Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trên thế giới quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực được thiết lập và phát triển mạng mẽ. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài “tấn công” vào thị trường Việt Nam. Đây là bước tiến thể hiện sự hội nhập của kinh tế, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển. Một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ngày càng phát triển đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó và cũng là một việc làm khôn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập. Khủng hoảng kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại chính là giải pháp tôt giúp cho doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thời kì khủng hoảng mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ những ưu điểm của mình. Với lợi thế là nước đứng thứ nhất ở Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê thì lĩnh vực kinh doanh cà phê là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển đặc biệt trong nhượng quyền thương mại.Thương hiệu cà phê Việt với các sản phẩm có hương vị rất riêng mang đậm bản sắc Việt được rất nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua hình thức nhượng quyền thương mại điển hình là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như IllyCaffe, Gloria Jean’s Coffee nhượng quyền vào Việt Nam đặc biệt sau khi Việt mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009 khiến thị trường kinh doanh cà phê ở Việt Nam càng trở nên sôi động và cạnh tranh cao. Không để các thương hiệu cà phê trên thế giới giành thị phần ngay tại sân nhà, cà phê mang thương hiệu Việt cũng tham gia nhượng quyền trong nước và cả nước ngoài nhằm đưa thương hiệu Việt đến với bạn bè thế giới.Nhờ những lợi thế về trồng, sản xuất, chế biến cà phê thì việc nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển để trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng là hướng đi mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê. Vì vậy em chọn đề tài “Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam” nhằm làm rõ thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển hình thức này tại Việt Nam. Kết cấu đề án: Ngoài mở đầu và kết luận đề án được chia làm 3 chương. Chương I. Cơ sở lí luậnvề nhượng quyền thợng mại. Chương II. Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam. Chương III. Giải pháp phát triển nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn em làm đề án này.Do trình độ còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền thương mại, chính phủ đã ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT- BTM nhằm hướng dẫn đăng kí nhượng quyền thương mại.Ta có thể thấy cơ sở pháp lý ở trên đã cung cấp một cách khá đầy đủ về khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn tiến hành hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. 1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia nhượng quyền thương mại ♦ Đối với bên nhượng quyền: Điều kiện hoạt động: để được phép cấp quyền thương mại, thương nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. - Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. - Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật. * Quyền của thương nhân nhượng quyền: - Nhận tiền nhượng quyền. - Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại. - Kểm tra định kỳ hoặc đột suất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. *Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền. - Cung cấp tạo liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; - Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kĩ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; - Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thuơng nhân nhận quyền; - Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; - Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. ♦ Đối với bên nhận quyền: Điều kiện hoạt động: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng kí kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. * Quyền của thương nhân nhận quyền: - Yều cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; - Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. * Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểmbán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác ( nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền 1.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại 1.2.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện ( full business format franchise) Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo) Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh Hệ thống thương hiệu Sản phẩm/dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn … 1.2.2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) Là việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền toàn diện theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau: Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ: như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, chuỗi cà phê Trung Nguyên; Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị : như Coca Cola; Cấp phép sử dụng thương hiệu: như Pepsi nhượng quyền sử dụng thương hiệu Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ga giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng… Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý . Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm. 1.2.3. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý Là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến, hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott.Theo đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh. 1.2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. 1.3. Những thận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởn đến kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại 1.3.1. Thuận lợi của kinh doanh nhượng quyền thương mại ♦ Đối với bên nhượng quyền. - Doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh mà không tốn nhiều chi phí do trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền.Với các doanh nghiệp vốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vì vậy nhượng quyền giúp doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng kinh doanh lại giảm chi phí thâm nhập thị trường. Đồng thời người nhận quyền là người bỏ vốn nên sẽ tạp động lực cho họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền. - Phát triển hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.Ngày nay, thị trường có những thay đổi diễn ra nhanh chóng.Vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi, mở rộng, phát triển cùng với thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh và không bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt.Hình thức nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, xây dựng sự hiện diện của doanh nghiệp ở khắp mọi nơi với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không hình thức kinh doanh nào làm được. - Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Nhờ việc mở rộng hoạt động kinh doanh và sự xuất hiện chuỗi cửa hàng ở khắp nơi sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng dễ dàng hơn.Ngoài ra chi phí quảng cáo lại được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng nên chi phí cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ.Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn mang lại thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nãhn hiệu thương hiệu của bên nhượng quyền. - Tối đa hoá thu nhập.Trong khi nhượng quyền thì trách nhiệm của bên nhận quyền là phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền.Bên cạnh đó bên nhận quyền còn mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền để kinh doanh nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình. - Tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.Bên nhận quyền là người bỏ vốn ra kinh doanh và trực tiếp quản lí cửa hàng của mình do vậy họ sẽ có trách nhiệm hơn và có động lực để thúc đẩy họ làm việc như vậy bên nhượng quyền sẽ không cần tuyển nhân lực mà tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. - Bên nhượng quyền không thể tiếp cận được với tất cả các khách hàng, các địa điểm và có thông tin đầy đủ về địa phương cho nên nhượng quyền chính là hình thức giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng qua bên nhận quyền thương mại. ♦ Đối với bên nhận quyền: - Giảm thiểu rủi ro và tăng khả nămg thành công trong kinh doanh: Việc bắt đầu một sự nghiệp mới một thương hiệu mới là khá nguy hiểm.Tỷ lệ thất bại cao vì người quản lí, kinh doanh là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm, mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng của từng loại hình kinh doanh.Còn khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm quản lí, bí quyênt thành công của loại hình kinh doanh mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những trải nghiệm trên thị trường.Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. - Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Trên thị trường ngày nay có hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.Do đó, việc tạo dựng được một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin tưởng và nhớ đến là vấn đề sống còn với doanh nghiệp.Nhượng quyền thương mại cung cấp sản phẩm và dịch vụ đã được xác lập có nghĩa là nó đã được hưởng sự công nhận rộng rãi. Điều này giúp cho bên nhận quyền thu được nhiều lợi ích từ sự hiểu biết của khách hàng mà điều này phải tốn hàng năm trời mới có được. - Tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. Người nhận quyền không phải nghiên cứu marketing hay thiết lập mạng lưới mà có thể tham gia ngay vào hệ thống vốn sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ vốn đã và đang nổi tiếng nên có thể giảm được rất nhiều chi phí ban đầu. - Nhượng quyền thương mại sẽ cung cấp một hệ thống nhất quán trong quá trình hoạt động. Bên nhận quyền kinh doanh trong hệ thống đó sẽ có được lợi thế theo quy mô, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, tận dụng dạng thức đã được công nhận. Nhận dạng thương hiệu thường cung cấp cho những người nhận quyền một nền tảng khách hàng những người đã quen thuộc với việc mua sắm dưới tên thương hiệu của công ty và điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với những doanh nghiệp hoạt động độc lập và thậm chí là cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền thương hiệu. - Mua được nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền có thể mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với giá thấp, khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường. 1.3.2. Khó khăn của kinh doanh nhượng quyền thương mại. ♦ Đối với bên nhượng quyền: - Khó khăn của nhượng quyền chính là việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ đồng nhất: chỉ cần một lần, đến một địa điểm nhận nhượng quyền nào mà chất lượng sản phẩm, cách phục vụ không hoàn hảo thì khách hàng sẽ có ác cảm, ấn tượng xấu với toàn bộ hệ thống.Không phải tất cả các quán cà phê Trung Nguyên đều có chất lượng đồ uống và phong cách phục vụ chuyên nghiệp như nhau. -Bên nhượng quyền trao quyền cho một bên khác để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình, đương nhiên cũng phải chịu rủi ro khi bên nhận quyền thực hiện không đúng các ý tưởng này, khiến công việc kinh doanh bị đổ bể, gây ấn tượng xấu cho hệ thống kinh doanh của mình; đồng thời làm giảm giá trị thương hiệu cũng như công việc kinh doanh của mình. - Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng mà dẫn tới việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cở sở kinh doanh gặp nhiều khó khăn do nguồn lực có hạn à không phải lúc nào bên nhượng quyền cũng có thể kiểm soát được việc kinh doanh của bên nhận quyền. ♦ Đối với bên nhận quyền: - Người nhận quyền không có toàn quyền làm chủ, mất đi sự tự do trong cách điều hành kinh doanh.Việc kinh doanh chỉ bó gọn trong một cở sở kinh doanh thường xuyên bị giám sát và buộc phải hoạt động theo qui trình và hạn chế bởi bên nhượng quyền theo hợp đồng nhượng quyền.Người mua không sở hữu công ty mà chỉ sở hữu tài sản đã mua để tạo nên công ty đó. Người nhận quyền hầu như không còn khoảng trống để phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. - Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, bên nhận quyền còn phải trả thêm phí bản quyền và phí quảng cáo. Các khoản này thường tính trên phần trăm lợi nhuận hay cũng có thể là một khoản tiền cụ thể. - Một rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền là sự phụ thuộc vào hệ thống nhượng quyền. Khi công chúng nhận được những dịch vụ tuyệt vời ở một khu vực thì họ sẽ cho rằng dịch vụ ở những khu vực nhượng quyền khác của thương hiệu đó cũng tốt như vậy.Nhưng nếu thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ sở không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở nào mang cùng thương hiệu. Hoặc chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Kết quả là hình ảnh của cả hệ thống bị huỷ hoại. - Điều khoản về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thường rất hạn chế, bên nhận quyền có thể ít hay không được tham gia vào điều khoản kết thúc hợp đồng. - Một số doanh nghiệp mua quyền kinh doanh thương hiệu tương lai luôn kỳ vọng quá mức vào nguồn thu nhập mà họ sẽ kiếm được. Nếu không đạt được những kỳ vọng này có thể gây ra các vấn đề cho nguồn tài chính của doanh nghiệp và làm họ thấy hối tiếc vì đã đầu tư. - Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển và khai thác sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền thương mại. Giải pháp hữu hiệu nhất và mang lại nhiều lợi ích cho bên tiếp nhận chuyển giao chính là chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba mà không chuyển đổi quyền sở hữu.Nhưng về mặt pháp luật, hoạt động này có những vấn đề phức tạp g ây khó khăn cho việc triển khai. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh nhượng quyền thương mại. - Bản sắc thương hiệu: Như chúng ta đã biết bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác. Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng thương hiệu nhượng quyền nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng khó kiểm soát để giữ gìn bản sắc thương hiệu. - Vị trí là yếu tố cực kì quan trọng trong việc nhượng quyền thương hiệu ở các lĩnh vực thời trang, ăn uống và giải trí. Những vị trí đặt cửa hàng KFC hầu hết đều có hai mặt tiền hoặc không thì nằm ở nhưng trung tâm thương mại, gần trường đại học ví dụ như KFC ở Trần Đại Nghĩa, Thanh Xuân, BigC. Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền. Nếu bạn có địa điểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công . - Nỗ lực tiếp thị: Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sách tiếp thị giành riêng cho mình. Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hỏi tiếp thị khá đặc biêt và có sự kết hợp giữa người nhượng quyền và người nhận quyền. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được chọn, bạn có thể lựa chọn phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất. Yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượng quyền ở địa phương đó.Điều khó khăn là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương. - Chiến lược dài hạn: Việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phải xây dựng một chiến lược dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận. Trong giai đoạn đầu nhà đầu tư chấp nhận lỗ để phát triển thương hiệu do đó cần có kế hoạch cụ thể và chiến lược dài hạn để có cơ hội thành công. Để đạt được những mục tiêu lâu dài thì đòi hỏi cả hai bên cùng cam kết tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược dài hạn. - Quản lý con người: Để quản lý tốt cửa hàng người nhận quyền cần có kĩ năng làm việc và lòng đam mê, sự nỗ lực hết mình thì mới có thể thành công được. Hơn nữa, là một người chủ nhượng quyền hay người sử dụng thương hiệu nhượng quyền, bạn cần phải tương tác với tất cả mọi người ở xung quanh liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn. Khả năng quản lý con người rất cần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhượng quyền. 1.4.Những lưu ý khi nhượng quyền thương mại. - Bên nhượng quyền cần tìm hiểu, xem xét khả năng kinh doanh, tài chính của bên nhận quyền cũng như sự đam mê với kinh doanh trong lĩng vực của bên nhượng quyền để lựa chọn được người nhận quyền phù hợp nhất, có năng lực cho hệ thống nhượng quyền của mình. - Bên nhận quyền cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới... làm cơ sở cho việc ra quyết định. - Doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để xem hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không. Nghiên cứu thương hiệu, sản phẩm nhượng quyền có được khách hàng chấp nhận không?Tìm hiểu kĩ về những quy định của pháp luật cho việc nhượng quyền như thế nào...Vì không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. - Nhà nhận quyền cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập với những quy định chặt chẽ và các yêu cầu đối với nhà nhận quyền.Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyền có một sự hiểu biết tường tận người nhận nhượng quyền trong tương lai. Do những qui định rất chặt chẽ như vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trước khi tiến hành nhận nhượng quyền - Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. - Doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình. - Để có thể hội nhập thành công, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh đặc thù này trước khi đưa ra quyết định đầu tư có như vậy việc đầu tư mới có khả năng thành công cao. Hình thức này sẽ phát huy được tính tích cực của nó nếu cả người nhượng quyền và người nhận quyền cam kết thực hiện mô hình kinh doanh của mình cùng với niềm tin, sự trung thực và khát vọng thành công. Đây có thể gọi là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CÀ PH Ê Ở VIỆT NAM 2.1. Khuôn khổ pháp lí cho nhượng quyền ở Việt Nam. Trước khi có Luật Thương mại 2005, pháp luật nước ta không đề cập đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ… Năm 1998,thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ.Tiếp đến, tại điều 755 của bộ luật dân sự năm 2005 quy định hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. Kể từ năm 2006, nhượng quyền thương mại chính thức được luật hoá và công nhận. Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm 2005(có hiệu lực từ 01/01/2006) được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại. Tiếp đến, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; đến ngày 25/05/2006 thì Bộ Thương Mại ban hành thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đến ngày 17/11/2008 Bộ Tài chính an hành quyết định số 106/2008/QĐ-BTC để quy định mức lệ phí mà thương nhân dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng kí hoạt động nhượng quyền.Với các văn bản đã nêu về cơ bản hành lang pháp lí cho hoạt động nhượng quyền tương đối hoàn thiện, bảo đảm cho việc triển khai chính sách phát triển và thực thi chức năng quản lí của nhà nước đối với hoạt động này. Điều kiện nhượng quyền, theo quy định thì doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh theo phương thức này phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp. Đối với bên nhượng quyền, pháp luật đòi hỏi họ phải có hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất là một năm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại với giấy phép kinh doanh nhượng quyền trong tay. Điều kiện này là cần thiết bởi đây là hình thức kinh doanh có tính hệ thống và nhất thiết phải đòi hỏi khả năng, kinh nghiệm, uy tín trong kinh doanh của bên nhượng quyền. Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo quy định các nội dung cơ bản cần phải đưa vào hợp đồng đó là: (i) Nội dung của quyền thương mại;(ii) Quyền và nghĩa vụ của hai bên;(iii) Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;(iv) Thời hạn hiệu lực, gia hạn, chấm dứt hợp đồng;(v) Giải quyết tranh chấp, vi phạm. Hiện nay, theo quy định khi thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại các bên phải tiến hành đăng ký tại Sở Thương mại đối với nhượng quyền trong nước và đăng ký tại Bộ Thương mại đối với nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài. Phí chuyển nhượng theo quy định là một khoản tiền do các bên tự thoả thuận và không chịu bất kỳ sự giới hạn nào từ phía Nhà nước. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không hạn chế cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại qua phương thức cung cấp qua biên giới.Kể từ ngày 01/01/2009 Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ đó tạo điều kiện khá thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam.Như vậy , vào thời điểm này, các hạn chế đối với hiện diện thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài trog dịch vụ nhượng quyền thương mại hầu như được gỡ bỏ.Năm 2009 còn được coi lằnm bùng nổ nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Với một khuôn khổ pháp lý khá cụ thể và chi tiết điều chỉnh hoạt động này, chúng ta có thể hi vọng rằng mô hình nhượng quyền thương mại sắp tới sẽ có cơ hội phát triển mạnh tại Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã tham gia WTO. 2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. 2.2.1. Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào chính thức được khởi động bởi sự tham gia của công ty KFC với hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh.Còn trong lĩnh vực cà phê thì có một số công ty nước ngoài đã được cấp phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam như: Gloria Jean’s Coffee, Hard Rock Coffee, Illy Caffe SPA…. Danh sách các công ty được cấp phép hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam: STT Tên công ty Quốc tịch Ngày cấp Lĩnh vực nhượng quyền 1 Gloria Jean’s Coffee Úc 04/06/2009 Vận hành các cửa hàng cà phê Gloria Jean’s tại Việt Nam 2 Hard Rock Limited Mỹ 08/04/2008 Dịch vụ quán ăn và thực phẩm thông qua chuỗi cửa hàng mang nhãn hiệu Hard Rok Cafe 3 IllyCaffe SPA Italy 18/06/2009 Mở các quán cà phê ở Việt Nam Nguồn: Bộ Công Thương Gloria Jean’s Coffees( hãng cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau Starbucks) là một trong những mô hình kinh doanh nhượng quyền chuỗi cà phê thành công trên thế giới. Sau khi thương hiệu Gloria Jean’s Coffees được Công ty Jireh International (Úc) mua lại của Diedrich Coffee tại Mỹ năm 2005, thương hiệu này xuất hiện nhanh chóng tại nhiều nước khác ở Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Á. Tại VN th ương hiệu Gloria Jean’s Coffees được Công ty cổ phần Phong Cách Sống Việt vừa đầu tư, vừa độc quyền nhượng quyền thứ cấp thương hiệu. Đến nay, Công ty đã mở ba cửa hàng và nhượng quyền hai cửa hàng. Tuy Gloria Jean’s sử dụng dòng cà phê arabica hảo hạng, nhưng chỉ phục vụ khách uống tại chỗ vì tay nghề của người pha chế rất quan trọng đối với chất lượng cà phê. Tại thị trường nội địa, Gloria Jeans Coffee không nhắm vào giới có “thâm niên” uống cà phê 40 hay 50 năm qua mà đã chiếm lĩnh phân khúc khách hàng trẻ tuổi do mô hình cà phê này phù hợp mang tính trẻ trung và hiện đại. Nhãn hiệu IllyCaffe SPA được công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương mua độc quyền thương hiệu cà phê Illy của Ý tại Việt Nam.Lý do công ty đưa ra là vì đây là mặt hàng đáp ứng được nhu cầu cà phê hạt arabica trung và cao cấp. Từ quy trình sản xuất, bí quyết rang và pha trộn, đến các chiến lược kinh doanh, tiếp thị thương hiệu cà phê Illy thật hoàn chỉnh.Yếu tố thành công vẫn là chất lượng, thị phần tập trung vào người nước ngoài, nhóm khách hàng người Việt có thu nhập cao. Công ty vừa phân phối cà phê Illy hạt và bột cho các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng… vừa kinh doanh nhượng quyền với thương hiệu cà phê Espressamante Illy, hiện đã mở được 5 điểm ở các bar, nhà hàng.Chi phí nhượng quyền vào khoảng 200.000 -> 500.000 USD Công ty TNHH quốc tế Việt Thái (VTI), chủ đầu tư hệ thống cửa hàng Highlands Café ở Việt Nam đã hoàn tất việc nhận nhượng quyền thương hiệu cà phê cao cấp Hard Rock của Công ty giải trí Hard Rock International (Anh-Mỹ) để đưa nhãn hiệu này vào thị trường Việt Nam. Thương hiệu cà phê Hard Rock (bao gồm kết hợp cà phê, âm nhạc và thời trang) vào thị trường Việt Nam là nhắm tới tầng lớp trung lưu. Cửa hàng cà phê mang thương hiệu Hard Rock đầu tiên sẽ được VTI mở ở cao ốc Kumho Asiana Plaza trên đường Lê Duẩn(Q1.TP Hồ Chí Minh) khu phức hợp được mệnh danh sẽ là “thủ phủ” thương mại và giải trí tương lai của Việt Nam.Ngày 23/10/2010 Hard Rock chính thức được khai trương. Hiện tại Hard Rock có 157 chi nhánh tại hơn 52 quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm 127 nhà hàng, quán cà phê và 12 khách sạn. Phí mua nhượng quyền độc quyền gồm phí ban đầu (từ 200.000 USD - 1 triệu USD), 1% doanh thu cho hoạt động tiếp thị, 5% doanh thu bán hàng thực phẩm và 10% doanh thu bán quần áo và quà tặng trong cửa hàng, nhà nhượng quyền còn phải trả chi phí thuê mặt bằng. Cuối tháng 11/2009, nhà hàng - cà phê N.y.d.c đến từ Singapore, do Tập đoàn SULT (Singapore) nhận nhượng quyền, cũng đã khai trương cửa hàng thứ hai. Số vốn đầu tư ban đầu của một nhà hàng - cà phê N.y.d.c từ 250.000 - 300.000 USD (tương đương 4,5 - 5,4 tỉ đồng), chưa kể chi phí mặt bằng, chi phí quản lý và vận hành hằng tháng. Theo ước tính của một công ty tư vấn bất động sản, chi phí thuê mặt bằng của N.y.d.c khoảng 75 USD/m2/tháng (tương đương 1,4 triệu đồng/m2/tháng). Sự xuất hiện của nhà hàng - cà phê Hard Rock và N.y.d.c được xem là đoạn mở màn cho trào lưu nhượng quyền công nghệ ẩm thực - giải trí phong cách ngoại tại Việt Nam. Coffee Bean & Tea Leaf có trụ sở ở Los Angeles có mặt tại 20 quốc gia và địa điểm quốc tế đầu tiên là tại Singapore, đã mở 6 cửa hàng ở nước ngoài trong năm 2008. The Coffee Bean & Tea là thương hiệu "franchise" khá nổi tiếng, có trong số trên 700 cửa hàng, 433 là các cửa hàng kinh doanh theo giấy phép nhượng quyền thương mại & 320 cửa hàng được thiết lập tại nước ngoài. Hiện nay The Coffee Bean đã có mặt tại Sài Gòn, tọa lạc ngay góc ngã tư Pasteur và Nguyễn Thị Minh Khai với bảng hiệu vô cùng bắt mắt, ngoài ra quán còn có các chi nhánh khác ở quận 7, gần nh à thờ Đức Bà v à tòa nhà Nowzone trên đường Nguyễn Văn Cừ. Quán phục vụ chủ yếu là các món cafe kem đá xay với các loại thức uống nóng khác như capuchino, mocha… v ới phong cách phục vụ cũng giống như bên Gloria Jean’s. Hệ thống nhà hàng cafe bánh ngọt Coffee bean & Tea leaf có 3 địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh. Một thương hiệu cà phê do người Việt xây dựng tại Mỹ rồi lại đưa về TP Hồ Chí Minh mở cửa hàng đầu tiên là Lee's Coffee. Hiện nay, đã có hơn 40 cửa hàng Lee's Sandwiches tại 4 bang của Mỹ, trong đó có 10 cửa hàng là nhượng quyền kinh doanh thương hiệu.Cà phê Lee's có hương vị trộn lẫn giữa "gu" cà phê đậm đặc của người Việt Nam với sở thích cà phê khá nhẹ của người Mỹ. Món cà phê sữa đá đông đặc của Lee's Coffee lạ nhưng dường như chưa đủ thu hút nên chưa có đối tác NQTM tại Việt Nam. Trong tương lai công ty sẽ nhượng quyền thương mại ở Việt Nam khi tìm được đối tác phù hợp. Ngoài ra có một số nhà nhượng quyền khác cũng đang thực hiện nghiên cứu thị trường để nhượng quyền vào Việt Nam như: Black Canyon Coffee của Thái, Starbucks của Mỹ. Với sự phát triển của nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài vào trong lĩnh vực cà phê đã làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng cũng giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn.Làm tăng tính cạnh tranh giữa thương hiệu nội và ngoại. 2.2.2.Nhượng quyền thương mại của thương hiệu Việt Nam. Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất năng động và sáng tạo.Các doanh nghiệp Việt Nam đã biết nắm bắt cơ hội kinh doanh trong việc đưa thương hiệu của mình ra nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. Ở Việt Nam doanh nghiệp được coi là tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại là cà phê Trung Nguyên.Từ năm 1998 Trung Nguyên bắt đầu nhượng quyền quán cà phê. Năm 2000 lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.Mục tiêu của công ty là khách hàng có thể thưởng thức tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa điểm nhượng quyền nào của Trung Nguyên. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trì và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Tuy nhiên công ty đã cho nhượng quyền một cách ồ ạt, các quán cà phê mọc lên như nấm nhưng thiết kế biển hiệu mỗi nơi một khác, cách bài trí không đồng nhất đặc biệt là chất lượng cà phê ở các quán là không giống nhau…Nhìn vào hệ thống quán người ta cho đó là sự thất bại trong vấn đề nhượng quyền của Trung Nguyên.Có thể nói Trung Nguyên đã không chú trọng vào việc quản lí chuỗi cửa hàng sau khi nhượng quyền dẫn tới tình trạng hệ thống quán không đồng nhất. Sau đó Trung Nguyên lại đưa ra sản phẩm nhượng quyền khác là chuỗi cửa hàng tiện ích G7Mart. Ngày 05/09/2008 Công ty cà phê Trung Nguyên đã chính thức khai trương quán cà phê theo mô hình và tiêu chuẩn nhượng quyền mới tại thị trường quốc tế là Singapore.Sau đó mới mở quán nhượng quyền theo mô hình mới ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều khác biệt trong mô hình nhượng quyền thế hệ mới của Trung Nguyên là thông qua những sản phẩm cà phê đặc biệt, không gian thưởng thức cà phê và nhiều công cụ hiện hữu trong quán để truyền tải một giá trị, một quan niệm rằng: cà phê sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai mang tính sáng tạo và hài hòa để kết nối những người yêu, đam mê cà phê trên toàn thế giới. Đồng thời Trung Nguyên cũng chọn lọc và cải tạo, tái đầu tư nâng cấp các quán hiện tại để thống nhất về nhận diện, dịch vụ mô hình và các giá trị nội dung nhượng quyền trong và ngoài nước. Ngoài Trung Nguyên thì thương hiệu cà phê Bobby Brewers của công ty TNHH Vũ Giang cũng nhượng quyền ra nước ngoài.Trong tương lại không xa với đà phát triển của mô hình nhượng quyền hứa hẹn các hãng cà phê nổi tiếng của Việt Nam cũng sẽ tham gia nhượng quyền thương mại như cà phê Mê Trang, Highlands Coffee… 2.3. Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. 2.3.1.Kết quả đạt được. Với những ưu điểm nổi bật của phương thức kinh doanh nhượng quyền các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng cơ hội của hội nhập tích cực nhận và nhượng quyền với các doanh nghiệp nước ngoài.Doanh thu của kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê ngày càng tăng.Theo dự báo năm 2010 doanh thu của kinh doanh nhượng quyền trong các lĩnh vực sẽ đạt 36 triệu đôla.Từ đó cho thấy sự đóng góp không nhỏ của hệ thống nhượng quyền vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp đã biết lựa chọn thương hiệu có tên tuổi kết hợp các nền văn hoá khác nhau để làm nên bản sắc riêng thực hiện nhận quyền và tiếp tục nhượng quyền tại Việt Nam như Hard Rock Coffee, Gloria Jean’s Coffee…Hệ thống các quán cà phê mọc lên ở khắp các đô thị lớn tại những vị trí đẹp và thuận tiện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn và được thưởng thức những ly cà phê ngon nổi tiếng trên thế giới ngay tại Việt Nam.Việc các thương hiệu cà phê nước ngoài liên tục nhượng quyền vào Việt Nam đã thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê trong nước nâng cao chất lượng cà phê, phong cách phục vụ … nhằm cạnh tranh với các hãng cà phê.Bên cạnh đó doanh nghiệp trong nước cũng tiến hành nhượng quyền điển hình là Trung Nguyên.Trên các con đường của Việt Nam chúng ta dễ dàng bắt gặp các quán cà phê Trung Nguyên.Không chỉ dừng lại ở đó Trung Nguyên còn mang thương hiệu cà phê của mình ra thế giới với hệ thống quán nhượng quyền ở các nước trên thế giới. Trung Nguyên đã đưa văn hoá, hình ảnh của Việt Nam quảng bá cho bạn bè thế giới.Việc Trung Nguyên nhượng quyền cũng mở ra hướng đi mới, thúc đẩy cho các doanh nghiệp khác kinh doanh trong lĩnh vực cà phê nhượng quyền để mang thương hiệu cà phê của Việt Nam được cả thế giới biết đến, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù đã kinh doanh nhượng quyền trong nhiều năm nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định.Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhận quyền chỉ có một số ít nhượng quyền ra nước ngoài.Ngay cả khi nhận quyền doanh nghiệp cũng khó thực hiện do tiềm lực về vốn còn yếu kém trong khi chi phí nhượng quyền lại khá cao, lại thiếu sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính và Nhà nước. Sự quản lí cửa hàng còn yếu kém do trình độ của người quản lí chưa được đào tạo chuyên sâu. Khâu quản lí sau nhượng quyền của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém, thiếu hiểu biết về nhượng quyền thương mại do các doanh nghiệp còn chủ quan chỉ nhìn nhận cái lợi trước mắt mà không tính đến hậu quả nên nhượng quyền một cách ồ ạt khiến hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng. Đội ngũ nhân lực có chuyên môn về nhượng quyền vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, kiến thức về nhượng quyền còn hạn chế do đây là phương thức kinh doanh còn mới mẻ với nước ta. Người nhận quyền ở Việt Nam chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền thương mại, còn quá thụ động.Nhiều người nghĩ hình thức nhượng quyền là phương thức đầu tư an toàn 100% nên ít quan tâm đến việc tiếp thị, quảng bá…dẫn tới thất bại khi nhận quyền.Ngoài ra, văn bản pháp luật về nhượng quyền chưa chặt chẽ,chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của bên nhận và nhượng quyền, thủ tục pháp luật vẫn còn rườm rà, phức tạp là một hạn chế cho việc phát triển nhượng quyền ở Việt Nam.Năm 2009 được coi là năm bùng nổ “nhượng quyền” ở Việt Nam nhưng dường như các doanh nghiệp đã không tận dụng được cơ hội này.Hy vọng trong năm nay và các năm tiếp theo nhượng quyền sẽ trở thành hình thức kinh doanh được doanh nghiệp lựa chọn và phát triển mạnh mẽ. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM. 3.1.Phương hướng trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng giảm bớt diện tích trồng cà phê Robusta và tăng diện tích trồng cà phê Arabica ở những vùng có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp. Sản xuất cà phê hữu cơ là phương hướng cần được quan tâm vì phía bắc nước ta có vùng núi rộng lớn với điều kiện thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa. Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt nam. Hiện nay cà phê Việt nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều. Phát triển một ngành cà phê bền vững. Với 500.000ha cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới trên 1triệu người.Do đó ở Việt Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn. Hạ giá thành sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh áp dụng công nghệ cao trong thu hoạch cà chế biến cà phê nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. Nâng cao giá trị thương hiệu cà phê tiếp tục nghiên cứu các thị trường mới tìm kiếm các đối tác phù hợp để tiến hành nhượng quyền thương mại. 3.2. Giải pháp đối với bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại. ♦ Bên nhượng quyền: Cần chủ động trong việc tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức,kinh nghiệm, pháp luật về nhượng quyền thương mại, đồng thời gửi nhân viên tham gia các khoá đào tạo về nhượng quyền thương mại.Chuẩn hoá mô hình nhượng quyền trước khi mở rộng kinh doanh theo hùnh thức này.Và để giữ được tính đồng bộ của hệ thống cần phải có những quy định cụ thể trên văn bản, được tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá, thực hiện quản trị hệ thống.Doanh nghiệp có thể thuê các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm để hạn chế những sai sót.Chủ động quảng bá hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các bên nhận quyền thích hợp. Xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dễ dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai. Xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhuợng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực. Cần đào tạo, và phát triển liên tục cho phía nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự quy chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển. ♦Bên nhận quyền: Cần đánh giá khả năng phát triển và tiềm năng phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại và lựa chọn bên nhượng quyền có hệ thống kinh doanh và cơ sở hạ tầng vững chắc. Không phải công ty nước ngoài nào đ ưa nhượng quyền cũng là những thương hiệu uy tín, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của bên nhượng quyền để ra quyết định nhận quyền.Nghiên cứu kĩ các điều khoản của hợp đồng và các tài liệu có liên quan.Có thể thuê luật sư tư vấn. Áp dụng mô hình kinh doanh và bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền. Nghiên cứu các chính sách của bên nhượng quyền.Có thể các chính sách của bên nhượng quyền là qua khó đối với doanh nghiệp hay mâu thuẫn thường xảy ra nhất đối với các bên tham gia nhượng quyền là phí nhượng quyền. Lập chiến lược phát triển kinh doanh. Đặc biệt lưu ý đến chiến lược quảng bá, marketing và quản lí nhân sự.Phối hợp cùng bên nhượng quyền đào tạo nhân viên và giám sát các hoạt động của cửa hàng, chia sẻ khó khăn với bên nhượng quyền để có hướng giải quyết và phát triển bền vững. 3.3. Giải pháp từ phía nhà nước và các bộ ngành liên quan. Bộ Công thương là cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên bấy nhiêu thôi thì chưa đủ và chưa kích thích được sự hình thành và phát triển mô hình này tại nước ta, nhất là những thương hiệu “ Việt” chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mực và mô hình trung là manh mún. Nên để từng bước phát triển thì chúng ta cần phải thành lập một tổ chức chuyên sâu để hỗ trợ và phát triển lĩnh vực này, chẳng hạn “Hiệp hội phát triển nhượng quyền Việt Nam” hay … và từng bước đưa những kiến thức này vào các trường đại học thông qua giáo trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu cho sinh viên … cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các chương trình hội chợ về nhượng quyền nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm đúng mức cũng như có sự hỗ trợ kịp thời. Chính phủ cần phải có Ngân sách trợ giúp phát triển bước đầu nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc áp dụng và triển khai mô hình này. Thông qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Vì thực tế cho thấy, có rất nhiều thương hiệu “Việt” khi tham gia thị trường nước ngoài thì đã bị các nhà phân phối độc chiếm và gằn với những thương hiệu của nhà phân phối, chẳng hạn như các sản phẩm thuỷ sản, chế biến gỗ của Việt Nam … và cũng nhiều người cho rằng đấy là hình thức mà các doanh nghiệp trong nước chỉ gia công mà thôi. Ngoài ra nhà nước cần hoàn thiện khung pháp luật về nhượng quyền thương mại, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để doanh nghiệp an tâm kinh doanh.Tuyên truyền phổ biến, giải thích sâu rộng về những quy định pháp lí, nội dung, phương thức hoạt động của hình thức nhượng quyền thương mại để nhiều doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt đầy đủ và hăng hái tham gia. Thêm vào đó, đối với đặc thù của nước ta thì mô hình nhượng quyền này còn có thể vận dụng và kết hợp hiệu quả hơn khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, phân phối, du lịch …đây là những lĩnh vực mà hình thức này phát triển rất mạnh, mà hiện đang có tầm và quy mô rất lớn trong số các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi theo hình thức cổ phần hoá từ nay cho đến 2010. Thông qua phương pháp này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước đang có. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc xác định và tính toán giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá mà trong đó có một phần giá trị được cho là “Giá trị lợi thế vị trí địa lý” từ các lô đất ở khu vực đô thị. KẾT LUẬN Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên,mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia.Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là một mô hình tiến bộ, hiệu quả,giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, đặc biệt với thế mạnh trong ngành cà phê thì kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa chuẩn bị thấu đáo, khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vượt trội trong việc nhượng quyền ngay trên sân nhà là có thể, bởi việc thâm nhập thị trường thông qua hoạt động này sẽ hạn chế nhiều rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí, thu lợi ngay tức thời từ giá trị thương quyền, thay vì phải đầu tư trực tiếp một lượng vốn lớn.Qua phân tích cho ta thấy hệ thống nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực cà phê phát triển nhanh chóng áp đảo các thương hiệu cà phê trong nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận, việc nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Thông qua đó, sẽ có sự giao thoa trao đổi kinh nghiệm, kiếm thức, tinh hoa của phương thức kinh doanh đặc biệt này đối với doanh nghiệp Việt Nam rong việc kiến tạo và các mô hình nhượng uqyền thương mại phù hợp với tình hình tính chất đặc thù văn hoá – xã hội Việt Nam từ chính việc ban đầu đi nhận quyền, để trong một thời gian phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có các thương hiệu mang tầm khu vực, cơ hội mở ra sẽ luôn song hành với các thử thách, rủi ro tương ứng. Để có thể tồn tại và phát triển các hệ thống franchise thuần Việt bên cạnh các hệ thống franchise quốc tế ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nhiều trong việc kiến tạo hình ảnh, thương hiệu, chuẩn hoá hệ thống kinh doanh, tham khảo ý kiến tư vấn, đẩy mạnh việc đào tạo nhân sự chuyên ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Luật Thương Mại, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội năm 2009 2.Tạp chí thương mại số 18/2006: “Nhượng quyền kinh doanh sẽ là xu hướng mới” 3.Tạp chí thương mại số 36/2009: “Nhượngquyền thươngmại_ lựa chọn tốt cho khởi nghiệp”. 4.Tạp chí thương mại số 15/2010: “Nhượng quyền thương mại hứa hẹn tiềm năng phát triển” 5.Các trang web: ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở việt nam.doc
Luận văn liên quan