Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI 1.1 Giới thiệu. 1.2 Công thức cơ bản. 1.3 Các thành phần của một bộ nhận dạng tiếng nói 1.3.1 Xử lý cú âm 1.3.2 Mô hình cú âm 13.3 Mô hình ngôn ngữ. 1.3.4 Tìm kiếm giả định. 1.4. Mô hình Markov ẩn. 1.4.1 Giới thiệu chuỗi Markov. 1.4.2 Cơ bản về mô hình Markov ẩn. 1.4.3 Tìm chuỗi chuyển trạng thái tốt nhất - Thuật toán Viterbi 1.4.4 Ước lượng các tham số xác suất cho HMM – Thuật toán Baum-Welch 1.5. Biến đổi Fourier rời rạc. 1.5.1 Giới thiệu. 1.5.2 Cơ bản về biến đổi Fourier rời rạc. 1.5.3 Cửa sổ Hamming. 1.5.4 Biến đổi Fourier nhanh và thuật toán Butterfly: 1.5.5 Cài đặt thuật toán biến đổi Fourier nhanh. CHƯƠNG 2 :HUẤN LUYỆN TIẾNG VIỆT NAM . 2.1 Bộ từ điển Lexicom 2.2 Dữ liệu. 2.2.1 Dữ liệu văn bản. 2.2.2 Dữ liệu âm thanh. 2.2.3 Tiếng ồn và nhiễu trong dữ liệu âm thanh. 2.3 Huấn luyện tiếng Việt 2.3.1 Chuẩn bị dữ liệu. 2.3.2 Các bước trong quá trình học tiếng Việt CHƯƠNG 3: DEMO ĐỌC SỐ 3.1.Chương trình demo đọc số liên tục. 3.2.Zip City. CHƯƠNG 4: TẠO MODEL DÙNG CHO SPHINX-4. 4.1 Tạo model dùng cho sphinx-4. 4.2 Audio Tool. CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

pdf67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i là tiếng nói luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt lớn giữa tiếng nói của những người nói khác nhau, về tốc độ nói, ngữ cảnh và môi trường âm học khác nhau.Xác định những thông tin biến thiên nào của tiếng nói là có ích và những thông tin nào là không có ích đối với nhận dạng tiếng nói là rất quan trọng. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn mà ngay cả với các kỹ thuật xác suất thống kê mạnh cũng khó khăn trong việc tổng quát hoá từ các mẫu tiếng nói những biến thiên quan trọng cần thiết trong nhận dạng tiếng nói. Các nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:  Tín hiệu tiếng nói được biểu diễn chính xác bởi các giá trị phổ trong một khung thời gian ngắn (short-term amplitude spectrum). Nhờ vậy ta có thể trích ra các đặc điểm tiếng nói từ những khoảng thời gian ngắn và dùng các đặc điểm này làm dữ liệu để nhận dạng tiếng nói.  Nội dung của tiếng nói được biểu diễn dưới dạng chữ viết, là một dãy các ký hiệu ngữ âm. Do đó ý nghĩa của một phát âm được bảo toàn khi chúng ta phiên âm phát âm thành dãy các ký hiệu ngữ âm.  Nhận dạng tiếng nói là một quá trình nhận thức. Thông tin về ngữ nghĩa (semantics) và suy đoán (pragmatics) có giá trị trong quá trình nhận dạng tiếng nói, nhất là khi thông tin về âm học là không rõ ràng. Một hệ thống nhận dạng nói chung thường bao gồm hai phần: phần huấn luyện (training phase) và phần nhận dạng (recognition phase). “Huấn luyện” là quá trình hệ thống “học” những mẫu chuẩn được cung cấp bởi những tiếng khác nhau (từ hoặc âm), để từ đó hình thành bộ từ vựng của hệ thống. “Nhận dạng” là quá trình quyết định xem từ nào được đọc căn cứ vào bộ từ vựng đã được huấn luyện. Sơ đồ tổng quát của hệ thống nhận dạng tiếng nói được thể hiện trên hình 1.1 . Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 2 Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát hệ thống nhận dạng tiếng nói Để thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá kết quả, từ sơ đồ trên chúng ta chia chương trình nhận dạng thành ba mô-đun riêng biệt:  Mô-đun 1: Thực hiện việc ghi âm tín hiệu tiếng nói, tách tiếng nói khỏi nền nhiễu và lưu vào cơ sở dữ liệu.  Mô-đun 2: Trích đặc trưng tín hiệu tiếng nói đã thu ở mô-đun 1 bằng phương pháp MFCC, đồng thời thực hiện ước lượng vector các vector đặc trưng này.  Mô-đun 3: Xây dựng mô hình Markov ẩn với 6 trạng thái, tối ưu hóa các hệ số của HMM tương ứng với từng từ trong bộ từ vựng, tiến hành nhận dạng một từ được đọc vào micro. Hình 1.2: Tổng quan về các thành phần chính trong nhận dạng tiếng nói Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 3 1.2 Công thức cơ bản Trong phần này sẽ giới thiệu một số ký hiệu sử dụng và một số công thức cơ bản. Gọi A là tập hợp các cú âm để bộ nhận dạng dùng để xác định từ nào đã được nói. A là một chuỗi các kí tự trong bảng alphabet A: A = a1, a2, …, am ai  A (1.1) Gọi W = w1, w2, …, wn wi  W (1.2) là một tập n chữ, những chữ này nằm trong một bộ từ vựng cố định cho trước. P(W|A) là xác suất để tập chữ W được nói khi chuỗi cú âm quan sát được là A. Từ tập chữ W bộ nhận dạng sẽ xác định một chuỗi chữ tốt nhất Ŵ để cho ra chuỗi quan sát là A, tức là: Ŵ = argmaxWP(W|A) (1.3) Theo công thức Bayes ta có: (1.4) Trong đó P(W) là xác suất để chuỗi W được nói, P(A|W) là xác suất quan sát được A khi đọc chuỗi W, và P(A) là xác suất trung bình A được quan sát. P(A) được tính theo công thức: (1.5) Vì A là cố định nên từ (1.3) và (1.5) ta có: Ŵ = argmaxWP(W)P(A|W) (1.6) Theo công thức 1.6 thì bài toán nhận dạng tiếng nói (nhận ra chuỗi từ Ŵ) chính là phải xác định được các xác suất P(W) và P(A|W). P(W) được tính thông qua mô hình ngôn ngữ, còn xác suất P(A|W) được tính thông qua mô hình cú âm. Ngoài ra còn một số công thức về xác suất khác: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 4 P(x, y|z) = P(x|y, z)P(y|z) (1.7) Công thức Bayes: (1.8) 1.3 Các thành phần của một bộ nhận dạng tiếng nói Hình 1.3: Các thành phần cơ bản của một hệ thống nhận dạng tiếng nói. Ở phần 1.1 đã giới thiệu một quá trình nhận dạng tiếng nói, phần này sẽ giới thiệu về bộ nhận dạng tiếng nói trong quá trình đó. Về cơ bản thì bộ nhận dạng tiếng nói gồm hai phần: xử lý cú âm và giải mã. Trong đó bộ giải mã được cài đặt nhiều thành phần khác nhau. Trong phần này sẽ giới thiệu về mô hình cú âm, mô hình ngôn ngữ và tìm kiếm giả định. 1.3.1 Xử lý cú âm Công việc đầu tiên của một bộ nhận dạng tiếng nói là xác định dữ liệu cú âm được quan sát A. Bộ phận làm việc này gọi là front end, front end sẽ chuyển đổi âm thanh (dưới dạng sóng) thành các ký tự ai. Việc xử lý tín hiệu âm thanh liên quan nhiều đến lĩnh vực vật lý và sẽ không được nói sâu trong phạm vi của đế tài. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 5 1.3.2 Mô hình cú âm Quay trở lại công thức 1.6, bộ nhận dạng cần phải tính được P(A|W) là xác suất khi người nói nói chuỗi từ W thì bộ phân tích cú âm phân tích được chuỗi cú âm A. Để phục vụ công việc nhận dạng, chúng ta cần phải tính P(A|W) của tất cả các cặp A, W có thể. Điều này khó có thể thực hiện được, vì số lượng rất lớn. Và nếu có tính hết được thì cũng rất khó có thể tìm kiếm được cặp A, W phù hợp. Vì vậy để tính P(A|W) chúng ta cần một mô hình xác suất cú âm của chuỗi từ mà người nói đã nói. Số lượng mô hình phụ thuộc vào cách mà người nói nói chuỗi từ đó, vào nhiễu (tiếng ồn, tiếng vọng …), vị trí và các đặc tính của microphone, và việc xử lý cú âm của front end. Mô hình cú âm được sử dụng rộng rãi nhất trong các bộ nhận dạng tiếng nói hiện nay là mô hình Markov ẩn (HMM), sẽ được thảo luận ở chương tiếp. Ngoài ra còn nhiều loại mô hình khác, chúng có thể dựa vào thuật toán mạng nơron (artificial neural networks) hoặc thuật toán qui hoạch động (dynamic time warping). Những phương pháp này không được đề cập tới trong đề tài. 13.3 Mô hình ngôn ngữ Công thức 1.6 cũng yêu cầu phải tính xác suất các chuỗi chữ W để tìm ra chuỗi chữ có xác suất tốt nhất mà người dùng muốn nói chuỗi chữ W. Công thức Bayes cho phép có nhiều cách khác nhau để phân tích P(W). Nhưng bởi vì bộ nhận dạng muốn truyền đạt chuỗi văn bản một cách “tự nhiên” như những gì con người nói, vì thế chúng ta sử dụng cách phân tích: (1.9) Bộ nhận dạng phải ước lượng xác suất P(wi|w1,…, wi-1). Chúng ta phải ước lượng bởi vì dù với một giá trị n vừa phải và kích thước từ vựng hợp lý, thì xác suất P(wi|w1,…, wi-1) có rất nhiều đối số. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 6 Tuy nhiên, thật là vô lý nếu cho rằng việc lựa chọn chữ thứ i của người nói phụ thuộc vào tất cả i-1 chữ trước trong toàn bộ những lời mà anh ta đã nói. Vì vậy, chúng ta sẽ cho những chữ trước vào các lớp tương đối Ф(wi|w1,…, wi-1), công thức 1.9 trở thành: (1.10) Sự khác biệt giữa các mô hình ngôn ngữ khác nhau chính là việc xác định Ф phù hợp và một phương pháp để ước lượng P(wi| Ф(w1,…, wi-1)). Việc xây dựng mô hình ngôn ngữ chỉ phụ thuộc vào bộ văn bản sử dụng, hoàn toàn không phụ thuộc vào tiếng nói (không phụ thuộc vào việc ghi âm cho học). 1.3.4 Tìm kiếm giả định Cuối cùng, trong công thức 1.6, để tìm chuỗi chữ mong đợi chúng ta cần phải tìm trong tất cả các chuỗi chữ W có thể để tìm ra chuỗi có xác suất tốt nhất. Chúng ta không thể tìm kiếm vét cạn vì số chuỗi chữ W cần tìm kiếm rất lớn. Chúng ta cần phải tìm kiếm giả định, không xem xét toàn bộ các chuỗi chữ W mà chỉ khảo sát các chuỗi chữ được gợi ý bởi mô hình cú âm A. Hiện nay có nhiều cách để cài đặt tìm kiếm giả định. Trong chương 5 sẽ giới thiệu về phương pháp tìm kiếm Viterbi, và tìm kiếm theo cây. 1.4. Mô hình Markov ẩn. 1.4.1 Giới thiệu chuỗi Markov Như đã đề cập trong phần trên, mô hình cú âm tính xác suất P(A|W) dựa vào mô hình HMM. Mô hình này không chỉ hữu dụng trong nhận dạng tiếng nói mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Trước khi áp dụng nó vào trong mô hình cú âm , chúng ta sẽ xem xét khái niệm tổng quát về mô hình HMM. Trước hết là về chuỗi Markov ẩn. Gọi Q1, Q2, …, Qn, … là một chuỗi các biến ngẫu nhiên có giá trị được lấy từ tập hữu hạn Q = {1, 2, …, c}. Theo Bayes ta có: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 7 P(Q1,Q2,….Qn,)= 1, 2, ......, 11 ( | )i i n i P Q Q Q Q   (1.11) Các biến ngẫu nhiên Q1, Q2, …, Qn, … gọi là chuỗi Markov, công thức 2.1 gọi là công thức của chuỗi Markov. Mỗi biến trong chuỗi gọi là một trạng thái. Tuy nhiên, nếu trong chuỗi Markov giá trị tại thời điểm t chỉ phụ thuộc vào giá trị của điểm liền trước nó tức là: P(Qi|Q1, Q2, …, Qi-1) = P(Qi|Qi-1) với mọi i (1.12) Thì cơng thức của chuỗi Markov 2.1 trở thành: P(Q1, Q2, …, Qn) = i i - 1 n i-1 P(Q | Q ) (1.13) Trong phạm vi nhận dạng tiếng nói thì chuỗi Markov luôn có tính chất trên và được gọi là giả thuyết First-order. Chuỗi Markov là đồng nhất, tức là: P(Qi = q’|Qi-1 = q) = P(q’| q) với mọi q, q’  Q (1.14) Ví dụ: cho chuỗi Markov: Q = A B C D E C D Tương ứng vị trí i = 1 2 3 4 5 6 7 Thì P(Q4 = D|Q3 = C) = P(Q7 = D|Q6 = C) = p(D|C). p(q’|q) được gọi là hàm chuyển trạng thái và được biểu diễn bằng một ma trận c x c. Với mọi q  Q ta có: ; p(q’|q) ≥ 0, q’  Q Mỗi trạng thái đều có một xác suất đứng đầu chuỗi πi và: = 1 Dựa vào các tài liệu tham khảo và những thông tin về các hệ thống nhận dạng đã xây dựng thành công chúng tôi thấy rằng: đối với nhận dạng tín hiệu tiếng nói Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 8 thì mô hình HMM thường được chọn là mô hình trái phải (left-right) có từ 5 đến 6 trạng thái. Qua quá trình thử nghiệm, mô hình có 6 trạng thái cho kết quả tốt hơn nên trong chương trình của mình, các tác giả đã xây dựng một HMM với số trạng thái là 6, xem hình Hình 1.4: Mô hình HMM trái phải với 6 trạng thái Hình 1.4 là mô hình một chuỗi Markov sáu trạng thái (c = 6). Trên hình mỗi mũi tên cùng với xác suất gắn kèm biểu thị sự chuyển đổi giữa các trạng thái. Một số trạng thái không có xác suất chuyển qua trạng thái khác, ngầm hiểu là a(1|1) = a(2|2) = a(3|3) = a(4|4) =a(5|5) =a(6|6) = 0. 1.4.2 Cơ bản về mô hình Markov ẩn Để mở đầu phần này chúng ta xét một ví dụ sau đây: Giả sử chúng ta có một chuỗi Markov gồm ba trạng thái: nắng, mưa và nhiều mây, là ba trạng thái thời tiết. Thời tiết của mỗi ngày chỉ có thể là một trong ba trạng thái trên. Cho ma trận xác suất chuyển trạng thái như sau: q1 q2 q3 q1 1/3 1/3 1/3 A= q2 1/4 1/2 1/4 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 9 q3 1/4 1/4 1/2 q1 = nắng, q2 = nhiều mây, q3 = mưa. Với aij = p(qj|qi) là xác suất chuyển trạng thái từ i sang j. Giả sử ngày đầu tiên là nắng (π1=1), ta có xác suất xuất hiện của chuỗi “q1q2q3” (nắng-nhiều mây-mưa) là: p(q2| q1)* p(q3| q2)= 1/3*1/4 = 1/12. Nhiệm vụ của chuỗi Markov đến đây là hết, nó cho phép tính xác suất của một chuỗi sự kiện nào đó. Tuy nhiên chúng ta cần nhiều hơn thế. Bây giờ, giả sử mỗi ngày một người chỉ làm một trong ba việc: mua sắm, đi dạo và dọn dẹp. Tùy vào thời tiết trong ngày mà người này sẽ làm công việc phù hợp. Cho ma trận xác suất người này làm một công việc nào đó tương ứng với thời tiết trong ngày: x1 x2 x3 q1 1/3 1/3 1/3 B= q2 1/4 1/2 1/4 q3 1/4 1/4 1/2 x1 = mua sắm, x2 = đi dạo, x3 = dọn dẹp. Với bij = p(xj|qi) là xác suất quan sát được xi khi ở trạng thái qi. Vấn đề đặt ra là: cho một chuỗi các công việc người này sẽ làm trong một số ngày liên tiếp, phải tìm ra chuỗi thời tiết phù hợp nhất cho những ngày đó. Một mô hình bao gồm chuỗi các trạng thái Q = q1, q2, …, qn tương ứng với các xác suất chuyển trạng thái, và chuỗi các kết quả X = x1, x2, …, xn tương ứng với các xác suất đầu ra như trên gọi là mô hình Markov ẩn (HMM). Kết quả đầu ra còn gọi là các quan sát. Mỗi mô hình HMM có một trạng thái ban đầu duy nhất. Sở dĩ gọi là “ẩn” bởi vì với một chuỗi quan sát cho trước, ta chưa biết được chuỗi trạng thái tương ứng là gì. Trong mô hình HMM thì: Công thức tính xác suất của một chuỗi quan sát X trong mô hình HMM M như sau: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 10 P(X|M)= ( ) ( , | )1 1 L M N nP q X Ml l  (1.15) Trong đó: L(M): tổng số trạng thái. N: chiều dài chuỗi quan sát. chuỗi quan sát từ a đến b. trạng thái ql tại vị trí n (ql sinh ra quan sát xn). Như vậy để tính P(X|M) cần phải xác định được các P( , |M). Hiện nay có hai cách tính là tính tổng và dùng xấp xỉ Viterbi. Phương pháp tính tổng: L(M)N n N n-1 n n-1 n-1P(q ,X |M)= P(q ,X |M)P(q ,x |q ,X ,M)nk=1 1l l l l k k (1.16) Đặt = P( , |M), ta có: L(M) n n-1 n-1α (l |M)= α (k |M)P(q ,x |q ,X ,M)n nk=1 n-1 1l k (1.17) Theo công thức 1.7 ta có: L(M)n n-1 n n-1 n-1 n n-1 n-1P(q ,x |q ,M)= P(q | q ,X ,M)P(x |q ,q ,X ,M)n nk=1 1 1l l l k k k (1.18) Trạng thái tại vị trí n chỉ phụ thuộc trạng thái tại vị trí n-1 nên: → Các quan sát cũng độc lập với các trạng thái trước nên: → Công thức 2.8 được viết lại: n n-1 n-1 n n-1 nP(q ,x | q ,X ,M)= P(q | q ,M)P(x ,q ,M)n n1l k l k l (1.19) → L(M) n n-1 nα (l |M)= α (k |M)P(q |q ,M)P(x ,q ,M)n nk=1 n-1 l k l (1.20) Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 11 Quay trở lại ví dụ thời tiết ở trên, chúng ta sẽ dùng phương pháp tính tổng để tính xác suất của chuỗi công việc X = {x1=“mua sắm”, x2=”đi dạo”, x3=”dọn dẹp”}. Ta có n=3, l=3, bảng sau tính các giá trị : l=1 (“nắng”) l=2 (“nhiều mây”) l=3 (“mưa”) n=1 (“mua sắm”) a1(1) a1(2) a1(3) n=2 (“đi dạo”) a2(1) a2(2) a2(3) n=3 (“dọn dẹp”) a3(1) a3(2) a3(3) Bảng 1.1 Bảng tính các giá trị α trong phương pháp tính tổng Vì chúng ta giả sử ngày đầu tiên luôn luôn là nắng nên a1(1) =1, a1(2) =0, a1(3) =0. a2(1) = [a2(1) *p(q1|q1) + a1(2) *p(q1|q2) + a1(3) *p(q1|q3)]*p(x2|q1) = (1*1/3 + 0*1/4 + 0*1/4)*0.3 = 0.1 a2(2) = [a1(1) *p(q2|q1) + a1(2) *p(q2|q2) + a1(3) *p(q2|q3)]*p(x2|q2) = (1*1/3 + 0*1/2 + 0*1/4)*0.7 = 7/30 a2(3) = [a1(1)*p(q3|q1) + a1(2)*p(q3|q2) + a1(3)*p(q3|q3)]*p(x2|q3) = (1*1/3 + 0*1/4 + 0*1/2)*0.1 = 1/30 a2(1) = [a2(1)*p(q1|q1) + a2(2)*p(q1|q2) + a2(3)*p(q1|q3)]*p(x3|q1) = (0.1*1/3 + 7/30*1/4 + 1/30*1/4)*0.1 = 1/100 a2(2) = [a2(1)*p(q2|q1) + a2(2)*p(q2|q2) + a2(3)*p(q2|q3)]*p(x3|q2) = (0.1*1/3 + 7/30*1/2 + 1/30*1/4)*0.2 = 19/600 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 12 a2(3) = [a2(1)*p(q3|q1) + a2(2)*p(q3|q2) + a2(3)*p(q3|q3)]*p(x3|q3) = (0.1*1/3 + 7/30*1/4 + 1/30*1/2)*0.8 = 13/150 Vậy P(X|M) = ( | )L(M) L Mnl=1  = 3 ( )1 3 ll   = 1/100 + 19/600 + 13/150 = 77/600 = 0.12833 Phương pháp xấp xỉ Viterbi: Với một mô hình HMM có số trạng thái lớn thì phương pháp tính tổng ở trên sẽ phải sử dụng rất nhiều phép nhân. Để khắc phục điều này người ta dùng phương pháp xấp xỉ Viterbi để biến các phép nhân thành tổng các log. Từ công thức 2.10 thay tổng bằng lấy max: n n-1 nα (l | M)= max[ α (k |M)P(q | q ,M)]P(x | q ,M)n nn-1 l k l (1.21) Lấy log hai vế ta được: n n-1logα (l |M)= max [logα (k | M)+logP(q | q ,M)]n n-1k l k (1.22) Hay: n n-1 n-logα (l |M)= min [-logα (k |M) - logP(q | q ,M)] - logP(x | q ,M)n nn-1k l k l (1.23) Áp dụng công thức này cho ví dụ ở trên ta có: log = max[log + logp(q1|q1) , log + logp(q1|q2) , log + logp(q1|q3)] + log p(x2|q1) = max[log(1/3),-∞, -∞] + log0.3 = -1 Tương tự: log = -0.63202, log = -1.47712. log = -1.33333, log = -0.83099, log = -0.43024. Vậy: P(X|M) = E-1.33333 + E-0.83099 + E-0.43024= 0.56532. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 13 1.4.3 Tìm chuỗi chuyển trạng thái tốt nhất - Thuật toán Viterbi Trong mô hình HMM nêu ở trên, nếu cho trước chuỗi quan sát X = x1, x2, …, xk, thì chuỗi trạng thái Q = q1, q2, …, qk, nào là phù hợp nhất với nó (tương tự như ví dụ ở phần trước: cho một chuỗi các công việc người này sẽ làm trong một số ngày liên tiếp, phải tìm ra chuỗi thời tiết phù hợp nhất cho những ngày đó). Tức là phải tính: maxq1,q2,…,qkP(q1,q2,…,qk,|x1,x2,…,xk,q0) Từ công thức 1.7 ta có: P(q1, q2, …, qk| x1, x2, …, xk, q0) = P(q ,q ,...,q ,| x ,x ,...,x |q )1 2 1 2 0k k P(x ,x ,...,x | q )1 2 0k (1.24) Vì vậy phải tính: P(q ,q ,...,q ,| x ,x ,...,x | q )1 2 1 2 0k kmaxq ,q ,...,q P(x ,x ,...,x | q )1 2 k 1 2 0k Vì đã biết nên ta cần tính: max P(q ,q ,...,q ,| x ,x ,...,x |q )q ,q ,...,q 1 2 1 2 0k k1 2 k Đặt: γi(qi) = max P(q ,q ,...,q ,q | x ,x ,...,x |q )q ,q ,...,q i i1 2 i-1 1 2 01 2 i-1 (1.25) thì ( )maxq k q chính là giá trị cần tính. Theo giả thuyết First-Order của mô hình HMM ta có: P(q1, q2, …, qi, qi+1, …, qk, x1, x2, …, xi, xi+1, …, xk|q0) = P(q1, q2, …, qi, x1, x2, …, xi|q0) P(qi+1, …, qk, xi+1, …, xk|qi) Nên: γi+1(qi+1) = max P(q ,q ,...,q ,q ,q ,x ,x ,...,x |q )q ,q ,...,q i1 2 i-1 i+1 1 2 i+1 0i1 2 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 14 = max [P(q ,q ,...,q ,q ,x ,x ,...,x |q )P(q ,x |q )]q ,q ,...,q i i i1 2 i-1 1 2 0 i+1 i+1i1 2 =γi(qi)max P(q ,x |q )q ,q ,...,q ii+1 x+1i1 2 (1.26) Đây chính là công thức cho thuật toán Viterbi. Thuật toán Viterbi: Thuật toán Viterbi định nghĩa công thức đệ quy cho công thức 2.16, gồm các bước: 1 Khởi tạo: Xét γ0(q0) = 1, γ0(qi) = 0 Với mọi i ≠ 0. 2. Lặp: Dùng công thức 2.16 tính γ1(q) cho tất cả các trạng thái q. γ1(q) = γ0(q’)maxq’P(x1,q|q’) = P(q, x1|q0) Sau đó tính γ2(q) cho tất cả các trạng thái q. γ2(q) = γ1(q’) maxq’P(x2,q|q’) Chọn γ2(q’) = maxq γ2(q) để dùng cho bước lặp tiếp theo. Tiếp tục tính γi(q) cho tất cả các trạng thái q. Đánh dấu các trạng thái q’ thỏa mãn ở mỗi lần lặp. Nếu trong một lần lặp có nhiều trạng thái q thỏa mãn maxq’P(x2,q|q’) thì chỉ chọn một và loại bỏ hết các giá trị khác. 3. Kết thúc: Kết thúc khi lặp qua k bước, với k là chiều dài chuỗi quan sát. Chuỗi trạng thái đã được đánh dấu qua mỗi lần lặp chính là chuỗi trạng thái cần tìm. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 15 Ví dụ: Quay trở lại ví dụ thời tiết ở trên, bây giờ chúng ta sẽ áp dụng thuật toán Viterbi để xác định chuỗi thời tiết phù hợp nhất cho chuỗi công việc {“mua sắm”, “đi dạo”, “dọn dẹp”}. Chúng ta cùng xem lại hai ma trận hệ số của ví dụ: q1 q2 q3 q1 1/3 1/3 1/3 A= q2 1/4 1/2 1/4 q3 1/4 1/4 1/2 q1 = nắng, q2 = nhiều mây, q3 = mưa. Với aij = p(qj|qi) là xác suất chuyển trạng thái từ i sang j. x1 x2 x3 q1 0.6 0.3 0.1 B = q2 0.1 0.7 0.2 q3 0.1 0.1 0.8 x1 = mua sắm, x2 = đi dạo, x3 = dọn dẹp. Với bij = p(xj|qi) là xác suất quan sát được xi khi ở trạng thái qi. Lưu ý rằng theo công thức 1.7: = P(qi+1|qi)P(xi+1|qi+1, qi) = ai(i+1)b(i+1)(i+1) Do giả sử ngày đầu luôn nắng nên: a01=1, a02 = 0, a03 = 0 γ1(1)=0.6 γ1(2)=0 γ1(3)=0 γ2(1)=0.6*1/3*0.3=0. γ2(2)=0.6*1/3*0.7=0. γ2(3)=0.6*1/3*0.1=0. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 16 06 14 02 γ3(1)=0.14*1/4*0.1=0 .0035 γ3(2)=0.14*1/2*0.2= 0.014 γ3(3)=0.14*1/4*0.8= 0.028 Bảng 1.2 Bảng tính các giá trị γ của thuật toán Viterbi Các ô tô màu xanh là các ô có giá trị lớn nhất trong hàng, và ta lấy các trạng thái q’ ở đây. Vậy chuỗi trạng thái tốt nhất là {q1, q2, q3} hay: {“nắng”, “nhiều mây”, “mưa”}. 1.4.4 Ước lượng các tham số xác suất cho HMM – Thuật toán Baum-Welch Vấn đề cuối cùng trong mô hình HMM đó là cho trước một chuỗi quan sát X = x1, x2, …, xk, làm sao để xác định các giá trị cho các tham số (xác suất của các trạng thái, quan sát) để làm tối đa xác suất xuất hiện của chuỗi quan sát trên, tức là tính cực đại P(X|M). Hiện nay không có cách nào xác định các giá trị trong mô hình để có được xác suất chuỗi quan sát tối đa, mà chúng ta chỉ có thể ước lượng được một cực đại cục bộ bằng các dùng thuật toán Baum-Welch (hay còn gọi là thuật toán Forward-Backward). Chúng ta bắt đầu thuật toán bằng các viết lại công thức Forward 2.10 như sau: Nt+1 t+1α (j)= P(X ,q )= [ α (j)α ]btj iji=1t+1 1 j(t+1) (1.27) Một cách tương tự, chúng ta cũng có thể định nghĩa ra công thức Backward có giá trị tương đương công thức trên: NN t t(i)= P(X ,q ,X )= [ (j)α ]bi ijj=1t+1 1 1 t+1 j(t+1)  (1.28) Hình 1.5 và 1.6 mô tả hai quá trình Forward và Backward. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 17 Hình 1.5 Mô tả quá trình forward Hình 1.6 Mô tả quá trình backward Gọi t(i, j) là xác suất trạng thái Si tại t và Sj tại t+1 trong mô hình HMM tức là: t(i, j) = P(qt=Si, qt+1=Sj|X, M) (1.29) Hình 1.5 mô tả cho t(i, j). Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 18 Hình 1.7 Mô tả xác suất t(i, j) Từ hình 1.7 ta thấy: aijbj(t+1) = P(Si, Sj, X|M) = P(Si, Sj|X, M) P(X|M) = t(i, j) P(X|M) Mà P(X|M) = N N N NP(S ,S ,X | M)= α (i)a b β (j)ti j iji=1 j-1 i=1 j-1 t+1j(t+1)    t(i, j) = ( , , | ) ( | ) i jP S S X M P X M α (i)a bt ij j(t+1) N N α (i)a b β (j)t iji=1 j-1 t+1j(t+1)    (1.30) Đặt: γt(i) = P(qt=Si|X, M) γt(i) = 1 ( , ) N tj i j   (1.31) Gọi:5 1 1 ( )T tt i    = Tổng xác suất trạng thái Si ở các vị trí trong mô hình 1 1 ( , )T tt i j    = Tổng xác suất trạng thái Sj theo sau Si trong mô hình Ta có ước lượng: i = Xác suất trạng thái Si xuất hiện tại vị trí (t = 1) = γt(i) (1.32) 1 1 1 1 ( , ) Tong xác suat trang thái Sj theo Si trong mô hình Tong xác suat trang thái Si o các vi trí trong mô hình ( ) T tt ij T tt i j a i           (1.33) Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 19 1 1 k 1 1 ( ) Tong xác suat trang thái Si o các vi trí mà nó sinh ra quan sát x Tong xác suat trang thái Si o các vi trí trong mô hình ( ) t k T t t x x ij T tt i b i            (1.34) Tổng Gọi là mô hình HMM có giá trị các tham số i, ij, ik được ước lượng như trên. Baum và các cộng sự đã chứng minh được rằng: P(X| ) > P(X|M), tức là chúng ta đã tìm được một mô hình mới có xác suất tạo ra chuỗi quan sát lớn hơn trước. Tiếp tục làm các bước trên, nếu chúng ta thay vào vị trí của M và lặp lại các bước tính ước lượng, chúng ta sẽ cải tiến được xác suất chuỗi X được quan sát từ mô hình. 1.5. Biến đổi Fourier rời rạc. 1.5.1 Giới thiệu Một bộ nhận dạng tiếng nói ngoài những thành phần đã nêu ở chương 1, chúng ta còn cần đến một giải thuật, để tính toán phổ tần số của các tín hiệu tiếng nói đầu vào. Biến đổi Fourier rời rạc là công cụ mạnh mẽ để giải quyết vấn đề này. Như đã biết, tiếng nói là một dạng tín hiệu miền thời gian, có phổ tần số rất phức tạp, cho nên không thể nhận dạng được. Chỉ khi nào thực hiện phép toán đổi trục, từ miền thời gian sang miền tần số, chúng ta mới tính được phổ tần số của từng điểm tín hiệu. Từ đó, kết hợp các phổ tần số này lại để nhận dạng được tiếng nói. Biến đổi Fourier rời rạc chuyển đổi một hàm theo thời gian thành hàm theo tần số. Đầu vào của biến đổi này là dãy tín hiệu hữu hạn rời rạc, thường được tạo ra từ một nguồn liên tục. Những tín hiệu này thông thường là tín hiệu thời gian thực, và luôn thay đổi đặc điểm trong quá trình nhận dạng, ví dụ như : tiếng nói, tín hiệu sinh học,... Vì vậy, cần phải áp dụng kỹ thuật Hamming Window như là bước tiền xử lý của biến đổi Fourier. Đây là kỷ thuật để giảm bớt sự rò rỉ của tín hiệu. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 20 1.5.2 Cơ bản về biến đổi Fourier rời rạc Để xây dựng biến đổi Fourier rời rạc của dãy tuần hoàn, xuất phát từ chuỗi Fourier của hàm liên tục tuần hoàn xp(t). Xét hàm liên tục tuần hoàn xp(t), có chu kỳ 02 oT . Nếu xp(t) thỏa mãn các điều kiện Dirichlet, thì có thể khai triển xp(t) thành chuỗi Fourier :      k tjk kp etx C 0)(  (1.31) Với các hệ số : dtetx T T tjk pk T C      2 2 0)( 0 1  (1.32) Nếu hàm liên tục tuần hoàn xp(t) có phổ hữu hạn f < fmax , thì có thể rời rạc hóa xp(t) với chu kỳ T sao cho N.T = To , và T thỏa mãn điều kiện của định lý lấy mẫu max21 fT  . Theo định lý lấy mẫu, hàm tuần hoàn xp(t) xác định tại các giá trị rời rạc t = nT và tạo thành dãy rời rạc tuần hoàn xp(nT), do đó có thể viết lại [4.1- 1] dưới dạng :      k nTjk kp enx CT 0)(  Vì NNTT 00 2  nên :        k njk k k njk kp NN eenx CCT    2 2 0 0 )( Khi thực hiện chuẩn hóa chu kỳ lấy mẫu T = 1 , thì xp(nT) = xp(n) và chu kỳ của dãy tuần hoàn xp(t) là To = N, nên có :      k njk kp Nenx C 2 .)( (1.33) Hay :     k njk pp ex kXN n 1)(1)(  (1.34) Trong đó : kp CXN k  )(1 (1.35) Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 21 ở đây, Xp(k) là biên độ của các dao động điều hòa ứng với tần số góc 1 kk  , nó là dãy phức. Còn 1 là tần số góc rời rạc cơ bản ứng với chu kỳ N của dãy tuần hoàn xp(t) : N   2 1  (1.36) Do dãy xp(t) và hàm njke 1 đều tuần hoàn với chu kỳ N nên có thể viết lại [4.1- 4] cho một chu kỳ N :     1 0 1)(1)( N k njk pp enx kXN  (1.37) Biểu thức (1.37) chính là chuỗi Fourier rời rạc của dãy tuần hoàn xp(n) , hay còn gọi là biến đổi Fourier rời rạc ngược. Để tìm biểu thức của biến đổi Fourier rời rạc thuận, nhân cả hai vế của (1.37) với thừa số njme 1 , sau đó lấy tổng theo n = 0  (N - 1) :           1 0 1 0 1 0 111 )(1)( N NN n k njmnjk p n njm p eekenx XN  hay:           1 0 )( 1 0 1 0 11 1)()( NNN k nmkj n p n njm p eenx N kX  (1.38) Theo tính chất của hàm trực chuẩn có :          mKhi mKhi e k k N N n nmkj 0 11 0 )( 11  nên từ [4.1-8]nhận được :     1 0 1)()( N n njk pp enxkX  (1.39) Biểu thức (1.39) chính là biến đổi Fourier rời rạc thuận của dãy tuần hoàn xp(n). Kết hợp cả hai biểu thức (1.37)và (1.39) nhận được cặp biến đổi Fourier rời rạc của dãy tuần hoàn xp(n), trong đó Xp(k) là dãy phức của biến tần số góc rời rạc 1 kk  , với 1 được xác định theo (1.36) )()( )()()( kjpkjpp ee kAkXkX   Mô đun )(kX p là dãy biên độ tần số rời rạc. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 22 Argumen )(k là dãy pha tần số rời rạc. Ap(k) là dãy độ lớn, còn )(k là dãy pha. Ví dụ5.1 : Xác định Xp(k) của dãy tuần hoàn xp(n) = n với chu kỳ N = 4. Giải : Theo công thức biến đổi Fourier rời rạc thuận (1.39) có :          3 0 3 0 1 0 24 2 1 ..)()( n njk n njk n njk pp enenenx N kX   Tại k = 0 : 0 3 0 0 6632100 2.)( j n nj p eenX     Tại k = 1 :     3 0 2 3 22 3201 ..)( n jjjnj p eeeenX   78,0.322321)( jp ejjjX  Tại k = 2 :     3 0 32. 3202 ..)( n jjjnj p eeeenX  j p eX  .223212)( Tại k = 3 :     3 0 3. 2 9 2 3 2 3 3203 ..)( n jjjnj p eeeenX   78,0.322323)( jp ejjjX  Trên hình 1.8 là đồ thị của dãy xp(n) = n có chu kỳ N = 4, và đồ thị của các dãy biên độ tần số Xp(k) , pha tần số )(k . 32-1-2 0 32 1 32 1 32 1 32 1 1 765-3-4-5-6-7-8 98 23 3 6 23 3 6 23 3 6 23 3 6 n x(n) n Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 23 Xp(k) )(k Hình 1.8 : Đồ thị các dãy xp(n), Xp(k), )(k ở ví dụ 6.1. 1.5.3 Cửa sổ Hamming Hamming window được định nghĩa như sau : Với i = 0, 1,...., M (1.40 Tín hiệu nhận dạng sẽ được nhân với một hàm cửa sổ trước khi đi qua thuật toán biến đổi Fourier nhanh. Tất cả các giá trị nằm bên ngoài khoảng lấy mẫu đều bằng 0. Hamming window được ứng dụng rất rộng rãi trong phân tích phổ tần số của tín hiệu, và thiết kế các bộ lọc tín hiệu. Ví dụ: Tín hiệu tiếng nói có thể thay đổi trong khoảng thời gian từ 10 – 20 ms, do đó kích thước cửa sổ phù hợp là 20 ms, cứ 10 ms thì biến đổi Fourier rời rạc sẽ được cập nhật một lần. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 24 Hình 1.9 Cửa Sổ Hamming Hình 1.10 Biến đổi FFT của Hamming Window 1.5.4 Biến đổi Fourier nhanh và thuật toán Butterfly: Để thực hiện được biến đổi Fourier rời rạc trong nhận dạng tiếng nói, chúng tôi lựa chọn thuật toán biến đổi Fourier nhanh với giải thuật Butterfly. Quá trình nhận dạng trải qua 3 giai đoạn như sau : Giai đoạn đầu tiên Phân rã tín hiệu tiếng nói miền thời gian N điểm thành N tín hiệu miền thời gian cho mỗi điểm riêng lẻ. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 25 Ví dụ : Một tín hiệu tiếng nói gồm 16 điểm được phân rã như sau : Hình 1.11 FFT Decomposition Quá trình này trải qua 4 giai đoạn : để phân rã từ một tín hiệu miền thời gian gồm 16 điểm thành 16 tín hiệu riêng lẻ cho mỗi điểm. Từ thực nghiệm, chúng tôi rút ra cần log2N giai đoạn để phân rã tín hiệu N điểm, ví dụ tín hiệu 16 điểm (24) cần 4 giai đoạn, tín hiệu 512 điểm (27) cần 7 giai đoạn. Song song với việc phân rã tín hiệu, chúng tôi cũng sử dụng thuật toán bit reversal sorting để lọc các tín hiệu ở những điểm chẳn, lẻ khác nhau. Ví dụ, mẫu số 3 (0011) được hoán đổi với mẫu số 12 (1100), mẫu số 4 (0100) được hoán đổi chuyển thành mẫu số 2 (0010). Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 26 Hình 1.12 Bit Reversal Sorting Giai đoạn 2 Xác định phổ tần số cho một điểm, ở giai đoạn này không cần làm gì cả. Bởi vì, lúc này mỗi điểm tín hiệu là một phổ tần số. Giai đoạn 3 Kết hợp N phổ tần số thành một phổ tần số duy nhất theo thứ tự đảo ngược thứ tự mà quá trình phân rả đã diễn ra. Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn khó khăn nhất của giải thuật Fast Fourier Transform. Ví dụ: để kết hợp 16 phổ tần số riêng lẻ của từng điểm, bước đầu tiên chúng tôi kết hợp 16 phổ tần số đó thành 8 phổ tần số cho mỗi 2 điểm. Tiếp đó, thành 4 phổ tần số cho mỗi 4 điểm. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi, kết quả cuối cùng của biến đổi Fourier nhanh là một phổ tần duy nhất của 16 điểm. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 27 Hình 3.1 thể hiện cách thức kết hợp từ các phổ tần số riêng lẻ thành một phổ tần số duy nhất của tín hiệu. Đối với miền thời gian, mỗi phổ tần số sẽ được kết hợp với 0, đối với miền tần số các phổ tần số này sẽ được lặp lại. Hình 1.13 FFT Synthesis Thuật toán Butterfly: Thuật toán Butterfly là giải thuật cơ bản của biến đổi Fourier nhanh. Giải thuật này kết hợp các kết quả tính toán của từng biến đổi Fourier rời rạc (DFTs) riêng lẻ thành một biến dổi Fourier rời rạc lớn hơn chứa tất cả (DFT), và ngược lại phân rả một biến đổi Fourier rời rạc thành các biến đổi nhỏ hơn. Cấu trúc của giải thuật Butterfly tương tự như thuật toán Viterbi. Nếu biến đổi Fourier rời rạc có kích thước là 2 và chỉ có 2 mẫu đầu vào là x0, x1 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 28 Hình 1.14 Basic butterfly Biến đổi Fourier rời rạc có kích thước N Hình 1.15 Basic butterfly computation in the decimation-in-time FFT algorithm Trong đó k là số nguyên phụ thuộc vào phần biến đổi được tính. Và 1.5.5 Cài đặt thuật toán biến đổi Fourier nhanh Chúng tôi đã cài đặt thành công giải thuật biến đổi Fourier rời rạc để tính toán các tín hiệu liên tục. Biến đổi Fourier nhanh phân tích tín hiệu thành các thành phần tần số. Ở đây, chúng tôi phân tích trên một cửa sổ dữ liệu âm thanh thay vì trên toàn thời gian nói. Cửa sổ này là sản phẩm của việc ứng dụng Hamming Window vào tín hiệu. Kết quả trả về là độ lớn phổ của dữ liệu trong cửa sổ Hamming. Mỗi giá trị phổ trả về đại diện cho độ lớn của tần số cụ thể cho dữ liệu trong cửa sổ Hamming. Hình 1. là tín hiệu kết quả của FTT và hình 3.9 là phổ tần số của câu Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 29 nói “khoa công nghệ thông tin”. Phổ tần số trục tung là trục tần số, trục hoành là trục thời gian. Bóng tối là độ lớn của tần số tại thời điểm t tương ứng. Hình 1.16 Tín hiệu của câu nói "khoa công nghệ thông tin” (kết quả của FFT) Hình 1.17. Phổ tần số của câu nói "khoa công nghệ thông tin” Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 30 CHƯƠNG 2 :HUẤN LUYỆN TIẾNG VIỆT NAM 2.1 Bộ từ điển Lexicom Lexicon là bộ từ điển dùng để thể hiện các chữ thành các đơn vị phát âm (phonemes). Nó là một thành phần quan trọng trong hệ thống nhận dạng tiếng nói. Nhóm chúng em đã xây dựng được lexicon tiếng Việt theo phiên âm chuẩn quốc tế. Lexicon tiếng Việt hơn 12 nghìn chữ sử dụng 41 phonemes cho cả hai miền Nam và Bắc. Ví dụ: BIẾC B 4 IY AH K ... NGỜI NG 1 ER Y NGỞ NG 3 ER NGỠ NG 2 ER NGỢ NG 5 ER ... NHA N Y 0 AA ... Trong đó các dấu “ngang”, “huyền”, “ngã”, “hỏi”. “sắc” và “nặng” được biểu diễn bằng các số tương ứng “0”, “1”, “2” , “3”, “4” và “5”. Có nhiều chữ người miền Nam và miền Bắc phát âm khác nhau. Người miền Trung thì phát âm hoặc giống người Bắc hoặc giống người Nam. Chính vì thế mà nhóm em chỉ làm lexicon cho hai miền Nam và Bắc. Đây là cách phát âm phổ thông theo hai miền chứ không phải cách phát âm địa phương. Ví dụ: BÀN B 1 AA NG Phiên âm theo giọng miền Nam BÀN(2) B 1 AA N Phiên âm theo giọng miền Bắc Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 31 2.2 Dữ liệu Dữ liệu học là một phần không thể thiếu trong nhận dạng tiếng nói. Dữ liệu học quyết định trực tiếp đến kết quả nhận dạng. Dữ liệu học gồm hai phần là dữ liệu văn bản và dữ liệu âm thanh. Dữ liệu âm thành là những tập tin âm thanh thu âm những câu trong dữ liệu văn bản. 2.2.1 Dữ liệu văn bản Tùy vào mục đích của việc nghiên cứu và chương trình ứng dụng nhận dạng tiếng nói khác nhau thì có bộ dữ liệu văn bản khác nhau. Thường thì bộ dữ liệu văn bản được chọn theo chủ đề của ứng dụng. Ví dụ: Bộ dữ liệu văn bản đọc số từ 0 đến 9: kích thước từ vựng là 10 gồm các chữ “không”, “một” ... “chín” và là bộ dữ liệu có kích thước từ vựng nhỏ nhất. Dưới đây là một số câu trong bộ dữ liệu đọc số mà nhóm em đã làm. KHÔNG HAI BỐN SÁU TÁM MỘT KHÔNG NAM BẢY NĂM HAI BỐN BỐN CHÍN KHÔNG MỘT BA MỘT KHÔNG BẢY Trong đó: là bắt đầu một câu là kết thúc một câu. Bộ dữ liệu từ vựng lớn là bộ dữ liệu gồm tất cả các chữ tiếng Việt: kích thước từ vựng hơn 8 nghìn chữ. Dưới đây là một số câu trong bộ dữ liệu từ vựng lớn: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 32 TRẦN THỊ MAI ANH ĐÊ HÁT KHÔNG BẢY ĐÊ TÊ HÁT CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU NGUYỄN CÔNG BÌNH Để có được một bộ dữ liệu từ vựng lớn thì nhóm chúng em phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn như báo chí, tác phẩm văn học, internet... Từ dữ liệu ban đầu chúng em đã tách đoạn, tách câu, lọc bỏ những chữ không đúng chuẩn tiếng Việt, những chữ tiếng nước ngoài, những chữ viết tắt, con số để được một bộ dữ liệu chuẩn có các câu như trên. 2.2.2 Dữ liệu âm thanh Dữ liệu âm thanh phụ thuộc vào bộ dữ liệu văn bản. Nó bao gồm tất cả các tập tin âm thanh thu âm các câu trong bộ dữ liệu văn bản. Bộ dữ liệu văn bản cho nhận dạng số gồm 200 câu thì bộ dữ liệu âm thanh là 200 tập tin âm thanh. Nhóm chúng em đã ghi âm dữ liệu thành tập tin có đuôi là .raw. Tập tin âm thanh .raw có độ nén cao, dung lượng nhỏ thích hợp cho việc ghi âm dữ liệu lớn. Một tập tin âm thanh chuẩn là một tập tin không có tiếng ồn và nhiễu, các chữ phải được đọc rõ ràng. Hình 2.1 Sóng của câu "ba bốn bảy" không bị ồn và nhiễu Trong qua trình thu âm, người thu âm có thể đọc nhanh làm mất tiếng dẫn đến các chữ bị dính liền vào nhau. Điều này dẫn đến việc khi chúng ta cho huấn luyện thì kết quả sẽ bị sai, và khi nhận dạng cũng sẽ cho kết quả không chính xác. Ví dụ: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 33 câu thu âm là “tôi đi” do đọc nhanh làm cho chữ “tôi” dính liền vào chữ “đi”. Khi nhận dạng có thể cho kết quả sai là “tô đi” chứ không phải “tôi đi”. Hình 2.2 Câu "tôi đi" được đọc rõ ràng Hình 2.3 Câu "tôi đi" khi đọc quá nhanh Ngược lại, nếu người thu âm đọc quá chậm và kéo dài chữ thì cũng dẫn đến huấn luyện và nhận dạng bị sai. Ví dụ: chữ “tôi” được đọc kéo dài dẫn đến khi nhận dạng có thể ra kết quả sai là “tôôôi đi” thay vì là “tôi đi”. Hình 2.4 Chữ “tôi” khi đọc ngân dài Bộ dữ liệu âm thanh phải được thu âm rõ ràng, dứt khoát từng chữ (đọc như đọc chính tả). Người thu âm dữ liệu học cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người thu âm nằm trong độ tuổi từ 18 đến 51 chia đều theo độ tuổi, cân bằng cả giọng nam và giọng nữ. Số lượng người thu âm lớn, trải đều theo lứa tuổi, cân bằng số nam và nữ làm cho hệ thống trở lên phong phú hơn, linh hoạt hơn và khả năng thích ứng cao. Ví dụ như huấn luyện 1000 người đọc, khi người thứ 1001 đọc thì hệ thống dễ dàng thích nghi với giọng của người này và cho kết quả nhận dạng chính xác. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 34 2.2.3 Tiếng ồn và nhiễu trong dữ liệu âm thanh Tiếng ồn, nhiễu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học dữ liệu và nhận dạng. Tiếng ồn, nhiễu là do nhiều nguyên nhân như tiếng ồn xe cộ, công trường, người nói chuyện..., và nhiễu chủ yếu là do microphone. Hình 2.5 Câu “ba bốn bảy” thu âm bị ồn và nhiễu Lưu ý: khi thu âm nên chọn thời gian và địa điểm yên tĩnh thích hợp để hạn chế tiếng ồn, và chọn microphone ít gây nhiễu. 2.3 Huấn luyện tiếng Việt Bộ huấn luyện mà nhóm em sử dụng là SphinxTrain. Đây là bộ huấn luyện phát triển bởi trường đại học Carnegie Mellon. Sau đây nhóm em xin trình bày về quá trình chuẩn bị dữ liệu và huấn luyện đọc số tiếng Việt. 2.3.1 Chuẩn bị dữ liệu Dữ liệu cho nhận dạng đọc số tương đối đơn giản vì kích thước từ vựng nhỏ với 10 chữ số. Bộ dữ liệu đọc số nhóm em chuẩn bị là 200 câu và do nhiều người thu âm. Để học tiếng Việt thì chúng ta phải chuẩn bị các dữ liệu đầu vào như sau: VT.dic Là tập tin từ điển tiếng Việt theo phiên âm quốc tế (lexicon). Đây là lexicon cho đọc số, chỉ có 10 chữ “không”, “một”, ..., “chín”. Từ điển đọc số tiếng Việt phiên âm quốc tế: BA B 0 AA B\u1ea2Y B 3 AY B\u1ed0N B 4 AO NG Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 35 CH\u00cdN T Y 4 IY N HAI HH 0 AA Y KH\u00d4NG K HH 0 AW NG M\u1ed8T M 5 AO K N\u0102M N 0 AH M S\u00c1U SH 4 AW T\u00c1M T 4 AA M VT.filler Là một tập tin đóng vai trò là một bộ lọc nhiễu. SIL SIL SIL Trong đó: : khoảng nặng đầu câu : khoản nặng trong câu : khoảng nặng cuối câu VT.phone Là tập tin chứa các phonemes xuất hiện trong từ điển đọc số (VT.dic) và trong bộ lọc nhiễu (VT.filler), có 20 phonemes được sử dụng cho 10 chữ từ 0 đến 9 là: 0 3 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 36 4 5 AA AH AO AW AY B HH IY K M N NG SH SIL T Y Các phonemes này phải duy nhất trong tập tin VT.phone và chỉ gồm những phonemes mà chúng ta cần (xuất hiện trong VT.dic và VT.filler). VT_train.transcription Là tập tin chứa các câu mà chúng ta dùng để học. Dưới đây là một số câu trong 200 câu dùng để huấn luyện đọc số: …………………………………….......................................................................... N\u0102M HAI B\u1ed0N B\u1ed0N Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 37 CH\u00cdN KH\u00d4NG M\u1ed8T BA M\u1ed8T KH\u00d4NG B\u1ea2Y M\u1ed8T B\u1ea2Y CH\u00cdN BA S\u00c1U N\u0102M CH\u00cdN B\u1ea2Y HAI M\u1ed8T KH\u00d4NG HAI B\u1ed0N N\u0102M KH\u00d4NG HAI M\u1ed8T KH\u00d4NG HAI B\u1ed0N KH\u00d4NG N\u0102M M\u1ed8T BA KH\u00d4NG M\u1ed8T B\u1ed0N BA KH\u00d4NG N\u0102M M\u1ed8T BA KH\u00d4NG KH\u00d4NG B\u1ed0N S\u00c1U KH\u00d4NG N\u0102M M\u1ed8T BA KH\u00d4NG M\u1ed8T B\u1ed0N HAI CH\u00cdN KH\u00d4NG KH\u00d4NG M\u1ed8T HAI N\u0102M T\u00c1M CH\u00cdN BA HAI ……………………………………..................................................................... Thu âm 800 câu đọc số và lưu các tập tin âm thanh .raw trong thư mục wav. VT _train.fileids Là tập tin chứa tất cả tên các tập tin âm thanh trong thư mục wav (không để đuôi .raw), thứ tự tên tập tin âm thanh trong VT_train.fileids tương ứng với thứ tự câu được thu âm trong tập tin VT_train.transcription (số dòng trong VT_train.fileids phải bằng số dòng trong VT_train.transcription). 001 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 38 002 003 ...... 800 Chú ý kiểm tra:  Các tập tin .dic, .filler, .phones, and .transcription nội dung đều viết hoa.  Mỗi tập tin đều có một dòng trống ở cuối.  Phải có cùng số dòng trong tập tin .transcription và tập tin .fileids.  Chắc chắn rằng tập tin .phone không có dòng nào bị trùng lắp. 2.3.2 Các bước trong quá trình học tiếng Việt Bước 1 Tạo ra thư mục VT nằm trong cùng một thư mục với SphinxTrain Bước 2 Mở CMD đưa đường dẫn tới thư mục VT và thực hiện lệnh: perl .../SphinxTrain/scripts_pl/setup_SphinxTrain.pl –task VT Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 39 Bước 3 Tạo ra một cấu trúc cây có các tập tin và thư mục như sau VT wav etc VT.dic VT.filler VT.phone VT _train.fileids VT _train.transcription feat.params sphinx_train.cfg Trong thư mục wav chứa tất cả các tập tin âm thanh mà chúng ta dùng để chạy quá trình học. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 40 Tập tin feat.params và sphinx_train.cfg là của SphinxTrain có sẵn. Các tập tin VT.dic, VT.filler, VT.phone, VT _train.fileids, VT _train.transcription đã được chuẩn bị trước. Bước 4: Kiểm tra lại cấu hình Mở file sphinx_train.cfg và lưu ý đến các thuộc tính $CFG_BASE_DIR, $CFG_SPHINXTRAIN_DIR nếu chúng ta đã di chuyển thư mục. Ví dụ: $CFG_BASE_DIR = "C:/VT"; $CFG_SPHINXTRAIN_DIR = "C:/VT"; Tìm thuộc tính $CFG_WAVFILE_EXTENSION và điền thông tin thích hợp (raw hoặc wav). Xét thuộc tính $CFG_WAVFILE_TYPE phù hợp. Mặc định là: $CFG_WAVFILE_TYPE = 'raw'; Chọn loại mô hình huấn luyện: $CFG_HMM_TYPE = '.cont.'; # Sphinx-3. Sphinx-4 #$CFG_HMM_TYPE = '.semi.'; # Sphinx-2, PocketSphinx Bước 5: Tạo mô hình: Thực hiện lệnh sau: perl ./scripts_pl/make_feats -ctl etc/VT_train.fileids Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 41 Sau đó là lệnh: perl ./scripts_pl/RunAll.pl Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 42 Trong quá trình học SphinxTrain đã ghi lại tất cả các bước trong tập tin VT.html như dưới đây. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 43 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 44 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 45 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 46 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 47 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 48 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 49 Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 50 CHƯƠNG 3: DEMO ĐỌC SỐ 3.1.Chương trình demo đọc số liên tục Đây là demo về nhận dạng đọc số tiếng Việt Nam liên tục. Để chạy demo đọc số: chạy file HelloNGram.java. Chọn “Bắt Đầu” để bắt đầu đọc nhận dạng, “Đóng” để kết thúc demo. Kết quả chạy demo đọc số liên tục như sau: Hình 3.1: Màn hình ban đầu của demo đọc số Hình 3.2:Màn hình sau khi nhận dạng một câu đọc số 3.2.Zip City Đây là một demo minh họa về nhận dạng số. ZipCity sẽ nghe đọc mã bưu điện và sẽ hiển thị tỉnh, thành phố tương ứng. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 51 Sau khi ZipCity chạy, bấm vào nút speak và đọc mã bưu điện Các chữ số được nhận dạng và hiển thị tỉnh, thành phố tương ứng. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 52 Hình 3.3: Màn hình ZipCity khi nhận dạng Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 53 CHƯƠNG 4: TẠO MODEL DÙNG CHO SPHINX-4 4.1 Tạo model dùng cho sphinx-4. Model được tạo ra trong sphinx-4. Bước 1: Tạo thư mục sphinx-4/models/VT Bước 2: Trong thư mục VT tạo cấu trúc cây thư mục như sau: cd_continuous_8gau/means cd_continuous_8gau/mixture_weights cd_continuous_8gau/variances cd_continuous_8gau/transition_matrices dict/ VT.dic dict/ VT.filler etc/VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz.4000.mdef etc/VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz.ci.mdef Các file trong thư mục cd_continuous_8gau là các tập tin trong VT/model_parameters/ VT.ci_cont / là kết quả của quá trình học. Hai tập tin trong thư mục dict là hai tập tin VT.dic và VT.filler đã được chuẩn bị khi học dữ liệu. Thư mục etc sử dụng hai file trong VT/model_architecture/ là kết quả của quá trình học. Đổi tên các tập tin cho giống với cây thư mục ở trên. Giải thích tên tập tin VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz.jar: VT: là tên của bộ dữ liệu được sử dụng để huấn luyện mô hình. 8gau: số gaussians 13dCep: số lượng điểm dữ liệu phổ. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 54 16k: tỷ lệ mẫu của dữ liệu huấn luyện. 40mel: số lượng các bộ lọc mel 130Hz: tần số tối thiểu. 6800Hz: tần số tối đa. Trong thư mục sphinx-4/models/VT tạo tập tin model.props với nội dung: description = any description of your model file modelClass = edu.cmu.sphinx.model.acoustic.VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz.M odel modelLoader = edu.cmu.sphinx.model.acoustic.VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz.M odelLoader isBinary = true featureType = 1s_c_d_dd vectorLength = 39 sparseForm = false numberFftPoints = 512 numberFilters = 40 gaussians = 8 minimumFrequency = 130 maximumFrequency = 6800 sampleRate = 16000 dataLocation = cd_continuous_8gau modelDefinition = etc/VT.ci.mdef Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 55 Trong thư mục sphinx-4/models/VT/etc tạo tập tin variables.def có nội dung: set exptname = VT set vector_length = 13 set dictionary = $base_dir/lists/VT.dic set fillerdict = $base_dir/lists/VT.filler set statesperhmm = 3 set skipstate = no set gaussiansperstate = 8 set feature = 1s_c_d_dd set n_tied_states = 4000 set agc = none set cmn = current set varnorm = no Bước 3: Chỉnh sửa tập tin build.xml trong sphinx-4: Chú ý thêm các tag tương ứng ở các vị trí thích hợp trong tập tin xml, có thể sửa name và value của thẻ có sẵn nếu không muốn build cái có trước. Thêm các thuộc tính: <property name="test_name" value = "VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_6800Hz"/> Tìm thẻ target có tên create_all_model_classes thêm vào: Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 56 Tìm thẻ target có tên delete_all_model_classes thêm vào: Tìm thẻ target có tên create_all_models thêm vào: Bước 4: Rebuild Trong cmd tới đường dẫn sphinx-4 rồi thực hiện lệnh: ant Chú ý: Máy phải cấu hình biến môi trường cho ant trước đó. Bước 5: Để sử dụng trong sphinx-4 Sửa file cấu hình: <component name="VT" type="edu.cmu.sphinx.model.acoustic.VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_680 0Hz.Model"> <component name="sphinx3Loader" Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 57 Type="edu.cmu.sphinx.model.acoustic.VT_8gau_13dCep_16k_40mel_130Hz_68 00Hz.ModelLoader"> <component name="dictionary" type="edu.cmu.sphinx.linguist.dictionary.FullDictionary"> <property name="dictionaryPath" value="resource:/edu.cmu.sphinx.model.acoustic.VT_8gau_13dCep_16k_40mel_1 30Hz_6800Hz.Model!/edu/cmu/sphinx/model/acoustic/VT_8gau_13dCep_16k_40 mel_130Hz_6800Hz/dict/VT.dic"/> ... 4.2 Audio Tool. Để phục vụ cho việc ghi âm dữ liệu nhóm chúng em đã xây dụng một bộ công cụ hỗ trợ ghi âm và kiểm tra dữ liệu sau khi ghi âm là Audio Tool. Audio Tool gồm hai phần là recorder.jar và player.jar Recorder Recorder.jar dùng để ghi âm dữ liệu thành tập tin âm thanh .raw có độ nén cao, dung lượng thấp. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 58 Hình 4.1 Màn nhìn cấu hình ghi âm Chạy file recorder.jar. Khi cửa sổ Audio Tool hiện lên chọn Edit -> Option, màn hình Config suất hiện. Vì tool hỗ trợ tự động save file nên cần phải đặt một số thông số cấu hình sau: Record Fotmat: là thông số cấu hình cho file âm thanh. Output Dir: đường dẫn chỉ nơi sẽ lưu các file âm thanh. Train File: là đường dẫn tới file chứa các câu cần thu âm. Length Name: là độ dài tên file âm thanh. Jum Line: dòng bắt đầu thu âm. Init Name: là ký tự gắn trước tên file âm thanh (nếu cần). Begin Name: tên file bắt đầu thu âm. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 59 Hình 4.2 Màn hình ghi âm Sau khi cấu hình thì có thể bắt đầu ghi âm. Câu cần ghi âm được hiển thị trên màn hình. Bấm Record để ghi âm, Stop để kết thúc ghi âm. Sau khi bấm Stop thì chương trình tự động cho nghe lại câu vừa ghi âm, hoặc bấm Play để nghe lại lần nữa. Nếu muốn save và chuyển sang câu khác thì chỉ cần bấm Next. Khi chúng ta muốn mở nghe một tập tin đã ghi âm thì chọn File -> Open. Nếu muốn ghi âm lại câu đó chỉ việc bấm record ghi âm như thường, sau đó chọn File - > Save để lưu đè lên tập tin đó. Player Player.jar hỗ trợ nghe nhiều file âm thanh liên tiếp, dùng để kiểm tra lại dữ liệu sau khi ghi âm. Giúp chúng ta phát hiện những file không đạt chất lượng, những file ghi âm sai. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 60 Hình 4.3 Màn hình của player khi mới khởi động File -> Open để chọn danh sách các file .raw cần nghe. Edit -> Compare để chọn tập tin chứa các câu đã ghi âm. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 61 Hình 4.4 Màn hình kiểm tra dữ liệu Khi nghe thì câu text và dạng sóng được hiển thị song song trên màn hình. Điều này giúp chúng ta kiểm soát được dữ liệu thu âm một cách chính xác. Những file không đúng hoặc không đạt chất lượng thì chúng ta có thể chọn Del để xóa đi. Nhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn Trang - 62 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một quá trình học và thực hiện đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn là thầy Lê Quân Hà, nhóm em đã đạt được kết quả như sau: - Đã huấn luyện được mô hình cú âm cho tiếng Việt. - Đã hoàn thành demo nhận dạng số liên tục và demo Zip Code cho 4 người huấn luyện nước Việt Nam của tiếng Việt Nam. - Độ chính xác nhận dạng đọc số như sau: Nhận dạng đúng Nhận dạngsai Tổng số % tỉ lệ đúng % tỉ lệ lỗi 4644 356 5000 92.88% 7.12% Bảng 5.1 Độ chính xác cho nhận dạng số 3 người Huấn Luyện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhận dạng tiếng nói Việt Nam từ vựng lớn.pdf
Luận văn liên quan