Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn - Huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt 1.1.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 1.1.3. Đặc điểm của chất thải rắn 1.1.4. Phân loại CTR 1.1.5. Các nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt 1.1.6. Lợi ích và tác hại của rác thải sinh hoạt 1.1.6.1. Lợi ích của rác thải 1.1.6.2. Tác hại của rác thải a. Ảnh hưởng đến môi trường đất b. Ảnh hưởng đến môi trường không khí c. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 1.2. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt tại Việt Nam 1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN ANH SƠN – HUYỆN ANH SƠN – TỈNH NGHỆ AN 1.3.1. Vị trí địa lý 1.3.2. Địa hình 1.3.3. Khí hậu 1.3.3.1. Nhiệt độ 1.3.3.2. Độ ẩm không khí 1.3.3.3. Lượng nước bốc hơi 1.3.3.4. Lượng mưa 1.3.3.5. Nắng 1.3.4. Thuỷ văn 1.3.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 1.3.5.1. Tăng trưởng kinh tế 1.3.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.3.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 1.3.6.1. Thực trạng phát triển đô thị 1.3.6.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn huyện Anh Sơn CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN 3.2. THÀNH PHẦN CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN 3.3. TÌNH HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN 3.3.1. Tình hình thu gom CTRSH tại thị trấn Anh Sơn 3.3.2. Quá trình vận chuyển CTRSH tại thị trấn Anh Sơn 3.3.3. Tình hình xử lý CTRSH tại thị trấn Anh Sơn 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THU GOM CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN 3.4.1. Thuận lợi 3.4.2. Khó khăn 3.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN 3.5.1. Xây dựng mô hình quản lý CTRSH tại thị trấn Anh Sơn 3.5.2. Giải pháp xây dựng bãi rác mới 3.5.3. Giải pháp xây dựng các hố rác di động cho các hộ dân KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn - Huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch….kéo theo mức sống của người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Việc xử lý chất thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các khu vực nông thôn và thị trấn. Lâu nay, rác thải thường được chôn lấp ở các bãi rác hở hình thành một cách tự phát. Hầu hết các bãi rác này đều thiếu hoặc không có các hệ thống xử lý ô nhiễm lại thường đặt gần khu dân cư, gây những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.  Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hóa và mật độ dân cư ở các thành phố, thị xã, thị trấn đã gây ra những áp lực lớn đối với hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hiện nay. Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác và quy hoạch bãi chôn lấp rác một cách hợp lý vì vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Thị trấn Anh Sơn là một thị trấn vùng cao, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, nên các biện pháp quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom và xử lý chưa cao, chưa có cán bộ môi trường giám sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt… Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi tiến hành chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn-huyện Anh Sơn-tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý thích hợp” nhằm: nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt cho thị trấn Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ sự trong lành cho môi trường xanh - sạch - đẹp. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà nước…[2] Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chủ yếu của rác thải ở các thành phố nước ta là các chất hữu cơ có thể phân hủy được. Các chất này phần lớn bắt nguồn từ rác từ các chợ và các khu thương mại. Các chất thải vô cơ, đặc biệt là kim lọai được thu hồi để tái sinh ngay từ nguồn phát sinh nên hàm lượng của chúng trong rác chiếm tỉ lệ thấp. Thành phần chất thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Thành phấn chất thải rắn sinh hoạt Thành phần  Tỷ trọng   Rác hữu cơ  41,98%   Giấy  5,27%   Nhựa, cao su  7,19%   Len, vải  1,75%   Thủy tinh  1,42%   Đá, đất sét, sành sứ  6,89%   Kim loại  0,59%   Tạp chất (10mm)  33,67%   Như vậy, chất thái rắn bao gồm các thành phần cơ bản sau đây. Bảng 1.2. Thành phần lý học của CTRSH Thành phần  Định nghĩa  Thí dụ   1. Các chất cháy được a) Giấy b) Hàng dệt c) Thực phẩm d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… e) Chất dẻo f) Da và cao su 2. Các chất không cháy a) Các kim loại sắt b) Các kim loại phi sắt c) Thủy tinh d) Đá và sành sứ 3. Các chất hỗn hợp  Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy Có nguồn gốc từ các sợi Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm… Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Các vật liệu và sản phâm được chế tạo từ da và cao su Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút. Các loai vật liệu không bị nam châm hút Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh Bất kỳ các lọai vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này. Loại này có thể được chia thành 2 phần: Kích thước lớn hơn 5 và loại nhỏ hơn 5mm  Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh … Vải , len , nylon … Các cọng rau , vỏ quả, thân cây, lõi ngô … Đồ dùng bằng gô như bàn ghế, thang, giường, đồ chơi… Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện … Bóng, giầy, ví, băng cao su … Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ … Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng … Chai lọ , đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn … Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá, gốm … Đá cuội, cát, đất, tóc …   Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA Thành phần chủ yếu của rác thải là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Do vậy phương án xử lý rác thải hợp lý nhất là sản xuất phân vi sinh (có thể sử dụng 88,23% chất thải), kết hợp với thu hồi những chất rắn có thể tái sinh (9,22%). Bãi chôn lấp rác vì vậy chỉ chứa lượng chất thải còn lại (2,55%) cộng với lượng chất thải phát sinh trong quá trình tái sinh vật liệu hay sản xuất phân vi sinh. Đồng thời, khi phân tích hàm lượng các nguyên tố trong rác thải thì thu được kết quả như sau. Bảng 1.3. Thành phần hóa học của CTRSH Thành phần  tỷ trọng ( % trọng lượng khô)    Carbon  Hydro  Oxy  Nitô  Lưu huỳnh  Tro   Chất thải thực phẩm  48  6.4  37.6  2.6  0.4  5   Giấy  3.5  6  44  0.3  0.2  6   Carton  4.4  5.9  44.6  0.3  0.2  5   Chất dẻo  60  7.2  22.8  Kxd  Kxd  10   Vải, hàngdệt  55  6.6  31.2  4.6  0.15  2.45   Cao su  78  10  Kxd  2  Kxd  10   Da  60  8  11.6  10  0.4  10   Lá cây,cỏ  47.8  6  38  3.4  0.3  4.5   Gỗ  49.5  6  42.7  0.2  0.1  1.5   Bụi, gạch vụn, tro  26.3  3  2  0.5  0.2  68   Nguồn: số liệu quan trắc – CEETIA Đặc điểm của chất thải rắn Chất thải rắn có ba đặc điểm chính, có sự biến thiên lớn và ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý rác thải các đặc điểm đó là : Khối lượng rác thải. Tỷ trọng và độ ẩm Thành phần rác Khối lượng rác thải trung bình ở các nước công nghiệp phát triển > 0,8 kg/người mỗi ngày. Ở các nước đang phát triển khoảng 0,6-0,8kg/người mỗi ngày. Do tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt trên bình quân đầu người của dân cư đô thị nước ta tương đối cao, tỷ trọng của đất đá gạch cát có lẫn trong rác thải sinh hoạt lớn nên khối lượng rác thải sinh hoạt của các đô thị nước ta hiện nay khoảng 0,5-0,7 kg/người mỗi ngày. Tỷ trọng của rác thải sinh hoạt phụ thuộc vào thành phần rác thải và độ ẩm của rác thải, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thu gom vận chuyển. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng chất rác thải sinh họat thấp do động trong khoảng 100-150 kg/m3 do thành phần giấy, bao bì, vỏ hộp chiếm tỉ lệ lớn. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á tỉ trọng rác thải sinh hoạt cao hơn thay đổi từ 175-500 kg/m3, ở Việt Nam ước tính tỉ trọng của rác thải sinh hoạt khoảng 470 kg/m3 [2] Thành phần rác thải sinh hoạt ở nước ta rất đa dạng, đặc trưng theo từng khu vực đô thị thành phố cụ thể và phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt và trình độ văn hoá và tốc độ phát triển…Nhưng chúng có một số thành phần giống nhau: Độ ẩm cao Có lẫn nhiều đất đá gạch cát Thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ cao 50.7-62,22% Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế ngày càng cao làm cho cuộc sống dân cư cải thiện nguồn thực phẩm qua sơ chế sẽ tăng lên xuất hiện ngày càng nhiều rác thải là các loại giấy loại, chất dẻo, thuỷ tinh, kim loại…Thành phần là đất đá gạch cát sẽ giảm đi. Phân loại CTR Vì rác được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều cách phân loại khác nhau, sau đây là một số cách phân loại cơ bản. Theo thành phần hóa học và vật lý.Có thể phân rác thải thành 2 loại chính: Rác hữu cơ: thức ăn thừa, lá bánh, rau quả, rơm rạ, giấy loại, xác súc vật... Rác vô cơ: bao bì bằng nhựa, nilông, mảnh sành, thuỷ tinh, kim loại, vỏ đồ hộp Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…  Hình 1.1: Sơ đồ phân loại chất thải rắn đô thị Ở Việt Nam, tuy dân số đô thị chỉ mới chiếm hơn 20% dân số của cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật quá kém lại ít được chăm sóc nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở cửa kinh tế với nước ngoài. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những thập kỹ trước đây phát triển chậm với tỷ lệ đô thị hóa thuộc loại thấp nhất so với các nước trong khu vực, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước , tốc độ đô thị hóa đang có đà tăng nhanh hơn. Sự gia tăng dân số đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất gây nên nhiều hậu quả về kinh tế, xã hội nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng cơ sở của các đô thị như cấp nước , thoát nước , nhà ở, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường v.v… còn yếu kém không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. 1.1.5. Các nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước phân bố về không gian. Rác thải sinh họat có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ , nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Khu dân cư: chất thải từ khu dân cư phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như rau, quả.., bao bì hàng hoá (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su . PE, PP thuỷ tinh, tro…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh..), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải. Khu thương mại: chợ, siêu thị, của hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm dịch vụ.., khu văn phòng ( trường học, viện ngiên cứu, khu văn hoá…). Khu công cộng( công viên , khu nghỉ mát..)thải ra các loại thực phẩm (hàng hoá hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng và bị hư hỏng) và các loại rác rưởi , xà bần, tro và các chất thải độc hại. Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp… thải ả các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, ống dẫn…các dịch vụ đô thị(gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh…) bao gồm các rác đường, bùn cống rảnh, xác súc vật... Bảng 1.4. Nguồn gốc các loại chất thải rắn sinh hoạt Nguồn phát sinh  Nơi phát sinh  Các dạng chất thải   Khu dân cư Khu thương mại Cơ quan, công sở Công trình xây dựng và phá hủy Dịch vụ công cộng đô thị Nhà máy xử lý chất thải đô thị Công nghiệp Nông nghiệp  Hộ gia đình, biệt thự chung cư. Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ các trạm sửa chữa, dịch vụ. Trường học, bệnh viện, cơ quan chính phủ. Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc san nền xây dựng. Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí, bãi tắm. Nhà máy xử lý nước thải, chất thải, và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác. Công nghiệp xây dựng chế tạo, công nghiệp nặng nhẹ, hóa dầu, nhiệt điện. Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.  Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa thủy tinh, can thiếc, nhôm. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Gạch, bê tông, cát, sạn, gỗ, bụi… Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi giải trí. Bùn, tro. Chất thải đồng quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các rác thải sinh hoạt. Thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.   Khu công nghiệp, nông nghiệp : chất thải sinh họat được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất. ở cơ sở nông nghiệp chất thải chủ yếu là lá cây, cành cây, thức ăn gia súc thừa và bị hỏng. chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón , thuôc strù sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó. 1.1.6. Lợi ích và tác hại của rác thải sinh hoạt Lợi ích của rác thải Đối với những loại rác thải không gây hại đối với sức khoẻ con người, chúng ta có thể tận dụng chúng để sử dụng vào các mục đích khác. Có thể tái sử dụng, tái sinh hay tái chế rác thải sinh hoạt tạo ra các sản phẩm có ích nhằm tiết kiệm của cải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hay thời gian sản xuất ra chúng. Những thứ phế thải không tận dụng được nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác thì có thể bán phế liệu để tái chế như các loại kim loại có thể tái chế để sản xuất ra các máy cắt cỏ. Với chiếc máy cắt cỏ tận dụng từ các xe môtô cũ do anh Võ Văn Nghiêm, huyện Krông Pa (Gia Lai) chi phí sản xuất chỉ khoảng 2,5 triệu đồng, nhiên liệu sử dụng chỉ tốn 2-2,5 lít xăng cho 1 ha đất. [2] Công ty mỹ nghệ Hà Nội đã tận dụng các loại sắt vụn kim loại tạo thành các đồ trang trí nội thất đẹp mắt, trung bình mỗi năm công ty tận dụng khoảng 100 tấn phế liệu kim loại để sản xuất ra các mặt hàng trang trí và doanh thu đạt khoảng 5 tỷ đồng/năm. Không chỉ tận dụng rác thải kim loại để tái chế, hiện nay có rất nhiều công ty tái chế nhựa, các vỏ đồ hộp bằng nhựa. Chương trình thu gom để tái chế hộp giấy đựng thức uống,  từ 12/4 - 27/6, chương trình đã thu gom khoảng 6 tấn tương đương với 750.000 vỏ hộp sữa. Số vỏ hộp giấy này sẽ được đem đi tái chế sinh lợi cho nhà máy giấy Thuận An tỉnh Bình Dương gần 100 triệu đồng. Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt dây chuyền hiện đại, đồng bộ sản xuất bột từ giấy phế liệu với tổng công suất 160.000 tấn/năm. Năm 2009, ngành giấy sẽ đưa vào vận hành ít nhất 5 dây chuyền sản xuất mới với tổng công suất 190.000 tấn/năm và khoảng 50% lượng giấy tái chế đó được sử dụng để in báo và làm các bao bì hộp bìa các tông. Các đồ dụng vật liệu từ nhựa có thể tái chế lại thành các đồ mới. Hiện nay tại nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội đã nghiên cứu thành công công nghệ đúc bê tông từ các loại chai lọ thuỷ tinh, các ống thuốc, cát, sỏi, đá, gạch vụn, nylon, gỗ. Loại bê tông từ rác thải này có giá thành rẻ hơn các loại bê tông bình thường từ 3000-5000 đồng/m3 mà vẫn đạt tiêu chuẩn chịu lực đã đặt ra. Ngoài những loại rác thải có thể tái chế được như các loại sắt vụn, bê tông thừa, đá, gạch, cát ra các loại rác hữu cơ cũng có thể tái sinh được như các loại rau, củ, quả hư hỏng, các cành cây lá cỏ xác súc vật, phân chuồng có thể tạo thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng. Hiện nay một số nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại việt nam đã đi vào hoạt động như nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội, Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại Hải Dương... [2] Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư xây lắp nhà máy chế biến rượu vang và phân bón hữu cơ vi sinh và thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng từ vỏ quả cà phê, mỗi năm tiếp nhận khoảng 200.000- 250.000 tấn rác là vỏ cà phê. [2] Tại Việt Nam, có nhà máy tái chế rác Thuỷ Phương thành phố Huế tái chế 90% rác và 10% dùng để sản xuất gạch Block. Theo quy trình sản xuất của nhà máy Trung bình 1 tấn rác sẽ sản xuất được 2,5 tạ phân vi sinh có giá 1 triệu đồng/tấn. Người ta có thể sử dụng rác làm nguyên liệu đốt để sản xuất ximăng. Riêng tại Việt Nam, công ty xi măng Holcim Việt Nam cũng đã sử dụng nguồn nhiên liệu này với khoảng 14%. Hay với nguồn rác thải thu được tại thành phố Hồ Chí Minh nhờ vận dụng công nghệ mới mà bãi rác này tạo ra hàng trăm kw điện năng hoà vào mạng lưới điện quốc gia.Với tổng công suất điện thu được là  2.430 KW/h, dự kiến mỗi năm, bãi rác Gò Cát cũng sẽ đóng góp khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải. [2] 1.1.6.2. Tác hại của rác thải Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị này càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống. a. Ảnh hưởng đến môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi truờng đất trong hai điều kiện hiếu khí và kị khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4…. Với một lựơng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả ănng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì vượt qua khả năng làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Nhưng đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su.. nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất. b. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các loại rác dể phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350c và độ ẩm là 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều lọai khí ô nhiễm các tác động rất đáng kể đến môi trường không khí. Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau: 2 CH3CHCOOH + SO42- ( 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2-+ 2 H+ ( H2S Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại,ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ, hoặc bao bọc xung quanh cơ thể sinh vât. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đo có chứa sulfur trong chất thải để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan vaø axit amino butyric. CH3SCH2 CH(NH2)COOH ( H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. Methionine methyl mercaptan Aminobutyric acid Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối rửa, mốc xanh, mốc vàng…có mùi ôi thiu. Đối với các acid amin: tùy theo môi truờng mà chất thải có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí. Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi). R – CH(COOH) – NH2 ( R – CH2 –COOH + NH3 Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các dạng amin và CO2. R – CH(COOH) – NH2 ( R – CH2 - NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật, trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí. Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc hại và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí. c. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người Rác thải phát sinh từ các khu đô thị nếu không đuợc thu gom và xử lý đúng cách thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mĩ quan đô thị. Thành phần chất thỉa rất phức tạp, trong đó có chứa các mần bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thỉa hữu cơ, xác chết xúc vật…tạo điều kiện cho ruồi,muỗi, chuột…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở thành bệnh dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, lao, giun sán… 1.2. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế-xã hội. Nói chung thì mức sống càng cào cao thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 1999), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 – 1,0 kg/người/ngày, còn Jakarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 – 0,6 kg/người/ngày. Sau đây là bảng thể hiện lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước. Bảng 1.5. Bảng lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước Tên nước  GNP/người (1995 USD)  Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)  Lượng phát sinh chất thải rẳn đô thị hiện nay (kg/người/ngày)   Nước thu nhập thấp  490  27,8  0,64   Nepal  200  13,7  0,5   Bangladesh  240  18,3  0,49   Việt Nam  240  20,8  0,55   Ấn Độ  340  26,8  0,46   Trung Quốc  620  30,3  0,79   Nước thu nhập trung bình  1410  37,6  0,73   Indonesia  980  35,4  0,76   Philippines  1050  54,2  0,52   Thái Lan  2740  20  1,1   Malysia  3890  53,7  0,81   Nước thu nhập cao  30990  79,5  1,64   Hàn Quốc  9700  81,3  1,59   Hồng Kông  22990  95  5,07   Singapose  26730  100  1,10   Nhật Bản  39640  77,6  1,47   ( Nguồn: Worls Bank,1999) Hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinh ngạc, các chất thải rắn bao gồm : Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng củng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ. Lượng thủy tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m. Lượng lốp bỏ đi trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh 3 lần. Lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu. Một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu nọ đến đầu kia đủ để nối liền với mặt trăng và trở về 7 lần. Bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu; 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lửa trong một năm. Khoảng 8 triệu ti vi mỗi năm. Mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chai chất dẻo không sử dụng lại được. Khoảng 14 tỉ catalog, và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trung bình một người Mỹ thải ra 700kg rác/năm, so với chỉ 220kg rác của mỗi người dân sống tại Nairobi (Kênya). Các bãi biển trên khắp thế giới đang kêu cứu bởi "đại dịch" rác thải, từ những thứ rác "vô hại" cho đến những loại rác có nguồn gốc từ hàng trăm nghìn con chim biển và động vật có vú ở biển bị chết do vướng phải lưới và cần câu vứt ngổn ngang ngoài bãi. Ngoài ra, những người hút thuốc lá cũng góp vào "bãi rác khổng lồ" này. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ đại dương, gần 2,3 triệu mẩu thuốc lá, đầu lọc và đầu ngậm của điếu xì-gà được "tình cờ tìm thấy" dọc các bờ biển. Chưa kể gần 600 nghìn túi nhựa, hơn 1,7 triệu giấy bọc thức ăn, hộp đựng, cốc chén, đồ dùng nấu ăn, gần 1,2 triệu vỏ lon bia hoặc chai rượu, hộp sữa bị con người "bỏ quên" ngoài bãi biển. Các bãi biển trên khắp thế giới phải "đón nhận" khoảng... ba triệu kg rác mỗi ngày do con người trực tiếp hoặc gián tiếp thải ra Hiện nay, việc thu gom chất thải phân loại được thực hiện ở 52% khu dân cư ở Bắc Kinh, tuy nhiên tỷ lệ trên toàn quốc vẫn thấp hơn 10%. Theo thống kê, nếu chất thải tái chế được thu gom và tái sử dụng hợp lý thì mỗi năm có thể tiết kiệm được 25 tỷ nhân dân tệ. Các nhà máy xử lý chất thải cũng đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Mặc dù công suất của các nhà máy xử lý rác thải ở Trung Quốc mỗi năm tăng 46.800 tấn từ năm 2000 đến năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ chất thải thực tế được xử lý giảm từ 61% xuống còn 54%. Tình trạng này phản ánh lượng lớn chất thải đang phát sinh do số người tiêu dùng ở Trung Quốc ngày càng tăng. Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt tại Việt Nam Theo thống kê tại các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của một ngườn dân cũng vào khoảng 0,6 - 0,7kg rác/ ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn, mỗi ngày sẽ có khoảng 30.000 – 35.000 tấn rác cần được xử lý, thu gom. Hiện tại, việc thu gom rác tại các vùng nông thôn còn rất ít, nhiều nơi chỉ đạt một phần nhỏ so với thực tế. [4] Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). [4] Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại 3 trở lên và một số đô thị loại 4 là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (bảng 1.6). [4] Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP. Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. [4] Hiện nay (năm1999) tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta vào khoảng trên 9000m3, nhưng mới thu gom được 45% - 50%. Các loại chất thải sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường bao quanh con người : đất, không khí , nước , các nhà ở và công trình công cộng… Rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm. [4] Bảng 1.6. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 STT  Loại đô thị  Lượng CTRSH bình quân trên đầu người kg/người/ngày  Lượng CTRSH đô thị phát sinh      Tấn/ngày  Tấn/năm   1  Đặc biệt  0,84  8.000  2.920.000   2  Loại 1  0,96  1.885  688.025   3  Loại 2  0,72  3.433  1.253.045   4  Loại 3  0,73  3.738  1.364.370   5  Loại 4  0,65  626  228.490   Tổng  6.453.930   Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại 2 và loại 3 có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại 4 có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. [4] Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 1.7). Bảng 1.7. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 STT  Đơn vị hành chính  Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)  Lượng CTRSH đô thị phát sinh      Tấn/ngày  Tấn/năm   1  Đồng bằng sông Hồng  0,81  4.444  1.622.060   2  Đông Bắc  0,76  1.164  424.860   3  Tây Bắc  0,75  190  69.350   4  Bắc Trung Bộ  0,66  755  275.575   5  Duyên hải Nam Trung Bộ  0,85  1.640  598.600   6  Tây Nguyên  0,59  650  237.250   7  Đông Nam Bộ  0,79  6.713  2.450.245   8  Đồng Băng Sông Cửu Long  0,61  2.136  779.640   Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại 3 trở lên và một số đô thị loại 4 lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. [4] 1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN ANH SƠN – HUYỆN ANH SƠN – TỈNH NGHỆ AN 1.3.1. Vị trí địa lý Anh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 104055’ đến 105015’ kinh độ Đông, 18046’ đến 19010’ vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp; Phía Nam giáp huyện Thanh Chương; Phía Đông giáp huyện Đô Lương; Phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Năm 2009 là 60.328,50 ha với 20 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 19 xã). Huyện Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 7A và đường mòn Hồ Chí Minh nối liền các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ. Hệ thống giao thông đường thủy bao gồm: Sông Lam, sông Giăng và sông Con đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. [9]  Hình 1.2. Bản đồ huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An 1.3.2. Địa hình Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi có xen kẽ với đồng bằng, hai bên cao dốc ở giữa là sông Lam. Do địa hình bị chia cắt bởi ba con sông lớn (sông Lam, sông Con và sông Giăng) và các khe suối nên hạn hán lũ lụt thường xảy ra. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 dạng: Dạng đồng bằng ven sông, dạng đồi và dạng núi thấp. Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam ở độ cao 30 - 40 m (bao gồm các xã: Tam Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Long Sơn...), chiếm khoảng 14% tổng diện tích tự nhiên, có khoảng 30% loại đất này bị ngập lụt hàng năm (bãi bồi ven sông), còn lại là ít hoặc không bị ngập lụt. Vùng này chủ yếu trồng các loại cây lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu khác. Dạng địa hình đồi: Phần lớn ở độ cao từ 100 - 200 m, chủ yếu là dạng đồi lượn sóng, độ dốc không lớn từ 8 - 150. Đây là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 56% tổng diện tích tự nhiên, có ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhiều ở phía Nam và phía Tây của huyện (Cao Sơn, Khai Sơn, Tường Sơn...). Thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là đất phát triển trên đá phiến thạch, là vùng có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, mía đồi, trồng cây lâm nghiệp. Dạng địa hình núi thấp: Chủ yếu ở dạng núi thấp 300 - 500 m, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên. Tập trung ở phía Bắc của huyện (gồm các xã: Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Đỉnh Sơn), phía Tây nam (xã Phúc Sơn). Những đỉnh cao nhất ở xã Thành Sơn là 400 m, Phúc Sơn cao nhất là đỉnh Cao Vều 1.200 m, dạng địa hình này chủ yếu sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. [9] 1.3.3. Khí hậu Huyện Anh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm riêng của khí hậu khu vực miền Trung. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. [9] 1.3.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm: 23,60C. Nhiệt độ không khí cao nhất: 40 - 410C. (tháng 6, tháng 7). Nhiệt độ không khí thấp nhất: 5 - 60C. (tháng 12, tháng 1). 1.3.3.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 55%. Độ ẩm không khí tháng lớn nhất (tháng 3): 95%. Độ ẩm không khí tháng thấp nhất (tháng 7): 25%. 1.3.3.3. Lượng nước bốc hơi Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là: 1.000 - 1.100 mm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất là : 172,2 mm (tháng 7). Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất là : 28,8 mm (tháng 2). 1.3.3.4. Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.870 mm Lượng mưa năm lớn nhất: 3.500 mm Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1.105 mm. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9 chiếm 75% - 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít là tháng 2, tháng 3, tháng 7. 1.3.3.5. Nắng Số giờ nắng trong năm: 1.668 giờ. Các tháng nắng nhiều là: tháng 5, tháng 6, tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày, thường có mưa phùn. 1.3.3.6. Gió Hàng năm trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính: Gió Tây - Nam (gió Lào): Bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 8. Tập trung cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại giói đặc trưng của Anh Sơn nói riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung, gây khô nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống con người (hạn chế đến sinh trưởng phát triển của cây lúa trong thời kỳ đầu, làm tích luỹ sắt gây thoái hoá đất). Gió Đông - Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây mưa phùn và rét, thỉnh thoảng có xuất hiện sương mù và sương muối ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và đời sống con người và một số loại cây trồng. Bão: Hàng năm chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 8, tháng 9 nhưng không gây tác hại lớn. Yếu tố khí hậu Anh Sơn nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, mùa nắng nóng khô hanh, đó là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, xói mòn, bồi lấp, hủy hoại đất. Trong sử dụng đất cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế các hiện tượng bất lợi của điều kiện khí hậu trên (chọn cây con có khả năng thích hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có nhiều bất lợi). [9] 1.3.4. Thuỷ văn Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Lam: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Anh Sơn, chia huyện Anh Sơn thành 2 phần. Chiều dài của sông đoạn qua địa bàn huyện là 47 km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Diện tích lưu vực sông là 17.730 km2, mật độ lưới sông là 0,60 km/km2. Lưu lượng trung bình hàng năm của sông đạt 688 m3/s. Mực nước bình quân lớn nhất là 5,03 m, lưu lượng lớn nhất bình quân là 2.260 m3/s (đo tại trạm Cửa Rào). Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối nước bạn Lào với Nghệ An và thông ra biển Đông. Sông Con: Sông Con là phụ lưu của sông Lam, chiều dài của sông đoạn chảy qua địa bàn huyện là 20 km, chảy qua địa bàn các xã: Bình Sơn, Thành Sơn và Đỉnh Sơn. Diện tích lưu vực của sông là 5.340 km2, lưu lượng bình quân là 141 m3/s, mô đun dòng chảy là 25,4 l/s/km2. Sông Giăng: Sông Giăng cũng là phụ lưu của sông Lam, chiều dài của sông đoạn chảy qua địa bàn huyện là 13 km, chảy qua địa bàn các xã: Hội Sơn và Phúc Sơn. Diện tích lưu vực của sông là 1.050 km2, tổng lượng nước của sông khu vực phụ lưu lên tới 21,90 km3, ứng với lưu lượng bình quân nhiều năm là 688 m3/s và mô đun dòng chảy là 25,3 l/s/km2. Lòng sông nhỏ, hẹp, khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn. Ngoài 3 sông chính trên, địa bàn huyện Anh Sơn còn có các sông suối nhỏ: ... tạo thành mạng lưới lưu vực các sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện. [9] 1.3.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 1.3.5.1. Tăng trưởng kinh tế Thực hiện quan điểm lãnh đạo của Đảng phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong 5 năm qua, kinh tế của huyện đã có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch đúng hướng, tạo được những bước chuyển biến quan trọng, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra. Bảng 1.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2009 Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An Đơn vị tính:% TT  Chỉ tiêu các ngành  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  Bình quân   1  Nông-Lâm nghiệp-Thuỷ sản  8,44  10,47  7,45  6,61  4,07  6,90  7,31   2  Công nghiệp -Tiểu thủ CN - XDCB  21,46  17,53  23,46  29,01  21,00  16,60  21,44   3  Thương mại - dịch vụ  10,59  14,43  16,39  10,80  21,47  19,20  15,41   Tốc độ tăng trưởng bình quân  11,77  13,19  13,77  13,57  13,93  13,52  13,29   (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Anh Sơn qua các năm 2004 - 2009) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 – 2009 đạt 13,24%/năm(cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh là 10,60%). Tổng giá trị sản xuất năm 2009 ước đạt 870.102 triệu đồng, tăng 13,60% so với mục tiêu, trong đó: Khu vực kinh tế Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 341.527 triệu đồng, tăng 51,80% so với mục tiêu. Khu vực kinh tế Công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 312.435 triệu đồng, tăng 58,20% so với mục tiêu. Khu vực kinh tế Dịch vụ - thương mại đạt 216.140 triệu đồng, giảm 13,70% so với mục tiêu. [8] 1.3.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản. Tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản đã giảm từ 47,99% năm 2005 xuống còn 41,41% năm 2009 bình quân mỗi năm giảm 1,316%. [8] Bảng 1.9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2009 Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An Đơn vị tính:% TT  Chỉ tiêu các ngành  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   1  Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản  47,99  45,38  44,52  40,88  41,41   2  Công nghiệp - Tiểu thủ CN - XD Cơ bản  23,63  25,60  27,61  28,92  29,79   3  Thương mại - Dịch vụ  28,38  29,02  27,87  30,20  28,80   Tổng  100,00  100,00  100,00  100,00  100,00   (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Anh Sơn qua các năm 2005- 2009) Tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,63% năm 2005 lên 29,79% năm 2009 bình quân mỗi năm tăng gần 1,23%. Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ có chuyển biến chậm, tăng từ 28,38% năm 2005 lên 28,80% năm 2009 Tóm lại: Nhìn tổng thể sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp của huyện Anh Sơn, mặc dù còn không ít khó khăn và hạn chế nhưng đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tương lai khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, huyện cần phải khoanh định, duy trì một quỹ đất nông nghiệp ổn định, kết hợp với việc bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý... nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững và ổn định lương thực, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. [8] 1.3.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 1.3.6.1. Thực trạng phát triển đô thị Huyện Anh Sơn có một đô thị duy nhất là thị trấn Anh Sơn (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V), cách thành phố Vinh 100 km về phía Tây Bắc. Thị trấn có diện tích 258,60 ha, chiếm 0,43% diện tích tự nhiên của toàn huyện (là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất). Là khu vực đô thị duy nhất và là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện. Dân số của thị trấn có 4.750 người, chiếm 4,13% dân số trong toàn huyện. Mật độ dân số của thị trấn là 1.797 người/km2, cao gấp 10,04 lần so với mật độ dân số chung của toàn huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đang từng bước được hoàn thiện đảm bảo cho đặc thù các hoạt động trên địa bàn. [9] 1.3.6.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn huyện Anh Sơn Hệ thống các điểm khu dân cư nông thôn của huyện được phân bố ở 19 xã với tổng số 245 thôn (bình quân mỗi xã có 13 thôn: Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cư nông thôn thường được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong những năm qua hệ thống hạ tầng cơ sở tại nông thôn như giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, điện nước,... đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên chủ yếu ở các khu dân cư tập trung có quy mô lớn còn các điểm khu dân cư phân tán hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao. [9] CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là rác thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân.  Hình 2.1: Rác thải sinh hoạt của người dân tại thị trấn Anh Sơn 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) để thu thập thông tin chung về thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu định tính, tổng hợp các ý kiến của câu hỏi định tính xây dựng các câu hỏi trong phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra tại 3 khu vực chính là: khu vực chợ Anh Sơn, chợ Thị trấn, khu vực khối 4A, 4B, 6A, 6B. 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu từ ngày 09/03/2010 đến ngày 02/05/2010. 2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn Thị trấn Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn đã được quan tâm chỉ đạo, do đó công tác bảo vệ môi trường đang dần đi vào nề nếp và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Vấn đề môi trường, môi sinh đang được đại đa số người dân quan tâm bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội. Bảo vệ môi trường là vấn đề rất cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày của người dân. Ô nhiễm hiện nay trên địa bàn thị trấn chủ yếu là rác sinh hoạt của nhân dân. Lượng rác bình quân được thu gom và không được thu gom ước tính như sau: Khối lượng rác hằng năm thải ra 1.000 hộ/ 4750 khẩu, 41 cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn, khoảng 500 học sinh, người tạm trú…ước tính khoảng trên dưới 1.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra/1năm. Nhưng công tác thu gom chỉ với hình thức vận động của các khối và một số hộ gia đình dọc quốc lộ 7A như khối 4A, 4B, 6A, 6B và các chợ. Số khối còn lại khoảng 600 hộ và 41 cơ quan, đơn vị, nhà trọ… chưa được thu gom. Dự kiến này mới chỉ tính tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm của địa phương 5% - 7%năm. Dự kiến nhân công khu Công nghiệp thị trấn đi vào hoạt động tăng lên 1.000 người thì lượng rác thải sinh hoạt còn tăng thêm 30 – 40% so với dự kiến trên đây. Tổng rác thải sinh hoạt dự kiến từ năm 2010 – 2020 khoảng tăng lên mỗi năm khoảng từ 120 – 150 tấn/năm. Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn STT  Tên đơn vị  Số lượng các đơn vị  Lượng rác phát sinh mỗi ngày(kg/ngày)  Tổng khối lượng rác của tất cả các đơn vị thải ra mỗi ngày(kg)   1  Hộ gia đình bình thường  815  2  1630   2  Hộ gia đình kinh doanh  185  3,5  647,5   3  Cơ quan hành chính sự nghiệp  14  6  84   4  Trường học  06  7  42   5  Nhà nghỉ  07  4,5  31,5   6  Chợ  02  140  280   7  Xưởng chế biến lâm sản  02  12  24   8  Cơ sở y tế  02  18  36   9  Dịch vụ cơ khí sửa chữa  08  7  56   Tổng  2.831   Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trung bình mỗi ngày tổng lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Anh Sơn là 2.831 kg. Như vậy mỗi năm tổng lượng rác thải sinh hoạt tại thị tương đương là 1.033,315 tấn rác thải sinh hoạt/năm. So với các thị trấn khác trong tỉnh, thì lượng rác thải của thị trấn Anh Sơn là không lớn, chỉ ở mức trung bình so với các thị trấn ở vùng đồng bằng. Mỗi ngày các hộ gia đình (trung bình có 4 nhân khẩu) phát sinh 2 kg rác thải sinh hoạt, là nơi có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ít nhất. Chợ Anh Sơn và chợ Thị trấn mỗi ngày phát sinh khoảng 140 kg rác thải sinh hoạt là nơi phát sinh lượng rác thải sinh hoạt lớn nhất của thị trấn. Trong tất cả các hộ kinh doanh, thì các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống là nơi phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt nhất. Do các hộ gia đình này không chỉ phục vụ sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, mà còn phục vụ cho một số đông thực khách có nhu cầu ăn uống. Các cơ quan hành chính và sự nghiệp, thì trường trung học phổ thông Anh Sơn 1 là nơi phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt nhất. Ngoài khuôn viên trường học, nhà trường còn có thêm khu ký túc xá cho giáo viên và khu nội trú cho học sinh là dân tộc thiểu số. Lượng rác thải sinh hoạt ở đây chủ yếu là rác thải sinh hoạt do giáo viên, học sinh ở trong khu ký túc xá và khu nội trú của học sinh thải ra. Đối với các đối tượng hoạt động trong các ngành nghề khác nhau và có mức sống khác nhau thì lượng rác thải phát sinh ở các hộ gia đình cũng khác nhau. Lượng rác thải ở các gia đình hoạt động trong các ngành nghề khác nhau được tổng hợp ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Thống kê lượng rác thải phát sinh của các hộ gia đình phân theo ngành nghề STT  Nghành nghề  Tổng hợp lượng rác thải trung bình (kg/hộ/ngày)   1  Công nhân viên chức  2   2  Kinh doanh  3,5   3  Nông nghiệp  1,2    Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy các hộ gia đình kinh doanh có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh nhiều nhất (3,5kg/ngày). Các hộ gia đình sinh sống chủ yếu bằng nghề nông là phát sinh lượng rác thải ít nhất(1,2kg/ngày). So với các hộ gia đình khác, thì những hộ gia đình kinh doanh có mức thu nhập bình quân hàng tháng cao nên với mức thu nhập đó, các hộ gia đình kinh doanh có khả năng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Mức chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày của các gia đình này cao hơn hẳn so với các gia đình khác, do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn hơn các gia đình khác. Những gia đình sinh sống chủ yếu bằng nghề nông do thu nhập của họ thấp hơn những đối tượng khác nên do đó các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm chủ yếu là do tự cung tự cấp nên lượng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình nông nghiệp ít hơn hẳn so với các gia đình khác. Tuỳ theo mức sống của mỗi gia đình mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các gia đình cũng khác nhau. Gia đình có mức sống càng cao thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày càng nhiều. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát về tình hình phát sinh CTR tại thị trấn Anh Sơn chúng tôi nhận thấy một ngày cả thị trấn Anh Sơn phát sinh 2.831kg CTRSH và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, đang gây ra áp lực cho qúa trình quản lý và xử lý CTR tại địa phương. 3.2. THÀNH PHẦN CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN Kết quả điều tra cho thấy, thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn chủ yếu là các chất hữu cơ có thể phân huỷ được (chiếm 79,41%). Những loại rác có thể tái chế được chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng rác thải như: nhựa các loại, giấy vụn, và kim loại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn-huyện Anh Sơn-tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý.doc