Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Chi nhánh đã kịp thời xây dựng các giải pháp khắc phục, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra và tiếp tục tăng trưởng so với năm trước. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng, các sản phẩm huy động vốn được triển khai đa dạng, phù hợp với tâm lý, thị hiếu, nhu cầu khách hàng khu vực. Khách hàng gửi tiền không chỉ nhận được ưu đãi, mà còn được phục vụ tận tình, giải quyết nhanh chóng, đúng quy trình nghiệp vụ. Đặc biệt trong quý IV/2010, khi lãi suất huy động trên thị trường có sự biến động mạnh, nhiều NHTM phá vỡ thỏa thuận, đưa ra các chính sách nâng lãi suất, khuyến mãi bằng tiền, hiện vật có giá trị. Tuy nhiên, Chi nhánh đã bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh linh hoạt để không bị mất nguồn tiền gửi.

docx66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát thực tế, phỏng vấn khách hàng, nguồn thông tin khác (nếu có). Trường hợp cần thiết, đề xuất Cấp có thẩm quyền quyết định mua thông tin, thuê chuyên gia tư vấn,… - Đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập được. Nếu có sự khác biệt hoặc nghi ngờ về tính trung thực của khách hàng thì yêu cầu khách hàng giải thích hoặc khảo sát thực tế tình hình hoạt động của khách hàng để xác định thông tin hợp lý nhất để thẩm định. - Rà soát mối quan hệ giữa khách hàng với các khách hàng khác đang quan hệ tín dụng tại NHCTD, xác định nhóm KHLQ cấp 2, cấp 1 (nếu có thông tin) theo quy định hiện hành của NHCTVN. Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, GHTD khách hàng a. Thẩm định khách hàng - Tư cách khách hàng: năng lực pháp luật dân sự của tổ chức; năng lực pháp luật hành vi dân sự của người đại diện pháp luật; tư cách đạo đức, lý lịch tư pháp của nhân sự cấp cao; trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của người điều hành;… - Bộ máy tổ chức, hoạt động: đánh giá mô hình tổ chức, cơ chế quản lý tài chính, quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ; chiến lược kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp,.. - Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với NHCT và TCTD khác. b. Thẩm định năng lực SXKD và tài chính của khách hàng - Rà soát chất lượng nguồn thông tin, số liệu phục vụ thẩm định. - Thẩm định năng lực SXKD: + Ngành/ lĩnh vực SXKD chủ yếu/ các sản phẩm, dịch vụ chính. + Đặc điểm (chu kỳ, tính thời vụ,…), xu hướng biến động/ triển vọng phát triển, các nhân tố tác động (chính sách của Chính phủ, rào cản gia nhập ngành,…), mức độ cạnh tranh, rủi ro của ngành nghề kinh doanh và định hướng tín dụng của trụ sở chính trong từng thời kỳ. + Đánh giá cách thức và năng lực hoạt động SXKD: chu trình SXKD, mạng lưới hoạt động, máy móc thiết bị, cơ sở kinh doanh, hệ thống, kho bãi, nhân lực,… + Đánh giá cách thức tiêu thụ: thị trường, mạng lưới phân phối, nhóm khách hàng chủ yếu, chính sách bán hàng (phương thức bán hàng, thanh toán). + Đánh giá nguyên liệu chính và các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh: nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên liệu và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp, phương thức thanh toán, uy tín đối với nhà cung cấp,… + Phân tích số liệu về tình hình kinh doanh. - Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng: phân tích biến động về quy mô nguồn vốn, tài sản; phân tích cấu trúc nguồn vốn và tài sản; phân tích khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, dòng tiền, các hệ số hiệu quả hoạt động; đánh giá giá trị doanh nghiệp (nếu thấy cần thiết); phân tích đảm bảo nợ vay. c. Đánh giá kết quả thực hiện GHTD và việc thực hiện các yêu cầu cấp GHTD kỳ trước (trường hợp khách hàng đã được cấp GHTD kỳ trước) d. Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành e. Xác định nhu cầu cấp GHTD - Thẩm định kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính: kiểm tra tính pháp lý; tính khả thi và thực tế; nhu cầu vốn và tính khả thi của các nguồn vốn; hiệu quả tài chính; nguồn và khả năng trả nợ. - Xác định nhu cầu cấp GHTD (cụ thể từng giới hạn bộ phận) và phương thức cấp tín dụng hạn mức của khách hàng, bao gồm vay vốn (kể cả các khoản vay trung, dài hạn để thực hiện dự án), bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu… f. Đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp GHTD cho khách hàng g. Thẩm định biện pháp bảo đảm của khách hàng (loại TSBĐ, giá trị định giá dự kiến, mức cấp tín dụng tối đa được bảo đảm và các lưu ý về TSBĐ như hồ sơ pháp lý tài sản, chất lượng tài sản, khả năng bán trên thị trường,…) h. Kết luận thẩm định và đề xuất cấp GHTD - Kết luận thẩm định phải thể hiện được: + Các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi/cơ hội, khó khăn/thách thức đối với khách hàng. + Mức độ đáp ứng điều kiện cấp GHTD của khách hàng so với quy định hiện hành của NHCT. - Đề xuất cụ thể, rõ rang về cấp GHTD khách hàng (bao gồm cả các giới hạn bộ phận, kể cả giới hạn cho vay dùng để phát hành thẻ tín dụng), hạn mức cấp tín dụng theo phương pháp hạn mức (nếu có) và các điều kiện kèm theo. Bước 3: Xét duyệt GHTD cho khách hàng - Trường hợp Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh đồng ý cấp GHTD, cán bộ PKH/PGD scan hồ sơ vào chương trình iCdoc chuyển cho phòng phê duyệt GHTD để tái thẩm định. Hồ sơ trình bao gồm: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ đề nghị cấp GHTD, tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, GHTD, các BCTC của khách hàng và các tài liệu liên quan khác. - Cung cấp bổ sung hồ sơ, tài liệu; giải trình các nội dung chưa rõ theo yêu cầu của Trụ sở chính. Bước 4: Thông báo cho khách hàng: Cập nhật dữ liệu trên hệ thống INCAS Căn cứ kết quả phê duyệt GHTD khách hàng của cấp có thẩm quyền, các cá nhân sẽ thực hiện: - Thông báo GHTD cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu): + Cán bộ PKH/PGD soạn thảo Văn bản thông báo cấp GHTD cho khách hàng hoặc văn bản thông báo không đồng ý cấp GHTD. + Lãnh đạo PKH/PGD kiểm soát nội dung thông báo. + Lãnh đạo NHCTD ký Văn bản thông báo, chuyển cho cán bộ PKH/PGD gửi Văn bản thông báo cho khách hàng. - Cập nhật dữ liệu vào hệ thống INCAS: các cá nhân, đơn vị thực hiện theo Quy trình quản lý nghiệp vụ tín dụng trên hệ thống INCAS hiện hành của NHCT. Bước 5: Theo dõi, điều chỉnh GHTD cho khách hàng - Sau khi cấp GHTD cho khách hàng, PKH/PGD phải thường xuyên theo dõi khách hàng (tình trạng pháp lý, tình hình tài chính, SXKD, tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, TSBĐ,…), các thông tin ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh để kịp thời đề xuất điều chỉnh GHTD phù hợp. - Định kỳ tối đa 6 tháng/lần hoặc đột xuất, PKH/PGD thực hiện đánh giá, xem xét lại GHTD đã cấp cho khách hàng, trường hợp xét thấy cần điều chỉnh GHTD khách hàng thì lập Tờ trình đánh giá và đề xuất thay đổi hạng tín dụng, GHTD khách hàng, trình Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh xem xét, trình Trụ sở chính (phòng phê duyệt GHTD). Bước 6: Lưu trữ, luân chuyển hồ sơ Quy trình nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) 2.2.3. Thực trạng của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng 2.2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay đối với DNVVN theo thời gian Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay DNNVV theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 4.428.187 100 4.825.790 100 5.549.658 100 KH Cá nhân 1.682.711 38 1.689.027 35 1.664.897 30 KH Doanh nghiệp 2.745.476 62 3.136.764 65 3.884.761 70 1. Cho vay DN lớn 1.015.826 37 941.029 30 1.087.733 28 2. Cho vay DNNVV 1.455.102 53 1.819.323 58 2.447.399 63 3. Cho vay khác 274.548 10 376.412 12 349.628 9 Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân năm 2011 đạt 1.689.027 triệu đồng, chiếm 35% tổng doanh số và tăng 6.316 triệu đồng so với năm 2010 (mặc dù tỷ trọng qua 2 năm giảm 3%). Năm 2012, tỷ trọng cho vay chỉ chiếm 30%, giảm 24.130 triệu đồng so với năm 2011, đạt 1.664.897 triệu đồng. Biểu đồ 6: Tình hình hoạt động cho vay DNNVV theo thời gian (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách hàng cá nhân. Năm 2010, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng 62% nhưng đến năm 2012, tỷ lệ đó đã tăng lên đến 70% tổng doanh số, đạt 3.884.761 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay đối với DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, doanh số đạt 1.819.323 triệu đồng, tăng 364.221 triệu đồng. Qua năm 2012, con số này lên đến 2.447.399 triệu đồng, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2011. Bảng 5: Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.455.102 1.819.323 2.447.399 364.221 25,03 628.076 34,52 1. Ngắn hạn 864.331 1.455.458 1.960.367 591.127 68,39 504.909 34,69 2. Trung – Dài hạn 590.771 363.865 487.032 -226.906 -38,41 123.167 33,85 Doanh số thu nợ 1.297.291 1.730.999 2.305.085 433.708 33,43 574.086 33,17 1. Ngắn hạn 770.591 1.384.799 1.846.373 614.208 79,71 461.574 33,33 2. Trung – Dài hạn 526.700 346.200 458.712 -180.500 -34,27 112.512 32,50 Dư nợ bình quân 620.122 776.692 941.357 156.570 25,25 164.665 21,20 Nợ xấu 462,34 474,64 1.080,45 12,30 2,66 605,81 127,64 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ (%) 0,07 0,06 0,11 -0,01 0,05 (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) Về doanh số cho vay, bảng số liệu trên cho thấy số vốn cho vay ngắn hạn ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động cho vay DNNVV. Năm 2010, cho vay ngắn hạn chỉ đạt 864.331 triệu đồng nhưng qua năm 2011, tỷ trọng này tăng lên đến 80%, đạt 1.455.458 triệu đồng. Và tỷ lệ này vẫn được giữ nguyên đến năm 2012 (80,1% tổng doanh số), đạt 1.960.367 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn có phần giảm sút. Trong năm 2011, doanh số giảm 226.906 triệu đồng so với năm 2010, đạt 363.865 triệu đồng. Và doanh số cho vay năm 2012 là 487.032 triệu đồng, tăng lên 123.167 triệu đồng. Nhìn chung, doanh số thu nợ trong 3 năm tăng mạnh. Về ngắn hạn, năm 2010 chỉ là 770.591 triệu đồng nhưng doanh số tăng lên 614.208 triệu đồng vào năm 2011, đạt 1.384.799 triệu đồng. Và con số đó tiếp tục tăng 461.574 triệu đồng vào năm 2012 lên đến 1.846.373 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số thu nợ trung và dài hạn lại không thể tốt như bên ngắn hạn. Năm 2010 là 526.700 triệu đồng nhưng qua năm 2011 chỉ còn 346.200 triệu đồng, giảm 180.500 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số này có tăng 112.512 triệu đồng, đạt 458.712 triệu đồng. Dư nợ bình quân của Chi nhánh trong 3 năm tăng lên khá đều. Năm 2011 là 776.692 triệu đồng, tăng lên 156.570 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng, đạt 941.357 triệu đồng, tăng 164.665 triệu đồng so với năm 2011. Con số nợ xấu của VietinBank Đà Nẵng tăng lên sau mỗi năm. Năm 2010 và 2011, nợ xấu chỉ dưới 500 triệu đồng nhưng qua năm 2012, con số này tăng lên 605,81 triệu đồng, đạt 1.080,45 triệu đồng. 2.2.3.2. Tình hình hoạt động cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế Nền kinh tế đang ngày càng đổi mới đồng nghĩa với việc có nhiều thành phần kinh tế với nhiều ngành nghề kinh doanh xuất hiện trên thị trường, nhất là các doanh nghiệp tư nhân theo mô hình DNNVV. a. Doanh số cho vay Từ bảng số liệu bên dưới, doanh số cho vay trong ngành sản xuất – chế biến tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV theo ngành nghề kinh doanh vào năm 2012. Năm 2011 VietinBank Đà Nẵng đạt 636.763 triệu đồng, tăng 272.988 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, doanh số tiếp tục tăng 268.775 triệu đồng, đạt 905.538 triệu đồng, tương đương với 37% tổng doanh số cho vay sản xuất chế biến. Về ngành công nghiệp – xây dựng, doanh số mà Chi nhánh cho vay ngày càng tăng, từ 160.061 triệu đồng (năm 2010) tăng lên đến 465.006 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 19%. Bảng 6: Tình hình cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền % Số tiền % I. Doanh số cho vay 1.455.102 1.819.323 2.447.399 364.221 25,03 628.076 34,52 1. Sản xuất - Chế biến 363.776 636.763 905.538 272.988 75,04 268.775 42,21 2. Công nghiệp - Xây dựng 160.061 291.092 465.006 131.030 81,86 173.914 59,75 3. Thương mại - Dịch vụ 683.898 709.536 832.116 25.638 3,75 122.580 17,28 4. Khác 247.367 181.932 244.740 -65.435 -26,45 62.808 34,52 II. Doanh số thu nợ 1.297.291 1.730.999 2.305.085 433.708 33,43 574.086 33,17 1. Sản xuất - Chế biến 298.377 605.850 829.831 307.473 103,1 223.981 36,97 2. Công nghiệp - Xây dựng 168.648 294.270 461.017 125.622 74,49 166.747 56,66 3. Thương mại - Dịch vụ 635.673 709.710 875.932 74.037 11,65 166.223 23,42 4. Khác 194.594 121.170 138.305 -73.424 -37,73 17.135 14,14 III. Dư nợ bình quân 620.122 776.692 941.357 156.570 25,25 164.665 21,20 1. Sản xuất - Chế biến 186.037 248.541 320.061 62.505 33,60 71.520 28,78 2. Công nghiệp - Xây dựng 142.628 186.406 244.753 43.778 30,69 58.347 31,30 3. Thương mại - Dịch vụ 148.829 178.639 197.685 29.810 20,03 19.046 10,66 4. Khác 142.628 163.105 178.858 20.477 14,36 15.753 9,66 IV. Nợ xấu 462,34 474,64 1.080,45 12,30 2,66 605,81 127,64 1. Sản xuất - Chế biến 101,71 99,67 259,31 -2,04 -2,01 159,63 160,16 2. Công nghiệp - Xây dựng 124,83 123,41 248,50 -1,43 -1,14 125,10 101,37 3. Thương mại - Dịch vụ 97,09 113,91 280,92 16,82 17,33 167,00 146,61 4. Khác 138,70 137,65 291,72 -1,06 -0,76 154,08 111,94 V. Tỷ lệ nợ xấu /Dư nợ (%) 0,07 0,06 0,11 -0,01 0,05 1. Sản xuất - Chế biến 0,05 0,04 0,08 -0,01 0,04 2. Công nghiệp - Xây dựng 0,09 0,07 0,10 -0,02 0,04 3. Thương mại - Dịch vụ 0,07 0,06 0,14 0 0,08 4. Khác 0,10 0,08 0,16 -0,01 0,08 (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) Biểu đồ 7: Doanh số cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) Ngành thương mại – dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2010 là 683.898 triệu đồng nhưng chiếm 47%. Qua năm 2011, tỷ trọng có giảm xuống nhưng doanh số vẫn cao, đạt 709.536 triệu đồng. Năm 2012 tăng 122.580 triệu đồng so với năm 2011 và đạt được 832.166 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống đứng thứ 2, sau ngành sản xuất – chế biến. Các thành phần kinh tế khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của VietinBank Đà Nẵng. Trong 3 năm, nền kinh tế có chút biến động khiến doanh số năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2010 và đạt 244.740 triệu đồng, chiếm 10% tổng doanh số. b. Doanh số thu nợ Đối với các ngành sản xuất – chế biến, doanh số thu nợ tăng lên qua từng năm. Năm 2011, doanh số đạt 605.850 triệu đồng, tăng 307.473 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm 35%. Đến năm 2012, doanh số tiếp tục tăng 223.981 triệu đồng so với năm 2011, đạt 829.831 triệu đồng. Doanh số thu nợ trong ngành công nghiệp – xây dựng cũng đang trên đà tăng trưởng. Năm 2010, tỷ trọng của ngành chỉ là 13% (168.648 triệu đồng) nhưng qua năm 2012, tỷ trọng đã lên con số 20%, đạt 461.017 triệu đồng. Tỷ trọng trong ngành thương mại – dịch vụ đang giảm dần nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng lên. Năm 2010, doanh số đạt 635.673 triệu đồng, tương đương với 49% tổng thu nợ. Và đến năm 2012 đạt 875.932 triệu đồng, tỷ trọng chỉ còn 38%. Doanh số thu nợ của các ngành kinh tế khác có xu hướng giảm khi doanh số cho vay giảm. Cụ thể: Năm 2010, Chi nhánh thu hồi được 194.594 triệu đồng. Khi đó, tỷ trọng là 15%. Sau 2 năm (năm 2012), tỷ trọng của ngành giảm hơn một nửa và chỉ còn 6% tổng doanh số thu nợ, đạt 138.305 triệu đồng. Biểu đồ 8: Doanh số thu nợ DNNVV theo thành phần kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) c. Dư nợ bình quân Số dư nợ trong ngành sản xuất – chế biến đều tăng trong 3 năm. Năm 2011 đạt 248.541 triệu đồng, tăng 62.505 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, số tiền tăng 71.520 triệu đồng, đạt 320.061 triệu đồng. Ngành công nghiệp - xây dựng cũng có xu hướng giống ngành sản xuất – chế biến, có nghĩa là tỷ trọng cũng như số dư nợ đều có xu hướng tăng lên. Năm 2010 đạt 142.628 triệu đồng. Năm 2011 là 186.406 triệu đồng, tăng 43.778 triệu đồng so với năm 2010. Và qua năm 2012, số dư nợ là 244.753 triệu đồng, tăng 58.347 triệu đồng. Về thương mại – dịch vụ, tỷ trọng số dư nợ giảm từ 24% (năm 2010) xuống 21% (năm 2012) nhưng doanh số lại tăng lên và đạt 197.685 triệu đồng vào năm 2012. Các ngành khác cũng có xu hướng giảm tỷ trọng số dư nợ. Năm 2011, dư nợ tăng 20.477 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 163.105 triệu đồng. Qua năm 2012, số dư nợ là 178.858 triệu đồng. Biểu đồ 9: Dư nợ bình quân đối với DNNVV theo thành phần kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) d. Nợ xấu Năm 2010, khoản nợ xấu trong thành phần kinh tế sản xuất – chế biến là 101,71 triệu đồng và giảm 2,04 triệu đồng khi bước qua năm 2011 (đạt 97,67 triệu đồng). Nhưng đến năm 2012, nợ xấu đã tăng lên đến 259,31 triệu đồng, tăng 159,63 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Về công nghiệp – xây dựng, nợ xấu chiếm 27% tổng khoản nợ vào năm 2010 (124,83 triệu đồng). Qua năm 2012, mặc dù tỷ trọng giảm xuống còn 23% nhưng nợ xấu vẫn tăng lên con số 248,5 triệu đồng. Tỷ trọng nợ xấu về thương mại – dịch vụ ngày càng tăng cao. Năm 2010, nợ xấu là 97,09 triệu đồng nhưng năm 2012 đã lên đến 280,92 triệu đồng. Các thành phần kinh tế khác tuy doanh số cho vay và doanh số cho nợ luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn các thành phần kinh tế khác nhưng nợ xấu lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, con số nợ xấu là 138,7 triệu đồng, tương đương 30% tổng nợ. Năm 2011, nợ xấu là 137,65 triệu đồng, giảm 1% so với năm ngoái. Năm 2012, tỷ trọng nợ xấu còn 27%, đạt 291,72 triệu đồng. Biểu đồ 10: Nợ xấu đối với DNNVV theo thành phần kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) 2.2.3.3. Tình hình cho vay DNVVN theo hình thức bảo đảm Cho vay theo hình thức bảo đảm là thiết lập các cơ sở kinh tế, pháp lý nhằm tạo niềm tin và uy tín đối với Ngân hàng để Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng. Một khi khách hàng không thể thanh toán được khoản nợ, Ngân hàng có thể dựa vào hình thức bảo đảm để thu hồi lại nguồn vốn của mình. Theo như bảng số liệu bên dưới thì có thể thấy rằng hình thức cho vay có TSBĐ đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với hình thức không có TSBĐ. Điều này có thể được hiểu rằng vì hoạt động cho vay không có TSBĐ có mức độ rủi ro cao hơn, Chi nhánh khó thu hồi được khoản nợ. Bảng 7: Tình hình cho vay DNNVV theo hình thức bảo đảm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.455.102 1.819.323 2.447.399 364.221 25,03 628.076 34,52 1. Có TSBĐ 1.382.347 1.782.937 2.422.925 400.590 28,98 639.988 35,90 2. Không có TSBĐ 72.755 36.386 24.474 -36.369 -49,99 -11.912 -32,74 Doanh số thu nợ 1.297.291 1.730.999 2.305.085 433.708 33,43 574.086 33,17 1. Có TSBĐ 1.271.345 1.713.689 2.166.780 442.344 34,79 476.142 27,78 2. Không có TSBĐ 25.946 17.310 138.305 -8.636 -33,28 120.995 565,83 Dư nợ bình quân 620.122 776.692 941.357 156.570 25,25 164.665 21,20 1. Có TSBĐ 496.098 683.489 866.048 187.391 37,77 182.559 26,71 2. Không có TSBĐ 124.024 93.203 75.309 -30.821 -24,85 -17.894 -19,20 Nợ xấu 462,34 474,64 1.080,45 12 2,66 606 127,64 1. Có TSBĐ 462,34 474,64 1.080,45 12 2,66 606 127,64 2. Không có TSBĐ 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng) Doanh số cho vay đối với hình thức có TSBĐ chiếm 95% tổng doanh số, đạt 1.382.347 triệu đồng vào năm 2010 và tỷ trọng vẫn tăng đến 99% vào năm 2012, đạt 2.447.399 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoản cho vay không có TSBĐ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 5% trong suốt 3 năm. Năm 2010, doanh số đạt 72.755 triệu đồng và đến năm 2012 chỉ còn 24.474 triệu đồng. Năm 2010, Chi nhánh thu hồi được 1.271.345 triệu đồng từ hình thức cho vay có TSBĐ. Năm 2011, doanh số tăng 442.344 triệu đồng, đạt 1.713.689 triệu đồng. Năm 2012, tỷ trọng của doanh số thu nợ có TSBĐ giảm xuống còn 94% nhưng doanh số vẫn tăng, đạt 2.166.780 triệu đồng. Về các khoản không có TSBĐ, doanh số thu nợ tăng mạnh từ 25.946 triệu đồng (năm 2010) lên đến 138.305 triệu đồng. Sự chênh lệch giữa năm 2012 và 2011 là 565,83%. Số dư nợ bình quân của các vốn vay có TSBĐ năm 2011 chiếm tỷ trọng 88%, đạt 683.489 triệu đồng, tăng 187.391 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, tăng 182.559 triệu đồng so với năm 2011, đạt 866.048 triệu đồng, tương đương 92% tổng dư nợ. Về số dư nợ của vốn vay không có TSBĐ, năm 2010, dư nợ là 124.024 triệu đồng, tương đương với 20%. Và đến năm 2012, tỷ trọng chỉ còn 8%, đạt 75.309 triệu đồng. Về vấn đề nợ xấu, trong 3 năm, nợ xấu chỉ xảy ra ở hoạt động cho vay có TSBĐ. Điều này có thể là do đối với hình thức không có TSBĐ, Chi nhánh chỉ có thể cho vay với số vốn thấp, thời hạn ngắn và chắc chắn rằng sẽ thu hồi được khoản vay đó. 2.2.4. Đánh giá hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Đà Nẵng 2.2.4.1. Những mặt đạt được Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Đà Nẵng cũng có những bước tiến vượt bậc. Các chi nhánh, Ngân hàng tại Đà Nẵng đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển đó. Và VietinBank Đà Nẵng đã đạt một số kết quả tốt, góp phần giải quyết những khó khăn về mặt tài chính cho người dân trong suốt 3 năm qua. Đó là: - Đối với nền kinh tế: Hoạt động cho vay tại VietinBank Đà Nẵng đẩy mạnh sự phát triển của DNNVV, góp phần vào giải quyết tình trạng phá sản, đào thải của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Đối với DNNVV: Nhờ nguồn vốn vay được từ Ngân hàng mà các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có đủ khả năng tiếp tục sản xuất và mở rộng địa bàn kinh doanh. Bên cạnh đó, việc nâng cấp thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất cũng như bổ sung thêm các ứng dụng khoa học – kĩ thuật cũng được thực hiện. Nhờ đó mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng nhưng vẫn còn vốn để tiếp tục thực hiện các phương án/ dự án khả thi đã đề ra từ trước. - Đối với Ngân hàng: + Doanh số cho vay ngày càng tăng, đó là do Chi nhánh có các chính sách phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên thu hút thêm được nhiều khách hàng mới mà vẫn duy trì được số khách hàng truyền thống. Đây được coi là một điều tốt vì trong hoạt động của Ngân hàng thì doanh thu của Ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng. + Doanh số thu nợ cũng tăng lên giúp Chi nhánh nhanh thu hồi vốn để tăng vòng quay tín dụng, từ đó làm tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Có được kết quả này là do sự nghiêm túc, có trách nhiệm trong quá trình làm việc của các nhân viên tín dụng cũng như sự uy tín của khách hàng khi đi vay vốn. + Số lượng khách hàng của Chi nhánh ngày càng nhiều do Chi nhánh đã đưa ra những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng thời Ngân hàng cũng chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm của Ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng. + Chi nhánh có những chính sách và chương trình ưu đãi cho các khách hàng gởi tiết kiệm vào Ngân hàng nhằm kêu gọi các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tập trung vào Ngân hàng, tạo được một nguồn vốn huy động lớn phục vụ cho hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp đặc biệt các DNNVV trên địa bàn Đà Nẵng. + Chi nhánh đã kịp thời xây dựng các giải pháp khắc phục, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra và tiếp tục tăng trưởng so với năm trước. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng, các sản phẩm huy động vốn được triển khai đa dạng, phù hợp với tâm lý, thị hiếu, nhu cầu khách hàng khu vực. Khách hàng gửi tiền không chỉ nhận được ưu đãi, mà còn được phục vụ tận tình, giải quyết nhanh chóng, đúng quy trình nghiệp vụ. Đặc biệt trong quý IV/2010, khi lãi suất huy động trên thị trường có sự biến động mạnh, nhiều NHTM phá vỡ thỏa thuận, đưa ra các chính sách nâng lãi suất, khuyến mãi bằng tiền, hiện vật có giá trị... Tuy nhiên, Chi nhánh đã bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh linh hoạt để không bị mất nguồn tiền gửi. 2.2.4.2. Những mặt hạn chế Trong bất kì một hình thức, lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có những kết quả tốt và những hạn chế cần được khắc phục. VietinBank Đà Nẵng cũng vậy, hoạt động cho vay DNNVV của Chi nhánh còn có những hạn chế: - Đối với Ngân hàng: + Chính sách cho vay DNNVV tại VietinBank chưa thật hợp lý, còn tồn tại nhiều vấn đề như lãi suất còn cao và có diễn biến bất thường, Ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có TSBĐ để thế chấp, cầm cố khi đi vay vốn,… khiến Ngân hàng khó có thể thu hút được khách hàng mới, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Ngân hàng. + Quy trình cấp tín dụng có phần rắc rối, phức tạp, còn có nhiều bước không cần thiết trong quá trình cho vay như: Nếu khách hàng đi vay tại Chi nhánh thì khách hàng cần phải chờ quyết định cho vay vốn hoặc không cho vay từ Trụ sở chính của Ngân hàng. + Chi nhánh còn hạn chế trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các DNNVV. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ngày càng giảm qua các năm và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách về vốn trung và dài hạn của các DNNVV hiện nay. - Đối với DNNVV: + DNNVV có năng lực tài chính hạn chế nhưng lãi suất cho vay còn khá cao, đồng thời doanh nghiệp không có TSBĐ có giá trị nên việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng rất khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SXKD. + Vì các quy trình, hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng phức tạp, cần thời gian để chờ quyết định từ trên xuống nên doanh nghiệp ngại đi vay khi doanh nghiệp cần nguồn vốn gấp. - Những rào cản còn tồn tại: + Tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng như giảm lãi xuất đầu ra nên buộc Chi nhánh cũng phải có những chính sách cạnh tranh phù hợp. Tác dụng khách quan và chủ quan dẫn đến một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, gây khó khăn trong việc đưa ra kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. + Số nợ xấu trong 3 năm vừa qua cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do năm 2011, tình trạng khủng hoảng tài chính xảy ra khiến các DNNVV không có đủ khả năng trả nợ, vì vậy Chi nhánh phải gia hạn thời gian trả nợ để doanh nghiệp có thể ổn định lại. Mặt khác, do sơ xuất trong quá trình thẩm định nên khi đến hạn trả nợ thì một số doanh nghiệp mất khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu năm 2012 tăng lên. 2.2.4.3. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển hoạt động cho vay DNNVV - Hoàn thiện chính sách khách hàng và chính sách cấp tín dụng đối với DNNVV. - Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với DNNVV. - Đề ra và thực hiện các phương án/ dự án về chính sách Marketing khả thi. - Phát triển nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo. - Đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng. - Tăng cường kiểm tra giám sát và quản lý nợ vay. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1. Tình hình chung về kinh tế - xã hội trên địa bàn Đà Nẵng 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội 3.1.1.1. Về kinh tế Đà Nẵng là vùng kinh tế phát triển nhất miền Trung – Tây Nguyên. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Sản xuất công nghiệp: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố tháng 2/2013 ước giảm 30,7% so với tháng 01/2013, song nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 02/2013 vẫn diễn ra khá sôi nổi và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2012. Sản xuất thuỷ sản - nông – lâm: Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm tháng 02/2013 ước đạt 182 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 352 tỷ đồng, đạt 16,6% kế hoạch năm, tăng 2% so với cùng kỳ 2012, trong đó: thuỷ sản tăng 3%, nông nghiệp và lâm nghiệp bằng 100% so với cùng kỳ 2012. Lĩnh vực dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 02/2013 ước đạt 4.910,5 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng ước đạt 9.735,8 tỷ đồng, đạt 16,2% kế hoạch năm, tăng 22,3% so với cùng kỳ 2012. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2013 tăng 1,23% so với tháng 01/2013, tăng 4,95% so với tháng 12/2012 và tăng 9,18% so với cùng kỳ 2012. So với tháng trước, CPI tháng 02/2013tăng cao nhất là chỉ số giá nhóm hàng thực phẩm, tăng 2,79%; kế đến là nhóm hàng may mặc, tăng 1,77%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,69%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,58%; hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 1,49%;… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tháng 02/2013 ước đạt 147,4 triệu USD, lũy kế 2 tháng ước đạt 298,8 triệu USD, đạt 15,8% kế hoạch năm, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2012, trong đó: xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,8 triệu USD, đạt 15,5% kế hoạch năm, tăng 19,9%. Kim ngạch nhập khẩu tháng 02/2013 ước đạt 70,5 triệu USD, lũy kế 2 tháng ước đạt 141,8 triệu USD, đạt 15,6% kế hoạch, tăng 23,3% so với cùng kỳ 2012. Hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc. Trong tháng 02/2013, khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 15.165 lượt khách, tăng 68,5 % so với cùng kỳ 2012; khách đường bộ Thái Lan, Lào ước đạt 3.100 lượt khách, tăng 10,7%; khách đường biển ước đạt 13.574 lượt khách, tăng 45,2%. Tổng lượt khách tham quan, du lịch tháng 02/2013 ước đạt 205 nghìn lượt người, lũy kế 2 tháng ước đạt 394,3 nghìn lượt người, đạt 13,1% kế hoạch năm, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 148,2 nghìn lượt người, đạt 21,2% kế hoạch, tăng 9,5%; tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 912,2 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch năm, tăng 9,3%. Hoạt động vận tải được tăng cường tổ chức, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo phục vụ vận tải Tết Quý Tỵ để theo dõi chỉ đạo và xử lý công tác vận tải trong suốt thời gian phục vụ Tết, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, đảm bảo cảnh quan đô thị trong ngày Tết. Khối lượng luân chuyển hành khách 2 tháng ước đạt 447,5 triệu khách.km, đạt 34,4% kế hoạch năm, tăng 12,5% so cùng kỳ 2012; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 827,4 triệu tấn/km, đạt 25,9% kế hoạch năm, tăng 0,1%; sản lượng hàng hóa qua Cảng ước đạt 663,3 nghìn tấn, đạt 14,7% kế hoạch năm, tăng 5,1%; doanh thu vận tải ước đạt 919,4 tỷ đồng, đạt 18,4% kế hoạch năm, tăng 12,5%. Hoạt động ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Đến cuối tháng 02/2013 tổng nguồn vốn huy động ước đạt 49,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,01% so với tháng 01/2013; tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 50 nghìn tỷ đồng, tăng 1,25%, trong đó cho vay khu vực dân doanh chiếm trên 86%. Thực hiện đảm bảo công tác an toàn kho quỹ, công tác điều hòa lưu thông tiền mặt trên địa bàn thành phố. Tăng cường kiểm tra, theo dõi sát diễn biến thu chi tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước. 3.1.1.2. Về xã hội Khoa học và công nghệ: Vừa qua, các ngành chức năng đã kiểm tra tiến độ thực hiện 01 đề tài cấp thành phố, triển khai 04 dự án nông thôn miền núi trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Các đề tài, dự án này đều tập trung vào các vấn đề thiết thực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, cần tăng cường quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và đo lường chất lượng. Văn hóa - thể thao: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan chào đón năm mới 2013, hướng dẫn chuẩn bị thực hiện cổ động Ngày thành lập Đảng (03/02) và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Các hoạt động văn hóa, chương trình nghệ thuật được chuẩn bị chu đáo, đa dạng và diễn ra rộng khắp phục vụ các nhiệm vụ chính trị, du khách và nhân dân thành phố; đặc biệt Đường hoa Xuân Bạch Đằng lần đầu tiên được tổ chức đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, tiến hành rà soát danh sách vận động viên chủ lực và bộ môn chủ lực tập luyện và thi đấu năm 2013, chuẩn bị tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII sắp tới. Giáo dục - đào tạo: Các đơn vị, trường học tổ chức hoạt động chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02) và mừng xuân Quý‎ Tỵ. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học tổ chức hội giảng cấp trường, chuẩn bị tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Ngành chức năng đã tổ chức tập huấn công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Tiến hành thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm, hoạt động sư phạm của nhà giáo, công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị. Y tế: Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát bệnh dịch trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là bệnh Tay chân miệng, Sốt xuất huyết. Tình hình Sốt xuất huyết và Tay chân miệng trong tháng 02 có xu hướng giảm; tính đến 17/02/2013 đã ghi nhận có 359 ca Sốt xuất huyết (trung bình có 35-40 ca/tuần). Ngành chức năng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng cử cán bộ giám sát hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ Sốt xuất huyết theo quy trình mới năm 2013, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở điều trị có kế hoạch dự phòng về cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, dịch truyền,… để chủ động với mọi tình huống của dịch. Tiến hành công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán 2013, không để xảy ra các ca ngộ độc thực phẩm và các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong dịp Tết Nguyên đán. Lao động - Thương binh - Xã hội: Trong tháng 02/2013, các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố tạo việc làm cho 1.234 lao động, nâng tổng số lao động được tạo việc làm từ đầu năm đến nay lên 3.064 lao động, đạt 9,88% kế hoạch năm, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2012. Thực hiện chính sách người có công, nhân dịp Tết nguyên đán 2013, Thành phố đã hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ cho 269 hộ chính sách thực sự khó khăn thuộc diện nghèo từ nguồn quỹ trợ cấp hộ nghèo, tổng số tiền 1,34 tỷ đồng. Lãnh đạo thành phố đã đi thăm và tặng quà các đơn vị, gia đình chính sách tiêu biểu và bộ đội Trường Sa, gửi quà Tết cho các đối tượng chính sách trên địa bàn Thành phố, tổng kinh phí trên 10,8 tỷ đồng. Trong dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, Thành phố đã hỗ trợ đột xuất 33 triệu đồng cho 16 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ hơn 1.185 tấn gạo cho 45.656 hộ gia đình khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà và hỗ trợ tiền Tết cho các cơ sở xã hội, từ thiện, đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và những người ngừng trợ cấp mất sức lao động…, tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng. 3.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 12,000 DNNVV, thu hút hơn 180,000 lao động với số vốn đăng ký hơn 50,000 tỷ đồng. So với các thành phần kinh tế khác, đây là lực lượng nhiều tiềm năng và có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Với chính sách thông thoáng, đi liền với thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, từ năm 2009 đến nay, Đà Nẵng đứng trong Top đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả này cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh tại Đà Nẵng đầy tiềm năng, từ những bứt phá của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị đến những chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư, góp phần làm nên sức hấp dẫn của một thành phố trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Qua việc thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tăng cường hỗ trợ, xúc tiến thương mại..., thành phố đã có những chính sách, giải pháp hỗ trợ về mặt bằng, kho bãi, thuế, hải quan, thủ tục hành chính, nhằm giải quyết thỏa đáng, kịp thời những vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.  Từ những định hướng và giải pháp phù hợp, thời gian qua, số lượng và quy mô vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tăng lên đáng kể. Từ đầu năm 2011 đến nay, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho gần 2,000 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký đạt gần 9,000 tỷ đồng và làm thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung chứng nhận đăng ký kinh doanh 3,171 doanh nghiệp. Trong 11 tháng qua có 30 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư 294.1 triệu USD và 14 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm là 209.2 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn lên 503.3 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 202 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đạt 3.11 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 1.5 tỷ USD, chiếm 48% tổng vốn đầu tư với 100 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là giá nguyên vật liệu đầu vào khá cao, chi phí điện, nước, xăng dầu... đều tăng, khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do lãi suất cao, tỷ giá không ổn định, lương công nhân có xu hướng tăng, trong khi sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp không tăng... Để giải quyết những vướng mắc này, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền, Hiệp hội DNNVV Đà Nẵng đã luôn đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua những trở ngại, khó khăn và thách thức... Đến nay, Hiệp hội thành phố đã kết nối được với các hiệp hội doanh nghiệp ở Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan... nhằm mở rộng quan hệ để các doanh nghiệp Đà Nẵng có cơ hội kết nối, giao thương học tập kinh nghiệm... Bên cạnh đó, các DNNVV cũng đã chủ động tự cân đối nguồn vốn, lao động, thị trường, công nghệ, hoạch định chiến lược phát triển và kinh doanh, đề ra nhiều giải pháp để điều chỉnh chiến lược phù hợp với lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã không ngừng đẩy liên doanh, liên kết, hợp tác với nhau ở những khâu, những lĩnh vực cần thiết để cùng vượt qua khó khăn. Hiện nay, các DNNVV Đà Nẵng đang tập trung tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng tiết kiệm chi phí, mạnh dạn đầu tư thay trang thiết bị, công nghệ hiện đại, ứng dụng các chương trình quản trị doanh nghiệp tiên tiến để nhanh chóng thích ứng với môi trường cạnh tranh. Để các DNNVV phát triển bền vững, thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung nghiên cứu để có thêm chủ trương, chính sách hỗ trợ mới, ưu đãi hơn, lồng ghép hiệu quả các kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV hàng năm; đồng thời lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp trước khi ban hành các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế cũng như điều chỉnh các vướng mắc qua quá trình thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển. 3.1.3. Tình hình cạnh tranh của các NHTM Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế suy thoái, huy động vốn khó khăn cộng với áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng có năng lực công nghệ cao, các ngân hàng nước ngoài đang khiến các NHTM Việt Nam phải thực hiện những chiến lược để giữ được lượng khách hàng truyền thống và có thể cạnh tranh lại với các ngân hàng khác nếu muốn tồn tại trong nền kinh tế. Năm 2012, các ngân hàng tại Việt Nam phải đối mặt với áp lực do nền kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nên nhu cầu tín dụng giảm, nợ xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, đe dọa đến tính bền vững của ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ trên địa bàn đều rơi vào cuộc chay đua nước rút nhằm tránh khỏi tình trạng bị đào thải ra khỏi nền kinh tế thị trường. Còn về các ngân hàng lớn hơn cũng cố gắng giữ vững thị phần khách hàng hiện có và đạt doanh thu tương đương với những năm trước đó. Hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh với nhau thông qua lãi suất tín dụng, các dịch vụ của ngân hàng được đa dạng hóa để phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ được đầu tư sâu hơn, cải tiến chất lượng máy móc, tạo thuận lợi cho quá trình làm việc, xử lý số liệu,… của các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. 3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của VietinBank Đà Nẵng VietinBank trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, VietinBank đã trở thành một ngân hàng lớn mạnh, đa năng với mạng lưới kinh doanh phân bố trên khắp cả nước bao gồm Trụ sở chính, 3 Sở giao dịch, trên 150 Chi nhánh với 1.123 đơn vị mạng lưới tại tất cả các tỉnh, thành phố trong nước. VietinBank kinh doanh về các lĩnh vực: chứng khoán, thuê mua tài chính và quản lý khai thác tài sản. Trong năm 2012, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn, ổn định, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phát huy vai trò là NHTM Nhà nước lớn, chủ lực của nền kinh tế. Đến 31/12, tổng tài sản của VietinBank (riêng lẻ) đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước; dư nợ tín dụng tăng 13,3%; nguồn vốn tăng 9,4%; lợi nhuận trước thuế trên 8.213 tỷ đồng; cổ tức chi trả 16%; ROE đạt 19,8%, ROA đạt 1,6%; nợ xấu 1,35%/tổng dư nợ. VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng. Trong bối cảnh ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu NHNN đề ra… VietinBank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và NHNN giao. Năm 2013, VietinBank Đà Nẵng tiếp tục bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động kinh doanh: - Tổng tài sản tăng 15 - 20%, nguồn vốn huy động tăng 15 - 20%, dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 15 - 20%, nợ xấu < 3%, lợi nhuận trước thuế tăng 10 - 15%, CAR ≥ 10%. - Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. - Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại. - Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh. - Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế. - Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Đổi mới và nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II;... đảm bảo hoạt động của VietinBank Đà Nẵng tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của VietinBank với cộng đồng. 3.3. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại VietinBank Đà Nẵng 3.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng và chính sách cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên phát triển Điều chỉnh chính sách cho vay nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của VietinBank Đà Nẵng. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 3.3.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay DNNVV Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng. 3.3.3. Nâng cao khả năng phục vụ nhằm mở rộng đối tượng cho vay - Bổ sung vốn lưu động: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của khách hàng trong cả một chu kỳ kinh doanh, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Đổi mới cơ sở hạ tầng: Trang thiết bị là phương tiện phục vụ rất cần thiết trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên. Máy móc, thiết bị càng hiện đại sẽ giúp quá trình thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng hơn, thời gian hoàn thành công việc được rút ngắn lại. Từ đó Ngân hàng có thể có thêm một lượng khách hàng tiềm năng và có đủ thời gian “chăm sóc” những khách hàng ấy làm doanh thu của Ngân hàng tăng lên. Như vậy, trong cùng một khoảng thời gian nhưng hiệu quả của công việc đã được nâng cao hơn trước. - Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng: Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. 3.3.4. Tăng cường quảng bá và truyền thông, đưa sản phẩm của Ngân hàng đến với DNNVV DNNVV đang trên đà phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề ngày càng đa dạng. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nên đang đi tìm nguồn cung cấp vốn phù hợp từ các TCTD, nhất là các NHTM. Quảng bá, truyền thông là con đường ngắn nhất để đưa sản phẩm của Ngân hàng đến với khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Quảng cáo qua truyền hình, qua Internet,… có thể truyền bá những thông tin về các sản phẩm, chính sách, về Ngân hàng một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất, tạo sự tín nhiệm, uy tín và cho khách hàng thấy được sự lớn mạnh của Ngân hàng, từ đó tạo ra hiệu quả trong kinh doanh nhiều hơn. Trong khi đó, đối với các khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin mình cần nắm bắt và giữ vững lòng tin của mình khi đến với Ngân hàng. 3.3.5. Chuyên môn hóa, đào tạo cán bộ tín dụng chuyên nghiệp nhằm phát triển nghiệp vụ trong cho vay Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 3.3.6. Công tác khuyến nông, khuyến ngư ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật và quản trị cấp cao, nâng cao chất lượng DNNVV Nền khoa học – kĩ thuật ngày càng tiến bộ trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp cũng không là ngoại lệ. Việc áp dụng những thành tựu vào việc sản xuất, nuôi trồng sẽ làm cho số lượng cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao. Từ đó doanh thu từ các ngành này cũng tăng lên. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nguồn vốn và hiện nay, Ngân hàng đã đưa ra một số chính sách, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu về nông – lâm – ngư nghiệp đối với các DNNVV như “Cho vay đối với doanh nghiệp lúa gạo,…” nhằm khuyến nông, khuyến ngư. Như vậy, chất lượng của DNNVV sẽ được hoàn thiện và Ngân hàng cũng có thêm nhiều khách hàng tiềm năng. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Đối với Nhà nước Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về năng lực quản lý. Hầu hết ở các doanh nghiệp này, năng lực quản lý còn thấp, kiến thức về kinh tế, thị trường, Marketing,.. còn nhiều hạn chế. Một vấn đề khác của ngân hàng là xử lý tài sản thuế chấp. Tuy ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thuế chấp nhưng họ chỉ có thể thực hiện được sau khi một bản án đã có hiệu lực của pháp luật. Điều này có nghĩa là để lấy được nợ, ngân hàng phải tiến hành đầy đủ thủ tục tố tụng dân sự và chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý nên có món vay phải chờ đợi một thời gian dài gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Như vậy, Nhà nước có thể giải quyết khó khăn này nằng cách cho phép các ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp sau khi được Tòa án công nhận tính hợp pháp của các giấy tờ liên quan. 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước - Nên đưa ra những điều kiện, thủ tục, quy trình cho vay cụ thể đối với các DNNVV để phù hợp với đặc điểm, tính chất của các doanh nghiệp này. - Nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà doanh nghiệp có thể thế chấp, cầm cố,… giúp cho DNNVV có thể dùng tài sản của mình để làm bảo đảm khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. - Cần có các chính sách ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá hạn chế thấp nhất tình trạng lạm phát nhằm tối thiểu hoá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.4.3. Đối với Ngân hàng VietinBank Đà Nẵng - Dùng một khoản vốn nhất định để cấp tín dụng cho các DNNVV. - Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra. - Ngân hàng cần để khách hàng, nhất là các DNNVV biết tới Ngân hàng nhiều hơn bằng cách tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo thông qua việc tài trợ một số chương trình, trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Cần cải tiến dây chuyền công nghệ, trang thiết bị của Ngân hàng tạo điều kiện cho nhân viên làm việc cũng như xử lí thông tin nhanh hơn, lưu trữ dữ liệu an toàn hơn, đồng thời tạo được lòng tin nơi công chúng, nhất là đối tượng khách hàng gửi tiền. - Tăng số lượng nhân viên thông qua quá trình tuyển dụng một cách kĩ càng, đồng thời có chính sách phát triển con người về trình độ kĩ thuật, phong cách phục vụ chuyên nghiệp không chỉ bằng các quy định mà còn bằng việc tạo dựng lòng yêu nghề. Tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nhân viên với nhau, có chế độ khen thưởng cũng như thăng tiến rõ ràng nhằm kích thích nhân viên làm việc hết mình, tăng khả năng phục vụ khách hàng một cách tích cực hơn. 3.4.4. Đối với DNNVV - Cần tăng tính chính xác, trung thực trong các báo cáo tài chính. - Xây dựng các phương án/ dự án có tính khả thi cao. - Thực hiện tốt, đầy đủ các quy định của Ngân hàng về vay vốn như hồ sơ vay vốn,… khi đi vay vốn. - Đổi mới phương pháp điều hành, quản lý kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_khoa_luan_2385.docx
Luận văn liên quan