Phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam sau cổ phần hóa

Xu hướng chung trên thế giới là Nhà nước hạn chế tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh và chỉ tập trung vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế tạo ra nhiều hiệu ứng ngoại biên tích cực để đem lại hiệu quả kinh tế theo quy mô mà khu vực kinh tế tư nhân không thể đảm nhận. Hiểu như vậy, chúng ta nhận thấy rằng nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối tại các NHTMNN sau CPH vì cái mà Nhà nước quan tâm là làm thế nào để các NHTMNN sau CPH tạo ra được nhiều lợi nhuận để giải quyết hài hoá lợi ích của nhà nước và Ngân hàng. Một hệ thống NHTMNN không thể thực hiện vai trò chủ đạo bền vững nếu với một quy mô hoạt động lớn nhưng hiệu quả kinh doanh và công nghệ ngân hàng yếu kém.

pdf149 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam sau cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng mại, đầu tƣ hạ tầng... Ý tƣởng hình thành NHTMCPNTVN trở thành một tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng trong tƣơng lai là phù hợp với sự phát triển của ngành tài chính trên thế giới nói chung và ngành tài chính của Việt Nam nói riêng. Theo quan điểm của các chuyên gia tài chính hiện nay, để một số NHTMNN chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng là một cả một quá trình và đòi hỏi phải hội tụ các điều kiện nhất định nhƣ: - NHTMNN phải tiến hành cổ phần hoá để hình thành ngân hàng mẹ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần làm trung tâm của tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu - Tăng tiềm lực tài chính của ngân hàng mẹ đủ mạnh nhằm tạo nền tảng tài chính của một tập đoàn tài chính quy mô lớn 107 - Một số công ty con ( công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ..) Trong các vấn đề nêu trên, thách thức lớn nhất và cũng là điều kiện quan trọng nhất để NHTMNN chuyển sang mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng chính là thực hiện cổ phần hoá. NHNTVN đã thực hiện thành công CPH năm 2007. Đây là dấu mốc quan trọng, bƣớc đầu tạo dựng nền tảng vững chắc để thực hiện “ Tầm nhìn” của ban quản trị Ngân hàng là thành lập “Tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng”. 3.2.1.2 Chiến lƣợc kinh doanh  Chiến lƣợc phát triển NHTMCPNTVN xác định chiến lƣợc phát triển tập trung vào các nội dung:  Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới;  Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHTMCPNT cũng nhƣ của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu. Dịch vụ ngân hàng là một trong những những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các quá trình kinh tế và tiện ích cho xã hội. Đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng ổn định, an toàn, hiệu quả bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam đƣợc hiện đại hoá, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lƣợng cao, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực và có khả năng canh trạnh trên thế giới . Chính sách phát triển hoạt động ngân hàng phải hƣớng tới mở rộng khả năng „‟cung‟‟ dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu‟‟ về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của NHTMCPNT căn cứ trên năng lực nội tại của ngân hàng và phù hợp với chính sách phát triển ngành ngân hàng Việt Nam nói chung. 108 NHTMCPNTVN sẽ tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới. Xây dựng đƣợc hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả kinh tế cao để có thể dành đƣợc thị phần trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng trên toàn diện mọi hoạt động nhƣ huy động vốn,dịch vụ tín dụng và đầu tƣ, thanh toán.... NHTMCPNT cũng sẽ tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của bản thân ngân hàng cũng nhƣ của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nghĩa là bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển về mặt số lƣợng nhƣ phát triển mạng lƣới giao dịch, đa dạng kênh phân phối, đa dạng hoá loại hình sản phẩm dịch vụ thì NHTMCPNT sẽ tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính và khẳng định đên tên tuổi của mình trong một vị thế mới, vị thế của một ngân hàng TMCP.  Mục tiêu trung hạn và mục tiêu cụ thể Mục tiêu trung hạn NHTMCPNTVN đặt ra mục tiêu trung hạn là một Tập đoàn tài chính cổ phần với lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động kinh doanh “lõi” của NHTMCP NTVN: Hoạt động ngân hàng thƣơng mại – duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống này của NHTMCP NTVN: ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn (treasury); dịch vụ thanh toán; tài trợ thƣơng mại (trade finance); tài trợ/đầu tƣ dự án... đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa & nhỏ (Thành lập và phát triển công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, phát triển các loại hình dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà…Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ các loại…) Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng đầu tƣ (tƣ vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ…); dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác. Nghĩa là, bên cạnh các công ty đã có hiện nay nhƣ: Công ty tài chính tại HongKong: tiếp tục thực hiện vai trò đầu mối liên hệ các hoạt động của 109 NHTMCPNT tại HongKong, Công ty Cho thuê tài chính (VCBL): kinh doanh phục vụ đối tƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Công ty Thẻ Smartlink ( ngân hàng góp vốn) để pháp triển hoạt động thanh toán thẻ ở thị trƣờng Việt Nam Ngân hàng sẽ thành lập thêm Công ty chuyển tiền tại Mỹ: Phù hợp với định hƣớng của NHNT nhằm phát triển tại thì trƣờng Bắc Mỹ, đồng thời là nơi có nhiều ngƣời Việt sinh sống, từng bƣớc mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Về Hoạt động đầu tƣ: Ngân hàng có Công ty chứng khoán NHNT (VCBS): hoạt động chuyên doanh trên lĩnh vực chứng khoán, đây là mảng hoạt động rất quan trọng trong tập đoàn, hƣớng tới vƣơn ra hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán quốc tế., Công ty quản lý quỹ đầu tư (VCBF): Giúp NHTMCPNT đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, cung cấp đến khách hàng mọi sản phẩm/dịch vụ tài chính, đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình hội nhập và nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra công ty còn là đầu mối để ngân hàng TMCPNT vƣơn ra thị trƣờng tài chính quốc tế thông qua các quỹ đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Mục tiêu cụ thể NHTMCPNTVN xác định các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở mô thức hoạt động của Tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng (VCB Holdings) cùng với sự đóng góp tích cực của các cổ đông mới, đặc biệt là các cổ đông/đối tác chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc:  Tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn;  Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trƣởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.  Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, sẵn sàng cho hội nhập và phát triển;  Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. 110  Bảo vệ quyền lợi cổ đông, đặc biệt chú trọng đến lợi ích của các cổ đông thiểu số.  Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; ứng dụng hệ thống khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc ngƣời lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.  Trở thành một Tập đoàn tài chính đa năng (Financial Holdings) có quy mô đứng trong số từ 50 đến 70 Tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015–2020 , phấn đấu đạt, duy trì (và phấn đấu vƣợt) một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2015: 1. Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2,5 – 3 tỷ USD; 3 Tổng tài sản tăng trung bình 15%-20%/năm; 4 Tỷ lệ trung bình hàng năm ROE là trên 15%; 5 Tỷ lệ trung bình hàng năm ROA là 1,2%; 6 Chỉ số CAR từ 10%-12%.  Nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Giữ vững Vietcombank là một trong những ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam;  Có phạm vi hoạt động trong nƣớc và tại các thị trƣờng tài chính thế giới, cũng nhƣ mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ trong dịch vụ tài chính/ngân hàng thông qua các nghiệp vụ đầu tƣ tài chính, mua bán, sáp nhập công ty và phát triển các doanh nghiệp mới; 3.2.2 Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng trong thời gian tới Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc kinh doanh và các mục tiêu phát triển đã đề ra, NHTMCPNT đƣa ra kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới nhƣ sau: 3.2.2.1 Kế hoạch huy động vốn: 111 Đến năm 2015, lƣợng vốn chủ sử hữu (vốn điều lệ và các khoản mục vốn khác) cần có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế cũng nhƣ phục vụ cho mở rộng phát triển Tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng sẽ là khoảng 2,5 tỷ đến 3 tỷ USD. Kế hoạch huy động vốn dựa trên mức độ tăng trƣởng huy động bình quân trong 5 năm gần đây (2003-2007) đạt 18,3% và có tính đến điều kiện cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn. Để đạt mục tiêu này, NHTMCPNT đã có các kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có liên quan: (i) tiếp tục phát triển mạng lƣới cũng nhƣ các sản phẩm huy động vốn dân cƣ (bán lẻ): kỳ phiếu VND/ngoại tệ, huy động có thƣởng; (ii) phát hành các loại giấy tờ có giá dài hạn (10 năm) với trị giá dự kiến 10.000 tỷ quy VND; (iii) tăng cƣờng công tác khách hàng và áp dụng các phƣơng thức thỏa thuận lãi suất; (iv) phát triển phƣơng thức quản trị vốn và cơ chế giá nội bộ hợp lý nhằm khuyến khích các Chi nhánh huy động vốn… 3.2.2.2 Kế hoạch tín dụng Kế hoạch tăng trƣởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn (2008-2015) là nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và an toàn. Dƣ nợ tín dụng dự kiến tăng trung bình khoảng 26%/năm. Chất lƣợng tín dụng: duy trì tỷ lệ nợ xấu tối đa 2,6% trong giai đoạn (2008-2015).Các chỉ tiêu nêu trên đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở: tăng trƣởng tín dụng bình quân 5 năm qua đạt 22,7% và trong bối cảnh thị trƣờng hiện nay, mức tăng trƣởng dƣới 30% là khả thi. Tuy nhiên, việc lãi suất tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN, lạm phát ở mức cao… sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng và làm tăng nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu. 3.2.2.3 Kế hoạch về đầu tƣ (bao gồm hoạt động đầu tƣ góp vốn vào các Công ty liên doanh, liên kết và đầu tƣ góp vốn dài hạn khác) Trong giai đoạn (2008 -2015) NHTMCPNT sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ theo cả chiều rộng và chiều sâu.  Đối với Khối liên doanh, thực hiện đầu tƣ xoay quanh lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính - Bất động sản (bao gồm cả Thẻ, Chứng khoán, Quỹ...). Ngoài lĩnh vực 112 Ngân hàng là lĩnh vực hoạt động chính và có nhiều kinh nghiệm của NHTMCPNT, lĩnh vực Bảo hiểm và Bất động sản cần đƣợc tích luỹ thêm kinh nghiệm để mở rộng đầu tƣ. Xây dựng và đề xuất chế độ theo dõi chặt chẽ những liên doanh này thông qua xây dựng Quy chế báo cáo của Liên doanh và những cán bộ VCB trong liên doanh để có thông tin và những điều chỉnh kịp thời.  Đối với Khối đầu tƣ các đơn vị trong nƣớc thông thƣờng dự kiến sẽ tăng cƣờng đầu tƣ với mục đích tạo ra hiệu quả kinh tế, bao gồm (i) lợi tức từ hoạt động đầu tƣ; (ii) đa dạng danh mục đầu tƣ để hạn chế rủi ro và phát triển tập đoàn và (iii) tạo vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Đa dạng hoá ngành nghề đầu tƣ dự kiến dựa trên cơ sở có phân tích và lựa chọn các ngành có tiềm năng phát triển . Kết hợp với VCBS, VCBF thực hiện việc phân tích công ty để chọn lựa các công ty đầu tƣ có hiệu quả. Đặc biệt xem xét hiện thực hoá một số khoản lợi nhuận do đã đầu tƣ trong một thời gian dài, đã thu đƣợc hiệu quả nhất định và giá trị thị trƣờng đã đƣợc coi là bão hoà. Đi cùng với đó là cơ cấu lại danh mục đầu tƣ. Cụ thể, trong năm 2008 NHTMCPNT đầu tƣ liên doanh liên kết tăng thêm 758 tỷ VND, đạt mức 1.260 tỷ VND vào cuối năm 2008 (tƣơng đƣơng 151.09% so với năm 2007). Các khoản đầu tƣ mới trong năm 2008 dự kiến bao gồm các khoản tăng vốn vào các công ty liên doanh liên kết sẵn có.Đầu tƣ góp vốn dài hạn khác, ngân hàng sẽ tăng từ 1.144 tỷ VND lên khoảng 2.316 tỷ VND (tăng thêm 1.196 tỷ VND, tƣơng đƣơng 102,44% so với năm 2007), trong đó bao gồm. - Tăng vốn các đơn vị đã đầu tƣ: 682 tỷ VND - Thành lập một số doanh nghiệp khác: 514 tỷ VND Dự tính lãi từ hoạt động đầu tƣ góp vốn liên doanh, mua cổ phần khoảng 423 tỷ VND, tăng 27,03% so với năm 2007 – bao gồm: (i) lãi từ liên doanh, liên kết: 198 tỷ VND; (ii) cổ tức và thu lãi tại các đơn vị đầu tƣ dài hạn: 225 tỷ VND. 3.2.2.4 Kế hoạch về tài sản Nợ/Có: Với các kế hoạch và mục tiêu nêu trên, tổng tài sản của ngân hàng TMCPNT sẽ tăng khoảng 15% đến 20%/ năm. Đến 31/12/2010 tổng tài sản của ngân hàng ƣớc 113 đạt 357.063.860 triệu VND, 31/12/2015 là 938.118.900 triệu VND. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh về số lƣợng, Vietcombank chú trọng phát triển hoạt động về mặt chất lƣợng, nâng cao năng lực quản trị điều hành Tài sản Nợ/Có. Trong bối cảnh thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ hiện nay cũng nhƣ dự báo tình hình kinh tế trong năm 2008 sẽ có nhiều khó khăn đối với khu vực dịch vụ tài chính- ngân hàng, Vietcombank đề ra cho mình mục tiêu quản trị vốn hài hòa giữa các yêu cầu đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. 3.3.2.5 Dự kiến kết quả kinh doanh Bảng 3.1: Dự báo kết quả kinh doanh giai đoạn (2008-2010) Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 I. TỔNG TÀI SẢN 200.914.606 245.375.194 296.666.962 357.063.860 II. VỐN TỰ CÓ 12.981.202 19.040.301 23.696.028 27.424.221 III. THU NHẬP LÃI VÀ CÁC KHOẢN TƢƠNG ĐƢƠNG 3.352.038 4.315.672 5.446.693 7.026.441 1. Thu nhập lãi vầ các khoản tƣơng đƣơng 10.327.305 12.724.677 15.523.798 18.829.714 2. Chi phí lãi và các khoản tƣơng đƣơng (6.975.267) (8.409.005) (10.077.105) (11.803.273) IV. THU NHẬP NGOÀI LÃI THUẦN 1.648.584 1.978.301 2.571.791 3.600.507 1. Thu nhập thuần từ phí dịch vụ 646.937 776.325 1.009.222 1.412.911 2. Thu nhập thuần về kinh doanh ngoại tệ 323.381 388.058 504.475 706.265 3. Thu nhập thuần về kinh doanh chứng khoán 118.916 142.699 185.508 259.712 4. Thu nhập thuần từ hoạt động khác 559.350 671.219 872.585 1.221.619 V. TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.000.622 6.293.973 8.018.484 10.626.948 VI. TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (1.310.163) (1.573.493) (2.164.991) (2.975.546) 1. Chi phí cho cán bộ công nhân viên (487.172) (712,287) (998,785) (1,416,360) 2. Chi phí khấu hao (334.410) (352.430) (397.909) (469.678) 3. Chi phí quản lý (488.581) (508,776) (768,296) (1,089,508) VII. THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUẦN 3.690.459 4.720.480 5.853.493 7.651.403 114 CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 VIII. CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG (1.115.523) (1.111.454) (1.203.663) (1.692.567) IX. LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ 2.574.936 3.609.026 4.649.830 5.958.836 X. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (720.982) (1.010.527) (1.301.953) (1.668.474) XI. LỢI NHUẬN SAU THUẾ 1.853.954 2.598.498 3.347.878 4.290.362 XII. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/VỐN CHỦ SỞ HỮU 15,4% 16,2% 15,7% 16,8% 1. Trích lập các quỹ 296.633 415.760 535.660 686.458 2. Chi trả cổ tức 0 1.039.399 1.339.151 1.716.145 XIII. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (%) 11,1% 12,8% 12,7% 12,0% XIV. LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN (NGƢỜI) 7.500 8.300 9.000 9.500 XV. THU NHẬP BÌNH QUÂN/ NGƢỜI/ THÁNG (ĐỒNG) 5.413.022 7,151,472 9,248,010 12,424,209 Nguồn: Bản công bố thông tin CPH của NHTMCPNTVN năm2007 Ghi chú: (i) Dự báo trên đƣợc lập dựa trên dự báo kết quả kinh doanh 2007 dựa trên số thực hiện đến 30/9/2007 và ƣớc thực hiện đến 31/12/2007. (ii) Dự báo cho giai đoạn 2008– 2015 dựa trên các giả định sau:  Tổng tài sản: tăng trung bình 21%/năm  Tiền gửi: tăng trung bình 20%/năm  Tín dụng: tăng trung bình 26%  Chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dƣ nợ trung bình xấp xỉ 1%/năm  Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ: 2,6%  Tỷ lệ trích lập các quỹ/Lợi nhuận sau thuế: 16%  Do bản dự báo đƣợc lập trong năm 2007 nên chƣa tính đƣợc hết những biến động mạnh của thị trƣờng tài chính, ngân hàng đầu năm 2008. Trên thực tế, kế hoạch kinh doanh của năm 2008 đã đƣợc NHTMCPNT điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. 115 Nguồn:NHTMCPNTVN Biểu đồ 3.1: Doanh thu hoạt động kinh doanh dự kiến của NHTMCPNTVN Thu nhập từ lãi dự kiến năm 2008 đạt 4315 tỷ VND tăng 13.94% so với năm 2007 (trên thực tế khi triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2008 của NHTMCPNT thu nhập từ lãi dự kiến đã hạ xuống chỉ còn là 3981 tỷ VND), năm 2010 đạt 7026 tỷ VND, năm 2012 sẽ vào khoảng 10.448 tỷ VND. Thu nhập ngoài lãi năm 2008 sẽ vào khoảng 1978 tỷ VND ( thực tế trong bản kế hoạch kinh doanh 2008 là 2338 tỷ VND) và năm 2012 là 5968 tỷ VND. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh dự kiến tăng từ 31.4% năm 2008 lên khoảng 36.4 % năm 2012. Sở dĩ, tỷ lệ này tăng không nhiều vì trong tƣơng lai sự cạnh tranh trong thị trƣờng dịch vụ ngân hàng sẽ còn gay gắt hơn hiện nay rất nhiều. Hoạt động kinh doanh của NHTMCPNT sẽ khó khăn. Xây dựng một sự tăng trƣởng hợp lý cũng là một trong những chiến lƣợc kinh doanh của NHTMCPNT. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2008 dự kiến đạt 3609 tỷ VND (trong bản kế hoạch kinh doanh năm 2008 chỉ còn 3383 tỷ VND) , năm 2010 là 5958 tỷ VND. Dự phòng rủi ro tín dụng năm 2008 là 1111 tỷ VND, 2012 là 2,512 tỷ VND. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận trƣớc thuế sẽ giảm từ 30.8% năm 2008 xuống khoảng 10,448 8,544 7,026 5,446 4,315 3,3523,8843,296 1,888 5,968 4,592 3,600 2,571 1,978 1,6481,397 976 944 36.4% 35.0% 33.9% 32.1% 31.4% 33.0% 26.5% 22.8% 33.3% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập ngoài lãi Thu nhập từ lãi Tỉ lệ Thu nhập ngoài lãi (% của Tổng thu nhập HĐKD*) 116 28% năm 2012 và khoảng 26% năm 2015. NHTMCPNT kỳ vọng rằng với chất lƣợng hoạt động kinh doanh tốt hơn, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận trƣớc thuế sẽ giảm đáng kể. Nguồn: NHTMCPNT Biểu đồ 3.2 : Lợi nhuận trƣớc thuế dự kiến của NHTMCPNT trong thời gian tới Nguồn: NHTMCPNT 8,976 7,424 5,958 4,6493,609 2,574 3,893 1,7601,488 2,512 1,904 1,692 1,203 1,111 1,115 174 1,552464 28.0%25.6%28.4%25.9% 30.8% 43.3% 4.5% 88.2% 31.2% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dự phòng Lợi nhuận trƣớc thuế Tỉ lệ dự phòng (% của LNKDTT*) 18.0% 16.5% 26.0% 15.4% 16.2% 15.7% 16.8% 17.2% 17.0% 11.0% 11.9% 11.1% 12.8% 12.7% 12.0% 12.0% 12.0% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ROAE CAR ROE 117 Biểu đồ 3.3 : Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu và chỉ số Car dự kiến của NHTMCPNT Nguồn: NHTMCPNTVN Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận/ Tổng tài sản dự kiến của NHTMCPNTVN Các chỉ số ROA, ROE của NHTMCPNT trong thời gian tới sẽ ở mức ổn định. ROA giao động từ 1.28% năm đến 1.33% /năm, và ROE giao động từ 16.2% đến 17%/năm. Chỉ sốan toàn vốn sẽ đạt từ 11% đên 12%/năm. Trong những năm qua hiệu quả sử dụng vốn (ROE) của Vietcombank liên tục đƣợc cải thiện .Sau cổ phần hoá , Vietcombank sẽ tiếp tục thu đƣợc một nguồn vốn lớn, tuy nhiên , việc sử dụng chƣa thể đem lại hiệu quả ngay. Nhƣng chúng ta tin rằng trong những năm tới Vietcombank sẽ đạt đƣợc những kết quả kinh doanh tốt tƣơng xứng với quy mô vốn vf tài sản của ngân hàng 3.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng trong thời gian tới 3.3.1 Giải pháp vĩ mô 3.3.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nƣớc về phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 1.90% 1.33%1.35%1.30%1.27%1.28% 1.35% 1.01%1.03% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 118 của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngàyy 15 tháng 6 năm 2004 là khuôn khổ pháp lý cơ bản đối với việc tổ chức và hoạt động ngân hàng. Các văn bản dƣới luật cùng với các luật này đã tạo thành một khuôn khổ pháp luật đồng bộ với hoạt động ngân hàng. Vì vây, muốn phát triển hoạt động ngân hàng cần phải sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng mà trƣớc hết là sửa đổi căn bản Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng. Việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam phải đảm bảo mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà Nƣớc trở thành một ngân hàng trung ƣơng hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này cần xác định, chỉ rõ một số vấn đề sau đây đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: Một là, xác định địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức căn bản để quyết định tổ chức bộ máy, hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Trong điều kiện chính trị của đất nƣớc, Ngân hàng nhà nƣớc nên là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ƣơng của nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Địa vị pháp lý nhƣ vậy là phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam. Hai là, xác định rõ mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc. Hoạt động của NHNN cần thực hiện mục tiêu chiến lƣợc ổn định trị giá đồng tiền, góp phần đảm bảo hoạt động của các TCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ổn định đồng tiền luôn là mục tiêu chiến lƣợc của các ngân hàng Trung Ƣơng trong quá trình hoạt động. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu này, Ngân hàng Trung ƣơng cần có quyền hạn nhất định trong hoạch định chính và thực thi chính sách tiền tệ. Quyền hành đó phải đƣợc quy định rõ ràng và đầy đủ trong Luật ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ba là, xác định đƣợc bộ máy của NHNN phù hợp với mô hình của một ngân hàng Trung Ƣơng hiện đại để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao trong Luật. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ một ngân hàng Trung ƣơng hiện đại, nâng cao khả năng thanh tra giám sát hoạt đông động ngân hàng. 119 Việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cần phải bảo đảm cho các tổ chức tín dụng thực sự trở thành những định chế tài chính, có năng lực tài chính, trình độ công nghệ cao để kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các TCTD hoạt động trong khuôn khổ pháp luật mà không chịu sự chi phối của cơ quan hay tổ chức nào, đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Phát triển các tổ chức tín dụng đa năng trong nền kinh tế thị truờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Luật các tổ chức tín dụng cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các tổ chức tín dụng, tạo thị truờng, tôn trọng các quy luật của thị trƣờng. Đồng thời, luật các tổ chức tín dụng cũng cần có những quy định quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong điều kiện chúng tahội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta phải giữ vững định hƣớng tự chủ và tính đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện của nƣớc ta. Hệ thống khung pháp lý, đặc biệt là khung pháp lý về tài chính -tiền tệ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Vì vậy, cần chú trọng các biện pháp để hoàn thiện khung pháp lý, tiếp tục chỉnh sửa luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng theo hƣớng chú trọng xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật cho tất cả các lĩnh vực của hoạt động ngân hàng, nhất là các dịch vụ ngân hàng mới đƣợc hình thành và phát triển trên thị trƣờng; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa hệ thống Luật và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện; kịp thời sửa đổi bổ sung những điểm bất hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất và khả thi của toàn bộ hệ thống. 3.3.1.2 Tăng cƣờng năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa ra các chính sách nhằm ổn định và bảo đảm an toàn môi trƣờng hoạt động ngân hàng. NHNN cần phải có đủ năng lực để tạo lập và duy trì môi trƣờng vĩ mô. Việc điều chỉnh chính sách hay biện pháp can thiệp thị trƣờng của NHNN hoàn toàn có khả năng làm gia tăng hoặc hạn chế rủi ro hoạt động ngân hàng thông qua việc làm thay đổi các lực lƣợng thị 120 trƣờng cung, cầu, giá cả thông qua các biện pháp kinh tế là chủ yếu, cùng với các biện pháp pháp luật và hành chính. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích hay hạn chế sự ra đời và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Một môi trƣờng mà ở đó, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất đƣợc NHTW điều tiết có hiệu quả theo nguyên tắc thị trƣờng là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một khuôn khổ thể chế phù hợp đi đôi với một hệ thống điều tiết tiền tệ, quản lý, giám sát ngân hàng hữu hiệu là nền tảng quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc phát triển một cách an toàn và có trật tự. 3.3.1.3 Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng, theo đó khi chƣa có Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, những nội dung, phƣơng pháp thanh tra chuyên ngành ngân hàng và những đổi mới Thanh tra NHNN cần phải cụ thể hóa trong Luật NHNN sửa đổi. Khuôn khổ pháp luật về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng phải đảm bảo Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và giám sát việc tuân thủ các qui dịnh của phápluật trong hoạt động của ngân hàng. Về lâu dài, cần phải có Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho Cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có hoạt động hiệu quả và hạn chế xung đột lợi ích 3.3.1.4 Giảm dần vai trò của Nhà nƣớc trong các Ngân hàng thƣơng mại sau cổ phần hoá Vị trí và vai trò của Nhà nƣớc đối với các NHTMNN sau CPH phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nƣớc trong các NHTMNN. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, nếu nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50%) tại các NHTM thì NHTM đƣợc xếp là NHTMNN. Nếu Nhà nƣớc tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần trên 50% ở các NHTMNN sau cổ phần hoá thì Nhà nƣớc sẽ phải đầu tƣ nhiều tỷ đồng vào các ngân hàng này, chủ yếu cho xử lý nợ xấu và bổ sung vốn để đạt tỷ lệ cổ phần chi phối. Nhƣ vậy, áp lực tài chính đè nặng lên Ngân sách Nhà nƣớc lại càng lớn. Do 121 đó, chúng ta cần phải xem xét lại vấn đề Nhà nƣớc có nên giữ cổ phần chi phối ở các NHTMNN sau CPH (hiện nay ví dụ nhƣ trƣờng hợp của NHTMCPNT, sau CPH nhà nƣớc vẫn nắm giữ 90% cổ phần). Trong trung hạn, nếu các ngân hàng Đầu tƣ, Công thƣơng và Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn đều CPH thì nhà nƣớc cũng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Sở dĩ Nhà nƣớc cần nắm giữ cổ phần chi phối trong các NHTMNN một thời gian nhất định sau CPH để bảo đảm sự hoạt động ổn định của ngân hàng. Khi các công cụ quản lý và kiểm soát của các ngân hàng đủ mạnh thì nhà nƣớc có thể chuyển nhƣợng dần vốn cổ phần của mình cho các nhà đầu tƣ khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên, viêc có nắm giữ cổ phần chi phối hay không chi phối, Nhà nƣớc cần phải đóng vai trò là nhà đầu tƣ thực sự trong các NHTMNN sau CPH để bảo đảm nguyên tắc thƣơng mại trong hoạt động ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc. Xu hƣớng chung trên thế giới là Nhà nƣớc hạn chế tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh và chỉ tập trung vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế tạo ra nhiều hiệu ứng ngoại biên tích cực để đem lại hiệu quả kinh tế theo quy mô mà khu vực kinh tế tƣ nhân không thể đảm nhận. Hiểu nhƣ vậy, chúng ta nhận thấy rằng nhà nƣớc không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối tại các NHTMNN sau CPH vì cái mà Nhà nƣớc quan tâm là làm thế nào để các NHTMNN sau CPH tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận để giải quyết hài hoá lợi ích của nhà nƣớc và Ngân hàng. Một hệ thống NHTMNN không thể thực hiện vai trò chủ đạo bền vững nếu với một quy mô hoạt động lớn nhƣng hiệu quả kinh doanh và công nghệ ngân hàng yếu kém. 3.3.1.5 Xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ để làm định hƣớng cho các Ngân hàng thƣơng mại xây dựng chiến lƣợc phát triển của riêng mình Xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Trên cơ sở đó mỗi NHTM sẽ xây dựng chiến lƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của riêng mình. 122 Bên cạnh vệc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngân hàng, NHNN cần có sự phán đoán thị trƣờng một cách nhanh nhạy để đƣa ra các giải pháp hợp lý nhất là trong bối cảnh thị trƣờng tài chính ngân hàng ngày càng biến động lớn nhƣ hiện nay. Sự chỉ đạo đƣa ra các chính sách của Chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc có tác dộng rất lớn đến hoạt động của các NHTMVN. 3.3.2 Giải pháp vi mô 3.3.2.1 Tái cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành sau cổ phần hoá Sau CPH , NHTMCPNT cần cấu trúc lại mô hình tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực: nghiên cứu chiến lƣợc; quản trị rủi ro; quản trị tài chính, kiểm tra/kiểm toán nội bộ. Muốn vậy, ngân hàng cần thực hiện một số vấn đề sau:  Chuẩn hoá các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng theo chuẩn mực quốc tế.  Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tăng cƣờng vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng.  Tiếp tục thực hiện việc phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của NHTMCP NTVN. 3.3.2.2 Xây dựng phát triển nguồn nhân lực Phát triển và bồi dƣỡng nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết và quan trọng nếu ngân hàng TMCPNT muốn đẩy mạnh, phát triển hoạt động kinh doanh . Ngƣời lao động chính là những ngƣời sẽ hiện thực hóa các chính sách, kế hoạch kinh doanh của ban 123 quản trị nên trong thời gian tới đây NHTMCPNT cần phải chú trọng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể: Những cán bộ quản lý, hoạch định chính sách đòi hỏi phải có kiến thức vĩ mô về chiến lƣợc phát triển, về đánh giá năng lực tài chính cá nhân; năng động và nhạy bén; có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa, xã hội, pháp luật và nắm bắt đƣợc các thông tin về công nghệ. Đội ngũ nhân viên đặc biệt là những cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ thì phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, có hiểu biết xã hội, có độ nhạy bén cao trong công việc thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần gắn kết quả đào tạo vào việc phân bổ cán bộ theo đúng ngƣời, đúng việc, đặc biệt cần tích cực luân chuyển cán bộ để sắp xếp cán bộ phù hợp nhất với năng lực chuyên môn từng ngƣời và động viên kịp thời để kích thích tinh thần phấn đấu, sáng tạo của nhân viên. Ngoài ra, chế độ lƣơng thƣởng cũng phải hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí công việc. Làn sóng luân chuyển cán bộ trong ngành ngân hàng hiện nay phần lớn đều do chế độ đãi ngộ ở nơi mới hấp dẫn hơn. Trong thời gian tới, NHTMCPNT cần kiên quyết và nhanh chóng xây dựng cơ chế tính toán hiệu quả kinh doanh cho từng đơn vị, phòng ban, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh ngay trong nội bộ; Cần trao quyền chủ động cho lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp phòng và có chính sách khen thƣởng thích hợp và xử phạt nghiêm túc trên cơ sở xem xét thƣờng xuyên chất lƣợng và khối lƣợng công việc để khuyến khích cán bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; Thƣờng xuyên động viên cán bộ nhân viên bằng nhiều chế độ phúc lợi nhƣ thƣởng vật chất, cho đi đào tạo, dự các lớp tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài nƣớc, nâng lƣơng trƣớc hạn, đề bạt, cân nhắc...nhằm nuôi dƣỡng nhân tài, giữ đƣợc cán bộ cố cán và chuyên gia giỏi, gắn bó và tiến thân cùng với sự nghiêp phát triển ngân hàng. 124 3.3.2.3 Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc phát triển hoạt động kinh doanh Đây là yếu tố cơ bản, yếu tố không thể thay thế đƣợc trong điều kiện hiện nay. Bởi chỉ có công nghệ hiện đại (gồm Công nghệ tin học: Các thiết bị tin học và phần mềm quản lý hệ thống, quản lý dữ liệu, xử lý nghiệp vụ...Công nghệ viễn thông: Hệ thống viễn thông kết nối thông tin trong toàn hệ thống, hệ thống mạng Internet, hệ thống mạng điện thoại...Các thiết bị xử lý giao dịch tự động nhƣ: Máy ATM, máy đọc thẻ...) mới cho phép các NHTM nói chung và NHTMCPNT nói riêng phát triển các sản phẩm dịch vụ đa năng, đảm bảo cho ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh và phát triển. Trƣớc CPH, thế mạnh công nghệ đã là động lực thúc đẩy cho NHTMCPNT trong việc tiên phong đƣa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, phong phú về loại hình, uy tín và chất lƣợng, góp phần tạo dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của NHNT trong thị trƣờng nội địa và quốc tế .Trong thời gian tới, NHTMCPNT cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tƣ vào CNTT theo cả chiều rộng và chiều sâu: Phát triển theo chiều rộng, có nghĩa là ngân hàng cần phổ cập hoá tin học đến tất cả mọi ngƣời; ứng dụng tin học trong mọi lĩnh vực từ nghiên cứu sản phẩm đến quản trị ngân hàng..., cung cấp hạ tầng truy cập Internet đến tất cả mọi phòng, ban tạo điều kiện cho nhiều ngƣời có thể truy nhập Internet khai thác thông tin, phục vụ cho các nhu cầu làm việc, học tập . Phát triển theo chiều sâu, ngân hàng nên xây dựng trung tâm lƣu trữ dữ liệu, hệ thống dự phòng để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng, tiếp tục phát triển các chƣơng trình ứng dụng, cung cấp sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại (ebank, internet banking, sms banking, kết nối trực tuyến vớicác công ty chứng khoán..), nghiên cứu lựa chọn giải pháp và triển khai các hệ thống hỗ trợ quản trị ngân hàng (quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính..) 125 3.3.2.4 Đa dạng hóa loại hình sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm Trong thời gian tới NHTMCPNT cần mở rộng dạnh mục sản phẩm, dịch vụ cung cấp để tận dụng đƣợc hết lợi thế về quy mô của ngân hàng nhƣ mạng lƣới rộng khắp, kênh phân phối đa dạng. Ví dụ để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn NHTMCPNT cần phải đa dạng các sản phẩm huy động vốn nhƣ:tiếp tục phát triển mạng lƣới cũng nhƣ các sản phẩm huy động vốn dân cƣ (bán lẻ): kỳ phiếu VND/ngoại tệ, huy động có thƣởng…; (ii) phát hành các loại giấy tờ có giá dài hạn (10 năm) với trị giá dự kiến 10.000 tỷ quy VND; (iii) tăng cƣờng công tác khách hàng và áp dụng các phƣơng thức thỏa thuận lãi suất; (iv) phát triển phƣơng thức quản trị vốn và cơ chế giá nội bộ hợp lý nhằm khuyến khích các Chi nhánh huy động vốn…Đối với dịch vụ thanh toán, ngân hàng nên triển khai rộng rãi các dịch thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử tự động, đẩy mạnh đầu tƣ và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo hƣớng chuẩn quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản truớc hết là các tài khoản cá nhân với thủ tục tiện lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thuhút nguồn vốn rẻ và tạo sự phát triển cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình sản phẩm ngân hàng cũng cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng nên chú trọng : - Hệ thống phân phối và quy trình giao dịch thuận tiện ví dụ nhƣ hồ sơ vay vốn rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp sản phẩm cho vay một cách nhanh chóng là một biểu hiện của dịch vụ tốt. - Chất lƣợng dịch vụ còn phụ thuộc vào môi trƣờng, cảnh quan xung quanh bao gồm: thiết kế và bố trí quầy dịch vụ phục vụ khách hàng sao cho thuận tiện nhất. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu hút khách của ngân hàng. Một ngân hàng hiện đại, với đầy đủ tiện nghi và có nơi giao dịch thuận tiện cũng có thể sẽ không có khách nếu nhƣ không có một chỗ gửi xe an 126 toàn. Ngoài ra, một bàn nƣớc với một lọ hoa và một vài tạp chí giới thiệu về hoạt động của ngân hàng, một vài dịch vụ nhỏ trong khi chờ đợi cũng là một cách thu hút khách hàng hiệu quả mà không phải ở đâu cũng làm đƣợc. Vì vậy, việc thiết kế bao gồm bố trí trong ngân hàng, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc,... tất cả những yếu tố đó có thể tạo nên không khí thân thiện và giúp việc loại bỏ "hàng rào ngăn cách" giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng. - Một số yếu tố khác nhƣ giờ mở cửa, khả năng cung ứng dịch vụ, vị trí thuận tiện v.v... cũng là yếu tố bổ trợ thêm làm tăng chất lƣợng dịch vụ. - Trong các yếu tố hình thành nên chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo, yếu tố con ngƣời là quan trọng nhất. Trong khi máy ATM cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn, đồng loạt với chất lƣợng ổn định nhƣ nhau cho các khách hàng thì nhân viên ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ phức tạp hơn, hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng, thông qua đó có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng. Ngân hàng phải tìm cách biến mỗi nhân viên nghiệp vụ của mình thành một thế mạnh thực sự của ngân hàng, thay đổi nhận thức từ một cán bộ công chức sang một nhân viên phục vụ. Bởi vì hầu hết khách hàng đều giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng. Mọi cử chỉ, tác phong, hành động của nhân viên ngân hàng đều tác động đến khách hàng và thực tế khách hàng thƣờng đánh giá ngân hàng qua nhân viên của ngân hàng. Tác phong cẩu thả, chậm chạp của nhân viên ngân hàng sẽ làm ảnh hƣởng đến đến tâm lý của khách hàng và quyết định của khách hàng về sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một nhân viên nhanh nhẹn, cẩn thận, tỷ mỷ, cần mẫn, biết bình tĩnh lắng nghe và luôn biết mỉm cƣời sẽ nâng cao giá trị của ngân hàng trong mắt khách hàng và thúc đẩy họ đến với ngân hàng nhiều hơn. Sự thoải mái và tin tƣởng là rất cần thiết trong giao dịch mà điều này đƣợc khách hàng đánh giá qua thái độ, tác phong của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, các nhân viên khác nhau không thể cung cấp chất lƣợng dịch vụ nhƣ nhau. Thậm chí, một nhân viên giao dịch có thể cung cấp dịch vụ với chất lƣợng 127 khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Do vậy, các cán bộ ngân hàng cần có kỹ năng, trình độ, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc, đạo đức tốt, đƣợc đào tạo cẩn thận là yếu tố quyết định chất lƣợng dịch vụ. Tóm lại, NHTMCPNT cần phải củng cố, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sử dụng chất lƣợng dịch vụ nhƣ một công cụ cạnh tranh hữu hiệu từ đó hình thành nên nền tảng, phát triển vững chắc, vững bƣớc đi lên đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trong quá trình hội nhập ngành ngân hàng nhƣ hiện nay... 3.3.3 Kiến nghị Việc hoàn thiện và phát triển các cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại có ý nghĩa rất to lớn. Các quy định pháp lý chặt chẽ hơn nhƣng không cứng nhắc sẽ tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh. Ngƣời Viết xin đƣa ra một số kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và ban lãnh đạo ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng …nhƣ sau: 3.3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ  Trao quyền độc lập cho NHNN trong việc đƣa ra các quyết định quản lý và điều hành Quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Các quyết định về quản lý tiền tệ có khi diễn ra hàng ngày. Nếu NHNN không có đƣợc sự chủ động cao trong điều hành thì sẽ kém hiệu quả. Thực tiễn cho thấy rằng, ở những nƣớc mà NHTƢ có một sự độc lập tƣơng đối với Chính phủ, hoạt động ngân hàng ở những nƣớc đó có xu hƣớng ổn định và phát triển trong thời kỳ dài. Ở Việt Nam, NHNN không nhất thiết phải độc lập hoàn toàn với chính phủ nhƣng NHNN phải đƣợc độc lập trong việc đƣa ra các quyết định quản lý và điều hành. Chính phủ và Quốc hội chỉ đƣa ra định hƣớng, mục tiêu và khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng. Một thể chế minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ là cơ sở tốt nhất cho hoạt động ngân hàng. Sự độc lập sẽ tạo cho NHNN một sự linh hoạt, sáng tạo, tính tự chủ trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động 128  Quốc hội và Chính phủ cần tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của NHNN Các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế, xã hội. Vì thế, Quốc hội và Chính phủ cần tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của NHNN. Việc kiểm tra, giám sát này có thể là trực tiếp hoặc là gián tiếp thông qua dƣ luận công chúng, đặc biệt là các nhà đầu tƣ. 3.3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Là cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng. Trong từng thời kỳ, NHNN phải đƣa ra đƣợc chiến lƣợc đúng đắn để dảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Trƣớc khi đƣa ra những quyết định lớn, NHNN có thể đƣa ra thăm dò dƣ luận trƣớc khi đi dến quyết định cuối cùng.  NHNN cần trao nhiều quyền tự chủ cho ngân hàng thƣơng mại đi đôi với việc thanh tra giám sát, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Các NHTM đƣợc tự chủ trong việc hợp nhất, sáp nhập để loại ra những ngân hàng hoạt dộng kém hiệu quả.  NHNN cần đƣa ra các quy định buộc các NHTM thực hiện chế độ báo cáo các hoạt động chính xác, thƣờng xuyên hơn để NHNN nắm rõ đƣợc hoạt động của các NHTM, từ đó đƣ ảa những chính sách hoặc điều chỉnh hợp lý với tình hình Hoạt động ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô khác.. Ngƣợc lại, các chính sách kinh tế khác cũng có tác động ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng. Để quản lý hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả, việc thu thập các thông tin kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng, Do đó, cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành thì NHNN mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 129 3.3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam  Tổ chức rà soát hệ thống các quy trình, nghiệp vụ đang áp dụng: Hiện nay, rất nhiều quy trình nghiệp vụ đã đƣợc soạn thảo từ trƣớc, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho các phòng ban trong quá trình tác nghiệp hoặc có nhiều hoạt động ngân hàng nhà nƣớc đã có quy định mới nên Ngân hàng cần tổ chức kiểm tra, rà soát lại các quy trình nghiệp vụ để có sự điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho các hoạt động tác nghiệp đƣợc thực hiện an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật  Ban lãnh đạo nên giao nhiều quyền chủ động hơn nữa cho các chi nhánh Các chi nhánh nhiều khi không có quyền tự chủ trong khi tác nghiệp nhƣ xin hạn mức tín dụng, công tác khách hàng.... Có nhứng vấn đề cần phải quyết nhanh trong công tác khách hàng nếu đợi để trình lên trung ƣơng thì lại chậm chễ, ách tắc. tranh hơn.  Đãi ngộ đối với ngƣời lao động Hiện nay, có một thực tế là NHTMCPNT nhƣ là cái nôi đào tao các cán bộ giỏi và nhiều kinh nghiệm cho các ngân hàng khác. Nguyên nhân chính khiến những cán bộ này đến môi trƣờng làm việc mới là do chế độ đãi ngộ của ngân hàng chƣa tôt, chƣa trả theo công việc và năng lực. Kiến nghị Ban lãnh đạo giao phòng Tổ chức cán bộ nghiên cứu đƣa ra cách tính lƣơng mới nhằm tạo một sự cân bằng nhất định giữa mặt bằng lƣơng và đãi ngộ của ngân hàng TMCPNT.với các ngân hàng khác.  Đầu tƣ vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của các phòng ban về việc phát triển sản phẩm mới. Tăng ngân sách đầu tƣ vào công nghệ để nghiên cứu, đƣa ra các dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao. Cụ thể, phòng phát triển sản phẩm bán lẻ có thể làm đầu mối nghiên cứu , tham khảo các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác để rút ra kinh nghiệm cho NHTMCPNTVN. 130  Bổ sung, hoàn thiện cơ chế thu dịch vụ phí Nguồn thu từ phí dịch vụ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay biẻu phí của ngân hàng chƣa có tính cạnh tranh cao với các NHTMCP. Kiến nghị trong thời gian tới, Ban lãnh đạo giao phòng Phát triển sản phẩm bán lẻ và các phòng ban có liên quan phối hợp nghiên cứu đƣa ra biểu phí có tính cạnh tranh. 131 KẾT LUẬN Qua việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế kết hợp với phƣơng pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại: lịch sử hình thành, khái niệm, bản chất, tiêu chí để đánh giá và các điều kiện cần để phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại Thứ hai, Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam trƣớc và thời gian đầu sau cổ phần hóa. Từ đó, đánh giá đƣợc sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng : những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân ở cả giai đoạn trƣớc cổ phần hóa và thời gian đầu sau cổ phần hóa. Thứ ba, Trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu và kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam giai đoạn ( 2008-2015), Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào một nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian tới, khi mà ngày càng nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng tài chính Việt Nam thì đó sẽ là một sự cạnh tranh quyết liệt và nhất định sẽ xảy ra tình trạng các ngân hàng thôn tính lẫn nhau hay sáp nhập nếu nhƣ khả năng tài chính của các ngân hàng đó không đủ. Do đó trong điều kiện hiện tại khi mà lĩnh vực ngân hàng vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập thì các ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thƣơng mại cổ 132 phần Ngoại Thƣơng nói riêng cần củng cổ vị thế, thƣơng hiệu và năng lực tài chính của mình để có đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài. Để có thể nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng thì phát triển hoạt động kinh doanh cả về chất và lƣợng là hết sức cần thiết đối với ngân hàng trong thời gian tới. Trong số những giải pháp đã đƣợc đề cập ở trên Ngân hàng TMCPNT cần chú trọng đến 3 giải pháp chính mà nó chi phối đến cả các giải pháp khác đó là: phát huy nhân tố con ngƣời một cách tích cực chủ động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, không ngừng hoàn thiện công nghệ đáp ứng sự phát triển của thị trƣờng và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Do có hạn chế về mặt kiến thức và khả năng nhận thức nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong các thầy cô đóng góp kiến để em có thể hoàn thiện hơn nữa để tài trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chính phủ (2005), Quyết định về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số: 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005, Hà Nội 2. Cox David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công An Nhân dân, Hà Nội. 4. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Vai trò của hệ thống Ngân hàng trong 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005) Kỷ yếu hội thảo khoa học, Bàn về Cổ phần hoá Ngân hàng nhà nước, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Tạp chí ngân hàng, Hà Nội 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Tạp chí Ngân hàng, Hà Nội 10. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2007), Bản công bố thông tin phát hành cổ phiếu ra công chúng, Hà Nội 11. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2002), Báo cáo thường niên, Hà Nội 12. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2003), Báo cáo thường niên, Hà Nội 13. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2004), Báo cáo thường niên, Hà Nội 14. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2005), Báo cáo thường niên, Hà Nội 15. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2006), Báo cáo thường niên, Hà Nội 16. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo kiểm toán năm 2007, Hà Nội 17. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2008), Định hướng hoạt động trong thời gian tới và kế hoạch kinh doanh năm 2008, Hà Nội 18. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2007), Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Hà Nội 19. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2008), Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Hà Nội 20. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 21. Peters. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân và Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 22. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội 23. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội 24. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội 25. Quốc hội (2003), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội 26. Thông tin từ các trang Web: www.sbv.org.vn www.vietcombank.com.vn www.thebanker.com www.gso.gov.vn www.kiemtoan.com.vn www.mof.gov.vn www.vneconomy.vn www.vnba.org.vn Tiếng Anh 27. World Trade Organization (1998), “Financial Services and the GATS: Liberalisation in the Developing and Transition Economies”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3203_0379.pdf
Luận văn liên quan