép người sử dụng thực hiện các hoạt động với nhịp độ thích hợp, thoải mái,thì ngày nay,không đơn thuần chỉ như vậy, nó có tác dụng rất quan trọng là trang trí, tạo điểm nhấn cho kiến trúc,mang lại cảm nhận về thẩm mỹ cao hơn.Việc bố trí ánh sáng và hình thức chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc và tính năng sử dụng. Việc kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn sáng theo khu vực, hay chiếu sáng theo từng nơi. Trong thiết kế resort,ánh sáng ngày càng được “hiện đại hóa”, được bố trí một cách nghệ thuật theo từng vùng không gian khác nhau,với công suất và công dụng khác nhau.Ngoài việc chiếu sáng chan hòa để tạo nên không gian sang trọng và tràn ngập ánh sáng, trong nội thất còn sử dụng thiết bị chiếu sáng trực tiếp để giúp nâng cao cảm nhận về hình dáng và chất liệu bề mặt, do có những bóng đổ và độ sáng trên vật liệu một cách mạnh mẽ và rõ ràng.Ánh sáng còn được sử dụng chiếu sáng khuyếch tán- phát tán xạ hướng đi của ánh sáng khi nó phát ra từ nguồn,nhằm tạo hiệu quả hỗ trợ cho một không gian tổng thể đơn điệu. Đèn trong hốc tường,đèn trần,đèn đứng góc nhà,…mỗi vị trí đều có ý đồ riêng và tất cả tạo thành bản hợp ca ánh sáng thật hài hòa.Nguồn sáng cũng thường được giấu đi để cho cảm giác dễ chịu hơn với những mảng ánh sáng đẹp. 4.5. Ý tưởng cho từng không gian: 4.5.1.Ý tưởng cho phòng khách: Trang trí tại hai vách tường đối diện. Có thể sơn màu chói, kẻ sọc dọc ngang hay đơn giản là treo tranh khổ lớn (hoặc sắp đặt bộ sưu tập cùng chủ đề các tranh nhỏ). Nếu cầu kỳ có thể bọc vải hay ốp gỗ để tăng thêm phần ấm cúng.Dùng tông vàng trầm cho không gian sang trọng theo đúng tinh thần cổ điển, kết hợp giấy dán tường , nguồn vật liệu mới và đang dần thông dụng trong nội thất. Trang trí tại phần không gian nửa thoáng liên kết với cầu thang và xa hơn nữa là bếp và phòng ăn cuối nhà. Có lúc là một kệ thoáng để đồ vật trang trí, khi là lam gỗ tạo dáng, hay đơn giản xây bậc giật cấp theo vế thang. Khéo léo nhất khi biến đổi không gian phụ này thành phần trang trí kết thúc phòng khách, không đóng kín nhưng đạt cảm giác riêng tư được đảm bảo giữa ngoài khách và trong bếp. 4.5.2. Ý tưởng cho bếp và phòng ăn: Vì liên thông với phòng khách chính nên bếp và phòng ăn cũng mang nét cổ điển, nhưng bên cạnh đó có pha trộn nét hiện đại mang tính tiện nghi và thẩm mỹ. 4.5.3. Ý tưởng cho phòng ngủ: Phòng ngủ là nơi được sử dụng nhiều nhất trong một căn nhà. Cuộc đời của con người có đến một phần ba thời gian là dành để ngủ; giấc ngủ không chỉ đảm bảo việc phục hồi sức khỏe mà còn duy trì sự minh mẫn để đưa ra những quyết định đúng trong cuộc sống. Vì vậy, việc thiết kế không gian của phòng ngủ là rất quan trọng.Không mang nét cổ điển hoàn toàn phòng ngủ chính là sự hòa trộn giữa cồ điển và hiện đại. Với tông màu trầm chuyển tiếp đến tông màu sáng hơn cho các phòng còn lại. Tông màu chính cho không gian là trắng,nâu. các màu xanh lá, đỏ là điểm nhấn riêng cho từng không gian. Chương 5: Nhiệm vụ thiết kế: Sự thay đổi hài hoà giữa kết cấu cứng và mềm ,giữa trong và mờ…tạo ra sự phong phú và thích thú cho không gian 5.1.Các mặt khai triển: 5.1.1.Bố trí mặt bằng trần trệt: Diện tích: 18m x 16m ,gồm có: phòng khách chính, phòng ăn lối đi, toilet và phòng gia nhân. Để tạo nét mới cho phong cách biệt thự hiện đại,với hồ sơ kiến trúc sẵn có, em đã dùng những đường nét trong lối thiết kế cổ điển mạnh dạng đưa vào đồ án. Bên ngoài ngôi biệt thự là những đường nét khỏe khoắn , trẻ trung đúng với tiêu chí biệt thự hiện đại, nhưng bên trong lại dùng lối thiết cố cổ điển để trang trí. 5.1.1.2.Phòng khách chính:màu chủ đạo là vàng kem. -Trần được tôn lên cao hơn với đèn âm trần và những họa tiết lá chuối cách điệu trang trí trên 4 góc của trần. - Nền được lát bằng đá hoa cương có trải thảm ngay góc bàn . Mở rộng phòng khách ra lối đi, làm cho căn phòng thông thoáng hơn.Từ ngoài cửa ta có thể nhìn thấy được nét sang trọng qua những đồ dùng bố trí. Ở cửa sổ và cửa thông từ phòng khách với bếp dùng màn 2 lớp , có lớp voan mỏng tạo nét sang trọng . Búc tường lớn đối diện với bộ sofa dùng giấy dán tường với hoa văn lá chuối thề hiện ý tưởng của căn phòng: cổ điện, sang trọng nhưng phảng phất nét quê bình dị. Phòng khách chính. 5.1.1.3. Bếp và phòng ăn: 4,2m x5,8m. Phòng ăn hiện đại bên cạnh phòng khách cổ điển 6.1.1.4. Sân vườn 6.1.1.5. Gara 6.1.2. Khai triển mặt bằng lầu 2:12m x9,5m -Bao gồm: Phòng ngủ chính của bố mẹ, phòng ngủ con gái,phòng khách gia đình. 6.1.2.1. Phòng ngủ chính: Tông màu chính nâu trầm,với những đường nét hiện đại cho không gian sang trọng. Nội thất cổ điển được kết hợp. Sàn gỗ 6.1.2.2.Phòng khách gia đình không còn theo lối cổ điển mà hoàn toàn mang phong cách hiện đại với gam màu trẻ trung. 6.1.3. Khai triển mặt bằng lầu 2: -Bao gồm phòng ngủ con trai và phòng thờ 6.1.3.1 phòng ngủ con trai: Phong cách hiện đại, trè trung với tông xanh làm chủ đạo. Phá vỡ tường ngăn cách toilet và phòng ngủ thay bẳng vách kính cho không gian thêm rộng. 6.1.3.2.Phòng thờ: - Trở lại tông nâu trầm cho cảm giác trang nghiêm nơi thờ cúng. CÁC PHỐI CẢNH CHO CÁC KHÔNG GIAN Phòng ngủ bố mẹ: Phòng ngủ con trai: Phòng khách chính: Phòng khách gia đình Phòng thờ: C-KẾT LUẬN Nhà ở là một phần căn bản của con người cần được thỏa mãn theo nhiều cách khác nhau. Người ta có thể lựa chọn và biến đổi môi trường xung quanh cho thích hợp với nhu cầu sinh sống của mình. Song dù với bất kỳ kiểu cách nào, hãy để không gian sống của con người được thân thiện với thiên nhiên, với môi trường sinh thái, được trở về với cội nguồn của chính mình. Vậy phải làm sao để ta có thể tìm thấy tiếng nói ,thấy hơi thở của thiên nhiên, gần gũi và hòa quyện trong nhịp sống của chúng ta. Các thế hệ kiến trúc sư, họa sỹ thiết kế nội thất, nay và mai sau đã, đang và sẽ cố gắng phát huy sáng tạo không ngừng và nhằm tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, từ việc đưa ra hướng “mở” với thiên nhiên, cho đến việc nghiên cứu sử dụng và tạo hình những nguồn chất liệu vật liệu từ thiên nhiên trong nghệ thuật. Đó cũng chính là xu hướng bất biến, đã và sẽ không bao giờ thay đổi. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lịch sử mỹ thuật công nghiệp _ LÊ HUY VĂN Nguyên lý hội họa đen trắng _ VƯƠNG HOẰNG LỰC Tham khảo tài liệu “ Các yếu tố tạo hình cơ bản của Nghệ thuật Thị giác” Mỹ thuật học _ “ Con mắt nhìn cái đẹp” _ NGUYỄN QUÂN Tạp chí Kiến trúc nhà đẹp Tham khảo qua Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Luận văn liên quan