Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

Phát triển hoạt động kinh doanh vàng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thị trường tài chính của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia có thị trường vàng còn non trẻ như Việt Nam. Phát triển thế nào để thị trường vận hành một cách an toàn, minh bạch, đảm bảo nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân mà vẫn hạn chế được những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, đó là một câu hỏi không dễ tìm được câu trả lời đối với Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của các nước có thị trường vàng phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là hết sức cần thiết.

pdf109 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi thị trường biến động mạnh). 2.5.5. Việc thanh toán đƣợc thực hiện thông quan một trung tâm thanh toán bù trừ Việc thực hiện thanh toán cần được thực hiện thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một công ty con hoặc một bộ phận của Sở giao dịch, thực hiện các chức năng thanh toán bù trừ, xác định và quản lý ký quỹ, đánh giá trạng thái theo thị trường và quản lý quá trình nộp/rút tiền/vàng của các thành viên/khách hàng. Sở giao dịch có vai trò là đối tác của mọi thành viên, do đó mọi giao dịch được đảm bảo thực hiện và mọi rủi ro tín dụng đối tác của các thành viên trên thị trường bị loại bỏ. Quỹ đảm bảo thanh toán được tạo lập từ tiền đóng góp của các thành viên thanh toán bù trừ, dùng để bù đắp trong các trường hợp thành viên thanh toán bù trừ mất khả năng thanh toán. - 68 - 2.5.6. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng vàng Vấn đề đảm bảo chất lượng vàng được xử lý bởi một hệ thống các giải pháp đồng bộ và toàn diện, bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vàng được phép giao trên sàn, chỉ định các nhãn hiệu vàng được chấp nhận, chỉ định các tổ chức có uy tín thực hiện việc kiểm định chất lượng các nhà máy tinh chế và cấp chứng nhận chất lượng đối với vàng giao trên sàn. Bên cạnh đó, việc thiết lập những quy định chặt chẽ về điều kiện kho quỹ và trình tự đóng gói, giao nhận vàng vật chất cũng rất cần thiết để đảm bảo chất lượng vàng được giao trên sàn. 2.5.7. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, toàn diện Quản lý rủi ro là một trong những vấn đề được các Sở giao dịch đưa lên hàng đầu, thể hiện bằng việc xây dựng những quy định toàn diện, chặt chẽ trong tổ chức hoạt động kinh doanh; thiết lập hạn mức khách hàng; giám sát giao dịch; đồng thời áp dụng ngưỡng tạm ngừng giao dịch hoặc quy định biên độ giá trong ngày song được phép nới rộng một số lần nhất định để vẫn đảm bảo được tính linh hoạt cho hoạt động giao dịch. Nhìn vào mô hình tổ chức của sàn TOCOM có thể thấy rất rõ sự chú trọng về khâu giám sát giao dịch và quản lý rủi ro của sàn này trong hoạt động kinh doanh vàng. 2.5.8. Đối tƣợng tham gia giao dịch đƣợc giới hạn tùy theo khả năng và chính sách quản lý của Nhà nƣớc/Chính phủ Tại các nước phát triển, việc tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường vàng quốc tế được mở rộng tối đa cho các đối tượng có nhu cầu, trên cả lĩnh vực vàng vật chất và vàng tài khoản. Ngược lại, đối với những nền kinh tế mới nổi, một chính sách quản lý phù hợp cần được xây dựng theo hướng giới hạn, sau đó mở rộng từng bước để tránh những cú sốc cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển của thị trường luôn nằm trong khả năng quản lý của Nhà nước/Chính phủ. - 69 - CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM 3.1. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay 3.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vàng Ở Việt Nam, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng ngày càng được hoàn thiện theo hướng thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư. Từ chỗ cấm kinh doanh vàng (giai đoạn 1975-1986) thể hiện ở hai quyết định 38/CP và 39/CP ban hành ngày 9/2/1979, hạn chế chỉ cho kinh doanh vàng trang sức (quyết định 139) tới chỗ được kinh doanh tất cả các loại vàng chỉ cần giấy phép của NHNN và đến nay đơn giản hơn nhiều là NHNN chỉ cần cấp giấy phép đối với nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động sản xuất vàng miếng, các hoạt động còn lại đều không phải có giấy phép. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu và cơ bản có thể kể đến gồm: Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Theo điều 4 khoản 1d tại Nghị định này quy định Ngoại hối là vàng bạc tiêu chuẩn quốc tế, tức là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận(Điều 1 khoản 8). Điều 32 trong Nghị định cũng quy định rõ các mục đích hợp pháp của việc sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế. Tuy - 70 - nhiên, Nghị định 63 lại chưa có những quy định chặt chẽ hơn về việc quản lý vàng không phải là tiêu chuẩn quốc tế. Để triển khai Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam phù hợp với quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP và Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhược điểm của Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2000), đồng thời để hướng dẫn thi hành Nghị định 174, NHNN đã ban hành thông tư số 07/2000/TT-NH07. Đây là NghỊ định quy định đầy đủ nhất các hoạt động liên quan tới lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vàng từ trước tới nay. Nghị định 174 chỉ điều chỉnh những hoạt động kinh doanh vàng không phải Vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu. Nghị định 174 cũng quy định hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại nước ta. Để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, ngày 11/6/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2003/NĐ-CP sửa đổi một số điều khoản quy định trong Nghị định số 174/1999/NĐ-CP, đồng thời NHNN thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 174 và 64 số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003. Pháp lệnh ngoại hối 2005 chỉ quy định chủ yếu về ngoại hối và các hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên trong điều 4 khoản 1d của Pháp lệnh có quy định vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng là ngoại hối. Do đó, những hoạt động kinh doanh vàng nằm trong các trường hợp này sẽ chịu sự - 71 - điều chỉnh của cả Pháp lệnh ngoại hối 2005. Ngoài ra tại điều 31 của Pháp lệnh cũng có quy định NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng. Ngày 18/1/2006 NHNN ban hành quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN về việc kinh doanh vàng ở tài khoản nước ngoài. Quyết định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất/nhập khẩu vàng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng này thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới đang có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản trong nước, gây ra nhiều biến động trên thị trường vàng. Do đó, ngày 6/1/2010, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này. Trước những biến động giá vàng gây sức ép tiêu cực lên thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường ngoại hối, Chính phủ và NHNN đã có một số giải pháp quản lý, thậm chí giải pháp quyết liệt như đóng cửa sàn giao dịch vàng sau ngày 30/03/2010 (tiếp đó, được gia hạn đến hết ngày 31/07/2010) theo thông tư số 369/TB-VCCP ngày 30/12/2009 của Chính phủ về Chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước - 72 - về hoạt động kinh doanh vàng chưa thật cao, thị trường vàng vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, còn có dấu hiệu đầu cơ, làm giá vàng, gây bất ổn cho nền kinh tế và nhiều rủi ro cho người dân. 3.1.2. Đặc điểm thị trƣờng 3.1.2.1. Cầu trên thị trƣờng Nhu cầu tích trữ vàng miếng của Việt Nam lớn thứ 2 thế giới. Một đặc điểm quan trọng của thị trường VN là vàng thường được sử dụng như một công cụ tích trữ, đầu tư của đa số người dân những người tin rằng vàng là một công cụ an toàn chống lại tình trạng lạm phát. Với số lượng dân số hơn 87 triệu người, lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới, lượng tích trữ vàng thỏi của thị trường VN đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau thị trường Ấn Độ), chiếm từ 13% - 21% trong tổng lượng tích trữ vàng thỏi của thị trường toàn cầu (Bảng 3.1). Khi nhu cầu tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng và ngược lại. Ghi chú: Số liệu dưới đây được tính bằng cách lấy tổng lượng mua vàng miếng trừ đi tổng lượng bán vàng miếng trong một năm của mỗi nước. Với trường hợp của VN, với số lượng tích trữ vàng miếng ròng lớn thứ hai thế giới, và chiếm khoảng hơn 20% trong hai năm gần đây cho thấy xu hướng mua vàng để tích trữ của người dân VN là rất lớn. - 75 - Bảng 3.1: So sánh lượng tích trữ vàng miếng ròng của VN với các nước trong khu vực và trên thế giới (2001 – 2010) Nƣớc/Khu vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đông Á, trong đó: 34 179 138 146.8 168.9 81.1 132.9 118.9 54.7 34.1 Việt Nam 26 31 34 33.8 34.9 36 39.2 34 69.5 56.1 Các nước khác 8 148 104 113 134 45.1 93.7 84.9 -14.8 -22 Châu Âu n/a n/a n/a n/a -12 9 -20 -3 4 8 Bắc Mỹ n/a n/a n/a n/a 23 18 21 28 36 17 Mỹ La Tinh 0.2 -3.4 -7 0 -5.2 -6.2 -0.9 -4.3 -3.6 -2 Trung Đông 25 13.7 19.7 21.2 25.8 31.3 33.4 37.8 36.6 46.8 Tiểu lục địa Ấn Độ 110 77.5 89.5 91.4 72.9 71 81.7 107.4 143.1 152.4 Châu Đại Dương 1.3 1.4 1.4 1.5 1.2 1.3 1.4 0.7 0.8 0.9 Cộng đồng các quốc gia độc lập 3 0.5 0 0 0 1.6 8.2 3.3 3.6 4.2 Thê giới n/a n/a n/a n/a 274.6 207 257.6 288.7 275.3 261.4 %Việt Nam/Thế giới n/a n/a n/a n/a 13% 17% 15% 12% 25% 21% Nguồn: Gold Survey 2010 – GFMS - 76 - Nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức của Việt Nam nằm trong Top 20 thế giới. Trong tập quán tiêu dùng của người dân VN, vàng cũng được coi là công cụ làm đẹp phổ biến nhất, đồng thời cũng được sử dụng như một món quà tặng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi. Với lượng dân số lớn, VN xếp thứ 16 trong số 20 nước có lượng tiêu dùng hàng trang sức lớn nhất thế giới năm 2007. Bảng 3.2: Lượng tiêu dùng vàng trang sức của VN (2003-2010) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VN 21 23.8 24.7 22.8 26.1 26.9 22.1 21.4 Đông Á 891.4 826.8 773 743.1 802.9 847.3 805.6 863.4 Thế giới 37691 3481.7 3140.8 2996.6 3167.7 3287.3 2931.7 3072.1 Nguồn: Gold Survey 2010 – GFMS. 3.1.2.2. Cung trên thị trƣờng Cung từ hoạt động khai thác trong nước và phế liệu rất hạn chế. Nguồn cung của thị trường trong nước rất hạn chế xuất phát từ thực tế VN không có nhiều mỏ vàng. Bảng 3.3: Nguồn cung vàng từ thị trường trong nước Chỉ tiêu (tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng khai thác 1.8 1.9 1.9 1.9 1.7 2.2 2.3 2.4 2.5 2.7 Cung từ vàng phế liệu 4.5 5.1 6 5.8 6 6.6 5.9 7.8 8.3 9 Tổng 6.3 7 7.9 7.7 7.7 8.8 8.2 10.2 10.8 11.7 Nguồn: Gold Survey 2010 – GFMS. - 77 - Cung vàng của Việt Nam chủ yếu đến từ hoạt động nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu tích trữ và đầu tư vàng của thị trường VN lại rất lớn, vì vậy nguồn cung chủ yếu cho thị trường VN là từ hoạt động NK vàng. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu vàng của VN đã giảm đáng kể trong vài năm trở lại đây (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Nhu cầu tiêu thụ và doanh số XNK vàng (2008-2010) Chỉ tiêu (tấn) 2008 2009 2010 Lượng tiêu thụ 86 72,5 81,4 Lượng Nhập khẩu 96,38 12,21 9,15 Lượng Xuất khẩu 28,31 87,25 83,54 Nguồn: Báo cáo về thị trường vàng VN ngày 24/04/2011 của đại diện Hội đồng vàng thế giới tại VN. 3.1.2.3. Vấn đề chất lƣợng vàng Vấn đề chất lượng vàng trên thị trường VN từ trước tới nay vẫn được nhìn nhận là một vấn đề nổi cộm. Bởi cho đến nay, chưa hề có một hệ thống chuẩn để kiểm định chất lượng vàng, từ vàng NK cho đến vàng sau gia công hiện đang lưu hành trên thị trường. Vàng lưu hành trên thị trường VN không đạt tiêu chuẩn quốc tế (Good Delivery), nếu xuất ra nước ngoài sẽ phải chịu thêm một khoản phí chuyển đổi. Các thương hiệu vàng miếng trên thị trường VN hiện nay bao gồm: SJC (chiếm 90% thị phần vàng miếng trong nước); Bông lúa của ACB (đang phục hồi lại thương hiệu, chưa xuất hiện lại trên thị trường); AAA của Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam; Phượng Hoàng PNJ – Đông Á (một trong các cổ đông chính của Đông Á chính là Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận nên 2 thương hiệu này đã có sự kết hợp). Tuy nhiên, tất cả các thương hiệu này đều không đạt tiêu chuẩn quốc tế, khi xuất khẩu chỉ được các đối tác nước ngoài - 78 - xếp loại thuộc hàng phế liệu. 3.1.2.4. Giá cả trên thị trƣờng Do nguồn cung trong nước chủ yếu là từ NK nên về mặt lý thuyết giá vàng trong nước theo nguyên tắc “bình thông nhau” với giá vàng thế giới. Nói cách khác, khi giá vàng thế giới tăng hoặc giảm thì giá vàng trong nước cũng tăng hay giảm theo. Tuy nhiên, quan sát giá cả trên thị trường vàng VN, có thể thấy các hiện tượng trong một số giai đoạn, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng quốc tế; Hình 3.1: So sánh giá vàng trong nước và quốc tế Nguồn: Reuters Cũng có nhiều thời điểm, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới song với mức độ khác nhau; hoặc giữa giá vàng niêm yết của các DN vàng trong nước với giá vàng quốc tế quy đổi VND có độ chênh nhất định. Như biểu đồ 2 đã cho thấy, những vùng trên trục hoành thể hiện bối cảnh tại đó giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế, - 79 - trong khi những vùng dưới trục hoành lại thể hiện bối cảnh tại đó giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế. Hình 3.2: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế quy đổi VND Nguồn: Reuters Những nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm: Sự liên thông không liên tục giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế: hoạt động XNK vàng hiện nay theo cơ chế giấy phép Ngân hàng Nhà nước VN cấp từng lần nên điều kiện cung cầu trong nước có những khác biệt so với thị trường quốc tế. Hiện tại trên thị trường vàng VN, chủng loại vàng miếng không nhiều, thị trường lại bị “thâu tóm” trong tay của một số DN vàng bạc đặc biệt là Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC đang chiếm đến 90% thị phần, nên việc yết giá còn mang tính chủ quan của các DN này. 3.1.2.5. Các thành viên tham gia thị trƣờng Các thành viên tham gia thị trường gồm có các cá nhân, các DN kinh doanh vàng bạc và các ngân hàng.  Các cá nhân - 80 - Người dân vừa đóng vai trò là người mua vàng nhằm các mục đích tích trữ, đầu tư, hoặc tiêu dùng hàng trang sức, vừa đóng vai trò là người bán vàng lại cho thị trường. Trong các giai đoạn giá vàng tăng cao, người dân thường có xu hướng bán vàng ra để hiện thực hóa khoản lãi từ hoạt động đầu tư của mình.  Các DN kinh doanh vàng bạc Tiêu chí Nội dung Số lượng 7000 Khu vực tập trung Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội Mặt hàng kinh doanh Vàng trang sức Vàng miếng Hoạt động Một số NH và các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn nhập khẩu vàng từ các đối tác nước ngoài tại HongKong, Singapore, Thụy Sỹ; sau đó bán lại vàng nguyên liệu hoặc vàng thành phẩm (do các cơ sở này tự gia công hoặc thuê gia công) cho các doanh nghiệp bé hơn tại hai địa bàn Hà Nội và Tp. HCM. Các doanh nghiệp, cửa hàng tại hai thành phố lớn này ngoài hoạt động bán lẻ tại địa bàn của mình còn đóng vai trò bán buôn cho các cửa hàng vàng nhỏ lẻ trên toàn quốc. Vay vàng để chế tác: Thay bằng việc dùng tiền của mình để mua vàng vật chất theo cách thông thường, doanh - 81 - Phương thức phòng ngửa rủi ro biến động giá vàng (helging) trong hoạt động kinh doanh nghiệp sẽ vay vàng. Như vậy, vốn của doanh nghiệp sẽ không bị “kẹt lại” trong sản xuất, đồng thời cũng tránh được rủi ro thua lỗ trong trường hợp giá vàng giảm. Đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp có thể dùng tiền từ việc bán thành phẩm để mua vàng trả nợ, do đó giảm thiểu được rủi ro. Sử dụng dịch vụ kinh doanh vàng tài khoản để cân bằng trạng thái mua bán hàng ngày theo quy trình: (1) Doanh nghiệp mua vàng vật chất từ NH (2) Doanh nghiệp bán lại trên tài khoản với số lượng tương ứng để hegding (3) Doanh nghiệp bán hàng vật chất cho NH (4) Doanh nghiệp đóng trạng thái vàng trên TK (Mua lại) (5) Doanh nghiệp mua vàng vật chất từ KH (6) Trong khi chưa kịp bán số vàng vật chất đã mua nói trên cho KH khác, DN bán số vàng tương ứng trên TK để phòng ngừa rủi ro biến động giá.  Các Ngân hàng thương mại Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại bắt đầu triển khai khá rộng các sản phẩm kinh doanh vàng. Tuy nhiên mới chỉ tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố HCM. Một số ngân hàng có tên tuổi trong hoạt động này là ngân hàng Nông nghiệp, ACB, Việt Á, Eximbank, Sacombank,… Các hoạt động chủ yếu của các NH này bao gồm: Kinh doanh vàng trên tài khoản - 82 - tại nước ngoài. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN đã cấp giấy phép kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài theo quyết định 03/2006/QĐ – NHNN cho 20 ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng sau, điển hình là Ngân hàng TMCP Phương Nam – Southern Bank; Ngân hàng TMCP Đông Á – EAB; Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC; Công ty Vàng bạc đá quý NHNNo & PTNT TpHCM; Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ; Công ty cổ phần vàng bạc đá quý và đầu tư thương mại Doji. Các ngân hàng và công ty này kinh doanh vàng tài khoản với các mục đích: (i) Môi giới: Ngân hàng/doanh nghiệp nhận đặt lệnh từ khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước chưa có giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản tại nước ngoài theo quyết định số 03 của NHNN, hoặc có giấy phép nhưng không đủ uy tín tín dụng để được các đối tác nước ngoài chấp nhận mở tài khoản. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân cũng tham gia vào hoạt động này để kiếm lời đầu cơ. (ii)Tự doanh: NH dựa trên các dự đoán của mình tận dụng các cơ hội thị trường để kinh doanh đầu cơ kiếm lời. Tuy nhiên, thực hiện công văn số 369/TB-VCCP ngày 30/12/2009 của Văn phòng Chính phủ, các sàn giao dịch này đã phải dừng hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản. (iii) Kinh doanh vàng vật chất: Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các NH trong thời gian qua, đặc biệt là trong hai năm qua khi thị trường vàng có nhiều biến động. Mục đích chính của hoạt động này là để hưởng chênh lệch giá mua giá bán giữa thị trường trong nước và nước ngoài. Cũng gần giống như hoạt động mua bán ngoại tệ, hàng ngày các NH yết giá vàng mua vào bán ra. Khi trạng thái chưa cân bằng (mua chưa kịp bán hoặc bán chưa kịp mua), các NH sẽ sử dụng nghiệp vụ kinh doanh vàng trên TK mở tại các đối tác nước ngoài để cân bằng trạng thái của mình. Khi có nhu cầu về vàng vật chất, các NH này chỉ việc chuyển số - 83 - vàng trên TK của mình thành vàng vật chất, bằng cách thanh toán tiền cho các đối tác nước ngoài (cộng các chi phí về vận chuyển, bảo hiểm và thuế) để NK vàng nguyên liệu, sau đó thuê các DN vàng bạc như SJC gia công dập thành vàng miếng hoặc nhập vàng Tiêu chuẩn quốc tế sau đó dập tên NH lên mặt còn lại để tạo một thương hiệu riêng đáp ứng nhu cầu vàng miếng trong nước của các cửa hàng vàng bạc cũng như của người dân. Khi đó giá vàng trong nước sẽ cao hơn giá vàng quốc tế. Ngược lại, khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế (chẳng hạn do tỷ giá USDVND tăng cao đột ngột như giai đoạn tháng 6, 7 vừa qua), NH sẽ xuất khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá giữa hai trị trường. (iv) Huy động – Cho vay bằng vàng: Tình hình huy động, cho vay, chuyển đổi vốn bằng vàng của các ngân hàng thương mại như sau (Nguồn: BIDV): 12/2009 12/2010 Tăng trưởng Tổng số dư huy động (tỷ đồng) 19,418 41,555.0 114.0 % Tổng số dư cho vay (tỷ đồng) 10,343 13,187.5 27.5 % Tỷ lệ chuyển đổi vàng thành tiền bình quân 1.76 % 4.80 % Việc huy động, cho vay bằng vàng đã được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam. Đến tháng 12/2010, trên địa bàn TP HCM có 10 TCTD thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay vàng, trong đó đều là các NHTM cổ phần: ACB, NH Nam Á, NH Đông Á, NH Phát triển Nhà HCM, Sacombank, NH Sài Gòn, Eximbank, NH Việt Á, NH Phương Nam, NH Nam Việt. (v) Huy động vàng: Các NH đều huy động dưới hình thức chứng chỉ huy động bằng vàng. Về kỳ hạn, lãi suất và phương thức trả lãi khác nhau ở mối NH. Loại vàng huy động chủ yếu là SJC. Trong số các TCTD thực hiện huy động vàng, ACB là NH có số dư huy động vàng cao nhất, với - 84 - số dư huy động vàng đạt khoảng 18,019 tỷ đồng vào cuối tháng 12/2010, chiếm 43.4% tổng số dư huy động vàng của các TCTD. Tiếp đến là Sacombank với tỷ trọng khoảng 17.7%. (vi) Cho vay vàng: Trong các TCTD thực hiện cho vay vàng, ACB cũng là NH có số dư cho vay bằng vàng cao nhất, đạt 4,440 tỷ đồng vào tháng 12/2010, chiếm khoảng 33.6% tổng số dư cho vay bằng vàng của các TCTD. Theo quy định tại Quyết định số 432 (Điều 7), tỷ lệ chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền là 30%. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền thấp hơn nhiều (năm 2009 là 1.76%, năm 2010 là 4.8%). Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự biến động phức tạp của giá vàng trong thời gian qua làm gia tăng mức độ rủi ro, từ đó hạn chế hoạt động chuyển đổi nguồn vốn của các NH. Nhận xét: Số dư huy động lớn hơn nhiều so với số dư cho vay, đồng thời tỷ lệ chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền cũng rất thấp. Tuy nhiên, các NHTM vẫn đầy mạnh hoạt động huy động vàng để tăng tính thanh khoản cho hoạt động mua bán vàng vật chất của họ. Chẳng hạn như khi KH có nhu cầu mua vàng vật chất, để đảm bảo tính kịp thời trong việc phục vụ KH, các chi nhánh của các NH này có thể sử dụng số vàng huy động để thanh toán cho KH. Sau đó, HSC sẽ chuyển số vàng vật chất tương ứng tới chi nhánh bù vào số vàng huy động đã sử dụng trước đó. (vii) Huy động, cho vay bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng Sản phẩm Huy động bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng “nổi lên” trong giai đoạn vừa qua khi mà VND trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, do yếu tố rủi ro nên hoạt động này chỉ có tại một số NH như NH Nno&PTNT VN, NH - 85 - TMCP Sài Gòn, NH TMCP Đại Dương. Ba NH lớn hoạt động mạnh về vàng là ACB, Eximbank và Sacombank không triển khai sản phẩm này. Đến tháng 12/2010, tổng số dư huy động bằng VND bảo đảm giá trị theo vàng của các TCTD là 92 tỷ đồng, giảm 99% so với tháng 12/2009. Trong khi đó, ACB là NH duy nhất có số dư cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo vàng, khoảng 0.4 tỷ đồng, giảm 14.5% so với tháng 12/2009. (viii) Thành lập sàn giao dịch vàng, điển hình là ACB, Sacombank, Eximbank,… Bản thân tổ chức thành lập và quản lý sàn giao dịch vàng, có thể là: ngân hàng, DN kinh doanh vàng bạc đá qúy, công ty chứng khoán). Các thành viên này có chức năng môi giới nhận và đặt lệnh cho khách hàng, tại một số sàn họ còn thực hiện giao dịch với mục đích tự doanh. Ngoài ra còn có các khách hàng cá nhân và tổ chức. Các sàn giao dịch đều quy định mức ký quỹ (margin), theo đó KH có thể giao dịch mua/bán một khối lượng vàng có giá trị lớn hơn số tiền ký quỹ từ 7 – 14 lần. Phần tiền còn lại để thực hiện giao dịch mua/bán sẽ được sàn giao dịch cho KH vay. Các giao dịch này không phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường vàng vật chất mà là quan hệ của các nhà đầu cơ. Lợi nhuận của các sàn giao dịch này đến từ các nguồn sau: Phí giao dịch; Lãi suất: lãi suất cho vay tài trợ cho các giao dịch, lãi suất giữ trạng thái vàng qua đêm, qua tuần; thu nhập phát sinh từ khoản tiền ký quỹ của KH không phải trả lãi. Hoạt động đầu cơ tự doanh của bản thân các tổ chức quản lý sàn giao dịch: nhờ có lợi thế về thông tin, tài chính, lợi dụng thực tế giá cả không minh bạch và việc thường xuyên xảy ra các sự cố bất lợi cho KH. Việc xử lý trạng thái của KH khi thị trường biến động bất lợi: do các tổ chức quản lý sàn giao dịch vàng không cam kết xử lý trạng thái ngay khi tài khoản của KH rơi vào tình trạng “bị xử lý” hoặc thậm chí xử lý trạng thái ngoài giờ giao dịch tại những mức giá có thể xấu hơn rất nhiều mức giá tại điểm “bị xử lý” - 86 - nên KH thường chịu phần thua thiệt. Do không có hành lang pháp lý điều chỉnh nên hoạt động của các sàn giao dịch vàng đều tự phát, không chuyên nghiệp và thiếu minh bạch. Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản tại các sàn này theo thông báo tại công văn số 369/TB-VCCP ngày 30/12/2009 của Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đang trình Chính phủ thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia nhằm tạo môi trường kinh doanh hợp pháp, minh bạch cho cá nhà đầu tư. 3.1.3. Đánh giá chung 3.1.3.1 Kết quả  Các hoạt động kinh doanh vàng đã/đang được triển khai ở Việt Nam tương đối đa dạng, phong phú, giúp doanh nghiệp và người dân dần quen với các sản phẩm trên thị trường quốc tế, nắm vững hơn về xu hướng thị trường trong nước và quốc tế.  Nhiều ngân hàng đã có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng (chương trình giao dịch, quản lý các tài khoản ký quỹ, quản lý rủi ro…), là cơ sở để triển khai các sản phẩm/dịch vụ này trong tương lai theo hình thức mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép.  Một số ngân hàng/doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu vàng cho riêng mình như SJC, Bảo Tín Minh Châu, ACB… Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu vàng của các tổ chức này là rất hữu ích cho việc hướng đến xây dựng một thương hiệu vàng Việt Nam được chấp nhận trên toàn thế giới. - 87 - 3.1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân  Thị trường nhiều thời điểm biến động bất thường, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó hiện tượng đầu cơ vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp luật chưa phù hợp với giai đoạn mới, thiếu một đề án mang tính tổng thể đối với thị trường, đồng thời không có cơ chế, công cụ giám sát cung cầu thị trường và kiểm soát biến động giá hàng ngày, do đó chưa thể mang lại khả năng chủ động cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Tốc độ gia tăng về nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý còn chậm so với tốc độ phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam.  Các hoạt động giao dịch vàng biến tướng đang gây ra những ảnh hưởng xấu nhưng rất khó kiểm soát. Mặc dù việc kinh doanh vàng trên tài khoản hiện nay là hoạt động trái phép, hoạt động này vẫn đang được thực hiện dưới các hình thức biến tướng như ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất; thành lập các công ty liên doanh mở sàn giao dịch vàng ở Campuchia; kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài trái phép mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng chuyển vốn trái phép ra nước ngoài, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý ngoại hối. Các hoạt động này diễn ra hết sức tinh vi, khiến cho các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc dẹp bỏ chúng. 3.2. Dự báo Trong khi nhiều dự báo vàng sẽ liên tiếp đi lên và có mức cao kỷ lục vào cuối năm, một số tổ chức khác lại đưa ra dự báo giá sẽ giảm vào cuối năm khi kinh tế Mỹ và thế giới ổn định dần và các Quỹ đầu tư bán mạnh vàng. Có khả năng giá sẽ xuống dưới 1.500 USD/ounce vào cuối năm 2011, nếu những vấn đề trên được giải quyết và Mỹ giải quyết được vấn đề tâm lý của người dân đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ảm đạm hiện nay. - 88 - Quỹ đầu tư Sprott Asset Management đưa ra dự báo, vàng đi lên 1.650 USD/ounce trong quý 3, trước khi lập đỉnh 1.800 USD/ounce vào cuối năm. Trong khi đó Ngân hàng Bank of America Merrill Lych lại cho dự báo khá ngược, giá vàng sẽ tăng khoảng 5,3% trong năm 2011, từ mức 1.423 USD/ounce lên 1.498 USD/ounce. Gold Sachs cũng cho rằng, quý 3/2011 giá vàng sẽ ở trong khoảng giá 1.565 USD/ounce- 1.480 USD/ounce; cuối năm sẽ là 1.635 USD/ounce-1.565 USD/ounce. Vào cuối quý 3 này xu hướng giá vàng thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng lên mức 1.650 USD/ounce. Trong 7 tháng đầu năm 2011, giá vàng thế giới đã có sự biến động trong xu hướng tăng, do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự phục hồi chậm chạm của nền kinh tế thế giới, thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn; Áp lực lạm phát toàn cầu cũng khiến vàng trở thành tài sản an toàn. Bên cạnh đó, bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi cũng là nguyên nhân đẩy giá vàng đi lên và đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu. “Do các kênh đầu tư khác chưa khai thông, ngoài ra còn ảnh hưởng bởi khả năng tỷ giá USD, trong quý 3/2011 giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức cao hơn vàng thế giới, trên 40 triệu đồng/lượng vào cuối quý. Tuy nhiên, khả năng cuối năm giá vàng thế giới giảm xuống dưới 1.500 USD/ounce thì giá vàng trong nước sẽ quay lại mức 38 triệu đồng/lượng”, đây là nhận định mới nhất của Tiến sỹ Đinh Thế Hiển – Giám đốc Nghiên cứu tin học – Kinh tế ứng dụng. Từ đầu năm đến nay giá vàng trong nước đã tăng khoảng 12% và tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá vàng trong nước vẫn luôn có khảng cách so so với giá vàng thế giới. Cũng theo Tiến sỹ Hiển, Việt Nam sẽ thiếu hụt vàng do xuất khẩu mạnh trong tháng 6 và tháng 7. Trong khi đó, bất động sản vẫn trong giai đoạn khó khăn, đồng USD có khả năng tăng sẽ có tác - 89 - động tăng giá vàng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của tỷ giá. Một trong những nguồn cung ngoại tệ cho Việt Nam là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong 7 tháng qua số liệu lại chưa mấy khả quan. Nhập siêu (nếu không tính mặt hàng vàng) vẫn ở mức cao; Vốn FDI giải ngân 7 tháng ước đạt 6,3 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này sẽ tạo áp lực cho tỷ giá tăng vào cuối năm nay. Trong trường hợp tỷ giá vẫn duy trì ở mức ổn định ở mức khoảng 20.550 đồng/USD thì giá vàng có khả năng giảm xuống 38 triệu đồng/lượng. Nhưng nếu tỷ giá có biến động leo lên 22.500 đồng/USD thì khả năng giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức như hiện nay (trên 40 triệu đồng/lượng) vào cuối năm. Mới đây, tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn bình đã cho biết với lượng dự trữ ngoại hối lớn, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở, công cụ để đảm bảo tỷ giá bình ổn từ nay đến hết năm. Tính đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào khoảng 4,8 tỷ USD. Ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỷ USD, bằng khoảng 2 tháng nhập khẩu. Như vậy, nếu NHNN giữ ổn định được tỷ giá và giá vàng thế giới sẽ giảm như dự báo, giá vàng trong nước sẽ không còn cơ hội vọt tăng hơn 40 triệu đồng/lượng mà sẽ quay về mốc 38 triệu đồng/lượng như dự báo. 3.3. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam từ nay đến 2015 Định hướng của Chính phủ và NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam từ nay đến 2015 như sau:  Tôn trọng tập quán, quyền lợi của người dân khi sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị, nhưng tuyệt đối không khuyến khích người dân - 90 - đầu tư vàng, đặc biệt cần chống doanh nghiệp và dân cư đầu cơ vàng bằng nguồn vốn huy động ngoài xã hội;  Về kỹ thuật, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn/tiêu chí rõ ràng, cụ thể phân biệt vàng là đồ trang sức, mỹ nghệ với vàng có tính chất tiền tệ, ví dụ vàng miếng;  Tôn trọng quy luật thị trường trong điều tiết hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời cần có sự quản lý, định hướng của Nhà nước;  Có cơ chế linh hoạt để thị trường vàng trong nước liên thông được với thị trường vàng quốc tế;  Có cơ chế phù hợp để nguồn vốn tiết kiệm trong nước không bị điều chuyển vào hoạt động kinh doanh vàng;  Loại bỏ vàng khỏi chức năng thước đo giá trị, phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, không để thị trường vàng tác động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô.  Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ hình thức kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.  Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công An, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kinh doanh vàng. Ban hành quy định về chế tài xử lý vi phạm, kể cả đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản, quy định khen thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm đối với hoạt động mua bán vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi cố tình vi phạm. - 91 - 3.4. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm từ Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản 3.4.1. Xây dựng mô hình sàn vàng tập trung Nhu cầu kinh doanh vàng đã trở thành tâm lý và thói quen của người dân Việt Nam. Dù thị trường chưa thực sự được tổ chức đồng bộ, tổ chức sàn vàng còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu tính công bằng cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân vẫn ồ ạt tham gia đẩy doanh số giao dịch tại các sàn vàng tăng cao (khoảng 35 ngàn tỷ VND/ngày) và dù các sàn vàng đã bị đóng cửa, các nhà đầu tư vẫn tham gia dưới các hình thức biến tướng khác. Việc cá nhân đầu tư vào vàng xuất phát từ nhu cầu chính đáng nhằm đa dạng hóa các kênh đầu tư, đặc biệt là khi giá vàng liên tục tăng cao qua các năm. Vì vậy, để phát triển và quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng tài khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam nói chung, bên cạnh việc xây dựng một hành lang pháp lý có tính đồng bộ và chặt chẽ, biện pháp duy nhất có tính bước ngoặt vào thời điểm hiện tại chính là việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia như bài học từ các quốc gia trên để tạo ra sân chơi chung cho các nhà đầu tư, đồng thời chính là công cụ để cơ quan nhà nước thực hiện giám sát và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả. Sở giao dịch ra đời sẽ góp phần loại bỏ được các bất cập hiện tại của thị trường vàng Việt Nam, đồng thời hỗ trợ khai thác nguồn lực vàng còn đang được găm giữ trong dân. 3.4.2. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ là hình thức thanh toán rất phổ biến trên thế giới với nhiều lợi ích mang lại như giảm thiểu rủi ro thanh toán, tiết kiệm chi phí chuyển tiền... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về hoạt động thanh toán bù trừ, ngay cả trong hoạt động đã phát - 92 - triển lâu đời là kinh doanh ngoại tệ. Những kinh nghiệm về hoạt động thanh toán tại các Sở/sàn giao dịch vàng trên thế giới một lần nữa khẳng định Việt Nam cần xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ cho hoạt động kinh doanh vàng trong trường hợp thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Khi đó, Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ là thị trường vàng tập trung đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, đồng thời tại Việt Nam chưa hình thành các Sở giao dịch hàng hóa khác nên để đảm bảo hiệu quả và cơ động trong quản lý, trung tâm thanh toán bù trừ nên là một bộ phận thuộc Sở giao dịch vàng, tương tự như trường hợp của SGE thực hiện chức năng thanh toán bù trừ, quản lý ký quỹ, đánh giá lại theo thị trường. 3.4.3. Xây dựng tiêu chuẩn về chất lƣợng vàng Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo chuẩn hóa về chất lượng, kích cỡ để thống nhất về giá đối với vàng được giao trên sàn hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế: (i) Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật về trọng lượng, độ tuổi vàng, và hình thức bên ngoài cho một miếng vàng có thể được chấp nhận khi giao hàng qua sàn hoặc xuất khẩu; (ii)Chỉ định nhãn hiệu vàng được chấp nhận để đưa vào danh sách “Vàng có thể giao hàng”. Nhà tinh chế được chấp nhận phải đảm bảo dài hạn đối với chất lượng sản phẩm của mình; (iii) Ủy thác cho tổ chức kiểm định chất lượng được chấp nhận để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, cấp giấy chứng nhận chất lượng cho các nhà máy tinh chế và cấp chứng nhận, trọng lượng, độ tuổi đối với vàng giao dịch trên sàn hoặc xuất khẩu; (iv) Xây dựng hệ thống quy định về kho quỹ và trình tự giao nhận vàng vật chất, thực hiện việc xác thực chặt chẽ trong quá trình giao nhận, đảm bảo chất lượng và xuất xứ vàng được giao. - 93 - 3.4.4. Xây dựng hệ thống chƣơng trình, công nghệ hiện đại Các Sở/sàn giao dịch vàng trên thế giới đều được trang bị hệ thống chương trình, công nghệ hiện đại, đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thông suốt. Một số sàn vàng ở Việt Nam trước đây như sàn vàng của ngân hàng Á Châu (ACB) đã cung cấp chương trình giao dịch vàng tự động cho khách hàng, tuy nhiên chương trình này thường xuyên gặp sự cố tắc nghẽn đường truyền, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư. Việt Nam cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học này, đầu tư có chiều sâu cho hệ thống chương trình, công nghệ. Có như vậy, hoạt động kinh doanh vàng mới có thể diễn ra một cách thông suốt, công bằng, minh bạch. 3.4.5. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng Thị trường vàng thế giới cũng như thị trường vàng Việt Nam hiện nay đã phát triển tới một mức độ cao hơn, với nhiều sản phẩm hiện đại và thường xuyên có những ảnh hưởng qua lại tới các thị trường khác như thị trường ngoại hối. Vì vậy, những văn bản ban hành từ giai đoạn 1999 – 2003 (Nghị định 174 và các văn bản liên quan) nội dung đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Thông tư 22 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng ban hành gần đây (29/10/2010) cũng chỉ là một biện pháp ứng phó mang tính cục bộ với mục đích là nhằm chấm dứt tình trạng vay đầu cơ vàng của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh đầu cơ của các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, việc thực hiện nội dung này còn đòi hỏi phải quy định đồng bộ các công cụ giám sát nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp vẫn sử dụng các biện pháp biến tướng để cho vay vàng và đầu cơ. - 94 - Chính vì vậy, cần xây dựng, bổ sung hệ thống các quy định pháp luật mới, đồng bộ để tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch cho thị trường vàng của Việt Nam. 3.4.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Các hoạt động kinh doanh vàng tương đối đa dạng, phức tạp so với các sản phẩm hàng hóa thông thường. Trong khi đó, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh vàng như quản lý rủi ro, hệ thống lưu trữ và vận chuyển vàng vật chất… Do vậy, đội ngũ quản lý tại các cơ quan chức năng cũng như cán bộ giao dịch tại các ngân hàng, doanh nghiệp cần được tham gia các khóa đào tạo, khảo sát nước ngoài để nâng cao trình độ, phục vụ hoạt động phát triển thị trường vàng tại Việt Nam. 3.5. Các giải pháp hỗ trợ 3.5.1. Nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về các hoạt động kinh doanh vàng Để thị trường vàng phát triển lành mạnh và bền vững, cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia, tổ chức môi giới cần nâng cao hiểu biết của người dân về thị trường vàng và các hoạt động kinh doanh vàng. Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến tính chất rủi ro của hoạt động kinh doanh vàng, để người dân ý thức rõ tất cả các khía cạnh trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động đầu tư, đầu cơ nào. 3.5.2. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức kinh doanh vàng tài khoản trái phép Hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trái phép đang diễn ra hết sức ngang nhiên, công khai trên một số website về ngoại hối như www.easy- forex.com, www.ifcmarkets.com, www.fxpro.com. Đây là hình thức một số tổ chức/cá nhân Việt Nam đứng ra làm trung gian giao dịch giữa các cá nhân - 95 - tại Việt Nam với tổ chức nước ngoài. Trung gian này chỉ đóng vai trò nhận, chuyển tiền lãi/lỗ từ giao dịch của khách hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ ngoại hối ở nước ngoài. Bất chấp việc phải đối mặt với rủi ro pháp lý và rủi ro thanh toán từ hoạt động giao dịch này, nhiều cá nhân vẫn tìm mọi cách tham gia mua bán vàng tại khoản, gây thiệt hại cho bản thân mình và cho cả nền kinh tế. Thiết nghĩ đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định, chế tài xử lý thật mạnh để chấm dứt tình trạng này. 3.5.3. Kiên quyết xóa bỏ hoạt động xuất, nhập lậu vàng Việc giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế thường xuyên có sự chênh lệch giá do các nguyên nhân khách quan hoặc cố ý (đầu cơ tạo ra chênh lệch giá) mô hình chung đã thúc đẩy hoạt động xuất, nhập lậu vàng phát triển (chủ yếu qua Trung Quốc và Thái Lan). Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước cần đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý giá vàng và ngoại tệ, tránh trường hợp một số tổ chức/cá nhân đẩy tỷ giá USD/VND tăng/giảm để tạo ra sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế (do giá vàng xuất nhập khẩu thông qua đồng USD). Quan trọng hơn, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Công An, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan chức năng xóa bỏ triệt để hình thức kinh doanh bất hợp pháp này, tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. 3.6. Những đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.6.1. Về phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam là những đơn vị đầu mối trong việc đề xuất, đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại có những ưu thế, kinh nghiệm riêng và hữu ích mà các cơ quan quản lý cần tận dụng để đẩy nhanh quá trình phát triển, hoàn thiện thị trường vàng. - 96 - Về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu vàng, hệ thống kho lưu trữ, phải kể đến vàng miếng ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu, vàng AAA của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vàng thần tài Sacombank của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín… Về kinh nghiệm xây dựng và quản lý các chương trình, phần mềm giao dịch hàng hóa tương lai phải kể đến Ngân hàng TMCP Kỹ Thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Về kinh nghiệm làm ngân hàng thanh toán phải kể đến ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nếu Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra phối hợp, phát huy lợi thế về năng lực, kinh nghiệm của các ngân hàng kể trên thì sẽ tiết kiệm đáng kể được chi phí nghiên cứu, khảo sát, đồng thời giúp các giải pháp phát triển thị trường vàng trở nên thiết thực, gần gũi với thực tiễn hơn. 3.6.2. Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng Việt Nam như đã biết trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ, NHNN và Vụ quản lý ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan từng thời điểm cần có những biện pháp xử lý phù hợp để việc xuất nhập khẩu vàng được linh hoạt và đáp ứng được những lợi ích sau: Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với thế giới hơn. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc mua bán vàng. Trong khi hiện nay trong một số thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới rất nhiều, người dân và nhà đầu tư không muốn giữ nhưng doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn phải mua vào. Nếu được phép xuất khẩu tại những thời điểm này, doanh nghiệp kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới - 97 - thì các đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, vì thế người dân sẽ được lợi và tiến dần đến cân bằng hơn với giá thế giới. Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh. 3.6.3. Về dự trữ vàng Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy bên cạnh dự trữ ngoại hối, dữ trữ vàng cũng là một hành động hết sức cần thiết đối với các ngân hàng trung ương, không chỉ giúp ngân hàng trung ương có khả năng can thiệp thị trường khi cần thiết, mà còn giúp giảm bớt phần nào gánh nặng thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, khủng hoảng. Gần đây nhất, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dự trữ vàng của mình, ước tính lên tới con số 8.000 tấn, từ mức 1.054 tấn trong thời gian tới. Mặc dù có thể còn rất lâu nữa Trung Quốc mới có thể đạt được lượng dự trữ vàng lớn như con số họ mong muốn, nhưng đây cũng là một tín hiệu cảnh báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần dành nhiều sự quan tâm hơn đối với dự trữ vàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. - 98 - KẾT LUẬN Phát triển hoạt động kinh doanh vàng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thị trường tài chính của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia có thị trường vàng còn non trẻ như Việt Nam. Phát triển thế nào để thị trường vận hành một cách an toàn, minh bạch, đảm bảo nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân mà vẫn hạn chế được những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, đó là một câu hỏi không dễ tìm được câu trả lời đối với Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của các nước có thị trường vàng phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau: 1. Nêu lên các vấn đề chung, khái niệm, đặc điểm của vàng, thị trường vàng và các hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới; 2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; 3. Khái quát và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam; 4. Đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Với sự hiểu biết còn hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, người đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các thầy, các cô Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành luận văn này. - 99 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tấn Dũng (2006), Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, Văn phòng Chính phủ. 2. Dương Thu Hương (2000), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Phan Văn Khải (1999), Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Văn phòng Chính phủ. 4. Phí Đăng Minh (2008), Công văn gửi Hiệp hội kinh doanh vàng về loại vàng nhập khẩu, Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5. Huỳnh Phước Nguyên, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2007), Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM, Luận văn thạc sỹ. 6. Phạm Văn Phượng (2009), Công văn số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Văn phòng Chính phủ. 7. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài Chính Quốc Tế, NXB Thống Kê, Tp.HCM. 8. Nguyễn Đồng Tiến (2006), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - 100 - 9. Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2008), Sàn giao dịch vàng - sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp. 10. Đặng Thị Tường Vân, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2008), Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ. Tiếng Anh 11. E.W. Kemmerer (1944), Gold and The Gold Standard, McGraw – Hill, New York. 12. Gary O’Callaghan (1993), The Structure and Operation of the World Gold Market, IMF Occasional Paper No. 105, Washington D.C. 13. Jeffery Nichols (1987), The Complete Book of Gold Investing, Dow Jones – Irwin, New York. 14. Paul Sarnoff (1989), Trading in Gold, Woodhead – Faulkner, Cambridge. 15. R.G. Hawtrey (1947), The Gold Standard in Theory and Practice, Longman Green, London. 16. Robert Triffin (1961), Gold and Dollar Crisis, Yale University Press, New Haven, Conn., and London. 17. Timothy Green, Deborah Russel (1991), The A – Z of Mining, Marketing, Trading and Technology, Rosendale Press Ltd, London. 18. Timothy Green (1993), The World of Gold, Rosendale Press Ltd, London. 19. W.J.Busschau (1949), Measure of Gold, Central News Agency, Johannesburg. 20. W.J.Busschau (1971), Gold and International Liquidity, South African Institute of International Affairs, Johannesburg. - 101 - Website 21. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 22. Báo VN Express 23. Bộ Tài chính Việt Nam 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 25. Sàn vàng kitco 26. Sàn giao dịch hàng hóa COMEX 27. Sở giao dịch hàng hóa London 28. Sở giao dịch hàng hóa TOCOM 29. Sở giao dịch vàng Thượng Hải 30. Tổ chức dịch vụ vàng 31. Tổ chức IG 32. Tổng cục thống kê Việt Nam -------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6166_6414.pdf
Luận văn liên quan