Phân tích cổ phiếu của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Trong đó, phải kể đến sự phát triển khá nóng của thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh). Trải qua hơn 7 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Cho đến nay, TTCK Việt Nam có khoảng 80 công ty chứng khoán đã đi vào hoạt động,100 công ty chứng khoán đang chờ được cấp phép. Giá trị giao dịch trên TTCK đạt 20-30% GDP với tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch là 381 công ty (trong đó, tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 152 công ty và tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 129 công ty). Số lượng nhà đầu tư cũng tăng lên đáng kể với số lượng tài khoản được mở tại các công ty chứng khoán đạt khoảng 300.000 tài khoản. Nhưng liệu rằng có phải tất cả các nhà đầu tư đều am hiểu về chứng khoán, có cái nhìn sâu sắc và nhận định chính xác về chứng khoán? Một thực trạng có thể thấy trên TTCK Việt Nam là: có rất nhiều nhà đầu tư “chơi” chứng khoán theo “hiệu ứng bầy đàn”, tức là mua, bán chứng khoán theo các nhà đầu tư khác, ví dụ như nhà đầu tư nước ngoài hoặc khi thấy thị trường có xu hướng mua hay bán loại cổ phiếu nào thì lại ồ ạt đổ xô vào mua, bán cổ phiếu đó. Cũng không ít các nhà đầu tư vì thế mà rơi vào tình trạng phá sản. Vì vậy, việc đưa ra quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào là hết sức quan trọng. Cũng chính vì lý do ấy mà chúng tôi quyết định đưa đến cho các bạn một kinh nghiêm khi cần ra quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào thông qua phương pháp phân tích chứng khoán của công ty mình định đầu tư. Và để minh chứng cho điều đó, chúng tôi xin đề cập tới các bạn cổ phiếu của công ty Cổ phần sữa Vinamilk (VNM). Chúng ta sẽ phân tích cổ phiếu này xem có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không ? I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMIL VINAMILK, Thương hiệu hàng đầu “MADE IN VIETNAM”! [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Tên viết tắt: VINAMILK Chí Minh [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Web site: www.vinamilk.com.vn [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/huubang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Email: vinamilk@vinamilk.com.vn 1. Lịch sử hình thành và phát triển Vinamilklà doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng , với hơn 1.400 đại lý phủ đều 64/64 tỉnh thành. Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa gồm: Sữa đặc, Sữa bột cho trẻ em và người lớn, Bột dinh dưỡng, Sữa tươi, Sữa đậu nành, Kem, Sữa chua, Sữa chua uống, Phô-mai, Nước ép trái cây, Bánh quy, Cà phê Các sản phẩm Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn uy tín đối với cả thị trường ngoài nước: Mỹ, Canada, Khu vực Trung Đông, Pháp, Ba Lan, Khu vực Đông Nam Á . Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích cổ phiếu của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Trong đó, phải kể đến sự phát triển khá nóng của thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh). Trải qua hơn 7 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Cho đến nay, TTCK Việt Nam có khoảng 80 công ty chứng khoán đã đi vào hoạt động,100 công ty chứng khoán đang chờ được cấp phép. Giá trị giao dịch trên TTCK đạt 20-30% GDP với tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch là 381 công ty (trong đó, tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 152 công ty và tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 129 công ty). Số lượng nhà đầu tư cũng tăng lên đáng kể với số lượng tài khoản được mở tại các công ty chứng khoán đạt khoảng 300.000 tài khoản. Nhưng liệu rằng có phải tất cả các nhà đầu tư đều am hiểu về chứng khoán, có cái nhìn sâu sắc và nhận định chính xác về chứng khoán? Một thực trạng có thể thấy trên TTCK Việt Nam là: có rất nhiều nhà đầu tư “chơi” chứng khoán theo “hiệu ứng bầy đàn”, tức là mua, bán chứng khoán theo các nhà đầu tư khác, ví dụ như nhà đầu tư nước ngoài hoặc khi thấy thị trường có xu hướng mua hay bán loại cổ phiếu nào thì lại ồ ạt đổ xô vào mua, bán cổ phiếu đó. Cũng không ít các nhà đầu tư vì thế mà rơi vào tình trạng phá sản. Vì vậy, việc đưa ra quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào là hết sức quan trọng. Cũng chính vì lý do ấy mà chúng tôi quyết định đưa đến cho các bạn một kinh nghiêm khi cần ra quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào thông qua phương pháp phân tích chứng khoán của công ty mình định đầu tư. Và để minh chứng cho điều đó, chúng tôi xin đề cập tới các bạn cổ phiếu của công ty Cổ phần sữa Vinamilk (VNM). Chúng ta sẽ phân tích cổ phiếu này xem có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không ? I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMIL VINAMILK, Thương hiệu hàng đầu “MADE IN VIETNAM”! Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK Logo: Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 Web site: www.vinamilk.com.vn Email: vinamilk@vinamilk.com.vn 1. Lịch sử hình thành và phát triển Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng , với hơn 1.400 đại lý phủ đều 64/64 tỉnh thành. Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa gồm: Sữa đặc, Sữa bột cho trẻ em và người lớn, Bột dinh dưỡng, Sữa tươi, Sữa đậu nành, Kem, Sữa chua, Sữa chua uống, Phô-mai, Nước ép trái cây, Bánh quy, Cà phê…Các sản phẩm Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn uy tín đối với cả thị trường ngoài nước: Mỹ, Canada, Khu vực Trung Đông, Pháp, Ba Lan, Khu vực Đông Nam Á…. Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Năm 1999, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý hấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002” và hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Điều này đảm bảo rằng VINAMILK luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Năm 1976, lúc mới thành lập, Công Ty Sữa Việt Nam ( VINAMILK) có tên là Công Ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm và bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. Nhà máy sữa Dielac. Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Khu tiếp nhận sữa tươi Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico. Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi ( Đồng Tháp). Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. Nhà máy sữa Dielac. Dây chuyền sản xuất Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. Nhà máy sữa Dielac. Nhà máy sữa Hà Nội. Năm 1996, Xí Nghiệp liên doanh sữa Bình Định tại Qui Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. Năm 2000, công ty đã tiến hành xây dựng thêm: Nhà máy sữa Cần Thơ. Xí nghiệp Kho Vận. Năm 2002, công ty xây dựng thêm: Nhà máy cổ phần sữa Sài Gòn. Nhà máy sữa Nghệ An. Tháng 11/2003, công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) Trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, những danh hiệu cao qúy mà Vinamilk đã được nhận là: Huân chương độc lập hạng nhì. Danh hiệu Anh Hùng Lao Động. Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam Chất lượng cao“ từ 1997 – 2005 (bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn). Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” từ 1995 – 2004 (bạn đọc báo Đại đoàn kết bình chọn). Cơ cấu vốn đầu tư của chủ sở hữu. Hình 1: Số cổ phần nắm giữ của chủ sở hữu (nghìn CP). Tại ngày 31/12/2005 Tại ngày 31/12/200 Tại ngày 31/12/2007 Nhà nước Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài Mệnh giá cổ phiếu: 10000 đồng. VINAMILK luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk.Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng. Đó cũng là cam kết của Vinamilk Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa nước ngoài. Vinamilk đang củng cố một cách vững chắc vị trí dẫn đầu thị trường mà khó công ty sữa nào vượt qua được, bằng cả ba trụ xuất khẩu, nội địa và tung ra các sản phẩm mới như bia, cà phê nhằm tận dụng tối đa kênh phân phối hiệu quả. Vinamilk đã được bình chọn là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liên tiếp 1997-2004. Đạt được thành công đó là do Vinamilk đã thực hiện tốt phương thức kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng và áp dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả. Vinamilk tham gia chứng khoán và cũng giống như tất cả những doanh nghiệp lớn khác, cái đích của Vinamilk là tập đoàn tài chính. Điều này đã bắt đầu hiện rõ khi việc bỏ vốn mua cổ phần từ các đối tác của công ty ngày càng lớn. Có thể nhìn thấy đầu tư tài chính trong tương lai sẽ mang lại cho Vinamilk khoản lợi nhuận không nhỏ, ổn định và chiếm tỷ lệ gia tăng trong tổng lợi nhuận hàng năm. Chính vì vậy mà sức hấp dẫn của cổ phiếu Vinamilk đối với các nhà đầu tư cả cá nhân và tổ chức là không nhỏ. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đang hiện diện ở VN đều nắm giữ cổ phần Vinamilk như Dragon Capital, VinaCapital, Indochina Capital, Arisaig… và công ty chuyên về thực phẩm chế biến Food and Beverage thuộc tập đoàn Frase & Neave (Singapore). Có thể trong năm 2007, Vinamilk sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam niêm yết tại thị trường nước ngoài, đích ngắm cụ thể là thị trường chứng khoán Singapore. Vinamilk hiện là công ty có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường niêm yết với khoảng 930 triệu USD và chiếm lĩnh khoảng 75% thị phần sữa trong nước. Ngoài ra, Vinamilk còn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và cung cấp các dịch vụ tồn kho, vận chuyển hàng hóa. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đề nghị được mua cổ phần của Vinamilk và sẵn sàng trả giá rất cao. Điều này một phần cho thấy hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của công ty này, đặc biệt là trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể nói Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam và chính từ những thành tựu trên, chúng tôi đã chọn Vinamilk để tiến hành phân tích và tìm hiểu. 2. Các nhóm sản phẩm của Công ty: Các chủng loại sản phẩm Vinamilk Từ mặt hàng đầu tiên lúc mới thành lập (năm 1976) là sữa đặc có đường, đến nay, Vinamilk đã có trên 100 nhãn hiệu bao gồm sữa đặc, sữa tươi, kem, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng các loại, sữa đậu nành, nước ép trái cây các loại... Hiện nay, Vinamilk đang tập trung vào các nhóm sản phẩm chính sau: Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng: Sữa bột: Các sản phẩm sữa bột của Công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khoảng trên 30%/năm. Cụ thể, sữa bột Dielac gồm nhiều loại: Dielac Mamma, Dielac 1, Dielac 2, Dielac 3, Dielac can xi, Dielac Sure chủ yếu dành cho bà mẹ và trẻ sơ sinh Bột dinh dưỡng: - Bột dinh dưỡng Ridielac gồm các loại: Dielac ngọt, thịt, cá, tôm, thịt-cà rốt, thịt-cải bó xôi, được chế biến phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. - Các sản phẩm bột dinh dưỡng ăn liền, không cần nấu, tiện sử dụng và tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ Sữa đặc - Sản phẩm sữa đặc truyền thống và đa dạng của Vinamilk gồm có sữa ông thọ, sữa Ngôi sao Phương Nam, sữa Moka, sôcôla...phục vụ cho nhu cầu của mọi đối tượng với các mục đích sử dụng khác nhau, như dành cho người ăn kiêng, người dưỡng bệnh, pha cà phê, làm sữa chua, làm bánh... Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua … - Sữa tươi tiệt trùng là thức uống bổ dưỡng và cần thiết cho mọi lứa tuổi, giúp tăng cường sức khỏe và trí tuệ, giúp phát triển chiều cao, đồng thời có tác dụng giải độc rất tốt, dành cho người làm việc trong môi trường độc hại - Yomilk với nhiều loại cam, chanh, dâu nguyên chất, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da mịn màng, vóc dáng cân đối - Nước ép trái cây gồm nhiều loại: Cam, đào, táo, cà chua, xoài, ổi...rất giầu vitamin và khoáng chất, mang lại sự sảng khoái, tăng cường sức đề kháng của cơ thể - Sữa đậu nành cung cấp các chất dinh dưỡng và lượng đạm cao cho cơ thể, dễ tiêu hóa, không chứa cholesterol, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. đặc biệt, sữa đậu nành không đường thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường và kiêng đường - Kem Vinamilk với nhiều chủng loại bao gồm: kem que, kem ly, kem thố..., với nhiều hương vị thơm ngon như vani, cốm, sầu riêng, cacao, cam, chanh, dâu, trái cây...dành cho các bạn trẻ Ngoài ra, với mục tiêu phát triển trong thời gian tới là mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm các nhà máy sữa, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, café… Thị trường bia: Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnh tranh sôi động. Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu không ngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Sự bùng nổ thị trường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó. Thị trường café: Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, sau Braxin, về xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh, đạt 700.000 tấn/năm hiện nay với diện tích trồng cà phê là 500.000 héc-ta. Cà phê Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại 60 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Đức, và đã bắt đầu được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia láng giềng và khu vực Đông Âu. Xuất khẩu cà phê năm 2004 của Việt Nam đạt trên 550 triệu USD. Việc đa dạng hóa các sản phẩm có liên quan giúp cho VNM có thể phủ kín các phân khúc thị trường, từ nông thôn đến thành thị, từ siêu thị đến các tiệm tạp hóa. Thứ hai, việc đa dạng hóa khiến cho VNM tận dụng được tối đa sự hỗ trợ của mạng lưới phân phối, nguồn nguyên liệu, cũng như sự tương thích trong dây chuyền sản xuất. Đối với vấn đề lên sàn giao dịch chứng khoán, việc đa dạng hóa các sản phẩm, đã xây dựng cho VNM một chỗ đứng cực kỳ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Đồng thời, việc đa dạng hóa sản phẩm, cùng với một số ưu đãi của chính phủ (thông tin hành lang), đã giúp tạo ra một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho các quỹ tài chính, cũng như các nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển thương hiệc cho các sản phẩm hiện hữu. Không dừng lại ở thị trường trong nước, Vinamilk đã vươn ra 1 cả thị trường thế giới với việc nhập khẩu sản phẩm sang các nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchia,... Trong những năm tới, hướng phát triển của Vinamilk nhằm mục tiêu: Người Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do chính doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất. Để đạt được mục tiêu đó, Vinamilk tiếp tục tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng kênh phân phối ở các tỉnh, thành, chọn đơn vị, cá nhân làm nhà phân phối có khả năng kinh doanh và tài chính dồi dào, có mạng lưới bán hàng rộng và mối quan hệ tốt, tổ chức lực lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm, hỗ trợ tốt cho công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm... 3. Các thông tin niêm yết Việc niêm yết cổ phiếu phổ thông của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào Giấy phép niêm yết số 42/GPNY ngày 28/12/2004 do Chủ tịch Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cấp, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam công bố việc niêm yết cổ phiếu của Công ty tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tên cổ phiếu Cổ phiếu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Mệnh giá 10.000 đồng Giá niêm yết dự kiến 42.000 đồng Tổng số lượng niêm yết 159.000.000 cổ phiếu Tổng giá trị niêm yết 1.590.000.000.000 đồng (theo mệnh giá) Các lĩnh vực kinh doanh chính: -  Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; -  Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. -  Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; -  Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; -  Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; -  Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. -  Phòng khám đa khoa. 4. Cơ hội phát triển của Vinamilk 4.1. Vị thế của Công ty trong ngành Trong những năm qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt 4.2.Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Vinamilk so với các doanh nghiệp khác trong ngành - Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng - Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau; - Vinamilk sản xuất quy mô lớn với hệ thống các nhà máy sữa trên cả nước; - Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. 4.3.Triển vọng phát triển của ngành: Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/ năm chỉ đạt 0,47 kg thì năm 2000 đạt 6,5 kg; năm 2001 là 7,0 kg; năm 2003 tăng lên 8,2 kg và năm 2005 là 9 kg. Như vậy, so với năm 1990 sức tiêu thụ sữa của nước ta tăng gấp 19 lần vào năm 2005, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 900.000 tấn.Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh thúc đẩy làm tăng nhanh sản xuất sữa trong nước, cả nguyên liệu và thành phẩm. Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2000 đạt 54.000 tấn, năm 2001 đạt 68.000 tấn, năm 2003 đạt 85.000 tấn và ước tính năm 2005 đạt 110.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% - 18% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu. Thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm này chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định. Như vậy, với tình hình tiêu thụ và sản xuất sữa nguyên liệu, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/ năm. Hiện nay ngành sữa trong nước có năng lực sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành sữa cần tập trung phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu và phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nguyên vật liệu nội địa trong sản phẩm. 4.4. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới Với phân tích về triển vọng phát triển của ngành sữa như trên, thì định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Định hướng đó là phát triển đàn bò sữa và ngành công nghiệp sữa nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu đồng thời nâng mức sữa bình quân đầu người lên trong những năm tới và xuất khẩu ra thị trường thế giới. 4.5. Năng lực sản xuất của Vinamilk VNM hiện có Các dây chuyền sản xuất chính gồm: Dây chuyền sữa đặc có đường: Công suất 260 triệu hộp/năm. Công ty đang có kế hoạch nâng cấp để nâng công suất lên hơn 290 triệu hộp/năm Dây chuyền sữa tươi tiệt trùng – Yomilk – nước trái cây – sữa đậu nành: Công suất 237 triệu lít/năm. Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm một số máy rót để nâng khả năng khai thác. Dây chuyền sữa chua: Công suất khoảng 56 triệu lít/năm. Công ty đang có kế hoạch nâng cấp cho các dây chuyền tại nhà máy Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An Dây chuyền sữa bột – bột dinh dưỡng: Công suất khoảng 18 nghìn tấn/năm. Với năng lực hiện có của mình, VNM đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân và hướng tới xuất khẩu hay là các nhà máy của VNM đang sản xuất đủ cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của chính công ty. Bên cạnh đó, VNM đang cho nâng cấp cho hàng loạt các dây chuyền nhằm nâng cao năng suất sản xuất của công ty. Việc làm này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ Sữa và trái cây sẽ tăng nhanh trong các năm tới. 5. Thách thức của Vinamilk về đối thủ cạnh tranh Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng: - Sữa bột: Thị trường sữa bột tại thị trường trong nước đang diễn ra cạnh tranh cao giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm được sản xuất trong nước… Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của người dân và trẻ em Việt Nam ngày càng tăng. - Bột dinh dưỡng: Ngành hàng bột dinh dưỡng nhìn chung bình ổn hơn vì thị trường chỉ có sự tham gia của vài nhà sản xuất nổi tiếng như Vinamilk, Nestlé. Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của bột dinh dưỡng nhập khẩu như Gerber (Đức)… nhưng thị phần không đáng kể. Đây là một lợi thế cho Vinamilk phát triển mạnh ở phân khúc này. Sữa đặc Trên thị trường hiện nay chỉ có 02 nhãn hiệu chính là Vinamilk và Dutch Lady. Các sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã trở thành sản phẩm quan thuộc trong mọi gia đình như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam, nhờ vậy mức tăng trưởng doanh thu của nhóm sữa này khá ổn định, khoảng 15%/năm. Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua … Thị trường sữa tươi, sữa chua hiện nay khá phong phú và đa dạng, bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sữa tươi đang trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi gia đình. Do vậy, sự hấp dẫn này đã tạo nên một thị trường canh tranh khốc liệt giữa các sản phâm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Các đối thủ cạnh tranh như: Dutch Lady, F & N, Pepsi, Unipresident, Dutch Mill, Hanoimilk, ELOVI, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk… Tuy nhiên, do những ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nên sản lượng và doanh thu của các nhóm sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. Qua việc phân tích cơ hội và thách thức của công ty cổ phần sữa Vinamilk, ta có thể đưa ra bảng đánh giá tóm tắt sau: 1. Điểm mạnh - Có lợi thế cạnh tranh về qui mô, về truyền thống và sự quen thuộc đối với thị trường trong nước - VNM có mạng lưới tiêu thụ khắp 64 tỉnh thành với mạng lưới bán lẻ dày đặc - Sự đa dạng của các sản phẩm ở hầu hết các dòng sản phẩm - Là công ty chuyên về sữa lớn nhất Việt Nam, có tài sản lớn, có đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật cũng như quản lý kinh tế giỏi - Là một trong những công ty sữa đầu tiên sau giải phóng ở Việt Nam - VNM có khả năng PR khá tốt khi đã tạo nên được một hình ảnh thân thiện, quen thuộc trong mắt người tiêu dùng - VNM đang xúc tiến nhanh cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là quá trình đa dạng hóa sản phẩm trong đó là quá trình phát triển các sản phẩm là Bia và Càphê. - Các sản phẩm của VNM có mức giá chấp nhận được bởi hầu hết người tiêu dùng - Các sản phẩm của VNM đã được chứng nhận đảm bảo chất lượng bởi có quan có thẩm quyền và được sự tin cậy của đông đảo người tiêu dùng - Với việc cổ phần hóa thì VNM đã có một bước tiến mạnh trong việc cải thiện cơ cấu tổ chức hợp lý hơn 2. Điểm yếu - Năng lực sản xuất của VNM đang bị giới hạn và đang trong quá trình nâng cấp năng lực sản xuất của mình - Sự thiếu vắng các sản phẩm ở dòng sản phẩm cao cấp và có giá thành cao - Sự phụ thuộc của công ty vào nguồn nhiên liệu + Sữa bột: Phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu + Sữa tươi: Phụ thuộc vào đàn bò sữa trong nước không ổn định và số lượng ít + Các sản phẩm từ Trái cây: Phụ thuộc vào trái cây trong nước chất lượng vốn không đồng đều - Công ty bị sức ép từ các cổ đông về kế hoạch chia cổ tức. - VNM vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước vì vậy vẫn có sự trì trệ nhất định 3. Cơ hội - Thị trường sữa trong nước đang trong tình trạng phát triển nóng với đường cầu ít co giãn. - Thị trường sữa trên thế giới nói riêng và các nước đang phát triển đang thiếu hụt một lượng sữa lớn - Xu hướng của chung của xã hội là khi thu nhập càng cao thì nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế như Sữa càng cao - Sẽ có một vài sản phẩm mới như Bia, CàPhê, và một số loại sữa cao cấp sẽ được tung ra thị trường trong năm tới - Sẽ đưa vào sử dụng 3 nhà máy mới trong năm tới - Sự tăng trưởng rất nhanh của một số nền kinh tế mới nổi làm nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ Sữa tăng mạnh - Hiện taị VNM mới thâm nhập chính thức khoảng 15 thị trường nước ngoài, các thị trường tiềm năng như Lào, Campuchia,.. VNM chưa thâm nhập - Với việc Việt Nam gia nhập WTO và thi hành AFTA làm cho các rào cản thuế quan và phi thuế quan cản trở sản phẩm VNM ra nước ngoài được giảm bớt - VNM đang phát triển hệ thông phân phối sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp hơn và nhiều hơn. 4. Nguy cơ - Các biến cố chính trị bất ngờ ở một số nước như Irắc, Thái Lan.. làm cho sản lượng xuất khẩu giảm - Các tiêu chuẩn mới về chất lượng của Sữa mà Nhà nước qui định. - Sự thay đổi của Thuế nhập khẩu của Nhà nước đối với Sữa bột - Sự thay đổi chính sách của Nhà nước đối với chương trình Sữa Quốc Gia - Thời tiết và bệnh dịch là một trong những nguyên do quan trọng ảnh hưởng lớn đến lượng sữa tươi nguyên liệu - Nguy cơ từ các tin đồn không đúng sự thật thông qua Internet và truyền miệng trong cộng đồng - Sự thâm nhập ngày càng nhiều của các công ty Sữa nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ mạnh mẽ; cũng như sự lớn mạnh của các công ty hiện tại - Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các sản phẩm thay thế như là thực phẩm chức năng,… - Sự chậm trễ trong quá trình nâng cấp năng lực sản xuất cho các nhà máy thành viên. - Các vấn đề về cung cấp năng lượng làm chậm trễ kế hoạch sản xuất - Khả năng VNM sẽ bị mất một số nhân viên có năng lực trong quá trình hút nguồn nhân lực của các công ty khác. - Sự tăng giá nhanh cuả nguyên liệu trong nước làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh - Sự không ổn định của Thị trường chứng khoán trong nước có thế tác động xấu tới công ty - Theo như dự báo của một số chuyên gia kinh tế thì có khả năng sẽ xảy ra một vài cuộc khủng hoảng mini của nền kinh tế thế giới trong năm tới - Các nguy cơ từ sự thay đổi tỷ giá làm cho thay đổi chi phí sản xuất BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đv tính Triệu đồng Stt Nội dung Năm 2007 Năm 2006 I Tài sản ngắn hạn 3,019,313 1,950,825 1 Tiền và các khỏan tương đương tiền 113,527 156,495 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 300,970 307,130 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 886,737 513,263 4 Hàng tồn kho 1,642,933 918,639 5 Tài sản ngắn hạn khác 75,147 55,299 II Tài sản dài hạn 2,325,412 1,612,832 1 Các khỏan phải thu dài hạn 762 860 2 Tài sản cố định 1,518,899 1,071,800 - Tài sản cố định hữu định 899,877 746,661 - Tài sản cố định vô hình 20,714 9,141 - Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 598,307 315,997 3 Bất động sản đầu tư 0 0 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 601,672 422,772 5 Tài sản dài hạn khác 204,078 117,401 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,344,725 3,563,657 IV Nợ phải trả 1,028,787 827,279 1 Nợ ngắn hạn 888,277 738,139 2 Nợ dài hạn 140,509 89,140 V Vốn chủ sở hữu 4,315,938 2,736,378 1 Nguồn vốn, quỹ 4,213,809 2,671,388 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,752,757 1,590,000 - Thặng dư vốn cổ phần 1,064,948 54,217 - Cổ phiếu quỹ 0 0 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 - Chênh lệch tỷ giá hối đóai 0 0 - Các quỹ 844,589 683,702 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 551,516 343,469 - Nguồn vốn đầu tư XDCB 0 0 2 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 102,129 64,990 - Quỹ khen thưởng và phúc lợi 102,129 64,990 - Nguồn kinh phí 0 0 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,344,725 3,563,657 II. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK II.A. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 Stt Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Lũy kế 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,886,027 6,848,702 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 15,556 26,838 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,870,471 6,821,865 4 Giá vốn hàng bán 1,369,611 4,955,678 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 500,859 1,866,187 6 Doanh thu hoạt động tài chính 36,075 257,669 7 Chi phí tài chính 15,984 69,476 8 Chi phí bán hàng 263,100 974,230 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 64,283 219,993 10 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 193,568 860,156 11 Thu nhập khác 20,433 155,481 12 Chi phí khác 10,125 56,562 13 Lợi nhuận khác 10,308 98,920 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 203,875 959,076 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp (8,017) (8,017) 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 211,892 967,093 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( đồng ) 1,209 5,618 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu ( đồng ) 0 1,900 1. Phân tích năng lực sử dụng TS năm 2007: Vòng quay các khoản phải thu (=DDT bán hàng/các khoản phải thu BQ) 9,734 (38 ngày) Vòng quay của hàng tồn kho (=GVHB/hàng tồn kho BQ) 3,87 (95 ngày) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (=DDT bán hàng/TSCĐ BQ) 5,266 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (=DT trong kỳ/tổng TSBQ) 1,595 Kết hợp giữa các số liệu vừa tính ở trên cùng với việc DT của VNM 2007 tăng so với 2006 ta có thể nhận xết VNM đã có cơ chế quản lý tín dụng tương đối tốt, tuy nhiên việc xử lý hàng tồn kho còn chưa tốt. Các sản phẩm của VNM đều thường có hạn sử dụng ngắn nên kỳ hạn quay vòng của hàng tồn kho cần đựoc rút ngắn hay nói cách khác là cần phải làm tăng vòng quay hàng tồn kho. 2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu/năm 2006 % 2007 % Khoảng an toàn(%) Hệ số thanh toán ngắn hạn =TSNH/Nợ ngắn hạn 264,3 340 200-300 Hệ số thanh toán nhanh =[tiền,khoản tương đương tiền+đầu tư tài chính NH+phải thu NH]/nợ NH 132,3 146,5 100-200 Hệ số thanh toán tức thời =[tiền,khoản tương đương tiền+đầu tư tài chính NH]/nợ NH 63,0 46,7 50-100 Năm 2006, VNM có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt (do các hệ số thanh toán này nằm trong khoảng an toàn, tuy nhiên sang năm 2007, sự ổn định này không được duy trì ở khả năng thanh toán tức thời song vẫn chưa phải là vấn đề nghiêm trọng. 3. Phân tích khả năng sinh lời năm 2007(%): Tỷ suất LN thuần DT =LN thuần từ HĐKD*100/DT từ HĐKD 12,61% Tỷ suất LN sau thuế trên DT =LN sau thuế*100/DT và thu nhập khác 13,32% Tỷ suất LN sau thuế trên tổng TS (ROA) =LN sau thuế*100/tổng TSBQ 21,71% Tỷ suất LN sau thuế trên vốn CSH (ROE) =LN sau thuế*100/vốn CSH BQ 27,4% Thu nhập của CP thường (EPS) =(LNST-cổ tức CPƯĐ)/số lượng CPT 5 618 Giá thị trường trên thu nhập mỗi CP (P/E) =thị giá mỗi CP/thu nhập mỗi CP 30,26 Khả năng sinh lời là các chỉ tiêu khiến cho các nhà đầu tư rất quan tâm, chúng phản ánh tình hình HĐKD của DN có hiệu quả không từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý. Từ bảng trên ta thấy VNM HĐKD có hiệu quả, là DN có tiềm năng phát triển và rủi ro thấp. P/E của VNM cho thấy giá CP cuối năm 2007 cao hơn thu nhập từ CP VNM khoảng hơn 30 lần, nhà đầu tư phải trả 30260VND khi nhận được 1000VND cổ tức. Tỷ lệ thu nhập cổ tức của VNM tính vào thời điểm cuối 2007 là 1,12% thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm. Vậy tại sao các nhà đầu tư vẫn mua CP VNM? Vì họ mong đợi vào việc tăng giá trị CP chứ không phải cổ tức mà họ nhận được. Họ sẵn sàng hy sinh thu nhập từ cổ tức tại thời điểm hiện tại để sử dụng vào tái đầu tư với hy vọng sẽ có thu nhập lớn hơn trong tương lai. 4. Phân tích tỷ suất về cấu trúc tài chính: Chỉ tiêu/Năm 2006(%) 2007(%) Tỷ suất đầu tư =TSCĐ*100/tổng TS 30,05 28,42 Tỷ suất nợ =Nợ phải trả*100/tổng NV 23,2 19,25 Tỷ suất tự tài trợ =vốn CSH*100/tổng NV 76,79 80,75 VNM là DN hoạt động SXKD lĩnh vực chế biến thực phẩm, phân phối một khối lượng sản phẩm lớn cho quốc gia, có thể đánh giá tỷ suất đầu tư của VNM nằm trong khoảng an toàn (=<60%) nhưng chưa cao. Tỷ suất nợ phải trả tương đối thấp, VNM thiên nhiều về việc sử dụng vốn tự có hơn là sử dụng nợ. II.B. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 1 Cơ cấu tài sản - Tài sản cố định / tổng tài sản % 30.08 28,42 - Tài sản lưu động / tổng tài sản % 69.92 71.58 2 Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 23.21 19.25 - Nguồn vốn Chủ sở hữu % 76.79 80.75 3 Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.32 0.21 - Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.52 2.64 4 Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản % 18.67 19.73 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần % 10.74 11.08 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn Chủ sở hữu % 29.54 29.43 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN Năm Năm 2005 2004 2003 2003 Khả năng thanh toán hiện hành 1.46 2.54 2.02 Khả năng thanh toán nhanh 0.76 0.95 1.04 Vòng quay khoản phải thu 12.16 16.30 9.32 Vòng quay hàng tồn kho 4.48 3.44 3.43 Kỳ thu tiền bình quân 4 7.79 15.18 36.76 Tiền/Nợ ngắn hạn 30.30% 70.35% 69.80% Vốn lưu động ròng 755,459 1,132,107 1,013,401 Năm 2005 2004 2003 Tỷ lệ nợ dài hạn/vốn dài hạn 0.03 0.06 0.07 Tổng nợ/tổng vốn dài hạn 0.42 0.28 0.39 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 57.64% 72.34% 60.87% Vốn lưu động ròng 755,459 1,132,107 1,013,401 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI Năm 2005 2004 2003 ROA 18.70% 20.54% 21.82% ROE 29.07% 30.43% 32.48% Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 10.73% 12.42% 14.77% Đòn bẩy hoạt động 1.72 1.64 1.44 Đòn bẩy tài chính 1.57 1.50 1.53 PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH Là độ không chắc chắn của thu nhập do yếu tố ngành Sự thay đổi lợi nhuận do thay đổi sản phẩm, giá thành, giá bán Rủi ro kinh doanh của Vinamilk ở mức trung bình Đòn bẩy hoạt động = Sum│(1)/(2)│/3 = 18.89% (1) % thay đổi lợi nhuận HĐKD -2.36% -1.21% -13.21% (2) % thay đổi doanh thu 32.96% 26.83% -29.33% (1)/(2) -7.17% -4.49% 45.02% PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG Khả năng tăng trưởng phụ thuộc ROE và lợi nhuận giữ lại Do yếu tố cạch tranh, mở rộng đầu tư, lợi nhuận biên giảm Hiệu quả sử dụng tài sản tăng, đòn bẩy hoạt động cao Đòn bẩy tài chính khá ổn định, rủi ro tài chính thấp Rủi ro tỷ giá cao do nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ nội địa Khả năng đa dạng hoá đầu tư cao Khả năng thanh toán tốt Vinamilk đạt tốc độ tăng trưởng ổn định 17 – 20% Giá trị cổ phiếu Vinamilk: 90.000 VNĐ III.ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK IV. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Như trên chúng ta đã phân tích công ty sữa Vinamilk công ty hàng đầu Việt Nam trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm về sữa, bên cạnh đó công ty còn đang đa dạng hoá đầu tư, lợi nhuận hàng năm tăng cao và đó là niềm tin cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư mua cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu của Vinamilk được coi là một trong những cổ phiếu Bluechip, dẫn dắt thị trường, giá cổ phiếu thường cao và ổn định nhưng trong thời điểm hiện nay khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang vào giai đoạn sụt giảm, thị trường ảm đạm, nền kinh tế đang chống chọi với lạm phát tăng cao thì có một câu hỏi được đặt ra là có nên đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk hay không? Cho tới ngày (25/4/2008) thì Vn-index đã mất hơn 50% so với đỉnh cao tháng 3/2007 con 515.88 điểm giảm 2,54 điểm so với phiên trước . Mặc dù trước đó có một vài thông tin hỗ trợ tích cực nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại thị trường vẫn chưa thể ổn định ngay được, bởi giá nguyên nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng bên cạnh đó mức lạm phát ở mức cao. Trong 3 tháng đầu năm tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến 9%, thị trường tiền tệ vẫn chưa ổn định sau cuộc đua lãi suất. Các cổ phiếu blue-chips tiếp tục giảm cả về giá và khối lượng giao dịch, và cổ phiếu VNM của Vinamilk giảm 3.000 đồng xuống 122.000 đồng/cổ phiếu.Nằm trong xu hướng giảm chung của thị trường rất nhiều cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2007 và có khả năng vượt qua khó khăn trong năm 2008 nhưng tất cả đều giảm từ 30-50% trong vài tháng qua. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây là cơ hội để các nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu tốt với mức giá hấp dẫn. Theo ý kiến của Sarat Seth, Giám đốc của Douglas C. Lane, một công ty tư vấn đầu tư lớn tại Mỹ, trong bối cảnh giá tiêu dùng ở tất cả các quốc gia trên thế giới đang ở mức cao như hiện nay, khiến cho lạm phát có nguy cơ tăng mạnh, thì các nhà đầu tư nên xem xét đầu tư vào cổ phiếu các công ty thực phẩm, một mặt hàng thiết yếu. Bởi lẽ, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua lương thực chừng nào họ còn cần nó cho gia đình họ, con cái họ. Theo nhận định đó thì cổ phiếu VNM trong thời điểm hiện tại có thể sụt giảm nhưng đó chỉ là tạm thời và trong tương lai khi các gia đình tiếp tục cần tiêu dùng các sản phẩm về sữa, là một thực phẩm thiết yếu thì khi thị trường có suy giảm đi chăng nữa thì nó vẫn có cơ hội phát triển. Trong khi thị trường đang giảm mạnh, số lượng nhà đầu tư muốn bán tháo cổ phiếu nhiều làm cho giá chứng khoán giảm thì đây có lẽ là một cơ hội tốt cho những nhà đầu tư lâu dài mua cổ phiếu. Theo tỷ phú Mỹ Waren Buffet, nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất mọi thời đại chính là “ông vua mạo hiểm” trên TTCK khi luôn nhìn xa trông rộng mua vào những CP đang mất giá nhưng có tương lai sáng sủa. Quá khập khiễng khi so sánh nhưng bán lúc mọi người bán ồ ạt, mua khi số đông đổ xô mua thì chưa hẳn là cách đầu tư khôn ngoan. Thiết nghĩ đây cũng là một thời điểm tốt cho các nhà đầu tư dài hạn mua cổ phiếu của Vinamilk. Vậy khi đầu tư thì thời điểm nào là tốt nhất để mua cổ phiếu? Để trả lời được câu hỏi đó thì trước hết các nhà đầu tư khi đầu tư cần xác định là mình đầu tư ngắn hạn hay dài hạn? Nếu là đầu tư ngắn hạn thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu phân tích giao dịch và quy mô đặt lệnh trong 5 phiên, 10 phiên và 22 phiên gần nhất, diễn biến VN-index và các cổ phiếu blue-chip có vai trò chi phối thị trường. Kết hợp với phân tích kỹ thuật (MACD, dải bollinager band…) xem xét xu hướng biến động giá và khối lượng giao dịch. Thêm vào đó chúng ta có thểm tham khảo những thông tin giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, những thông tin về phân tích cơ bản. Nhưng trong thời điểm hiện nay thì theo khuyến cáo của các chuyên gia thì đầu tư ngắn hạn vào thời điểm hiện tại là không khôn ngoan, khi thị trường xuống, giá cổ phiếu thấp là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn mua vào, vậy đâu là thời điểm mua vào? Trước hết các nhà đầu tư cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro và sinh lời dự kiến, các thông tin phân tích cơ bản cổ phiếu trong đó phân tích vĩ mô và thị trường, phân tích ngành và phân tích công ty, xây dựng bảng tiêu chuẩn của danh mục, xây dựng bảng theo dõi danh mục, chọn chứng khoán phù hợp với nguồn tài chính của cá nhân… Tuy nhiên bên cạnh những lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk nói riêng và nhóm đầu tư vào thực phẩm nói chung chúng ta còn có thể lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu ngành dược, các ngành công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin… một số nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa có được nhưng kinh nghiệm thị trường thì trong điều kiện hiện tại thì có thể chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, vàng hay mua đôla thì khi đó rủi ro sẽ giảm hơn. Như vậy trong thời điểm hiện nay tuy thị trường chứng khoán đang mất điểm nhưng cổ phiếu Vinamilk vẫn là một lựa chọn đầu tư tốt và có nhiều cơ hội trong tương lai. Nhóm chúng em hi vọng rằng khi nghiên cứu về quà trình hình thành và phát triển của cổ phiếu Vinamilk sẽ mang lại cho chúng em những hiểu biết thêm về lĩnh vực chứng khoán và biết thêm được một cổ phiếu của ngành nghề thực phẩm và chúng em mong rằng những hiểu biết của chúng em được chia sẻ sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định của mình. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán đã và đang là vấn đề nóng bỏng, đáng quan tâm. Ở Việt Nam, tuy mới ra đời chưa lâu nhưng nó đã chứng tỏ được tầm quan trọng đối với nền kinh tế, thu hút lượng lớn các nhà đầu tư tham gia. Phân tích và lựa chọn cổ phiếu là việc làm cần thiết trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Vì vậy, báo cáo phân tích của nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu về Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và cổ phiếu Vinamilk (VNM). Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản: - Giới thiệu về Công ty Vinamilk và những vấn đề lưu ý khi đầu tư cổ phiếu Vinamilk - Phân tích cơ bản và định giá chứng khoán Vinamilk - Phân tích kỹ thuật diễn biến giá chứng khoán Vinamilk - Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư Mong rằng đề tài của nhóm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn Công ty Vinamilk, điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu Vinamilk, các phân tích cỏ bản, phân tích kỹ thuật và định giá cổ phiếu Vinamilk, các khuyến nghị nên hay không nên đầu tư, đầu tư như thế nào và khi nào là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào cổ phiếu này. Trong quá trình làm, nhóm đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên với lượng kiến thức và thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cổ phiếu của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.DOC
Luận văn liên quan