Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội

- Đối với công tác hạ giá thành sản phẩm + Hanoimilk cần tính toán để có thể sản xuất một quy mô sản lượng hợp lý để có thể hạ giá thành sản phẩm sản xuất. + Cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể xây dựng phương án sản xuất hợp lý về kết cấu sản lượng giữa 3 nhóm sản phẩm của công ty để có thể vừa đáp ứng đc nhu cầu của thị trường vừa tối thiểu hóa giá thành sản phẩm +Quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động cho công nhân để hạ giá thành dơn vị sản phẩm

doc41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhằm mở rộng thị trường và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tránh được nguy cơ bị loại bỏ ngay ở thị trường trong nước. Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoatj động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh , từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tang của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, là biện pháp quan trọng tronng việc ngăn ngừa các rủi ro kinh doanh. Nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phần sữa Hà Nội. Vì vậy chúng tôi quyết định đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội gọi tắt là Hanoimilk nhằm đánh giá mứa độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng trưởng của daanh thu và lợi nhuận, tìm ra cá nhân tó ảnh hưởng tích cực và tiêu cự đến hoạt đôạng kinh doanh của doanh nghiệp và đề suất những giải pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả hơn. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI Đối tượng và nhiệm vụ phân tích Công ty Cổ phần sữa Hà Nội là một công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000592 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 2 tháng 11 năm 2001. Công ty đã đăng ký sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 15 vào ngày 22 tháng 12 năm 2009. Hoạt động chính của Công ty là chế biến và kinh doanh sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, chế biến hàng nông sản, thực phẩm, nước uống, các loại nước trái cây và các hoạt độngkinh doanh khác. Đối tượng: Phân tích và đề xuất các giải pháp cho tình hình sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội. Nhiệm vụ phân tích: nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu thu thập như báo cáo tài chính. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp chiến lược cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội trong tương lai. Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh Tiêu chuẩn so sánh Gốc so sánh: các tài liệu về tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, các báo cáo tài chính, sản lượng sản phẩm tiêu thu và mức giá bán, giá thành, số lượng các đơn đặt hàng của ngành, của khu vực kinh doanh và của bản thân công ty của các năm từ 2011 trở về trước để làm căn cứ so sánh với năm 2012 Sử dụng số liệu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành để làm căn cứ so sánh Kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối So sánh bằng số tương đối 1.2.2.Phương pháp phân tích chi tiết - Chi tiết theo thời gian:Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm Phương pháp loại trừ Tổ chức phân tích hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội Để phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội sẽ lựa chọn loại hình phân tích căn cứ theo thời điểm phân tích kinh doanh, theo thời điểm lập các báo cáo tài chính và đặc biệt căn cứ vào các nnooij dung như các chỉ tiêu phân tích và các chuyên đề phân tích. Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình thực hiện kinh doanh, kết quả phân tích giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu đặt ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho DN có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thường xuyên. Phân tích định kỳ đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ, thường là quý, 6 tháng hoặc năm. Phân tích định kỳ được thực hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm đánh giá kết qủa kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kỳ sau. - Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ): là việc tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố; nguyên nhân bên ngoài. - Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ như các yếu tố về tình hình sử dụng lao động, về sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc tình hình sử dụng vốn... Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào đó trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như ở bộ phận quản lý sản xuất, ở cửa hàng hoặc một bộ phận theo chức năng quản lý nào đó, nhằm đánh giá tình hình thực hiện chức năng quản lý ở bộ phận đó. Ngoài ra, còn có thể phân theo phạm vi: thành PT điển hình (pt tại 1 số đvị điển hình, đặc trưng: tiên tiến, lạc hậu), tổng thể (phạm vi toàn doanh nghiệp: xem xét mối quan hệ điển hình với tổng thể). PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Bảng 2.1 Bảng số liệu về tổng doanh thu và giá vốn  SP Doanh thu Giá Vốn 2011 2012 2011 2012 A 88.148.325.150 55.473.301.730 58.930.002.531 44.598.751.421 B 106.424.277.480 104.284.205.340 71.148.041.399 83.843.936.250 C 87.871.828.520 75.105.078.060 58.745.133.888 60.382.850.358 Tổng 282.444.431.150 234.862.585.130 188.823.177.818 188.825.538.029 Bảng 2.2 Gọi q1,q0 là sản lượng lần lượt năm 2011. 2012 p0. p1 là giá bán lần lượt năm 2011 và năm2012 z0.z1 là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm Nhóm sp q1 (lit sp) q0 (lit sp) p1 (đồng) p0 (đồng) z1 (đồng) z0 (đồng) Nhóm a 2.786.203 4.555.469 19.910 19.350 16.007 12.936 Nhóm b 7.060.542 7.531.796 14.770 14.130 11.875 9.446 Nhóm c 1.457.502 1.834.868 51.530 47.890 41.429 32.016  Tổng 11.304.246 13.922.133 86.210 81.370 69.310 54.398 Bảng 2.3: Hàng tồn kho năm 2011 và 2012 Đơn vị (đồng)  Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch 01/01/2011 30/12/2011 01/12/2012 30/12/2012 ∆ 2011 ∆ 2012 Hàng mua đang đi đường 2.440.800 8.032.755.647 8.032.755.647 120.598.200 8.030.314.847 -7.912.157.447 NVL tồn kho 44.910.231.550 35.141.064.863 35.141.064.863 38.853.790.393 -9.769.166.687 3.712.725.530 CCDC 4.073.395.516 4.507.181.380 4.507.181.380 5.893.062.146 433.785.864 1.385.880.766 Thành phẩm 8.196.823.120 5.259.703.602 5.259.703.602 2.493.678.655 -2.937.119.518 -6.526.276.681 Hàng hóa 978.260.254 1.214.518.582 1.214.518.582 1.967.674.801 236.258.328 753.156.219  Tổng 58.161.151.240 54.155.224.074 54.155.224.074 49.328.804.195 -2.700.861.190 -5.773.120.462 Bảng 2.4 Ta có: số tuyệt đối là: ∆Q = Q1- Qo Số tương đối: IQ = (Q1/Qo) * 100 Giá trị sản lượng hàng hóa sx= giá trị hàng hóa tt+thành phẩm+hàng hóa Giá trị sản lượng hàng hóa tt= tổng giá vốn chỉ tiêu 2011 2012 số chênh lệch tuyệt đối số tương đối (%) Tổng giá trị sản xuất 186.122.316.628 183.052.417.567 -3.069.899.061 98,35 Giá trị sản lượng hh sx 186.122.316.628 183.052.417.567 -3.069.899.061 98,35 Giá trị sản lượng tiêu thụ 188.823.177.818 188.825.538.029 2.360.211 100,01 Chi phí sản xuất kinh doanh -276.850.346.096 -264.494.955.523 12.355.390.573 95,53 Nhận xét:DN không hoàn thành kế hoạch về tổng giá trị sản xuất 98.35% tương ứng với giảm là 3.069.899.061(đồng) DN không hoàn thành kế hoạch về tổng giá trị sản lượng hh sản xuất 98.35% tương ứng với giảm là 3.069.899.061 đồng DN hoàn thành kế hoạch về tổng giá trị sản lượng hh tiêu thụ 0.0125% tương ứng với tăng là 2.360.211đồng Cân đối thực hiện 3 chỉ tiêu Ta có: Hsx = (giá trị sản lượng hh sx) / (tổng giá trị sản xuất) Htt = (giá trị sản lượng hh tthu) / (giá trị sản lượng hh sx) Chỉ tiêu 2011 2012 ∆ hệ số sản xuất hàng hóa(Hsx) 1 1 0 hệ số tiêu thụ hàng hóa(Htt) 1.014 1.031 0.017 Từ bảng số liệu trên ta thấy : Hsx=0 DN hoàn thành sản xuất hàng hóa ở năm 2012 so với 2011 .CPSXKDD và lượng đặt hàng vừa đủ trong quá trình sx.ứa đọng vốn không nhiều. -Htt=0.017>0 DN đã hoàn thành tiêu thụ HH trong năm 2012 phản ánh hàng tồn kho, thành phẩm đã tiêu thụ được trong quá trình lưu thông và tăng hơn so với năm 2011 Phân tích tình hình thực hiện theo mặt hàng nhóm sp sản lượng giá thành giá trị sản xuất % Tăng Giảm q0 q1 z0 z1 q0z0 q1z1 ∆Q=Q1-Q0 nhóm a 4.555.469 2.786.203 12.936 16.007 58.930.002.531 44.598.751.421 -1.769.266 61.16 nhóm b 7.531.796 7.060.542 9.446 11.875 71.148.041.399 83.843.936.250 -471.254 93,74 nhóm c 1.834.868 1.457.502 32.016 41.429 58.745.133.888 60.382.850.358 -377.366 79,43 tổng 13.922.133 11.304.247 188.823.177.818 188.825.538.029 -2.617.886 65,66 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cả 3 nhóm sản phẩm đều có sản lượng sản xuất năm 2012 giảm đi so với sản lượng sản xuất năm 2011 Từ bảng số liệu trên ta thấy % kế hoạch = số thực tế tính theo năm 2012/ số 2012=0.924 =92.4% Nhận xét: DN đã không hoàn thành kế hoạch và giảm 7.589% tương ứng với giá trị sản xuất giảm 2.617.886đ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG YẾU TỐ LAO ĐỘNG VÀ TSCĐ YẾU TỐ ĐẦU VÀO SẢN XUẤT 3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động Phân tích tình hình tăng giảm lao động Bảng phân loại lao động bình quân trong doanh nghiệp Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch % tăng giảm Tổng số lao động (người) 385 329 -56 -14,55 Công nhân viên sản xuất 353 296 -57 -15,97 + Công nhân trực tiếp 325 271 -54 -16,61 + gián tiếp 28 25 -3 -10,71 Công nhân viên ngoài sản xuất 32 33 1 3,125 + nhân viên bán hàng 18 19 1 5,55 + nhân viên quản lý 14 14 0 1 Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng số lượng lao động của doanh nghiệp năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là 56 lao động, tương tương với mức giảm là 14,55%. Trong đó giảm mạnh nhất là lượng công nhân sản xuất trực tiếp giảm 54 người tương ứng với mức giảm là 16,61% điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong khi đó lượng lao động ngoài sản xuất lại tăng lên 1 lao động do tăng ở bộ phận bán hàng tương ứng với mức tăng 5,55%. Trong năm cả 2 năm 2011 và 2012 doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc ngày làm việc 1,5 ca, thời gian làm việc 8 tiếng trên 1 ca làm việc. Theo thống kê thì năm 2011 thì tổng số ngày người thực tế làm việc là 108.570 (ngày người). và tổng số ngày người làm việc thực tế năm 2012 là 94.094 (ngày người) Phân tích tình hình tiết kiệm, lãng phí lao động Phân tích tình hình sử dụng lao động liên hệ với kết quả sản xuất vì vậy trong quá trình phân tích chỉ sử dụng số lượng công nhân trực tiếp sản xuất. Thống kê lại ta có bảng sau: Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch tuyệt đối % tăng giảm Lợi nhuận gộp về bán hàng :Q (đồng) 52.560.003.748 34.739.016.405 -17.820.987.343 -66,09 Số công nhân trực tiếp bình quân năm (người): L 325 271 -54 -16,61 Số ngày làm việc bình quân năm: N (ngày/năm) 282 286 4 1,42 Số giờ làm việc bình quân ngày: G (giờ/ngày) 12 12 0 0 Năng suất lao động bình quân giờ (đồng/ cn): WG 47.791 37.351 -10.440 19,62 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 toàn doanh nghiệp có 325 công nhân trực tiếp sản xuất đạt lọi nhuận gộp về bán hàng là 51.955.571.032 đồng. Nếu vẫn giữ nguyên năng suất năm 2011 thì đến năm 2012 để đạt được lọi nhuận là 52.560.003.748 thì số lượng lao động doanh nghiệp cần là 325 x = 214 (lao động). tuy nhiên doanh nghiệp chỉ cần sử dụng 271 lao động như vậy lãng phí 57 lao động tương ứng với mức lãng phí là12,03% Phân tích kết hợp hai nhân tố lao động và năng suất lao động Ta có hệ thống chỉ số Q = L x N x G x Wg Ta có bảng phân tích sau Đối tượng phân tích là lợi nhuận gộp về bán hàng: êQ = Q1 – Q0 = 34.739.016.405 - 52.560.003.748 = -17.820.987.343 (đồng) Do ảnh hưởng của các nhân tố + Do số công nhân viên thay đổi êQ(CN) = ( 271 – 325) x 282 x 12 x 47.791 = -8.733.046.777 (đồng) + Do số ngày làm việc bình quân 1 năm của một công nhân thay đổi êQ(N) = 271 x (286 – 282) x 12 x 47.790 = 621.658.964 (đồng) + Do số giờ làm việc bình quân ngày của một công nhân không thay đổi êQ( G) = 271 x 286 x (12 -12) x 47.790 = 0 (đồng) Do năng suất lao động bình quân giờ 1 công nhân thay đổi êQ(W) = 271 x 286 x 12 x (37.350 – 47.790) = -9.709.599.531 (đồng) Tổng hợp: êQ = êQ(cn) + êQ(N) + êQ(G) + êQ(W) ó êQ = - 8.733.046.777 + 621.658.964 + 0 - 9.709.599.531 = -17.820.987.343 (đồng) Nhận xét: Trong năm 2012 lợi nhuận về bán hàng của doanh nghiệp tăng -17.820.987.343 (đồng) so với năm 2011 tương ứng với mức tăng là 66,09 % do ảnh hưởng của các nhân tố: Do số công nhân viên năm 2012 giảm đi 16,61% tương ứng với mức giảm là 54 công nhân làm cho lợi nhuận về bán hàng năm 2012 giảm đi một lượng là -8.733.046.777 (đồng) Năm 2012 số ngày làm việc bình quân một công nhân tăng lên 4 ngày làm cho lợi nhuận về bán hàng của hahoimilk tăng 621.658.964 (đồng) Năng suất lợi nhuận do 1 lao động tạo ra năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 9721 đồng/ công nhân/ giờ làm cho lợi nhuận giảm đi - 9.709.599.531đồng năm 2012 so với 2011 Như vậy có thể thấy năm 2012 hanoimilk đã không sử dụng tốt lao động khiến cho lao động không những giảm về số lượng mà chất lượng lao động, năng suất lao động cũng bị giảm đi rõ rệt, đây là một yếu kém của doanh nghiệp 3.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định Bảng Nguyên giá TSCĐ hữu hình Nhà cửa, VKT Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị VP TSCĐ khác Tổng Số đầu năm 2012 26.832.457.865 117.066.847.135 5.589.689.489 2.306.328.351 43.763.636 151.843.086.476 Mua mới 30.000.000 38.466.000 68.466.000 XDCB 2.120.409.091 12.590.430.832 14.710.839.923 Thanh lý (10.553.978.000) (592.634.182) (11.146.612.182) Nhượng bán (33.568.452.832) (800.914.000) 35.875.000 (34.333.491.832) Số cuối năm 2012 28.956.866.956 85.564.807.849 4.788.775.489 1.752.160.169 79.638.636 121.142.249.099 Nguồn: báo cáo thuyết minh tài chính của Hà Nội Milk Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản cố định hữu hình năm 2012 giảm đi so với năm 2011 lá 30.700.837.377 (VNĐ) tương ứng với mức giảm là 0,02%. Tình hình trang bị tài sản cố định Tình hình trang bị tài sản cố định cho một lao động Chỉ tiêu 2011 2012 Tổng nguyên giá TSCĐ (VND) 151.843.086.476 121.142.249.099 Số lao động (người) 385 329 Tình hình trang bị NGTSCĐ tính cho 1 lao động (đồng/người) 394.397.627 368.213.523 Từ bảng trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định tính cho một lao động năm cả hai năm là rất cao từ đó cho thấy doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất rất tốt. Nguyên giá bình quan cho một lao động năm 2012 giảm đi so với năm 2011 cho thấy tình trạng yếu kém trong trang bị công nghệ cho lao động sản xuất Tình hình trang bị máy móc thiết bị Chỉ tiêu 2011 2012 Máy móc thiết bị (VND) 117.066.847.135 85.564.807.849 Số công nhân trực tiếp sản xuất (người) 325 271 Tình hình trang bị MMTB tính cho 1 lao động (đồng/người) 360.205.683,4 315.737.298,3 Và trang nguyên giá máy móc thiết bị mà doanh nghiệp trang bị cho người lao động năm 2012 cũng giảm hơn so với năm 2011. Đây có thế là nguyên nhân khiến cho năng suất lao động giảm đi như đã phân tích ở phần trên Phân tích biến động TSCĐ Phân tích biến động về quy mô TSCĐ Giá trị tài sản tăng trong kỳ: Mua mới + XDCB hoàn thành trong năm Giá trị tài sản giảm trong kỳ: Thanh lý + Nhượng bán Ta có giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ: 136.492.667.788 (VNĐ) Chỉ tiêu Công thức Công thức số Hệ số HS tăng TSCĐ 01082 HS giảm TSCĐ 0,3332 HS đổi mới 0,1082 HS loại bỏ 0,0817 Ta nhận thấy các hệ số tăng giảm, đổi mới, loại bỏ còn rất nhỏ từ đó cho thấy tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp chưa thực sự tốt và các máy móc thiết bị có khả năng đã bị lạc hậu, lỗi thời về công nghê. Hiện trạng tài sản cố định Tổng nguyên giá TSCĐ năm 2012: 121.142.249.099 đồng Tổng khấu hao đến cuối năm 2012: 17.366.187.781 đồng HS hao mòn= = 0,1433 Như vậy trong năm ta thấy hệ số hao mòn bằng 0,1433 cho thấy năm tài sản cố định hiện còn tại doanh nghiệp vẫn còn mới. Trong năm doanh nghiệp có đầu tư mua sắm và xây dựng nhiều tài sản cố định mới PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ta có bảng số liệu sau bảng 4.1 đơn vị: đồng Dòng sp Q1 Q0 Qk P1 P0 Pk Z1 Z0 Zk A 286.203 4.555.469 4.755.469 19.910 19.350 19.550 16.007 12.936 11.320 B 7.060.542 7.531.796 7.831.796 14.770 14.130 14.530 11.875 9.446 9.240 C 1.457.502 1.834.868 1.934.868 51.530 47.890 50.000 41.429 32.016 31.042 Bảng 4.2 Dòng sp Q1Z1 Q1Zk QkZk QkZ0 A 4.581.251.421 3.239.817.960 53.831.909.080 61.517.222.531 B 83.843.936.250 65.239.408.080 72.365.795.040 73.983.358.522 C 60.382.850.358 45.243.777.084 60.062.172.456 61.946.733.888 Tổng 148.808.038.029 113.723.003.124 186.259.876.576 197.447.314.941 Dòng sp Q1Z0 QkPk Q1Pk Q1P1 A 3.702.350.628 92.969.418.950 5.595.268.650 5.698.301.730 B 66.697.678.304 113.795.995.880 102.589.675.260 104.284.205.340 C 46.663.384.032 96.743.400.000 72.875.100.000 75.105.078.060 Tổng 117.063.412.964 303.508.814.830 181.060.043.910 185.087.585.130 4.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa ( sử dụng bảng 4.2) Chỉ tiêu “ tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa” (Tsp) Tsp = = = 130,85% > 100% Với Tsp > 100% điều này chứng tỏ công ty cổ phần sữa hà nội đã không hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm đặt ra, lãng phí chi phí sản xuất sản phẩm Khoản vượt chi là = 148.808.038.029 – 113.723.003.124 = 35.085.034.905 đồng 4.2. Phân tích tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm so sánh được * Mức hạ giá thành kế hoạch: phản ánh quy mô tiết kiệm chi phí giữa kế hoạch kỳ này so với thực tế kỳ trước Mk = Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch: phản ánh tốc độ hạ giá thành giữa kế hoạch kỳ này so với thực tế kỳ trước Tk (%) = * Mức hạ giá thành thực tế: phản ánh quy mô tiết kiệm hay lãng phí chi phí giữa kỳ này so với thực tế kỳ trước M1 = Tỷ lệ hạ giá thành thực tế: chỉ tiêu phản ánh tốc độ hạ giá thành giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước T1 (%) = Từ những công thức trên ta có bảng số liệu ( bảng 4.3) Dòng sp Nhiệm vụ hạ Kết quả hạ Mức hạ (đ) (Mk) Tỷ lệ hạ (%) Mức hạ (đ) (M1) Tỷ lệ hạ (%) A -7.685.313.451 -12,49 878.900.793 23,74 B -1.617.563.482 -2,19 17146257946 25,71 C -1.884.561.432 -3,04 13.719.466.326 29,40 Tổng -11187438365 -5,67 31.744.625.065 27,12 4.2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm có thể so sánh được 31.744.625.065 - (-11.187.438.365) = 42.932.063.430 đồng 27,12- (-5,67) = 32,79% Với cả hai chỉ tiêu >0 công ty đã không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so sánh được 4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được Bước 1: đối tượng phân tích 31.744.625.065 - (-11.187.438.365) = 42.932.063.430 đồng 27,12- (-5,67) = 32,79% Công ty đã không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm Bước 2: Các nhân tố ảnh hưởng - Ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành + Ảnh hưởng đến mức hạ giá thành +Ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ không đổi: - Ảnh hưởng của kết cấu sản lượng + Ảnh hưởng đến mức hạ + Ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ Ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản phẩm + Ảnh hưởng đến mức hạ (đồng) + Ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ Bước 3: tổng hợp kết quả phân tích Bước 4:phân tích kết quả Công ty đã không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, giá thành thực tế so với kế hoạch tăng 42.932.063.430 đồng tỷ lệ hạ thực tế giảm 32,79% Không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm do ảnh hưởng bởi các nhân tố Do giảm quy mô sản lượng làm giá thành tăng so với kế hoạch là 4.554.581.809 đồng Do kết cấu về sản lượng thay đổi làm giá thành tăng so với kế hoạch là 3.292.446.716 đồng Do giá thành đơn vị các dòng sản phẩm tăng làm cho giá thành toàn bộ dòng sản phẩm tăng 35.085.034.905 đồng Đây là một vấn đề của công ty, công ty lên xem xét lại tình hình tăng giảm sản lượng sản xuất của các dòng sản phẩm, xem xét các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nhằm tăng sản lượng và làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm. 4.3. Phân tích thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm hàng hóa ảnh hưởng bởi các nhân tố Bước 1: Đối tượng phân tích Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm = 628,10-613,7 = 14,41 đ - Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm - Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm Bước 3: Tổng hợp kết quả phân tích Bước 4: Phân tích kết quả Kỳ thực hiện chỉ tiêu chi phí tính cho 1.000đ doanh thu tăng 190,3 đồng so với kế hoạch do ảnh hưởng bởi 3 nhân tố Do kết cấu sẩn lượng sản xuất thay đổi khiến chỉ tiêu chi phí tính cho 1.000đ doanh thu tăng 14,41 đồng đây là 1 khuyết điểm của công ty cần phải được xem xét và khắc phục Do giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch tăng làm cho chỉ tiêu chi phí tính trên 1.000đồng doanh thu tăng 193,77đồng công ty cần có các giải pháp để hạ giá thành sản phẩm sản xuất Do giá bán đơn vị tăng làm cho chỉ tiêu chi phí tính trên 1.000đ doanh thu giảm 17,88 đồng đây là một thành tích của công ty cần có những giải pháp tăng sản phẩm tiêu thụ để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Nội dung cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng (%) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 21.877.413.423 1798,13 + Lợi nhuận về bán hàng 34.739.016.405 2855,23 + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5.798.229.324 476,56 + Chi phí bán hàng 38.312.930.065 3148,98 + Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.505.270.439 1027,82 Lợi nhuận khác 23.094.091.181 1898,13 Tổng lợi nhuận 1.216.677.758 100 Nguồn: trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh donh của Hanoimilk Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành từ 2 bộ phận cơ bản đó là: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lọi nhuận từ hoạt động sản xuất - kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp lỗ 1789,12 %. Tuy doanh nghiệp có đạt được lợi nhuận từ việc bán hàng xong do chi phí tài chính và các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những không đạt được lợi nhuận mà lợi nhuận còn bị âm Tuy nhiên trong năm 2012 lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn đạt 1.2216.677.758 (đồng) là do trong năm 2012 doanh nghiệp phat sinh các hoạt động khác tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp đó là lợi nhuận từ việc doanh nghiệp thanh lý và nhượng bán một số tài sản và đặc biệt năm 2012 công ty cổ phần sữa Hà Nội tham gia góp vốn liên doanh thành lập công ty sản xuất sữa tự nhiên bằng lô đất ở Bình Dương và được hội đồng đánh giá tăng giá trị lô đất lên trên 14 tỷ Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2.012 2.011 Chênh lệch % tăng giảm 1. Doanh thu bán hàng 234.862.570.173 282.444.416.781 -47.581.846.608 -16,85 2. Các khoản giảm trừ doanh thu -11.300.408.078 -10.364.569.673 935.838.405 8,28 3. Doanh thu thuần về bán hàng 223.562.162.095 272.079.856.108 -48.517.694.013 82,17 4. gía vốn hàng bán -188.823.145.690 -219.519.852.360 30.696.706.670 86,02 5. lợi nhuận gộp về bán hàng -34.739.016.405 -52.560.003.748 17.820.987.343 66,09 6. doanh thu hoạt động tài chính 1.264.147.972 2.180.542.386 -916.394.414 57,97 7 chi phí tài chính -7.062.377.296 -7.369.232.033 306.854.737 95,84 8. chi phí bán hàng -38.312.930.065 -37.730.089.177 582.840.888 1,54 9. chi phí QLDN -12.505.270.439 -10.539.141.763 1.966.128.676 18,66 10. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh -21.877.413.423 -897.916.839 20.979.496.584 2436,46 11 thu nhập khác 40.813.323.214 4.200.080.860 36.613.242.354 971,73 12. chi phí khác -17.791.232.033 -1.692.030.763 16.099.201.270 1051,47 12. lợi nhuận khác 23.094.091.181 2.508.050.097 20.586.041.084 920,80 14 LNTT 1.216.677.758 1.610.133.258 -393.455.500 75,56 15. chi phí thuế TNDN -33.500.000 33.500.000 0,00 LNST 1.216.677.758 1.643.633.258 -426.955.500 -35,09 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 giảm 47,581,846,608 đồng tương đương giảm 16.85% so với năm 2011. Điều đó do trong năm 2012 các chi phí nguyên vật liệu đầu vào của toàn ngành sản xuất sữa tăng 35% so với năm 2011, tuy nhiên sức mua của công chúng giảm hơn so với năm 2011 vì vậy để đảm bảo kinh doanh Hanoimilk chỉ có thể tăng giá bán sản phẩm lên 10 % khiến cho tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của giá bán. Mặt khác do năm 2012 các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng 935,838,405 đồng so với năm 2011, điều đó có thể cho thấy cần xem xét lại công tác quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy trong việc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp âm và giảm hơn so với năm 2011 là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao. Do nắm bắt được tầm quan trọng của đội ngũ quản lý đối với hoạt động của doanh nghiệp nên công ty cổ phần sữa Hà Nội đã chi quá cao cho chi phí quản lý để giữ chân nhân sự giỏi đồng thời tổ việc tổ chức nhiều sự kiện trong quan hệ công chúng cũng đã đẩy chi phí bán hàng của doanh nghiệp lên cao, làm giảm lọi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 916,394,414 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản lãi vay và lãi do chênh lệch tỷ giá năm 2012 giảm so với năm 2011. Lợi nhuận khác tăng 20.586.041.084 đồng năm 2012. Nguyên nhân là doanh nghiệp góp vốn đầu tư thành lập công ty Cổ phần Sữa tự nhiên. Công ty sử dụng Quyền sử dụng đất với giá trị là 14 tỷ đồng góp vốn và được hội đồng đánh giá tăng giá trị quyền sử dụng đất 27 tỷ đồng. Thêm vào đó là công ty thanh lý một số thiết bị mà công ty không có kế hoạch sử dụng trong tương lai. Mặc dù năm 2012 doanh nghiệp có được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng lợi sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 giảm đi 426.925.500 đồng tương ứng với mức giảm là 35,09% so với năm 2011 nguyên nhân chính là do sự giảm mạnh từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động khác có tăng nhưng không tăng bằng sức giảm của hoạt động kinh doanh khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm đi. Phân tích lợi nhuận từ HĐKD Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu. thống kê lại có bảng sau: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Nhóm sp q1 q0 p1 p0 z1 z0 x1 x0 Nhóm a 2.786.203 4.555.469 19.910 19.350 16.007 12.936 958 710 Nhóm b 7.060.542 7.531.796 14.770 14.130 11.875 9.446 711 519 Nhóm c 1.457.502 1.834.868 51.530 47.890 41.429 32.016 2,479 1,757 11.304.246 13.922.133 Bảng chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2011 ∆ % Sản lượng sản phẩm tiêu thụ 11.304.246 13.922.132 -2.617.886 -18.8 Giá bán đơn vị 86.210 81370 4.840 105.95 Các khoản giảm trừ đơn vị 4,148 2,986 1162.04205 138.92 Giá vốn hàng bán đơn vị sp 69310 54398 14912 127,41 CPBH và QLDN 50.818.200.504 48.269.230.940 2.548.969.564 105,28 Đánh giá chung tình hình TH KH lợi nhuận Phương trình kinh tế : LNG = ∑ Qi ( Pi – Zi) ∆LNG = LNG1 – LNG0 = - 17.820.987.343(đồng) ∆LNT = LNT1 – LNT0 = - 20.979.496.584 (đồng) Cả hai chỉ tiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2012 đều giảm hơn so với năm 2011 do ảnh hưởng của các nhân tố: Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ (1) ӨTT = ∑(q1 x p0) / ∑(q0 x p0) = 1.04974547 (đồng) ∆LNG(q) = (ӨTT – 1) x LNG0 = 2.614.622.108 (đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản lượng tiêu thụ (2) ∆LNG(kc) = ∑(q1 - q0) x lg0 - ∆LNG(q) = -12.497.887.033 (đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (3) ∆LNG(p) = ∑q1 x (p1 - p0) = 54.712.551.985 (đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ đơn vị sản phẩm (x) (4) ∆LNG(x) = - ∑q1 x (x1 - x0) = -13.136.009.520 (đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán (5) ∆LNG(z) = - ∑q1 x (z1 - z0) = -31.693.277.539 (đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố CPBH và QLDN (6) ∆LNT(Cbh,qldn) = - (Cbh,qldn1 - Cbh,qldn0) = -3.158.509.241 (đồng) + Tổng hợp kết quả : ∆LNG = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6) ∆LNG = ∆LNG(q) + ∆LNG(kc) + ∆LNG(p) + ∆LNG(x) + ∆LNG(z) = -17.820.987.343 ( đồng) ∆LNT= ∆LNG + ∆LNT(Cbh,qldn) = - 20.979.496.584 (đồng) Nhận xét: = -17,820,987,343 (đồng ∆LNT = ∆LNG + ∆LNT(Cbh,qldn) = - 20,979,496,584 (đNhận Lợi nhuận gộp năm 2012 giảm 17,820,987,343 đồng tương đương với giảm 33.91% so với Lợinhuận gộp năm 2012 giảm 17.820.987.343 đồng tương đương với giảm 33.91% so với năm 2011 do ảnh hưởng của các nhân tố: - Số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm 2,617,886 lít, tương đương với giảm 18.8% làm cho lợi nhuận gộp của công ty năm 2012 tăng một lượng là 2.614.622.108 đồng. Kết cấu sản lượng tiêu thụ cũng làm giảm 12.497.887.033 đồng. - Giá bán đơn vị của sản phẩm công ty tăng 4,840 đồng/sản phẩm tương ứng 105.95% so với năm 2011 làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng 54.712.551.985 đồng. - Các khoản giảm trừ đơn vị sản phẩm năm 2012 tăng thêm 1162 đồng/sản phẩm tương ứng với 138.92% so với năm 2011 làm cho lợi nhuận gộp của công ty giảm 13.136.009.520 đồng. - Giá vốn hàng bán trong năm 2012 tăng 14912.05 đồng/sản phẩm làm giảm lợi nhuận gộp một lượng là 31.693.277.539 đồng. Như vậy, trong năm 2012 tuy giá bán đơn vị của sản phẩm tăng nhưng các tố khác làm giảm trừ làm giảm lợi nhuận tăng nên lợi nhuận gộp của công ty giảm một lượng là 17.820.987.343 đồng. ` Lợi nhuận thuần trong năm 2012 của công ty giảm 20.979.496.584 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do hai nhân tố: - Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp tăng 2.548.969.564 đồng tương đương với 105.28% so với năm 2011, làm giảm 3.158.509.241 đồng. - Lợi nhuận gộp của công ty năm 2012 giảm 17.820.987.343 đồng tương đương với giảm lợi nhuận thuần 17.820.987.343 đồng. 5.4. Phân tích tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu 2.011 2.012 VCĐbq 91.372.301.728 67.803.712.294 VLĐbq 29.116.129.149 37.040.191.692 VKDbq 120.488.430.877 104.843.903.985 giá vốn 219.519.852.360 188.823.145.690 DTT 272.079.856.108 223.562.162.095 LNST 1.576.633.258 1.216.677.758 Áp dụng công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ = LN / VCĐbq Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ = LN / VLĐbq Tỷ suất lợi nhuận trên VKD = LN / VKDbq Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn = LN / GVBH Tỷ suất lợi nhuận trên DTT = LN / DTT Ta có bảng sau:  Chỉ tiêu 2011(%) 2012(%) Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ 1,73 1,79 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ 5,41 3,28 Tỷ suất lợi nhuận trên VKD 1,31 1,16 Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn 0,72 0,64 Tỷ suất lợi nhuận trên DTT 0,58 0,54 Nhận xét: Cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thu về được 1,73 đồng lợi nhuận năm 2011 và 1,79 đồng năm 2012 cho thấy khả năng sử dụng vốn cố định của công ty là không đạt hiệu quả cao. Cứ 100 đồng vốn lưu động bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh trong năm 2011được 541 đồng lợi nhuận, năm 2012 tạo ra 3,28 đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân giảm 2,13 đồng qua hai năm (3,28 đồng – 5,41 đồng) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã giảm. Cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh trong năm 2011được 1,31 đồng lợi nhuận, năm 2012 tạo ra 1,16 đồng lợi nhuận. Như vậy, mức lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 0,15 đồng (1,16 đồng – 1,31 đồng) phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 đã giảm so với năm 2011. Tỉ suất lợi nhuận trên giá vốn năm 2012 giảm so với năm 2011: 100 đồng giá vốn bỏ ra công ty chỉ thu về được 0,72 đồng lợi nhuận năm 2011 và 0,64 đồng năm 2012. Như vậy, hiệu quả sinh lợi trên doanh thu thuần của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011. Cụ thể là năm 2011, trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,58 đồng lợi nhuận thì năm 2012 trong 100 đồng doanh thu thuần chỉ có 0,54 đồng lợi nhuận. Đây là một yếu kém của doanh nghiệp trong hoạt động sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận mà doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục và cải thiện PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Đánh giá tình hình độc lập tự chủ về tài chính Ta có sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất tự tài trợ = Đầu năm : Tỷ suất tự tài trợ= = 0.618274999 Cuối năm : Tỷ suất tự tài trợ = = 0.618544061 Như vậy, tỷ suất tự tài trợ đầu năm 2012 nhỏ hơn tỷ suất tự tài trợ cuối năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng càng cuối năm thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có khả năng về tài chính lớn, mức độ về mặt tài chính cao. Đánh giá tình hình thừa ( thiếu ) vốn của doanh nghiệp B nguồn vốn = A tài sản ( I + II + IV + V ) + B tài sản ( II + III) Đầu năm : VT = B nguồn vốn = 132.239.050.991 đồng VP = 62.390.994.113 + 5.570.688.524 = 67.961.682.637 (đồng) Do VT > VP => Đầu năm 2012 doanh nghiệp bị ứ đọng vốn. Cuối năm : VT = B nguồn vốn = 132.367.448.470 đồng VP = 61.559.818.131 + 36.239.431.713 = 97.799.249.844 đồng Do VT > VP => Cuối năm doanh nghiệp tiếp tục bị ứ đọng vốn. Tuy nhiên tỉ lệ có giảm hơn so với đầu năm. Quan hệ cân đối B.nguồn vốn + A.nguồn vốn ( I(1) + II ) = A.tài sản( I + II + IV + V) + B.tài sản (II + III + VI + V) Đầu năm : VT= 132.239.050.991 + 46.986.582.942 + 830.939.173 = 180.056.573.106 VP = 62.390.994.113 + 5.570.688.524 67.961.682.637 (đồng) VT >VP nguồn vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng. Cuối năm : VT = 132.367.448.470+52.063.281.162+479.085.250 = 184.909.814.882 (đ) VP = 36.239.431.713 + 61.559.818.131 = 97.799.249.844(đ) Do VT > VP => doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn do thiếu nguồn bù đắp. Phân tích tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích tài sản Bảng phân tích cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu Cuối năm 2012 Đầu năm 2012 Chênh lệch Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 121.573.970.362 56,81 114.394.685.614 53.48 7.179.284.748 6,28 I.Tiền và các khoản tđ tiền 5.044.444.366 2,36 3.934.860.041 38.4 1.109.584.325 28,20 II. Các khoản ĐTTC NH 31.335.000 0,01 31.335.000 38.5 0 0,00 III.Các khoản phải thu NH 67.330.953.150 31,46 59.182.976.249 12.34 8.147.976.901 13,77 IV.Hàng tồn kho 49.328.804.195 23,05 52.534.132.390 13.07 -3.205.328.195 -6,10 V.TSNH khác 7.155.234.570 3,34 5.890.666.682 0.62 1.264.567.888 21,47 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 98.993.100.772 46,26 92.424.444.052 35.58 6.568.656.720 7,11 I.Tài sản cố định 48.753.669.059 22,78 86.853.775.528 -38.100.106.469 -43,87 II.Các khoản đttc dài hạn 27.000.000.000 12,62 14.54 27.000.000.000 III.Tài sản DH khác 9.239.431.713 4,32 5.570.688.524 3.58 3.668.743.189 65,86 Tổng cộng TS 213.998.414.414 100 213.883.872.053 100 114.542.361 0.05 Nhận xét : Từ bảng trên ta thấy Tổng Tài Sản cuối năm 2012 của doanh nghiệp tăng 114.542.361 đồng tương đương tăng 0.05% so với đầu năm 2012. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng so với đầu năm. Cụ thể là : Tài sản ngắn hạn tăng 7.179.284.748 (đồng ) tương ứng với mức tăng 6,28% do các nguyên nhân sau : Do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.109.584.325 (đ) tương ứng với mức tăng là 28,20% so với đầu năm. Do các khoản đầu tư ngắn hạn không đổi nên không tác động đến sự thay đổi của tài sản ngắn hạn. Do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8.147.976.901(đ) tương ứng tăng 13,77% so với đầu năm. Do hàng tồn kho giảm 3.205.328.195(đ) tương ứng với mức giảm 6,10% so với đầu năm. Do tài sản ngắn hạn khác tăng 1.264.567.888 (đ) tương ứng với mức tăng 21,47 % so với đầu năm. Về phần tài sản dài hạn ta có : Tỷ suất đầu tư = ( Loại B tài sản / Tổng tài sản ) × 100 Tỷ suất đầu tư ( đầu năm ) = ×100 = 35.58% Tỷ suất đầu tư ( cuối năm ) = ×100 = 46.26 % Tỷ suất đầu tư cuối năm 2012 tăng 10.68% chứng tỏ doanh nghiệp chủ động mở rộng đầu tư,kinh doanh. Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật tăng so với đầu năm. Năng lực sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng lên. Do các nguyên nhân sau : Do tài sản cố định vào cuối năm giảm 38.100.106.469(đ) tương ứng với giảm 43.67% so với đầu năm. Do các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm tăng 27.000.000.000 (đ) trong khi đầu năm khoản mục này của doanh nghiệp bằng 0 => Doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư. Do tài sản dài hạn khác tăng 3.668.743.189 (đ) tỷ trọng tăng 65,86% so với đầu năm. Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của DN: Những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp tương quan tỉ lệ với nguồn vốn Đầu năm Tài sản A(I,IV) + B(II) = 3.934.860.041+ 52.534.132.390+ 0 = 56.468.992.431(đ) Nguồn vốn B = 132.239.050.991 đồng Do tài sản A(I,IV) + B(II) < Nguồn vốn B nên doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào phục vụ cho sản xuất kinh doanh Cuối năm: Tài sản A(I,IV) + B(II) = 5.044.444.366 + 49.328.804.195 + 27.000.000.000 = 81.373.248.561 (đ) Nguồn vốn B = 132.367.448.470 (đ) Do tài sản A(I,IV) + B(II) < Nguồn vốn B nên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thừa để trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp và có thể trang trải các tài sản khác hoặc bị bên ngoài chiếm dụng Đánh giá những tài sản đang có của DN tương quan tỉ lệ với nguồn vốn B và nợ dài hạn của DN. Đầu năm Tài sản A(I,II,IV) + B(II,III,IV) = 56.500.327431 + 5.570.688.524 = 62.071.015.955 (đ) Nguồn vốn A(II) + B = 92.455.779.052 (đ) Do tài sản A(I,II,IV) + B(II,III,IV) < nguồn vốn A(II) + B nên doanh nghiệp chủ động về vốn tài chính và hạn chế rủi ro kinh doanh Cuối năm Tài sản A(I,II,IV) + B(II,III,IV) = 54.404.583.561 + 36.239.431.713 = 90.644.015.274(đ) Nguồn vốn A(II) + B = 99.024.435.772(đ) Do tài sản A(I,II,IV) + B(II,III,IV) < nguồn vốn A(II) + B nên doanh nghiệp có thể chủ động về vốn và sẽ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân VLĐbq 2012 = 37.040.191.692 VLĐbq 2011 = 29.116.129.149 + Các chỉ tiêu phân tích : Sức sinh lợi của VLĐ =x 100% Năm 2012 = x 100% = 3,28% Năm 2011 = x 100 % = 5,41% Chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2012 cứ 100đ VLĐ bỏ ra thì thu được 3,28 đ lợi nhuận sau thuể. Đây là một chỉ tiêu rất nhỏ và giảm đi so với năm 2011 điều đó cho thấy việc doanh nghiệp đã sử dụn không hiệu quả vốn lưu động bỏ ra nhằm thu lợi nhuận Suất hao phí của VLĐ = Năm 2011 = = 18,47 Năm 2012 = = 30,44 Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra 1đ lợi nhuận sau thuế thì cần 18,47đ VLĐ bình quân. Nhận thấy suất hao phí của VLĐ tương đối lớn và cao hơn rất nhiều so với năm 2011 khiến cho hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2012 thấp + Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của VLĐ Số vòng quay VLĐ (L=)và kỳ luân chuyển vốn lưu động :K= Năm 2012 = = 6,03(vòng) với chu kỳ 59,7 (ngày/ vòng ) Năm 2011 = = 9,34 (vòng) với chu kỳ 38,54 (ngày/vòng) Chỉ tiêu này cho thấy trong chu kỳ kinh doanh năm 2012 vố lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được 6,03 vòng/ chu kỳ năm với kỳ luân chuyển bình quân là 59,7 vòng tăn hơn so với năm 2011 là 21,16 ngày cho thấy việc sử dụng không hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp đã làm tăng số ngày luân chuyển của một vòng và từ đó giảm số vồn luân chuyển. Đẩ là một yêu kém của doanh nghiệp Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Phân tích tình hình thanh toán của DN Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả = (Tổng số nợ phải thu / tổng số nợ phải trả ) × 100 Đầu năm = (59.182.976.249/81.759.363.423) ×100 = 72.39% Cuối năm = (67.330.953.150/81.516.423.583)× 100 = 82.60% Nhận xét: Ta thấy tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với cac khoản nợ phải trả ở đầu năm và cuối năm 2012 đều nhỏ hơn 100% chứng tỏ rằng các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng. Tuy nhiên. càng về cuối năm các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng lại lớn hơn đầu năm. Tỉ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu = (Tổng số nợ phải trả / tổng số nợ phải thu ) × 100 Đầu năm = (81.759.363.423/59.182.976.249) ×100= 138.15% Cuối năm = (81.516.423.583/67.330.953.150)×100= 121.07% Nhận xét: Ta thấy các khoản DN đi chiếm dụng nhỏ hơn các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng. Càng về cuối năm các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng càng giảm. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản[(A+B) tài sản]/ Tổng số nợ phải trả(A nguồn vốn) Ta có bảng : đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tổng tài sản 213.998.414.414 213.883.872.053 Tổng số nợ phải trả 81.759.363.423 81.516.423.583 Hệ số KN thanh toán tổng quát 2.617417816 2.623813247 Nhận xét: Trong năm 2012. tổng tài sản của doanh nghiệp đủ để chi trả cho các khoản nợ phải trả. Khả năng thanh toán các khoản nợ ở cuối năm tăng so với đầu năm 0.006 lần Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động / Tổng số nợ ngắn hạn Ta có bảng đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tổng tài sản lưu động 91.372.301.728 67.803.712.294 Tổng số nợ ngắn hạn 80.928.424.250 81.037.338.333 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.129050795 0.836697178 Nhận xét: Trong năm 2012, DN không đủ khả năng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở cuối năm giảm so với đầu năm 0.29 lần Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng số vốn bằng tiền và ĐTTCNH / tổng nợ ngắn hạn Ta có bảng đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tổng số vốn bằng tiền và ĐTTCNH 3.934.860.041 5.044.444.366 Tổng số nợ ngắn hạn 80.928.424.250 81.037.338.333 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0.048621483 0.062248396 Nhận xét: khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cuối năm 2012 tăng 0.014 lần so với đầu năm. Hệ số nợ + Hệ số nợ trên tổng tài sản = tổng số nợ phải trả / ∑ Tài sản Ta có bảng đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tổng nợ phải trả 81.759.363.423 81.516.423.583 Tổng tài sản 213.998.414.414 213.883.872.053 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0.382055931 0.381124686 Nhận xét: mức độ nợ trong tổng tài sản của DN cuối năm giảm 0.0009 lần so với đầu năm + Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên nguồn vốn CSH = Tổng số nợ phải trả/ tổng nguồn vốn CSH Ta có bảng đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tổng số nợ phải trả 81.759.363.423 81.516.423.583 Tổng nguồn vốn CSH 132.239.050.991 132.367.448.470 Hệ số nợ trên tổng vốn CSH 0.618269436 0.615834365 nhận xét: Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn CSH vào cuối năm giảm 0.0024 lần ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HANOIMILK Đánh giá chung Từ việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hanoimilk cho thấy Hanoimilk là công ty có vốn sản xuất kinh doanh lớn, là một trong những thế mạnh để cong ty có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 chưa đạt hiệu quả cao. Biểu hiện cụ thể nhất là từ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của của công ty. Tuy rằng cuối năm 2012 công ty vẫn đạt lợi nhuận sau thuế là trên 1,2 tỷ đồng nhưng số lợi nhuận này chủ yếu có được từ lợi nhuận khác của doanh nghiệp chứ không phải là từ việc sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những hạn chế của công ty vì lợi nhuận khác là một khoản thu nhập không đều. Hơn nữa trong năm 2012 các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của công ty cũng đều giảm đi so với năm 2011, có thể thấy ngoài những nguyên nhân khách quan như khủng hoảng tài chính, sức mua của người dân giảm thì cũng phải nói đến sự giảm sút trong công tác quản lý của công ty về chất lượng sản phẩm (hàng bị trả lại tăng lên), công tác về việc trang bị công nghệ sản xuất cho công nhân, và năng suất lao động của công nhân giảm đi. Đồng thời kế hoạch về giá thành của doanh nghiệp cũng không hoàn thành Giải pháp cho Hanoimilk Giải pháp cho các yếu tố đầu vào Đối với lao động: cần tăng cường áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động của công nhân, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất Đối với trang thiết bị sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cụ thể, xem xét việc trang bị thêm máy móc thiết bị cho công nhân sản xuất. Do đặc thù ngành sản xuất sữa đòi hỏi công nghệ cao vì vậy đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Đối với công tác hạ giá thành sản phẩm + Hanoimilk cần tính toán để có thể sản xuất một quy mô sản lượng hợp lý để có thể hạ giá thành sản phẩm sản xuất. + Cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể xây dựng phương án sản xuất hợp lý về kết cấu sản lượng giữa 3 nhóm sản phẩm của công ty để có thể vừa đáp ứng đc nhu cầu của thị trường vừa tối thiểu hóa giá thành sản phẩm +Quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động cho công nhân để hạ giá thành dơn vị sản phẩm Giải pháp cho việc tăng lợi nhuận Áp dụng các biện pháp trên để có thể giảm giá thành, giá vốn hàng bán Không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín cho doanh nghiệp, tăng lượng hàng tiêu thụ và tránh tối đa trường hợp hàng bán bị trả lại Nắm bắt những sự kiện bên ngoài liên quan đến chất lượng sản phẩm sữa nói chung và sản phẩm sữa của doanh nghiệp nói riêng như sự kiện sữa có đỉa năm 2012 để có thể có những biện pháp ứng phó kịp thời , giảm rủi ro ảnh hưởng đến sản lượng và giá trị hàng hóa tiêu thụ Duy trì hoạt động kinh doanh, những lĩnh vực có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản lý chặt chẽ các loại chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, giữ tốc độ tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý thấp hơn tốc dộ tăng doanh thu đạt được. KẾT LUẬN Trên đây là kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội. Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội, có thể nói đã cho ta một cái nhìn khá toàn diện về một doanh nghiệp lớn với đủ các yếu tố quy mô. Nắm bắt được một cách toàn diện về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phần nào đã tìm hiểu, phân tích và tìm ra được các yếu tố có tác động tiêu cực và tích cực đến hoạt động của công ty từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Và qua bài phân tích cả nhóm cũng đã tích lũy cho mình được hiểu biết thêm, củng cố kiến thức và biết cách phân tích hoạt động kinh doanh đối với một doanh nghiệp cụ thể nào đó. Tuy nhiên,do năng lực cong hạn chế và hiểu biết chưa sâu về thực tiễn nên trong quá trình phân tích không thể tránh khỏi những thiếu xót mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_hanoimilk_497.doc
Luận văn liên quan