Phân tích chiến lược breadtalk group limited

Các nhà hàng BreadTalk, từ không gian, cách trưng bày đến sản phẩm đều mang một nét độc đáo về văn hóa riêng của mỗi vùng. Với chuỗi các nhà hàng và autriums food, là một không gian ấm áp mang đậm nét đặc trưng của vùng đất truyền thống, nơi đem đến cho thực khách món ăn này và họ sẽ thưởng thức được toàn bộ hương vị và giá trị văn hóa của ẩm thực. Với Toast Box, là một không gian vô cùng ấn tượng của café Nanyang những thập niên 60-70, một tách cà phê nóng hổi, một chiếc bánh nướng trong chiếc hộp hark đẹp mắt, quả là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp hiện địa và văn hóa xưa. Với Icing Room, là một không gian thỏa sức sáng tạo, BreadTalk mang đến cho thực khách cơ hội biến ý tưởng thành hiện thực và thực khách sẽ được ăn, được thưởng thức chính ý tưởng của mình.

doc129 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược breadtalk group limited, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty và yêu cầu Hội đồng quản trị thành lập Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ là trách nhiệm mà thuộc phạm vi AC. AC đã thiết lập văn bản để xác định phạm vi quyền hạn và hơn nữa đưa ra những chi tiết về các chức năng chính của nó cũng trong Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc . AC bao gồm ba thành viên. Các thành viên của AC nói chung có chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản lý tài chính , và có đủ điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong AC . Trong việc thực hiện chức năng của mình, AC xác nhận rằng nó có quyền để điều tra bất cứ vấn đề gì trong quyền hạn của mình, truy cập vào và hợp tác với quản lý, và có quyền mời bất kỳ giám đốc hoặc viên chức điều hành dự các cuộc họp của AC, cũng như nguồn lực hợp lý để đảm bảo hoạt đông và thực hiện chức năng của mình. Các chức năng chính của AC như sau: 1. Xem xét lại kế hoạch kiểm toán của bộ phận kiểm toán độc lập của Công ty và của hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ; 2. Thảo luận và xem xét các báo cáo kiểm toán độc lập; 3. Xem xét các vấn đề báo cáo tài chính quan trọng và đảm bảo tính toàn vẹn của báo cáo tài chính và bất kỳ thông báo chính thức liên quan đến công ty hoặc hoạt động tài chính của tập đoàn; 4. Xem xét và đề nghị bổ nhiệm kiểm toán viên bên ngoài để bổ nhiệm hoặc tái chỉ định bổ nhiệm; 5. Xem xét các giao dịch đáng quan tâm ; 6. Xem xét phạm vi và kết quả của các thủ tục kiểm toán nội bộ và 7. Xem lại những gói thù lao của các nhân viên có liên quan đến Giám đốc hoặc Cổ đông lớn. AC xem xét các báo cáo tài chính của Tập đoàn của 3 quý đầu năm và kết quả hàng năm phát hành trước mà họ đã được trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt. AC cũng đáp ứng thông tin cho nội bộ và bộ phận kiểm toán độc lập của công ty để xem xét các kế hoạch kiểm toán và kết quả của họ. AC xem xét các dịch vụ phi kiểm toán cung cấp bởi kiểm toán viên bên ngoài. Ủy ban Kiểm toán và Hội đồng quản trị của Công ty đảm bảo rằng việc bổ nhiệm kiểm toán viên khác nhau cho các công ty con sẽ không thỏa hiệp với tiêu chuẩn và hiệu quả của việc kiểm toán của Tập đoàn. Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ gian lận hoặc bất thường, hay thất bại của kiểm soát nội bộ, hoặc vi phạm của luật pháp Singapore, AC sẽ xem xét các kết quả của cuộc điều tra nội bộ vào các vấn đề này. 2.3. Ban đãi ngộ (RC) RC, được thành lập với mục đích đảm bảo rằng có một thủ tục chính thức và minh bạch để đánh giá năng lực và tiền lương của cá nhân. Chủ tịch của ban là một giám đốc không điều hành độc lập . Trách nhiệm chính của RC như sau: 1. Xem xét và đề nghị với Hội đồng trong việc tham khảo ý kiến ​​với Chủ tịch Hội đồng quản trị về một khuôn khổ thù lao và để xác định các gói thù lao cụ thể và điều kiện lao động cho mỗi Giám đốc điều hành và giám đốc điều hành cấp cao hoặc những nhân viên có liên quan đến Giám đốc điều hành và kiểm soát cổ đông của Tập đoàn và những quản lý. 2. Xem xét và đề nghị Hội đồng trong việc tham khảo ý kiến ​​với Chủ tịch Hội đồng quản trị, bất kỳ chương trình khuyến khích dài hạn có thể được thiết lập theo thời gian và khuyến khích tất cả những hành vi có liên quan đến mục tiêu của tổ chức. 3. Quản lý the BreadTalk Group Limited Employees’ Share Option Scheme (một đề án) và sẽ có tất cả các quyền hạn được quy định trong các quy tắc của đề án. 4 Là một phần trong đánh giá của mình, RC phải đảm bảo rằng : ( i) Bao gồm tất cả các loại lương, thưởng nhưng không giới hạn lệ phí cho giám đốc, tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm. (ii ) các gói thù lao cần được so sánh trong ngành công nghiệp và so sánh các công ty và bao gồm một yếu tố liên quan đến hiệu suất kết hợp với sự phù hợp và các biện pháp có ý nghĩa đánh giá Giám đốc điều hành cá nhân và giám đốc điều hành cao cấp hoặc Giám đốc bộ phận kinh doanh. (iii) Tiền lương của người lao động liên quan đến Giám đốc điều hành và kiểm soát Cổ đông là phù hợp với nguyên tắc đãi ngộ cán bộ của Tập đoàn và tương xứng với phạm vi công việc. Sự phối hợp đồng bộ giữa các ban kiểm soát giúp cấu trúc tại BreadTalk Group được vận hành một cách hữu hiệu dựa trên cơ sở tạo ra một hiệu quả, và sáng tạo môi trường làm việc, thú vị cho tất cả nhân viên. Hệ thống kiểm soát giúp định hướng hành vi của các thành viên trong tổ chức, đảm bảo họ theo đúng mục tiêu của tổ chức và duy trì một mức độ cao của tính toàn vẹn trong việc tiến hành kinh doanh của công ty. Giám sát các hoạt động độc lập của nhân viên dựa trên sự tôn trọng sáng tạo cá nhân nhưng tránh sự xung đột quyền lợi cá nhân trong tổ chức và tránh sự xung đột giữa lợi ích của nhân viên và lợi ích công ty. Giám sát quản lý tài chính thông qua các báo cáo tài chính nhằm xác định rủi ro của công ty và tình hình việc thực hiện chiến lược của công ty. Giúp công ty tìm kiếm cơ hội mới, khai thác hữu hiệu các nguồn lực và mở rộng thị trường. Đồng thời bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động của nhân viên còn được thông qua một số quy tắc xử sự: Trung thực: có sự trung thực trong nội bộ và thông tin liên lạc bên ngoài và tất cả các hoạt động kinh doanh Toàn vẹn: thực hiện việc kinh doanh theo đúng các tiêu chuẩn đạo đức Tôn trọng: có sự tôn trọng giữa mọi người trong cộng đồng nơi mà các nhân viên sống và làm việc. Chất lượng: phấn đấu để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Trách nhiệm: Xác nhận cam kết thực hiện đúng như những gì đã nói. Công bằng: tuân thủ pháp luật, quy định, chính sách và mội tiêu chuẩn cao về hành vi. BreadTalk Group có một hệ thống kiểm soát tiên tiến để kiểm soát toàn tập đoàn. Đảm bảo sự đánh giá chính xác hoạt động của các công ty con. Xây dựng được lòng tin trong nội bộ cũng như các giới hữu quan. THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC Thành tựu vượt trội trên thị trường Ø Giải thưởng trong nước: Năm 2002, BreadTalk nhận giải thưởng Thương hiệu Superbrands-giải thưởng được bình chọn bởi chuyên gia và người tiêu dùng tại Singapore, sau đó BreadTalk trở thành thành viên của Superbrands được quyền sử dụng logo của giải thưởng Superbrands trên bao bì của mình và trong quảng cáo, để cho khách hàng biết rằng công ty đã đạt được sự công nhận xuất sắc này trong việc xây dựng thương hiệu của họ. Năm 2003, BreadTalk nhận giải thưởng Thương hiệu SPBA độc đáo. Đây là giải thưởng thường niên được trao cho sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Singapore trong việc thúc đẩy sự phát triển thương hiệu, tôn vinh các sáng kiến xây dựng thương hiệu khác nhau. Giải thưởng này lần đầu được đưa ra vào năm 2002 thông qua sự hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore (ASME) và Lianhe Zaobao. Ø Giải thưởng nước ngoài: Năm 2004, BreadTalk chiến thắng trong Design for Asia Award, tại trung tâm thiết kế Hồng Kông. DFAA là chương trình hàng đầu của Hồng Kông để tìm kiếm thiết kế xuất sắc và trao giải thiết kế nổi bật với quan điểm của châu Á. DFAA đã phát triển mạnh kể từ khi ra mắt vào năm 2003. Mỗi năm, giải thưởng thu hút nhiều tài năng thiết kế mới nổi từ Hồng Kông và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 2005, BreadTalk đạt Giải thưởng Thương hiệu CitiBusiness Regional đánh dấu sự thành công thương hiệu trên lãnh thổ nước ngoài. Đây là giải thưởng được trao cho những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Năm 2007, BreadTalk đạt giải bạc Davey Awards được tổ chức tại New York, Mỹ đánh giá nỗ lực tiếp thị chiến lược và ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo dành riêng cho các công ty vừa và nhỏ. Năm 2009, BreadTalk đưa Singapore lên bản đồ bán lẻ thế giới nhờ chiến thắng the World Retail Awards được tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha, lựa chọn các cửa hàng bán lẻ tốt nhất, chứng tỏ sự phát triển năng động, linh hoạt và khả năng thay đổi về nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp được đề cử là sẽ chứng minh các kỹ năng của họ trong việc đổi mới kinh doanh. Đồng thời cũng vào năm này, BreadTalk được xếp hạng nằm trong Top 100 thương hiệu nổi tiếng tại Singapore bởi Brand Finance-công ty định giá tài sản độc lập quốc tế. * Nền tảng khách hàng TripAdvisor ® là trang web du lịch lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho du khách lên kế hoạch và có chuyến đi hoàn hảo, tạo nên cộng đồng du lịch lớn nhất thế giới, với hơn 260 triệu người truy cập hàng tháng, hơn 125 triệu đánh giá, bao gồm hơn 3,1 triệu chỗ ở, nhà hàng và điểm tham quan (Source: Google Analytics, Worldwide data, July 2013) Trong đó Din Tai Fung được xếp hạng 17/5891 nhà hàng, BreadTalk được xếp hạng 73/5891 nhà hàng và Food Republic được xếp hạng 107/5891 nhà hàng tại Singapore. Các tiêu chí đánh giá về thực phẩm, dịch vụ, giá trị và không gian đều ở mức cao. Thành tựu về tài chính 2.1 Phân tích Dupont 2.1.1 Phân tích ROA Phân tích lợi nhuận Ta có thể thấy lợi nhuận biên giảm và có xu hướng ổn định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của lợi nhuận ròng biên là 2,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010. Chênh lệch giữa lợi nhuận gộp với 2 chỉ tiêu lợi nhuận ròng biên và lợi nhuận hoạt động biên lớn, nhưng đang có khuynh hướng giảm. Lợi nhuận hoạt động cũng như lợi nhuận ròng thấp có thể là dấu hiệu của việc đầu tư vào các dự án mới chưa hợp lí hoặc BreadTalk đang chịu gánh nặng về chi phí. Để hiểu rõ phần này chúng ta sẽ đánh giá phần chi phí và doanh thu thuần của BreadTalk. Phân tích doanh thu thuần và chi phí Doanh thu tăng với tốc độ bình quân là 41,1%/năm trong giai đoạn 2001-2010. Chi phí tăng với tốc độ bình quân 32,3%/năm, đây là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận biên của BreadTalk ở mức thấp trong khi doanh thu tăng rất cao. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Vòng quay tổng tài sản ổn định và có xu hướng giảm, điều này có được là do BreadTalk đang duy trì một mức đầu tư vào hàng tồn kho và phải thu khách hàng thấp. Bên cạnh đó, BreadTalk cũng sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn hơn tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu, tức là tốc độ lưu chuyển vốn lưu động cao. Vòng quay tổng tài sản của BreadTalk cao hơn mức trung bình ngành trong giai đoạn 2001-2010, là do vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợ phải thu đều ở mức cao hơn trung bình ngành, tuy nhiên số vòng quay vốn lưu động và số vòng quay hàng tồn kho đang có khuynh hướng giảm. Điều này cho thấy BreadTalk có nỗ lực trong việc quản lý khoản phải thu và hàng tồn kho để thu được kết quả cao, nhưng cuối giai đoạn này thì việc quản lý không hiệu quả đã làm cho các chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Kết luận: Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) có khuynh hướng giảm, tăng trưởng ở mức trung bình -1%/năm và duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2004-2010. Nguyên nhân là do tỷ suất lợi nhuận có khuynh hướng ổn định, tăng trưởng bình quân ở mức 2,2%/năm. Đồng thời vòng quay tổng tài sản cũng có xu hướng ổn định và tăng trưởng bình quân ở mức -6,7%/năm. Bên cạnh đó ROA của BreadTalk cũng thấp hơn so với mức trung bình ngành (0,12), chứng tỏ BreadTalk chưa tận dụng tối đa tài sản đầu tư để tạo ra lợi nhuận. 2.1.2 Phân tích ROE Phân tích hệ số nhân vốn chủ Hệ số nhân vốn chủ đang có khuynh hướng tăng. Có nghĩa là BreadTalk gia tăng sự tài trợ bằng nợ. Hệ số này cũng đang cao hơn mức trung bình ngành. Có thể giai đoạn từ 2004-2010, BreadTalk bắt đầu trở thành một tập đoàn lớn đa quốc gia nên việc tiếp cận với nguồn vốn vay cũng dễ dàng hơn. Kết luận: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) có khuynh hướng giảm, tăng trưởng ở mức trung bình 1,2%/năm và duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2004 – 2010. Nguyên nhân là do ROA có khuynh hướng giảm, tăng trưởng ở mức trung bình -1%/năm. Đồng thời số nhân vốn chủ sở hữu tăng trưởng bình quân ở mức 2,3%/năm. Bên cạnh đó ROE của BreadTalk cao hơn so với mức trung bình ngành (0,21), chứng tỏ BreadTalk đã tận dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, tăng lợi nhuận thu được từ 1 đồng vốn chủ sở hữu khi đầu tư. 2.2 Phân tích khối và chỉ số 2.2.1 Phân tích tài sản Trong cấu trúc tài sản, tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản cố định đang có xu hướng giảm, tỷ trọng tài sản vô hình có khuynh hướng tăng. Tốc độ tăng tài sản cố định qua các năm cũng giảm dần, cho thấy BreadTalk đã hạn chế đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng đầu tư vào tài sản vô hình (nhượng quyền thương mại). Các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, và đang có xu hướng tăng với tốc độ ổn định, chính việc gia tăng khoản tiền và tương đương tiền này giúp tăng vốn lưu động. Bên cạnh đó, hàng tồn kho và nợ phải thu có xu hướng giảm dần dẫn đến nhu cầu vốn lưu động giảm, kết quả làm cho ngân quỹ ròng của BreadTalk cao, BreadTalk đạt trạng thái cân bằng trong tài trợ ngắn hạn. Điều này rất cần thiết đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đồng thời việc dữ trự tiền mặt sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của công ty. 2.2.2 Phân tích nguồn vốn Trong cấu trúc nguồn vốn, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, có xu hướng tăng với tốc độ cao. Tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu và nợ dài hạn có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này có khuynh hướng ổn định. Việc tài trợ cho đầu tư tài sản chủ yếu bằng nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy BreadTalk đang mất cân bằng trong tài trợ dài hạn, rất dễ gặp phải rủi ro. Có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến BreadTalk luôn duy trì một tỷ lệ tiền mặt khá lớn để đảm bảo tính thanh khoản. 2.2.3 Phân tích chi phí Chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán chiếm phần lớn tỷ trọng chi phí của BreadTalk (trong đó chi phí bán hàng chiếm trung bình 40,3% và giá vốn hàng bán chiếm trung bình chiếm 43,8% tổng chi phí) vì trong thời gian này BreadTalk phát triển mạng lưới của mình, nhiều cửa hàng mới được đầu tư xây dựng tại nước ngoài cũng như trong nước, nhân viên tăng lên làm cho chi phí bán hàng chiếm cấu trúc lớn. BreadTalk mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc gia tăng giá vốn hàng bán để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu, nhân công… Tốc độ tăng của các chi phí giảm dần và có xu hướng ổn định, chứng tỏ BreadTalk đã thực hiện tốt chiến lược giảm chi phí để tăng lợi nhuận. 2.3 Phân tích dòng tiền * Phân tích dòng tiền qua các kỳ Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng, lưu chuyển tiền thuần có nhiều biến động trong giai đoạn 2003-2010. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần trong giai đoạn có xu hướng tăng. Năm 2004, dòng tiền thuần có giá trị khá bé do tiền dịch chuyển nhiều vào hoạt động đầu tư và chi trả cổ tức. Từ năm 2005 trở đi, với việc phát triển mở rộng lĩnh vực kinh doanh và bánh trường quốc tế mạnh mẽ, dòng tiền vào tăng và ở mức cao. * Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh của BreadTalk Group luôn luôn dương trong giai đoạn từ năm 2003-2010, có xu hướng tăng mạnh và liên tục thể hiện công ty hoạt động tốt, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền vào từ HĐKD/ tổng dòng tiền vào biến động bất ổn đầu giai đoạn 2003-2010. Tuy nhiên, nhìn chung, hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh trên tổng dòng tiền vào có xu hướng tăng mạnh và ở mức cao: năm 2003, hệ số vào khoảng 52% và tăng mạnh lên 357,3% vào năm 2010. Điều này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là rất cao. Đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. * Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ đầu tư của BreadTalk Group trong giai đoạn 2003-2010 thường âm và có xu hướng giảm thể hiện BreadTalk đang tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, chủ yếu là đầu tư mạnh tài sản cố định giúp tập đoàn duy trì và nâng cao năng lực sản xuất. Từ năm 2003 đến 2009, BreadTalk đầu tư vào việc mua tài sản cố định, máy móc thiết bị. Việc này nằm trong chiến lược mở rộng hệ thống cửa hàng trong và ngoài nước, đầu tư máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Đến năm 2010, chỉ tiêu mua tài sản cố định là dòng tiền vào. Xu hướng chung cả giai đoạn là công ty giảm đầu tư TSCĐ. Các hành động bán tài sản cố định và thu nhập từ lãi cũng diễn ra tác động đến dòng tiền đầu tư của BreadTalk nhưng nhìn tổng thể thì BreadTalk Group đang mở rộng đầu tư trong giai đoạn này. Điều này thể hiện rõ ở hệ sống dòng tiền vào từ HĐĐT/tổng dòng tiền vào. Ta thấy, hệ số dòng tiền vào từ HĐĐT/tổng dòng tiền vào ngày càng nhỏ, vì vậy, dòng tiền dành cho hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao. * Dòng tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền từ hoạt động tài chính của BreadTalk Group trong giai đoạn 2003-2010 biến động bất ổn, hầu như ở mức dương và có xu hướng giảm. Chỉ tiêu tiền thu được từ khoản vay mới có xu hướng tăng trong giai đoạn 2003-2010 thể hiện BreadTalk đang tăng sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài bằng hình thức vay nợ. Hiện BreadTalk đang vay nợ ngày càng nhiều, việc chi trả cổ tức cho cổ đông qua các năm, cũng như tăng cường mua lại cổ phiếu quỹ để làm lợi cho cổ đông hiện hữu đồng thời nhằm làm tăng lượng cầu cổ phiếu giúp cho giá cổ phiếu của BreadTalk có xu hướng tăng trong giai đoạn. Năm 2007 và 2008 dòng tiền vào từ hoạt động tài chính dương và ở mức cao do các khoản vay nợ của BreadTalk trong hai năm này gia tăng rất nhiều. Kết luận thành tựu chiến lược: - Thành tựu trên thị trường: sau 10 năm ra đời, BreadTalk đã sở hữu và được cấp phép những thương hiệu bánh, nhà hàng nổi tiếng cung cấp dịch vụ thực phẩm chất lượng cao, nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng và nhận về những giải thưởng thương hiệu trong nước cũng như quốc tế. Kết luận phân tích tài chính: ROA có khuynh hướng giảm, tăng trưởng ở mức trung bình -1%/năm. ROE có khuynh hướng ổn định, tăng trưởng ở mức trung bình 1,2%/năm. BreadTalk đang giảm đầu tư vào tài sản cố định và tăng đầu tư vào tài sản vô hình (nhượng quyền thương mại). Hoạt động đầu tư của BreadTalk chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn với xu hướng ngày càng tăng. Chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nhưng đang tăng chậm lại và có xu hướng ổn định. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng chứng tỏ BreadTalk kinh doanh có hiệu quả. Dòng tiền đầu tư âm chứng tỏ BreadTalk đang đẩy mạnh việc đầu tư. Dòng tiền tài trợ dương chứng tỏ BreadTalk có khả năng hoàn trả nợ gốc. Dòng tiền thuần trong năm luôn luôn dương, thể hiện BreadTalk đã sử dụng tốt dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh để đầu tư vào tài sản cố định mở rộng hoạt động kinh doanh. Kết luận chung : Từ những phân tích về thành tựu của BreadTalk, có thể rút ra: Điểm mạnh: BreadTalk là một công ty với thương hiệu mạnh về dịch vụ thực phẩm, kiểm soát các khoản phải thu và hàng tồn kho hiệu quả, sử dụng tốt các nguồn tài trợ cho việc đầu tư tạo nên hiệu quả kinh doanh cao. Điểm yếu: BreadTalk có tỷ trọng nợ ngắn hạn cao tạo áp lực về tài chính, đây là điểm yếu cần phải khai thác những cơ hội của môi trường và ngành để khắc phục. Cơ hội O1: Tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ thực phẩm O2: Tăng thu nhập và sự giàu có ở châu Á O3: Thị trường Trung Quốc phát triển vươn lên mạnh mẽ O4: Tăng cường hợp tác Đe dọa T1: Cạnh tranh khốc liệt trong ngành dịch vụ thực phẩm T2: Ngành đang hướng tới bão hòa trên thị trường Singapore T3: Tình trạng tăng chi phí nguyên liệu, chi phí thuê điểm bán T4: Thị hiếu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng Điểm mạnh S1: Thương hiệu nổi tiếng, hiện diện mạnh mẽ. S2: Sản phẩm sáng tạo, đa dạng theo kịp sự thay đổi thị hiếu của khách hàng. S3: Địa điểm bán lẻ chiến lược S4: Nhượng quyền thương mại, hội nhập quốc tế nhanh. S5: Tính kinh tế theo qui mô S6: Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm. S1+O2 = Chiến lược "sự khác biệt giá” đặt thị trường mục tiêu vào phân khúc cao cấp S3+O1 = Áp dụng mô hình BreadTalk Transit S4+S5+O3 = Tiếp tục tăng trưởng và mở rộng thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh nhượng quyền thương mại ở nhiều nước khác, chủ yếu ở Châu Á S2+T1+T4 =Liên tục đổi mới sản phẩm (6 tháng 1 lần) S5+T3 = Mua nguyên liệu tập trung với số lượng lớn, đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài đối với các nhà cung cấp uy tín. S6+T3 = Ứng dụng thử nghiệm bột đông lạnh đảm bảo duy trì chất lượng và giảm việc tăng chi phí nhân công, chi phí thuê cố định. Điểm yếu W1: Các thương hiệu nhận nhượng quyền tốn chi phí cao và cần liên tục gia hạn W2: Hoạt động kinh doanh phụ thuộc mạnh vào lĩnh vực Bánh W3: Không kiểm soát trực tiếp hoạt động tại bên nhận nhượng quyền. W4: Sản phẩm sáng tạo dễ bắt chước W5: Kiểm soát hạn chế nguồn cung W3+W5+O1 = Xây dựng nhà bếp trung tâm ở Kampon, Ampat, Singapore W1+O4 = Mở rộng kinh doanh ở các quốc gia vị trí chiến lược W2+T2+T4 = Đa dạng hóa sản phẩm. W4+T2 =Nghiên cứu thị trường W4+T1 = Không gian cửa hàng độc đáo. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC Kết luận: Chiến lược công ty là phù hợp. Phù hợp để thích nghi với thay đổi của điều kiện kinh doanh khó khăn của nền kinh tế Phát huy được điểm mạnh, phần nào hạn chế được điểm yếu của mình. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH PHÂN TÍCH BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH Điều kiện cần Lợi nhuận ròng biên của BreadTalk cao hơn so với trung bình ngành. BreadTalk đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong ngành. Điều kiện đủ Có bốn nhân tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh là hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. “Dẫn đầu xu hướng mới với những thay đổi mới mẻ, táo bạo và tạo sự khác biệt cho những sản phẩm thủ công với niềm đam mê và sự sống động"- đó là nền tảng cho mục tiêu hoạt động của công ty. * Cải tiến “Dẫn đầu xu hướng mới với những thay đổi mới mẻ, táo bạo và tạo sự khác biệt cho những sản phẩm thủ công với niềm đam mê và sự sống động”. Đây là sứ mệnh mà công ty đã đưa ra vào năm 2003, điều này cho thấy cải tiến chính là nguồn lực chủ yếu của lợi thế cạnh tranh. BreadTalk mang đến cho khách hàng những kết hợp tốt nhất của phong cách Á – Âu, hoàn thiện sự pha trộn của văn hóa địa phương với các thành phần chất lượng và nguồn cảm hứng mới nhất của thế giới đầu bếp. Tùy thuộc vào kích thước của các cửa hàng bán lẻ, mỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp khoảng 40 đến 60 mặt hàng khác nhau hàng ngày. BreadTalk cũng liên tục giới thiệu các sản phẩm mới để phục vụ sự thay đổi thị hiếu của khách hàng. BreadTalk giới thiệu khoảng 10 mẫu sản phẩm bốn tháng một lần, giới thiệu các bộ sưu tập theo mùa và điều này làm tăng sự lựa chọn sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ , đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khoảng 6 tháng, BreadTalk lại cải tiến các sản phẩm của mình một lần theo thị hiếu của khách hàng, như giảm đi lượng chất béo, giảm lượng đường trong các bánh ngọt, nhà hàng sẽ gia tăng các thành phần nguyên vật liệu tốt cho sức khỏe, tăng cường thêm các món ăn từ rau củ… BreadTalk luôn lôi cuốn và hấp dẫn khách hàng bởi những tên sản phẩm thú vị. Nó được thể hiện bởi những cái tên đặc biệt phù hợp với xu hướng và ý nghĩa của từng loại sản phẩm hay gợi nhớ về một kỉ niệm nào đó. Để tăng tính hấp dẫn và để lại dấu ấn về hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, BreadTalk đã thiết kế mẫu bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, đem lại sự tiện lợi với người tiêu dùng. Breadtalk luôn đi đầu trong các hoạt động của mình, mở ra một xu hướng phong cách sống mới, đem lại sự mới lạ và niềm đam mê cho khách hàng. BreadTalk nổi bật với căn bếp “mở”, công ty không chỉ bán một sản phẩm đơn thuần mà đưa việc ăn bánh mì trở thành một nét văn hóa. Các đối thủ lớn trong ngành như McDonald's, KFC, Pizza Hut...hoạt động của họ chủ yêu là nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên cải tiến và dẫn đầu một xu hướng mới không phải là mục tiêu của họ. Do đó, BreadTalk luôn để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng với cách bày trí, kiểu nhà hàng và sản phẩm độc đáo. Kết luận: BreadTalk đạt được lợi thế cạnh tranh về vượt trội cải tiến. * Đáp ứng khách hàng • Về mạng lưới cửa hàng Việc tạo lập một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hoàn chỉnh có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn bởi vì việc tạo lập và phát triển mạng lưới tiêu thụ đòi hỏi nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc, sức lực và không dễ dàng bị các doanh nghiệp khác làm theo. Một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các trung gian thương mại, những thành viên mạng lưới. Cho đến năm 2010, BreadTalk hoạt động với hơn 500 cửa hàng, trên 13 quốc gia. Các sản phẩm của BreadTalk được phân phối thông qua một mạng lưới các cửa hàng trên khắp thế giới để đảm bảo phục vụ cho mọi khách hàng có nhu cầu. Số liệu các của hàng tại Singapore của các đối thủ lớn trong ngành dịch vụ thực phẩm: Thương hiệu Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 McDonald 81 87 113 KFC 60 66 76 Pizza Hut 45 49 52 BreadTalk 24 29 87 Theo bảng số liệu trên thì số các của hàng của BreadTalk không lớn hơn so với các đối thủ. Điều này được giải thích vì so với các công ty khác BreadTalk ra đời muộn hơn, chỉ mới thành lập năm 2003, trong khi các công ty khác ra đời trước BreadTalk hơn cả chục năm . Các hành động của công ty như “BreadTalk giao thông”, thương mại điện tử trong bán hàng, sử dụng xe đẩy… đã đem đến sự tiện lợi và rút ngắn thời gian chờ của khách hàng. • Về chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ của BreadTalk thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ luôn nằm ở mức cao, cụ thể là về chất lượng sản phẩm cung cấp, nhân viên, không gian thiết kế… Nhân viên phục vụ tại các cửa hàng bán lẻ cũng như nhà hàng, sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về văn hóa ẩm thực, cung cách phục vụ, luôn luôn nở nụ cười sao cho vừa lòng khách hàng nhất. BreadTalk thực hiện nhiều chương trình rút thăm may mắn, phiếu giảm giá, thẻ liên kết để thu hút khách hàng. Đối với những khách hàng cá nhân và có tài khoản tại BreadTalk, công ty sẽ chú trọng quan tâm và tặng những phần quà hấp dẫn vào các ngày sinh nhật, ngày lễ. Không gian thiết kế tại BreadTalk luôn luôn được đánh giá cao, và là một phần không thể tách rời khi khách hàng lựa chọn BreadTalk. Sau đây là sự đánh giá của khách hàng về BreadTalk thông qua website trực tuyến : • Về cung cấp các hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu độc đáo của nhóm khách hàng Để thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của khách hàng: là ngày càng quan tâm đến sức khỏe, công ty phải sáng tạo các dòng sản phẩm và thích ứng với thay đổi xu hướng tiêu dùng như tạo ra các sản phẩm hữu cơ, ít chất béo, đường và tự nhiên để chăm sóc sức khỏe. Đối với mỗi phân khúc thị trường khác nhau, BreadTalk cung ứng những loại sản phẩm khác nhau, kiểu phân phối cũng khác nhau, dịch vụ khác nhau nhằm mang đến sự mới lạ cho khách hàng. Và để mở rộng phạm vi lựa chọn cho khách hàng, công ty phát triển dịch vụ cho khách hàng tự thiết kế mẫu bánh của mình như Ice Room-biến trí tưởng tượng của bạn thành hiện thực. Bên cạnh đó, BreadTalk còn chú ý thay đổi từng món ăn để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, họ có xu hướng lựa chọn những thực phẩm tốt cho tim mạch, ít béo… • Bánh SUNFLOWER: bánh mỳ được làm kết hợp với dầu hướng dương, có tác dụng tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân, phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu, giảm cholesterol… • Bánh MR. HOKKAIDO: lấy cảm hứng từ mùa xuân ở Hokkaido, sáng tạo này tạo ra chiếc bánh đầy ắp màu đỏ ngọt. • Stir-fried kailan: để có một sức khỏe tốt cần phải bổ sung vitamin từ rau củ cho bất kỳ bữa ăn, sử dụng lượng dầu tối thiểu và với điểm nhấn là miếng tỏi thơm lừng. Một món ăn tưởng như đơn giản được thực hiện một cách rất chuyên nghiệp. Mỗi cuống rau sẽ được lựa chọn đặc biệt gần như giống hệt nhau về chiều dài và chất lượng, được cắt với độ chính xác trước khi cho vào chảo với một muỗng cà phê dầu hướng dương. Kết luận: BreadTalk có vượt trội hơn so với các đối thủ về đáp ứng khách hàng. * Hiệu quả Năm 2005 BreadTalk McDonald's Yum! Tổng tài sản 25 754 000 S$ 27 234 m$ 5 698 m$ Doanh thu 95 297 000 S$ 20 460 m$ 9 349 m$ Lợi nhuận 4 877 000 S$ 5 322 m$ 1 153 m$ ROA 18,94 % 19,54 % 20,24 % Số nhân viên (người) 4500 41000 8277 Kết luận: BreadTalk không vượt trội so với đối thủ về hiệu quả. Kết luận chung: Từ những phân tích trên ta có thể thấy được nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của BreadTalk đó chính là vượt trội về cải tiến và đáp ứng khách hàng. PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH Có hai công cụ hỗ trợ tìm ra nguồn tạo lợi thế cạnh tranh đó là phân tích chuỗi giá trị và phân tích nguồn lực. Phân tích chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị là khá phù hợp cho BreadTalk Group Ltd, hoạt động của công ty bao gồm tất cả các hoạt động trong sản xuất, thiết kế, tiếp thị, cung cấp và hỗ trợ sản phẩm và dịch vụ của mình và thực hiện kết hợp trong nội bộ để tạo thành một chuỗi giá trị. Phân tích chuỗi giá trị được đưa ra bởi Porter (1985) giúp chúng ta đánh giá các nguồn lực của tổ chức để xác định điểm mạnh và điểm yếu mà nó có thể có. Chuỗi giá trị có chứa hai loại hoạt động là những hoạt động chính tạo giá trị và hoạt động hỗ trợ tạo điều kiện thực hiện các hoạt động chính.  1.1 Các hoạt động sáng tạo giá trị * Hoạt động nghiên cứu và phát triển Để phát triển, BreadTalk sẽ luôn tiếp tục thực hiện cải tiến và sáng tạo sản phẩm toàn diện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ R&D có khả năng nắm bắt những biểu hiện nhu cầu của khách hàng thông qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi và phản hồi của khách hàng để sáng tạo và cải tiến sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của họ. Đội ngũ R&D của BreadTalk tham khảo ý kiến ​​với các đầu bếp hàng đầu và chuyên gia tư vấn thực phẩm từ Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Đài Loan. Công ty tiếp tục giữ lại sản phẩm bán chạy nhất như Flosss, cùng với một loạt sản phẩm mới để giữ cho thương hiệu luôn mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Để có được sức mạnh sáng tạo trong kinh doanh bánh, đội ngũ R & D làm việc chăm chỉ để tạo ra sản phẩm mới mỗi sáu tháng, luôn luôn truyền đạt một yếu tố thú vị và hài hước vào các sản phẩm của công ty. Sau khi thành lập IHQ-trụ sở quốc tế, BreadTalk thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Việc phát triển cải tiến và sáng tạo bền vững thực sự là mấu chốt của chiến lược, có mối quan hệ mật thiết với tính bền vững trong hoạt động sản xuất và tiếp thị và có ý nghĩa quan trọng đối với chuỗi cung ứng, phát triển công thức Bánh và món ăn, và tiếp thị của BreadTalk.  Công ty chú trọng nghiên cứu thị trường nước ngoài sâu sắc trước khi thâm nhập, với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành, lãnh đạo cấp cao của BreadTalk luôn có những di chuyển đến thị trường mới và nghiên cứu lâu dài trước cũng như trong quá trình thâm nhập. Bằng cách thiết kế sản phẩm cải tiến vượt trội, hoạt động R&D làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, nghiên cứu sâu sắc thị trường làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn, do đó, hạ thấp chi phí. Như vậy, hoạt động R&D có thể tạo ra giá trị. * Chức năng marketing và bán hàng Với việc sáng tạo không gian mở, các cửa hàng của BreadTalk cho phép khách hàng tận mắt theo dõi quá trình chế biến của các nghệ nhân, giúp họ trả lời được những câu hỏi về vệ sinh sản phẩm, kỹ thuật chế biến sản phẩm, từ đó khách hàng có thể yên tâm về sản phẩm của công ty. Nó đảm bảo rằng, tất cả những gì công ty cung cấp là sạch, tươi và xứng đáng với những gì khách hàng mong đợi .  Mỗi thương hiệu của BreadTalk đều có thiết kế không gian mang một nét độc đáo về văn hóa riêng. BreadTalk là người tiên phong trong việc truyền tải văn hóa trong sản phẩm của mình và nâng việc ăn đến tầm văn hóa, không còn là ăn một món ăn đơn giản. BreadTalk đem hình ảnh của mình đến với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông trên truyền hình, internet. Công ty tham gia các chương trình đóng góp cho cộng đồng BreadTalk gợi mở nhu cầu và chào đón khách hàng với những của hàng được trang trí thật đẹp mắt, không gian mở và mùi thơm bánh nướng lan tỏa, tên gọi sản phẩm hài hước, thú vị, bao bì lôi cuốn, các sản phẩm của BreadTalk đã định vị trong tâm trí khách hàng. Hệ thống bán hàng đặt tại nơi có lưu lượng người cao, thuận tiện cho việc mua hàng. BreadTalk ngày càng tăng sự đáp ứng khách hàng thông qua việc đặt hàng qua Internet, sử dụng xe đẩy trong trung tâm ẩm thực và giao hàng tận nơi, công ty cũng áp dụng thường xuyên các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Theo dõi phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty thông qua trang web đánh giá trực tuyến, hoạt động này có thể khám phá nhu cầu của khách hàng, những nhu cầu nào công ty chưa đáp ứng được và truyền thông trở lại cho đội ngũ R&D để thiết kế sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu đó. Qua các marketing và bán hàng, BreadTalk có thể tăng giá trị mà khách hàng nhận thức được trong sản phẩm của công ty. Tăng ấn tượng tốt về sản phẩm của công ty trong tâm trí khách hàng, do đó tạo ra giá trị. Quan tâm đến PR Với sứ mệnh “đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, khu vực và các quốc giá mà BreadTalk đang hoạt động”, công ty đã gắn kết các hoạt động với trách nhiệm xã hội với phương châm làm việc như là một cách để phục vụ nhân dân, chứ không phải ngược lại. Đáp ứng nhu cầu "địa phương" và tham gia vào sự phát triển của khu vực ảnh hưởng của họ bằng cách thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội trong hợp tác với khách hàng, BreadTalk đã chứng minh việc cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội. Đi xa hơn nữa thì ta có thể thấy trách nhiệm xã hội không chỉ là một phần của các hoạt động của công ty mà còn là một triết lý, là phương chỉ nam trong công việc. Với các hoạt động xã hội như tổ chức chương trình 5 cent/1 Bánh Floss đóng góp cho trẻ em nghèo, bảo vệ môi trường ....  1.2 Các hoạt động phụ trợ * Quản trị nguồn nhân lực Chức năng nguồn nhân lực được thực hiện nhằm đảm bảo rằng con người trong tổ chức được đào tạo, huấn luyện, động viên và thù lao đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ làm tăng giá trị của họ. Mỗi nhân viên của BreadTalk được đảm bảo đào tạo kiến thức liên quan đến chế biến sản phẩm, chuẩn bị trước khi phục vụ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cung cách phục vụ. Đội ngũ quản lý của công ty cũng thường xuyên được đào tạo các khóa phát triển có liên quan để lãnh đạo hiệu quả hơn. Bằng chính sách di chuyển nguồn lực giữa các thị trường, đào tạo đa dạng ở những môi trường địa lý khác nhau, tất cả các nhân viên cũng như đội ngũ quản lý được nâng cao năng lực, linh hoạt hơn trong công việc. Bằng hoạt động đánh giá thành tích, theo dõi nhân viên của mình trong suốt quá trình làm việc, BreadTalk có những phần thưởng xứng đáng với giá trị đóng góp của nhân viên cho công ty. Các nhà quản lý ở thị trường nước ngoài có quyền đóng góp ý kiến vào việc thay đổi giám đốc. Qua đó, BreadTalk luôn khuyến khích, động viên nhân viên của mình làm việc hết mình với lòng đam mê đối với công việc và sản phẩm. * Quản trị cung ứng Với tình trạng tăng giá nguyên liệu ở Singapore cũng như nhiều nước khác, BreadTalk đã có những biện pháp để hạ thấp chi phí nhờ vào rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách đàm phán những hợp đồng mua nguyên liệu khối lượng lớn trực tiếp tại nguồn cung lớn nhất. Công ty cũng đã thành công trong việc thử nghiệm bột đông lạnh ở Thượng Hải. Làm bánh mì là một quá trình tốn nhiều thời gian, đặc biệt là khâu lên men, vì vậy sử dụng bột đông lạnh được xem là một phương án bằng cách lên men nhiều và đóng băng bột. Hầu hết bánh mì nướng sẽ ngon hơn khi sử dụng bột đông lạnh vì giữ lại hương vị của bột bánh mì tươi. Quan trọng không kém, việc sử dụng bột đông lạnh giúp hạ thấp chi phí lao động cho công ty do tiết kiệm thời gian, công sức. * Quản lí Với phạm vi hoạt động rộng lớn tại 16 quốc và 3 đơn vị kinh doanh chiến lược, hoạt động quản lí của BreadTalk Group khá phức tạp. Đội ngũ trình độ cao và giàu kinh nghiệm điều hành, quản lí để hoạt động của công ty được liên tục và hiệu quả, là cơ sở của quá trình sáng tạo giá trị. Phân tích nguồn lực 2.1. Nguồn lực vô hình Năng lực đổi mới Khởi đầu từ ý tưởng “không gian bếp mở” ban đầu, BreadTalk đã xây dựng cho mình một phong cách mới trong khái niệm kinh doanh của mình để tạo sự khác biệt. Các ý tưởng về bày trí cửa hàng, hương vị và tên gọi sản phẩm theo mùa,…luôn là điểm nhấn thương hiệu này và sự tò mò của khách hàng luôn được kích thích. Nguồn lực về các ý tưởng và khả năng cải tiến của BreadTalk xuất phát từ chính khả năng sáng tạo của đội ngũ R&D. Công ty thành lập đội ngũ R&D tại Singapore và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất, góp một phần doanh thu cao nhất vào doanh thu của công ty. Đội ngũ R&D luôn luôn nắm bắt nhu cầu và đòi hỏi về đổi mới của khách hàng để liên tục cải tiến sản phẩm Bánh thủ công, sáng tạo ra những công thức bánh mới và công thức nấu ăn mới lạ. Đặc biệt cùng với sự giúp sức của nghệ nhân làm bánh giàu năng lực và kinh nghiệm, và sự phục vụ của những đầu bếp đẳng cấp thế giới tại chuỗi nhà hàng Din Tai Fung, cải tiến và sáng tạo là hai tiêu chí mà đội ngũ R&D luôn hướng tới. Với sự hỗ trợ của đội ngũ marketing, những sáng kiến trong sản phẩm của công ty đã nhận được phản hồi cũng như những ý kiến đóng góp và đánh giá của khách hàng, điều này góp phần làm cho sản phẩm được hoàn thiện hơn, đạt được sự hài lòng cao hơn từ khách hàng. Nguồn danh tiếng Danh tiếng với đối tác: Mạng lưới quan hệ đối tác của BreadTalk ở châu Á là rất mạnh mẽ. Sự uy tín trong quan hệ hợp tác cũng như đầu tư tài chính đã giúp cho công ty có một chỗ đứng nhất định trong thị trường quốc tế với danh tiếng của mình. Với sự hiện diện tại 15 quốc gia trải rộng khắp châu Á và Trung Đông, mạng lưới toàn cầu của BreadTalk về quản lý bất động sản, chuỗi cung ứng mua sắm và các đối tác quốc tế cho vay là lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn để tiếp tục mở rộng kinh doanh trong những vị trí rất chiến lược. BreadTalk đã xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với các mạng lưới địa phương đặc biệt là ở Trung Quốc, tăng trưởng kinh doanh của công ty đã được thúc đẩy bởi sự quản lý các mối quan hệ mạnh mẽ và chuyên môn nghiệp vụ trong các vùng lãnh thổ. Thương hiệu dẫn đầu phong cách sống mới. BreadTalk tạo sự hứng thú với danh mục gồm 7 thương hiệu độc đáo mà điều này đã làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng về các mặt hàng hàng ngày của họ. Với sự cải tiến trong ngành công nghiệp bánh vào năm 2000, Tập đoàn BreadTalk tự hào mang đến sự hài lòng cho khách hàng với sự pha trộn của các khái niệm độc đáo, chính điều này đã dẫn dắt một nền văn hóa ẩm thực mới trên bánh, nhà hàng và food atriums của nó. Chúng tôi luôn tìm cách để làm mọi thứ theo một cách đặc biệt như chính triết lý sáng tạo khác biệt trong khái niệm bán lẻ của chúng tôi. Thu hút nhiều khách hàng và giành giải thưởng từ vô số các tổ chức quốc tế, các thương hiệu mạnh của BreadTalk đã đi đầu trong xu hướng bán lẻ để mang lại một khái niệm độc đáo cho khách hàng – dẫn đầu một phong cách sống mới. 1.2. Nguồn lực hữu hình Nhân sự Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm Có trụ sở chính tại Singapore và Trung Quốc, BreadTalk được lãnh đạo bởi Chủ tịch tập đoàn, Tiến sĩ George Quek, người có 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát (F&B). Thành viên quản lý cao cấp bao gồm các chuyên gia với nền tảng kiến thức về tài chính, bán lẻ và F & B đa dạng cùng với chiều sâu kinh nghiệm là một tài sản nguồn lực toàn diện của BreadTalk. Được hỗ trợ bởi các Giám đốc độc lập của tập đoàn và một nhóm văn hóa bao gồm các chuyên gia tư vấn và chuyên gia làm việc đã tăng cường quản lý chuyên môn và danh mục đầu tư của công ty một cách hiệu quả. Liên kết nhóm Breadtalk chú trọng nhấn mạnh vào nhóm liên kết bởi họ thực sự tin rằng nó rất quan trọng, và đó là điều mà họ cần đặt rất nhiều thời gian và công sức vào để phát triển. Ví dụ, trước khi bất kỳ cửa hàng BreadTalk nào mới bắt đầu, bộ phận Đào tạo & Phát triển sẽ đưa tất cả các nhân viên cửa hàng đến bãi biển hoặc một công viên để có một ngày vui vẻ với các hoạt động xây dựng đội nhóm, điều này được thiết kế nhằm giúp họ làm quen và hiểu biết lẫn nhau hơn. Và điều này chắc chắn sẽ giúp cho họ nâng cao hơn ý thức về liên kết và sự hiểu biết để làm việc cùng nhau như một gia đình tại các cửa hàng. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng trong môi trường làm việc được khuyến khích một cách tích cực Breadtalk luôn phấn đấu đạt được sự đáp ứng cao và tiêu chuẩn phù hợp của sản phẩm cho khách hàng của họ. Nhân viên phải trải qua chương trình huấn luyện tại các cửa hàng Breadtalk khác nhau. Phạm vi đào tạo từ đóng gói bánh đến phục vụ khách hàng tại các quầy. Nhân viên trong các cấp quản lý liên tục gửi đến các khóa học phát triển liên quan bởi công ty tin rằng đào tạo nhân viên là yếu tố rất quan trọng. Để dễ dàng trong việc sử dụng lao động nước ngoài, Breadtalk đảm bảo rằng các nhân viên nước ngoài có đủ thời gian để thích nghi với văn hóa tại Singapore và giải quyết các vấn đề cá nhân một cách thoải mái. Nhân viên được khuyến khích sáng tạo và thoát ra khỏi suy nghĩ rập khuôn. Nhiệm vụ chính của một quản lý cửa hàng là đảm bảo các mục tiêu bán hàng đạt được và tìm câu trả lời cho mình về sự quản lý. Nó cũng đòi hỏi phải lập kế hoạch một con đường phát triển nghề nghiệp cho toàn bộ nhân viên của mình để phát triển cùng với tổ chức. Họ cũng chịu trách nhiệm về phát triển văn hoá dịch vụ để nâng cao hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng. Để đi đầu trong việc này, bản thân người quản lý phải tạo ra một một môi trường làm việc vui vẻ, thoái mái và thân thiện cho nhân viên. Nguồn vật chất (Đơn vị: nghìn SGD) Nguồn lực vật chất được hiểu là giá trị của các tài sản gắn liền với hoạt động của công ty. Đến hết năm 2010, BreadTalk Group có mặt ở 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn châu Á với mạng lưới 395 cửa hàng Bánh (gồm cả nhượng quyền thương mại), 21 nhà hàng và 32 trung tâm ẩm thực Food Atrium. Trong đó nguồn thu nhập chính của BreadTalk Group tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Singapore và các nước Đông Nam Á khác. Với không gian rộng 24 000 sq ft (tương đương hơn 2200 mét vuông) của một Food Atrium, BreadTalk mang lại cho mỗi cửa hàng một nét độc đáo riêng theo từng chủ đề, ví dụ tại KK Mall là chủ đề của cuốn tiểu thuyết, nơi mà các không gian khác nhau điển hình của một nhà được lan tỏa, chứa đựng đầy sự bất ngờ. Năm 2010, BreadTalk Group đưa mô hình không gian bán lẻ 4-in-1 khép kín trong 4400 sq ft (tương đương khoảng 400 mét vuông) bao gồm RamenPlay, BreadTalk, Toast Box và Icing-Room. Không gian này được trình bày như là một gia đình, với hệ thống ánh sáng rất khác biệt và nổi bật được đầu tư công phu. Điều này giúp cho BreakTalk thu nhận lợi ích tài chính do chi phí được chia sẻ. Với các cửa hàng Bánh theo mô hình BreadTalk Transit thì chỉ gói gọn trong không gian khoảng 400 sq ft (tương đương khoảng 30 mét vuông), nhưng lại được xây dựng tại những vị trí đắc địa có lợi thế về lưu lượng giao thông cao. Bên cạnh đó, tất cả cửa hàng trên toàn cầu đều được thiết kế độc đáo với không gian khác biệt tùy thuộc vào sản phẩm bán. BreadTalk đang tiếp tục đổi mới và liên tục trang bị nội thất cửa hàng và các thiết bị tiện nghi phục vụ quá trình chế biến như lò nướng, máy rửa rau,… BreadTalk đầu tư hệ thống cửa hàng chế biến và bán hàng rất rộng rãi tại Trung Quốc với 184 cửa hàng Bánh vào cuối năm 2010 và việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu bột mì rẻ từ quốc gia cung lúa mì lớn nhất thế giới. Nguồn tài chính Khả năng vay nợ được gia tăng đa số là nợ ngắn hạn do tận dụng từ uy tín đối với nhà cung cấp để chiếm dụng tín dụng thương mại. Điều này giúp cho BreadTalk giảm bớt áp lực phải trả cho nhà cung cấp quốc tế, nhất là với khối lượng nguyên liệu nhập khẩu tập trung và rất lớn. Khả năng tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động được đảm bảo. Ngoài ra, với nhu cầu đầu tư ngày càng cao vào tài sản cố định và cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế thì nhu cầu vốn lớn trong dài hạn là rất cần thiết. Do đó, nguồn lực tài chính của tập đoàn trong dài hạn cần phải được đảm bảo, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng IHQ (International Headquarters) dự kiến ra mắt năm 2011. Có thể thấy rằng nguồn lực tài chính của Tập đoàn luôn được đảm bảo nhờ khả năng vay nợ tốt từ các tổ chức quốc tế uy tín cũng như sự đầu tư liên kết mạnh mẽ với các đối tác khác trong và ngoài nước. Khả năng tiềm tàng Quản trị các nguồn lực theo phương pháp quan sát hành vi. BreadTalk đặt niềm tin ở nhân viên và quản trị thông qua điều khiển từ xa bởi hệ thống camera và hệ thống mạng internet bởi hệ thống kiểm soát. Mọi hành vi của nhân viên như: phục vụ khách hàng, trình bày sản phẩm, lãng phí/tiết kiệm thực phẩm, việc chuẩn bị , vệ sinh thực phẩm và các vật dụng liên quan. Công ty tạo điều kiện và khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng và kinh nghiệm của mình. Nhân viên có điều kiện được đào tạo ở các nhà bếp trung tâm, các chuyên gia nước ngoài hàng đầu và được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách ở trong khu vực ngay bên cạnh của hàng hay nhà bếp để tiết kiệm thời gian , chi phí đi lại. Điều này giúp công ty kết hợp tốt giữa nguồn lực hữu hình và vô hình từ đó tạo sự khác biệt cho công ty. Năng lực cốt lõi Bảng đánh giá các khả năng TIÊU CHUẨN CÁC KHẢ NĂNG DẪN ĐẦU XU HƯỚNG, PHONG CÁCH SỐNG MỚI 1. Đáng giá Có Khách hàng cảm nhận được sự mới lạ và niềm đam mê từ sản phẩm, cách bày trí cửa hàng. Vì công ty là người tiên phong trong các hoạt động nên đến với BreadTalk khách hàng sẽ thấy thích thú và thể hiện phong cách của chính mình. 2. Hiếm Có Là người tiên phong và mở đầu một xu hướng mới nên điều này hoàn toàn lạ và khác xa so với những cái cũ, những cái mà ngày cả khách hàng cũng chưa phát hiện ra. Do đó, nó là duy nhất và độc đáo. 3. Khó bắt chước Có Để làm điều này công ty phải trải qua quá trình nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những sản phẩm trước và có bí quyết thành công riêng của mình. Do vậy, các công ty khác không dễ bắt chước và một khi điều này đã bị bắt chước và trở nên phổ biến thì BreadTalk cũng đã thay thế bằng môt cái khác mới hơn. 4. Không thể thay thế Có Xu hướng, văn hóa mới là do công ty nghiên cứu ra và nó là khởi đầu nên chẳng có nguồn lực nào khác có thể thay thế điều này. Kết luận Khả năng này tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. DANH TIẾNG THƯƠNG HIỆU 1. Đáng giá Có Danh tiếng của BreadTalk góp phần khẳng định địa vị của khách hàng và gia tăng niềm tin của khách hàng đối với công ty 2. Hiếm Có Danh tiếng hàng đầu của BreadTalk ở những thị trường mà công ty tập trung như Singapore, Trung Quốc …không thể là không phủ nhận và thuộc loại ít thấy so với số lượng quá lớn các công ty trong ngành. 3. Khó bắt chước Có Việc tạo dựng nên một thương hiệu hàng dầu như vậy thì đòi hỏi phải có bề dày về kinh nghiệm, thành tựu phát triển, mà khó có một công ty nào bắt chước được. 4. Không thể thay thế Có Thương hiệu của BreadTalk đã trở thành một tài sản không thể thay thế bởi bất cứ nguồn lực nào. 5. Kết luận Khả năng này tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI HIỆU QUẢ 1. Đáng giá Có Đem lại sự tiện lợi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 2. Hiếm Không Những công ty lớn trong ngành cũng mở rộng kênh phân phối để phục vụ khách hàng. 3. Khó bắt chước Không Vấn đề chi phí và nguồn nhân lực là điều đáng quan tâm đối với các công ty để mở rộng kênh phân phối. Tuy nhiên điều này là dễ dàng để các công ty thực hiện. 4. Không thể thay thế Có Chỉ khi tích hợp 3 nguồn lực: nhân sự, tổ chức và vật chất kể trên thì mới có thể tạo ra khả năng có tính chiến lược này. Kết luận Khả năng này là bình đẳng ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.Đáng giá Có Sự thành công của BreadTalk là nhờ có một tổ chức hoạt động hiệu quả, có sự phối hợp và truyền thông chặt chẽ và quá trình ra quyết định nhanh chóng giữa các nhà quản trị và nhân viên của mình. Một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp giúp BreadTalk có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và làm rõ nét hơn hình ảnh thương hiệu của mình nhờ sự khác biệt trong cách đáp ứng khách hàng vượt trội so với các đối thủ. 2. Hiếm Có Khả năng này được tích lũy dần qua quá trình hoạt động lâu dài và năng lực này còn phụ thuộc vào văn hóa của từng tổ chức khác nhau. 3. Khó bắt chước Có Khả năng hoạt động hiệu quả của một tổ chức cần sự phối hợp nhuần nhuyễn của tất cả nhân viên từ nhà quản trị cấp cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất. Đó trở thành một thói quen của hầu hết các nhân viên ở BreadTalk. Một phần trong các nguyên tắc hoạt động đã ghi sâu vào tâm trí của từng nhân viên và trở thành văn hóa của công ty. 4. Không thay thế Có Đội ngũ nhân sự với khả năng làm việc chuyên nghiệp, phối hợp hiệu quả là phương tiện chính mang những sản phẩm, dịch vụ của công ty đến tay khách hàng. Thuyết phục cũng như làm thỏa mãn tốt nhất đến nhu cầu của khách hàng. Bằng các khả năng và nguồn lực khác thì không thể thực hiện được điều này. Kết luận Khả năng này tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Qua đánh giá các khả năng ở bảng trên, năng lực cốt lõi của BreadTalk là khả năng: Dẫn đầu xu hướng phong cách sống mới. Xây dựng kênh phân phối có hiệu quả. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. KẾT LUẬN BreadTalk Group Limited - tập đoàn cung cấp dịch vụ thực phẩm ra đời muộn hơn so với nhiều đối thủ, tính đến hiện nay, với hơn 12 năm hoạt động. BreadTalk đã có những bước tiến nhanh và vững chắc để khẳng định thương hiệu, danh tiếng của mình không chỉ ở Singapore mà còn trên khắp châu Á. BreadTalk đã trở thành một trong những thương hiệu Bánh hàng đầu Singapore, thâm nhập sang lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực và bánh trướng mạnh mẽ thị trường châu Á. Trong nhiều năm liên tiếp, qua sự bình chọn của người tiêu dùng thực sự có rất nhiều điều đáng để tìm hiểu, phân tích và học hỏi. Sự thành công của BreadTalk Group ngày nay là kết quả của một quá trình gắn kết từ việc xác định rõ ràng viễn cảnh và sứ mệnh cho đến việc xác định năng lực cốt lõi, từ đó đưa ra các chiến lược công ty, phát triển SBU nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc luôn củng cố các hoạt động chức năng để cải thiện lợi thế cạnh tranh cũng đã giúp cho BreadTalk Group đạt được sự vượt trội so với các đối thủ trong ngành dịch vụ thực phẩm, ngay cả khi nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Quản trị chiến lược (PGS.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liêm, Ths Trần Hữu Hải). Giáo trình Quản trị tài chính (TS Nguyễn Thanh Liêm). Trang web công ty Trang web cục thống kê Singapore www.singstat.gov.sg/‎ Các trang web khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_tri_chien_luoc_breadtalk_group_3433.doc
Luận văn liên quan