Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ

Tài liệu học tập và nghiên cứu 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2006. Với lợi thế đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế của nước ta thông qua các hoạt động ngoại thương, đặc biệt tại đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng. Nơi đây là một trong những vùng có tiềm năng nhất cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Những mặt hàng là thế mạnh ở đây như nông sản, thủy sản sẽ có cơ hội tiếp xúc với thị trường nước ngoài. Trước đây do một số hạn chế như về thông tin, không nắm rõ luật pháp các nước làm cho các doanh nghiệp chưa dám xuất khẩu những mặt hàng chủ lực này, chỉ có một số ít doanh nghiệp dám xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và chỉ quanh quẩn ở những thị trường lớn, quen thuộc như Mỹ, Nhật, EU Nhưng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp từ các vùng miền khác trên cả nước đòi hỏi các doanh nghiệp nơi đây phải tìm kiếm những thị mới để giảm mức độ cạnh tranh. Do đó khi nhu cầu xuất khẩu gia tăng sẽ dẫn đến nhu cầu bán ngoại tệ cũng sẽ tăng theo, khi đó những ngân hàng mới thành lập như ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) chi nhánh Cần Thơ sẽ có nhiều cơ hội trong hoạt động mua bán ngoại tệ trước những ngân hàng lớn và lâu đời tại Cần Thơ như ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) . Tuy Việt Nam có nhiều mặt hàng thế mạnh để xuất khẩu nhưng do còn là một nước đang phát triển nên cán cân thương mại của nước ta trong nhiều năm qua vẫn còn bị thâm hụt. Nguyên nhân là do hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất nên chúng ta vẫn phải nhập khẩu những mặt hàng quan trọng như xăng dầu, máy móc thiết bị Những mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, trong 20 năm qua Việt Nam đã thu hút được 98 tỉ USD với 9.500 dự án. Với sự g tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tăng lên của vốn đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Những yếu tố trên sẽ làm cho nhu cầu mua ngoại tệ tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ gia tăng. Đó sẽ là thuận lợi cho các ngân hàng có hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ, trong đó có ngân hàng Việt Á. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu được coi là nguồn thu ngoại tệ truyền thống của Việt Nam thì ngày nay còn có một nguồn thu ngoại tệ khác là từ thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang là một trong những thị trường tiềm năng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Thêm vào đó quy định về tỉ lệ đầu tư đối với cá nhân nước ngoài ngày càng tăng, điều này sẽ góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Để có thể đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển đổi ngoại tệ thành VNĐ. Trong thời gian sắp tới, tại Cần Thơ sẽ có một Trung tâm giao dịch chứng khoán. Như vậy thì nhu cầu chuyển đổi, mua bán ngoại tệ tại địa bàn sẽ tăng lên; làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới. Bên cạnh những dự đoán về sự phát triển của kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ, kinh doanh vàng cũng được xem là một hoạt động có tiềm năng. Có nhiều nguyên nhân để giải thích, trong vài năm gần đây giá vàng trong nước đã tăng lên rất nhiều lần là do nhiều yếu tố trong và ngoài nước tác động như giá vàng trên thị trường thế giới, tình hình chính trị của nước xuất khẩu dầu mỏ . Từ đó làm cho lượng mua và bán vàng tăng rất mạnh. Đó sẽ là một cơ hội tốt cho các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh vàng, trong đó bao gồm ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ. Từ những nhận định trên và qua quá trình tìm hiểu thực tiễn tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của ngân hàng ở hai lĩnh vực này trong thời gian tới. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài: "Phân tích tình hình và biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ". Đề tài sẽ góp phần cải thiện những hạn chế và g tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu phát huy những lợi thế của ngân hàng nhằm nâng cao thị phần của hoạt động này trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Dựa trên những phân tích về hiệu quả của hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ, tôi sẽ đề ra một số giải pháp cải thiện tình hình hoạt động nhằm nâng cao thị phần của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại tệ tại Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đối tượng phân tích tình hình doanh số và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ. - Phân tích doanh số và lợi nhuận mua bán vàng trong 3 năm (2005-2007). - Phân tích cơ cấu trong hoạt động mua bán vàng trong năm 2007 - Phân tích doanh số và lợi nhuận mua bán ngoại tệ trong 3 năm (2005- 2007). - Phân tích cơ cấu trong hoạt động mua bán ngoại tệ trong năm 2007. - Phân tích cơ cấu mua bán các loại ngoại tệ trong năm 2007. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn của hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ - Đề ra các giải pháp để nâng cao thị phần của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Luận văn sẽ phân tích hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần thơ. 1.3.2. Thời gian Luận văn chỉ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng trong 3 năm liền tiếp từ 2005 cho đến 2007 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình doanh số mua bán và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. ung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ngân hàng TMCP Việt Á là một Ngân hàng còn mới trong lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại tệ nên hoạt động mua bán vàng ở đây chủ yếu là vàng SJC, còn ngoại tệ mua bán chủ yếu là USD Do vậy đề tài này tập trung chủ yếu về phân tích doanh số và lợi nhuận trong hoạt động mua bán vàng SJC và USD. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Với những phương pháp nghiên cứu được trình bày ở phần trên, số liệu được sử dụng chủ yếu trong luận văn được lấy từ các bảng báo cáo tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ, bao gồ,: · Bảng "Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại hối" trong 2 năm 2005-2006 và từng tháng của năm 2007 · Bảng “Báo cáo kết quả kinh doanh”, từ 2005 cho đến 2007 · Bảng “Cân đối kế toán”, từ 2005 cho đến 2007 Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ các nguồn khác như: · Bộ Tài chính · Bộ Thương mại · Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam · Ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ · Hội sở của ngân hàng TMCP Việt Á · Website các ngân hàng: ngân hàng Á Châu, ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, ngân hàng Ngoại Thương . 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu Dựa vào bảng “Báo cáo kết quả họat động Kinh doanh ngoại hối” của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm, từ năm 2005 cho đến năm 2007 để chọn ra một số chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của để tài. Sau đó dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để có bảng số liệu cụ thể cho từng đối tượng phân tích. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như thay thế liên hoàn để tìm ra nguyên nhân của vấn đề . Bên cạnh đó là một số công thức để tính lợi nhuận (công thức theo Quy trình hạch toán kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Á)

pdf62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng khác gặp rất nhiều khó khăn. Còn về vàng, thị trường vàng Cần Thơ chỉ thật sự phát triển trong những năm gần đây, trước đây người ta chỉ quen mua vàng để cất trữ nên việc đầu tư vào vàng là chưa phổ biến. Trong thời gian gần đây việc kinh doanh vàng dần trở thành một hoạt động đầu tư quen thuộc của người dân, do vậy đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh vàng. Cho nên đóng góp lợi nhuận của hoạt động vàng và ngoại hối của VAB Cần Thơ vào toàn hệ thống VAB là chưa cao nhưng trong tương lai khi thị trường Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long phát triển thì hoạt động này sẽ mang lại Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 38 hiệu quả cao hơn và có những đóng góp đáng kể cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của hệ thống VAB. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀNG CỦA VAB CẦN THƠ 4.2.1. Tổng doanh số mua bán vàng (2005-2007) Bảng 4.2: Doanh số mua bán vàng tại VAB Cần Thơ (2005-2007) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh vàng VAB CT (2005-2007) Trước hết về doanh số mua vàng, năm 2006 số lượng vàng mua so với năm 2005 tăng 3.358 chỉ, tăng 11,63%. Nhưng năm 2007 so với 2006 lại tăng đến 494,48% (tức 159.441 chỉ); nguyên nhân là do trong hai năm đầu mới thành lập nên số lượng khách biết đến chi nhánh là chưa nhiều nên số lượng giao dịch còn hạn chế. Về trị giá, do số lượng mua tăng nên trị giá mua vào cũng tăng, năm 2006 so với 2005 tăng 14,452 tỷ đồng (62,32%), đây có thể coi là một kết quả khả quan đối với một chi nhánh mới thành lập; nhưng năm 2007 so với 2006, trị giá mua vào tăng đến 604,41% (tức tăng 327,508 tỷ đồng), làm cho doanh số mua đạt 265,249 tỷ đồng. Như vậy trong ba năm, trị giá mua vàng đều tăng cao gấp nhiều lần so với số lượng, nguyên nhân là do giá vàng có nhưng chuyển biến mạnh theo chiều hướng gia tăng. Về doanh số bán vàng, năm 2006 so với 2005 tăng 1.929 chỉ (6,22%) làm cho trị giá bán ra cũng tăng 12,078 tỷ đồng (45,62%). Năm 2007 so với 2006, số lượng bán ra tăng 158,525 chỉ và trị giá bán tăng 226,448 tỷ đồng, làm cho doanh số bán năm 2007 đạt mức 265,36 tỷ đồng. Doanh số bán vàng qua ba năm đều 2006/2005 2007/2006 Doanh số 2005 2006 2007 Trị giá % Trị giá % MUA - Số lượng (chỉ) 28.886 32.244 191.685 3.358 11,63 159.441 494,48 - Trị giá (tỷ đồng) 23,189 37,641 265,149 14,452 62,32 327,508 604,41 BÁN - Số lượng (chỉ) 30.995 32.924 191.449 1.929 6,22 158.525 481,49 - Trị giá (tỷ đồng) 26,470 38,548 265,036 12,078 45,62 226,488 587,55 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 39 tăng và tăng cao vào năm 2007, nguyên nhân là do giá vàng thay đổi theo chiều hướng tăng lên nên người dân có xu hướng mua vàng tích trữ để đầu cơ. Trong hai năm 2005 và 2006 số lượng vàng mua ít hơn số lượng bán, việc số lượng mua ít hơn bán có nghĩa là trong hai năm đó ngân hàng phải sử dụng số lượng vàng mà ngân hàng huy động từ những nguồn khác như gửi vàng của người dân... Sự chênh lệch này cũng được giảm dần qua từng năm (năm 2005 nhỏ hơn hơn 2000 chỉ, sang năm 2006 nhỏ hơn gần 700 chỉ) và sang năm 2007 số lượng mua vàng đã lớn số lượng bán (136 chỉ), nhưng do sự chênh lệch này không nhiều nên có thể coi số lượng mua và bán vàng của ngân hàng đã cân đối. 4.2.2. Cơ cấu mua bán vàng trong năm 2007 Qua các biểu đồ ta thấy doanh số mua bán vàng của VAB chủ yếu là mua từ cá nhân với tỷ trọng 45,54% và bán ra là 37,96%. Nguyên nhân là do VAB có dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản thu hút được sự quan tâm của người dân, dịch vụ này bắt đầu từ cuối năm 2006 và phát triển mạnh vào năm 2007. Thêm vào đó VAB một trong những ngân hàng lớn trên thị trường mua bán vàng, tạo được uy tín với khách hàng khi đến giao dịch. Bảng 4.3: Cơ cấu trong giao dịch vàng tại VAB Cần Thơ năm 2007 Doanh số MUA Doanh số BÁN Đối tượng giao dịch Trị giá (chỉ) Tỷ trọng (%) Trị giá (chỉ) Tỷ trọng (%) - Cá nhân 87.287 45,54 72.765 37,96 - Công ty 36.825 19,21 47.196 24,62 - Tiệm vàng 31.213 16,28 50.961 26,59 - Ngân hàng 2.700 1,41 0 0,00 - Hội sở 33.660 17,56 20.750 10,83 Tổng cộng 191.685 100,00 191.673 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của hoạt động kinh doanh vàng VAB CT (2005-2007) Về phía đối tượng là công ty, doanh số mua vàng chủ yếu là từ công ty SJC, đây là nơi cung cấp nguồn vàng cho VAB mỗi khi lượng vàng tại ngân hàng không đủ cung cấp cho khách hàng và nó chiếm tỷ trọng 19,21% trong doanh số mua vàng của VAB, xếp sau khách hàng là cá nhân. Còn trong doanh số bán vàng, ngân hàng bán chủ yếu cho công ty TNHH Tuấn Tài; đây là một công ty chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý. Công ty này đã có quan hệ mua bán với VAB Cần Thơ từ vài năm nay, là một trong những nguồn đầu ra về vàng của Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 40 VAB. Nhưng đến hết năm 2007, công ty sẽ không còn mua bán với VAB Cần Thơ mà sẽ mua bán trực tiếp với ngân hàng Hội sở VAB. Đây được xem như là một khó khăn cho ngân hàng khi mà tỷ trọng bán vàng cho công ty này năm 2007 đạt 24,62% chỉ xếp sau khách hàng là cá nhân và tiệm vàng. Cá nhân, 45.54% Công ty, 19.21% Tiệm vàng, 16.28% Ngân hàng, 1.41% Hội sở, 17.56% Cá nhân Công ty Tiệm vàng Ngân hàng Hội sở Hình 2: Cơ cấu mua vàng tại VAB Cần Thơ năm 2007 Trong mua bán vàng, đối tượng không thể thiếu là các tiệm vàng, doanh số mua vàng từ tiệm vàng của VAB từ tiệm vàng tuy chỉ đạt 16,28%, thấp hơn các nhân, công ty và hội sở VAB, nhưng trong doanh số bán ra thì lại chiếm 26,59%, đứng vị trí thứ hai. Nguyên nhân là do các tiệm vàng là các doanh nghiệp tư nhân mua đi bán lại vàng cho nên họ chỉ bán lại cho ngân hàng khi ngân hàng có nhu cầu và liên hệ để mua; chủ yếu là họ đi mua từ ngân hàng để có nguồn cung cấp cho các khách hàng của họ. Nhưng sản phẩm mà họ mua chủ yếu là nữ trang, trong khi đó ngân hàng thi chỉ mua bán vàng miếng 9999 của SJC. Như vậy họ chỉ liên hệ mua vàng từ ngân hàng khi họ có nhu cầu về loại vàng này, thêm vào đó là khi nguồn cung từ các công ty vàng bạc như công ty SJC bị khan hiếm. Trong các tiệm vàng có giao dịch vàng với VAB Cần Thơ thì tiệm Lê Phát và Tuyết Nhân là hai tiệm vàng có lượng mua bán lớn và thường xuyên. Tiếp theo là các tiệm vàng như Long Phụng, Minh Phát, Mỹ Lan… có lượng giao dịch không thường xuyên. Một đối tượng không thể thiếu trong mua bán vàng là ngân hàng Hội sở VAB. Hội sở đóng vai trò là nguồn cung cho chi nhánh khi chi nhánh không đủ lượng vàng để bán và sẽ mua lại cho chi nhánh khi chi nhánh muốn cân đối tài khoản hoặc là khi hội sở bị thiếu vàng. Năm 2007, VAB Cần Thơ đã mua từ hội Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 41 sở đến 17,56% trong doanh số mua vàng của mình, đồng thời đã bán cho hội sở là 10,83%. Cả hai tỷ trọng này đều chiếm không cao trong tỷ trọng mua và bán vàng của VAB Cần Thơ. BAN Cá nhân, 37.96% Công ty, 24.62% Tiệm vàng, 26.59% Hội sở, 10.83% Cá nhân Công ty Tiệm vàng Hội sở Hình 3: Cơ cấu bán vàng tại VAB Cần Thơ năm 2007 Trong năm 2007, VAB Cần Thơ không có giao dịch bán vàng cho các ngân hàng mà chỉ mua từ một số ngân hàng như Sài Gòn Công Thương ngân hàng, ngân hàng Phát triển nhà, Eximbank… chỉ đạt 2.700 chỉ tức 1.41% trong doanh số mua vàng của VAB Cần T . Lượng mua ít là do ác ngân hàng này có nhu cầu bán vàng để cân đối tài khoản của mình. 4.2.3. Phân tích chi phí vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn (2006-2007) Bảng 4.4: Chi phí vốn và các nhân tố ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh vàng tại VAB Cần Thơ (2006-2007) 2007/2006 Các chỉ tiêu hoạt động 2006 2007 Trị giá Tỷ lệ (%) - Chi phí vốn (triệu đồng) 38.435 264.823 226.388 589,02 + Số lượng vàng Bán ra (chỉ) 32.924 191.449 158.525 481,49 + Trị giá vàng Mua vào (triệu đồng) 37.641 265.149 227.508 604,42 + Số lượng vàng Mua vào (chỉ) 32.244 191,685 159.441 494,48 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàng VAB CT (2005-2007) Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh vàng. Trước hết lần lượt gọi: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 42 Q: Chi phí vốn (triệu đồng) a: Số lượng vàng Bán ra (chỉ) b: Trị giá vàng Mua vào (triệu đồng) c: Số lượng vàng Mua vào (chỉ) Quy ước: - Năm 2006 = 0 - Năm 2007 = 1 Q 0 = (a 0 b 0 )/c 0 (năm 2006) Q1 = (a 1b 1 )/c 1 (năm 2007) Ý nghĩa của công thức này là giúp chúng ta có thể biết được tổng chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh vàng. Từ tổng chi phí này kết hợp vơí tổng doanh thu (tính theo giá thi trường) ta sẽ có được lợi nhuận thực của hoạt động kinh doanh vàng. * Đối tượng phân tích là chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh vàng ΔQ = Q 1 - Q 0 = 264.823 - 38.435 = 226.388 Như vậy chi phí vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 226.388 triệu đồng hay là tăng 589,02% * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối chi phí đầu vào: - Ảnh hưởng bởi số lượng vàng bán ra: Δa = (a 1 b 0 )/c 0 - (a 0 b 0 )/c 0 = 223.494 – 38.435 = 185.059 (triệu đồng) Do số lượng vàng bán ra năm 2007 so với năm 2006 tăng 158.525 chỉ (481,49%) làm cho chi phí vốn tăng 185.059 triệu đồng. - Ảnh hưởng bởi trị giá vàng mua vào: Δb = a1 b 1 c 0 - a1 b 0 c 0 = 1.574.324 – 223.494 = 1.350.831 (triệu đồng) Do trị giá vàng mua vào năm 2007 so với năm 2006 tăng 227.508 triệu đồng (tức 604,42%) làm cho chi phí vốn tăng 1.350.831 triệu đồng. - Ảnh hưởng bởi số lượng vàng mua vào: Δc = a 1 b 1 c 1 - a 1b 1c 0 = 264.823 – 1.574.324 = -1.309.502 (triệu đồng) Do số lượng vàng mua vào năm 2007 so với năm 2006 tăng 159.441 chỉ (494,48%) làm cho chi phí vốn giảm được 1.309.502 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào - Nhân tố làm tăng chi phí vốn: 1.535.889 triệu đồng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 43 + Số lượng vàng bán ra 185.059 triệu đồng + Trị giá vàng mua vào 1.350.831 triệu đồng - Nhân tố làm giảm chi phí vốn: -1.309.502 triệu đồng + Số lượng vàng mua vào -1.309.502 triệu đồng Tổng cộng: 226.388 triệu đồng Như vậy, qua hai năm chi phí vốn tăng 226.388 triệu đồng (589,02%) đây là một con số cao. Nguyên nhân là số lượng vàng bán ra tăng và trị giá vàng mua vào tăng. Trị giá vàng mua vào tăng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, đó là do tình hình chính trị thế giới ngày càng bất ổn, giá dầu leo thang dẫn đến giá vàng thế giới cũng như giá vàng tại Việt Nam tăng cao. Điển hình như cuối năm 2007 giá vàng đạt mức 1,555 triệu đồng/chỉ tăng 27,45% so với tháng 12/2006 (1,220 triệu đồng/chỉ). Bên cạnh đó, do số lượng vàng mua vào tăng nên đã góp phần làm giảm chi phí vốn cho hoạt động kinh doanh vàng. Nhìn chung, chi phí vốn cho hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng cao so với 2006 nhưng chủ yếu là do số lượng vàng giao dịch tăng và những nguyên nhân khách quan của thế giới làm tăng giá vàng trong nước. 4.2.4. Phân tích lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của kinh doanh vàng tại VAB Cần Thơ (2005-2007). Bảng 4.5: Kết quả hoạt động kinh doanh vàng tại VAB Cần Thơ (05-07) ĐVT: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Hoạt động kinh doanh Vàng 2005 2006 2007 Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) - Tổng doanh thu 26.470,795 38.548,033 265.035,851 12.077,238 45,62 226.487,818 587,55 - Tổng chi phí 26.489,448 38.435,073 264.822,438 11.945,625 45,10 226.387,365 589,01 - Lợi nhuận -18,653 112,960 213,413 131,613 705,59 100,453 88,93 - Hiệu quả hoạt động 0,9993 1,0029 1,0008 0,0036 0,36 -0,0021 -0,21 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàng VAB CT (2005-2007) Ghi chú: Hiệu quả hoạt động = Tổng doanh thu/Tổng chi phí Tỷ số này mà lớn hơn 1 thì lợi nhuận sẽ dương; cho nên tỷ số này càng cao thì lợi nhuận cũng tăng theo. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 44 Năm 2005, hoạt động kinh doanh vàng bị lỗ 18,653 triệu đồng do đó mà hiệu quả hoạt động thấp hơn 1, nguyên nhân là do VAB Cần Thơ chỉ vừa mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch mua bán vàng. Nhưng sang năm 2006, tổng doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng; cụ thể tổng doanh thu 2006 so với 2005 tăng 12,077 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tăng 131,613 triệu đồng. Qua đó cũng góp phần làm cải thiện hệ số hiệu quả hoạt động từ 0,9993 của năm 2005 lên thành 1,0029 trong năm 2006. Đây là một sự nỗ lực đáng kể của đội ngũ nhân viên chi nhánh trong hoạt động kinh doanh vàng. Tình hình hoạt động năm 2007 còn khả quan hơn năm 2006, năm 2007 tổng doanh thu tăng hơn 226 tỷ đồng so với năm 2006, làm cho lợi nhuận tăng 100,453 triệu đồng (88,93%). Tuy nhiên do tốc độ tăng của tổng chi phí (589,01%) cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (587,55%); do đó làm cho hệ số hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng của chi nhánh giảm 0,0021. Tuy hệ số này giảm, nhưng lượng giảm không quá lớn, thêm vào đó hệ số vẫn còn lớn hơn 1. Nguyên nhân của việc này là do tình hình giá vàng biến động mạnh nên khi hoạch toán giá có thể cao hơn lúc mua làm cho tổng chi phí tăng. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA VAB CẦN THƠ 4.3.1. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ (2005-2007) Bảng 4.6: Doanh số mua và bán ngoại tệ tại VAB Cần Thơ (05-07) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) Trên thị trường ngoại tệ thì đồng USD được xem là đồng tiền mạnh và phổ biến nên lượng cung cầu USD trên thị trường rất lớn. Trong năm 2005, do ngân 2006/2005 2007/2006 Doanh số 2005 2006 2007 Trị giá % Trị giá % MUA - Số lượng (triệu USD) 1,128 5,113 7,222 3,985 353,25 2,109 41,24 - Trị giá (tỷ đồng) 17,915 81,796 116,005 63,881 356,58 34,209 41,82 BÁN - Số lượng (triệu USD) 0,866 5,039 7,744 4,173 481,88 2,705 53,68 - Trị giá (tỷ đồng) 13,752 80,633 124,506 66,881 486,36 43,873 54,41 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 45 hàng mới thành lập nên lượng mua USD chỉ đạt 1,128 triệu USD. Nhưng sang năm số lượng này tăng đến 3,985 triệu USD tức là tăng 353,25%, làm số lượng mua năm 2006 đạt 5,113 triệu USD. Nhưng sang năm 2007 thì tốc độ tăng lại thấp hơn chỉ tăng được 41,24% (tức 2,109 triệu USD). Nhìn chung thì tình trạng mua USD tăng tương đối ổn đinh, mỗi năm tăng từ khoảng hơn 2 triệu USD đến gần 4 triệu USD. Sở dĩ có tình trạng năm 2006 tăng với tốc độ nhanh là do năm 2005 mới thành lập, lượng mua nhỏ do có ít khách hàng nhưng sang năm 2006 ngân hàng đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng là các công ty xuất khẩu trên địa bàn Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Cho nên sang năm 2007 tốc độ tăng vừa phải hơn vì đã có lượng khách ổn định và tìm thêm được một số đối tác mới. Tương tự, khi số lượng mua tăng thì kéo theo trị giá mua USD bằng VNĐ cũng tăng theo. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 63,881 tỷ đồng và năm 2007 so với 2006 thì tăng 34,209 tỷ đồng làm cho trị giá năm 2007 đạt 116,005 tỷ đồng. Có thể thấy qua ba năm tốc độ tăng của trị giá mua USD luôn lớn hơn tốc độ tăng của số lượng mua USD. Cụ thể, năm 2006 trị giá mua tăng 356,28% trong khi số lượng chỉ tăng 353,25%; năm 2007 trị giá mua tăng 41,82% còn số lượng mua tăng là 41,24%; nhưng phần trăm chênh lệch là không nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do đồng USD lên giá so với VNĐ làm cho tỷ giá VNĐ/USD cũng tăng nhưng lượng tăng không nhiều. Vào cuối tháng 6/2006 tỷ giá là 16.000 VNĐ/USD tức là tăng 091% so cuối 6/2005 (15.856 VNĐ/USD), nhưng cuối tháng 6/2007 tỷ giá này lại tăng 0,78% so với năm 2006 và đạt mức là 16,124 VNĐ/USD. Tương tự như tình trạng mua USD thì tình hình bán USD cũng tăng cả về số lượng lẫn trị giá. Năm 2006 số lượng tăng 4,173 triệu USD (481,88%) so với năm 2005 và trị giá thì tăng 66,881 tỷ đồng (486,36%). Năm 2007 so với 2006 số lượng bán USD tăng 2,705 triệu USD (53,68%) và trị giá tăng 43,873 tỷ đồng (54,41%). Như vậy những nguyên nhân làm cho tình hình bán USD tăng cả về số lượng và trị giá giống với những nguyên nhân của tình hình mua USD như đã phân tích ở trên. Trong ba năm hoạt động thì tình hình mua bán ngoại tệ (USD) của năm 2006 là tương đối cân bằng khi mà sự chênh lệch mua và bán chỉ có 74.000 USD. Trong khi đó hai năm còn lại có chênh lệch khá cao năm 2007 (522.000 USD) và Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 46 năm (262.000 USD). Tuy nhiên trong ba năm hoạt động của ngân hàng thì hai năm đầu lượng mua ngoại tệ nhiều hơn lượng bán, có nghĩa là ngân hàng có thể sử dụng khoản dư này để cho vay. Sang năm 2007 lượng mua đã ít hơn lượng bán, ngân hàng phải huy động những nguồn USD khác để bán cho khách hàng điều này có làm mất cân đối trong tài khoản ngoại tệ 4.3.2. Cơ cấu mua bán ngoại tệ trong năm 2007 Bảng 4.7: Cơ cấu giao dịch ngoại tệ tại VAB Cần Thơ năm 2007 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) Mua usd Cá nhân, 14.91% Công ty, 82.96% Tiệm vàng, 2.13% Cá nhân Công ty Tiệm vàng Hình 4: Cơ cấu mua ngoại tệ của VAB Cần Thơ năm 2007 Trong doanh số mua ngoại tệ (USD) năm 2007 của ngân hàng thì đối tượng khách hàng là công ty chiếm đến 82,96% chủ yếu là các công ty xuất khẩu trên địa bàn có nhu cầu bán USD. Có lượng giao dịch nhiều nhất là công ty xuất nhập khẩu Thiên Mã chuyên xuất khẩu các mặt hàng thủy sản có giá trị cao, có trụ sở tại Cần Thơ; công ty đã là khách hàng quen thuộc của ngân hàng trong vài năm qua. Số lượng mua còn lại là từ các cá nhân 14,91% và tiệm vàng là 2,13%. Đối với cá nhân, người bán USD cho ngân hàng chủ yếu là những người có thân nhân Doanh số MUA Doanh số BÁN Đối tượng giao dịch Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) - Cá nhân 1.076.526 14,91 1.199.658 15,48 - Công ty 5.991.028 82,96 110.845 1,43 - Tiệm vàng 154.030 2,13 0 0,00 - Ngân hàng 100 0,00 2.100.502 27,10 - Hội sở 0 0,00 4.340.000 55,99 Tổng cộng 7.221.684 100,00 7.751.005 100,00 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 47 ở nước ngoài gửi USD về Việt Nam hoặc những người nước ngoài khi đi du lịch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng phải chuyển đổi ngoại tệ sang VNĐ. Các tiệm vàng bán có lượng bán cho ngân hàng ít là do họ chỉ kinh doanh vàng là chủ yếu, đối với ngoại tệ (USD) họ chỉ đóng vai trò là trung gian mua đi bán lại nhưng số lượng không đáng kể. ban usd Cá nhân, 15.48% Công ty, 1.43% Ngân hàng, 27.10% Hội sở, 55.99% Cá nhân Công ty Ngân hàng Hội sở Hình 5: Cơ cấu bán ngoại tệ của VAB Cần Thơ năm 2007 Trong khi tình hình mua ngoại tệ khá tốt thì bán ngoại tệ đang gặp một số khó khăn nhất định. Thể hiện qua việc số lượng ngoại tệ (USD) bán cho hội sở chiếm tỷ trọng 55,99% và các ngân hàng khác là 27,10%; trong khi đó lượng bán USD cho cá nhân chỉ chiếm 15,48% và nhất là công ty chỉ đạt 1,43%. Như vậy qua ba năm hoạt động thì ngân hàng vẫn chưa đảm bảo đầu ra tốt cho USD, vì đối tượng bán chủ yếu phải là cá nhân và công ty thì lại chiếm tỷ trọng thấp nên để cân đối tài khoản ngoại tệ bắt buộc chi nhanh phải bán lại cho hội sở. Nguyên nhân là do trên địa bàn Cần Thơ việc bán ngoại tệ cho các công ty có nhu cầu mua (chủ yếu là các công ty nhập khẩu) đều do các ngân hàng lớn nắm giữ như Eximbank và Vietcombank, đây là những ngân hàng lớn và thành lập tại Cần Thơ từ lâu trong khi đó VAB Cần Thơ chỉ mới thành lập 3 năm nên rất khó cạnh tranh với các ngân hàng này. Trong thời gian tới ngân hàng cần tăng lượng khách hàng là các công ty bằng cách nắm bắt thông tin và chủ động liên hệ với các công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Về phía các cá nhân, họ mua ngoại tệ (USD) của ngân hàng là do đi du lịch, du học hoặc đi công tác; đây cũng là một đối tượng khách hàng đáng kể để ngân hàng đảm bảo đầu ra cho ngoại tệ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 48 Bảng 4.8: Cơ cấu giao dịch ngoại tệ của VAB Cần Thơ với các ngân hàng khác trên địa bàn (2007) Doanh số MUA Doanh số BÁN Ngân hàng giao dịch Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) - ACB 100 100 1.636.501 77,91 - Vietcombank 0 0 210 0,01 - Eximbank 0 0 119.729 5,70 - Đông Á 0 0 199.968 9,52 - Sacombank 0 0 144.094 6,86 Tổng cộng 100 100 2.100.502 100.00 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) 77.91% 0.01% 5.70% 9.52% 6.86% Á Châu Vietcombank Eximbank Đông Á Sacombank Hình 6: Tỷ trọng về doanh số bán của VAB Cần Thơ với các ngân hàng trên địa bàn (2007) Trong khối lượng ngoại tệ (USD) giao dịch thì các ngân hàng trên địa bàn là một khách hàng khá quan trọng. VAB Cần Thơ hầu như là không có giao dịch mua với các ngân hàng trong năm 2007 mà chủ yếu là bán ngoại tệ (USD). Năm 2007, khối lượng ngoại tệ USD VAB Cần Thơ bán cho các ngân hàng khác là hơn 2,1 triệu USD. Trong đó ngân hàng Á Châu Cần Thơ chiếm đến 77,91%, phần còn lại là ngân hàng Đông Á Cần Thơ (9,52%); Vietcombank Cần Thơ (6,86%), Eximbank Cần Thơ (5,7%); chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là Sacombank (0,01%). Việc mua bán giữa các ngân hàng với nhau dựa vào tỷ giá liên ngân hàng, VAB Cần Thơ tuy có số lượng bán cho đối tượng là cá nhân và công ty không nhiều nhưng bù lại lượng ngoại tệ bán cho các ngân hàng trên địa bàn khá lớn, đảm bảo một phần cho đầu ra của ngoại tệ. Để đảm bảo việc mua bán với Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 49 các ngân hàng trong thời gian tới VAB nên tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng trên địa bàn. 4.3.3. Cơ cấu mua bán từng loại ngoại tệ (2007) Bảng 4.9: Cơ cấu các loại ngoại tệ trong giao dịch tại VAB Cần Thơ (2007) Doanh số Mua Doanh số Bán Loại ngoại tệ Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Lợi nhuận (VNĐ) USD 7.744.015 99,37 7.221.685 99,63 117.419.321 EUR 14.767 0,19 14.501 0,20 -827.033 GBP 1.100 0,01 500 0,01 -16.431 AUD 24.713 0,32 10.451 0,14 3.319.375 CAD 7.104 0,09 1.261 0,02 304.384 CHF 1.300 0,02 0 0 -144.300 Tổng 100,00 100,00 120.055.316 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) Qua bảng số liệu, có thấy USD là một trong những đồng ngoại tệ được giao dịch chủ yếu tại VAB chiếm hơn 99% về số lượng trong cả doanh số mua và doanh số bán. Tiếp theo là các loại ngoại tệ khác như bảng anh (GBP) và đôla Úc (AUD). Về lợi nhuận thì trong năm 2007 USD đem về 117,419 triệu đồng trong tổng lợi nhuận từ ngoại tệ là 120 triệu đồng. Ngoài ra còn có hai loại ngoại tệ khác thu được lợi nhuận là AUD và CAD với hơn 3,5 triệu đồng. Các loại ngoại tệ còn lại có giao dịch trong năm 2007 là EUR, GBP và CHF đều không thu lợi mà còn bị lỗ, cả ba ngoại tệ này lỗ gần 1,1 triệu đồng. Từ những kết quả trên có thể thấy USD là đồng ngoại tệ chủ lực trong giao dịch ngoại tệ của VAB. Nó xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và cả khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan, trong các hoạt động thanh toán quốc tế người ta thường sử dụng đồng USD để giao dịch, thị trường mà các công ty Việt Nam nói chung hay cá tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thường nhắm tới là thị trường Mỹ (ví dụ mặt hàng thủy sản), còn các thị trường ở châu Âu thì vẫn được xem là tiềm năng nên nhu cầu sử dụng các loại ngoại tệ khác ngoài USD trong thanh toán quốc tế tại địa bàn chưa nhiều, nhưng tương lai nhu cầu này sẽ tăng cao. Còn nguyên nhân chủ quan là do VAB Cần Thơ là một chi nhánh mới thành lập được 3 năm nên việc kinh doanh ngoại tệ khó cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 50 chuyên về hoạt động này như Vietcombank, Eximbank… Cho nên VAB Cần Thơ thường chỉ tập trung vào khách hàng có nhu cầu giao dịch USD nhất là các công ty xuất nhập khẩu, còn các loại ngoại tệ khác thì chủ yếu là những khách hàng vãng lai. 4.3.4. Phân tích chi phí vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn trong 2 năm (2006-2007) Bảng 4.10: Chi phí vốn và các nhân tố ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VAB Cần Thơ (2006-2007) Chênh lệch 07/06 Các chỉ tiêu hoạt động Năm 2006 Năm 2007 Trị giá Tỷ lệ (%) - Chi phí vốn (triệu đồng) 80.612 124.395 43.783 54.31 + Số lượng USD Bán ra 5.039.013 7.744.015 2.705.002 53.68 + Trị giá USD Mua vào (triệu đồng) 81.796 116.005 34.209 41.82 + Số lượng USD Mua vào 5.113.024 7.221.685 2.108.661 41.24 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác đinh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí vốn của hoạt động kinh doanh ngoại tệ (USD). Trước hết lần lượt gọi: Q: Chi phí vốn (triệu đồng) a: Số lượng USD Bán ra (chỉ) b: Trị giá USD Mua vào (triệu đồng) c: Số lượng USD Mua vào (chỉ) Quy ước: - Năm 2006 = 0 - Năm 2007 = 1 Q 0 = (a 0 b 0 )/c 0 (năm 2006) Q 1 = (a 1b 1 )/c 1 (năm 2007) Ý nghĩa của công thức này là giúp chúng ta có thể biết được tổng chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. * Đối tượng phân tích là chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh vàng ΔQ = Q 1 - Q 0 = 124.395 – 80.612 = 43.783 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 51 Như vậy chi phí vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 43.783triệu đồng hay là tăng 54,31% * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối chi phí vốn: - Ảnh hưởng bởi số lượng USD bán ra: Δa = (a 1 b 0 )/c 0 - (a 0 b 0 )/c 0 = 123.885 - 80.612 = 43.273 (triệu đồng) Do số lượng USD bán ra năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.705.002 USD (53,68%) làm cho chi phí vốn tăng 43.273 triệu đồng. - Ảnh hưởng bởi trị giá USD mua vào: Δb = a1 b 1 c 0 - a1 b 0 c 0 = 175.697 – 123.885 = 51.812 (triệu đồng) Do trị giá USD mua vào năm 2007 so với năm 2006 tăng 34.209 triệu đồng (tức 41,82%) làm cho chi phí vốn tăng 51.812 triệu đồng. - Ảnh hưởng bởi số lượng USD mua vào: Δc = a 1 b 1 c 1 - a 1b 1c 0 = 124.395 – 175.697 = -51.302 (triệu đồng) Do số lượng USD mua vào năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.108.661 chỉ (41,24%) làm cho chi phí vốn giảm được 51.302 triệu đồng. * Tổng hợp các nhâ tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào - Nhân tố làm tăng chi phí vốn: 95.085 triệu đồng + Số lượng USD bán ra 43.273 triệu đồng + Trị giá USD mua vào 51.812 triệu đồng - Nhân tố làm giảm chi phí vốn: -51.302 triệu đồng + Số lượng USD mua vào -51.302 triệu đồng Tổng cộng: 43.783 triệu đồng Như vậy, năm 2007 so với 2006 thì chi phí vốn của USD tăng 43,788 tỷ đồng (54,31%), chi phí vốn tăng như vậy là khá cao. Nhưng nhìn chung thì mức tăng chi phí vốn của USD không phải là dấu hiệu xấu, bởi vì sự gia tăng này chủ yếu là do số lượng bán USD ra tăng (43,274 tỷ đồng) gần bằng với mức tăng của chi phí vốn (43,783 tỷ đồng). Phần chênh lệch nhỏ còn lại là do tốc độ tăng của trị giá mua USD (41,82%) cao hơn chút ít so với tốc độ tăng của số lượng mua USD (41,24%). Có thể nói tình hình chi phí vốn của hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là USD tại VAB Cần Thơ rất tốt. Đó là nhơ các bộ phận nhân viên luôn nắm xác tình hình để đảm bảo tỷ giá giao dịch sát với thị trường, thêm vào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 52 đó là tỷ giá của VNĐ/USD trong hai năm qua ít có nhiều biến động như tỷ giá vàng. 4.3.5. Phân tích lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của kinh doanh ngoại tệ tại VAB Cần Thơ (2005-2007). Bảng 4.11: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VAB (05-07) 2006/2005 2007/2006 Hoạt động kinh doanh USD 2005 2006 2007 Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) - Tổng doanh thu 13.751,449 80.633,311 124.506,092 66.881,862 486,36 43.872,781 54,41 - Tổng chi phí 13.752,870 80.612,775 124.388,679 66.859,905 486.15 43.775,904 54,30 - Lợi nhuận -1,421 20,536 117,413 21,957 1545,17 96,877 471,74 - Hiệu quả hoạt động 0,9999 1,0003 1,0009 0,0004 0,0355 0,0006 0,0689 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ VAB CT (2005-2007) Trong năm 2005 lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ (USD) là -1,421 triệu đồng, tuy có lợi nhuận âm nhưng không nhiều là do năm đầu tiên bắt đầu kinh doanh ngoại tệ có rất nhiều khó khăn nên lợi nhuận âm là điều khó tránh khỏi. Sang năm 2006, tình hình đã được cải thiện, cụ thể là lợi nhuận tăng 21,957 triệu đồng với tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Với lợi nhuận trên đã làm cho hiệu quả hoạt động năm 2006 so với 2005 tăng 0,0355 và đạt 1,0003. Năm 2007 tuy tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận không cao so với năm trước đó nhưng bù lại hiệu quả hoạt động lại cao hơn, năm 2007 tỷ số này là 1,0009 tăng 0,0006 so với năm 2006. Với hiệu quả hoạt động cao hơn sẽ là cho lợi nhuận tăng cao hơn, lợi nhuận năm 2007 so với 2006 tăng 96,877 triệu đồng và đạt 117,413 triệu đồng. Nguyên nhân là do cán bộ nhân viên của ngân hàng đã được đào tạo và bồi dưỡng thêm chuyên môn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, qua đó mà đội ngũ này ngày càng lành nghề, am hiểu nghiệp vụ. Bên cạnh đó ngân hàng còn ap dụng các chính sách tỷ giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng như khách hàng quen thuộc, hoặc có số lượng giao dịch lớn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 53 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG VÀ NGOẠI TỆ TẠI VAB CẦN THƠ 5.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀNG TẠI VAB CẦN THƠ Theo kết quả phân tích thì tình hình kinh doanh vàng tại VAB Cần Thơ trong ba năm qua diễn ra khá tốt như cơ cấu mua bán vàng tốt, có thể tự cân đối tài khoản vàng, doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua ba năm. Nhưng vẫn còn một số hạn chế như việc tốc độ tăng tổng chi phí cho hoạt động mua bán vàng ngày càng nhanh; dù phần lớn là do các nguyên nhân khách quan như giá vàng thế giới tăng, tình hình chính trị thế giới mất ổn định, giá dầu leo thang...Do vậy để duy trì và cải thiện tình hình kinh doanh vàng cần có một số giải pháp sau đây: 5.1.1. Duy trì việc cân đối tài khoản mua và bán vàng Mặc dù trong hai năm gần đây việc cân đối tài khoản mua bán vàng được thực hiện khá tốt và số chênh lệch giữa lượng mua và bán tương đối thấp nhưng VAB Cần Thơ cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp để cân đối sự chênh lệch này như: chủ động tìm kiếm thêm một số nguồn đầu vào của vàng; hiện nay ngân hàng có nguồn đầu vào chủ yếu là công ty SJC; có nhiều công ty trên địa bàn Cần Thơ chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý như Lê Phát... 5.1.2. Hạn chế việc gia tăng trị giá vàng mua vào Trị giá vàng mua của ngân hàng trong ba năm qua liên tục tăng chủ yếu là do giá mua bán biến động. Việc tăng trị giá vàng mua vào sẽ làm tăng giá hạch toán cho nên cần phải hạn chế phần nào những gia tăng này: - Cần phải nắm bắt thông tin giá vàng trên thị trường thế giới và trong nước một cách nhanh chóng và kịp thời. - Thành lập một đội ngũ chuyên nghiên cứu tình hình biến động của giá vàng, các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng, theo dõi tình hình trong nước và thế giới 24/24, kịp thời thông báo cho nhân viên kinh doanh khi có những biến động. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại thuận lợi cho việc cập nhật thông tin như đường truyền internet tốc độ cao. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 54 5.1.3. Mở rộng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản Một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc góp phần làm tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàng taị VAB Cần Thơ là dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản - Quảng cáo dịch vụ trên báo chí, phát tờ rơi tại những nơi như chợ, siêu thị, tiệm vàng… - Thực hiện một số chương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng đến dịch vụ này như áp dụng lãi suất vay ưu đãi cả vàng và tiền... - Áp dụng giá giao dịch một cách linh hoạt tùy theo đối tượng khách hàng. 5.1.4. Tiếp tục duy trì cơ cấu mua bán vàng Vơí mục tiêu kinh doanh vàng của VAB thì khách hàng chủ yếu là các cá nhân và trong vài năm qua đã được thực hiện tốt thể hiện qua cơ cấu như đã phân tích. Tuy nhiên cần một số vấn đề cần cải thiện: - Tỷ trọng cá nhân trong giao dịch mua bán vàng chưa cao và chưa đồng đều nhau. Tiếp tục tăng tỷ trọng cá nhân trong doanh số bán vàng qua dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản. - Giảm tỷ trọng mua bán với ngân hàng hôị sở dưới 10% , vì tỷ trọng này hiện nay còn khá cao. Khi giảm được tỷ lệ này chứng tỏ chi nhánh sẽ ít bị phụ thuộc vào hội sở, hoạt động kinh doanh hiệu quả và linh động hơn. 5.1.5. Nâng cao hệ số hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng Trong hai năm gần đây hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng đã được cải thiện và duy trì ở mức trên một. Do vậy cần phải nâng cao hệ số này để đảm bảo hoạt động kinh doanh vàng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng: - Cần phải làm cho tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. - Giảm chi phí bằng cách cân đối tài khoản mua bán vàng, không nên để tài khoản vàng có số dư vì giá vàng biến động lên xuống không ổn đinh. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 55 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI VAB CẦN THƠ Trong ba năm hoạt động của VAB Cần Thơ, tuy hoạt động kinh doanh ngoại hối của VAB có nhiều tiến triển tốt như lợi nhuận hằng năm đã có sự tăng so với những năm đầu thành lập nhưng vẫn còn một số hạn chế như: cơ cấu mua bán ngoại tệ chưa được hợp lý, chưa đa dạng về loại ngoại tệ giao dịch, còn thiếu nhiều nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; nhưng đặc biệt là thị phần kinh doanh ngoại hối trên địa bàn còn nhỏ so với các ngân hàng khác. 5.2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của VAB Cần Thơ trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ thông qua đối tượng khách hàng mới Do VAB là một ngân hàng mới được thành lập nên khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực ngoại tệ với các ngân hàng lớn khác như: Vietcombank, Eximbank, Sacombank… còn gặp nhiều khó khăn. Khách hàng chủ yếu của các ngân hàng này là những công ty xuất nhập khẩu lớn, có nhu cầu về ngoại tệ rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay do Việt Nam trong tiến trình hội nhập nên không chỉ có những doanh nghiệp lớn mới hướng tới hoạt động xuất nhập khẩu mà ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những nhu cầu này. Để có thể thu hút được đối tượng khách hàng này nhằm giảm sức ép cạnh tranh trong kinh doanh ngoại tệ thì VAB Cần Thơ cần thực hiện các yêu cầu: - Tăng cường quảng bá dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo Tuổi Trẻ, báo Cần Thơ, báo Thanh niên, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Ngoại thương, Đài truyền hình Cần Thơ… - Tổ chức các hội nghị khách hàng, gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu về nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn; thông qua hội nghị giới thiệu dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệp này. - Nghiên cứu và tìm hiểu để lập danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu về xuất nhập khẩu. Từ đó, thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, để khi doanh nghiệp có nhu cầu này thì có thể tiếp cận một cách kịp thời. - Thành lập một bộ phận chuyên tiếp xúc với khách hàng tiềm năng để giới thiệu quảng bá về sự tiện ích của các dịch vụ tại VAB. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 56 - Mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để từ đó làm tăng nhu cầu giao dịch về ngoại tệ của khách hàng tại ngân hàng. 5.2.2. Nâng cao hệ số hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ Hiện nay hệ số hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VAB là tốt và trên một. Cần phải thực hiện một số biện pháp để duy trì kết quả này: - Hạn chế sự gia tăng trị giá ngoại tệ mua vào. Việc gia tăng này sẽ làm cho tỷ giá khi hạch toán tăng và kéo theo là tổng chi phí sẽ tăng. Có thể hạn chế bằng cách nắm bắt thông tin thị trường có ảnh hưởng đến giá ngoại tệ để kịp thời có những hoạt động mua bán cho phù hợp. - Làm cho tốc độ tăng của tổng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Như thế sẽ đảm bảo cho hệ số lớn hơn một. 5.2.3. Thay đổi cơ cấu trong giao dịch ngoại tệ Trong cơ cấu bán ngoại tệ của ngân hàng thì tỷ trọng bán cho ngân hàng hội sở chiếm hơn 55%, điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có đầu ra ổn định cho ngoại tệ. Trong khi đó, thành phần mua chủ yếu trên thị trường phải là công ty và cá nhân thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu bán ngoại tệ của ngân hàng. Do đó cần phải có một số biện pháp để nâng tỷ trọng này lên: - Đối với đối tượng doanh nghiệp thì thực hiện các biện pháp đã nêu ra ở phần trên để khai thác khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đối với cá nhân thì bán cho các khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ phục vụ cho đi công tác nước ngoài, du lịch, du học…bằng cách liên hệ với các công ty hướng dẫn du học trên địa bàn, các công ty du lịch… - Tài trợ cho các chương trình du học, triễn lãm về giáo dục quốc tế… diễn ra trên địa bàn 5.2.4. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong giao dịch Theo những kết quả phân tích về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VAB Cần Thơ, lợi nhuận từ USD mang về so với các ngoại tệ khác chiếm 99%. Trong các loại ngoại tệ thì đồng USD được sử dụng giao dịch nhiều nhất trong thanh toán quốc tế. Nhưng xu hướng này trong tương lai có thể thay đổi do đồng USD ngày càng có nhiều biến động nên người ta đang dần chuyển qua giao dịch với đồng tiền khác như EUR, GBP... để đảm bảo tỷ giá. Do vậy trong thời gian tới để đảm bảo tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì ngoài giao dịch Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 57 chủ yếu là USD thì VAB Cần Thơ cũng phải đa dạng các loại ngoại tệ khác bằng cách: - Sẵn sàng mua lại các ngoại tệ khác khi khách hàng có nhu cầu bán với bất cứ số lượng nào để tạo niềm tin cho khách hàng. - Tìm kiếm đầu ra cho các loại ngoại tệ này để cân bằng tài khoản ngoại tệ bằng cách liên hệ với các công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để bán lại ngoại tệ. - Tạo thêm các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các loại ngoại tệ khác ngoài USD. - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ. 5.2.5. Phát triển thêm nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ tại thị trường Việt Nam nói chung và VAB nói riêng, hầu hết nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nước ta chưa thấy hết được lợi ích của các nghiệp vụ khác như kỳ hạn hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Khi sử dụng các nghiệp vụ này sẽ đảm bảo được rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất nhập khẩu mà nghiệp vụ giao ngay không thể làm được. Với những ưu điểm đó cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ này một cách rộng rãi. Biện pháp để thực hiện hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như sau: - Tổ chức các buổi hội nghị để giới thiệu lợi ích các nghiệp vụ này cho các doanh nghiệp và phân tích những rủi ro khi họ không dùng các nghiệp vụ này trong tình hình tỷ giá luôn biến động này. - Thực hiện thử nghiệm một vài nghiệp vụ như quyền chọn (option) để xem xét mức độ phản ứng của thị trường rồi mới từ từ phát triển thêm nhiều nghiệp vụ khác, tạo nên sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng. - Nắm bắt thông tin thị trường thế giới và trong nước một cách nhanh nhất để có thể đưa ra tỷ giá thích hợp trong biên độ cho phép. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 58 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua việc phân tích tình hình hiệu quả hoạt động của VAB Cần Thơ về lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại tệ trong ba năm qua (2005-2007) có thể thấy tuy là một ngân hàng chi nhánh còn mới so với các ngân hàng khác trên địa bàn Cần Thơ nhưng những kết quả đạt được cho thấy sự cố gắng và nỗ lực hết sức mình của ban giám đốc và toàn thể nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn cần được khắc phục để ngân hàng phát triển tốt hơn: - Đối với hoạt động kinh doanh vàng, tuy là trong năm đầu lợi nhuận từ kinh doanh vàng bị âm nhưng trong những năm tiếp theo thì hoạt động này lại là một nguồn thu về lợi nhuận cho ngân hàng với tỷ trọng khá cao. Mặt khác, việc cân đối tài khoản của hoạt động kinh doanh vàng tại VAB Cần Thơ được thực hiện rất tốt; thể hiện qua việc số dư cuối kỳ mỗi năm rất nhỏ. Thêm vào đó, việc cân đối tài khoản được thực hiện tốt mà không phụ thuộc vào ngân hàng hội sở mà chủ yếu bằng các nghiệp vụ mua bán, cho vay… với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, qua ba năm hoạt động thì tốc độ tăng của chi phí vẫn còn cao, nguyên nhân chủ yếu là do giá vàng những năm vừa qua có nhiều biến động. Bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân khác như chưa nắm được thông tin kịp thời để đảm bảo có lợi trong giao dịch, đôi khi có dự đoán chưa thật chính xác về chiều hướng thay đổi của giá vàng… - Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cũng giống như hoạt động kinh doanh vàng. Tuy nhiên kết quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ không tốt bằng kinh doanh vàng. Trong hai năm đầu tiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ không đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, mà hoạt động này chỉ thực sự có lợi nhuận cao kể từ năm 2007. Về cơ cấu mua bán ngoại tệ, cơ cấu mua diễn ra khá tốt và theo xu hướng chung của thị trường; nhưng cơ cấu bán thì chưa tốt. Cụ thể thì ngân hàng vẫn phải bán chủ yếu về hội sở để cân đối tài khoản ngoại tệ, trong khi thành phần mua chủ yếu thông thường phải là công ty và cá nhân thì lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu bán của ngân hàng. Còn về chi phí vốn, trong hai năm gần đây thì sự gia tăng này không nhiều, chủ yếu là do giá USD trên thị trường tăng giá làm cho chi phí này tăng. Thêm vào đó, USD do ngân hàng nhà Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 59 nước quy định giá và biên độ nên dù có biến động thì cũng không nhiều và có thể dự đoán được. Với tình hình trên thì nguyên nhân là do ngân hàng mới thành lập chỉ vài năm nên thị phần về ngoại hối của ngân hàng trên địa bàn là còn thấp so với các ngân hàng lớn và được thành lập lâu năm. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh vàng Trong những năm qua thị trường vàng có xu hướng biến động rất khó dựa đoán, cho nên cần phải có một số biện pháp cụ thể để phát triển hoạt động kinh doanh vàng một cách hiệu quả và an toàn: - Tiếp tục mở rộng và phát triển dịch vụ kinh doanh trên tài khoản bằng cách hạ lãi suất cho vay tiền gửi để thu hút thêm khách hàng tham gia. Coi đây là một dịch vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh vàng. - Tăng cường đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu giao dịch vàng ngày càng tăng. - Trích quỹ rủi ro về kinh doanh vàng vì giá vàng ngày càng biến động, có thể trích từ 5-10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng cho quỹ này. - Tổ chức nhiều cuộc hội thảo hoặc diễn đàn về kinh doanh vàng trên tài khoản để người dân có những hiểu biết cơ bản về dịch vụ này, từ đó họ sẽ tự tin khi tham gia dịch vụ. Qua đó sẽ làm tăng số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Cần có một chiến lược cụ thể trong việc quảng bá dịch vụ này qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí… 6.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đây là một hoạt động mà ngân hàng có vị thế chưa cao trên địa bàn, một số kiến nghị sau để giúp ngân hàng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh này: - Cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh ngoại tệ với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. - Đa dạng hóa các nghiệp vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nghiệp vụ option. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế và chính trị thế giới ngày càng diễn ra phức tạp nên các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro sẽ được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 60 - Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, đảm bảo đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ. Ngoài ra việc đa dạng hóa ngoại tệ còn giảm thiểu được rủi ro về tỷ giá. - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế để làm gia tăng nhu cầu về ngoại tệ. - Nâng cao trình độ và kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nhân viên để nâng cao khả năng cạnh tranh. - Xây dựng hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. - Nâng cao uy tín của ngân hàng thông qua việc tăng vốn hoạt động. - Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm tạo lòng tin đối với khách hàng và có chính sách quan tâm đối với đội ngũ nhân viên. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ø TS. Nguyễn Ngọc Đinh, TS. Nguyễn thị Liễu Hoa, TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2001). Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. Ø PTS. Lê Văn Tề (1994). Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, NXB thành phố Hồ Chí Minh. Ø TS. Nguyễn Văn Tiến (2001). Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. Ø Nguyễn Thanh Trúc (2007), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ. Ø Gs.Ts. Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân (2003). Tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. Ø Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Việt Á (2005,2006,2007). Ø Website của ngân hàng TMCP Á Châu (www.acb.com.vn) Ø Website của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (www.eximbank.com.vn) Ø Website: www.giavang.net Ø Website: www.vangvietnam.vn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ GVHD: Lê Khương Ninh Trang SVTH: Nguyễn Nhất Vũ 62 PHỤ LỤC Hình 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới CHÚ GIẢI A. Tỷ giá VNĐ/ USD B. Giá vàng thế giới C. Giá vàng trong nước 1. Hoạt động khai thác vàng 2. Các đơn vị nhập khẩu vàng 3. Các tổ chức kinh doanh vàng 4. Quỹ dự trữ vàng của nhà nước 5. Kiều hối vàng 6. Mức cầu vàng và nữ trang 7. Mức cầu vàng - Tích lũy - Bảo tồn vốn - Để thanh toán - Để tái tạo tiền mặt - Đầu cơ 8. Các nhân tố ảnh hưởng từ trong nước 9. Số cầu và hoạt động nhập khẩu (mậu dịch, phi mậu dịch và buôn lậu) 10. Các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam - Tạm nhập, tái xuất - Góp vốn hiện vật - Tự trang bị 11. Kim ngạch xuất khẩu (bằng ngoại tệ) 12. Số cầu USD và tỉ giá hàng nhập khẩu 13. Xuất khẩu (gia công, barter, T/T bằng vàng) 14. Kiều hối (chuyển tiền về thân nhân, đầu tư tại Việt Nam) 15. Nợ nước ngoài (viện trợ, cho vay, đầu tư USD) 16. Quỹ ngoại tệ tập trung và cán cân thanh toán 17. Số cung USD và tỷ giá hàng xuất khẩu. 18. Phần xuất khẩu của công ty nước ngoài 100% 19. Các nhân tố ảnh hưởng từ nước ngoài 20. Khả năng về hoạt động nhập khẩu (mậu dịch, phi mậu dịch và buôn lậu) 21. kim ngạch xuất khẩu 22. Xuất khẩu (gia công, barter, T/T bằng vàng) 20 21 22 3 18 17 16 15 14 A 12 B C 11 10 9 13 7 1 2 6 5 4 8 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ tại VAB Cần Thơ.pdf