Luận văn Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Hiện nay lực lượng vũ trang của CHDCND Triều Tiên hiện có đến 1,1 triệu quân lính được huấn luyện gần 3.000 xe tăng bọc thép, 500 máy bay chiến đấu, 22 tàu ngầm và gần 1300 bệ phóng tên lửa chiến thuật và tác chiến bao gồm cả tên lửa skud của Liên Xô với tầm bắn từ 300 đến 500 km. Phía Triền Tiên có khả năng đánh đòn phú đầu vào lực lượng 37.000 quân Mỹ ở Hàn Quốc nên vấn đề hạt nhân hay cuộc đàm phán không giải quyết được.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề hạt nhân trên bán đảo triều tiên Lời mở đầu Hiện nay cục diện chính trị trên thế giới đang nảy sinh một vấn đề khá bức xúc gây xôn xao đến dư luận cộng đồng quốc tế. Đó chính là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên việc tìm kiếm vũ khí hạt nhân đã ám ảnh Bình Nhượng kể từ những năm 50 khi Kim Nhật Thành bắt đầu cố tích trữ một kho vũ khí đủ mạnh để ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ mà nước này lo ngại sẽ xảy ra. Và đến tháng 10 năm 2002 vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên đột nhiên xuất hiện đã làm gián đoạn quá trình hoà dịu của Bán đảo triều tiên quan hệ Mỹ - Triều, Nhật - Triều cũng xấu đi tình hình Đông Bắc á trở nên căng thẳng. Đối với hầu hết mọi người trên thế giới đây là vấn đề hết sức nguy hiểm. Liệu vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên sẽ ra sao. Hội đàm đa phương bao gồm Nga - Mỹ - Trung - Nhật - Hàn sẽ mang lại kết quả gì cách thức giải quyết ra sao. Mối quan tâm trên của toàn nhân loại đã khiến tôi một sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế đã chọn và nghiên cứu đề tài này. Đồng thời khi nghiên cứu đề tài này tôi sẽ được nâng cao hơn sự hiểu biết phục vụ cho công việc trong tương lai của tôi. Bố cục bài tiểu luận: Lời mở đầu Chương I: Sơ lược tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều tiên Chương II. Thực trạng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên I. Bắc Triều tiên trong quan hệ với các nước lớn 1. Trong quan hệ với Mỹ 2. Trong quan hệ với Nhật 3. Trong quan hệ với Nga 4. Trong quan hệ với Trung Quốc 5. Trong quan hệ Hàn Quốc II. Cơ hội để giải quyết hoà bình III. Quan điểm của các bên về vấn đề hạt nhân IV. Đàm phán từ 3 bên đến 6 bên Chương III: Đánh giá các khả năng: Đàn phán không có kết quả điều gì sẽ xảy ra Chương I Sơ lược tình hình hạt nhân trên bán đảo triều tiên Tháng 10/2002 vấn đề hạt nhân của Bán đảo Triều tiên đột nhiên xuất hiện đã làm gián đoạn tiền trình hoá dịu của 2 miền Nam Bắc Triều cũng như quan hệ Mỹ - Triều - Nhật - Triều. Biết chắc mình sẽ là mục tiêu của Mỹ sau Irắc, chính quyền Bắc Triều Tiên đã chủ trương theo biện pháp của mình. Trước việc Mỹ ngày càng có nhiều bằng chứng về việc họ tiếp tục chương trình hạt nhân, Bình Nhưỡng đã thủ nhận điều này hi vọng có thể bắt đầu trở lại, trên cơ sở các cuộc đàm phán, ký hiệp ước không xâm lược tay đôi. Tuy nhiên Oasinhtơn không hành động theo ý đồ này mà yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ mọi hoạt động hạt nhân và sau đó tuyên bố cắt việc trợ hàng năm về năng lượng cho Bắc Triều Tiên, hủy bỏ hiệp định ký năm 1994 tại Giơnevơ. Về phần mình quá thất vọng về chính sách bôi nhọ của Mỹ, Bắc Triều Tiên đã làm căng về vấn đề hạt nhân, theo đó việc Oasinhtơn từ chối ký một hiệp ước không xâm lược đồng nghĩa với ý đồ xâm lược. Và vì lý do này Bắc Triều Tiên phải phát triển vũ khhí huỷ diệt hàng loạt để tự bảo vệ mình. Bắc Triều Tiên còn nhấn mạnh: " Vì hiệp định Giơnevơ đã lỗi thời nên nước này cũng sẽ không mở cửa các trung tâm hạt nhân của mình cho thanh sát viên cơ quan năng lượng nguyên tử". Hiện nay tình trạng đối đầu Bắc Triều Tiên - Mỹ đã lên đến đỉnh điểm vì Bình Nhưỡng kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong khi Mỹ chưa có một dấu hiệu gì chứng tỏ đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết. Tháng 11 năm 2002, cơ quan tình báo Mỹ ước tính Bắc Triều Tiên có đủ Plutonium cho 2 hoặc 3 vũ khí hạt nhân và phương tiện làm giàu ...............Hàn Quốc và 37 nghìn binh lính Mỹ tại khu vực phi quân sự hoá nằm trong tầm bắn của pháo và tên lưả Skud của Bắc Triều Tiên. Theo ước tính của Mỹ có 50 tên lửa Skud có khả nang vươn tới toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản cũng ở trong tầm tấn công của loại tên lửa Nodong. Bình Nhưỡng cũng có khoảng 5.000 tấn khí Iperi, Sarin và các tác nhân khác, đồng thời họ cũng đang chế tạo lại vũ khí sinh học bệnh than, bệnh tả, đậu mữa. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã dứt khoát từ chối lời kêu gọi của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc từ bỏ vũ khí hạt nhân và cho phép chơ quan này vào kiểm tra. Ông cho rằng lời kêu gọi giải trí quân bị là "đơn phương" và tố cáo Liên Hiệp Quốc thực hiện theo lệnh của Mỹ. Tại khu vực ngoại ô Yongbon nơi có tổ hợp hạt nhân chính Bắc Triều Tiên đang cố khởi động lại chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Trước mắt các nhà thanh sát vũ khí các quan chức Bắc Triều Tiên đã gỡ bỏ hàng chục dấu niêm phong của một lò phản ứng hạt nhân 5MW cho lò này hoạt động trở lại lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ qua. Các nhà khoa học Bắc Triều Tiên bắt đầu tháo dấu niêm phong và những máy quay phin giám sát ra khỏi một hố nước lạnh. Họ đã mở lại một cơ sở hạt nhân gần đó nhằm chế tạo chất Plutonium, có thể được sử dụng trong việc sản xuất bom hạt nhân từ nguồn nhiên liệu đã qua sử dụng. Mối lo ngại trước mắt là Bình Nhưỡng sẽ quyết định trục suất các nhà thanh sát quốc tế và bắt đâù lại quá trình chế biến 8000 thanh nhiên liệu mà họ đã tích trữ trong kho. Plutorium cấp hạt nhân, tăng gấp 4 lần kho vũ khí hạt nhân tiềm tàng của họ từ 2 lên 8. Vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên thể hiện sự đối lập gay gắt về chiến lược giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đưa ra kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân xuất phát từ tính toán chiến lược. Một mặt sau đối đầu ..........chấm dứt, cục diện Châu á và thế giới có xu hướng dịu đi nhưng vấn đề Bắc Triều Tiên vốn là di sản chiến tranh lạnh vẫn chưa được giải quyết Nam - Bắc còn bị chia cắt các khoá chính phủ Mỹ đều thực hiện chính sách thù địch với Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng họ vẫn đứng trước mối đe doạ quân sự vì thế đã định ra chiến lược "Ưu tiên quân sự" tức lấy việc phát triển quân sự, phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia. Mới đây Bắc Triều Tiên đã triển khai thêm hệ thống tên lửa mới hiệu quả hơn. Ngày 10/9/2003 các quan chức Mỹ cho biết Bắc Triều Tiên đã sử dụng công nghệ của Nga để phát triển thêm 1 tên lửa tầm trung mới. Phát biểu ới Reuters, một quan chức cấp cao của Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết cũng có những dấu hiệu cho thấy "Bắc Triều Tiên bắt đầu sản xuất có giới hạn tên lửa tầm xa hơn Tarpodong 2 có thể phóng tới nước Mỹ" và điều này có nghĩa là vũ khí đã gần như sẵn sàng để xuất khẩu. Ngoài việc tìm kiếm cách tăng cường tính chính xác và tầm bắn của tất cả các hệ thống tên lửa Bắc Triều Tiên đang phát triển và hoàn thiện một hệ thống tên lửa hoàn toàn khác biệt, một hệ thống tên lửa tầm trung dựa trên công nghệ khác đã được cải tiến. Các quan chức Mỹ cho biết tên lửa này dựa theo thiết kế tên lửa SSN6 của Nga, 1 tên lửa đạn đạo được phóng từ tầu ngầm đã được triển khai hồi năm 1969 với tầm bắn 5470km. Các tên lửa khác của Bắc Triều Tiên đã được chế tạo trên thiết kế tên lửa Scud của Nga, có tầm bắn ngắn hơn và ít chính xác hơn. Chương II Thực trạng chương trình hạt nhân của bắc Triều tiên I. Bắc Triều Tiên trong quan hệ với các nước lớn về vấn đề hạt nhân. 1. Trong quan hệ với Mỹ Bình Nhưỡng vẫn đứng trước nỗi đe doạ quân sự của Mỹ vì thế đã định ra chiến lược "ưu tiên quân sự" để răn đe Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia. Việc Mỹ tấn công Irắc lật đổ đã gây chấn động rất lớn đối với Bắc Triều Tiên. Từ cuộc chiến tranh này họ rút ra kết luận. Mục tiêu tấn công của Mỹ không chỉ có Irắc, bước tiếp theo có thể mở rộng đến Bắc Triều Tiên, vì vậy không thể mền yếu trước Mỹ "thoả hiệp là nguy hiểm".Tiếp đó đã thúc đẩy hơn nữa chiến lược của mình chi phí quốc phòng năm 2003 chiếm tới 15,4%GDP so với 14,7% của năm ngoái. Trong cuộc đàm phán tháng 4 vừa qua Bắc Triều Tiên đã đề xuất bai bên cần tiến hành đối thoại song phương Mỹ phải cam kết không phát động chhiến tranh chống Bắc Triều Tiên hoặc ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau thì kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân sẽ được xem xét lại. Phía Mỹ có ý kiến bất đồng về chính sách đối với Bắc Triều Tiên phải báo thư mới khi xem xét chính sách đối ........... chủ yếu dựa vào sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ từ sự kiện 11.9 đến nay, có khuynh hướng phủ định mạnh mẽ phương châm đối thoại và đàm phán của chính quyền Binclintơn cho rằng làm như vậy là quá mền yếu. "Chính quyền Bus đã đi theo đường lối của phái bảo thủ mới (tức phái Diê) cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên" và đưa ra thuyết "trục ma quỷ" cho rằng: " Bắc Triều Tiên tìm kiếm vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt gây ra mối đe doạ đối với Mỹ và đồng minh". Chính việc phát hiện ra 15 tên lửa Skud được một con tàu Bắc Triều Tiên chở đến Yemen, sau đó là quyết định của chính quyền Bình Nhưỡng cho vận hành trở lại một là hạt nhân và cho xây cơ sở hạt nhân khác đó là hai sự kiện đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong sự đối đầu với chính quyền Mỹ. Tình hình không ổn định đã được báo động cho cả hai bên. Liệu Bắc Triều Tiên có đẩy nhanh khả năng hạt nhân của họ và sẵn sàng bán bom hạt nhân ra thị trường để đe doạ hay giành được những nhượng bộ quan trọng từ Mỹ. Trong khi đó về phía Mỹ khi cuộc chanh trấp giữa bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao tiếp tục đi bao........... Mỹ đang cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc gây sức ép Bắc Triều Tiên. 2. Quan hệ với Nhật Bản Kể từ khi phó tránh văn phòng Nội các Nhật Bản ShinzoAbe cho biết Nhật Bản có thể yêu cầu Bắc Triều Tiên bồi thường về vụ bắt cóc khoảng 12 người. Nhật Bản mà họ đã thú nhận và sẽ không cung cấp viện trợ kinh tế trừ khi nước này ngừng hướng tên lửa về phía Nhật Bản. Abe cũng rút lại tuyên bố trước đó của Nhật Bản rằng Bắc Triều Tiên đã đồng ý chấp nhận các thanh sát viên quốc tế đến kiểm tra những cơ sở hạt nhân của họ. Ông đã phát biểu trên truyền hình rằng " Bắc Triều Tiên rõ ràng đã vi phạm luật trong nước của Nhật Bản" do hành vi bắt có những người Nhật này và "chính phủ sẽ cân nhắc những hành động kể cả yêu cầu đòi bồi thường, phù hợp với luật pháp quốc tế". Giữa lúc có những cáo buộc rằng họ đã bắt cóc các công dân Nhật Bản. Bắc Triều Tiên đã trình một danh sách (17/9/2002) 14 người Nhật Bản tại quốc hội thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng giữa thủ tướng Junichi Koizumi và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In trong đó 8 người đã chết và 5 người còn sống, họ không có hồ sơ người còn lại. Bình Nhưỡng thừa nhận vụ bắt cóc đó và đưa ra xin lỗi, cam kết sẽ không cho phép tái diễn hành động này. Phía Nhật Bản muốn Bắc Triều Tiên đi xa hơn lời hứa mà họ đưa ra 17/9/2002 về việc kéo dài thời hạn hoãn các vụ phong tên lửa đến sau năm 2003. .........đã nói: "Chứng nào chúng còn chĩa vào chúng tôi, chúng tôi không thể nào tính đến việc cấp viện trợ. Ông cũng cho biết Nhật Bản sẽ tìm cách dỡ bỏ những tên lửa này trong cuộc hội đàm sẽ được nối lại với Bình Nhưỡng vào cuối tháng 10 để bình thưòng hoá mối quan hệ song phương, đồng thời nếu viện trợ được cấp sẽ tiến hành theo cách thức nhằm tránh tăng khả năng quân sự cuả Bắc Triều Tiên. Nhật Bản đã cung cấp 1,18 triệu tấn gạo cho Bắc Triều Tiên thông qua các tổ chức quốc tế như chương trình lương thực thế giới. Nhật Bản cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ không chấp nhận việc thanh sát vũ khí hạt nhân nhanh chóng, nên họ luôn hối thúc vấn đề này mạnh mẽ. Việc bình thường hoá quan hệ song phương đã bị đình trệ suốt 2 năm qua nếu vụ việc người Nhật Bản bị bắt cóc được giải quyết thì Nhật Bản nối lại các cuộc hội đàm về việc bình thường hoá. Dư luận cho rằng Koizumi đang tham dự hội nghhị ASEM tại Côpenhagen, rất muốn tranh thủ để buộc tội Bắc Triều Tiên phải mở cửa sau cuộc hội thượng đỉnh. Cuộc gặp này đã chuẩn bị cho việc nối lại các cuộc hội đàm bị bế tắc lâu này về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao Tokiô và Bắc Triều Tiên, đã bị phương bại suốt nhiều năm qua do các vấn đề bắt cóc, tên lửa, mối hận thù suốt 35 năm đối với chế độ cai trị hà khắc của Nhật Bản trên bán đảo này đến năm 1945. Ngày 23/9/2002 nguồn tin chính thức từ Tokio cho biết các quan chức bộ ngoại giao Nhật Bản - Bắc Triều Tiên đã tiến hành hội đàm tại thành phố Đại Liên của Trung Quốc nhằm thúc đẩy quá trinhf bình thường hoá quan hệ. Các cuộc đối thoại về an ninh trong tháng 10/2002 sẽ đề cập đến các vấn đề tên lửa, phát triển vũ khí hạt nhân tàu do thám và buôn lậu của Bắc Triều Tiên. 3. Trong quan hệ với Trung Quốc Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đến thái độ của các nhà lãnh đạo CHDCNDTT và CHDCNDTT có quan hệ thân thiết với nhau hơn 50 năm qua. Mặc dù bị cô lập trong cộng đồng dư luận quốc tế nhưng Bắc Triều Tiên vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Vì Trung Quốc là nguồn cung cấp năng lượng và lương thực thực phẩm chủ yếu của Triều Tiên. Tuy vậy quan hệ 2 nước không còn dựa trên cơ sở cùng hệ tư tưởng. Trong bối cảnh chiến lược như hiện nay khiến Trung Quốc đang xem xét cuộc khủng hoảng hạt nhân của CHDCNDTT sẽ như thế nào thậm chí trước khi nắm được một chương trình làm giàu uranium của Bình Nhưỡng vào tháng 10/2003 Trung Quốc đã biết Oasinhtơn xác định chế độ CHDCND Triều Tiên là một mục tiêu tiềm tàng của một đòn tấn công phủ đầu nhưng Trung Quốc không đồng ý với thái độ khiêu khích của Nhật Bản. Thể hiện sự bất bình đó Trung Quốc đã đóng đường ống dẫn dầu đến CHDCND Triều Tiên 3 ngày trong tháng 3/2003. Mối quan tâm của Trung Quốc đối với sự ổn định và hoà bình trên bán đảo Triều Tiên phản ánh nguyện vọng của Trung Quốc muốn duy trì cán cân chiến lược khu vực hiện nay. Nếu chế độ Bắc Triều Tiên bị sụp đổ Trung Quốc sẽ mất một khu đệm giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ ở Đông Bắc á. Cuộc khủng hoảng hạt nhân đã đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc và một tình thế khó khăn vì Trung Quốc đóng vai trò là trung gian giữa hai nước đối địch lẫn nhau, hơn nữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên lại không có quyết định rõ ràng. Để đảm bảo lợi ích của mình các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách để CHDCND Triều Tiên và duy trì sự chia cắt lâu dài giữa hai miền Nam Bắc phản đối Mỹ giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp quân sự. Can ngăn các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên áp dụng các biện pháp khiêu khích, hợp tác Nhật - Hàn để tìm kiếm một giải pháp phi quân sự cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Trung Quốc phản đối bất kỳ. Kiểu tấn công quân sự nào của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Họ cũng sẽ không ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp cấm vận của Liên hợp quốc mà sẽ thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân là vấn đề nằm trong lợi ích của Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc có vai trò hết sức nghiêm trọng, quan hệ Trung Quốc - Bắc Triều Tiên trong thời gian gần đây luôn xấu đi nhất là sau vụ Trung Quốc bắt Yangbin người đã được Bắc Triều Tiên lựa chọn làm trưởng đặc khu hành chính kinh tế Bắc Triều Tiên, gần biên giới Trung Quốc, sự việc này làm Bắc Triều Tiên rất tức giận. 4. Quan hệ với Nga. Nga đã khôi phục được mối quan hệ từ thời kỉ nguyên Xô Viết với Bắc Triều Tiên, được nói đến như một đối tác đối thoại thứ 6. Trên phương diện cá nhân và chính trị các mối quan hệ giữa Patin và Kim Changin đều tốt. Mặt khác về nhiều phương diện Nga **** rất nhiều liên quan đến Bắc Triều Tiên và mối quan hệ với Mỹ nước đỡ đầu lịch sử trong thời kỳ của Liên Xô, Nga có liên đối sâu sắc tới những gì đang diễn ra tại vùng cận đông - nơi số người Nga đang giảm đi trong khi Trung Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa Nga muốn tuyến đường sắt nối Nga với Bắc Triều Tiên được kéo dài xuống tận Hàn Quốc đó cũng là một mục đích của Nga. Với tư cách là láng giềng của Bắc Triều Tiên lại là nước lớn trên thế giới, Nga rất quan tâm đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hy vọng tham gia giải quyết Nga nắm chắc trình độ phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cho rằng nước này có tiềm lực và cơ sở nhất định xuất phát từ mối quan hệ địa chính trị, và vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên sẽ dẫn tới chạy đua, phổ bàn vũ khí hạt nhân, tạo nên mối đe doạ đối với an ninh khu vực Đông Bắc á trong đó có Nga. Vì vậy Nga cho rằng Bắc Triều Tiên phải từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân nhưng nỗi lo về an ninh của họ phải được quan tâm. Chủ trương đối thoại đa phương hoà bình giải quyế vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong đó có Nga đã phản đối việc phản đối gây sức ép và sử dụng vũ lực. Đồng thời Nga hy vọng thông qua hoạt động ngoại giao để giải quyết vấn đề trên. 5. Trong quan hệ với Hàn Quốc. Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc bị chia cắt bởi một vùng biên giới được quân sự hoá cao độ trên vĩ tuyến 38, nơi quân Mỹ có sứ mệnh rất đông trong sứ mệnh của Mỹ từ năm 1953. Hai miền Nam Bắc từ 1 vài năm nay đã tiến hành những cuộc vận động ngoại giao tăng cường do thời thế. Hàn Quốc chỉ muốn tiếp tục cải thiện mối quan hệ với người láng giềng thông qua trao đổi kinh tế và lương thực. Sự hựp tác này nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến tranh trên bán đảo. Đồng nghiệp Hàn Quốc của kim, bộ trưởng thống nhất Jeong Sehyun cho rằng một giải pháp cho vấn đề hạt nhân cần phải có sự tham gia của cộng đồng quốc tế, chứ không phải chỉ có hợp tác liên Triều - Mỹ và Hàn Quốc muốn Bắc Triều Tiên tán thành các cuộc đàm phán đa phương để nói rằng bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo - hyan tuyên bố: "Trung Quốc đã xác nhận lại rằng họ sẽ không tiếc công sức trong việc đóng vai trò tích cực và có tính xây dựng" để giải quyết một cách hoà bình bất đồng về hạt nhân. Trong các cuộc đàm phán ở Xơan các nhà thương thuyết Hàn Quốc đã cảnh bảo rằng Bắc Triều Tiên "không nên làm cho tình hình tồi tệ hơn" và nhắc nhở Bắc Triều Tiên rằng: "họ có thể nhận được viện trợ nếu từ bỏ tham vọng hạt nhân". Hàn Quốc, nước bị đe doạ mạnh nhất trước bất kỳ một khả năng hạt nhân tiềm tàng nào của Bắc Triều Tiên. Chính lý do khiến hai miền phải đưa ra những thoả thuận và cách giải quyết về vấn đề hạt nhân. II. Cơ hội để giải quyết hoà bình về vấn đề hạt nhân Cuộc đàm phán 6 ben về cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 27 đến 29/8/2003 Tới ngày 25/8/2003 trưởng đoàn của 5 trong 6 nước gồm thứ trưởng ngoại giao Nga Losyukov, và vụ trưởng Mỹ James, Kelly, thứ trưởng ngoại giao Hàn Quố Lee Soo Hyuck, và vụ trưởng bộ ngoại giao Nhật Bản Mitofi Yobunaka cùng Trung Quốc đã có mặt tại Bắc Kinh. Trưởng đoàn CHDCND Triều Tiên do thứ trưởng ngoại gôa Kim Jong II làm trưởng đoàn dự định tới Bắc Kinh ngày 26/8/2002. Qua các cuộc tiếp xúc ban đầu trước hội nghị, các bên kể cả phía BN đều nhất trí cao một điểm là: "CHDCND Triều Tiên sẽ huỷ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình". Trung Quốc tin rằng đó sẽ được giải quyết một cách hoà bình và lo ngại về an ninh của Triều Tiên. Phía Mý có thể có những nhượng bộ linh hoạt vấn đề an ninh và viện trợ kinh tế nhưng đòi Bình Nhưỡng phải cho các thanh sát sớm các cơ sở hạt nhân CHDCND Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhan nhưng đòi Mỹ ký hợp ước không xâm lược và các bên phải giúp đỡ kinh tế, nhưng không chấp nhận đề nghị thanh sát vũ khí. Bình Nhưỡng cho biết họ sẵn sàng cho cả khả năng đối thoại hoặc chiến tranh. Nhật Bản tỏ ra ứng rắn đặt điều kiện tiên quyết là: "giải quyết trước về vấn đề người Nhật bị bắt cóc". Hàn Quốc cũng như Nhật Bản một mặt muốn các bên ép được CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Mặt khác Seoul vẫn tiếp tục hợp tác kinh tế với miền Bắc để giải quyết vấn đề theo cách của Triều Tiên với nhau. Phía Nga một mặt ủng hộ phi hạt nhân hoá, mặt khác công khai ủng hộ đề nghị về an ninh của Bình Nhưỡng với Mỹ. Do cách tiếp cận đặt vấn đề của các bên còn khác nhau nên hội nghị 6 bên khó đạt được kết quả. Dù sao đó cũng là cơ hội tốt để giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. III. Quan điểm của các bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên CHDCND Triều Tiên coi hội đàm sáu bên là dịp để kiểm nghiệm chính sách của Mỹ với nước này, liệu có chuyển biến hay không, hạt nhân do chính sách thù địch của Mỹ gây ra. Bắc Triều Tiên phản đối đảm bảo an ninh bằng văn bản do quốc hội Mỹ hoặc do tập thể các nước đưa ra thay cho hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Bắc Triều Tiên còn xác định ba nội dung trong sự thay đổi chính sách của Mỹ ký hiệp ước không xâm phạm, thiết lập quan hệ ngoại giao không ngăn bỏ CHDCND Triều Tiên hợp tác kinh tế với các nước khác. Thái độ của Mỹ tổng thể luôn cứng rắn về hoạt động ngoại giao của Mỹ có 4 điểm cơ bản. Một là nhấn mạnh thông qua phương thức ngoại giao hai là kiên trì khung đa phương. Ba là tuy nhiều lần tuyên bố là họ không có ý can thiệp CHDCND Triều Tiên nhưng lại không muốn cam két bằng văn bản. Bốn là nhượng bộ về kinh tế như thế nào. Hàn Quốc kiên quyết ủng hộ cách giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên bằng ngoại giao, phản đối gây sức ép đơn phương hoặc sử dụng thủ đoạn quân sự Hàn Quốc cho mục tiêu giải quyết vấn đề hạt nhân là phi hạt nhân hoá quân sự. Từ đó mới đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác và giao lưu hai miền Nam Bắc đảm bảo hoà bình ổn định trên bán đảo Hàn Quốc tán thành đàm phán đa phương đồng thời đàm phán song phương nhấn mạnh công việc cấp bách là hai bên Mỹ - Triều Tiên xoá bỏ hoà nghi từng bước xây dựng lòng tin giải quyết vấn đề hạt nhân. Phía Nhật có yêu cầu Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và phá dỡ các cơ sở hạt nhân, ký tất nghị định thư bổ sung chấp nhận thanh sát các cơ sở hạt nhan bị nghi vấn. Nhật hy vọng các bên hữu quan xoá bỏ mối lo ngại về vấn đề an ninh như không xâm phạm lãnh thổ xây dựng khung viện trợ năng lượng mang tính tổng hợp trong đó bao gồm khôi phục cung cấp 50 vạn tấn dầu nặng hàng năm của tổ chức phát triển năng lượng bán đảo Triều Tiên. Chính phủ Nga tích cực ủng hộ hội đàm 6 bên và triển khai nỗ lực ngoại giao với các bên có liên quan. Lập trường cơ bản của Nga là giữ cho bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, phản đối giải pháp từng phạt đối với Triều Tiên cho rằng mục đích đàm phán 6 bên là xoá bỏ bất đồng mâu thuẫn giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Đàm phán từ ba bên đến 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo tạp chí "Lưu Vọng" số 32/2003 viết: ngày 31/7/2001; đại sứ Bắc Triều Tiên tại Nga Pokvichan đã thông báo với thứ trưởng ngoại giao Nga Yuri Fedoto rằng: "Bắc Triều Tiên chủ trương tiến hành đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo này" Đây là bước tiến tới giải quyết hoà bình điều này chứng tỏ Bắc Triều Tiên với Mỹ vẫn muốn đi theo con đường đối thoại. Nhưng cuộc đàm phán 6 bên vẫn còn rất nhiều khó khăn. Phần lớn dư luận quốc tế cho rằng vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên có bối cảnh phức tạp, rất khó có thể giải quyết trong một lần đàm phán. Sự đối lập gay gắt về chiến lược: BN đưa ra kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân muốn buộc Mỹ phải cam kết không phát động chiến tranh chống Bắc Triều Tiên, hoặc ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Mỹ luôn bất đồng với ý kiến đó phản đối tiến hành đàm phán trực tiếp với Bắc Triều Tiên cho rằng vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên không tách rời việc thay đổi chính quyền chỉ cần t/c của Bắc Triều Tiên thay đổi thì viện trợ phát triển kinh tế sẽ không thành vần đề. Kể từ khi mở ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai của Bắc Triều Tiên đến nay, hai bên vẫn mặc cả về hình thức đối thoại. Bắc Triều Tiên đề xuất đàm phán song phương trước, đàm phán đa phương sau" Mỹ kiên trì đàm phán đa phương có sự tham gia của NB và Hàn Quốc. Cuối cùng Bắc Triều Tiên đã đồng ý đàm phán sáu bên với sự tham gia của Trung - Nga - Nhật - Hàn. Một nhà quan sát quốc tế đã phân tích rằng cách suy nghĩ của Bắc Triều Tiên về đàm phán đa phương dựa trên cơ sở. Thứ nhất, qua so sánh Bắc Triều Tiên nhận thấy chính quyền Bush có khuynh hướng chấp nhận ý kiến của phái bảo thủ mới cứng rứn kéo dài gây sức ép. Thứ hai, Mỹ - Nhật - Hàn tăng cường phối hợp hành động. Thứ ba, Bắc Triều Tiên không muốn kéo dài thời gian muốn thay đổi sách lược. Thứ tư, hoạt động ngoại giao của Nga và Trung Quốc đã có chiều hướng tích cực. Mỹ tuyên bố vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên không chỉ liên quan đến hai bên Mỹ - Triều mà còn liên quan đến khu vực Đông Bắc á nên có các nước trong khu vực tham gia giải quyết. Sự chia rẽ chiến lược của hai bên vấn tồn tại, chính quyền Bush không hy vọng vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên có sự đột phá trong thời gian ngắn. Nên cuộc đàm phán 6 bên đã không có kết quả. Chương III Đánh giá các khả năng Đàm phán không có kết quả điều gì sẽ xảy ra. Các cuộc hội đàm 6 bên từ ngày 27 - 8 đến ngày 29 - 8 - 2003 tại Bắc Kinh dự kiến sẽ tiến hành một tiến trình đàm phán với Bình Nhường đã kết thúc mà không đạt được tiến bộ nào ngoài việc thoả thuận sẽ hội đàm ký có thể là vào tháng 11 tới. Như vậy vòng hội đàm 6 bên sắp tới về chương trình vũ khí hạt nhân bị tình nghi của Bắc Triều Tiên có thể sẽ không diễn ra cho tới tháng 11 năm 2003, muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ, nhằm cung cấp những đảm bảo an ninh cho Bắc Triều Tiên có thể tuỳ thuộc vào việc Bình Nhưỡng trước hết có đồng ý phong toả có thể kiểm chứng chương trình vũ khí hạt nhân, mà Mỹ coi là mối đe doạ đối với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc hay không. Khả năng Mỹ sẽ trực tiếp hỗ trựo việc phá huỷ các cơ sở vũ khí hạt nhân bị tình nghi của Bắc Triều Tiên, bằng cách sẽ cung cấp các quỹ của Mỹ để giúp phá huỷ các vũ khí huỷ diệt hàng loạt từ thời Liên Xô cũ. Oasinhtơn đã nói với Bình Nhưỡng rằng: "họ sẵn sàng thảo luận về một số các biện pháp không cụ thể và tương hỗ". Trước đó Oasinhtơn đã bác bỏ việc tạo cho Bình Nhưỡng cơ hội trao đổi để từ bỏ những tham vọng hạt nhân của họ. Sau đó ngoại trưởng Mỹ Cdin Powell đã đưa ra những biện pháp đầu tiên hướng tới việc chấm dứt cuộc khủng hoảng này bằng cách cho biết Oasinhtơn muốn Bình Nhưỡng bày tỏ thiện chí trong viẹc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của họ để đổi lấy việc Mỹ xem xét những đảm bảo an ninh mà họ có thể cung cấp cho Bình Nhưỡng... Chính Mỹ muốn Bắc Triều Tiên phải cung cấp vị trí của chương trình làm giào Usanium bị tình nghi của họ. Sau khi cuộc đàm phán 6 bên gồm hai miền Triều Tiên Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga lần đầu tiên vào ngày 27 - 8 - 2003 không kết quả, các chuyên gia lại đưa ra xu hướng chính là tiếp tục đàm phán lại. Hiện nay lực lượng vũ trang của CHDCND Triều Tiên hiện có đến 1,1 triệu quân lính được huấn luyện gần 3.000 xe tăng bọc thép, 500 máy bay chiến đấu, 22 tàu ngầm và gần 1300 bệ phóng tên lửa chiến thuật và tác chiến bao gồm cả tên lửa skud của Liên Xô với tầm bắn từ 300 đến 500 km. Phía Triền Tiên có khả năng đánh đòn phú đầu vào lực lượng 37.000 quân Mỹ ở Hàn Quốc nên vấn đề hạt nhân hay cuộc đàm phán không giải quyết được. Thủ đô Xơan với 10 triệu dân chỉ nằm cách vĩ tuyến 35 có 40 km sẽ thành cát bụi về phần mình Mỹ đã tính đền một cuộc chiến bất ngờ bằng tên lửa có cánh được phóng từ các tầu ngầm của Mỹ hoạt động từ vùng biển Nhật và Hoàng Hải và từ máy bay ném bom xuất phát từ đảo Oknana. Gần như đồng thời sẽ có 1.000 đến 1.500 quả tiên lửa được phóng vào các mục tiêu trung tâm hạt nhân Yongbyon và các cơ sở hạt nhân khác, các đơn vị quân đội 700.000 người của CHDCND Triều Tiên đang dọc theo vĩ tuyến 38. Các máy bay ném bom sẽ hoàn tất việc tiêu diệt đối phương sử dụng bom xung điện, bom cháy, bom bình thường nặng 9,5 tấn. Đó chính là điều khiến cho toàn thế giới lo ngại. Dẫu vậy không chỉ có Mỹ, CHDCND Triều Tiên mà cả thế giới đều không muốn điều đó sẽ xảy ra. Việc hoà bình và giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên có hy vọng thành công. Vậy ta hãy đợi cách giải quyết của hội đàm 6 bên lần thứ hai diễn ra vào tháng 11 - 2003. Kết luận Kể từ tháng 10/2002 vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên đột nhiên xuất hiện đã làm gián đoạn đến tiến trình hoà dịa của bán đảo Triều Tiên. Quan hệ Mỹ - Triều, Nhật - Triều cũng xấu đi tình hình an ninh của toàn bộ Đông Bắc á trở nên căng thẳng, nguy hại đến hợp tác kinh tế và phát triển của khu vực cũng cản trở sự phát triển kinh tế và phát triển khu vực này cũng cản trở sự phát triển kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Về tổng thể mà nói lợi ích kinh tế là nhân tố có lợi cho việc kiềm chế sự đối kháng Mỹ, Triều, cải thiện quan hệ Mỹ Triều. Vấn đề hạt nhân là do chính sách thù địch của Mỹ gây ra, muốn giải quyết thì Mỹ phải thay đổi chính sách ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, thiế lập quan hệ ngoại giao không ngăn trở CHDCND Triều Tiên hợp tác kinh tế với các nước khác. Quan điểm của 6 bên tham gia đàm phán đa phương đều cho rằng biện pháp: Thông qua đối thoại hoà bình để giải quyết vấn đề hạt nhân là biện pháp tốt nhất để đảm bảo an ninh của toàn khu vực cũng như sự ổn định của cục diện chính trị thế giới. Tài liệu tham khảo 1. Thông tấn xã Việt Nam 2. Báo kinh tế đô thị 3. Báo an ninh thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vấn đề hạt nhân trên bán đảo triều tiên.pdf
Luận văn liên quan