Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tiến hành kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dùng khác. Nhưng có vốn chỉ là điều kiện cần chưa đủ dể đạt mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hơn là sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong nền kinh tế thị trường đổi mới với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau đầy sôi động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh. Khi nào qui luật cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh tế thì việc sử dụng vốn như thế nào dể tạo lượng vốn ngày càng nhiều hơn là vấn đề cần thiết và bức bách trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu bền hơn. Với tầm quan trọng như thế chúng em quyết định chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn của công ty. - Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình tiếp xúc tại công ty cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về công ty, đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cách thức sử dụng vốn tại công ty, nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không, hiệu quả mang lại cao hay thấp . Tóm lại, mục tiêu muốn nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn của công ty, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo.

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu đồng, tương ứng 23,89%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty đã mở rộng hợp tác hợp tác liên doanh với công ty may Tây Đô, công ty TNHH TM Sài Gòn – Cần Thơ, công ty kinh doanh thủy sản TP.HCM (APT) nên vốn góp liên doanh tăng lên so với năm 2003 là 25,8%. Năm 2005, khách sạn Á Châu chính thức trở thành công ty cổ phần và công ty CTC có cổ phần lớn trong đó, do vậy đầu tư chứng khoán dài hạn trong năm 2005 tăng đột biến, tăng 2.800 triệu đồng, tương ứng 2800% so với năm 2004 và vốn góp liên doanh của công ty cũng tăng lên so với năm so với năm 2004 là 186 triệu đồng, tương ứng 11,81%. Vì vậy đầu tư tài chính dài hạn của công ty năm 2005 tăng lên rất cao so với năm 2004; đầu tư tài chính dài hạn năm 2005 là 4.661 triệu đồng chiếm 30,55 % vốn cố định, hơn 2003 là 2.986 triệu đồng, tương ứng 178,27%. Xây dựng cơ bản dở dang: Những năm qua, công ty không ngừng nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, và đầu tư thêm vào các xí nghiệp. Cụ thể, năm 2003 chi phí xây dựng cở bản của công ty chỉ có 265 triệu đồng chi phí xây dựng cở bản của công ty chỉ có 265 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,27% vốn cố định. Năm 2004, công ty đầu tư sửa chữa một số tài sản, đầu tư vào các dự án như: dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và khai thác nhà lồng chợ cổ, dự án chợ cá đầu mối Cần Thơ…..giá trị chi phí xây dựng dở dang lên đến 1.429 triệu đồng chiếm 9,8% vốn cố định, tăng 439,25% so với năm 2003 hay 1.164 triệu đồng. Năm 2005 dự án chợ cá đầu mối Cần Thơ đang bước vào giai đoạn II và và công ty còn đầu tư xây dựng thêm giết mổ heo bằng phương tiện hiện đại, đầu tư cho dự án 57 Cách mạng tháng 8…. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của năm 2005 là 2.591 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,98%, tăng so với năm 2004 là 1.162 triệu đồng, tương ứng 81,32%. Tóm lại, qua phân tích kết cấu vốn cố định của công ty rất quan tâm trong vấn đề nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại cho các xí nghiệp nhằm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng khách sạn lớn ở Cần Thơ 3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của toàn công ty Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn cố định và vốn lưu động như thế nào. Bảng 9: Phân tích tình hình phân bổ vốn ĐVT:Triệu đồng Vốn sử dụng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % A. Vốn lưu động 9.504 44,83 26.495 64,49 24.092 61,22 16.991 178,78 -2.403 -9,07 I. Vốn bằng tiền 1.019 4,81 789 1,92 1.697 4,31 -230 -22,57 908 115,08 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu 484 2,28 11.145 27,13 11.125 28,27 10.661 2202,69 -20 -0,18 IV. Hàng tồn kho 6.778 31,97 14.049 34,20 10.623 27,00 7.271 107,27 -3.426 -24,39 V. Tài sản lưu động khác 1.223 5,77 512 1,25 647 1,64 -711 -58,14 135 26,37 B. Vốn cố định 11.697 55,17 14.587 35,51 15.259 38,78 2.890 24,71 672 4,61 I. Tài sản cố định 10.080 47,54 11.483 27,95 8.007 20,35 1.403 13,92 -3.476 -30,27 II. Đầu tư tài chính dài hạn 1.352 6,38 1.675 4,08 4.661 11,84 323 23,89 2.986 178,27 III. Xây dựng cơ bản dở dang 265 1,25 1.429 3,48 2.591 6,58 1.164 439,25 1.162 81,32 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn Tổng vốn 21.201 100 41.082 100 39.351 100 19.881 93,77 -1.731 -4,21 (Nguồn: phòng kế toán) Tổng số tài sản của doanh nghiệp năm 2004 tăng so với năm 2003 tăng lên 19.881 triệu đồng điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, quy mô về vốn tăng. Trong đó: Vốn lưu động tăng 16.991 triệu đồng,tương ứng 178,78%; về tỷ trọng tăng 20,66%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên đột biến; mặc dù vốn bằng tiền và tài sản lưu động khác giảm. Cụ thể: Các khoản phải thu: tăng 10.661 triệu đồng, tương ứng 2.202%, về tỷ trọng tăng 24,85%, do công ty đầu tư nhiều vào khoản phải thu, và tình hình thu hồi nợ chưa tốt, vốn bị ứ động. Hàng tồn kho: tăng 7.271 triệu đồng, tương ứng 107,27%, về tỷ trọng tăng 2,33% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản; chủ yếu do trong năm công ty đã dự trữ hàng hoá quá nhiều. Vốn bằng tiền: giảm 230 triệu đồng, tương ứng 22,57%, về tỷ trọng giảm 4,52%, do công ty có chính sách không giữ tiền mặt nhiều để giảm chi phí lãi vay tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động khác: cũng giảm 711 triệu đồng, tương ứng 58,14%, chủ yếu là do giảm tạm ứng, đây là một biểu hiện tốt. Vốn cố định của công ty tăng 2.890 triệu đồng, tương ứng 24,71%, tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định lại giảm 19,66%, bởi vì công ty chỉ chú trọng đầu tư vào vốn lưu động. Cụ thể: Tài sản cố định tăng 2.890 triệu đồng, tương 13,29%, nhưng tỷ trọng tài srn cố định trong tổng tài sản lại giảm 19,59%, mặc dù vậy nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đầu tư tài chính dài hạn: về giá trị tăng 323 triệu đồng, tương ứng 23,89%; về tỷ trọng cũng giống như tài sản cố định lại giảm 2,3%. Tuy công ty có quan tâm đầu tư liên doanh, liên kết ra bên ngoài nhưng nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của công ty. Xây dựng cơ bản dở dang: tăng 1164 triệu đồng, tương ứng 439,25% ,về tỷ trọng tăng 2,23%. Do trong năm công ty có đầu tư nhiều dự án nhưng chưa hoàn thành. Tóm lại, năm 2004, công ty đã mở rộng quy mô sản xuúat kinh doanh, trong đó công ty chú trọng tăng vốn lưu động Năm 2005, tổng giá trị tài sản của công ty giảm 672 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2004 chủ yếu là do vốn lưu động giảm, còn vốn cố định thì tăng. Công ty đã thu hẹp qui mô kinh doanh. Vốn lưu động trong năm giảm 2.403 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của công ty, chiếm đến 61,22% tổng tài sản. Vốn bằng tiền tăng 908 triệu đồng,tương ứng 115,08%, tỷ trọng tăng 2,39%, chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 942 triệu đồng (962 - 20), còn tiền mặt tại quỹ giảm 34 triệu đồng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ động này vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty. Các khoản phải thu giảm 20 triệu đồng. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty đã thu hồi được công nợ của năm trước, tuy nhiên số tỷ trọng vẫn tăng 1,14% do khách hàng mua hàng thiếu chịu của công ty vẫn còn ở mức cao. Hàng tồn kho giảm 3.426 triệu đồng, tương ứng 24,39%, tỷ trọng cũng giảm 7,2% chủ yếu do hàng hóa tồn kho giảm. Tài sản lưu động khác tăng 135 triệu đồng,tương ứng 26,37%, chủ yếu do chi phí trả trước tăng. Ngược lại với vốn lưu động, vốn cố định trong năm đã tăng lên. Cụ thể năm 2005 vốn cố định tăng 672 triệu đồng, tương ứng 4,61%, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng 3,279%. Nguyên nhân của tình trạng này do đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng dở dang tăng, mặc dù giá trị tài sản cố định có giảm xuống. Giá trị tài sản cố định giảm 3.476 triệu đồng, tương ứng giảm 30,27% so với năm 2004, tỷ trọng tài sản cố đinh trong tổng tài sản tiếp tục giảm 7,6%, do trong năm công ty đã thanh lý và bán một số tài sản cố định. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 2.986 triệu đồng, tương ứng 178,2%, tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng 7,76%, chiếm 11,84% tổng tài sản. Cho thấy công ty đã mở rộng đầu tư ra bên ngoài, đầu tư tài chính trong năm tăng chủ yếu là do công ty đầu tư vào cổ phiếu của công ty cổ phần khách sạn Á Châu. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: bên cạnh việc đầu tư ra bên ngoài công ty còn sử dụng nguồn lực để đầu tư vào các dự án, xây dựng nhà xưởng, sửa chữa máy móc, nâng cấp các cơ sở sản có của mình. Làm cho chi phí xây dựng dở dang tăng 1.162 triệu đồng, tăng 81,32% so với năm 2004, tỷ trọng tăng 3,1%. Tóm lại, trong năm 2005 công ty đã có cố gắng trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho và khoản phải thu để công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn. Công ty rất quan tâm trọng việc sử dụng và đầu tư tài sản cố định, trong năm công ty đã thanh lý một số tài sản cố định, và chuyển nhượng những tài sản cố định không mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Công ty đang có xu hương đầu tư ra bên ngoài thể hiện đầu tư tài chính dài hạn của công ty qua các năm đều tăng lên, từ năm 2003 đến năm 2005 khoản mục này có sự thay đổi đáng kể năm 2003 nó chỉ chiếm 6,38% nhưng đến năm 2005 nó đã chiếm 11,84%. * Nhận xét chung: Tình hình phân bổ vốn của công ty có biến động, xu hướng chung vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Công ty vẫn quan tâm đầu tài sản cố định, chú trọng công tác xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất. Việc tăng đầu tư vào vốn lưu động của công ty là điều tất yếu, bởi lẽ suy cho cùng nhuận tạo ra trong kinh doanh chủ yếu là do luân chuyển của tài sản lưu vốn lưu động mang lại. Thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động, chúng có thể kiểm tra toàn diện các hoạt động kinh doanh của công ty như việc ứng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5.Phân tích tình nguồn vốn của công ty Bảng 10: Phân tích tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.Nợ phải trả 7.813 36,85 26.703 65 23.440 59,57 18.890 241,78 -3.263 -12,22 I. Nợ ngắn hạn 7.741 36,51 24.435 59,48 21.598 54,89 16.694 215,66 -2.837 -11,61 1. Vay ngắn hạn 6.212 29,3 17.254 42 13.595 34,55 11.042 177,75 -3.659 -21,21 2. Phải trả người bán 1.039 4,9 1.727 4,2 5.827 14,81 688 66,22 4.100 237,41 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 95 0,45 405 0,99 -19 -0,05 310 326,32 -424 -104,69 4. Phải trả công nhân viên 260 1,23 335 0,82 663 1,68 75 28,85 328 97,91 5. Phải trả nội bộ 0 0 0 0 0  0 6. Phải trả phải nộp khác 135 0,64 4.714 11,47 1.532 3,89 4.579 3391,85 -3.182 -67,50 II. Nợ dài hạn 0 2.218  5,4 1.842 4,68 2.218 -376 -16,95 - Vay daì hạn 0 2.218  5,4 1.842 4,68 2.218 -376 -16,95 III. Nợ khác 72 0,34 50 0,12 0 -22 -30,56 -50 -100,00 - Chi phí phải trả 72 0,34 50 0,12 0 -22 -30,56 -50 -100,00 B.Nguồn vốn CSH 13.388 63,15 14.379 35 15.911 40,43 991 7,40 1.532 10,65 I. Nguồn vốn - quỹ 13.265 62,57 14.045 34,19 15.974 40,59 780 5,88 1.929 13,73 1. Vốn kinh doanh 12.415 58,56 12.644 30,78 14.632 37,18 229 1,84 1.988 15,72 2. Quỹ phát triển kinh doanh 645 3,04 1.104 2,69 1.073 2,73 459 71,16 -31 -2,81 3. Quỹ dự trữ tài chính 205 0,97 297 0,72 269 0,68 92 44,88 -28 -9,43 II. Nguồn kinh phí - quỹ 123 0,58 334 0,81 -63 -0,16 211 171,54 -397 -118,86 - Quỹ khen thưởng và phúc lợi 123 0,58 334 0,81 -63 -0,16 211 171,54 -397 -118,86 Tổng nguồn vốn 21.201 100 41.082 100 39.351 100 19.881 93,77 -1.731 -4,21 (Nguồn: Phòng kế toán) Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tài chính của công ty. Bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2004 nguồn vốn của công ty tăng 19.881 triệu đồng, tương ứng 93,77% so với năm 2003. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 991 triệu đồng, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm 28,15%, làm khả năng tự chủ của doanh nghiệp của doanh nghiệp giảm xuống. Do việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng nên nguồn vốn chủ sở hữu không đảm bảo được doanh nghiệp phải đi vay. Nguồn vốn chủ sở hữu biến động động trong năm do: - Vốn kinh doanh tăng 229 triệu đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm 27,78%, đây là biểu hiện không tốt, tích lũy từ nội bộ giảm xuống. - Các nguồn vốn quỹ còn lại như quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ tài, chính, quỹ khen thưởng phúc lợi về mặt giá trị đều tăng lên, nhưng về tỷ trọng lại giảm xuống Nợ phải trả của công ty trong năm cũng tăng về số tuyệt đối, nhưng lại giảm về tỷ trọng, cho ta thấy rõ hơn khả năng tự chủ về tài chính của công ty. - Nguồn vốn tín dụng tăng 13.260 triệu đồng, tỷ trọng tăng 18,1%. Cụ thể, các khoản vay ngắn hạn tăng 11.042 triệu đồng, tỷ trọng tăng 12,7%, vay dài hạn tăng 2.218 triệu đồng, tỷ trọng tăng 5,4%. Nguồn vốn tín dụng và tổng vốn của công ty tăng về giá trị lẫn tỷ trọng trong khi vốn chủ sở hữu giảm, đây là biểu hiện không tích cực, công ty tăng áp lực trả lãi vay và tỷ suất tự đầu tư giảm. - Nguồn vốn chiếm dụng tăng lên về số tuyệt đối, lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, các khoản đi chiếm dụng tăng 5.630 triệu đồng, tỷ trọng tăng 17,6%. Trong năm 2004, ta thấy tỷ trọng vốn kinh doanh thì giảm trong khi các nguồn vốn tín dụng lại tăng và tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng, từ đó cho thấy quy mô kinh doanh của công ty có tăng nhưng khả năng tự chủ của doanh nghiệp lại bị giảm xuống. Năm 2005 là năm thực sự khó khăn đối với công ty, tổng vốn trong năm giảm 1.731 triệu đồng, tương ứng 4,21%. Nguyên nhân chủ yếu do: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1.532 triệu đồng, tỷ trọng 5,43%, công ty bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để công ty được tự chủ hơn về mặt tài chính. Nguồn vốn kinh doanh tăng 1.988 triệu đồng, tương ứng 15,72%, tỷ trọng tăng 6,4% đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty có tích lũy được từ nội bộ, khả năng tự chủ về tài chính được nâng lên. Các nguồn vốn qũy của công ty giảm 456 triệu đồng Công ty thu hẹp quy mô kinh doanh, nợ phải trả giảm 3.263 triệu đồng, tỷ trọng giảm 5.043%, chủ yếu do các nguồn vốn tín dụng giảm. Cụ thể, biểu hiện của nợ phải trả trong năm như sau: - Nguồn vốn tín dụng giảm 4.035 triệu đồng. Nguồn vốn tín dụng giảm là do vay ngắn hạn giảm 3.659 triệu đồng, tỷ trọng giảm 7,45%; vay dài hạn giảm 376 triệu đồng, tỷ trọnh giảm 0,72%. - Các khoản đi chiếm dụng tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Trong năm, khoản chiếm dụng của công ty tăng 772 triệu đồng, tỷ trọng tăng 2,74%, chủ yếu do khoản phải trả người bán tăng. Trong khoản đi chiếm dụng, phải trả người bán lại tăng 4.100 triệu đồng, tỷ trọng tăng 10,61%, điều này sẽ gây không ít khó khăn cho công ty trong việc thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Tóm lại, nguồn vốn của công ty thu hẹp lại, công ty đã thanh toán được một số khoản tín dụng, trả bớt lãi vay ngắn hạn kể cả dài hạn. Như vậy, phân tích tình hình nguồn vốn của công ty qua các năm 2001, 2002, 2003 cho thấy công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhưng chưa cao. Nguồn vốn chủ sở hữu công ty cố găng tăng lên về tỷ trọng, lẫn giá trị, các khoản vay tín dụng qua các năm có biểu hiện giảm nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn cao. IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1. Phân tích tình hình thanh toán Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Song, các khoản phải thu, phải trả cần phải có một thời gian nhất định mới thanh toán được. Thời gian thanh toán dài hay ngắn là hoàn toàn phương thức thanh toán đang được áp dụng hiện hành tuỳ thuộc vào thỏa thuận và mối quan hệ giữa các đơn vị với nhau và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đơn vị. Hiện tượng thanh toán không đúng thời điểm là một việc thường thấy trong hoạt động kinh doanh, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là một nét đặc trưng thương mại. Nó còn được coi là một “sách lược” kinh doanh hữu hiệu của các doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động trên thương trường mà trong tay không hề có đồng vốn. Vì vậy, việc phân tích tình hình thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. 1.1. Phân tích các khoản phải thu Bảng 11: Các khoản phải thu chủ yếu ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 04/03 05/04 1. Phải thu của khách hàng -1.307 7.521 8.253 8.828 732 2. Tạm ứng 1.201 475 474 -726 -1 3. Các khoản thế chấp ký quỹ 0 0 72 0 72 5. Chi phí trả trước 22 37 101  15  64 5. Phải thu khác 1.791 3.624 2.872 1.833 -752 Tổng các khoản phải thu (CKPT) 1.707 11.657 11.700 9.950 43 Tổng tài sản lưu động (TSLĐ) 9.504 26.495 24.092 16.991 -2403 CKPT/TSLĐ (Lần) 0,18 0,44 0,49 0,26 0,05 Tổng nguồn vốn (NV) 21.201 41.082 39.351 19.881 -1731 Tỷ lệ các CKPT/NV (%) 8,05 28,37 29,73 20,32 1,36 (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng số liệu trên cho ta thấy vốn không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2003 là 1.707 triệu đồng chiếm 8,05% tổng vốn, tỷ lệ này sang năm 2004 lại tăng lên đến 28,37% nguồn vốn, tương ứng 11.657 triệu đồng; năm 2005 nếu xem xét về số tuyệt đối ta thấy tổng các khoản phải thu cao hơn năm 2004 là 43 triệu đồng, nếu xét về số tương đối thì nó tăng lên và chiếm tỷ lệ trong tổng nguồn vốn cao hơn năm 2004, năm 2005 tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn là 29,73%. Như đã phân tích ở phần trước, trong những năm qua do công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh và mở rộng mặt hàng kinh doanh là cho doanh số bán chịu tăng nên các khoản phải thu tăng lên. Mặc dù việc mở rộng hoạt động kinh doanh là một việc tốt, rất cần thiết, nhưng công ty cần quan tâm đôn đốc thu hồi các khoản nợ làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Để nghiên cứu các khoản phải thu đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính như thế nào, ta sẽ so sánh tổng các khoản phải thu với tài sản lưu động. Từ bảng trên ta thấy tỷ số này ở các năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 0,18; 0,44; 0,49 đều nhỏ hơn 1 nên không có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của doanh nghiệp; nhưng nó lại có xu hương tăng qua các năm, công ty cầ có biện pháp xử lý kịp thời, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn. 1.2. Phân tích các khoản phải trả Bảng 12: Các khoản phải trả chủ yếu ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 04/03 05/04 I. Nợ ngắn hạn 7.741 24.435 21.598  16.694 -2.837 1. Vay ngắn hạn 6.212 17.254 13.595 11.042 -3.659 2. Phải trả cho người bán 1.039 1.727 5.827 688 4.100 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 95 405 -19 310 -424 4. Phải trả công nhân viên 260 335 663 75 328 5. Phải trả nội bộ 0 0 0 0 0 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 135 4.714 1.532 4.579 -3.182 II. Nợ dài hạn 0 2.218 1.842 2.218 -376 III.Nợ khác 72 50 0 -22 -50 Tổng các khoản phải trả 7.813 26.703 23.440 18.890 -3.263 Tổng nguồn vốn 21.201 41.082 39.351 19.881 -1.731 Tỷ suất nợ (%) 36,85 65,00 59,57 28 -5 (Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2003, tổng các khoản vay và chiếm dụng của công ty là 7.813 triệu đồng, trong đó vay ngắn hạn là 6.212 triệu đồng. Năm 2003 công ty chưa có đầu tư cho nhiều dự án do vậy công ty hoạt động chủ yếu là vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ năm này chỉ có 36,85%. Sang những năm 2004, 2005 do có nhiều dự án đầu tư do vậy công ty đã vay dài hạn, và chiếm dụng của các đơn vị khác nhiều hơn làn cho tỷ suất nợ tăng lên. Năm 2004, nợ ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2003 là 16.694 triệu đồng, do vay ngắn hạn của công ty hơn năm 2003 là 11.042 triệu đồng, tương ứng 77,75%, các khoản chiếm dụng của công ty đều tăng lên so với năm 2003 và trong 2004 công ty có nhiều dự án đầu tư nên công ty đã vay dài hạn 2.218 triệu đồng. Vì những nguyên nhân trên nên các khoản phải trả của công ty đã tăng cao lên đến 26.703 triệu đồng là mức cao nhất từ trước đến nay, cao hơn năm 2003 là 18.890 triệu đồng, tương ứng 241,78%. Dẫn đến tỷ suât nợ của công ty tăng lên 65%. Năm 2005, công ty đã giảm bớt các khoản vay dài hạn và ngắn hạn xuống còn lần là 1.842 triệu đồng và 13.595 triệu đồng, các khoan chiếm dụng khác cũng giảm chỉ có khoản phải trả người bán của công ty là tăng lên đến 5.827 triệu đồng bằng 170,36% năm 2004. Tỷ suất nợ của công ty năm này có giảm so với năm 2004 là 5% nhưng vẫn hoạt động với vốn vay là chủ yếu. 2. Phân tích khả năng thanh toán: Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng đến hạn. Nếu không đủ khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt tài chính, hoạt động sẽ khó khăn. 2.1. Phân tích tổng quát khả năng thanh toán: Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty CTC, cần xem xét chỉ tiêu hệ số thanh toán tổng quát của đơn vị. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản hiện có và tổng các khoản nợ của đơn vị. Bảng 13 : Hệ số thanh toán tổng quát ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng tài sản 21.201 41.082 39.351 Nợ phải trả 7.813 26.703 23.440 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 2,71 1,54 1,68 (Nguồn: Phòng kế toán) Chỉ tiêu này cả ba năm đều lớn hơn 1 nhưng luôn có sự biến động qua các năm. Năm 2003 hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 2,71 lần tức là cứ một đồng nợ được đảm bảo bằng 2,71 đồng tài sản. Năm 2003 khả năng được đảm bảo của một đồng nợ giảm xuống còn 1,54 đồng tài sản và năm 2005 khả năng đảm bảo của một đồng nợ của công ty được tăng lên 1,68 đồng tài sản. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty mặc dù có biến động lên xuống nhưng vẫn giữ ở mức cao chứng tỏ năng lực tài chính của công ty khác lành mạnh và công ty cũng đã tạo được uy tín cho các nhà đầu tư. 2.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 2.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn không. Bảng 14: Khả năng thanh toán ngắn hạn ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị % Giá trị % - Tài sản lưu động 9.504 26.495 24.092 16.991 178,78 -2.403 -9,07 - Nợ ngắn hạn 7.741 24.435 21.598 16.694 215,66 -2.837 -11,61 - Vốn bằng tiền 1.019 789 1.697 -230 -22,57 908 115,08 - Các khoản phải thu 1.707 11.657 11.772 9.950 582,89 115 0,99 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời lần 1,23 1,08 1,12 -0,14 -11,68 0,03 2,87 Hệ số khả năng thanh toán vốn lưu động lần 0,11 0,03 0,07 -0,08 -0,126 0,04 136,54 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,35 0,51 0,62 0,16 44,64 0,11 22,43 Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0,13 0,03 0,08 -0,1 -75,47 0,05 143,33 (Nguồn: Phòng kế toán) Khả năng thanh toán hiện thời: Đây là chỉ tiêu chỉ ra phạm vi, quy mô mà yêu cầu các chủ nợ được trang trải bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Hệ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2003 là 1,23 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,23 đồng tài sản lưu động dùng để trả nợ. Năm 2004, hệ số này giảm 0,14 đồng, tương ứng 11,68% so với năm 2003, chỉ còn 1,08 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho một đồng nợ. Nguyên nhân là tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2004 đều tăng nhưng tốc độc tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể nợ ngắn hạn của công ty năm 2004 tăng 16.694 triệu đồng, tương ứng 215,66% so với năm 2003; trong khi đó tài sản lưu động của công ty tăng 16.991 triệu động, chỉ tăng so với năm 2003 178,78%. Năm 2005, tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty đều giảm xuống lần lượt là 2.403 triệu đồng, tương ứng 9,07% và 2.837 triệu đồng, tương ứng 11,61%. Ta thấy tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhanh hơn của tài sản lưu động do vậy hệ số thanh toán hiện thời năm này tăng lên 1,12 cao hơn năm 2004 là 0,03 đồng. Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của công ty luôn lớn hơn 1.Điều này cho thấy tình hình thanh toán của đơn vị tương đối khả quan. Khả năng thanh toán so với tài sản lưu động: Hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng chuyển hoá thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) chiếm trong tài sản lưu động. Do công ty không có đầu tư ngắn hạn nên chỉ có vốn bằng tiền. Chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt. Năm 2003, 2004, 2005 hệ số này lần lượt là 0,11; 0,03; 0,07. Trong ba năm thì chỉ có năm 2003 hệ số này lớn hơn 0,1; còn hai năm còn lại đều nhỏ hơn 1 mặc dù có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy công ty đang thiếu vốn để thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này cho thấy các tài sản mà khi cần có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng, nó không bao gồm hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng lên nhưng cả ba năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2003 hệ số thanh toán nhanh là 0,35; tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,35 đồng tài sản lưu động không bao gồm hàng tồn kho. Sang năm 2004, hệ số này là 0,51 tăng so với năm 2003 là 0,16 đồng. Sang năm 2005 hệ số thanh toán nhanh tiếp tục tăng, cao hơn năm 2004 là 0,11 đồng. Tình hình thanh toán của công ty có chiều hướng gia tăng, cho thấy công ty đã có cố gắng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên hệ số nợ của công ty còn thấp công ty cần giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ động, để chuyển chúng thành những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, để xem xét chính xác hơn ta cần xem xét hệ số thanh toán bằng tiền. Hệ số thanh toán bằng tiền: Hệ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 0,13; 0,03; 0,08. Cả ba năm hệ số thanh toán bằng tiền đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá tốt thể hiện qua hệ số thanh toán hiện hành. Nhưng khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản lưu động không được nhanh chóng, do vậy sẽ gặp khó khăn trong những khoản nợ đã tới hạn cần trả ngay, điều này thể hiện qua các hệ số thanh toán vốn lưu động, hệ số thanh toan nhanh và hệ số thanh toán bằng tiền đều thấp. Nguyên nhân là hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động. 2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn: Khả năng thanh toán lãi vay: Khi hoạt động của công ty ngày càng phát triển thì vốn chủ sở hữu sẽ không còn tài trợ nỗi, do đó công ty sẽ hoạt động chủ yếu bằng các khoản vốn vay. Chính vì vậy mà công ty thường xuyên phải đối mặt với việc thanh toán lãi vay, muốn biết khả năng thanh toán lãi vay của công ty như thế nào ta sẽ xem xét khả năng thanh toán lãi vay của công ty. Bảng 15: Khả năng thanh toán lãi vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.828 2.612 2.832 Lãi vay 1.255 1.197 1.035 Hệ số thanh toán lãi vay lần 1,46 2,18 2,74 (Nguồn: Phòng kế toán) Lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn năm 2003 thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở năm 2003 thấp (nhỏ hơn 2). Nó cho thấy khả năng sinh lời của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Xét ở gốc độ hoạt động kinh doanh lâu dài, kết quả trên cho thấy khả năng thanh toán lãi vay tăng dần, cụ thể: năm 2003 khả năng thanh toán lãi, chỉ đạt 1,46 lần. Sang năm 2004 khả năng này lên đến 2,18 lần và tiếp tục tăng vào năm 2005 để đạt 2,74 lần. Nhìn chung, khả năng thanh toán dài hạn đang dần được cải thiện; lãi vay phải trả đã giảm dần cho thấy công ty cố gắng thanh toán bớt nợ dài hạn, và ngắn hạn, Song công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa. Tóm lại, khả năng thanh toán lãi vay rất thấp, công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng này có chiều hướng tăng lên đây là một biểu hiện tốt. IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty CTC Hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đây có thể thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của doanh nghiệp có tốt hay không. Trước hết ta hãy nghiên cứu một số chỉ số sinh lời sau: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, sức sản xuất của một đồng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các tỷ suất này là thước đo hàng đầu đánh giá hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh. Bảng 16: Các chỉ số khả năng sinh lời ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần 58.561 56.542 55.071 Vốn kinh doanh bình quân 28.020 31.142 40.217 Vốn chủ sở hữu bình quân 12.221 13.884 15.145 Lợi nhuận sau thuế 498 1.142 1.111 1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,85 2,02 2,02 2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh % 1,78 3,67 2,76 3. Sức sản xuất của một đồng vốn % 209,00 181,56 136,93 4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 4,08 8,23 7,34 (Nguồn: Phòng kế toán) - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại. Năm 2003 là 0,85%, nghiã là cứ một đồng doanh thu sinh ra 0,0085 đồng lợi nhuận và năm 2004, 2005 là 0,0202 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu. Tóm lại, qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy hiệu quả từ một đồng doanh thu mang lại có chiều hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ đơn vị đã có nhiều nổ lực để đạt được lợi nhuận từ doanh thu cao hơn năm trước - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Ngoài tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng cần phải phân tích thêm tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một chu kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào. Năm 2002, 2003, 2004 tỷ suất lần lượt là 1,78%; 3,67%; 2,76% tỉ số này qua các năm luôn biến động. Năm 2003, cứ một đồng vốn kinh doanh có 0,0178 đồng lợi nhuận và mức lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên ở năm 2004 đạt 0,0367 đồng. Năm 2004 thì chỉ số này giảm xuống một đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra 0,0276 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty có tăng lên nhưng vẫn ở mức độ thấp, công ty cần có biện pháp để vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng mức doanh thu thuần thu được từ một đồng vốn kinh doanh như thế nào, sẽ được đề cập đến ở chỉ tiêu sức sản xuất của một đồng vốn. - Sức sản xuất của một đồng vốn Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào. Năm 2003 chỉ tiêu này là 209%, tức 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 2,09 đồng doanh thu. Năm 2004 là 181,56%, nghĩa là 1,81 đồng doanh thu thuần được tạo ra từ 1 đồng vốn kinh doanh. Sang năm 2005 sức sản xuất cuả một đồng vốn tiếp tục giảm còn 136,93%, 1 đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra được 1,37 đồng doanh thu thuần. Với kết quả trên đơn vị cần phải chú ý đến hiệu quả sử dụng đồng vốn hơn nữa để một đồng vốn tạo ra mức doanh thu ngày càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Sau khi nghiên cứu mức sinh lợi của tổng nguồn vốn thì cũng cần xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả trên cho thấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm mặc dù năm 2004 có tăng lên so với năm 2003. Năm 2003 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 4,08%; năm 2004 tăng lên 8,23% nhưng năm 2005 giảm còn 7,34%. Vì vậy, công ty CTC cần phải có biện pháp hợp lý để nâng cao lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Tóm lại qua phân tích các chỉ số trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CTC ta thấy công ty sử dụng vốn chưa tốt, lợi nhuận trên vốn kinh doanh có xu hướng giảm, sức sản xuất của vốn kinh doanh cũng giảm. Vì vậy, công ty cần phải xem xét lại hiệu quả sử dụng của một đồng vốn kinh doanh và mức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu, cần có các chính sách và giải pháp hợp lý hơn để kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh gay gắt. 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần 58.561 56.542 55.071 Vốn lưu động bình quân 17.012 18.000 25.294 Các khoản phải thu bình quân 6.383 6.682 11.715 Lợi nhuận sau thuế 498 1.142 1.111 Giá vốn hàng bán 50.048 44.950 41.535 Hàng tồn kho 6.778 14.049 10.623 1. Vòng quay vốn lưu động vòng 3,44 3,14 2,18 2. Số ngày của một vòng quay vốn ngày 105 115 165 3. Vòng quay các khoản phải thu vòng 9,17 8,46 4,70 4. Mức sinh lợi của vốn lưu động % 2,93 6,34 4,39 ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán) - Vòng quay vốn lưu động và số ngày của một vòng quay vốn Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động (hệ số luân chuyển), số ngày của một vòng quay vốn. Vòng quay vốn lưu động của công ty qua ba năm có xu hướng giảm. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống thì số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm tăng. Năm 2003 tốc độ này là 3,44 vòng, năm 2004 giảm còn 3,14 vòng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động tăng (năm 2003 để thực hiện một vòng luân chuyển phải mất 105 ngày, năm 2004 số ngày để luân chuyển vốn lưu động tăng lên 115 ngày, tăng 10 ngày so năm 2003), đây là sự biểu hiện không tốt. Sang năm 2005, số ngày luân chuyển vốn lưu động tiếp tục tăng lên 165 ngày (tăng 50 ngày so năm 2004) dẫn đến số vòng quay giảm xuống. Vòng quay vốn lưu động qua các năm giảm thấy vốn lưu động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, doanh số cho đơn vị không cao. - Số vòng quay các khoản phải thu Bán chịu cũng là chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, phải có chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị và cũng cần phải theo dõi số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Điều này được thể hiện qua chỉ số số vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 là 9,17 vòng, năm 2004 giảm còn 8,46 vòng. Năm 2005 số vòng luân chuyển các khoản phải thu là 4,7 vòng đã giảm 2,76 vòng so với năm 2004. Chỉ tiêu này qua các năm đều giảm do doanh thu thuần qua các năm đều giảm trong khi các khoản phải thu lại tăng lên qua các năm Tóm lại, vòng quay các khoản phải thu của công ty qua các năm đều tăng lên mà chủ yếu là do tăng các khoản phải thu còn doanh thu thuần lại giảm là một dấu hiệu không tốt, doanh số bán chịu quá cao. Công ty cần có nhiều chính sách để giảm doanh số bán chịu và thu hồi nợ tốt hơn. - Mức sinh lợi của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cho đơn vị bao nhiêu. Qua ba năm mức sinh lợi của vốn lưu động là 2,93% năm 2003 lên 6,34 năm 2004 và tăng lên 4,39 năm 2005. Qua đó cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra tạo được 0,0293 đồng lợi nhuận năm 2003; 0,0634 đồng lợi nhuận năm 2004 và 0,0439 đồng lợi nhuận năm 2005. Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến các khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ do các khoản này chiếm tỷ lệ lớn trong vốn lưu động. Vì nếu hai khoản này tăng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần 58.561 56.542 55.071 Vốn cố định bình quân 11.008 13.142 14.923 Giá trị tài sản cố định bình quân 9.448 10.782 9.745 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 11.697 14.587 15.259 Tổng tài sản 21.201 41.082 39.351 Lợi nhuận trước thuế 573 1.415 1.347 1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định % 531,99 430,24 369,03 2. Mức lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản cố định lần 0,06 0,13 0,14 (Nguồn: Phòng kế toán) - Mức lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản cố định Mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn năm 2003 là 0,06 và tăng lên ở năm 2004 là 0,13; năm 2005 là 0,14. Kết quả này cho thấy năm 2003 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại 0,06 đồng lợi nhuận. Năm 2003 tài sản cố định của đơn vị phát huy công suất hơn năm 2004 thể hiện ở mức tăng lên của một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận và năm 2005 mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn tăng lên 0,14 đồng. Tuy năm 2005 có đầu tư thêm tài sản cố định nhưng do chưa phát huy hết công suất nên chỉ tiêu này năm 2005 chưa tăng cao so với năm 2004. Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận một đồng tài sản cố định tuy có tăng nhưng chưa cao. Do đó, đơn vị cần khai thác triệt để hơn nữa công dụng của tài sản cố định nhằm đem lại lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết mức doanh lợi mang lại từ một đồng vốn như thế nào. Qua hai năm ta thấy sức sản xuất của vốn cố định giảm xuống. Năm 2003 là 531,99%, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 5,32 đồng doanh thu và mức doanh lợi này giảm xuống ở năm 2004 còn 430,24%, 1 đồng vốn cố định chỉ thu được 43 đồng doanh thu,năm 2005 là 3,69 đồng doanh thu. Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tuy lớn hơn 1 nhưng lại có xu hướng giảm ở năm 2004 Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho thấy được việc sử dụng vốn của Công ty là chưa cao, đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện là hàng năm công ty đều bổ sung thêm vốn nhưng doanh thu tạo ra lại không tăng mà còn giảm, lợi nhuận tạo ra còn thấp. V. CÁC HẠN CHẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY - Về tài sản của Công Ty thì các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn do chính sách mở rộng kinh doanh và số lượng công trình chưa hoàn thành. - Mặc dù khả năng thanh toán hiện hành đủ để thanh toán công nợ, nhưng do hàng tồn kho nhiều nên các tỷ số thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền rất thấp không đảm bảo cho khả năng thanh toán công nợ đến hạn. - Tài sản cố định của Công ty có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng nguồn vốn của Công ty. - Trong tổng nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, đó là cũng là một lưới tránh thuế của công ty nhưng nó cũng là một gánh nặng của công ty. - Trong năm 2004, 2005 Công Ty đã để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều làm cho đồng vốn chậm luân chuyển hiệu quả sử dụng vốn không cao. Vì thế, để cải thiện tình hình tài chính, Công Ty cần cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách xác định đúng nhu cầu từng thời điểm, tích cực thu hồi các khoản nợ tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, tăng nhanh số vòng quay vốn lưu động, tăng cường khả năng cạnh tranh với các Công Ty cùng ngành cố gắng tăng doanh thu, vì nếu tăng doanh thu thì cũng góp phần làm tăng lợi nhuận đầu tư có trọng điểm vào những lĩnh vực hoạt động đem lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao, chú trọng phát triển thêm ngành nghề kinh doanh đang có triển vọng. VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CTC 1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty CTC - Lập kế hoạch kinh doanh, xác định tương đối chính xác nhu cầu về vốn hằng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa… nhằm làm cho vốn không bị ứ động, tăng tốc độ chu chuyển vốn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí. - Phát triển kênh phân phối trực tiếp để giới thiệu sản phẩm, để được nhiều người tiêu dùng biết đến. - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm thị trường mới. - Để tránh biến động về giá nguyên vật liệu, hàng hoá công ty nên có kế hoạch thu mua và tồn kho thích hợp. 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định; ngược lại, nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. - Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao. - Đẩy mạnh công tác phân tích tình hình sử dụng tài sản trong các xí nghiệp trực thuộc, qua đó xác định được mặt tốt cũng như chưa tốt để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định ngày càng tốt hơn. + Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số nhà máy hoạt động có hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố định. Trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả sử dụng bằng cách tiết kiệm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao (công ty có được sự chủ động trong việc định giá bán sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh), tăng cường khả năng tích lũy. + Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới. + Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như, khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất. + Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. + Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Một số biện pháp quản lý vốn lưu động: + Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý. + Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. + Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ. Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa…Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài. Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà. Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu công ty cho công nhân viên. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không phải quá cao như hiện nay; không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn. Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ… + Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. + Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán. + Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn… Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí. + Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao. + Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung vốn lưu động. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KÊT LUẬN Khi xem xét phải đánh giá tình hình tài chính của Công ty, phải xem xét đánh giá một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đồng thời nhận thấy hiệu quả kinh doanh đạt được là kết quả của một quá trình lâu dài từ giai đoạn chuẩn bị sản xuất đến giai đoạn cuối cùng là tiêu thụ. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc đổi mới cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, nhiều vấn đề được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của từng công ty. Trong đó vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho nó hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các công ty trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Thương Nghiệp Tổng Hợp Cần Thơ cho ta thấy một số vấn đề sau: - Vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn, trong khi đó vốn cố định thì lại ngày càng giảm trong tổng nguồn vốn. - Về tình hình công nợ, thì nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Điều này làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán nợ trên tổng tài sản của công ty là rất tốt thể hiện qua hệ số thanh toán tổng quát, tỷ số này qua 3 năm điều lớn hơn 1. Nhưng công ty vẫn còn khó khăn trong những khó nợ tức thời do khản năng năng chuyển đổi thành tiền của tải sản lưu động của công ty còn thấp. - Xét về tổng doanh thu, thì doanh thu thuần giảm liên tục qua 3 năm, nhưng lợi nhuận ròng thì tăng qua 3 năm. Điều này cho thấy công ty đã có cố gắng trong việc cắt giảm chi phí. Nhưng công ty cần chú trọng hơn trong việc sử dụng chi phí để tăng lợi nhuận, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên. Vì hiện nay hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn mức thấp và không ổn định. II. KIẾN NGHỊ Vấn đề nổi bật hiện nay của Công Ty là tình hình công nợ. Để tránh rủi ro trong thanh toán và tăng vòng quay vốn, Công Ty cần có biện pháp thu hồi các khoản nợ bằng cách rút ngắn thời gian mua bán chịu để giảm bớt rủi ro nhằm đáp ứng vốn kinh doanh. - Công Ty phải thường xuyên lập kế hoạch dự toán tiền mặt trong từng quý để đảm bảo mức dự trữ cân đối tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn thanh toán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Tích cực giải phóng vốn trong thanh toán dựa vào khâu sản xuất kinh doanh hoặc trả nợ ngân hàng. Đề ra biện pháp tích cực như: Đôn đốc hoặc phạt theo một tỷ lệ nào đó đối với đơn vị hoặc khách hàng nào trả chậm nợ cho Công Ty - Để cạnh tranh và thắng thế các Doanh nghiệp cùng ngành, Công Ty cần quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng sảm phẩm ngày càng được nâng cao để làm hài lòng ngay cả khách hàng khó tính nhất, bên cạnh đó cần khai thác mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, đồng thời gia tăng việc tiếp cận nắm bắt thông tin, cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới và thông tin thị trường để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất. - Cố gắng giảm và tiết kiệm các chi phí không hợp lý nhất là các chi phí không có trong khoản mục giá thành để nâng cao lợi nhuận của công ty. - Nhanh chóng tiếp tục đào tạo và chỉ đạo lại hầu hết cán bộ công nhân viên đảm bảo thành thạo trong quản trị sản xuất cũng như trong nghiệp vụ tiếp thị mua bán phục vụ cho nhu cầu luôn đổi mới phát triển của Công Ty. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra sản phẩm, hàng hoá cho thị trường ngày đạt chất lượng cao hơn. - Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, một số kiến nghị đưa ra có tính tham khảo với hy vọng rằng nó có thể góp phần vào việc cải thiện tình hình tài chính của Công ty trở nên khả quan trong thời gian trước mắt và sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts.Nguyễn Trọng Cơ, PGS. TS. Ngô Thế Chi. Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội, 2001 Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2003 Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết. Quản trị tài chính, Tủ Sách Đại Học Cần Thơ, 1997 Nguyễn Hải Sản. Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, 1996 Ts.Nguyễn Năng Phúc. Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Hà Nội. Ts. Phạm Văn Dược. Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, năm 2000 Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ năm 2003, năm 2004, năm 2005; và một số tài liệu khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTV1016.doc
Luận văn liên quan