Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy đạt mức tăng trưởng kinh tế cao song một số khâu còn chậm đổi mới, nhất là việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và quản lý. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có xu hướng giảm. Để đạt được những thành tích trên cán bộ công nhân viên nhà máy đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch công việc được giao đảm bảo việc cung cấp sản phẩm ra thị trường có chất lượng ngày càng cao

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua 3 năm. Cụ thể: năm 2007 trong một đồng doanh thu, thu được 0,0194 đồng lợi nhuận. Năm 2008 thì trong một đồng doanh thu thì thu được 0,0270 đồng lợi nhuận tăng 0,0076 đồng so với năm 2007. Và đến năm 2009 thì trong một đồng doanh thu, thu được 0,0316 đồng lợi nhuận tăng 0,0046 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Như vậy, mặc dù hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày một tăng lên nhưng chi phí của nhà máy bỏ ra vẫn còn ở mức cao. Do vậy, nhà máy cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ những khoản chi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nhà máy. 2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh 2.5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Bên cạnh phản ánh quy mô của doanh nghiệp, vốn còn phán ánh sức mạnh, tiềm năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 52 Do đó, phân tích hiệu quả sử dụng các loại vốn sản xuất là một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu, là nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường xuyên sẽ giúp cho nhà máy nắm được thực trạng và đánh giá được chất lượng tài chính của mình, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm vốn. Hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của nhà máy được thể hiện bảng 10: 2.5.1.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Tài sản cố định tham gia vào nhiều quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu, giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn trong nhiều chu kỳ sản xuất. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là một mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Với vai trò quan trọng của bản thân vốn cố định và có ý nghĩa to lớn của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đòi hỏi phải tiến hành phân tích và đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định một cách đúng đắn. Từ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và các kết luận rút ra được qua quá trình phân tích sẽ là cơ sở để nhà máy xác định hướng đầu tư và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua 3 năm có sự tăng giảm khác nhau. Cụ thể năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 4,10 lần nghĩa là cứ một đồng vốn cố định thì mang lại 4,10 đồng doanh thu. Năm 2008 cứ một đồng vốn cố định mang lại 7,33 đồng doanh thu tăng 3,23 đồng hay tăng 78,78% so với năm 2007. Có thể thấy trong năm 2008 nhà máy đã sử dụng vốn cố định rất tốt. Năm 2009 cứ một đồng vốn cố định đem lại 9,31 đồng doanh thu tăng 1,98 đồng hay tăng 27,01 % so với năm 2008. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy đang có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định thì không những nhà máy phải làm tăng doanh thu mà còn phải tiết kiệm cả vốn cố định. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 53 BẢNG 10: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHÀ MÁY QUA 3 NĂM 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % tăng (giảm) +/- % tăng (giảm) 1. Tổng doanh thu Trđ 35.047,26 45.883,95 51.973,42 10.836,69 30,92 6.089,47 13,27 2. Lợi nhuận sau thuế Trđ 678,35 1.237,74 1.640,96 559,39 82,46 403,22 32,58 3. Vốn cố định bình quân Trđ 8.540,78 6.255,97 5.581,36 -2.284,81 -26,75 -674,61 -10,78 4. Vốn lưu động bình quân Trđ 18.096,27 22.138,25 27.376,77 4.041,98 22,34 5.238,52 23,66 5. Hiệu quả sử dụng VCĐ (1/3) lần 4,10 7,33 9,31 3,23 78,78 1,98 27,01 6. Mức đảm nhiệm VCĐ (3/1) lần 0,24 0,14 0,11 -0,10 -41,67 -0,03 -21,43 7. Mức doanh lợi VCĐ (2/3) lần 0,08 0,20 0,29 0,13 150,00 0,09 45,00 8. Số vòng quay VLĐ (1/4) vòng 1,94 2,07 1,90 0,13 6,70 -0,17 -8,21 9. Mức đảmnhiệm VLĐ (4/1) lần 0,52 0,48 0,53 -0,04 -7,69 0,05 10,42 10. Mức doanh lợi VLĐ (2/4) lần 0,04 0,06 0,06 0,02 50,00 0 1,00 11.Độ dài vòng quay VLĐ (360/8) ngày 186 174 189 -12 -6,45 15 8,62 (Nguồn: Phòng kế toán) Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - K40TKKD 47 Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 54 Để hiểu rõ hơn ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến động hiệu suất sử dụng tài sản cố định của nhà máy qua 3 năm bằng phương pháp thay thế liên hoàn. Quan sát bảng 11: (xem thêm phụ lục 3) BẢNG 11: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Phạm vi so sánh Biến động hiệu suất sử dụng vốn cố định Do ảnh hưởng của các nhân tố Doanh thu VCĐ bình quân +/- (Trđ) % tăng (giảm) +/- (Trđ) % tăng (giảm) +/- (Trđ) % tăng (giảm) Năm 2008 so với năm 2007 3,23 78,78 1,27 30,98 1,96 47,80 Năm 2009 so với năm 2008 1,98 27,01 0,98 13,37 1,00 13,64 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: * Năm 2008 so với năm 2007: Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 so với năm 2007 của nhà máy tăng 3,23 đồng hay tăng 78,78 % là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 30,92% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 1,27 đồng hay tăng 30,98 % - Do vốn cố định bình quân năm 2008 so với năm 2007 giảm 26,75% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 1,96 đồng hay tăng 47,80 %. * Năm 2009 so với năm 2008: Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 so với năm 2008 của nhà máy tăng 1,98 đồng hay tăng 27,01 % là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 13,27% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,98 đồng hay tăng 13,37% - Do vốn cố định bình quân năm 2009 so với năm 2008 giảm 10,78% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 1,00 đồng hay tăng 13,64 %. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 55 Mặc dù, vốn cố định bình quân qua 3 năm giảm xuống nhưng do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của vốn cố định bình quân nên vẫn đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định. Mức đảm nhiệm vốn cố định: Phán ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Năm 2007 mức đảm nhiệm vốn cố định là 0,24 lần nghĩa là để đạt được một đồng doanh thu thì nhà máy phải bỏ ra 0,24 đồng vốn cố định. Năm 2008 mức đảm nhiệm vốn cố định là 0,14 lần giảm 0,10 lần hay giảm 41,67% so với năm 2007. Nghĩa là để đạt được một đồng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 thì nhà máy đã tiết kiệm được 0,10 đồng vốn cố định. Năm 2009 thì mức đảm nhiệm vốn cố định giảm so với năm 2008 là 0,03 lần hay giảm 21,43 % tức là để đạt được một đồng doanh thu năm 2009 thì nhà máy đã tiết kiệm được 0,03 đồng vốn cố định. Mức doanh lợi vốn cố định: Phản ánh việc bỏ ra một đồng vốn cố định vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể là năm 2007 một đồng vốn cố định mang lại 0,08 đồng lợi nhuận. Năm 2008 mang lại 0,20 đồng lợi nhuận tăng 0,13 đồng lợi nhuận hay tăng 150% so với năm 2007. Năm 2009 một đồng vốn cố định đem vào sản xuất mang lại 0,29 đồng lợi nhuận tăng 0,09 đồng lợi nhuận hay tăng 45,00%. Tóm lại, qua 3 năm nhà máy đã duy trì tốt hiệu quả sử dụng vốn cố định, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định đều có xu hướng tăng lên. Do đó, trong thời gian tới nhà máy cần phải phấn đấu hơn nữa để thực hiện tốt hiệu quả sử dụng vốn cố định. Có được như vậy thì nhà máy mới có khả năng cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường. 2.5.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là các loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn hạn trong khoảng 1 năm. Thuộc nhóm này gồm có: tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn khoTrong quá trình SXKD vốn lưu động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho phù hợp với tính chất và quy mô của doanh nghiệp để SXKD có hiệu quả. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 56 Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động, mức doanh lợi vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động: Biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nó phán ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng hay giảm biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm tương ứng. Số vòng quay vốn lưu động của nhà máy qua 3 năm có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động là 1,94 vòng sang năm 2008 đạt 2,07 vòng tăng 0,13 vòng hay tăng 6,70 % so với 2007, do sự tăng nhanh của doanh thu trong năm 2008 trong khi đó mức tăng trưởng của vốn lưu động chậm hơn mức tăng trưởng của doanh thu. Năm 2009 con số này giảm xuống còn 1,90 vòng giảm 0,17 vòng hay giảm 8,21 % so với năm 2008. Nếu như năm 2008 cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,07 đồng doanh thu thì năm 2009 giảm xuống còn 1,90 đồng doanh thu. Do trong năm 2009 tốc độ tăng của doanh thu cậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động. Như vậy, số vòng quay vốn lưu động đang có xu hướng giảm, vì vậy nhà máy cần cố gắng hơn nữa trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bởi số lần luân chuyển càng lớn, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, việc sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả và hoạt động tài chính của nhà máy càng tốt, có điều kiện giảm bớt nhu cầu vốn lưu động.. Ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới số vòng quay vốn lưu động. Mức độ ảnh hưởng thể hiện ở bảng 12 (xem thêm phụ lục 4)Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 57 BẢNG 12: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG Phạm vi so sánh Biến động vòng quay vốn lưu động Do ảnh hưởng của các nhân tố Doanh thu VLĐ bình quân +/- (Trđ) % tăng (giảm) +/- (Trđ) % tăng (giảm) +/- (Trđ) % tăng (giảm) Năm 2008 so với năm 2007 0,13 6,70 0,60 30,93 -0,47 -24,23 Năm 2009 so với năm 2008 -0,17 -8,21 0,28 13,53 -0,45 -21,74 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: * Năm 2008 so với năm 2007: Số vòng quay vốn lưu động năm 2008 so với năm 2007 của nhà máy tăng 0,13 vòng hay tăng 6,70 % là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 30,92% làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 0,60 vòng hay tăng 30,93 %. - Do vốn lưu động bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,34% làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,47 vòng hay giảm 24,23 % * Năm 2009 so với năm 2008: Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 của nhà máy giảm 0,17 vòng hay giảm 8,21 % là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 13,27% làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 0,28 vòng hay tăng 13,53 % - Do vốn lưu động bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 23,66% làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,45 vòng hay giảm 21,74 % Độ dài vòng quay vốn lưu động: là số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng luân chuyển vốn. Số ngày một lần luân chuyển vốn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh. Năm 2008 thì độ dài vòng quay vốn lưu động giảm 12 ngày hay giảm 6,45%. Tuy nhiên đến năm 2009 thì độ dài vòng quay vốn lưu Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 58 động tăng 15 ngày so với năm 2008 chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm. Nguyên nhân là do nhà máy dự trữ nguyên vật liệu quá mức. Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Cho biết mỗi đồng doanh thu được tạo ra cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động. Sự biến động mức đảm nhiệm vốn lưu động qua 3 năm của nhà máy được thể hiện: Năm 2007 mức đảm nhiệm vốn lưu động là 0,52 lần nghĩa là để đạt 1 đồng doanh thu thì nhà máy phải sử dụng 0,52 đồng vốn lưu động. Năm 2008 mức đảm nhiệm vốn lưu động là 0,48 lần giảm so với năm 2007 là 0,04 đồng hay giảm 7,69 % nghĩa là để đạt một đồng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 thì nhà máy đã tiết kiệm được 0,04 đồng vốn lưu động. Đây là một điều rất tốt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2009 thì mức đảm nhiệm vốn lưu động là 0,53 lần tăng 0,05 đồng hay tăng 56,45 % so với năm 2008, tức là để đạt được một đồng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 thì nhà máy phải sử dụng thêm 0,05 đồng vốn lưu động. Mức doanh lợi vốn lưu động: Phản ánh khi đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh một đồng vốn lưu động thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua 3 năm mức doanh lợi vốn lưu động của nhà máy không có sự thay đổi nhiều, năm 2007 đạt 0,04 lần tức là 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 0,04 đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 0,06 đồng lợi nhuận tăng 0,02 đồng hay tăng 50,00% so với năm 2007. Năm 2009 mức doanh lợi vốn lưu động không có sự thay đổi. Tóm lại qua 3 năm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy không được tốt bởi số vòng quay vốn lưu động giảm, mức đảm nhiệm vốn lưu động tăng, mức doanh lợi vốn lưu động không có sự thay đổi. Tuy nhiên, cũng thể hiện được sự cố gắng của nhà máy trong việc thu hồi tiền hàng nhanh nên giảm bớt được tình trạng ứ đọng vốn. Trong thời gian tới nhà máy cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách giải quyết một cách đồng bộ các biện pháp về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, tổ chức tiêu thụ huy động và sử dụng các nguồn vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động. 2.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh thì phải không ngừng đầu tư vào nguồn lực con người. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 59 Bởi con người không chỉ là chủ thể của quá trình SXKD mà còn tác động trực tiếp đến quá trình SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp là quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả để khai thác tối đa năng lực của họ để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Để biết được mức độ sử dụng lao động của nhà máy ta xem xét bảng 13: Qua phân tích tình hình lao động của nhà máy ta thấy lao động của nhà máy ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động của nhà máy tăng lên qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 năng suất lao động là 368,92 triệu đồng/người. Năm 2008 là 468,20 triệu đồng/người tăng so với năm 2007 là 99,28 triệu đồng/ người hay tăng 26,91 % là do doanh thu năm 2008 tăng nhanh. Sang năm 2009 năng suất lao động là 519,73 triệu đồng/ người tăng 51,53 triệu đồng/ người hay tăng 11,01%. Năng suất lao động bình quân tăng thể hiện được sự bố trí lao động hợp lý cùng với sự nổ lực của tất cả các cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao năng suất lao động. Sức sinh lời của một lao động tăng lên qua 3 năm, cụ thể năm 2007 sức sinh lời của một lao động là 7,14 triệu đồng/ người, tức là cứ một lao động tạo ra được 7,14 triệu đồng. Năm 2008 cứ một lao động tạo ra 12,63 triệu đồng tăng so với 2007 là 5,49 triệu đồng hay tăng 76,89 % so với năm 2007. Do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn so với tốc độ tăng của lao động. Năm 2009 sức sinh lời của một lao động là 16,41 triệu đồng/người tăng 3,78 triệu đồng hay tăng 29,93% so với năm 2008. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 60 BẢNG 13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY QUA 3 NĂM 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Trđ 35.047,26 45.883,95 51.973,42 10.836,69 30,92 6.089,47 13,27 2. Lợi nhuận sau thuế Trđ 678,35 1.237,74 1.640,96 559,39 82,46 403,22 32,58 3. Tổng số lao động Người 95 98 100 3 3,16 2 2,04 4. NSLĐ bình quân (1/3) Trđ/người 368,92 468,20 519,73 99,28 26,91 51,53 11,01 5.Sức sinh lời của một lao động (2/3) Trđ/người 7,14 12,63 16,41 5,49 76,89 3,78 29,93 6. Quỹ lương Trđ 1.784,21 2.135,87 2.410,48 351,66 19,71 274,61 12,86 7. Thu nhập bình quân Trđ/người/tháng 1,57 1,82 2,01 0,25 15,92 0,19 10,44 8. Doanh thu/ Quỹ lươmg Lần 19,64 21,48 21,56 1,84 9,37 0,08 0,37 9. Lợi nhuận/ Quỹ lương Lần 0,38 0,59 0,68 0,20 52,63 0,10 17,24 (Nguồn: Phòng kế toán) Khoá luận tốt ngiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 54 Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 61 Thu nhập của người lao động trong nhà máy là sự phán ánh kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của nhà máy. Việc xác định mức lương thích hợp sẽ khuyến khích khả năng làm việc của người lao động trong nhà máy được tốt hơn. Từ đó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với mục tiêu, lợi ích của nhà máy, xoá bỏ sự ngăn cách giữa chủ lao động và người lao động làm cho người lao động tự giác và có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Ta thấy tổng quỹ lương qua 3 năm tăng lên rõ rệt làm cho thu nhập bình quân một lao động cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2007 tổng quỹ lương là 1.784,21 triệu đồng. Năm 2008 tổng quỹ lương là 2.135,87 triệu đồng tăng 351,66 triệu đồng hay tăng 19,71% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng quỹ lương là 2.410,48 triệu đồng tăng 274,61 triệu đồng hay tăng 12,86 % so với năm 2008. Thu nhập bình quân của người lao động cũng không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2007 thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng là 1,57 triệu đồng nhưng sang năm 2008 đã tăng 0,25 triệu đồng hay tăng 15,92% so với năm 2007 và năm 2009 đã tăng lên 0,19 triệu đồng hay tăng 10,44% so với năm 2008. Từ đó có thể thấy thu nhập của người lao động tăng lên phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy không ngừng tăng lên, làm cho đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể, người lao động có thể yên tâm làm tốt công việc được giao. Doanh thu trên quỹ lương có sự tăng lên qua 3 năm đó là năm 2007 doanh thu trên quỹ lương là 19,64 lần tức cứ một đồng tiền lương bỏ ra thi thu được 19,64 đồng doanh thu. Năm 2008 tăng 1,84 đồng hay tăng 9,37% so với năm 2007. Năm 2009 cứ một đồng tiền lương bỏ ra thì thu được 21,56 đồng doanh thu tăng 0,08 đồng hay tăng 0,37% so với năm 2008. Doanh thu trên quỹ lương tăng là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của quỹ lương. Lợi nhuận trên quỹ lương qua 3 năm cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2007 lợi nhuận trên quỹ lương là 0,38 lần tức cứ một đồng đồng tiền lương bỏ vào sản xuất thì thu được 0,38 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tăng 0,20đồng hay tăng 52,63% so với năm 2007. Năm 2009 cứ một đồng tiền lương bỏ ra thì thu được 0,68 đồng lợi nhuận tăng 0,10 đồng hay tăng 17,24%. Lợi nhuận trên quỹ lương tăng lên là do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của quỹ lương. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 62 Nhìn chung thì hiệu quả sử dụng lao động của nhà máy là tốt. Như vậy không những thấy được sự bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng người lao động mà còn thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo tới đời sống của vật chất và tinh thần của người lao động. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất lao động bình quân ta xem bảng 14 (xem thêm phụ lục 5) BẢNG 14: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Phạm vi so sánh Biến động hiệu quả sử dụng lao động Do ảnh hưởng của các nhân tố Doanh thu Lao động bình quân +/- (Trđ/người) % tăng (giảm) +/- (Trđ/người) % tăng (giảm) +/- (Trđ/người) % tăng (giảm) Năm 2008 so với năm 2007 0,13 6,70 0,60 30,93 -0,47 -24,23 Năm 2009 so với năm 2008 -0,17 -8,21 0,28 13,53 -0,45 -21,74 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: * Năm 2008/2007 Năng suất lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 của nhà máy tăng 99,28 triệu đồng/ người hay tăng 26,91 % là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Do năng suất lao động của nhà máy năm 2008 so với năm 2007 tăng làm cho năng suất lao động bình quân tăng 110,57 triệu đồng/ người hay tăng 29,97 %. - Do tỷ trọng lao động của nhà máy năm 2008 so với năm 2007 tăng làm cho năng suất lao động bình quân giảm 11,29 triệu/ người hay giảm 3,06 %. * Năm 2009/2008 Năng suất lao động bình quân năm 2009 so với năm 2008 của nhà máy tăng 51,53 triệu đồng/ người hay tăng 11,01 % là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Do năng suất lao động của nhà máy năm 2009 so với năm 2008 tăng làm cho năng suất lao động bình quân tăng 60,89 triệu đồng/ người hay tăng 13,01 %. - Do tỷ trọng lao động của nhà máy năm 2009 so với năm 2008 tăng làm cho năng suất lao động bình quân giảm 9,36 triệu đồng/ người hay giảm 2,00 %. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 63 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 3.1 Một số thuận lợi và khó khăn của nhà máy Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì nhà máy có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định, do nguồn nguyên liệu được thu mua ở trong tỉnh, nơi cung cấp lâu dài cho công ty. - Sản phẩm của nhà máy đang dần hoàn thiện - Nhà máy nằm sát Quốc lộ 7A rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu về nhà máy cũng như vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. - Có kênh thủy lợi N2 dẫn nước từ sông Lam về chảy qua, rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt để phục vụ sản xuất. - Nhà máy được đầu tư lắp ráp dây chuyền sản xuất hiện dại, hoạt động ổn định, ít hỏng hóc. - Nhà máy có đội ngũ lao động có tay nghề, đội ngũ quản lý lâu năm có kinh nghiệm. Thị trường tinh bột sắn đang có xu hướng tốt, nhu cầu sử dụng tinh bột sắn ngày càng cao. Mặt khác, nước ta đang trên đà phát triển, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là cơ hội để nhà máy nổ lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Khó khăn: - Quy mô nhà máy hiện nay còn nhỏ bé, uy tín chưa cao nên gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Hiện nay cả nước có hơn 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nên gặp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước. - Nguồn nguyên liệu chưa ổn định, do bà con nông dân chưa quan tâm với việc trồng cây hàng hoá, chủ yếu là trồng sắn để làm cây lương thực hoặc phục vụ cho chăn nuôi, chế biến tại nhà. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 64 - Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu đặc biệt là nhân lực phục vụ cho hoạt động tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, marketing 3.2 Phương hướng hoạt động của nhà máy trong thời gian tới - Tiếp tục duy trỳ sự ổn định và phát triển SXKD trên cơ sở nguồn lực sẵn có, đồng thời mở rộng quy mô và năng lực sản xuất. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn nhà máy và các bộ phận theo phương hướng: giải quyết công ăn việc làm một cách thường xuyên, liên tục, tăng dần mức thu nhập cho người lao động. - Đẩy mạnh việc kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của nhà máy trên thị trường. Đồng thời mở rộng mạng lưới thị trường tiêu thụ. - Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu chiến lược sản xuất kinh doanh ngày càng cao, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và môi trường làm việc cho người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tận dụng tối đa nguồn lực này cho sự phát triển của nhà máy. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận và tăng mức nộp ngân sách cho Nhà nước - Tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu bền vững đáp ứng nhu cầu sản xuất. 3.3 Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề lâu dài và mang tính chất cấp bách, là điều kiện cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, phát triển kinh tế xã hội. Để không ngừng phát triển quy mô kinh doanh, đưa mức lợi nhuận ngày càng tăng, nhà máy cần áp dụng những biện pháp thích hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đó là các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chínhnhằm hướng cho hoạt động kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả cao. Qua quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, bên cạnh những thành tựu mà nhà máy đạt được thì vẫn còn một số tồn tại đang gặp phải. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy có hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giữ được uy tín đối với khách hàng, căn cứ vào thực trạng, tiềm năng sẵn Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 65 có của nhà máy đồng thời qua quá trình thực tập tôi xin đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy như sau: 3.3.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu - Cây sắn là nguyên liệu chế biến tinh bột sắn. Để giảm bớt chi phí vận chuyển thì nhà máy tiếp tục ổn định diện tích trồng sắn trong tỉnh ngoài ra cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Hà Tỉnh để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. - Phát triển vùng nguyên liệu sắn bền vững. Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà máy và người trồng sắn. Quy hoạch vùng nguyên liệu sắn, chuyển đổi đát quy hoach trồng sắn từ vùng trũng lên các vùng đất cao để tăng năng suất cây sắn và chất lượng tinh bột. - Nhà máy cần hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học kỹ thuật, giống, phân bón cho người nông dân trong việc trồng sắn để đạt được sản lượng cao hơn. - Nhà máy cần bố trí nhân viên thu mua hợp lý, kịp thời đảm bảo cho quá trình thu mua được tiến hành tốt, có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình thu mua nguyên liệu sắn. 3.3.2 Giải pháp về tiêu thụ Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất thì thị trường tiêu thụ là rất quan trọng bởi thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu thị trường để lựa chọn và tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm điều khiển dòng hàng hoá cho phù hợp với xu hướng thay đổi của thị trường. Để nâng cao hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới nhà máy cần có các giải pháp sau: - Sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu chủ yếu ở thị trường Trung Quốc và một phần ở Đài Loan, Hàn Quốc thông qua các đại lý, công ty xuất nhập khẩu ở các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc NinhChính vì vậy, trong những năm tới nhà máy cần phải có quan hệ tốt với các bạn hàng để sản phẩm được tiêu thụ tốt hơn. - Mặc dù, hàng năm thị trường Trung Quốc phải nhập một lượng lớn tinh bột sắn nhưng nhà máy không nên chỉ dựa vào thị trường này, mà nhà máy cần phải Đại họ Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 66 nghiên cứu để tìm kiếm thị trường mới để tránh tình trạng bị ép giá, gây ra khó khăn trong việc tiêu thụ. - Vì sản phẩm của nhà máy chủ yếu là được xuất khẩu do đó nhà máy nên thiết lập chi nhánh bán hàng xuất khẩu hoặc sử dụng các đại lý, nhà phân phối ở nước ngoài để bán sản phẩm. - Tinh bột sắn hiện đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Nhưng sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam sang thị trường EU, Nhật Bản, Philippin, Malaixiađang còn rất ít. Do đó, nhà máy cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu và hoạch định chiến lược thâm nhập vào những thị trường này. Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục để cập nhật thông tin, cập nhật những rào cản mới ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường. - Đảm bảo chất lượng và theo yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu. Quản lý chất lượng cần được thực hiện chặt chẽ ở mọi khâu trong suốt quá trình sản xuất nhằm tạo lập niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của nhà máy. - Thực hiện tốt các yêu cầu về sản phẩm, các tiêu chuẩn của sản phẩm khi thâm nhập thị trường, các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, các quy định về ghi nhãn mác cho sản phẩm. Định vị thương hiệu về sản phẩm tinh bột sắn, khẳng định vị thế trong hội nhập WTO đặt chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu. Bên cạnh đó, nhà máy luôn luôn sản xuất, thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo sự tín nghiệm sâu rộng trên thị trường. 3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn * Đối với vốn lưu động - Cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động bằng cách đẩy nhanh bán ra, xác định mức dự trữ hàng hoá hợp lý để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, hạ thấp tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Áp dụng các mức chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán từ đó giúp nhà máy thu hồi vốn nhanh. - Cần xác định số vốn lưu động cần thiết trong chu kỳ kinh doanh, để đảm bảo số vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên Đại học K n h tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 67 tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động, mức doanh lợi vốn lưu động từ đó kịp thời điều chỉnh và có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. * Đối với vốn cố định - Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, hạn chế những hao mòn vô hình, hợp lý dây dây chuyền công nghệ để máy móc thiết bị được sử dụng liên tục, rút ngắn thời gian ngừng hoạt động. Đồng thời bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo quản máy móc nhằm thực hiện tốt cho chu kỳ họat động tiếp theo. - Phải đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động vì vậy phải đánh giá để xác định giá trị thực của tài sản cố định là một cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp đảm bảo thu hồi vốn nhanh. - Kịp thời xử lý các máy móc thiết bị lạc hậu vì đối với những máy móc thiết bị lạc hậu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. - Bên cạnh quản lý và sử dụng hợp lý những máy móc thiết bị, thì cần phải đầu tư thêm những máy móc thiết bị hiện đại nhưng phải phù hợp với trình độ tiến bộ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên. Nghĩa là kết hợp đổi mới công nghệ với việc nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người lao động để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị. 3.3.4 Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Lao động là một yếu tố nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của nhà máy. Vì vậy giáo dục đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà máy. Qua phân tích tình hình lao động của nhà máy ta thấy lao động của nhà máy không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Lao Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 68 động có trình độ tăng đều qua các năm, lao động phổ thông có xu hướng giảm xuống. Như vậy có thể thấy nhà máy luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của người lao động, tạo cho họ có cơ hội học tập và phát huy thêm khả năng tiềm ẩn. Nhà máy nên thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau: - Tổ chức bố trí lao động phù hợp với công việc để hạn chế thời gian nhân viên rỗi đồng thời khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, kích thích sự sáng tạo nhằm phát huy tối đa năng lực của người lao động. - Nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động hiện có. Đây là biện pháp mà nhà máy cần phải quan tâm. Vì trình độ của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, nhà máy cần phải tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao năng lực. Đồng thời ban lãnh đạo cũng phải luôn cập nhật các kỹ năng kiến thức mới cho nhân viên. - Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và mục tiêu chung của nhà máy. Đó là động viên, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt công việc để đạt được mục tiêu chung của toàn nhà máy. Đồng thời nhà máy cũng quan tâm đến lợi ích của người lao động tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, an toàn cùng những cơ hội thăng tiến để kích thích năng lực làm việc của nhân viên. - Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với những người lao động có thành tích tốt và những lao động vi phạm điều lệ của nhà máy. - Tạo thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa các bộ phận quản lý và người lao động. - Cần có kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên, việc thu hút nhân viên, lao động giỏi có tay nghề sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh hoạt động tốt hơn. 3.3.5 Tiết kiệm chi phí Chi phí kinh doanh là tất cả các khoản chi từ khi mua hàng đầu vào cho đến khi kết thúc quá trình bán hàng đầu ra để thu doanh thu về cho nhà máy. Chi phí kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Vì vậy, phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh là vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong hoạt động của một doanh nghiệp thì có rất nhiều loại chi phí, việc tăng hay giảm loại chi phí nào cần phải được xác định rõ ràng và hợp lý. Cần thực hiện các biện pháp: Đại ọc Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 69 - Tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán: Bởi đây là khoản chi phí lớn nhất của nhà máy. Do đó trước mỗi chu kỳ sản xuất nhà máy cần tính toán xác định nhu cầu nguyên liệu cần thiết đồng thời xác lập các định mức dự trữ nguyên liệu phù hợp với kế hoạch hoạt động. Hạn chế dự trữ quá mức sẽ làm tăng chi phí bảo quản. Nếu nguyên liệu không đủ sẽ làm gián đoạn công việc, kéo dài thời gian sản xuất. - Bên cạnh đó, khai thác tốt nguồn nguyên liệu đầu vào, lựa chọn thị trường cung cấp nhằm có được nguồn nguyên liệu vừa đảm bảo chất lượng, giá rẻ từ đó có thể tiết kiệm được chi phí. - Tinh giảm bộ máy quản lý hợp lý, cân đối lại số lượng lao động, tránh tình trạng chồng chéo trong công việc dẫn đến việc lãng phí nguồn lực từ đó có thể tiết kiệm được nhân công và chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động. - Nâng cao công suất hoạt động của nhà máy bằng cách đảm bảo đủ nguyên liệu chế biến, kéo dài được thời gian hoạt động của nhà máy từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất. - Có các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, cần cố gắng giảm thiểu các chi phí kinh doanh một cách hợp lý thông qua việc cắt giảm các khoản cho phí không cần thiết, các khoản chi lãng phí không tạo ra nguồn thu cho nhà máy. 3.3.6 Các giải pháp khác * Nâng cao công tác quản lý Công tác quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Do đó cần tăng cường công tác quản lý trong nhà máy, vạch ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, nhạy bén, linh hoạt đồng thời phải luôn tạo điều kiện cho các công nhân viên đưa ra ý kiến đóng góp cải tổ hoàn thiện công tác quản lý ngày càng cao nhất là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. * Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. - Đầu tư, cải tiến công nghệ đặc biệt là thiết bị tách mủ và tách nước để tăng cường khả năng thu hồi bột, giảm độ ẩm trong bột ướt. Đại học Kin h tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 70 - Tích cực học hỏi thông tin trên thị trường, nắm bắt kịp thời những biến động xảy ra trên thị trường, từ đó để có biện pháp khắc phục hợp lý. * Bảo vệ môi trường Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn thì vấn đề môi trường là một yếu tố rất quan trọng. Ô nhiễm không khí do khí thải từ lò đốt dầu FO cấp nhiệt sấy tinh bột, ô nhiễm nước do dòng thải lỏng có độ PH thấp, hàm lượng BOD, COD rất cao, các chất thải rắn do sắn nguyên liệu có nhiều tạp chất. Để giảm bớt ô nhiễm môi trường trong thời gian tới nhà máy nên có một số giải pháp sau: - Sử dụng màng chống thấm HDPE để xây dựng các hồ xử lý nước thải. Đây là một giải pháp kinh tế vì có thể hạn chế được ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra khí BIOGAS để sấy tinh bột sắn, tiết kiệm điện và nhiên liệu FO3. - Sử dụng phương pháp xử lý chất thải bằng men vi sinh Biological: Phương pháp này không để lại di chứng tác hại môi trường, men vi sinh liên tục phát triển theo hướng ngăn chặn ô nhiễm môi trường. - Đồng thời nhà máy nên trồng cây xanh quanh khu vực nhà máy nhằm ngăn chặn lan tỏa một phần tiếng ồn và lọc một phần khí thải sản xuất nhằm đem lại môi trường làm việc trong lành, sạch sẽ. Đại học Kin h tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 71 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. - Trong ba năm qua nhà máy đã đạt được một số thành tựu nhất định, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Trong đó doanh thu năm 2008 tăng 30,92%, năm 2009 tăng 13,27%, lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 32,58%. Nguồn vốn kinh doanh không ngừng được cải thiện, lực lượng lao động ngày càng có trình độ và được chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần. Đóng góp cho ngân sách cho Nhà nước ngày càng tăng. - Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, sự biến động của các nguồn vốn qua các năm khá hợp lý. Biểu hiên ở sự tăng lên của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng lao động và các tỷ suất về lợi nhuận. Công ty đã luôn đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh - Trình độ của người lao động được nâng cao, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng luôn tăng qua các năm và đồng thời số lao động có trình độ phổ thông giảm xuống. Sự tăng lên của chất lượng lao đông làm cho năng suất lao động bình quân của nhà máy cũng tăng đều trong ba năm. Ngoài ra nhà máy đã quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước, của nhà máy đối với người lao động về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ như hưu trí, tai nạn lao động công tác an toàn lao động cũng rất được chú trọng. Từ đó kích thích năng lực của người lao động, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Mặc dù chi phí vẫn tăng dần qua các năm nhưng vẫn đảm bảo sự hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi tốc độ tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 72 - Trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy đạt mức tăng trưởng kinh tế cao song một số khâu còn chậm đổi mới, nhất là việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và quản lý. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có xu hướng giảm. Để đạt được những thành tích trên cán bộ công nhân viên nhà máy đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch công việc được giao đảm bảo việc cung cấp sản phẩm ra thị trường có chất lượng ngày càng cao. 2. Kiến nghị 2.1 Về phía Nhà nước - Tăng cường các hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và các hình thức vay dài hạn về vốn sản xuất kinh doanh cho nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt và ngày càng được nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Có chính sách khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng sắn để đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất được liên tục. 2.2. Về phía nhà máy - Có kế hoạch thực hiện SXKD một cách hợp lý để có thể sử dụng tốt các yếu tố sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như nâng cao hiệu quả SXKD. - Không ngừng phát huy năng lực cùng những khả năng tiềm ẩn của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đảm bảo an toàn lao động. - Bên cạnh việc nâng cấp mua sắm mới một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhà máy cần thanh lý một số tài sản cố định có thời gian sử dụng quá lâu và hiệu quả sử dụng kém ảnh hưởng đến năng suất lao động để thu hồi vốn. - Mở rộng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. - Cần có sự vận dụng kết hợp, đồng bộ, sáng tạo và linh hoạt các biện pháp trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Nhà máy cần có hình thức thích hợp để thu mua nguyên liệu sắn trực tiếp đến hộ nông dân, tạo ra nhiều kênh thu mua nhằm đảm bảo lợi ích giữa người trồng sắn, người thu gom và nhà máy. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Trịnh Văn Sơn Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (ĐHKT Huế, NXB Đại học Huế, năm 2007) 2. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà Giáo trình thống kê doanh nghiệp (ĐHKT Huế, NXB Đại học Huế, năm 2007 ) 3. GS.TS Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS Nguyễn Công Nhự Giáo trình Thống kê kinh doanh (ĐHKTQD, NXB Thống kê, năm 2004) 4. Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ Giáo trình quản trị doanh nghiệp (ĐHKT Huế) 5. PGS.TS Trần Ngọc Phác-TS Trần Thị Kim Thu Giáo trình Lý thuyết thống kê (ĐHKTQD, NXB Thống kê, năm 2006) 6. Hoàng Kim Anh Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn (NXB khoa học kỹ thuật) 7. Th.S Bùi Văn Chiêm Giáo trình quản trị nhân sự (ĐHKT Huế) 8. Nguyễn Tấn Bình-Lê Minh Đức Quản trị tài chính ngắn hạn (NXB thống kê TP. HCM, năm 2007) 9. Các kỹ năng quản lý hiệu quả (NXB tổng hợp TP.HCM) 10. Tạp chí kinh tế phát triển, báo cáo sắn và tinh bột sắn 11. Một số luận văn tốt nghiệp khoá trước 12. Trang web: www.vietnamtradelinks.com, www.argo.gov.vn và một số trang web khác Đại học Ki tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 74 Phụ lục 1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 75 Phụ lục 2 Phân tích doanh thu tiêu thụ do ảnh hưởng của giá bán bình quân và khối lượng tiêu thụ tinh bột sắn bằng phương pháp chỉ số  Phân tích sự biến động của doanh thu tiêu thụ năm 2008 so với năm 2007 Gọi P0, P1 là bán bình quân năm 2007, năm 2008 Q0, Q1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007, năm 2008 Ta có hệ thống chỉ số: IPQ = IP x IQ   00 11 QP QP =   10 11 QP QP x   00 10 QP QP 69,763.34 12,441.45 = 90,223.38 12,441.45 x 69,763.34 90,223.38 130,71% = 118,88% x 109,95% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối    0011 QPQP =    1011 QPQP +    0010 QPQP (45.441,12-34.763,69) = (45.441,12-38.223,90) + (38.223,90-34.763,69) 10.677,43 = 7.216,22 + 3.460,21 (Trđ) Lượng tăng (giảm) tương đối    00 0011 QP QPQP =    00 1011 QP QPQP +    00 0010 QP QPQP 69,763.34 43,677.10 = 69,763.34 22,216.7 + 69,763.34 21,460.3 30,71% = 20,76% + 9,95%  Phân tích sự biến động của doanh thu tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008 Gọi P1, P2 là bán bình quân năm 2008, năm 2009 Q1, Q2 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2008, năm 2009 Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 76 Ta có hệ thống chỉ số: IPQ = IP x IQ   11 22 QP QP =   21 22 QP QP x   11 21 QP QP 12,441.45 75,384.51 = 40,756.47 75,384.51 x 12,441.45 40,756.47 113,08% = 107,60% x 105,10% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối    1122 QPQP =    2122 QPQP +    1121 QPQP (51.384,75-45.441,12) = (51.384,75-47.756,40) + (47.756,40-45.441,12) 5.943,63 = 3.628,35 + 2.315,28 (Trđ) Lượng tăng (giảm) tương đối    11 1122 QP QPQP =    11 2122 QP QPQP +    11 1121 QP QPQP 12,441.45 63,943.5 = 12,441.45 35,628.3 + 12,441.45 28,315.2 13,08% = 7,98% + 5,10% Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 77 Phụ lục 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy do ảnh hưởng của doanh thu và vốn cố định bình quân bằng phương pháp thay thế liên hoàn  Năm 2008 so với năm 2007 Gọi 0GH , 1GH là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007, năm 2008 Gọi TR0, TR1 là tổng doanh thu năm 2007, năm 2008 0G , 1G là vốn cố định bình quân năm 2007, năm 2008 Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: GH = 1GH - 0GH GH = 3,23 lần + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:  TRGH = 0 1 G TR - 0 0 G TR  TRGH = 78,540.8 95,883.45 - 78,540.8 26,047.35  TRGH = 1,27 lần + Ảnh hưởng của vốn cố định bình quân  GGH = 1 1 G TR - 0 1 G TR  GGH = 97,255.6 95,883.45 - 78,540.8 95,883.45  GGH = 1,96 lần  GH =  TRGH +  GGH 3,23 = 1,27 + 1,96 (lần) Hay: 78,78% = 30,98%+ 47,80%  Năm 2009 so với năm 2008 Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 78 Gọi 1GH , 2GH là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008, năm 2009 Gọi TR1, TR2 là tổng doanh thu năm 2008, năm 2009 1G , 2G là vốn cố định bình quân năm 2008, năm 2009 Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: GH = 2GH - 1GH GH = 1,98 lần + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:  TRGH = 1 2 G TR - 1 1 G TR  TRGH = 97,255.6 42,973.51 - 97,255.6 95,883.45  TRGH = 0,98 lần + Ảnh hưởng của vốn cố định bình quân  GGH = 2 2 G TR - 1 2 G TR  GGH = 36,581.5 42,973.51 - 97,255.6 42,973.51  GGH = 1,00 lần  GH =  TRGH +  GGH 1,98 = 0,98 + 1,00 (lần) Hay: 27,01%= 13,37%+ 13,64%Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 79 Phụ lục 4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động củanhà máy do ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động bình quân bằng phương pháp thay thế liên hoàn  Năm 2008 so với năm 2007 Gọi L0, L1 là số vòng quay vốn lưu động năm 2007, năm 2008 Gọi TR0, TR1 là tổng doanh thu năm 2007, năm 2008 0V , 1V là vốn lưu động bình quân năm 2007, năm 2008 Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: L = L1 -L0 L = 0,13 lần + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:  TRL = 0 1 V TR - 0 0 V TR  TRL = 27,096.18 95,883.45 - 27,096.18 26,047.35  TRL = 0,60 lần + Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân  VL = 1 1 V TR - 0 1 V TR  VL = 25,138.22 95,883.45 - 27,096.18 95,883.45  VL = -0,47 lần  L =  TRL +  VL 0,13 = 0,60 + (-0,47) (lần) Hay: 6,70%= 30,93%+ (-24,23%) Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 80  Năm 2009 so với năm 2008 Gọi L1, L2 là số vòng quay vốn lưu động năm 2008, năm 2009 Gọi TR1, TR2 là tổng doanh thu năm 2008, năm 2009 1V , 2V là vốn lưu động bình quân năm 2008, năm 2009 Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: L = L2 –L1 L = -0,17 lần + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:  TRL = 1 2 V TR - 1 1 V TR  TRL = 25,138.22 42,973.51 - 25,138.22 95,883.45  TRL = 0,28 lần + Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân  VL = 2 2 V TR - 1 2 V TR  VL = 77,376.27 42,973.51 - 25,138.22 42,973.51  VL = -0,45 lần  L =  TRL +  VL -0,17 = 0,28 + (-0,45) (lần) Hay: -8,21%= 13,53 + (-21,74%)Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 81 Phụ lục 5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của năng suất lao động và tỷ trọng lao động của nhà máy qua 3 năm bằng phương pháp chỉ số  Năm 2008 so với năm 2007 Gọi 0W , 1W là năng suất lao động bình quân năm 2007, năm 2008 T0, T1 là tổng số lao động lao động năm 2007, năm 2008 k= T T là tỷ trọng lao động Áp dụng phương pháp chỉ số ta có: WI = WI x T TI 0 1 W W = 01 1 W W x 0 01 W W 92,368 20,468 = 63,357 20,468 x 92,368 63,357 126,96%= 130,92% x 96,94% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối  01 WW  =  011 WW  +  001 WW  (468,20-368,92) = (468,20-357,63) + (357,63-368,92) 99,28 = 110,57 + (-11,29) Trđ/người Lượng tăng (giảm) tương đối   0 01 W WW  =   0 011 W WW  +   0 001 W WW  92,368 28,99 = 92,368 57,110 +   92,368 29,11 26,91% = 29,97%+(-3,06%) Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVGD: Ths. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Trần Thị Hoa - Lớp K40 TKKD 82  Năm 2009 so với năm 2008 Gọi 1W , 2W là năng suất lao động bình quân năm 2008, năm 2009 T1, T2 là tổng số lao động lao động năm 2008, năm 2009 k= T T là tỷ trọng lao động Áp dụng phương pháp hệ thống chỉ số ta có: WI = WI x T TI 1 2 W W = 12 2 W W x 1 12 W W 20,468 73,519 = 84,458 73,519 x 20,468 84,458 111,01% = 113,27% x 98,00% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối  12 WW  =  122 WW  +  112 WW  (519,73-468,20) = (519,73-458,84)+(458,84-468,20) 51,53 = 60,89 + (-9,36) Trđ/người Lượng tăng (giảm) tương đối   1 12 W WW  =   1 122 W WW  +   1 112 W WW  20,468 53,51 = 20,468 89,60 +   20,468 36,9 11,01% = 13,01% + (-2,00%) Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_tran_thi_hoa_3043.pdf
Luận văn liên quan