Phân biệt quản lý và lãnh đạo - Thực tế tại Việt Nam

Nói một cách hình thức, thì ở Việt Nam cũng có phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý, theo mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”. Nhưng đi vào chi tiết hơn, thì những người đáng nhẽ phải là lãnh đạo (ví dụ viện trưởng một viện nghiên cứu) thì lại thành quản lý, còn người đáng nhẽ làm chức năng quản lý (ví dụ trưởng phòng tổ chức) thì có khi lại thành lãnh đạo. Tức là các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi bị đảo lộn, và một bộ máy như vậy sẽ không có hiệu quả cao. Tại một số Viện nghiên cứu của nước ta, Ban Lãnh đạo hiện tại (nơi thông qua các quyết định quan trọng nhất của Viện, khi mà bỏ phiếu thì mỗi người trong Ban được 1 phiếu) chỉ có khoảng 1/3 số người lã những người lãnh đạo theo nghĩa tôi đưa ra trong bài này (tức là các Viện trưởng của các phân viện, tạm công nhận là các nhà khoa học có uy tín), còn lại là những người quản lý (ví dụ trưởng phó phòng các ban bệ khác nhau, nhưng không phải là các chuyên gia về khoa học). Một Ban Lãnh đạo như vậy thì yếu về tầm nhìn và định hướng khoa học, và dễ đưa ra các quyết định nặng mầu sắc chính trị hơn là các quyết định có lợi cho sự phát triển khoa học của Việt Nam. Cấu trúc lãnh đạo / quản lý bất hợp lý như vậy, theo tôi là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển khoa học ở Việt Na m.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt quản lý và lãnh đạo - Thực tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO Phân biệt quản lý và lãnh đạo. Thực tế tại Việt Nam Học viên : Đinh Thị Phương Hoa SBD : 36 Lớp : QTKD K6.2 Giảng viên :TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội, 07/2010 1 Lời mở đầu Những từ lãnh đạo, quản lý thường được nói đến hàng ngày, tuy nhiên ý nghĩa và nội dung của những từ đó không phải ai cũng chú ý và nắm chắc. Những nhà nghiên cứu lý thuyết về “lãnh đạo học” và “quản lý học” không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Tôi chọn đề tài: “Phân biệt quản lý và lãnh đạo. Thực tế tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu những sự giống nhau và khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo. Bài t iểu luận gồm 2 phần: I. Khái niệm chung về lãnh đạo và quản lý. II. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý 2 Mục Lục I. Khái niệm chung về lãnh đạo và quản lý. .............................................. 3 1. Khái niệm lãnh đạo và quản trị................................................................................. 3 2. Phẩm chất của nhà quản lý, lãnh đạo. ..................................................................... 4 3. Vai trò của nhà quản lý, lãnh đạo. ........................................................................... 5 II. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý..................................................... 9 1. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý về mặt khoa học ............................................ 9 2. Phân biệt về lãnh đạo và quản lý tại Việt Nam ..................................................... 11 3 I. Khái niệm chung về lãnh đạo và quản lý. 1. Khái niệm lãnh đạo và quản trị. 1.1. Lãnh đạo:  Định nghĩa: Lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho người khác làm việc chăm chỉ và hiệu quả.  Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là: + Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên ở mức độ cao nhất + Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và giám sát nhân viên thực hiện. + Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thoả mãn cao nhất trong công việc. + Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc + Làm gương trong mọi sự thay đổi + Uỷ quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên trên các nội dung sau:  Tầm nhìn: Bất kỳ một nhà lãnh đạo giỏi nào cũng có cảm giác tốt về mục tiêu và có khả năng đưa ra mục tiêu đó.  Chủ trương: Chủ trương là cái liên kết mọi người với nhà lãnh đạo, là cái mà trong một nhà lãnh đạo hiệu quả thì luôn đi cùng với tầm nhìn.  Sự tin cậy: Mọi người sẽ không đi theo nhà lãnh đạo trừ khi anh ta cho họ cho thấy sự nhất quán và kiên định.  Sự bình dị: Những nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bản thân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải là buộc nhân viên làm việc cho mình.  Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt không làm rối tung mọi vấn đề như thể thế giới sắp sập đến nơi khi có một vấn đề rắc rối nào đó xảy ra. Họ sẽ đưa ra những câu kiểu như “Chúng ta có thể giải quyết việc này”.  Rõ rang: Những lãnh đạo thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề. Họ không làm cho nó trở nên phức tạp. 4  Tự chủ: Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ không cố gắng “uốn” mình để trở thành những người không phải là họ. 1.2. Khái niệm quản lý  Định nghĩa: Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên.  Nhiệm vụ cơ bản của quản lý  Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các kế hoạch hành động.  Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.  Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.  Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức). Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra). 2. Phẩm chất của nhà quản lý, lãnh đạo. Người lãnh đạo, quản lý cần có các tố chất:  Có học vấn cao, có kinh nghiệm về chuyên môn và về đời sống xã hội  Linh hoạt  Có nghị lực, suy nghĩ lành mạnh, sáng suốt  Trung thực, có sức khỏe tốt.  Trí tuệ cao, có năng lực đạt được mục tiêu đề ra  Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân  Có khả năng đóng vai trò là một cố vấn và tư vấn sáng suốt  Có tính tự tin, bình tĩnh khi gặp rắc rối về quan hệ hoặc khi có sự cố về tổ chức. 5  Có tính kiên trì, thần kinh vững và có chí theo đuổi mục đích đến cùng, thái độ giao tiếp niềm nở, thân mật nhưng dứt khoát với mọi người. 3. Vai trò của nhà quản lý, lãnh đạo. 3.1. Vai trò của lãnh đạo a. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Chịu trách nhiệm trước pháp lý: Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật, thì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp: Là người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo. b. Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. · Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp: nhà lãnh đạo là người vẽ ra đường lối, mục tiêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Họ đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi, và tập trung vào việc thay đổi hành vi. Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại đương đầu với những tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình, vì vậy họ thường coi những việc khó khăn mà nguời khác tránh là những cơ hội tốt để mình thử sức và chinh phục. · Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó. Họ vạch ra chiến lược và thực hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 6 · Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền làm việc. Họ động viên những người dưới quyền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài. c. Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến. · Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các phòng, ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ thu thập, phân tích xửa lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh hiểu tình hình hoạt động của nhau. Jeiny lãnh đạo ITT bao gồm 250 chi nhánh nằm ở nhiều nước trên thế giới, nhưng chưa bao giờ ông mất liên lạc với bất kỳ môt chi nhanh nào. Ông quy định mỗi tháng các giám đốc chi nhánh phải gửi cho ông một bản báo cáo dài 20 trang trình bày và phân tích cụ thể tình hình kinh doanh của chi nhánh mình. ITT cũng cho họp các giám đốc chi nhánh theo định kỳ. Tại cuộc họp đó, họ thảo luận về những vấn đề chung, vấn đề thuộc chi nhánh của mình và vấn đề thuộc chi nhánh anh me. Thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, nên các chi nhánh ITT hoạt động, phát triển độc lập, nhưng luôn nằm trong một khối thống nhất. Điều đó làm lên sức mạnh của ITT · Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên itếcp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan chính quyền. Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết. Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp. Ở đó họ không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo lập quan hệ xã hội rộng. d. Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp 7 Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu itết. Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường. Nhà lãnh đạo đưa ra con đường cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp. Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp. Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh nghiệp. Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới đâu. Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục tiêu. 3.2. Vai trò của quản lý: Henry Mintzberg nghiên cứu các hoạt động của nhà quản lý và cho rằng mọi nhà quản lý đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và được phân thành 3 nhóm như sau: a. Nhóm vai trò quan hệ với con người Nhóm vai trò quan hệ với con người bao gồm: - Khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ với người khác một cách hiệu quả. - Vai trò đại diện gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị, - Vai trò lãnh đạo đòi hỏi việc xây dựng mối quan hệ với cộng sự , tiếp xúc và thúc đẩy họ làm việc, - Vai trò liên hệ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài tổ chức. - Vai trò quan hệ với con người giúp các nhà quản trị xây dựng mạng lưới làm việc cần thiết để thực hiện các vai trò quan trọng khác. b. Nhóm vai trò thông tin 8 - Vai trò thông tin gắn liền với việc tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin sao cho nhà quản trị thể hiện là trung tâm đầu não của tổ chức. - Vai trò thu thập thông tin là nắm bắt thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - Vai trò truyền đạt hoạt động theo 2 cách: + Thứ nhất, nhà quản lý truyền đạt những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài đến các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, những người có thể sử dụng những thông tin này; + Thứ hai, nhà quản lý giúp truyền đạt những thông tin từ cấp dưới này đến cấp thấp hơn hoặc đến các thành viên khác trong tổ chức, những người có thể sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Trong khi vai trò truyền đạt cung cấp thông tin cho nội bộ thì vai trò phát ngôn phổ biến thông tin cho bên ngoài về những vấn đề như kế hoạch, chính sách, kết quả hoạt động của tổ chức. Do đó, nhà quản lý tìm kiếm thông tin trong vai trò giám sát, truyền đạt thông tin với nội bộ và sau đó kết hợp việc cung cấp thông tin quan trọng theo yêu cầu của vai trò quyết định. c. Nhóm vai trò quyết định Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ra những quyết định quan trong có ảnh hưởng đến tổ chức. Có 4 vai trò mô tả nhà quản lý là người quyết định. - Vai trò cách tân hay còn gọi là vai trò doanh nhân, là người luôn ở điểm gốc của mọi thay đổi và cải tiến, khai thác các cơ hội mới. - Vai trò thứ 2 trong nhóm này là vai trò xử lý các tình huống: gắn liền với việc đưa ra các hành động kịp thời khi tổ chức phải đối mặt với những biến cố bất ngờ, những khó khăn không lường trước được. - Vai trò thứ ba là phân phối các nguồn lực của tổ chức. Cuối cùng, vai trò đàm phán thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng đàm phán ký kết các hợp đồng, ảnh hưởng tùy theo các lĩnh vực trách nhiệm của nhà quản lý. Trong các cuộc tiếp xúc làm ăn, nhà quản lý phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao. Làm ăn thời mở cửa đa phần là các cuộc tiếp xúc, muốn thành đạt phải học cách thương lượng. Mềm dẻo kết hợp với cứng rắn và cương quyết, lý trí cùng với nhân bản là bí quyết thành công trong thương lượng với đối tác. - Vai trò của doanh nhân (nhà kinh doanh): Khuyến khích sự đổi mới 9 Ðổi mới là sự khởi đầu một ý tưởng mới được áp dụng cho quá trình tiến triển của công việc, sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình đổi mới, cải t iến gắn liền với vai trò của những người đứng đầu trong doanh nghiệp, cụ thể như gắn liền với sự tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh. Tuy nhiên, thúc đẩy sự cải tiến, đổi mới trong doanh nghiệp đòi hỏi phải kết hợp những nỗ lực của các thành viên. Hiếm khi có sự cải tiến, đổi mới thành công lại là kết quả lao động duy nhất của một người. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, quá trình đổi mới cải tiến thường diễn ra ở những nơi mà ở đó các cá nhân ở các cấp độ khác nhau thực hiện 3 loại vai trò khác nhau của doanh nhân: Người khởi xướng ý tưởng, Người tài trợ (đỡ đầu) và là người phối hợp hoạt động. + Người khởi xướng ý tưởng: là người phát hiện ra những ý tưởng mới hoặc tin tưởng vào giá trị của những sáng kiến và ủng hộ nó mặc dù phải đương đầu nhiều khó khăn trở ngại. Chúng ta thường cho rằng những người cách tân là người sáng tạo, dám chấp nhận những mạo hiểm rủi ro. Họ thường là những người ở các cấp thấp hơn trong tổ chức, người phát hiện ra vấn đề và biết đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, sự sáng tạo cần thiết phải có các loại vai trò kế tiếp. + Người tài trợ: Một người quản trị cấp giữa nhận biết những điểm quan trọng về những sáng kiến của tổ chức, từ đó giúp tìm kiếm nguồn tài chính cần thiết cho việc phát triển cải tiến và thúc đẩy các bước tiến hành thực sự. Ðổi mới trong tổ chức không thể thiếu sự hiện diện của người tài trợ, tuy nhiên việc thực hiện những đổi mới đó còn phụ thuộc vào vai trò thứ ba- Người phối hợp hoạt động + Người phối hợp: Là người quản trị cấp cao, người ủng hộ cho sự cần thiết phải đổi mới, cung cấp tài chính cho các hoạt động cải tiến, khuyến khích, nâng đỡ và tôn trọng, bảo vệ các sáng kiến cải tiến của các thành viên. Việc cải tiến thường vấp phải các cản trở của lề lối cũ và nó thường khiến cho những người quen thói thủ thường e ngại. Người phối hợp sẽ đảm nhận vai trò cân bằng các thế lực sao cho các sáng kiến cải tiến có thể được thực hiện. Thông qua việc thực hiện vai trò phối hợp, các nhà quản lý sẽ khuyến khích, thúc đẩy việc cải tiến, đổi mới. Thiếu một trong ba vai trò thì sự đổi mới,cải tiến khó có thể thực hiện được. II. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý 1. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý về mặt khoa học 10 Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, tuy nó hay được (bị) đổ đồng, lẫn lộn với nhau. Nếu ta ví một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một viện khoa học, một Bộ, v.v.) như là một sinh vật, thì phần lãnh đạo có thể ví như phần hồn (hay hệ thần kinh), còn phần quản lý như phần thân (hay các bộ phận còn lại) của sinh vật đó. Tất nhiên cả hai phần đều quan trọng: nếu chỉ có thân mà không có hồn thì là “cái xác không hồn”, còn nếu thân chết thì hồn cũng chết theo. Tuy nhiên, phần hồn, chứ không phải phần thân, là phần xác định “tư cách” của sinh vật: một người có thể thay gan, thay thận thì vẫn là người đó, nhưng nếu giả sử có cách thay não, lấy não người khác lắp vào, thì thành người khác.  Nói về chức năng công việc, thì lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác nhau.  Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là: o Phân tích tình hình, định hướng, vạch chiến lược o Đưa ra các quyết định quan trọng o Làm điểm tựa về uy tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn người bên ngoài.  Những công việc chủ yếu của quản lý là: o Thực hiện các quyết định của lãnh đạo o Xử lý các công việc day-to-day o Đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru  Ở các tổ chức nhỏ, các việc lãnh đạo và quản lý hay được qui làm một, do cùng một người (ví dụ như chủ một doanh nghiệp nhỏ) đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với các tổ chức lớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý là cần thiết. Có những người có khả năng làm cả hai công việc lãnh đạo và quản lý, và trong các tổ chức lớn cũng có những vị trí đòi hỏi phải làm cả hai việc. Tuy nhiên, hai công việc này đòi hỏi những loại kỹ năng khác nhau  Những điều mà một người lãnh đạo cần có (ngoài việc là một con người có tư cách tốt nói chung) là: o Uy tín cá nhân cao (nếu người bên trong không phục thì khó lãnh đạo, nếu mất uy tín với bên ngoài thì toàn bộ tổ chức mất uy tín theo). o Có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để có thể đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn. o Biết phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý. 11  Người quản lý thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay tầm nhìn xa trông rộng như người lãnh đạo, nhưng ngược lại cần những đức tính như: o Hiểu được và tuân theo các quyết định của lãnh đạo o Có tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, nắm sát các chi tiết (người lãnh đạo có thể không mạnh những điểm này) o Tùy lĩnh vực quản lý mà cần có trình độ chuyên môn tương ứng nhất định. 2. Phân biệt về lãnh đạo và quản lý tại Việt Nam Nói một cách hình thức, thì ở Việt Nam cũng có phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý, theo mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”. Nhưng đi vào chi tiết hơn, thì những người đáng nhẽ phải là lãnh đạo (ví dụ viện trưởng một viện nghiên cứu) thì lại thành quản lý, còn người đáng nhẽ làm chức năng quản lý (ví dụ trưởng phòng tổ chức) thì có khi lại thành lãnh đạo. Tức là các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi bị đảo lộn, và một bộ máy như vậy sẽ không có hiệu quả cao. Tại một số Viện nghiên cứu của nước ta, Ban Lãnh đạo hiện tại (nơi thông qua các quyết định quan trọng nhất của Viện, khi mà bỏ phiếu thì mỗi người trong Ban được 1 phiếu) chỉ có khoảng 1/3 số người lã những người lãnh đạo theo nghĩa tôi đưa ra trong bài này (tức là các Viện trưởng của các phân viện, tạm công nhận là các nhà khoa học có uy tín), còn lại là những người quản lý (ví dụ trưởng phó phòng các ban bệ khác nhau, nhưng không phải là các chuyên gia về khoa học). Một Ban Lãnh đạo như vậy thì yếu về tầm nhìn và định hướng khoa học, và dễ đưa ra các quyết định nặng mầu sắc chính trị hơn là các quyết định có lợi cho sự phát triển khoa học của Việt Nam. Cấu trúc lãnh đạo / quản lý bất hợp lý như vậy, theo tôi là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển khoa học ở Việt Nam. Thực tế cho những người “học giả” lên làm hiệu trưởng các trường đại học lớn ở Việt Nam vẫn tồn tại. Để giải thích cho vấn đề này họ lý luận rằng, dù “không giỏi về chuyên môn”, nhưng có tài quản lý thì làm quản lý đại học cũng tốt chứ sao. Lý luận như vậy, nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng sai ở hai điểm: điểm thứ nhất là chức hiệu trưởng về cơ bản là một chức lãnh đạo chứ không phải quản lý, và người lãnh đạo cần có trình độ cao, uy tín cao, hiểu biết rộng (mà những người chuyên môn đã quá kém thì khó có những thứ đó), và điểm thứ hai (quan trọng hơn) là những người vi phạm đạo đức nghề nghiệp, mua danh bán tước để 12 “leo quan” thì họ có thể mua bán mọi thứ quyền lực, bản thân họ là mầm mống của tham nhũng, làm lãnh đạo hay quản lý công đều nguy hiểm cho xã hội. Trên thế giới, người ta đặc biệt coi trọng sự trung thực trong khoa học. Có nhiều ví dụ về những hiệu trưởng đại học, hay bộ trưởng, dù có đang làm tốt đến đâu, nhưng bị thôi việc khi bị phát hiện có gian lận từ trước. Trong quá trình hội nhập thế giới của Việt Nam, chúng ta cũng cần học tập theo “chuẩn thế giới” về đạo đức nghề nghiệp trong khoa học. Tất nhiên, trình độ khoa học cao không đồng nghĩa với lãnh đạo khoa học giỏi. Điều đó cũng tương tự như trình độ khoa học cao không đồng nghĩa với dạy học hay. Tôi biết có những người làm nghiên cứu rất giỏi, thậm chí được những giải thưởng cao nhất trong khoa học, nhưng khi giảng bải thì rất chán không ai hiểu. Nhưng đó là những ngoại lệ của một qui luật, là có một sự liên quan dương tính rất lớn giữa trình độ khoa học và khả năng giảng dạy. Một người trình độ khoa học cao, nếu chịu khó quan tâm đến việc dạy dỗ và quan tâm xem làm sao để người nghe mình giảng tiếp thu được nhiều nhất, thì có thể dạy hay dần lên. Nhưng một người mà nắm kiến thức đã không vững, thì khó mà dạy tốt được. Trong lãnh đạo khoa học cũng vậy. Không phải ai có trình độ và tầm nhìn trong khoa học đều tự động trở thành người lãnh đạo khoa học giỏi, mà còn cần có tư cách, có thời gian bỏ ra quan tâm đến việc chung và suy nghĩ làm sao để những người khác có thể phát huy khả năng khoa học của họ, v.v. (Ở Việt Nam có những trường hợp đáng tiếc, khi có nhà khoa học có trình độ và quyền lực cao nhưng lại “chia bè kéo cánh” cản bước tiến của nhiều nhà khoa học trẻ tâm huyết, hay có người cả về trình độ và tư cách đều tốt nhưng lại có lúc phát biểu những câu bất lợi cho khoa học như kiểu “làm toán không cần tiền”). Nhưng những người mà trình độ thấp hoặc/và là làm khoa học kiểu vờ vịt không nghiêm chỉnh, thì không có cách gì lãnh đạo khoa học tốt được. (Nơi đâu họ lãnh đạo, thì ở đó có xu hướng sản xuất ra những “nhà khoa học” giống họ). 13 Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng phát triển kỹ năng lãnh đạo: TS. Lê Thị Thu Thủy 2. Giáo trình Hành vi tổ chức: GS. Trần Anh Tuấn 3. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_tlknld_36_dinhthiphuonghoa_qtkd6_2_7184.pdf