Phân tích khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân

ĐẶT VẤN ĐỀ Để biết một cá nhân là công dân của Nhà nước nào, ta phải căn cứ vào quốc tịch của người ấy. Khái niệm “công dân” luôn đi liền với “quốc tịch”. Điều 49 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí bao trùm, toàn diện và ổn định, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân, từ đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước và công dân. Vì thế cần phải có quy chế pháp lí hành chính cụ thể, giúp cho các quyền và nghĩa vụ trên được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. II – NỘI DUNG 1. Khái niệm quy chế pháp lí hành chính của công dân 2. Đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân III – KẾT LUẬN Nhờ có quy chế pháp lí hành chính của công dân mà các quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước với công dân được quy định rõ ràng, cụ thể. Từ đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ đó, đảm bảo cho chúng được thực hiện trên thực tế. Cá nhân có hành vi trái với quy định sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí, bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ. Quy chế pháp lí hành chính của công dân điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, giúp cho việc quản lí hành chính nhà nước dễ dàng, hợp lí và hiệu quả hơn.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – ĐẶT VẤN ĐỀ Để biết một cá nhân là công dân của Nhà nước nào, ta phải căn cứ vào quốc tịch của người ấy. Khái niệm “công dân” luôn đi liền với “quốc tịch”. Điều 49 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí bao trùm, toàn diện và ổn định, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân, từ đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước và công dân. Vì thế cần phải có quy chế pháp lí hành chính cụ thể, giúp cho các quyền và nghĩa vụ trên được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. II – NỘI DUNG Khái niệm quy chế pháp lí hành chính của công dân Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước dựa trên cơ sở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nên chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đó chính là quy chế pháp lí của công dân. Vậy quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Điều 53 Hiến pháp 92 quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Đây là một quyền quan trọng nên Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó công dân có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí nhà nước, phát huy tính tích cực chính trị của mỗi người. Đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau: Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Quy chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân. Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất. Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi vi phạm pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước. Qua những đặc điểm trên có thể thấy, công dân luôn được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để các quyền lợi, nhu cầu chính đáng của mình được phát huy một cách tối đa trong khuôn khổ của pháp luật. Đồng thời công dân cũng phải tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, cụ thể là trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. III – KẾT LUẬN Nhờ có quy chế pháp lí hành chính của công dân mà các quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước với công dân được quy định rõ ràng, cụ thể. Từ đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ đó, đảm bảo cho chúng được thực hiện trên thực tế. Cá nhân có hành vi trái với quy định sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí, bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ. Quy chế pháp lí hành chính của công dân điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, giúp cho việc quản lí hành chính nhà nước dễ dàng, hợp lí và hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân.doc
Luận văn liên quan