Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, vì thế nó có đầy đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể và nội dung. Trong bài tập nhóm thứ nhất , chúng em muốn tìm hiểu rõ về yếu tố thứ nhất của quan hệ pháp luật hành chính, đó là chủ thể. Cụ thể hơn nữa đó là vấn đề năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1) Các khái niệm. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể của tổ chức là khả năng pháp lí của tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng pháp lý của cá nhân khi

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ Các khái niệm Phân tích khái niệm năng lực chủ thể pháp luật hành chính. Sự khác biêt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức. Nhận xét. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, vì thế nó có đầy đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể và nội dung. Trong bài tập nhóm thứ nhất , chúng em muốn tìm hiểu rõ về yếu tố thứ nhất của quan hệ pháp luật hành chính, đó là chủ thể. Cụ thể hơn nữa đó là vấn đề năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1) Các khái niệm. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể của tổ chức là khả năng pháp lí của tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng pháp lý của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó, được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. + Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính do Nhà nước quy định. + Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính, đồng thời phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại. 2) Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là khả năng có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Ta có thể đi tới khái niệm của năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính như sau: Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Tùy thuộc vào tư cách của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân mà năng lực chủ thể của họ có những đặc điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh các yếu tố chi phối. Để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính và được xác định những quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính thì các bên tham gia vào quan hệ đó phải có tư cách chủ thể. Tức là muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải đáp ứng được yêu cầu về “tư cách”. “Tư cách” được hiểu ở đây chính là một sự công nhận về mặt pháp lí của nhà nước với một đối tượng, công nhận các khả năng, công nhận những thuộc tính của đối tượng mà theo nhà nước là có thể đáp ứng những yêu cầu pháp lí và thực tế cần thiết, đảm bảo cho quan hệ pháp luật hành chính được diễn ra một cách bình thường. Như vậy, nói năng lực chủ thể là khả năng pháp lí là đã vô hình chung chia nó ra làm hai phần có tính thống nhất nội tại với nhau: khả năng và pháp lí. Khả năng của đối tượng là những căn cứ thực tế mà đối tượng có thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hành chính nói riêng. Và chỉ khi được Nhà nước công nhận thì những khả năng của đối tượng mới mang tính pháp lí. “Tùy thuộc vào tư cách của các cơ quan, tổ chức cá nhân mà năng lực chủ thể của họ có những đặc điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối”. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào tư cách chủ thể, mục đích và nhiệm vụ nhất định mà năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có những điểm khác nhau. Mục đích hoạt động đòi hỏi họ phải có năng lực chủ thể phù hợp, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính khác nhau thì có năng lực chủ thể hành chính khác nhau. Chính điều đó dẫn tới sự khác nhau về nôi dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối. Vấn đề này chúng em xin phép được là rõ hơn ở phần sau đây. 3)Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức. Đầu tiên, điểm khác biệt cần chú ý giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức đó là: năng lực chủ thể của cá nhân được xem xét cụ thể trên hai phương diện là năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính còn với năng lực chủ thể của tổ chức ta chỉ xem xét dưới góc độ năng lực chủ thể nói chung và không cần xem xét tới phương diện khả năng thực tế bởi vì khả năng này đã được nhà nước công nhận khi thành lập tổ chức đó. Mặt khác việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hành chính mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân so với năng lực chủ thể của tổ chức còn thể hiện trên các khía cạnh: đối tượng, thời điểm phát sinh, điều kiện để có năng lực pháp luật hành chính, nội dung, thời điểm chấm dứt và sự phụ thuộc. * Về đối tượng: - Đối với cá nhân: là công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch sinh sống lao động và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. - Đối với tổ chức: là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp. Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật quy chế điều lệ của các tổ chức quy định. * Về thời điểm phát sinh : - Đối với cá nhân : Năng lực chủ thể xuất hiện từ khi sinh ra. Từ thời điểm này công dân được công nhận là chủ thể pháp luật nói chung, chủ thể pháp luật hành chính nói riêng(cuộc sống , sức khoẻ tự do, danh dự nhân phẩm, các giá trị xã hội của họ được pháp luật bảo vệ). Nhưng năng lực chủ thể đó phát triển tăng dần về khối lượng cùng với độ tuổi và đến một độ tuổi nhất định thì phát triển đầy đủ. Năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện từ khi sinh ra còn năng lực hành vi hành chính xuất hiện dần vì trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của mình nên chưa thể tự mình thực hiện các quyền và nghiã vụ do pháp luật hành chính quy định. Như vậy đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào cách thức nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Theo quy định của pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hành chính còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá …có trường hợp năng lực hành vi pháp luật hành chính của mọi công dân còn bị hạn chế theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành . Pháp luật hành chính quy định không thống nhất về độ tuổi có năng lực hành vi pháp luật hành chính của công dân.Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý,người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra - Đối với tổ chức: Có năng lực pháp luật xác định.Năng lực pháp luật hành chính,năng lực hành vi hành chính được nhà nước quy định xuất hiện đồng thời với việc thành lập chính thức các tổ chức ấy. Năng lực hành vi pháp luật hành chính được thực hiện thông qua cơ quan hoặc người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức, giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan. Hoạt động của các tổ chức được gắn với những lĩnh vực nhất định của quản lý hành chính nhà nước. * Về điều kiện để có năng lực hành vi pháp luật hành chính: - Đốí với cá nhân : + Hoàn toàn tuỳ thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị nhà nước hạn chế trong một số trường hợp. Pháp luật quy định những điều kiện cần thiết khi các cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. + Tuỳ thuộc vào tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà pháp luật có thể quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân +Tình trạng sức khoẻ là điều kiện để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân. +Trình độ đào tạo ,khả năng tài chính cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân đối với một số loại quan hệ hành chính nhất định. -Đối với tổ chức : năng lực chủ thể được pháp luật hành chính quy định cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước. * Về nội dung: -Đối với cá nhân là các quyền và nghĩa vụ của cá nhân. -Đối với tổ chức đó là quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong một số lĩnh vực mà pháp luật quy định (bị giới hạn hơn quyền và nghĩa vụ của cá nhân). * Về thời điểm chấm dứt: -Đối với cá nhân: Năng lực chủ thể của cá nhân chấm dứt khi cá nhân chết đi. -Đối với tổ chức: Chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách. * Về sự phụ thuộc: với cá nhân phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá nhân, cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Trong khi đối với tổ chức lại phụ thuộc vào vị trí, vai trò của tổ chức, lĩnh vực, phạm vi hoạt động của tổ chức. 4)Nhận xét: Qua những gì đã tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy: Về khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, để tham gia quan hệ pháp luật hành chính, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải có năng lực chủ thể tức là phải có khả năng mà nhà nước công nhận có thể đáp ứng những gì cần thiết cho một khái niệm quan hệ pháp luật hành chính diễn ra bình thường. Và khả năng pháp lí này tùy thuộc vào tư cách chủ thể, mục đích và nhiệm vụ nhất định mà năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có được khác nhau là khác nhau. Về sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức được thể hiện trên rất nhiều phương diện như góc độ xem xét; các khía cạnh: đối tượng, thời điểm phát sinh, điều kiện để có năng lực pháp luật hành chính, nội dung, thời điểm chấm dứt và sự phụ thuộc. Từ đó thấy được tuy cùng là năng lực chủ thể quan hệ pháp luật nhưng với mỗi chủ thể khác nhau thì lại thể hiện rất khác nhau. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và một vấn đề rất quan trọng và có nhiều điểm cần bàn trong khuôn khổ môn Luật hành chính. Tuy nhiên với bài luận nhỏ này chúng em chỉ có thể đưa ra một vài ý kiến về những vấn đề cơ bản nhất. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và đánh giá của các thầy cô giáo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB.CAND, Hà Nội, 2009. Học viện hành chính quốc gia, giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. Các trang web: - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhóm hành chính (8đ) Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính (không trùng, ko chép của ai nhé).doc
Luận văn liên quan