Quá trình phát triển của TV và công nghệ truyền hình

Màn hình Led được xe m là màn hình có độ sáng tốt nhất so với plasma, lcd. Về độ đen s âu (black-level) và độ tương phản (contrast ratio) đứng thứ nhì so với plas ma. Tuy nhiên ở các màn hình Led công nghệ mới, các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục độ tương phản của Led sao cho nó tương đương với plasma bằng cách trang bị thêm kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local dimming). Với công nghệ mới này một màn hình LED nền trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ sẽ có thể cho độ tương phản tương tự như một màn hình Plas ma (cùng phân khúc). Nó có thể trình diễn những gam màu đen tuyệt đối mà không cần tắt hết các đèn LED phía sau

pdf31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình phát triển của TV và công nghệ truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TV VÀ CÔNG NGHỆTRUYỀN HÌNH K-22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA 22 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TV VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH GV HƯỚNG DẪN: GS-TSKH HOÀNG KIẾM Học viên thực hiện: Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011) duongthithaihien@gmail.com Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)2 PHẦN GHI Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 5 A. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TV (HAY CÒN GỌI LÀ MÁY THU HÌNH ....... 6 I. Truyền hình điện cơ (Electromechanical television): ................................................... 6 II. Ý tưởng về một hệ thống có thể truyền hình ảnh qua không trung:............................ 6 III. Truyền hình điện tử (Electronic television)................................................................ 8 IV. Từ TV trắng đen chuyển sang TV màu:.................................................................... 11 V. Các bước phát triển đầy sáng tạo của TV:.................................................................... 12 1) TV CRT......................................................................................................................... 13 2) Máy chiếu RPTV (Digital Rear Projection) ............................................................. 13 3) TV Plasma..................................................................................................................... 14 4) TV LCD ........................................................................................................................ 14 5) TV LED......................................................................................................................... 16 6) So sánh giữa Plasma, LCD, và LED về góc nhìn, tuổi thọ: ................................... 17 VI. Xu hướng mới nhất và Công nghệ TV sẽ thay thế cho Plasma, LCD, LED trong tương lai gần: ........................................................................................................................... 17 1) TV 3D ............................................................................................................................ 17 2) TV OLED (Organic Light EmittingDiodes)............................................................. 18 3) DLP:............................................................................................................................... 20 VII. Mẫu TV cao cấp nhất mùa hè 2012 ........................................................................... 22 Samsung ES8000, ES7500................................................................................................. 22 Sony HX855......................................................................................................................... 22 LG LM9600 ......................................................................................................................... 23 LG LM7600 ......................................................................................................................... 23 Sony Crystal LED TV ........................................................................................................ 23 Phiên bản tivi 3D ................................................................................................................. 24 B. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH: ........................................... 25 1) Truyền hình Analog: ....................................................................................................... 25 2) Truyền hình Digital: ........................................................................................................ 26 Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)4 C. CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TV VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH: ..................................................... 27 Nguyên tắc 1: Phân nhỏ. ........................................................................................................ 27 Nguyên tắc 2: Tách khỏi. ....................................................................................................... 28 Nguyên tắc 3: Phẩm chất cục bộ. .......................................................................................... 28 Nguyên tắc 5: Kết hợp............................................................................................................ 28 Nguyên tắc 6: Vạn năng......................................................................................................... 28 Nguyên tắc 7: Chứa trong. ..................................................................................................... 28 Nguyên tắc 9: Gây ứng suất sơ bộ. ....................................................................................... 29 Nguyên tắc 10: Thực hiện sơ bộ. .............................................................................................. 29 Nguyên tắc 15: Linh động. .................................................................................................... 29 Nguyên tắc 20: Liên tục tác động có ích.............................................................................. 29 Nguyên tắc 23: Quan hệ phản hồi......................................................................................... 29 Nguyên tắc 25: Tự phục vụ. .................................................................................................. 30 Nguyên tắc 28: Thay thế sơ đồ cơ học. ................................................................................ 30 Nguyên tắc 30: Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng. ................................................................ 30 Nguyên tắc 31: Sử dụng vật dụng nhiều lỗ.......................................................................... 30 Nguyên tắc 32: Thay đổi màu sắc......................................................................................... 30 Nguyên tắc 40: Sử dụng vật liệu hợp thành composit hay vật liệu mới. ......................... 31 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................................. 31 Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)5 LỜI NÓI ĐẦU TV là một thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến ở mọi g ia đình. Cùng với quá trình phát triển của TV là sự cải tiến và phát triển các dịch vụ truyền hình từ sơ khai ban đầu đến truyền hình kỹ thuật số ngày nay. Quá trình phát triển của TV từ thuở ban đầu đến hiện đại nhất được em tổng hợp và lồng ghép vào 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản. Để giải thích câu hỏi: ý tưởng cho một dòng sản phẩm mới có từ đâu, chuẩn bị cho một ý tưởng sáng tạo mới được bắt đầu như thế nào, và các nhà sản xuất đã thực hiện ý tưởng đó như thế nào… Trong quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC của GS.TSKH Hoàng Kiếm, kết hợp với bài thu hoạch tìm hiểu về “Quá trình phát triển của TV và công nghệ truyền hình” em nhận ra được giá trị quý báu của sáng tạo: “những gì đang hoạt động có nghĩa là lạc hậu”[2]. Chân thành cám ơn thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp rất đầy đủ tài liệu của môn học.Giúp chúng em tiếp thu kiến thức về các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo để không những vận dụng tốt trong bài thu hoạchmà còn giúp ích cho chúng em giải quyết các bài toán trong đời sống cũng như trong nghiên cứu luận văn sau này. Trân trọng kính chúc sức khỏe và kính chào thầy! Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)6 A. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TV (HAY CÒN GỌI LÀ MÁY THU HÌNH): I. Truyền hình điện cơ (Electromechanical televis ion): Nguồn gốc cơ bản của máy thu hình có thể được đánh dấu bởi các cột mốc: Năm 1873 Willoughby Smith tìm ra tính quang dẫn của các phần tử Se-len. Ông và trợ lý của ông, Joseph May đã chứng minh rằng điện trở suất của nguyên tố Selen thay đổi khi được chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý hoạt động của ống Vidicon truyền ảnh. Năm 1884, Paul Nipkow đã chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm truyền hình đầu tiên – Đĩa Nipkow. Đây là một chiếc đĩa được đục lỗ theo hình xoáy ốc phía trước một bức tranh được chiếu sáng. Khi quay đĩa, lỗ thủng đầu tiên quét qua điểm cao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai quét thấp hơn lỗ đầu tiên một chút, lỗ thứ ba lại thấp hơn chút nữa… và cứ như vậy cho tới tâm bức tranh. Để thu được hình ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay, tất cả các điểm của bức tranh lần lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận. Khi tốc độ quay đạt 15 vòng/giây, ánh sáng đi qua hệ thống đĩa tái tạo được hình ảnh tĩnh của bức tranh. Năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả năng phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này được gọi là "phóng tia điện tử", nguyên lý của ống Orthicon truyền ảnh. Đến năm 1906, Lee De Forest, một kỹ sư người Mỹ đã đăng ký sáng chế ống Triode chân không, giải quyết bài toán khuyếch đại hình ảnh. Các cột mốc trên đã đánh dấu sự ra đời của TV (máy thu hình). II. Ý tưởng về một hệ thống có thể truyền hình ảnh qua không trung: Ngày 25/8/1900, Constantin Perskyi đã nhắc tới từ “truyền hình” trong bài tham luận với đại hội Điện quốc tế (International Electricity Congress) tại hội chợ Quốc tế Paris. Bài tham luận đã nhìn nhận lại các công nghệ Điện cơ hiện hữu và có nhắc tới phát minh của Nipkow và những người khác. Việc phát hiện ra tính quang dẫn của các hạt Se- len và đĩa Nipkow có vai trò quan trọng trong việc đưa các hình ảnh động tới mọi người. Tuy nhiên mãi tới năm 1907, với sự phát triển của ống dẫn khuyếch đại, các phát minh trên mới được áp dụng vào thực tiễn. Năm 1909 cuộc trình diễn hình ảnh được truyền tức thời đầu tiên được thực hiện bởi Georges Rignoux và A. Fournier tại Pari. Họ đã sử dụng một hệ thống gương xoay (rotating mirror-drum) đóng vai trò như là một máy quét và một ma trận gồm 64 ô Se-len đóng vai trò như là máy tiếp nhận.. Năm 1911, Boris Rosing và học trò của mình là Vladimir Kosma Zworykin đã tạo ra hệ thống truyền hình sử dụng hệ thông gương xoay để truyền hình ảnh. Những hình ảnh đó “rất thô” được truyền qua dây dẫn tới ống phóng tia âm cự Braun (Cathode ray Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)7 tube - CRT) trong bộ phận tiếp nhận. Tuy nhiên, những hình ảnh đã không xuất hiện bởi vì trong máy quét độ nhạy đã không đủ và các hạt Se-len không đáp ứng được yêu cầu”. Vào ngày 25/3/1925, nhà phát mình người Scotlen - John Logie Baird đã có buổi trình diễn các bóng của hình ảnh chuyển động tại khu Selfridge ở London. Tuy nhiên, nếu như định nghĩa truyền hình là truyền đi hình ảnh chuyển động mà không phải là hình bóng, hay các ảnh tĩnh, thì Baird đã là người thành công đầu tiên vào ngày 2/10/1925. Sau đó ông có buổi trình diễn lần đầu tiên ngày 26/1/1926 với chiếc máy truyền hình cho các thành viên của Hoàng gia và các nhà báo tại London. Không giống như các hệ thống điện tử trước kia, hệ thống của ông bao gồm hằng trăm đường phân giới, hệ thống quét hình ảnh thẳng đứng của Baird sử dụng đĩa quét được gắn với hệ thống thấu kính được xếp theo hình xoắn ốc, với chỉ 30 đường, nhưng điều đó cũng đã đủ để tái tạo lại một hình ảnh khuôn mặt người. Năm 1927, Baird đã truyền tải được tín hiệu đi xa trên 438 dặm thông qua hệ thống dây điện thoại giữa London và Glasgow. Năm 1928, công ty của Baird (Baird Television Development Company / Cinema Television) đã phát tín hiệu đầu tiên giữa London và New York. Ông cũng đã trình diễn một thiết bị thu hình màu hồng ngoại (dubbed "Noctovision"), truyền hình lập thể sử dụng thấu kính, hệ thống đĩa và thấu kính. Cùng với đó, ông cũng phát triển hệ thống ghi hình có tên là "Phonovision". Năm 1929, ông đã trở thành nhà phát minh đầu tiên trong lĩnh vực truyền hình điện tử tại Đức. Năm 1931, ông đã truyền được hình ảnh trực tiếp đầu tiên. Vào năm 1932 ông đã giới thiệu chiếc ti vi sử dụng sóng ngắn. Năm 1936 hệ thống thu hình của Baird đã đạt được đỉnh cao với 240 đường quét cho đài truyền hình BBC trước khi nó được thay thế bởi hệ thống điện tử 405 đường quét phát triển bởi Marconi EML. Tại Mĩ, ngày 13/01/1925, Francis Jenkins đã trình diễn các hình ảnh chuyển động đầu tiên bằng công cụ giống như chiếc cối xay gió từ một đài phát thanh của hải quân tới phòng thí nghiệm của ông ở Washington. Ông sử dụng hệ thống quét đĩa phim với 48 đường quét trên mỗi hình, 16 hình trên giây. Công ty AT&T (American Telephone & Telegraph) đã ứng dụng hệ thống này để truyền những hình ảnh trong suốt vào tháng 5/1925. Tại Liên Xô, cũng vào thời điểm đó, Léon Theremin đã phát triển hệ thống gương xoay (mirror drum) – cơ sở của truyền hình, bắt đầu với 16 đường phân giải vào năm 1925, sau đó tăng lên 32 đường rồi tiếp tục lên thành 64 đường kết hợp với nhau vào năm 1926. Đến năm 1927 ông đã phát triển nó lên thành 100 đường phân giải. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)8 Tuy nhiên, Herbert E. Ives đã là người trình diễn thành công nhất, khi ông cho thử nghiệm sự phản xạ ánh sáng sử dụng màn hình nhỏ 2,5 inches và lớn 30 inches quan sát thông qua hệ thống dây nối từ Washington tới New York City và qua không trung từ Whippany, New Jersey. Chiếc TV – vật mẫu thành công đầu tiên của hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird tạo ra năm 1920. III. Truyền hình điện tử (Electronic televis ion) Vào năm 1911, kĩ sư Alan Archibald Campbell-Swinton đã đưa ra bài phát biểu tại London, được đăng trên tạp chí “Times” đã mô tả cách thức mà ống phóng tia âm cực CRT hoạt động trong việc truyền và nhận tín hiệu. Ông sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình ảnh, và một súng điện tử trung hoà điện tích này, tạo ra dòng điện tử biến thiên. Nhiều người khác cũng đã thí nghiệm sử dụng ống phóng tia âm cực CRT như là một thiết bị tiếp nhận sóng, nhưng khái niệm này còn mới mẻ . Đến những năm cuối của thập niên 20, truyền hình điện cơ vẫn tiếp tục được phát triển, các nhà phát minh Philo Farnsworth và Vladimir Zworykin nghiên cứu độc lập về truyền dẫn bằng ống điện tử. Nguyên lý của Campbell Swinton đã được Zworykin áp dụng trong ống ghi hình iconoscope, bộ phận quan trọng nhất của camera. Về sau, chiếc đèn orthicon hiện đại hơn cũng sử dụng một thiết bị tương tự như vậy. Vào 7/9/1927, hệ thống phân tích hình ảnh của Philo Farnsworth tạo ra được hình ảnh đầu tiên, với đơn giản chỉ là những đường thẳng. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)9 Năm 1928, Farnsworth phát triển hệ thống và trình diễn cho báo giới những đoạn phim chuyển động. Năm 1929, hệ thống đã được nâng tầm với việc loại bỏ được mô tơ chuyển động, từ đây hệ thống truyền hình đã không còn bộ phận cơ khí chuyển động nữa. Cũng năm này, Farnsworth đã truyền hình ảnh một con người thật bằng hệ thống truyền hình của mình, đó là hình ảnh bà vợ Pem của ông. Farnsworth đã công chiếu thiết bị truyền hình cho công chúng vào ngày 25/8/1934 tại Franklin Institute, Philadelphia. Trong khi các nhà phát minh trước sử dụng các bức ảnh tĩnh hay đoạn phim chuyển động thì Farnsworth là người đầu tiên sử dụng kết hợp giữa các máy quét điện tử và ống tia cực âm để thu - nhận hình ảnh (đen trắng) về cuộc sống hiện tại. Mở đầu bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Phiên bản thương mại kết hợp máy quét điện tử và ống tia cực âm (vật bằng kính trong ảnh) của Philo Taylor Farnsworth năm 1927. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)10 Nhiều nhà phát minh đã nỗ lực rồi thất bại trong việc khai thác thương mại sản phẩm TV. Tới cuối những năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi trong ảnh chụp năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giâyvà chủ yếu phát triển tại Mỹ. Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950. Đám đông trong ảnh đang theo dõi lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth qua chiếc TV đặt trong tủ kính của Trung tâm Rockefeller tại New York . Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)11 Sự kiện phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969, trên TV đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền hình thời bấy giờ. IV. Từ TV trắng đen chuyển sang TV màu: Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 (khi bức ảnh này được chụp trong phòng khách Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)12 sạn Delmonico New York) thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ. V. Các bước phát triển đầy sáng tạo của TV: Khi TV đã phổ biến trong các gia đình Mỹ, giới phát minh lại lao vào tìmcách thu nhỏ chúng để khách hàng có thể xem bất cứ đâu khi đang đi trênđường. Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)13 1) TV CRT TV CRT của Sony. Ảnh: Sony. TV CRT được giới thiệu lần đầu vào năm 1922. Đến năm 1950, sản phẩm thương mại đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. TV CRT có tỷ lệ màn hình 6:4, phần hông dày, cồng kềnh và sử dụng công nghệ thu phát hình analog. RPTV có màn hình lớn nhưng cồng kềnh và hình ảnh không sắc nét. Ảnh: Sony. 2) Máy chiếu RPTV (Digital Rear Projection) Công nghệ RPTV được chính thức thương mại hóa trong thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng chỉ thực sự phổ biến ở những năm đầu thế kỷ 21. RPTV gây ấn tượng với kích thước lớn, từ 40 inch trở lên. Tuy nhiên, do quá cồng kềnh và hình ảnh thiếu sắc nét, Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)14 dòng sản phẩm này nhanh chóng bị thất bại trước LCD, Plasma. Năm 2007, Sony chính thức ngừng sản xuất RPTV, chấm dứt giai đoạn phát triển của công nghệ này. 3) TV Plasma TV Plasma của Panasonic Công nghệ Plasma được trình làng vào năm 1997, với ưu thế là thiết kế mỏng, độ tương phản cùng tốc độ quét hình cao giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các cảnh chuyển động nhanh. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng plasma vẫn không theo kịp với mức hạ giá chóng mặt của LCD. PLASMA: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ ba so với LCD và LED. Sáng và tronghơn màn hình CRT cổ điển. Tuy nhiên ở mức độ đen sâu (black level) màn hình Plasma lại đứng nhất. Màn hình công nghệ Plasma với các tinh thể phốt-pho sẽ cung cấp đầy đủ nhất các mức độ đen sâu của hình ảnh, tái hiện chân thực nhất từng chi tiết. Về tiêu hao năng lượng Plasma vẫn còn thua LED, và LCD. Về mức độ tương phản (contrast ratio): Plasma đứng nhất. Tỷ lệ tương phản hay còn gọi là tỷ số khác biệt giữa hai gam màu đen và trắng. Tỷ số này càng lớn cho hình ảnh càng chân thực. Đây là thông số quan trọng trong việc làm nên tổng thể chất lượng của một hình ảnh. Do vậy Tv Plasma rất thích hợp cho khán giả xem phim vào ban đêm, cần nâng cao hiệu quả hình ảnh nhiều. 4) TV LCD TV LCD được chính thức giới thiệu từ năm 1983, nhưng đến 20 năm sau, công nghệ này mới thật sự phổ biến. Vào năm 2007, LCD chính thức vượt qua CRT để chiếm lĩnh thị trường TV do cỡ màn hình lớn hơn và giá hạ nhanh. Theo nghiên cứu gần đây Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)15 của công ty Display Search, 80% TV được bán ra là loại LCD (bao gồm cả TV LED). Sự phát triển của dòng TV LCD gắn liền với thành công của Samsung (Hàn Quốc) khi 5 năm liên tục (từ 2006) luôn đứng đầu thị trường TV toàn cầu. LCD: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ nhì so với plasma và led. Độ đen sâu đứng thứ ba. So với LED, Plasma, LCD lại càng khó trình diễn những gam màu đen tuyệt đối bởi hệ thống đèn chiếu là những bóng đèn huỳnh quang lạnh CCFL. Về mức độ tương phản (contrast ratio): LCD đứng thứ ba. LCD cũng ít tốn hao năng lượng hơn Plasma. Có 2 loại LCD: các TV công nghệ LCD sử dụng đèn chiếu CCFL, và các LCD có sử dụng công nghệ LCD trang bị thêm tấm nền hình IPS. TV LCD (đèn CCFL) tiêu thụ nhiều điện năng nhất Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)16 5) TV LED Độ sáng màn hình của Samsung UA55D8000 được đánh giá rất cao TV LED có cùng công nghệ với LCD nhưng sử dụng đèn chiếu sáng tiên tiến hơn nên cho kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao hơn 40% và tiêu thụ ít điện năng hơn. Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòng LED hiện nay từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz), giúp giảm rõ rệt hiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD. LED: độ sáng màn hình của TV LED là số 1. Trung bình, độ sáng màn hình LED đều vượt quá con số 100 bước sáng Lambert (cách tính trong vật lý) nên để xem được những thước phim tuyệt đẹp được trình chiếu như trong rạp, màn hình TV cũng chỉ cần điều chỉnh ở thang 5 trong tổng số 10. TV LED cũng có độ đen sâu đứng nhì, có thể trình diễn những gam màu đen tuyệt đối bằng cách tắt hết các đèn LED phía sau nhưng điều này khó có thể thực hiện khi TV đang hoạt động. Về mức độ tương phản (contrast ratio): LED đứng nhì. Mặc dù vậy nhưng vẫn có những ngoại lệ với những màn hình LED công nghệ mới. Với một màn hình LED nền trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ sẽ có thể cho độ tương phản tương tự như một màn hình Plasma (cùng phân khúc). Tuy nhiên, loại màn hình này còn khá đắt đỏ, đắt hơn cả LED v iền và rất nhiều so với màn hình Plasma cùng kích thước. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)17 Về tiêu thụ năng lượng: LCD ít hao nhất. Ngay cả khi các đèn led bật sáng tối đa. Về giá cả: đắt nhất vẫn là các dòng LED đặc biệt có trang bị thêm kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local d imming).Tv LED lại thích hợp đặt ở căn phòng có đầy đủ ánh sáng và nhiều cửa sổ. 6) So sánh giữa Plasma, LCD, và LED về góc nhìn, tuổi thọ: Công nghệ Plasma đem lại góc nhìn lớn kể cả khi nhìn nghiêng. Công nghệ LCD/LED trang bị tấm nền hình IPS (In Plane Switching) sẽ cho góc nhìn khá tốt, song chưa thể vượt qua Plasma. Lý do: màn hình LCD (bao gồm cả LED) đều chỉ hỗ trợ góc nhìn theo trục dọc chính giữa màn hình, vì vậy góc nhìn lớn, bên mép màn hình, chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm xuống, cảm nhận hình ảnh tối và không rõ ràng.Nhưng với công nghệ LCD trang bị thêm tấm nền hình IPS sẽ cho góc nhìn rộng hơn, tốt hơn, hỗ trợ cả tỷ lệ tương phản lẫn độ đen sâu của hình ảnh. Mặc dù vậy, nhưng tuổi thọ của công nghệPlasma không cao bằng công nghệ LCD, LED. Bền nhất là màn hình CRT. VI. Xu hướng mới nhất và Công nghệ TV sẽ thay thế cho Plasma, LCD, LED trong tương lai gần: 1) TV 3D TV 3D của Samsung. Ảnh: Samsunghub. TV 3D được các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung phát triển từ năm 2010. TV 3D đang ngày càng phổ biến hơn với lượng tiêu thụ trong quý II/2011 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do mẫu mã xuất hiện nhiều hơn, đa dạng về kích cỡ cùng mức giá trải dài từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)18 2) TV OLED (Organic Light EmittingDiodes) OLED đang được xem là TV của tương lai do sử dụng đèn phát sáng cao cấp nhất hiện nay, cho phép tạo ra sản phẩm kiểu dáng siêu mỏng, hình ảnh đẹp, sắc nét, độ tương phản cao và điện năng tiêu thụ thấp. Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLED sẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập. TV OLED mỏng, sáng và ít tốn điện năng hơn LED nhưng chưa phổ biến vì giá thành còn cao. Ảnh: Mẫu TVOLED mới của LG. Chuyển giao từ ý tưởng sử dụng màn hình OLED kích cỡ nhỏ trên những thiết bị di động, TV OLED sẽ được ra mắt trong tương lai gần. OLED -Organic Light EmittingDiodes, là công nghệ quang điện hữu cơ. Một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn. Khi dòng điện chạy qua, các chất liệu OLED đều phát sáng, mỗi điểm ảnh là một diode phát sáng nhỏ và cho phép hiển thị hình ảnh theo từng phần. Dựa trên nền tảng các diode phát sáng nên màn hình OLED sẽ tự phát sáng thay vì phải sử dụng hệ thống đèn chiếu nền như các màn hình LCD hay LED. Điều này giúp cho màn hình cực kỳ mỏng, chỉ 2 đến 3 mm, tiết kiệm năng lượng hơn LCD, đặc biệt là Plasma. Khả năng hiển thị hình ảnh cũng sáng hơn và trong hơn so với bộ phận lọc màu của màn hình tinh thể lỏng LCD. Bên cạnh đó, màn hình OLED cũng cần ít vật liệu chế tạo hơn so với công nghệ cũ. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)19 Tiêu tốn ít điện năng, sử dụng các vật liệu xanh nhưng vẫn cho hình ảnh đẹp khiến OLED TV dần trở thành sản phẩm thân thiện môi trường. Samsung superOLED tại CES 2012. Ảnh: engadget Màn hình OLED đạt độ mỏng tối ưu Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)20 3) DLP: Mitsubishi là hãng duy nhất theo đuổi HDTV công nghệ DLP DLP – Digital Light Processing được coi là loại chíp xử lý ánh sáng tinh vi nhất trên thế giới hiện nay, có thể tái tạo hàng tỷ màu sắc khác nhau khiến hình ảnh xuất ra sắc nét và mịn màng hơn. DLP là công nghệ được phát triển bởi viện nghiên cứu Texas, dựa trên kỹ thuật micromirror. Là công nghệ xử lý ánh sáng đèn chiếu hậu nhờ một chip điện tử điều khiển hoạt động của hàng triệu kính hiển vi bên trong. Chip này chứa một tứ giác được cấu tạo bởi hơn 2 triệu thấu kính siêu nhỏ và mỗi thấu kính hiển vi này có kích cỡ chưa tới 1/5 bề dày sợi tóc con người. Mỗi một vi gương – thấu kính sẽ tương đương một điểm ảnh và số lượng vi gương sẽ quyết định độ phân giải hình ảnh. Ví dụ muốn hình ảnh đạt độ phân giải Full HD 1920 x 1080p thì mỗi chíp DLP cần tới hơn 2 triệu thấu kính. Tuy nhiên có thể tiết kiệm số thấu kính sử dụng xuống 50% bằng cách cho 2 điểm ảnh chiếu vào 1 gương hoặc mỗi gương sẽ chuyển động giữa 2 pixel. Khi chíp DLP kết hợp với một tín hiệu video hoặc hình ảnh kỹ thuật số, đó là những ánh sáng sẽ được thấu kính xoay lật giữa hai trạng thái về phía thấu kính hoặc tản nhiệt với tốc độ lớn, khoảng 16 micro giây, tần số khoảng 5000 lần/giây. Góc lật khoảng Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)21 +-12 độ so với trục chính của thấu kính giúp phản chiếu toàn bộ hình ảnh lên màn hình hay một mặt phẳng nào đó. Đường đi của ánh sáng từ chip DLP đến DMD Khi ánh sáng đi qua bánh xe màu, những tia sáng màu đỏ, xanh lục và xanh lam sẽ xuất hiện lần lượt trên bề mặt của DMD. Sự xoay chuyển của các kính hiển vi cũng như tỷ lệ thời gian kính hoạt động hay không hoạt động sẽ được phối hợp tùy thuộc vào màu sắc đang hiển thị trên kính. Hệ thống xử lý ảnh trong não người sẽ tổng hợp màu sắc đó và cho con người cảm nhận được hình ảnh với màu sắc hết sức trung thực. Chip DLP rất nhỏ. Mỗi một chip DLP có thể tạo được 16,7 triệu màu và hiện nay khi bổ sung thêm ánh sáng trắng đi qua bánh xe màu thì khả năng tái tạo màu sắc còn cao hơn. Và cũng 3 màu cơ bản đó nếu qua hệ thống đèn chiếu hìnhrạp hát DLP gồm 3 chip DLP sẽ có thể tạo ra 35 nghìn tỷ màu khác. Con số khó tin với các công nghệ LCD hay LED. Ưu điểm của công nghệ DLP là tạo được các hình ảnh mượt mà do các điểm Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)22 ảnh gần như không có khoảng cách, không lộ điểm ảnh và không còn hiện tượng lệch hội tụ. Hơn nữa chip DLP có tốc độ xử lý nhanh hơn so với bất kỳ công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số nào nên rất phù hợp cho việc thể hiện xem các đoạn phim có tốc độ chuyển động nhanh như thể thao hoặc phim hành động. Mặt khác, chíp DLP có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản hơn nên góp phần tối ưu trọng lượng và độ mỏng cho các TV ứng dụng công nghệ này. Dù OLED hay DLP thì chắc chắn trong tương lai gần chúng ta cũng sẽ được tận hưởng một thế giới HDTV đầy sôi động và cạnh tranh. VII. Mẫu TV cao cấp nhất mùa hè 2012 Samsung ES8000, ES7500được tích hợp công nghệ Smart Interaction, cho phép người sử dụng chuyển kênh thông qua giọng nói, khả năng nhận diện khuôn mặt, cử động của tay và cơ thể để tìm kiếm, phóng to, thu nhỏ nội dung... Máy sử dụng màn hình LED viền, hỗ trợ 3D chủ động và có tần số quét 240Hz. Sony HX855là model cao cấp nhất trong dòng Internet TV năm nay của hãng. Sở hữu thiết kế tập trung vào nội dung thuần Việt, trình duyệt Opera màn hình Full HD với công nghệ LED viền Dynamic Edge và bộ xử lý hình ảnh Engine X-Reality PRO cho chất lượng hiển thị nâng cấp. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)23 LG LM9600chiếc LED 3D cao cấp của hãng sử dụng tấm nền Nano Full LED siêu mỏng, công nghệ 3D và chip dual core tốc độ 2GHz.Vẫn sử dụng công nghệ 3D thụ động FPR và kính phân cực gọn nhẹ, nhưng LM9600 là một sự lột xác từ kiểu dáng, công nghệ hình ảnh cho tới các tính năng Smart TV đi kèm. LG LM7600là phiên bản rút gọn của LM8600 khi đi kèm với Cinema 3D, sản phẩm rút gọn này được LG bỏ đi công nghệ Nano LED.Có thiết kế mỏng, tích hợp Wi-Fi, cho phép điều khiển bằng giọng nói với thiết bị phụ kiện. Sony Crystal LED TV:Công nghệ Crystal LED của Sony: Crystal LED và OLED có nguyên lý hoạt động giống nhau, nhưng OLED sử dụng đèn đi-ốt phát quang hữu cơ trong khi Crystal LED dùng 6 triệu đèn LED vô cơ (gồm 2 triệu đèn màu đỏ, 2 triệu màu xanh dương và 2 triệu màu xanh lục). Theo Sony, công nghệ mới mang đến độ tương phản tốt hơn 3,5 lần, dải màu rộng hơn 1,4lần và thời gian phản ứng nhanh hơn 10 lần so với tấm nền LCD. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)24 Công nghệ TOLED: giúp ý tưởng khả dụng một màn hình tivi trong suốt đã thực sự xuất hiện. Mẫu tivi Loewe sử dụng màn hình TOLED, do Michael Friebe thiết kế. Loewe được đánh giá cao trong cuộc thi thiết kế Concept Design 2011. Tivi Loewe của hãng Loewe Inviso là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ LCD thông thường với công nghệ TOLED mới nhất. Cho phép hiển thị hình ảnh với màu sắc đa dạng, độ tương phản cao.Loewe thiết kế tivi trong suốt với hệ thống loa cao cấp phía dưới. Khi không hoạt động, mẫu tivi này như một tấm kính trong suốt. Phiên bản tivi 3Dtoàn ảnh không cần người dùng sử dụng kính chuyên dùng và cho phép xem hình 3D từ bất kỳ vị trí quan sát nào. Thiết bị HoloAd Diamond do Công ty InnoVision Labs giới thiệu ti CES 2011 ở Las Vegas, có khả năng chuyển đổi các hình ảnh hai chiều và video thông thường thành toàn ảnh ba chiều (hologramm). Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)25 B. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH: Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của TV phải kể đến sự phát triển không ngừng của công nghệ truyền hình. Bởi chính công nghệ truyền hình đã đáp ứng không nhỏ nhu cầu giải trí của người tiêu dùng. Kích thích khả năng sáng tạo không ngừng của công nghệ TV nhằm đưa ra những mẫu TV tiện nghi hơn cho người sử dụng. Trong một hệ thống viễn thông, dữ liệu được truyền từ một điểm này tới một điểm khác bằng tín hiệu điện. 1) Truyền hình Analog: a) Analog là gì? Thông tin được truyền đi bằng tín hiệu liên tục trong không trung (analog signal). Analog Data có giá trị liên tục về mặt thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định, giống như tiếng nói của chúng ta hằng ngày là một hàm liên tục, đó là một dạng Analog Data, cũng giống như dữ liệu được thu thập từ các bộ cảm biến nhiệt độ, áp suất... Một Analog Signal là một dạng sóng điện liên tục, nó có thể được truyền qua rất nhiều môi trường,tùy thuộc vào tần số, ví dụ môi trường có dây dẫn thì có cặp dây xoắn ốc, cáp đồng trục, cáp quang, hoặc có thể truyền qua môi trường không khí, truyền qua không gian. Đây là bức ảnh chụp năm 1952 tại Mỹ với các kiểu cần antenna thu phát sóng truyền hình khác nhau. Truyền hình cáp cũng là 1 ứng dụng của truyền hình analog. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)26 b) Truyền hình cáp: Công nghệ truyền hình cáp và vệ tinh đã khiến tình hình thay đổi và khán giả có nhiều lựa chọn đa dạng hơn. Là truyền hình cáp hữu tuyến là một mạng truyền hình trong đó tín hiệu được truyền qua những dây dẫn để đến tivi. Dây dẫn được đề cập ở đây có thể là cáp quang hoặc cáp đồng trục, trong thực tế mạng CATV là một mạng lai giữa cáp đồng trục và cáp quang (Hybrid Fiber Coaxial – HFC).Tín hiệu được thu tại những địa điểm có sóng tốt, sau khi được xử lý tại phòng máy, tín hiệu sẽ được dẫn đến các hộ thuê bao bằng dây dẫn.  Ưu điểm: - Cung cấp một số lượng kênh hơn hẳn so với truyền hình vô tuyến. - Chất lượng mạng truyền hình cáp hữu tuyến không bị ảnh hưởng bởi địa hình, không bị che chắn bởi nhà cao tầng. CATV đặc biệt phù hợp các đô thị đông dân cư. - Không sử dụng anten góp phần tăng vẻ mỹ quan cho các thành phố. - Có thể tích hợp các dịch vụ cộng thêm: thoại, internet, video on demand, … trên mạng truyền hình cáp.  Nhược điểm: - Việc triển khai mạng cáp hữu tuyến tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức. - Chỉ phù hợp với những khu đông dân cư do vậy không thể triển khai cho một khu vực rộng lớn. - Mặc dù chất lượng tín hiệu trong mạng cáp là khá tốt nhưng do sử dụng công nghệ analog nên vẫn còn kém hơn nhiều so với truyền hình kỹ thuật số. 2) Truyền hình Digital: a) Digital là gì? Digital Data thì có giá trị rời rạc, ví dụ như text hoặc số interger. Một Digital Signal là những xung điện, được truyền trên môi trường dây dẫn, ví dụ một hằng số điện thế dương thể hiện số binary 1, một hằng số mức điện thế âm thể hiện số binary 0, chẳng hạn như vậy.  Ưu điểm: - Rẻ hơn, kinh tế hơn so với Analog Signal và ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu giao thoa.  Nhược điểm: - Digital Signal rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)27 - Suy hao nhiều hơn. b) Truyền hình kỹ thuật số (digital): Phần lớn kênh truyền hình phát trong mạng cáp hiện nay sử dụng kỹ thuật tương tự (analog). Và truyền hình kỹ thuật số (digital) cho chất lượng hơn hẳn so với kỹ thuật analog. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán giả truyền hình. Các công ty đang dần triển khai dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số trên mạng cáp của mình. Để thực hiện được điều này thì các thiết bị trên mạng truyền hình cáp phải đảm bảo truyền được thông tin hai chiều. Ngoài ra tại đầu cuối, thuê bao cần có modem cáp để chuyển đổi dữ liệu theo chuẩn truyền dữ liệu trên mạng cáp (theo chuẩn DOCSIS - Data Over Cable Service Interface Specification) và tại headend phải có bộ CMTS (Cable Modem Termination System) để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tín hiệu haichiều trên mạng CATV phân biệt được với nhau dựa vào tần số. C. CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TV VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH: Nguyên tắc 1: Phân nhỏ. Như chúng ta đã biết một màn hình plasma chất lượng cao, hình ảnh chân thực là nhờ vào độ tương phản cao do công nghệ plasma đem lại, tuy nhiên giá thành của nó rất mắc, tuổi thọ ko bền. Màn hình LCD ra đời với ưu điểm là giá thành rẻ hơn, tuổi thọ cao đã chiếm được cảm tình của người sử dụng. Tuy nhiên người sử dụng vẫn thích sở hữu một màn hình LCD có độ tương phản của công nghệ plasma và giá thành của một màn hình LCD như vậy thì có giá cao hơn một màn hình plasma cùng kích cỡ rất nhiều.Do vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng màn hình LCD với giá thành hợp lý và đẩy mạnh số lượng sản xuất. Các nhà sản xuất đã chia nhỏ các dòng TV LCD ra thành các dòng cụ thể sau: Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)28 + LCD sử dụng đèn chiếu CCFL (đèn quỳnh quang lạnh). + LCD có trang bị thêm tấm nền IPS (In Plane Switching). + LCD có trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local dimming). Nguyên tắc 2: Tách khỏi. Kể từ năm 1929 sau khi các nhà phát minh Philo Farnsworth và Vladimir Zworykin nghiên cứu độc lập về truyền dẫn bằng ống điện tử.Hệ thống truyền hình đã truyền được hình ảnh một con người thật chứ không phải bằng hình ảnh tĩnh, hay các đoạn phim chuyển động. Chỉ với việc loại bỏ được mô tơ chuyển động, hệ thống truyền hình mới với sự kết hợp các máy quét điện tử và ống tia cực âm (CRT) đã đánh dấu bước đột phá trong công nghệ truyền hình của nhân loại. Nguyên tắc 3: Phẩm chất cục bộ. Màn hình Led được xem là màn hình có độ sáng tốt nhất so với plasma, lcd. Về độ đen sâu (black-level) và độ tương phản (contrast ratio) đứng thứ nhì so với plasma. Tuy nhiên ở các màn hình Led công nghệ mới, các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục độ tương phản của Led sao cho nó tương đương với plasma bằng cách trang bị thêm kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local dimming). Với công nghệ mới này một màn hình LED nền trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ sẽ có thể cho độ tương phản tương tự như một màn hình Plasma (cùng phân khúc). Nó có thể trình diễn những gam màu đen tuyệt đối mà không cần tắt hết các đèn LED phía sau Nguyên tắc 5: Kết hợp. Hãng Mitsubishi là hãng duy nhất nghiên cứu theo đuổi công nghệ DLP và chuyển giao công nghệ này từ máy chiếu vào HDTV. DLP – Digital Light Processing được coi là loại chíp xử lý ánh sáng tinh vi nhất trên thế giới hiện nay, có thể tái tạo hàng tỷ màu sắc khác nhau khiến hình ảnh xuất ra sắc nét và mịn màng hơn. Ưu điểm của công nghệ DLP là tạo được các hình ảnh mượt mà do các điểm ảnh gần như không có khoảng cách, không lộ điểm ảnh và không còn hiện tượng lệch hội tụ. Nguyên tắc 6: Vạn năng. Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLED sẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập.Màn hình OLED có lợi thế vượt trội so với LCD: không cần ánh sáng chiếu bên trong nên diện tích hiển thị hình ảnh có thể ra đến mép màn hình, có nghĩa là chúng có thể đặt cạnh nhau để tạo một màn hình liên tục. Bạn còn có thể sử dụng một phần hoặc tất cả màn hình để xem các chương trình, phim ảnh, trang web hay cập nhật mạng xã hội. Nguyên tắc 7: Chứa trong. Đối với màn hình LCD, chứa tinh thể lỏng bên trong và sử dụng đèn huỳnh quang âm cực (CCFL) để chiếu sáng màn ảnh. Đặc điểm này làm cho màn hình LCD tiết kiệm điện hơn plasma, và có độ dày mỏng hơn. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)29 Nguyên tắc 9: Gây ứng suất sơ bộ. Cách thức mà ống phóng tia âm cực CRT hoạt động trong việc truyền và nhận tín hiệu. Kĩ sư Alan Archibald Campbell-Swinton sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình ảnh, và một súng điện tử trung hoà điện tích này, tạo ra dòng điện tử biến thiên.Kết quả ta thu được các điểm ảnh (pixel) của hình ảnh cần truyền trên màn ảnh. Nguyên tắc 10: Thực hiện sơ bộ. Bộ điều khiển từ xa của TV (remote) giúp người sử dụng có thể điều chỉnh hay chuyển kênh khi cần mà khỏi phải di chuyển đến gần TV. Nguyên tắc 15: Linh động. Màn hình công nghệ OLED sẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập. Nguyên tắc 20: Liên tục tác động có ích Công nghệ sản xuất TV luôn cải tiến và phát triển đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của công nghệ truyền hình. Truyền hình analog thời gian trước đây phải sử dụng ăngten. Khi phát triển lên truyền hình cáp ( vẫn truyền bằng tín hiệu analog) sử dụng cáp đồng trục dẫn truyền tín hiệu đến từng hộ dân và đã loại bỏ ăng-ten đem lại vẻ mỹ quan. Tiếp tục với xu thế số hóa (digital) sẽdần triển khai dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số trên mạng cáp. Nguyên tắc 23: Quan hệ phản hồi. Sử dụng 6 tấm OLED nối liền nhau trên tường tạo thành một màn hình cỡ 3,6 x 1,4 m, NDS đã xây dựng một mẫu thử như thế. Màn hình sẽ hiển thị các hoa văn bức tường sau nó khi không hoạt động. Một máy chủ video sẽ đẩy nội dung phân giải cao lên màn hình dưới sự điều khiển của một trình duyệt thông thường trên điện thoại hoặc máy tính của người sử dụng, đồng thời cho phép người sử dụng chọn bất kỳ nơi nào trên màn hình để hiển thị video, trang web, mạng xã hội hoặc Skype. Trọng tâm của trải nghiệm chính là độ nhúng chìm mà người xem muốn có. Khi chọn độ nhúng chìm sâu và cho bộ phim chiếm hầu hết diện tích màn hình với một dòng bình luận mạng xã hội bên dưới. Khi người dùng chọn độ nhúng chìm nông, tin tức có thể hiển thị ở giữa với các cuộc gọi Skype hay mạng xã hội và nội dung trang web điểm xuyết xung quanh. Các kênh âm thanh qua kết nối không dây sẽ phục vụ mỗi người sử dụng. Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)30 Nguyên tắc 25: Tự phục vụ. Các diode trên màn hình OLED sẽ tự phát sáng thay vì phải sử dụng hệ thống đèn chiếu nền như các màn hình LCD hay LED. Điều này giúp cho màn hình cực kỳ mỏng, chỉ 2 đến 3 mm, tiết kiệm năng lượng hơn LCD, đặc biệt là Plasma. Khả năng hiển thị hình ảnh cũng sáng hơn và trong hơn so với bộ phận lọc màu của màn hình tinh thể lỏng LCD. Nguyên tắc 28: Thay thế sơ đồ cơ học. Sự thay thế công nghệ CRT bằng các công nghệ Plasma, LCD, LED hay chipDPL mà hãng Mitsubishi đang nghiên cứu. Nguyên tắc 30: Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng. OLED -Organic Light EmittingDiodes, là công nghệ quang điện hữu cơ. Một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn. Nguyên tắc 31: Sử dụng vật dụng nhiều lỗ. Công nghệ quang điện hữu cơ (OLED). Một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn. Khi dòng điện chạy qua, các chất liệu OLED đều phát sáng, mỗi điểm ảnh là một diode phát sáng nhỏ và cho phép hiển thị hình ảnh theo từng phần và tiêu tốn ít điện năng. Nguyên tắc 32: Thay đổi màu sắc. TV LCD (đèn chiếu CCFL) TV trong suốt (công nghệ TOLED) Quá trình phát trin ca TV và công ngh Truyn hình K22 Dương Thị Thái Hiền (MSHV: 1212011)31 Ý tưởng TV trong suốt là sự áp dụng nguyên lý thay đổi màu sắc đầy bức phá. Đem lại một sản phẩm đầy sáng tạo và triển vọng trong tương lai. Nguyên tắc 40: Sử dụng vật liệu hợp thành composit hay vật liệu mới. Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLEDsử dụng vật liệu xanh: một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon. Nên màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong Tin học của GS.TSKH Hoàng Kiếm. [2]. 40 Thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản của GS-PTS Phan Dũng. [3]. Các bài báo tổng hợp về CES 2012 trên các trang điện tử : vnexpress.net, dantri.com, wikimedia.com…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1212011_duongthithaihien_quatrinhphattriencuatvvacongnghetruyenhinh_5863.pdf