Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999- 2009

Việc nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về biến động dân số và tăng trưởng kinh tế cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng là việc cần thiết để giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đề tài đã đi vào đánh giá một cách khách quan, sâu sắc tác động của biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1999- 2009 để chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của nó; trên cơ sở đó để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong hoạt động có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo ra một nền sản xuất cân đối và toàn diện. Qua việc phân tích sự tác động của biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế của TP Hà Nội trong giai đoạn 1999 -2009 ta có thể đưa ra một số dự báo về biến động dân số và tăng trưởng kinh tế đến năm 2022 và giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế.

doc64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999- 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm 0,23 %. * Cơ cấu dân số theo độ tuổi Do tỷ lệ sinh giảm và điều kiện chăm sóc y tế được cải thiện đã tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng của dân số. Đặc biệt là cải thiện cơ cấu tuổi của dân số, làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tổng số dân cư. Theo cơ cấu tuổi dân số hiện tại nước ta cũng như Hà Nội đang bước vào thời kỳ “Dân số vàng”. Để tận dụng thời cơ “vàng” này, nhà nước và các địa phương cần phải nhanh chóng có chính sách tạo lực lượng lao động và phát huy sức mạnh của đội ngũ đó để phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả của cuộc điều tra dân số TP Hà Nội 1/4/2009, dân số trong độ tuổi lao động của TP đang có 4,29 triệu người, trong đó 97,6% biết đọc biết viết; 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở; 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân của cả nước với tứ tự là 93,5%, 21,9% và 26,4%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật có 26,9% số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo; trong đó có 3,6% số người có bằng sơ cấp; 7,5% có bằng trung cấp; 2,5% có bằng cao đẳng và 13,3% có bằng đại học trở lên. Những con số này cao gấp đôi bình quân của cả nước (13,3%) và cao hơn cả tỷ lệ số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo của TP Hồ Chí Minh (20,0%). Trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên, đã có 3,2 triệu người, bằng 75,0% đang tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế; 25% số người còn lại là học sinh, sinh viên, những người nội trợ, những người không có khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc; song với gần 3/4 số người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo, vẫn là lao động giản đơn là một thách thức lớn cho việc tận dụng thời cơ “vàng” của Hà Nội. Mặt khác, khi liên tục nhiều năm giảm tỷ lệ sinh và tuổi thọ trung bình được nâng cao sẽ chuyển sang thời kỳ già hoá dân số. Chỉ số già hoá được biểu thị bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi. Hiện chỉ số này của cả nước là 36,0%; Hà Nội 45,2%; TP Hồ Chí Minh 36,9%; Cần Thơ 35,6%; Đà Nẵng 34,0%; Hải Phòng 40,5% Biểu đồ 3.5: Chỉ số già hóa của Hà Nội so với cả nước và tỉnh thành khác Nguồn: Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi ở Việt Nam So với cả nước và các tỉnh thành khác, chỉ số già hóa của Hà Nội đang rất cao. Dân số già hóa nhanh cũng sẽ gây ảnh hưởng tương tự như tăng trưởng dân số quá nhanh, tạo áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, quan hệ gia đình, tâm lý, chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề kinh tế xã hội, môi trường them trầm trọng và có nhiều biến động không thể lường trước, kết quả là làm nảy sinh những vấn đề dân số mới. Hà Nội cũng đang đứng trước một thách thức rất lớn, cần phải có biện pháp để duy trì chỉ số già hóa dân số ở một ngưỡng thích hợp. 3.2.2.5. Nguyên nhân biến động dân số Nguyên nhân tăng dân số là do thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu mối giao thông của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ quan của các bộ, ngành, doanh nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, đã và đang xây dựng nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, các trường học, bệnh viện. Sự phát triển ở Thủ đô Hà Nội đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, quan hệ giao dịch, đi lại cư trú tìm việc làm, học tập của các tổ chức cá nhân người nước ngoài và người các tỉnh về Hà Nội ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Luật Cư trú mở rộng các điều kiện “thông thoáng” về đăng ký thường trú vào thành phố đã thu hút một số lượng lớn người có điều kiện ra Hà Hội sinh sống, làm ăn; đặc biệt là số sinh viên các tỉnh tốt nghiệp ra trường hoặc sinh viên bị thôi học, đuổi học vẫn ở lại thành phố để tìm việc làm. Một trong những nguyên nhân làm tăng số hộ, nhân khẩu cư trú tại nơi đăng ký thường trú là do số hộ, nhân khẩu chuyển đến đăng ký thường trú do được phân nhà, mua nhà ở các khu chung cư, đô thị mới xây dựng đã tách hộ để hưởng quyền lợi về điện, nước, sinh hoạt và các quyền lợi cá nhân khác. Theo ông Khải, tăng DS cơ học đang khiến Hà Nội bị quá tải do sự phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, công ăn việc làm, … không phát triển đồng bộ, không theo kịp sự gia tăng dân số. “Đây đang là thách thức của Thủ đô. Vấn đề an ninh trật tự xã hội sẽ phức tạp hơn, thành phố sẽ phải có thêm nhiều bệnh viện, trạm xá, trường học, củng cố mạng công ăn việc làm, … không phát triển đồng bộ, không theo kịp sự gia tăng dân số”. Ông Khải cho rằng những kết quả ban đầu này là cơ sở quan trọng để TP Hà Nội hoạch định, điều chỉnh chính sách phát triển sao cho phù hợp với quy mô, cơ cấu, tính chất dân số thủ đô trong thực tế. Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội đang tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 đạt quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý; nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH. 3.2.3. Thực trạng nguồn lao độngTP Hà Nội giai đoạn 1999 - 2009 Lực lượng lao động Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội có dân số trên 6,4 triệu người, số người trong độ tuổi lao động: 4,3 triệu, gần 3,5 triệu người tham gia hoạt động kinh tế, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp phát triển, thu hút các ngành nghề sản xuất ở khu vực doanh nghiệp, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại … đã tạo ra cầu lao động phong phú, việc làm đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu tạo việc làm của người lao động. Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, các Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước, bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã huy động, khai thác tiềm năng to lớn của xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Bảng 3.5. Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị ĐVT : Người 2005 2006 2007 2008 2009 Số người được giải quyết việc làm -Việc làm ổn định -Việc làm tạm thời 57.074 30.712 26.362 60.238 32.966 27.272 63.000 33.976 29.024 66.027 35.569 30.458 67.215 36.005 31.210 Số người đăng ký tìm việc làm 55.615 58.038 62.511 55.249 56.964 Nguồn: Hà Nội niên giám thống kê năm 2009 TP quan tâm nhiều tới vấn đề lao động, sử dụng các chính sách tuyển dụng, khuyến khích lao động để giảm thất nghiệp xuống mức tối thiểu. Số người được giải quyết việc làm tăng dần qua các năm song mức độ tăng còn thấp. Tỷ lệ số người có việc làm tạm thời trong tổng số người được giải quyết việc làm còn cao chứng tỏ chính sách giải quyết việc làm của TP chưa đạt hiệu quả cao. Dân số và lao động của Hà Nội tuy lớn song sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động khá rõ nét, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Theo khảo sát, chất lượng cung lao động qua đào tạo giảm so với trước chỉ còn 31,2%, (số liệu điều tra dân số nhà ở tháng 4/2009). 3.2.3.2. Cơ cấu lao động * Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Việc chuyển dịch cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế với số lượng lớn song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Cơ cấu lao động một số ngành còn bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành còn thấp (như nông nghiệp, làng nghề …). Lao động nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp sang ngành khác còn chậm. Suy giảm kinh tế thế giới năm 2008 và đầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài, điển hình là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da, giày, do thị trường bị thu hẹp, giảm số lượng các đơn đặt hàng, buộc doanh nghiệp phải cơ cấu lại. Nhiều doanh nghiệp áp dụng các biện pháp linh hoạt để hạn chế cắt giảm lao động (bố trí nghỉ luân phiên, làm việc không trọn tuần, trọn tháng) nhằm giữ lại lao động có chuyên môn tay nghề cao, (năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, số lao động mất việc, thiếu việc làm tại các doanh nghiệp, làng nghề, lao động đi xuất khẩu phải về nước trước thời hạn lên đến gần 30.000 lao động), số lao động mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 40.000 người. Đến tháng 12/2009, toàn Thành phố có 93.503 doanh nghiệp, trong đó có 627 doanh nghiệp nhà nước, 1585 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trên 91.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp lại theo luật doanh nghiệp nhiều lao động làm cho công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm ở Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới. * Cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 3.6: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo độ tuổi (%) Hà Nội Tổng số 62,8 Theo độ tuổi 6 - 9 - 10 - 14 0,9 15 - 19 27,2 20 - 24 73,7 25 - 29 89,8 30 - 34 96,9 35 - 39 97,0 40 - 44 94,6 45 - 49 89,3 50 - 54 78,7 55 - 59 58,5 60+ 26,6 Nguồn: Báo cáo Nghèo đô thị UPS - 09 Dân số từ 6 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế tại Hà Nội là 62,8%. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi cao nhất và tỷ lệ này giảm dần từ 45 tuổi trở đi. Nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn do đang độ tuổi đi học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 0,9% trẻ em độ tuổi 10 – 14 làm việc trong các ngành kinh tế. 3.2.3.3. Chất lượng lao động * Trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của lao động tại Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ chưa qua đào tạo chuyên môn tại Hà Nội là 50,8%, tại TP Hồ Chí Minh là 70,3%. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên của Hà Nội đều cao hơn TP Hồ Chí Minh. Bảng 3.7: Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn (%) Hà Nội TP Hồ Chí Minh Tổng số 100 100 Chưa qua đào tạo chuyên môn 50,8 70,3 Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 7,5 5,8 Công nhân kỹ thuật dài hạn 2,4 1,0 Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề 10,0 5,9 Cao đẳng và cao đẳng nghề 3,4 3,0 Đại học trở lên 25,9 13,9 Nguồn: Báo cáo Nghèo đô thị UPS – 09 Biểu đồ 3.6: Dân số Hà Nội tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn * Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao Mặc dù có 3,2 triệu người đang độ tuổi lao động nhưng TP vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng. Trong khi đó, nhu cầu lao động đang có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, tính đến hết năm 2009, toàn TP có 250 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo, trong đó có 104 cơ sở dạy nghề công lập, 146 cơ sở ngoài công lập, năm 2009 đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 134.735 người, đạt 107% kế hoạch năm, tăng 15% so với năm 2008. Chất lượng đào tạo nghề được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động Thủ đô qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Qua khảo sát 90 DN tham gia các phiên giao dịch việc làm gần đây, với nhu cầu tuyển 3.500 lao động nhưng kết quả DN chỉ tuyển được 312 LĐ có nghề và 78 LĐ phổ thông. Sự thiếu hụt nhân lực khiến các DN phải tuyển cả lao động trình độ CĐ, ĐH vào làm ở vị trí lao động phổ thông. DN vừa mất chi phí đào tạo nghề vừa có khả năng mất lao động bất cứ lúc nào. 12 khu công nghiệp của Hà Nội đi vào hoạt động đang thu hút trên 100.000 lao động nhưng chủ yếu là lao động ở các tỉnh xa về. Xây dựng và vận hành quỹ hỗ trợ ổn định đời sống lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng nhằm tập trung nguồn lực dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đất nông nghiệp. Với tốc độ phát triển của một Thủ đô ngàn năm tuổi, Hà Nội đang là thành phố thu hút đầu tư lớn, cùng với đó là đòi hỏi gắt gao về chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao. Tuy nhiên Hà Nội vẫn thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Ở thời điểm hiện tại, 60% lao động của Hà Nội vẫn chưa qua đào tạo, tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, có ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài đang là bài toán đặt ra trong Chương trình giải quyết việc làm thành phố giai đoạn 2011-2015. 3.4. Tình hình tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 3.4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 1999- 2009 Hà Nội có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về kinh tế. Năm 2009 thu ngân sách địa bàn Hà Nội đạt 9,2%, năm 2000 đạt 16,3%. Năm 2000, Hà Nội chiếm 3,6% về dân số và 2,8% diện tích lãnh thổ quốc gia nhưng đã đóng góp với cả nước 7,8% GDP và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Bộ mặt của Thủ đô có nhiều thay đổi, vị thế của Thủ đô được nâng lên. Một vinh dự lớn đối với Thủ đô Hà Nội, năm 1999 được tổ chức UNESCO của Liên Hợp quốc trao tặng danh hiệu vẻ vang “Thành phố vì hoà bình” và lấy làm nơi phát động “Năm quốc tế hoà bình-2000”. Năm 2000, Hà Nội được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng.  Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 (%) Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 gHN 8,64 10,14 10,21 10,37 11,03 10,01 11,16 12,2 12,5 10,7 6,7 gcả nước 4,8 6,8 6,9 7,08 7,34 7,79 8,4 8,23 8,48 6,18 5,32 Nguồn: Niên giám thống kê 1999- 2009, Hà Nội niên giám thống kê 1999- 2009 Biểu đồ 3.7: Tốc độ tăng tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 Năm 2007 Hà Nội có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua,tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 12,5% , GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội đã hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, xuất khẩu trên địa bàn tăng đến 20%, đạt trên 4 tỷ USD. Hà Nội là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở HN.  TP thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giao đầu năm.  3.4.2. Cơ cấu kinh tế Bảng 3.9: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2000- 2009 (%) 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 10,4 7,7 6,9 6,4 6,6 6,5 6,3 Công nghiệp, xây dựng 36,4 38,7 40,7 41,4 41,3 41,1 41,1 Dịch vụ 53,2 53,6 52,4 52,2 52,1 52,4 52,6 Nguồn: Hà Nội niên giám thống kê 2000- 2009 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2000- 2009 Năm 2007 Hà Nội có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 12,5% trong đó giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng 15,6%, dịch vụ tăng 10,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 1,5%. Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính ngân hàng cũng ở mức kỷ lục hơn 20%. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi tích cực. Bên cạnh khu vực kinh tế truyền thống, khu vực kinh tế hiện đại đã xuất hiện và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế Thủ đô và đất nước. Đó là những doanh nghiệp lớn, hiện đại, sản xuất những sản phẩm cao cấp: xe hơi, máy tính, máy ảnh, thiết bị y tế... Các ngành dịch vụ cao cấp: viễn thông, tài chính... đã hình thành và tăng trưởng cao. 3.4.3. Vốn đầu tư Bảng 3.10: Vốn đầu tư Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số (tỷ đồng) 42.384 67.180 86.153 124.426 147.815 Tốc độ tăng trưởng vốn (%) - 58,50 28,24 44,42 18,80 Nguồn: Hà Nội niên giám thống kê năm 2009 Biểu đồ 3.9: Vốn đầu tư Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009 Nếu như tăng trưởng vốn đầu tư năm 2006 là 58,50% thì năm 2007 chỉ là 28,24; năm 2008 tăng lên 44,42% thì năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn câu nên chỉ tăng 18,80%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế của Hà Nội lại thấp hơn nhiều. Năm 2008 chỉ ở mức 10,7% và 2009 - 6,7%, chỉ cao hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước. Điều đó cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn ở Hà Nội rất thấp. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng 6,7%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Hiện nay, TP Hà Nội đang phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác như: năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn; chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. Ngoài ra, công tác quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường của Thành phố còn nhiều hạn chế bất cập, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh trong ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, môi sinh…. CHƯƠNG 4 DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2022 4.1. Dự báo biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên TP Hà Nội đến năm 2022 4.1.1. Biến động dân số Để xây dựng Chiến lược dân số trong thời kỳ mới (2010-2022) cần có dự báo dân số, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Tại kỳ họp thứ 3, khoá 12, ngày 29/5/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết mở rộng thành phố Hà Nội, kể từ ngày 1-8-2008 thủ đô Hà Nội mới mở rộng bao gồm: thành phố Hà Nội cũ (14 quận, huyện), tỉnh Hà Tây (14 huyện, thị xã), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đồng Xuân của tỉnh Hoà Bình.  4.1.1.1. Phương pháp dự báo Do đặc thù riêng biệt về nhân khẩu học của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng, để có thể dự báo dân số Hà Nội tại thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn tuân thủ theo Hà Nội mở rộng gồm 2 khu vực: * Khu vực Hà Nội 1 bao gồm: 14 quận/huyện cũ của thành phố Hà Nội, tất cả được giữ nguyên, không có gì thay đổi. * Khu vực Hà Nội 2 bao gồm 15 huyện/thị xã:   - 1 huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc được giữ nguyên.   - 2 thị xã Hà Đông, Sơn Tây của tỉnh Hà Tây được giữ nguyên. - 10 huyện của tỉnh Hà Tây được giữ nguyên là: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ,Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hoà và Phú Xuyên.   - 2 huyện Quốc Oai và Thạch Thất của Hà Tây được thay đổi như sau: huyện Quốc Oai thêm 1 xã Đồng xuân của tỉnh Hoà Bình, huyện Thạch Thất thêm 3 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân của tỉnh Hoà Bình. Việc dự báo dân số Hà Nội mở rộng sẽ là tổng dân số dự báo của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 ở trên.  Dự báo dân số của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 sử dụng phương pháp thành phần, số liệu ban đầu gồm: Số dân trung bình năm 2007 của Hà Nội 1 và 14 quận/huyện, số dân trung bình của Hà Nội 2 và 15 huyện/thị xã chọn làm gốc là số liệu do Chi cục DS -KHHGĐ TP Hà Nội cung cấp, riêng cơ cấu tuổi và giới tính giả thiết lấy theo cơ cấu tuổi và giới tính của các quận/huyện tương ứng trong kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/1999 do Tổng cục Thống Kê, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư công bố. Ngoài ra, số liệu mức sinh, mức chết, di chuyển ở cấp tỉnh chủ yếu dựa vào kết quả điều tra biến động DS- KHHGĐ hàng năm cũng do Tổng cục Thống Kê, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thực hiện. Số liệu di cư ở cấp huyện/quận do Chi cục DS- KHHGĐ TP Hà Nội cung cấp. 4.1.1.2. Phạm vi dự báo Khu vực Hà Nội 1: Gồm toàn bộ thành phố Hà Nội cũ bao gồm 9 quận (Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, Ba Đình) và 5 huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì). Khu vực Hà Nội 2: là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ, 1 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hoà Bình, bao gồm 2 thị xã (Hà Đông, Sơn Tây) và 13 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Mê Linh. 4.1.1.3. Số liệu gốc Dự báo sử dụng phương pháp thành phần với dân số gốc năm 2007 của TP Hà Nội mở rộng, khu vực Hà Nội 1 và 14 quận/huyện, Hà Nội 2 và 15 huyện/thị xã là DS trung bình năm 2007 do Chi cục DS – KHHGĐ Hà Nội cung cấp, cụ thể: Bảng 4.1:  Dân số gốc 2007 của Hà Nội mở rộng, 2 khu vực và các quận/huyện TT Hà Nội (mở rộng) 6,147,346 Hà Nội  2 2,752,653 Hà Nội  1 3,394,693 1 Thị xã Hà Đông 175,297 1 Quận Ba Đình 239,852 2 Thị xã Sơn Tây 121,527 2 Quận Tây Hồ 115,635 3 Huyện Ba Vì 255,518 3 Quận Hoàn Kiếm 180,478 4 Huyện Phúc Thọ 161,177 4 Quận Hai Bà Trưng 322,228 5 Huyện Đan Phượng 137,993 5 Quận Đống Đa 384,708 6 Huyện Thạch Thất 170,926 6 Quận Thanh Xuân 211,004 7 Huyện Hoài Đức 173,437 7 Quận Cầu Giấy 190,002 8 Huyện Quốc Oai 157,894 8 Quận Long Biên 204,342 9 Huyện Chương Mỹ 282,028 9 Quận Hoàng Mai 261,437 10 Huyện Thanh Oai 169,274 10 Huyện Sóc Sơn 275,586 11 Huyện Thường Tín 205,783 11 Huyện Đông Anh 311,160 12 Huyện Mỹ Đức 174,836 12 Huyện Gia lâm 222,105 13 Huyện Ứng Hòa 198,084 13 Huyện Từ Liêm 291,020 14 Huyện Phú Xuyên 186,777 14 Huyện Thanh Trì 185,136 15 Huyện Mê Linh 182,102  Nguồn: Căn cứ số liệu gốc kết hợp với cơ cấu tuổi-giới tính của thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ trong kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, chúng ta xác định được cụ thể quy mô và cơ cấu tuổi-giới tính dân số gốc Hà Nội và các quận/huyện năm 2007.  4.1.1.4. Các giả thiết sử dụng trong dự báo dân số Hà Nội Ngoài DS gốc chia theo tuổi và giới tính, phương pháp thành phần yêu cầu phải biết mức độ, xu hướng của từng thành phần tạo ra biến động DS thông qua các chỉ báo: sinh, chết và di cư. Các giả thiết liên quan của ba thành phần này được mô tả như sau: *  Các giả thiết về di cư của Hà Nội và các quận/huyện  Như chúng ta đã biết, số lượng di cư (bao gồm số lượng xuất cư và số lượng nhập cư) là thành phần đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả công tác dự báo dân số. Nói một cách khác, để xác định số lượng di cư thuần tuý (số lượng nhập cư trừ đi số lượng xuất cư) của 2 khu vực Hà Nội 1, Hà Nội 2 và 29 quận/huyện thời kỳ 2003-2007: Số lượng di cư thuần tuý của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 trong 5 năm 2003-2007: căn cứ các số liệu dân số, tỷ suất di cư thuần tuý, tỷ lệ giới tính của TP Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ trong kết quả điều tra biến động DS –KHHGĐ các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007, chúng ta tính được số lượng di cư thuần tuý 2 khu vực như sau: Bảng 4.2:  Số lượng di cư thuần tuý năm 2007 của 2 khu vực Hà Nội Tổng số Nam Nữ 1 Hà nội – 1 179,277 89,863 89,414 2 Hà nội – 2 - 41,020 - 20,210 - 20,810 Nguồn: Như vậy, chúng ta nhận thấy rất rõ trong vòng 5 năm từ 2003-2007, có một luồng di cư đáng kể đến khu vực Hà nội cũ (Hà Nội 1) và luồng di cư tương đối ra khỏi khu vực Hà Tây cũ (Hà Nội 2). Số lượng di cư thuần tuý của 29 quận/huyện trong 5 năm 2003- 2007: số lượng di cư thuần tuý của 29 quận/huyện phân theo các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 do Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội cung cấp trong bảng 3 sau: Bảng 4.3:  Tổng số lượng di cư thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29 quận/huyện TT Hà nội mở rộng Tổng số Nam Nữ 1 Quận Ba Đình 8,898 4,366 4,532 2 Quận Tây Hồ 11,216 5,600 5,616 3 Quận Hoàn Kiếm - 3,519 - 1,764 - 1,755 4 Quận Hai Bà Trưng 13,053 6,604 6,449 5 Quận Đống Đa 10,283 5,032 5,251 6 Quận Thanh Xuân 22,707 11,428 11,279 7 Quận Cầu Giấy 21,374 10,474 10,900 8 Quận Long Biên 18,704 9,101 9,603 9 Quận Hoàng Mai 37,757 19,259 18,499 10 Huyện Sóc Sơn 1,423 701 723 11 Huyện Đông Anh 25,364 12,642 12,722 12 Huyện Gia lâm 7,251 3,544 3,708 13 Huyện Từ Liêm 63,730 31,081 32,649 14 Huyện Thanh Trì 49,408 24,726 24,682 15 Thị xã Hà Đông 2,430 1,207 1,223 16 Thị xã Sơn Tây 756 373 383 17 Huyện Ba Vì - 1,032 -  485 -  547 18 Huyện Phúc Thọ - 1,602 -  783 -  819 19 Huyện Đan Phượng 882 439 443 20 Huyện Thạch Thất 1,762 850 912 21 Huyện Hoài Đức 293 150 143 22 Huyện Quốc Oai - 35 -  64 - 71 23 Huyện Chương Mỹ - 79 - 85 - 94 24 Huyện Thanh Oai - 4,110 - 1,971 - 2,139 25 Huyện Thường Tín - 441 - 220 - 221 26 Huyện Mỹ Đức - 658 - 332 - 326 27 Huyện Ứng Hòa - 3,130 - 1,501 - 1,629 28 Huyện Phú Xuyên - 1,354 - 625 -  729 29 Huyện Mê Linh 4,749 3,150 1,599 Nguồn:  Căn cứ số liệu thống kê các năm trước thời điểm 2007, trong 5 năm 2003-2007 có một luồng di cư tương đối và đặc trưng cho thời kỳ đổi mới, vì thế ta có thể giả thiết trong suốt thời gian dự báo 2007-2022 số lượng di cư thuần tuý ở các chu kỳ 5 năm tiếp sau 2007-2012, 2012-2017, 2017-2022 là không đổi so với chu kỳ 2003-2007. Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy 13/14 quận/huyện thuộc khu vực Hà Nội 1 và 5/15 huyện/thị xã thuộc khu vực Hà Nội 2 có chỉ số di cư thuần tuý dương (số lượng nhập cư lớn hơn số lượng xuất cư) số quận/huyện còn lại có chỉ số di cư thuần tuý âm, như vậy luồng di cư có xu thế tăng thuộc khu vực Hà Nội 1 và xu thế giảm thuộc khu vực Hà Nội 2, xu thế này sẽ có sự thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ đô thị hoá, trình độ phát triển nói chung... tuy nhiên trong thời gian trước mắt xu thế này giả thiết vẫn được giữ nguyên. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng tỷ suất di cư thuần tuý của các quận/huyện do Chi cục DS- KHHGĐ TP cung cấp mới dừng ở số người có hộ khẩu thường trú (KT1 và KT2) kết quả cho thấy dân số Hà Nội mở rộng sẽ đạt mức khoảng từ 7.606.321 người đến 7.879.872 người vào năm 2032, nếu tính cả số người có hộ khẩu tạm trú dạng KT3, KT4 thì số lượng di cư thuần tuý có thể sẽ còn thay đổi và tất nhiên dân số Hà Nội mở rộng cũng sẽ thay đổi tương ứng.        *  Các giả thiết về tử vong của Hà Nội và các quận/huyện Dự báo này chỉ đưa ra giả thiết về tử vong chung cho toàn TP Hà Nội và các quận/huyện thông qua tuổi thọ trung bình của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Mức tử vong dự báo cho TP Hà Nội được dự báo qua tuổi thọ trung bình tăng 0,2 tuổi trong mỗi chu kỳ 5 năm, kết quả giả thiết trong bảng 4: Bảng 4.4:  Dự báo tuổi thọ trung bình của Hà Nội và các quận/huyện cho các thời kỳ 5 năm Tuổi thọ trung bình Chu kỳ Nam Nữ 2004-2009 69,8 74,8 2009-2014 70,0 75,0 2014-2019 70,2 75,2 2019-2024 70,4 75,4 2024-2029 70,6 75,6  Nguồn: Biểu đồ 4.1:  Dự báo tuổi thọ trung bình của Hà Nội và các quận/huyện cho các thời kỳ * Các giả thiết về mức sinh của thành phố Hà Nội và các quận/huyện Các giả thiết về sinh được đưa ra cho hai đặc trưng về sinh đẻ là mức sinh và mô hình sinh. Mức sinh trong dự báo này là tổng tỷ suất sinh (TFR), mô hình sinh là tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của người mẹ (ASFR).  Theo kết quả điều tra Biến động DS-Kế hoạch hoá gia đình các năm từ 2003-2007, xem số liệu bảng 5 cho thấy tổng tỷ suất sinh TFR của 4 tỉnh liên quan có DS nhập về Hà Nội mới nhìn chung không có những thay đổi đáng kể:    Bảng 4.5.  Tổng tỷ suất sinh (TFR) trong các năm 2003-2007 của 4 tỉnh có dân số nhập về thành phố Hà Nội mở rộng TFR 2003 2004 2005 2006 2007 1 Hà Nội (cũ) 2,00 2,09 1,83 1,70 1,91 2 Hà Tây (cũ) 2,40 2,48 2,29 2,30 2,23 3 Vĩnh Phúc 2,20 2,08 2,15 1,90 2,00 4 Hoà Bình 1,90 2,01 2,09 2,20 2,06 Nguồn: Vì vậy có thể giả thiết TFR năm 2007 của Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ) là TFR của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 và giả thiết không đổi trong 5 năm 2003-2007 trước năm gốc 2007. Ta có tổng tỷ suất sinh TFR của khu vực Hà Nội 1 là 1,91 và Hà Nội 2 là 2,23. Thực tế mức sinh của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 trong 5 năm vừa qua cũng nằm trong phạm vi đã quan sát được ở nhiều nước phát triển cho thấy, khi mức sinh đã ở mức thấp hơn ngưỡng mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) thì mức sinh sẽ giảm rất chậm, thậm chí có thể dưới ngưỡng thay thế trong một thời gian dài và việc giảm mức sinh có thể dao động chậm. Những bằng chứng mới cho thấy khuynh hướng giảm TFR thông thường chỉ giảm từ 0,05-0,1 con/phụ nữ mỗi chu kỳ 5 năm. Đồng thời, số liệu mức sinh thấp nhất quan sát được ở một số nước/vùng lãnh thổ có tỷ lệ đô thị hoá rất cao như Hồng Kông, Singapo... là khoảng 1,4-1,3 con/phụ nữ. Từ những nhận xét trên, có thể đưa ra ba giả thiết về thay đổi mức sinh của 2 khu vực Hà Nội 1 và Hà Nội 2 theo các phương án cao, trung bình và thấp cụ thể như sau: Phương án cao: giả thiết mức sinh 2 khu vực giữ nguyên như năm 2007 trong suốt thời kỳ dự báo là 1,91 và 2,23 con/phụ nữ.  Phương án trung bình: giả thiết mức sinh 2 khu vực sẽ giảm theo hàm tuyến tính với TFR 5 năm tiếp theo chu kỳ dự báo 2007-2012 là 1,86 và 2,18 con/phụ nữ, giảm 0,05 con/phụ nữ mỗi chu kỳ 5 năm và 5 năm cuối chu kỳ dự báo 2027-2032 là 1,71 và 2,03 con/phụ nữ.  Phương án thấp: giả thiết mức sinh 2 khu vực sẽ giảm theo hàm tuyến tính với TFR 5 năm tiếp theo chu kỳ dự báo 2007-2012 là 1,81 và 2,13 con/phụ nữ, giảm 0,1 con/phụ nữ mỗi chu kỳ 5 năm và năm cuối chu kỳ dự báo 2027-2012 là 1,51 và 1,83 con/phụ nữ. Kết quả dự báo dân số Hà Nội và các quận/huyện với giả thiết là mức di dân thông qua số di dân thuần tuý, mức chết thông qua tuổi thọ bình quân là giữ nguyên không thay đổi trong tất cả các phương án, kết hợp với các phương án mức sinh thay đổi thông qua các thay đổi TFR tương ứng đã nêu ra ở trên, chúng ta có các kết quả dự báo dân số Hà Nội mới và chi tiết cho các huyện/quận. Bảng 4.6. Dân số Hà Nội mở rộng 2007 và dự báo một số năm theo phương án trung bình Nhóm tuổi 2007 2012 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 6.147.346 3.020.411 3.126.935 6.672.458 3.294.996 3.377.462 0-4 493.489 252.093 241.396 579.951 296.427 283.523 5-9 587.846 299.996 287.850 500.833 255.191 245.642 10-14 602.313 306.388 295.925 592.001 301.544 290.457 15-19 677.579 340.816 336.763 625.322 317.458 307.864 20-24 638.722 322.472 316.250 715.564 358.736 356.827 25-29 516.324 257.334 258.990 651.167 327.900 323.267 30-34 432.678 215.288 217.390 521.625 260.015 261.610 35-39 512.347 253.787 258.560 433.555 215.711 217.844 40-44 436.066 217.329 218.737 509.290 251.866 257.424 45-49 290.129 135.786 154.343 430.867 214.051 216.816 50-54 219.467 102.636 116.831 284.994 132.602 152.393 55-59 180.842 88.167 92.675 213.432 98.895 114.537 60-64 165.251 77.987 87.264 172.641 83.090 89.551 65-69 149.744 67.273 82.471 152.271 70.680 81.591 70-74 107.883 42.727 65.156 130.275 57.259 73.016 75+ 136.666 40.332 96.334 158.672 53.572 105.100 Tuổi Trung vị 25,7 24,8 26,6 27,5 26,8 28,2 Dưới 15 1.683.648 858.477 825.171 1.672.784 853.162 819.622 15-49 3.503.845 1.742.812 1.761.033 3.887.389 1.945.737 1.941.653 50-59 400.309 190.803 209.506 498.426 231.497 266.929 60+ 559.544 228.319 331.225 613.859 264.601 349.258 Nhóm tuổi 2017 2022 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 7.029.952 3.482.367 3.547.585 7.346.433 3.645.734 3.700.700 0-4 602.767 308.591 294.176 586.310 300.189 286.122 5-9 573.545 292.677 280.868 596.348 304.824 291.524 10-14 497.680 253.426 244.254 570.233 290.798 279.435 15-19 582.145 296.240 285.905 488.238 248.406 239.831 20-24 608.780 308.536 300.244 565.957 287.563 278.394 25-29 704.772 352.283 352.489 598.911 302.692 296.219 30-34 642.755 322.548 320.207 696.057 346.739 349.318 35-39 515.163 255.840 259.322 635.259 317.668 317.592 40-44 427.453 211.944 215.509 508.209 251.540 256.669 45-49 500.528 246.683 253.845 420.120 207.598 212.522 50-54 420.062 207.676 212.387 488.255 239.459 248.796 55-59 274.777 126.909 147.867 405.241 198.951 206.290 60-64 202.138 92.672 109.466 260.517 119.033 141.484 65-69 158.049 74.928 83.121 185.389 83.652 101.737 70-74 131.853 59.986 71.867 136.997 63.675 73.322 75+ 187.485 71.428 116.058 204.392 82.946 121.446 Tuổi Trung vị 29,6 29,0 30,2 31,9 31,3 32,6 Dưới 15 1.673.992 854.694 819.298 1.752.891 895.811 857.080 15-49 3.981.594 1.994.074 1.987.521 3.912.751 1.962.206 1.950.545 50-59 694.839 334.585 360.254 893.497 438.411 455.086 60+ 679.526 299.014 380.512 787.295 349.306 437.989 Nguồn: Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hà Nội ở mức từ 1,18% - 1,20% vào năm 2010, đạt 1,10% - 1,15% vào năm 2015 và đạt 1,0% - 1,11% vào năm 2022. Hà Nội phấn đấu để tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức dưới 7% vào năm 2010, ở mức dưới 5% vào năm 2015 và ở mức dưới 3,8% vào năm 2020. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức 12%. Thể lực, trí lực của người Hà Nội cao hơn mức bình quân cả nước 4.1.2. Tăng trưởng kinh tế 4.1.2.1. Cơ sở dự báo - Kinh tế TP đang chu kỳ tăng trưởng đi lên, tốc độ năm sau cao hơn năm trước. - Xét về tổng cung, tỷ lệ đầu tư trên GDP của TP còn thấp, do đó có thể tăng lên đáng kể - Xét về phương diện tổng cầu, thì tiêu dùng dân cư, đầu tư, chi tiêu ngân sách và xuất khẩu đều có những mặt thuận lợi hơn giai đoạn trước. Tiêu dùng dân cư giai đoạn tới sẽ cao hơn vì dự đoán tốc độ tăng trưởng cả nước sẽ cao hơn. Đầu tư của dân có xu hướng tăng lên vì sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và sự cải thiện của môi trường đầu tư, đầu tư từ ngân sách TP có xu hướng tăng lên vì được trung ương phân cấp và khai thác các nguồn thu khác như từ đất, trái phiếu… - Sau khi gia Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội về thị trường xuất khẩu cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng - Kiều hối chuyển về ngày càng tăng vừa kích thích tổng cầu, vừa kích thích tổng cung nếu chuyển thành đầu tư - Phát triển mạnh mẽ công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc kéo theo nhu cầu lớn về dịch vụ và đây là thế mạnh của TP - Dân số tăng tạo nguồn lực dồi dào trong các ngành kinh tế 4.1.2.2. Kết quả dự báo Hà Nội là trung tâm chính trị-hành chính của quốc gia, trung tâm văn hoá lớn, trung tâm khoa học giáo dục-đào tạo hàng đầu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Nền kinh tế Hà Nội là một động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Dự báo giai đoạn 2010- 2022 kinh tế TP có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 1999- 2009. Hà Nội có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 9-10% (giai đoạn 2011-2020) và 7,5-8,5% (2021-2030), GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 3500- 3750 USD, năm 2022 đạt khoảng 5.100-5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000-12.000 USD. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2015 dưới 1% và đến 2020 gần như xóa đói giảm nghèo tại các địa phương. Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm trên 98%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 67-70%; quy mô dân số khoảng 9-9,4 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 6,4 triệu người). Về tổ chức không gian đô thị, định hướng chung là xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh là Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn. Đến năm 2022, Hà Nội sẽ phát triển là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người (đất- nước- cây xanh- văn hoá) trong một không gian đô thị phát triển bền vững. Có sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nhanh và hợp lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Về công nghiệp phát triển và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu và hàng xuất khẩu. Phát triển các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực có thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, ưu tiên các sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế trong sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Về dịch vụ có những bước đột phá mới. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ là do công nghiệp phát triển vững chắc hơn giai đoạn trước tạo nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ, và thu nhập người dân TP ngày càng tăng cao và các yêu cầu về dịch vụ sẽ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tăng trưởng công nghiệp của các địa phương trong vùng cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu dịch vụ của TP. Tăng trưởng dịch vụ đang xu hướng đi lên. Hơn nữa, quá trình tự do hóa và xã hội hóa đầu tư ở tất cả các lĩnh vực dịch vụ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển các ngành này. Theo đó, các ngành dịch vụ còn độc quyền Nhà nước hiện nay sẽ được mở cửa cho khu vực dân doanh trong nước tham gia phát triển. Khu vực đầu tư nước ngoài sẽ tham gia phát triển hầu hết các lĩnh vực dịch vụ của TP theo lộ trình WTO. Trung ương sẽ phân cấp quản lý và ban hành nhiều chính sách thuận lợi về phát triển thị trường dịch vụ. Các dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh bao gồm (1) Tài chính – ngân hàng - bảo hiểm, (2) Dịch vụ khoa học công nghệ, (3) Viễn thông, (4) Du lịch, (5) Thương mại, (6) Dịch vụ cảng, vận tải, hậu cần. Về nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành theo hướng tích cực, bền vững, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng cao. 4.2. Giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế 4.2.1. Chiến lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn lao động chất lượng cao , để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước - Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường. Chú trọng chất lượng của hệ thống dạy nghề. - Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục , đào tạo, dạy nghề và phân công LĐ - Cần có chính sách để thu hút nhân tài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người LĐ phát huy năng lực của mình. LĐ chất xám phải được trọng dụng và thực sự được tôn trọng. Cần có chính sách trải thảm đỏ đón tri thức thế giới bằng những việc làm cụ thể như vấn đề lương bổng, ưu đãi chỗ ở, ưu đãi về thuế… - Khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trung tâm đào tạo, nghiên cứu, trường đại học, để đón nhận kiến thức và tạo thêm môi trường làm việc cho các nhà nghiên cứu. - Doanh nghiệp cũng cần chủ động trong vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho mình bằng cách đặt hàng cơ sở đào tạo, chủ động trao đổi, bàn bạc với các cơ sở đào tạo về nội dung, phương pháp đào tạo, kiến thức chuyên ngành, chủ động kết hợp giữa kiến thức và thực hành. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao, thì Nhà nước cần phải nhanh chóng cải cách hệ thống giáo dục đào tạo từ Trung ương tới cơ sở, nhất là về mặt nội dung phương pháp đào tạo…Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư kinh phí thỏa đáng cho đào tạo nguồn nhân lực chất xám. Giáo dục phải thực sự được xem là quốc sách hàng đầu, là ngành công nghiệp mũi nhọn. Công nghiệp giáo dục đào tạo phải được xem là “cái máy cái” sản sinh ra sản phẩm chất xám là sản phẩm có vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 4.2.2. Thúc đẩy công tác giải quyết việc làm, thu hút người lao động nhằm huy động tất cả nguồn nhân lực tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế TP - Trong quy hoạch sử dụng đất cần bố trí các khu thương mại dịch vụ để tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đối tượng lao động từ 35 tuổi trở lên không có khả năng đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp. - Tiếp tục phát triển các khu/cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch để giải quyết mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp. - Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn năng suất cao. Tổ chức lại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo môi trường nông thôn và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu chăn nuôi. Phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ cao, đặc biệt hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường (sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch). - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng cường xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thương mại nội địa. - Điều chỉnh nhu cầu và cơ cấu LĐ theo ngành nghề phù hợp với giới tính và độ tuổi để thu hút được LĐ, vừa đảm bảo sử dụng LĐ, hợp lý, nhất là LĐ nữ. Lồng ghép vấn đề giới vào việc xây dựng và triển khai các chính sách LĐ đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 4.2.3. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng suất lao động nhằm cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm góp phần tăng chất lượng tăng trưởng kinh tế - Thực hiện đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ trình độ cao. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô. 4.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, giải trí cho người lao động để đảm bảo hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần của người dân TP - Nâng cao chất lượng công tác y tế. Làm tốt công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chủ động ngăn ngừa và phòng chống các dịch bệnh, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Củng cố thiết chế gia đình và nâng cao phúc lợi gia đình: Giáo dục, tuyên truyền, vận động và khuyến khích việc cải thiện các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình để xây dựng gia đình “No ấm, khỏe mạnh, văn hóa, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” làm cho gia đình trở thành môi trường quan trọng nhất trog việc chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất và tinh thần cho từng thành viên, là thành trì vững chắc đẩy lùi các tệ nạn xã hội. - Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Quan tâm vấn đề giải quyết việc làm, trong đó đặc biệt chú trọng các chính sách nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động. Đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch việc làm. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; tăng cường phòng, chống tai nạn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bảo đảm vệ sinh an toàn trong lao động. Thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, theo hướng bền vững. 4.2.5. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong thành phố có quy mô lớn về công nghiệp như Hà Nội - Thực hiện các dự án di chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành - Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm có giá trị cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. 4.2.6. Nâng cao mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao về vật chất lẫn tinh thần của người dân TP - Tích cực triển khai và quản lý tốt việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm và các công trình hạ tầng khung của Thành phố, các dự án phát triển vận tải công cộng (02 tuyến đường sắt đô thị). Tiếp tục phát triển, hoàn thiện các khu nhà ở, khu đô thị đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị. Mở rộng và nâng cao chất lượng xã hội hóa các dịch vụ đô thị, tập trung vào các lĩnh vực: cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, xây dựng và quản lý các điểm đỗ xe, công viên, khu vui chơi giải trí,… - Tập trung giải quyết, xử lý, cải tạo, nâng cấp các nhà chung cư cũ xuống cấp. Quan tâm xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu xã hội và tái định cư giải phóng mặt bằng. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, tập trung tạo chuyển biến mạnh trong lĩnh vực trật tự xây dựng, sử dụng đất, ngăn chặn lấn chiếm đất công và sử dụng sai mục đích. 4.2.7. Giảm tốc độ tăng dân số cơ học, chủ trương giãn dân ra ngoại thành - Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân, di dời cơ sở sản xuất, các trường đại học ra ngoại thành - Xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khách sạn, bệnh viện,… ở nơi dân được di dời đến 4.2.8. Tạo cầu nối giữa lao động và doanh nghiệp Tình hình lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm trong khi doanh nghiệp tuyển không được lao động hiện nay của Hà Nội và các TP lớn khác trên cả nước cho thấy, hiện đang có một khoảng cách nhất định giữa nhà tuyển dụng và lao động. Do đó, cần khuyến khích, thúc đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua các kênh khác nhau, cả nhà nước, các tổ chức xã hội và tư nhân như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; các trung tâm giới thiệu việc làm; các hiệp hội doanh nghiệp… 4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Do tính rộng lớn và phức tạp của cả nội dung và địa bàn nghiên cứu, sự hạn chế về thời gian, nhân lực và trình độ, những câu trả lời tìm thấy trong báo cáo này chưa thể coi là đầy đủ, hoàn thiện. Hơn nữa, cuộc sống không ngừng biến đổi; một mục tiêu, một giải pháp, một định mức,… thời điểm này được đánh giá là hợp lý, hữu hiệu thì thời điểm sau đã có thể không còn phù hợp. Hầu hết các quan điểm mới chỉ chú trọng vấn đề qui mô và tăng trưởng dân số ảnh hưởng tới kinh tế, ít quan tâm đến một biến cơ bản, đó là cơ cấu tuổi của dân số (dân số được phân bổ theo các nhóm tuổi khác nhau) và cơ cấu tuổi biến động như thế nào khi dân số gia tăng. Mỗi nhóm tuổi của dân số có những hành vi khác nhau, với những hệ quả kinh tế rõ ràng: Nhóm dân số trẻ đòi hỏi đầu tư chiều sâu cho y tế và giáo dục, nhóm dân số mới bước vào tuổi lao động cung ứng nguồn lao động và tăng tích luỹ và nhóm người già đòi hỏi chăm sóc sức khỏe và thu nhập từ lương hưu. Khi qui mô của mỗi nhóm dân số thay đổi tương quan với những biến động dân số, thì những đòi hỏi của những hành vi kinh tế của những nhóm này cũng thay đổi theo. Những vấn đề này có ý nghĩa này đối với triển vọng tăng thu nhập và tốc độ tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy chúng em hi vọng rằng những hạn chế cũng như thiếu sót được đề cập ở trên sẽ được đưa ra giải quyết và nghiên cứu sâu hơn trong các công trình nghiên cứu sau. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về biến động dân số và tăng trưởng kinh tế cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng là việc cần thiết để giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đề tài đã đi vào đánh giá một cách khách quan, sâu sắc tác động của biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1999- 2009 để chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của nó; trên cơ sở đó để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong hoạt động có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo ra một nền sản xuất cân đối và toàn diện. Qua việc phân tích sự tác động của biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế của TP Hà Nội trong giai đoạn 1999 -2009 ta có thể đưa ra một số dự báo về biến động dân số và tăng trưởng kinh tế đến năm 2022 và giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu này là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn cùng với những nỗ lực và say mê học hỏi, tìm hiểu. Tuy nhiên, do mức độ hiểu biết thực tế và lý luận cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Qua đây chúng em rất mong có được những đóng góp ý kiến của toàn thể các bạn sinh viên và thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại quan tâm đến đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế : [1] Giáo trình kinh tế học vĩ mô – ĐHTM. [2] Pindyck, R.S và Rubinfeld, D.L (1999), Kinh tế học vĩ mô ( Đại học Kinh tế Quốc dân dịch), NXB Thống kê. [3] R.E Hall & M. lieberman (1997), Microeconomics, Third edition, Pearson Education Inc. [4] Gregory Mankiw, Principles of Economics Sách thống kê: [1] Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 1999 – 2009, NXB Thống kê [2] Cục Thống kê Hà Nội, Hà Nội niên giám thống kê 1999 – 2009, NXB Thống kê Website: [1] Tổng cục thống kê Việt Nam: [2] Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình: [3] Cục thống kê Hà Nội: [4] Cổng thông tin dữ liệu tài chính- chứng khoán Việt Nam: [5] Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an: [6] Pháp luật và xã hội: phe-duyet-chuong-trinh-giai-quyet-viec-lam-tp-ha-noi-giai-doan-20112015.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnckh_finish_7206.doc
Luận văn liên quan