Phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào"

Lời nói đầu Việt Nam là một đất nước được hình thành từ nền văn hóa văn minh lúa nước, bởi vậy nền văn hóa lúa nước ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lối sống, cách ăn măc, sản xuất, giao lưu cho tới phong tục tập quán được hình thành từ rất sớm và rất đa dạng. Cùng với quá trình lao động sản xuất những cư dân trồng lúa nước đã taọ ra cho mình những phong tục tập quán riêng mang đậm đà tính bản sắc của mình. những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa mà cho tới nay vẫn còn tồn tại ở các làng quê nông thôn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ đó là : hình thái xã hội, gia đình, họ hàng, cấu trúc nhà ở, quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất, cho tới văn hóa , phong tuc tập quán vì văn hóa nông thôn Việt rất đa dạng phong phú nên ở đây tôi xin nói về một phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam có trong cuộc sống đời thường đó là phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào”. Thông qua bài viết tôi muốn giới thiệu về nguồn gốc sự ra đời và qua trình phát triển của hai phong tục này. Để đóng góp thêm một số kiến thức cho nhưng người muốn tìm hiểu về văn hóa về đất nước con người việt Nam. Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Việt Nam là một đất nước được hình thành từ nền văn hóa văn minh lúa nước, bởi vậy nền văn hóa lúa nước ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lối sống, cách ăn măc, sản xuất, giao lưu cho tới phong tục tập quán được hình thành từ rất sớm và rất đa dạng. Cùng với quá trình lao động sản xuất những cư dân trồng lúa nước đã taọ ra cho mình những phong tục tập quán riêng mang đậm đà tính bản sắc của mình. những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa mà cho tới nay vẫn còn tồn tại ở các làng quê nông thôn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ đó là : hình thái xã hội, gia đình, họ hàng, cấu trúc nhà ở, quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất, cho tới văn hóa , phong tuc tập quán… vì văn hóa nông thôn Việt rất đa dạng phong phú nên ở đây tôi xin nói về một phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam có trong cuộc sống đời thường đó là phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào”. Thông qua bài viết tôi muốn giới thiệu về nguồn gốc sự ra đời và qua trình phát triển của hai phong tục này. Để đóng góp thêm một số kiến thức cho nhưng người muốn tìm hiểu về văn hóa về đất nước con người việt Nam. Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Từ lâu đời, Trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Trầu cau được dùng để tiếp khách hàng ngày, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê. Ngày xưa, trầu cau là vật lễ trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, hỏi, lễ thọ, lễ mừng... Ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi..., bởi miềng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt và phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương (ở Miến Điện trầu gọi là "kun-ya", Ấn Độ trầu gọi là "paan", Philippines trầu gọi là "nga-nga"...). Ở mỗi nơi, mỗi vùng, vật liệu ăn trầu có khác nhau nhưng sự khác nhau đó không đáng kể, về cơ bản là dùng hỗn hợp lá trầu không, cau, vôi. Với người Việt Nam, trầu cau còn là biểu hiện nét văn hóa độc đáo của cộng đồng. Miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Dân gian có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu thắm têm vôi nồng luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu đi đôi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen: "Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là". Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu bổ ra thành mười". Đối với các nam nữ thanh niên xưa thì miếng trầu là nguyên cớ để bắt đầu một tình yêu, một cuộc hôn nhân "Miếng trầu nên dâu nhà người". Trong việc cưới xin, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ. Trong mâm lễ vật cưới hỏi của nhà trai không thể thiếu buồng cau, tệp trầu và vôi. Đó là một nghi thức độc đáo của người Việt. Tục ăn trầu ở Việt Nam có khi nào thì chưa ai xác minh được một cách chính xác, Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Chuyện Trầu Cau. Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư , vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước Tráp đựng trầu Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát : "Ru con con ngủ cho rồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh." Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát : " Bồng em mà bỏ vô nôi, Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán , chợ Cầu Mua cau Bát Nhị , mua trầu Hội An." Sách xưa thì ghi: "Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm" những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu.Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp . Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Tục ăn trầu được chia làm hai loại : +Thứ nhất là được dùng trong cuộc sống hàng ngày mang giá trị đời thường dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào.Ở vùng nông thôn miền Bắc miếng trầu trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được, đặc biệt là các bà các mẹ tuổi đã cao răng đã rụng nhưng lúc nào trong miệng cũng móm mém nhai trầu, nhai hết miếng này tái miếng khác suốt ngày. Những người ăn trầu lâu trở nên nghiện , người ghiện trầu đôi khi run tay dù đói no phải ăn một miếng trầu cau. + Ngoài ra trầu cau còn được biết tới là một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu. Là một thứ đầu của các sự lễ nghĩa, trầu làm sính lễ trong buổi lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang ,đám hỏi, lễ thọ, lễ mừng...trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu : "Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ Xin đôi câu đối để mừng ông." Trầu cau còn là đồ cúng lễ, ngày giỗ. Dân gian có câu: "Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" Để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau-người chồng, dây trầu-người vợ và hòn đá (vôi) - đứa em trai chồng... Trầu cau trong triết lý người Việt Nam Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hoà. Khái niệm “âm dương” có thể gặp trong nhiều lĩnh vực : xin âm dương ( tung hai đồng xu sao cho một sấp, một ngửa. ) , ngói âm dương ( ngói lợp nhà kiểu viên sấp, viên ngửa). Người Việt Nam từ tư duy đến cách sống , từ các dấu vết cổ xưa đến thói quen hiện đại, khắp nơi đều toát lên tính cách quân bình âm dương như một đặc trưng chung nhất. Tục ăn trầu cau tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau : Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương) , vôi đất đá biểu tượng của đất (âm) , dây trầu mọc lên từ đất , quấn quýt lấy thân cau , biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp . Trầu cau nhai làm một , miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau , cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ...tất cả tạo nên một chất kích thích , làm cho thơm mồm, đỏ môi . Miếng trầu còn tàng ẩn, tiềm ẩn tình nghĩa anh em ở nơi sự tích trầu - cau - vôi: Sống chia rẽ anh em là chết. Sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cái chết... Chết rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống lại, hóa thân nơi trầu - cau - vôi, hòa hợp nơi miếng trầu. Một triết lý nhân sinh huyền nhiệm, tuyệt vời, không cần rao giảng rườm lời như triết lý Tây, không cần "thiên kinh địa nghĩa" như triết lý Tàu. Triết lý Việt Nam thường là "triết lý vô ngôn" mà hay. Mà mầu nhiệm. Mà đầy tính "hiệu quả". ngôn" mà hay. Mà mầu nhiệm. Mà đầy tính "hiệu quả".   Nét đẹp và giá trị của văn hoá trầu cau: Tục ăn trầu cũng là một trong những yếu tố cấu thành nền văn hoá Việt Nam, hơn thế nữa, nó chính là một nét giao tiếp đặc sắc của người Việt, mang nặng tình người và chở nặng tính người nhất. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau-người chồng, dây trầu-người vợ và hòn đá (vôi)-đứa em trai chồng... Rồi đến cả trăm câu ví, câu đố, ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ dân gian mà tập trung nhất là những bài, những câu của trai gái nói, hát với nhau gọi là những câu hát trao duyên, câu hát mời trầu. Hát mời trầu có tới hàng trăm câu hát khác nhau nhưng câu nào cũng nói tới trầu, cau, vôi, vỏ hoặc nói về cái tài của người bổ cau, têm trầu. Câu hát mời trầu cũng là câu hát bày tỏ lòng mình. Bên cạnh những "vôi nồng", "miếng trầu cánh phượng", "cau bổ bốn bổ ba", là những "trầu giải yếm giải khăn", "trầu loan, trầu phượng, trầu tôi trầu mình" là những "trầu tính trầu tình", "trầu nhân, trầu ngãi"... để rồi thành "trầu mình lấy ta", "trầu nên vợ nên chồng". Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa: "Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen." Đối với người Việt Nam, trầu cau là biểu tượng của tình cảm. Gặp nhau sau câu chào, người ta mời trầu. Mời trầu để làm quen, và để tỏ lòng tin cậy... Một người phương Tây đến Việt Nam thế kỷ 17 nhận xét: Người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo. Gặp nhau, sau câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy miếng trầu ở túi người kia, rồi vừa ăn trầu "của nhau" vừa trò chuyện... Mến yêu, tin cậy, lịch sự biết bao! Cau trầu còn biểu đạt tình yêu nam nữ một cách rất tinh tế và ý nhị. Này đây là miếng trầu tỏ tình của người con gái đưa cho người con trai: Vào vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu Trầu này trầu tính, trầu tình, Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta. Hay khi người con gái cầm miếng trầu do người bạn trai trao, hiểu rõ đó không chỉ đơn giản là trầu : Miếng trầu ăn nặng bằng chì Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn.   Cái "bạo dạn" của người thôn nữ xưa không đi "quá" đến sự "trâng tráo" mà được "cân bằng" lại bằng sự "giữ gìn", giữ lấy cái mà phương Tây xem là "nữ tính" hơn cả: tính e thẹn: Sáng nay em đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn. Thưa rằng: Bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người... Phép biện chứng vừa bạo dạn, vừa e thẹn đúng nơi, đúng lúc, là nghệ thuật sống của người thanh nữ...Đó là nghệ thuật chối từ mà giờ đây ít ai chịu học vì đã quá quen với sự "thu nhận".  "Nên vợ, nên chồng" rồi, thì khi người chồng ra đi vì việc công vì việc quân, người vợ đảm cũng têm trầu, giữ tình nghĩa nơi miếng trầu tiễn chồng ra trận: Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân. Một giá trị đẹp, một cử chỉ đẹp. Đẹp và lịch sự. Duyên thầm. Tình ẩn. Tiềm ẩn nơi miếng trầu. Một lời chúc phúc. Một ý mong chiến thắng. Qua thi ca trầu cau liên quan đến tình duyên, về hôn nhân đôi khi không đòi hỏi mâm cao cổ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng tuyệt đối phải có trầu cau, các vùng thôn quê đôi khi hai gia đình nhận lễ vật trầu cau, chai rượu trở thành thông gia. Mặc dù ngày nay, con người đã tiến xa hơn trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa, nhưng đây là một phong tục đẹp, thể hiện bản sắc riêng, lưu lại mỹ tục đó, trầu cau làm sính lễ tăng thêm phần long trọng, nhà gái nhận lễ vật tặng bà con, hàng xóm gói trà, cái bánh, trái cau lá trầu, dù ít người còn ăn trầu chẳng ai từ chối. Đối với người Việt Nam, tục ăn trầu phải đủ bộ ba trầu, cau, vôi như sự tích trầu cau đã đề cập. Phải có đầy đủ những vật dụng gắn với việc ăn trầu như ngày nay vẫn thấy, đó là cơi trầu, là dao bổ cau, là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Trầu cau còn là một thứ đi đầu các sự lễ nghĩa. Ngoài việc phục vụ tục ăn trầu của người Việt, trầu cau còn là lễ vật không thể thiếu trong các lễ lạc, giỗ, chạp. Dân gian có câu "Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân. . Bất kỳ giỗ, chạp lớn hay nhỏ cũng phải có đĩa trầu cau đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong ngày tết luôn luôn có đĩa trầu cau trên các bàn thờ để cầu tài lộc cho năm mới. Cau thờ phải chọn trái cau xanh, to, ruột nhiều, vỏ mỏng. Trầu chọn lá trầu xanh, to không bị rách  Ngoài ra trầu cau còn để tiếp khách đến chúc xuân đầu năm. Đặc biệt, nét văn hóa truyền thống được lưu truyền đến ngày nay, đó là đi chợ mở hàng trước hết phải mua trầu cau rồi mới mua các thứ khác. Ở nhiều địa phương vào sáng mồng một tết có bà già gánh trầu cau đi bán, khi nghe tiếng rao “ Ai mua lộc đầu năm đây!” thì nhà nhà đều nhanh chân chạy ra chọn mua, không trả giá mà tùy lòng hảo tâm của mỗi người. Trong tang ma ngoài việc cúng trầu cau, khi đưa tang phải có khay trầu để mời bà con đưa đám. Lúc tạ lễ với đội Ông Công phải có đĩa trầu cau. Trong phong tục cưới hỏi, trầu cau càng quan trọng hơn. Có hẳn một lễ riêng gọi là “Lễ hỏi/bỏ trầu cau”. Lễ này từ nhà trai mang đến nhà gái, gồm có tiền, vàng, bánh trái,... và không thể thiếu trầu cau. Lễ này ghi nhận sự thoả thuận thống nhất giữa 2 nhà trai- gái kết tình sui gia. Ở lễ cưới, quả (mâm) trầu cau phải được phủ khăn đỏ thể hiện sự may mắn và luôn đặt ở vị trí đầu tiên trong các vật phẩm làm lễ (bánh trái, trà, rượu, tiền vàng,...). Điều đó thể hiện trầu cau là lễ vật đặc biệt quan trọng gắn kết duyên phận của con người. Miếng trầu, đơn giản thế thôi: Trầu, cau, vôi, nếu có thể thêm tí vỏ, viên thuốc lào (với người ăn "trầu thuốc"). ấy thế mà miếng trầu mang đậm "cá tính con người". Người ta têm trầu là để mời trầu, mời người khác ăn trầu. Nét tài hoa của người Việt còn thể hiện trong việc têm miếng trầu. Nhìn miếng trầu được têm người thưởng thức không chỉ hiểu rõ tình cảm của người mời trầu mà còn đánh giá được sự khéo tay của người têm trầu. G.S Trần Quốc Vượng viết: "ăn trầu, càng biết được "tính nết" người têm nó. Giản dị hay cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo, do chất lượng vôi bôi trên lá trầu, và khi có miếng trầu "ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay" Têm trầu là cả một nghệ thuật, nhất là trong lễ cưới có trầu têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa... Bày trầu lên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày năm miếng hay mười miếng, khi đưa phải bưng hai tay. Tế gia tiên thì trầu têm, còn tế lễ thiên thần thì phải có ba lá trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và ba quả cau để nguyên. Khi mời trầu, miếng trầu không chỉ gói gọn trong nó tình cảm nồng thắm mà còn thể hiện cái nết khéo tay, hay mắt của người têm Trong dân gian, một cơi trầu têm khéo léo có thể nói lên tài hoa của một cô gái. Qua đó còn phần nào thấy được cả nề nếp giáo dục của gia đình. Chỉ là têm một miếng trầu mà dân gian đã tinh tế sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau: trầu cánh phượng, trầu cánh kiếm, trầu mũi mác, trầu cánh quế... Tùy hoàn cảnh, tùy tình huống, miếng trầu được têm theo những cách khác nhau và ý nghĩa tượng trưng của từng kiểu dáng cũng thật rõ ràng. Miếng trầu có khi là vật giao duyên giữa đôi trai gái: "Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời" Nam nữ gặp nhau thường mời trầu nhau, thăm hỏi nhau để tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Mời trầu không ăn thì trách móc nhau: - "Đi đâu cho đổ mồ hôi Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn".  - "Thưa rằng bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người". Khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh: - "Từ ngày ăn phải miếng trầu Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu".  - "Cho anh một miếng trầu vàng Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm". Trong hôn nhân, trầu cau có một vai trò quan trọng. Tuy miếng trầu không đắt đỏ gì "Ba đồng một mớ trầu cay" nhưng "Miếng trầu nên dâu nhà người". Trong lễ cưới, hỏi không bao giờ thiếu miếng trầu quả cau, trong mâm cỗ cúng tơ hồng - vị thần của hôn nhân cũng vậy, bao giờ cũng phải có buồng cau và tệp lá trầu. Người ta xem buồng cau có đẹp không, cuống lá trầu có tươi không mà ước đoán được rằng đôi lứa ấy có đẹp duyên không. Theo tục lệ, nhà ai có con gái gả chồng, sau khi ăn hỏi xong cũng đem trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên ăn được hay không cũng không ai từ chối. Miếng trầu nồng thắm luôn có mặt trong hôn lễ là sự khơi gợi, nhắc nhở mọi người hướng về một tình yêu son sắt, một cuộc sống vợ chồng gắn bó, thủy chung và luôn lấy nghĩa tình làm trọng: - "Miếng trầu ăn nặng là bao Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn".  - Trầu này trầu nghĩa trầu tình Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình lấy ta". Tục ăn trầu còn gắn với tục nhuộm răng đen, tuy hai tập tục này là hai khía cạnh khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. Ngày nay, các phong tục tập quán mất đi khá nhiều nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi... của người Việt, bởi miềng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa: "Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc , tiếc người răng đen." Người thời nay dẫu đa số chẳng ăn trầu song vẫn âm thầm nhớ, da diết nhớ cái duyên nghĩa trầu cau. Phải chăng đó là cái duyên của sự chuyển hóa, của sự biến điệu. Trầu, cau, vôi, vỏ... tất cả nếu đứng riêng rẽ thì mỗi thứ chỉ là cây, là đá, là lá. Nhưng khi chúng hợp lại, hòa quyện, được ủ ấp trong môi miệng của con người, thì tất cả bỗng biến đổi. Trở nên đằm thắm, trở nên rực rỡ. Và trầu cau đã là nơi khởi đầu cho bao mối lương duyên. Bên cạnh với tục ăn trầu trong đời sống văn hóa nông thôn người Việt lúc ở nhà tiếp khách hay những lúc lao động cuốc cày gặt hái thì không thể thiếu được điếu thuốc lào. Nó cũng là một nét vă hóa nổi bật của người nông thôn từ xa xưa tới nay. Trong khi đa số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện thì đối với đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. “Cầm điếu thuốc như tráng sĩ cầm đao” Hay: “Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện” Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày. Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Đa số nữ giới ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, lúc buồn. Có người ngỡ thuốc lào được sản xuất từ nước Lào, nhưng hoàn toàn không phải thế. Loại thuốc này chỉ có ở Việt Nam, nó đã đi vào ca dao tục ngữ Việt Nam từ rất xa xưa “Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. “Thuốc lào chồng hút vợ say Thằng bé châm đóm lăn quay giữa nhà” Hơn thế nữa, trong 54 dân tộc anh em, hầu như dân tộc nào cũng biết hút thuốc lào. Thuốc lào được hút bằng điếu bát loại thông dụng cho hầu hết các gia đình. Điếu ống dùng trong những gia đình quyền quý. Để cho tiện dụng khi xa nhà, những người lao động lại hút bằng điếu cày - loại điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày. Cùng với cơi trầu, chiếc điếu và bộ đồ pha trà là những đồ dùng tiếp khách trong mỗi gia đình. “Trầu xanh, cau trắng, chay hồng, Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên” Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào. Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch sau đó được thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ để tiện cho việc đóng thành bánh. + Công cụ để hút thuốc: Hút thuốc lào sử dụng công cụ gọi là điếu, có ba loại chính : Điếu cày: thân điếu hình ống, hay được làm bằng tre, nứa, ngoài ra còn làm bằng kim loại nhẹ; dài khoảng 40-60 cm nhưng cá biệt cũng có những chiếc điếu cày rất dài, phải có người khác châm lửa thì mới hút được. Một đầu của thân điếu phải kín (nếu làm bằng tre thì lợi dụng luôn mắt tre) để thân điếu có thể chứa nước, đầu kia hở dùng để hút. Khi chế tác thân điếu bằng tre nứa người ta thường đục lỗ xuyên qua các mắt tre sao cho vẫn dễ hút nhưng nước trong thân điếu khó lọt ra ngoài khi điếu bị đổ, dốc ngược... Vị trí gần phía đầu kín của thân điếu được khoan một lỗ để lắp nõ điếu. Nõ điếu là nơi tra thuốc lào vào để hút, thường được làm bằng các loại gỗ, kim loại có khoan lỗ để tra thuốc, và là bộ phận quan trọng nhất, tạo lên tiếng kêu giòn giã khi người ta hút thuốc. Nõ điếu lắp chếch về phía đầu dùng để hút chứ không vuông góc với thân điếu cho dễ hút. Nếu chế tác cầu kỳ, thân điếu có thể được khảm vỏ trai hoặc chạm trổ cho đẹp mắt. Trong những năm gần đây, những chiếc điếu cày do những tù nhân chế tác rất được ưa chuộng vì tù nhân có nhiều thời gian để làm ra những chiếc điếu cày tinh xảo, dân dã, mang đậm nét thủ công. Hút thuốc lào bằng điếu cày tiện lợi, vừa ngon vừa phát ra âm thanh giòn giã. Ngoài ra thân điếu được lắp thêm móc sắt vào để treo, nhằm tránh làm nước trong thân điếu đổ ra ngoài. Điếu cày thường được chế tác bằng vật liệu sẵn có, dễ mang xách, giá thuốc rẻ, lại nặng đô nên được tầng lớp bình dân, lao động dùng một cách phổ biến Điếu bát: gồm có bát điếu, thường làm bằng gốm, sứ là nơi chứa nước. Nõ điếu lắp ở phía trên và đục một lỗ ở gần đó để cắm xe điếu vào khi hút. Xe điếu phổ biến là bằng cần trúc nhỏ, đục rỗng ruột. Bát điếu thường được làm những hoa văn hay hình vẽ cho có tính mỹ thuật, xe điếu cầu kỳ thì cũng có thể chạm, khắc. Bát điếu được đặt trong một vật có hình như cái chậu nhỏ, có khi chỉ là một cái bát sắt to nhưng cũng có khi được làm bằng sơn mài rất đẹp, nó có tác dụng chứa xái (tro của thuốc lào khi hút xong) và nước từ bát điếu có thể tràn ra ngoài để giữ vệ sinh. Điếu bát không thuận lợi khi mang xách nên thường dùng để hút ở nhà. Điếu ống, còn gọi là điếu dóng: thân điếu tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà... Nó có thể đặt đứng vững được khi sử dụng chứ không cần cầm như điếu cày và có quai xách. Điếu ống được chế tác rất mỹ thuật, chạm trổ tinh xảo, nõ điếu bịt bạc, thân cũng bịt bạc hoặc khảm xà cừ nhưng xe điếu là một cần trúc rất dài, có khi tới 2m, đầu cũng bịt bạc. Loại điếu này chỉ những nhà giàu có mới dùng. Khi hút người hầu châm lửa và đưa cần cho người hút. Đi đâu, thì người hầu mang điếu đi theo. Loại điếu này hiện nay hầu như không còn được sử dụng để hút thuốc lào nữa. Trong quá trình sử dụng, nõ điếu bị tàn thuốc trộn với nước bám vào nên phải dùng thông điếu để thông. Cả ba loại điếu trên thường kèm theo một que bằng kim loại gọi là cái thông điếu, nhiều khi chỉ cần dùng một chiếc lông gà cũng được. Điếu bát và điếu ống có nhiều biến thể về hình khối rất đa dạng, kết hợp với chế tác cầu kỳ, bằng vật liệu có giá trị cao nên có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật và trở thành món đồ sưu tập của những người yêu thích. Ngoài ra khi không có sẵn điếu, người ta có thể dùng lá chuối, giấy cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào. + Cách hút: Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, là những mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm... mỏng để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga. Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn (đối với điếu bát là cái chậu đựng bát điếu, đối với điếu cày thì hay dùng một chiếc bồ nhỏ đựng xái) và phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được. Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó. Cả trầu và thuốc lào đều có thể gây nghiện, không gây độc như thuốc phiện nhưng nếu đã nghiện thì khó lòng mà bỏ được.Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và gây nghiện. Một đặc tính giống nhau nữa của hai phong tục tập quán này là có thể gây say. Nếu một người chưa bao giờ nếm thử thì lần đầu có thể bị say, nhưng cũng có khi những người ăn trầu lâu năm, hút thuốc lào nhiều nhưng vẫn bị say. Đó là do quả cau, lá thuốc có chất gay say mà không biêt nên ăn phải. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã. Còn cảm giác say trầu cũng không kém, người say trầu có cảm giác buồn nôn, chóng mặt,mặt mũi đỏ ửng giống như người say rượu, tuy nhiên chỉ cần nghỉ ngơi một lúc sẽ đỡ. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều những phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam. Văn hóa nước ta rất đa dạng nhưng có thể bị mai một thâm chí bị mất đi nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ và phát huy vốn văn hóa quý giá của dân tộc. vì thế mỗi chúng ta mỗi con người Việt Nam cần phải có ý thức bảo vệ, duy trì và phát huy vốn văn hóa tinh hoa của dân tộc mình. Qua đây cho chúng ta thấy văn hóa Việt Nam thật đặc sắc và đa dạng, muốn hiểu rõ được cần phải đi sâu nghiên cứu mới thấy rõ đươc hết giá trị của phong tục nước ta. Qua bài tập này giúp tôi hiểu về văn hóa dân tộc mình, cung cấp cho chúng tôi những sinh viên đang học ngành Việt Nam học và sau này sẽ trở thành những người nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam những kiến thức bổ ích. Chính nhờ bài tập như thế này lại càng giúp cho chúng tôi thêm hiểu và yêu thích ngành học của mình hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhong tục trầu cau và hút thuốc lào.doc
Luận văn liên quan