Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp sử dụng cây xanh để cải tạo môi trường

Nội dung I . ĐẶT VẤN ĐỀ II . MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SINH THÁI III. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3.1. Đất là một hệ sinh thái 3.2. Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất 3.3. Ô nhiễm môi trường đất 3.3.1. Phế liệu từ sản xuất 3.3.1.1. Phế liệu từ cơ sở chế biến thủy sản 3.3.1.2. Phế liệu từ máy móc, bao bì 3.3.2. Vi sinh vật, côn trùng và ký sinh trùng 3.3.3. Chất thải rắn từ cơ sở chế biến thủy sản IV. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 4.1. Các chất thải vô cơ trong đất 4.2. Các chất thải hữu cơ trong đất 4.3. Các chất thải lỏng trong đất 4.4. Các chất độc vô cơ và hữu cơ 4.5. Các vi sinh vật 4.6. Côn trùng và ký sinh trùng V. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐẤT 5.1. Làm sạch cơ bản 5.2. Khử những chất thải rắn 5.3. Phương pháp tập trung và thải bỏ 5.4. Thu hồi, tái chế và sử dụng lại VI. TRỒNG CÂY XANH ĐỂ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG ĐẤT 6.1. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn 6.2. Trồng cây chịu hạn 6.3. Trồng cây chống thoái hóa đất 6.4. Dùng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc 6.5. Trồng lau sậy VII / KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp sử dụng cây xanh để cải tạo môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung  Trang   I . ĐẶT VẤN ĐỀ  2   II . MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SINH THÁI  3   III. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT  4   3.1. Đất là một hệ sinh thái  4   3.2. Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất  5   3.3. Ô nhiễm môi trường đất  6   3.3.1. Phế liệu từ sản xuất  6   3.3.1.1. Phế liệu từ cơ sở chế biến thủy sản  6   3.3.1.2. Phế liệu từ máy móc, bao bì  7   3.3.2. Vi sinh vật, côn trùng và ký sinh trùng  8   3.3.3. Chất thải rắn từ cơ sở chế biến thủy sản  9   IV. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT  9   4.1. Các chất thải vô cơ trong đất  10   4.2. Các chất thải hữu cơ trong đất  10   4.3. Các chất thải lỏng trong đất  10   4.4. Các chất độc vô cơ và hữu cơ  11   4.5. Các vi sinh vật  11   4.6. Côn trùng và ký sinh trùng  12   V. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐẤT  12   5.1. Làm sạch cơ bản  12   5.2. Khử những chất thải rắn  12   5.3. Phương pháp tập trung và thải bỏ  13   5.4. Thu hồi, tái chế và sử dụng lại  13   VI. TRỒNG CÂY XANH ĐỂ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG ĐẤT  13   6.1. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn  13   6.2. Trồng cây chịu hạn  13   6.3. Trồng cây chống thoái hóa đất  13   6.4. Dùng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc  14   6.5. Trồng lau sậy  14   VII / KẾT LUẬN  14   TÀI LIỆU THAM KHẢO  16   Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG CÂY XANH ĐỂ CẢI TẠO ĐẤT I/ Đặt vấn đề Theo nghĩa chung nhất thì “ môi trường” là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Đối với các cơ thể sống thì “ môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đối với con người thì “ môi trường sống của con người “ là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và những cộng đồng con người. Nghĩa là “ môi trường sống của con người” có 3 nội dung: Môi trường là nơi sinh sống của con người Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Môi trường là nơi chưa đựng phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người Sự phát triển kinh tế - xã hội , giữa môi trường và phát triển đương nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhân chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về lại hệ kinh tế. Một hoạt động kinh tế mà chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế , được xem như là hoạt động gây tổn hại đến môi trường. - Các chất thải công nghiệp trong các nhà máy chế biến thực phẩm và các chất thải sinh hoạt cũng thường chứa những sản phẩm độc hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự thải bỏ các chất thải rắn tạo nên nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật mà còn trở thành“ nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Ở Mỹ có 76.000 bãi rác công nghiệp không được thiêu đốt. Ở đan Mạch có tới 3.200 bãi thải trong đó 500 bãi chứa chất thải hóa học v.v… Nhịp điệu thải chất thải của các thành phố ở Nhật Bản hiện nay là 20 triệu tấn/năm.Trên đất nông nghiệp, trong xu thế thâm canh cao đã làm ô nhiễm đất do hóa học và sự thoái hóa chung. Hiện tại, nhân loại đã mất đi 500 triệu ha đất canh tác trong suốt lịch sử của mình. Nếu tốc độ thoái hóa đất trồng trọt là 5-7 triệu ha/năm ( 0,3-0,5%) thì không một chương trình mở rộng diên tích đất nào trong tương lai có thể bù đắp nổi. Những nghiên cứu trong đất của Thụy Điển cho thấy, thời gian từ 1949 – 1954 pH của đất giảm từ 0,5 đến 0,7 đơn vị do mưa axit và chất thải công nghiệp, tương ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ, nghĩa là ½ cation bazơ đã được thay thế bằng H+ và Al+3 . Điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hóa chất Hg, Cr, Cd… thường chứa trong phế thải của ngành luyện kim màu, sản xuất ô tô. Nước thải luyện kim màu có chứa 13mg/l Cu, 10mg/l Pb, 1mg/L Zn đã gây ô nhiễm môi trường đất. Ở Hà Lan, Thomas cho rằng, lượng Cd tăng gấp đôi ( 0,6ppm) năm 2000. Ở trong đất, tính di động gây độc của các kim loại nặng còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự thay đổi điện thế ô xy hóa khử, sự thay đổi pH, số lượng muối và số lượng các phức chất có khả năng hòa tan các kim loại nặng… II/ Môi trường đất và sinh thái Cho tới nay, có rất nhiều định nghĩa về đất. “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời có kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố: hình thành đất gồm : Đá, thực vật, động vật, thí hậu, địa hình, và thời gian”(Đacutraip, 0879). Trải qua một thời gian nhất định dần dần bị phá hủy, vụn nát ra rồi sinh ra đất. Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng, đó là vai trò của con người, con người tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất đất và nhiều khi đã tạo ra hẳn một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên, ví dụ trồng lúa nước.Nếu biểu thị định nghĩa này dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi đất là một hàm số theo thời gian của nhiều biến số, mà mỗi biến số là một yếu tố hình thành đất: Đ = f (Đa, SV,K,Đh,Nc, Ng) t Trong đó,Đ: đất ; Đa: đá ; SV: sinh vật ; K: khí hậu ; Đh : địa hinh ; Nc : nước của đất và nước ngầm ; Ng : hoạt động của con người ; t : thời gian. Theo quan điểm sinh thái học và môi trường thì Winkler (1968) đã xem đất như một vật thể sống, vì trong nó có chứa nhiều các sinh vật : vi khuẩn, nấm, tảo thực vật, động vật… Do đó, đất cũng tuân thủ những quy luật sống, đó là phát sinh, phát triển, thoái hóa và già cỗi. Và tùy thuộc vào thái độ của con người đối với đất mà đất có thể trở nên phì nhiêu hơn, cho năng suất cây trồng cao hơn và ngược lại Thành phần của đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Chất rắn là thành phần chủ yếu, chiếm tới gần 100% khối lượng đất và được chia ra 2 loại: Các chất vô cơ, các chất hữu cơ. Các chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất, tỉ lệ % so với khối lượng khô kiệt của đất thường là 97-98%, 4 nguyên tố đầu là O,Si, Al, Fe đã chiếm tới 93% khôi lượng đất; 5 nguyên tố H, C,S,P, N rất cần cho cây trồng thì trong đá lại chỉ chiếm 0,5%, còn trong đất tỉ lệ của chúng lại cao hơn: C trong đất cao hơn đá 20 lần và N cao hơn 10 lần, chính vì vậy mà đất nuôi sống được cây trồng. Chất hữu cơ của đất chỉ chiếm có vài % khối lượng đất, nhưng lại là bộ phận quan trọng nhất của đất. Ngoài ra trong đất còn có chất khoáng và chất mùn do quá trình phân hủy các chất hữu cơ biến thành những hợp chất vô cơ đơn giản như các loại muối khoáng H2O, CO2, NH3, H2S…còn chất mùn là quá trình tổng hợp các chất kể cả vô cơ lẫn hữu cơ để hình thành một hợp chất cao phân tử mầu đen gọi là mùn. .III/ Ô nhiễm môi trường đất 3.1- Đất là một hệ sinh thái: Nếu xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng thì đất đã tự nó hình thành một nên sinh thái chính, một mẫu hình của một hệ thống mở. Tổ chức của đất là sự thể hiện qua sự phân loại thức ăn của các cơ thể sống với các tác nhân sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. Tác nhân sản xuất là những thực vật bậc thấp và vi sinh vật tự dưỡng như: địa y, rêu, còn các tác nhân tiêu thụ và tác nhân phân hủy là các hệ động vật đất, nấm và vi sinh vật. Tuy nhiên về mặt số lượng và tổng sinh khối thì ở hệ sinh thái đất nhỏ hơn so với các hệ sinh thái khác tồn tại trên trái đất. Tổ hợp cấu trúc thứ tự ở trong đất là các hợp phần không sống như: nước, chất khoáng, chất hữu cơ và không khí. Giống như các hệ sinh thái khác, giữa các yếu tố sống và không sống trong dất luôn xảy ra sự trao đổi năng lượng, vật chất, phản ánh chức năng của một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Ở trong đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng, pH, nồng độ muối, các chất độc và nhiệt độ là những nhân tố giới hạn đối với cây trồng và quần xã sinh vật đất. Trong khi đó, ánh sáng, địa hình không được xem là yếu tố sinh thái giới hạn đối với động vật đất. Hoạt động sản xuất của con người có thể điều chỉnh, tìm được một giới hạn thích hợp cho nhiều loài sinh vật và cây trồng. Giới hạn này còn được gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của môi trường đất. Môi trường đất trong các nhà máy, xí nghiệp là toàn bộ các công trình xây dựng trong khuôn viên của nhà máy bao gồm: Nền nhà, trần nhà, mái nhà của các công trình xây dựng dùng để sản xuất và phục vụ sản xuất Đường đi, vườn cây xanh và các công trình phụ trợ trong khuôn viên của nhà máy. Bãi chứa nhiên liệu, chứa chất thải rắn. Tất cả các khu vực sản xuất và sinh hoạt trong xí nghiệp đều có thể tạo ra chất thải làm ô nhiễm môi trường đất và từ đó gây ra nhiễm độc cho thực phẩm hoặc gây tác hại đến sức khỏe của con người Sự ô nhiễm môi trường đất là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của con người và hệ sinh vật. Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất,cần phải biết được giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm môi trường đất có nghĩa là tìm các biện pháp để điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của quần xã đất. Đây cũng chính là nguyên lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. 3.2- Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất: Con người sử dụng đất trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Ngoài ra, con người còn sử dụng đất vào nhiều mục đích khác như: nơi ở, đường giao thông, kho tàng và mặt bằng sản xuất công nghiệp. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất trong nhà máy bảo quản và chế biến thực phẩm bao gồm: - Phế liệu từ sản xuất các loại thực phẩm - Phế liệu từ máy móc, bao bì - Nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn máy và thiết bị - Rác thải sinh hoạt của con người - Chất tẩy rửa khi vệ sinh công nghiệp - Vi sinh vật, con trùng và ký sinh trùng - Bụi sinh ra trong quá trình sản xuất và từ môi trường. Tất cả những tác nhân này đều tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất. Đó là: + Làm đảo lộn cân bằng sinh thái. + Làm ô nhiễm môi trường đất + Làm mất cân bằng, dinh dưỡng trong đất + Làm thoái hóa đất, phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của đất do sử dụng các máy móc nặng. 3.3 - Ô nhiễm môi trường đất : Ô nhiễm môi trường đất trong các nhà máy chế biến thực phẩm được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm trên. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất Phế liệu từ sản xuất: Nguồn phát sinh chất thải trong công nghệ chế biến thủy sản tập trung chủ yếu trong công đoạn xử lý nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu, mục đích chế biến mà các chất thải rắn phát sinh trong quá trình chế biến là: Đối với chế biến tôm bóc nõn hay bỏ đầu: Đầu, vỏ, chân Đối với chế biến nhuyễn thể: Nội tạng, da mắt Đối với chế biến cá: Vây, vảy, đầu, nội tạng, xương Đối với sản xuất nước mắm: Bã ủ chượp Ngoài ra, một lượng nhỏ chất thải rắn phát sinh trong quá trình bao gói sản phẩm. Quá trình sinh hoạt của công nhân như vỏ hộp, túi nilon, phế thải thực phẩm. 3.3.1.1. Phế liệu từ cơ sở chế biến thủy sản: Lượng chất thải rắn trong các cơ sở chế biến thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính nguyên liệu như chủng loại, kích thước, độ tươi của nguyên liệu cũng như trình độ về công nghệ, thiết bị sản xuất. Lượng phế thải trung bình được nêu trong bảng sau: Bảng 1. Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất một số sản phẩm TT  Loại sản phẩm  Lượng CTR phát sinh, tấn/tấn SP   1  Tôm nõn đông lạnh  0,5   2  Mục đông lạnh  0,5   3  Mực philê đông lạnh  1,5   4  Cá philê đông lạnh  1,85   5  Cá hộp  1,7   6  Tôm hộp  1,2   7  Tôm, cá khô  1,6   8  Mực khô  0,7   9  Nước mắm (1000 lít)  0,3   10  Aga  6   11  Nhuyễn thể hai mảnh vỏ  4   Quá trình chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ và Aga, lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất từ 4 – 6 tấn/tấn sản phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở sản xuất cũng như đặc tính nguyên liệu, chất thải rắn có thể thu hồi và sử dụng vào các mục đích khác nhau. Với chất thải rắn phát sinh trong quá trinh chế biến cá, tôm, mực có thể tận thu bán cho các hộ gia đình làm thức ăn gia súc. Một số địa phương có nhiều cơ sở chế biến thủy sản với công suất tương đối lớn có thể thu mua sản xuất thức ăn gia súc với chất lượng cao, tận thu được một lượng đáng kể Prôtêin, Lipit. Phế liệu từ máy móc, bao bì: - Ô nhiễm do các mảnh vỡ khi thiết bị, máy móc, dụng cụ bị hư hỏng Thiết bị, máy móc, dụng cụ được sử dụng trên dây truyền sản xuất được làm bằng các chất liệu khác nhau. Ngoài thép không gỉ, Al. Fe, người ta còn sử dụng các chất liệu khác như chất dẻo, gốm sứ, thủy tinh, gỗ, men sứ… với mục đích chống ăn mòn hóa học, cách nhiệt, giảm khối lượng thiết bị, hoặc tạo điều kiện cho quá trình gia công dễ dàng. Lâu ngày, chúng thường bị hư hỏng như rạn nứt bề mặt, gẫy… và điều này thường tạo ra các mảnh vật liệu có kích thước khác nhau. VD: bề mặt các nồi nấu hoặc các cánh khuấy thường được làm bằng thủy tinh hoặc tráng men để chống ăn mòn hóa học. Dùng lâu ngày, bề mặt tráng men hoặc thủy tinh có thể bị rạn nứt và tạo ra nhiều mảnh cứng và nhiễm vào thực phẩm. Ô nhiễm do bao bì bị hư hỏng Bao bì thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm vật lý cho thực phẩm. Bao bì ở dạng hộp thường làm bằng sắt tráng ( sắt mạ thiếc hoặc mạ Cr ), thường bị han gỉ Gỉ sắt và các mảnh thiếc mạ có thể bị bong ra và nhiễm bào thực phảm. Màng Al mỏng và màng giấy xenlulo dùng để gói thực phẩm như bánh kẹo, bơ, mứt… có thể bị rách và dính trên bề mặt sản phẩm. Bia, rượu, nước giải khát thường được đóng trong chai, lọ bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Khi đóng gói, bao bì loại này có thể bị vỡ và tạo ra những mảnh cứng, sắc và nhọn, khi nhiễm vào thực phẩm, sản phẩm bị nhiễm độc. Như vậy bao bì thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra sự nhiễm độc cho sản phẩm, là môi trường thuận lợi cho ruồi, muỗi các loài gậm nhấm phát triển. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nước không khí, làm tổn hại đến chất lượng môi trường xung quanh. 3.3.2. Vi sinh vật, côn trùng và ký sinh trùng Vi sinh vật và các độc tố của chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất, trong đó thực phẩm có nguồn gốc thịt, cá là thức ăn dễ nhiễm độc, do đó chúng dễ gây ngộ độc. Theo số liệu thống kê tại nước ta, vi sinh vật là lý do của trên 50% các vụ ngộ độc thực phẩm ( vụ ngộ độc thực phẩm là trường hợp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm, tại cùng một địa điểm và thời giam, hoặc trường hợp có một người mắc phải và bị tử vong). Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào cơ thể sinh vật đang sống khác. Ký sinh trùng sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể sinh vật chủ để sống và phát triển. Động vật ký sinh trong trực phẩm thường gặp trong thịt lợn là Trichinella spiralis hoặc trong cá là Anisakin ematodes. Động vật ký sinh dễ bị tiêu diệt khi nấu hoặc để lạnh thực phẩm chứa chúng. Tuy vậy, trong quá trình bảo quản thực phẩm qua một số sinh vật trung gian khác như ruồi, nhặng, gián, mối. Ô nhiễm thực phẩm so các loài gặm nhấm, côn trùng, sâu bệnh: loại gặm nhấm, côn trùng, sâu bệnh gây hại bao gồm cả chim, loài gặm nhấm và công trùng gây ô nhiễm trong quá trình bảo quản và sản xuất thực phẩm. 3.3.3. Chất thải rắn từ cơ sở chế biến thủy sản: Hoạt động chế biến thủy sản có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy sinh học. Lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom tập trung đúng quy đinh sẽ gây ô nhiễm môi trường: Làm tăng tải lượng ô nhiễm trong nước thải: Các phế liệu từ quá trình chế biến thủy sản nếu không được thu gom kịp thời, khi vào dòng nước thải sẽ làm tăng tải lượng ô nhiễm hữu cơ của dòng thải. Làm ô nhiễm môi trường không khí: Do quá trình phân hủy chất thải rắn phát sinh các hơi khi có mùi khó chịu, độc hại như Amoniac, Metsn, Indol, Scatol, Hudrosunfua… làm ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nguy cơ lan truyền dịch bệnh cho con người: Nếu không được xử lý kịp thời, chất thải rắn sẽ là nơi phát sinh và cư trú của nhiều động vật lan truyền dịch bệnh cho con người. IV/ Đánh giá chất lượng môi trường đất Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất Chỉ tiêu  Đơn vị  Giới hạn  Chỉ tiêu  Đơn vị  Giới hạn   pH  -  6-9  Cu  mg/kg  100   Tổng chất hữu cơ  %   Zn  mg/kg  300   Độ chua  mg/kg   Cd  mg/kg  -   T-N  %   Hg  mg/kg  300   T-P  %   Pb  mg/kg    T-C  %   As  mg/kg    Cl-  %   Trừ sâu  mg/kg    SO42-  %    mg/kg    Thành phần của đất có quan hệ mật thiết tới chất lượng nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm tại khu vực đặt nhà máy.Cho nên để thuận lợi cho công việc đánh giá, người ta chia ô nhiễm đất thành 2 loại: ô nhiễm do tự nhiên hay ô nhiễm do nhân tạo - Ô nhiễm tự nhiên: Nhiễm phèn, nhiễm mặn, sói mòn chất dinh dưỡng. Ô nhiễm tự nhiên do thiên tai núi lửa, động đất làm phun trào các lớp magma làm thay đổi các lớp địa chất , làm vỡ rạn các lớp đất mặn; Lũ lụt làm rửa trôi các lớp màu mỡ của đất, làm xói mòn, rửa trôi, sạt lở và hình thành kết vón, đá lẫn. Quá trình xói mòn là nguy hại nhất đối với tài nguyên đất miền núi, làm mất tầng đất mặt, mất chất dinh dưỡng và làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, các sự cố về nứt đất, sụt đất xảy ra gây thiệt hại lớn - Ô nhiễm nhân tạo: Do nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, trong công nghiệp thực phẩm ô nhiễm đất chủ yếu do: các chất thải hữu cơ sẽ sinh ra các vi sinh vật chủ yếu là hiếu khí, nghiên cứu cho thấy VSV trong đất cao hơn rất nhiều so với trong không khí. 4.1. Các chất thải vô cơ trong đất Trong đất hầu như có tất cả các chất hữu cơ trong tự nhiên tồn tại, tuy nhiên do nguyên nhân nào đó đất bị ô nhiễm làm cho nồng độ của một hay nhiều chất nào đó tăng quá mức, khi đó đất bị ô nhiễm. Đất ô nhiễm chủ yếu do nguồn nước chải của nhà máy ngấm vào đất. Thường thì các chất thải có trong nước sẽ có mặt trong đất do hiên tượng thẩm thấu. Tùy khu vực, tùy cơ sở sản xuất đặt tại đó mà các chất thải có trong đất khác nhau. Thường thì các chất thải vô cơ trong đất là các chất rắn lớn như: vỏ chai, cỏ hộp, nilon, bia carton… 4.2. Các chất thải hữu cơ trong đất Các chất thải hữu cơ cũng phụ thuộc vào khu vực đặt nhà máy, vào sản phẩm mà các nhà máy sản xuất. Các chất thải hữu cơ đa số là các chất giàu carbon, giàu nitơ… 4.3.Các chất thải lỏng Tại khu vực đặt nhà máy thực phẩm thì các chất thải lỏng là chủ yếu: chủ yếu là nước vệ sinh, nước rửa… Thành phần của nước thải rất giàu các chất hữu cơ nên rất dễ bị ô nhiễm nếu không có quá trình xử lý thích hợp. 4.4. Các chất độc vô cơ và hữu cơ Các chất độc cô cơ trong đất chủ yếu là các kim loại nặng như: Hg, Fe, Cu, Pb… Các chất độc hữu cơ trong đất có thể là do VSV sinh ra hoặc do chất thải : thuốc sâu, dioxin… VD: Pb. Chì chủ yếu đi vào cơ thể con người qua đường thực phẩm, hô hấp. Nguồn phát tán chì hiện nay chủ yếu do Pb có trong thành phần của xăng. Ta thấy hàng ngày trong tổng số 225µg Pb được đưa vào cơ thể người thành thị, có 200µg Pb được bài tiết và 25 µg Pb được giữ lại trong xương, gan, thận. Khi chì được trữ lại trong cơ thể người tới một hàm lượng nhất định nó sẽ bắt đầu gây tác hại tới hệ thần kinh trung ương, thận, cơ bắp, bộ phận sinh sản và hệ thống máu. Ví dụ chì gây ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hồng cầu dẫn tới bệnh về máu. Trong quá trình tổng hợp hồng cầu, pha quan trọng là chuyên axit delta aminolevunic thành potpho bilinogen. Sự có mặt của chì sẽ ngăn cản quá trình này. Và kết quả là phá vỡ quá trình tổng hợp hồng cầu, do đó ảnh hưởng tới việc vận chuyển oxy cho quá trình trao đổi chất, ngăn cản quá trình sản sinh năng lượng duy trì sự sống. Mặt khác nhờ tính chất tương tự của chì với can xi mà chì có thể tích tụ được trong xương, sau đó liên kết với phốt phát trong xương gây nên ảnh hưởng độc hại khi được vận chuyển tới các mô mềm. Nhiễm độc chì còn có thể gây nên bệnh xạm da. 4.5. Các vi sinh vật Thường các khu sản xuất thực phẩm độ ẩm và thành phần đất rất thích hơp cho sự tồn tại và phát triển các loại vi sinh vật. Vi sinh vật trong đất rất đa dạng và phong phú đa số là có lợi cho các quá trình sinh học trong đất. Các vi sinh vật trong đất có thể do nhiễm từ các khu vệ sinh của công nhân, từ các chất thải của động vật, các chất thải của các nhà máy giết mổ, thủy sản… Vi sinh vật trong đất có 5 nhóm chính: nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Chúng còn gọi là các động vật phân giải. Nhóm nấm: Asperillus, Penixilium, Trichoderma, Chaetomium, Alternaria, Rhizoctonia,… Nhóm xạ huẩn: strepromyces có nhiều loại tiết ra kháng sinh chống lại các sinh vật khác. Nhóm vi khuẩn: Chia thành các loại nhỏ sau: + Vi khuẩn hiếu khí sống nơi cao ráo, thoáng. + Vi khuẩn yếm khí: Xuất hiện t rong đất ngập nước. + Vi khuẩn phân hủy cenlulo: Clostridium, Myrothecium… + Vi khuẩn hóa Amon: Pseudomonas, Bacillus,... + Vi khuẩn hóa nitrat 4.6. Côn trùng và ký sinh trùng Bao gồm các loại sau: Nhóm động vật to: chiều dài trên 1cm như: giun,… Nhóm động vật nhỏ: chiều dài từ 0.2-1cm Nhóm động vật cực nhỏ: nhỏ hơn 0,2cm. Các loại được nghiên cứu gồm: Trùng, kiến, mối, ốc, tiêm trùng, sán,… * Sự tương tác qua lại giữa môi trường: khí-nước-đất Môi trường đất – nước – không khí có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Khi môi trường bị ô nhiễm thì khả năng lây nhiễm cho các môi trường khác, nhưng mức độ tác động qua lại giữa chúng khác nhau. Ví dụ: khi đất bị ô nhiễm thì sẽ làm cho nước bị ô nhiễm cao hơn là khi tác động lại môi trường khí. V/ Biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất 5.1. Làm sạch cơ bản: Tránh làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm hoặc nước bề mặt.Tăng cường điều hòa chất phế thải cả về số lượng và chất lượng xử lý chất phế thải theo qui định quy hoạch đã chọn. Một hệ thống xử lý thường gồm các bộ phận sau: Xử lý bằng kết tủa, chiết những phốt phát ra bằng vôi, khử nitơ bằng cách làm thoáng khí NH3 , lọc qua những môi trường khác nhau, khử những chất hữu cơ bằng cách hấp phụ trên than hoạt tính. Hiện nay, xu thế áp dụng phương pháp nung cháy thành tro các chất phế thải khó xử lý nhất trước khi thải vào đất ngày càng cao. 5.2. Khử những chất thải rắn: Những chất thải rắn chứa lượng lớn giấy, bìa, đồ thủy tinh và những vật liệu đóng gói, giấy, bìa, nhựa, cao su, carton, chổi, vật thải có nguồn gốc động vật, thực vật… nhưng độ trơ của chúng thì giảm( OMS,1967). Những thiết bị xử lý dùng một hay nhiều những kỹ thuật như: lựa chọn, đốt cháy, trộn phân, phun, nghiền, làm đặc. 5.3. Phương pháp tập trung và thải bỏ: Sự tăng lên nhanh chóng về thể tích những chất thải tạo ra những khó khăn về sắp xếp, thu gom vào bãi chứa cục bộ, ở một số nước trên thế giới dùng dẫn chuyền khí động lực trong việc vận chuyển những chất thải bằng những ống dẫn giảm đến mức tối thiểu sự tiếp xúc giữa người với chất thải. 5.4. Thu hồi, tái chế và sử dụng lại: Những phế vật quý như nhôm, thủy tinh, sắt, giấy, nhựa, poolyeetilen… đã được tái chế lại, các phế thải nông lâm ngư nghiệp được ủ và chế biến thành phân bón… VI/ Trồng cây xanh để cải tạo môi trường đất. Đất đai của Việt nam nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, khoáng hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, màu mỡ ruộng đất dễ bị thoái hóa, môi trường đất rất nhạy cảm với mọi sự biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Thêm vào đó, thực trạng của các khu công nghiệp, các cơ sở chế biến, các ngành hóa chất… bị ô nhiễm từ nhẹ đến nghiêm trọng, mà hậu quả là môi trường đất, nước, không khí ở xung quanh các nhà máy, và các đô thị bị ô nhiễm, việc tăng diện tích đô thị sẽ làm giảm diện tích cây xanh, mặt nước do đó làm tăng nhiệt độ không khí, đô thị hóa mạnh thì giao thông vận tải phát triển, làm tăng khí thải, bụi chì….thì việc trồng cây xanh là một giải pháp để cải tạo môi trường đất. 6.1. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn: đảm bảo nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm cường độ xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo tồn quỹ gen. Rừng điều hòa dòng chảy, giảm cường độ lũ vì rừng giữ nước mưa, hạn chế tốc độ dòng chảy bề mặt, tăng độ thấm, chuyển nước mặt thành nước ngầm, nhờ vậy tăng dòng chảy trong mùa khô. Đất rừng ngấm thấm 4 – 5 lần lớn hơn so với đất trồng …. 6.2. Trồng cây chịu hạn: như phi lao, keo lai, tràm ven biển ngăn cát bay, cát nhảy, cát phủ các lớp đất canh tác màu mỡ trồng cây, chúng còn chống sói lở bờ biển, chắn sóng biển đưa nước biển vào gây ô nhiễm môi trường đất trồng trọt. 6.3. Trồng cây chống thoái hóa đất: Cây Cốt khí, muồng hoa vàng, cây đậu láp lốp để phân ly, đưa chất hữu cơ vào đất, chống thoái hóa đất. 6.4. Dùng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc: để nước thải được tưới lên đất canh tác. Các chất thải được thẩm và giữ lại trong đất. sau đó được các vi sinh vật phân hủy và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng. Nước được cây sử dụng, phần còn lại sẽ chảy vào hệ thống tiêu nước hoặc bổ sung vào mương dẫn, phân phối và điều tiết nước hoặc chảy vào nguồn nước ngầm. 6.5. Trồng lau sậy: Gần đây, ở một số nước ( Đức, Anh, Ấn độ…) đã sử dụng cánh đồng lau sậy để xử lý nước thải.Phương pháp này do giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khi nghiên cứu khả năng phân hủy các chất hữu cơ của cây, ông nhận thấy ưu thế của phương pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy. Không như các cây khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một cơ chế chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh được vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân hủy hóa học. Số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật ( aeroten ), đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 – 100 lần. Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt ( với các thông số như amoni,nitrat, phosphats, BOD5,COD,coliform) đạt tỷ lệ phân hủy 92 -95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa kim loại nặng thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm đạt 90 – 100%. Cánh đồng lau sậy có cấu tạo gồm: Trên cùng là lau sậy được trồng trên lớp đất và tiếp theo là cát sỏi. Nước thải được bơm vào bãi thẩm qua “ bộ lọc” là tẩm thảm rễ lau sậy, sau đó tiếp tục thẩm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Tải trọng lọc khoảng 800 – 1200 m3/ha/ngày đêm. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Độ pH và các chỉ số sinh hóa ổn định cho phép vi sinh vật hoạt động bình thường, riêng chất rắn lơ lửng đạt loại A ( 50 mg/l ). VII / Kết luận: Việt nam cũng như các nước khác, những vấn đề môi trường luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển phát triển kinh tế xã hội. Sau hơn 30 năm chiến tranh tàn phá và do khai thác không hợp lý, nên tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm. Việt nam đang đứng trước những thách thức về môi trường, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Luật bảo vệ môi trường của nước ta ra đời là cơ sở pháp lý cao nhất để đáp ứng những yêu cầu đó và các biện pháp để bảo vệ tốt môi trường Việt Nam đã được đề cập tới trong bản kế hoạch quốc gia bao gồm: - Việc giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về môi trường ở mọi cấp học và trong nhân dân nhằm tạo nên một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, làm cho nhân dân nhận thức rằng, môi trường là sự nghiệp chung của mọi người, cần phải ra sức bảo vệ nó. - Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ cấp Trung ương xuống các địa phương để thực hiện chức năng Nhà nước trong việc lập kế hoạch, đề xuất chính sách, xây dựng tiêu chuẩn môi trường, ban hành luật pháp, kiểm soát môi trường. - Xây dựng chính sách và luật pháp về môi trường, gắn luật môi trường với các luật pháp hiện hành khác liên quan đến vấn đề môi trường. Ưu tiên cho việc xây dựng các chính sách và luật pháp thích ứng về môi trương. Phải đảm bảo, cân nhắc đến các yếu tố môi trường khi lập kế hoạch cho các dự án phát triển kinh tế - xã hôi, nhất là việc sử dụng tổng hợp trong quá trình công nghiệp hóa. - Thiết lập hệ thống quan trắc quốc gia để thu thập số liệu môi trường. Các trạm quan trắc này phải được trang bị tốt về máy móc thiết bi, để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình. - Tổ chức nghiên cứu về môi trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học về môi trường phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách về kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên thiên nhiên theo hướng lâu bền. Trong nghiên cứu cần đẩy mạnh hơp tác quốc tế vì vấn đề môi trường hiện nay không giới hạn ở một quốc gia, mà mang tính chất quốc tế rõ rệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT. 2004.Kỷ yếu Hội nghị khoa học Công nghệ thực phẩm và Bảo vệ Môi trường TP.HCM. 2. Hoàng Kim Cơ và các tác giả khác. 2001 Kỹ thuật môi t rường. NXB khoa học và Kỹ thuật Hà Nội-. 3. Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2006. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia . Nguyễn Trinh Hương. Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động. Môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề ở Việt Nam. Tạp chí Bảo vệ Môi trường. 8/2006 5. Lê Văn Khoa.1992. Ô nhiễm môi trường đất. Hội thảo của Hội khoa học đất Việt Nam tháng 4 -1992 6. Hoàng Hòe, 1994. Tình hình Rừng Việt Nam. Kết quả của việc trồng rừng và những vấn đề tồn tại. Bài giảng dùng cho lớp sau đại học về môi trường . Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 7. Hội thảo Quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. 9 – 10/1/1995 8. Nguyễn Văn Bộ. 1997. Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón. Hội thảo về phân bón và môi trường. Hà Nội, tháng 1/1997 9. Trương Văn Lung, Nguyễn Ngọc Thanh. Thăm dò một số phương pháp sinh học để xử lý nước thải từ quá trình sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Nam. Đại học Khoa học Huế. In trong Hội nghị CNSH toàn quốc 2003 10. Ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô. Báo Hà Nội mới, 18/5/2006 11. Sở giao thông công chính Hà Nội, Công nghệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nilon và chất thải hữu cơ. Báo cáo chuyên đề - 2005 12. Viện khoa học và Công nghệ Môi trường - ĐH Bách khoa Hà Nội.2000. Khảo sát đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường một số làng nghề thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện, quản lý môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ nhiễm môi trường đất và biện pháp sử dụng cây xanh để cải tạo môi trường.doc
Luận văn liên quan