Luận văn Tuyến điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long

• Vườn cò Bằng Lăng Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi phườngThốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn. Trong vườn còn có một cái tum dựng chìa ra bờ ruộng, làm bằng tre, cao chừng 3m, thoạt trông như một khán đài mà từ đó du khách có thể dõi nhìn khắp vườn cò, tìm hiểu cảnh sinh hoạt của đàn cò đông đúc giữa vùng đồng quê thanh bình của đồng bằng sông Cửu Long.

docx62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyến điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Steel làm thầu chính. Để tưởng niệm những người thiệt mạng do tai nạn, một khu tưởng niệm được xây dựng trong khuôn viên Bồ Đề Cổ tự (xóm Rạch Tra, ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Khu tưởng niệm có diện tích gần 80m2, nằm cách vị trí cầu Cần Thơ khoảng 200m, được xây dựng bằng kinh phí do nhà thầu TKN (Nhật Bản) tài trợ. Đây cũng là nơi thờ tự tập trung những người quá cố khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ. Vào cùng ngày diễn ra lễ khánh thành cầu Cần Thơ ngày 24 tháng 4 năm 2010, một lễ cầu siêu đã được tổ chức tại chùa nhằm tưởng nhớ đến những người đã hi sinh trong sự cố và cầu cho linh hồn của họ được siêu thoát. 3.Thuyết minh trên điểm a.Long An Cụm di tích Bình Tả Vị trí: Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Ðức Hoà Hạ, huyện Ðức Hoà, tỉnh Long An. Đặc điểm: Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông, cụm di tích này thuộc nền văn hoá Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Ðồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An 40km về phía đông bắc. Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Ðồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,70 -1,90m có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km đã được phát hiện. Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Ðông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hoà (Long An), di tích Óc Eo - Bình Tả được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại. Ngôi nhà 100 cột Vị trí: Ngôi nhà 100 cột tọa lạc tại vùng đất ven biển thuộc địa phận xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.  Đặc điểm: Được xây dựng vào những năm 1901-1903 bởi một nhóm thợ miền Trung, ngôi nhà 100 cột có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Với diện tích 882m², ngôi nhà 100 cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m², chính diện quay về hướng tây bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, nhà 100 cột có kiểu chữ quốc, 3 gian, 2 chái.  Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự - ngoại khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Kết cấu chính của ngôi nhà là kiểu xuyên trính (còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường), khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng tây - đông, tiền - hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ, uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ''chày cối'', tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối). Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ''rộng lòng căn'' được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.  Đặc biệt, kiến trúc của ngôi nhà cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', ''tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' rất sắc sảo đặc trưng của Huế. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'', ''tứ thời'','' bát quả'', các mô típ thể hiện Phúc - Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc - nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, ghế nghi, bàn tròn, bàn dài bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng hết sức điêu luyện và tài tình.  Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở ngôi nhà còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son, thếp vàng, cẩn ốc xà cừ nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn. Tất cả được bố cục, xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.  Năm 1997, nhà 100 cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997). Chùa Tôn Thạch Vị trí: Thuộc ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.  Đặc điểm: Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An được xây dựng vào năm 1808. Chùa Tôn Thạnh do Hoà thượng Viên Ngô khai sáng với tên là Lan Nhã.  Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19. Ðặc biệt là pho tượng Bồ Tát Ðịa Tạng bằng đồng được đúc tại chùa. Trong khuôn viên chùa có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Ðình Chiểu dựng vào năm 1973 và tháp Hoà thượng Thiên Ngộ Chùa Tôn Thạnh còn là nơi Nguyễn Ðình Chiểu - nhà thơ lớn của Việt Nam đã sống và viết những áng văn bất hủ từ năm 1859 - 1861. b. Tiền giang Chùa vĩnh Tràng : Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang khoảng 3km.Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Đầu thế kỷ XIX, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng. Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa". Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Á - Âu. Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc. Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà. Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách. Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu "thượng thu hạ cách". Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang mầu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh. Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ XIX. Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc. Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình "Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904. Điều đáng chú ý là những bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp. Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo vệ chùa. Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đừng rất vĩ đại. Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay. Chùa Vĩnh Trường được xây cất năm 1849, trước đó, chùa mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông Bùi Công Đạt kiến tạo. Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp. Năm 1864 Huệ Đăng mất trong lúc công việc chưa hoàn tất, ông Huệ Đăng không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì. Năm 1878, hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý hòa thượng Tổ Từ Trung, hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của hòa thượng Huệ Đăng. Năm 1907, hòa thượng Trà Chánh Hậu bắt đầu trùng tu lại ngôi chùa, tầng 1 của gian chánh điện được xây cất. Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của hòa thượng Quảng Ân lên thay. Đến năm 1930, ông lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm 3 gian và tầng 2 của gian chánh điện. Năm 1933, ông cho xây 2 cổng Tam quan và xây rào xung quanh. Ngày 22-6-1939 hòa thượng qua đời, thọ 67 tuổi. Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được hòa thượng Lê Ngọc Xuyên di chúc làm Trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sư bảo hộ. Ngày 25-3-1954 thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi), thượng tọa Thích Trí Long chính thức trụ trì cho đến ngày nay. Du lich trên sông Tiền Vị trí: Tuyến du lịch trên sông Tiền của tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách TP.HCM 70 km. Đặc điểm: Tuyến du lịch sông Tiền đưa du khách đến những vùng quê ven sông. Cây trái bốn mùa, kênh rạch chằng chịt là điểm thu hút du khách. Với tuyến chợ nổi Cái Bè, du khách chứng kiến cảnh mua bán của người dân vùng sông nước, bao nhiêu loại trái cây, ghe, thuyền khắp nơi của đồng bằng đổ về. Ngoài sự nhộn nhịp, sung túc của chợ nổi là nét hào phóng của cư dân vùng sông nước. Nối tuyến với chợ nổi, du khách đến thăm vườn cây ăn trái xanh tươi, dừng chân ở các nhà vườn để nghỉ ngơi trong bầu không khí êm ả ở Cù lao Tân Phong, xã Đông Hoà Hiệp. Hoặc có thể viếng thăm làng nghề bánh tráng, cốm, kẹo truyền thống đến những ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm. Từ Cái Bè, du khách có thể đến Cái Mơn (Bến Tre) và Bình Hoà Phước (tỉnh Vĩnh Long). Vườn cây ăn trái 4 mùa, các khu nhà nghỉ dưỡng ven sông, dân dã thu hút khách quốc tế tham quan và nghĩ dưỡng. Du khách có thể hoà mình với sinh hoạt của người dân như gặt lúa, bắt cá, thả lưới, giăng câu... Tham quan các cơ sở sản xuất, mua sắm và thưởng thức tại chỗ các mặt hàng đặc sản địa phương Cù Lao Thới Sơn : Cù lao Thới Sơn được xây dưng thành khu du lịch năm 1990. Ở đây phát triển loại hình du lịch tham wan, nghiên cứu cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Du khách sẽ được hấp dẫn bởi cuộc sống chân thật của người dân Nam Bộ, bởi căn nhà ngói ba gian với một gia đình gồm nhiều thế hệ, một vườn cây trái xum xuê, một nhà hàng ẩn mình dưới những hàng cây xanh mướt, và nhiều loại cây cảnh được chăm sóc cẩn thận. Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp hay những cây thủy liễu (bần) ven rạch nghiêng mình chào đón du khách. Nếu muốn tản bộ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê, bạn có dịp ngồi nghỉ trong những nhà vườn uống trà mật ong thơm ngọt và nghe đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với trăng thanh, gió mát, sóng nước mênh mang. Du khách có thể ngồi thuyền lướt nhẹ trên sông ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm nghe giọng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ. Những ngôi nhà của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, xưa cũ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ, mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Ðịnh - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Xung quanh nhà là vườn cây cảnh với nhiều cây bonsai được trồng tỉa công phu. Ðến Thới Sơn, du khách có dịp tham quan quy trình làm kẹo dừa, bánh tráng bằng phương pháp thủ công, chọn mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, du khách có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của vùng sông nước: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù... Lượng du khách đến với Thới Sơn ngày càng tăng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thới Sơn thu hút được du khách là nhờ có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo,đa dạng, mới lạ, phong cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn là một trong nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Tiền Giang. Chợ nổi Cái Bè: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Cái Bè là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với các loại trái cây ngon nổi tiếng như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường… Khách du lịch đến với Cái Bè ngày một đông bởi thị trấn này có những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần mà nhìn xa ngỡ như một bức tranh thủy mặc. Cái Bè mang một vẻ đẹp thuần quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen nhau. Phương tiện giao thông ở Cái Bè hoàn toàn bằng đường thủy. Chợ Cái Bè diễn ra trên sông, ghe thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp  suốt ngày đêm trên một quy mô lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy mà hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vái, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau tới để mua hàng. Ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng, sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng… Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ. Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đặc sản từ tỉnh mình về đây bán rồi lại mua hàng ở đây chở về tỉnh mình. Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời. Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nhonhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động. Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây. Hội Vàm Láng( hội Nghi Ông): Thời gian: 10/3 âm lịch. Địa điểm:Lăng ông Nam Hải, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng suy tôn: Cá Ông. Đặc điểm: Rước sắc Thần, lễ xô giàn thí, cúng thủy lục, lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm tàu thuyền trang hoàng lộng lẫy, hát cải lương. Lăng Ông Nam Hải là lăng thờ cá Ông tọa lạc tại xã Kiểng Phước huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tương truyền rằng vào thế kỷ 18, trong cuộc chiến chống phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhiều phen thất bại. Sau một lần bị quân Tây Sơn đánh tan tác, Nguyễn Ánh gom quân xuống thuyền chạy về phía Nam. Đến cửa sông Soài Rạp thì sóng nổi lên thuyền gặp nạn, thuyền Nguyễn Ánh được cá Ông dìu vào bờ, Nguyễn Ánh thoát nạn. Sau khi lên ngôi vua (1802), ông muốn tỏ lòng tri ân, phong cho cá Ông tước “Nam Hải Ðại Tướng Quân”, rồi lệnh cho các nơi như Cần Giờ (Gia Ðịnh), Kiểng Phước (Gò Công), Vĩnh Luông, (Vĩnh Long) … là những nơi gần chiến thuyền của ông cập bờ, phải xây cất đình thần và thờ phụng “Nam Hải Ðại Tướng Quân” – vị thủy tướng mà ông mang ơn. Hiện nay sắc Thần còn được thờ một cách tôn kính tại đình làng Kiểng Phước. Lăng thờ cá Ông ở Vàm Láng cũng như một số nơi khác, vừa mang chức năng tín ngưỡng, vừa là nơi mang chức năng thế tục, là nơi vui chơi giải trí trong những ngày hội của cư dân làm nghề đánh cá.  Hội Vàm Láng (Hội Nghinh Ông) là lễ cúng cá Ông, là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Từ sáng ngày 9 tháng 3 âm lịch dân vùng biển Gò Công và khách thập phương hoan hỉ kéo về Vàm Láng (thuộc huyện Gò Công Ðông) dự lễ hội Nghinh Ông. Ðoàn rước có trên 50 người cùng 2 xe ngựa đến đình Kiểng Phước. Ban khánh tiết hội Nghinh Ông tổ chức rước sắc Thần, cúng an vị và thỉnh sắc. Nhạc lễ được cử hành theo phong tục xưa, kèn trống vang lên cho đến khi sắc Thần được rước về lăng. Buổi chiều, lễ cúng thủy lực, có các phẩm vật dưới biển, trên đất để dâng lên các Thần. Nhạc lễ phục vụ cho đến khi hết nghi lễ cúng.  Buổi tối, trong ánh đèn đủ màu, cờ hoa rực rỡ, lễ cúng vong linh thiên vị trước giàn thí. Cúng xong là đến lễ xô giàn thí. Rạng sáng ngày 10 tháng 3 âm lịch, hơn 70 tàu có đặt hương án và được trang hoàng cờ đèn rực rỡ. Thanh niên trai tráng ăn mặc tươm tất đếu đứng sẵn trên tàu. Tiếng trống từ Lăng Ông Nam Hải đổ hồi báo hiệu cho mọi người biết rõ lễ nghinh Ông sắp được tiến hành.  Ban khánh tiết, các bô lão, đội nhạc lễ cổ truyền và đội lân rước long đình có bài vị thủy tướng lên một chiếc tàu lớn, được trang trí cờ và đèn rực rỡ. Ðội lân múa trên tàu, tiếng trống lân rộn rã vang trên bến, báo cho tất cả tàu thuyền nổ máy, chuẩn bị xuất phát.  Cả một vùng biển ầm ầm trong tiếng trống, tiếng kèn, tiếng máy và đặc nghẹt tàu thuyền, khung cảnh thật hoành tráng.  Khi đoàn tàu tiến ra biển, trên chiếc tàu lớn có đặt mâm heo quay, xôi, bánh trái. Ðội nhạc lễ gồm 10 người, trong đó có 4 cô đào thày và 6 nhạc công (1 trống hầu, 1 trống cái, 1 đờn cò, 1 bạt lớn, 1 đầu đường và 1 kèn) diễn trước long đình. Tàu đi chừng 8km thì làm thủ tục rước Ông (tức Nghinh Ông) và chờ Ông lên “vọi”.  Theo quan niệm của cư dân vùng biển: thì năm nào gặp Ông lên vọi thì năm ấy được mùa. Nếu chưa gặp Ông lên vọi thì chờ một chú cá lớn nào đó lên vọi để hình dung về “Ông”. Và như thế cũng dâng tràn niềm hạnh phúc về một năm đánh cá sẽ đại thắng.  Khi tưởng tượng ra Ông lên vọi, đội lân múa để nghênh đón. Nhang đèn, rượu, trầm hương được dâng lên, chủ lễ đứng ra khấn vài thỉnh mời Thủy tướng. Các bô lão cúi lạy. Ðội nhạc lễ biểu diễn một cách cung kính. Tàu đi đủ vòng cho đúng thủ tục, rồi quay về bến.  Ðoàn tàu trở về, cờ hoa rực rỡ. Chiếc tàu có long đình nổi trống, đi vào các bến để chúc sự tốt lành cho các đội tàu. Bên các bờ rạch, nhà nhà đều đặt bàn hương án ngoài trời, với đầy đủ hương hoa, lễ vật, khói nhang nghi ngút.  Tàu trở về lăng. Trên bờ lại có sẵn một đội lân nghênh đón. Long đình, lư hương, mâm heo quay, bánh trái được long trọng đưa vào lăng làm lễ an vị.  Từ lúc này đến phần Hội, đoàn hát bội diễn các tích tuồng xưa. Dân làng thả sức xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày nữa. Trong mấy ngày lễ hội, tại Vàm Láng, diễn ra nhiều trò chơi, nhiểu cuộc thi thể thao như: bóng chuyền, kéo co, bơi lội… làm cho không khí ngày hội thêm vui tươi, huyên náo. Trại rắn Đồng Tâm Vị trí: Trại rắn Đồng Tâm cách Tp. Mỹ Tho khoảng 9km. Đặc điểm: Là một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long. Tiền thân là Xí nghiệp 408, Trại rắn Đồng Tâm còn có tên gọi Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9. Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho - cù lao Thới Sơn - trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu... Hiện mỗi năm có khoảng 30 - 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Để ngày càng thu hút khách du lịch, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang đang phối hợp cùng trại rắn Đồng Tâm đầu tư nâng cấp toàn khu trại rắn, trồng cây xanh, bổ sung nhiều con thú quí hiếm khác... Dự kiến, khi hoàn thành mỗi năm trại rắn sẽ đón khoảng 10- 15 ngàn lượt du khách đến tham quan. Du lich sinh thái miệt vườn Cái Bè: Vị trí: Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đặc điểm: Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch nên Cái Bè quanh năm như đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ. Nhờ vậy, mảnh đất trù phú này đã tạo điều kiện để người dân trồng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất ĐBSCL mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách quốc tế. Đặc biệt, từ khi cầu Mỹ Thuận được khai thông. Cái Bè như gặp vận hội mới để phát triển du lịch sinh thái vườn. Hiện nay, toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng... Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất. Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, xoài bưởi, xoài thơm... và một số loại xoài ghép có mùi vị thật độc đáo như: xoài bưởi ghép, xoài sầu riêng ghép...  Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào... So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon. Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long. Người dân nơi đây hiền lành, chất phác, chân tình và hiếu khách… Khu du lịch sinh thái vườn của bác Hai Cống (khu du lịch vườn tư nhân đầu tiên ở Cái Bè) nằm trong khuôn viên khá rộng với nhiều loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc chính gốc đã nổi tiếng từ bao đời nay. Các loại cây kiểng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giàn hoa lan với nhiều chủng loại về giống và màu sắc thật đẹp mắt, khu nhà ăn dùng cho khách đoàn, khách gia đình, có hồ câu cá, có những phòng ngủ ấm áp; có võng để du khách nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều được chủ nhân bố trí một cách hài hòa, sử dụng chất liệu gỗ, mây, tre, lá… tạo nên một bức tranh mang đậm nét đặc trưng của vườn quê sông nước. Nhà vườn còn phục vụ các món ăn thuần túy Nam Bộ rất độc đáo như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc rút xương dồn thịt cuốn bánh tráng, gà hầm sả ăn với rau mồng tơi, vịt nấu cháo ăn với rau muống, lẩu mắm cá hú với bông lục bình... hay những món ăn mang hương vị của thời khẩn hoang như cá lóc nướng trụi. Cháo cá lóc ăn với rau đắng... Các món ăn ở đây ngon, đậm đà, khung cảnh thật hữu tình. Khi đến tham quan những nhà vườn Cái Bè, được hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách sẽ  được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên cảm nhận được tính cách, tâm lý của con người phương Nam để rồi sẽ có những cảm xúc và ấn tượng khó quên khi đã một lần đặt chân đến nơi này. Chè Sơn Quy Theo Quốc lộ 50, từ TP.HCM về Gò Công (Tiền Giang), đến đoạn Tân Trung – Lăng Hoàng Gia, du khách sẽ bắt gặp nhiều quán chè nằm san sát hai bên đường. Đó là “quê hương” của món ăn đặc sản nức tiếng vùng này, đó là chè Sơn Quy. Sơn Quy là địa danh do vua Tự Đức đặt, thay cho tên cũ là Gò Rùa (giồng đất cát có hình con rùa), cách nội ô Thị xã Gò Công khoảng 4 cây số. Đây từng là lãnh địa của gia tộc Từ Dũ Thái Hậu - vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức – nơi có làng nghề đóng tủ thờ đã nổi danh và món mắm tôm chà (ngày nay gọi là mắm tôm Huế) ngon tuyệt mà Hoàng Thái Hậu thường cho thuyền buồm mang ra Huế cho vua ngự thiện. Và không hiểu có mối duyên tơ nào khác, vùng đất này cho đến giờ vẫn còn là vùng nông thôn hẻo lánh, nơi đây, còn có món chè gia truyền gắn liền với địa danh Sơn Quy – từng là đại bản doanh của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. Theo ông Tư Lình - một trong những chủ quán nổi tiếng, sống bằng nghề này từ hơn 40 năm nay: “Chè Sơn Quy làm rất công phu. Để tạo hương vị riêng, mỗi gia đình có cách thức chế biến hơi khác nhau. Thông thường, muốn có chè bán từ sáng, người ta phải “cụ bị” (thức dậy sớm) từ 3 giờ khuya. Dù vậy, mỗi đợt thành phẩm không quá hai chục ly”. Nhiều người còn cho biết thêm, bán chè này không được “nôn ăn” hay nấu chảo đụng như những loại khác. Vậy mà không cần tiếp thị ồn ào hay tiếp viên xinh đẹp mời chào, vào những tháng từ giáp Tết cho tới ra Giêng, có gia đình tiêu thụ tới ba trăm ly chè trong một ngày.  Bí quyết gắn liền với nồi cơm nên ít ai chỉ vẽ tỉ mỉ. Song, qua tìm hiểu và quan sát thực tế, được biết: chè Sơn Quy được pha chế bằng một số loại vật liệu cơ bản như đường cát trắng, đậu xanh quết nhuyễn cùng đậu thạch để nguyên hạt. Đậu thạch trái to như đậu ngự dành cho vua ăn nhưng nó trồng bằng đất cát pha của vùng này - được “rim” theo kiểu nào đó. Ngoài ra còn có thành tố quan trọng khác là đậu phộng rang “áo” bột củ năn, trong như hột lựu… Mỗi thứ đều để riêng. Khi dùng, người ta cho từng loại với những tỉ lệ nhất định, xong rưới lên một ít nước cốt dừa. Ăn nóng hay lạnh tùy theo sở thích. Khi dùng, nhai chậm rãi, thỉnh thoảng bắt gặp những “hạt lựu” và đậu tạo cảm giác lạ miệng. Chè Sơn Quy không đơn thuần là món ăn chơi của các nam thanh nữ tú đi vãn cảnh, mà với nhiều thành phần bổ dưỡng, nó còn được người địa phương dùng làm bữa điểm tâm. Du khách có dịp về Gò Công, ngang qua Sơn Quy, hãy nên ghé chơi và thưởng thức món chè này. Hủ tiếu Mỹ Tho: Hủ tiếu là món ăn lâu đời của người Tàu, được người dân Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) cải biến theo khẩu vị riêng, nổi tiếng cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Hủ tiếu Mỹ Tho có những thành phần chính như thịt, bánh bột, nước súp. Song lại khác rất cơ bản với hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế…  Chẳng hạn, hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Tuy nhiên, điều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên 60 là nhờ sự hoàn thiện từ khâu hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo với tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho, như: Phánh Ký, Tuyền Ký, Nam Sơn… cùng các lớp thợ nấu sau này.  Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như Tàu Hương, nàng thơm chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Cũng cần nói thêm, gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng ở Mỹ Tho gần 50 năm nay. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng hủ tiếu trong bóng và bắt mắt. Đó chỉ là một khâu quan trọng, còn hơn - kém nhau tùy thuộc vào nồi nước lèo, ngón gia truyền thường không ai chịu hé răng. Theo vợ chồng anh Ba Châu – thợ nấu, đồng thời là chủ tiệm hủ tiếu đang làm ăn thịnh hành ở đường Trưng Trắc (phường 1, TP Mỹ Tho) - thì: chất ngọt của nồi hầm hủ tiếu Mỹ Tho làm bằng xương ống, thịt và khô mực loại một nướng, cùng một số vật liệu, gia vị đặc trưng, được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị khách hàng của mình. Vì vậy, dù hàng quán khu vực cầu quay Mỹ Tho tuềnh toàng, thực khách cũng cứ nườm nượp. Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều hãng du lịch lữ hành quốc tế, đã giới thiệu hẳn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây.  Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông rất ngon mắt. Giờ để giá thành hạp túi tiền của số đông, người ta thế bằng cục sườn.  Dân nấu hủ tiếu Mỹ Tho có lối tiếp thị rất khéo. Họ bày bếp núc trên một chiếc xe di động, dựng ngoài hiên nhà để khách từ xa có thể nhìn thấy. Đồng thời với lối bày trí kiểu như vậy, mỗi lần giở nồi hầm chan bánh, hương thơm xông ngào ngạt, mời gọi khách làm không ít người đi ngang qua…  “cầm lòng không đậu”.  Hiện ở Tiền Giang có hai “ông trùm” làm nghề hủ tiếu khô, "hùng cứ" mỗi người một phương, bỏ mối cùng kinh là lò Bảy Hưng ở TP Mỹ Tho và lò Tám Thảo ở Thị xã Gò Công. Dân địa phương “quở”: hủ tiếu của họ làm tốn gạo vùng này!  Ngày Tết, mặc dù nhà nào cũng ngán ngẫm chuyện thịt cá, dưa hành, nhưng các quán hủ tiếu Mỹ Tho thì mở cửa suốt, như khu vực vườn hoa Lạc Hồng, cặp theo sông Tiền, chiều 30 chợ hoa vừa dứt, quảng trường nơi đây được chia lô cho dân bán hủ tiếu dựng lều phục vụ khách đi đường đến hết mồng 5 Tết mới giải tỏa.  Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc, luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỷ với đất Mỹ Tho. Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của dân Nam bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu. c.Vĩnh Long Khu du lịch vinh sang: Khu du lịch Vinh Sang nằm ở đầu Cù lao An Bình, dọc theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện thành phố Vĩnh Long, thuộc ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.  Tại Khu du lịch Vinh Sang, với trò chơi cảm giác mạnh đó là câu cá sấu từ 5 năm tuổi trở lên, du khách tự mình nhử mồi và câu cá sấu, giúp người chơi có thể hình dung cả một hành trình khai phá thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ cách đây vài trăm năm còn rất hoang sơ "dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um". Tại đây còn có một đàn đà điểu Châu Phi với hơn 60 con trưởng thành. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới được nuôi dưỡng và phát triển ngay giữa đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Giữa thiên nhiên tươi mát của miền Tây Nam Bộ du khách thoả thích cưỡi đà điểu chạy tung tăng trên bãi cát. Đây là một dịch vụ rất được ưa chuộng. Ngoài những trò chơi hấp dẫn, cảm giác mạnh đó, du khách còn có thể tham gia chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc be mương tát cá... những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn, hoà mình vào nếp sống dân dã của người dân miền sông nước. Du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử. Chắc chắn những hoạt động này sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật an bình. Nếu có thêm thời gian du khách hãy nghỉ qua đêm tại đây với các phòng nghỉ ở bè nổi trên sông Cổ Chiên. Vật liệu nhà nghỉ được làm từ gỗ dừa, phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn ngay giữa khung cảnh gần gũi với thiên nhiên. Các hoạt động khác như: tắm sông - trượt nước, các trò chơi dân gian, đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình... chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những cảm giác thật khó quên trong những ngày nghỉ giữa miền quê sông nước Cửu Long. Không chỉ vậy, Vinh Sang còn mang đến những món ăn vô cùng lạ và ngon miệng được chế biến từ thịt cá sấu và thịt đà điểu. Từ khu du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình ngay tại đây, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan lò sản xuất gốm đỏ - một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và đặc thù chỉ có ở Vĩnh Long. Khu du lịch Vinh Sang đang trở thành là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở phía Nam Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến với khu du lịch, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về mảnh đất và con người vùng sông nước Cửu Long, nhận được những dịch vụ tốt, tham gia các trò chơi ngoài trời và lại gần với thiên nhiên. Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước Vị trí: Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đặc điểm: Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê... Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong sso điểm tham quan ở cù lao này. Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách. Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác. Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.  Văn Thánh Miếu Vị trí: Khu di tích nằm ở phường 4 thị xã Vĩnh Long, cạnh sông Tiền Giang. Đặc điểm: Văn Miếu là điểm son của đất Vĩnh Long - xứ sở địa linh nhân kiệt. Đây cũng là một trong số rất ít văn miếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Công trình được xây dựng từ năm 1864. Nơi đây thờ Khổng Tử trong ngôi nhà cổ kính ba gian hai chái, chứng tỏ sự phát triển và ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo đến cư dân các tỉnh Nam Bộ. Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sỹ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản... những người có công đối với nền giáo dục của nước nhà. Tại đây có những bi ký ghi lại quá trình xây dựng và phát triển quần thể di tích. Chùa Tiên Châu Vị trí: Chùa nằm trên cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, đối diện với thị xã Vĩnh Long, bên kia bờ sông Cổ Chiên. Đặc điểm: Chùa Tiên Châu do Hoà thượng Đức Hội lập vào khoảng thế kỷ 19 trên một khu đất rộng, thoáng mát. Chùa còn có tên là chùa Di - Đà hay Tô Châu. Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho.  Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ, bên trong có một pho tượng Phật Di Đà bằng đất sét lớn. Hai bên là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào - Bắc Đẩu, Địa Tạng, Chuẩn Đề, Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ Kiến trúc mặt tiền và cổng chùa hiện nay được xây dựng từ năm 1961 - 1963. 4. Cần Thơ Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30' bằng canô. ‘Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Ðô này". Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì). Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên "ô", "a" một cách tự nhiên, thú vị. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm... Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, cái xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đình, giống như chiếc xe đạp, xe máy của người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm", thỉnh thoảng mới gặp những xuồng trèo tay và thậm chí cả những xuồng trèo bằng... chân một cách điệu nghệ. Chùa Nam Nhã: Chùa tọa lạc tại số 612, đường cách mang Tháng Tám, phường An Thới, thành phố Cần Thơ. Vị trí của chùa nguyên là hiệu thuốc Bắc” Nam Nhã Đường” , nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Vì vậy chùa mang tên Nam Nhã. Chùa do nhà sư giác Nguyên, theo phái Minh Sư xây dựng nam 1895 nên chùa còn được gọi là chùa Minh Sư. Chùa được trùng tu năm 1917. Chùa có sân rộng, giữa sân có hòn non bộ làm tiến án, Chùa có nhiều bộ phận: chính điện ở giữa, mội bên có ngôi nhà năm gian giành cho các tăng và ni sư. Phía sau chùa có vườn tháp mộ, là nơi an nghĩ của các sĩ phu yêu nước tham gia phong trào Đông Du và những người tham gia xây dựng chùa. Trong tòa chính điện có nhiều pho tượng quí như ba pho tượng bằng đồng: tượng Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử. Chùa con có bàn thờ và tượng sư cụ Gíac Nguyên. Chùa Ông Vị trí: Chùa Ông nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Đặc điểm: Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa được xây dựng năm 1894 - 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m². Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng. ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời Tam Quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh... Vườn du lịch Cần Thơ Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển. Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm ... Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.  Khu du lịch Ba Láng ở cách Tp. Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long. Bến Ninh Kiều Vị trí: Bến Ninh Kiều nằm ở phía hữu ngạn sông Hậu,đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Đặc điểm: Tên “Ninh Kiều” là kỷ niệm một chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Trên bến sông suốt ngày tấp nập tàu, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ tàu thuyền tấp nập ra, vào. Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ - một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây, hấp dẫn khách du lịch là nhà hàng nổi trên sông, bạn có thể vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm cảnh sông nước. Nhà cổ Bình Thủy Vị trí: Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Đặc điểm: Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870. Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi... Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL. Ðể hội nhập với thiên nhiên, nhà luôn gắn với vườn (vườn chiếm hơn 6.000/8.000m² toàn khuôn viên), rộng bề ngang nhưng không sâu. Hầu hết tiền sảnh để tiếp khách mà không chia thành các phòng nhỏ, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân rộng lát gạch Tầu có đủ hòn non bộ, chậu kiểng, cổng tam quan, khu nuôi thú... Ngày xưa, người ta xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo o dước, toàn bộ hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm - cao từ 4m đến 6m được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng - ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý. Giữa tiền sảnh, nơi trang trọng nhất dùng để bàn thờ, khán thờ tổ tiên ông bà cùng cặp liễn nên nhũ chữ nổi, sau đó là giường thờ, tủ chè, sập gụ, trường kỷ, cặp thành vọng cao hơn 3m... Tất cả đều do bàn tay của các nghệ nhân Bắc - Trung - Nam tạo ra với kích thước lớn bằng gỗ quý được phủ sơn son thiếp vàng hoặc cần xà cừ, chạm khắc rất tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam Bộ hoặc: Tam Ða - Tứ Quý, Mai - Lan - Cúc - Trúc, Phúc - Lộc - Thọ, Long - Lân - Quy - Phượng... Ðặc biệt, ngôi nhà cổ còn chứa trong nó một "kho đồ cổ" quý giá được gìn giữ từ bao đời nay như hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam - Trung Quốc, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, vân xanh, đường kính 1,5m, dầy hơn 6cm, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15 mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đăng TK18, cặp đèn treo TK19... Thú chơi đồ cổ của gia đình họ Dương đất Bình Thuỷ đã lẫy lừng "lục tỉnh". Vào thập niên 70, chỉ cần bỏ ra 2-3 cây vàng mua được căn nhà lầu giữa phố chợ thì có người trả cho bình thượng ngọc men xanh cao 1,2m những 25 cây vàng, sau khi đã trừ hàng chục cây vì ai đó đã giát vàng quanh miệng bình làm ảnh hưởng đến lớp men!. Ly kỳ hơn là chuyện mua ngà voi trên Sài Gòn những năm 40 rồi vua muối đất Bạc Liêu Trần Trinh Trạch đòi nhượng lại với giá "bao nhiêu cũng được" nhưng họ Dương không chịu bán mà rước về Bình Thuỷ... coi chơi. Trải trên thế kỷ với bao giông tố thiên nhiên cũng như các cuộc chiến đằng đẵng 30 năm khói lửa, kỳ lạ thay mà cũng may mắn thay ngôi nhà vẫn sừng sững giữa vùng trời đất "địa linh nhân kiệt" cổ nhân Cần Thơ: Long Tuyền - Bình Thuỷ. Ðến nay, ngôi nhà vẫn luôn làm nao lòng biết bao du khách thăm quan: tuổi trẻ như thấy được tiền nhân, tuổi già hoài niệm được quá khứ, kẻ tha phương xa xứ thấy được tiếng vọng của gốc rễ cội nguồn, bè bạn xa thêm hiểu được lịch sử, văn hoá dân tộc!. Cảnh vật đó cùng chất nghệ sỹ và tấm lòng phóng khoáng cởi mở hiếu khách "rặt" Nam Bộ cũng như sự hiểu biết thông tỏ miệt đất này của chủ nhân mà ngôi nhà đã trở thành một địa điểm du lịch văn hoá quen thuộc đón tiếp hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến thăm mỗi năm. Chủ nhân nhà cổ Bình Thuỷ hiện nay là ông Dương Minh Hiển một cựu chiến binh đã ngoài 60 tuổi. Nhà cổ Bình Thuỷ cũng là nơi có duyên với "nghệ thuật thứ bẩy" nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim trong nước và bộ phim nổi tiếng "Người tình" của đạo diễn Pháp JJ.Annaud cũng được quay hơn một tuần ở đây. Vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà đã khiến ông đạo diễn khó tính này thật sự sừng sốt và khẳng định chính ngoại cảnh nội thất của ngôi nhà sẽ nâng thêm giá trị cho bộ phim. Sau này, đạo diễn JJ.Annaud tâm sự: những ngày ở tại nhà cổ Bình Thuỷ là ngày rất đẹp trong cuộc đời làm phim của ông. Hội Đình Bình Thủy ( Lễ Thượng Điền ) Thời gian: 12 - 14/4 âm lịch. Địa điểm: Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng Bổn Cảnh (Thổ Thần). Đặc điểm: Lễ Thượng điền (cúng Thổ Thần sau khi thu hoạch), cúng thành hoàng làng, cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền. Vườn cò Bằng Lăng Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi phườngThốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn...  Trong vườn còn có một cái tum dựng chìa ra bờ ruộng, làm bằng tre, cao chừng 3m, thoạt trông như một khán đài mà từ đó du khách có thể dõi nhìn khắp vườn cò, tìm hiểu cảnh sinh hoạt của đàn cò đông đúc giữa vùng đồng quê thanh bình của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ đêm Tây Đô – chợ văn hóa du lịch Vị trí: Chợ Tây Đô cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. Đặc điểm: Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn. Tuy mới hoạt động trong vài năm gần đây nhưng chợ đêm Tây Ðô được xem là một điểm du lịch văn hóa đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn ở Cần Thơ, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách phương xa. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối chung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí... Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ. Chợ đêm Tây Ðô hiện nay có kiến trúc hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh và mang đậm phong cách Nam Bộ. Chợ được chia theo từng gian hàng rất khoa học, thông thoáng, gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ðường đi lối lại trong chợ được nhựa hóa và thoáng rộng. Các sản phẩm tại chợ đêm Tây Ðô rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cư dân và du khách trong việc lựa chọn sản phẩm. Ngoài mục đích phục vụ mua bán hàng hóa, chợ đêm Tây Ðô cũng có những dịch vụ giải trí mới, hiện đại như: trò chơi điện tử, sân khấu ca nhạc ngoài trời và các chương trình vui chơi khác. Ðến chợ đêm Tây Ðô, du khách sẽ có một chuyến du lịch thú vị. Bức tranh tổng hợp này đã phác hoạ chân thực cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdong_bang_scl_2747.docx