Nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Về sáng tác, Nguyễn Khuyến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, làm thơ Ðường luật và các thể cổ phong, lục bát, hát nói, văn sách, văn tế, câu đối, ký và tự dịch thơ của chính mình từ Hán sang Nôm. Số lượng tác phẩm của ông đến nay đã sưu tập tới hơn 800 bài, bước đầu đã công bố được hơn một nửa. Trên phương diện hình thức thể loại, về cơ bản Nguyễn Khuyến vẫn trung thành với các thể thơ Ðường luật và chưa có những cách tân nào thật đặc biệt. Tuy nhiên, ông lại tạo nên sự khác biệt và đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện tiếng nói trữ tình, tiếng nói của bậc đại khoa bình dân, bậc đại quan nhập cuộc đời thường, trở thành nhà thơ thứ nhất của "quê hương làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu). Thấm nhuần đạo lý nơi cửa Khổng sân Trình, thế nhưng Nguyễn Khuyến không nói nhiều đến ơn vua lộc nước và cũng không ham công danh sự nghiệp. Sống giữa thời buổi loạn lạc, trước sau Nguyễn Khuyến vẫn hướng về thôn quê, chuyển trọng tâm cả hệ thống chủ đề, đề tài, nhân vật, cảnh vật về nơi cố hương bình dị. Có thể nói, môi trường khoa cử đã rèn đúc Nguyễn Khuyến thành một nhà Nho chính thống nhưng thực tại đất nước gắn với hơn hai mươi năm khoảng cuối cuộc đời, đặc biệt kể từ khi quyết chí cáo hưu đã khiến tâm hồn ông trở nên có nhiều sóng gió, vừa ngơ ngác giữa cõi đời, vừa đau đáu nỗi niềm thương nước, thương dân.

doc349 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt trong hàng ngũ chống giặc Pháp. Trải qua nhiều trận lập công, Nguyễn Đức Ngữ được đề bạt lên chức đốc binh, một chức quan võ nhỏ của. Ông đã góp phần vào chiến thắng oanh liệt ở Cầu Giấy lần thứ 2 của quân dân ta. Như vậy lúc đầu Nguyễn ĐứcNgữ đứng trong hàng ngũ chống Pháp dưới lá cờ của triều đình, và đến khi triều đình đã hoàn toàn đầu hàng thì ông mới tách ra độc lập kháng chiến. Trong giai đoạn đầu (1883-1888), Nguyễn Đức Ngữ chiến đấu dưới sự chỉ huy của nguyên Tuần phủ kiêm chấn thủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích. Dưới trướng của Nguyễn Quang Bích, nhưng vị trí của Nguyễn Đức Ngữ trong giai đoạn này còn chưa rõ.Lúc này, cùng với sự lớn mạnh chung của phong trào đội nghĩa quân Nguyễn Đình Ngữ đã phát triển nhiều so với trước và tự thấy có đủ sức độc lập tác chiến. Mốc mở đầu cho giai đoạn này là trận Tao ngộ chiến Quảng Nạp (Phú Thọ 5-1890) tiêu diệt gọn toán quân địch do tên đồn trưởng Ngọc Tháp chỉ huy trên đường hành quân. Chính từ sau chiến công giòn giã này, tên ông bắt đầu với danh hiệu “Đốc Ngữ” dân phong. Chưa đầy một tháng sau, đội nghĩa quân của ông bẻ gẫy một trận càn lớn của địch tại Thạch Khoán (Phú Thọ, 16-7), tên chỉ huy cùng nhiều lính Pháp bị chết. Sau trận đó thanh thế của Đốc Ngữ rất lớn. Tháng 7 năm 1890 ông cầm đầu một nhóm nghĩa quân rời đất Hưng Hoá, vượt sông Đà sang đất Sơn Tây đóng căn cứ tại khu vực Rừng Dày. Nghĩa quân Đốc Ngữ từ nay đã trở thành một lực lượng độc lập, có nhiệm vụ phụ trách mọi địa bàn hoạt động rộng lớn là tỉnh Sơn Tây lúc đó bao trùm cả một phần đất đai bên tả ngạn sông Hồng Mặt khác dưới sự chỉ huy của Đốc Ngữ, nghĩa quân sông Đà cũng ngày một được nâng cao về trình độ tổ chức huấn luyện, trang bị, vận dụng hiệu quả chiến thuật du kích với nhiều hình thức phong phú và linh hoạt với nhiều hình thức phục kích, tập kích, truy kích giáng cho kẻ thù những đòn sấm sét làm cho chúng tổn thất nặng nề. Nói riêng về mặt vũ khí nghĩa quân Sông Đà đã đặc biệt coi trọng vấn đề này, đến đầu năm 1892 quân số của lực lượng nghĩa quân Sông Đà lên tới 1.200 người, mà tất cả đều được trang bị súng trường kiểu mới, riêng đội quân cận vệ của Đốc Ngữ gần 60 người đều trang bị súng trường bắn nhanh kiểu Anh, ngoài ra nghĩa quân còn có một khẩu đại bác. Quan trọng hơn nữa là về mặt chiến lượcTừ hạ lưu sông Đà nghĩa quân Đốc Ngữ đã phối hợp chặt chẽ với các toán nghĩa quân Đề Kiều (Hoàng Văn Thuý) ở Hưng Hoá, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) ở Bắc Giang, Tân Thuật (Nguyễn Thiện Thuật) ở Hưng Yên, và đi sâu hơn nữa là vào tận Thanh Hoá với nghĩa quân Tống Duy Tân và liên minh với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế (Bắc Giang), và nghĩa quân Tống Duy Tân ở Hùng Lĩnh (Thanh Hoá) tạo thành cái thế gọng kìm xiết chặt lấy đồng bằng Bắc Bộ, uy hiếp dữ dội kẻ thù Đã vậy trong công tác tổ chức và huấn luyện nghĩa quân, Đốc Ngữ đặc biệt chú trọng tới tình báo. Ông đã cài vào hàng ngũ địch hay bố trí ở gần địch một số người tin cẩn tạo thành một mạng lưới tình báo dày có cai tổng, bồi bếp và cả đến vợ ông buôn bán ở thị xã Sơn Tây, nhờ đó mà ông thường xuyên nắm vững tình hình địch, một mặt tránh được những cuộc tấn công bất ngờ của chúng, mặt khác có thể lợi dụng lúc chúng sơ hở để giáng cho chúng những đòn sấm sét bất ngờ. Do địa bàn hoạt động chủ yếu là hai bên bờ sông Hồng và sông Đà, Đốc Ngữ cũng rất chú trọng đến công binh. Dọc theo 2 bên bờ sông ông đã gây trong nhân dân nhiều cơ sở chắc chắn tin cậy và bố trí chắc chắn những phương tiện vượt sông khi cần thiết (nứa, thuyền nan, thuyền thúng...).. Thời kì này cũng là thời kì đắc ý của Đốc Ngữ, chiến công nối tiếp chiến công. Sau trận Bằng Y (Bất Bạt, 10-1890) là trận hoả công phá nhà tù Sơn Tây (10-1890), rồi trận phối hợp tập kích chợ Bờ (Hoà Bình - cuối tháng 1-1891) và nhiều trận đánh Chính vì vậy mà sau đó uy tín của nghĩa quân Đốc Ngữ, cũng như ảnh hưởng của đội nghĩa quân sông Đà ngày càng lên cao và lan rộng. Những người lãnh đạo phong trào Cần Vương hồi đó đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phong cho Đốc Ngữ chức phó tướng đạo Hà-Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) năm 1891. Sau đó “Đốc Ngữ đã đóng quân ở vùng chợ Bờ và củng cố vững chắc vị trí của ông tại đó, để sẵn sàng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Thanh Hoá. Càng thêm lo ngại trước những hoạt động của nghĩa quân, giặc Pháp càng gấp rút tập trung lực lượng, tổ chức liên liếp 2 chiến dịch càn quét mới. Để tránh mũi nhọn của địch, Đốc Ngữ cùng toàn bộ nghĩa quân đã bí mật và nhanh chóng hoàn thành thắng lợi chuyến vượt sông Mã rút vào Thanh Hoá. Giặc Pháp rất lo ngại khi thấy nghĩa quân Đốc Ngữ kéo vào Thanh Hóa. Tên đại tá Pen-nơ-canh (Pennoquin) được lệnh bám sát đuổi theo. Toàn quyền đông dương La-net-xăng (Lanessan)- tên này đã suýt bị nghĩa quân bắt sống trong chuyến đi từ Huế ra Hà Nội hồi đầu năm 1892 - lại điện cho Thanh Hoá phải kịp thời phối hợp phục kích đánh tan đội quân càn quét của địch ở Niên Kỉ (nay là xã Thiết Ống, châu Bá Thước) vào ngày 18-5-1892.Nhưng trong hoàn cảnh phong trào đang gặp bước khó khăn, chiến thắng Niên Kỉ không thay đổi được tình hình. Nó chưa giúp được nghĩa quân Thanh Hoá xây dựng được phong trào, mặc dù sau đó Đốc Ngữ có để lại cho Tống Duy Tân một số chiến lợi phẩm. Nó cũng không đủ làm cho nghĩa quân sông Đà thoát khỏi tình trạng đang bị bao vây truy kích. Vì vậy Đốc Ngữ nhận thấy không thể lưu lâu hơn ở Thanh Hoá mà phải tìm cách gấp trở về căn cứ cũ để xây dựng lại lực lượng. Thừa lúc địch sơ hở ông kéo quân về Phú Lễ từ đó ngược theo tả ngạn sông Mã lên đến Mõ Chạ thì vượt sông Đà rồi hành quân tức tốc về vùng Khả Cửu thuộc đất Tây Sơn, Phú Thọ. Nhưng kẻ thù đâu chịu ngồi yên! Sau 3 chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân không kết quả lúc này nắm chắc nghĩa quân sông Đà đang có nhiều khó khăn, chúng đã thay đổi chiến thuật chiến lược. Một mặt chúng vẫn duy trì những lực lượng quân sự cần thiết để bao vây o ép nghĩa quân, mặt khác chúng đã dùng tiền tài địa vị làm mồi để lôi kéo mua chuộc một số thủ lĩnh người thiểu số trong hàng ngũ nghĩa quân. Cuối cùng chúng đã nhân lúc lực lượng bảo vệ chủ tướng có ít người để mưu sát ông ngày 7 tháng 8 năm 1892. Đốc Ngữ hi sinh dần dần nghĩa quân sông Đà bị tan rã. Nhưng phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta vẫn luôn tiếp diễn. III. TƯỞNG NHỚ Tên ông được đặt cho phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. ĐỀ TÀI: ĐỀ KIỀU Người thực hiện: Vũ Thị Quỳnh Vân Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Đề Kiều tên thật là Hoàng Văn Thúy, sinh năm 1855 tại làng Cát Trù, tổng Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Hưng Hóa (nay là tỉnh Phú Thọ). Ông là con trai thứ 13 trong số 43 người con trai đời thứ bảy của vị thủy tổ là Quận công Hoàng Đắc Lộc. II. CUỘC ĐỜI Ông sinh ra vào thời nước mất nhà tan, sẵn mang trong mình dòng máu của bậc danh tướng nhiều đời làm quan trong triều nên tuy chỉ là một viên Chánh tổng, song ông cũng đã ý thức được cái ý nguyện của mình là: “Nước độc lập - dân tự do”. Ông đã tìm cách xây dựng một lực lượng võ trang để khi cần sẽ dùng đến. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, người ta thấy vị Chánh tổng trẻ, mới 27 tuổi này thật khác người, chẳng sợ nguy nan trước lũ giặc cướp hung tàn. Có lần ông đã sai tuần đinh bắn chết hai tên giặc Pháp để bảo vệ tính mạng và tài sản của dân. Năm 1888, vua Tự Đức băng hà, triều đình không chống đỡ được sự tấn công của Pháp đành phải đầu hàng. Nguyễn Quang Bích được vua Hàm Nghi phong là: “Hiệp thống Bắc Kỳ Quân vụ đại thần” giương cao ngọn cờ Cần vương giúp vua cứu nước. Đề Kiều trở thành một trong những tướng giỏi cận vệ của Nguyễn Quang Bích, đâu cần thì ông được phái đến, đâu khó thì có mặt ông. Trước tình thế quân Pháp với vũ khí hiện đại, tấn công ồ ạt, biết không giữ được thành Hưng Hóa, ông đã khuyên chủ tướng rời thành rút ra ngoài xây dựng lực lượng lớn mạnh để kháng chiến lâu dài. Ông đã dẫn quân về xây dựng căn cứ “Rừng già” - nơi ông sinh ra và lớn lên. Đây vừa là nơi che chắn cho đại bản doanh của phong trào vừa là hậu phương cung cấp người và của cho kháng chiến. Nhân dân theo ông tham gia lực lượng vũ trang rất đông. Lúc này nghĩa quân có bốn căn cứ: - Thanh Mai do Bố Giáp chỉ huy - Rừng Già do Đề Kiều chỉ huy - Kim Anh - Đa Phúc do Đốc Kết chỉ huy - Yên Lạc - Vĩnh Tường do Đốc Khoát - Lãnh Giang chỉ huy, còn Nguyễn Quang Bích đóng tại bản doanh ở Tiên Động. Thực dân Pháp tiếp tục công cuộc bình định, chúng xây dựng đồn Ngọc Lập (Yên Lập) rồi tiến đánh căn cứ Tiên Động và căn cứ Rừng Già. Nghĩa quân chống trả quyết liệt khiến quân Pháp phải rút lui. Để ngăn cách nghĩa quân ở Thanh Mai và nghĩa quân ở Rừng Già, địch xây dựng đồn Phong Vực, tiếp đó chúng tiến đánh Thanh Mai giải tán nghĩa quân của Bố Giáp. Cùng khi ấy, Đề Kiều cho quân đánh tan đồn Phong Vực giải thoát cho dân. Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Kiều, nghĩa quân đã có rất nhiều trận đánh lớn như năm 1886 phục kích tại đèo Gồ - Vân Hồi bắn trọng thương tên quan tư Gô-banh, giết nhiều lính, buộc chúng phải rút về căn cứ; trận Đèo Ách, trận phục kích ở Trịnh Tường gây cho địch nhiều tổn thất. Năm 1887 trận chống càn khi địch đánh úp vào đại bản doanh ở Nghĩa Lộ và năm 1888 là trận đèo Ách lần thứ hai. Các trận đánh của nghĩa quân đều là những chiến công oanh liệt. Năm 1887, Hiệp đốc Quân vụ Nguyễn Văn Giáp qua đời, nhận thấy Đề Kiều trí - dũng - nhân - nghĩa, chủ tướng Nguyễn Quang Bích phong Đề Kiều làm Chánh Đề đốc thay Phó tướng Nguyễn Văn Giáp chỉ huy căn cứ Thượng Bằng La. Trong hai năm 1888 - 1889 nhân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc thuộc các tổng Đại Lịch, Sơn A, Thạch Lương, Phú Nham đã nô nức ủng hộ nghĩa quân. Căn cứ Thượng Bằng La đã đứng vững qua các trận càn của địch với những chiến công lớn ở Đồng Bồ, đèo Cao Phạ, Giốc Đỏ, Ba Khe... Ngày 5-1-1890 Chủ tướng Nguyễn Quang Bích tạ thế, trước khi mất ông đã trao quyền chỉ huy nghĩa quân cho Đề Kiều. Ông liền rút quân từ Thượng Bằng La về xây dựng và củng cố lại căn cứ Rừng Già. Lúc này nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích chỉ còn lại Đề Kiều và Đốc Ngữ (là một tướng tài của Nguyễn Quang Bích). Năm 1890 cùng với hai trận đánh của Đốc Ngữ vào Thạch Khoán, Quảng Nạp và thị xã Sơn Tây trên trận tuyến sông Hồng, Đề Kiều đánh đồn Phong Vực lần thứ hai giết được tên quan Đồn trưởng cùng nhiều lính, thu nhiều vũ khí. Tiếp sau đó ông cho quân tập kích đánh đồn Ngọc Lập. Tháng 3-1891, giặc Pháp điên cuồng đánh vào Sơn Hùng, Thục Luyện nhằm cô lập Đốc Ngữ với Đề Kiều, nhưng cả tháng trời không làm gì nổi nghĩa quân Đốc Ngữ. Năm 1892, chúng lại tập trung hai cánh quân đánh vào căn cứ Rừng Già của Đề Kiều. Ông bố trí quân phục kích và thắng lớn ở trận Đồng Lốc. Cùng lúc đó Đốc Ngữ đánh úp đồn Tiên Lãng giết tên quan ba Đồn trường. Pháp phải thú nhận: “Tất cả phía tây chợ Bò, Sơn Tây - Hưng Hóa đến Yên Bái ngày càng rối loạn, Đốc Ngữ và Đề Kiều làm chủ tuyệt đối vùng này”. Giặc Pháp điên cuồng tìm mọi cách giải tán nghĩa quân, cuối cùng do sơ hở, Đốc Ngữ đã bị tay sai Pháp hạ sát, lực lượng của ông cũng tan rã theo, chỉ còn lại nghĩa quân của Đề Kiều. Trước tình hình đó, Đề Kiều quyết định rời căn cứ Rừng Già lập trận tuyến phòng ngự ở núi Đọi Đèn, cách Rừng Già không xa. Quân Pháp tấn công liên tiếp trong bốn tháng ròng, lần nào cũng bị tên bắn, lao phóng, đá lăn từ trên sườn núi xuống nên thiệt hại rất nhiều. Do đó, chúng sinh ra mệt mỏi và khiếp sợ nghĩa quân của Đề Kiều. Biết dùng vũ lực không được, lại do biết Đề Kiều là người hiếu thuận, giặc Pháp và tên Tuần phủ Hưng Hóa Lê Hoan đã dùng thủ đoạn hèn hạ. Chúng bắt mẹ của ông và các cụ già có con cháu tham gia nghĩa quân, dọa đốt làng và giết hết dân Cát Trù nếu Đề Kiều không ra hàng! Sợ làng bị triệt hạ, dân làng đã cử các vị bô lão đi lại nhiều lượt khuyên ông ra đầu thú. Trước tình thế cấp bách thân cô, thế cô, lại với tấm lòng hiếu thuận, nhân nghĩa, biết không thể tiếp tục kháng chiến được nữa, ông cử con trai là Hoàng Văn Tập ra dàn xếp, nêu ba điều kiện với quân Pháp và Lê Hoan: - Phải tha tất cả nhân dân thuộc ba tổng, cung cấp lương thực và thuốc men để họ trở về sum họp với gia đình. - Ông và nghĩa quân được tự do. - Quân Pháp và Lê Hoan phải rút khỏi ba tổng Điêu Lương, Trương Xá, Phú Khê, trả lại ba tổng này để ông cùng nhân dân quản lý, đáp lại ân nghĩa của nhân dân đã cùng ông khởi sự. Trở về làng, ông từ chối chức quan Lãnh binh mà cùng dân làng làm ăn, bảo vệ quyền lợi cho ba tổng. Đề Kiều đã lợi dụng mảnh đất khá tự do của mình để giúp đỡ, che chở cho nhiều nhân vật lãnh đạo kháng chiến như: cung cấp rất nhiều tiền bạc giúp nghĩa quân Hoàng Hoa Thám ở vùng Yên Thế (1893); hai lần bảo lãnh cho Nguyễn Quang Đoan là con trưởng của Nguyễn Quang Bích thoát khỏi sự truy sát của giặc. Đồng thời lo chu cấp tiền bạc và phương tiện cho đoàn xuất dương của Nguyễn Quang Đoan với Phan Bội Châu sang Nhật. Ông bỏ tiền bạc xây dựng ấp Tam Lộng phía Tam Đảo, giáp thị xã Vĩnh Yên, sau là căn cứ gặp gỡ giữa Nguyễn Quang Đoan với những cán bộ của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930). Năm 1903 vua Thành Thái ra kinh lý Bắc Hà mời Đề Kiều về thành Thăng Long hội kiến ba ngày, Vua sắc phong cho Đề Kiều: “Minh nghĩa Đô úy” danh hiệu “Anh dũng Tướng quân” hàm “Tam phẩm”. Pháp biết để ông sống ngày nào chúng còn mất ăn mất ngủ ngày đó, Chánh sứ Rô-bin tỉnh Phú Thọ (sau là Toàn quyền Đông Dương) và Chánh Mật thám Gertbert đã đầu độc mưu sát ông ngày 14-7-1915. Khi ông chết, chúng còn sang tận nhà ông bắt nậy nắp quan tài để nhận diện xem ông chết thật hay giả! Trước lúc mất, ông còn dặn lại các con cháu: “Hãy trả thù cho nước, rửa hận cho cha”. Đề Kiều sinh ra từ một làng quê Việt, được nhân dân che chở, bảo vệ trải qua mười năm kháng chiến, do tình thế ép buộc ông phải hạ mã là vì dân vì mẹ. Hơn thế nữa, còn là sự tự do của ba tổng quê hương ông. Đề Kiều sáng danh mãi trong gia phả dòng họ, cũng như trong phong trào đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tên ông còn được nhắc nhiều trong gia phả họ Nguyễn Giáp và họ Ngô. Noi gương cha, ông Hoàng Mẫn Tuệ đã là người có công đầu trong xây dựng căn cứ cách mạng của tỉnh Phú Thọ. Từ quê hương ông, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Phú Thọ đã ra đời. Nối tếp là những chiến khu vũ trang Minh Hòa, Vạn Thắng đã góp phần quan trọng trong việc giành chính quyền năm 1945. Rất nhiều con cháu của Đề Kiều đã tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc làm rạng danh trang sử vẻ vang của quê hương và dòng tộc. III. TƯỞNG NHỚ Tấm lòng nhân nghĩa của ông khi còn sống chuyện dân gian kể sao cho xiết. Ở Thượng Bằng La, người ta gọi ông là “Thánh nhân giáng thế”. Còn ở làng Phong Vực, người ta đã lập đền thờ sống ông, tôn ông làm Thành hoàng làng. Khi ông mất, các làng ba tổng nơi quê hương ông đều lập đền thờ, nhân dân Cát Trù tôn ông làm Hậu thần thờ ở đền làng. Nhà thờ ông đặt tại làng Cát Trù, trong kháng chiến chống Pháp đã bị tàn phá, nay con cháu đã xây cất lại nhà thờ tại Đông Phai (chân núi Đọi Đèn - Rừng Già - căn cứ cuối cùng của phong trào Cần vương vùng Tây Bắc do ông chỉ huy) thuộc xã Văn Khúc - Cẩm Khê - Phú Thọ. Hàng năm vào ngày 15-6 âm lịch con cháu ở khắp nơi lại tề tựu đông đủ để làm giỗ tưởng nhớ công lao của  ông đối với dòng họ, đối với quê hương, đất nước. ĐỀ TÀI: TRẬN CẦU GIẤY I Người thực hiện: Trần Thị Bích Vân Lớp: A3K18 I. BIẾN CỐ BẮC KỲ Sau khi thành Hà Nội thất thủ, triều đình Huế chuẩn bị lực lượng đối phó với Pháp. Về phía Pháp, tướng Garnier cho quân đi đánh các tỉnh xung quanh Hà Nội để bình định Băc Kì như một việc đã rồi: + Đánh chiếm Hưng Yên + Hạ thành Hải Dương + Hạ thành Nam Định + Hạ thành Ninh Bình II. TRẬN CẦU GIẤY I Trong lúc phái đoàn Trần Đình Túc (làm Tổng đốc sau khi Nguyễn Tri Phương mất) đang đàm phán với Francis Garnier, Hoàng Kế Viêm lệnh cho cánh quân Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân triều đình do ông tổng chỉ huy bố trí mai phục ở Ô Cầu Giấy Mặt khác cho quân vào thành Hà Nội khiêu chiến buộc F. Gernier tạm dừng thương lượng, tự dẫn quân đi ứng chiến và sa vào ổ phục kích. Trận chiến xảy ra ác liệt. Quân của Hoàng Kế Viêm chém đầu Francis Garnier vào giữa trưa ngày 21-12-1873... III. HOÀNG KẾ VIÊM Hoàng Kế Viêm tên thật là Hoàng Tá Viêm (1820-1909), tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, là phò mã và là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam Quê quán: làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Xuất thân: từ dòng dõi Nho gia, cha là Hoàng Kim Xán, Bố chánh tỉnh Khánh Hòa Cuộc đời: thi đỗ cử nhân vào năm 1843 thời vua Minh Mạng , ông được bổ Tư vụ, hàm Quang Lộc tự khanh, kết duyên với công chúa Hương La. Từng giữ nhiều chức vụ lớn như Lang trung Bộ Lại, Án sát tỉnh Ninh Bình, Bố chính Thanh Hóa, Tuần phủ Hưng Yên, Tổng đốc An Tịnh, Đại học sĩ lãnh Tổng thống Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc,... Hoàng Kế Viêm là tác giả của một số tác phẩm có giá trị về văn học và lịch sử như: - Phê thị trần hoàn: Ghi chép về đời Tự Đức. - Tiên công sự tích biệt lục: Ghi lại thân thế và sự nghiệp của cha ông. - Khổn y lục: Ghi lại tiểu sử công chúa Hương La, vợ ông. - Bát tiên công gia huấn từ: Ghi lời dạy con cái theo di cảo của thân phụ ông IV. LƯU VĨNH PHÚC Lưu Vĩnh Phúc(1837-1917), tự Uyên Đình, người Khâm Châu, Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây), là một quân nhân Trung Quốc, thời kỳ nhà Thanh. Ông có thể coi là tổng thống thứ nhì và cũng là cuối cùng của Đài Loan dân chủ từ ngày 5 tháng 6 năm 1895 cho tới ngày 21 tháng 10 năm 1895.Đồng thời là lãnh đạo quân Cờ Đen Quá trình hoạt động tại Việt Nam: Góp công lớn trong 2 trận đánh Cầu Giấy I và II cũng như trận Pháp đánh thành Sơn Tây Quá trình hoạt động ở Trung Quốc: + Giải tán quân Cờ Đen +Làm quan trong triều đình nhà Thanh + Tái lập nhà nước Đài Loan V. QUÂN CỜ ĐEN Quân cờ đen ( Hắc Kỳ Quân) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc Đế quốc An Nam vào năm 1865 Tham gia vào những trận đánh lớn như: trận Cầu Giấy 1 và 2, chiến tranh Pháp Thanh nhưng cũng gây nhiều nhũng nhiễu trong dân chúng lúc bấy giờ Tháng 6 năm 1885, quân Cờ Đen bị giải tán VI. FRANCIS GARNIER Marie Joseph François (Francis) Garnier (25 tháng 7 1835? - 21 tháng 12 ,1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873. Có công lớn trong chuyến thám hiểm sông Mê Kông Chỉ huy trong cuộc bình định Bắc Kì của thực dân Pháp, nhưng ông đã bỏ mạng trong trận đánh Cầu Giấy 1873. Năm 1943, Liên bang Đông Dương đã phát hành tem bưu chính để ghi công Garnier. ĐỀ TÀI: TRẬN CẦU GIẤY II Người thực hiện: Trần Thị Cẩm Vân Lớp: A3K18 Trận Cầu Giấy lần hai là một trận đánh nhỏ trong chiến dịch Bắc Kì thời kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy trận đánh này đã góp phần không nhỏ tới sự thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Theo nhiều sách sử ghi lại thì năm 1973, trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất quân và dân ta đã chiến thắng vang dội và giết chết được một viên tướng chỉ huy của Pháp. Và 10 năm sau, cũng tại mảnh đất này, một lần nữa nhân dân ta lại được chứng kiến một trận đánh oanh liệt khác. Nơi đây lại là mồ chôn của một viên tướng khác – Hen-ri-vi-e. Trận đánh này chỉ diến ra trong một khoảng thời gian rất ngắn: 2 tiếng đồng hồ. Trong hai cuộc xâm lược Bắc Kì và Hà Nội, (1873 và 1882) của Thực dân Pháp, ô Cầu Giấy là điểm huyết chiến lược giữa quân triều đình và quân Pháp. I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Năm 1867, sau khi chiếm 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp tính tới chuyện đánh ra miền Bắc. ngày 20/11/1873, viên đại úy Gác-ni-ê với 200 quân tấn công thành Hà Nội. Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng. Thực dân Pháp bị sa lầy và thất bại. tàn quân của Gác-ni-ê hoảng sợ rút vào Hoàng thành cố thủ. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1973) có ý nghĩa quân sự và tâm lí hết sức quan trọng. Nó khích lệ cuộc kháng chiến chống Pháp ở nhiều địa phương khác trên miền Bắc, khiến quân Pháp bị sa lầy không thực hiện được kế hoạch đã vạch ra. Thế nhưng triều đình lại nhượng bộ bằng việc kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Từ năm 1881 đến 1883, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị đánh Hà Nội lần thứ hai. Đầu tháng 4 năm 1883, quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội. Sáng 20-4-1883, tướng Pháp là Ri-vi-e gửi tối hậu thư đưa ra những điều kiện rất hỗn xược với quân dân ta. Sáng 21-4-1883, quân Pháp nã đạn kéo vào thành Hà Nội. nhân dân Hà Nội tự tay đốt nhà mình tạo thành hàng rào lửa cản quân giặc. Ngay từ lúc quân Pháp nổ súng, tổng đốc Hoàng Diệu đã cùng tuần phủ Hoàng Hữu Xứng dẫn đầu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ bố trí trận địa đánh giặc. Hangf ngàn người đã mang giáo, mác, gậy gộc tập hợp trước đình Quảng Văn (ở phố Cửa Nam ngày nay) để vào thành chống giặc. Bất ngờ kho thuốc súng của ta bị cháy. Thừa lúc quân sĩ hoang mang, giặc Pháp đột nhập vào thành. Biết không thể chống được giặc, Tổng đốc Hoàng Diệu đã thảo tờ biểu gửi vua Tự Đức rồi tuẫn tiết. Giặc Pháp chiếm được thành, nhân dân Hà Nội bất chấp lệnh của Triều đình tập hợp lực lượng đột kích đánh quân giặc ở khắp nơi. Trận Cầu Giấy lần hai bắt đầu. II. DIỄN BIẾN Phía Thực dân Pháp với sự chỉ huy của tướng Hen-ri-vi-e và bên ta có sự tham gia của đội quân Cờ Đen cùng với toàn thể nhân dân Hà Nội. Sau khi nhận được yêu cầu cứu viện của Riviere, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là Đô đốc Mayer lập tức đưa quân tới ứng cứu. Lực lượng này tới Hà Nội ngày 14-5-1883. trong lúc đó, người Pháp ở Hà Nội tiếp tục bị tấn công bởi một lực lượng mạnh từ 15 đến 20 nghìn quân. Sau khi quân tiếp viện của Mayer tới, lực lượng Pháp bát đầu quay lại phản công. Ngày 15, Pháp đốt khu vực đồn trú của quân Cờ Đen, một ngày sau đó, quân Pháp dưới sự chỉ huy của Berthe de Villers tiến tới ngã ba sông Đuống (canal des Rapides). Tuy nhiên Hen-ri-vi-e vẫn cảm thấy bất an và trong lúc chờ lực lượng cứu viện, hắn cho phép người Pháp chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây. Riviere quyết định vào ngày 19/5 sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài theo hướng Sơn Tây. Tối ngày 18, Riviere cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân. Ông ta cho rằng hành động này bình thường nên không bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Riviere không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được. 4 giờ sang ngày 19/5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt đầu xuất phát. Hen-ri-vi-e cũng có mặt trong đội quân này. Cùng lúc, một nhóm Pháp do Đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân. Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hao bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của Pháp, quan Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy. Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Riviere ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi. Một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của Pháp rơi xuống ruộng lúa buộc Riviere phải chỉ huy ké khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân Cờ đên. 4 giờ sáng ngày 19/5/1983, tư lệnh Riviere dẫn 500 quân, định tiến về phủ Hoài Đức “làm cỏ” đối phương nhưng đến Cầu Giấy chúng bị sa vào ổ mai phục ở Hạ thôn, Trung thôn Yên Quyết, chúng chạy dạt sang Tiền thôn. Nhưng đây mới là cái bẫy lớn nhất. Riviere tiếc một khẩu pháo dã chiến nên dẫn quân hùng hổ chiếm lại. cái bẫy sập. Riviere trúng đạn chết tươi. Trận đánh nhanh chóng kết thúc. Quân Pháp như rắn mất đầu, hoảng loạn bỏ chạy. Quân ta tấn công ồ ạt. 50 lính Pháp tử trận, 70 tên khác bị thương. Riviere bị chặt cổ. đầu cắm cọc bêu cho mọi người xem. Xác chôn xuống đường cho người qua lại dẫm lên… Đến 9 giờ 30 phút thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi ráo riết của quân Cờ đen. Quân Pháp trong thành buộc hải cố thủ và phái người tới Hải phòng xin tiếp viện. III. KẾT QUẢ Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) diến ra trong vòng hai tiếng. Quân ta diệt 5 sĩ quan Pháp cùng 28 lính; làm bị thương nặng 45 tên. Chiến thắng làm nức lòng nhân dân cả nước, cổ vũ rất lớn cho cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra sôi sục trên miền Bắc. Thế là trong hai chiến thắng ô Cầu Giấy cách nhau 10 năm, hai viên tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì bị chặt đầu trên đất Ô Cầu Giấy. Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài tế đầy trào lộng cho các ông quan thực dân ấy, dân kinh thành ai cũng thuộc, đọc như đọc vè: “…Nhớ ông xưa Tóc ông quăn Mũi ông lõ… Ai ngờ nó chém cổ ông mất Đầu ông nó mang đi Xác ông nó để đó Chúng tôi vaagn lệnh triều đình Tế ông: Chuối một buồng Rượu một tuần Trứng một ổ Ông ăn cho no Ông nằm cho yên Khốn nạn thân ông…” ĐỀ TÀI: HOÀNG CAO KHẢI Người thực hiện: Đặng Quốc Việt Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Hoàng Cao Khải (1850 – 1933), tên thật là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Sau khi đỗ kì thi hương đời Tự Đức(1829 – 1883) được bổ nhiệm làm huấn đạo Thọ Xương, giáo thọ phủ Hoài Đức, tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, quyền tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương. Ngày 25 – 4 – 1882 Pháp chiếm Hà Nội lần hai, Hoàng Cao Khải tự nguyện làm tay sai cho Pháp, làm tiễu phủ sứ,rồi đến chức Kinh lược sứ(Phó Vương Bắc Kì) Ông từng viết thư chiêu dụ Phan Đình Phùng theo Pháp nhưng bị sỉ vả, ông có hai con là Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc Hà Đông và Nam Định. Khi kinh lược Bắc Kì bãi bỏ ông được điều về Huế làm Thượng thư bộ binh, Thái tử Thái phó, Duyên mậu quận công.Ông về hưu tại ấp Thái Hà thành phố Hà Nội. II. CUỘC ĐỜI Hoàng Cao Khải là một vị quan to trong triều Nguyễn ( cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là tay sai đắc lực cho Pháp nên ông được thăng chức rất nhanh, từ Huấn đạo huyện Thọ Xương đến Kinh lược sứ Bắc Kì. Thanh thế của Hoàng Cao Khải ngày càng lớn được nhiều người kính nể nhưng cũng có nhiều phe dèm pha ghen ghét. Thời đó công chúng văm ghét Hoàng Cao Khải, báo chí đả kích châm biếm ông, còn có một số ý kiến cho rằng Hoàng Cao Khải là người “hai mang” nhưng đa số coi ông là phản quốc. Pháp vào chiếm nước ta lần hai Hoàng Cao Khải trợ giúp đắc lực cho Pháp để dẹp những cuộc khởi nghĩa của ta. Ông được cử làm Tiễu phủ sứ “dẹp loạn” các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, sau đó làm Tổng đốc Hải Yên. Năm 1889 ông làm Kinh lược sứ ( Phó Vương Bắc Kì). Những người Pháp có uy tín đã xác nhận Hoàng Cao Khải là tay sai đắc lực cho thực dân Pháp và đàn áp dã mãn các cuộc nổi dậy của nhân dân ta đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông là người chỉ điểm hoặc trực tiếp đàn áp cuộc khởi nghĩ đó (qua những xác minh của nhà sử học Pháp Phillipe Dellivers, Thống sứ Parreau toàn quyền De Lanessan, Trung úy Fernand Bernard) Khi Pháp gặp khó khăn trong việc đàn áp khởi nghĩa Hương Khê (11 – 1894), toàn quyền De Lanessan sai Hoàng Cao Khải viết thư dụ Phan Đình Phùng nhưng không được chấp nhận mà còn bị sỉ vả. Hoàng Cao Khải là nhà Nho hay chữ, nhiều văn, ông biên soạn sáng tác rất nhiều tác phẩm trong lĩnh vực văn thơ lịch sử bằng chữ Hán – Nôm và chữ Hán.Về lịch sử có các tác phẩm: Việt sử yếu, Nam sử diễn âm, Nam sử quốc âm ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến thời hậu Lê và đời vua Thái Thành triều Nguyễn Về thơ có tập thơ Vịnh nam sử. Có ba vử tuồng: Tây Nam đắc bằng,Tương kì khí xa,Trung Hiếu thần tiên Một số tài liệu mang tính chất nhân văn giáo huấn: Việt Nam nhân thần giám Làm con phải hiếu Đàn bà nước Nam Đặc biệt hơn cả là bộ sử “Việt sử yếu – được ông rất coi trọng và bỏ nhiều thời gian nghiên cứu chủ yếu viết cho dân đọc,dân hiểu về lịch sử quốc gia.Ông được coi là người có công phát triển nghệ thuật tuồng ở miền Bắc với những vở tuồng tự soạn và được biểu diễn tại ấp Thái Hà NGƯỜI CÙNG THỜI ĐÁNH GIÁ VỀ HOÀNG CAO KHẢI Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là cặp bài trùng đều làm tay sai cho Pháp, rất dã man đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, cùng về hưu năm 1903.Người cùng thời có câu ca dao nhận xét về 2 ông: “Hỏi ai bán nước buôn dân Ấy Hoàng Cao Khải , Nguyễn Thân một phường” Hay cũng có câu : “Hoàng Cao Khải nhục nhã đã xong Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô Lại cùng Tây tặc mưu mô Người Nam đại phá cơ đồ người Nam” * Nhận xét của Phan Châu Trinh: Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác,xẻo thịt đồng bào,không bằng loài cầm thú…Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ,danh tiết một đời người,đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp,chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi. Phan Bội Châu gọi Khải và Thân là những người Việt “chó săn”,hai tên này đàn áp Cách mạng rất đắc lực. Hầu hết các “bia miệng” đều nguyền rủa chửi mắng Hoàng Cao Khải rất thâm độc từ dân thường,các chí sĩ yêu nước đến các nhà Nho IV. KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu về nhân vật Hoàng Cao Khải ta thấy ông là người có tri thức học rộng nhưng lại làm tay sai đắc lực cho Pháp.Đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng ông là Việt gian bán nước và đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa của ta. Với PGS sử học Chương Thâu lại muốn “đánh giá lại” lại tạo nên làn sóng tranh cãi về nhân vật này.Để tìm hiểu rõ hơn về Hoàng Cao Khải chúng ta cần thu thập các thông tin từ các tài liệu lịch sử đáng tin cậy để đưa ra kết luận chung nhất. ĐỀ TÀI: HOÀNG CAO KHẢI Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Hoàng Cao Khải (1850–1933) đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái nhà Nguyễn, nhà văn, nhà sử học Việt Nam. Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân (cùng khóa thi với Phan Đình Phùng ở Trường thi Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây). Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên. Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phong trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Năm 1888, Hoàng Cao Khảiđược thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất. Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền DeLanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt. Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ. Ngày 6 tháng 5 năm 1922, Hội Thanh niên Việt Nam (Foyers de la Jeunesse Annamite) được thành lập, Hoàng Cao Khải cùng Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot làm đồng Chủ tịch Hội, chánh mật thám Pháp Marty làm Chủ tịch danh dự. II. HOÀNG CAO KHẢI Hoàng Cao Khải sáng tác cả bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm trên nhiều lĩnh vực. Về lịch sử nổi bật có Việt sử yếu, Việt Nam nhân thần giám, Việt sử kinh bằng chữ Hán, sau được chính ông diễn nôm, Nam sử diễn âm bằng chữ Nôm. Các sáng tác của Hoàng Cao Khải thường lấy đề tài lịch sử như: Tây nam đắc bằng (Đi về hướng tây nam gặp được bạn) kể việc Gia Long gặp Bá Đa Lộc nhờ cầu viện nước Pháp, Trung hiếu thần tiên nói về Hưng Đạo Vương và thời Trần, các truyện lịch sử mang tính giáo dục luân lý phong kiến như Gương sử Nam, Làm con phải hiếu, Đàn bà Việt Nam. III. ĐÁNH GIÁ Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là một cặp bài trùng đặc biệt: cả hai đều ra làm tay sai cho quân xâm lược Pháp khá sớm, cùng được cử làm Tiễu phủ sứ (Khải ở Bắc Kỳ, Thân ở Trung Kỳ), cùng về Huế làm Phụ chính đại thần, cố vấn cho vua, Thượng thư (Khải giữ Bộ Binh, Thân giữ Bộ Lại), cùng nổi tiếng tàn bạo… và cùng về hưu năm 1903. Vì vậy, người cùng thời thường có nhận định chung về cả hai ông. Chẳng hạn, có câu ca dao: “Hỏi ai bán nước buôn dân, Ấy Hoàng Cao Khải - Nguyễn Thân một phường “ hay bài Vè quan Đình: “Hoàng Cao nhục nhã đã xong Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô Lại cùng Tây tặc mưu mô Người Nam lại phá cơ đồ người Nam “ Trong một bài báo viết năm 1913 (hai mươi năm trước khi Khải chết), Phó bảng Phan Châu Trinh nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi. Hầu hết các sĩ phu đương thời đều coi khinh Hoàng Cao Khải dù Hoàng có tài văn học. Thái độ đó bắt nguồn từ tác phong kẻ sĩ Nho học, vốn bất hợp tác với người Pháp. Hoàng thì ngược lại, cộng tác rất đắc lực với người Pháp. “Con cái một nhà hai tổng đốc Pháp Nam hai nước một công thần” Sĩ phu Hưng Yên có đôi câu đối, chửi khéo Hoàng Cao Khải: “Ông ra Bắc là may, chức Kinh lược, tước Quận Công, bốn bể không nhà mà nhất nhỉ”. “Ông về Tây cũng tiếc, trong triều đình, ngoài chính phủ một lòng với nước có hai đâu?” ĐỀ TÀI: NGUYỄN KHUYẾN Người thực hiện: Nguyễn Hải Yến Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ                                                                                  Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi. Sinh ngày 15-2-1835 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Mùi). Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vung Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ, cho đến thời nhà thơ đã được năm trăm năm. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ Tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn, vẫn theo đòi nho học, đỗ 3 khoa Tú tài, chuyên nghề dạy học để kiếm sống ở xứ vườn Bùi. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi, nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. II. CUỘC ĐỜI Thuở nhỏ Nguyễn Khuyến học cha. Năm 1825, đi thi Hương lần thứ nhất cùng với cha, song không đỗ. Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, ông mắc bệnh suýt chết. Cha và em ruột, bố mẹ vợ chồng cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời. Gia đình ông lâm vào cảnh “Tiêu điều, xơ xác, đời sống ngày càng đói rét ”. Bà mẹ phải may thuê và đi làm mướn lần hồi, còn ông thường phải “sách đèn nhờ bạn, một ngày học mười ngày nghỉ ”. Từ năm 1854, đi dạy học lấy lương ăn để tiếp tục học và đi thi. Song trong các khoa thi Hương tiếp theo 1855, 1858 đều bị trượt. Có lúc, ông đã nản đường khoa cử, định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và nuôi gia đình, thì được người bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí. Do vậy, khoa thi 1864 ông mới đỗ Cử nhân đầu trường Hà Nội. Tiếp theo ông thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa năm 1869 lại trượt. Cho đến khoa năm 1871 mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi ông đã 37 tuổi. Dưới triều Nguyễn, cho đến lúc đó mới chỉ có hai người đỗ Tam nguyên (đỗ đầu cả 3 kỳ thi), thì Nguyễn Khuyến là một. Nhưng khác với Trần Bích San (quê ở Vị Xuyên, Nam Định), ông phải lận đận gần 30 năm trời đèn sách, với 9 khóa lều chõng, đó là một cố gắng phi thường. Đầu tiên, ông được bổ làm Sử quan trong triều; năm 1873, ra làm Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh. Năm 1874, ông phải mang quân chặn quân khởi nghĩa (mà sử cũ gọi là lệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống. Đúng lúc ấy bà mẹ ông mất. Ông phải nghỉ ba năm về quê cư tang mẹ. Hết tang, ông vào triều giữ chân Biện lý bộ Hộ. Năm 1877 lại ra làm quan ngoài, giữ chức Bố chính Quảng Ngãi. Rồi làm Toản tu ở Sử quán, từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảch thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường. Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Rồi Tự Đức chết (19-7-1883), triều Nguyễn phải ký hiệp ước Harmand ngày 25 tháng 8 năm 1883. Nguyễn Khuyến đã được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh. Ông đã ra Bắc, nhưng chuyến đi sứ ấy bị bãi. Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh, thì trung tuần tháng 12 năm 1883, triều Nguyễn cử ông làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, song ông không chịu đến nhận chức, mà chính thức cáo quan về nghỉ hưu khi mới 50 tuổi. III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC Về sáng tác, Nguyễn Khuyến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, làm thơ Ðường luật và các thể cổ phong, lục bát, hát nói, văn sách, văn tế, câu đối, ký và tự dịch thơ của chính mình từ Hán sang Nôm. Số lượng tác phẩm của ông đến nay đã sưu tập tới hơn 800 bài, bước đầu đã công bố được hơn một nửa. Trên phương diện hình thức thể loại, về cơ bản Nguyễn Khuyến vẫn trung thành với các thể thơ Ðường luật và chưa có những cách tân nào thật đặc biệt. Tuy nhiên, ông lại tạo nên sự khác biệt và đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện tiếng nói trữ tình, tiếng nói của bậc đại khoa bình dân, bậc đại quan nhập cuộc đời thường, trở thành nhà thơ thứ nhất của "quê hương làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu). Thấm nhuần đạo lý nơi cửa Khổng sân Trình, thế nhưng Nguyễn Khuyến không nói nhiều đến ơn vua lộc nước và cũng không ham công danh sự nghiệp. Sống giữa thời buổi loạn lạc, trước sau Nguyễn Khuyến vẫn hướng về thôn quê, chuyển trọng tâm cả hệ thống chủ đề, đề tài, nhân vật, cảnh vật về nơi cố hương bình dị. Có thể nói, môi trường khoa cử đã rèn đúc Nguyễn Khuyến thành một nhà Nho chính thống nhưng thực tại đất nước gắn với hơn hai mươi năm khoảng cuối cuộc đời, đặc biệt kể từ khi quyết chí cáo hưu đã khiến tâm hồn ông trở nên có nhiều sóng gió, vừa ngơ ngác giữa cõi đời, vừa đau đáu nỗi niềm thương nước, thương dân. Trong tâm thế một nhà Nho, Nguyễn Khuyến bất lực trước việc đất nước bị người Pháp xâm chiếm. Không còn đủ sức tham gia chiến trận, ông đành bằng lòng trở về cố hương để bảo toàn khí tiết: Mười năm trời bôn ba trên một con đường - Nay trở về may mắn ta vẫn còn là ta (Lời than lúc cuối xuân). Gián cách với chốn quan trường nửa Tây nửa ta, ông mỉa mai cái thứ hội hè bát nháo, muốn thức tỉnh tư cách "người" trong mỗi con người: Khen ai khéo vẽ trò vui thế - Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu (Hội Tây). Tuy nhiên, trước sức mạnh của kỹ thuật Tây phương, Nguyễn Khuyến bàng hoàng trước thực tại mới, phê phán cả những phương diện đưa đến tiến bộ xã hội: Khoét rỗng ruột gan trời đất cả - Phá tung phên giậu hạ di rồi (Hoài cổ). Ông cho rằng việc khai mỏ, làm đường đã phá tan cả "long mạch", khiến cuộc sống không còn được bình yên như trước nữa. Có thể đó là cái giá phải trả của thời đại thực dân hóa, thời đại thực dân nửa phong kiến mà Nguyễn Khuyến đã ít nhiều cảm nhận được với rất nhiều ngờ vực. Ði xa hơn, ông tỏ lòng yêu nước bằng những bài thơ vịnh sử, ngợi ca từ Ðổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Ðạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi... Trở về quê nhà, Nguyễn Khuyến còn bộc lộ tiếng nói trào phúng gắn quyện với trữ tình. Một mặt, ông châm biếm sâu cay bọn quan lại gian tham, thói đạo đức giả, nhưng ông lại rất xao xuyến cảm thương những cuộc đời nghèo khó, giàu ân nghĩa, tình người. Từ sâu thẳm cõi lòng, Nguyễn Khuyến cất lên tiếng thơ trào lộng sâu lắng, tự phân thân mà chê cười những "tiến sĩ giấy", "ông phỗng đá", "anh giả điếc" và sự vô vị của con đường khoa cử: Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ - Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng (Tự trào)... Trên tất cả, Nguyễn Khuyến chạnh lòng thương nhớ những người bạn, những lão nông, những cuộc đời bình dị. Ông gắn bó với vườn Bùi chốn cũ, đặc biệt có thể nói, ba bài thơ Vịnh mùa thu, Câu cá mùa thu, Uống rượu mùa thu của ông đã đạt tới đỉnh cao của dòng thơ đề vịnh, ngợi ca làng cảnh thôn quê Việt Nam. IV. TƯỞNG NHỚ Người đời không nhớ nhiều tới Tam nguyên Yên Ðổ trên danh vị đại khoa và cũng là bậc đại quan nhưng sẽ mãi nhớ đến Nguyễn Khuyến trong tư cách một thi nhân. Thơ Nguyễn Khuyến thật sự tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và phong vị, cốt cách Á Ðông. Có thể coi ông là đại biểu cuối cùng của mẫu hình thi nhân nhà Nho chính thống ĐỀ TÀI: TẢN ĐÀ Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ Tản Đà (1889-1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, xã Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây). Cha ông là Nguyễn Danh Kế, đậu cử nhân thời Tự Đức, được bổ tri huyện, tri phủ, rồi án sát, nên ông được "tập ấm", thường gọi là Ấm Hiếu. Mẹ ông là một đào nương nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao, Nam Thành, lấy lẽ thứ ba ông Nguyễn Danh Kế và Ấm Hiếu là con thứ tư, mà cũng là con út của bà. Năm Ấm Hiếu lên ba tuổi thì bố mất, sau đó mẹ ông lại trở về nghề cũ. Từ bấy giờ, ông được người anh cùng cha khác mẹ là Giáo thụ Nguyễn Tài Tích nuôi dưỡng. Tản Đà được coi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX. Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt ra ngoài lối thơ niêm luật gò bó, Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Ông có thơ ngông, thơ buồn, thơ say, thơ lãng mạn... nhưng tất thảy đều thể hiện tấm lòng yêu nước thương nòi. Tản Đà cũng là người đóng vai trò khai sáng và tiên phong trong văn xuôi nghệ thuật. II. CUỘC ĐỜI Theo tác phẩm Giấc mộng lớn, một cuốn tự truyện của Tản Đà, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì ông đã thi hỏng luôn hai khóa ở trường Nam (trường thi Nam Định). Sau lần hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912), ông mới thôi nghề khoa cử. Lúc này, ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch của người Thái Tây và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây. Chính trong "Giấc mộng lớn", ông đã viết: "Ngoài sự làm văn thơ, chỉ mê thiết xem các thứ nhật trình Tàu. Cảnh ngộ vô tình mà cái cơ duyên báo chí sau này cũng phát đoan từ đấy". Trong thời kỳ này, Tản Đà còn được người anh rể Nguyễn Thiện Kế dìu dắt vào con đường văn chương. Nguyễn Thiện Kế từng làm tri huyện Tùng Thiện và Phúc Thọ của xứ Đoài, vốn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng đương thời, lại là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, thường làm thơ đả kích táo bạo bọn quan lại cao cấp, tay sai của thực dân Pháp. Trong "Giấc mộng lớn", Tản Đà tỏ ra hết sức kính phục tài văn chương của quan huyện Nguyễn Thiện Kế, gọi ông là đại thi hào, đồng thời cũng ghi nhận ảnh hưởng của nhà thơ này đối với mình: "Cái sinh nhai quốc văn của mình có hay hơn mười năm nay, thực từ trong lúc thanh niên, có quan huyện - Nguyễn Thiện Kế, phát đoan, dẫn đạo". Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở "Đông Dương tạp chí", năm 1915. Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức "Đông Dương tạp chí" phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông, và Tòa soạn đã ghi nhận xét rằng: "Bản quán duyệt qua tập văn ấy, thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kỳ khôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!". Và suốt từ đó cho đến năm 1939 là năm Tản Đà mất, ông đã sáng tác liên tục không mệt mỏi một khối lượng đồ sộ gồm đủ loại thơ, văn, truyện, ca kịch, các làn điệu dân ca, từ khúc, diễn ca, dịch văn học cổ điển Trung Quốc như thơ Đường và Kinh Thi, chú giải Truyện Kiều... Hiện nay, giới khoa học đã sưu tập được khoảng trên 30 tác phẩm gồm các văn tập, thi tập của ông như: Khối tình con, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Còn chơi; Thơ trên các báo và An Nam tạp chí, Thần tiền, Lên sáu, Lên tám, Tản Đà tản văn, Tản Đà tùng văn, Truyện thế gian, Nhàn tưởng, Thơ Tản Đà,v.v. Điều lạ kỳ là Tản Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường... thế mà ông viết văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục. Năm 1916, khi tác phẩm "Giấc mộng con I" ra đời, Dương Bá Trạc đề tựa cho Tản Đà đã phải khen: "Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn mặc ấy!". "Giấc mộng con I" cũng như "Giấc mộng con II" là hai tập du ký tưởng tượng, có thể coi đây là tiểu thuyết viễn tưởng của Tản Đà. Ở "Giấc mộng con I", Tản Đà chỉ lấy tư liệu trên báo chí mà tả lại những nơi danh thắng trên thế giới, như thác nước Niagara ở Canada, đền Taj-Mahal ở ấn Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập..., thế mà ông miêu tả sống động, hứng thú y như là chính mình đã tới chơi những nơi đó thật. Ở "Giấc mộng con II", ông kể chuyện cuộc chơi lên thiên đình, gặp các danh nhân lịch sử thế giới và Việt Nam, như Lư Thoa (J.J.Rousseau), Đông Phương Sóc, Khổng Tử, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi... Qua hai cuộc viễn du tưởng tượng, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới lý tưởng, diệu kỳ, đến với những cảnh sắc tươi đẹp, gặp gỡ những nhân vật tài hoa. ở đó chỉ có cái đẹp, cái cao thượng, tình yêu thương và lòng tôn trọng lẫn nhau, khác hẳn cái xã hội xấu xa nơi trần giới. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực phê phán lại vừa có ý nghĩa lãng mạn, thể hiện những ước vọng nhân văn của tác giả. III. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN Tản Đà là người thích mở rộng, và có một trí tưởng tượng rất phong phú, song nhiều khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tố thi pháp trong cá tính sáng tạo của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm. Trường hợp tiểu thuyết "Thần tiền" chẳng hạn, là như vậy. ở đấy, với giọng văn châm biếm hài hước, tác giả đã mượn lời hai chị em đồng tiền nói với nhau để tố cáo thói ăn tiền bẩn thỉu của bọn quan lại: "Khi đã vào trong cửa quan, trên thời quan nha, dưới thời lính tráng, dân sự, mà các ông ấy để mình nằm trần truồng ra trước công đường. Lúc ấy thẹn phải chết... Ngồi đấy, rồi thấy quan cũng thét mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ không phải là quát mắng mình, mà mình thỉnh thoảng thấy quan nhìn mình thời nó như có ý thương yêu lắm!". Cách kể chuyện như vậy thật là hóm hỉnh và hấp dẫn. Tuy nhiên, trong nhiều bài văn ngắn, tùy bút, bút ký, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cần bóng gió mà đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, vào tầng lớp trên vô liêm sỉ, đồng thời tỏ ý bênh vực những người nghèo khổ, lương thiện, ca ngợi lòng yêu nước, thương nòi. Chẳng hạn trong tạp văn "Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội", đăng ở Đông Pháp thời báo năm 1927, Tản Đà viết: "Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?". Hoặc một đoạn khác ông viết: "Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi, thời tức là người thượng lưu vậy". Tác giả lấy đạo đức con người mà không lấy sự giàu nghèo làm tiêu chuẩn để phân biệt thượng lưu, hạ lưu. Trong xã hội phong kiến thực dân, đạo đức suy đồi, luân thường đảo ngược, cái ác đang ngự trị, cái lợi cái danh đang chi phối cuộc sống mà Tản Đà lại công nhiên viết trên báo như vậy, há chẳng phải là một nhà văn, nhà báo đầy khí phách, đầy dũng khí? (Chính vì vậy mà bọn quan lại thực dân phong kiến đã tỏ ra không ưa ông, thường để ý xét nét, rình rập ông; điều này ông có ghi rõ trong tập Giấc mộng lớn). Văn xuôi Tản Đà còn có những thiên tùy bút, bút ký, tiểu phẩm, chan chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ nhục của đồng bào trong kiếp sống nô lệ, lầm than. Đó chính là loại văn mà Tản Đà gọi là văn vị đời. Các bài "Cảnh nhà nghèo lấy vợ", "Cảnh túng đi vay tiền"... là những tác phẩm như vậy. Nhìn chung, văn xuôi Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội đương thời, bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, có bản lĩnh, bản sắc riêng. Có thể thấy rằng đó là thời điểm quốc văn mới phôi thai, mới bắt đầu, mà lại là văn xuôi nghệ thuật, thì mới thấy hết vai trò khai sáng và tiên phong của Tản Đà. Trong lĩnh vực thi ca cũng vậy, thơ Tản Đà là thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả cũng vẫn là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ. Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh và Hoài Chân trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã viết những lời trân trọng: "... Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn 20 năm trước, đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa". Trước đó, trong tuần báo Ngày nay (số ra ngày 17-6-1939), Xuân Diệu, một người say mê thơ Tản Đà từ nhỏ, cũng đã viết: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại". IV. KẾT LUẬN Tản Đà là nhà thơ thân thương của xứ Đoài như ông đã tự khẳng định: "Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!" (Giấc mộng lớn). Nhưng vượt khỏi "Đà Giang, Tản Lĩnh nước non quê", Tản Đà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu, như ngôi sao khuê rực sáng của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?". Và Tản Đà cũng hoàn toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu trên Tuần báo Ngày nay (17-6-1939) ngay sau khi Tản Đà qua đời: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại". EDITORS 1. SAMANTHA ĐOÀN 2. LEE TRÀ 3. MẠNH TOON 4. BOB TRẦN 5. 6. KATHERINE ĐẶNG c THE END d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu lịch sử VN.doc
Luận văn liên quan