Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết

A .MỞ ĐẦU So với những xu hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã xuất hiện thì xu hướng nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng còn quá mới mẻ.Dường như đã thành quy luật, cái gì mới ngay từ đầu thì không dễ dàng được mọi người công nhận.Do vậy, cái mới phải thể thiện được những khả năng ưu việt của mình so với cái cũ và phải đóng vai trò "người mở đường cho nhân loại "thì sớm hay muộn nó cũng trở thành chân lí.Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài : Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết. Đi trên con đường mà các vị tiền bối đã khai phá, chúng tôi không dám hi vọng sẽ đi xa hơn mà chỉ bước theo những dấu chân họ đã bước.Nhưng chúng tôi cũng hi vọng những bước đi của chúng tôi sẽ giúp cho "con đường mới" bớt đi những "ổ gà", "ổ vịt". Với việc sử dụng lí thuyết của ngữ pháp chức năng mà cụ thể là quan hệ Đề - Thuyết làm tiêu chí phân loại tục ngữ- một thể loại văn học kết tinh những tinh hoa của văn hóa và ngôn ngữ dân tộc; chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho mọi người một cách nhìn mới đối với cách hiểu và cảm về một thể loại văn học mà ai cũng yêu mến.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại Học Khoa Học Huế TIỂU LUẬN Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết Giáo viên hướng dẫn:Tiến Sĩ.Bùi Mạnh Hùng Học viên thực hiện:Ngô Tuấn Dũng - lớp cao học học ngôn ngữ -2008 Huế, tháng 12 năm 2008 A .MỞ ĐẦU So với những xu hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã xuất hiện thì xu hướng nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng còn quá mới mẻ.Dường như đã thành quy luật, cái gì mới ngay từ đầu thì không dễ dàng được mọi người công nhận.Do vậy, cái mới phải thể thiện được những khả năng ưu việt của mình so với cái cũ và phải đóng vai trò "người mở đường cho nhân loại "thì sớm hay muộn nó cũng trở thành chân lí.Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài : Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết. Đi trên con đường mà các vị tiền bối đã khai phá, chúng tôi không dám hi vọng sẽ đi xa hơn mà chỉ bước theo những dấu chân họ đã bước.Nhưng chúng tôi cũng hi vọng những bước đi của chúng tôi sẽ giúp cho "con đường mới" bớt  đi những "ổ gà", "ổ vịt". Với việc sử dụng lí thuyết của ngữ pháp chức năng mà cụ thể là quan hệ Đề - Thuyết làm tiêu chí phân loại tục ngữ- một thể loại văn học  kết tinh những tinh hoa của văn hóa và ngôn ngữ dân tộc; chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho mọi người một cách nhìn mới đối với cách hiểu và cảm về một thể loại văn học mà ai cũng yêu mến. B.NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận 1.Các khuynh hướng phân tích cú pháp Tiếng Việt   Trong Việt ngữ học hiện đang tồn tại hai quan niệm bất đồng về việc phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt:  phân tích theo quan hệ chủ - vị hay phân tích theo quan hệ đề - thuyết.  Sự bất đồng này kéo theo những hệ lụy nhất định, gây khó khăn cho việc việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ và như một ngoại ngữ. 1.1 Hướng phân tích theo quan hệ chủ -vị.             Đây là hướng phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt phổ biến ở Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong ngữ pháp nhà trường. Hướng phân tích này chịu ảnh hưởng cách tích phân tích cấu trúc câu theo quan hệ chủ - vị của ngữ pháp truyền thống châu Âu, đặc biệt là ngữ pháp tiếng Pháp. Trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên đi theo hướng này (Trần Trọng Kim 1936, Phan Khôi 1948, Bùi Đức Tịnh 1952), cấu trúc cú pháp của câu thường được mô tả qua khái niệm mệnh đề với nòng cốt là cấu trúc chủ - vị.  Theo Trần Trọng Kim (1936) thì: "phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh đề để lập thành câu" và "câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa lọn hẳn, hoặc do hai hay nhiều mệnh đề". Mệnh đề bao gồm hai thành phần chính là chủ từ (tiếng đứng làm chủ) và động từ hay tính từ (chỉ cái dụng hay cái thể của chủ từ); ngoài ra còn có túc từ phụ thêm cho chủ từ, động từ, tính từ (tr. 21-29). Để mô tả cấu trúc cú pháp của câu đơn, Phan Khôi (1948) đã xác định một danh sách thành phần câu đầy đủ hơn (gồm 6 thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ túc ngữ, hình dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ) trong đó chủ ngữ và vị ngữ được coi là hai thành phần chủ yếu của câu: chủ ngữ "nói về cái gì, ấy tức là "chủ thể" trong câu", còn "vị ngữ thì" thuật thuyết "cái thế nào" về chủ ngữ ấy". (tr.196-197). Điều đáng lưu ý là Phan Khôi đã thay thế các thuật ngữ chủ từ/động từ bằng các thuật ngữ chủ ngữ/vị ngữ, phản ánh đúng hơn bản chất ngữ pháp (chức năng chứ không phải từ loại) và tính cấp độ (ngữ chứ không phải là từ) của các thành phần câu hữu quan.  Bùi Đức Tịnh (1952) cũng cho rằng câu có một mệnh đề (tức câu đơn -NHC) gồm có hai phần: 1. Chủ ngữ: chỉ người hay vật được nói đến, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói về người hay vật ấy" (tr.409).            Quan điểm cho rằng cấu trúc cú pháp của câu (đơn) tương ứng với cấu trúc chủ -vị của mệnh đề ngữ pháp (cú) được các nhà Việt ngữ học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân cấu trúc cú pháp của mệnh đề/câu đơn theo quan hệ chủ -vị và dùng các thuật ngữ cụm từ chủ -vị (Nguyễn Kim Thản 1964), kết cấu chủ - vị (Hoàng Trọng Phiến 1980), cụm chủ -vị (Diệp Quang Ban 1984) hay câu chủ -vị (Lê Xuân Thại 1994) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng cấu trúc cú pháp của câu không phải là một kết cấu chủ -vị  mà là một kết cấu tiêu điểm (focal construction) có vị ngữ làm trung tâm và các bổ ngữ tiêu điểm (focal complement), trong đó chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ ngữ (L.C Thompson 1965), hoặc là một cấu trúc nòng cốt tối giản gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc (Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp 1998).             Mặc dù thống nhất dùng chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu đơn/mệnh đề nhưng các tác giả theo hướng phân tích này chưa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ. Một số tác giả cho rằng cấu trúc-chủ vị biểu hiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (quá trình hay trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ thể). Chẳng hạn, theo Trần Trọng Kim (1936), "chủ từ" (chủ ngữ) biểu thị "cái thể của chủ từ" (tức chủ thể), còn tính từ và động từ thì chỉ "cái thể" (tính chất, trạng thái) và "cái dụng" (hành động, quá trình) của chủ từ (tr.21-29). Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1964) quan niệm câu đơn cú là câu diễn tả một sự tình, trong đó chủ từ biểu thị các chủ thể hay là "chủ sự" của sự tình.  Tương tự,  Diệp Quang Ban (1984) coi chủ ngữ là thành phần chính "chỉ ra cái đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận cái đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất,v.v…) sẽ được nói ở vị ngữ" (tr.119), còn vị ngữ là thành phần chính "nói lên cái đặc trưng vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt hợp lý cho vật nói ở chủ ngữ" (tr. 142). Nói tóm lại, theo cách tiếp cận này cấu trúc chủ -vị có chủ ngữ (ngữ pháp) trùng với chủ thể lôgich (của sự tình).             Theo một số tác giả khác thì cấu trúc chủ -vị không chỉ có chức năng biểu hiện sự tình mà còn có chức năng truyền tải một thông điệp (hay biểu hiện một phán đoán, nói theo cách nói của lôgich học), thậm chí chức năng chủ yếu của nó là truyền tải thông điệp. Khi nói về câu, Bùi Đức Tịnh (1948) cho rằng câu: 1.  Cho biết người hay vật được nói đến. 2.  Trình bày một việc xảy ra cho người ấy hay vật ấy hoặc một ý kiến của ta về người hay vật ấy. (Tôi nhấn mạnh –NHC). Trên cơ sở đó, tác giả đã định nghĩa chủ ngữ và vị ngữ bằng chức năng của chúng trong việc tổ chức thông điệp chứ không phải bằng chức năng biểu hiện sự tình: 1. Chủ ngữ: chỉ người hay vật được nói tới, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói về người hay vật.  Theo cách hiểu này thì kết cấu chủ -vị có chủ ngữ không chỉ trùng với chủ thể lôgich mà cả với chủ thể tâm lý ("cái được nói tới") của phán đoán. Sau Bùi Đức Tịnh, nhiều tác giả khác cũng nhấn mạnh đến chức năng tổ chức thông điệp của cấu trúc chủ -vị khi cho rằng chủ ngữ biểu hiện "sở đề" hay "cái nói đến" còn vị ngữ biểu thị "sở thuyết" hay "thuyết minh cho chủ ngữ" (Nguyễn Kim Thản 1964, Lê Xuân Thại 1994). Với cách nhìn này, hướng phân tích theo cấu trúc chủ -vị tiến gần đến hướng phân tích câu theo cấu trúc đề- thuyết. Tuy nhiên ngay cả khi thay đổi cách nhìn về chức năng của cấu trúc chủ -vị, mở rộng hơn ngoại diên của chủ ngữ và bổ sung thêm các chức năng khác như chủ đề, hay khởi ngữ…cách phân tích câu theo quan hệ chủ vị cũng chỉ bao quát được một phạm vi rất hạn hẹp các kiểu câu của tiếng Việt mà theo đánh giá của một số tác giả là khoảng 25% , thậm chí chỉ khoảng 15% (Tiểu ban tiếng Việt nhà trường, Hội Ngôn ngữ học TpHCM, 2004).           1.2. Hướng phân tích theo quan hệ đề - thuyết.        Hướng phân tích câu theo cấu trúc đề-thuyết xuất hiện trong Việt ngữ học trước hết do sự bất cập của hướng phân tích theo cấu trúc chủ -vị. Khi chuyển từ việc coi kết cấu chủ ngữ - vị ngữ có chức năng biểu thị sự tình sang chức năng truyền tải thông điệp (biểu thị một phán đoán hay nhận định), nhiều người nhà nghiên cứu theo quan điểm chủ -vị đã thấy rằng bên cạnh các kết cấu chủ -vị có chủ ngữ  trùng với chủ thể tâm lí (ví dụ: "Giáp biết chuyện ấy".  "Họ giỏi lắm") cũng có những trường hợp, chủ ngữ  không trùng với chủ thể tâm lý, ví dụ: "Cái gì Giáp cũng biết", "Bộ đội họ giỏi lắm", "Miệng ông ông nói,  đình làng ông ngồi…. Để phân biệt các chủ thể tâm lí không trùng với chủ ngữ (chủ thể ngữ pháp), các nhà nghiên cứu đã đề xuất thêm một thành phần câu mới là "chủ đề" (Trương Văn Chình- Nguyễn Hiến Lê 1964: 536), "khởi ngữ" (Nguyễn Kim Thản 1964), "đề ngữ" (Diệp Quang Ban 1984).  Như vậy, thực chất việc đưa thêm các khái niệm "chủ đề", "đề ngữ" hay "khởi ngữ"…chỉ là một giải pháp tình thế nhằm khắc phục sự chênh nhau giữa chủ ngữ (ngữ pháp) và chủ thể tâm lí, và điều đó cũng cho thấy sự hạn chế của kết cấu chủ -vị nói chung và khái niệm chủ ngữ nói riêng.         Để tránh những bất cập này của cách tiếp cận chủ -vị, với quan niệm coi câu là "một ngữ đoạn kết thúc, mang một thông báo hoàn chỉnh", Lưu Vân Lăng (1970, 1986) đã đề xuất cách phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết thay cho cấu trúc chủ -vị, trong đó khái niệm đề được mở rộng, bao gồm không chỉ các chủ ngữ ngữ pháp điển mẫu (trùng với chủ thể lôgic và chủ thể tâm lí) mà cả một số trường hợp được các tác giả khác coi là khởi ngữ hay đề ngữ (Cái gì, anh giáp cũng biết) thậm chí là trạng ngữ (Xã bên, lúa tốt). Cấu trúc đề - thuyết được Lưu Vân Lăng phân biệt với cấu trúc thông tin cũ –mới của Lí thuyết phân đoạn thực tại và được áp dụng không chỉ cho câu mà cho cả cú. (Lưu Vân Lăng 1970/1998: 17). Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần sau khi đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề- thuyết.         Các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (UBKHXH 1983) cũng cho rằng nòng cốt cú pháp của câu đơn được xây dựng trên quan hệ đề- thuyết, bởi vì:         - Xét về quá trình tư duy, quan hệ đề thuyết …biểu thị một phán đoán, một sự phản ánh tương đối của thực tại nhất định vào nhận thức. Phán đoán gồm 2 yếu tố là sự vật, hiện tượng hay chủ đề và điều thấy được, biết được nhận thức về chủ đề.         -  Xét về quá trình thông báo, quan hệ đề -thuyết…biểu thị một thông báo trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Thông báo cũng bao gồm hai yếu tố: yếu tố thứ nhất chỉ ra người nói "nói về gì" và yếu tố thứ hai chỉ ra người nói "nói gì". (UBKHXH Việt Nam 1983/2002:209)                    Cao Xuân Hạo là người đầu tiên áp dụng một cách triệt để quan hệ đề - thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt. Trong công trình "Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng" (1991) Cao Xuân Hạo cho rằng cần phải thay cách phân tích câu tiếng Việt theo quan hệ chủ vị mà theo tác giả là đã được bê nguyên xi từ tiếng Pháp vào tiếng Việt do tư tưởng "dĩ Âu vi trung" bằng cách phân tích theo quan hệ đề- thuyết cho phù hợp với đặc điểm loại hình của tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề.  Theo đó, câu với tư cách là đơn vị "thông báo một mệnh đề" hay "phản ánh một nhận định" được cấu trúc hóa thành hai phần đề và thuyết, trong đó "đề là điểm xuất phát, là cái cơ sở, cái điểm tựa làm bàn đạp cho đà triển khai của câu" ở phần thuyết (Cao Xuân Hạo 1991/2004: 50-51). Với cách hiểu này, trong  cấu trúc đề - thuyết của Cao Xuân Hạo, phần đề không chỉ bao gồm các chủ ngữ điển mẫu (Tôi xem phim này rồi),  chủ đề hay khởi ngữ (ví dụ,  Tôi tên là Nam, Phim này tôi xem rồi) mà cả những trường hợp các tác giả khác coi là trạng ngữ (Mai, mẹ về. Ở đây mọi người đều làm việc), tình thái ngữ  (Theo tôi, Nam thế nào cũng trúng cử), thành phần câu ghép (Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy) hoặc bị gạt sang một bên như những trường hợp ngoại lệ (Chó treo, mèo đậy. Cần tái, cải nhừ) vv. Cách phân tích theo quan hệ đề - thuyết như vậy được Cao Xuân Hạo không chỉ áp dụng cho câu mà cả ngữ đoạn dưới câu là tiểu cú. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng không thể không thừa nhận rằng cách phân tích cấu trúc câu theo quan hệ chủ -vị của Cao Xuân Hạo đã giải quyết được hàng loạt các trường hợp bế tắc nếu phân tích theo quan hệ chủ vị (theo đánh giá của những người ủng hộ quan niệm này thì các câu kiểu này có thể lên tới 86%)  và mở ra khả năng ứng dụng vào việc dạy viết và chữa lỗi câu tiếng Việt cho người Việt và người nước ngoài theo một cách tiếp cận mới.  (theo PGS.TS.Nguyễn Hồng Cổn)              Như vậy, để đi đến một quan điểm thống nhất trong việc phân tích cú pháp tiếng việt không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngày một ngày hai.Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra bản chất từ bên trong linh hồn của tiếng Việt.Để từ đó,chúng ta vận dụng những lí thuyết khoa học vào nghiên cứu làm sao cho tiếng Việt ngày càng trong sáng và có bản sắc riêng. 2.Những đặc điểm cơ bản về thể loại tục ngữ Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài. Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả. Chính những đặc điểm vừa nêu, khiến cho tục ngữ có những khoảng trống không phải ai cũng lấp đầy được.Từ thực tiễn đó đòi hòi chúng ta phải có những cách tiếp cận mới, để chỉ ra cho mọi người cách hiểu tục ngữ một cách giản đơn nhất nhưng lại đúng và đủ nhất. II.Phân loại tục ngữ tiếng Việt theo quan điểm Đề - Thuyết Dựa vào cơ sở lí thuyết và đặc điểm thể loại (đã nêu ở mục I ), ta có thể chia tục ngữ thành 2 dạng cơ bản sau: Những câu đơn (có một Đề và một Thuyết) và những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một Đề và một Thuyết).để khi tiếp cận người đọc (đặc biệt là trẻ nhỏ và người nước ngoài học tiếng việt) sẽ dễ dàng hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của các câu tục ngữ - điều này sẽ không thể có được nếu ta áp dụng cách phân tích theo cấu chủ- vị. 1.Những câu đơn (có một Đề và một Thuyết) (Đề và Thuyết cùng là vị ngữ (một vị từ kèm theo một phụ ngữ:Vb-Vb) có thể dùng thì hay là để xác định danh giới giữa Đề và Thuyết): Có công mài sắt (thì) có ngày nên kim. Có tiền mua  (thì) tiên cũng được. Đi một ngày đàng (thì)  học một sàng khôn. Không thầy (thì) đố mày làm nên. Một con ngựa đau (thì)  cả tàu bỏ cỏ. Một điều nhịn  (thì) chín điều lành. Chớp đông nhay nháy gà gáy ( thì) mưa. Ai làm (thì) nấy chịu . Ao sâu (thì) tốt cá. Ăn quả nhớ (thì)  kẻ trồng cây. Ăn cây nào (thì)  rào cây ấy. Ăn cơm chúa (thì)  múa tối ngày Biết người biết ta (thì) trăm trận trăm thắng. Có thực (thì)  mới vực được đạo. Cây lành (thì) sanh trái ngọt . Chứng nào (thì), tật nấy . Cây cao (thì)  bóng mát . Có đức (thì)  mặc sức mà ăn . Chim khôn (thì)  chưa bắt đã bay . Chim khôn (thì)  lựa cành mà đậu . Chết trong (thì) còn hơn sống đục . Chết vinh (thì) còn hơn sống nhục . Chết đứng (thì) còn hơn sống quỳ . Chờ được vạ ( thì) má đã sưng . Dao sắc (thì)  không gọt được chuôi . Dân ngu, (thì) dễ dạy . Dân đói (thì) dễ sai . Đa sự (thì) đa đoan . Đa tình (thì) đa hận . Đa sầu (thì) đa mang . Được voi  (thì) đòi tiên. Đồng tiền (thì) liền khúc ruột . Đất lành (thì) chim đậu . Giấy rách (thì) phải giữ lấy lề. Gieo gió ( thì ) gặt bão. Gieo quả nào ( thì) gặt quả đó. Học đi ( thì ) đôi với hành. Học đâu ( thì ) biết đó. Học một ( thì ) biết mười. Không có lửa ( thì ) làm sao có khói . Không thầy ( thì ) đố mày làm nên . Lá lành ( thì ) đùm lá rách. Lưỡi không xương ( thì ) nhiều đường lắt léo . Lửa gần rơm ( thì )  lâu ngày cũng bén . Lá rụng ( thì ) về cội . Một người lo ( thì ) bằng kho người làm. Một giọt máu đào ( thì )  hơn ao nước lã. Máu chảy ( thì )  ruột mềm . Môi hở ( thì ) răng lạnh . Một điều nhịn (thì) chín điều lành . Một miếng khi đói (thì) bằng một gói khi no . Mật ngọt chết ( thì ) ruồi . Mềm nắn ( thì ) rắn buông Nước chảy ( thì ) đá mòn. Nồi nào ( thì ) vung nấy . Phép vua ( thì )  thua lệ làng. Phòng bệnh ( thì )  hơn chữa bệnh. Quýt làm ( thì ) cam chịu . Qua cầu ( thì )  rút ván . Vỏ quýt dày ( thì ) có móng tay nhọn . Rừng nào ( thì ) cọp nấy. Rau nào ( thì ) sâu nấy . Tham bát ( thì ) bỏ mâm . Trong chữ ( thì ) có nghĩa . Tre già ( thì ) măng mọc . Tham ( thì )thâm . Tâm nhàn ( thì ) thân nhàn . Thật thà (thì ) thiệt thòi . Sai một ly (thì ) đi một dặm . Tức nước ( thì ) vỡ bờ . Trong cái rủi ( thì ) có cái may . Trăm nghe ( thì) không bằng một thấy Xa mặt ( thì ) cách lòng . Ăn quả (thì) nhả hột. Ăn lắm (thì) trả nhiều. Bớt bát (thì) mát mặt. Cả ăn (thì) cả lo. Già néo (thì) đứt dây. Hễ chung (thì) thì chạ. Ít ngài (thì) dài đũa. Ít thầy (thì) đầy đẫy. Kính lão (thì) đắc thọ. Cả  gió (thì) tắt đuốc. Cả thuyền (thì) cả song. Cả vốn (thì) lẫn lãi. Có tật (thì) giật mình. Có trăng (thì) phụ đèn. Có mới (thì) nới cũ. Có người (thì) có ta. Còn nước (thì) còn tát. Chạy buồn (thì) xem gió. Chỉ đâu (thì) đánh đấy. Chưa nói (thì) đã cười. Dễ người (thì) dễ ta. Đánh chó (thì) ngó chủ. Đâm lao (thì) theo lao. Đục nước (thì) béo . Được voi (thì) đòi tiên. Gặp trăng (thì) hay chớ. Gần lửa (thì) rát mặt. Gặp sao (thì) hay vậy. Ăn cây nào (thì)  rào cây đấy. Kính trên (thì) nhường dưới  . Lắm thầy (thì)  nhiều ma. Lắm thóc (thì)  nhọc xay. Lâu ngày (thì) dày kén. Mỏng mày(thì)  hay hạt. Muốn gì (thì) được đấy. Năng nhặt (thì)  chặt bị. Nhớn vú (thì) bụ con. Ở hiền (thì) gặp lành. Phải ai (thì) tai nấy. Quen mặt (thì) đắt hang. Rút dây (thì) động rừng. Tốt lễ (thì) dễ van. Tham thực (thì) cực than. Thấy đâu (thì) ăn đấy. Tránh hùm (thì) mắc hổ. Trèo cao(thì)  ngã đau. Xấu chàng (thì) hổ ai. 2.Những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau(đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và một thuyết) .Trong mỗi câu có thể dung thì (hay là) hai lần: đặt sau từ thứ nhất và từ thứ ba : Gần mực (thì) đen, gần đèn (thì) sáng. Nhà khó ( thì ) cậy vợ hiền, nước loạn ( thì ) nhờ tướng giỏi. Vắng đàn ông ( thì ) quạnh nhà, vắng đàn bà ( thì ) quạnh bếp. Ăn ( thì ) trông nồi, ngồi( thì ) trông hướng Trẻ ( thì ) cậy cha, già ( thì ) cậy con Trai khôn ( thì )  tìm vợ chợ đông, gái khôn ( thì )  tìm chồng giữa chốn ba quân . Nhà sạch ( thì) mát, bát sạch ( thì)  ngon cơm Trăng quầng (thì )hạn, trăng tán( thì) mưa. Ăn ( thì )  chọn nơi, chơi ( thì )  chọn bạn. Ăn ( thì )  có nhai, nói( thì )  phải nghĩ. Ăn cỗ ( thì ) đi trước, lội nước ( thì )  theo sau. Ăn kĩ ( thì ) no lâu, cày sâu( thì ) tốt lúa. Ăn ( thì  ) một miếng, tiếng ( thì ) một đời. Ăn ( thì ) trông nồi, ngồi ( thì ) trông hướng. Ăn tùy ( thì ) nơi, chơi ( thì ) tùy chốn. Ăn xem ( thì ) nồi, ngồi ( thì ) xem hướng Ăn theo thuở, ở theo thời . Ăn đầu ( thì ) sóng, nói ( thì ) đầu gió . Biết (thì) thưa thốt, không biết ( thì ) dựa cột mà nghe . Có chí ( thì ) làm quan, có gan( thì )  làm giàu .  Cây ( thì ) có cội, nước( thì ) có nguồn . Con ( thì ) hư tại mẹ, cháu ( thì ) hư tại bà. Đói ( thì ) cho sạch, rách ( thì ) cho thơm . Đi ( thì ) đến nơi, về( thì ) đến chốn . Đời cha ( thì ) ăn mặn, đời con ( thì ) khát nước . Khi yêu trái ( thì ) ấu cũng tròn, khi ghét ( thì ) bồ hòn cũng méo . Khéo ăn ( thì ) no, khéo co (thì) ấm . Lời nói ( thì ) là bạc, im lặng ( thì ) là vàng. Nghèo ( thì ) sinh loạn, giàu ( thì ) sinh tật. Nước chảy ( thì ) về nguồn , lá rụng ( thì ) về cội . No (thì ) mất ngon, giận ( thì ) mất khôn . Nói( thì ) có sách, mách ( thì ) có chứng . Ngưu tầm ( thì )  ngưu, mã ( thì ) tầm mã. Ông ( thì ) ăn chả, bà ( thì ) ăn nem. Ông có ( thì ) chân giò, bà thò ( thì ) nậm rượu . Ở bầu ( thì) tròn, ở ống (thì ) dài. Ở hiền ( thì ) gặp lành, ở ác ( thì ) gặp ác. Việc người (thì ) sáng, việc mình (thì) quáng . Việc nhà (thì) nhác, việc chú bác (thì) siêng . Rừng ( thì )  không hai cọp, nước ( thì )  không hai vua . Sông ( thì ) có khúc, người ( thì ) có lúc . Tay làm ( thì ) hàm nhai, tay quai ( thì ) miệng trễ . Thắng ( thì ) làm vua, thua ( thì ) làm giặc. Trong họa ( thì ) có phước. Trong phước( thì ) có họa . Thuốc đắng ( thì ) dã tật, Sự thật ( thì ) mất lòng . Mềm quá (thì ) yếu, cứng quá ( thì ) gãy . Miếng ngon ( thì ) nhớ lâu, đòn đau ( thì ) nhớ đời .  Đói( thì ) cho sạch, rách ( thì ) cho thơm . Giàu( thì ) đãi bạn, sang ( thì )  đãi vợ. Yêu cho ( thì ) roi cho vọt, ghét ( thì )  cho ngọt,cho bùi . Bồi (thì) ở, lở (thì) đi . Ná t(thì) dẻo, sống (thì) bùi . Nhiều (thì) lo, ít (thì)  đủ . Trên (thì) thuận, dưới (thì) hòa . Cần (thì) tái, cải(thì)  nhừ . Ăn (thì) thật, làm (thì)  dối. Béo (thì) ngầy, gầy (thì) tanh. Nặng (thì) bồng, nhẹ(thì) tếch. Ngắn (thì) hai, dài (thì) một. Người (thì) roi, voi (thì) búa. Bỏ (thì) thương, vương (thì) tội. Cầu (thì) được, ước (thì) thấy. Còn (thì) ăn, hết (thì) nhịn. Chó (thì) cheo, mèo(thì) đậy. Đau (thì) thiết, thiệt(thì)  van. Đắt (thì) lo, ế (thì)mừng. Đầu (thì) Ngô, mình(thì) Sở. Đi (thì)  nhớ, về (thì) thương. Đói (thì) khóc, lo (thì)  cười. Được (thì) vua, thua (thì)giặc. Đứt (thì) nối, tối (thì)  nằm. Giàu (thì)  điếc, sang (thì)  đui. Học (thì) tài, thi (thì) phận. Khẩu (thì)  phật, tâm (thì) xà. Khó (thì)  sạch, rách (thì) thơm. Khôn (thì)  sống, mống (thì) chết. Miệng (thì)  mật, lòng (thì)  dao. Mới (thì) chuộng, cũ (thì)vong. Ăn (thì) bớt bát, nói (thì) bớt lời. Ăn (thì) có nơi, làm (thì) có chỗ. Bói (thì) ra ma, quét nhà (thì)  ra rác. Ăn kĩ lo lâu, cầy sâu tốt lúa. Ba tháng (thì) biết lẫy, bảy tháng(thì) biết bò. Nhất (thì) vợ, nhì (thì) giời. Quyền (thì)  rơm, vạ (thì) đá. Ra (thì)  luồn, vào (thì)  cúi. Sang (thì) mưa, trưa (thì) tạnh. Sống (thì) khôn, thác (thì) thiêng. Sống  (thì)gửi, thác(thì) về. Sống (thì)  nuôi, chết (thì) chon. Tay  (thì) bồng, tay (thì) bế. Tiền (thì)  mất, tật (thì) mang. Trai (thì) tài, gái (thì) sắc Trên (thì) kính, dưới(thì) nhường. Tiền (thì)  mất, tật (thì) mang. Trên (thì) búa, dưới (thì) đe. Trong (thì)  ấm, ngoài(thì) êm. Trước (thì)  lạ, sau (thì) quen. Văn (thì)  dốt, võ (thì) dát. Xanh (thì) vỏ, đỏ (thì) lòng.  Oan (thì) có đầu, nợ (thì) có chủ.  Quan (thì) nhất thời, dân (thì) vạn đại .  C. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết.doc