Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới

A.Lời mở đầu .1 B.Giải quyết vấn đề 1 I.Cơ sở lí luận . 1 1.Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 1 2.Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới .2 II. Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 3 1. Một số vấn đề lí luận .3 a. Nghĩa vụ dân sự liên đới trong quan hệ hoàn lại 3 b. Đối tượng của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 4 c. Quan hệ liên đới trong trường hợp một trong số những chủ thể có nghĩa vụ “chết” mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ 5 d. Chia phần trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 6 2.Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới .6 a.Xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới còn nhiều bất cập 6 b. Xác định nghĩa vụ dân sự liên đới trong các vụ án hình sự 10 c. Nghĩa vụ liên đới của vợ chồng 13 d.Một số phương hướng hoàn thiện 13 C.KẾT LUẬN 16

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là một trong những quan hệ pháp luật được luật dân sự điều chỉnh. Đây là một vấn đề khó trong thực tiễn cuộc sống của xã hội. Vấn đề này có rất nhiều quan điểm còn chưa thống nhất cả trong lý luận pháp luật lẫn trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tòa án. Với mong muốn đi sâu nghiêm cứu vấn đề còn đang tồn tại trong cách hiểu, cách suy nghĩ của bản thân về vấn đề này vậy nên em quyết định chọn vấn đề này để có thể hiểu được kĩ hơn được xâu hơn và trong giới hạn hiểu biết mạnh dạn đưa ra những xu hướng mong có thể giải quyết được những tồn tại đó. Bài luận tập trung xoay quanh các vấn đề về nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, trong bài viết còn nhiều chỗ chưa khai thác được sâu vấn đề do giới hạn kiến thức thực tiễn cũng như kiến thức về luật học do vậy sẽ không tránh được những sai lầm, thiếu sót vậy nên rất mong nhận được sự phê bình từ các thầy cô để bản thân sữa chữa. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới Theo khoản 1 điều 298 thì thưc hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Như vậy từ đó có thể thấy thực hiện nghĩa vụ dân sự là một chủ thể có quyền và có nhiều chủ thể cùng phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ. Sự ra đời của chế định liên đới thực hiện nghã vụ dân sự nhằm góp phần bảo đảm rằng bên có quyền luôn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi một trong số những người thuộc bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Về khái niệm thực hiện nghĩa vụ liên đới có một số ý kiến cho rằng nó phải bao gồm các điểm được quy định tại khoản 1 điều 299 BLDS 2005: “Nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Nhưng đây là khái niệm chỉ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới. Có thể hiểu ở dây là một chủ thể có nghĩa vụ và nhiều chủ thể có quyền. Nó hoàn toàn trái ngược với thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới ở trên là một chủ thể có quyền và nhiều chủ thể có nghĩa vụ. 2. Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới. Trước tiên có thể khẳng định thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới nó là một quan hệ pháp luật dân sự trong chế đinh nghĩa vụ dân sự vì thế nó phải có đầy đủ nội dung cơ bản của chế định này. Như chủ thể, nội dung, khách thể, đối tượng…. Từ khái niệm ở trên ta có thể thấy một trong những nội dung nổi bật của chế định này đó là luôn có từ 2 người trở lên phải liên đới cùng chịu trách nhiệm thực hiện một nghĩa vụ nào đó đối với bên có quyền. Những người này phải cùng có một mối liên hệ nào đó trong việc làm phát sinh nghĩa vụ đối với bên có quyền. Mối liên hệ này có thể là do các ben thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có mối liên hệ này thì cho dù là cùng phải thực hiện một nghĩa vụ đối với một chủ thể có quyền thì cũng không làm phát sinh quan hệ dân sự liên đới. Chính mối liên hệ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ này giúp cho bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ chủ thể nào trong bên có quyền phải thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa là ngoài phần của họ trong khối nghãi vụ thì họ còn có thể phải thực hiện cả phần của những người khác nếu bên có quyền yêu cầu thực hiện. Khi một chủ thể bên có nghĩa vụ đã thực hiện cả phần nghĩa vụ của người khác thì họ có quyền yêu cầu những chủ thể đã được họ thực hiên thay phần nghĩa vụ của mình, phải có nghĩa vụ hoàn trả lại phần nghĩ vụ mà người đó đã thực hiện thay. Đồng thời khi một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt toàn bộ quan hệ dân sự liên đới giữa chủ thể có quyền và các chủ thể có nghĩa vụ. Bên chủ thể có quyền có thể miễn phần nghĩa vụ cho bất kì ai trong số những chủ thể có quyền, khi đó những chủ thể có nghãi vụ còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi phần còn lại của nghĩa vụ. Bên cạnh đó nếu chủ thể có quyền chỉ định một trong số các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa mà mà sau đó lại miễn thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ liên đới cũng chấm dứt toàn bộ. II. Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 1. Một số vấn đề lí luận a. Nghĩa vụ dân sự liên đới trong quan hệ hoàn lại. Như ở trên vừa phân tích một trong các đặc điểm của quan hệ dân sự liên đới đó là khi một chủ thể trong số các chủ thể có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với bên có quyền thì những chủ thể còn lại trong bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm liên đới hoàn trả lại phần còn nghĩa vụ của các chủ thể đó theo quy định tại khoản 2 điều 299 BLDS: “Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.”. Như vậy ở đây có thể hiểu điều khoản này quy định một người phải “thực hiện toàn bộ nghĩa vụ” thì mới phát sinh quan hệ nghĩa vụ liên đới đối với những khác chưa thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu một người không phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà chỉ thực hiện phần lớn nghĩa vụ. Hay nói một cách khác là nếu trong trường hợp 2 trong số nhiều chủ thể có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền thì quan hệ dân sự giữa những người có nghĩa vụ ở đây sẽ là quan hệ gì? Thiết nghĩ luật nên làm rõ điều này. b. Đối tượng của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới Tại khoản 1 điều 282 BLDS quy định chung về đối tượng của nghĩa vụ dân sự như sau: “Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.”. Như vậy có thể thấy đối tượng của nghĩa vụ dân sự có 2 loại thứ nhất là tài sản và thứ 2 là công việc. Và trong điều 298 BLDS, điềuluật điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ dân sựu liên đới cũng không có quy định riêng nào về đối tượng của loại quan hệ nghĩa vụ này. Như vậy có thể hiểu quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới cũng có 2 loại đối tượng đó là tài sản và công việc. Đối với loại đối tượng là tài sản ta rất dễ dàng để bắt gạp loại đối tượng này trong quan hệ nghĩa vụ dân sựu liên đới, nhưng còn đối với loại đối tượng là công việc thì rất ít khi phát sinh trong thực tế. Bởi vấn đề đặt ra đối với loại nghĩa vụ này là quan hệ hoàn lại giữa các bên sẽ được giải quyết ra sao nếu một trong số các chủ thể có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Bởi nếu là tài sản thì có thể tính giá trị tài sản nhưng đối với những công việc có tính chất đặc thù không thể chia phần thì không thể biết rằng khi thực hiện đâu là phần của mỗi người để có thể hoàn trả. c. Quan hệ liên đới trong trường hợp một trong số những chủ thể có nghĩa vụ “chết” mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ Như ở trên đã nói bên có quyền có thể chỉ định bất kì cai trong các chủ thể có nghĩa vu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Như vậy, có thể hiểu nếu chủ thể có quyền nhận thấy bất kì chủ thể nào không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì có thể yêu cấu các chủ thể khác thuộc bên có nghĩa vụ phải liên đới thực hiện thay. Khi đó sẽ phát sinh quan hệ hoàn lại giữa các chủ thể có nghĩa vụ. Với quy định như vậy pháp luật đã bảo đảm được quyền lợi của bên có quyền. Nhưng nếu một trong số các chủ thể có nghĩa vụ “chết”, có thể là một cá nhân chết tự nhiên,hoặc chết về mặt pháp lí mà không có tài sản để lại. Hay một pháp nhân “chết” mà không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì khi này chủ thể có quyền có thể yêu cầu một trong số các chủ thể có nghĩa vụ phải liên đới thục hiện nghĩa vụ và như vạy có thể đảm bảo quyền lợi cho mình. Nhưng nếu chủ thể có nghĩa vụ phải liên đới thực hiện cả phần nghĩa vụ này thì sẽ không thể làm phát sinh quan hệ hoàn lại bởi bên kia đã chết và không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như thế sẽ không thể đảm bảo quyền lợi cho chủ thể đã phải liên đới thực hiện thay. Chia phần trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới Nghĩa vụ dân sự liên đới hiểu ở một khía cạnh nào đó là nghĩa vụ dân sự không thể phân chia. Nhưng vấn đề đặt ra nếu đã là không thể phân chia thì làm sao có thể xác định phần trách nhiệm của mỗi người để sau này đặt ra vấn đề hoàn lại nếu một trong những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với chủ thể có quyền. Và trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới cũng không đặt ra vấn đề xác đinh phần trách nhiệm của mỗi chủ thể trong những chủ thể của bên có nghĩa vụ. Điều này đã dẫn tới một số sai sót trong thực tế xét xử của một số vụ án. 2.Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới. a.Xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới còn nhiều bất cập. Nghĩa vụ dân sự liên đới chỉ phát sinh khi các chủ thể có nghĩa vụ liên đới một mối liên hệ nào đó và có thể là do thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nhưng trong nhiều trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, các bên đương sự kéo nhau kiện ra tòa, tòa án đã đưa ra những phán quyết gây nhiều tranh cãi. Mà dưới đây là một ví dụ: Theo phía nguyên đơn trong vụ kiện, ông D. đã ba lần mượn ông 550 triệu đồng nhưng hai bên không làm giấy tờ vay mượn mà làm hợp đồng dưới dạng mua bán nhà. Ông D. thỏa thuận nếu không trả được tiền nợ thì sẽ bán căn nhà cho ông với giá 800 triệu đồng. Sau đó, ông nhiều lần yêu cầu nhưng ông D. không trả nợ nên ông khởi kiện đòi ông D., một là phải bán nhà cho ông, hai là phải trả lại số tiền đã vay. Ngược lại, ông D. cho biết: “Tôi không hề biết nguyên đơn là ai. Tôi cũng không vay tiền của nguyên đơn. Khi nguyên đơn đến gặp tôi đòi thanh toán tiền thì tôi mới biết ông ta”. Theo ông D., sau khi tự dưng bị đòi tiền, ông về hỏi chị gái (tòa sơ thẩm xác định là người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án) thì mới hay bà này đã lén lấy giấy tờ nhà, giả mạo chữ ký của ông trong giấy bán nhà cho nguyên đơn để vay 300 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng. Trả được ít lâu thì người chị mất khả năng thanh toán nên tiền gốc và lãi lên đến 450 triệu đồng. Thương chị, ông đã đến thương lượng với nguyên đơn xin giảm tiền lãi và trả dần nhưng nguyên đơn không chịu. “Nay tôi yêu cầu nguyên đơn trả lại giấy tờ nhà. Số tiền nợ tôi không vay nên không trả” - ông D. nói. Trong quá trình giải quyết án, phía nguyên đơn đã thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ đòi chị em ông D. phải trả tiền nợ. Hòa giải không thành, tòa đưa vụ án ra xét xử. Tòa nhận định: Người ký giấy bán nhà không phải là ông D. nên hợp đồng này vô hiệu, nguyên đơn phải trả lại giấy tờ nhà cho ông D. Còn về việc mượn nợ, có cơ sở khẳng định chị của ông D. có mượn số tiền trên. Ông D. có biết việc mượn nợ của chị gái, có chủ động liên lạc với nguyên đơn để xin trả nợ dần. Từ đó, tòa đã tuyên buộc chị em ông D. phải liên đới trả 550 triệu đồng tiền nợ, không tính lãi vì nguyên đơn không yêu cầu. Cả hai cùng phải nộp 26 triệu đồng án phí. Ở vụ việc này có thể thấy việc tòa án phán quyết buộc ông D phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ là hết sức phi lí. Tòa án không thể suy luận rằng “Ông D. có biết việc mượn nợ của chị gái, có chủ động liên lạc với nguyên đơn để xin trả nợ dần.”. Như đã nói ở trên việc xác định các chủ thể có trách nhiệm liên đới trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự là phải dựa vào mối liên hệ giữa các chủ thể. Các mối liên hệ này có thể được pháp luật điều chỉnh hay do các chủ thẻ thỏa thuận mà có. Ở đay rõ rang trước khi xảy ra vụ việc ông D không hề biết chị gái vay nợ nên không thể có chuyện ông thỏa thuận với chị gái. Thêm nữa việc chị gái ông sống chung với gia đình ông cũng không thể xác đinh ông phải có trách nhiệm liên đới trả nợ. Việc ông đứng ra thương lượng thay chị gái trả nợ không có nghĩa là ông là người đứng ra vay nợ vì thế việc tòa án buộc ông liên đới trả nợ là hoàn toàn bất cập và trái luật. Hay như ở vụ việc dưới đây việc xác định trách nhiệm liên đới đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình thi hành án và hoạt động của doanh nghiệp: Theo bản án phúc thẩm số 397, để thực hiện phương án liên doanh đáo nợ và vay thêm tiền, Phạm Huy Phước đại diện cho Tamexco ký các hợp đồng liên doanh số 88 ngày 29/12/1994 và số 02 ngày 06/1/1995 với 13 công ty TNHH, nội dung hợp tác đầu tư và kinh doanh đất đai ở phường 11 (nay là P.12), TP. Vũng Tàu. Sau đó, 13 công ty này đã trực tiếp ký hợp đồng tín dụng vay của Firsvinaband (FVB) 13 triệu USD để chuyển cho Tamexco góp vốn liên doanh. Theo nội dung thỏa thuận hợp đồng liên doanh, Tamexco cam kết bảo lãnh thanh toán khoản vay cho các công ty này bằng tài sản thế chấp của Tamexco. Trên thực tế, FVB không giao đồng nào cho 13 công ty trên, đồng thời FVB đã thu lãi trước hơn 1,5 tỉ, số còn lại đã cấn trừ nợ cũ và cho Tamexco vay thêm.  Tại bản án số 397/HSPT ngày 31/3/1997, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã tuyên: Buộc Công ty Tamexco bồi thường cho Firsvinabank 137.439.500.000 đồng (giá trị 13 triệu USD thời điểm xét xử); Phạm Huy Phước, Trần Lịnh và 13 công ty TNHH Tân Hoàng Mỹ, Thuận Hưng, Song Phụng, Dolphin, Phong Điền, Tiền Phong, Thạnh Phú, Vạn Linh, Hoàng Long, Tiến Long, Bê Ta, Sao Mai Vũng Tàu, Sao Mai TP.HCM phải liên đới cùng với Tamexco bồi thường cho Firsvinabank số tiền trên.  Nhưng đến nay, ông Lê Minh Hải đại diện công ty Dolphin vẫn chưa thể THA được do vướng mắc cụm từ “liên đới” trong bản án 397 nêu trên, việc thi hành án gặp rắc rối, khó khăn. Ông Hải cho rằng, với tư cách là cá nhân chịu trách nhiệm thay mặt Cty Dolphin thì trong việc này, Dolphin chỉ có lỗi là ký vay khống 1 triệu USD với Firstvinabank để phục vụ cho việc đáo nợ của Cty Tamexco chứ không lấy tiền để phục vụ cho kinh doanh của đơn vị hay cá nhân. Do việc THA của công ty Dophin gắn với các lô đất tại Vũng Tàu, nên UBND tỉnh BR-VT đã gửi công văn đến nhiều cơ quan ban ngành để được giải thích bản án rõ ràng hơn.  Theo quan điểm của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại công văn số 1111/UBND-VP ngày 26/2/1010 gửi TANDTC, thì việc bồi thường thiệt hại phải dựa trên nguyên tắc gây thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó, không thể buộc một người phải bồi thường thiệt hại không do họ gây ra. Các công ty nêu trên, mỗi công ty bị quy trách nhiệm ký hợp đồng khống gây thiệt hại 1 triệu USD cho FVB thì mỗi công ty phải chịu trách nhiệm liên đới cùng Tamexco, Phạm Huy Phước và Trần Lịnh trong phạm vi 1 triệu USD chứ không phải là liên đới trách nhiệm trong toàn bộ thiệt hại là 13 triệu USD. Ở vụ việc này có thể thấy việc tòa án buộc ông Hải là đại đại diên của Dophin phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thượng toàn bộ 13 triệu Dola cho Firstvinabank là hoàn toàn không hợp lí. Bởi ở thời điểm vụ việc xảy ra Dophil chỉ là 1 trong số 13 đơn vụ kí hợp đồng vay tài sản với Firstvinabank. Không thể căn cứ vào việc Dophil có tham gia kí kết hợp đồng liên doanh với 13 công ty còn lại để buộc Dophil phải có trách nhiệm liên đới. Bởi ở đây Tamexco là công ty đã đứng ra bảo lãnh cho cả 13 công ty, còn Dophil chỉ là một trong số 13 công ty thực hiện vay mà thôi. Thêm nữa mỗi công ty được ấn định vay 1 triệu Dola là hoàn toàn riêng rẽ và không liên quan tới nhau. b. Xác định nghĩa vụ dân sự liên đới trong các vụ án hình sự. Trên thực tế hiện nay việc nhiều chủ thể cùng gây ra thiệt hại và pahir liên đới bồi thường khá phổ biến, nhất là hiện nay xu hướng bạo lực trong giới trẻ khá phổ biến, các vụ đánh hội đồng, gây hậu quả nghiêm trọng thường xuyên xảy ra. Ở các vụ việc này tào án không chỉ gặp khó khăn trong việc đưa ra mức lượng hình đối với hành va đánh người gây thương tích mà còn rất khó khăn trong việc quyết định mức bồi thường và trách nhiệm bồi thường của các bị cáo cho nạn nhân. Thường thì tòa án sẽ quyết định các bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường cho gia đình nạn nhân mà không đưa ra mức bồi thường cụ thể của mỗi bị cáo đối với nạn nhân, điều này gấy khó khăn rất lớn cho công tác thi hành án. Dưới đây là một vụ việc như thế: Trong 2 ngày 28 và 29/10, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 10 bị cáo với tội danh giết người. Nhóm thanh niên này bị đưa ra xét xử kiểu "tập thể" vì đã cùng nhau đánh chết một người đi trộm chó. Vào khoảng tháng 4/2009, thôn Tiên Lữ - Tiên Phượng – Chương Mỹ - Hà Nội thường xuyên bị mất trộm chó. Người dân thôn này bức xúc vì những thanh niên địa phương khác đến bắt trộm chó vào ban đêm. Một nhóm thanh niên trong làng đã họp nhau lại, bàn kế hoạch phục kích đánh kẻ trộm chó. Tối ngày 1/5/2009, tại khu vực chợ thuộc xã Tiên Phương – Chương Mỹ - Hà Nội, nhóm trai làng đã chuẩn bị sẵn các hung khí, gồm: dao, kiếm, tuýp sắt phục kích kẻ trộm chó. Cầm đầu nhóm này là Vũ Tuấn Giang (35 tuổi) và Nguyễn Danh Hải (38 tuổi). Hai người này đã trực tiếp lên kế hoạch, chia làm 2 tổ để phục kích ở các chốt. Tổ 1 gồm các đối tượng: Tống Văn Khoa (24 tuổi), Vũ Tuấn Toàn (24 tuổi), Nguyễn Danh Mạnh (24 tuổi), Nguyễn Đình Nghị (25 tuổi) và Tống Nguyên Tường (26 tuổi). Những người này có nhiệm vụ chặn ở trên tỉnh lộ 419, đoạn ngang lối chính lên chùa Trăm Gian, khi thấy kẻ trộm chạy qua thì kéo bàn ghế ở chợ ra để chặn lối đi và báo cho tổ 2. Tổ 2 gồm các đối tượng: Vũ Tuấn Giang, Nguyễn Danh Hải, Nguyễn Đình Hải (31 tuổi), Nguyễn Đình Tài (26 tuổi). Những người này chặn ở phía trước tổ 1, cách khoảng 100m và nhận nhiệm vụ xông ra chặn đánh kẻ gian. Khoảng 2h sáng ngày 2/5/2009, tổ 2 của Giang phát hiện thấy anh Trần Văn Sơn (37 tuổi, tạm trú tại Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội) điều kiển xe máy Wave, chở anh Nguyễn Vinh Quang (29 tuổi, trú tại Phú Lâm – Hà Đông – Hà Nội) đi trên tỉnh lộ 419, hướng về Quốc Oai. Anh Quang ngồi sau mang theo bao tải dứa và cầm 1 thanh sắt có một đầu buộc dây phanh xe đạp thắt thành thòng lọng. Lập tức, Giang hô “Nó đấy!”. Hai thanh niên đi xe máy đã bị nhóm thanh niên xông ra đánh túi bụi. Ngay cả chiếc xe máy của nạn nhân cũng bị đập phá nát bét. Trong quá trình đánh nạn nhân Sơn, do tiếng la hét gây náo loạn nên nhiều người dân quanh đó đã tỉnh giấc và ra xem. Có thêm 2 đối tượng là Tống Văn Giang và Vũ Kim Thế, tuy không tham gia vào nhóm phục kích nhưng chứng kiến vụ việc cũng xông ra “đánh hôi”. Về phần anh Quang, chạy thoát thân được khoảng 200m thì bị các đối tượng đuổi kịp và cũng bị chém, đấm, đá hội đồng. Chỉ đến khi có sự xuất hiện của công an, hai nạn nhân mới được giải thoát và đưa đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, anh Sơn đã chết sau đó. Trước khi xét xử, gia đình bị hại đã nhận được bồi thường từ các bị cáo tổng cộng 55 triệu đồng nên đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Trần Văn Long (bố đẻ anh Sơn) đã rút lại đề nghị này và chỉ xin giảm hình phạt cho những bị cáo thực sự ăn năn, biết lỗi. Với các tình tiết trên, cùng với nhân thân tốt của các bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt Vũ Tuấn Giang 12 năm tù. 10 bị cáo còn lại chịu mức án 7-10 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải liên đới bồi thường thêm hơn 20 triệu và 400.000 đồng/tháng cấp dưỡng cho bố mẹ anh Quang. Ở vụ việc này ta không xét đến nội dung của TNHS mà các bị cáo đã bị TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt mà chỉ đặt ra vấn đề đối với phần trách nhiệm dân sự. Ở đây TAND thành phố Hà Nội chỉ tuyên phạt các bị cáo phải liên đới bồi thương và cấp dưỡng hàng tháng cho bố mẹ anh Quang mà không quy định rõ việc các bị cáo mỗi người phải chịu trách nhiệm đến dâu trong phạm vi khối nghĩa vụ. Nghĩa vụ dân sự sẽ được chia đều hay căn cứ vào mức độ hành vi mà quy đinh. Việc thiếu rõ ràng này sẽ gây khó khăn rất lớn nếu sau này phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể có nghĩa vụ với nhau. c. Nghĩa vụ liên đới của vợ chồng Theo quy định tại điều 25 Luật HNGĐ 2000 thì: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Theo quy định này thì vợ hoặc chồng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các giáo dịch hợp pháp mà một bên vợ, chồng thực hiện mà được xác định là nhằm đáp ứng như cầu sinh hoạt thiết yếu cảu gia đình. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều thắc mắc liệu mình có phải chịu trách nhiệm khi vợ, hoặc chồng thực hiện mà mình không biết thì có pahir chịu trách nhiệm không. Và dưới đây là một trong số các thắc mắc được đăng lên các diễn đàn pháp luật nhờ tư vấn giải đáp: Chồng tôi vay nợ số tiền khá lớn để chi tiêu cá nhân mà tôi không hề biết. Nếu anh ấy không trả được nợ, bị kiện ra tòa thì tôi có trách nhiệm cùng anh ấy phải trả món nợ đó không? Trường hợp chồng tôi qua đời thì tôi có phải trả nợ thay không? Thực trạng này không pahir là hiếm trong cuộc sống vợ chồng, nhiều người vì lí do này lí do khác đã vay các khoản nợ mà không cho vợ, chồng của mình biết. Và đến khi có tranh chấp xảy ra vợ, chồng hợ mới biết. Và khi này vấn đề cốt lõi là phải chỉ ra khaonr vay đó có đáp ứng vao cuộc sống nhằm bảo đảm cuộc sống thiết yếu của gai đình hay không. Trong nhiều trường hợp để trốn tránh trách nhiệm cả 2 bên vợ,chồng đều tìm mọi cách phủ trách nhiệm cho người kia. Đây là một điều hết sưc đáng buồn. d. Một số phương hướng hoàn thiện Có thể khẳng định đa số các vấn đề phát sinh của quan hệ thực hiện nghĩa vụ dân sựu liên đới đều phát sinh từ việc một số điểm pháp luật quy định thiếu chặt chẽ hoặc tồn tại một số bất cập. Vì vậy việc bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật là hết sức cần thiết. Trước hết cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về nghĩa vụ dân sự liên đới . Khoản 1 điều 298 BLDS nên bỏ đi cụm từ “thực hiện toàn bộ”, và thay thế vào đó cụm từ “thực hiện phần nghĩa vụ của người khác. Luật cần quy định việc xác định phần nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong khối nghĩa vụ liên đới. Bởi chỉ có như thế mới hạn chế được các sai sót trong việc áp dựng pháp luật để giải quyết vụ việc của tòa án cũng như hạn chế tranh chấp có thể xáy ra sau này giữa các chủ thể có nghĩa vụ. Tiếp đó việc bắt một chủ thể nào đó phải chịu rủi ro khi phải thực hiện thay phần của một chủ thể đã “chết” là hoàn toàn bất cập. Khi ấy có thể nên có quy định việc các chủ thể thuộc bên có quyền và bên có nghĩa vụ mỗi bên cùng phải gánh chịu một phần nào đó sẽ hợp tình, hợp lí hơn. C. KẾT LUẬN Qua phân tích từ các các vấn đề của lí luận và thực tiễn nêu trên chúng ta nhận thấy rằng bên cạnh những mặt đa được thì quan hệ thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng còn tồn tại rất nhiều những vấn đề những vướng mắc cả trong lí luận và thực tiễn. Do vậy yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn hạn chế, bất cập này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội “Giáo trình luật Dân sự việt Nam”. Nxb CAND,2006 TS Lê Dình Nghị “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam”. Nxb Giáo Dục BLDS 2005 MỘT SỐ WEBSITE 1. 2. 3. MỘT SỐ TỪ VIẾT TĂT BLDS: Bộ Luật Dân Sự 2005 BLHS; Bộ luật hình sự 1999 TAND: Tòa án nhân dân MỤC LỤC A.Lời mở đầu……………………… …………………………….1 B.Giải quyết vấn đề………………………………………………1 I.Cơ sở lí luận…………………….……………………………1 1.Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới………………………1 2.Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới…………………...2 II. Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới……..3 1. Một số vấn đề lí luận……………………………………….3 a. Nghĩa vụ dân sự liên đới trong quan hệ hoàn lại…………………3 b. Đối tượng của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới ………………4 c. Quan hệ liên đới trong trường hợp một trong số những chủ thể có nghĩa vụ “chết” mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ…………………5 d. Chia phần trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới……… ……6 2.Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới….6 a.Xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới còn nhiều bất cập……………………………………………………………… ..6 b. Xác định nghĩa vụ dân sự liên đới trong các vụ án hình sự……10 c. Nghĩa vụ liên đới của vợ chồng……… …..……………13 d.Một số phương hướng hoàn thiện………………………13 C.KẾT LUẬN……………………………………………………………16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.doc
Luận văn liên quan