Một số ý kiến sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Pháp luật tố tụng hình sự nói chung và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hoá những quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội theo hướng nhà nước có đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, việc từng bước sửa đổi, hoàn thiện BLTTHS, vốn được học tập và áp dụng theo mô hình nhà nước trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tại điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới hiện nay là hết sức cần thiết. Phải thừa nhận, so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi về thủ tục tố tụng theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, xác định chính xác hơn về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, mở rộng hơn quyền của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự v.v . Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 với những quy phạm pháp luật phản ánh tố tụng hình sự nước ta mang đậm dấu ấn của hình thức tố tụng thẩm vấn bằng việc xây dựng, sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản; phương pháp tìm kiếm chứng cứ để buộc tội người bị nghi

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Tháng Chín 18, 2009 Để lại phản hồi Go to comments LS. Đỗ Ngọc Quang Công ty Luật TNHH Quang Minh Nam 48 Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội Pháp luật tố tụng hình sự nói chung và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hoá những quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội theo hướng nhà nước có đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, việc từng bước sửa đổi, hoàn thiện BLTTHS, vốn được học tập và áp dụng theo mô hình nhà nước trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tại điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới hiện nay là hết sức cần thiết. Phải thừa nhận, so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi về thủ tục tố tụng theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, xác định chính xác hơn về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, mở rộng hơn quyền của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự v.v… . Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 với những quy phạm pháp luật phản ánh tố tụng hình sự nước ta mang đậm dấu ấn của hình thức tố tụng thẩm vấn bằng việc xây dựng, sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản; phương pháp tìm kiếm chứng cứ để buộc tội người bị nghi thực hiện tội phạm chủ yếu bằng việc bắt, tạm giữ, tạm giam để thiết lập hồ sơ vụ án chứ không phải có đầy đủ chứng cứ buộc tội rồi mới bắt, tạm giữ, tạm giam; các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hạn lớn trong việc điều tra, truy tố, xét xử bằng việc có toàn quyền quyết định khởi tố, truy tố, xét xử người phạm tội ra trước toà án; mọi hành vi của những người tham gia tố tụng đều phải chịu sự cho phép của các cơ quan tiến hành tố tụng v.v… . Tất nhiên, hình thức tố tụng thẩm vấn này có những ưu điểm nhất định, như tạo thế chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm và người phạm tội nhằm góp phần quan trọng trong giữ gìn an ninh, trật tự đất nước. Nhưng nhược điểm cơ bản của hình thức tố tụng này là thời gian giải quyết vụ án thường kéo dài (dẫn đến vi phạm thời hạn tố tụng); chưa tạo cơ hội để những người tham gia tố tụng đưa ra được những chứng cứ chứng minh về việc mình bị buộc tội, xét xử; vai trò của luật sư, của những người tham gia tố tụng khác chưa được tôn trọng, bảo vệ và bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhất là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị hạn chế; việc tranh tụng thường chưa được bảo đảm dẫn đến tình trạng, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng chuẩn bị trước các quyết định của mình liên quan đến quá trình giải quyết vụ án v.v… . Điều này làm cho tố tụng hình sự nước ta mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 49), như hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người;… Nhược điểm lớn nhất trong BLTTHS 2003 là thiếu vắng những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng bảo đảm tính công khai, dân chủ; hoặc chưa có những quy phạm pháp luật điều chỉnh sự tranh tụng giữ bên buộc tội và bên bào chữa trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Cho nên có thể nói, BLTTHS năm 2003 có rất nhiều nội dung cần được bổ sung, sửa đổi theo hướng mở rộng tính công khai, dân chủ trong tố tụng hình sự. Do phạm vi của một bài viết hội thảo mà tác giả chỉ đề cập một số nội dung chính sau đây. Thứ nhất, vấn đề liên quan đến luật sư và hoạt động của luật sư. 1. BLTTHS 2003 và Luật luật sư 2006 đều quy định rất rõ, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 11 BLTTHS); người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn (khoản 1 Điều 57 BLTTHS). Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự khi xuất trình đủ giấy tờ cần thiết, trong đó có giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư không quá ba ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 27 Luật luật sư). Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 4 Điều 56 BLTTHS). Tuy nhiên trong thực tế, việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư không phải là điều đơn giản. Theo phản ánh của nhiều luật sư, trong đó có ý kiến của nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội Phạm Hồng Hải gửi Ban Nội chính trung ương, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu là Cơ quan điều tra, cản trở hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Sự cản trở này thể hiện từ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Gần như 100% các trường hợp không bao giờ được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 3 ngày, có trường hợp kéo dài 1 năm. Mặt khác, cơ quan điều tra đòi hỏi: giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải là của chính bị can chứ không phải của người đại diện hợp pháp của bị can lựa chọn. Điều này dẫn đến, trong trường bị can đang bị tạm giam để điều tra thì làm sao luật sư có thể tiếp xúc để lấy được giấy yêu cầu luật sư từ chính bị can, mà phải thông qua Cơ quan điều tra. Nhiều trường hợp, sau khi thông qua Cơ quan điều tra thì luật sư thường nhận được câu trả lời là: bị can từ chối luật sư, hoặc bị can không có ý định mời luật sư, hoặc bị can đã nhận rã tội trạng của mình nên không mới luật sư v.v…, trong khi đó có đủ căn cứ xác định bị can muốn nhờ luật sư bào chữa cho mình. Việc có người bào chữa đối với bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra đã là khó khăn thì làm sao có được người bào chữa đối với người bị tạm giữ, khi mà thời hạn tạm giữ, kể cả 2 lần gia hạn tạm giữ chỉ có 9 ngày. Do vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung theo hướng mở rộng hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa, mà không bó hẹp chỉ 3 ngày và quy định rõ hơn việc cấp giấy chứng nhận bào chữa đối với bị can đang bị tạm giam. Ví dụ, sửa khoản 4 Điều 56 LTTHS là: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Bổ sung khoản 1 Điều 57 BLTTHS : “Người bào chữa do bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn” 2. Bộ luật tố tụng hình sự quy định, người bào chữa có quyền, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; có mặt hỏi cung bị can; có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; có mặt trong những hoạt động điều tra khác (Điều 58 BLTTHS). Tuy nhiên, việc gặp bị can đang bị tạm giam là điều không đơn giản, phụ thuộc vào Điều tra viên có thời gian đi cùng luật sư vào trại giam hay không để điều tra viên viết Giấy trích xuất bị can, trong khi đó điều tra viên thì bận quanh năm. Việc gặp được bị can đang bị tạm giam đã hiếm, nhưng nếu người bào chữa gặp được bị can đang bị tạm giam thì bao giờ cũng đều có mặt điều tra viên ngồi cạnh để giám sát cuộc gặp gỡ này, mặc dù pháp luật không quy định. Còn những quy định khác của pháp luật tố tụng hình sự như Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can; hoặc người bào chữa có quyền có mặt trong một số hoạt động điều tra khác v.v… đều chỉ mang tính hình thức và không thực hiện được. Lý do cơ bản vẫn là Cơ quan điều tra không muốn người bào chữa có mặt trong các hoạt động điều tra vì họ sợ rằng, người bào chữa sẽ có những hành vi cản trở hoạt động điều tra dưới mọi hình thức. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất tính công khai, dân chủ trong hoạt động tố tụng tại giai đoạn điều tra. Việc gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, có mặt hỏi cung bị can; đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; có mặt trong những hoạt động điều tra khác v.v…là quyền của người người bào chữa. Do vậy, để người bào chữa có thể thực hiện được các quyền của mình theo pháp luật tố tụng hình sự đã quy định, cần bổ sung, sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng: - Cơ quan điều tra thông báo cho người bào chữa trước 7 ngày về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt trong buổi hỏi cung bị can; - Người bào chữa có quyền gặp bị can đang bị tạm giam chậm nhất là 10 ngày kể từ khi bị can có lệnh tạm giam; điều tra viên không được có mặt trong uổi gặp của người bào chữa với bị can; - Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm trích xuất bị can để người bào chữa gặp bị can tại phòng gặp của trại giam; - Khi người bào chữa đề nghị hoặc khi thấy cần thiết, cơ quan điều tra thông báo để người bào chữa có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Thứ hai, vấn đề về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về những biện pháp ngăn chặn là cần thiết, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thuận lợi và ngăn chặn người phạm tội tiếp tục phạm tội. Để tránh sự lạm dụng, Bộ luật tố tụng hình sự không chỉ quy định chung về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, mà còn có những căn cứ áp dụng trong từng biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế áp dụng các biện pháp ngăn chặn cho thấy có nhiều vấn đề cần được bổ sung, sửa đổi. Cụ thể: - Căn cứ quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn còn rất chung chung hiểu thế nào cũng được nên đã tạo những cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng biện pháp ngăn chặn. Ví dụ, hiểu như thế nào là khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn như quy định tại Điều 79 BLTTHS. Trong khi đó lại đang có sự mâu thuẫn quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn (Điều 79) với căn cứ bắt, tạm giam (Điều 88 BLTTHS). Theo quy định tại Điều 79 BLTTHS về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn thì khi có một trong các căn cứ (để kịp thời ngăn chặn tội phạm; hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội; hoặc khi cần đảm bảo thi hành án) thì mới áp dụng biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, tại Điều 88 BLTTHS lại quy định, tạm giam áp dụng với bị can, bị cáo trong những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng. Như vậy, việc bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, mặc dù bị can, bị cáo không có biểu hiện trốn, hoặc sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; hoặc không tiếp tục phạm tội thì vẫn có thể bị bắt để tạm giam. Rõ ràng, giữa quy định chung về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn và quy định của thể căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mâu thuẫn nhau. Các cơ quan tiến hành tố tụng thường lựa chọn biện pháp bắt, tạm giam để tiện cho việc điều tra, truy tố, xét xử và cũng không trái với quy định của pháp luật. Nhưng nếu thực hiện như thế thì không đạt được mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là biện pháp này chỉ áp dụng để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Hay hiểu ngược lại là, nếu vẫn có thể đạt được mục tiêu điều tra, truy tố, xét xử thì không cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn. - Các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự đều có quy định về thời hạn tạm giữ, tạm giam. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù thì thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam và thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn phạt tù. Tuy nhiên, đối với người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú thì lại không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp họ bị kết án phạt tù. Thực ra, nếu so sánh thì không được chính xác, nhưng tại Điều 31 Bộ luật hình sự có quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ. Khi người bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ thì họ được giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Trong khi đó, bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Rõ ràng, bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cũng bị hạn chế các quyền công dân gần giống như hình phạt cải tạo không giam giữ. Thế thì (Điều 31 Bộ luật hình sự quy định, người bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ, nếu đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ), tại sao không quy định, bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nếu kết bị kết án phạt tù lại không được trừ theo hướng: cứ 3 ngày cấm đi khỏi nơi cư trú bằng một ngày tù. Đây là điều bất hợp lý, phải chăng pháp luật tố tụng hình sự coi người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là bình thường, không ảnh hưởng gì đến quyền cơ bản của công dân. Do đó, cần bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự lần này theo hướng: bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nếu kết bị kết án phạt tù được trừ: cứ 3 ngày cấm đi khỏi nơi cư trú bằng một ngày tù. - Bộ luật tố tụng hình sự quy định về các biện pháp tạm giữ, tạm giam đều có thời hạn, tuỳ thuộc vào tính chất của tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng với bị can, bị cáo lại không được ghi về thời hạn nên không biệt khi nào kết thúc áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Thông thường, Cơ quan điều tra ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, nhưng khi họ được chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử thì quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn có hiệu lực. Vì vậy, một lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được sử dụng suốt trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Không có trường hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng lại ra quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn này. Thực tế đã xảy ra trường hợp bị can bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vì bị nghi phạm tội về một tội phạm ít nghiêm trọng. Nhưng đã hơn 5 năm và qua nhiều lần điều tra bổ sung, truy tố, xét xử, sau dó lại diều tra bổ sung nên cho đến nay vẫn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này bằng một quyết định của cơ quan điều tra. Như vậy, cần thiết quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong từng giai đoạn tố tụng (giống như thời hạn tạm giam), để khi chuyển giai đoạn tố tụng, nếu thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng khác quyết định có hay không áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Thứ ba, vấn đề về khởi tố vụ án hình sự 1. Những vấn đề về khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định truy tố được quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong khoa học tư pháp hình sự phân định giai đoạn khởi tố, điều tra nằm tại giai đoạn công tố thuộc chức năng của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Chính Điều 23 BLTTHS quy định, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án. Trên cơ sở kết quả công tố, Toà án tiến hành xét xử vụ án hình sự và đưa ra bản án, quyết định. Trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị còn đặt ra yêu cầu bảo đảm việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Như vậy, Toà án không phải là trọng tài, nhưng là chủ thể đứng giữa để xem xét tranh tụng tại phiên toà giữa kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp … trong xét xử vụ án hình sự. Điều này càng khẳng định, những hành vi tố tụng liên quan đến hoạt động công tố thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chứ không phải của Toà án. Tuy nhiên, tại Điều 104 BLTTHS lại giao quyền cho Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Việc quy định như thế dường như làm cho Toà án mất đi tính khách quan trong việc “đứng giữa” để xem xét kết quả tranh tụng tại phiên toà giữa kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp … trong xét xử vụ án hình sự, và Toà án dường như vượt rào sang làm công việc khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Điều này đi ngược với tinh thần pháp luật liên quan đến chức năng của Toà án. Do vậy, sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự lần này nên bỏ quy định này tại Điều 104 BLTTHS mà chỉ nên quy định: “Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố”. Thứ tư, vấn đề thay đổi tội danh trong quyết định khởi tố bị can 2. Điều 127 BLTTHS quy định, khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, việc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì không có gì phải bàn vì bị can phạm nhiều tội chứ không phải một tội. Riêng đối với việc thay đổi quyết định khởi tố bị can thì cần phải bàn thêm. Nếu như khởi tố vụ án hình sự là khởi tố về một sự việc, sự kiện, hành vi phạm tội nên nếu khởi tố chưa chính xác cũng không ảnh hưởng gì. Còn khởi tố bị can là khởi tố về một con người bị nghi thực hiện một tội phạm nên quyết định này liên quan đến hàng loạt các hành vi tố tụng đụng chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khởi tố như việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đó; bị khám xét nơi ở địa điểm; bị phong toả thông tin liên lạc; bị tạm đình chỉ chức vụ và không được làm những công việc nhất định v.v… . Cho nên, việc khởi tố bị can phải hết sức thậm trọng làm sao để khởi tố đúng người, đúng tội. Tất nhiên, do giai đoạn điều tra vẫn là giai đoạn tìm kiếm, thiết lập chứng cứ mà có thể việc khởi tố bị can chưa thể chính xác ngay về tội danh pháp luật tố tụng hình sự cho phép, “khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can” là hợp lý. Tuy nhiên, thay đổi quyết định khởi tố bị can không thể tuỳ tiện vì có nhiều loại tội phạm với tính chất, mức độ khác nhau. Việc Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS) dẫn đến chết người (khoản 4), nhưng qua quá trình điều tra thấy rằng, Nguyễn Văn A phạm tội giết người chứ không phải tội danh đã khởi tố ban đầu. Trong trường hợp này, việc thay đổi tội danh là cần thiết và hợp lý vì hai tội phạm này có cùng khách thể loại mà ban đầu, cơ quan điều tra chưa xác định chính xác tội danh. Nhưng nếu Nguyễn Văn B bị khởi tố về tội buôn lậu (Điều 153 BLHS), nhưng qua quá trình điều tra thì cơ quan điều tra thay đổi tội danh thành tội tham ô (Điều 278 BLHS) thì cần phải xem lại việc thay đổi tội danh này vì hai tội này khác nhau về khách thể loại được xếp ở hai chương khác nhau của Bộ luật hình sự. Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) đặt tại chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Còn tội tham ô (Điều 278) được đặt tại chương XXI “Các tội phạm về chức vụ” tại mục các tội phạm về tham nhũng. Tương tự như thế có trường hợp một bị can bị khởi tố về tội được xếp ở chương các xâm phạm trật tự quản lý hành chính, nhưng sau đó cơ quan điều tra thay đổi thành tội được xếp ở chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia v.v… . Việc cơ quan điều tra được quyền ra quyết định thay đổi tội danh là cần thiết để phù hợp với hành vi phạm tội của bị can. Tuy nhiên, việc thay đổi tội danh chỉ nên dừng lại ở nhóm tội có cùng khách thể loại, hoặc những tội danh có những quy định về hành vi phạm tội gần nhau mà ban đầu cơ quan điều tra khó có thể định tội chính xác. Do vậy, Điều 127 BLTTHS cần sửa đổi theo hướng: - Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố, mà phạm tội khác có cùng khách thể thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố, mà phạm vào tội khác không có cùng khách thể thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can về tội danh đã khởi tố, ra quyết định khởi tố bị can về tội danh mới để tiến hành điều tra. - Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can. Thứ năm, vấn đề về thời hạn trong các giai đoạn của tố tụng hình sự. Thời hạn trong tố tụng hình sự là thời hạn điều tra, thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại; thời hạn phục hồi điều tra; thời hạn truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử v.v… . Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung thường vi phạm nhưng quy định về thời hạn, chủ yếu tập trung vào việc trả lại hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần. Trong khi Điều 119 BLTTHS quy định về thời hạn điều tra, thời hạn gia hạn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và tại khoản 6 Điều 119 quy định, khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra, nhưng Điều 166 BLTTHS, khi quy định thời hạn truy tố, thời hạn gia hạn thời hạn truy tố đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì lại không quy định, khi hết thời hạn truy tố mà không ra được một trong những quyết định: a) Quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì Viện Kiểm sát phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Điều này dẫn đến không ít vụ án bị kéo dài quá thời hạn truy tố, mặc dù đã được gia hạnh thời hạn truy tố. Tại Điều 121 BLTTHS quy định về thời hạn điều tra bổ sung: trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định rõ Viện kiểm sát hoặc Toà án trả lại thì là Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp nào hay Viện kiểm sát và Toà án nói chung trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Điều này đã dẫn đến trong thực tế giải quyết vụ án, có trường hợp Toà án có 6 lần và Viện kiểm sát có 9 lần ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung làm cho vụ án hình sự về tội danh thuộc loại ít nghiêm trọng, nhưng hơn 5 năm chưa giải quyết xong, gây thiệt hại nghiêm trọng về quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự cũng không quy định rõ, khi hết thời hạn điều tra bổ sung mà không hoàn thành được yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát, Toà án có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự hay không nên vụ án thường bị đùn đẩy qua lại giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án và làm cho vụ án hình sự bị kéo dài không có cách giải quyết dứt điểm. Từ điều này cho thấy cần thiết bổ sung, sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn trong các giai đoạn tố tụng hình sự theo hướng: - Khi hết thời hạn truy tố mà Viện Kiểm sát không ra được quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; hoặc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; - Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Nếu quá thời hạn này mà mà Viện kiểm sát không ra được quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng, hoặc Toà án không ra được quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tuỳ thuộc vào hồ sơ vụ án đang ở cơ quan nào, cơ quan đó phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trên đây là mọt số ý kiến tham gia vào việc bổ sung, sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Xin chân thành cám ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số ý kiến sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003.doc
Luận văn liên quan