Những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500

LỜI MỞ ĐẦU Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Những thay đổi mới của UCP600 nhằm giúp cho ngân hàng cũng như các khách hàng ngày càng được phân rõ trách nhiệm của mình hơn, tránh được những sự nhầm lẫn và tranh cãi với nhau. Để cụ thể những điều khác biệt trong UCP600, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500 sẽ được trình bày dưới đây. I/ TỔNG QUAN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA UCP 1. Sự ra đời của UCP Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi. Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động của các ngân hàng,mà cụ thể là các giao dịch thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó dẫn tới cản trở thương mại quốc tế. Vì vậy cần có một nguyên tắc nguyên tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bẳng L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. Về UCP, có thể xác định một số mốc thời gian như sau: + Năm 1929 ICC ấn hành quy chế điều chỉnh giao dịch L/C có từ năm 1929 có tên gọi là ICC draft the International Rules and Regulations for Commercial Letters of Credit. (Bản này không còn tồn tại). + Năm 1933 ICC thông qua quy tắc UCP đầu tiên có tên gọi Uniform Customs and Practice for Commercial Letter of Credit, Brochure No. 82. + Năm 1951: Bản sửa đổi UCP 151 + Năm 1962: Bản sửa đổi UCP 222 + Năm 1974: Bản sửa đổi UCP 290 + Năm 1983: Bản sửa đổi UCP 400 + Năm 1993: Bản sửa đổi UCP 500 + Năm 2007: Bản sửa đổi UCP 600

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10639 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Những thay đổi mới của UCP600 nhằm giúp cho ngân hàng cũng như các khách hàng ngày càng được phân rõ trách nhiệm của mình hơn, tránh được những sự nhầm lẫn và tranh cãi với nhau. Để cụ thể những điều khác biệt trong UCP600, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500 sẽ được trình bày dưới đây. I/ TỔNG QUAN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA UCP Sự ra đời của UCP Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi. Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động của các ngân hàng,mà cụ thể là các giao dịch thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó dẫn tới cản trở thương mại quốc tế. Vì vậy cần có một nguyên tắc nguyên tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bẳng L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. Về UCP, có thể xác định một số mốc thời gian như sau: + Năm 1929 ICC ấn hành quy chế điều chỉnh giao dịch L/C có từ năm 1929 có tên gọi là ICC draft the International Rules and Regulations for Commercial Letters of Credit. (Bản này không còn tồn tại). + Năm 1933 ICC thông qua quy tắc UCP đầu tiên có tên gọi Uniform Customs and Practice for Commercial Letter of Credit, Brochure No. 82. + Năm 1951: Bản sửa đổi UCP 151 + Năm 1962: Bản sửa đổi UCP 222 + Năm 1974: Bản sửa đổi UCP 290 + Năm 1983: Bản sửa đổi UCP 400 + Năm 1993: Bản sửa đổi UCP 500 + Năm 2007: Bản sửa đổi UCP 600 Khái niệm UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. Từ khái niệm cho thấy, UCP điều chỉnh không những các ngân hàng, mà là tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C. Cụ thể: Các ngân hàng (NH Phát hành, NH thông báo, NH xác nhận, NH chủ khoản…) Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu. Các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm…) Vai trò UCP Đối với ngân hàng Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L\C, khi đóng vai trò Ngân Hàng báo, Ngân hàng chiết khấu, Ngân Hàng xác nhận… Ngân Hàng phải làm gì ? Phải thực hiện các chức năng gì ? Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa Ngân Hàng và khách hàng vì trong UCP – DO chỉ dẫn rõ ràng các nhiệm vụ, chức năng của từng bên. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi tổ chức thanh toán qua phương thức L/C vì trong L/C chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan đến thanh toán. UCP – CD là cẩm nang hướng dẫn mà Ngân Hàng dựa vào đó để dịch vụ khách hàng tốt nhất. UCP- CD được xem như là một căn cứ pháp lý ( khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chống tháo gỡ và giải quyết tranh chấp ( nấu có) có liên quan tới Ngân Hàng. Đối với công ty xuất nhập khẩu UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C: xin mở L/C; lập và tham gia kiểm tra bộ chứng từ thanh toán… UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình. UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. II. SO SÁNH UCP500 VÀ UCP600 Sự thay đổi của UCP500 so với UCP600 Lý do có sự thực hiện thay đổi UCP500 thành UCP600 Thứ nhất: Sự thay đổi mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế trên toàn cầu theo hướng: tốc độ phát triển nhanh; các công cụ giao dịch ngày càng hiện đại; ngân hang ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào quá trình thanh toán quốc tế của doanh nghiệp… Tóm lại môi trường kinh doanh thay đổi dẫn tới sự hoàn thiện về cơ chế thanh toán, trong đó có thanh toán tính dung chứng từ. Thứ hai: theo thông lệ bình quân 10 năm UCP được sửa đổi nội dung một lần. Thứ ba: ngay khi UCP500 được đưa vào ứng dụng đã có nhiều điều khoản áp dụng gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng khi phục vụ thanh toán L/C, gây tranh cãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu. Theo thống kê của ICC có 7 điều khoản sau đây gây tranh cãi và thắc mắc nhiều nhất: Điều khoản 9 – Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận. Điều khoản 13 – Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ. Điều khoản 14 – Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo. Điều khoản 23 – Vận đơn đường biển. Điều khoảng 37 – Hoá đơn thương mại. Điều khoản 48 – Thư tín dụng có thể chuyển nhượng. Cụ thể thứ tự các điều khoản UCP500 bị thắc mắc nhiều nhất được Ban soạn thảo của Phòng Thương Mại Quốc Tế thống kê thể hiện qua bảng sau: Điều khoản Số lượng các vấn đề thắc mắc Tỷ lệ (%) 14 60 13.39 23 47 10.49 13 43 9.60 48 31 6.92 21 29 6.47 37 26 5.80 9 26 5.80 Các điều khoản khác 186 41.52 Tổng 49 điều khoản của UCP500 448 100 So sánh UCP500 và UCP600: Có 4 nét thay đổi lớn của UCP600 so với UCP500: Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ: Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation… Thứ hai: UCP600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. tổng cộng UCP600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản. Các điều khoản sau đây của UCP500 bỏ không được nhắc tới trong UCP600 nữa (xem bảng dưới): Số hiệu điều khoản Nội dung điều khoản đã bị bỏ 5 Các chỉ thị về vệc phát hành/tu chỉnh thư tín dụng 6 Thư tín dụng có thể huỷ ngang so với không thể huỷ ngang 8 Về việc huỷ bỏ một thư tín dụng 12 Những chỉ thị không rõ ràng hoặc không đầy đủ 30 Về những chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành 33 Về chứng từ vận tải có ghi cước phí sẽ trả/đã trả 36 Trị giá bảo hiểm mọi rủi ro 38 Về các chứng từ khác Thứ ba: UCP600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn: Điều khoản 2: các định nghĩa: Giải thích về các thuật ngữ: - Ngân hàng thông báo - Người xin mở thư tín dụng - Ngày làm việc của ngân hàng - Người thụ hưởng thư tín dụng - Xác nhận thư tín dụng - Ngân hàng xác nhận - Thư tín dụng - Cam kết thanh toán - Ngân hàng phát hành - Chiết khấu chứng từ - Ngân hàng được chỉ định - Việc xuất trình chứng từ - Người xuất trình chứng từ Điều khoản 3: Các diễn giải: - khi được áp dụng thì một số từ ngữ số ít cũng được hiểu áp dụng cho số nhiều và số nhiều cũng được áp dụng cho số ít; - Thư tín dụng là không thể huỷ ngang ngay cả khi không được ghi rõ như vậy; - Về chữ ký trên các chứng từ; - Về chứng thực các chứng từ quy định theo yêu cầu của LC; - Về chi nhánh của ngân hàng đặt ở các nước khác nhau; - Diễn giải các thuật ngữ. Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp a. Khi ngân hàng phát hành khẳng định việc xuất chứng từ phù hợp thì phải thanh toán. b. Khi ngân hàng xác nhận khẳng định việc xuất chứng từ phù hợp thì phải thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ và chuyển giao chứng từ đó cho ngân hàng phát hành. c. Khi ngân hàng được chỉ định khẳng định việc xuất trình chứng từ phù hợp và thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ ròi thì phải chuyển giao chứng từ đó cho ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành. Thứ tư: Thay đổi lớn thứ tư là việc chỉnh sửa các điều khoản: Điều khoản 4: Thư tín dụng so với hợp đồng ( ứng với điều khoản 3 UCP500) UCP600 đưa nội dung mới thể hiện qua msục b: Ngân hàng phát hành nên ngăn chặn khuynh hướng của ngừơi xin mở thư tín dụng muốn quy định các bản sao của hợp đồng, hoá đơn báo giá, làm cơ sở để mở thư tín dụng hoặc tương tự như vậy, là một phần không thể thiếu của thư tín dụng. Điều khoản 5: Chứng từ so với hàng hoá-dịch vụ-giao dịch (ứng với điều khoản 4 UCP500) Ngân hàng chỉ xem xét trên các chứng từ mà không căn cứ vào hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ đó có liên quan đến. Điều khoản 7: Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành ( ứng với điều khoản 9a UCP500) Nội dung mới thể hiện ở 2 điểm: - Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ - Ngân hàng phát hành bị buộc phải cam kết thanh toán vô điề kiện ngay tại thời điểm mà họ phát hành thư tín dụng. Điều khoản 8: Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận (ứng với điều khoản 9b,c UCP500) Có 2 nội dung mới: - Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ - Ngân hàng xác nhận bị buộc phải cam kết thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ vô điều kiện ngay tại thời điểm mà họ xác nhận thư tín dụng Điều khoản 9: Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh ( ứng với điều khoản 7 UCP500) Có 2 điểm mới: - Trước khi thông báo thư tín dụng hoặc tu chỉnh, ngân hàng thông báo phải tuyên bố rằng: họ đã kiểm tra tính chân thực bên ngoài của thư tín dụng hoặc tu chỉnh đó và rằng nội dung thông báo phản ánh chính xác các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng hoặc tu chỉnh mà họ đã nhận được. - Trách nhiệm của ngân hàng thông báo thứ 2 cũng giống như ngân hàng thông báo thứ nhất. Điều khoản 10: Về tu chỉnh thư tín dụng (ứng với điều khoản 9d UCP500) Ở điều khoản này có 3 nội dung mới: Điều khoản c,d,e: c. Các điều kiện và điều khoản của tín dụng gốc (hoặc một tín dụng đã đưa vào các sửa đổi được chấp nhận trước đó) sẽ vẫn còn nguyên hiệu lực đối với người thụ hưởng cho đến khi người thụ hưởng truyền đạt chấp nhận sửa đổi của mình đến ngân hàng đã thông báo sửa đổi đó. Người thụ hưởng phải thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi. Nếu người thụ hưởng không thông báo như thế thì một xuất trình phù hợp với tín dụng và với bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận, sẽ được coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi của người hưởng thụ. Tín dụng sẽ được sửa đổi từ thời điểm đó. d. Ngân hàng thông báo sửa đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được sửa đổi về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi. e. Chấp nhận một phần sửa đổi là không được phép và sẽ được coi là thông báo từ chối sửa đổi. Điều khoản 12: Việc chỉ định ngân hàng (ứng với điều khoản 10c,d UCP500) Có quyền chiết khấu UCP 500, điều 10 (d) Bằng cách chỉ định một ngân hàng khác hoặc bằng cách cho phép bất cứ ngân hàng nào cũng được quyền chiết khấu hoặc bằng việc uỷ quyền hoặc yêu cầu ngân hàng nào đó xác định thư tín dụng, ngân hàng phát hành đã thực hiện việc uỷ quyền cho ngân hàng đó thanh toán, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu, tuỳ từng trường hợp, các chứng từ mà bề mặt thể hiện phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng và cam kết hoàn trả cho ngân hàng đó theo đúng những quy định của bản quy tắc này. UCP 600, điều 12(b) Bằng cách chỉ định một ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc cam kêt thanh toán chậm thì ngân hàng phát hành uỷ quyền cho ngân hàng chỉ được chỉ định đó trả tiền trước hoặc chấp nhận mua hối phiếu hoặc cam kết trả chậm. Điều khoản 13: Việc thoản thuận trả tiền giữa ngân hàng và ngân hàng (ứng với điều khoản 19 UCP500) Nội dung mới thể hiện ở mục a: Nếu trong LC quy định rằng việc hoàn trả tiền được thực hiện theo lệnh của một ngân hàng được chỉ định nào đó thì trong LC phải quy định rõ việc hoàn trả tiền này có hiệu lực ngay vào ngày phát hành LC được hay không? Điều khoản 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (ứng với điều khoản 13 UCP500) Có nội dung mới hoàn toàn thể hiện qua các mục sau: a. Ngân hàng phát hành và bất kỳ ngân hàng được chỉ định nào phải kiểm tra tất cả các chứng từ thanh toán. b. Ngân hàng phát hành và bất kỳ ngân hàng được chỉ định tham gia kiểm tra bộ chứng từ thanh toán thì mỗi nơi có tối đa 5 ngày ( Banking days) để kiểm tra chứng từ và để khẳng định tính phù hợp bộ chứng từ thanh toán. (để hiểu rõ điểm khác biệt về thời hạn, ta xem bảng dưới) Thời hạn kiểm tra chứng từ ĐIỀU LUẬT 7 NGÀY UCP500, điều khoản 13(b) và 14(d)(i) Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt các ngân hàng này, mỗi ngân hàng sẽ có một thời gian hợp lý, nhưng không vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng tiếp theo ngày nhận chứng từ, để kiểm tra chứng từ, quyết định nhận hay khước từ chứng từ và thông báo cho phía người nộp chứng từ biết. Nếu ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt các ngân hàng này, quyết định từ chối chứng từ, thì phải có thông báo bằng điện tín, nêu không có thể thì bằng phương tiện nhanh nào đó, không trễ hơn 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. ĐIỀU LUẬT 5 NGÀY UCP600, điều khoản 14(b) và 16(d) Một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ, một ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành, mỗi ngân hàng có một thời gian tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày xuất trình chứng từ để quyết định có phù hợp, thời gian này không phải bị rút ngắn hay bị ảnh hưởng bởi sự việc xảy ra hay sau ngày xuất trình chứng từ của ngày hết hạn, hay ngày xuất trình chứng từ cuối cùng. Bảng thông báo( khước từ bộ chứng từ) quy định trong điều khoản phụ điều 16(c) phải được thông báo bằng điện tín, nếu không có thể thì bằng phương tiện nhanh nào đó, không trễ hơn 5 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày xuất trình chứng từ. c. Người thụ hưởng LC hoặc người thay mặt họ phải xuất trình một hoặc nhiều chứng từ vận tải bản chính không quá 21 ngày sau ngày phát hành nhưng không trễ hơn ngày hết hiệu lực của LC. d. Các chứng từ xuất trình không cần phải giống y chang nhau nhưng giưã các chứng từ không có sự mâu thuẫn về nội dung và không trái với quy định của LC về bộ chứng từ. Quy đinh nội dung của chứng từ thanh toán UCP 500 điều 21 Khi các chứng từ, ngoài chứng từ vận tải, chứng từ bào hiểm và hoá đơn thương mại, được yêu cầu xuất trình thì thư tín dụng phải nêu rõ các chứng từ đó ai lập và nội dung của các chứng từ đó. Nếu thư tín dụng không nêu rõ như vậy thì các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như được xuất trình, miễn là nội dung của chúng không có mâu thuẫn gì với bất kỳ chứng từ được quy định nào khác đã được xuất trình. UCP 600, điều 14(d) Nội dung của chứng từ được hiểu theo thư tín dụng, theo bản thân chứng từ đó và theo các quy tắc thực hành ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, thì không cần giống y như nhau nhưng không đuợc mâu thuẫn với nội dung trong chứng từ đó , trong bất cứ chứng từ được quy định nào khác hoặc trong thư tín dụng. Mục j của điều khoản 14 UCP600 quy định: Địa chỉ của người xin mở thủ tín dụng là một phần trong các chi tiết nói về người nhận hàng hay người nhận thông báo trên chứng từ vận tải thì phải được ghi đúng như đã được ghi trong LC. Trong tất cả các trường hợp khác địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở LC không cần giống như LC miễn là trong cùng quốc gia là được. Các chi tiết liên hệ nằm trong phần địa chỉ của người thụ hưởng sẽ không được xem xét đến. Để nhận diện rõ điểm mới của mục (j) ta xem bảng so sánh sau: Địa chỉ người thụ hưởng và người xin mở L/C UCP 500, điều 37 Trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng, hoá đơn thương mại : Phải xuất hiện trên bề mặt, được phát hành bởi người thụ hưởng định rõ trong thư tín dụng(trừ trường hợp ghi trong điều 48); và Phải được lập cho người xin mở thư tín dụng trừ trường hợp ghi trong điều 48(h). UCP 600, điều 14(j) Khi địa chỉ của người xin mở thư tií dụng và người thu hưởng xuất hiện trên bất cứ chứng từ quy định nào thì không cần giống nhưthể hiện trong thư tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác, nhưng hải trong cùng một quốc gia như địa chỉ của từng người thể hiện trên L/C, chi tiết liên hệ ( số điện thoại, fax, email…) thể hiện như phần địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng sẽ không đề cập đến. Tuy nhiên, khi địa chỉ của người xin mở thư tín dụng thể hiện như chi tiết của người nhận hàng hay thông báo bên nhân hàng trên chứng từ vận tải tuân thủ theo điều 19, 20, 21,22, 23, 24 hay 25 thì các chi tiết này phải thể hiện trên thư tín dụng. Mục k của điều khoản 14 UCP600: Người giao hàng hoặc người gửi hàng được ghi trên bất cứ chứng từ nào khác không cần phải là người thụ hưởng LC Điều khoản 16: Các chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông báo (ứng với điều khoản 14 UCP500) Có những nội dung mới và chỉnh sữa sau đây: a. Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ khi chứng từ có bất hợp lệ c. Trong thông báo từ chối đơn phương của ngân hàng phải nêu rõ: i. Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán; và ii. Từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán; và iii. Ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình, hoặc - Ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nào nó nhận được sự bỏ qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt hoặc nhận được những chỉ thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua các sai biệt, hoặc - Ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc - Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình. Để hiểu hơn về điều khoản 16 (UCP600) so với điều khoản 14d (UCP 500) ta xem bảng sau: Thông báo về khước từ chứng từ bất hợp lệ   UCP500, điều 14(d) i) nếu ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt các ngân hàng này, quyết định từ chối chứng từ thì phải thông báo bằng điện tín, nếu không có thể bằng phương tiện nhanh nào đó, không trễ hơn 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. thông báo đó sẽ đựơc gửi cho ngân hàng mà từ nơi nhận chứng từ hoặc gửi cho người thụ hưởng, nếu chứng từ được nhận trực tiếp từ người này. ii) Thông báo đó sẽ phải thể hiện tất cả những điểm bất hợp lệ về những gì mà ngân hàng từ chối chứng từ và cũng phải nói rõ ngân hàng đang giữ chứng từ để tuỳ quyền định đoạt của người xuất trình hay là trả lại chứng từ cho người xuất trình. UCP600, điều 16 (c) Khi một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ, một ngân hàng xác nhận( nếu có) hoặc ngân hàng phát hành, quyết định từ chối cam kết hay thương lượng, ngân hàng phải đưa văn bản thông báo cho người xuất trình chứng từ. bản thông báo phải thể hiện: Rằng ngân hàng khước từ thanh toán hay thương lượng; và Mỗi bất hợp lệ về những gì mà ngân hàng từ chối cam kết hay thương lượng; và a) Rằng ngân hàng đang giữ chứng từ chưa giải quyết cho đến lúc có hướng dẫn thêm từ người xuất trình chứng từ; hoặc b) Ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ đến khi nhận một sự khước từ của ngườ xin mở thư tín dụng và đồng ý chấp nhận nó hoặc nhận được sự hướng dẫn them từ người xuất trình chứng từ trước khi đồng ý chấp nhận sự từ chối; hoặc c) Rằng ngân hàng đang trả chứng từ; hoặc d)Ngân hàng đang thực hiện phù hợp với lời chỉ dẫn mà nhận được trước đây từ người xuất trình chứng từ. Điều khoản 17: Các chứng từ bản chính và bản sao (ứng với điều khoản 20 mục c(i) và c(ii)UCP500 ) Có nội dung mới sau: a, Mỗi loại chứng từ phải có ít nhất một bản chính được xuất trình b, Ngân hàng sẽ xem như bản chính đối với chứng từ trên bề mặt có chữ ký sống, ký hiệu gốc, đóng dấu sống hoặc ghi nhãn hiệu gốc của người phát hành chứng từ, trừ khi có ghi rõ nó không phải là bản chính. c. Ngân hàng cũng sẽ chấp nhận chứng từ là bản chính nếu nó : i. Thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành ; hoặc ii. Thể hiện là giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ hoặc. iii. Ghi rõ nó là chứng từ gốc, trừ khi nói rõ là không áp dụng đối với chứng từ xuất trình. d. Nếu LC quy định xuất trình chứng từ bản sao thì xuất trình chứng từ hoặc bản chính, bản sao đều được chấp nhận. Để hiểu rõ điều khoản 17 về chứng từ gốc và bản sao, ta xem 2 bảng so sánh sau đây: Về các chứng từ gốc UCP 500, điều 20 (b) Trừ khi được quy định kahcs trong L/C ngân hàng cũng sẽ chấp nhận như là bản chính của những từ được lập hoặc thể hiện là được lập: Bằng phương pháp sao chụp tự động của hệ thống máy tính; Bằng các bản giấy than với điều kiện là được đóng dấu bản gốc và khi cần thiết chứng từ phải được ký UCP 600, điều 17 (b), (c) (b) Ngân hàng sẽ xem như bản gốc bất cứ chứng từ nào thể hiện bên ngoài như: chữ ký, dấu gốc hoặc tên hiệu của người phát hành chứng từ, trừ khi chính chứng từ chỉ rõ nó không phải là bản gôc. (c) Trừ khi chứng từ thể hiện khác, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như là chứng từ gốc nếu: 1. Thể hiện đánh máy, viết tay hoặc đóng dấu bởi người phát hành chứng từ; hoặc 2. Thể hiện trên chứng từ chữ ký gốc của người phát hành; hoặc 3. Chỉ rõ chứng từ là chứng từ gốc trừ khi thể hiện không áp dụng cho chứng từ xuất trình Bản sao UCP 500, điều 20 (c1), (c2) c1. Trừ khi có quy định khác trong L/C ngân hàng sẽ chấp nhận là bản sao những chứng từ được đóng dấu là bản sao hoặc không đóng dấu là bản gốc, bản sao không cần ký. c2. Trong L/C yêu cầu chứng từ được làm thành nhiều bản như “làm thành hai bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thoả mãn bằng việc xuất trình một bản gốc và số lượng còn lại là bản sao trừ khi chính chứng từ thể hiện khác. UCP 600, điều 17 (d),(e) (d) Nếu như thư tsin dụng yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ thì việc xuất trình chứng từ bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận. (e) Nếu L/C yêu cẫu xuất trình chứng từ được làm thành nhiều bản bằng cách sử dụng thuật ngữ “làm thành hai bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản”, điều nảy được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc và các chứng từ còn lại là bản sao trừ khi chính chứng từ thể hiện khác. Trong ISBP hiện nay, “một bản sao của” nghĩa là một bản copy, trong khi đó “ trong một bản” có nghĩa là bản gốc Điều khoản 18: Hoá đơn thương mại (ứng với điều khoản 37 UCP500 ) Điểm mới nhất ở điều khoản này trong UCP 600 là đồng tiền ghi trong hoá đơn thương mại phải giống như đồng tiền trong thư tín dụng Ngoài ra điều khoản này nêu rõ ràng vè một hoá đơn thương mại được chấp nhận thanh toán: về chữ ký, vè trị giá vượt, về mô tả hàng hoá,… trong hoá đơn thương mại Điều khoản từ 19- 25: Quy định về các loại hình chứng từ vận tải (ứng với điều khoản 23-29 UCP500) điều khoản 19: Chứng từ vận tải sử dụng ít nhất cho 2 phương tiện vận tải trở lên (vận tải đa phương thức) điều khoản 20: vận đơn đường biển điều khoản 21: Chứng thư vận tải biển không có khả năng thương lượng điều khoản 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu điều khoản 23: Vận đơn vận tải hàng không điều khoản 24: Chứng từ vận tải đường bộ điều khoản 25: Biên nhận của người chuyển phát hàng, biên nhận của bưu điện hoặc giấy chứng nhận đã gửi hàng * Điểm mới nhất của các điều khoản này của UCP600 so với UCP500 là: Ghi rõ tên của người chuyên chở, được chứng thực là người chuyên chở Hợp đồng thuê tàu-cảng dỡ hàng: có thể là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như quy định của LC Vận đơn hàng không-Ngày chuyến bay thực sự ghi trên chứng từ được xem là ngày giao hàng Biên nhận chuyển phát hàng- Nếu phí chuyển phát hành đã được trả trước, ngân hàng chỉ chấp nhận biên nhận chuyển phát hàng được chứng tỏ là phí chuyển phát hàng được tính cho bên mà không phải là bên nhận hàng Biên nhận gửi hàng bưu điện- Phải được đóng dấu, ký tên và đề ngày tại nơi giao hàng Để hiểu rõ điểm khác biệt của UCP600 ta xem 2 bảng so sánh sau đây: Giao hàng đa phương thức UCP 500 điều 26(a) Nếu L/C yêu cầu chứng từ vận tải gồm ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau ( vận tải đa phương thức), ngân hang sẽ chấp nhận chứng từ dù được gọi như thế nào, trừ khi có quy địng khác trong L/C: iii) ghi rõ nơi nhận để gởi hàng trong L/C mà nơi này có thể khác với cảng, sân bay hoặc địa điểm bốc hàng và nơi đến cuối cùng quy định trong L/C mà nơi này có thể khác với cảng, sân bay hoặc nơi bốc hàng UCP 600, điều 19(a) Một chứng từ vận tải gồm ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau(đa phương thức) dù được gọi như thế nào phải thể hiện: iii) ghi rõ nơi gởi hàng, nơi giao hàng và nơi đến cuối cùng trong thư tín dụng dù là: - chứng từ vận tải thể hiện thêm vào: là một nơi dỡ hàng, giao hàng hoặc nơi đến cuối cùng khác nhau. vận tải đưởng biển chuyên chở từ cảng đến cảng(điều khoản 20) UCP 500 điều 23(a) Nếu L/C yêu cầu vận đơn cảng đến cảng, ngân hàng sẽ, trừ khi có quy định khác trong L/C, chấp nhận chứng từ dù được gọi như thế nào: ii)thể hiện hàng hoá đã được bốc lên hoặc xếp lên một tàu đích danh. Việc bốc lên hoặc xếp lên trên một tàu đích danh có thể hiện bằng chữ in sẵn trên vận đơn là hàng hoá được bốc lên tàu hoặc xếp lên tàu đích danh, trong trường hợp này này phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày bốc hàng hay là ngày giao hàng lên tàu. Trong mọi trường hợp khác việc bốc hàng và ngày bốc hàng lên tàu đích danh phải được chứng minh bằng một ghi chú trên vận đơn, thể hiện ngày hàng hoá được xếp lên tàu, trong trường hợp này ngày ghi chú sẽ được coi là ngày giao hàng. UCP600 điều 20(a) Một vận đơn cho dù được gọi như thế nào phải thể hiện: ii) ghi rõ hàng hoá đã được giao trên một con tàu đích danh tai cảng giao hàng đã được đề cập trong L/C bằng cách: chữ in sẵn hoặc lời ghi chú lên tàu chỉ rõ ngày hàng hoá được giao lên tàu. Điều khoản 28: Chứng từ bảo hiểm và giá trị bảo hiểm (ứng với điều khoản 34-36 UCP500) Có nội dung mới sau: Chứng từ bảo hiểm có thể được ký bởi người được uỷ nhiệm của công ty bảo hiểm hoặc người bán bảo hiểm Phiếu bảo hiểm do bất kỳ ai đó phát hành sẽ không được chấp nhận d. Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao. f(iii). Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhân hàng để chở hoặc để giao đến nơi dỡ hàng hoặc nơi hàng đến cuối cùng như quy định trong tín dụng i. Chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu bất cứ điều khoản loại trừ nào. Điều khoản 31: Giao hàng hoặc trả tiền từng phần (ứng với điều khoản 40 UCP500) Nội dung mới là: b. Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện việc giao hàng bắt đầu trên cùng một phương tiện vận tải và cùng chung một hành trình, miễn là có cùng một nơi đến, sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau hoặc các cảng xếp hàng, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi gửi hàng khác nhau. Nếu việc xuất trình gồm nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào sẽ được coi là ngày giao hàng. Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện vận tải trong cùng một phương thức vận tải sẽ được coi như là giao hàng từng phần, ngay cả khi các phương tiện vận tải rời cùng một ngày để đến cùng một nơi đến. Điều khoản 35: Sự miễn trách của ngân hàng về chuyển giao hồ sơ và dịch nghĩa (ứng với điều khoản 16 UCP500) Có 2 nội dung mới: Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ, thất lạc, thiệt hại hoặc các sai sót khác phát sinh trong quá trình truyền thư từ, điện tín, hoặc chuyển giao thư từ hoặc chứng từ nếu các điện tín, các thư từ hoặc các chứng từ được chuyển hoặc gửi đi phù hợp với các yêu cầu quy định trong tín dụng, hoặc nếu ngân hàng có thể đã có sáng kiến trong việc lựa chọn dịch vụ chuyển giao khi tín dụng không có hướng dẫn cụ thể. Nếu một ngân hàng chỉ định quyết định rằng việc xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, dù cho ngân hàng chỉ định đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hay chưa, thì ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải thanh tóan hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho ngân hàng chỉ định, ngay cả khi các chứng từ đã bị mất trong quá trình chuyển giao giữa ngân hàng chỉ định và ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn và có thể chuyển nguyên các thuật ngữ đó mà không phải dịch chúng. Điều khoản 37: Sự miễn trách nhiệm đối với hành động của bên nhận chỉ thị của thư tín dụng (ứng với điều khoản 18 UCP500) Mục c có một nội dung mới: Thư tín dụng hoặc văn bản tu chỉnh LC không được nêu rằng: Việc thông báo LC chỉ có hiệu lực khi ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai đã nhận được xác nhận là phí thông báo LC đã được thanh toán ( Đã trả phí thông báo LC không được coi như là một điều kiện để LC hoặc tu chỉnh LC có hiệu lực) Điều khoản 38: Tín dụng chuyển nhượng (ứng với điều khoản 48 UCP500) Có 2 nội dung mới ở mục g,k : g. Thư tín dụng chuyển nhượng cần nêu điều khoản và đièu kiện để thực hiện chuyển nhượng L/C , bao gồm cả việc xác nhận chuyển nhượng trừ một số ngoại lệ thì một số thông tin cần nêu trong L/C chuyển nhượng là: - Trị giá của L/C - Bất cứ đơn giá nào ghi trong L/C - Thời hạn hết hiệu lực của L/C - Thời hạn cần xuất trình chứng từ; hoặc - Thời hạn giao hàng muộn nhất… k. Việc xuất trình chứng từ do người thụ hưởng thứ hai phải được thực hiện tại ngân hàng chuyển nhựơng. 2. Các kết luận rút ra từ sự thay đổi Số điều khoản ít hơn Số điều khoản của UCP600 ít hơn UCP500 bằng cách bở bớt 1 số điều khoản của UCP 500 hoặc ghếp nhiều điều khoản vào trong 1 điều khoản. Xuất hiện 3 điều khoản hoàn toàn mới Điều khoản 2: Các định nghĩa Điều khoản 3: Các diễn giải Điều khoản 15: Chứng từ phù hợp Xuất hiện những nội dung mới 23 điều khoản: Đó là các điều khoản của UCP600. Điều khoản 4: Thư tín dụng so với hợp đồng. Điều khoản 7: nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành Điều khoản 8: nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận Điều khoản 9: thông báo thư tín dụng và tu chỉnh Điều khoản 10: tu chỉnh thư tín dụng Điều khoản 12: việc chỉ định ngân hàng Điều khoản 13: thoả thuận trả tiền giữa ngân hàng với ngân hàng Điều khoản 14: tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ Điều khoản 16: chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông báo Điều khoản 17: chứng từ bản gốc và bản sao Điều khoản 18: hoá đơn thương mại Điều khoản từ 19 đến 25: chứng từ vận tải Điều khoản 28: chứng từ bảo hiểm giá trị được bảo hiểm Điều khoản 31: giao hàng từng phần hoặc thanh toán từng phần Điều khoản 35: sự miễn trách nhiệm về chuyển giao hồ sơ và dịch nghĩa Điều khoản 37: sự miễn trách nhiệm đối với hành động của bên nhận chỉ thị Điều khoản 38 : thư tín dụng chuyển nhượng. Lời lẽ trong UCP600 : Lời lẽ trong UCP600 rõ ràng, trong sáng hơn để tránh nhầm lẫm. III. KẾT LUẬN CHUNG Như vậy, so sánh UCP 500 và UCP 600 để thấy được sự thay đổi, từ đó có thể rút ra được những ưu điểm của UCP 600 so với 500. Rõ ràng, so với phiên bản cũ, UCP 600 có nhiều điểm nổi bật hơn. Các từ ngữ trong thanh toán quốc tế được ghi ngắn gọn và rõ ràng hơn, các điều kiện giao dịch được cụ thể hóa hơn và không còn mơ hồ để có thể tạo ra tranh chấp giữa các bên. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế. Các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP 600 chính xác và hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai Hoan Chinh.doc
  • docmuc luc.doc
  • pptnhom8.ppt
  • pdfUCP600vsUCP500.pdf