Luận văn Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử

Sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân Quan Lạn như quan hệ hợp tác trong sản xuất, các lễ nghi tín ngưỡng-tôn giáo thờ cúng thần bản mệnh làng xã như thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu , hoạt động lễ hội và diễn xướng dân gian. Điều này được lý giải bởi điều kiện cư trú hải đảo, sự giao lưu tiếp xúc với đất liền còn nhiều hạn chế, do đó nhu cầu giao lưu tình cảm trong cộng đồng càng cao.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần" hay còn gọi là tứ vị thánh nương. Theo sách “Việt Điện u linh”,” Lĩnh Nam chính quái” và theo truyền thuyết còn kể lại trong ngư dân Quan Lạn hiện nay thì tứ vị thánh nương là thái hậu họ Dương và ba công chúa con vua Tống Đế Bình. Cuối niên hiệu Trùng Hưng ( 1278 - 1279) quân Tống bị quân Mông Cổ đánh tan ở Nhai Sơn, vua Tống đem gia quyến và bề tôi lên thuyền trốn ra biển. Bị đuổi gấp, vua tôi phải nhảy xuống biển tự tử- xác của thái hậu và ba cô công chúa trôi vào cửa Cờn, được dân chài chôn cất dựng miếu thờ gọi là Đền Cờn. Miếu tương truyền rất thiêng thường phù hộ cho người đi biển. Cho nên dân chài dọc bờ biển nước ta nói chung và dân Quan Lạn nói riêng đều lập miếu thờ. Tại đình Quan Lạn hiện nay còn lưu giữ sắc phong của vua Minh Mệnh gia tặng cho tứ vị thượng đẳng thần danh hiệu "Đại càn quốc gia Nam Hải hàm hoằng quang đại chí đức". Sau đó vua Thiệu Trị sắc phong thêm hai chữ "Phổ báo" vào năm 1846. [7; 562] Ngoài việc thờ tứ vị thánh nương, trong đình Quan Lạn còn thờ cả Dương Không Lộ - ông tổ của nghề đúc đồng ở nước ta. Nhưng ở Quan Lạn lại có ý nghĩa là vị thần của nghề chài lưới. Sắc phong Thiệu Trị 1846 phong thần cho Không Lộ Giác Hải, gia tặng " Thành xung Tuệ Trùng Tĩnh"[36, tr562] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 64 + Thờ Sơn Thần: Ngư dân Quan Lạn tôn thờ thần Cao Sơn. Theo truyền thuyết Cao Sơn là một trong 50 người con trai của Lạc Long Quân theo cha lên núi. Thần Cao Sơn giỏi thuốc, thường hiện thân làm thầy lang chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân. Lúc sinh thời có hiệu là Tế giang cư sĩ. Nhân dân Quan Lạn thờ Cao Sơn trong miếu ở xóm Thái Hoà gọi là Cao Sơn thần miếu. Đối với ngư dân Quan Lạn, Cao Sơn là một vị thần rất linh ứng, " Thần tối cao chi thượng, ngồi cao trông xa, cứu bệnh cứu hoả… cứu dân độ thế, trừ tà ác quỷ, trừ tại côn đồ".[42, 3]. Một điều đặc trưng ở Quan Lạn trong việc thờ Sơn Thần là có sự hoà quyện giữa thiên thần và nhân thần. Tại miếu, bên cạnh Cao Sơn còn thờ ông tổ dòng họ Đỗ Tấn Thân, đã nhập vào làm một phù hộ cho con cháu " làm ăn xa vắng, đi xa về gần…". Với địa hình đất đảo Quan Lạn được che chắn bởi 8 dãy núi ( Phía trước 5 dãy, phía sau 3 dãy), hơn nữa ngư dân nơi đây lại có một ngư trường kín gió được bao bọc bởi các dãy núi để làm ăn sinh sống thuận lợi, do đó ngư dân Quan Lạn rất tôn thờ thần Cao Sơn. Đầu năm trước khi ra biển ngư dân đảo Quan Lạn đều bình an, mưa thuận gió hoà. Đồ cúng lễ tại Cao Sơn thần miếu thường có những hình thuyền chèo bằng vàng mã có quân có tướng, vừa mang ý nghĩa cúng tế cho Cao Sơn, thế mạng cho dân chài, vừa kỉ niệm chiến thắng Vân Đồn Lịch sử tháng 2 năm 1288. [42, 4] + Tín ngưỡng thờ mẫu: Tại chùa Linh Quang trên đảo Quan Lạn, điện thờ mẫu cũng được bày trí theo sơ đồ chung sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 65 - Điện thờ mẫu được bày trí theo quan niệm tả nam, hữu nữ từ trong nhìn ra. Bên tả tay trái (âm)- tôn ông (dương) âm dương hoà hợp. Bên hữu tay phải (dương) - chầu bà ( âm) âm dương hoà hợp. - Tam toà: Được đưa lên ngự cao nhất trong điện thờ mẫu thể hiện mối quan hệ Thiên Địa Nhân mới đủ số 3, số đủ âm dương (số 1 dương, số 2 âm). Mẫu Nhân được nổi trội lên, ở giữa là mẫu Thượng Thiên theo ý nghĩa là mẫu Liễu Hạnh từ trên trời giáng xuống, hai bên là mẫu Thượng Ngàn số 2 và mẫu Thoải số 3, ở đây không có vai trò của mẫu Địa vì cho rằng người chết bị hành tội dưới âm phủ mà việc thờ mẫu là cầu mong cho hiện thực cuộc sống nên vai trò của mẫu Địa không được chú ý. Tam toà là tôn âm dương những yếu tố gây ra sự biến hoá sinh thành của muôn vật. - Tứ phủ theo thứ tự Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ, Mẫu Thiên biểu thị về ngũ hành. Thập vị tôn ông Tam Toà Tứ Phủ Toà Sơn Trang Tứ phủ chầu bà Ngũ vị tôn ông Ban cô Ban cậu Thập nhị chầu bà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 66 + Mẫu Sơn Lâm: Sơn: đất đá thuộc hành Kim khoác áo trắng Lâm: Gỗ cây thuộc hành Mộc khoác áo xanh + Mẫu Địa: thuộc hành Thổ khoác áo vàng + Mẫu Thuỷ: Thuộc hành Thuỷ khoác áo đen ( tía) + Mẫu Thiên: Thuộc hành Hoả khoác áo đỏ Tam toà, tứ phủ ngự ở trên cao. Từ trong thực tế cuộc sống có cả một bộ máy quan lại bên dưới thừa hành lệnh vua thì trong điện thờ Mẫu con người cũng không thể không cho xuất hiện những hàng ngũ thừa hành lệnh mẫu. Với quan niệm thiêng liêng triết học không chỉ có không gian mà phía có cả thời gian. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng nằm trong cái thiêng liêng đó. -Toà Sơn Trang: Khi kinh tế hàng hoá phát triển với quan niệm rừng vàng thì trong điện thờ mẫu xuất hiện thêm toà Sơn Trang. -Tứ phủ chầu bà: là các đệ tử phục vụ Tứ phủ Thánh Mẫu, trấn trị tại bốn phương trời đất. -Ngũ vị tôn ông tương ứng với ngũ hành còn gọi là các quan lớn. -Ban cô, ban cậu: Biểu hiện thế hệ trẻ kế tiếp sinh sôi, bởi trong tinh thần cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ Mẫu không thể không hỗn dung tinh thần đó. Nên trong điện thờ Mẫu cũng thờ ban cô, ban cậu nhưng khác với thờ bà Cô, ông Mãnh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Chầu bà, tôn ông thường không có tượng mà thường treo bên trên các nón chóp, hoặc mũ cánh buồm, bên dưới đặt các đôi hia, bên chầu bà bên trên treo các nón thúng, bên dưới đặt đôi hài. - Thập nhị chầu bà: ứng với thần thời gian là 12 địa chi ( Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 67 - Thập vị tôn ông: ứng với thần thời gian là 10 thiên can ( Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý). Ở điện thờ mẫu thường có hình con rắn leo cao gọi là ông Lốt ấy là thể hiện con vật đầy đủ âm dương, con cú, con dơi lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm, là âm dương trong chúng hoán đổi. Ở điện thờ mẫu thường có đôi câu đối "Vô danh thiên địa chi thuỷ Hữu danh vạn vật chi mẫu" (Chưa hình thành trời đất là lúc khởi thuỷ Hình thành muôn vật ấy là từ người mẹ) Câu đối đề cao ca tụng người mẹ, vì công người mẹ sinh thành như khởi thuỷ trời đất.[8, tr186-187] Việc thờ Mẫu đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân Quan Lạn. Mẫu được coi như một thế lực siêu nhiên có quyền năng rất lớn. Ngoài việc thờ cúng mẫu thường xuyên tại chùa, thì cứ vào đầu năm, trong lễ cầu bình từ mùng 6 đến mùng 10 tháng giêng, ngư dân trên đảo đều đến chùa Linh Quang, dâng lễ lên điện mẫu để xin sự chở che cho những người thân của mình trước bão tố đại dương. 3.2.1.4. Các tín ngưỡng liên quan đến ngư nghiệp - Thờ bà Hang: Tín ngưỡng phồn thực có từ thời nguyên thuỷ vốn là đặc trưng thiết yếu nhất của văn hóa nông nghiệp để duy trì và phát triển sự sống để mùa màng tốt tươi. Nếu cư dân nông nghiệp đề cao tín ngưỡng phồn thực với ý nghĩa sinh sôi nảy nở thì ngư dân Quan Lạn lại đề cao nó với yếu tố “dưỡng‟‟ che chở bảo vệ trước đại dương bao la nhiều nguy hiểm. Tín ngưỡng phồn thực đến nay chỉ còn tồn duy nhất ở tục cúng trước khi nhổ neo của ngư dân Quan Lạn đặc biệt là ngư dân cư xóm lẻ Hải Yến. Truyền thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 68 kể lại rằng từ xa xưa việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra rất thuận tiện. Lúc bấy giờ có một người phụ nữ sinh ra trong một gia đình buôn thuốc, đã theo thuyền buôn đi lại nhiều lần giữa hai vùng đất này. Trong một lần giao thương, không may bà bị bọn cướp biển bắt, bị hiếp rồi vứt xác bà xuống biển. Xác bà trôi dạt vào một hang đá của xã đảo Quan Lạn. Bà báo mộng cho ngư dân biết, dân xã đảo ở đây đã lập mộ và thờ bà trong miếu gọi là miếu bà Hang. Ngư dân tin rằng oan hồn của bà vẫn phù hộ các chàng trai đi biển. Do đó vào đầu năm trước khi ra biển hay mỗi lần nhổ neo, ngư dân ở một số xóm lẻ thường tập trung về miếu bà Hang cúng lễ. Theo lời báo mộng của bà "ta chết nghiệp nào thì thờ ta nghiệp ấy" cho nên ngoài vàng hương, hoa trái thì lễ cúng còn mang cả hai dạng biểu hiện của hình thái tín ngưỡng này là: thờ hành vi giao phối (bằng hình ảnh tượng trưng hoặc do người cúng diễn tả) và thờ sinh thực khí của đàn ông mong tìm được sự che chở, may mắn thuận buồm xuôi gió khi ra khơi, đặc biệt bảo vệ ngư dân trước thế lực côn đồ nơi biển cả. [42, 7]. Song đến nay do tính văn minh ngày càng nâng cao, nên trong lễ cúng của ngư dân đã bỏ các động tác giao phối. - Lễ tháp ấn: theo nghĩa dân gian có nghĩa là thay áo cho tượng được tiến hành vào ngày 26 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ được tổ chức theo từng xóm thôn. Mỗi xóm thôn chịu trách nhiệm làm lễ trong các đình chùa có trong thôn xóm mình. Chủ lễ thường là những người có tuổi, am hiểu nghi lễ. Sau khi đọc văn tế chủ lễ xin đài âm dương để xin sự cho phép của “các ngài, các quan”, tiếp đó người chủ lễ đại diện lau rửa và thay áo cho các tượng. Từ sau ngày lễ tháp ấn cho đến ngày 30 tết các gia đình ngư dân mới sửa sang thuyền của mình để chuẩn bị cho một năm làm ăn mới.[42, 2] - Lễ ra binh đầu năm: Sau khi ăn tết, tuỳ từng dòng họ, từng gia đình chọn ngày, thông thường mùng 6 hoặc mùng 8 tết để làm lễ ra binh (nghi lễ ra biển) tức là ngày quay mũi thuyền đi làm ăn. Trưởng họ và chủ mỗi gia đình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 69 làm lễ cúng "ra binh" rồi cùng chèo thuyền đi đánh cá ở những nơi đã định sẵn. Lễ cúng ra binh được người dân thực hiện ở Cao Sơn thần miếu, một số xóm lẻ tập trung ở miếu bà Hang. Vật cúng bao giờ cũng có thuyền chèo bằng vàng mã để tiến cúng các thần, thế mạng cho ngư dân, cầu mong sự che chở, thuận buồm xuôi gió, mong một năm bội thu tôm cá. Hiện nay lễ ra binh đầu năm vẫn được giữ, song với kinh nghiệm đánh bắt thì ngày ra binh có thể được lựa chọn trong nhiều ngày hơn, có những gia đình ra biển từ mùng 2 tết hoặc rất muộn, để tránh việc trùng quá nhiều người ra biển làm biển động. - Lễ cầu bình: Nghề đánh cá nhiều rủi ro bất trắc, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Biển nuôi sống con người song cũng có thể nhấn chìm con người. Do đó mùng 6 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch, ngư dân Quan Lạn làm lễ cầu bình. Các gia đình ngư dân đi lễ ở hầu hết các đình chùa để xin sự bình an, che trở hoặc đơn giản để cầu may. Trong lễ cầu bình, thì các thế lực siêu nhiên thường được đề cao như Đại càn quốc gia Nam Hải, Cao Sơn thần miếu, các Thánh mẫu… - Ngày đóng thuyền - hạ thuỷ: Đời sống ngư dân gắn liền với con thuyền. Thuyền là phương tiện đi lại, là công cụ đánh bắt. Do đó khi khởi công đóng thuyền và hạ thuỷ, ngư dân đều xem ngày, chọn ngày tốt, hợp với tuổi của chủ thuyền. Những ngày này, ngư dân đều cúng khấn gia tiên, đặc biệt ngày hạ thuỷ còn cúng vua hà bá tại nơi thuyền xuống, nước để xin thần sông biển biết tên mặt thuyền, cho phép thuyền lưu thông trên địa phận cai quản của vua hà bá được bình an. 3.2.2. Những ảnh hưởng của tam giáo trong đời sống ngư dân Quan Lạn Du nhập vào nước ta trong những thời điểm khác nhau, bằng các con đường khác nhau, song đến thời Lý 3 tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cùng tồn tại được triều đình thừa nhận, tôn trọng trong giáo dục và thi cử. Lịch sử gọi là thời kì “ Tam giáo đồng nguyên ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 70 Quan Lạn nằm trong thương cảng Vân Đồn được nhà Lý thành lập năm 1149. Đến đây đã chịu sự quản lí của triều đình phong kiến, cùng với sự giao lưu văn hoá với bên ngoài qua đường biển, đã làm tư tưởng tam giáo dần được du nhập vào Quan Lạn. - Đạo giáo xâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ II, đã tìm thấy những tín ngưỡng tương đồng sẵn có từ lâu, nên đã nhanh chóng thâm nhập hoà quyện với tín ngưỡng dân gian đến mức không còn ranh giới. Trên cơ sở của thuyết vô vi, đạo giáo đến với ngư dân Quan Lạn tạo nên tư tưởng dân chủ, lối sống phóng khoáng, gần gũi với tự nhiên và hết sức giản dị- giản dị trong lễ nghi tâm linh, giản dị trong sinh hoạt. - Nho giáo được nhà nước phong kiến tiếp nhận về khai thác những yếu tố thế mạnh của nó cho việc tổ chức và quản lí đất nước. Song đến với Quan Lạn, trong điều kiện xa đất liền, việc quản lí của triều đình còn hạn chế, cuộc sống ngư nghiệp tương đối tự do thì Nho giáo có ảnh hưởng về văn hoá hơn là thống trị: đó là tình yêu thương con người trong cộng đồng, đề cao chữ hiếu trung quân gắn liền với ái quốc. Cũng do điều kiện đó, Nho giáo ở Quan Lạn có tính mềm dẻo hơn biểu hiện ở tư tưởng bình đẳng nam-nữ, tư tưởng tự do yêu đương. [42,1] - Phật giáo: xuất hiện ở Quảng Yên rất sớm, đến thời Lý nhất là thời nhà Trần đạo Phật cực thịnh ở vùng đất này và Yên Tử, Quỳnh Lâm đã trở thành trung tâm Phật giáo của toàn quốc. Người dân Quan Lạn rất sùng bài đạo Phật, và hầu hết theo dòng thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông lập ra trên cơ sở dung hợp tư tưởng Phật với triết lí sống tìm về thiên nhiên của lão Trang. Nhu cầu về tín ngưỡng được giải quyết bằng việc lập chùa chiền, dựng bia tạc tượng. Chùa Linh Quang tại Quan Lạn là một ngôi chùa nổi tiếng. Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự. Chùa khi mới xây dựng là nhà tranh vách đất sau đến thời Trần được tu sửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 71 lại. Chùa có kiến trúc giản dị theo lối kiến trúc chung của chùa làng thời Trần. Nền nhà được tôn cao hơn mặt đất 80 phân. Mặt nền hình chữ nhật gần như vuông. Nền được vỉa bằng gạch. Chùa có 1 gian hai chái với 4 cột cái thấp to và 12 cột quân tương ứng, có 2 bờ vì để đỡ 2 mái chính và 2 mái bên. Ngoài cùng là tam quan sau đến bái đường và hậu cung. Trong chùa trên các đầu xà, đầu trụ, có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen. Tường xung quanh xây bằng gạch.[3; ] Cách bày trí Phật điện, việc thờ cúng trong chùa Linh Quang thể hiện rõ tư tưởng Tam giáo trong văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn. Phía trước chùa đặt tượng bà Quan Âm để thể hiện lòng sùng phật - một lối thượng thần mang siêu lực vô lượng đem đến nguồn hạnh phúc cho đời. Nơi thờ chính của chùa được chia làm ba gian. Gian giữa phật điện được xây cao hơn. Trên cùng đặt ngang hàng ba bức tượng ở giữa là Phật bà bên trái là Lão tử, bên phải là Khổng Tử. Bên dưới là tượng vua Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và vua Lý Anh Tông người lập ra thương cảng Vân Đồn. Gian bên phải thờ cấp cô độc - người cấp đất xây chùa.[42, 10] Gian bên trái thờ mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ là sự hoà quyện giữa đạo giáo với tín ngưỡng dân gian. Ngoài ra chùa còn thờ cụ Hậu - một bà lão ở Quan Lạn không chồng con, sinh thời hiền lành phúc đức, chăm chỉ làm ăn để dành được một số tiền của lớn. Trước khi chết đã dành toàn bộ số tài sản của mình cho nhà chùa. Dân làng đã tạc tượng cụ và thờ trong chùa. Bức tượng cụ Hậu là một bức tượng dân gian khá đặc sắc được lưu giữ trong chùa. Chùa còn thờ sư tăng Trần Huyền Trang (thời Đường - Trung Quốc). Bức tượng mô tả Trần Huyền Trang trong thế đứng, mặc áo cà sa, tay cầm trượng. Chùa cũng thờ Quan Công (quan Vân Trường). Trong chùa còn đặt nhiều bát nhang cho các linh hồn vong linh đã khuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 72 Qua cách bày trí trên ta thấy được sự tiếp xúc giữa tín ngưỡng truyền thống với các tôn giáo ngoại lai biểu hiện trong lối kiến trúc phổ biến của chùa chiền Việt Nam đó là “tiền Phật hậu Thần” tức là thờ trong chùa các thần, các thánh, các vị thần thành hoàng làng, thổ địa... hay việc thờ Mẫu trong thần điện... đồng thời thấy rõ sự dung hợp của 3 tôn giáo ngoại lai. Trước đây chùa Linh Quang là trung tâm văn hoá của làng. Hầu hết các sinh hoạt văn hoá đều diễn ra ở chùa. Ngày nay, chùa vẫn được còn là chốn linh thiêng. Người dân đến chùa để cầu may, để ngư dân ra biển an toàn, mưa thuận gió hoà, để làm lễ ra binh đầu năm hay đơn thuần là để du ngoạn. Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy đủ hệ thống tượng Phật có giá trị điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh. 3.3. Văn học dân gian Ở Quan Lạn, có gần như đầy đủ các loại hình văn học dân gian. Tất cả các loại hình từ tự sự đến trữ tình không chỉ phong phú về số lượng mà còn rất đặc sắc, độc đáo về giá trị nội dung và nghệ thuật. - Truyện cổ Ở cửa sông Mang nơi giáp giới giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn có hai quả núi mang tên Cõng Ông, Cõng Bà với chuyện kể cảm động về tình thương yêu của đôi vợ chồng già. Trong các làng bản của Quảng Ninh nói chung và Quan Lạn nói riêng thường lưu truyền chuyện kể về các thành hoàng, các sơn thần, thuỷ thần. Đối với Quan Lạn, có là các câu chuyện kể về Đương cảnh thành hoàng, Nam hải tôn thần và tứ vị tôn thần, thần Cao Sơn, câu chuyện của ba anh em họ Phạm người địa phương cùng lập công và hy sinh trên đảo… Nhìn chung các thần tích, thần phả và các truyện dã sử không có kết cấu truyện hoàn chỉnh, nhân vật truyện không được giới thiệu đầy đủ song loại truyện này vẫn được lưu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 73 truyền và gây ấn tượng mạnh bởi các tình tiết, các sự việc đặc biệt. Loại truyện này thực chất là sự huyền thoại hoá các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử có thật đã diễn ra trên vùng đất thiêng liêng này. Ví dụ: Ngư dân Quan Lạn tôn thờ thần Cao Sơn. Theo truyền thuyết Cao Sơn là một trong 50 người con trai của Lạc Long Quân theo cha lên núi. Thần Cao Sơn giỏi thuốc, thường hiện thân làm thầy lang chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân. Lúc sinh thời có hiệu là Tế giang cư sĩ. Nhân dân Quan Lạn thờ Cao Sơn trong miếu ở xóm Thái Hoà gọi là Cao Sơn thần miếu. Ở trên mỗi bến thuyền của thương cảng xưa, đều có một giếng nước ngọt. Giếng Hệu hay giếng nàng Tiên trên bến Cái Làng, giếng Rùa Vàng trên bến Con Quy. Mỗi bến đều gắn với một câu chuyện thần thoại. - Tục ngữ và phương ngôn Cư dân trên đảo Quan Lạn có hàng loạt phương ngôn, tục ngữ liên quan đến vùng biển và nghề biển. Có khi đó chỉ là những kinh nghiệm vặt: “Bán ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối”, bởi vì đầu cá đối xương mềm ăn ngon. Có khi là một tổng kết thật giản dị: “Bắc lặng về hôm, nồm lặng về sớm” (Mùa gió bấc, biển thường lặng về chiều. Mùa gió nam, biển lặng lúc sáng sớm). Có khi chỉ đơn giản bốn chữ: “Đầu động, cuối yên” mà kết tinh bao quan sát: Bão chưa đến, biển hơi động là lúc cá xô vào gần bờ, có thể cho thuyền ra đánh nhanh một hai mẻ lưới dễ thu hoạch lớn. Sau đó phải tìm chỗ cho thuyền tránh bão và đợi tan bão, biển thật yên (cuối yên) mới đánh được cá. Ngư dân đã tổng kết “đăng dài, chài rộng” mới mong được nhiều cá. Với người đi thuyền kinh nghiệm sông nước thật sự là lẽ sống còn nên tục ngữ, phương ngôn nghề biển không những nhiều mà lời lẽ còn hết sức mạnh mẽ, quyết liệt, tha thiết và dứt khoát. Có những câu như trêu đùa bằng sự chơi chữ nhưng thực chất vẫn là lời dặn dò người đi biển: “Mồng mười tháng ba Giỗ cha thằng Nghẹo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 74 Muốn ăn cá nghéo Thì chạy ra khơi” [42, 5] Tháng ba, đã sang xuân, mây quang, trời sáng, nắng ấm, dân làm nghề biển sau đợt nghỉ tết và hội hè dài đã nóng lòng muốn ra khơi xa. Nhưng hãy coi chừng, mồng mười tháng ba thường còn đợt gió mạnh rất nguy hiểm. Chẳng biết thật hay hư chuyện ngày giỗ cha thằng Nghẹo, chuyện cá nghéo (thuộc họ cá mập) hay chuyện “ngoẻo” thật hay đùa mà bao đời rồi câu phương ngôn như một bài vè cứ được lưu truyền. Vùng biển giữa vịnh Hạ Long và Bái Tử Long khá rộng. Ở đây có hòn Đũa chơi vơi giữa sóng gió. Phía ngoài, đảo chạy dài, trong bờ là dãy núi đá Quang Hanh lừng lững, khi trời giông bão, chỗ này thường sóng gió rất mạnh, thuyền qua đây phải hết sức cẩn thận: “Kín Đũa thì sống, trống Đũa thì chết”. Hãy lách vào khe núi để không nhìn thấy hòn Đũa (kín Đũa), nếu xem thường đi ra chỗ trống là chết. Bên cạnh đó, còn có những câu tục ngữ, phương ngôn về con người và sản vật, về đường ăn lễ ở như “gái Liễu Mai, trai Vân Đồn”. - Vè: là thể loại kể chuỵên bằng văn vần rất đáng chú ý trong kho tàng văn học dân gian trên đảo Quan Lạn. Chùm bài Vè đi lính ở quần đảo Vân Hải: Các nhà sưu tầm phát hiện một hiện tượng lạ ở quần đảo Vân Hải trong đó có xã Quan Lạn, cùng đề tài đi lính mà ở đây có đến hàng chục bài. Đại thể các bài đều kể giống nhau: lệnh quan truyền xuống, làng xóm xôn xao, trai tráng bị bắt đi lính, tính cảnh thật éo le, cha mẹ già, vợ dại, con thơ. Từ đây lấy ai đứng mũi chịu sào, lấy ai kéo lưới thả mồi kiếm cá nuôi nhau. Đây là tai hoạ lớn với mỗi nhà. Chàng trai gạt nước mắt xuống thuyền theo lính dẫn giải để rồi đi đóng đồn ở nơi vùng rừng thiêng nước độc, ba năm vò võ mong chờ hết hạn quay về... Một số bài có kết cục bi thảm khi người lính trở về thì bố đã chết, chẳng biết mà để tang hoặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 75 vợ con đói khổ đã tha phương cầu thực. Có lẽ do đặc thù của nghề biển, người đàn ông là trụ cột trong lao động và là chủ của mỗi con thuyền. Trai làng chài chừng mười tám, đôi mươi đã lập gia đình và tách ra ở riêng, làm ăn riêng trên một con thuyền. Đang là chủ một gia đình vợ thơ con dại mà phải đi lính thì đúng là một đại hoạ. Bài Lính thú đời xưa: “...Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài Một tay thì cắp hoả mai, một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền Tùng tùng trống đánh ngũ liên Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...” Bài Trấn thủ lưu đồn: “..Ba năm trấn thủ lưu đồn Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn “Hữu thân, hữu khổ” phàn nàn cùng ai Miệng ăn măng trúc, măng mai Những giang cùng nứa, lấy ai bạn cùng Nước giếng trong con cá vẫy vùng..” [42, 6] Đến nay nhiều ý kiến xác định đây là hai đoạn của cùng một bài vè. Ở quần đảo Vân Hải xưa có Vè ông đĩ Tràng được nhiều người thuộc. không rõ tên ông là gì. Ông có con gái tên là Tràng, theo tập tục xưa gọi luôn ông là ông đĩ Tràng (hoàn toàn không có nghĩa xấu). Ông sáng tác rất nhiều và rất nhanh. Hầu như mọi chuyện ở Quan Lạn (trước cách mạng tháng Tám) đều được ông đặt vè. Chuyện mấy cô đi đào mồi bị nước trôi mất váy, chuyện ông ba vợ mà chịu nằm không, chuyện bố chồng mò vào buồng nàng dâu, chuyện một cô chửa hoang tử tự không chết... Bài vè nào của ông cũng mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 76 yếu tố hài hước. Từ một chuyện nhỏ đi câu không may bị ngã qua lời kể khoa trương của ông lại thành “..Đi câu cá mó, nó xách xuống sông”. Trong bài Vè cứu tàu Héng Coỏng, cái hài lại khá thâm thuý. Bài vè kể về việc chiếc tàu Hông Kông bị bão giạt vào bãi cát Quan Lạn. Xã trình lên quan. Quan nhận lễ của chủ tàu rồi sai lính ra ép dân đào bãi cứu tầu. Cả làng cật lực ra làm ba ngày ba đêm liền, háo hức mong khi tàu nổi sẽ đươc trả công. Nào ngờ khi lối ra được mở, tàu liền nổ máy và dông thẳng ra biển. Cả làng nhìn theo tưng hửng. Đáng cười quan huyện ngồi không vớ bẫm, đáng cười chủ tàu tệ bạc, hay đáng cười cả đám dân làng chất phát bị một quả lừa? Bài vè không bình luận. Cũng lối kể vô tư ấy, ông còn có bài vè “Sửa đình Quan Lạn” nói rõ việc thu tiền rồi ăn uống, chia chác của hào lý trong làng, còn lại không đủ tiền mua gỗ, tiền công thợ lại bắt dân đóng góp. Bọn chức dịch doạ dẫm, đe nẹt, nhưng ông cãi thắng vì “chẳng có điều gì nói sai”. Chúng tức tối mà không làm được gì ông. Dân làng thì hả hê bình luận, bài vè càng lan rộng. [36, tr160] - Hát chèo đường Hát chèo đường còn gọi là hát ví, hát véo, hát đố- giảng...cũng có khi gọi là hò biển, đây là một loại hình văn nghệ dân gian truyền thống, lối hát giao duyên đặc sắc theo dạng đối đáp giữa hai bên trai gái của ngư dân vùng sông nước Vân Đồn. Hát chèo đường diễn ra rất tự nhiên giữa các thuyền của ngư dân. Cuộc hát có thể diễn ra trên thuyền, dưới bến sông, trong ngày hội đình làng và đặc biệt hay trong khung cảnh đám cưới. Ở đó câu hát vang lên một cách tự nhiên, dung dị như lời tâm tình tha thiết. Qua lời hát, người ta giãi bày tâm sự và tìm những tâm hồn đồng điệu. Giữa vùng non xanh nước biếc những khi chung bến, chung bờ, những khi buông neo, chờ gió, đợi nước, thuyền này gọi hát, thuyền kia đáp lời: “Trên mây sa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 77 Dưới hòn Gà Chọi Anh hát câu này anh gọi nàng ra Những lời mình hát đêm qua Đêm nay hát nữa mau ra hát cùng Hát cho con gái bỏ chồng Đàn ông bỏ vợ, nạ dòng bỏ con…” [36, tr303] Xét về hình thức, hát chèo đường Vân Đồn thực chất là hát hò biển kết hợp với hát giao duyên, được phát triển từ thể thơ lục bát truyền thống vốn rất giàu có, phong phú về câu từ, và sâu sắc, thâm thuý về ý nghĩa. Xét về nội dung, ngôn từ bài hát thường là những lời tâm tình về cuộc sống hàng ngày, về tình yêu đôi lứa, những giận hờn trách cứ, những yêu thương nhớ nhung, hay những buồn vui, kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Trong đó tâm sự về tình yêu thường là nội dung phổ biến nhất. Theo Tiến sĩ Hoàng Sơn, một nhà nghiên cứu về âm nhạc, thì cơ bản giai điệu của lối hát chèo đường rất gần với giai điệu của giọng hò miền Trung và là sự kết hợp hài hoà với điệu hát Đúm vốn có tiết tấu chậm, âm vực thấp của vùng châu thổ sông Hồng. Điều này cho thấy cư dân vùng Vân Đồn khi tiến ra biển đã tiếp thu, tích hợp một cách có sáng tạo, mang tính đặc thù riêng. [24, tr12] Hát chèo đường là loại hình văn nghệ dân gian lâu đời, mang tính đặc trưng của người dân vùng biển Vân Đồn. Đáng tiếc là hiện nay lối hát này không còn được phổ biến rộng rãi, nhiều người trẻ tuổi không biết hát chèo đường đúng cách, đúng trật tự, lề lối... - Ca dao Những người dân Quan Lạn sống trên đảo, vị trí cách biệt với đất liền, họ không chỉ thiếu thông tin mà còn thiếu thốn về tình cảm. Họ rất cần giao lưu kết bạn mà hình thức chủ yếu là thông qua hát đối đáp lấy ngôn từ trong kho tàng ca dao. Để đáp ứng nhu cầu đó, những bài ca dao được sáng tác liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 78 tục. Cũng chính vì vậy mà ca dao của dân đảo luôn đi liền với diễn xướng, tồn tại và phát triển trong diễn xướng Do hoạt động đánh bắt trong cùng ngư trường vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nên sự gặp gỡ giữa các cộng đồng ngư dân diễn ra thường xuyên nên văn hoá có sự giao thoa rất lớn, vì thế ca dao vùng biển được coi là sản phẩm văn hoá tinh thần chung của ngư dân Quảng Ninh. Ca dao vùng biển phong phú về chủ đề, uyển chuyển về ngôn ngữ tiết tấu, mang đậm chất lạc quan, yêu đời phóng khoáng của ngư dân Quan Lạn nói riêng và ngư dân vùng biển Quảng Ninh nói chung. Tình yêu quê hương gắn liền với những địa danh cụ thể của vùng biển đảo với niềm tự hào khôn xiết Chàng trai hỏi: “ Em là con gái Liễu Mai Anh mong vượt biển ra ngoài đất Vân Hỏi em đâu xóm đâu làng Mênh mông trời nước biết đường nào đi..” Cô gái trả lời: “ Đất Vân có cửa Chà Vàng Núi Thồng, núi Gội nghênh ngang lưng chừng Đất Vân lại có núi Vừng Xóm Cằm, Mai Mác nửa chừng ngoài khơi Trông về Móc Vượn anh ơi Đông Hồ, Giếng Bẹ là nơi có làng Soi Ba, soi Oản thênh thang Lựng Giao, soi Buộm vào làng gần thay ...Muốn sang thuyền cứ chèo sang Non xanh, nước biếc, mây vàng chàng ơi” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 79 Ở làng Vân xưa, có giếng quý lạ- giếng Hệu, các cô gái tắm gội bằng nước giếng Hệu thì làn da, mái tóc đẹp lên rất nhanh “Ngày đi tóc chửa bằng vai Ngày về tắm nước giếng Hệu tóc dài bằng lưng...” Ca dao của người dân chài luôn gắn liền với cuộc sống lao động. Ngư dân có một loạt bài ca dao đặc sắc về nghề biển như hát đố, hát giảng về cá, về thiên văn địa lý, về các nghề biển, đóng thuyền... Ví dụ như: Hỏi: Chàng là trai giữa biển khơi Cá đâu chàng kể mấy lời cho hay Cá gì mà lại biết bay? Cá gì phun nước lên mây hỡi chàng Cá gì đổ mực tối tăm Cá gì méo miệng chỉ nằm một bên Cá gì mà hoá thành chim Cá gì chồng vợ nổi chìm cõng nhau Cá gì chưa đánh đã đau Cá gì chỉ ở bùn sâu hỡi chàng...” Đáp: “Anh là trai giữa biển khơi Lặng nghe anh đáp mấy lời nàng hay Cá chuồn mà lại biết bay Cá ông phun nước lên mây hỡi nàng Cá mực đổ mực tối tăm Thờn bơn méo miệng chỉ nằm một bên Cá mòi mà hoá thành chim Con sam chồng vợ nổi chìm cõng nhau Cá gầu chưa đánh đã đau Cá nhệch chỉ ở bùn sâu hỡi nàng...” [36, tr171] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 80 Hay một bài ca dao về chắn đăng: Chắn đăng vui lắm ai ơi Mong sao thuận biển, thuận giời, cá to Có khi bãi dốc chẳng mò Đợi cơn rặc sát cá xô xuống chuồng Có khi tía cá phải luồng Cá vào đầy bãi liệu đường ra tay Nhớ khi nước cạn bát ngày Dù mà cá đến chạm tay chẳng thèm Những chiều nước cạn bát đêm Anh đi bắt đóm để em mò thầm Thực lòng hỏi bạn tri ân Cá gầu em có dám cầm hay không? Nửa ngày lặn ngụp dưới sông Đầu con cuối kém chắn không được gì Nhìn nhau mà những xót xa Bụng đói cật rét thịt ra tím bầm Yêu nhau kể thực kẻo lầm Hỏi nàng có lấy chồng đăng hỡi nàng?” [36, tr172] Trong mỗi bài ca dao, người dân chài luôn gửi gắm vào đó những tâm tình, kể về những gian nan, vất vả của nghề chài lưới cũng như tình yêu lao động. Những khi biển lặng, trời yên, dân chài vui khi đánh được nhiều cá; Gió đông nam đang còn hây hẩy Gió đông vàng lừng lẫy thuyền lên Giong buồm từ vũng Cặp Tiên Hôm nay Cặp Vấn tới miền Gãnh Dong Xôn xao vợ vợ chồng chồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 81 Trở giời cá nổi cá dông áp bờ Vui sao vui đến bất ngờ Cá vào vỡ lưới phải chờ cá ra” Nghề biển cũng là một nghề vất vả nguy hiểm. Do đó có không ít bài ca dao thể hiện nỗi buồn lo phất phỏng: “Buồn trông dông nổi đằng đông Gió thì ngược gió thuyền chồng thì xa Đã lo ván nát thuyền hà Lại lo một nỗi phong ba thuyền chồng” Cao dao là một mảnh hồn của quê hương, mảnh hồn của con người, phản ánh đặc trưng vùng miền. Với tính chất lạc quan phóng khoáng như chính thiên nhiên kì vĩ vùng biển đảo, người dân chài có không ít bài ca dao phản ánh cuộc sống lạc quan tâm hồn rộng mở: “Anh là con trai thuyền nghề Tối đi buông lưới, sáng về đậu chơi Thuyền kề bãi cát thảnh thơi Non xanh, nước biếc, mây trời mà vui” [42, 5] Song phong phú cung bậc và giàu sắc thái hơn cả vẫn là ca dao về tình yêu đôi lứa. Trong ca dao về tình yêu đôi lứa của dân chài có một đặc điểm nổi bật là khát vọng tự do yêu đương. Với dân chài, Nho giáo và các tập tục phong kiến không đè nặng như cư dân trên bờ. Họ không biết chữ, không được học sách Thánh hiền, không bị các thế lực cường quyền áp chế mà sống rất tự do. Do vậy tuy dân chài có lấy vợ lấy chồng sớm nhưng hầu như không có sự ép buộc của cha mẹ. Trai gái dân chài nhất là con gái thường rất mạnh dạn chủ động bày tỏ tình cảm. Chàng trai đi biển, xa cách dù chỉ tạm thời tạm thời cũng đủ làm nỗi nhớ thương trở nên da diết: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 82 “Kẻ về người lại trông theo Trông chương chương khuất, trông đèo đèo cao Trông buồm, buồm một cánh nâu Nửa đêm thức dậy trông sao sao mờ” Trong những ngày xa cách, trước biển rộng non cao, người chờ đợi ngày đêm mong ngóng bóng dáng con thuyền của người bạn: “Nước lên cho chóng nước ơi Cho thuyền nhân ngãi ngoài khơi chèo vào” Ngược lại chàng trai đi biển ngoài khơi cũng cháy bỏng nỗi nhớ mơng khi nghĩ về người yêu Em như lấp lánh ánh đèn Anh như đêm bão nhìn lên thấy bờ Nỗi buồn tương tư của đôi trai gái như làm mờ tối cả trời mây: “Trên trời u ám vì mây Thuyền ta u ám vì dây tơ hồng” [42, 7] Sau chuyến đi biển dài ngày trở về, những chàng trai, cô gái gặp lại nhau, khăng khít tưởng như không dứt trong tình yêu cháy bỏng: Mấy khi đông đám thuyền nghề Mấy khi giáp mạn kề be sum vầy Buộc vào xin chớ cởi ngay Dây đay thì cởi, xin chớ cởi dây tơ hồng Người dân chài rất coi trọng tình yêu chung thuỷ. Sức mạnh tình yêu của họ thật mãnh liệt: “Tình ta rừng thẳm biển sâu Đã yêu dẫu mấy cơ cầu cũng yêu Cho dù lái gẫy buồm xiêu Tan thuyền nát ván cũng liều vì nhau” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 83 Mỗi bài ca dao là những lời thề nguyền tình yêu thật chân thành, cảm động; Trăm năm một cuộc tình duyên Phải đâu thăm ván bán thuyền cho qua Một lời đã nói cùng ta Đừng như bãi sú vào ra trăm đường Đã thương thì một lòng thương Đừng như tép lẫn vãi đường vịt ăn. [42,6] Hạnh phúc lứa đôi của người dân chài không chỉ đẹp giữa cảnh non xanh nước biếc, mà còn đẹp hơn trong lao động gian khổ: “Buồm duyên chạy với thuyền tình Đi xuôi có mình đi ngược có ta Động trời gió táp mưa sa Anh về bẻ lái, em ra xuống buồm” Một mảng không thể thiếu trong ca dao của ngư dân vùng biển Vân Đồn nói chung và Quan Lạn nói riêng, là ca dao trào phúng với lối nói tếu táo, vui vẻ. Lợi dụng tiếng hát „theo gió bay đi”, trai gái dân chài hay bạo miệng nửa đùa, nửa thật: “Thuyền em chiếu giải màn vây Sao anh chê chiếc thuyền này không sang Thuyền chật em trải chiếu ngang Em thì nằm giữa hai chàng hai bên” [42,6] Cũng có khi các cô gái dân chài tỏ ra chua ngoa, đáo để: “Vợ anh ướt lắm anh ơi Như con cá thối nằm phơi trong nhà Càng phơi càng chảy nước ra Thân anh cũng khổ đến già mà thôi” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 84 Hay “Chồng em như con cù kì Đi sao về vậy biết gì mà ghen” Ẩn trong những câu ca dao khôi hài đó đôi khi lại là lời tỏ tình chân thành, những day dứt trăn trở vì tình yêu ngang trái hay sự than thở của người phụ nữ trước nỗi niềm đắng cay của số phận: “Chồng em như con cóc già Vợ anh ở nhà như cái dơi dơi Làm tờ đánh đổi anh ơi Để cho chúng nó ở đời với nhau” Hay “Tiếc công cuốc đất đào giầm Thuyền mình không đỗ đỗ nhầm thuyền ai Tiếc công đáy bể mò kim Kim thì chẳng thấy, cá kìm nổi lên” Hay “Chàng như rồng cuốn giữa trời Thiếp như con cáy nằm phơi bãi bùn”[36, tr175] Nhìn chung, ca dao của ngư dân Quan Lạn cũng như ca dao vùng biển Quảng Ninh là một kho tàng lớn chưa được nhiều người biết đến. Có thể thấy, hơn ở đâu hết, nội dung của kho tàng ca dao đó thể hiện tình yêu đằm thắm đối với vùng biển đảo kì quan, và một tình yêu sâu nặng với con thuyền và nghề biển, tình yêu đôi lứa thuỷ chung son sắt mang đậm tính tự do, dân chủ và chất lạc quan yêu đời phóng khoáng của người dân chài. Những đặc trưng nghề biển, những đặc sản của vùng đất quê hương được người dân vận dụng một cách uyển chuyển, tinh tế thông qua các thủ pháp ẩn dụ, khoa trương cùng với tiết tấu, âm điệu, ca dao đã trở thành một sinh hoạt văn hoá dân gian không thể thiếu trong cuộc sống cũng như giao lưu tình cảm của con người nơi đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 85 3.4. Mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn với ngư dân và cư dân Quảng Ninh. Mỗi cộng đồng dân cư không chỉ sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên mà còn luôn quan hệ với các dân tộc, các cộng đồng xung quanh đó là môi trường xã hội. Cách ứng xử với môi trường xã hội là một thành tố của hệ thống văn hoá. Trong quá trình giao lưu văn hoá, ngư dân Quan Lạn đã tạo nên mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại với ngư dân vùng biển Quảng Ninh nói chung. Đối với ngư dân Quảng Ninh: cộng đồng ngư dân Quảng Ninh chia làm 3 bộ phận nhỏ: ngư dân các làng vạn chài đời nối đời sống lênh đênh trên các con thuyền; ngư dân vùng ven biển và ngư dân đảo. Do cách thức khai thác đánh bắt, khai thác khác nhau, do điều kiện cư trú khác nhau mỗi bộ phận ngư dân có những đặc trưng riêng về văn hoá tinh thần gắn với quan niệm tâm linh khác nhau, gắn với lịch sử ở từng địa phương. Song do cùng khai thác nguồn lợi trên vùng biển Quảng Ninh những lần ra khơi vào lộng diễn ra thường xuyên cho nên các bộ phận ngư dân này thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với nhau. Điều đó đã tạo nên sự giao thoa văn hoá tương đối lớn. Do đặc trưng của hoạt động ngư nghiệp nhiều rủi ro bất trắc phụ thuộc vào tự nhiên, nên sự sùng bái tự nhiên chủ yếu là các thế lực mang ý nghĩa che chở chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng - tôn giáo của ngư dân. Các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến hoạt động ngư nghiệp như lễ ra binh, lễ cầu binh, lễ đóng thuyền, hạ thuỷ trong các nhóm ngư dân đều giống nhau về tên gọi, nghi thức và ý nghĩa tâm linh. Quá trình giao lưu văn hoá của ngư dân biển Quảng Ninh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau song đáng chú ý nhất là hình thức giao lưu bằng hát đối và hát ví. Trong mỗi lần gặp nhau trên biển hay cùng neo đậu tại nơi kín gió họ chào nhau bằng những điệu hò biển, hay còn gọi là hát chèo đường, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 86 để thổ lộ tâm tình để giao lưu kết bạn, để thay cho lời giới thiệu tự hào về quê hương, vùng đất của họ. Những điệu hò biển lấy ngôn từ của ca dao tục ngữ với âm vực dễ hát, dễ đi vào lòng người. Sự giao lưu này đã tạo nên một kho tàng ca dao chung của ngư dân biển Quảng Ninh vừa phong phú về nội dung ngôn từ, vừa mềm mại uyển chuyển về ngữ điệu thể hiện tình yêu đằm thắm với vùng biển đảo, tình yêu sâu nặng đối với con thuyền và nghề biển, tính tự do dân chủ rất lạc quan yêu đời phóng khoáng của dân chài. Một kho tàng ca dao và đến nay chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt hình thức hát cưới diễn xướng, mua hoa bán hoa trước khi trở thành đặc trưng riêng của ngư dân Quan Lạn, nó là hình thức nghệ thuật chung cho cả cộng đồng ngư dân Quảng Ninh như một đặc trưng văn hoá không thể thiếu. - Đối với cộng đồng cư dân Quảng Ninh: Nếu như mối liên hệ văn hoá trong cộng đồng ngư dân bắt nguồn từ sự tương đồng về nghề nghiệp, lối sống và chất tự do phóng khoáng trong tâm hồn, thì mối liên hệ ảnh hưởng giữa văn hoá ngư dân Quan Lạn với cư dân Quảng Ninh lại được tạo nên bởi những quy luật trong của quá trình hình thành và phát triển chung bởi đặc điểm tự nhiên và xã hội mà trước hết là những diễn biến lịch sử trên vùng đất Đông Bắc của tổ quốc. Có thể thấy trong văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn nói riêng và cư dân Quảng Ninh nói chung đều ghi đậm dấu ấn lịch sử. Đó là những chiến công lừng lẫy trong lịch sử dựng nước. Đó là tên tuổi của những vị anh hùng gắn liền với cửa ngõ phên giậu phía Đông Bắc - nổi bật là chiến thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, sông Mang Vân Đồn và tên tuổi các vị tướng nhà Trần. Cũng giống như ở Quan Lạn, trên dọc vùng đất Quảng Ninh ta dễ dàng tìm thấy đền, miếu thờ hệ thống đức Thánh Trần. Bên cạnh đó, công sức lao động, dựng nghiệp của tổ tiên cũng in đậm rõ nét trong văn hoá tinh thần cư dân Quảng Ninh và ngư dân Quan Lạn. Đó là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 87 tấm lòng hướng về những người khai hoang lấn biển, đắp đê lập đất phá núi san đồi, tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện trong tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng, thờ các vị tiên công. Tựu chung lại sợi dây nối kết văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn với cộng đồng cư dân Quảng Ninh là lòng yêu nước căm thù giặc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng ngưỡng mộ chân chính hướng về những người có công. Trong quá trình giao lưu ngư dân Quan Lạn vừa lưu giữ được những sắc thái riêng gắn liền với điều kiện sống, lao động, sinh hoạt và đấu tranh của mình, vừa tiếp thu và tạo ảnh hưởng làm phong phú văn hoá tinh thần của mình và của cộng đồng cư dân Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 88 KẾT LUẬN Thông qua việc tái hiện, mô tả những nội dung và hình thức biểu hiện trong đời sống văn hoá của ngư dân xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử, ta có thể rút ra những nhận xét sau: 1. Những nét cơ bản trong đời sống vật chất của cư dân đảo Quan Lạn từ ăn, ở, mặc cho đến các những hoạt động kinh tế đều mang đầy đủ đặc trưng của thiên nhiên vùng biển đảo. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự phong phú về điều kiện địa hình cũng như tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên tính đa dạng trong lĩnh vực kinh tế với đầy đủ các ngành nghề mà quan trọng nhất là kinh tế ngư nghiệp. Với vai trò là hoạt động kinh tế chủ yếu, ngư nghiệp có tác động chi phối không chỉ đến các mặt trong văn hoá vật chất mà còn quy định cả quan niệm tâm linh, nội dung cũng như hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần. Mặc dù quan hệ giữa con người trong sản xuất rất đa dạng song quan hệ hợp tác giữa chủ thuyền với bạn thuyền, giữa bạn thuyền với nhau là những quan hệ chủ yếu. 2. Sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú về nội dung và hình thức biểu hiện. Nội dung của đời sống văn hoá tinh thần của ngư dân xã đảo Quan Lạn không chỉ thể hiện quan niệm tâm linh mà còn ghi đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc của điạ phương. Sự hoà quyện giữa yếu tố tâm linh và tính lịch sử trong tâm hồn lạc quan, phóng khoáng của ngư dân nơi biển đảo hùng vĩ đã tạo ra nhiều yếu tố tiến bộ trong sinh hoạt văn hoá tinh thần: không cầu kì về mặt nghi lễ, không có hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ tín ngưỡng tôn giáo như mê tín, dị đoan, đồng bóng. Đồng thời thể hiện đầy đủ tính cộng cảm, uống nước nhớ nguồn của dân tộc, lòng ngưỡng mộ chân chính hướng về những người có công, những vị anh hùng dân tộc. Đây là những giá trị đáng trân trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn, và cũng là giá trị văn hoá truyền thống cần được bồi đắp và phát huy trong đời sống xã hội ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 89 nay. Sinh hoạt văn hoá tinh thần không chỉ làm phong phú đời sống thường nhật của ngư dân mà còn trở thành một tiềm năng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội ở địa phương. Thông qua những hoạt động văn hoá tinh thần đó nếp sống đạo đức xã hội được hình thành, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống dân tộc khiến con người sống thiện hơn, có kỉ cương và biết hy sinh hơn. 3. Sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân Quan Lạn như quan hệ hợp tác trong sản xuất, các lễ nghi tín ngưỡng-tôn giáo thờ cúng thần bản mệnh làng xã như thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu…, hoạt động lễ hội và diễn xướng dân gian. Điều này được lý giải bởi điều kiện cư trú hải đảo, sự giao lưu tiếp xúc với đất liền còn nhiều hạn chế, do đó nhu cầu giao lưu tình cảm trong cộng đồng càng cao. Họ gắn kết với nhau không chỉ trong đời sống lao động ngư nghiệp vất vả khó khăn, mà còn cùng vui chung, cùng hưởng thụ những sản phẩm văn hoá do chính cộng đồng mình tạo ra. Trải qua các thế hệ, những sinh hoạt mang đậm tính cộng đồng này đã có tác dụng như một sợi dây mềm mại gắn kết cộng đồng, góp phần tạo nên truyền thống đoàn kết. 4. Là người trực tiếp đi sâu nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân đảo Quan Lạn, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: trước hết cần phải biết vận dụng chọn lọc, sáng tạo những kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ tốt đẹp trong sản xuất của các thế hệ đi trước trong hoạt động kinh tế của cư dân trên đảo hiện nay; do sự phong phú về hình thái tín ngưỡng tôn giáo, chúng ta phải nắm vững đặc điểm nhận dạng của các hình thái đó, có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để nâng cao trình độ dân trí, giáo dục ý thức giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dưới góc độ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ tín ngưỡng - tôn giáo khi đời sống xã hội nâng cao, sự thương mại hoá các hoạt động sinh hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 90 cộng đồng. Sở văn hoá thông tin tỉnh cần có nhiều dự án để khôi phục và bảo tồn kho giá trị văn hoá của ngư dân Quan Lạn nói riêng và ngư dân tỉnh Quảng Ninh nói chung - một kho tàng đặc sắc song ít được biết đến. Đồng thời cần có kế hoạch khai thác có hiệu quả các hoạt động văn hoá như một nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là loại hình kinh tế du lịch văn hoá - lịch sử. Trên cơ sở đó, đời sống văn hoá địa phương sẽ được nâng lên một nấc thang mới thực hiện mục tiêu chung là xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, góp phần thực hiện nhiệm vụ “xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội” (Nghị quyết hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khoá IX). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toan Ánh (2001), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc Hà Nội. 2. Ban Kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Ninh (1998), Quảng Ninh tiềm năng và triển vọng, UBND tỉnh Quảng Ninh. 3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 4. Đông Châu (1924), Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên, báo Nam Phong số 84. 5. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1992), Quảng Ninh lịch sử và danh thắng, NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh. 6. Trương Chính (1978), Sổ tay văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội. 7. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, nxb sử học, Hà Nội. 8. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng - tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội. 9. FREUD, Lương Văn Kế dịch (2000), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Hội văn nghệ Quảng Ninh (1974), Ký Quảng Ninh, NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh. 11. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 12. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Đỗ Văn Ninh (1997), Huyện đảo Vân Đồn, Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn xuất bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 92 15. Đỗ Văn Ninh (1971), Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Đỗ Văn Ninh (2001), Thương cảng Vân Đồn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 17. Lê Xuân Quang (1996), tập 1, Thờ thần ở Việt Nam, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 18. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (1992), tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế. 19. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (2005), tập III, Nxb Thuận Hoá, Huế. 20. Đỗ Phương Quỳnh (1993), Quảng Ninh miền đất hứa, NXB Thế giới, Hà Nội. 21. Thi Sảnh (1982), Quảng Ninh, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 22. Thi Sảnh (1993), Thần đền Cửa Ông, Quảng Ninh- UBND phường Cửa Ông. 23. Thi Sảnh (2001), Văn hoá nghệ thuật Quảng Ninh từ một góc nhìn, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh. 24. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh (2003), Hát chèo đường - sự tiếp biến văn hoá vùng miền. 25. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh (1991), Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới, Quảng Ninh. 26. Hoàng Minh Thảo (1988), Thế trận Bạch Đằng 1288, Tạp chí khảo cổ học, số 4. 27. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 29. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 93 30. Trung tâm khoa học tín ngưỡng và tôn giáo (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng - tôn giáo dân gian ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 31. Nguyễn Khắc Tụng (1979), Quá trình chuyển biến của nhà người Việt gốc ở huyện đảo Cẩm Phả, Tạp chí khảo cổ, số 4. 32. Nguyễn Đức Tý (2006), Lễ hội Quảng Ninh, Sở văn hoá thông tin Quảng Ninh. 33. Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn (2008), Kịch bản lễ hội truyền thống Vân Đồn. 34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 1, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội. 35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 2, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội. 36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 3, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội. 37. Đặng Nghiêm Vạn (2000), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Đặng Nghiêm Vạn (1994), tập 1, Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Đặng Nghiêm Vạn (1994), tập 2, Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Viện Sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam. 41. Nguyễn Thanh Vỹ (1995), Mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), Tập san văn hoá thông tin, Quảng Ninh 42. Danh sách nhân chứng cung cấp thông tin và tư liệu điền dã: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 94 STT Họ và tên Tuổi Giới tính Địa chỉ Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phạm Quang Dung Phạm Thế Duật Hoàng Văn Thọ Nguyễn Thúc Ngai Phạm Thị Thái Đỗ Văn Hoà Vũ Thị Tươi Phạm Thế Quang Hoàng Đình Đô Nguyễn Văn Phước 78 66 76 75 74 52 46 60 52 68 Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Thôn Đoài Thôn Đông Nam Thôn Thái Hoà Thôn Thái Hoà Thôn Đoài Thôn Đông Nam Thôn Hải Yến Thôn Đoài Thôn Hải Yến Thôn Thái Hoà Bí thư chi bộ xóm Nguyên trưởng ban văn hoá. Ngư dân Ngư dân Ngư dân Ngư dân Ngư dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Hai giáp trước hội chèo bơi Tướng giáp Đoài Bắc Võ, Tướng Đông Nam Văn trong lễ hội truyền thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Sắc phong thời Nguyễn Đình Quan Lạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Đánh bắt trên biển Chế biến sá sùng khô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bản đồ huyện Vân Đồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bản đồ đảo Quan Lạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bàn thờ gia tiên trong một gia đình ngư dân Phục dựng hát giao duyên trên thuyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- VĂN HOÁ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH TRONG LỊCH SỬ.pdf
Luận văn liên quan