Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên

MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Ngành vận tải Đường sắt hiện nay được quan niệm là một ngành sản xuất dịch vụ thay cho quan niệm trước đây là một ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự di chuyển của hàng hoá và hành khách từ nơi này đến nơi khác được tính bằng HK-Km hay T-Km. Vận tải hành khách bằng đường sắt luôn là phương tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp nhân dân lao động. Vận tải đường sắt là phương thức vận tải công cộng không thể thiếu được trong đời sống xã hội cũng như nó luôn luôn là cơ sở để phát triển kinh tế, an ninh, văn hoá, chính trị quốc phòng. Nhiệm vụ cơ bản của ngành vận tải đường sắt nói chung và của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng là thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ cao nhất và chi phí vận tải nhỏ nhất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện theo luật doanh nghiệp 2005. Để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức năng động và nhạy bén để nắm bắt các cơ hội và tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, trong nhiều năm qua Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng, không ngừng đổi mới trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh và đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sau một thời gian quá dài hoạt động trong cơ chế hạch toán tập trung bao cấp cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Tổng công ty vận tải Đường sắt Việt Nam nói chung và của Công ty VTHKĐS Hà Nội nói riêng vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như các thay đổi về cơ chế, chính sách , pháp luật của nhà nước, chính điều đó là những rào cản khó khăn trong bước hoà nhập với nền kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế. Để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam. Công ty mẹ - ĐSVN đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu mới với tên gọi Đường sắt Việt Nam. Trong Quyết định cũng đã phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn và Công ty vận tải hàng hóa Đường sắt thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội hiện nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty ĐSVN có nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàm mạng lưới đường sắt cả nước. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu hàng năm của ngành ĐS, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải hành khách như vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển đã đặt ra cho Công ty một thách thức rất lớn. Mặt khác khi Luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực và khi Tổng Công ty ĐSVN chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, trong tương lai các Công ty vận tải hành khách hàng hoá chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập thì để đứng vững được trong nền kinh tế thị trường Công ty cần phải xây dựng cho mình các giải pháp sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mô hình mới và mục tiêu chung của Ngành Đường sắt Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên” là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn : Trước yêu cầu đặt ra khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới, từ doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sang doanh nghiệp hạch toán độc lập ( Công ty TNHH 1 thành viên ) trong bối cảnh có cạnh tranh gay gắt giữa các phương thức vận tải. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp vận tải đường sắt cần có những giải pháp và bước đi thích hợp để phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó việc nghiên cứu phải đạt được các mục tiêu như sau : - Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động của mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực vận tải, từ đó xây dựng và lựa chọn những mục tiêu của Doanh nghiệp vận tải đường sắt trong mô hình sản xuất mới; - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vận tải đường sắt để xác định các loại sản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đường sắt. - Trên cơ sở lý luận về hoạt động SXKD của Công ty TNHH 1 thành viên, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của của Công ty VTHKĐS Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn: Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở kết hợp với việc cập nhập các thông tin, kết quả sản suất kinh doanh những năm vừa qua của ngành ĐSVN của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Giới hạn trong Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty và Tổng Công ty. Kết cấu cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh vận tải của Đường sắt Việt Nam nói chung và Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng. Chương II: Xây dựng cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH một thành viên.

doc128 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sắt với khách hàng. - Marketing trực tiếp: là tiếp thị sử dụng thư, fax... để chuyển tải thông tin đến từng đối tượng khách hàng. - Quan hệ cộng đồng: là giới thiệu dịch vụ vận tải qua các chương trình tài trợ như ca nhạc, thời trang, thể thao... Hiện nay công tác Marketing tại Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà nội vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc xác định tìm hiểu luồng hành khách cả về nhu cầu đến đặc trưng về hướng di chuyển, mục đích chuyến đi của hành khách. Hoạt động Marketing mang tính tự phát không thường xuyên, liên tục ở quy mô nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu của hành khách và nâng cao công tác marketing Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà nội cần có một số giải pháp sau: - Tăng cường công tác quảng cáo về công ty và các sản phẩm của dịch vụ Công ty: thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình… qua đó giới thiệu các dịch vụ vận tải đến hành khách. Đồng thời tại các ga trung tâm, Công ty chú trọng đến công tác quảng cáo bằng panô, áp phích, tờ rơi tại các nơi công cộng và dễ nhận thấy sự thay đổi biểu đồ chạy tàu hoặc mở thêm các mác tàu mới hay bãi bỏ các mác tàu cũ trong một thời gian thích hợp cho hành khách đi tàu nắm bắt được, giúp họ chuẩn bị tâm lý và tạo thói quen mới trong sử dụng dịch vụ đường sắt. - Đào tạo nhân viên phụ trách công tác tuyên truyền: Công ty cần đạo tạo các nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng trả lời chính xác, nhanh chóng các thông tin mà hành khách yêu cầu, các nhân viên này tại ga có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng nước ngoài. 3.2.1.2. Tập trung đối tượng hành khách du lịch Hiện nay, Công ty VTHKĐS Hà Nội có các tuyến đường đi đến hầu hết các điểm du lịch lớn trong cả nước, các đoàn tàu phục vụ du lịch chủ yếu được lập ở ga Hà Nội để phục vụ các điểm du lịch sau: - Ga Thanh Hoá: phục vụ khu nghỉ mát Sầm Sơn, khu du lịch Lam Sơn, Thành nhà Hồ. - Ga Vinh: phục vụ khu nghỉ mát Cửa Lò, khu di tích Kim Liên, khu nghỉ mát Thiên Cầm - Hà Tĩnh - Ga Đồng Hới: phục vụ khu nghỉ mát Nhật Lệ, thắng cảnh Phong Nha - Đá Nhảy - Kẻ Bàng. - Ga Huế: phục vụ khu di tích Cố đô Huế, Festival Huế - Ga Đà Nẵng: phục vụ khu nghỉ mát Non Nước - TP. Đà Nẵng, khu phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn - Tỉnh Quảng Nam. - Ga Phan Thiết: phục vụ khu du lịch Mũi Né - Ga Tháp Chàm: phục vụ khu du lịch Tháp Chàm - Ga Nha Trang: phục vụ khu nghỉ mát Non Nước - TP. Đà Nẵng, khu phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn - Tỉnh Quảng Nam. - Ga Sài Gòn: phục vụ du lịch Thành phố Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long - Ga Hải Phòng: phục vụ khu nghỉ mát Đồ Sơn - Cát Bà, Vịnh Hạ Long - Ga Hạ Long: phục vụ nghỉ mát Vịnh Hạ Long, Trà Cổ - Ga Tiên Kiên: phục vụ khu du lịch Đền Hùng - Ga Lào Cai: phục vụ khu nghỉ mát Sa Pa, khu du lịch Bắc Hà, du lịch Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc). - Ga Lạng Sơn, Đồng Đăng phục vụ các điểm du lịch Tam Thanh, Nhị Thanh và TP. Lạng Sơn, đi du lịch Nam Ninh (Trung Quốc) - Ga Quán Triều: phục vụ khu du lịch hồ Núi Cốc Như vậy, có thể nói đường sắt đã hình thành một mạng lưới các điểm du lịch, nghỉ mát, thăm quan rộng khắp và có tiếng trong cả nước, nhu cầu mua vé đi tàu cho các tour du lịch của hành khách trong nước và hành khách người nước ngoài ngày càng tăng lên. Vì vậy Công ty có thể tập trung vào đối tượng khách hàng này để thu hút hành khách đặc biệt vào mùa du lịch. Công ty thực hiện các biện pháp sau: - Bán vé phục vụ các tour du lịch: các ga phải xây dựng mối liên hệ thường xuyên tới các đơn vị làm du lịch, dự kiến kế hoạch vận chuyển trong từng thời kỳ, có thể ký hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, từng chuyến hoặc lịch vận chuyển theo năm, quý, tháng để chủ động đặt chỗ, giữ chỗ theo yêu cầu của hành khách. - Ưu tiên đáp ứng cho các đơn vị du lịch hiện có yêu cầu đột xuất dể duy trì mối quan hệ lâu dài và chủ động xây dựng các phương thức phục vụ thích hợp. - Liên hệ chặt chẽ với các đơn vị làm du lịch hoặc cơ quan đoàn thể tổ chức du lịch tìm hiểu sơ bộ đặc điểm hành trình, sở thích, thói quen của hành khách du lịch, hình thức tổ chức du lịch để có kế hoạch phục vụ. - Kết hợp bán vé đi tàu với bán vé cho các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển đường ngắn ở nơi đi, nơi đến, các loại vé vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, đăng ký giành chỗ, giữ chỗ lượt về. - Đối với các tour du lịch trong nước: gồm các đối tượng đi tàu như CNCNV, học sinh, sinh viên, bộ đội, công nhân, nông dân... mục đích chuyến đi như tham quan, nghỉ mát, giải trí ... thời gian, địa điểm, phương tiện quay trở lại để tư vấn, góp ý lựa chọn chuyến tàu, loại toa, loại vé, hình thức thanh toán hoặc đưa vé tới tận nơi phục vụ sao cho thuận lợi nhất. - Đối với các tour du lịch của hành khách nước ngoài tự tổ chức không thông qua các đơn vị làm du lịch khi mua vé cần chú ý hướng dẫn thể lệ vận chuyển, nội quy dưới ga và trên tàu để hành khách nắm vững tránh xảy ra các sự cố trong quá trình vận chuyển. - Các ga đi cần nắm vững đặc trưng tour du lịch, thời gian hành khách đến ga để có kế hoạch đón tiếp, hướng dẫn giới thiệu hành khách sử dụng các dịch vụ hiện có của ga đồng thời tìm hiểu nhu cầu hành khách cần mà ga chưa có, tạo ấn tượng an toàn, tâm lý thoải mái cho hành khách. Các đơn vị quản lý đoàn tàu cần chủ động xây dựng phương án phục vụ trên tàu thích ứng với từng tour du đáp ứng tối đa yêu cầu của hành khách. 3.2.1.3. Đa dạng hoá sản phẩm vận chuyển hành khách: Những năm trở lại đây đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội dã có sự phân hoá giàu, nghèo nhất định. Do đó nhu cầu đi lại của người dân vì thế cũng có nhiều sự thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng người. Để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ Công ty có thể tập trung vào các sản phẩm sau: - Sản phẩm cao cấp: Chất lượng sản phẩm: tàu tốc độ cao, toa xe điều hoà có quầy bar, tivi, báo chí, các điều kiện phục vụ hành khách khác trên tàu cao cấp, có đội ngũ tiếp viên trẻ, giỏi ngoại ngữ. Đối tượng phục vụ: Du khách nước ngoài, doanh nhân, công chức cấp cao, những người có thu nhập cao và các trường hợp khác. Các tuyến bố trí sản phẩm cao cấp: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Vinh, Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh... + Sản phẩm phổ thông: Chất lượng sản phẩm: tàu tốc độ trung bình, toa xe kết hợp có điều hoà và không có điều hoà, các điều kiện phục vụ hành khách khác trên tàu đảm bảo, có đội ngũ tiếp viên trẻ... Đối tượng phục vụ: Cán bộ, công nhân viên chức và những người có thu nhập trung bình và các trường hợp khác. Các tuyến bố trí sản phẩm trung bình: tất cả các tuyến. + Sản phẩm giá thấp: Chất lượng sản phẩm: tàu tốc độ thấp, dừng đón khách ở tất cả các ga dọc đường, toa xe không có điều hoà, các điều kiện phục vụ hành khách khác trên tàu ở mức trung bình Đối tượng phục vụ: Cán bộ, công nhân viên chức và những người có thu nhập trung bình và các trường hợp khác. Các tuyến bố trí sản phẩm cấp thấp: trên các tuyến đường nhất định như: Yên Bái – Lào Cai, Hà Nội – Yên Bái, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thanh Hoá. 3.2.1.4. Cho thuê toa xe trọn gói Hiện nay, Công ty đã áp dụng hình thức liên kết đầu tư, trong đó Công ty có phương tiện vận tải và bên thứ 2 góp vốn đầu tư nâng cấp cải tạo toa xe đưa vào khai thác tại các tuyến có đông hành khách du lịch. Đây là hình thức hợp tác hiệu quả cho cả 2 bên cần được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới. 3.2.1.5. Tổ chức các đại lý vận tải hàng hoá: Khi đã chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên, mặc dù nhiệm vụ chính của Công ty là vận tải hành khách. Tuy nhiên với lợi thế của Công ty là quản lý toàn bộ các ga trên 5 tuyến đường sắt từ Đà Nẵng trở ra nên tại các ga không có chi nhánh của Công ty VTHH Đường sắt, Công ty có thể tổ chức thành lập các đại lý và ký hợp đồng với Công ty VTHH Đường sắt để thu gom, xếp dỡ hàng hoá hưởng hoa hồng nhằm nâng cao doanh thu cho Công ty đồng thời cải thiện đời sống người lao động. 3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất 3.2.2.1.Giải pháp về hoàn thiện tổ chức, quản lý và điều hành. Theo mô hình tổ chức hiện nay đã bộc lộ những hạn chế: khối vận tải hoạt động đan xen nhau , chưa thể hạch toán riêng sản phẩm khách, sản phẩm hàng như mục tiêu đổi mới tổ chức đề ra, hoạt động liên hiệp trong khu vực ít gắn bó. Thực tế này làm cho điều hành sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, để khắc phục những hạn chế này trước mắt phải: - Điều chỉnh sắp xếp tổ chức, hoàn thiện các quy chế́ đồng bộ khi Tổng Công ty ĐSVN đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, đồng thời tiến hành cơ cấu lại hoạt động của các Công ty vận tải cho phù hợp với tổ chức mới. - Tập trung điều chỉnh sắp xếp hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động khối vận tải theo hướng: giảm bớt đầu mối, hạn chế sự đan xen, tạo gắn bó hơn về liên hiệp lao động khu vực, nâng cao hơn nữa hiệu lực chỉ đạo điều hành và đặc biệt phải phù hợp với tinh thần cơ bản của Luật Đường sắt. Đường sắt Việt Nam hỗ trợ và chi phối về thị trường, công nghệ, thương hiệu và vốn, tập trung được các nguồn lực phát triển mạnh thị trường ra ngoài ĐSVN. Công ty phải căn cứ vào điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để cơ cấu lại tổ chức hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất. Quá trình sắp xếp có tính đến toàn diện những vấn đề liên quan đến tổ chức, cơ chế và cán bộ. - Tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, đồng thời đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các dự án được đầu tư. - Triển khai xây dựng các dự án chuẩn bị trước các giải pháp trong thực hiện lộ trình của chuyển đổi mô hình tổ chức của Đường sắt Việt Nam và của Công ty. Đặc biệt cần làm việc với các Ban ngành liên quan về việc đảm bảo vốn cho phát triển sản xuất - Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách nâng cao hơn nữa chất lượng vận chuyển (cả trong trang thiết bị, tiện nghi, thái độ phục vụ) nhằm mang lại những giá trị thụ hưởng cao nhất cho khách hàng. 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức chạy tàu: a. Bố trí lại thành phần trên các tuyến Do chỉ tiến hành cân đối chạy tầu và tổ chức kinh doanh vận tải trên tuyến đường đơn nên để nâng cao sản lượng và doanh thu cần sắp xếp lại thành phân các đoàn tàu trên một số tuyến và trên các đôi tầu để đáp ứng nhu cầu chạy tầu: Nguyên tắc bố trí thành phần đoàn tầu: + Trên cơ sở số toa xe hiện có và số toa xe sẽ được tiến hành cải tạo nâng cấp, đồng bộ về số chỗ loại toa xe và tiến hành nâng cấp, lắp điều hòa không khí, tiến hành quay chung ram xe để tăng mật độ chạy tầu; + Bố trí các toa xe loại 80 chỗ, có lắp điều hòa KK chạy tuyến Hải Phòng, đặc biệt là vào những ngày cao điểm và cuối tuần, ngày lễ ngày tết + Bố trí các toa xe nằm mềm, nằm cứng có lắp ĐHKK chạy vào các mác tầu SP trên tuyến Hà Nội Lào Cai +Bố trí các toa xe ngồi xen lẫn toa xe nằm cứng chạy vào các đôi tầu LC, trên tuyến Hà Nội - Lào Cai; +Cân đối toa xe máy phát điện theo công suất phù hợp với các đôi tầu trên các tuyến Hà Nội Quán Triều, các khu đoạn Vinh Đồng Hới, Hà Nội Đồng Đăng +Cân đối toa xe HL phù hợp với các tuyến ngắn đường, trên tuyến phía tây ( YB1/2) Hà Nội - Đồng Đăng, Vinh- Đồng Hới, Đồng Hới - Huế; +Cân đối các toa xe A loại 2 tầng chạy tuyến phía tây ( Hà Nội Lào Cai), vào những ngày cao điểm; +Cân đối loại toa xe C ghế dọc chạy trên tuyến Hà Nội Đồng Đăng ( mác tầu ĐĐ3/4); b.Xây dựng Biểu đồ chạy tầu phù hợp nhu cầu đi lại của hành khách trên các tuyến. Việc phân cấp BĐCT hiện nay từ Đường sắt Việt Nam đến các Công ty VTHK Đường sắt chỉ có các điều kiện ràng buộc dưới đây: + Phải tuân thủ BĐCT tuyến Thống Nhất + Cân đối chạy tầu hàng tuyến phía Tây; Với những nội dung trên, việc xây dựng lại BDCT trên các tuyến địa phương, các khu đoạn chạy tầu trên tuyến Thống Nhất, hoàn toàn chủ động được đối với Công ty. Chính vì vậy để xây dựng Biểu đồ chạy tàu cho phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách trên các tuyến, công ty cần dựa trên các nguyên tắc sau: +Điều chỉnh lại giờ đi, giờ đến của các mác tầu trên một số tuyến, để phù hợp với sự đi lại của hành khách tại các ga mà nhu cầu khách đi cao; +Điều chỉnh sao cho sử dụng một ram xe nhưng có thể quay vòng được 2 vòng trên khu đoạn, nhằm tiết kiệm toa xe và tăng được mật độ chạy tầu; +Tổ chức quay chung ram xe trên cơ sở tuyến này chạy sang tuyến khác; +Tập trung cuối tuần, ngày nghỉ lễ và dịp hè để tăng được các mác tầu cần thiết; +Đón đầu các luồng khách bất bình hành trên từng tuyến và theo chiều để điều chỉnh giờ tầu cũng như diều chỉnh cục bộ thành phần tầu; *Điều chỉnh cụ thể: + Tuyến Hà Nội Lào Cai: - Các tầu SP đều đỗ tại các ga: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Bảo Hà; để đón nhận khách; - Điều chỉnh giờ tầu khách đến Phúc Yên Vĩnh Yên, Việt Trì, Bảo Hà đối với các tầu SP; - Điều chỉnh giờ tầu LC1/2 để tổ chức quay chung ram xe, thêm tầu chạy tuyến Hà Nội Hải Phòng; - Điều chỉnh 01 mác tầu LC3/4 để có thể sử dụng được chạy tuyến Hà Nội – Quán Triều; - Điều chỉnh 01 mác tầu SP để chạy tầu khu đoạn Hà Nội Nam Định hoặc Hà Nội Thanh Hóa + Tuyến Hà Nội Quán Triều: - Sử dụng 01 ram xe để chạy 02 mác tầu QT91/QT/92 và QT93/QT94. - Sử dụng quay chung ram xe của tầu LC3/LC4 để chạy thêm 01 mác tầu trên tuyến. + Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng: - Điều chỉnh giờ tầu M3/M4 và ĐĐ3/4 để trong trường hợp khách các tuyến khác đông thì rút toa xe bổ sung: - Chạy thêm một mác tầu đến BắcLệ, khi vào mùa lễ hội; Tháng giêng và tháng 2 sau tết nguyên đán; + Tuyến Hà Nội Hải Phòng: - Điều chỉnh giờ của các mác tầu tại các ga Cầm Giàng, Phú Thái, Hải Dương để giảm thời gian chờ tránh vượt; - Đỗ thêm các ga Phú Thụy, Thượng Lý; - Quay nhanh ram xe LC để tăng cường thêm tầu vào các ngày lễ, và ngày nghỉ, sử dụng các ram tầu đang chạy ổn định, tổ chức thành tầu suốt Hà Nội – Hải Dương-Hải Phòng để lập thêm tầu; + Tuyến Hà Nội TP Hồ Chí Minh, các khu đoạn trên tuyến: - Tầu ĐH1/ĐH2 đỗ thêm các ga: Yên Thái Chợ Sy; điều chỉnh giờ chạy tại các ga Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh; - Tàu HN1/HN2 đổ thêm ga Quảng Trị, điều chỉnh giờ đi đến tại các ga: Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Yên Thái, Chợ Sy, Vinh, Yên Trung, Hương Phố - Tầu SE19/20: Đỗ thêm các ga Phủ Lý, Yên Thái; điều chỉnh giờ chạy và đỗ tại các ga Vinh, Huế, Quảng trị Đông Hà… 3.2.2.3 Tổ chức khoán sản phẩm công đoạn đối với các đơn vị thành viên của Công ty Xác định đơn giá sản phẩm của các đơn vị thành viên của các Công ty vận tải a. Các Ga và Xí nghiệp vận tải. Xác định quỹ lương của Ga, Xí nghiệp vận tải căn cứ vào Doanh thu và đơn giá của các tác nghiệp do các ga , Xí nghiệp vận tải của Công ty này làm cho Công ty kia và trên kế hoạch chung của Công ty vận tải quản lý trên cơ sở tiêu hao lao động vào sản phẩm và lương bình quân cấp bậc công việc của đơn vị kết hợp với các loại phụ cấp hiện hành. Công thức xác định: QLchung = QLct + QLkv + QLhv + QLtk + QLbt + QLql Nội dung cụ thể của các yếu tố trong công thức trên : QLct: Quỹ lương của bộ phận làm công tác chạy tầu; QLkv: Quỹ lương của bộ phận làm công tác khách vận; QLhv: Quỹ lương của bộ phận làm công tác hoá vận; QLtk: Quỹ lương của bộ phận làm công tác thống kê; QLbt: Quỹ lương của bộ phận làm công tác bổ trợ; QLql: Quỹ lương của bộ phận làm công tác quản lý; Việc xác định các loại quỹ lương riêng cho các sản phẩm chính trên dựa vào tỷ lệ % tiêu hao lao động của các bộ phận đó vào sản phẩm trên cơ sở tổng quỹ lương của đơn vị mình và đội hình thực tế. Nguyên tắc phân bổ vào quỹ lương theo sản phẩm: - Các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì phân bổ trực tiếp cho sản phẩm đó. - Các chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm thì dùng các chỉ tiêu trung gian để phân bổ. Để khuyến khích các ga, XN vận tải tập trung rút ngắn thời gian tác nghiệp hàng hoá và thời gian trung chuyển của toa xe hàng đơn giá lương của các chỉ tiêu này trích từ 20% đến 40% tổng quỹ tiền lương kế hoạch của các Ga, xí nghiệp vận tải để phân bổ vào sản phẩm Ttn và Ttc (tuỳ theo từng Ga, xí nghiệp vận tải), các sản phẩm còn lại chiếm từ 60 đến 80% tổng quỹ tiền lương kế hoạch của đơn vị và được tính toán phân bổ theo các nguyên tắc trên. Như vậy, ta có quỹ lương của từng sản phẩm và từ đó tính được đơn giá của từng sản phẩm hệ Ga, Xí nghiệp vận tải là: Công thức xác định đơn giá sản phẩm: Cspkh = Trong đó: Cspkh: Đơn giá sản phẩm kế hoạch QLsp: Quỹ lương sản phẩm Qsp: Khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch Đơn giá sản phẩm 1 tấn xếp dỡ hàng hoá QLTxdKH CTxd = Số tấn xếp dỡ KH Đơn giá sản phẩm 1000 đồng tiền thu hành khách, hành lý QLđthk KH C1000đ = Tổng tiền thu KH (HK +HL) - Đơn giá sản phẩm một đoàn tàu đón gửi QLđtđg KH Cđtđg = Số đoàn tàu đón gửi KH Đơn giá sản phẩm 1 xe xuất nhập QLxxn KH Cxxn = Số xe xuất nhập KH b.Các Xí nghiệp toa xe * Nội dung chi phí cho sản phẩm: Bao gồm tất cả chi phí trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm, chi phí này được xác định theo từng yếu tố chi phí. * Cách xác định đơn giá sản phẩm: Tiền lương: Được xác định dựa vào - Định mức tiêu hao lao động cho một đoàn tàu (đội hình quy định cho từng loại tàu), cho một toa xe sửa chữa nhỏ (số giờ công sửa chữa theo loại xe), cho một tác nghiệp chỉnh bị, khám chữa toa xe, đoàn xe hoặc đội hình quy định cho một ban sản xuất cụ thể… - Lương bình quân cấp bậc công việc của các chức danh - Các chế độ phụ cấp theo quy định của Nhà nước, của ngành và của xí nghiệp liên hợp - Các hệ số điều chỉnh tiền lương thời kỳ theo doanh thu thực hiện Từ các yếu tố trên xây dựng thành các mức chi tiết và tổng hợp như: Đơn giá một toa xe vận dụng, sửa chữa, quỹ lương tổng ngạch cho một chuyến tàu. BHXH: Tính theo tỷ lệ % lương (hiện tại tính bằnh 15% tiền lương cơ bản có phụ cấp) Vật liệu: Vật liệu hệ toa xe được xác định theo loại hình xí nghiệp - Xí nghiệp sửa chữa toa xe : Trong vận doanh có các cấp sửa chữa toa xe là niên tu (sửa chữa nhỏ) lâm tu được thực hiện ở các xí nghiệp toa xe. Muốn xác định đã lượng tiêu hao trước hết phải căn cứ vào quy trình cụ thể (theo loại xe) khi vào sửa chữa phải thay những phụ tùng nào, chi tiết nào, số lượng bao nhiêu, phải swae chữa thùng bệ xe và các trang thiết bị nội thất như thế nào…. Tuy nhiên, vì mỗi loại xe có kết cấu khác nhau, mức độ hư hỏng cũng khác nhau do vậy để tiện cho công tác định mức chi phí vật liệu cho từng cấp sửa chữa ta xây dựng định mức vật liệu bình quân cho sửa chữa từng loại xe. - Xí nghiệp vận dụng toa xe : Do công tác vận dụng toa xe khách và toa xe hàng khác nhau về bản chất cho nên việc xác định mức tiêu hao vật liệu cho hai loại hình xí nghiệp cũng khác nhau. + Tiêu hao vật tư xí nghiệp vận dụng toa xe khách: Điểm khác biệt cơ bản đối với vật tư cho vận dụng toa xe khách là chi phí vật liệu cho sửa chữa, thay thế chủ yếu là phần nội thất toa xe, đồng thời bổ sung tăng cường thiết bị trên toa xe nhằm phục vụ hành khách cho tốt hơn. Định mức vật tư cho vận dụng toa xe khách thể hiện ở hai dạng: * Dạng sửa chữa thay thế tại phân xưởng chỉnh bị: Tiêu hao được xác định cho mỗi xe khi vào chỉnh bị là sơn, guốc hãm, ắc quy, dây điện, sắt, thép, cửa lưới, thiết bị vệ sinh… những vật tư trên thường được tính bình quân cho một xe. * Dạng tiêu hao thứ hai là thay thế các dụng cụ phục vụ hành khách như chăn, màn, chiếu, gối, ga, phích, ấm chén,…. Những vật tư này thường định mức theo từng chủng loại xe (ngồi, nằm,…., theo loại tàu (Thống nhất, địa phương…). Chủ yếu xác định theo thời gian để thay thế. + Tiêu hao vật tư cho xí nghiệp vận dụng toa xe hàng: Trong vận dụng toa xe hàng tiêu hao vật tư chủ yếu là phụ tùng, chi tiết toa xe được xác định như sau: * Vật tư cho làm dầu, bơm mỡ… (quy định làm dầu 3 tháng một lần, bơm mỡ 6 tháng một lần) * Vật tư cho khám hãm toa xe 6 tháng một lần * Vật tư cho lâm tu, chỉnh bị, tăng cường hãm * Vật tư thay thế vặt tại các trạm khám chữa toa xe * Vật tư cho sửa chữa toa xe hỏng cửa, thủng thành sàn. Những vật tư này chủ yếu là: Sắt, thép, sơn. ô xy, đất đèn, nắp bầu dầu, dầu bôi trơn, mỡ… phụ tùng toa xe là: guốc hãm, van, ống hãm, giằng hãm, lò xo con len, bầu dầu… Nhiên liệu: Bao gồm - Nhiên liệu cho vận chuyển nội bộ: x Xác định dựa vào + Số lượng dầu xe hoạt động của đơn vị phục vụ công tác vận doanh + Định mức tiêu hao nhiên liệu đường bộ áp dụng các loại xe đang lưu hành. + Khối lượng công việc cụ thể của đơn vị (địa bàn hoạt động, khối lượng, cự ly vận chuyển vật liệu, chế độ kiểm tra của đơn vị…) + Giá nhiên liệu hiện tại - Nhiên liệu cho các máy móc sử dụng xăng dầu như máy bơm nước, máy phát điện… xác định theo thực tế - Nhiên liệu cho các lò hơi, lò rèn, lò sưởi…. xác định theo thực tế Từ các số liệu trên căn cứ vào tình hình thực tế từng vùng, tình hình thực hiện năm trước của đơn vị, tính toán giao mức khoán chi phí nhiên liệu cho từng xí nghiệp. Khi giá nhiên liệu thay đổi sẽ có xem xét thay đổi Điện lực: Xác định như của xí nghiệp đầu máy Chi phí khác: Bao gồm - Các chi phí ngoài 5 yếu tố kể trên - Các loại chi phí bằng tiền hoặc hiện vật trực tiếp cho một công việc hoặc đối tượng là người lao động ngoài thu nhập lương, chi thuê lao vụ ngoài xí nghiệp… Cụ thể: + Chi chế độ cho người lao động: theo quy định; + Chi khác ngoài chế độ : Theo quy định; + Các chế độ chi đặc thù: Ngoài các chi phí như các xí nghiệp khác các xí nghiệp toa xe còn có các khoản chi phí đặc thù sau: Tiền thuê niên tu toa xe Tiền thuê trông coi toa xe Tiền nước phục vụ sản xuất: nước rửa xe khách, nước cấp cho các đoàn xe khách. Nguyên tắc xác định đơn giá sản phẩm: - Các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì phân bổ trực tiếp cho sản phẩm đó. - Các chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm thì dùng các chỉ tiêu trung gian để phân bổ - Các chỉ tiêu trung gian dùng để phân bổ chi phí cho các sản phẩm đối với hệ toa xe là: Số xe vận dụng quy đổi. Đoàn tàu Km, số lao động, thời gian chiếm dụng vị trí sửa chữa… - Các chi phí mang tính đột xuất hoặc khó xác định chính xác thì để ngoài đơn giá sản phẩm, khi quyết toán thanh toán theo tình hình thực tế. Ví dụ như: Thuê niên tu toa xe, thuê trông coi, bảo quản xe…. Sau khi xác định được chi phí cho sản phẩm theo từng yếu tố ta chia cho số sản phẩm kế hoạch sẽ được đơn giá sản phẩm công đoạn. Cụ thể: Đơn giá tiền lương 1 xe vận dụng tàu Thống nhất: Lương bộ phận xe vận dụng (không tính lương khoán tàu TN) + % Lương QL, BT CxeTN = Số ngày xe TN kỳ kế hoạch Đơn giá tiền lương 1 xe vận dụng tàu địa phương: % Lương khối tàu địa phương +% Lương QL, BT Cxe ĐP = Số ngày xe ĐP kỳ kế hoạch Đơn giá tiền lương doanh thu tàu Thống nhất: 49% Lương tổ tàu TN + % Lương QL, BT C tiền thu HK TN = Tiền thu HKTN kỳ kế hoạch Đơn giá tiền lương doanh thu tàu địa phương: % Lương khối tàu ĐP + % Lương QL,BT C tiền thu HKĐP = Tiền thu KHĐP kỳ kế hoạch Tóm lại: Việc khoán sản phẩm công đoạn cho các xí nghiệp thành viên của Công ty sẽ là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty. 3.2.3. Giải pháp về huy động các nguồn lực: Để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh khi chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên thì trong thòi gian tới Công ty VTHKĐS Hà Nội ngoài việc cần mở rộng và phát triển thị trường, tiến hành tổ chức cơ cấu lại sản xuất, còn phải huy động các nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu phát triển trứơc mắt cũng như lâu dài, vì vậy việc huy động các nguồn lực trong và ngoài ngành vào Công ty là hết sức quan trọng: 3.2.3.1. Các hạng mục cần đầu tư a) Đầu tư về toa xe khách: Phải có đủ toa xe khách đáp ững nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu vận chuyển dịp hè, tết và cuối tuần. Các toa xe khách phải có nội thất và chất lượng cao ( có hệ thống điều hòa Không khí, tủ đựng nước sôi, cửa kính chống ném đã, vệ sinh tự hoại, độ ồn rung khi vận hành thấp…) và có đủ toa xe loại giường nằm cho các khu đoạn ( Hà Nội- Vinh, Hà Nội- Đồng Hới, Hà Nội - Huế, Hà Nội- Đà Nẵng..) trên tuyến Thống nhất, và chạy suốt Hà Nội Sài Gòn; và trên tuyến Hà Nội Lào Cai; đủ toa xe khách ghế ngồi có lắp điều hòa không khí trên các tuyến Hà Nội Hải Phòng, Hà Nội Đồng Đăng; đủ toa xe để tăng mật độ chạy tầu trên các tuyến ngắn để tăng sản lượng vận chuyển. b) Đầu tư về máy móc công cụ thiết bị sửa chữa toa xe: Phải trang bị và đầu tư thay thế, đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, máy móc công cụ phục vụ cho sửa chữa định ký toa xe, cho lâm tu và chỉnh bị toa xe khách, hệ thống máy móc công cụ này phải tiên tiến đáp ững yêu cầu về công nghệ sửa chữa các loại toa xe đã đầu tư với chất lượng ngày càng cao. c) Đầu tư đa dạng hóa các hình thức bán vé: hệ thống bán vé hiện nay đã sử dụng trên 10 năm, bán vé với phương thức hành khách ra ga mua vé hay mua tại các đại lý bán vé, cần phải triển khai hệ thống bán vé náy đến tất cả các ga trên các tuyến đường và đặt nhiều đại lý ở các thành phố thị xã, thị tứ… . Cần phát triển hệ thống bán vé điện tử trên mạng để hệ thống bán vé phục vụ nhiều đối tượng, trong đó đối tượng là người nước ngoài, hành khách ở vùng sâu vùng xa và hành khách có nhu cầu thàn toán bằng thẻ tín dụng. đầu tư hệ thống soát vé tự động tại các ga có khối lượng hành khách ra vào ga lớn. d) Đổi mới hệ thống thông tin tuyên truyền phục vụ hành khách: Đầu tư hệ thống phát thanh trên tầu, tại các ga đón nhận hành khách; tăng cường hệ thống bảng biểu ( lắp đặt hệ thống bảng điện tử tại các ga) phủ hợp để hành khách dẽ dàng tiếp nhận thông tin; tăng cường hệ thống bảng biểu chỉ dẫn khách vào ga, ra ga. e) Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất tại các XN vận tải, các ga theo hướng vưa nâng cao chất lượng nơi làm việc, vừa có thể tổ chức thêm các hình thức kinh doanh dịch vụ phụ. 3.2.3.2. Các giải pháp huy động vốn đầu tư Nhu cầu vốn đầu tư của Công ty trong giai trong giai đoạn 2012-2020 tương đương bằng nguyên giá TSCĐ của Công ty hiện nay, như vậy trong 9 năm tới đến 2020 mỗi năm Công ty phải huy động hơn 150 tỷ đồng để đầu tư, trong đó phần cân đối cho khấu hao TSCĐ trước khi tổ chức hạch toán độc lập (dự kiến năm 2012) hàng năm chỉ dành được 50 tỷ để đầu tư lại. Để có một nguồn vốn lớn như vậy, trong đó chủ yếu là đóng mới toa xe cần triển khai ngay chương trình ưu đãi của Chính phủ cho chương trình cơ khí trọng điểm, trong đó có hạng mục Đóng mới toa xe khách; Đây là ưu việt mà Chính phủ dành cho ngành ĐS, cần tập trung vào huy động nguồn vốn vay ưu đãi trước. a. Huy động Nguồn vốn vay a1. Vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam Nhà nước có chủ trương khuyến khích sản xuất cơ khí trong nước và có những chính sách hỗ trợ các mặt hàng cơ khí được sản xuất trong nước. Đặc biệt là hỗ trợ về lãi suất vay ưu đãi. Đóng mới toa xe cũng nằm trong danh mục các dự án được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Dự kiến nhu cầu vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam của Công ty VTHKĐS Hà Nội giai đoạn 2012-2020 là: 1.000 tỷ đồng. Mỗi năm vay vốn là: 125 tỷ đồng. Hiện nay, việc vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các dự án đóng mới toa xe được quy định như sau: - Mức vốn vay: không quá 70% Tổng mức vốn đầu tư; - Thời gian vay: 09 năm; - Thời gian ân hạn: 01 năm; - Lãi suất: 11,4%/năm; - Thời gian trả nợ gốc và lãi: trả hàng tháng. a2. Vay vốn Ngân hàng thương mại Vốn vay Ngân hàng thương mại của Công ty cho các dự án giai đoạn 2012-2020 là: 250 tỷ đồng. Như vậy, bình quân 01 năm Công ty vay vốn là: 31,25 tỷ đồng. Vốn đối ứng của dự án, do Công ty sử dụng nguồn khấu hao TSCĐ hàng năm là 31,25 tỷ đồng Hiện nay, điều kiện vay ngân hàng thương mại cho các dự án đóng mới toa xe đang thực hiện như sau: - Lãi suất vay: 19%/năm - Thời hạn vay: 08 năm - Phương thức trả gốc, lãi: mỗi quý trả một lần. a3. Vốn đối ứng của Công ty Vốn đối ứng của Công ty cho các dự án giai đoạn 2012-2020 là: 250 tỷ đồng. Hàng năm tổng trích khấu hao TSCĐ của Công ty VTHKĐS Hà Nội là 85 tỷ đồng. Số vốn này được phân bổ như sau: - Vốn dành cho đầu tư toa xe: 50 tỷ đồng/năm, số vốn này được dùng làm vốn đối ứng cho các dự án đóng mới toa xe của Công ty. - Vốn dành cho các hạng mục đầu tư khác: 15 tỷ đồng. - Tham gia trả vốn vay của Đường sắt Việt Nam ( trước khi tách hạch toán) là 20 tỷ đồng/năm Như vậy, nguồn vốn đối ứng của Công ty là hoàn toàn đáp ứng. a4. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư hàng năm của chương trình đóng mới toa xe khách giai đoạn 2012-2020 như sau: TT Nguồn vốn Số vốn Tỷ trọng Trả gốc Trả lãi 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 125.000 66,5% 15.625,0 7.666,0 2 Ngân hàng thương mại 31.250 16,5% 3.906,3 3.061,5 3 Vốn đối ứng của Công ty 31.250 16,5%  -  - Tổng cộng 187.750 100% 19.531,3 10.727,5 b. Huy động nguồn vốn từ việc xã hội hóa đầu tư cải tạo và đóng mới toa xe khách Trong những năm qua, Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội đã huy động được 54,4 tỷ đồng trong công tác xã hội hóa đầu tư về toa xe khách; hiện nay các Nhà đầu tư đang tập trung cùng Công ty vận tải hành khách ĐS Hà Nội tiến hành khai thác các toa xe này; Theo hình thức huy động vốn xã hội hóa này thì: - Nhà đầu tư mới chỉ đầu tư vào việc cải tạo và nâng cấp toa xe và chưa đầu tư vào hình thức đóng mới toa xe. - Quá trình huy động vốn dạng này còn nhiều vướng mắc cần phải giải quyết trong thời gian tới: + Vấn đề in vé và quy định giá vé Hiện nay các nhà đầu tư đang thực hiện hình thức mua vé tập thể ( một vé cái có in tổng số tiền của loại chỗ trong toa, các chỗ cụ thể là phiếu cấp chỗ không in giá trị đi cùng vé cái); việc bán vé theo hình thức tập thể là thuận lợi khi mua vé và bán vé trước nhiều ngày, tuy nhiên khi hành khách trả vé và khi hành khách không đi đủ số chỗ tập thể đã in thì việc xử lý là rất khó khăn; Giá vé được quy định trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và trả cước trọn gói thấp hơn giá vé tại thời điểm bán ra của Công ty VTHK đường sắt Hà Nội ( do phải giảm giá để Nhà đầu tư bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình khai thác). + Nhà đầu tư phải xây dựng giá của phần dịch vụ gia tăng và niêm yết công khai trước khi bán dich vụ này; Tại mỗi thời điểm hành khách đi lại trong năm, do bất bình hành về thời gian và nhu cầu nên việc Nhà đầu tư chấp hành nghiêmn chỉnh các quy định về mua cước trọn gói và phục vụ hành khách là khó kiểm soát, đôi khi gây bức sức trong xã hội. + Việc huy động vốn của Nhà đầu tư trong việc đóng mới toa xe và tổ chức khai thác, Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội đã triển khai, đó là đoàn tầu do Công ty Đông rim của Hàn Quốc đầu tư , loại toa xe khổ đường 1435mm chạy trên tuyến Gia Lâm - Hạ Long, sau thời gian khai thác thử nghiệm đã phải dừng, do thời gian của hành trình kéo dài ( 5h từ Gia Lâm đến Hạ Long) và do không cạnh tranh được với vận tải ô tô về giá và thời gian lữ hành; Mặt khác do vốn đầu tư lớn, lại phải tổ chức bộ máy cho kinh doanh khai thác nên đã làm tăng chi phí, nhiều nhà đầu tư đã không chọn hình thức này. Tóm lại, việc huy động vốn từ việc đầu tư xã hội hóa khai thác toa xe khách trong thời gian tới ( ít cũng phải 5 năm) cũng chưa thể giải quyết được nhu cầu cần tăng thêm toa xe khách mà chỉ dừng lại ở cải tạo các toa xe hiện có. c. Huy động vốn từ các nhà quảng cáo: Quảng cáo trên phương tiện vận tải ( toa xe khách) và quảng cáo ở các Nhà ga Đường sắt trong thời gian qua cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh, tuy nhiên số nguồn kinh phí không nhiều ( như đã nêu ở chương 2 của luận án); trong hình thức đầu tư này, khó khăn cần giải quyết chính là Nhà đầu tư phải chuyên nghiệp, có đủ điều kiện tổ chức thực hiện và đủ điều kiện để Cơ quan cấp phép cho phép tiến hành nội dung cần quảng cáo; Các năm tới, khi tổ chức hạch toán độc lập, toàn bộ các đoàn tầu và các ga lớn, Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội sẽ kêu gọi các nhà đầu tư, với mục đích đa dạng hóa loại hình kinh doanh và tạo điều kiện làm đẹp thêm bộ mặt con tầu nhà ga. d. Huy động nguồn vốn từ Cán bộ công nhân viên Đây là hình thức dễ huy động nhất, nhưng khó về cơ chế tài chính và phân chia lợi nhuận, tổ chức được hình thức này, cần phải tính toán doanh thu và chi phí cho từng đoàn tầu, chọn đoàn tầu có khả năng tổ chức lại và sinh lợi nhuận mới thực hiện huy động vớn từ cán bộ công nhân viên. mặt khác nếu sự biến dộng của giá cả thị trường không cao, khi kinh doanh có lãi của cả Công ty thì việc thực hiện hình thức kêu gọi này là có khả thi. Hiện nay việc phân chia tài sản giữa các Công ty vẫn chưa hợp lý, giá trị và giá trị còn lại của tài sản chưa được đánh giá lại, hệ thống đơn giá tác nghiệp giữa các Công ty vận tải và Liên hiệp sức kéo chưa được tính toán đầy đủ, do đó chỉ khi hoàn thiện các cơ chế này thi mới triển khai hình thức huy động từ cán bộ công nhân viên. e. Huy động từ trái phiếu Cổ phần hóa Khi Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội trở thành Công ty THHH một thành viên hạch toán độc lập, bước tiếp theo sẽ tiến hành cổ phần hóa và khi tiến hành cổ phần hóa việc thu hút thêm nguồn lực của Công ty sẽ được tăng lên, góp phần tăng khả năng đầu tư và kinh doanh. 3.2.4. Các giải pháp khác: 3.2.4.1. Giải pháp về giá vé và bán vé a. Về giá vé: - Điều chỉnh tăng giảm giá cước theo mùa. Mùa vắng khách giảm giá để thu hút khách, mùa đông khách tăng giá để phù hợp với năng lực vận tải của ngành. - Áp dụng hình thức khuyến mãi, động viên hành khách đi bằng đường sắt. - Giảm giá cước đối với những tuyến đường có đường bộ chạy song song với đường sắt. Tổ chức công tác bán vé khứ hồi. Có chế độ giảm giá cho các tập thể để tăng nguồn thu. b. Về công tác bán vé: Công tác bán vé có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Để thực hiện tốt công bán vé, Công ty cần thực hiện các giải pháp sau: - Xếp hàng lấy số thứ tự tự động: Hành khách đến ga nhấn nút lấy số thứ tự rồi có thể ngồi đợi, đi tham quan, giải khát, xem bảng vé, bảng giờ tàu... khi tới lượt nhân viên bán vé sẽ thông báo trên loa và số thứ tự sẽ hiện tại của bán vé để hành khách nhận biết đến mua vé. - Phân công cửa bán vé: tuỳ theo tình hình hành khách thực tế tại các ga mà có những quy định cụ thể việc phân công cửa bán vé. Có những cách phân công cửa bán vé sau: + Phân công cửa bán vé theo chuyến tàu: là bố trí một cửa bán vé chỉ bán vé cho một hoặc hai mác tàu trong khoảng thời gian bán vé trước. Phương án này thích hợp với những ga có nhiều loại tàu với nhiều cấp bậc khác nhau hoặc các loại tàu chênh lệch nhiều về giá cả và điều kiện phục vụ. + Phân công cửa bán vé theo ga đến: là bố trí một cửa vé chỉ bán vé cho 1 ga hoặc một vài ga đến có đỗ đón nhận khách đi tàu đối với tất cả các mác tàu. Phương án này có ưu điểm là hành khách có thể lựa chọn mua vé đi bất cứ chuyến tàu nào miễn là thoả mãn đúng yêu cầu về giờ đi, giờ đến, loại mác tàu để có thể tiếp tục hành trình một cách thuận lợi bằng chuyến tàu khác, bằng phương tiện khác hoặc về nhà. Phân công theo ga đến giúp nhà ga chủ động nâng cao hiệu của tổ chức bán vé “ga xa bán trước ga gần bán sau” tận dụng tối đa năng lực đoàn tàu, chủ động điều tiết luồng hành khách đến các ga sao cho vừa có lợi cho ngành đường sắt vừa đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của hành khách. Nhược điểm là có thể gây ra nhầm lẫn, trùng chỗ nếu bán nhiều chuyến tàu cùng cấp bậc, cùng giá tiền hoặc do sự biến động bất thường của luồng khách nếu nhà ga không linh hoạt nhạy bén điều tiết có thể xảy ra tình trạng cửa đông khách, cửa vắng khách mua vé. + Phân công cửa bán vé theo đối tượng hành khách: bao gồm đối tượng ưu tiên, CBCNV ngành đường sắt, tập thể, học sinh sinh viên, khách người nước ngoài, đối tượngkhác ... Phương án này có ưu điểm là giúp nhà ga giải quyết tốt chính sách ưu đãi của nhà nước đối với một số người có công với cách mạng hoặc đối tượng ưu tiên theo phong tục tập quán được xã hội thừa nhận nhà bà mẹ Việt nam anh hùng, thương binh, anh hùng lao động các lực lượng vũ trang, nguời già yếu, phụ nữ có thai, con nhỏ, người tàn tật ... các đối tượng như nhau được xếp vào mua vé cùng một cửa thường có nhu cầu loại vé, loại tàu tương tự nhau nên việc bán vé sẽ nhanh hơn. + Phân công cửa bán vé theo ngày đi tàu: Phương án này được áp dụng khi khối lượng hành khách đột ngột tăng lên trong các ngày nghỉ, ngày lễ liền với thứ bảy, chủ nhật và đặc biệt là dịp tết âm lịch: do nhu cầu đi tàu tập trung trong một giai đoạn ngắn trước tết 20 ngày đối với tàu số chẵn, sau tết 20 ngày đối với tàu số lẻ trong khi đó việc bán vé lại được tổ chức trước từ 30 đến 60 ngày vì vậy số lượng hành khách mua vé thường dồn ép vào cùng một số ngày mà khả năng của ga không thể đáp ứng nổi. Ví dụ phương án bán vé hiện tại của tuyến phía Tây Hà Nội - Mở rộng phạm vi và địa điểm bán vé: Nếu chỉ có phương thức bán vé truyền thống tại ga sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, cần phải lập thêm các đại lý bán vé trên cả nước đặc biệt là các khu vực đô thị, khu đông dân cư. Từ đó sẽ giảm bớt lượng người đến ga mua vé. Nhà ga chủ yếu tập trung vào công tác khách vận tổ chức đón tiễn, phục vụ hành khách đi đến và bán vé đi ngay trong ngày. Góp phần giảm tải công tác bán vé trong các dịp lễ, tết, mùa thi… giảm tình trạng phe vé vẫn còn đang tồn tại hiện nay. - Đa dạng hoá các hình thức thanh toán tiền vé: chấp nhận nhiều hình thức thanh toán tiền vé cho khách hàng. Các hình thức thanh toán phổ biến gồm: + Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán chủ yếu và phổ biến nhất của ngành đường sắt, nó chiếm tới 97% giao dịch hàng ngày. Hành khách đều trả bằng tiền mặt khi mua vé cho nhu cầu cá nhân. + Thanh toán bằng séc chuyển khoản: Thường dùng cho mua vé tập thể, đơn vị mua vé chuyển tiền vào tài khoản của đường sắt qua ngân hàng. + Thanh toán bằng giấy báo đã thu cước phí: Khách hàng nộp tiền trực tiếp tại phòng tài chính kế toán để được cấp giấy báo thu, khi mua vé nhà ga sẽ khấu trừ số tiền theo giá trị của tổng số tiền đã bán, số tiền còn lại được sử dụng để mua vé tiếp cho lần sau. + Thanh toán bằng thẻ tín dụng (Master card hoặc Visa card): Đây là hình thức thanh toán tiên tiến đảm bảo an toàn tiện lợi cho hành khách và giảm thời gian chờ đợi vì phải kiểm đếm và kiểm tra tiền. + Thanh toán theo hợp đồng vận chuyển hành khách: giữa khách hàng và đường sắt ký kết hợp đồng thanh toán quy định thời gian thích hợp, phương thức trả tiền và các điều kiện ràng buộc khác đảm bảo lợi ích của cả hai bên theo đúng pháp luật. 3.2.4.2. Nâng cao chất lượng phục vụ Ngày nay, điều kiện kinh tế đang ngày càng được cải thiện, hành khách khi lựa chọn loại hình vận tải thường đưa ra các tiêu chí chính là: An toàn, chất lượng dịch vụ, giá cả, tốc độ phương tiện. Trong đó xu hướng chung của xã hội người ta quan tâm nhiều đến tiêu chí chất lượng dịch vụ. Vì vậy, Công ty phải quan tâm tới chất lượng phục vụ hành khách để nâng cao năng lực cạnh tranh và thị phần vận tải. Để đạt được điều này Công ty cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nâng cao chất lượng bữa ăn phục vụ trên tàu: Đảm bảo chất lượng vệ sinh suất ăn và nước uống cho hành khách; đảm bảo định lượng bữa ăn; nhân viên phục vụ phải có chuyên môn nghiệp vụ; đa dạng hoá món ăn. - Xây dựng và tăng cường văn hoá phục vụ trên tàu, dưới ga: Hành khách khi đi tàu được phục vụ chu đáo, tận tình, tạo không khí thoả mái, gần gũi giữa hành khách và đường sắt. - Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu, dưới ga chính quy, văn hoá và có trách nhiệm. - Tổ chức tốt công tác thông tin cho hành khách: Cung cấp thông tin cho hành khách đi tàu để hành khách nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của hành khách đi tàu. Quảng bá hình ảnh của ĐSVN tới hành khách đi tàu. 3.2.4.3. Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên Việc đào tạo nâng cao trình độ của CBCNV phải được thực hiện cả đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên viên thừa hành và nhân viên phục vụ nhằm xây dựng tác phong chuyên nghiệp, văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị, có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, điều hành và quản lý sản xuất, kinh doanh năng động và sáng tạo đáp ứng với từng giai đoạn phát triển của Công ty. - Xây dựng đội ngũ CBCNVC Công ty VTHKĐS Hà Nội vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; làm việc có kỷ luật, có văn hoá và có trình độ tay nghề cao đáp ứng với yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá và phát triển của Công ty, của Ngành - Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài Ngành mở các lớp đào tạo ngắn và dài hạn nhằm đáp ứng với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá và phát triển của Công ty trong từng giai đoạn. - Tập trung làm tốt công tác tinh giản biên chế, đổi mới quy trình tuyển chọn lao động, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, quy định rõ các đối tượng bắt buộc đào tạo lại, đẩy mạnh phong trào học tập trong mọi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Trọng tâm là phải tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhằm nâng cao khả năng tiếpcận, trình độ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong cơ chế thị trường, đủ bản lĩnh ứng phó trước những biến động trong kinh doanh, trong đó quan tâm đến trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học. Nghiên cứu tuyển chọn và mạnh dạn bổ nhiệm một số cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị, được đào tạo (ở trong nước hoặc nước ngoài) thành những cán bộ quản lý giỏi phục vụ yêu cầu xây dựng Công ty VTHKĐS Hà Nội trong những năm tới. - Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật chính sách, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để xây dựng đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt và có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án có hiệu quả; làm việc có tính kỷ luật cao, có văn hoá đáp ứng các mục tiêu phát triển của Công ty. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức làm công tác: nghiên cứu xây dựng hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển; nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; kinh doanh, phát triển thị trường từ Công ty đến các đơn vị thành viên. - Liên kết với các trường có chuyên ngành du lịch, phục vụ trong đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu, dưới ga để cải thiện hơn nữa hình ảnh về đường sắt, chuyển từ nhân viên phục vụ thành các tiếp viên đường sắt. - Đa dạng hoá hình thức đào tạo và xã hội hoá nguồn lực cho đào tạo. Có chính sách tuyển chọn cán bộ, công nhân có trình độ và bố trí công việc phù hợp trong Công ty VTHKĐS Hà Nội. 3.2.4.4. Gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động. Chế độ tiền lương đối với người lao động nên áp dụng theo mức khoán từng công việc. Đây là một bước đổi mới có tác động tích cực đối với hệ công tác trên tầu, dưới ga. Công nhân viên trên tầu, dưới ga sẽ an tâm công tác và có ý thức trách nhiệm cao hơn khi họ biết rõ trách nhiệm và quyền lợi mà họ được hưởng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động là khối lượng công tác. Số lượng khách hàng vào ga, trên tầu càng đông cường độ làm việc càng tăng, càng vất vả hơn thì càng dễ có tác động tiêu cực đến trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ. Nếu gắn quyền lợi có thể làm tăng mức tiền lương khoán hoặc có chế độ thưởng thì sẽ khuyến khích người lao động nhiệt tình và năng nổ hơn, trách nhiệm sẽ nâng cao hơn, càng đông khách người lao động sẽ càng năng nổ, nhiệt tình công tác vì họ biết chắc rằng thu nhập sẽ tăng lên. Ví dụ như đối với nhân viên công tác trên tàu có thể giải quyết vấn đề này như sau: + Tính mức khuyến khích theo tỷ lệ tăng khối lượng vận tải: Att a = Akh a: Hệ số khách lên tầu Att: Số lượng hành khách thực tế lên tầu. Akh: Số lượng hành khách kế hoạch lên tầu. DTtt s = DTkh s: Hệ số doanh thu hành khách của đoàn tầu. DTtt: Doanh thu thực tế của đoàn tầu. DTkh: Doanh thu kế hoạch của đoàn tầu. Nếu cả hai hệ số đều lớn hơn 1 thì được tính thêm tiền lương ( hoặc tiền thưởng ) theo công thức dưới đây. C = [(Ka x (a – 1 ) + Ks(s – 1 )] x (Att – Akh) Trong đó: Mức tiền lương cho 1 phiên vụ Ka = Số lượng hành khách theo kế hoạch Doanh thu phương án của đoàn tầu Ks = Số lượng hành khách theo phương án + Quyết định tổ tầu được hưởng mức khuyến khích trên theo các điều kiện sau: Tổ công tác trên tầu không có tai nạn và các vi phạm trở ngại liên quan đến an toàn hành khách, an toàn lao động... Không bị các đoàn kiểm tra các cấp lập biên bản phê phán trong mọi lĩnh vực về chạy tầu, phục vụ hành khách, vệ sinh môi trường và các tiêu cực khác. Không áp dụng trong các trường hợp gián đoạn tầu không thể chạy được hoặc phải chuyển tải, tăng bo. Không có bất kỳ trường hợp khiếu kiện nào của hành khách. Ngoài ra Công ty nên tạo điều kiện tối đa cho CBCNV trên tầu, dưới ga làm dịch vụ để phục vụ hành khách như: bán thức ăn ngoài thực đơn, kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí ( karaoke, ghế mát xa thư giãn...) trên nguyên tắc thu nhập chính đáng, dịch vụ chính đáng, đúng pháp luật. Đó cũng là một trong những biện pháp giúp CBCNV nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, từ đó gắn bó và có trách nhiệm hơn với công việc được giao. KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Để hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải Công ty VTHKĐS Hà Nội thực sự có hiệu quả khi chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau: Đối với Nhà nước: - Nhà nước cần sớm hoàn thiện các thể chế hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các Công ty TNHH 1 thành viên để các doanh nghiệp có hành lang pháp lý rõ ràng trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách đầu tư cho cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đường sắt để nâng cao năng lực và chạy tàu được an toàn. Cần tăng cường hỗ trợ vốn ưu đãi đầu tư cho đường sắt, đặc biệt là hỗ trự các dự án đóng mới toa xe khách. 2- Đối với Đường sắt Việt Nam: Đường sắt Việt Nam cần tổ chức triển khai từng bước lộ trình của quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, tạo bước đột phá cho việc đổi mới căn bản cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Đường sắt. Cần sớm ban hành các cơ chế, quy chế hoạt động của Công ty Mẹ ĐSVN, đặc biệt là các cơ chế về tài chính, kế hoạch, đầu tư và các cơ chế liên quan tới việc thanh toán sản phẩm giữa các đơn vị tham gia vào hoạt động vận tải. Đối với Công ty VTHKĐS Hà Nội: Công ty phải luôn quan tâm tới việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trở thành một tập thể đoàn kết vì sự phát triển chung của Công ty, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thách thức khi chưyển sang mô hình tổ chức mới. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta , để “ Tồn tại hay không tồn tại ” thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thực sự là một vấn đề rất quan trọng, là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp phải tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, thông qua đó phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, xem các hoạt động đó có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào, các nhân tố nào ảnh hưởng tới chúng và từ đó định ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh . Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội hiện nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàm mạng lưới đường sắt cả nước. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu hàng năm của ngành ĐS, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải hành khách như vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển đã đặt ra cho Công ty một thách thức rất lớn. Khi Luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực và Tổng Công ty ĐSVN chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, theo lộ trình Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội cũng phải chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập. Để đứng vững được trong nền kinh tế thị trường Công ty cần phải xây dựng cho mình các giải pháp sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mô hình mới và mục tiêu chung của Ngành Đường sắt Việt Nam. Với thực trạng cơ sở vật chất và con người như hiện nay của Công ty , khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Chính vì vậy để đẩy mạnh được hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải trong mô hình tổ chức mới, Công ty cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung để mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao thị phần vận tải thu hút hành khách và chủ hàng từ đó nâng cao sản lượng và doanh thu cải thiện đời sống cho người lao động. Muốn làm được việc này Công ty cần phải tổ chức cơ cấu lại sản xuất, theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, nghiên cứu các mô hình kinh doanh mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân và cạnh tranh có hiệu quả với các phương tiện vận tải khác. Công ty cũng cần tăng cường huy động cũng như thu hút các nguồn lực để đầu tư cho sự phát triển của mình, trong đó cần sử dụng thực sự hiệu quả nguồn vốn tự có đồng thời tăng cường xã hội hoá trong công tác vận tải đặc biệt là trong việc đầu tư đóng mới toa xe, trong hoạt động dịch vụ vận tải, trong công tác bán vé cũng như các hoạt động khác. Trong quá trình ngiên cứu và hoàn thiên Luận văn, mặc dù thời gian và kiến thức có hạn, nhưng được sự động viên và giúp đỡ của các thầy, cô trong trường, bộ môn và các nhà khoa học trong và ngoài ngành đường sắt, đặc biệt là thầy hướng dẫn Tiến sĩ Trần Ngọc Minh, đến nay Luận văn đã được hoàn thành, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thày cô, các nhà khoa học trong và ngoài ngành đường sắt dể Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Võ Minh Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên.doc