Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Ở tầm vĩ mô, cần phát triển mối liên kết giữa ngân hàng thương mại với người nhượng quyền, người nhận quyền và nhà nước. Vai trò của ngân hàng là quan trọng nhất vì tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhận quyền cũng như nhượng quyền trong hoạt động kinh doanh và mở rộng địa bàn hoạt động. Ngoài ra, ngân hàng còn đóng vai trò là trung gian trong việc kết nối các chủ thương hiệu có nhu cầu nhượng quyền với các doanh nghiệp muốn nhận quyền và là một nơi tư vấn hiệu quả về pháp lý, các điều khoản xung quanh hoạt động nhượng quyền.

doc35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với giá ưu đãi, các khách hàng trung thành với hương vị cà phê Trung Nguyên có thể thưởng thức ở hơn 1000 cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên ở trong và ngoài nước. -Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị: Uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các nhà nhượng quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ được uy tín của thương hiệu sản phẩm. - Được cấp phép: Người nhận quyền được phép phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất 1.4.2. Đối với người trao quyền Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của người nhận quyền, thu phí nhận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng (loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng Để bảo vệ hệ thống, các nhà nhượng quyền thường áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở các phần tử trong toàn bộ hệ thống. 1.5 Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại 1.5.1 Ưu điểm của nhượng quyền thương mại Ưu điểm lớn nhất của hình thức nhượng quyền thương mại là khả năng tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một thương hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất. Việc tập hợp này đem lại nhiều cái lợi: sự nhận biết về thương hiệu từ người tiêu dùng, sự nhất quán trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sức mạnh của việc quảng cáo tập trung và hiệu quả từ việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng. Khi tham gia nhượng quyền thương mại thì hai bên nhà trao quyền và bên nhận quyền đều có rất nhiều lợi ích như : 1.5.1.1.Đối với nhà nhận quyền Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro: Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù. Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. Thứ tư, được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường 1.5.1.2.Đối với nhà nhượng quyền -Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền. -Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng: Hình thức nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được. -Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền. -Tối đa hoá thu nhập: Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình. -Tận dụng nguồn nhân lực: Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. 1.5.2. Nhược điểm của nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền thương mại không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Những loại hình doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập có thể khó chịu khi phải thực hiện theo những yêu cầu và đặc điểm hoạt động nghiêm ngặt của hình thức kinh doanh nhượng quyền. Và cũng cần biết là có một vài phương thức nhượng quyền kém hiệu quả sẽ không huấn luyện các doanh nghiệp xử lý tốt các tình huống khó khăn trong kinh doanh, sẽ không hỗ trợ doanh nghiệp tốt khi có vấn đề phát sinh, và sẽ không sử dụng hiệu quả chi phí dành cho quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp. Mặt trái của nhượng quyền thương mại: - Mất quyền kiểm soát: + Nhà nhượng quyền sẽ mất quyền kiểm soát tuyệt đối đối với bí mật kinh doanh và nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ. + Bên nhận nhượng quyền sẽ phải chịu sự kiểm soát từ người nhượng quyền. Khác với việc tự tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách độc lập thì việc nhận nhượng quyền sẽ có nhiều hạn chế đặt ra đối với người nhận nhượng quyền; + Hai khoản thu phí nhận quyền và khoản hoa hồng định kỳ được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng quyền. Người nhận quyền vì thế không có được sự tự lập cần thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, người nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hưởng của những rủi ro của hệ thống. - Một hợp đồng bị ràng buộc: Người nhận quyền phải chịu ràng buộc bởi những điều khoản của hợp đồng franchise. Hợp đồng này thường quy định, người nhận quyền chỉ được phép kinh doanh trong một không gian địa lý nhất định và phải áp dụng cách thức kinh doanh của người nhượng quyền chuyển giao. Điều đó sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của người nhận quyền. Mặc dù người nhận quyền có thể thừa hưởng được uy tín của thương hiệu, mặc nhiên có được lượng khách hàng truyền thống của người nhượng quyền và không cần đầu tư nhiều trí tuệ để xây dựng mô hình kinh doanh cá nhân như kinh doanh độc lập nhưng những điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh - Các vấn đề của bên nhận nhượng quyền. Nếu doanh nghiệp đang cân nhắc việc nhận nhượng quyền thương mại, cần cân nhắc những rủi ro khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền. . Rủi ro đối với bên nhận nhượng quyền xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin giữa bên nhượng quyền (chiếm ưu thế về tài sản, vốn, thị trường) và bên nhận nhượng quyền. Vị thế cuả bên nhận nhượng quyền thấp hơn so với bên nhượng quyền ngay từ khi thỏa thuận thiết lập hợp đồng thương mại đến khi chính thức tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có thể tự tìm kiếm các đối tác hoặc các đối tác tự tìm đến đề nghị nhượng quyền. Do vậy, họ luôn ở thế chủ động, chiếm ưu thế so với bên nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó người nhận nhượng quyền có thể bị hạn chế về việc bán hoặc chuyển nhượng hoạt động thương mại đã nhận nhượng quyền hoặc phải được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hướng tới thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể sẽ lựa chọn việc phát triển hoạt động kinh doanh theo hình thức này do những tiềm năng phát triển mà loại hình này mang lại. Việc đánh giá lợi ích và mức độ rủi ro của cả hai bên trong nhượng quyền sẽ quyết định sự thành công của một thương vụ nhượng quyền quyền thương mại 1.4 Một số mô hình nhượng quyền thương mại thành công trên thế giới 1.4.1 Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s McDonald’s là một tập đoàn chuỗi nhà hàng lớn nhất trên thế giới của nước Mỹ được bắt đầu nhân rộng mô hình từ năm 1955. Tính đến thời điểm cuối năm 2004 thì McDonald’s có tổng cộng 30.220 nhà hàng nhà hàng tại 120 quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, McDonald’s nổi tiếng không phải do đây là chuỗi nhà hàng áp dụng hình thức Franchise đầu tiên hay lớn nhất thế giới, mà nó nổi tiếng vì phát minh ra một phương thức Franchise đặc thù và hiệu quả nhất. Hàng dài người xết hàng phía trước nhà hàng của hai anh em Dick anh McDonald và Mac McDonal chỉ để mua chiếc bánh hamberger kẹp thịt với giá 15cent (rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh rất nhiều). Điều thú vị ở phương thức bán hàng đó là thức ăn được bán thông qua các ô cửa sổ, nhân viên làm việc tất bật và khoa học; và thực đơn thật đơn giản chỉ có mấy món. Mô hình kinh doanh này có chi phí điều hành thấp và có thể nhân rộng dễ dàng. Chủ cửa hàng đã nghĩ tới chuyện nhân rộng mô hình kinh doanh của họ từ trước nhưng khi triển khai đã không mấy thành công vì không kiểm soát được tính đồng bộ của các cửa hàng mua Franchise. Nhiều cửa hàng mua Franchise tự ý thay đổi màu sắc, thực đơn, và thậm chí cả biểu tượng của công ty. Hai anh em Dick anh McDonald và Mac McDonal kí hợp đồng ủy quyền cho Ray Kroc như một đại lí franchise độc quyền dưới tên công ty McDonald’s System mà sau đó đổi thành McDonald’s Corporation lừng danh thế giới. McDonald’s còn độc quyền cung cấp cho cả hệ thống franchise một số mặt hàng chiến lược như máy xay sinh tố đa năng (multimixer), khoai tây chiên, pho mát và bánh táo chiên. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận lớn nhất của McDonald’s lại là do kinh doanh bất động sản mang lại. Trong lĩnh vực điều hành, dưới sự lãnh đạo của Ray Kroc, các tiêu chuẩn mang tính đồng bộ của cả hệ thống franchise được áp đặt và giám sát vô cùng nghiêm ngặt. McDonald’s đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Cứ trung bình 3 giờ đông hồ thì có một nhà hàng McDonald’s mọc lên ở đâu đó trong 120 quốc gia mà McDonald’s có chi nhánh. McDonald’s chỉ điều hành khoảng 15% các nhà hàng trong tổng sống hơn 30.000 nhà hàng của toàn bộ hệ thống, phần còn lại 85% được điều hành bởi 4.500 đối tác mua franchise. McDonald’s được xếp hạng nhất về tổng số doanh thuvà tổng số lượng cửa hàng đang hoạt động. Ban đầu, McDonald’s đào tạo nhân viên thông qua hình thức thực tập tại cửa hàng, nhưng sau đó trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp đầu tiên của McDonald’s có sức chứa 15 học viên đã được khai trương vào tháng 2/1961 để phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo. Đây là trung tâm huấn luyện bài bản đầu tiên được áp dụng cho chuỗi nhà hàng đầu tiên trên thế giới, và sau này phát triển thành trường Đại Học McDonald’s nổi tiếng với sức chứa khoảng 1.000 học viên. Trường Đại học đã trở thành một công cụ rất hữu ích giúp cho việc quảng bá thương hiệu của McDonald’s. McDonald’s đã trở thành một hình ảnh đáng học hỏi nhất của các tập đoàn thức ăn nhanh khác trên thế giới. 1.4.2 Trung tâm điện máy trả góp Maho Ngày 18.6.2006, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm bán lẻ hàng điện máy, điện lạnh Maho (108 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1) chính thức khai trương với dịch vụ bán hàng trả chậm không cần thế chấp. Đây là hình thức kinh doanh bán trả góp tiện ích kiểu mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, do 3 đơn vị hợp tác: công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Minh Việt là chủ sở hữu mô hình bán lẻ Maho, công ty cổ phần nhiếp ảnh thành phố trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng và ngân hàng á Châu hỗ trợ trả chậm bằng hình thức vay tín chấp. Maho là thương hiệu chuyên doanh hàng điện tử bằng hình thức trả chậm đã phát triển ở một số nước châu á như Malaysia, Indonesia... Công ty TNHH quốc tế Minh Việt (nhà phân phối và sản xuất các sản phẩm Fujifilm, Pigeon, Kaila...) đã nghiên cứu phương thức kinh doanh này và có một số điều chỉnh cho hợp với thực tế Việt Nam. Hàng hoá của các cửa hàng Maho do các công ty Panasonic, Sanyo, Samsung, Sony... cung cấp. Người mua hàng không cần trả trước khoản nào, chỉ chọn hàng và trả tiền hàng tháng cho đến khi hết giá trị món hàng. Khách đến mua hàng theo mô hình trả góp tiện ích này cần có: chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, bảng chứng nhận lương hoặc thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng trở lên... Ngoài ra, các cơ quan chủ quản cũng có thể bảo lãnh cho cá nhân hoặc nhóm người lao động mua hàng tại đây. So với mức giá mua hàng trả ngay, mức giá mua hàng trả chậm cao hơn 13 - 15% với thời gian trả chậm trong khoảng 12 - 18 tháng (tính bình quân giá món hàng cộng thêm lãi suất ngân hàng khoảng 1,1%/tháng). Khách hàng có thể mua cùng lúc nhiều món hàng trong khoản tiền từ 5 triệu đến tối đa 100 triệu đồng. Đối tượng mà trung tâm này nhắm đến là công nhân, người lao động tại các công ty, doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh nhượng quyền kiểu mới này sẽ được phát triển trên cả nước với hơn 40 điểm bán, theo ông Andreas, tổng giám đốc công ty Minh Việt. Những nhà kinh doanh có kinh nghiệm phân phối bán lẻ có thể hợp tác với Minh Việt mở các cửa hàng Maho với số vốn khoảng 500 triệu đồng và địa điểm trưng bày từ 40m2 trở lên. Minh Việt cung cấp trọn gói các dịch vụ bán lẻ trả chậm với phí nhượng quyền 5.000USD/3 năm và phí quản lý 3%/tháng/doanh thu trước thuế. Phần II -Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay 2.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình Franchise ở Việt Nam Giữa thập niên 90, ở Việt Nam đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa nổi tiếng nên đã không thành công. Nhiều năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mới trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24... Tập đoàn Kinh Đô đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn trong cả nước với tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 400 triệu USD với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước.Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại. Còn đối với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán cà phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Những tín hiệu mới từ Trung Nguyên, Kinh Đô... như vừa nêu trên là dấu hiệu cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đã sớm khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và cũng đã biết cách nhượng quyền thương mại thành công trong nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế. Dù vậy, Việt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn khởi động nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới. Trước xu thế phát triển và nhu cầu tiếp cận phương thức kinh doanh mới, thì nhượng quyền thương mại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam muốn tìm hiểu các cơ hội đầu tư, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hấp dẫn này. Đây là công thức thành công lý tưởng cho các doanh nghiệp trong nước vì sản phẩm chất lượng, thương hiệu nổi tiếng, đầu tư ít tốn kém nên tỷ lệ thành công lên tới 95%. Đáng chú ý, các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ, bản lẻ đang có xu hướng phát triển nhanh, mở ra nhiều triển vọng và cơ hội kinh doanh nhượng quyền thương mại mới cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. 2.2 Những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam trong những năm gần đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ mô hình franchise và đó chính là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công mô hình này.Những thuận lợi đó có thể kể đến như : - Thứ nhất nhượng quyền thương mại là xu thế toàn cầu.Nó là một phát triển tất yếu và là yêu cầu kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng hình thức nhượng quyền thương mại làm đòn bẩy để phát triển thị trường, nâng cao giá trị cho thương hiệu của mình và đã đạt được một số thành công nhất định. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa là cơ hội vừa là thách thức với doanh nghiệp trong nước. Nhượng quyền thương mại là cách thức tốt nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quảng bá và nâng cao uy tín thương hiệu, gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Khi tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường nhượng quyền lúc này sẽ trở nên sôi động hơn, chuyên nghiệp hơn với sự nở rộ của khu vực kinh tế dịch vụ. Đây là cơ hội cho các cá nhân, tổ chức có thể trở thành đối tác nhượng quyền của những thương hiệu lớn, tiếng tăm. Điều này đồng nghĩa với một cơ hội thành công cao hơn, một tiềm năng phát triền xa hơn - Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise.Bởi tên tuổi của những sản phẩm này đã khá nổi tiếng ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.Có rất nhiều những sản phẩm truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa tơ tằm, hàng nông sản nổi tiếng như vải thiều Hưng Yên, bưởi Năm roi,cà phê Buôn Ma Thuật… đã rất nổi tiếng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác các tiềm năng từ các sản phẩm truyền thống như Trung Nguyên đã xây dựng lên thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và Phở 24 phát triển món phở truyền thống của Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủ tiếu Nam Vang TyLum đang được chủ thương hiệu nhượng bán thương hiệu nhằm quảng bá món hủ tiếu nổi tiếng nam bộ. Tháng 7/2002 công ty lụa tơ tằm á Châu - AQ Silk đã bán quyền sử dụng thương hiệu AQ Silk cho một Việt kiều Mỹ và sẽ là nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tơ lụa của AQ Silk tại bang Michigan. Còn rất nhiều những thương hiệu truyền thống nổi tiếng cần được phát triển và gìn giữ, nhượng quyền thương mại là cách tốt để phát triển và bảo vệ thương hiệu truyền thống của Việt Nam. - Dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân với tỷ lệ dân số trẻ dưới 30 tuổi chiếm hơn 50% và lực lượng này có mức chi tiêu ngày càng cao. Trong một nghiên cứu mới đây của hàng Việt Nam có chất lượng cao năm 2006 thì những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là những người chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70,29%. Do thu nhập và mức sống tăng lên nên càng ngày người tiêu dùng càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cũng tạo nên nhu cầu mua hàng hơn là yếu tố giá cả. Khuynh hướng tiêu dùng cũng đã có sự chuyển dịch từ hình thức truyền thống sang các phương thức bán hàng hiện đại (Việt Nam được AT Kearney xếp hàng thứ 3 về tiềm năng của thị trường bán lẻ) góp phần cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. - Việt Nam có đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại chuyên kinh doanh buôn bán mà có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Điều này khiến franchise giúp thương hiệu đến bất kì ngõ ngách nào. Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng. - Ngoài ra các yếu tố vĩ mô như: nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm và hiện nay đang trong một giai đoạn cao với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, (giai đoạn này của Việt Nam được ví với Trung Quốc vào năm 2003); tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới, nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư an toàn là những điều kiện cực kì thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền. - Điều kiện thuận lợi cuối cùng có thể kể đến là Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền, bên nhận quyền và người tiêu dùng. Ngoài những thuận lợi như đã nêu trên là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công mô hình .Việc áp dụng mô hình franchise còn mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam như : -95% doanh nghiệp ở Việt Nam ở quy mô nhỏ và vừa, đa số các doanh nghiệp của Việt Nam còn ít vốn, hệ thống ngân hàng, quỹ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp còn khó khăn so với các nước tư bản khác, nhượng quyền thương mại chính là một lựa chọn thích họp đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần… - Franchise còn khá mới mẻ với Việt Nam nên các doanh nghiệp dễ phát triển và ít cạnh tranh -Với hình thức kinh doanh nhượng quyền, chủ thương hiệu có thể tận dụng được nguồn lực của bên nhận để mở rộng và phát triển nhanh chóng mà không cần quá nhiều vốn đầu tư. Bằng cách liên kết như vậy, cả bên nhượng và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Vì thế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì franchise là giải pháp hữu hiệu,là công cụ tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác để nâng cao sức chiến đấu của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm bảo vệ thương hiệu của mình với các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài khi mà dự báo cho thấy trong tương lai không xa khi Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ có cuộc đổ bộ của nhiều nhãn hiệu nước ngoài tràn vào Việt Nam .Riêng đối với những doanh nghiệp Việt Nam đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp các thị trường lớn đầy tiềm năng thì nhượng quyền thương mại sẽ mang lại cho doanh nghiệp một cơ hội lớn. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài -Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng mang những nhân tố phù hợp với hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Họ năng động, sẵn sàng tiếp thu cái mới và biết tiếp nhận rủi ro luôn phấn đấu tạo dựng sự nghiệp riêng của mình nhưng kinh nghiệm và vốn còn ít nên nếu phát triển với nội dung thương hiệu và hệ thống sẵn có thì sẽ dễ dàng thành công hơn. -Tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất - Nhượng quyền thương mại còn giúp các doanh nghiệp chia sẻ rủi ro và gánh nặng về quản lý muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài. - Phát triển franchise không chỉ có lợi cho doanh nghiệp như thu phí chuyển quyền, nhân rộng thương hiệu..., mà còn cho cả nền kinh tế vì thông qua đó nhiều sản phẩm của Việt Nam được tiêu thụ trong nước và ở nước ngoài nhờ những hợp đồng ràng buộc sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam. 2.3.Những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Cho đến nay, có rất ít công ty trong nước mua được nhượng quyền trực tiếp từ các thương hiệu lớn. KFC hay Pizza Hut đều nhượng quyền lại cho các công ty Singapore hay Malaysia. Lotteria (Hàn Quốc) do chính công ty mẹ đầu tư. Những hạn chế của doanh nghiệp trong nước cũng là cản trở cho việc phát triển vì giới hạn về năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý trong ngành nhượng quyền thương mại, mà các công ty trong nước khó lọt vào “mắt xanh” của những thương hiệu toàn cầu như McDonald’s, Starbucks hay KFC. Với mỗi địa điểm kinh doanh McDonald’s đầu tư không dưới 1 triệu USD, Pizza Hut khoảng nửa triệu USD, Lotteria khoảng 300.000-400.000 USD, KFC khoảng 200.000 USD... Chưa kể phí nhượng quyền và những chi phí quản lý khác, khoản đầu tư trên là khá lớn đối với đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn kinh doanh lĩnh vực này. Doanh thu một điểm kinh doanh phải trên 20 triệu đồng/ngày mới sinh lãi. Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là cách thức quản lý, giám sát chất lượng, phong cách phục vụ đúng chuẩn mực của công ty mẹ. McDonald’s chưa có mặt tại Việt Nam là do chưa tìm được đối tác ngang tầm để nhượng quyền. Tương tự, Lotteria chưa nhượng quyền cho bất kỳ doanh nghiệp nào tại Việt Nam dù dự định ban đầu của công ty này là sau khi hoàn tất 30 cửa hàng sẽ bắt đầu nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại tuy hấp dẫn nhưng các doanh nghiệp gặp không ít những khó khăn. Sự xuất hiện rầm rộ của hệ thống Chicken Town (của một doanh nghiệp trong nước) vào cuối thập niên 1990, để rồi rút lui khỏi thị trường một cách lặng lẽ như một ví dụ cho thấy kinh doanh nhượng quyền thương mại thức ăn nhanh là không dễ. Tình trạng khan hiếm mặt bằng kinh doanh cũng đang là bài toán khó của các công ty. Các công ty kinh doanh thức ăn nhanh chuyên nghiệp hóa đến mức mỗi công ty đều có một đội ngũ nhân viên chuyên đi tìm kiếm mặt bằng bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực của các công ty môi giới địa ốc. Hiện tại, hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam đang có nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài, khi mà các doanh nghiệp trong nước thiếu một kế hoạch vững chắc cho việc phát triển ngành bán lẻ nội địa. thực tế cho thấy sự thành công của các công ty đa quốc gia, khi thâm nhập thị trường Việt Nam bởi họ đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. 2.4.Thực trạng việc áp dụng mô hình nhượng quyền ở doanh nghiệp Việt Nam 2.4.1.1.Cà phê Trung Nguyên a.Quá trình phát triển và nguyên nhân thất bại Trung Nguyên có lẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức franchise ở qui mô lớn. Nói tới nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam người ta hay nghĩ đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Tính đến thời điểm giữa năm 2007, đã có hàng nghìn quán cà phê mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên mọc ra khắp nơi trên khắp 61 tỉnh thành của Việt Nam, chủ yếu kinh doanh nhượng quyền. trong tổng số hàng nghìn quán cà phê này chỉ có duy nhất một vài quán là thuộc quyền sở hữu 100% của Trung Nguyên. Hầu như toàn bộ các quán cà phê mang nhãn hiệu Trung Nguyên đều là các quán cà phê nhượng quyền, do nhiều chủ riêng biệt khác nhau bỏ tiền ra đầu tư và tự kinh doanh giống như hình thức các đại lí.Trung Nguyên đã không chỉ thành công trong nước mà còn có mặt tại nhiều nước như: Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan... Họ đang có tham vọng mở rộng danh tiếng sang Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc... Đã có những năm mà khi nhắc đến Trung Nguyên, khách hàng đã dành cho thương hiệu này một sự tự hào. Nói đến cà phê là nói đến Trung Nguyên, đi uống cà phê là đến cà phê Trung Nguyên và hiện tượng cà phê Trung Nguyên với những con người trẻ, giàu khát vọng và với phong cách kinh doanh sáng tạo đã chinh phục được niềm tin yêu của khách hàng và bạn bè quốc tế. Trung Nguyên đã tạo ra phong cách uống cà phê độc đáo mà trước đây không có được. Đáng lẽ Trung Nguyên cần kế thừa những đặc điểm nổi bật đó để cải tiến, nâng cấp hình thức này lên một bước mới cho phù hợp với thực tế mới thì lại rẽ sang một con đường hoàn toàn khác.Trung Nguyên có yêu cầu đối tác mua franchise phải tuân thủ cách bài trí và phương thức pha chế cà phê cũng như cách quản lí đồng bộ với hình ảnh chung của cả hệ thống nhưng trên thực tế điều kiện tiên quyết nhất chỉ là phải mua cà phê do Trung Nguyên cung cấp. Nói khác đi, chiến thuật về franchise của cà phê Trung Nguyên nghiêng về hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hơn là nhượng quyền công thức kinh doanh. Bên cạnh đó trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện trạng có quá nhiều quán cà phê cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng một đẳng cấp. Bảng hiệu Trung Nguyên được gắn vào khắp nơi, hệ thống đối chứng mất dần và biến mất trong những đại lý sau này. Quá coi trọng doanh số, Trung Nguyên đã buông dần, xa rời cam kết để chính những đại lý của mình cạnh tranh lẫn nhau. Hệ thống phân phối dày đặc đã làm cho chính họ cạnh tranh với họ trong chính thị trường của mình. Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì đã làm cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm chạp này càng lúng túng và kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thể nhận biết đâu là Trung Nguyên thật, đâu là giả, đâu là Trung Nguyên nhượng quyền, đâu là Trung Nguyên cấp 1... Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mô hình kinh doanh của mình vi bắt đầu bán franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị. Thật vậy, Trung Nguyên hiện nay có quán thì khá đẹp, bề thế, có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn. Có quán có máy lạnh, có quán không; có quán thì phục vụ tốt, tay nghề khá và có quán lại phục vụ kém, bình dân. Trang trí nội thất, các bài trí ở hầu hết các quán cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung của một mô hình franchise với thương hiệu nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên.Ta có thể dễ dàng thấy rõ sự khác nhau về giá cả, chất lượng cafe và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn. Với 14.000 đồng bạn có thể tới một quán rộng rãi, mát mẻ, trang trí theo phong cách núi rừng, nhạc nhẹ nhàng và người phục vụ trong trang phục Tây Nguyên sẽ mang tới cho bạn một ly “số 4” thơm lừng. Với 10.000 đồng, bạn vẫn có được ly “số 4” đó tại một quán nhỏ hơn, chật hơn và nhiều khói thuốc hơn. Hình ảnh Tây Nguyên ở đây được thu gọn trong một vài bài hát hoặc ảnh treo tường. Thậm chí “chỉ” với 7.000 đồng, bạn vẫn thưởng thức được ly cafe yêu thích tại một quán Trung Nguyên “bình dân”, với những chiếc ghế nhựa khác màu. Chỉ có điều là người phục vụ hình như không vui vẻ lắm, ly cà phê hình như hơi nhạt hơn, và thường thì những cố gắng để tìm thấy nét văn hoá Tây Nguyên của bạn ở đây sẽ không mang lại kết quả. Cả ba quán trên đều nằm tại Sài Gòn!Có hai lý do chính để giải thích sự chênh lệch trên. Thứ nhất: Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, nói nôm na là “khách nào giá ấy”. Mục tiêu của chiến lược này là tối đa hóa lợi nhuận. Song điều này có vẻ như không ổn lắm trong franchising. Thứ hai : Đây là hậu quả của một chiến dịch franchising ồ ạt, khi chất lượng nằm ngoài tầm kiểm soát. Lý do này có vẻ logic hơn. Đơn giản là Trung Nguyên đã không thể kiểm soát được hết các đối tác thuê thương hiệu. Và điều tất yếu là các quán Trung Nguyên này “mạnh ai nấy làm”. Ngoài sự chênh lệch trên có thể kể đến sự khác nhau giữa đồ ăn tại các quán này. Đa dạng và phong phú. Như trí tưởng tượng của các chủ quán. Và chất lượng đồ ăn cũng một trời một vực. Sự chênh lệch trên gây tác hại rất lớn cho quá trình định vị hình ảnh Trung Nguyên trong tâm trí khách hàng. Có lẽ nhận thấy đã đến lúc cần nâng cấp mô hình kinh doanh franchise của mình nên từ cuối năm 2006, Trung Nguyên đã mời chuyên gia người úc sang đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và các đại lí nhượng quyền. Trung Nguyên cũng từng phải bỏ ra cả triệu USD chỉ để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu và cũng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Nhưng trên thực tế, để diều chỉnh lại nhiều mặt của cả một hệ thống với gần 1000 quán cà phê trải dài khắp đất nước quả là một thách thức lớn, nhất là tất cả những người chủ - và là người điều hành trực tiếp của mỗi quán cà phê – đều khác nhau. Ngay cà việc yêu cần các quán cà phê mua franchise đã đi vào kinh doanh trước đây phải trả phí franchise hoặc phí hàng tháng gần như không khả thi. b, Ưu nhược điểm : Ưu điểm : Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và vươn ra thế giới Thương hiệu được xây dựng và phát triển trong một thời gian rất ngắn Nhược điểm : -Trung Nguyên không thể kiểm soát được chất lượng và tính đồng bộ của mô hình kinh doanh của mình vì đã nhượng quyền thương hiệu với số lượng lớn khi chưa chuẩn bị được đầy đủ. -Hệ thống franchise của Trung Nguyên không có tính đồng bộ. Ta biết rằng, hình ảnh đồng bộ của một thương hiệu là một trong những chìa khóa thành công khi xây dựng mô hình nhượng quyền kinh doanh. Khách hàng muốn thấy chất lượng và tiêu chuẩn của tất cả các cửa hàng mang cùng nhãn hiệu là giống nhau hay ít ra là tương đương nhau. Một hệ thống franchise thành công là một hệ thống không dựa vào một cửa hàng riêng quá nổi bật mà dựa vào khả năng đồng đều của nhiều cá nhân xuất sắc. -Trung Nguyên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng thương hiệu, do đó nó đã không tự bảo vệ được mình trước tình trạng các cửa hàng nhái nhãn hiệu của Trung Nguyên mọc lên ở khắp nơi. -Việc xây dựng chương trình đào tạo và huấn luyện cho các đối tác chưa được coi trọng, dẫn tới việc mạnh ai người đấy làm. 2.4.1.2.Phở 24 a, Sự ra đời và phát triển Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An gồm 52 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,thủ đô Jakarta – Indonesia và một số cửa hàng tại các nước Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, úc… Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ nhân rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh. Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng. b, Nguyên nhân dẫn đến thành công Phở 24 Phở 24 có thể đạt được thành công như ngày hôm nay, đó là do quá trình xây dựng thương hiệu và quá trình chuẩn bị nhượng quyền thương hiệu được chuẩn bị một cách công phu, kỹ lưỡng. Để đảm bảo các thủ tục pháp lí được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng kí nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hỗ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn đào tạo chi tiết các thức tổ chức, điều hành và quản lí mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong 2 năm qua. Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lí thuyết, và thực hành ngay tại các cửa hàng phở đang hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gởi đi ít nhất 1 nhân viên quản lí, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise.Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau khi khai trương 3 ngày. Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí ban đầu công thêm một khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng này là chi phí sử dụng thương hiêu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác nhau như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là cũng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ củ chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu, và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hóa chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu. c, Ưu nhược điểm: Ưu điểm : Hệ thống franchise được chuẩn bị kỹ càng, giữ được tính ổn định và đồng bộ của hệ thống franchise Nhược điểm : -Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. -Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được. -Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở! -Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lí không khó, nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường thì khong có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng” đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kĩ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn nhầm người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối với chủ thương hiệu khi bán franchise. Tóm lại ta có thể thấy mặc dù còn rất nhiều việc phải làm để có thể phát triển vững mạnh hệ thống nhượng quyền của mình nhưng có thể nói đến thời điểm này ta có thể khẳng định Phở 24 đã thành công Phần 3 - Một số giải pháp phát triển bền vững mô hình nhượng quyền thương mại ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 3.1.Đối với Nhà nước ở tầm vĩ mô, cần phát triển mối liên kết giữa ngân hàng thương mại với người nhượng quyền, người nhận quyền và nhà nước. Vai trò của ngân hàng là quan trọng nhất vì tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhận quyền cũng như nhượng quyền trong hoạt động kinh doanh và mở rộng địa bàn hoạt động. Ngoài ra, ngân hàng còn đóng vai trò là trung gian trong việc kết nối các chủ thương hiệu có nhu cầu nhượng quyền với các doanh nghiệp muốn nhận quyền và là một nơi tư vấn hiệu quả về pháp lý, các điều khoản xung quanh hoạt động nhượng quyền. Vai trò của nhà nước trong mối liên kết này là tạo một hành lang pháp lý nhất định để ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình. Trong mối liên kết này, doanh nghiệp nhận quyền và nhượng quyền liên hệ với nhau một cách hiệu quả thông qua ngân hàng và nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng cần thực hiện một số giải pháp sau : - Mặc dù nhà nước đã có những quy định của luật pháp về hoạt động nhượng quyền của Việt Nam vẫn còn chồng chéo về phạm vi điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật thương mại, còn vướng mắc xung quanh vấn đề thừa nhận tài sản thương hiệu, hay vẫn chưa quy định về vấn đề tranh chấp… dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.Luật Nhượng quyền ở nước ta ra đời từ năm 2000, đến nay đã có nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa, bổ sung. Vì vậy Chính phủ cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh nhượng quyền để tránh hiện tượng chồng chéo nhau như trên. Đây là mô hình kinh doanh dễ phát sinh nhiều tranh chấp nên cần đến sự hỗ trợ rất nhiều về mặt luật pháp.. -Chính phủ cũng cần có sự hỗ trợ về chính sách ưu đãi, chính sách vốn, tư vấn, hội thảo và giúp đỡ các doanh nghiệp về mặt thông tin. -Xây dựng Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền là một điều cần thiết nhằm tạo điều kiện kinh doanh ngành nhượng quyền cũng như tất cả các ngành khác cũng như tạo địa điểm để các doanh nghiệp, các thương nhân giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về Franchise và quảng bá mô hình Franchise. -Mô hình kinh doanh mới mẻ này cũng cần được quan tâm và đưa vào giảng dạy tại các Trường ĐH để tạo một đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng. - Nhà nước cần chủ động xúc tiến và hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ thương hiệu mở rộng cửa hàng nhượng quyền ở nước ngoài. 3.2.Đối với các doanh nghiệp là nhà nhận quyền Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn chơi nhào lộn trên không, liệu bạn có dám thực hiện ý định đó mà không cần bất kì thiết bị đảm bảo an toàn nào không? Câu trả lời chắc chắn là “Không”, bởi vì có một nguy cơ rất lớn là bạn sẽ thất bại.Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh như vậy, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền (franchisor) và nhà nhận quyền (franchisee). Tuy nhiên, trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý năm yếu tố sau: Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền (franchisor) như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới... Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai. Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào? Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên... Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác. Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình. 3.3 Đối với các doanh nghiệp là nhà nhượng quyền Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Thực vậy, niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền sư tin tưởng vào nhà nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽ có được và phát huy hiệu quả của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong một năm, hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng cho mình hê thống các giải pháp để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát triển trong dài hạn. Góp phần tô điểm cho bức tranh sống động của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mới Vì vậy để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, nhà nhượng quyền cần lưu ý một số giải pháp sau: Trước hết, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu. Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai. Hai là cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới. Ba là xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhuợng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Bốn là chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của Starbuck, MacDonald là những minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò của nhà nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giơ hết. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực. Năm là đào tạo, và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan