Pháp trị và pháp quyền_ tương đồng hay khác biệt

Thứ ba, về nội dung và tính chất của pháp luật. Ngay từ thời trung cổ, đại diện tiêu biểu của Pháp gia là Hàn Phi đã xác định: nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa” . Như vậy, bản chất của pháp luật trong nhà nước pháp trị là hà khắc và gần như chỉ thể hiện được tính giai cấp của nó nhằm phục vụ tuyệt đối cho sự chuyên quyền. Còn trong mô hình nhà nước pháp quyền mà các học giả xây dựng, tiêu biểu là mô hình nhà nước pháp quyền trên cơ sở biện chứng của Heghen thì trước hết phải là một Nhà nước hợp lý, chỉ có thể được hình thành trong xã hội hiện đại (khi đã có xã hội công dân). Luật pháp của Nhà nước pháp quyền nghiễm nhiên được đề cao, không cẩn bất cứ một áp lực nào, vì nó là sản phẩm của một Nhà nước hợp lý. Sự đề cao pháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiền đề của Nhà nước pháp quyền . Theo đó nội dung của pháp quyền là pháp luật tối thượng với bản chất dân chủ và nhân quyền, pháp luật tối cao là pháp luật đảm bảo cho hết thảy các quyền của mọi công dân. Tính xã hội của pháp luật trong nhà nước pháp quyền cũng nhờ đó mà bộc lộc rõ rệt. Và cũng chính bởi lẽ này mà pháp luật trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự hoàn thiện gần như tuyệt đối của một đội ngũ xây dựng và bảo vệ pháp luật với trình độ lập pháp cao. Từ những phân tích trên ta có thể thấy được những khác biệt cơ bản, thậm chí là trái ngược của khái niệm pháp trị và pháp quyền. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra điểm chung giữa chúng là sự đề cao pháp luật. Chính sự giống nhau này có thể đem lại rủi ro khi tiến đến xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền là làm mô hình ban đầu thành một biến thể nguy hiểm: nhà nước pháp trị, nếu không xác định rõ ngay từ đầu và kiên định mục tiêu sử dụng pháp luật, những yêu cầu về vai trò, bản chất và nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp trị và pháp quyền_ tương đồng hay khác biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. Đề tài: SO SÁNH KHÁI NIỆM PHÁP TRỊ VỚI PHÁP QUYỀN. Có nhiều ý kiến xung quanh mối tương quan của hai khái niệm pháp quyền và pháp trị, theo một số quan điểm thì chúng đồng nhất, số khác thì lại cho rằng đó là hai phạm trù tách biệt. Vậy tiêu chí nào để đánh giá, xem xét sự khác biệt hay tương đồng của pháp trị và pháp quyền? Thực chất giữa chúng có mối liên quan gì hay không? Từ góc độ của một người mới tìm hiểu và tiếp cận lí luận về nhà nước pháp quyền trên cơ sở khảo cứu các tài liệu của những học giả trong lĩnh vực này cộng thêm với vốn kiến thức khiêm tốn vừa tiếp thu, tôi xin trình bày một số quan điểm cá nhân về pháp trị và pháp quyền khi so sánh hai khái niệm trên. Trước hết, cần hiểu khái niệm pháp quyền là gì. Pháp quyền được luận bàn là pháp quyền thường được đặt trong khái niệm nhà nước pháp quyền. Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, pháp quyền cũng như nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở của các quyền. Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của người dân được bảo vệ Nguyễn Sĩ Dũng, Thế sự và một góc nhìn, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2007, tr.46 . Còn PGS.TS Nguyễn Đăng Dung lại tóm lược: Vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền. Pháp luật phân định và bảo vệ các quyền: quyền của các công dân và quyền của nhà nước; quyền của các nhánh quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đà Nẵng, ĐN, 2008, tr.18 . Và tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập và pháp triển dân chủ. Động lực ra đời của hệ tư tưởng này bắt nguồn từ những quan điểm của người xưa cho rằng: sự công bằng, pháp luật là những thuộc tính vốn có từ ngàn xưa của trời đất. Bởi vậy, bạo lực, lộng quyền, và hỗn loạn là cái tương phản lại quy luật trên cần xóa bỏ Nguyễn Văn Thảo, Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.10 . Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về pháp quyền hay nhà nước pháp quyền. Nhưng đứng ở góc độ cá nhân, tôi đồng tình với quan điểm của một số học giả cho rằng: pháp quyền là sự thượng tôn pháp luật triệt để, là sự cai trị bởi luật, không có một cá nhân hay tổ chức nào vượt lên trên pháp luật và nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước được vận hành trên cơ sở pháp luật hạn chế, kiềm tỏa quyền lực nhà nước_ một nhà nước hoàn toàn bị triệt tiêu khả năng tồn tại hiện tượng lạm quyền. Vậy thế nào là pháp trị? Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung thì pháp trị là thuyết cai trị bằng pháp luật do Hàn Phi Tử khai sinh và nó đối lập với nhân trị (nhân trị chia thành hai loại: loại độc tài (do một người cai trị) và tập đoàn trị (do một tập thể cai trị) ) Xem: Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đà Nẵng, ĐN, 2008, tr19 . Theo quan điểm cá nhân, tôi thiên về cách hiểu pháp trị là sự triệt để sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu nhất phục vụ cho việc cai trị, và tất nhiên theo đó sẽ có chủ thể đứng trên pháp luật để sử dụng thứ “công cụ tối ưu” đó, nói cách khác đó là cai trị bằng luật. Tôi cũng không đồng ý với tác giả Nguyễn Đăng Dung trong việc diễn giải khái niệm nhân trị để nhấn mạnh sự khác biệt với khái niệm pháp trị cũng như việc khẳng định người khởi xướng thuyết pháp trị là Hàn Phi Tử vì thực tế thuyết này đã hình thành và phát triển và nhiều giai đoạn bởi các triết gia như Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng… và Hàn Phi Tử là người hoàn thiện nó trong lịch sử tư tưởng chính trị cổ đại Trung Quốc . Như vậy, pháp quyền và pháp trị là hai thứ khác nhau. Và để làm sang tỏ sự khác nhau này, tôi xin đi sâu phân tích một số tiêu chí để phân biệt khái niệm pháp quyền và pháp trị về cả lí luận lẫn thực tiễn. Cụ thể là: Thứ nhất, về mục đích sử dụng pháp luật. Trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử cũng như những triết gia khác, pháp luật được sử dụng nhằm củng cố quyền lực chuyên chế, tăng cường sự chuyên quyền cho giai cấp thống trị, cho những “người nhà nước” (là vua (King hay Queen) trong chế độ quân chủ và là kẻ đứng đầu nhánh hành pháp trong các mô hình Nhà nước hiện đại). Các bộ luật tiêu biểu của lịch sử lập pháp cổ đại như Hammurabi (Babylone), Bộ sưu tập luật La Mã có tên Corpus Iuris Civilis,.. hoặc thậm chí đến bộ luật Hồng Đức ở thời kì phong kiến Việt Nam với các chế tài hà khắc cũng không nằm ngoài mục đích này. Còn trong thuyết pháp quyền, pháp luật sử dụng nhằm mục đích hạn chế quyền lực chuyên chế, nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lạm quyền của kẻ cầm quyền, nó là sự ràng buộc và là giới hạn của quyền lực. Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748. Ở Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức). Theo tư tưởng những người Châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền phân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳng của mọi người trước pháp luật . Thứ hai, về vị trí_vai trò, sự tác động qua lại trong mối tương quan giữa pháp luật và nhà nước. Trong nhà nước pháp trị, pháp luật chính là phương tiện để giai cấp thống trị áp đặt tư tưởng, ý chí của mình lên toàn xã hội, là thứ dùng để cai trị và quản lí xã hội. Lúc này tính giai cấp của pháp luật thể hiện rõ rệt nhất bởi vì nó là sản phẩm của riêng giai cấp cầm quyền và chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ cho việc duy trì và củng cố quyền lực của kẻ tạo ra nó. Tư tưởng chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được. Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được Tần Thủy Hoàng vận dụng, kết quả đã đưa nước Tần đến thành công trong việc thống nhất được đất nước Trung Quốc sau những năm dài chiến tranh khốc liệt . Còn trong tư tưởng về pháp quyền, nhìn chung theo nhiều quan điểm, pháp luật là công cụ để chế ngự quyền lực, là thứ hạn chế và kiểm soát quyền lực, theo cách này thì vô tình ta có thể ngầm hiểu có một chủ thể khác có khả năng sử dụng công cụ pháp luật để kiểm soát quyền lực trong xã hội. Như vậy thì ranh giới của pháp quyền và pháp trị trở nên mong manh vì vai trò xã hội của pháp luật nhìn chung cũng chỉ là một công cụ để “kẻ” nào nắm giữ pháp luật thì có thể dùng nó để tịnh tiến quyền lực từ cực kia đến cực nọ trong hệ quy chiếu nào đó mà thôi. Và, theo đó, ta không thể thấy được sự cân bằng giữa 3 yếu tố: pháp luật-nhà nước-nhân dân để hoàn thiện hơn khái niệm nhà nước pháp quyền. Vì thế, theo quan điểm cá nhân của tôi pháp luật trong trường hợp này nó không chỉ dừng lại với vai trò là công cụ tiết chế quyền lực mà nó còn là một dạng “chủ thể đặc biệt” cho mục đích hạn chế lạm quyền, kiểm soát quyền lực. Lúc này, pháp luật phát huy tối đa tính xã hội khi không còn là sản phẩm ý chí của riêng cá nhân hay giai tầng nào mà nó trở thành chuẩn mực chung cho mọi hoạt động vận hành nhà nước, xã hội, xuất phát từ nhu cầu chung của mọi công dân trong nhà nước về dân quyền, dân chủ; nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật và cùng với người dân trở thành đối tượng tác động của pháp luật, đồng thời nhà nước cũng làm nhiệm vụ đảm bảo cho pháp luật được vận hành triệt để trong xã hội; người dân vừa lấy pháp luật làm công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước, vừa chịu sự quản lí của nhà nước theo tinh thần của pháp luật (chứ không phải theo ý chí của nhà nước như trong nhà nước pháp trị). Có như vậy thì mới có thể xây dựng cách tiếp cận đồng nhất cho ba quan điểm về pháp quyền đại diện cho ba hệ thống chính trị lớn nhất ở châu Âu: Rechtsstaat của Đức, Etat de droit của Pháp, Rule of law của Anh. Thứ ba, về nội dung và tính chất của pháp luật. Ngay từ thời trung cổ, đại diện tiêu biểu của Pháp gia là Hàn Phi đã xác định: nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa” . Như vậy, bản chất của pháp luật trong nhà nước pháp trị là hà khắc và gần như chỉ thể hiện được tính giai cấp của nó nhằm phục vụ tuyệt đối cho sự chuyên quyền. Còn trong mô hình nhà nước pháp quyền mà các học giả xây dựng, tiêu biểu là mô hình nhà nước pháp quyền trên cơ sở biện chứng của Heghen thì trước hết phải là một Nhà nước hợp lý, chỉ có thể được hình thành trong xã hội hiện đại (khi đã có xã hội công dân). Luật pháp của Nhà nước pháp quyền nghiễm nhiên được đề cao, không cẩn bất cứ một áp lực nào, vì nó là sản phẩm của một Nhà nước hợp lý. Sự đề cao pháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiền đề của Nhà nước pháp quyền . Theo đó nội dung của pháp quyền là pháp luật tối thượng với bản chất dân chủ và nhân quyền, pháp luật tối cao là pháp luật đảm bảo cho hết thảy các quyền của mọi công dân. Tính xã hội của pháp luật trong nhà nước pháp quyền cũng nhờ đó mà bộc lộc rõ rệt. Và cũng chính bởi lẽ này mà pháp luật trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự hoàn thiện gần như tuyệt đối của một đội ngũ xây dựng và bảo vệ pháp luật với trình độ lập pháp cao. Từ những phân tích trên ta có thể thấy được những khác biệt cơ bản, thậm chí là trái ngược của khái niệm pháp trị và pháp quyền. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra điểm chung giữa chúng là sự đề cao pháp luật. Chính sự giống nhau này có thể đem lại rủi ro khi tiến đến xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền là làm mô hình ban đầu thành một biến thể nguy hiểm: nhà nước pháp trị, nếu không xác định rõ ngay từ đầu và kiên định mục tiêu sử dụng pháp luật, những yêu cầu về vai trò, bản chất và nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPháp trị và Pháp quyền_ tương đồng hay khác biệt.docx
Luận văn liên quan