Máy nén khí ly tâm 4 cấp 20k – 1001 nén khí co2 tại xưởng urê nhà máy đạm Phú Mỹ

Ngành công nghiệp dầu khí đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành dầu khí cũng không ngừng phát triển vươn lên một tầm cao mới xứng đáng là nền kinh tế mũi nhọn của đất nước . Ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực nghành nghề khác nhau, trong đó nổ bật là lĩnh vực hoá dầu một lĩnh vực non trẻ nhất của ngành dầu khí. Bên cạnh sự phát triển là việc các thiết bị dầu khí ngành ngày càng được hiện đại hoá, với nhiều thiết bị hiện đại đòi hỏi quá trình làm việc với các thiết bị đó phải thành thạo và chính xác, vì vậy hiểu được quy trình vận hành và bảo dưỡng các hệ thống thiết bị dầu khí là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đồ án chuyên ngành thiết bị dầu khí, giúp sinh viên năm cuối hệ thống lại các kiến thức thu nhận được từ các bài giảng, bài thực hành và quá trình thực tập. Làm quen nhiều hơn với các thiết bị và các quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị dầu khí sẻ giúp sinh viên hình thành khả năng hiểu và làm việc độc lập đối với nhiệm vụ của người kỹ sư sau này. Sau quá trình học tập tìm hiểu và thực tập em đã chọn MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 4 CẤP 20K – 1001 NÉN KHÍ CO2 TẠI XƯỞNG URÊ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ Mỹ là thiết bị rất quan trọng đối với quá trình sản xuất của nhà máy, để làm đề tài tốt nghiệp. MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚII THIỆU VỀ MÁY NÉN VÀ TURBINE DẪN ĐỘNG : 1.1.1 Gíơi thiệu về dây chuyền công nghệ của nhà máy Đạm Phú Mỹ: 2 1.1.2 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của máy nén ly tâm nén khí CO2 ( 20-k-1001) đối với dây chuyền công nghệ sản xuất URÊ tại nhà máy Đạm Phú Mỹ : 3 1.1.3 Phạm vi áp dụng 3 1.1.4 Tài liệu viện dẫn. 4 1.1.5 Định nghĩa- thuật ngữ 4 1.1.6Chỉ tiêu công nghệ: .4 PHẦN 2 :CẤU TẠO : 2.1 Vỏ máy nén : . .10 2.2 Rotor máy nén khí : 11 2.3 bánh công tác: 12 2.4 : Đệm làm kín : 13 2.4.2 Làm kín bằng khí : 14 2.4.3 Làm kín bằng dầu : .15 2.5 Khớp nối : .16 2.6 Màng ngăn : .18 2.7 Ổ đỡ : .20 2.8 Cánh định hướng : .22 2.9 Hệ thống bôi trơn : 23 2.10 Ngăn cân bằng: 24 2.11 Hệ thống làm mát : .25 2.12 Hệ thống bình tách : .26 2.13 Thiết bị an toàn : .26 PHẦN 3 : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY NÉN LY TÂM 20K -1001 3.1 Nguyên lý làm việc của máy nén khí 20k - 1001 : 30 3.2 Chuyên đề : Tìm hiểu về các hệ thống làm kín và bôi trơn : .31 3.2.1 Những vấn đề cơ bản của hệ thống dầu bôi trơn và dầu làm kín : .31 3.2.2 sự khác nhau giữa hệ thống yêu cầu áp suất cao và hệ thống yêu cầu áp suất trung bình và thấp: .33 3.2.3 Hệ thống cung cấp dầu làm kín : 35 3.2.4 Các hệ thống làm kín : 37 3.2.5 Cấu tạo bồn chứa dầu : .43 3.2.6 Bộ làm mát dầu : . 46 3.2.7 Bộ lọc dầu: .47 Quy trình vận hành hệ thống cung cấp dầu làm kín và dầu bôi trơn : 48 PHẦN 4 : QUY TRÌNH VẬN HÀNH : 4.1 Quy trình vận hành: 53 4.2 Các Khóa Liên Động Cho Turbine Và Máy Nén. 67 PHẦN 5 : PHÁN ĐOÁN , XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 20-K-1001 : 5.1 Phán đoán và xử lý sự cố : .70 5.2.2 Bảo dưỡng máy nén : 71 5.2.1 Tiến hành trước và sau mỗi ca làm việc : .71 5.2.2 Bảo dưỡng đỊnh kỳ : .71 5.2.3 Bảo dưỡng toàn phần : 72 PHẦN 6 : AN TOÀN VỚI MÁY NÉN KHÍ 6.1 Khái niệm chung : 79 6.2 Một số quy đỊnh về vận hành an toàn máy nén khí ly tâm 20-k-1001: 79 6.3 An toàn phòng cháy : 80

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Máy nén khí ly tâm 4 cấp 20k – 1001 nén khí co2 tại xưởng urê nhà máy đạm Phú Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống tra dầu chung : hệ thống dầu cơ bản có những thành phần tối thiểu để cung cấp lượng dầu đủ sạch , áp lực và nhiệt độ thích hợp cho quá trình khởi động và cả các điều kiện vận hành . - Mục đích của hệ thống cung cấp dầu đặc biệt : hệ thống này ứng dụng cho những thiết bị được thiết kế làm việc liên tục và quan trọng. hệ thống này được thiết kế một bàn điều khiển riêng biệt . Hệ thống dầu cơ bản bao gồm những thiết bị sau : Motor khởi động bơm Thùng chứa Bộ phận làm mát dầu Bộ lọc Bộ điếu khiển cho áp lực dầu phân phối . Hệ thống dầu ( LO ) áp dụng cho mục đích đặc biệt : hệ thống này được ứng dụng tới những máy nén khí ly tâm, hộp số và những thiết bị điều khiển của chúng. Thiết kế phù hợp với điều kiện vận hành liên tục. Hệ thống tiêu biểu LO ứng dụng cho loại đặc biệt , gồm có các thiết bị sau : Bơm dầu chính chạy bởi turbine hơi nước. Bên cạnh là bơm chạy bằng động cơ điện. Bồn chứa dầu duy trì hoạt động được 8 phút . Những bộ phận làm mát dầu với van điều khiển làm việc liên tục Những bộ lọc với van điều khiển làm việc liên tục. Van điều khiển áp suất dầu dầu nhờn phân phối. Van điều khiển áp suất dầu cung cấp. Các đường ống dẫn dầu . Bộ làm mát dầu Nức làm mát Ống vent Bộ lọc dầu Bơm dầu sử Bơm dầu sử dụng Motor dụng Tutbine Hình 3.2a Van điều khiển áp suất dầu Dầu xuống thùng Máy nén Turbine Dầu vào N2 Đường dẫn dầu Ống vent Bồn chứa dầu Hơi nước Hình 3.2b Sự khác nhau giữa hệ thống yêu cầu áp suất cao và hệ thống yêu cầu áp suất trung bình và thấp. Trong trường hợp này ứng dụng của màng dầu làm kín và làm kín tiếp xúc kết hợp LSO hoặc Lo riêng biệt là được thiết kế theo tiêu chuẩn API. 1. Bơm rotor cung cấp dầu nhờn và dầu làm kín được dùng trong hệ thống. Cài đặt van điều khiển áp suất cố định dòng dầu xuống dựa Loại giảm áp suất : hệ thống loại này bình thường được áp dụng trong thường hợp áp suất dầu làm kín ở mức thấp hoặc trung bình và áp suất yêu cầu của dầu làm kín đến máy nén hoặc bộ điều chỉnh dầu đến turbine bao gồm áp suất khác nhau giữa đầu và cuối. - Dầu bôi trơn và bộ điều khiên dầu đến những thiết bị là được cung cấp qua van điều khiển áp suất tương ứng. - Dầu làm kín được cung cấp đến thiết bị từ dòng xuống của bộ lọc qua van điều khiển múc dầu làm kín. 2. Loại tăng áp suất : nếu p làm kín đến máy nén cao, bơm rotor phù hợp cho loại áp suất thấp, loại này không phù hợp trong yêu cầu của máy nén ly tâm 4 cấp 20k – 1001. Trong trường hợp như vậy, sự tăng lên của hệ thống được áp dụng như hệ thống LSO. Từ dòng ra của bộ lọc dầu làm kínđược rút ra và điều hoà đến áp suất yêu cầu bởi bơm dầu làm kín và cung cấp đến thiết bị qua bộ lọc dầu làm kín và van điều khiển mức. Sơ đồ dầu làm kín áp suất cao : Dầu bôi trơn Máy nén Turbine Van điều khiển mức Bộ lọc dầu làm kín Dầu làm kín Dầu bẩn Bơm dầu làm kín Van PCV Bộ lọc Làm mát Bơm Bồn chứa dầu Hình 3.3a Sơ đồ dầu làm kín áp suất thấp và trung bình : Dầu bôi trơn Turbine Máy nén Điều khiển P Dầu Điều khiển LCV Dầu bẩn dầu làn kín PCV Bộ lọc Làm mát Bơm Bồn chứa dầu Hình 3.3b Hệ thống cung cấp dầu làm kín : Trong trường hợp turbine khí chạy máy nén, dầi bôi trơn sẻ được cung cấp từ hệ thống bên cạnh turbine khí. Máy nén được cung cấp bởi hệ thống dầu làm kín riêng biệt nếu loại làm kín là loại màng dầu hoặc dầu tiếp xúc. Hệ thống gồm những thiết bị sau : Bơm dầu làm kín chính, bình thường được chạy bởi turbine hơi. Bên cạnh là một bơm dầu làm kín được chạy bằng động cơ điện. Thùng chứa dầu bằng thép sẻ duy trì làm việc trong 8 phút. Những bộ phận làm mát kép với van di chuyển dòng liên tục. Những bộ phận lọc dầu kép với van di chuyển dòng liên tục . Van điều khiển áp suất đến cửa xả bơm chính. Van điều khiển mức phân phối dầu làm kín đến máy nén. Một thùng tách khí. Một thùng chứa dầu làn kín ban đầu . Đường ống dẫn dầu bẩn ra. Bộ lọc Hơi nước Nước làm mát Bơm turbine Bơm động cơ Hình 3.4a van điều khiển P Dầu làm kín Ống vent Thùng tách Turbine Máy nén dầu làm kín Bình tách Van điều khiển mức dầu làm kín Thùng chúa dầu làm kín N2 Bồn chứa dầu Hình 3.4b 3.2.4 Các hệ thống làm kín : việc lựa chọn làm kín trục được ví như trái tim của máy nén khí ly tâm. Kiến thức và nguyên lý cơ bản của sự làm kín là rất quan trọng , để dể dàng các hệ thống làm kín khác nhau. Làm kín bằng tuần hoàn. Làm kín tiếp xúc Làm kín bằng màng dầu. Làm kín bằng khí khô. Được nêu ra như sau : 3.2.4.1 Làm kín tuần hoàn : được sử dụng ở trong máy nén nơi mà có sự rò rỉ khí đến khí quyển là được chấp nhận cho quá trình như máy nén khí.một ví dụ như máy nén khí trong cây Amonia .Hệ thống bao gồm những ống dẫn áp suất cân bằng của máy nén và ống thông đến khí quyển. Một đường gom khí đến đường cân bằng khí được cung cấp để giảm sự rò rỉ khí đến khí quyển là nhỏ nhất.Ống bơm phụt khí khô được cung cấp bên ngoài vòng làm kín để tránh khả năng sự ngưng tụ nước trong khoan rỗng của miếng đệm. Sơ đồ màng làm kín cho máy nén CO2 Bơm phụt Khí khô Đường cân bằng Ống thông khí quyển Hình 3.5 * Hệ thống làm kín như thế được ứng dụng ở máy nén CO2 tại xưởng Urê. Hệ thống này dùng cho hệ thống làm kín tuần hoàn . Với bơm phụt được cung cấp năng lượng bởi sự chuyển động khí từ cửa xả thứ nhất. Dòng khí chuyển động và khí phân tán từ nơi làm kín là được đưa từ cửa xả đến cửa nạp thứ nhất. Bởi vậy không có khe hở khí nào đến khí quyển. 3.2.4.2 Màng dầu làm kín : - Màng dầu làm kín bao gồm 2 vòng mà nó được để tự do đi theo sự chuyển động của trục. Dầu làm kín được đưa vào giữa những cái vòng, ngang qua những cái vòng đến bên trong . - Giữ mức dầu làm kín ở thùng chứa dầu làm kín đầu ở mức 4572 ± 300 mm cao hơn tâm của máy nén. Áp suất dầu làm kín cung cấp hiểm soát ở mức 0.35kg/cm2 cao hơn áp suất dầu làm kín. Một van điều khiển mức ( LCV ) tương ứng với mức dầu làm kín trong thùng chứa đầu. Sơ đồ của hệ thống màng dầu làm kín : - Trong sơ đồ này dầu rời thùng chứa và được điều chỉnh bởi bơm dầu chính chạy bằng turbine hơi. Dòng dầu trước hết chảy qua bộ làm mát dầu và bộ lọc dầu .Đảm bảo 100% khả năng làm việc của bộ lọc và bộ làm mát hoạt động tốt. Một trường hợp phụ, đó là khi bơm chính không hoạt động thì bơm phụ chạy bằng motor tự động khởi động để cung cấp dầu cho hệ thống, khi bơm chính gặp sự cố hoặc cần bảo dưỡng. - Sau khi đi qua bộ lọc, một dòng dầu theo đường ống đến van điều chỉnh áp suất, để giảm áp suất đến 1.4kg/cm2 theo yêu cầu để đến khớp nối của thiết bị chính. Một dòng dầu theo đường ống đi vào bộ điều chỉnh dầu, áp suất trong khoảng 9kg/cm2 . - Dầu làm kín là được tăng lên từ dòng xuống của bộ lọc dầu. Dầu làm kín được điều hoà bởi bơm dầu làm kín chính chạy bởi turbine hơi. Dòng đi vào bộ lọc dầu làm kín .Mức áp suất của dòng xuống của bộ lọc được điều khiển bằng hằng số bởi van điều khiển áp suất. Đảm bảo bộ lọc dầu làm kín được cung cấp, một bơm dầu làm kín phụ chay bằng động cơ điện sẻ tự động khởi động để cung cấp cho hệ thống trong điều kiện mức dầu làm kín trong thùng chứa dầu làm kín thấp. - Mức dầu làm kín trong thùng chứa dầu làm kín được điều chỉnh ở mức 4.75m trong chiều cao từ tâm trục máy nén. Áp suất khí để làm kín là được đưa lên đỉnh thùng chứa dầu làm kín. Dầu làm kín sạch kết hợp với dầu bôi trơn từ ổ đỡ quay về bồn chứa. Dầu làm kín bẩn đi vào bộ gom dầu làm kín, sau đó khí và dầu được tách ra tại đây. Lỗ thông khí từ bộ gom dầu làm kín, được nối tới cửa nạp của mát nén qua bộ lọc sương. dầu từ bộ gom dầu Được tích luỹ đưa về thùng tách khí. Trong thùng tách khí, khí hoà tan ( lẫn ) trong dầu được tách ra bởi sự hỗ trợ của nhiệt độ và khí N2 . Dầu được đưa trở lại bồn chứa. Bộ lọc dầu bôi trơn Bộ lọc dầu Làm kín turbine Máy nén Bộ làm mát dầu Bơm chính Bơm phụ Bồn chứa Hình 3.6 3.2.4.3 Làm kín tiếp xúc : - Làm kín tiếp xúc bao gồm 2 vòng làm kín và mép gần nhau. Loại làm kín là loại làm kín cơ khí.Hai vòng làm kín tiếp xúc với các mép sát nhau để làm kín khí. Những mép sát nhau cố định với rotor và quay. - Áp suất dầu làm kín đến tới chỗ làm kín tiếp xúc là được kiểm soát bởi van điếu khiển áp suất mà áp suất nó trong khoảng 1.75-2.1kg/cm2 cao hơn áp suất khí làm kín. Dầu làm kín từ màng dầu giữa những vòng để làm kín và cũng để làm mát vòng Sơ đồ cung cấp dầu làm kín dạng tiếp xúc : Đường khí cân bằng Máy nén Nối cân bằng Bộ lọc dầu Dầu làm kín từ bơm Hình 3.7 Hệ thống này dòng dầu di chuyển đến bộ lọc dầu làm kín là giống hệ thống màng dầu làm kín.Áp suất tại dòng xuống của bộ lọc dầu được kiểm soát tại giá trị hằng số bởi van điều khiển áp suất. Ở đây áp suất giữa dầu ngọt và chua được duy trì trong khoảng 1.75 – 2.1 kg/cm2 . Dầu ngọt đi quay trở lại bồn chứa, dầu chua theo đường ống dẫn đến bộ gom dầu, sau đó khí và dầu được tách ra tại đây. Khí theo ống xả vent đến gnọn đuốc để đốt cháy hoặc đến cửa nạp của máy nén. Dầu đến bồn tách khí , khí lẫn trong dầu được tách ra nhờ sự hỗ trợ của nhiệt độ và sục bọt khí N2 3.2.4.4 Hệ thống làm kín bằng khí khô : Nguồn khí làm kín Ống xả đốt Nguồn khí N2 Ống thông khí đảm bảo an toàn Khí khởi động Báo khi P thấp Báo khi P thấp Bình tách khí Ổ đỡ Cạnh bánh công tác Hình 3.8 Trong quá trình này, khí làm kín được lấy từ cửa xả của máy nén cho quá trình vận hành bình thừơng. Khí N2 được cung cấp như khí làm kín cho quá trình khởi động. Dòng khí làm kín đi vào bộ lọc khí với kích thước lọc 2 Micrông để cung cấp khí sạch cho quá trình làm kín bằng khí khô, áp suất khí cung cấp cho quá trình làm kín bằng được điều khiển bởi van điều khiển áp suất .Áp suất khí làm kín cung cấp phải cao hơn áp suất khí làm kín trong quá trình khởi động, vận hành và dừng máy .Sự rò rỉ khí làm kín xuyên qua dòng khí khô làm kín và được rút ra theo đường ống xả và đến đuốc để đốt. Trong trường hợp việc cung cấp khí` khô làm kín thất bại, áp suất khí ống xả hoặc dòng tăng lên đột ngột. Để theo dõi điều khiển của khí khô làm kín, dụng cụ báo áp suất và chuông báo động an toàn và dừng máy được gắn trên đường ống xả khí. Dòng khí sạch làm kín đi vào dòng khí khôn làm kín kế tiếp, một lượng nhỏ khí` được ống xả xả vào không khí qua đường ống xả .Sự tách khí phải được cung cấp đến hệ thống trước khi vận hành hệ thống dầu bôi trơn để tránh khả năng dầu từ bộ lọc dầu tuần hoàn đến dòng khí làm kín kế tiếp. 3.2.5 Cấu tạo bồn chứa dầu : Hệ thống chứa dầu gồm những thiết bị dưới đây : Bồn chứa dầu Bơm dầu Bơm chạy bằng turbine Bơm chạy bằng điện Bộ làm mát dầu Bộ lọc dầu Thùng chứa dầu đầu. Đường dầu chạy xuống thùng thùng tách khí Van dẫn hướng Sức chứa làm việc giữa mức dầu thấp nhất và mức tổn thất cửa hút thấp nhất 5 phút của lưu lượng bình thường. Khả năng chứa dòng chảy xuống cho phép tất cả dầu bẩn trong thiết dị, ổ đỡ, vỏ làm kín, phần tử điều khiển, ống dẫn mà đường dầu quay lại đến bồn chứa và có 10% quay lại dòng dầu ( hồi lưu ). Đáy của bồn chứa dầu được tạo thành mặt nghiêng liên tục đến điểm thấp nhất để rút dầu được hoàn toàn. Bình thường hơi nước được cung cấp từ bên ngoài đến bồn chứa dầu. Sơ đồ mô phỏng bồn chứa : Lọc khí N2 Áp suất dầu quay lại Lỗ thông hơi Dầu quay lại không áp suất Mức dầu lớn nhất min 50mm mức thấp nhất Sức chứa làm việc tối thiểu Ống 5 phút của lưu xiphông lượng bt Sức chứa duy trì tối thiểu 8 Phút Mức tổn thất cửa hút Điều kiện hút Mức bơm hút Bơm hút Ống xả Hơi nước Hình 3.9 Bồn chứa dầu có vài đặc tính và vài bộ phận phụ đường kết nối làm sạch, bộ lọc thông khí. Khí N2 được đưa tới phần đỉnh của bồn chứa dầ để ngăn ngừa vào không khí vào trong thùng để tránh khả năng nổ bởi tĩnh điện. Sự minh hoạ trên biểu đồ của an toàn khu vực nguy hiểm và nổ trong trường hợp O2 và Mêtan tác dụng với nhau. Để tránh khả năng gây nổ thì loại trừ O2 tránh phản ứng gây nổ. 5.4 6.5 30 Khu vực nguy hiểm Khu vực nổ 20 11,5% 10 Chú ý Khu vực An toàn % 0 1 2 3 4 5 6 7 Hình 3.10 3.2.6 Bộ làm mát dầu : Sơ đồ bộ làm mát dầu Dầu vào Nước làm mát nước làm mát Dầu Nước làm mát Dầu ra Trao đổi nhiệt Hình 3.11 - Những bộ phận làm mát dầu kiểu vỏ và bó với thiết kế có thể thay thế những bó ống. - Có 2 bộ làm mát mà mỗi cái có khả năng làm việc như nhau . Dầu được làm mát xuống 40-500C tại cửa ra của bộ làm mát dầu trong suốt quá trình vận hành bình thường . Dòng dầu xuống đi vào trong cỏ còn nước làm mát đi vào trong ống.Một đường dầu chạy quanh bộ làm mát với van điều khiển nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ dầu cung cấp. Vật liệu chết tạo của bộ làm mát : Vỏ làm bằng thép cácbon Rảnh cũng làm bằng thép cácbon Ống làm bằng thép nguyên chất Tấm chắn ống làm bằng inóc Các đường ống dẫn dầu và nước 3.2.7 Bộ lọc dầu: Vỏ 15kg Van thông khí -Cánh lọc - Áp suất khác nhau Max 1.75kg/cm2 Min 0.35kg/cm2 Dầu ra Dầu vào Van ống xả Hình 3.12 Cấu tạo : - Vỏ bộ lọc ống dẫn dầu vào và ra Bộ lọc Các van xa khí và van xả dầu bẩn Dầu chảy từ bên ngoài vào bên trong đến tâm của những phần tử của bộ lọc. Phần tử lọc làm từ sợi Acrylic . Bộ lọc được trang bị các van xả khí và van ống xả để làm sạch. Đường ống xả chất bẩn ra ngoài được định vị thấp hơn vỏ và các phần tử làm kín. Áp suất vi phân qua bộ lọc tại điều kiện để làm sạch là 0.35kg/cm2 .Áp suất cho phép qua bộ lọc lớn nhất là 1.75kg/ cm2 Quy trình vận hành hệ thống cung cấp dầu làm kín và dầu bôi trơn : Chuẩn bị cho hệ thống cung cấp dầu làm kín và dầu bôi trơn : Tất cả các van đều đóng hoàn toàn . Những van truyền đến bộ phận làm mát và bộ lọc đang hoạt động . Áp suất dầu bôi trơn là cài đặt trong khoảng 1,4kg/cm2 cùng với chiều cao tâm trục máy nén. Mức và áp suất đo hiển thị 0% và 0 kg/cm2 . Nhiệt độ đo hiển thi bằng nhiệt độ môi trường xung quanh . Áp suất không khí đến các bộ phận là điều chỉnh ở mức xác định. PIC cài ở vị trí bình thường, PCV đóng ở giá trị 0%. Công tác của motor điện ở vị trí bơm LO và SO là ở vị trí bình thường và đóng. Sơ đồ mô phỏng quá trình : Bộ gom dầu làm kín Bộ làm mát Bộ lọc Turbine Máy nén Bơm động cơ Bơm turbine Thùng chứa Hình 3.113 Chuẩn bị khởi động : Xác định tất cả các van đóng. Sự sẵn sàng của MP và LP hơi nước, nước làm mát, dầu dầu nhờn, thiết bị máy móc. Mở van của máy đo áp suất và máy phát. Mở van cấp khí N2 cho thùng chứa dầu , mở van cửa nạp của thùng chứa dầu. Điều chỉnh mức dầu đến giá trị bình thường bởi van cửa nạp. Điều chỉnh nhiệt độ trong bồn cung cấp dầu : Mở van vào và ra của hơi nước Mở và điều chỉnh van hơi nước vào đến khi nhiệt độ dầu trong bồn là 320C . Cài đặt van trên đường ống và bơm dầu : Mở van cửa nạp của cả 2 đường ống và bơm dầu . Mở cả 2 van vửa xả nhưng đóng van cửa xả của của bơm chạy bởi động cơ điện, trong trường hợp nó khởi động trước bằng tay. Mở van bypass của 2 cửa nạp bơm dầu làm kín. Mở van cửa nạp của 2 bơm dầu làm kín Mở van cửa vả của 2 bơm dầu làm kín. Cài đặt van cho đường ống dẫn dầu : Mở van của PCV ( pressure control vavle ) cho đường ống dẫn dầu . Mở van đo áp suất PCV cho đường ống dẫn dầu. Mở van cấp dầu cho khớp nối. Mở van chặn cho đường ống dẫn dầu đến bình làm mát và đường ống dẫn dầu đến bộ lọc. Cài đặt van cho đường ống dẫn dầu làm kín : Mở van bypass ống dẫn dầu PCV Van của bơm chạy turbine : Mở van đường ống hơi nứơc vào và ra. Mở van hơi nước ra của bơm chạy turbine. Khởi động bơm dầu bôi trơn và dầu làm kín : Mở van hơi nước của van chạy turbine từ từ , nó điều khiển tốc độ chạy của turbine. Mở van hơi nước vào của bơm chạy turbine hoàn toàn. Xác định bơm chạy turbine và điều khiển máy điều tốc. Điều chỉnh tốc độ turbine nếu cần thiết. Chạy bơm dầu làm kín : Xác định là không có sự rò rỉ dầu từ đường ống và đường dầu làm kín. Đóng van đường ống dẫn hơi nước vào và ra. Bypass van cho bơm dầu cửa nạp : Đóng van bypass Ống thông khí từ cạnh vỏ của đường ống dầu làm mát : Mở van thông khí của vỏ của thiết bị làm mát đang làm việc cho 1 thời gian phù hợp. Đóng van thông khí, khi không khí trong vỏ đã xả hết. Mở van bypass của thiết bị làm mát và van thông khí của thiết bị làm mát. Đóng cả 2 van khi khí đã xả hết. Ống thông khí từ đường ống dẫn dầu của bộ lọc : Mở van thông khí của bộ lọc thời gian phù hợp. Đóng van thông khí, khi không khí trong vỏ đã xả hết. Mở van bypass của thiết bị làm mát và van thông khí của thiết bị làm mát. Đóng cả 2 van khi khí đã xả hết Cung cấp nước làm mát đến bộ làm mát dầu : Mở van cấp nước làm mát Mở van thông khí của ống dẫn trong thời gian phù hợp. Đóng van thông khí khi xả khí hoàn tất. Điều chỉnh nhiệt độ nguồn cung cấp dầu : Đóng van hơi nước vào và ra khi nhiệt độ trong bồn cao 450C. Ống thông khí từ bộ lọc dầu làm kín : Mở van thông khí của vỏ của thiết bị bộ lọc đang làm việc cho 1 thời gian phù hợp. Đóng van thông khí, khi không khí trong vỏ đã xả hết. Mở van bypass của thiết bị bộ lọc và van thông khí của thiết bị . Đóng cả 2 van khi khí đã xả hết. Điều chỉnh áp suất dầu làm kín ban đầu : Mở van của dầu làm kín PCV Mở hoàn toàn van dầu làm kín PCV với van PIC bằng tay . Đóng van bypass của PCV Điều chỉnh áp suất ban đầu của dầu làm kín với PIC bằng tay đến áp suất xác định. Bật công tắc vị trí AUTO khi áp xuất ổn định. Điều chỉnh lại mức dầu trong bồn chứa : Mở van dầu cửa nạp, nếu múc dầu trong thùng chứa thấp hơn bình thường . Đóng van cửa nạp khi mức dầu đạt bình thường. Điều chỉnh lại mức dầu trong Thùng chứa đầu làm kín : Mở bộ van của dầu làm kín LCV ( level control valve ). Điều chỉnh mức dầu trong bình chúa dầu làm kín đến mức bình thường với LCV bằng tay từ từ. Công tắc LIC đến vị trí AUTO khi mức về bình thường . PHẦN IV : QUY TRÌNH VẬN HÀNH 4.1 quy trình vận hành 4.1.1 Hệ thống dầu bôi trơn Kiểm tra mức dầu trong thùng chứa dầu bôi trơn và nhiệt độ dầu bôi trơn, nạp áp vào bình tích áp, nếu nhiệt độ dầu bôi trơn thấp thì bật bộ gia nhiệt Kiểm tra lại vị trí các van sau: Các van trên đường hút của bơm phải mở và các van xả ở trạng thái đóng. Các van khác trên đường chảy chính mở (van đường gần VF.1273C của PV.1815 đóng).Tất cả các van thải lỏng và các van xả khí đóng. Các van nối với thiết bị đo mở. Mở van cấp khí N2 cho thùng chứa dầu và khí bịt kín tới sàn turbine. Cấp nước làm mát cho bộ làm mát dầu và cài đặt giá trị khống chế cho bộ điều khiển nhiệt độ TIC.1318 cho dầu bôi trơn. Kiểm tra lại việc cung cấp khí điều khiển và điện. Kiểm tra chắc chắn khi ngăn cách đã được cấp cho máy nén (lưu ý không được chạy tuần hoàn dầu bôi trơn qua các ổ đỡ nếu chưa cấp khi ngăn cách). Khởi động bơm dầu chính và từ từ mở van cửa ra VF.1032C. Kiểm tra lại áp suất đầu ra của bơm. Kiểm tra chắc chắn không có rò rỉ dầu bôi trơn, không có rung động cũng như tiếng kêu khác thường nào ở tất cả các phần của bơm. Tiến hành xả khí cho bộ làm mát và bộ lọc dầu bôi trơn. Kiểm tra dòng chảy của dầu tại các kính quan sát, kể cả với thùng chứa dầu khẩn cấp. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn tại PT.1342/1343 và điều chỉnh áp suất bằng van PV.1815 nếu cần thiết. Chuyển công tắc lựa chọn của bơm dầu phụ và bơm dầu khẩn cấp sang chế độ tự động (AUTO). Khởi động bộ phận quay máy. Bộ phận quay máy này thuộc loại “Tự động kết hợp” và “Tự động tách rời”. Các hướng dẫn sau đây là dành cho quá trình kết hợp và khởi động bộ phận quay máy ở chế độ bằng tay. Kiểm tra chắc chắn trục rotor đã dừng hẳn. Kiểm tra chắc chắn van TTV đã được đóng hoàn toàn. Cấp dầu bôi trơn cho bộ phận quay máy (sẽ được cung cấp tự động khi kết hợp bộ quay máy - ZS.1403). Lắp tay quay vào đầu motor. ● Kéo chốt hãm về vị trí nhả và quay tay quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ kết hợp bộ quay máy vào trục rotor Khi hoàn tất việc kết hợp bộ quay máy, kiểm tra chắc chắn rằng bộ quay máy có thể được quay bằng tay quay và đèn hiển thị trạng thái kết hợp được bật sáng. Tháo tay quay ra khỏi đầu motor. Bấm nút khởi động bộ quay máy và kiểm tra xem có bị xát hoặc có hiện tượng lạ gì không. Trong trường hợp turbine đã được khởi động và ta đã cài đặt chế độ tự động cho bộ quay máy, nó sẽ tự động kết hợp với trục turbine khi đạt tất cả các điều kiện qui định của khoá liên động cho bộ quay máy (xem phần nói về các khoá liên động) và motor sẽ tự động chạy để tiến hành quay máy. Khởi động thiết bị ngưng tụ và gia nhiệt cho các đường ống dẫn hơi nước Khởi động thiết bị ngưng tụ: Từ từ mở và nước làm lạnh vào và ra khỏi thiết bị. Tiến hành xả không khí ra khỏi buồng ngưng tụ bằng cách mở van VT.5114R. Mở van chặn trên đường hơi rò rỉ. Từ từ mở van dẫn hơi động lực VT.5113 và khống chế áp suất ở khoảng – 200 mm H2O (theo dõi áp suất tại PI.1912). Gia nhiệt cho đường ống hơi cao áp: Kiểm tra chắc chắn van TTV đã đóng hoàn toàn. Mở hé van thải nước ngưng và van xả khí ở giữa van chặn và van TTV, sau đó mở các van VT.5101 và VT.5102. Từ từ mở van đường gần của van chặn trên đường hơi cao áp. Từ từ mở van chặn trên đường hơi cao áp cho đến khi mở hết. Nhiệt độ cần thiết phải đạt được để khởi động turbine là 3000C ở áp suất 38barg. Gia nhiệt cho đường hơi trích trung áp: Mở các van thải nước ngưng và xả khí nằm giữa van chặn và van một chiều. Từ từ mở van đường gần của van chặn. Từ từ mở van chặn cho đến khi mở hết. Đóng van đường gần của van chặn lại. Gia nhiệt cho đường hơi bổ sung trung thấp áp: Kiểm tra chắc chắn van ASV đã đóng hoàn toàn. Mở các van xả nước ngưng và thải khí nằm giữa van chặn và ASV. Từ từ mở van đường gần của van chặn trên đường hơi bổ sung. Từ từ mở van chặn trên đường hơi bổ sung cho đến khi mở hết rồi đóng van đường gần lại. Khởi động hệ thống nước ngưng tụ và chân không Kiểm tra mức nước trong thiết bị ngưng tụ bằng kính quan sát LG.1901 (nếu mức thấp thì mở van bổ sung nước vào cho đủ mức qui định). Mở hết các van hút của bơm VT.5612A/B. Đưa vào chế độ làm việc các van nối với thiết bị đo, các van thải lỏng và xả khí, van nước bịt kín như đã nêu trong P&ID 780-11602, đặc biệt phải mở các van VT.5672A/B trên đường cân bằng của bơm. Đưa các van LV.1014A/B vào chế độ làm việc tự động (Trong thời gian chạy thử nhà máy, nếu thấy nước ngưng tụ bẩn thì có thể thải ra ngoài bằng cách mở van VT.5659). Khởi động bơm nước ngưng tụ và đưa bơm dự phòng về chế độ tự động (AUTO). Cấp hơi nước bịt kín trước khi khởi động tuy-e hút không khí và giữ áp suất bằng 0.2 BarG (Không được cắt hơi bịt kín trước khi độ chân không trở về giá trị 0 – áp suất khí quyển). Đóng van không khí VT.5643R và VT.5644R và mở van không khí VT.5641R để khởi động bơm tuy-e và khởi động tuy-e khởi động bằng cách mở van VT.5639R. Chuyển từ tuy-e khởi động sang tuy-e chính. Khởi động tuy-e của thiết bị làm lạnh bổ sung và mở van không khí VT.5643R rồi khởi động tuy-e của thiết bị làm lạnh trung gian. Lưu ý mở các van thải nước ngưng tại tất cả các điểm được bố trí nằm giữa turbine và van một chiều trên đường hơi trích trung áp cũng như van ASV và đưa về thiết bị ngưng tụ. Chú ý: Các van này sẽ phải đóng hoàn toàn khi turbine đạt tới tốc độ điều khiển tối thiểu của van Govener và được mở khi dừng turbine. Vận hành hệ thống khí bịt kín * Kiểm tra trạng thái đóng mở của các van sau theo P&ID Bộ lọc khí bịt kín – dùng một bên. Đường thải lỏng của bộ lọc – đóng. Các van nối với thiết bị đo - mở. Các van chặn của các van điều khiển - mở. Các van đường gần của các van điều khiển – đóng. Van điều tiết cấp khí bịt kín - mở. Cấp khí ngăn cách cho mỗi đầu của bộ bịt kín của từng phần máy nén và điều chỉnh áp suất cũng như lưu lượng bằng PCV.1869/1876 và các van điều tiết trên đường ống. Cấp khí bịt kín cho tưng bộ bịt kín của mỗi phần máy nén: Yêu cầu chung của khí bịt kín là nhiệt độ của khí phải cao hơn nhiệt độ điểm cấp đến khoảng 200C, khởi động hệ thống hơi nước bảo ôn đường ống. Thải nước ngưng và chất lỏng tại các điểm: Các điểm thải tại các điểm nối ống, điểm thải của bộ lọc khí và các điểm thải của các van điều khiển. Trước khi gia áp cho máy nén, cài đặt giá trị chênh áp cho khí bịt kín sơ cấp theo giá trị qui định và đưa các bộ điều khiển về chế độ làm việc tự động. Gia áp cho vỏ buồng máy nén. Thải lỏng tại điểm thải của buồng máy nén và các điểm thải tại các cửa hút. Khởi động máy nén (turbine) và khi máy nén đạt trạng thái vận hành bình thường thì kiểm tra và điều chỉnh các giá trị cài đặt sau: Kiểm tra độ chênh áp qua bộ lọc khí bịt kín: PDIT.1356/1360. Cài đặt giá trị lưu lượng khí bịt kín sơ cấp: Tại FI.1863/1864 cho phần thấp áp của máy nén. Tại FI.1870/1871 cho phần cao áp của máy nén. Kiểm tra lưu lượng rò rỉ sơ cấp: FIT.1367/1368 và FIT.1374/1375. Khởi động turbine Kiểm tra lại để chắc chắn hệ thống dầu và nước ngưng tụ đang vận hành trong điều kiện bình thường. Áp suất/ nhiệt độ dầu bôi trơn. Áp suất/ nhiệt độ hơi nước cấp vào. Kiểm tra lại để chắc chắn rằng các van sau đang ở trạng thái đóng. Các van TTV, ASV, GV và ACV. Van đường gần của các van từ (XV.1041&1042). Kiểm tra lại để chắc chắn các van sau đang ở trong trạng thái mở. Các van thải lỏng cho van TTV và van thải lỏng trên đường hơi bổ sung. Van thải lỏng cho buồng máy nén và van thải lỏng cho đường hơi trích trung áp. Các van chặn nối với thiết bị đo. Các van chặn cho các van từ (XV.1041/1042). Kiểm tra lại để chắc chắn không còn báo cảnh nào đang tồn tại và công tắc Bypass đang ở vị trí bình thường. Khởi động turbine: Cấp điện cho hệ thống điều khiển “CCC” và “Gurdian”. Kiểm tra lại để chắc chắn không có điều kiện ngừng máy (trip) nào đang tồn tại trừ trạng thái “Áp suất dầu cho bộ điều khiển thấp/ thấp – Governor oil press Low/Low”. Kiểm tra lại tất cả các điều kiện cho phép khởi động đã được đưa về trạng thái bình thường chưa, trừ trạng thái “van thải đóng – blow off valve close”. Bypass tín hiệu ngừng máy (trip) từ bàn điều khiển DCS và đóng van thải HV-1001. Bấm nút “TRIP RESET” trên tủ điều khiển máy nén hoặc tại hiện trường để khôi phục tất cả các trạng thái làm việc của máy nén. Bấm nút dừng bộ quay máy nén và tách khỏi trục turbine. Khôi phục trạng thái chạy máy của van từ XV.1401 và XV.1402 tại hiện trường. Khi hai van từ trên đã được khôi phục, PI.1915 và PI.1916 sẽ hiển thị khoảng 10BarG. Kéo núm khôi phục trạng thái hoạt động tại sàn turbine. Kiểm tra chắc chắn đèn báo hiệu “Ready to start – Start permissive” đã bật sáng trên tủ điều khiển máy nén hoặc trên bàn điều khiển DCS. Cài đặt “suction drum level reference - mức dịch diện trong bộ phân ly tại cửa hút” và chuyển về chế độ làm việc tự động. Kiểm tra lại để chắc chắn tay quay của van TTV đã được khôi phục trạng thái hoạt động và gạt cần gạt “TTV Reset Lever”. Kiểm tra lại một lần nữa các điều kiện cho phép chạy máy trong mục “Start Permissive” rồi bấm nút “START UP – INISIATE” tại DCS. Van GV và ECV sẽ mở hoàn toàn nhưng van ACV sẽ ở trạng thái đóng và giá trị tốc độ tham chiếu “speed reference” sẽ tăng lên tới tốc độ điều khiển tối thiểu (Min. Gov speed) 6500 vòng/phút. Bấm nút “ECV ramp Raise” và đưa tới giá trị 100% nếu van chưa mở hoàn toàn. Bấm nút “ACV ramp lower” và đưa về giá trị 0% nếu van chưa đóng hoàn toàn. Bắt đầu quay máy ở tốc độ chậm: Theo dõi đồng hồ chỉ tốc độ và mở từ từ van TTV. Ngay khi rotor bắt đầu quay, đóng van TTV và kiểm tra xem có sự cọ xát hay không bằng đầu dò tiếng động. Nếu không có sự cọ xát, mở lại van TTV và duy trì tốc độ 500 vòng/phút. Kiểm tra xem bộ quay máy có tự động tách khỏi trục turrbine hay không và tắt động cơ của bộ quay máy. Trong khi chạy turbine, cần lưu ý các hạng mục sau đây: Tốc độ turbine, nhiệt độ và áp suất của hơi cao áp cấp vào turbine, nhiệt độ và áp suất hơi bổ sung cấp vào turbine, nhiệt độ và áp suất hơi trích trung áp, nhiệt độ và áp suất hơi cuối ra khỏi turbine, áp suất hơi bịt kín, nhiệt độ và áp suất dầu bôi trơn và dầu điều khiển, độ rung trục và nhiệt độ các ổ đỡ, các tiếng kêu lạ của máy cũng như xem có rò rỉ dầu hoặc hơi hay không. Đặc biệt lưu ý kiểm tra và theo dõi độ rung và nhiệt độ các gối đỡ trục trong quá trình thay đổi vận tốc. Tăng tốc độ máy nén lên tốc độ 1000 vòng /phút. Khi hoàn tất quá trình sấy turbine ở tốc độ thấp 500 vòng /phút, từ từ mở thêm van TTV để đạt tới tốc độ 1000 vòng /phút theo trình tự khởi động. Nếu tất cả các thông số vận hành đều thoả mãn yêu cầu, mở hé van ASV để gia nhiệt cho đường ống. Mở hết van ASV trước khi bắt đầu tăng tốc máy nén lên tốc độ điều khiển tối thiểu (MGS). Tăng tốc máy nén lên tốc độ điều khiển tối thiểu (MGS) 6500 vòng/phút. Sau khi hoàn tất quá trình sấy turbine ở tốc độ 1000 vòng /phút, từ từ mở thêm van TTV để đưa tốc độ máy nén lên 6500 vòng /phút theo trình tự khởi động. Khi vận tốc đạt đến 6500 vòng /phút, vận tốc sẽ được điều khiển bằng bộ điều khiển CCC Governor. Khi bắt đầu khống chế tốc độ bằng bộ điều khiển trên thì van GV sẽ bắt đầu được đóng dần lại và tốc độ sẽ trở nên ổn định. Sau khi kiểm tra chắc chắn trạng thái điều khiển trên, mở hoàn toàn van TTV rồi đóng lại nửa vòng để tránh không cho van bị kẹt. Kiểm tra lại các thông số vận hành như độ rung và nhiệt độ các gối đỡ trục. Tiến hành và kiểm tra lại phép thử vận hành từng phần cho van TTV. Kiểm tra lại chắc chắn van TTV đã mở hoàn toàn. Chuyển tay gạt kiểm tra về vị trí “Test position” và kiểm tra lại để chắc chắn thấy hiển thị “Test Indication”. Chuyển van thử 3 ngả trên đường cấp dầu điều khiển về vị trí “Test position”. Kiểm tra lại để chắc chắn van TTV có đóng lại nhưng vận tốc vẫn ổn định do van chỉ đóng lại có 10 – 15 mm. Đóng tay quay của van TTV đến vị trí “RESET POSITION”. Chuyển lại van thử 3 ngả về vị trí bình thường (NORMAL) và khôi phục trạng thái hoạt động bằng cần gạt “Reset lever”. Mở hết van TTV rồi đóng lại nửa vòng. Chuyển cần gạt kiểm tra của van về vị trí bình thường (NORMAL POSITION). Vận hành máy nén Khống chế tốc độ ở chế độ bằng tay trong DCS: Để tăng hoặc giảm tốc độ của máy nén, bấm nút “SPEED RAISE” hoặc “SPEED LOWER” trên màn hình DCS. Để chuyển chế độ điều khiển tốc độ bằng tay từ tủ điều khiển PCP đến hệ thống DCS: Kiểm tra lại xem đèn báo “REMOTE SPEED CONTROL” có bật sáng tại tủ điều khiển PCP hay không. Kiểm tra và cài đặt lại giá trị cài đặt tại bàn điều khiển DCS cho trùng với giá trị tại tủ điều khiển PCP. Bấm nút “REMOTE SPEED CONTROL ENABLE” trên bàn điều khiển DCS. Khi đó đèn báo “REMOTE SPEED CONTROL” sẽ bật sáng cả ở PCP và DCS. Khống chế tốc độ ở chế độ công nghệ (khống chế đầu vào áp suất cửa hút): Cách chuyển từ chế độ điều khiển tốc độ bằng tay sang chế độ điều khiển công nghệ: Điều chỉnh giá trị áp suất cửa hút tham chiếu để đạt được sai số giữa tốc độ công nghệ và tốc độ thực không quá 10 vòng/phút. Bấm nút “PROCESS SPEED CONTROL ENABLE” trên màn hình tại tủ điều khiển PCP. Khi đó tốc độ turrbine sẽ được điều khiển bằng giá trị áp suất cửa hút tham chiếu. Khi bấm nút “PROCESS SPEED CONTROL DISABLE”, chế độ điều khiển sẽ tự động chuyển từ chế độ điều khiển theo áp suất cửa hút sang chế độ điều khiển bằng tay. Khống chế áp suất hơi trích trung áp: Kiểm tra và điều chỉnh giá trị áp suất hơi trích trung áp tham chiếu tại tủ điều khiển PCP. Bấm nút “Extraction Valve Ramp Lower” để đưa giá trị của tham số Ramp từ 100% xuống 0%. Khi áp suất thực của hơi trích trung áp đạt đến giá trị tham chiếu, quá trình khống chế áp suất hơi trích trung áp sẽ được tự động tiến hành. Khi bấm nút “Extr. Press Ref Raise hoặc Lower”, giá trị áp suất hơi trích trung áp tham chiếu sẽ được thay đổi. Vô hiệu hoá quá trình khống chế áp suất hơi trích trung áp: Khi nút bấm “Extr. Valve Ramp Raise” bị bấm liên tục, van ECV sẽ bị cưỡng bức phải mở ra. Để chuyển chế độ khống chế áp suất hơi trích trung áp từ tủ điều khiển PCP về bàn điều khiển DCS: Kiểm tra lại để chắc chắc đèn báo “REMOTE EXTRACTION STEAM PRESS CONTROL” đang bật sáng tại tủ điều khiển PCP. Kiểm tra và cài đặt lại giá trị cài đặt tại DCS cho trùng với giá trị tại PCP. Bấm nút “REMOTE EXTRACTION STEAM PRESS CONTROL ENABLE” tại DCS, đèn báo hiệu “REMOTE EXTRACTION STEAM PRESS CONTROL” bật sáng. Khống chế áp suất hơi trung thấp áp bổ sung: Kiểm tra và điều chỉnh giá trị tham chiếu cho áp suất hơi trích trung thấp áp. Bấm nút “ADMISSION VALVE RAMP LOWER” để đưa giá trị tham số Ramp từ 100% xuống 0%. Khi áp suất hơi bổ sung trung thấp áp thực đạt tới áp suất tham chiếu, quá trình khống chế áp suất sẽ diễn ra một cách tự động. Khi bấm nút “ADM PRESS REF RAISE hoặc LOWER”, giá trị áp suất tham chiếu sẽ được thay đổi. Vô hiệu hoá quá trình khống chế áp suất hơi trung thấp áp bổ sung. Khi nút bấm “ADM PRESS REF LOWER” được bấm liên tục, van ACV sẽ bị cưỡng bức để mở ra. Để chuyển quá trình điều khiển áp suất hơi trích trung thấp áp từ PCP về DCS: Kiểm tra chắc chắn đèn báo hiệu “REMOTE ADMISSION STEAM PRESS CONTROL” đang bật sáng tại tủ điều khiển PCP. Kiểm tra và điều chỉnh giá trị cài đặt tại DCS cho bằng với giá trị tại PCP. Bấm nút “REMOTE ADMISSION STEAM PRESS CONTROL ENABLE” tại DCS. Đèn báo hiệu “REMOTE ADMISSION STEAM PRESS CONTROL” sẽ bật sáng. Điều khiển hệ thống anti-surge: Chuyển chế độ điều khiển anti-surge từ chế độ bằng tay về tự động: Kiểm tra chắc chắn rằng đèn báo hiệu “ANTI-SURGE CONTROL” đang bật sáng trên tủ điều khiển PCP. Bấm nút “ANTI-SURGE CONTROL AUTO” trên bảng điều khiển, đèn báo hiệu “ANTI-SURGE CONTROL Quy trình dừng máy nén turbineAUTO” sẽ bật sáng. 4.1.8 Quá trình dừng máy nén turbine Trong quá trình dừng máy phải lưu ý vận hành máy nén nằm ngoài khoảng Surging. 4.1.9 Dừng turbine Giảm lưu lượng dòng hơi trích trung áp và lưu lượng hơi bổ sung trung thấp áp: Bấm liên tục nút bấm “Extr. Valve Ramp Raise”trên màn hình điều khiển PCP để mở van ECV. Từ từ đóng van ASV cho đến khi đóng hoàn toàn. Từ từ giảm tốc độ turbine xuống đến tốc độ điều khiển tối thiểu. Thao tác van TTV: Mở van cấp hơi nước bịt kín. Giữ áp suất hơi bịt kín vào khoảng 0.2 barg cho đến khi độ chân không trong thiết bị ngưng tụ chân không bị phá vỡ và áp suất chân không bên trong đạt đến áp suất khí quyển. Từ từ đóng van TTV cho đến khi đóng hết. Ngừng turbine. (turbine có thể dừng được tại tốc độ điều khiển tối thiểu và van TTV sẽ tự động đóng lại). Đóng các van nối giữa turbine vớI các đường hơi cấp vào và đường hơi trích trung áp. Đóng van chặn trên đường cấp hơi cao áp. Đóng van chặn trên đường hơi trích trung áp. Đóng van chặn trên đường hơi bổ sung trung thấp áp. Phá chân không của turbine và thiết bị ngưng tụ. Ngừng bơm tuy-e hút không khí và thiết bị ngưng tụ. Đóng van đường hút của tuy-e thứ nhất. Đóng cả hai van dẫn hơi động lực của bơm tuy-e thứ nhất và thứ hai. Đóng nước làm lạnh. Thải nước khỏi thiết bị ngưng tụ và bơm tuy-e. Đóng tất cả các van còn lại. Đóng hoàn toàn van cấp hơi bịt kín. Các van thải lỏng và van xả khí phải được mở. Mở các van thải lỏng và xả khí sau: Van thải lỏng trên đường hơi cao áp vào turbine. Các van thảI lỏng của van TTV. Van thải lỏng trên đường hơi bổ sung trung thấp áp. Van thải lỏng trên đường hơi trích trung áp. Van thải lỏng của van một chiều. Thao tác thiết bị quay máy. Chạy motor của thiết bị quay máy khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết. Dừng thiết bị ngưng tụ chính. Đóng hoàn toàn các van sau: Van hơi động lực. Van đường ra và đường vào nước làm lạnh. Mở hoàn toàn các van sau: Van xả khí buồng ngưng tụ. Van thải lỏng buồng ngưng tụ. Dừng thiết bị quay máy và hệ thống dầu bôi trơn. Dừng thiết bị quay máy và hệ thống dầu bôi trơn sau khi nhiệt độ kim loại của các ổ đỡ giảm xuống đến dưới 600C. Đóng hoàn toàn van cấp khí N2 bịt kín. Dừng cấp dầu bôi trơn. Đóng các van thải lỏng. Đóng hoàn toàn các van sau: Van thải lỏng trên đường hơi cao áp vào turbine. Van thải lỏng của van TTV. Van thải lỏng trên đường hơi bổ sung trung thấp áp. Van thải lỏng của van ASV. Van thải lỏng trên đường hơi trích trung áp. Van thải lỏng của van một chiều trên đường hơi trích trung áp. Van xả không khí buồng ngưng tụ cho thiết bị ngưng tụ. Van thải lỏng buồng ngưng tụ cho thiết bị ngưng tụ. 4.2 Các khóa liên động cho turbine và máy nén 4.2.1 Khoá liên động cho máy nén CO2 - IS.1 Xem phần mô tả các khoá liên động trong 3.1) 4.2.2 Các điều kiện cho phép chạy Turrbine Các điều kiện dưới đây được liệt kê trong bảng các điều kiện cho phép chạy máy nén CO2, nếu còn mục nào trong các điều kiện trên chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành hoặc tín hiệu chưa được bypass (đối với các tín hiệu yêu cầu phải bypass trong thời gian khởi động máy), dòng hiển thị điều kiện sẽ thể hiện bằng màu đỏ, khi các điều kiện đã thoả mãn yêu cầu vận hành, dòng hiển thị sẽ thể hiện màu xanh. Các điều kiện cho máy nén CO2. TT Báo cảnh Điều kiện vận hành Trạng thái 1 LAH.1314 Mức dầu trong thùng dâu khẩn cấp Không đầy 2 PDAL.1351 Áp suất khí bịt kín cho phần thấp áp (DE) Thấp 3 PDAL.1352 Áp suất khí bịt kín cho phần thấp áp (NDE) Thấp 4 PDAL.1353 Áp suất khí bịt kín cho phần cao áp (DE) Thấp 5 PDAL.1354 Áp suất khí bịt kín cho phần cao áp (NDE) Thấp 6 FZSH.1001 20.FV.1001 Mở 7 FZSH.1013 20.FV.1013 Mở 8 HZLH.1024 Van cửa hút chính Không mở 9 HZLL.1001 Van xả bỏ Không đóng 10 TAL.1317 Nhiệt độ dầu cấp Thấp 11 HZLL.1005 Van cửa xả Đóng Các tín hiệu dừng máy cho tủ điều khiển PCP: TT Báo cảnh Điều kiện vận hành Trạng thái 1 PALL.1343 Áp suất dầu bôi trơn tại đầu cấp Rất thấp 2 VSHHCOMM Độ rung nói chung Bình thường 3 XAHHCOMM Độ dịch trục nói chung Bình thường 4 TSHHCOMM Nhiệt độ ổ đỡ trục nói chung Bình thường 5 XA.1301 Nút bấm dừng máy tại hiện trường Bình thường 6 XA.1313 Nút bấm dừng máy tại bảng điều khiển từ xa Bình thường 7 FAHH.1367 Lưu lượng khí bịt kín sơ cấp cho phần thấp áp (DE) Bình thường 8 FAHH.1368 Lưu lượng khí bịt kín sơ cấp cho phần thấp áp (NDE) Bình thường 9 FAHH.1374 Lưu lượng khí bịt kín sơ cấp cho phần cao áp (DE) Bình thường 10 FAHH.1375 Lưu lượng khí bịt kín sơ cấp cho phần cao áp (NDE) Bình thường 11 XA.1331 Bình thường 12 SAHH.1332 Bình thường Tín hiệu dừng máy từ bảng điều khiển từ xa gửi tớI IS.1 1 XA.1401 Tín hiệu dừng máy Dừng Tín hiệu dừng máy từ IS.1 gửi tới bảng điều khiển từ xa 1 20CO2-COMP Tín hiệu dừng máy khẩn cấp Dừng 3.3 các điều kiện cho phép vận hành bộ phận quay máy nén TT Điểm đo Điều kiện vận hành 1 ZS.1401 Van TTV đóng 2 ZS.1323 Tốc độ trục đo được bằng không (0) 3 PSL.1406 Áp suất dầu bôi trơn không thấp 4 ZS.1403 ZA.1403 Bộ quay máy đã được kết hợp vào với trục turbine PHẦN V : PHÁN ĐOÁN , XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 20-K-1001 : 5.1 Phán đoán và xử lý sự cố : HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC Áp suất dầu bôi trơn trước bộ lọc giảm thấp hơn tri số qui định - Thiếu dầu bôi trơn - Hở mạch dầu bôi trơn - Điều chỉnh áp lực bơm không đúng qui định - Đổ thêm dầu bôi trơn đúng mức qui định - Kiểm tra xiết lại các mối ghép Điều chỉnh lại áp lực của bơm nhớt Áp suất dầu bôi trơn trước bộ lọc tăng quá trị số quy định - Bộ lọc bị tắc do bẩn - Điều chỉnh áp suất bơm nhớt không đúng trị số - Súc rửa bộ lọc - Điều chỉnh lại áp lực của bơm nhớt Nhiệt độ dầu bôi trơn vượt quá mức qui định - Thiếu nước làm mát - Hệ thống làm có hư hỏng - Cấp thêm nứơc làm mát - Kiểm tra và khắc phục Nhiệt độ ổ trục lên quá 700 C - Dầu bôi trơn không đủ Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn, cấp thêm dầu bôi trơn Nhiệt độ khí nén quá cao -Thiếu nước làm mát - Bơm nước hoặc quạt làm mát có hư hỏng - Cặn bẩn trong bình làm mát nhiều - Cấp thêm nước làm mát - Kiểm tra khắc phục các hư hỏng - Súc rửa bình làm mát Lượng cung cấp hkí nén giảm cùng với áp suất - Hư hỏng các đệm làm kín khí nén - Hở bề mặt lắp ghép của vỏ máy - Kiểm tra và thay thế đệm mới - Kiểm tra và xiết lại đúng lực, thay đệm bề mặt lắp ghép Khí nén lẫn nhiều nước - Nước làm mát lọt vào máy nén - Thiết bị phân ly nước làm việc không tốt - Nước làm mát lọt vào khí nén tại các bình làm mát trung gian hoặc làm mát sau cùng - Kiểm tra tìm nguyên nhân và khắc phục - Kiểm tra khắc phục - Kiểm tra khắc phục Máy nén khí bị rung động mạnh - Không đảm bảo độ đồng tâm giữa trục máy nén và trục động cơ dẫn động - Ổ trục bị mòn nhiều - Nền đặt máy không phẳng - Kiểm tra điều chỉnh lại độ đồng tâm -Thay ổ mới - Kê kích lại Máy nén khí cấp khí nén cao hơn mức qui định - Van an toàn bị hỏng hoặc điều chỉnh không đúng - Kiểm tra khắc phục và điều chỉnh lại 5.2 BẢO DƯỠNG MÁY NÉN : 5.2.1 TIẾN HÀNH TRƯỚC VÀ SAU MỖI CA LÀM VIỆC : - Đối với máy nén khí ly tâm 20-k-1001 hoạt động liên tục giữa các ca, nên người công nhân vận hành phải trao đổi tình hình thiết bị trong ca với người nhận ca. Trước mỗi ca làm việc, công nhân vận hành máy phải kiểm tra toàn bộ trạng thái kỹ thuật máy. - Trong khi máy nén hoạt động phải quan sát kiểm tra trạng thái kỹ thuật máy, phải kiểm tra tiếng máy nổ và trạng thái làm việc của các thiết bị khác. nếu có tiếng gõ hoặc có hiện tượng khác thường phải dừng máy kiểm tra khắc phục. - Phải ghi chép tình hình làm việc và trạng thái kỹ thuật của máy, những hư hỏng đã được sửa chữa vào sổ giao ca để giao lại cho ca sau và lưu lại làm tài liệu theo dõi quản lý. 5.2.2 BÃO DƯỠNG ĐỊNH KỲ : Để chủ động trong quá trình sản xuất và duy trì sự hoạt động ổn định của máy nén quá trình bảo dưỡng định kỳ là rất quan trọng . Đối với máy nén khí ly tâm 4 cấp 20k - 1001 nén khí CO2 ở nhà máy Đạm Phú Mỹ thì được bảo dưỡng định kỳ 6 tháng một lần đối với tất cả các thiết bị có trên máy nén: Kiểm tra khắc phục sự rò rỉ ở các đường ống dẫn khí, nước làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu. Kiểm tra và xiết lại các mối ghép bằng bu lông, đai ốc đúng lực xiết quy định. Kiểm tra thay thế các bánh công tác của máy nén khí. Thay thế các đệm làm kín nếu chúng không bảo đảm độ kín Định kỳ thay nhớt và làm sạch hệ thống bôi trơn của máy nén khí và động cơ dẫn động. Định kỳ súc rửa hệ thống cung cấp nhyiên liệu. Tra dầu mỡ cho các ổ bi theo chỉ dẫn của nhà chế tạo . 5.2.3 BẢO DƯỠNG TOÀN PHẦN : Đối với máy nén 20k - 1001 được tiến hành bảo dưỡng toàn bộ các thiết bị có trong hệ thống với chu trình 1 năm 1 lần vào đợt bão dưỡng lớn của nhà máy. Chỉ tháo máy nén để đại tu sau khi xác nhận những điều kiện sau : Không còn áp lực khí trong vỏ máy nén . Dầu bôi trơn và dầu làm kín đã rút hết . Đã cách ly máy nén : các hệ thống điện , tự động hoá … Kiểm tra rằng tất cả các đồ phụ tùng sẵn sàng thay thế. Sau khi quá trình xử lý công nghệ và chuẩn bị xong người ta tiến hành công việc bảo dưỡng. Sau đây là quy trình bão dưỡng một số thiết bị chính trên máy nén. Vỏ máy nén : Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ bộ phận nào bị bẩn như bị gỉ , nếu có dấu hiệu khác thường thì phải ghi lại. Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ sự ăn mòn nào hoặc những điều kiện có thể gây ra ăn mòn, nếu có dấu hiệu khác thường thì phải ghi lại. Nếu có bất kỳ vết lồi lõm nào được quan sát thì phải kiểm tra kỹ. Nếu có bất kỳ sự rò ri khí nào được quan sáttrong thời gian thao tác, hãy kiểm tra những chỗ biến dạng và kiểm tra trên vỏ rồi đánh dấu trên bề mặt. Bằng trực quan hoặc sử dụng chất lỏng thẩm thấu kiểm tra những vết rạn nứt bên trong mối hàn của ống rảnh trên vỏ. Hình 5.1 Cánh dẫn hướng và màng ngăn : Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ bộ phận nào bị bẩn như bị gỉ , nếu có dấu hiệu khác thường thì phải ghi lại. Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ sự ăn mòn nào hoặc những điều kiện có thể gây ăn mòn thì phải ghi lại . Bằng trực quan quan sát sự ăn mòn hoặc các điều kiện có thể gay ra ăn mòn. Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ sự biến dạng nào hoặc làm cong vênh cánh dẫn và dùng chât lỏng để kiểm tra bất kỳ vết rạn nứt nào. Hình 5.2 Rotor : Quan sát bất kỳ chỗ nào có khả năng hư hỏng, cũng như kiểm tra bất kỳ chỗ nào bị ăn mòn hoặc có khả năng gây ăn mòn. nếy có dấu hiệu bất thường thì phải ghi lại. Bằng trực quan quan sát nhửng vết lõm lớn đánh dấu, ngõng trục, đệm làm kín, đĩa đẩy đúng vị trí. Kiểm tra những vị trí bị mòn ở đĩa đẩy. Dùng chất lỏng thẩm tháu kiểm tra các mối hàn ở bánh công tác xem có rạn nứt không. Nếu có bất kỳ sự rung động nào được quan sát trong suốt quá trình thao tác, thì kiểm tra chạy bên ngoài rồi điều chỉnh lại đường cân bằng nếu cần thiết. Hình 5.3 Ổ đỡ : Dùng chất lỏng thâm nhập, kiểm tra trên ổ đỡ trên bề mặt kim loại babit và bề mặt tiếp xúc kim loại . Đo và kiểm tra các miếng chịu lực ở ngõng trục và làm sạch chúng . Hình 5.4 Làm kín bằng dầu : Bằng trực quan kiểm tra bất kỳ tình trạng nào không bình thường, nếu có phải ghi lại. Dùng chất lỏng thẩm thấu kiểm tra bề mặt babit trắng và bề mặt tiếp xúc kim loại . Đo và ghi lại sự làm sạch hoàn toàn Rotor và làm sạch trục. Hình 5.5 Làm kín bên trong : Trước khi lắp lại rotor , dùng dụng cụ đo khe hở để đo các vòng làm kín và ghi lại. nếu vòng làm kín nào không đảm bảo thì phải thay thế. Cũng bằng trực quan kiểm tra bất kì sự hư hỏng nào ở mép , nếu cần thiết phải thay thế. Hình 5.6 Khớp nối trục : Tháo vỏ bảo vệ khớp nối : - Vặn bulông, đai ốc tháo phần bảo vệ khớp nối . - Vặn bulông, đai ốc của khớp nối và ổ đỡ, kiểm tra vỏ và tháo ra . Tháo miếng đệm khớp nối : - Dùng càlê vặn bulông bắt miếng đệm khớp nối. dùng cần trục để di chuên miếng đệm và các phụ kiện khác . - Di chuyển Rotor , đo khoảng cách 2 đầu cuối trục với dụng cụ đo và ghi lại kết quả. Kiểm tra sự thẳng hàng : - Việc kiểm tra sự thẳng hàng chỉ thực hiện sau khi turbine hoàn toàn nguội . Cái này kiểm tra độ lệch giữa turbine và máy nén , và ghi lại cho quá trình theo dõi sau mỗi lần shutdown. Kiểm tra thiết bị đo lường : - Loại bỏ những đầu dò rung động xuyên tâm và di chuyển theo trục . - Bọc những đầu dò lại để bảo vệ chúng và đánh dấu để tránh xếp đặt sai . - Cất giữ chúng ở nơi thích hợp. Di chuyển khớp nối trục : - Vặn ốc khóa khớp nối trục, dùng cơ cấu thuỷ lực để di chuyển khớp nối ra ngoài. - Đo khớp nối, ghi lại sự mài mòn nếu có. Hình 5.7 PHẦN VI : AN TOÀN VỚI MÁY NÉN KHÍ 6.1 KHÁI NIỆM CHUNG : Tai nạn thường xảy ra nguy hiểm khi vận hành máy nén khí là : trường hợp nổ vỡ bình chứa khí nén, có thể hình dung sức nổ và khả năng phá hoại của nó như sau: một bình chứa khí nén với áp suất bằng 70kg/cm2 năng lượng thoát ra khi nổ là 38 tấn. Năng lượng này có thể di chuyển một vật nặng 38 tấn đi xa 1m. Nghĩa là bình chứa khí nén khí khi nổ nó đủ sức phá hủy toàn bộ nhà cửa,máy móc thiết bị và tàn sát con người ở gần đó. Vì vậy khi vận hành máy nén khí cần phải nắm vững kỹ thuật an toàn vận hành máy nén khí. Trước hết là kỹ thuật vận hành an toàn cho các bình chịu áp lực. Về mặt này nhà nước đã quy định cụ thể,các quy định có tính chất pháp lệnh đối với người thiết kế chế tạo,lắp đặt, vận hành và sửa chữa bình chịu áp lực. 6.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH AN TOÀN MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 20-K-1001: Việc vận hành máy nén chỉ được giao cho những người cụ thể, đã được đào tạo về kiến thức chuyên môn, về quy phạm quy trình kỹ thuật an toàn.Cấm những người chưa được huấn luyện thành thạo về máy nén, vận hành máy nén. 6.2.1 Người vận hành có những nhiệm vụ sau : - Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của các đồng hồ đo, các cơ cấu an toàn của máy nén. - Kịp thời và bình tĩnh xử lý khi có sự cố. - Kịp thời báo cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của máy nén. - Không cho phép sửa chữa máy nén và các bộ phận liên quan khi máy nén đang hoạt động. 6.2.2 Đơn vị sử dụng máy nén phải lập tức đình chỉ hoạt động của máy nén trong các trường hợp sau : - Khi áp suất máy nén tăng quá áp suất cho phép, - Khi các cơ cấu an toàn không đảm bảo. - Khi phát hiện các bộ phận trên máy nén bị nứt, thành bình rỉ xì hơi hoặc rò rỉ ở các mối nối bằng bu lông, các miếng đệm bị xé rách. - Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ máy nén khí. - Khi đồng hồ áp suất bị hỏng và không thể xác định áp suất trong bình bằng một dụng cụ khác. - Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cơ cấu an toàn bị hư hỏng hoặc bị thiếu so với quy định. 6.3 AN TOÀN PHÒNG CHÁY : Ở những nơi sử dụng máy nén khí thường có nhiều nhiên liệu và dầu mở, chúng là những vật liệu dể cháy. Vì vậy công nhân vận hành và sửa chữa cần lưu ý các điều quy định sau : - Những người làm công việc có liên quan đến máy nén đều phải học và nắm rỏ các qui định về an toàn và các mối nguy hiểmcó thể xảy ra . - Cấm hút thuốc trong khu vực máy nén ( ở nhà máy Đạm Phú Mỹ đã cấm hút thuốc trong khu công nghệ) . - Cấm các hoạt động tạo ra tia lửa khi chưa có giấy phép dùng lửa và biết chắc khu vực đã được xử lý công nghệ . - Các thiết bị phòng cháy tại chỗ phải luôn đảm bảo hoạt động tốt trong tư thế sản sàng khi có cháy. - Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ khí trên máy nén và các đường ống dẫn khí nén . - Các thùng chứa nhiên liệu dầu mỡ phải vặn chặt nắp để tránh các nguồn lửa bên ngoài xâm nhập. KẾT LUẬN Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoạt động liên tục, các thiết bị trong nhà máy cũng hoạt động với công suất tối đa. Do đó thiết bị hư hỏng xảy ra sự cố là khó tránh khỏi. Vì vậy việc tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành là nhiệm vụ bắt buộc đối với công nhân, kỹ sư làm việc trong nhà máy. Trong số đó có máy nén ly tâm 4 cấp 20k – 1001 của xưởng Urê, và càng quan trọng hơn khi thiết bị đó không có thiết bị dự phòng. Do vậy việc xử lý chính xác các tình huống trong quá trình vận hành là cực kỳ quan trọng.Việc thực hiện theo đúng quy trình và tìm ra nguyên nhân gây ra các dạng hỏng trong các bộ phận của máy nén ,để từ đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, khắc phục là rất hữu ích cho công việc vận hành , bảo dưỡng và sửa chữa máy nén ly tâm trong nhà máy . Đồ án gồm 6 phần : PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ MÁY NÉN VÀ TURBINE DẪN ĐỘNG PHẦN II : CẤU TẠO MÁY NÉN PHẦN III : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM KÍN PHẦN IV : QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY NÉN LY TÂM 20K - 1001 PHẦN V : PHÁN ĐOÁN XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG PHẦN VI : AN TOÀN VỚI MÁY NÉN KHÍ Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về máy nén 20k – 1001 đã đem lại cho em nhiều kíên thức bổ ích để phục vụ cho nhiệm vụ của người kỹ sư sau này. Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, đặc biệt là thầy TRẦN VĂN BẢN . Trong đồ án không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn . Em xin Chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAN SAO BCTT 1.doc
  • docMCLCVU~1.DOC