Một số đánh giá và số liệu về hoạt động Khoa học & Công nghệ thế giới giai đoạn 2003-2007

Các ngành công nghệ cao hướng tới thương mại quốc tế nhiều hơn các ngành khác. Hiện chúng chiếm gần 1/4 tổng giá trị thương mại của OECD về các sản phẩm chế tạo, một tỷ lệ đã bị suy giảm xuống sát giới hạn vào những năm gần đây. Cùng với các ngành công nghệ trung bình cao (đặc biệt là ngành chế tạo ô tô, hóa chất, máy thiết bị), các ngành công nghệ cao hiện chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại sản phẩm chế tạo của OECD (65%). Sự tăng lên rõ rệt trong giá trị thương mại của công nghệ trung bình thấp phần nào là do gần đây có sự tăng giá mạnh đối với xăng dầu và các kim loại cơ bản, nhất là những kim loại dùng trong ngành chế tạo CNTT-TT.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đánh giá và số liệu về hoạt động Khoa học & Công nghệ thế giới giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Pháp, thu nhập trung bình hàng năm của phụ nữ tốt nghiệp đại học cao hơn 70% thu nhập của nam giới cĩ cùng trình độ học vấn. 37 2.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức độ thực hiện đổi mới 2.2.1 Bằng sáng chế Năm 2005, trên tồn thế giới đã cĩ khoảng 53.000 bằng sáng ba bên, một mức tăng mạnh về số lượng nếu so với năm 1995 chỉ cĩ 35.000 sáng chế. Trong nửa cuối những năm 1990, con số này tăng ở mức bình quân 7% mỗi năm cho đến năm 2000. Nửa đầu thế kỷ 21 thể hiện tốc độ suy giảm, số lượng bằng sáng chế ba bên chỉ tăng trung bình 2% một năm. Mỹ, EU và Nhật Bản cĩ khuynh hướng tương tự và sau năm 2000 Nhật Bản thể hiện tốc độ giảm mạnh. Số lượng bằng sáng chế ba bên ổn định tại Ơxtrâylia, Đức, Pháp, Thụy Điển và Thụy Sĩ, trong khi số bằng sáng chế của Đan mạch, Phần Lan và Anh lại giảm trung bình với các tỷ lệ là 2%, 6% và 1% trong giai đoạn 2000 tới 2005. Ước tính Mỹ chiếm 31% số bằng sáng ba bên, giảm khoảng 3% so với năm 1995 (34.4%); tỉ lệ bằng sáng chế ba bên của Châu Âu cũng đã cĩ chiều hướng suy giảm, giảm hơn 4% trong giai đoạn 1995 tới 2005 (28.4% vào năm 2005). Ngược lại, tỷ lệ bằng sáng chế ba bên của Nhật Bản đã tăng thêm 2%, đạt 29% vào năm 2005. Những thay đổi về phân bổ bằng sáng chế của mỗi quốc gia cho thấy một làn sĩng về hoạt động đổi mới ở Châu Á. Trung Quốc ở vị trí thứ 16 từ năm 1995, đến 2005 được xếp vào 15 nước đứng đầu. Lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng là những nước nổi bật trong bảng xếp hạng (tương ứng các vị trí từ 5 đến 11). Số lượng bằng sáng chế ba bên của các nền kinh tế này tăng đáng kể vào cuối những năm 1990. Sau năm 2000, Trung Quốc, Ân Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng mạnh từ 20 đến 37% một năm. Nếu tiêu chuẩn hĩa số lượng bằng sáng chế ba bên theo tổng số dân, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan và Thụy Điển trở thành năm quốc gia cĩ mức đổi mới nhất vào năm 2005. Các tỷ lệ của những nước như Phần Lan, Ixraen, Hàn Quốc, Luxămbua và Mỹ ở trên mức trung bình OECD (44 trên một triệu dân). Nhật Bản cĩ số lượng các bằng sáng chế cao nhất trên tỷ lệ một triệu dân (119), tiếp theo sau là Thụy Sĩ (107). Hầu hết các quốc gia đều cĩ xu hướng tăng số lượng bằng sáng chế, ngoại trừ các nước như Bỉ, Phần Lan và Thụy Điển. Một trong số quốc gia cĩ số lượng bằng sáng chế/1 triệu dân tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1995 tới 2005 là Hàn Quốc (từ 7 đến 65/1triệu dân). Theo cách tính này, Trung Quốc cĩ chưa tới 0,4 số bằng sáng chế trên một triệu dân. Số lượng bằng sáng chế ba bên cĩ mối quan hệ chặt chẽ với chi phí R&D của ngành cơng nghiệp. Nước nào chi phí cho R&D càng nhiều (như Mỹ, Nhật Bản, Đức và Pháp) thì cĩ số lượng bằng sáng chế càng cao. Đa số những quốc gia cĩ vị trí thấp (số lượng bằng sáng chế liên quan tới R&D ít) là các quốc gia đang nổi và các nước OECD cĩ cường độ R&D thấp (như Braxin, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ...) Cường độ bằng sáng chế (tỷ lệ của bằng sáng chế ba bên/R&D cơng nghiệp) của ba khu vực quan trọng nhất trong OECD (Mỹ, Nhật Bản, EU) cĩ mức độ ổn định hơn so 38 với số lượng bằng sáng chế. Nhật Bản đã cĩ cường độ bằng sáng chế cao nhất trong ba khu vực từ cuối những năm 1990; trước đĩ cường độ bằng sáng chế của nước này bằng với EU. Ngược lại, Mỹ cĩ xu hướng bằng sáng chế ở dưới mức trung bình OECD và đã giảm nhẹ từ năm 2000. Cường độ bằng sáng chế ở mức thấp của Mỹ (so với EU và Nhật Bản), đặc biệt vào cuối những năm 1990 là do mức tăng R&D cơng nghiệp lớn hơn mức tăng của bằng sáng chế ba bên. Ngược lại, số lượng bằng sáng chế ba bên của Nhật Bản tăng nhanh hơn chi phí R&D cơng nghiệp. Ở EU, hai mức tăng này tương đương nhau. Những năm gần đây Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Thụy Sĩ đạt mức cao nhất về cường độ bằng sáng chế trong vùng OECD, với các mức 160 bằng sáng chế trên/tỉ USD chi phí R&D (tại Hàn Quốc), gần 300 (tại Hà Lan). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại cho thấy mức suy giảm đều ở Đức và Thụy Sĩ vì cĩ mức tăng trưởng khơng đáng kể về cấp bằng sáng chế kể từ năm 2000. Ngược lại, tại Hàn Quốc và Hà Lan cường độ bằng sáng chế tăng lên một cách đáng chú ý từ giữa những năm 1990 do sự tăng trưởng trong cấp bằng sáng chế nhanh hơn chi phí R&D. Phân tích cấp bằng sáng chế theo khu vực là một cách đánh mức độ tập trung của những hoạt động cĩ tính chất đổi mới bên trong các quốc gia. Nĩi một cách cụ thể, số lượng những đơn xin cấp bằng sáng chế theo Hiệp định Hợp tác Bằng sáng chế (PCT) của khu vực cĩ thể cho thấy các khu vực đổi mới đĩng vai trị là các nguồn tri thức quan trọng của thế giới. Các hoạt động sáng tạo thường được tập trung ở một số ít khu vực. Chỉ số điều chỉnh trung bình mật độ địa lý ở các quốc gia OECD là 0,56. Các nước Hungary (0,75), Tây Ban Nha (0,70), Nhật Bản (0,69), Thụy Điển (0,69), Hà Lan (0,61), Vương quốc Anh (0,57), Phần Lan (0,57), Hàn Quốc (0,57) và Na Uy (0,56) đạt mức cao hơn mức trung bình của OECD. Mật độ thấp nhất là Thụy Sĩ (0,36) và Áo (0,38) mặc dù mật độ các đơn PCT cao hơn nhiều so với mức độ dân cư ở những nước này. California (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu các khu vực về số lượng đơn PCT ở cả hai lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và truyền thơng (ICT) và cơng nghệ sinh học. Tại Châu Âu, Noord-Braband (Hà Lan) là khu vực cĩ số đơn xin cấp bằng sáng chế PCT trong lĩnh vực ICT lớn nhất, Düsseldorf (Đức) là khu vực cĩ bằng sáng chế ngành cơng nghệ sinh học nhiều nhất. Trong số những vùng dẫn đầu về lĩnh vực ICT, Noord- Braband cĩ số lượng đơn PCT bình quân trên mỗi triệu lực lượng lao động rất lớn , tiếp theo sau là Tokyo (Nhật Bản), East Anglia (Vương quốc Anh) và Lansi- Suomi (Phần Lan). Những chỉ số này cho thấy sự mật độ cao của nhân sự trình độ cao ở những vùng này. Massachusetts (Mỹ) cĩ số lượng đơn PCT lớn nhất trên mỗi triệu lực lượng lao động trong ngành cơng nghệ sinh học. Bình quân đơn PCT trên mỗi triệu lực lượng lao động tại Düsseldorf (Đức), Maryland (Mỹ), Ibaraki, Kyoto (Nhật bản), Delaware (Mỹ) và East Anglia (Vương quốc Anh) cũng khá lớn. 39 Được coi là một phép đo về kết quả của các hoạt động KH&CN, việc thống kê số bằng sáng chế theo ngành cơng nghiệp mang lại các thơng tin cĩ giá trị về thế mạnh cơng nghệ của các ngành cơng nghiệp. Đặc biệt, mối liên hệ giữa số bằng sáng chế được cấp với các ngành cơng nghiệp cịn cho thấy mối tương quan giữa giữa cơng nghệ với hiệu suất kinh tế của các ngành cơng nghiệp. Tính trung bình, hầu hết các nền kinh tế OECD đều cĩ các danh mục ngành cơng nghiệp cơng nghệ trong tổng số bằng sáng chế được cấp trong giai đoạn 2000-04 tương đối đồng đều. Tuy nhiên, bằng sáng chế của các cơng nghệ ở các ngành cơng nghiệp cĩ hàm lượng R&D cao-trung bình trong tổng số bằng sáng ở các nước Châu Âu (25) lại nhiều hơn so với Mỹ hay Nhật Bản, là những nước cĩ bằng sáng chế được cấp cho các ngành cơng nghiệp hàm lượng R&D cao nhiều hơn. Mặt khác, sự phân tích thống kê về danh mục bằng sáng chế cấp theo ngành cơng nghiệp của các nước cịn cho thấy sự nổi lên của các nhà sản xuất cơng nghệ cao mới. Singapo, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ixraen cho thấy cĩ tỷ lệ về hoạt động cấp bằng sáng chế cao nhất ở các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, đáng chú ý là các ngành cơng nghiệp sản xuất máy tính, thiết bị văn phịng, radio, tivi, các thiết bị truyền thơng và dược phẩm. Về tổng thể, trong các nền kinh tế OECD và EU25, số bằng sáng chế của các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao và cao-trung đã tăng nhanh hơn so với các ngành cơng nghiệp khác trong giai đoạn 1997-2003 (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt trên 3,5%). Trung Quốc và Ấn Độ là những nước dẫn đầu về phát triển hoạt động cấp bằng sáng chế. Tại Trung Quốc, mơ hình này phù hợp với mức tăng của xuất khẩu cơng nghệ cao. Cĩ một mối liên kết tỷ lệ thuận giữa đầu tư R&D và cấp bằng sáng chế. Các ngành cơng nghiệp cĩ hàm lượng R&D cao, ví dụ như dược phẩm hay y tế, cơng cụ chính xác và quang học, là những ngành cơng nghiệp cĩ số bằng sáng chế cao nhất. Ngược lại, hàm lượng cơng nghệ thấp hơn theo nghĩa cả lẫn đăng ký sáng chế thường thấy ở các ngành cơng nghiệp dệt, thuộc da, gỗ và giấy. 2.2.2. Các bài báo khoa học Các xuất bản phẩm nghiên cứu là một trong nhiều chỉ số định lượng cĩ thể dùng để đánh giá và xác định giá trị của KH&CN. Số lượng sách báo khoa học thường được sử dụng như một chỉ số cho thấy năng suất khoa học của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu cơng, các cơng ty, cá nhân hay quốc gia. Năm 2003, trên thế giới cĩ 699.000 bài báo mới về khoa học và kỹ thuật (KH&KT), hầu hết các bài báo này đều là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học và tập trung chủ yếu ở một vài nước. Năm 2003, gần 84% các bài báo khoa học quốc tế là của các nước OECD, gần hai phần ba số này là của các nước G7. Mỹ dẫn đầu với hơn 210.000 bài. Phân bố theo địa lý các xuất bản phẩm này rất giống với sự phân bố chi tiêu R&D, trong đĩ các nước cĩ cường độ R&D cao hơn, cĩ nhiều bài báo KH&KT hơn. Ví dụ, 40 Thụy Sĩ và Thụy Điển đạt tỷ lệ trên 1.100 bài báo/1 triệu người vào năm 2003. Mật độ các bài báo khoa học vẫn cịn thấp ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nếu so với các nỗ lực R&D của họ, nhưng khuynh hướng thống kê thiên về các nước nĩi tiếng Anh cĩ thể là một phần của hiện tượng này. Số lần trích dẫn đưa ra một phép đo khác về năng suất khoa học bằng cách cho thấy cơng trình nghiên cứu trước đĩ đã cĩ tác động như thế nào. Các nước cĩ nhiều bài báo khoa học nhất nếu tính theo bình quân triệu người là Thụy Sĩ và Mỹ cũng là các nước cĩ số lượng trích dẫn nhiều nhất. Cả hai nước đều cĩ uy tín cao trên thế giới về nghiên cứu y sinh và vật lý. Trong vịng 10 năm qua, tần xuất xuất bản khoa học khơng ngừng tăng lên trên phạm vi tồn thế giới và tiếp tục gia tăng một cách đáng kể tại một số nền kinh tế mới nổi. Số bài báo khoa học của Châu Mỹ Latinh đã tăng hơn gấp ba lần, tiếp sau đĩ là các nền kinh tế Đơng Nam Á (Inđơnêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam). Khoa học về sự sống tiếp tục nổi trội trong danh mục các bài báo khoa học và chiếm một tỷ trọng đặc biệt lớn tại các nước Bắc Âu. Khoa học tự nhiên vẫn là lĩnh vực xuất bản chính tại các nước Cộng hịa Séc, Bồ Đào Nha, Cộng hịa Slơvakia, Hàn Quốc và Ba Lan. 2.2.3. Đổi mới trong các cơng ty Để hiểu được sự truyền bá cơng nghệ mới diễn ra như thế nào và để cĩ được một bức tranh trọn vẹn hơn về sự đổi mới của các cơng ty, các khảo sát về đổi mới đã thu thập dữ liệu về sự đổi mới được phát triển bên trong hoặc bên ngồi cơng ty và cơng ty tương tác với các các đối tác khác như thế nào trong quá trình đổi mới. Các số liệu về hoạt động đổi mới chủ yếu được triển khai bên trong một cơng ty (cịn gọi là Các nhà đổi mới tại gia - in-house innovators) khẳng định rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang cĩ xu hướng trở thành nhà cải biên (Adapters) hơn so với các cơng ty lớn. Trong gần một nửa số nước được khảo sát, cĩ hơn 40% trong tổng số các cơng ty lớn triển khai đổi mới sản phẩm trong nội bộ cơng ty. Trong số các SME, tỷ trọng phát triển đổi mới sản phẩm nội bộ vượt quá 20% ở khoảng một phần ba số nước được khảo sát. Mơ hình này cũng tương tự đối với các hoạt động đổi mới quy trình sản xuất trong nội bộ cơng ty. Tỷ lệ cao nhất thuộc về các cơng ty lớn (trên 45%) tại Canađa, Ai-len, Hy Lạp, Bỉ, Luxembou và Ơxtrâylia. Cũng các nước này cộng với New Zealand đạt tỷ lệ trên 21% đối với các SME. Nếu tính theo khu vực cơng nghiệp, các cơng ty chế tạo thường cĩ xu hướng thực hiện đổi mới nội bộ hơn các cơng ty dịch vụ, về cả đổi mới sản phẩm và lẫn quy trình sản xuất. Tuy nhiên, tại Luxembou, đổi mới nội bộ (sản phẩm và quy trình) lại phổ biến hơn ở các cơng ty dịch vụ, trong khi ở Bồ Đào Nha và New Zealand, khu vực dịch vụ dẫn đầu về số lượng các nhà đổi mới nội bộ về quy trình sản xuất. Tại hầu hết các nước, các khu vực cơng nghiệp ít cĩ sự khác biệt nếu xét về xu thế các cơng ty trở thành nhà đổi mới nội bộ về quy trình sản xuất, thay vì đổi mới sản 41 phẩm. Điều này chứng thực rằng đổi mới sản phẩm tại các cơng ty chế tạo cơng nghiệp vẫn phổ biến hơn so với đổi mới quy trình. Các số liệu đã cung cấp các thơng tin hữu ích về các cơng ty ở một nước cĩ thể chuyên mơn hĩa dưới gĩc độ đổi mới nội bộ của họ. Ví dụ, các cơng ty chế tạo cơng nghiệp của Hàn Quốc nằm trong số các nhà đổi mới sản phẩm nội bộ nhiều nhất (hơn 30% trong tổng số các cơng ty), nhưng họ lại là những người đổi mới quy trình ít nhất (chưa đến 7%). 2.2.4. Đổi mới và hiệu suất kinh tế Các hoạt động đổi mới cĩ mức độ mới lạ khác nhau. Việc tiến hành đổi mới của một cơng ty được phát triển ở một nơi khác cĩ thể cĩ một tác động lớn đến hiệu suất của cơng ty đĩ, nhưng việc là một nhà thích nghi hồn tồn khác với việc phát triển một quy trình đổi mới nội bộ, đặc biệt nếu như điều đĩ cĩ tính mới lạ đối với thị trường hoặc với thế giới. Các cơng ty lớn thường cĩ xu hướng tiến hành những đổi mới mang tính mới lạ hơn so với các SME. Đối với đổi mới sản phẩm, con số này giao động từ hơn 50% các cơng ty lớn tiến hành đổi mới hồn tồn tại Ai-xơ-len, Áo và Luxămbua, đến mức chưa đến 20% tại các nước Ơxtrâylia, Đức và một số nước thành viên mới gia nhập EU gần đây. Tính tổng thể, các SME cĩ vẻ như ít cĩ xu hướng thực hiện các đổi mới khác lạ. Ở đây cĩ những khác biệt giữa các nước. Trong Châu Âu, các SME tại Ai-xơ-len, Luxămbua, Thụy Điển và Áo cĩ thiên hướng thực hiện các đổi mới sản phẩm mới lạ trên thị trường cao hơn so với các SME tại Tây Ban Nha và Hungary. Tỷ trọng doanh thu từ đổi mới sản phẩm khác lạ với thị trường cĩ thể sử dụng như một chỉ số về sự tác động của đổi mới ở phạm vi cơng ty. Tuy nhiên, các dữ liệu cần được diễn giải một cách cẩn thận do cĩ một số cơng ty cĩ thể gặp khĩ khăn khi ước tính tỷ trọng này. Tại hầu hết các nước, sự khác biệt giữa các SME và các cơng ty lớn về khía cạnh này là khơng đáng kể lắm. Tuy nhiên, Đức và Ba Lan, tỷ trọng doanh thu trung bình từ những hoạt động đổi mới như vậy ở các cơng ty lớn cao hơn gấp ba lần so với các SME. - Đổi mới phi cơng nghệ Đổi mới mang cả hai khía cạnh cơng nghệ và phi cơng nghệ. Đổi mới phi cơng nghệ là một khía cạnh quan trọng trong các hoạt động đổi mới của nhiều cơng ty và liên quan đặc biệt đến nhiều cơng ty dịch vụ. Đổi mới phi cơng nghệ phổ biến hơn một cách đáng kể trong các cơng ty lớn so với các SME, mặc dù sự cách biệt này ít rõ rệt hơn ở các nước như New Zealand, Ơxtrâylia và Nhật Bản. Khác biệt giữa các khu vực cơng nghiệp liên quan đến việc thực hiện đổi mới phi cơng nghệ khơng rõ rệt lắm tại hầu hết các nước. Tuy nhiên, tỷ lệ đổi mới phi cơng nghệ cao hơn một cách đáng kể trong ngành chế tạo tại Ai-len và Hàn Quốc, và cĩ cao hơn một chút trong ngành dịch vụ tại Luxembua, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. 42 III. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI LIÊN QUAN TỚI KH&CN 3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế 3.1.1. Các xu hướng thương mại quốc tế và các dịng đầu tư. Trong quá trình tồn cầu hố đa phương và năng động, các nền kinh tế quốc gia hội nhập các hoạt động của mình đồng thời quốc tế hố thơng qua nhiều kênh khác nhau: thương mại về hàng hố và dịch vụ, các dịng vốn và lao động, chuyển giao thiết bị và/hoặc cơng nghệ sản xuất. Hình thức liên kết kinh tế này khơng mới, tuy nhiên sức mạnh và số lượng của các giao dịch đã tăng lên trong suốt thập kỷ qua, khiến cho tác động tồn cầu hố về mặt kinh tế khĩ đo lường được. Cơng nghệ thơng tin và viễn thơng hiện đại hơn, chi phí giao dịch thấp hơn, chiến lược của các cơng ty về địa điểm và nhu cầu khai thác các tiến bộ về cơng nghệ và tổ chức tồn cầu, tự do hố thương mại và các dịng tài chính v.v… tất cả đã gĩp phần đẩy mạnh quá trình tồn cầu hố. Các giao dịch tài chính (đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp và các loại hình đầu tư khác) trở thành những loại hình giao dịch quốc tế phát triển nhanh nhất. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trở nên rất quan trọng trong nửa sau của thập kỷ 90 và tiếp tục tăng lên những năm sau đĩ. Những dịng đầu tư như vậy cũng tỏ ra khơng ổn định. Ví dụ như đầu tư gián tiếp đã giảm vào đầu những năm 1990, tăng gấp 3 trong giai đoạn 1995-1999, sau đĩ lại giảm vào giữa những năm 1992-2002 và từ năm 2002 lại tăng đáng kể. Cịn đầu tư trực tiếp nước ngồi lại tăng mạnh từ năm 1997, giảm trong giai đoạn 2000-2003 và tăng lên sau năm 2003. Chi phí vận chuyển giảm, hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ gĩp phần phát triển ổn định thương mại quốc tế. Tỉ lệ thương mại trong giao dịch quốc tế duy trì ở mức độ cao, trung bình 18% trong GDP của các nước OECD giai đoạn 2001- 2005. Về cơ cấu thương mại quốc tế, tỉ lệ thương mại hàng hố lớn hơn gấp 3 lần thương mại dịch vụ. 3.1.2. Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế về hàng hố và dịch vụ của một nước phản ánh năng lực hội nhập của nước đĩ vào kinh tế thế giới. Tính theo GPD, các nước nhỏ thường hội nhập mạnh hơn. Các nước này cĩ xu hướng chuyên mơn hố một số ít các lĩnh vực và các nước này cần xuất-nhập khẩu nhiều hàng hố và dịch vụ hơn các nước lớn nhằm thoả mãn nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên quy mơ thì khơng thể xác định được mức độ hội nhập về thương mại. Tỉ lệ trung bình của xuất-nhập khẩu trong GDP, tính theo giá khơng đổi năm 2005, đã tăng trong giai đoạn từ 1995 đến 2005 ở tất cả các nước OECD. Năm 2005, tỉ lệ này đạt trên 150% ở Luxămbua và rất cao ở Cộng hồ Slơvakia, Hungari, Ai-len, Bỉ, Hà Lan và Cộng hồ Séc. Ngược lại, tỉ lệ này chỉ đạt dưới 13% ở Mỹ và 11% ở Nhật Bản, điều này là do quy mơ của các nước này lớn hơn. Thơng thường, thương mại quốc tế về hàng hố là kênh chính trong hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, các hình thức khác trong giao dịch quốc tế đã trở nên 43 ngày càng phổ biến (chẳng hạn như đầu tư trực tiếp nước ngồi, đầu tư gián tiếp) vì các cơng ty ngày càng thực hiện mạnh các chiến lược tồn cầu và quá trình di chuyển vốn được tự do hố. Năm 2005, tỉ lệ thương mại hàng hố tính theo GDP ở các nước OECD là 19,4%, tăng lên so với 13,3% năm 1995, đồng thời cũng cĩ sự tăng lên tương tự trong tổng kim ngạch thương mại. Tỉ lệ thương mại dịch vụ trung bình tính theo GDP năm 2003 ở khu vực OECD chỉ đạt khoảng 4,7%. Luxămbua và Ai-len đạt tỉ lệ cao nhất. Ở Luxămbua, dịch vụ tài chính cĩ vai trị chi phối đối với hàng hố xuất khẩu, cịn ở Ai-len, chi tiêu cho cơng nghệ là yếu tố vơ cùng quan trọng đối với tổng hàng hố nhập khẩu. 3.1.3. Thương mại trong nội bộ cơng ty Tỉ lệ hàng hố xuất khẩu của nội bộ cơng ty trong tổng lượng hàng hố xuất khẩu cho các cơng ty con sản xuất chịu sự kiểm sốt của nước ngồi thay đổi từ 20% đến 60% ở các nước OECD. Trong khi tỉ lệ này ổn định ở Mỹ và Hà Lan với mức 50% trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000 thì tỉ lệ này lại tăng mạnh ở Thuỵ Điển (từ 45% lên 60%) và giảm ở Nhật (từ 45% xuống 20%). Kết quả là năm 2003, chỉ 40% hàng hố xuất khẩu của các cơng ty con chịu sự kiểm sốt của nước ngồi ở Thuỵ Điển trở thành các cơng ty khơng sáp nhập, tỉ lệ tương ứng ở Nhật là 80%. Năm 2004, các nước cĩ tỉ lệ thương mại trong nội bộ cơng ty con của các cơng ty mẹ ở Mỹ cao nhất là Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Singapo về mặt hàng xuất khẩu và Singapo, Ai-len, Hồng Kơng về mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng tỉ lệ thương mại trong nội bộ cơng ty với các nước đối tác, thậm chí nếu họ giữ tỉ lệ đáng kể, cĩ thể chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại nội bộ cơng ty. Chẳng hạn như năm 2004, hàng nhập khẩu nội cơng ty từ Canađa chiếm dưới 30% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Canađa, trong khi ở Singapo là gần 56%. Tuy nhiên, con số trên thực tế về hàng nhập khẩu nội cơng ty từ Canađa chiếm 37% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ (bằng 1,5 lần so với tỉ lệ ở EU), trong khi hàng nhập khẩu nội cơng ty từ Singapo chiếm 4,3%. 3.1.4. Dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) Các dịng đầu tư trực tiếp tính trên GPD cĩ thể đo tầm quan trọng của tiến trình tồn cầu hĩa bằng việc so sánh đầu tư trực tiếp của một nền kinh tế với mức độ hoạt động kinh tế của nước đĩ. Mỹ là nhà đầu tư nước ngồi lớn nhất đồng thời là nước tiếp nhận FDI lớn nhất khu vực OECD. Tuy nhiên, khi tính FDI theo tỉ lệ của GDP, vị trí quan trọng của Mỹ cĩ sự thay đổi. Năm 2005, Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 trong số các nước G7, sau Anh và Pháp. Một số nước OECD cĩ tỉ lệ dịng vốn FDI chảy vào và chảy ra tương đối cao. Ví dụ như ở các nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan, Luxămbua), dịng chảy vốn này chủ yếu là do các hoạt động của các cơng ty và tổ chức được các cơng ty đa quốc gia thiết lập với mục đích tài trợ và quản lý các hoạt động đầu tư xuyên biên giới của họ. Với phương pháp hiện đang được sử dụng để thống kê FDI, một tỉ lệ đáng kể các giao dịch của những tổ chức như vậy cũng được tính trong số liệu thống kê FDI. 44 Ai-len, Thuỵ Điển, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Ai-xơ-len đầu tư trung bình khoảng trên 6% GDP vào các doanh nghiệp nước ngồi. Đồng thời, các nước Cộng hồ Slơvakia, Hà Lan, Ai-xơ-len, Cộng hồ Séc và Bỉ nhận dịng FDI tương ứng trung bình khoảng hơn 6% trong GDP của các nước này. 3.1.5. Hoạt động của các cơng ty con chịu sự quản lý của nước ngồi trong khu vực chế tạo Tỉ lệ các cơng ty chịu sự kiểm sốt nước ngồi trong tổng doanh thu của khu vực chế tạo năm 2004 dao động từ 80% ở Ai-len tới dưới 3% ở Nhật Bản. Con số này đạt trên 40% ở Hungari, Canađa, Bỉ, Cộng hồ Séc, Thuỵ Điển, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Ở Nhật Bản, mức thâm nhập từ nước ngồi vẫn là thấp nhất trong số các nước OECD mặc dù mức độ sản xuất của các cơng ty chịu kiểm sốt nước ngồi đang tăng lên trong những năm gần đây. Việc làm dưới sự kiểm sốt của nước ngồi tại các nước OECD nĩi chung tuân theo cùng một mơ hình giống như doanh thu. Ngoại trừ, tỉ lệ của việc làm dưới sự kiểm sốt của nước ngồi trong tổng lượng việc làm thấp hơn bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngồi chiếm nhiều vốn hơn thâm dụng lao động. Tuy nhiên, cĩ nhiều điểm khác biệt giữa các nước. Ví dụ, tỉ lệ doanh thu chịu sự kiểm sốt nước ngồi ở Anh lớn hơn ở Pháp trong khi việc làm chịu sự kiểm sốt nước ngồi ở hai nước là như nhau. Cĩ thể nĩi rằng nhiệm vụ chính của các cơng ty con chịu sự kiểm sốt của nước ngồi là đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu hàng hố chỉ là mục tiêu thứ yếu. Tuy nhiên, các cơng ty hoạt động mới mục đích xuất khẩu lại nhiều hơn các cơng ty phục vụ thị trường trong nước. Điều này đặc biệt đúng trong sản xuất. Chẳng hạn như ở Ai- len, hơn 90% các sản phẩm của các cơng ty con ở nước ngồi sản xuất ra được xuất khẩu. Ở Thuỵ Điển và Ba Lan một nửa số sản phẩm được xuất khẩu. Trừ Mỹ, xu hướng nhập khẩu của các cơng ty con chịu sự kiểm sốt nước ngồi thấp hơn xu hướng nhập khẩu. Ở Mỹ, cán cân thương mại của các cơng ty này bị thâm hụt cũng giống như cán cân thương mại của các cơng ty sản xuất. Kể từ năm 1999, việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở các cơng ty bị kiểm sốt ở các nước trên giảm xuống trừ Tây Ban Nha và Hungari. Mặt khác, việc làm ở các cơng ty con nước ngồi tăng lên ở tất cả các nước trừ Mỹ, Bồ Đào Nha, Pháp, Phần Lan và Ai- len. Sự tăng trưởng nhanh chĩng về việc làm và sản xuất của các cơng ty con ở nước ngồi tại một số nước so với các cơng ty trong nước, thường cũng khơng phát triển thêm được các cơng ty con ở nước ngồi mới. Trong hầu hết mọi trường hợp, điều này phản ánh sự thay đổi về quyền sở hữu do các hoạt động mua bán cơng ty. 3.1.6. Hoạt động của các cơng ty con dưới sự kiểm sốt nước ngồi trong khu vực dịch vụ Việc thu thập dữ liệu về hoạt động của các cơng ty con ở nước ngồi trong khu vực dịch vụ chỉ bắt đầu kể từ nửa cuối những năm 1990 và dữ liệu này vẫn chưa đầy đủ ở tất cả các nước OECD. Tuy nhiên, việc thu thập các dữ liệu dễ dàng hơn chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của các cơng ty con ở nước ngồi trong khu vực dịch vụ. Tỉ lệ doanh thu dưới sự kiểm sốt của nước ngồi trong khu vực dịch vụ chiếm hơn 30% ở Luxămbua, Cộng hịa Séc, Ai-len và Hungari. Về việc làm, tỉ lệ của các cơng ty 45 con ở nước ngồi thay đổi từ hơn 22% ở Cộng hịa Séc và Thụy Điển, xuống dưới 5% ở Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Mỹ. Ở tất cả các nước trừ Phần Lan và Luxămbua, tỉ lệ doanh thu của các cơng ty con ở nước ngồi trong khu vực chế tạo cao hơn khu vực dịch vụ. Về việc làm, sự thâm nhập của các cơng ty con ở nước ngồi được phân bổ chủ yếu trong khu vực dịch vụ và sản xuất tại Phần Lan, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Khác biệt lớn nhất là ở Bỉ, Hungari, Ai-len, Hà Lan và Cộng hồ Séc. Ở Nhật Bản và Phần Lan, sự thâm nhập của các cơng ty con ở nước ngồi cũng tương tự trong khu vực dịch vụ và khu vực chế tạo về mặt doanh thu, tuy nhiên tỉ lệ này thấp hơn so với những nước OECD khác. 3.1.7. Các xu hướng việc làm ở các cơng ty con ở nước ngồi Từ năm 1995 đến 2003, việc làm ở các cơng ty con chịu sự kiểm sốt nước ngồi trong khu vực chế tạo ở các nước OECD tăng 17%. Ở Mỹ năm 2003, việc làm ở các cơng ty con ở nước ngồi trong khu vực chế tạo chiếm hơn 27% trong tổng số việc làm ở những cơng ty này tại khu vực OECD và giảm vào năm 1995. Cũng trong giai đoạn này ở Pháp, việc làm trong các cơng ty con chịu kiểm sốt nước ngồi trong khu vực chế tạo tăng 325.000, bằng một nửa số lượng tăng lên ở các nước OECD khác. Giai đoạn 1995-2003, Mỹ là nước OECD duy nhất cĩ việc làm giảm (160.000). Từ năm 1995-2004, ở tất cả các nước OECD trừ Bỉ, việc làm ở các cơng ty con ở nước ngồi trong khu vực dịch vụ đã tăng lên. Số lượng tăng lên nhiều nhất là ở Cộng hồ Séc, khoảng 180.000. Điều này phần nào phản ánh tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong thời kỳ quá độ ở khu vực dịch vụ. Cũng cần lưu ý rằng, sự phát triển này khơng nhất thiết phản ánh việc tạo cơng ăn việc làm, nhưng cũng thể hiện sự thay đổi về quyền sở hữu xuất phát từ việc mua bán các cơng ty nhận đầu tư nước ngồi. 3.1.8. Tỉ lệ doanh thu chịu sự kiểm sốt nước ngồi ở khu vực chế tạo và dịch vụ Đĩng gĩp của các cơng ty con ở nước ngồi vào doanh thu khác nhau đáng kể ở các nước khác nhau. Ví dụ như năm 2004, các cơng ty con ở nước ngồi quản lý hơn 70% ngành cơng nghiệp ơ tơ ở Hungari, Cộg hồ Séc, Bồ Đào Nha, Canađa và Anh. Tại Pháp, Đức và Phần Lan, các cơng ty con ở nước ngồi chiếm gần 20% tổng doanh thu ở ngành này. Tại Mỹ năm 2004, hơn 30% doanh thu của ngành ơ tơ là từ các cơng ty con ở nước ngồi. Trong cơng nghiệp sản xuất máy tính năm 2004, hơn 70% tổng doanh thu là từ các cơng ty con ở nước ngồi tại Ai-len, Cộng hồ Séc, Hungari, trong khi tỉ lệ này lại chỉ đạt gần 20% ở Mỹ. Các mơ hình khác nhau nổi lên ở các ngành sản xuất khác. Ở khu vực dịch vụ cũng cĩ những dữ liệu tương tự và các dữ liệu này chỉ rõ vai trị khiêm tốn của các cơng ty con ở nước ngồi trong tổng doanh thu. Trong khu vực dịch vụ máy tính, tỉ lệ của các cơng ty con ở nước ngồi trong tổng doanh thu đạt cao nhất ở Cộng hồ Séc (45%), tiếp theo là Bỉ (44%). Các nước khác, nơi cĩ cơng ty con ở nước ngồi cĩ vai trị tương đối quan trọng (với tỉ lệ trên 30%) gồm Tây Ban Nha, Anh và Ba Lan. Ở Mỹ, Áo, Hungari và Hà Lan, các cơng ty con ở nước ngồi chỉ gĩp phần nhỏ bé trong tổng doanh thu. 46 3.1.9. Hàm lượng nhập khẩu của xuất khẩu Với sự nổi lên của các chuỗi giá trị tồn cầu, xuất-nhập khẩu ngày càng xích lại với nhau trong các quá trình sản xuất của cơng ty, do vậy xuất khẩu của cơng ty ở mức độ lớn hay nhỏ là dựa vào các đầu vào trung gian được nhập từ nước ngồi. Hàm lượng nhập khẩu của xuất khẩu là lớn nhất ở các ngành cơng nghiệp cơ bản (khai thác), nơi sử dụng nhiều hàng hĩa sơ cấp, chẳng hạn như các khống chất, kim loại, hĩa chất, cao su, chất dẻo. Nhĩm ngành cơng nghiệp thứ hai (chế tạo) cĩ hàm lượng nhập khẩu khá cao là những ngành cĩ hàm lượng cơng nghệ nhiều hơn, sản xuất các sản phẩm mơđun. Các chi tiết/phụ kiện là thường được sản xuất ở một một nước, sau đĩ xuất sang nước khác để lắp ráp thành thành phẩm. Sự phân cơng lao động quốc tế này diễn ra ở các ngành như chế tạo thiết bị điện, thiết bị radio/tivi và truyền thơng, máy mĩc văn phịng, kế tốn và điện tốn. Giai đoạn từ giữa những năm 90 tới đầu những năm 2000, hàm lượng nhập của xuất đã gia tăng ở hầu hết tất cả các nước. Hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu lớn hơn đối với những nước nhỏ. Những nước lớn như Mỹ, Nhật và Anh tương đối ít dựa vào nhập khẩu các sản phẩm trung gian. Sự gia tăng chuyên mơn hĩa theo chiều dọc thấy rõ nhất ở các nước như Ai-len, Hungary, Sec và Bỉ, với sự cĩ mặt nhiều cơng ty đa quốc gia, vì việc gia cơng quốc tế các sản phẩm trung gian đã trở nên mạnh hơn ở các mạng lưới cơng ty. Các chi nhánh nước ngồi ở những nước khác nhau sản xuất các sản phẩm trung gian, được xuất cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời cịn cho các chi nhánh khác và cho các trụ sở của các cơng ty đa quốc gia. Trong số các nền kinh tế đang nổi, Trung quốc và Inđơnêxia biểu hiện mức độ phụ thuộc nhiều vào các hàng trung gian nhập khẩu. Những kết quả đối với Trung quốc chứng tỏ sự chia sẻ quốc tế ngày càng tăng đối với sản xuất ở các ngành cơng nghệ thơng tin. Ví dụ, mơ hình thương mại 3 bên đã nổi lên ở khu vực ASEAN, trong đĩ Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc sản xuất các chi tiết/phụ kiện, sau đĩ xuất sang Trung quốc lắp ráp thành thành phẩm. Quá trình tái cơ cấu này đã tăng tốc những năm gần đây, cho thấy rằng sẽ cĩ nhiều hơn dữ liệu gần đây cho thấy hàm lượng nhập khẩu cao trong xuất khẩu của Trung Quốc. 3.1.10. Gia cơng hàng hĩa trung gian Do sự nổi lên của các chuỗi giá trị tồn cầu, tình hình buơn bán đã gia tăng khơng chỉ đối với thành phẩm và dịch vụ mà cịn, đặc biệt là đối với các sản phẩm trung gian như: các hàng hĩa sơ cấp, các chi tiết/phụ kiện và bán thành phẩm. Sự gia tăng của gia cơng hàng hĩa trung gian được phản ánh ở mức gia tăng của các sản phẩm trung gian trong thương mại trong giai đoạn 1995-2000 ở hầu hết tất cả các nước OECD. Do quy mơ hạn chế và thường là mở cửa nhiều hơn, nên những nước nhỏ cĩ mức gia cơng ở nước ngồi các sản phẩm trung gian cao hơn. Việc gia cơng các sản phẩm trung gian ở các mạng lưới đa quốc gia đã trở nên đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây. Gia cơng nước ngồi của Nhật Bản và Mỹ tương đối ít so với các nước khác. 47 Ở những nền kinh tế đang nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, việc gia cơng ở nước ngồi các sản phẩm trung gian cũng gia tăng tầm quan trọng theo thời gian, mặc dù mức độ vẫn thấp hơn mức trung bình của OECD. Mặc dù gia cơng ở nước ngồi các sản phẩm trung gian, giống như việc buơn bán thành phẩm, vốn cĩ truyền thống là liên quan đến các ngành chế tạo, nhưng sự nổi lên của các chuỗi giá trị tồn cầu đã ngày càng vươn tới các khu vực dịch vụ. Những hồn thiện về cơng nghệ, tiêu chuẩn hĩa, sự tăng trưởng kết cấu hạ tầng và giảm chi phí truyền dữ liệu… tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi để gia cơng dịch vụ từ nước ngồi. Đặc biệt, các cơng việc liên quan đến tri thức, chẳng hạn như nhập dữ liệu hay các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn, đều cĩ thể thực hiện dễ dàng thơng qua Internet và e- mail và thơng qua hội thảo cĩ hình từ xa. Tuy nhiên, mức độ gia cơng nước ngồi ở các dịch vụ thị trường vẫn thấp hơn nhiều so với ngành cơng nghiệp chế tạo. Ở ngành chế tạo, các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao cĩ mức độ gia cơng nước ngồi các hàng hĩa trung gian nhiều hơn các ngành cơng nghệ thấp. 3.1.11. Cán cân thanh tốn cơng nghệ Cán cân thanh tốn cơng nghệ đo hoạt động chuyển giao cơng nghệ quốc tế bao gồm: chi phí lixăng, bằng sáng chế, mua sắm và thù lao được trả, bí quyết, nghiên cứu và trợ giúp kỹ thuật. Khơng như chi tiêu cho R&D, đây là những khoản thanh tốn đối với cơng nghệ đã sẵn sàng được đưa vào sản xuất. Ở hầu hết các nước OECD, các số thu và thanh tốn cơng nghệ đã tăng rõ rệt ở giai đoạn từ thập kỷ 90 đến tận giữa thập kỷ 2000. Nhìn chung, khu vực OECD vẫn duy trì vị thế của mình như một nhà xuất khẩu cơng nghệ rịng so với những khu vực cịn lại của thế giới; Giai đoạn 1995-2005, EU đã chuyển cán cân từ thiếu hụt, sang thặng dư, mặc dù nĩ bao hàm cả các luồng nội bộ EU, trong khi thặng dư thanh tốn của Mỹ giảm đi. Sự thay đổi ngoạn mục nhất đã diễn ra ở Nhật. Đặc biệt, những giao dịch liên quan đến những hợp đồng cơng nghệ mới đã cho thấy sự thặng dư rất lớn (số thu-thanh tốn) từ 1980. Năm 2005, những nhà xuất khẩu cơng nghệ chính, xét theo tỷ lệ phần trăm của GDP, đã là Luxămbua, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Bỉ, Mỹ, Nhật, Phần Lan, Canađa, Hà Lan, Đức, Pháp và Na Uy. Những nhà nhập khẩu chính là Ai-len, Hungary, New Zealand, Cộng hồ Séc, Ba Lan và Hàn Quốc. Lượng thâm hụt trong cán cân của Ai- len chủ yếu là do sự cĩ mặt của nhiều chi nhánh nước ngồi (đặc biệt là các hãng Mỹ và Anh). Con số này cũng cĩ thể bị ảnh hưởng bởi những giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp và việc định giá chuyển giao. Sự phát triển cơng nghệ cĩ thể đạt được hoặc là thơng qua nỗ lực R&D trong nước, hoặc là mua cơng nghệ nước ngồi. Đặc biệt là ở Ai-len, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hungari, Bỉ và Luxembourg, chi tiêu mua sắm cơng nghệ nước ngồi (thanh tốn cơng nghệ) lớn hơn chi tiêu cho R&D của các doanh nghiệp trong nước. 3.2. Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh 3.2.1. Mức thu nhập và năng suất Năm 2005, GDP trên đầu người ở khu vực OECD nằm trong khoảng từ trên 36.000 USD (gồm Ai-xơ-len, Ai-len, Luxămbua, Na Uy và Mỹ) tới dưới 15.000 USD (gồm 48 Mehico, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với phần lớn các nước OECD, mức thu nhập đều chỉ đạt 70-85% so với Mỹ, trừ Na Uy (115%). Sự khác nhau về thu nhập phản ánh tổ hợp của năng suất lao động (được đo bằng GDP trên một giờ làm việc) và sử dụng lao động (được đo bởi giờ lao động trên đầu người). Mức năng suất lao động của quốc gia thường là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự khác nhau về thu nhập, đặc biệt là đối với những nước cĩ mức GDP trên đầu người thấp. So với Mỹ, phần lớn các nước OECD đều cĩ mức GDP/giờ lao động cao hơn GDP trên đầu người, vì mức sử dụng lao động thấp hơn. Sự khác nhau giữa mức thu nhập và mức năng suất thể hiện rõ nhất ở các nước Châu Âu, năm 2005, ở một số nước, đặc biệt là Bỉ, Ai-len, Pháp, Hà Lan và Na Uy, GDP/giờ lao động đã vượt quá mức năng suất của Mỹ, trong khi mức thu nhập ở phần lớn các nước đĩ lại thấp hơn nhiều so với Mỹ. Ở phần lớn các nước OECD, mức sử dụng lao động trong năm 2005 đã thấp hơn nhiều so với Mỹ, do sự khác nhau về số giờ làm việc, nhưng ở một số nước cịn do tình trạng thất nghiệp cao và mức độ tham gia thấp vào thị trường lao động của những người trong độ tuổi làm việc. Tuy nhiên, ở Ơxtrâylia, Canađa, Sec, Nhật, New Zealand và Thụy Sĩ, đầu vào lao động trên đầu người cao hơn so với Mỹ, trong khi ở Ai-xơ-len và Hàn Quốc, mức sử dụng lao động cao hơn nhiều so với Mỹ, chủ yếu là do số giờ làm việc tương đối dài và tỷ lệ tham gia lao động cao. 3.2.2. Sự tăng trưởng năng suất lao động Sự tăng trưởng năng suất được đo bởi những thay đổi liên quan ở đầu ra so với một hoặc nhiều đầu vào của sản xuất. Số đo năng suất thơng thường nhất là năng suất lao động; nĩ liên kết những thay đổi ở đầu ra với những thay đổi ở lao động đầu vào. Nĩ là chỉ báo kinh tế then chốt và cĩ liên quan mật thiết với tiêu chuẩn đời sống. Từ 2000, phần lớn các nước OECD đều cĩ mức suy giảm rõ rệt ở mức tăng trưởng năng suất lao động, ngoại trừ một vài nước nhỏ như Cộng hồ Sec, Hungary và Ai-xơ- len, là những nước cĩ mức tăng trưởng năng suất cao nhất thập kỷ qua, cùng với Hy Lạp, Ai-len và Cộng hồ Slơvakia; Ở nửa đầu thập kỷ 2000, tăng trưởng năng suất lao động ở Sec, Hungary, Ai-xơ-len, Hàn Quốc và Slơvakia nằm trong khoảng 4,3-4,8%, cao hơn nhiều so với Italia, Mêhicơ và Bồ Đào Nha (thấp hơn 0,3%). Thập kỷ qua, tăng trưởng năng suất lao động đã cĩ sự khác nhau đáng kể. Ở Cộng hồ Séc, Hungary và Ai-xơ-len, mức tăng trưởng này đã tăng nhanh hơn nhiều vào giai đoạn 2000-2005 so với giai đoạn 1995-2000, trong khi đĩ, lại cĩ sự tăng chậm ở Áo, Canađa, Ai-len, Luxămbua, Mêhicơ và Bồ Đào Nha; Các tỷ lệ được đưa ra ở đây đều chưa được hiệu chỉnh theo những khác biệt của chu kỳ kinh doanh, nếu hiệu chỉnh, chúng cĩ thể cĩ mơ thức khác đi. 3.2.3. Hạch tốn tăng trưởng đối với các nước OECD Nửa đầu của thập kỷ 2000, các nước G7, trừ Nhật, đều tăng trưởng chậm dần. Điều này phần lớn là do sự đĩng gĩp ít hơn qua lao động đầu vào, giảm vốn, đặc biệt là giảm nhẹ của đầu tư vào cơng nghệ thơng tin và/hoặc do sự tăng trưởng chậm hơn của chi tiêu năng suất đa nhân tố (Multi-Factor Productivity-MFP). 49 Giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005, ở các nước G7, sự đĩng gĩp của lao động đầu vào cho tăng trưởng đã giảm sút rõ nhất ở Đức và Mỹ. Ở những nước này, sự đĩng gĩp đĩ trở thành số âm ở giai đoạn 2000-2005. Giai đoạn 2000-2005, sự đĩng gĩp của MFP cho tăng trưởng đã giảm đi ở hầu hết các nước G7, đặc biệt là Canađa và Italia, nhưng lại tăng ở Nhật và Mỹ. Từ 1995 đến 2005, đầu tư cho cơng nghệ thơng tin đã chiếm 0,3-0,7% tăng trưởng GDP. cơng nghệ thơng tin cĩ đĩng gĩp lớn cho tăng trưởng GDP ở Ơxtrâylia, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh và Mỹ; sự đĩng gĩp của nĩ ở Nhật và Canađa khiêm tốn hơn, cịn ở Áo, Italia và Đức lại cịn ít hơn nữa. Trong cùng giai đoạn đĩ, sự gia tăng của lao động đầu vào đã đĩng gĩp lớn cho tăng trưởng GDP ở Canađa, Phần Lan, Ai-len, Hà Lan, New Zealand và Tây Ban Nha. Sự tăng trưởng MFP cũng là nguồn quan trọng cho tăng trưởng GDP ở Ai-len, Phần Lan, Hy Lạp, Thụy Điển và Mỹ, nhưng ở Đan Mạch, Italia và Tây Ban Nha, nĩ lại rất nhỏ, thậm chí cịn là số âm. 3.2.4. Tăng năng suất ở khu vực kinh doanh Việc phân chia tăng trưởng năng suất theo ngành hoạt động cĩ thể nêu bật những ngành cĩ tầm đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả năng suất nĩi chung. Giai đoạn 2000-2005, các dịch vụ của khu vực kinh doanh chiếm khối lượng lớn trong tăng năng suất lao động ở phần lớn các nước OECD, nhất là Canađa, Hy Lạp, New Zealand, Anh và Mỹ, trong đĩ khu vực kinh doanh chiếm hơn 55% tồn bộ mức tăng trưởng năng suất lao động. Cùng giai đoạn đĩ, khu vực chế tạo vẫn cĩ tầm quan trọng ở Phần Lan, Đức, Hàn Quốc, Cộng hồ Slơvakia và Thụy Điển; Các giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005, sự đĩng gĩp của các dịch vụ kinh doanh cho tăng năng suất lao động đã tăng lên ở Bỉ, Sức, Pháp và New Zealand. Sự đĩng gĩp gia tăng đĩ đơi khi cĩ liên quan tới phần gia tăng của các dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng, nhưng ví dụ như ở Séc, Nhật và New Zealand, nĩ cũng phản ánh sự tăng năng suất lao động nhanh hơn ở ngành kinh doanh. Tuy nhiên, ở Canađa, Mehico, Bồ Đào Nha, Cộng hồ Slơvakia và Thụy Sĩ, tăng năng suất lao động ở các dịch vụ kinh doanh đã chậm lại trong 5 năm qua, một xu hướng cũng cĩ thể thấy được ở cấp tổng hợp. 3.2.5. Các ngành cĩ hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao Ở mức độ nào đĩ, tất cả các ngành đều sản sinh và/hoặc khai thác các cơng nghệ và tri thức mới, nhưng cĩ một số ngành cĩ hàm lượng này cao hơn một số ngành khác. Để đo tầm quan trọng của cơng nghệ và tri thức, sẽ hữu ích nếu chú trọng vào những nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm cơng nghệ cao và vào các hoạt động (kể cả dịch vụ) mà sử dụng nhiều cơng nghệ cao và/hoặc cĩ nhân lực kỹ năng tương đối cao để được hưởng lợi đầy đủ từ những đổi mới cơng nghệ. Tỷ trọng của ngành chế tạo cơng nghệ cao và trung bình cao trong giá trị gia tăng của OECD đã suy giảm đều đặn những năm gần đây và vào năm 2004 đứng ở mức gần 7%. Điều này phản ánh sự chuyển dịch tiếp tục trên tồn cầu của ngành này sang các nền kinh tế ngồi khu vực OECD, kể cả việc gia cơng ở nước ngồi bởi các hãng đa quốc gia và tầm quan trọng gia tăng của các hoạt động dịch vụ ở nhiều nước OECD. Tỷ trọng của các dịch vụ thị trường cĩ hàm lượng tri thức tiếp tục gia tăng và hiện chiếm gần 21% giá trị gia tăng của OECD; 50 Ở Ai-len, ngành chế tạo cơng nghệ cao và trung cao tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, mặc dù tỷ trọng của nĩ đã đạt đỉnh điểm và gần đây đã tụt xuống cịn 15%. Ở những nền kinh tế lớn hơn, chỉ cĩ Đức, Nhật và Hàn Quốc là duy trì được sự cĩ mặt mạnh mẽ và bền bỉ của ngành chế tạo cơng nghệ cao và trung cao trong thập kỷ qua. Trong khi đĩ, ở Cộng hồ Séc, Phần Lan và Hungary, tỷ trọng này đã tăng lên. Tỷ trọng cao của các dịch vụ hàm lượng tri thức lớn (trên 25% tổng giá trị gia tăng) của Thụy Sĩ và Luxămbua là nhờ vào các ngành tài chính mạnh của họ. Ở phần lớn các nước, dịch vụ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dịch vụ cĩ hàm lượng tri thức lớn. Giai đoạn 1995-2004, các dịch vụ cĩ hàm lượng tri thức ngày càng trởn nên quan trọng ở phần lớn các nước OECD. Trong số các nước lớn nhất trong OECD, Anh Quốc đã cĩ sự tăng trưởng đặc biệt cao và đã nâng tỷ phần của nĩ vào những năm gần đây lên gần mức cao của Mỹ. Các nền kinh tế Italia và Nhật đã ít hướng vào các dịch vụ dựa vào tri thức, mặc dù ở mức độ nhiều hơn so với nhiều nước nhỏ ở Châu Âu. 3.2.6. Thương mại quốc tế xét theo hàm lượng cơng nghệ Sau sự suy giảm mạnh của thương mại cơng nghệ thơng tin và truyền thơng những năm 2000-2001, thương mại của các ngành cơng nghệ cao bắt đầu hồi phục. Nhu cầu quốc tế đối với các sản phẩm của ngành đã tăng lên, vì chúng cĩ thể ảnh hưởng tích cực tới năng suất và sức cạnh tranh khi được ứng dụng trong tồn nền kinh tế. Các ngành cơng nghệ cao hướng tới thương mại quốc tế nhiều hơn các ngành khác. Hiện chúng chiếm gần 1/4 tổng giá trị thương mại của OECD về các sản phẩm chế tạo, một tỷ lệ đã bị suy giảm xuống sát giới hạn vào những năm gần đây. Cùng với các ngành cơng nghệ trung bình cao (đặc biệt là ngành chế tạo ơ tơ, hĩa chất, máy thiết bị), các ngành cơng nghệ cao hiện chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại sản phẩm chế tạo của OECD (65%). Sự tăng lên rõ rệt trong giá trị thương mại của cơng nghệ trung bình thấp phần nào là do gần đây cĩ sự tăng giá mạnh đối với xăng dầu và các kim loại cơ bản, nhất là những kim loại dùng trong ngành chế tạo CNTT-TT. Ở khu vực OECD, giá trị thương mại quốc tế về dược phẩm trong giai đoạn 1996- 2005 đã tăng nhanh hơn các ngành cĩ hàm lượng cơng nghệ cao khác. Đầu ra của các ngành cơng nghệ cao khác, chẳng hạn như dụng cụ nghiên cứu, thiết bị radio, tivi và truyền thơng cũng tăng trên mức trung bình, trong khi giá trị thương mại của thiết bị văn phịng và máy tính tăng khá chậm. 3.2.7. Xuất khẩu của các ngành cơng nghệ cao và trung cao Năm 2005, xuất khẩu của các ngành chế tạo cơng nghệ cao và trung cao chiếm tới 65% tổng xuất khẩu của OECD về các sản phẩm chế tạo và các sản phẩm sơ cấp của nơng nghiệp và khai khống. Các nước OECD mà xuất khẩu đặc biệt hướng vào chế tạo cơng nghệ cao và trung cao bao gồm Ai-len, Nhật và Thụy Sĩ (với tỉ trọng trên 75%) cũng như Đức, Hungary, Hàn Quốc và Mỹ; Nhờ quá trình tồn cầu hĩa của các chuỗi giá trị, phần lớn những bộ phận tinh xảo của quy trình sản xuất (chẳng hạn như R&D) cĩ thể đặt địa điểm ở các nước khác nhau so với các bộ phận kém tinh xảo hoặc cần nhiều lao động. Do vậy, tỷ trọng cao của các 51 sản phẩm cơng nghệ cao trong xuất khẩu khơng nhất thiết phản ánh hoạt động của các ngành cơng nghệ cao. Trong số các nước Braxin, Nga, Ấn, Inđơnêxia, Trung Quốc, Nam Phi, xuất khẩu của các ngành cơng nghệ cao và trung cao là mạnh nhất ở Trung Quốc và Braxin, chiếm tương ứng là 55% và 32% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm khai thác và chế tạo. Tỷ trọng của xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao của Trung Quốc (35%) là cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD (23%). Sự khác nhau giữa các nước là rất lớn. Tỷ trọng của các ngành cơng nghệ cao và trung cao trong xuất khẩu nằm trong khoảng từ 20% (đối với những nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp và cơng nghệ thấp như Ơxtrâylia, Ai-xơ-len, New Zealand, Na Uy và Nga) đến 80%, gồm Ai-len và Nhật. Các sản phẩm hàm lượng cơng nghệ cao chiếm phần lớn trong tăng trưởng tổng giá trị xuất khẩu hàng hĩa những năm gần đây. Giai đoạn 96-05 tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao đã vượt quá mức tăng của tổng giá trị xuất khẩu ở phần lớn các nước OECD, trừ Nhật và Thụy Điển. Xuất khẩu cơng nghệ cao đã tăng rất nhanh ở Trung Quốc, Ai-xơ-len, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đơng Âu. Giai đoạn 96-05, tỷ trọng của Đức và Hàn Quốc trong tổng giá trị xuất khẩu cơng nghệ của OECD đã tăng lên, vượt lên trên Nhật, Mỹ và các nhà cung cấp cơng nghệ lớn Châu Âu. Chiếm 16% tổng xuất khẩu cơng nghệ của OECD, Đức đã cĩ tỷ trọng lớn nhất trong thị trường năm 2005, theo sát là Mỹ. Chiếm tỷ trọng 10%, Trung Quốc chỉ sau Nhật là nước thứ tư về xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao và trung cao năm 2005. 3.2.8. Sự đĩng gĩp vào cán cân thương mại của ngành chế tạo Đánh giá sự mạnh yếu của quốc gia về cường độ cơng nghệ khơng nên chỉ chú trọng vào xuất khẩu, mà cịn phải xét đến nhập khẩu vì việc sản xuất hàng hĩa xuất khẩu cĩ thể phụ thuộc nhiều vào nhập hàng trung gian (phụ kiện) của cùng một ngành. Các chỉ báo về ưu thế tương đối được tiết lộ ra cho phép hiểu biết tốt hơn về tình hình chuyên mơn hĩa của quốc gia. Năm 2005, ít nước OECD cĩ ưu thế tương đối về thương mại các sản phẩm chế tạo cơng nghệ cao. Thụy Sĩ được hưởng thặng dư hơn 7%, cịn Ai-len và Mỹ tương ứng là 6% và 4%. Thế mạnh tương đối lớn của Đức và Nhật là ở ngành chế tạo cơng nghệ trung cao; năm 2005, nĩ đĩng gĩp tích cực cho cán cân thương mại, với tỷ lệ tương ứng là 7% và 15%. Nhiều nước OECD vẫn cĩ thế mạnh tương đối ở các ngành chế tạo cơng nghệ trung bình thấp và/hoặc thấp. Điều này cũng đúng cho tất cả các nước Braxin, Nga, Ấn, Inđơnêxia, Trung Quốc, Nam Phi, mặc dù Inđơnêxia cũng được hưởng lợi từ ngành chế tạo cơng nghệ cao (4%). Mặc dù Trung Quốc cĩ khối lượng xuất khẩu cơng nghệ cao lớn, nhưng cán cân thương mại năm 2005 vẫn dựa vào sự đĩng gĩp tích cực của các ngành cơng nghệ thấp. Đối với phần lớn các nước, ưu thế tương đối này ít thay đổi trong giai đoạn 96-05. Tuy nhiên cũng cĩ ngoại lệ, rõ rệt nhất là Nhật đã khơng cịn ưu thế tương đối về ngành cơng nghệ cao. Trong khi đĩ, ưu thế tương đối về cơng nghệ cao đã tăng lên rõ rệt ở Ai-len, Inđơnêxia và Thụy Sĩ, cịn Phần Lan và Hungary cũng đã phát triển ưu thế này. 52 KẾT LUẬN Những dữ liệu và nhận định về các lĩnh vực của KH&CN giai đoạn 2003-2007 đã cung cấp một bức tranh khái quát về hoạt động KH&CN diễn ra trên tồn cầu. Từ những dữ liệu này, cĩ thể rút ra một số kết luận như sau: - Các nước đều chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào tri thức và R&D. Chỉ tính riêng các nước OECD, từ năm 2001 kinh phí dành cho R&D của khu vực này đã theo kịp với tốc độ tăng trưởng của GDP, chiếm khoảng 2,25% tổng GDP. Năm 2005, Trung Quốc giữ vị trí thứ ba tồn cầu về kinh phí dành cho R&D. Nhật Bản và EU đều tăng mạnh mức kinh phí dành cho R&D so với GDP, đạt mức đỉnh vào năm 2005 là 3,3% (Nhật Bản) và 1,7% (EU). Trong khi đĩ, Mỹ lại dường như giảm mức kinh phí dành cho R&D/GDP của mình, từ 2,7% năm 2001 xuống cịn 2,6% năm 2006. - Xu hướng phát triển mạnh nguồn nhân lực KH&CN ở các nước. Theo các số liệu gần đây của OECD, việc làm trong lĩnh vực KH&CN tiếp tục tăng mạnh hơn so với tổng số việc làm ở hầu hết cả các nước. Xu hướng tăng này cĩ thể giải thích bởi nhiều lý do như sự gia tăng của các ngành cơng nghiệp dịch vụ hay sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực KH&CN. - Nhằm thúc đẩy đổi mới trong KH&CN, các nước đều chú trọng đến việc đưa ra các chính sách đổi mới để tạo ra một mơi trường thuận lợi cho hoạt động KH&CN. Những chính sách này chủ yếu tập trung vào việc miễn, giảm thuế; tăng cường các mối liên kết giữa các trường đại học và khu vực cơng nghiệp. Ví dụ, năm 2006, 20 nước OECD đã giảm thuế cho R&D doanh nghiệp. - Trong quá trình tồn cầu hố, sự hợp tác KH&CN giữa các vùng miền, quốc gia cịn được thể hiện qua xu hướng tăng gia cơng R&D của các nước tiên tiến. Xu hướng này thể hiện rõ nhất qua việc chuyển dịch các hoạt động R&D từ các nước Bắc Mỹ và Châu Âu sang một số nước ở Châu Á. Thách thức đối với các nước thuê gia cơng là xác định hàm lượng R&D cần gia cơng ở nước ngồi trong khi vẫn duy trì được các cơng nghệ lõi ở trong nước. Mặt khác, thách thức đối với các nước nhận gia cơng là tận dụng tối đa các cơ hội để học hỏi được càng nhiều càng tốt các cơng nghệ tiên tiến. Tuy vậy, gia cơng R&D mang lại lợi ích cho cả nước thuê lẫn nước nhận gia cơng và gĩp phần gia tăng mức độ chuyển giao cơng nghệ lẫn khả năng truyền bá tri thức. Trung Quốc và Ấn Độ nổi lên là hai trung tâm nhân gia cơng R&D nổi tiếng của thế giới. Bên cạnh đĩ, một số quốc gia khác cũng đang cố gắng cĩ vai trị tích cực hơn trong xu thế này. Phịng Phân tích Thơng tin 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Globalization alters traditional R&D Rules. Global R&D report 2007. R&D Magazine, 9/2006 2. Globalization distributes more of the R&D Wealth. Global R&D report 2007. R&D Magazine, 9/2007 3. U.S. Competitiveness in Science and Technology. National Defense Research Institute, 2008. 4. OECD Science, Technology and Industry Scoreboard 2007: Innovation and Performance in the Global Economy. OECD, 10/2007. www.oecd.org/sti/scoreboard 5. OECD Science, Technology and Industry Scoreboard 2005 - Towards a knowledge-based economy. OECD, 2005. 6. World Investment Report: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D. United Nations, 2005. 7. Serger S S , Widman E. Competition from China: Opportunities and Challenges for Sweden. Swedish Institute For Growth Policy Studies, 2006. 8. Internationalisation of business R&D: Evidence, Impacts and Implications. OECD, 2008. 9. China's economic rise: Implications for East Asian growth and integration. Bulletin on Asia-Pacific Perspectives 2004/05 10. Danell T; Ưsthol A. The EU Long-term Budget: Reform and New Priorities. Swedish Institute For Growth Policy Studies, 1/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003-2007.pdf
Luận văn liên quan