Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ MÙI HƯƠNG2 1.1. Nguồn gốc – lịch sử.2 1.2. Khái niệm mùi hương.3 CHƯƠNG 2: NHỮNG MÙI HƯƠNG CÓ TRONG TỰ NHIÊN4 2.1. Mùi hương có nguồn gốc từ thực vật.4 2.1.1. Hydrocacbon.4 2.1.2. Alcol, Phenol, Etherphenol.5 2.1.3 Aldehyde, Ceton, Ester.7 2.1.4. Các hợp chất khác.8 2.2. Mùi hương có nguồn gốc từ động vật.9 2.3. Một số phương pháp thông dụng tách đơn hương quan trọng từ tinh dầu.10 2.3.1 Tách hợp chất Ancol bằng phương pháp CaCl210 2.3.2 Tách hợp chất dẫn suất Phenol11 2.3.3 Tách các hợp chất dễ kết tinh. 11 2.3.4 Tách các hợp chất Aldehyd. 11 2.4. Những công dụng kỳ ảo trong hương liệu các loại cây, hoa, lá.12 2.5. Một số tinh dầu quan trọng.13 2.4.1. Tinh dầu hoa hồng.13 2.4.2. Tinh dầu trầm hương.15 2.4.3 Tinh dầu dương hồi hương.16 2.4.4 Tinh dầu húng quế.17 2.6.5. Tinh dầu chanh thơm.18 2.4.6. Tinh dầu vỏ cam đắng.20 2.4.7.Tinh dầu tràm.21 2.4.8. Tinh dầu quế.22 2.4.9. Tinh dầu Thông, Tuyết Tùng, Hoàng Đàn.24 CHƯƠNG 3: NHỮNG MÙI HƯƠNG NHÂN TẠO25 3.1. Tổng hợp và bán tổng hợp một số chất có hương tính.25 3.1.1. Hợp chất có hương tính dạng este. 25 3.1.2. Hợp chất có hương tính dạng andehyd.27 3.1.3. Hợp chất có hương tính dạng ancol29 3.1.4. Điều chế hợp chất khác.30 3.2. Vai trò mùi hương nhân tạo đối với cuộc sống.31 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA MÙI HƯƠNG34 4.1. Ứng dụng trong mỹ phẩm.34 4.1.1. Sữa tắm.34 4.1.2. Dầu gội.34 4.1.3 Sản phẩm chăm sóc da.35 4.1.4. Nước hoa:35 4.1.5. Mặt na.37 4.2. Ứng dụng trong dược phẩm.37 4.3. Ứng dụng trong thực phẩm.38 4.4. Ứng dụng trong hàng tiêu dùng.40 4.4.1. Nước xả vải.40 4.4.2. Nước xịt phòng.40 4.5. Ứng dụng trong spa.41 4.6. Ứng dụng trong nhang thơm.44 4.7. Ứng dụng trong nến thơm.46 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HƯƠNG LIỆU49 CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG HƯƠNG LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC52 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÙI HƯƠNG54 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, hầu hết mọi người đã vượt qua giai đoạn “ăn no mặc ấm” để bước vào giai đoạn “ăn ngon mặc đẹp và thơm tho”. Nói đến chuyện “thơm tho” thì như lạc vào mê cung với vô vàn nước hoa, tùy sức chọn lựa, nào là nước hoa trong phòng tắm, phòng ngủ, nước hoa để xịt lên trên người và mỗi loại lại cũng rất đa dạng . Bên cạnh đó, hiện nhiều người còn sử dụng hương trị liệu trong khi tắm, xông hơi, ngâm chân, ngâm người tại nhà Thêm hương thơm cho nhà là một trong những sở thích mới của nhiều gia đình hiện nay. Họ chơi hương với nhiều cấp độ, nhiều gu rất riêng. Có người thích những mùi hương nồng và nặng theo phong cách Trung Đông, có người lại tìm mùi hoa cỏ tự nhiên của hương đồng nội hay lãng mạn kiểu Pháp Vì vậy, với những nhu cầu rất đa dạng đó của xã hội cũng như người tiêu dùng nên ngành công nghệ hương liệu phát triển một cách nhanh chống với rất nhiều mùi hương khác nhau đi cùng với những sản phẩm thư giãn cũng như phong cách của mỗi người. Do đó, những ứng dụng khi đưa hương liệu vào trong các lĩnh vực của cuộc sống là một sự phát triển vượt bậc của khoa học.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm. Hàm lượng và trữ lượng tinh dầu tùy thuộc vào: vùng (nhiệt đới, ôn đới), điều kiện thu hoạch và trồng trọt, họ, loại, vị trí trên cây. Bộ phận chứa tinh dầu rất đa dạng tùy họ: tế bào (họ long não, gừng), biểu bì (hoa hồng), ống (hoa tán), túi (họ cam). Ngoài ra tinh dầu có thể ở dạng tự do hoặc kết hợp. Thành phần hóa học của chúng gồm: 2.1.1. Hydrocacbon. Các hydrocarbon thường gặp trong tinh dầu là những terpen (C10H16)n mạch hở hoặc vòng. 2.1.2. Alcol, Phenol, Etherphenol. 2.1.3 Aldehyde, Ceton, Ester. 2.1.4. Các hợp chất khác. 2.2. Mùi hương có nguồn gốc từ động vật. Một số động vật có tuyến hormon tiết ra hợp chất có mùi thơm như: cá voi (Ambrein), chồn hương (Castoreum), cầy hương (Scatol + civetton), hươu đực (xạ hương – Muscon), mèo Ethiopia (Civette absolute). Hình 2.1 - Cá voi Hình 2.2 - Chồn hương và cầy hương Hình 2.3 - Hươu đực Hình 2.4 - Mèo Ethiopia 2.3. Một số phương pháp thông dụng tách đơn hương quan trọng từ tinh dầu. 2.3.1 Tách hợp chất Ancol bằng phương pháp CaCl2 Nguyên tắc: Lợi dụng tính chất những alcol có tính acid dễ tạo muối alcolat Ca. Tách muối ra khỏi hỗn hợp ròi sau đó hoàn nguyên alcol bằng thuỷ phân. Ứng dụng tách các chất như: geraniol, linalool, borneol,… 2.3.2 Tách hợp chất dẫn suất Phenol Nguyên tắc: Lợi dụng tính chất hợp chất phenol có H acid dễ tạo muối phenolate Na (ít tan) dễ tách được muối ra khỏi hỗn hợp tinh dầu. Sau đó hoàn nguyên dạng phenol bằng dung dịch acid. Ứng dụng tách các chất như: Thymol, Eugenol,… 2.3.3 Tách các hợp chất dễ kết tinh Nguyên tắc: Hạ nhiệt độ để kết tinh đơn hương cần tách ra khỏi tinh dầu. Ứng dụng tách các chất như: Menthol, Anethol, Safrol. 2.3.4 Tách các hợp chất Aldehyd Nguyên tắc: Nhóm C = O của andehyd hoặc ceton tạo phức cộng với Natri sunfit dạng tủa. Sau đó tách tủa, hoàn nguyên aldehyde (hoặc ceton) bằng dung dịch pha loãng. Ứng dụng tách các chất như: Citral, citronellal,… 2.4. Những công dụng kỳ ảo trong hương liệu các loại cây, hoa, lá. Húng quế: Mùi hương tươi mới, xanh và giống như cam thảo. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Chứng đau nửa đầu, suy nhược, đau cơ bắp, đau dạ dày. Gỗ tuyết tùng: Hương gỗ, ấm và hương gỗ thông. Hiệu quả: Giúp phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, sung huyết, nhiễm trùng, lo lắng. Quế: Hương ngọt, ấm, cay. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Căng thẳng, kiệt sức, táo bón, thấp khớp. Cây xô thơm: Vị ngọt, mùi hạt phỉ, thảo mộc. Hiệu quả: Mang lại trạng thái thoải mái, vô lo. Chủ trị: Căng thẳng, suy nhược, mãn kinh, chống nhăn và lãnh cảm. Đinh hương: Vị ngọt, hăng hăng, ấm. Hiệu quả: Giúp tinh thần thăng hoa. Chủ trị: Đau răng, đau nhức cơ bắp, căng thẳng, cảm cúm. Gừng: Có mùi tiêu cay, có tính ấm, nóng. Hiệu quả: Tiếp thêm sinh lực. Chủ trị: Cúm, đau nhức cơ bắp, buồn nôn, lãnh cảm. Thì là: Vị ngọt, tính ấm. Hiệu quả: Lấy lại sự thanh thản, bình tĩnh. Chủ trị: Lo lắng, hoảng loạn, vấn đề về kinh nguyệt, buồn nôn, hạn chế nếp nhăn. Trầm hương: Mùi thơm dịu, mùi mốc, ấm. Hiệu quả: Căng thẳng, hen suyễn, ho, viêm khớp, nếp nhăn. Bưởi: Có vị ngọt, giống cam quýt. Hiệu quả: Làm tỉnh táo khỏe khoắn. Chủ trị: Suy nhược, lo lắng, kiệt sức. Hương nhài: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu quả: Phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, suy nhược, cơn đau đẻ, khô da. Bách xù: Gia vị, hồ tiêu, mùi gỗ thông. Hiệu quả: Làm cho tinh thần thanh sạch. Chủ trị: Các vấn đề về da, trí nhớ kém, viêm khớp, khó chịu do say rượu. Hoa oải hương: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu qủa: Mang lại cảm giác êm dịu. Chủ trị: Chứng mất ngủ, bỏng, đau đầu, nhiễm trùng. Cỏ tranh: Mùi hương cỏ, mùi khô và lạnh. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Trí nhớ kém, trầm cảm, sưng tấy do côn trùng đốt, tuần hoàn kém. Kinh giới ô: Tính ấm, mùi gỗ, thảo mộc: Hiệu quả: Giúp thanh thản. Chủ trị: Lo lắng, đau nhức cơ bắp, huyết áp cao, hen suyễn. Hoắc hương: Mùi hăng, cay, như mùi xạ, ngọt. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, căng thẳng thần kinh, cháy nắng, sưng tấy do côn trùng đốt. Bạc hà: Vị ngọt, cay của bạc hà, tươi mới. Hiệu quả: Tỉnh táo và khỏe khoắn tinh thần. Chủ trị: Buồn nôn, tiêu hóa kém, cháy nắng, thiếu tập trung. Gỗ đàn hương: Vị ngọt, mùi của gỗ, hăng nặng. Hiệu quả: Cải thiện “năng lực”. Chủ trị: Suy nhược, lãnh cảm, ho. Chè: Mùi cay, như mùi htuốc. Hiệu quả: kích thích tinh thần. Chủ trị: các vết mổ, virus, đau họng, nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoa hồng: Vị đậm, hăng mùi cây cỏ. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Mãn kinh, lãnh cảm. Hoàng lan: Mùi cây cỏ, ngọt. Hiệu quả: Gây phấn kích. Chủ trị: Lãnh cảm, huyết áp cao, da dầu. 2.5. Một số tinh dầu quan trọng. 2.4.1. Tinh dầu hoa hồng. Hình 2.5 - Hoa hồng Rosa damascena và tinh dầu hoa hồng Các tên khác: Oleum rosarum (Latin), Essence de rose (Pháp), Rosenoel (Đức). Thành phần: Tinh dầu hoa hồng chứa 70 ÷ 75 geraniol, citronellol và một lượng nhỏ những ester khác. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu hoa hồng có được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước hay chiết bằng dung môi nguyên liệu hoa tươi Rose damascena, Rose gallica và những loại hoa hồng khác. Với phương pháp cất kéo thời gian cất khoảng 2 giờ 15 phút. Hiệu suất thu tinh dầu khoảng 1kg tinh dầu/ (2600 ÷ 2700kg hoa). Phương pháp chiết dùng dung môi thường dùng ether dầu hỏa, sau khi bốc hơi dung môi ta thu được rose concrete oil với hiệu suất khoảng 0,22 ÷ 0,25%, từ rose concrete oil qua xử lý thu được rose absolute oil (50 ÷ 60%). Nước sản xuất nhiều tinh dầu hoa hồng nhất là Bungari, một số nước khác cũng sản xuất tinh dầu hoa hồng như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Marốc, Pháp, Anh, Hà Lan, Ấn Độ,... Tính chất hóa lý: Tinh dầu hoa hồng là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi hoa hồng và có dạng bán rắn ở nhiệt độ thường. - Tỷ trọng ở 150C : 0,848 ÷ 0,863 - Góc quay cực : - 10 ÷ - 40 (ống đo 100mm, 250C) - Chiết xuất ở 250C : 1,458 ÷ 1,463 - Rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và CHCl3 Tinh dầu hoa hồng Pháp nhận được từ hoa rose centifolia có mùi hương và tính chất khác tinh dầu Bungari nhận được từ damask rose- thỉnh thoảng tinh dầu hoa hồng trắng cũng được dùng ở Bungaria, nhưng có mùi hương kém hơn tinh dầu của damask rose. Ứng dụng: Tinh dầu hoa hồng genuin rose otto được dùng nhiều trong các hợp hương, trong hỗn hợp bouquet perfume. Hương hoa hồng được sử dụng rộng rãi trong các loại nước hoa, sản phẩm mỹ phẩm như: kem, phấn, lotion,... tẩm vào các vật dụng như khăn tay,... Khả năng gây dị ứng: Tinh dầu hoa hồng gần như không gây dị ứng cho da. 2.4.2. Tinh dầu trầm hương. Hình 2.6 - Tinh dầu trầm hương Các tên khác: Oleum Aquilariae (Latin), Essence de boisd’ Aigle (Pháp), Agarroel (Đức). Thành phần chính của tinh dầu trầm: 2-(2-(4-methoxy phenyl) chromon : 27,0% 2-(2-phenylethyl) chromon : 15,0% Oxoagarospirol : 5,0% 9,11-eremophilandien-8-0n : 3,0% 6-methoxy-2-(2-(4-methoxy phenyl ethyl) chromon : 2,5% Ngoài ra, trong tinh dầu còn có guaia-1(10), 11-dien-15-al và những sesquiterpen khác. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Trầm là sản phẩm của câu dó sinh ra do tác dụng của một số vi khuẩn lên cây hoặc do tác động của vết thương. Trầm là những khối nhựa nằm trong gỗ thân cây đó. Tinh dầu trầm thu được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi từ phần vụn hoặc các thứ phẩm khi khai thác trầm. Cây dó có ở các khu vực như vùng đông bắc Ấn Độ đến Myanma, Malaysia, Sumatra, Borneo (Indonesia), Philipine, Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Tính chất hóa lý: Tinh dầu trầm là chất lỏng sánh màu vàng tím, màu da cam đậm, mùi thơm đặc biệt, rất dai. - Tỷ trọng : 1,0086 ÷ 1,0116 - Góc quay cực : - 30 2’÷ - 140 - Chiết xuất ở 250C : 1,4920 ÷ 1,5001 Ứng dụng: Tinh dầu trầm khi đốt có mùi rất thơm, thường dùng trong các nghi lễ tôn giáo ở các nước phương đông. Tinh dầu được dùng để sản xuất các loại nước hoa cao cấp. 2.4.3 Tinh dầu dương hồi hương. Hình 2.7 - Tinh dầu hồi Các tên khác: Oleum anisi (Latin), Essence d’ Anis (Pháp), Anisoel (Đức) Thành phần chính: trong tinh dầu dương hồi hương là trans anethol (89,7 ÷ 94,0%), methyl chavicol, anise aldehyd. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu dương hồi hương có được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước quả hồi khô Pimpinella anisum L, họ hoa tán. Hiệu suất thu tinh dầu khoảng 1,5 ÷ 6%. Cây hồi Pimpinella anisum được trồng ở vùng Trung Cận Đông, các nước châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước ở Nam Mỹ. Tính chất hóa lý: Tinh dầu dương hồi hương là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi đặc trưng của hồi, vị ngọt. - Tỷ trọng ở 200C : 0,980 ÷ 0,990 - Góc quay cực αD : 00 6’÷ - 20 - Chiết xuất ở 200C : 1,552 ÷ 1,559 Ứng dụng: Tinh dầu dương hồi hương được dùng nhiều trong một số hợp hương, các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc tay và chân. Tinh dầu dương hồi hương có tác dụng trị liệu một số bệnh đường tiêu hóa nên được dùng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. 2.4.4 Tinh dầu húng quế. Hình 2.8 - Tinh dầu húng quế Các tên khác: Oleum basilici (Latin), Essence de Basilic (Pháp), Basilicumoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính trong tinh dầu tùy thuộc vào vùng nguyên liệu: Tinh dầu Pháp: linalol 40,7%; methyl chavicol 23,8%; eugenol 5,9%; citronellol 3,6%; α- terpineol 1,9%; camphor 1,4%. Tinh dầu Ai Cập: linalol 45,6%; methyl chavicol 23,8%; eugenol 5,9%; citronellol 3,6%; α- terpineol 1,9%; camphor 1,4%.. Tinh dầu Việt Nam: methyl chavicol (79,1 ÷ 82,5%); linalol 0,1% Tại Việt Nam, loại Ocimum basilicum var. Basilicum được trồng rất phổ biến, hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 1,7% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối) Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu được khai thác từ cành và lá của cây húng quế Ocimum basilicum L, họ bạc hà. Hiệu suất khoảng 0,1 ÷ 0,25% khi dùng nguyên liệu là tất cả các phần trên mặt đất và 0,4% khi dùng cành mang hoa, thời gian cất kéo dài từ 1 ÷ 11 giờ. Tinh dầu được khai thác nhiều ở các nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Algeri, Ai Cập và Trung Quốc. Tính chất hóa lý: Tinh dầu của các nước nêu trên có tính chất khá giống nhau là chất lỏng, màu vàng nhạt, có mùi tinh dầu húng quế đặc trưng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,9 ÷ 0,930 - Góc quay cực : -6’÷ -2 20 - Chiết xuất : 1,481 ÷ 1,495 Ứng dụng: Tinh dầu húng quế được dùng trong các hợp hương trong thực phẩm, công nghệ pha chế nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng... 2.6.5. Tinh dầu chanh thơm. Hình 2.9 – Tinh dầu chanh Các tên khác: Oleum bergamottae (Latin), Essence de Bergamote (Pháp), Bergamottoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu là β- pinen (6,12%), limonen (39,9%), γ- terpinen (6,4%), linalol (10,6%), linalyl acetate (28,9%). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu có được từ sự ép vỏ cây chanh thơm, gạn lọc, sau đó ly tâm, tách tinh dầu. Dịch và bã còn lại tận dụng thu acid citric, pectin, và cất kéo hơi nước thu thêm tinh dầu (tinh dầu thứ phẩm). Cây chanh thơm citrus bergamia risso và poiteau họ cam, hiện được trồng nhiều ở Canada, một ít ở bờ biển Ngà và Ghinê. Tính chất hóa lý: Tinh dầu chanh thơm là chất lỏng màu vàng nhạt đến màu vàng, có mùi thơm của cam, vị dịu, thơm, không đắng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,848 ÷ 0,853 - Góc quay cực : +950 30’÷ +990 - Chiết xuất ở 200C : 1,473 ÷ 1,475 Ứng dụng: Tinh dầu chanh thơm là một trong những hương liệu rất quan trọng trong công nghệ pha chế nước hoa, đặc biệt là nươc hoa cho nam giới, ngoài ra tinh dầu chanh thơm còn được dùng làm chất thơm trong thuốc lá. 2.4.6. Tinh dầu vỏ cam đắng. Hình 2.10 - Tinh dầu vỏ cam Các tên khác: Oleum aurantii Amari (Latin), Essence d’orange bigarade (Pháp), bitteres pomeranzenoel (Đức). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu được khai thác từ vỏ cây cam đắng citrus aurantium L., họ cam, bằng phương pháp ép cả quả. Khoảng 300kg quả thì ép được 1kg tinh dầu, bã còn lại cất được 0,25kg tinh dầu loại thứ phẩm. Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu là limoen với hàm lượng trên 90%. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: - Alcol 0,37% bao gồm linalol và terpineol - Ester 2,1% bao gồm linalyl acetate, neryl acetate, geranyl acetate, citronellyl acetate. - Aldehyd 0,78% bao gồm nonyl aldehyd, decyl aldehyd, dodecyl aldehyd. Tính chất hóa lý: Tinh dầu cam đắng là chất lỏng màu vàng, mùi thơm, vị đắng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,8517÷ 0,8542 - Góc quay cực ở 150C : 00 6’÷ - 20 - Chiết xuất ở 150C : 1,4747 ÷ 1,4764 Ứng dụng: Tinh dầu cam đắng được dùng trong hương liệu. 2.4.7.Tinh dầu tràm. Hình 2.11 - Tinh dầu tràm Các tên khác: Oleum cajeputi (Latin), Essence de Cajeput (Pháp), Cajeputoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu tràm là cineol (40 ÷ 70%); α- terpineol (6 ÷ 11%); linalol (2 ÷ 5%). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu có được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước lá tràm melaleuca leucadendron L., hiệu suất thu khoảng 0,4 ÷ 1,2%. Cây tràm melaleuca có ở các nước Úc, Tân Ghinê, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. Tính chất hóa lý: Tinh dầu tràm là chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. - Tỷ trọng ở 200C : 0,910÷ 0,920 - Góc quay cực : -10 ÷ - 30 - Chiết xuất ở 200C : 1,466 ÷ 1,472 Ứng dụng: Tinh dầu tràm được dùng chủ yếu trong ngành dược: trong dầu xoa bóp, thuốc chữa bệnh đường hô hấp, các vết thương phầm mềm. Ngoài ra, còn dùng để chiết xuất cineol, ngoài việc dùng trong ngành dược, cineol được dùng trong các hộp bánh kẹo, kem đánh răng, nước súc miệng. 2.4.8. Tinh dầu quế. Hình 2.12 - Vỏ cây quế và tinh dầu quế Các tên khác: Oleum cinnamoni cassiae (Latin), Essence Cannelle de chine (Pháp), Cassia oil (Đức) Tên khoa học: Cinnamomum zeylanicum nees; ceylon cinnamon; C. Loureirii nees; Saigon cinnamon; C. Cassia nees; Chinese cinnamon. Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu phụ thuộc vào nguyên liệu đầu: - Ceylon cinnamon (vỏ): caryophyllene, β- cymene, β- pinene, linalool, furfural và các aldehyd khác. - Seychelles cinnamon (lá): Eugenol (75 ÷ 95%); các terpene, β- caryophyllene, cinnamic alcol và benzlbanzoate (trên 27%) - Chinese cinnamon (vỏ): chứa cinnamic aldehyd rất cao (khoảng 85%), ngoài ra còn có cinnamyl acetate, benzaldehyd, methyl salicylate và coumarin. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước vỏ cây. Tính chất hóa lý: Tinh dầu là chất lỏng màu đỏ nâu, có mùi đặc trưng của quế (mùi cinnamaldehyd). Tùy theo nguồn nguyên liệu, tinh dầu có các chỉ số lý hóa khác nhau: Tinh dầu từ vỏ ceylon cinnamon: - Khối lượng riêng ở 250C : 1,010 ÷ 1,030 - Chiết xuất ở 200C : 1,5730 ÷ 1,5910 - Góc quay cực ở 200C : 00 ÷ 20 - Độ tan trong EtOH 70% : 1:2 ÷ 1:3 - Hàm lượng các hợp chất aldehyd (quy theo cinnamic aldehyd): 55 ÷ 78% - Hàm lượng các hợp chất phenol (quy theo eugenol): 4 ÷ 10% Tinh dầu từ lá ceylon cinnamon: - Khối lượng riêng ở 250C : 1,030 ÷ 1,050 - Chiết xuất ở 200C : 1,5290 ÷ 1,5370 - Góc quay cực ở 200C : +10 ÷ -20 - Hàm lượng các hợp chất phenol (quy theo eugenol):80 ÷ 88% - Hàm lượng các hợp chất aldehyd (quy theo cinnamic aldehyd): nhỏ hơn 7% - Độ tan trong EtOH 70% : 1:2 Tinh dầu lá seychelles cinnamon: - Khối lượng riêng ở 250C : 1,040 ÷ 1,060 - Chiết xuất ở 200C : 1,5330 ÷ 1,5400 - Góc quay cực ở 200C : 00 ÷ -20 - Hàm lượng các hợp chất phenol (quy theo eugenol):87 ÷ 96% - Độ tan trong EtOH 70% : 1:1 Tinh dầu từ vỏ chinese cinnamon: - Khối lượng riêng ở 200C : 1,046 ÷ 1,071 - Chiết xuất ở 200C : 1,600 ÷ 1,610 - Góc quay cực ở 200C : +10 ÷ +60 - Hàm lượng các hợp chất aldehyd (quy theo cinnamic aldehyd): 70 ÷ 90% - Chỉ số acid : 15,0 (max) Ứng dụng: Tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong hương liệu thực phẩm, nước giải khát, rượu,... Ngoài ra, tinh dầu quế còn được sử dụng trong cá các dầu và cao xoa bóp. Dịch ngâm 20% trong EtOH 60 ÷ 70% cũng được sử dụng nhiều trong hương liệu thực phẩm và nước giải khát. Khả năng gây dị ứng: Tinh dầu quế có thể gây dị ứng cấp thời hay gây nóng rát lên da nếu dùng quá liều. 2.4.9. Tinh dầu Thông, Tuyết Tùng, Hoàng Đàn. Hình 2.13 - Cây họ thông Các tên khác: Oleum ligni cedri (Latin), Essence de ois de Cèdre (Pháp), Cedernholzoel (Đức). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu được khai thác từ gỗ bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Nguồn nguyên liệu chủ yếu: - Gỗ thông tuyết cedrus deodara (roxle) họ thông, cho tinh dầu hymalayan cedarwood, hiệu suất thu tinh dầu: 4,41% - Gỗ tùng juniperus virginiana L., họ trắc báh Hoa Kỳ, cho tinh dầu American red dedarwood, hiệu suất thu tinh dầu 3,5%. - Gỗ hoàng đàn cupressus funebris gord, họ trắc bách, Trung Quốc, Nhật Bản, cho tinh dầu chinese cedarwood, hiệu suất thu tinh dầu 2 ÷ 5% (gỗ rễ); 0,2 ÷1%(lá) CHƯƠNG 3: NHỮNG MÙI HƯƠNG NHÂN TẠO Trước hết bạn cần phân biệt giữa mùi hương tự nhiên và mùi hương tổng hợp. Hương thơm tự nhiên được chiết xuất từ thực vật và một số bộ phận của động vật, 100% đến từ tự nhiên, còn hương thơm tổng hợp lại đến từ các phòng thí nghiệm hóa học. Hợp chất hóa học này có thể tạo ra một mùi hương lạ mà bạn chưa từng thấy trong cuộc đời, song cũng có thể “bắt chước” chính xác một mùi hương quen thuộc nào đó của tự nhiên như anh em sinh đôi. 3.1. Tổng hợp và bán tổng hợp một số chất có hương tính. 3.1.1. Hợp chất có hương tính dạng este Nguyên tắc Ba dạng phản ứng thường được ứng dụng để điều chế ester có hương tính là: R1CH2OH + R2COX R1CH2OCOR2 + HX (1) R1CH2OH + R2COOCOR2 R1CH2OCOR2 + R2COOH (2) R1CH2OH + R2COOH R1CH2OCOR2 + H2O (3) Phụ chú: Bậc alcol càng cao phản ứng càng chậm. phản ứng phụ (tách nước) (H2SO4đ, to) càng cao. Phản ứng (3) < (2) < (1) Nếu thực hiện phản ứng (1) và (2), sau phản ứng phải thuỷ phân để loại tác chất dư. Ngoài ba phản ứng chính trên còn phản ứng trao đổi ester cũng được quan tâm trong tổng hợp đơn hương. Ví dụ: tổng hợp các ester anthranilate bậc cao hơn methylanthranilate. Ứng dụng điều chế Điều chế một số este mùi quả: Điều chế một số ester của acetic acid và rượu terpen: Điều chế một số esterrượu thơm: Điều chế một số ester của acid salicylic: Điều chế một số ester của acid cinnamic: 3.1.2. Hợp chất có hương tính dạng andehyd. Nguyên tắc: Ứng dụng điều chế: Điều chế benzaldehyd từ toluene: Tác chất oxy hoá MnO2 Tác chất tạo pH môi trường: H2SO4 Điều kiện: nH2SO4/ ntoluene = 3/1 AgNO3 = 0.1% tính theo lượng H2SO4 nMnO2/ ntoluene = 0.25/1 (cho từ từ) to phản ứng (oC) = 20 Hiệu suất (%) = 50 – 60 Chú ý: Mn2O + H2SO4 Mn2SO4 + H2 + 2[O] Điều chế citral từ linalool, qua trung gian geraniol: Tác chất oxy hóa : K2Cr2O2 Tác chất tạo pH môi trường : H2SO4/CH3CO2H Điều kiện: n linalool/n Na2Cr2O7/nH2SO4 = 3:2:3,2 to phản ứng (oC) = 60 – 62 T phản ứng ( giờ) = 3 -4 h (*) dùng NaHSO3 tách citral Hiệu suất (%) = 50 – 70 3.1.3. Hợp chất có hương tính dạng ancol Nguyên tắc: Phản ứng khử hóa Xúc tác: Với : RCOOH CuO, Cr2O3 Với : RCOOR’ Na/EtOH , Na/BuOH ( không được dùng với các este có gốc formiat) Với RCHO Al alcolat Với RCHO HCHO / NaOH Phản ứng đồng phân hóa, dưới tác dụng t0C, xt, P R1CH2OH R2CH2OH Phản ứng hydrat hóa anken với xúc tác H2SO4 R – CH = CHR’ + H2O R CH CH2R’ OH Ứng dụng điều chế: Citronellool từ citral : xt, P, t0C Geraniol từ citral: phản ứng Claisen + Tixenco Terpineol từ terpin hydrat: phản ứng khử H2O/H2SO4xt Hydroxyl citronellal từ citronellol : phản ứng hydrat hóa 3.1.4. Điều chế hợp chất khác. Điều chế IONON: Nguyên tắc: trải qua 2 giai đoạn Ngưng tụ citral và aceton dưới tác dụng của kiềm pseudoionon. Đóng vòng. Điều chế MUSC – AMBRO Nguyên tắc: trải qua 3 giai đoạn Methyl hóa metacresol bởi methyl sulfuric acid. Isobutyl hóa phenolate methyl bởi isobutylic alcol với xúc tác H2SO4. Nitro hóa sản phẩm vừa sinh ra. 3.2. Vai trò mùi hương nhân tạo đối với cuộc sống. Dù đem lại những thành tựu rực rỡ cho công nghiệp mùi hương nhưng trong xu hướng ưa chuộng mọi thứ thuộc về tự nhiên như hiện nay (thức ăn tự nhiên, mỹ phẩm tự nhiên, chất liệu tự nhiên), hương liệu tổng hợp vẫn ngày ngày đối mặt với hàng loạt định kiến. Hương liệu tổng hợp rẻ tiền? Sai. Nhiều người không biết rằng hương liệu tổng hợp tốt cũng đắt đỏ như tinh dầu tự nhiên chiết xuất từ các loại thực vật quý hiếm. Hương liệu tổng hợp gây dị ứng? Sai. Nhiều hương liệu tự nhiên có khả năng gây dị ứng trầm trọng hơn nhiều so với hương liệu tổng hợp. Lấy ví dụ, chất Sandalore có mùi hương như gỗ đàn hương (chất này có công thức hóa học là C14H26O). Sử dụng nước hoa chứa Sandalore bạn chỉ có một khả năng bị dị ứng với C14H26O. Trong khi đó, sử dụng nước hoa từ đàn hương tự nhiên, với đủ các phân tử như alpha, beta-Santalol, Spirosantalol, beta-Curcumene, (Z)-Nucifero nguy cơ bị dị ứng của bạn cao hơn gấp hàng chục lần. Nhiều người sành nước hoa thường có quan niệm khá cực đoan về nước hoa tự nhiên và nước hoa tổng hợp. Theo họ, nước hoa tổng hợp mang phong cách của Mỹ, hiện đại nhưng xô bồ. Trong khi đó nước hoa tự nhiên thường xuất xứ từ Pháp, lãng mạn, tinh tế. Hương liệu tổng hợp dễ dàng kiểm soát hơn các hương liệu tự nhiên vốn có thể bị hư hỏng và biến chất do thời tiết, khí hậu, vận chuyển. Trong hành tấn cam chanh tự nhiên, làm thế nào để kiểm soát với đúng mùi hương đó, với nồng độ đó từ năm này qua năm khác, từ lần sản xuất này qua lần sản xuất khác? Điều này chỉ có thể giải quyết được với hương liệu tổng hợp. Quan trọng hơn, mùi hương tổng hợp giúp bảo vệ môi trường. Những cánh rừng đàn hương của Ấn đang bị tàn phá, hải ly và hươu bị giết để lấy xạ, cá voi bị săn để lấy chất long diên hương… Hương liệu tổng hợp là giải pháp cho những điều đó và còn hơn thế. Trên thế giới chỉ có tám công ty nghiên cứu và chế tạo ra hương liệu tổng hợp, được gọi chung là Big Eight: International Flavors and Fragrances (IFF), Givaudan-Roure, Firmenich, Quest International, Takasago, Symrise, Mane, Robertet. Hình 3.1 – Tổng hợp mùi hương nhân tạo Hương tự nhiênHương tổng hợpPhương saiThay đổi theo thời gian và địa điểm mà nguồn nguyên liệu được thu hoạch. Sẽ gặp khó khăn nếu muốn duy trì tính ổn định của mùi hương.Số lượng nhiều hơn mùi hương tự nhiên. Tuy nhiên, sự pha trộn các chất tổng hợp hữu cơ khác nhau có thể sản sinh tạp chất. Nếu tạp chất có mùi, những mùi hương thành phẩm sẽ có sự khác biệt cho dù cùng là một nước hoa.Thành phầnHàng ngàn hợp chất hóa họcTùy thuộc vào độ tinh khiết, bao gồm chủ yếu là một hợp chất hóa học.Tính chấtMùi hương đặc trưng của vật liệu được khai thácMùi hương có thể giống hệt tự nhiên song cũng có thể biến hóa thành các mùi không tìm thấy trong tự nhiên.Các lớp hươngMùi hương tự nhiên thường có nhiều lớp hương, sâu và phức tạp. Mềm mại với các sắc thái mùi tinh tế.Các lớp hương phân biệt rõ ràng và có tính ổn định cao.Giá thànhĐắt do nguyên liệu tự nhiên có hạn và phải khai thác rất tốn kém.Giá thành phải chăng khiên nước hoa tổng hợp được phổ biến. Tuy nhiên, một số mùi hương tổng hợp đắt bằng, thậm chí đắt đỏ hơn hương tự nhiên vì sự phức tạp trong quá trình tổng hợp.Bảng 3.1 – So sánh hương tự nhiên và hương tổng hợp CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA MÙI HƯƠNG 4.1. Ứng dụng trong mỹ phẩm. 4.1.1. Sữa tắm. Các nhà sản xuất sửa tắm trên thế giới đã đưa các mùi hương được chiết xuất trong tự nhiên vào các sản phẩm của mình. Hãng sản xuất mỹ phẩm Dove đã đưa ra thị trường 4 loại sữa tắm mang hương vị của thiên nhiên: Sữa tắm Dove vàng/ Dove body wash go fresh với các hạt mát xa nhỏ và hương bưởi cùng hương cỏ chanh sẽ tiếp thêm sinh lực cho làn da của bạn. Sữa tắm Dove xanh/ Dove body wash refresh có hương thơm dưa chuột và trà xanh mang lại cho bạn cảm giác khoan khoái. Sữa tắm Dove đỏ/ Dove body wash pro-age chứa 7% dầu đậu nành, 1% dầu ô lưu và 10% Glycerin & emollients giúp hồi phục tế bào da, dưỡng da và giữ ẩm cho da. 4.1.2. Dầu gội. Từ xưa ông bà ta đã dùng trái bồ kết để gội đầu, và ngày nay những sản phẩm dầu gội đầu bồ kết vẫn được sản xuất rất phổ biến. Trong đó nỗi bật là sản phẩm Sunsilk. Riêng dầu gội hoa hướng dương có tác dụng trị gàu và làm mượt tóc nhờ hoạt chất có trong hạt hướng dương. dầu gội chanh- sả- bạc hà thơm hương chanh tự nhiên. 4.1.3 Sản phẩm chăm sóc da. Hiện nay, việc biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà những tia cực tím dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển và đi vào da chúng ta. Chính vì vậy những sản phẩm chăm sóc da được chiết suất từ hương liệu ra đời để không những làm chúng ta đẹp hơn mà chúng còn có tác dụng bảo vệ làn da. 4.1.4. Nước hoa: Ngày nay, việc sử dụng nước hoa của con người ngày cao. Mọi người đòi hỏi nước hoa không những phải có mùi thơm mà còn phải thật dễ chịu, thật quyến rũ. Trước nhu cầu đó con người không ngừng nâng tầm nước hoa lên. Những hãng sản xuất nước hoa nổi tiếng thế giới cho ra đời càng nhiều những sản phẩm nước hoa mang hương vị của tự nhiên. Những loại nước hoa có chiết xuất từ những tinh dầu tự nhiên được mọi người ưa chuộng và được sản xuất nhiều hơn cả. Nước hoa Chanel No.5: Hiện sản phẩm được phát triển với những mùi đặc trưng gồm hương ngọc lan tây, tinh dầu hoa cam, hoa nhài, hoa hồng, hoa lan chuông, cỏ vetiver, gỗ đàn hương, vani, hổ phách... Nước hoa Shalimar, Guerlain: Rất phương đông, lấy cảm hứng từ câu chuyện tình bất tử của Taj Mahal. Shalimar là biểu tượng của khát vọng và quyến rũ, đặc biệt nữ tính và mê hoặc lòng người, hương thơm của nó đưa ta vượt qua mọi ranh giới của sự cấm đoán. Chính vani đã tạo nên điều kì diệu Shalimar. Đây là một trong những nước hoa lâu đời nhất trong lịch sử. 4.1.5. Mặt na. Mặt nạ làm trắng từ dầu oliu  Nguyên liệu: một ít đường, 1 thìa dầu oliu. Cách làm: Trộn đường cát và dầu liu, cho tấm mặt nạ vào ngâm rồi đắp lên mặt, mỗi tuần 3 lần, có thể thu nhỏ lỗ chân lông và giúp làm trắng da. Mặt nạ trị nám từ dầu oliu  Nguyên liệu: 1 thìa dầu oliu, 1 ít mật ong, gạc hoặc 1 miếng mặt nạ. Cách làm: Dầu oliu làm nóng lên khoảng 37 độ, thêm lượng mật ong vừa phải, cho tấm gạc hoặc mặt nạ vào ngâm sau đó lấy ra đắp lên mặt khoảng 20 phút, có thể chống lão hoá cho da, làm mềm và trị nám, thích hợp dành cho da khô.  Dầu Oliu là một tuyệt phẩm làm đẹp của thiên nhiên, sau đây xin bật mí thêm cho bạn 2 cách làm mặt nạ mới từ dầu oliu giúp chống lão hoá cho da. 4.2. Ứng dụng trong dược phẩm. Tinh dầu ngoài việc dùng để chế mỹ phẩm, dầu gội và làm gia vị trong công nghệ thực phẩm, thì còn một vai trò rất rất quan trọng trong đời sống của con người chúng ta, đó là ứng dụng của hương liệu và tinh dầu trong dược phẩm, tinh dầu được dung để chữa bệnh, Tinh dầu được dùng để chế các loại thuốc bôi xoa, làm tan những vết tụ máu bầm tím, làm dịu cơn đau, tinh dầu còn làm thuốc chống cảm cúm, sát trùng và kích thích tiêu hoá… Sau đây là một trong số những tinh dầu phổ biến: Tinh dầu sả: Có tác dụng sát trùng, tẩy trùng, làm thuốc kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, tinh dầu sả còn dùng để đuổi muỗi, làm nước hoa, dầu gội đầu. Tinh dầu quế: Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hô hấp mạnh lên, kích thích bài tiết, tăng cường co bóp tử cung và nhu động ruột. Tinh dầu quế còn dùng để xoa bóp vùng đau, bầm tím do chấn thương, dùng đánh gió khi bị cảm mạo. Tinh dầu chanh: Tác dụng làm thơm các thuốc ngậm hay thuốc bột để dễ uống. Ngoài ra, tinh dầu chanh còn dùng chế nước gội đầu. Tinh dầu bạc hà: Dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau như các khớp, đau đầu do cảm nắng, chữa đầy bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc hà bốc hơi nhanh gây cảm giác mát và tê tại chỗ. Viên ngậm bạc hà để điều trị ho, dùng điều trị  trong trường hợp đau dây thần kinh ngoại biên. Không dùng tinh dầu này để nhỏ mũi và bôi họng, dễ gây hiện tượng ức chế, có thể ngừng thở, ngừng tim đột ngột. Tinh dầu hương nhu: Cây hương nhu trắng và tía đều có tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu hương nhu trắng cao gấp đôi hương nhu tía. Tác dụng của tinh dầu hương nhu chế thành vị thuốc dùng trong nha khoa và tổng hợp chất vanilin. Tinh dầu long não: Tinh dầu long não có thể dùng ngoài xoa bóp thay long não đặc chữa cảm lạnh, tiêu viêm giảm sưng nề, ngoài ra còn có tác dụng chế thuốc trừ sâu, hòa tan sơn nhựa làm dung môi. Tinh dầu đinh hương: Có tác dụng sát khuẩn và diệt sâu bọ. Tinh dầu đinh hương được dùng trong nha khoa để làm thuốc tê và diệt tuỷ răng. 4.3. Ứng dụng trong thực phẩm. Hương liệu cực kì quan trọng trong thực phẩm. Chúng được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm hiện nay. Chúng là tác nhân tạo màu, tạo mùi làm sản phẩm càng thêm đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó những loại thực phẩm có hương thơm sẽ rất thu hút người tiêu dùng. Thành phần: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Tinh dầu hoa bưởi giúp tăng tính hấp dẫn của sản phẩm lên rất nhiều Thành phần: Nước (80 đến 85%), Alcohol (10 đến 17%), Acid (0.4 đến 1%), Các chất đường, Các Muối Khoáng (0.2 đến 0.4%), Các chất tạo hương vị và tạo màu (0.01 đến 0.5%), Các chất tạo mùi gồm có các alcohol, các aldehyde, các ester, các acid và các ketone., Các sulfites hàm lượng khoảng từ 10 đến 200 phần triệu. Thành phần:  Miến: Bột khoai tây, Bột đậu xanh, Muối, Đường , Bột ngọt.  Súp : Dầu tinh luyện, muối, đường, bột ngọt, gia vị, Bột tôm, hành lá sấy, ngô gai sấy, tôm sấy, Axít citric, Disodium 5’-guanilate, Disodium 5’-inosinate, hương chanh tự nhiên. Thành phần: Water, green tea leaves (5g/l), refined sugar, acidity modifiers, citric acid ( E330), malic acid (E296), trisodium citrate (E331iii), certified lemon flavor, antioxidant: vitamin C (E300) 4.4. Ứng dụng trong hàng tiêu dùng. Thành phần: Dihydrogenated tallow dimethyl ammonium chloride, chất thơm, Stearic acid, Benzalkonium chloride, Acid citric, titanium dioxide, calcium chloride, 1;2-Benzisothiazolin-3-one, chất tạo màu, Nước. (Hương ban mai) 4.4.1. Nước xả vải. Thành phần: Nước, Diethlester Dimethyl Ammonium Chloride, Hydrochloric Acid, Silicone, Calcium Chloride, Polyethylene Glycol, Glutaraldehyde, Didecyl Dimethyl Ammonium Chloride, Chất tạo hương, Chất tạo màu.( Hương nắng mai) 4.4.2. Nước xịt phòng. Nước hoa xịt phòng Sping N2 mang đến cho không gian hương thơm thiên nhiên thơm mát, trong lành với hương   táo ngọt ngào. 4.5. Ứng dụng trong spa. Con người từ xa xưa, đã biết sử dụng tinh dầu để giữ gìn sức khoẻ và sắc đẹp. Tinh dầu được xem như một phương thuốc thần kỳ để giữ mãi nét xuân sắc cho người phụ nữ. Các Spa ngày nay đã tận dụng tối đa kinh nghiệm của quá khứ với những công nghệ của hiện đại để biến Aromatherapy (như những mùi hương) trở thành thứ được yêu thích nhất. Aromatherapy không chỉ đơn thuần là trị liệu bằng hương, nó còn là cả một nghệ thuật và khoa học trong việc sử dụng tinh dầu của các loại cây, hoa, lá khác nhau để chữa bệnh và cải thiện tâm trạng. Có khoảng 1700 loại hương trị liệu trong Spa, mỗi loại hương hoặc mỗi hỗn hợp hương, ở những tỷ lệ khác nhau, có thể tạo ra những tác động khác nhau đối với tinh thần. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chăm sóc cơ thể bằng tinh dầu chiết xuất từ thảo mộc có thể giải tỏa căng thẳng, tác động lên hệ thần kinh và đào thải những độc tố trong cơ thể ra ngoài dưới dạng mồ hôi. Tinh dầu giúp loại tế bào chết trên da, giữ ẩm và làm cho da mượt, mềm mại, thoải mái, đồng thời ngăn chặn và điều tiết chất bã giúp da bớt nhờn và không nổi trứng cá. Tuyệt vời hơn, tinh dầu còn kích hoạt và làm tiêu mỡ thừa dưới da giúp da săn chắc, đồng thời ngấm vào các tế bào da làm giảm đi sự mệt mỏi của hệ cơ. Có năm cách sử dụng tinh dầu trong liệu pháp Spa: Tắm, massage, xông hơi, dưỡng và khuếch tán. Tắm: Nhỏ vài giọt tinh dầu nguyên chất vào bồn nước ấm rồi ngâm mình thư giãn 15-20 phút. Giúp làm sạch da, săn chắc, thơm tho suốt nhiều giờ đồng hồ. Massage: Sử dụng khoảng sáu giọt, có thể dùng một loại hương liệu hay trộn lẫn 2-3 loại hương liệu (nếu kết hợp ba loại, mỗi loại chỉ dùng hai giọt là đủ), sau đó trộn đều với 15ml dầu massage hay còn gọi là dầu mang (carrier oil). Phức hợp này được dùng để xoa bóp toàn thân với hiệu quả rất tốt. Công dụng của massage: Massage đã có từ hàng nghìn năm nay và có lẽ là một trong những phương cách giảm đau nguyên sơ nhất của loài người. Từ “massage” có nguồn gốc từ “masso” của Hy Lạp với nghĩa là sờ nắn. Nhưng thật ra, cách trị liệu này đến từ phương Đông. Với quan niệm rằng cơ thể con người có một dòng chảy năng lượng còn gọi là “khí”, massage chính là cách vận khí, chuyển khí để dòng chảy này lưu thông tốt nhất trong cơ thể người. Massage giảm căng thẳng và lo lắng. Nó làm dịu các hệ thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái hoàn toàn. Massage cải thiện sự tuần hoàn máu để đưa ôxy và dưỡng chất tới các tế bào. Massage kích thích hệ thống mạch huyết giúp mang các sản phẩm thừa ra khỏi cơ thể. Nó ngăn chặn và làm dịu các sự gò bó và co thắt cơ bắp. Trị liệu massage cũng có thể giúp điều khiển vết thương trong chứng viêm khớp, đau thần kinh tọa, cơ bắp mỏi mệt. Tuy nhiên, nhiều người khỏe mạnh vẫn massage thường xuyên vì nó giúp họ duy trì sự thư thái trong cơ thể, tinh thần và cảm xúc. Các loại dầu massage: HYPERLINK ""Massage tạo cảm xúc thăng hoa (Sensual massage oil) HYPERLINK ""Massage giải độc (Detox massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage trẻ hóa (Rejuvenation massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage thư giãn (Relax massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage giúp ngủ ngon (Deep Sleep massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage dành riêng cho nam giới (For Men massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage dành cho da nhạy cảm (Sensitive massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage giảm béo (Cellubite massage oil) HYPERLINK ""Dầu massage làm trắng (White massage oil) Xông hơi: Dù xông hơi khô hay xông hơi ướt thì tinh dầu bốc lên theo hơi nóng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da bạn qua các lỗ chân lông làm se khít các lỗ chân lông. Dù xông hơi khô hay xông hơi ướt thì tinh dầu bốc lên theo hơi nóng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da bạn qua các lỗ chân lông. Dưỡng: Gồm nhiều hình thức Làm mặt nạ: Pha vài giọt tinh dầu với sữa chua, mật ong, cám gạo, hoặc trái cây nghiền để tạo ra các loại mặt nạ. Dưỡng tóc: Sau khi gội đầu xong, xoa vài giọt tinh dầu lên tóc còn ẩm để giúp tóc không bị xơ và hư tổn. Dưỡng môi: Thoa nhẹ một chút tinh dầu được pha loãng với dầu nền hoặc kem dưỡng không mùi lên môi để môi luôn mềm, không bị khô nứt. Dùng để bôi: Sau khi tắm, nhỏ một - hai giọt tinh dầu vào lòng bàn tay (pha loãng với nước ấm để tránh bị rát da), dùng hai tay tán nhẹ rồi xoa đều lên cơ thể. Lưu ý: không lau khô tay và người trước khi xoa để tinh dầu thẩm thấu tốt hơn. Xoa nhiều hơn ở nơi thô ráp. Khuếch tán: Nhỏ một giọt tinh dầu vào lò đốt nhỏ có dùng nến, căn phòng của bạn sẽ trở nên thơm mát. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn tay để ở đầu giường hoặc vào gối, một giấc ngủ sẽ đến với bạn sâu sau khi chấm dứt liệu trình spa. 4.6. Ứng dụng trong nhang thơm. Việc dùng hương (nhang) trong đời sống của người Việt Nam và các nước Á Đông có lẽ đã quá gần gũi, nếu không muốn nói là thiết yếu. Mỗi dịp ngày rằm, mùng một hay giỗ tết thì nén hương không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên hay thần tài của mỗi gia đình. Nén hương được xem là cầu nối giữa con người của thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Nén hương thơm thể hiện sự thành kính của người đang sống với người đã khuất, với tổ tiên và các vị thần linh. Mùi hương cũng thể hiện không khí trang nghiêm nơi tôn kính. Trong những ngôi chùa, đền thờ hay hội quán của người Á Đông, những nén hương, vòng hương với làn khói mỏng và mùi hương trầm ấm lan tỏa là những hình ảnh rất đỗi thân thuộc. Hình 4.1 – Nhang thơm Thành phần hương chính của đa số các loại nhang thường được sử dụng và được ưa chuộng nhất là mùi trầm vì trầm có vô số ưu điểm được đánh giá rất cao như là: Giá trị của trầm hương đã được con người biết đến từ thời Ai Cập cổ đại và xem là "cây của các vị thần" trong mọi nền văn hóa từ Trung Cận Đông cho đến châu Á. Với tính chất định hương rất bền, một thớ trầm hương mục rã trong tự nhiên hàng ngàn năm vẫn không mất mùi, tinh dầu trầm hương được sử dụng trong công nghệ hóa mỹ phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm lên gấp nhiều lầntrầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận. Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt. Hình 4.2 – Trầm hương Nhưng…thật chất trầm thường sử dụng trong nhang( hương) đa số đều không phải là trầm thật mà đều là những hương liệu nhân tạo được mua bán rất nhiều ở những chợ trời . một số nhà sản xuất để hạ giá thành sản phẩm đã sử dụng các loại hóa chất tạo mùi trộn vào bột hương trong quá trình sản xuất hay là phun vào sản phẩm.. các mùi hương thường được pha với cồn trong bình xịt , mỗi lần xịt khoảng 1 thiên (10.000 cây) để 5 phút cho mùi thơm ngấm vào. Một số nơi thì pha chế hương liệu trong thùng phuy, nhang được nhúng vào đấy, hương thơm sẽ đều hơn. Đối với nhang trầm, hương thơm được trộn nhiều lần ở khâu làm bột để giữ mùi lâu hơn… Không chỉ dừng lại ở đó, để đáp ứng quan niệm rằng sau khi thắp, tàn hương phải quăn và không rụng mới có lộc, nhiều cơ sở sản xuất đã ngâm que tăm hương vào hóa chất, chủ yếu là axit photphoric (H3PO4) và tẩm các loại hóa chất vào bột hương giúp cho tàn hương có màu đỏ và ít rơi xuống sau khi đốt. Việc sử dụng các loại hương sử dụng hóa chất này có thể khiến người sử dụng bị tổn thương về thị giác và khứu giác, cụ thể như chảy nước mắt, mờ mắt, khó thở... . Một số người dị ứng với hóa chất còn có thể cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Hình 4.3 – Sản xuất nhang thơm Nguy hiểm hơn, trong quá trình thắp hương, tàn hương có thể rơi vào các loại thức ăn dùng để thờ cúng như gà, thịt, xôi, hoa quả..., các hóa chất này sẽ thâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua đường tiêu hóa khi ăn (hay còn gọi là thụ lộc) các loại thức ăn này đó là mặt tác hại của việc sử dụng nhang (hương). Vì vậy khi mua nhang(hương) ta cần phải biết chọn lựa những loại nhang có nhà sản xuất và tránh bớt vì thích các loại mùi hương mà hại đến sức khỏe của mình. 4.7. Ứng dụng trong nến thơm. Hương liệu được dùng trong nến đã từ rất lâu. Và ngày nay nó đang vươn lên tầm cao mới, với những mùi hương thật đặc trưng. Những mùi hương đó tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Tùy theo hương liệu dùng trong nến mà khi đốt những loại nến thơm này lên con người có cảm giác thật thú vị. Sáp ong là một loại nguyên liệu tự nhiên, có mầu, mùi thơm tự nhiên. Hình 4.4 – Đèn cày sáp ong Nến có hương dầu sả: Có hương thơm ở ngoài trời, những cơn gió nhẹ sẽ nhanh chóng mang hương thơm bay đi. Dù sao thì nến có hương dầu sả dùng ngoài trời là tốt nhất, ngay cả khi bạn chưa ngửi thấy thì nó đã là thứ ngăn cản mạnh mẽ sự quấy nhiễu của côn trùng. Hình 4.5 – Sáp thơm trang trí Nến hình cầu thơm mùi thảo mộc Nến cốc có mùi hương mật ong ngọt ngào Mùi hương thanh mát của trái dưa nhiệt đới. Mùi hương hoa nhẹ nhàng cho không gian sống. Nến cây ngắn có mùi hương hoa đồng nội Nến cây to hương trái cây nhiệt đới CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HƯƠNG LIỆU Hóa chất là con dao hai lưỡi, cần phải là người sử dụng thông minh để tránh bị lưỡi dao chém phải. Thế nên, các nhà sản xuất trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải có kiểm nghiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Có một thực tế là, khó có thể sản xuất nến dùng hoàn toàn tinh dầu tự nhiên vì loại nguyên liệu này rất đắt. Tinh dầu tự nhiên lại thường dễ bay hơi nếu không pha thêm chất ổn định. Vì vậy, đa số nến, nhang thơm… sử dụng các hương liệu tổng hợp, trong số đó, không loại trừ cả những hương liệu có thể gây ngộ độc. Cần lưu ý, trong quá trình sống, cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì khi chỉ hít thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây những triệu chứng vừa nêu mà điều này thì một phần do sự lạm dụng của hương thơm trong nhiều loại sản phẩm. Mùi thơm của hương liệu có thể giúp bạn từ trạng thái mệt mỏi chuyển sang thư thái. Tuy nhiên, nhiều loại mùi thơm lại gây độc cho cơ thể bạn, là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh. Việc sử dụng hương thơm đang ngày càng phổ biến, nhất là đối với giới nữ. Phải kể đầu tiên là nước hoa với nhiều chủng loại, giá cả từ “tầm tầm” cho đến... “chết ngất”. Ngoài nước hoa, hương thơm còn được cho vào rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ mỹ phẩm như phấn thơm, lăn khử mùi, xà phòng tắm, kem bôi da... cho đến các sản phẩm gia dụng như bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén... Ở góc độ cá nhân, hương thơm giúp con người cảm thấy dễ chịu, thư giãn. Ở góc độ xã hội, nó hỗ trợ cho giao tiếp, giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với người khác. Đó là chưa kể nó có thể trở thành một “vũ khí bí mật” trong tình cảm và đời sống gối chăn. Được sử dụng phổ biến và có nhiều lợi ích là vậy, nhưng dần dà các nhà khoa học lại phát hiện ra thêm “mặt trái của tấm huy chương”, trong đó phải kể đến sự lạm dụng của cả hai phía sản xuất và tiêu dùng. Một khảo sát được Cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ thực hiện năm 1991 cho thấy có đến 95% các hương thơm đang được sử dụng là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ thay vì hương liệu tự nhiên như trước đây. Đặc biệt, rất nhiều chất trong các sản phẩm thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua. Trong đó, nhiều chất đã được chứng minh có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh. Tuy kết quả đáng báo động như vậy nhưng tình trạng lạm dụng các hóa chất tạo hương thơm hầu như không được cải thiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, không như thuốc được kiểm soát nghiêm ngặt (phải thử nghiệm trên động vật, rồi trên người qua nhiều giai đoạn mới được đưa ra sử dụng), các loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm gia dụng có mùi thơm được sản xuất “thoải mái” hơn nhiều. Thứ hai, ở hầu hết các nước, theo luật định đối với nước hoa, vì thành phần hương thơm là bí mật của mỗi hãng sản xuất nên không yêu cầu ghi rõ tên hóa chất mà chỉ cần ghi “hương thơm” (fragrance), dễ tạo kẽ hở cho việc sử dụng các loại hóa chất khó kiểm soát. Tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm là gây kích phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em, thường xảy ra đối với các loại hóa chất có mùi thơm trong các sản phẩm gia dụng. Khoa học cũng đã phát hiện mối liên hệ của hóa chất thơm với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh trong chứng co thắt đường thở do dị ứng. Tình trạng dị ứng còn có thể xảy ra khi dùng những chất có hương thơm trên da, dẫn đến viêm da tiếp xúc, chàm... Ngoài việc tác động trên da hoặc đường hô hấp, các hóa chất tạo hương còn có thể thấm qua da và tích lũy trong cơ thể, gây nhiều tác động có hại. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, do da rất mỏng nên các hóa chất sẽ dễ thấm qua hơn. Cơ thể trẻ cũng non yếu nên dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều. Hương thơm nhân tạo còn có thể gây tình trạng nhạy cảm đa hóa chất, ngày càng thường gặp. Người bị hội chứng này khi tiếp xúc với một hóa chất có mùi nào đó sẽ bị nhức đầu (có khi rất trầm trọng), buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Những mùi gây tác hại này có thể là hương thơm nguồn gốc dầu mỏ, có thể là xăng hoặc mùi nhựa trong xe hơi. Trong quá trình sống, khi cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì chỉ cần hít vào thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây những triệu chứng vừa nêu. Vì những lý do trên, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng những sản phẩm có mùi thơm hóa chất. Nên sử dụng sản phẩm không có mùi thơm hoặc chỉ thơm nhẹ. Đối với nước hoa thì “tiền nào của nấy” vì các loại nước hoa dùng hương thiên nhiên sẽ đắt hơn nhiều so với nước hoa sản xuất từ hóa chất. Nếu muốn có mùi hương trong nhà, việc trồng những loại cây có hoa thơm trước hiên sẽ giúp mang lại cho cả gia đình hương thơm an toàn và một khung cảnh nồng ấm. CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG HƯƠNG LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Hiệp hội tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm cho biết, VN có quan hệ cả mua lẫn bán nguyên liệu, sản phẩm của ngành hàng đặc thù này với khoảng 30 nước. Song, nghịch lý là những nước mua hàng này lại là những quốc gia tái xuất khẩu trở lại sản phẩm tinh chế cho VN với giá trị cao gấp nhiều lần. Theo số liệu thống kê, năm 2003 Việt Nam xuất khẩu được 852.000 USD tinh dầu - hương liệu và 2.875.000 USD mỹ phẩm chế biến tổng hợp từ tinh dầu - hương liệu các loại nhưng đã nhập khẩu trở lại với giá trị tương ứng là 1.750.000 và 152.386.000 USD. Nhu cầu về tinh dầu và hương liệu - mỹ phẩm trên thế giới tăng nhanh do nhu cầu người dân ngày càng có xu hướng quay trở về dùng những hợp chất tự nhiên trong hương liệu - mỹ phẩm, thực phẩm. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có sản lượng và xuất khẩu tinh dầu - hương liệu lớn nhất thế giới nhưng hiện nay cũng phải nhập thêm tinh dầu vì đã xây dựng những nhà máy sản xuất đơn hương và mỹ phẩm lớn để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Hương liệu sử dụng cho mỹ phẩm và thực phẩm hàm chứa trong tinh dầu các loại như: bạc hà, hương nhu, bạch đàn, húng quế, hoắc hương, quế, hồi, sả các loại... Ngoài ra, còn có những loại hiếm hoi như xá xí, hương lau, tràm trà, trầm hương. Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản để tổng hợp ra nhiều hợp chất tự nhiên quan trọng cho công nghiệp hương liệu - mỹ phẩm. Các hãng dược phẩm trên thế giới ngày càng có nhu cầu nhiều loại tinh dầu chứa các chất chưa được tổng hợp nhân tạo như citronellal, geraniol, citral... Các nghiên cứu cho thấy, những nguyên liệu này đều đang có trong các loại cây cỏ thực vật phong phú của Việt Nam. Cả nước có đến 300 loài cây tinh dầu đã được thu thập, trong đó có đến 50 loài cây đã được trồng mang tính sản xuất hàng hóa. Các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu, mỹ phẩm, y tế mấy chục năm nay đã nghiên cứu, đầu tư phát triển các cây tinh dầu hương liệu và từng bước hình thành mạng lưới tiêu thụ và xuất nhập khẩu, tạo các mặt hàng có giá trị cao. Trong hai thập kỷ 80 và 90 cây tràm, bạch đàn chanh đã được trồng ở Đồng Tháp Mười; cây sả Java được trồng ở các nông trường miền Đông và Tây Nguyên để chế biến tinh dầu xuất khẩu nhưng cuối cùng các cơ sở này đều phải giải thể vì không thể tự đứng được trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư trang thiết bị và nâng cao kỹ thuật chưng cất, chiết xuất với mong muốn chiếm lĩnh thị phần trong nước và xuất khẩu nhưng cuối cùng đều tan rã vì thiếu sự liên kết. Về lưu thông, phân phối tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp tổ chức phân phối điều tiết về giá cả, chủng loại trên địa bàn rộng khắp cả nước theo một mạng lưới riêng, mạnh ai nấy biết. Một số nhà kinh doanh do không có chuyên môn đã làm thị trường mất ổn định và chịu nhiều thua thiệt. Một tấn tinh dầu quế sản xuất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi nếu xuất khẩu đúng chỗ có thể đem về cả ngàn USD nhưng thông thường chuyền tay nhau chỉ bán với giá vài triệu đồng cũng không có ai mua vì không có nhu cầu. Tương tự như vậy, sản phẩm tinh dầu trầm hương, theo thông tin có giá là 5.000 USD/kg dầu trầm, nhưng thực tế, nhiều làng sản xuất thủ công ở Quảng Nam đã thử chưng cất và đem tiêu thụ trên thị trường TP.HCM nhưng sản phẩm chỉ được trả với giá rẻ mạt. Ngành tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm Việt Nam đang mở cửa nhưng trong thực tế lại thiếu sự quản lý chỉ đạo đồng bộ. Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Thường trực Văn phòng Hiệp hội tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm phía Nam cho rằng đây là một ngành tổng hợp từ trồng trọt đến nghiên cứu, chế biến xuất nhập khẩu, nên cần thiết phải có các chương trình dài hạn, trước hết là việc xác định thị trường và chiến lược chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng công tác xuất nhập khẩu. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÙI HƯƠNG Khoa học đã chứng minh rằng, tinh dầu có khả năng tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của con người. Hơn thế, nhờ cấu trúc phân tử nhỏ bé của mình, tinh dầu có thể dễ dàng thâm nhập vào sâu trong tế bào da và tác động lên tế bào từ những tầng sâu. Từ rất xa xưa, người cổ đại đã biết đến tác dụng chữa trị bệnh của hương thơm. Nhưng mãi đến năm 1926, nhờ công của nhà hoá học người Pháp Gatefosso, nhân loại mới có những nhận thức đầy đủ và khoa học về khả năng kỳ diệu của mùi hương. Môn khoa học hàng nghìn năm tuổi này ứng dụng mùi hương và tính chất hoá học của các tinh dầu thiên nhiên. Khoảng 400 loại tinh dầu đã được biết đến và chiết xuất, nhưng chỉ có khoảng 50 loại được dùng trong chữa trị và mỹ phẩm. Tuỳ thuộc loại tinh dầu mà người ta có thể chiết xuất từ hoa, lá, vỏ cây, rễ cây, thân cây hay hạt. Ngày nay, ở các nước phát triển, liệu pháp hương đang ngày càng được sử dụng rộng rãi thay cho các loại mỹ phẩm truyền thống. Cũng dễ hiểu, trong một xã hội hiện đại, nơi mà con người bị “ném bom” bởi đủ loại stress hằng ngày, thì nhu cầu chăm sóc không chỉ sắc đẹp của cơ thể mà còn cả sự khoẻ mạnh của trí tuệ thông qua các giác quan là rất lớn. Đã có một số nhà sản xuất mỹ phẩm hàng đầu ứng dụng liệu pháp hương trong các sản phẩm của họ như dòng sản phẩm chăm sóc da The Body Shop (Anh), chăm sóc tóc chuyên nghiệp Kemon (Italy), Paul Mitchell (Mỹ), hay dòng sản phẩm chăm sóc da Sarbec (Pháp). Tại Việt Nam, các nhà sản xuất những sản phẩm phổ thông như Lux, Unza cũng đã ứng dụng liệu pháp hương ở mức độ nhất định. Trong dòng hàng nhập khẩu, nhãn hiệu The body shop mới chỉ có hàng sách tay, còn Sarbec đã có mặt chính thức với một dòng sản phẩm chăm sóc da. Chỉ riêng sản phẩm ứng dụng liệu pháp hương đã có nhiều loại như muối tắm khoáng chất biển, gel tắm nước hoa, gel tắm sắc màu, sữa tắm bồn. Dòng hàng nhập khẩu sản phẩm tóc chuyên nghiệp Kemon cũng khá nổi bật với các sản phẩm “Liệu pháp hương” và một số công nghệ uốn duỗi siêu nhanh. Tuy tác dụng của tinh dầu là không thể phủ nhận, hiệu quả của liệu pháp hương phụ thuộc lớn vào loại tinh dầu, độ đậm đặc của tinh dầu, công nghệ chiết xuất và khả năng của nhà sản xuất. Chọn đúng sản phẩm sẽ giúp bạn đẹp lên, một vẻ đẹp sâu thẳm không chỉ là từ làn da bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc76820970-Nhom-12-Huong-Lieu-Chuyen-de-Hoa-Huu-Co-Dhhc5lt.doc
Luận văn liên quan