Phương pháp dạy Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lớp 6 - Áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều

Phần I: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trường THCS thị trấn Xuân Trường là một ngôi trường nhỏ nằm ở địa bàn thị trấn Xuân Trường, thuộc huyện Xuân Trường. Trong thực tế những năm gần đây nhà trường luôn gặp phải không những khó khăn nhiều hơn là thuận lợi trong việc tuyển sinh vào đầu cấp học. Một sự thật không ai có thể phủ nhận đó là: Từ khi trường THCS Xuân Trường chuyển vị trí về trung tâm thị trấn Xuân Trường, đã thu hút hầu hết tất cả những học sinh có lực học khá, giỏi tham gia dự tuyển và theo học tại trường. Thêm vào nữa do địa bàn dân cư tổ 15, 16, 17 của thị trấn lại rất gần với trường THCS Xuân Kiên, nên lượng học sinh khá giỏi cũng xin và được nhận học tại trường này. Do vậy số học sinh còn lại theo học của trường THCS thị trấn Xuân Trường chỉ là những học sinh có lực học từ yếu tới trung bình, số học sinh khá rất ít, không có học sinh giỏi. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tế đó, áp lực về chất lượng đào tạo, giảng dạy các môn học nói chung, môn tiếng Anh nói riêng, theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện nay là vô cùng quan trọng. Phần II: Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến Đó là một thực trạng khá buồn! Sau những năm công tác tại trường THCS Thọ Nghiệp, THCS Xuân Vinh, Tiểu học Xuân Tiến. Năm học 2011-2012 tôi được phòng giáo dục đào tạo huyện Xuân Trường điều động trở lại công tác tại quê hương thị trấn Xuân Trường, tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước thực trạng nhà trường chỉ có 8 lớp, mỗi lớp có từ 23 tới 30 học sinh, số lượng học sinh ít chất lượng học sinh đa số có lực học từ yếu tới trung bình. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân: - Thứ nhất là: Như tôi đã trình bày ở phần trên, do trường THCS Xuân Trường nằm ở trung tâm thị trấn nên thu hút rất đông số học sinh khá, giỏi của thị trấn theo học. - Thứ hai là: Về phía phụ huynh học sinh: một số gia đình học sinh có điều kiện cũng phải cố gắng cho con mình theo học ở THCS Xuân Trường. - Về phía giáo viên: Để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, giáo viên còn chưa thật thành thạo trong kĩ thuật làm giáo án điện tử, sử dụng máy chiếu, nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh còn rất hạn chế, các tiết dạy chưa thực sự sinh động, phong phú và có hiệu quả cao. áp lực công việc về các loại hồ sơ, sổ sách còn nhiều, áp lực về các cuộc thi còn lớn, nên bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. - Về phía học sinh: Do đặc thù của trường THCS thị trấn, số lượng học sinh thì ít, mà trình độ và tố chất của các em có hạn, nên việc tiếp thu bài giảng môn Tiếng Anh còn khá chậm. Bên cạnh đó còn có khá nhiều học sinh có tư tưởng ỷ lại, lười học nên ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng dạy và học. - Thực trạng về chất lượng của năm học trước là: Tổng số học sinh khối 6 Tổng số bài thi cuối năm trên trung bình Tỉ lệ đạt 65 20 30,7 % - Trước điều kiện, hoàn cảnh và thực trạng nói trên tôi đã luôn nghĩ tới việc làm: "Lấy cần cù bù thông minh" để động viên các em chăm học hơn, hứng thú hơn đối với môn học, giúp các em hiểu được Tiếng Anh thực sự là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới, là phương tiện để kết nối các hoạt động quan trọng trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. - Đã nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6, tôi đã nắm chắc cấu trúc sách giáo khoa. Ngôn ngữ là sinh ngữ, các chủ điểm bài học rất gần gũi và sát thực với đời sống giao tiếp hàng ngày, nhằm giúp các em hướng tới các giá trị: chân, thiện, mĩ.Qua đó giáo dục các em các giá trị và hình thành nhân cách, các kĩ năng ứng xử, kĩ năng sống, khát vọng học tập để sau này xây dựng gia đình, quê hương, đất nước. - Như chúng ta đã biết, ngữ pháp tiếng Anh chính là cái xương sống của ngôn ngữ Tiếng Anh giúp hình thành các câu nói để sử dụng trong giao tiếp thông thường. Nhưng đa số học sinh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của ngữ pháp nên lười học dẫn đến kỹ năng viết và nói chưa tốt, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh còn chưa chính xác, lóng ngóng, thiếu tự tin. Do vậy tôi luôn trăn trở một câu hỏi: phải làm gì để ngữ pháp tiếng Anh không còn là nỗi khó khăn của học sinh? phải làm gì để các em học ngữ pháp tốt hơn? Đó cũng chính là động lực thôi thúc tôi thực hiện đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều cho học sinh lớp 6.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10123 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lớp 6 - Áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o huyÖn Xu©n Tr­êng Trường Trung học cơ sở Thị trấn Xuân Trường & B¸o c¸o s¸ng kiÕn Phương pháp dạy Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lớp 6 Áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều Tác giả: L­u ThÞ Nh¹n Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Anh văn Chức vụ: Giáo viên THCS Nơi công tác: Trường THCS thị trấn Xuân Trường TT Xuân Trường ngày 10 tháng 2 năm 2012 Th«ng tin vÒ s¸ng kiÕn Tên sáng kiến: Phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh áp dụng với học sinh lớp 6 Thời gian áp dụng sáng kiến Từ ngày 15 tháng 10 năm 2011đến ngày 15 tháng 1 năm 2012 Tác giả: Họ và tên: Lưu Thị Nhạn Ngày sinh: 05/10/1969 Nơi thường trú: Tổ 6 TT Xuân Trường, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm tiéng Anh Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS TT Xuân Trường Xuân Trường - Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THCS TT Xuân Trường , Xuân Trường - Nam Định Điện thoại: 0168.414.7592 Đơn vị áp dụng sáng kiến Đơn vị: Trường THCS TT Xuân Trường Địa chỉ: Tổ 7 thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định Điên thoại 03503.886.030 Phần I: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trường THCS thị trấn Xuân Trường là một ngôi trường nhỏ nằm ở địa bàn thị trấn Xuân Trường, thuộc huyện Xuân Trường. Trong thực tế những năm gần đây nhà trường luôn gặp phải không những khó khăn nhiều hơn là thuận lợi trong việc tuyển sinh vào đầu cấp học. Một sự thật không ai có thể phủ nhận đó là: Từ khi trường THCS Xuân Trường chuyển vị trí về trung tâm thị trấn Xuân Trường, đã thu hút hầu hết tất cả những học sinh có lực học khá, giỏi tham gia dự tuyển và theo học tại trường. Thêm vào nữa do địa bàn dân cư tổ 15, 16, 17 của thị trấn lại rất gần với trường THCS Xuân Kiên, nên lượng học sinh khá giỏi cũng xin và được nhận học tại trường này. Do vậy số học sinh còn lại theo học của trường THCS thị trấn Xuân Trường chỉ là những học sinh có lực học từ yếu tới trung bình, số học sinh khá rất ít, không có học sinh giỏi. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tế đó, áp lực về chất lượng đào tạo, giảng dạy các môn học nói chung, môn tiếng Anh nói riêng, theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện nay là vô cùng quan trọng. Phần II: Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến Đó là một thực trạng khá buồn! Sau những năm công tác tại trường THCS Thọ Nghiệp, THCS Xuân Vinh, Tiểu học Xuân Tiến. Năm học 2011-2012 tôi được phòng giáo dục đào tạo huyện Xuân Trường điều động trở lại công tác tại quê hương thị trấn Xuân Trường, tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước thực trạng nhà trường chỉ có 8 lớp, mỗi lớp có từ 23 tới 30 học sinh, số lượng học sinh ít chất lượng học sinh đa số có lực học từ yếu tới trung bình. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân: - Thứ nhất là: Như tôi đã trình bày ở phần trên, do trường THCS Xuân Trường nằm ở trung tâm thị trấn nên thu hút rất đông số học sinh khá, giỏi của thị trấn theo học. - Thứ hai là: Về phía phụ huynh học sinh: một số gia đình học sinh có điều kiện cũng phải cố gắng cho con mình theo học ở THCS Xuân Trường. - Về phía giáo viên: Để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, giáo viên còn chưa thật thành thạo trong kĩ thuật làm giáo án điện tử, sử dụng máy chiếu, nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh còn rất hạn chế, các tiết dạy chưa thực sự sinh động, phong phú và có hiệu quả cao. áp lực công việc về các loại hồ sơ, sổ sách còn nhiều, áp lực về các cuộc thi còn lớn, nên bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. - Về phía học sinh: Do đặc thù của trường THCS thị trấn, số lượng học sinh thì ít, mà trình độ và tố chất của các em có hạn, nên việc tiếp thu bài giảng môn Tiếng Anh còn khá chậm. Bên cạnh đó còn có khá nhiều học sinh có tư tưởng ỷ lại, lười học nên ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng dạy và học. - Thực trạng về chất lượng của năm học trước là: Tổng số học sinh khối 6 Tổng số bài thi cuối năm trên trung bình Tỉ lệ đạt 65 20 30,7 % - Trước điều kiện, hoàn cảnh và thực trạng nói trên tôi đã luôn nghĩ tới việc làm: "Lấy cần cù bù thông minh" để động viên các em chăm học hơn, hứng thú hơn đối với môn học, giúp các em hiểu được Tiếng Anh thực sự là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới, là phương tiện để kết nối các hoạt động quan trọng trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. - Đã nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6, tôi đã nắm chắc cấu trúc sách giáo khoa. Ngôn ngữ là sinh ngữ, các chủ điểm bài học rất gần gũi và sát thực với đời sống giao tiếp hàng ngày, nhằm giúp các em hướng tới các giá trị: chân, thiện, mĩ.Qua đó giáo dục các em các giá trị và hình thành nhân cách, các kĩ năng ứng xử, kĩ năng sống, khát vọng học tập để sau này xây dựng gia đình, quê hương, đất nước. - Như chúng ta đã biết, ngữ pháp tiếng Anh chính là cái xương sống của ngôn ngữ Tiếng Anh giúp hình thành các câu nói để sử dụng trong giao tiếp thông thường. Nhưng đa số học sinh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của ngữ pháp nên lười học dẫn đến kỹ năng viết và nói chưa tốt, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh còn chưa chính xác, lóng ngóng, thiếu tự tin. Do vậy tôi luôn trăn trở một câu hỏi: phải làm gì để ngữ pháp tiếng Anh không còn là nỗi khó khăn của học sinh? phải làm gì để các em học ngữ pháp tốt hơn? Đó cũng chính là động lực thôi thúc tôi thực hiện đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều cho học sinh lớp 6. Phần III: Các giải pháp( trọng tâm) 1. Thực trạng của vấn đề dạy ngữ pháp trong tiếng Anh. - Theo phân phối chương trình hiện nay, với lớp 6 mỗi tuần có 3 tiết tiếng Anh, mà hầu hết mỗi tiết học đều chứa đựng cấu trúc ngữ pháp. Đó cũng chính là các mẫu câu. Để sử dụng được các mẫu câu vào giao tiếp thông thường, cũng chính là biết cách dùng ngữ pháp. Theo hệ thống sách giáo khoa cũ thì việc dạy và học ngữ pháp được chú trọng cụ thể trong tiết học riêng. Do vậy học sinh có điều kiện được học ngữ pháp nhiều hơn, sâu hơn và có thể nhớ lâu hơn.Hệ thống sách giáo khoa mới được cấu tạo cơ bản theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết giúp các em được học toàn diện hơn, tích cực hơn. Nhưng chức năng của ngữ pháp cũng một phần không được chú trọng, nên dẫn đến học sinh chỉ học "vẹt" mẫu câu đó, đến khi vận dụng giao tiếp trong các tình huống khác nhau các em còn cảm thấy lúng túng, nhất là trong khi thực hành các bài tập viết, nói. - Đối với giáo viên cũng thật khó khi bắt đầu giúp các em có ý thức tự học và kỹ năng ghi nhớ ngữ pháp, bởi ngữ pháp bao giờ cũng là thứ cứng nhắc, khô khan, nhàm chán, do vậy những bài học ban đầu còn dễ, ít kiến thức, học sinh còn hứng thú học tập. Về sau các bài học nhiều kiến thức hơn nên học sinh đã bắt đầu chán học. ngoài ra cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc giúp các em tự học ở nhà, bởi môn tiếng Anh không phải phụ huynh nào cũng biết cho nên tất cả sự tiến bộ của học sinh đều nhờ giáo viên ở trên lớp. 2. Giải pháp thực hiện - Sau khi tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh ngại học tiếng Anh thường xuyên không thuộc bài, kiểm tra bị điểm kém, thiếu tự tin trong giao tiếp. Cụ thể vào đầu năm học khi nhận dạy môn tiếng Anh lớp 6, sau tháng 9 tôi đã cho các em học sinh lớp 6A, 6B làm bài kiểm tra ngữ pháp, áp dụng thực hành làm bài tập viêt, thời lượng kiểm tra là 15phút thì thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh Chia động từ "tobe" Viết câu dùng từ gợi ý 51 20/51 22/51 Như vậy cho thấy kết quả kiểm tra là thấp so với yêu cầu mặc dù các đơn vị kiến thức mà tôi kiểm tra các em đã được học ở chương trình tiểu học và sau 5 tuần đầu của năm học. Căn cứ vào kết quả kiểm tra đó có thể khẳng định rằng các em đã gặp khó khăn trong việc học ngữ pháp. Và tôi đã quyết định áp dụng một số kinh nghiệm dạy ngữ pháp của mình vào các tiết học sau, để các lần kiểm tra sau so sánh với kết quả ban đầu. 3. Qúa trình thực hiện a. Lựa chọn mẫu câu, ngữ pháp trọng tâm của bài Sách giáo khoa tiếng Anh có cấu trúc theo hướng đường tròn đồng tâm, lượng kiến thức từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều và được lặp lại, ôn tập lại kiến thức cũ ở trong các bài học mới. Do đó, lựa chọn ngữ pháp để dạy cho học sinh là một việc làm cần thiết. Mỗi tiết học đều có những đơn vị kiến thức ngữ pháp cụ thể : Ví dụ như: khi dạy tiết 16 unit 3 mục C: Families(1,2,3,4) đơn vị kiến thức ngữ pháp cần dạy là thì hiện tại đơn giản áp dụng vào mẫu câu hỏi và trả lời về tuổi và nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình. Như vậy mục tiêu ngữ pháp cần đạt được trong tiết học là thực hành thành thạo mẫu câu hỏi và trả lời về tuổi và nghề nghiệp của người khác. b. Một số kĩ thuật khi dạy ngữ pháp: Có rất nhiều kĩ thuật khi dạy ngữ pháp được áp dụng như là: Visual (nhìn), Introdution, Repeat and replace, rubout and remember.... được áp dụng trong các tiết học buổi sáng nhưng với đặc thù của học sinh lớp 6 trường THCS thị trấn Xuân Trường chỉ còn học sinh có lực học yếu và trung bình nên các em không thể nắm chắc bài ngay được ở trong các tiết học chính khoá. Như vậy tôi đã tập trung dạy ngữ pháp nhiều hơn trong các tiết ôn tập buổi chiều để ôn lại các cấu trúc ngữ pháp cho các em, giúp các em nắm chắc ngữ pháp và có thể vận dụng vào làm các dạng bài tập khác nhau. Những buổi học chiều đầu tiên tôi cũng thực sự gặp nhiều khó khăn vì dạy mãi các em vẫn không tiếp thu được nhiều, mặc dù những kiến thức đó các em đã được học ở chương trình tiểu học. Nhưng tôi vẫn kiên trì , tôi nghĩ mưa dầm thấm lâu, lâu dần rồi các em cũng bắt đầu hiểu bài qua các bài dạy lặp đi lặp lại của tôi. Cụ thể tôi đã áp dụng bài dạy đối 24 học sinh lớp 6B dạng bài tập chia động từ ở thì hiện tại đơn. Đầu tiên tôi kiểm tra các em về cách chia động từ trong 2 câu sau: 1. He (go).............to school by bike everyday 2. I (go).................to school on foot everyday Em Thông lên bảng không làm được bài, em Nga không làm được bài. Tôi đã ôn lại cách chia động từ đồng thời chữa bài cho các em. Xoá đáp án đi, lại gọi hai em lên bảng các em vẫn làm sai. Tôi chữa lại như vậy tới lần thứ ba các em mới làm đúng. c. Ứng dụng phương pháp trên vào bài dạy: Ôn tập tiếng Anh 6: Revision the present simle tense. I. Aims: - To help ss to know how to we theverbs in the present simple tense - Ss will be able to do three kinds of exercises II. Language focus: Grammar: The present simple tense Vocabularies: Review Unit 6 + 7 III. Teaching aids: Text book, extraboard, chalk, exercise book IV. Procedure: Teacher's activities Student's activities * Warm up: * Jumbed words - Write 5 words whose letters are in a random order on the board. - Divide the class into two teams. Students from 2 teams go to the board and write the correct words - The steam which writes more correct words first will win the game. Correct and give the answers 1. kwro -> work 2. elitsn -> listen 3. atwch -> watch 4. avretl ->travel 5. ielv -> live * Revision of the present simple tense. Repeat the structure: S + V(Vs/Ves) + O +... Give examples: 1. I go to work by car 2. Mr Ba goes to work by bus. Exercises. I, * Supply the correct verbs form. a. He ( do).........his homework in the evening. b. Thu ( listen)...........to music after school. c. Hoa ( live)........in the country. d. Ba ( watch) T.V evry night. e. My father ( work)........in the factory. f. We ( live).........in Ha Noi Call on some students to give the answers Correct: a. does d. watches b. listens e. works c. lives f. live Erasers the correct answers then calls some other students to do again. Correct II. Circle the best answer. a. He..........in the factory. He is a worker A. work B. works C. working b. Lan........T.V in the evening. A. warchs B. to watch C. watches c. They............soccer after school A. plays B. playing C. play d. Mr Ba.........to work by bus A. travel B. travels C. traveling. Calls on some Ss to give the answers Correct: a. B ; b. C; c. C ; d. B III. Find out and correct the mistakes. a. He gos to school at 6.45 am. b. She watch T.V after dinner. c. I does my homework in the evening. d. We lives in Xuan Truong town. Calls on some students to correct. Correct: a. gos -> goes b. watch -> watches c. does -> do d. lives -> live Erasers the correct answers then calls some other students to do it again. Correct * Consolidation: Repeat the present simple tense is used in the "verbs" exercises * Homework: - Learn by heart the structure - Do three exercises above again and write in your exercise books Whole class Listen to the teacher Coppy down. Whole class Do exercise Give the answers Give the answers again. The whole class Answer Work in pairs Give the correct answers Listen and remember Give the correct answers again Coppy down Phần IV: Hiệu quả do sáng kiến đem lại - Qua tiết học ôn tập buổi chiều hôm đó tôi đã nhận thấy rõ hiệu quả của phương pháp dạy ngữ pháp, cụ thể với từng loại câu áp dụng lặp đi lặp lại qua mỗi dạng bài tập riêng và trong các loại bài tập tương tự để nhằm chung một mục đích giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp trong việc làm bài tập viết. - Các em học sinh yếu đã cảm thấy hứng thú hơn đối với môn học, không nhàm chán mà tích cực hơn đối với việc tự học ở trên lớp và ở nhà. - Tiếp tục áp dụng phương pháp đó với học sinh lớp 6A thì hiệu quả tốt hơn nhiều, các em đã say mê học tập hơn, kết quả các lần kiểm tra sau đã cao hơn lần trước, nhiều em đã đạt điểm khá, giỏi: Cụ thể như em Hoàng Thọ Thành Long kiểm tra giữa kì I còn bị điểm 3 nhưng cuối kì I đã đạt được điểm 6. - Xét hiệu quả về mặt xã hội thì phụ huynh đã có sự nhìn nhận đúng đắn tích cực hơn đối với giáo viên khi thấy được kết quả học tập của con em mình qua các bài kiểm tra, từ đó có sự quan tâm hơn đối với việc học môn tiếng Anh của con em mình. - Khích lệ giáo viên hăng say, nhiệt tình hơn trong công tác giảng dạy, liên tục tìm tòi sáng kiến mới và áp dụng trong việc giảng dạy trong thời gian tiếp theo. - So sánh kết quả đạt được hiện nay với thực tế trước khi áp dụng sáng kiến như sau: * Thời điểm tháng 10 n ăm 2011 Tổng số học sinh Bài kiểm tra 15 phút Bài kiểm tra 1 tiết 51 22/51 25/51 * Thời điểm kiểm tra giữa học kì I: đề của Phòng giáo dục Tổng số học sinh Bài thi trên trung bình 51 43/51 * Thời điểm kiểm tra cuối học kì I đề của Phòng giáo dục Tổng số học sinh Bài thi trên trung bình 51 44/51 - Như vậy sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc dạy ngữ pháp môn tiếng Anh lớp 6, tôi thấy chất lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cuối học kì I năm học 2011-2012 môn tiếng Anh lớp 6 của trường THCS thị trấn Xuân Trường đã được xếp thứ 5/21 trường trong toàn huyện. Đó cũng chính là hiệu quả một phần do sáng kiến đem lại, tôi sẽ nhân rộng sáng kiến của tôi cho đồng nghiệp áp dụng cho các khối lớp 7,8,9. Phần V: Đề xuất kiến nghị: - Tuy nhiên để áp dụng được các biện pháp vào dạy môn tiếng Anh lớp 6 nói riêng và dạy ngữ pháp tiếng Anh nói riêng đối với đối tượng học sinh trường THCS thị trấn Xuân Trường là khá khó khăn vất vả bởi tố chất và năng lực của các em chưa tốt. - Vấn đề đặt ra đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, gần gũi và dày công dạy dỗ các em. Dạy học tiếng Anh là một nghệ thuật, nó tích hợp đầy đủ các kĩ năng kiến thức cũng như các yêu cầu ứng xử, giao tiếp cho nên bản thân tôi mạnh dạn có một số đề xuất, kiến nghị như sau: + Một là: Đề nghị nhà trường nên thắt chặt kỉ cương nề nếp đối với học sinh, vì nề nếp có tốt thì chất lượng học tập mới tốt. + Hai là: Đề nghị UBND thị trấn Xuân Trường, Phòng giáo dục đào tạo Xuân Trường, UBND huyện Xuân Trường qua tâm có giải pháp cụ thể cho việc tuyển sinh lớp 6 trong những năm học tới để trường THCS thị trấn Xuân Trường vừa đạt được chỉ tiêu số lượng cũng như chất lượng học sinh đầu vào. + Ba là: Đề nghị bộ phận chuyên môn tiếng Anh của Phòng giáo dục thỉnh thoảng trong năm học tổ chức cho giáo viên tiếng Anh được sinh hoạt chuyên môn tập trung hoặc tham gia học tập để nâng cao năng lực chuyên môn. Trên đây là sáng kiến của bản thân tôi áp dụng tại đơn vị trường THCS TT Xuân Trường kính mong các đồng chí, đồng nghiệp xem xét, bổ sung để giúp tôi hoàn thiện và đưa bản sáng kiến áp dụng vào thực tế trong thời gian tiếp theo. TT Xuân Trường ngày 15 tháng 2 năm 2012 Người viết sáng kiến Lưu Thị Nhạn C¬ quan ®¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn Xác nhận, xếp loại, đánh giá Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o Xu©n Tr­êng Xác nhận, xếp loại, đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp dạy Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lớp 6 Áp dụng vào các tiết ôn tập buổi chiều.doc
Luận văn liên quan