Quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường

MỤC LỤC. I. GIỚI THIỆU. II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC TRỪ SÂU. II.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU. II.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT THẢI. II.3. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU THUỐC TRỪ SÂU. II.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ. III. CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ ĐỐI VỚI THUỐC TRỪ SÂU. IV. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU TRONG MÔI TRƯỜNG. IV.1. CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT. IV.1.1. NHÓM NGHĨA VỤ PHÁP LÝ- LUẬT PHÁP CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU. IV.1.2. NHÓM THỎA THUẬN TÌNH NGUYỆN – ISO, DANH SÁCH XANH, DANH SÁCH ĐEN, NHÃN SINH THÁI. IV.2. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN LÝ THUỐC TRỪ SÂU. IV.2.1. THUẾ VÀ LỆ PHÍ MÔI TRƯỜNG. IV.2.2. KÝ QUỸ HOÀN TRẢ. IV.3. CÔNG CỤ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. IV.3.1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. IV.3.2. TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG. V. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. I. GIỚI THIỆU. Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại đến 50%. Để phòng trừ các loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp kỹ thuật canh tác luôn được coi là cơ bản trong điều kiện nhất định, dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là biện pháp tích cực, có khi là biện pháp quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây bệnh, bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc trừ sâu vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta, từ chỗ chúng ta nhập thành phẩm, tiến tới nhập nguyên liệu và gia công trong nước, đến nay đã có các nhà máy liên doanh hóa chất. Ngoài mặt tích cực của thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc đưa ra các công cụ quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường là điều rất cần thiết.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG   BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:  GVHD : HOÀNG NGỌC ANH. SVTH : NHÓM 7. LỚP : 51CNMT. NHA TRANG, ngày 4 tháng 12 năm 2011. MỤC LỤC. I. GIỚI THIỆU. II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC TRỪ SÂU. II.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU. II.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT THẢI. II.3. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU THUỐC TRỪ SÂU. II.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ. III. CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ ĐỐI VỚI THUỐC TRỪ SÂU. IV. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU TRONG MÔI TRƯỜNG. IV.1. CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT. IV.1.1. NHÓM NGHĨA VỤ PHÁP LÝ- LUẬT PHÁP CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU. IV.1.2. NHÓM THỎA THUẬN TÌNH NGUYỆN – ISO, DANH SÁCH XANH, DANH SÁCH ĐEN, NHÃN SINH THÁI. IV.2. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN LÝ THUỐC TRỪ SÂU. IV.2.1. THUẾ VÀ LỆ PHÍ MÔI TRƯỜNG. IV.2.2. KÝ QUỸ HOÀN TRẢ. IV.3. CÔNG CỤ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. IV.3.1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. IV.3.2. TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG. V. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. I. GIỚI THIỆU. Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại đến 50%. Để phòng trừ các loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp kỹ thuật canh tác luôn được coi là cơ bản trong điều kiện nhất định, dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là biện pháp tích cực, có khi là biện pháp quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây bệnh,… bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc trừ sâu vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta, từ chỗ chúng ta nhập thành phẩm, tiến tới nhập nguyên liệu và gia công trong nước, đến nay đã có các nhà máy liên doanh hóa chất. Ngoài mặt tích cực của thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc,… Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc đưa ra các công cụ quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường là điều rất cần thiết. II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC TRỪ SÂU. II.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CÔNG DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU. Định nghĩa: Thuốc trừ sâu là một loại thuốc trừ dịch hại được sử dụng để chống lại côn trùng ở tất cả các giai đoạn biến thái. Nó được sử dụng ở cả giai đoạn biến thái trứng và ấu trùng. Phân loại và tính chất: Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ. Trong công thức hóa học của thuốc có chứa nguyên tố Clo và C, H, O,... Thuốc này thường gây độc mãn tính, thuốc lưu tồn lâu trong môi trường, gây tích lũy sinh học mạnh và dễ dàng gây hiện tượng ung thư. Thuốc thuộc thế hệ rất xưa, hầu hết đã bị cấm sử dụng. Ví dụ: DDT, 666… Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ. Dẫn xuất từ acid phosphoric, trong công thức có chứa nguyên tố phospho và C, H, O, ... Tác động thần kinh, gây hiện tượng ngộ độc cấp tính rất mạnh mẽ, dễ dàng gây tử vong khi nhiễm thuốc với một liều lượng nhỏ. Diệt sâu hại và thiên địch rất mạnh. Ví dụ: Wofatox Bi – 58… Thuốc trừ sâu Carbamat. Dẫn xuất từ acidcarbamic trong công thức có chứa N, C, H, O... Tác động thần kinh. Thuốc thuộc nhóm này cũng gây độc cấp tính nhưng ít độc với thiên địch hơn, diệt trừ sâu hại có tính chuyên biệt. Ví dụ: Mipicin, Bassa, Sevin… Thuốc trừ sâu nhóm tổng hợp. Dẫn xuất từ nguồn gốc thực vật của cây họ Cúc, trong công thức có chứa chất Pyrethrin gây độc cho côn trùng. Thuốc này ít gây độc cấp tính, phân hủy nhanh trong môi trường, dễ chịu tác động của ánh sáng và nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu áp dụng lâu và liên tục trên đồng ruộng dễ gây tính kháng của côn trùng. Ví dụ: Decis, Sherpa, Sumicidine… 3. Đặc điểm, công dụng: a. Đặc điểm: Đa số những thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều là những chất hữu cơ tổng hợp. Thuốc trừ sâu thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non. Tính độc của thuốc trừ sâu đối với người và động vật có ích thay đổi nhiều tuỳ theo nhóm thuốc, loại thuốc, dạng thành phần. b. Công dụng: Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có tác dụng diệt trừ sâu bệnh nhanh chóng, hạn chế sự lan rộng của sâu bệnh. 4. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu.  a. Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật.  Cây trồng. Quần thể sinh vật có lợi. Sâu bệnh hại. b. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bảng 1. Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc. (Tạp Chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ , Tập 9, SỐ 2 -2006). Triệu chứng  Tần suất  Tỷ lệ (%)  Triệu chứng  Tần suất  Tỷ lệ (%)   Mệt mỏi, khó chịu  122  78,7  Đau mũi, họng  45  29,0   Đau đầu  103  66,4  Giảm xúc giác  20  12,9   Ra nhiều mồ hôi  78  50,3  Đỏ mắt  32  20,6   Chóng mặt  132  85,2  Khó thở  37  23,9   Da ngứa, mẩn đỏ  64  41,3  Đờm nhiều  19  12,3   Rối loạn giấc ngủ  57  36,8  Run chân, tay  21  13,5   Chảy nhiều nước bọt  32  20,6  Tiêu chảy  24  15,5   Tê bàn tay  37  23,8  Khô miệng  47  30,3   Mắt bị mờ  19  12,3  Da tái xanh  71  45,8   Buồn nôn  68  43,8  Gầy yếu  65  41,9   c. Ảnh hưởng đến quần xã sinh vật.  d. Ảnh hưởng đến môi trường.  Tích luỹ trong lương thực, thực phẩm (ô nhiễm nông sản) gây tác động xấu đến sức khoẻ con người và nhiều loài vật nuôi. Tích luỹ trong đất, nước, không khí (ô nhiễm môi trường), Thuốc trừ sâu đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh, vào nông sản, thực phẩm, cuối cùng vào cơ thể con người. II.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT THẢI CỦA THUỐC TRỪ SÂU Ở VIỆT NAM. STT  Năm  Tổng số (tấn)  Giá trị (triệu USD)  Thuốc trừ sâu       Khối lượng (tấn)  Tỷ lệ (%)   1  1990  21.600  9,0  17.590  82,2   2  1991  20.300  22,5  16.900  83,3   3  1992  23.100  24,1  18.000  75,4   4  1993  24.800  33,4  18.000  72,7   5  1994  20.380  58,9  15.226  68,3   6  1995  25.666  100,4  16.451  64,1   7  1996  32.751  124,3  17.352  53,0   Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, mỗi năm sử dụng khoảng 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại thuốc khác nhau, trong đó chủ yếu là thuốc trừ sâu ngoài ra còn có thuốc trừ cỏ, trừ bệnh,…được nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan để bảo vệ mùa màng. Ở nước ta, thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng nhiều. Lượng thuốc năm 1997 cao gấp 3 lần năm 1991. Trước đây, thuốc chỉ sử dụng cho cây lúa, thì nay ngoài cây lúa với tỷ lệ 79%, người ta còn dùng 9% cho rau và 12% cho các cây khác (số liệu điều tra của hãng Landel Mills Ltd). Năm 1990 lượng thuốc BVTV sử dụng từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn. Năm 2003 tăng lên 45.000 tấn. Năm 2005 là 50.000 tấn. Năm 2006 trên cả nước có 140 cơ sở sản xuất hóa chất. Năm 2007 nước ta vẫn phải nhập khẩu 77 nghìn tấn thuốc trừ sâu. Bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0,4 - 0,5 kg /ha. Cá biệt ở vùng rau Đà Lạt là 5,1-13,5 kg/ ha, vùng trồng bông Thuận Hải là 1,7-3,5 kg /ha, vùng rau Hà Nội là 6,5-9,5,kg/ ha, vùng trồng lúa ĐBSCL là 1,5-2,7 kg /ha; vùng trồng chè Chi nê, Hòa Bình là 3,2-3,5 kg /ha. Trong khi đó, theo điều tra của trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Nam, trên 5 mẫu rau: cải bẹ, cải ngọt, cải bắp, xà lách, cải thảo ở các chợ Mai Xuân Thường, Cầu Muối, Bà Chiểu thì dư lượng Methamidophos (loại thuốc gây ngộ độc nhiều nhất) hiện diện trên 57% số mẫu với đặc biệt nồng độ vượt 50 - 100 lần cho phép, trong đó cải bẹ xanh có mức vượt cao nhất. Bảng 2. Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990-1996. (Nguồn:Bộ NN & PTNT, 1998). Theo TSKH Lê Huy Bá, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, cho biết: Đã có bằng chứng khoa học cho thấy sự tồn lưu một hàm lượng lớn rất nhiều lần cho phép các loại hóa chất độc, kim loại nặng từ thuốc trừ sâu trong đất, nước và nông sản tại Tây Ninh, Long An, Trà Vinh và một số vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể trong môi trường nước hàm lượng cadmium (Cd) từ 2 - 8 mg/l, gấp 40 - 60 lần tiêu chuẩn cho phép. Chì (Pb) từ 0,7 - 2,7mg/l, gấp 7 - 27 lần. Kẽm (Zn) từ 32 - 197 mg/l, gấp 1,3 - 8,2 lần. Đồng (Cu) từ 11,24 - 97,5 mg/l, gấp 23 - 195 lần.  Hình 1. Dư lượng thuốc trừ sâu theo thời gian. Bảng 3. Tính bền của một số thuốc trừ sâu Chlorin hữu cơ ở trong đất. Hóa chất  Liều dùng thong thường điển hình(kg/ha)  Bán thời gian phân hủy (năm)  Thời gian trung bình để phân hủy(năm)   Aldrin Isobenzan Heptachlor Chlordane Lindane Endrin Dieldrin DDT  1,1-3,4 0,3-1,1 1,1-3,4 1,1-2,2 1,1-2,8 1,1-3,4 1,1-3,4 1,1-2,8  0,3 0,4 0,8 1,0 1,2 2,2 2,5 2,8  3 4 3,5 4 6,6 7 8 10   (Nguồn: Edwards (1975)). Hơn 90% nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại, nhưng họ không có sự chọn lựa khác để bảo toàn thu nhập từ nông sản. Theo PGS.TS Hoàng Bá Thịnh: “ Điều đáng lo ngại là việc lạm dụng thuốc trừ sâu của người dân, họ thường pha nồng độ cao hơn 1,5 - 2 lần so với quy định, mặc dù qua tập huấn, qua nhãn mác họ cũng biết liều lượng pha, nhưng họ cho rằng pha đậm đặc thì sâu mới chết và cũng theo họ đều đó, tiết kiệm số lần phun”. Vì thế Việt Nam đang đứng trước 2 vấn nạn lớn: Môi trường bị thoái hóa. Sức khỏe con người bị đoe dọa. Theo kết quả thanh tra của Cục BVTV tháng 8 năm 2002 tại gần 9000 cơ sở hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trong số gần 20.000 cơ sở, có tới 2.500 cơ sở vi phạm. Các vi phạm chủ yếu như: Người bán thuốc không có chứng chỉ chuyên môn. Người bán vẫn lén lút bán một số loại thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc cấm sử dụng, kém phẩm chất (Bảng 4). Thuốc bán ra thị trường được pha chế bởi một số chất khác. Ví dụ ở Lâm Đồng đã phát hiện vụ sản xuất, lưu thông 229 kg thuốc trừ cỏ Zined Bul 80WP, Diplomate 80WP và Sencozed 80WP giả. Bảng 4. Kết quả thanh tra thị trường thuốc trừ sâu ở Hải Phòng năm 1999. TT  Các vi phạm  Số cửa hàng  Tỷ lệ %   1  Bán thuốc ngoài danh mục  16  13,8   2  Bán thuốc cấm sử dụng  22  18,8   3  Bán thuốc không đúng quy định  77  66,3   4  Bán thuốc ở nơi công cộng  12  10,4   Hiện nay nhà nước đã có danh mục các loại thuốc cấm sử dụng, cần phải thực hiện đúng quy định này. Tuy nhiên theo kết quả thanh tra từ ngày 25/4-20/7-2002 với 48% cửa hàng kinh doanh thuốc trừ sâu trong toàn quốc thì có rất nhiều các trường hợp vi phạm: Phạt cảnh cáo, nhắc nhở 869 trường hợp, phạt tiền 437 trường hợp với 578,4 triệu đồng, đình chỉ kinh doanh 170 trường hợp, truy tố 5 vụ, tịch thu 1.713 kg và 1.674 lít và 10,2 kg các loại thuốc cấm sử dụng. Bảng 5. Danh mục thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam. ( Ban hành kèm theo Quyết định số 297 NN- BVTV/ QĐ ngày 27 tháng 02 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). 1  Aldrin (Aldrex, Aldrite,…   2  BHC, Lindane Gamma-BHC, Gamma-HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC,…)   3  Cadmium compound (Cd)   4  Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor,…)   5  DDT (Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane,…)   6  Lead compound ( Pb)   7  Dieldrin ( Dieldrex, Heptamul, Heptox,…)   8  Isobenzen   9  Isodrin   10  Polychlorcamphene ( Toxaphene, Camphechlor,…)   Tình trạng không tuân thủ thời gian cách ly trong thu hoạch rau - đậu hiện nay hầu như phổ biến ở khắp mọi nơi, như ở các vùng rau Hóc Môn, Long An, Gò Vấp, Đà Lạt,…Đây là một hiện trạng cần được quan tâm, quản lý chặt chẽ . Và tình hình ngộ độc thuốc trừ sâu tồn dư trong nông sản diễn ra ngày càng nhiều và đã có trường hợp tử vong. II.3. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU THUỐC TRỪ SÂU. Để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường , trong vòng hai thập niên gần đây, nhiều chú ý tập trung vào việc : “ quản lý sâu hại tổng hợp - IPM” để kiềm giữ sâu hại ở mức chấp nhận được. Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch; dùng công nghệ gen để lai tạo các giống cây kháng sâu hại… Biện pháp canh tác: Bố trí cơ cấu cây trồng như xen canh; luân canh; nông lâm nghiệp kết hợp hoặc gieo trồng, bón phân, tưới cây hợp lý, đúng quy cách giúp cây trồng khỏe mạnh có sức đề kháng cao với sâu hại. Biện pháp hóa học: Sử dụng có giới hạn và hợp lý thuốc trừ sâu và chỉ dùng khi các giải pháp khác không có thể. Trồng nhiều loại cây trên cùng mảnh đất trong những trường hợp có thể theo phương thức xen canh, luân canh và nông lâm kết hợp Xen canh hay nông lâm kết hợp nhằm đa dạng hóa cây trồng , vận dụng quy luật tự nhiên là sâu hại loài cây này sẽ khống chế sâu hại loài cây khác. Luân canh: nhằm cắt thói quen ăn của sâu hại. Biết phối hợp dùng thuốc với các biện pháp phòng trừ khác ( dùng giống kháng, điều chỉnh thời vụ, bảo vệ các loại thiên địch có ích,…) chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Biết dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Dùng đúng thuốc: Cần biết rõ thuốc để loại trừ loại sâu hại nào ( hoặc loại bệnh nào, loại cỏ dại nào…) trên cây trồng nào, nếu không biết, cần nhờ cán bộ kỹ thuật điều tra trên ruộng, vườn, cụ thể để chỉ bảo, hướng dẫn chính xác. Chọn đúng thuốc, có trường hợp phải lưu tâm đến đặc điểm thời tiết ở địa phương, ít bị rữa trôi trong mùa mưa, an toàn với người và cây trồng, ngay cả khi phải phun thuốc trong ngày hè nóng bức,… Đúng lúc: Dùng thuốc đúng lúc có nghĩa là, nếu không phun thuốc kịp thời vào lúc đó, thì khi thu hoạch, năng suất và phẩm chất nông sản sẽ giảm sút đáng kể. Không phun thuốc vào những lúc trời nắng gắt, cơ thể dễ bị mệt mỏi, dễ bị thuốc gây độc.Không phun thuốc vào lúc trời sắp mưa, hoặc có gió to làm cho thuốc bị rữa trôi hoặc thuốc bám không điều làm giảm hiệu lực sử dụng. Đúng liều lượng: Đọc kỹ bản hướng dẫn dùng thuốc, tính toán thật đúng lượng thuốc cần pha cho mỗi bình bơm và số bình bơm cần phun cho mỗi diện tích xác định. Không dùng thuốc với liều lượng cao hơn quy định, sẽ không làm tăng thêm hiệu quả của thuốc, mà sẽ gây lãng phí tiền bạc và tăng nguy cơ nhiễm độc cho người phun thuốc, người tiêu thụ nông sản, các sinh vật có ích, cây trồng và môi trường. Đúng cách pha thuốc: Đối với những thuốc cần hòa nước phải pha sao cho thuốc hòa thật điều trong nước.Do đó, khi pha ban đầu đổ vào bình bơm 1/3-1/2 lượng mức cần pha, tiếp đó đổ từ từ vào bình lượng thuốc đã đong, vừa đổ vừa khuấy. Sau cùng đổ nốt lượng nước còn lại, khuấy kỹ và đem bình đi phun ngay. Đào tạo và giáo dục là rất cần thiết đối với những người trực tiếp sử dụng và những người gián tiếp tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhằm: Hiểu luật pháp và những quy định luật pháp về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Hiểu đúng các thủ tục về lưu giữ thuốc cũng như về biện pháp bảo vệ cơ bản cần áp dụng, về triệu chứng bị nhiễm độc, cách chữa trị thích hợp và chất giải độc. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, nhận biết được các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu. Về các biện pháp bảo vệ người sử dụng như: quần áo bảo vệ, nón mũ, găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ phù hợp với nhu cầu và thích nghi với khí hậu. Những điều không nên làm đối với thuốc trừ sâu: Đừng đổ thuốc trừ sâu vào cống, nguồn nước mặt (rãnh, kênh, mương, sông) và xuống đất; hoặc các khu vực vắng vẻ. Đừng đốt thuốc trừ sâu còn dư. Đừng sử dụng thuốc trừ sâu cho các đối tượng ngòai hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Đừng chứa thuốc trừ sâu vào bình chứa nào khác ngòai bao bì nguyên gốc của nó. Đừng sử dụng lại các bao bì, thùng chứa hoặc bình chứa thuốc trừ sâu để đựng nước, thực phẩm hoặc mục đích khác. Đừng để bao bì đựng thuốc trừ sâu chung với thùng đựng rác sinh họat mà nên có túi đựng riêng. II.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU. Sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý gây ô nhiễm môi trường và mức độ ô nhiễm tuỳ theo dư lượng trong đất, nước, không khí. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều biện pháp khác nhau được nghiên cứu và sử dụng để xử lý các đối tượng nhiễm thuốc trừ sâu cũng như tiêu huỷ chúng. Những phương pháp được sử dụng chủ yếu là: Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời. Các phản ứng phân huỷ bằng tia cực tím (UV), bằng ánh sáng mặt trời thường làm gãy mạch vòng hoặc gẫy các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc nguyên tố khác trong cấu trúc phân tử của chất hữu cơ và sau đó thay thế nhóm Cl bằng nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl và giảm độ độc của hoạt chất. Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, chi phí cho xử lý thấp, rác thải an toàn ngoài môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp là không thể áp dụng để xử lý chất ô nhiễm chảy tràn và chất thải rửa có nồng độ đậm đặc. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma. Biện pháp này được tiến hành trong thiết bị cấu tạo đặc biệt. Chất hữu cơ được dẫn qua ống phản ứng ở đây là Detector Plasma sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng). Sóng phát xạ electron tác dụng vào các phân tử hữu cơ tạo ra nhóm gốc tự do và sau đó dẫn tới các phản ứng tạo SO2, CO2, HPO32-, Cl2, Br2, … ( sản phẩm tạo ra phụ thuộc vào bản chất thuốc trừ sâu). Ví dụ: Malathion bị phá huỷ như sau: Plasma + C10H19OPS2 ( 15O2 + 10CO2 + 9H2O + HPO3 Kết quả thực nghiệm theo biện pháp trên một số loại thuốc trừ sâu đã phá huỷ đến 99% (với tốc độ từ 1,8 đến 3 kg/h). Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, thiết bị gọn nhẹ. Khí thải khi xử lý an toàn cho môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là chỉ sử dụng hiệu quả trong pha lỏng và pha khí, chi phí cho xử lý cao, phải đầu tư lớn. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao có 2 công đoạn chính: - Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra hỗn hợp đất bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. - Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao có lượng oxy dư để oxy hoá các chất ô nhiễm thành CO2, H2O, NOx, P2O5. Ưu điểm của biện pháp xử lý nhiệt độ cao là biện pháp tổng hợp vừa tách chất ô nhiễm ra khỏi đất, vừa làm sạch triệt để chất ô nhiễm; khí thải rất an toàn cho môi trường (khi có hệ thống lọc khí thải). Hiệu suất xử lý tiêu độc cao > 95%; cặn bã tro sau khi xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ (0,01%). Hạn chế của biện pháp này là chi phí cho xử lý cao, không áp dụng cho xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng, cấu trúc đất sau khi xử lý bị phá huỷ, khí thải cần phải lọc trước khi thải ra môi trường. Biện pháp xử lý tồn dư thuốc trừ sâu bằng phân huỷ sinh học. Biện pháp phân huỷ thuốc trừ sâu bằng tác nhân sinh học dựa trên cơ sở sử dụng nhóm vi sinh vật có sẵn môi trường đất, các sinh vật có khả năng phá huỷ sự phức tạp trong cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của thuốc trừ sâu. Ở trong đất, thuốc trừ sâu bị phân huỷ thành các hợp chất vô cơ nhờ các phản ứng ôxy hoá, thuỷ phân, khử oxy xảy ra ở mọi tầng đất và tác động quang hoá xảy ra ở tầng đất mặt. Tập đoàn vi sinh vật đất có thể phân huỷ thuốc trừ sâu và dùng chúng như là nguồn cơ chất xây dựng cơ thể. Quá trình phân huỷ của vi sinh vật có thể gồm một hay nhiều giai đoạn, sản phẩm là CO2, H2O và một số chất khác. Một số loại thuốc thường chỉ bị một số loài vi sinh vật phân huỷ. Nhưng có một số loài vi sinh vật có thể phân huỷ được nhiều thuốc trừ sâu trong cùng một nhóm hoặc ở các nhóm thuốc khá xa nhau. Các nghiên cứu cho thấy trong đất tồn tại rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ các hợp chất phôt pho hữu cơ, ví dụ như nhóm Bacillus mycoides, B.subtilis, Proteus vulgaris,…, đó là những vi sinh vật thuộc nhóm hoại sinh trong đất. Rất nhiều vi sinh vật có khả năng phân huỷ 2,4-D, trong đó có Achrombacter, Alcaligenes, Corynebacterrium, Flavobaterium, Pseudomonas,… Yadav J. S và cộng sự đã phát hiện nấm Phanerochaete Chrysosporium có khả năng phân huỷ 2,4- D và rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có cấu trúc khác như Clorinated phenol, PCBs, Dioxin, Monoaromatic và Polyaromatic hydrocacbon, Nitromatic. Năm 1974, Type and Finn đã báo khả năng thích nghi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như nguồn dinh dưỡng cacbon của một số chủng Pseudomonas sp. khi chúng phát triển trên môi trường có chứa 2,4 -Dichlorophenoxy acetic axit và 2,4-dichphenol. Năm 1976, Franci và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng chuyển hoá DDT Analogues của chủng Pseudomonas sp. Năm1977, Doughton và Hsieh khi nghiên cứu sự phân huỷ parathion như một nguồn dinh dưỡng thì quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Việt Cường đã tiến hành phân lập và tuyển chọn một số chủng thuộc chi Pseudomonas có khả năng phân huỷ được Metyl parathion và đạt được kết quả khả quan. Quá trình phân hủy thuốc trừ sâu của sinh vật đất đã xảy ra trong môi trường có hiệu xuất chuyển hoá thấp. Để tăng tốc độ phân huỷ thuốc trừ sâu và phù hợp với yêu cầu xử lý, người ta đã tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: pH , môi trường, độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ thoáng khí, bổ xung vào môi trường đất chế phẩm sinh vật có khả năng phân huỷ thuốc trừ sâu. Lưu ý, sự có mặt của các kim loại nặng độc, nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao có thể làm cho vi sinh vật tự nhiên không phát triển được và làm chết vi sinh vật đưa vào, giảm đáng kể ý nghĩa đáng ý nghĩa thực tế của xử lý sinh học. Có những phát minh mới mở rộng khả sử dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường. Một ví dụ sử dụng các chủng vi sinh vật kháng các dung môi hữu cơ ở nồng độ rất cao. Ngoài ra, với những kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại có thể tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng phân huỷ đồng thời nhiều hoá chất độc hại mà không yêu cầu điều kiện nuôi cấy phức tạp và không gây hại cho động thực vật cũng như con người. Phương pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai vì ý nghĩa thực tế của nó khi xử lý các chất thải độc hại ngày càng được mọi người chấp nhận. Biện pháp xử lý DDT. Nếu đem đốt DDT thì rất nguy hiểm vì sẽ tạo ra các sản phẩm bay hơi rất độc. Theo tiến sĩ hóa học Xibricov ở Trường Đại học Tổng hợp Iaroxlavxcơ (Nga) thì có thể sử dụng DDT làm nguyên liệu để sản xuất các vật liệu polyme khác nhau có độ bền nhiệt cao. Để sử dụng DDT cho mục đích này, trước tiên người ta phải làm sạch nó khỏi các tạp chất đồng phân bằng quá trình kết tinh lại trong rượu propylic rồi sau đó mới tiến hành quá trình xử lý hóa học bằng các phương pháp khác nhau.Chẳng hạn, quá trình chuyển hóa có thể tiến hành đối với nhóm cầu nối trung tâm của DDT.Sau đó, người ta có thể dễ dàng oxy hóa liên kết đôi để tạo ra dẫn xuất của benzophenol mà nhóm CO của nó có thể tham gia vào các phản ứng đa tụ. Do các dẫn xuất khác của benzen cũng có thể dễ dàng tham gia vào phản ứng với cloral, mà trong đó các vị trí của nguyên tử clo có thể được thay thế bằng các phân nhóm CH3,OCH3 và OH, vì thế, điều này mở ra triển vọng sản xuất một loạt các monome. Có thể tiến hành với DDT một số biến đổi hóa học khác nữa mà kết quả là tạo ra dẫn xuất của benzyl có chứa 2 nhóm CO có khả năng phản ứng.Các dẫn xuất của DDT và các hợp chất tương tự của nó (R = Cl, OH-, OCH3; X = B2, NO2, SO2Cl, CO, C = CCl2) có thể biến đổi thành  axit đicacboxylic và các dẫn xuất nitro và amino.Các monome được tổng hợp trên cơ sở DDT (hoặc các hợp chất tương tự và các dẫn xuất của nó) có thể biến đổi thành các polycacbonat, các polyete, polyamit, polyimit, polyben- zoxazon, polybenzimiđazon bền nhiệt. Một số vật liệu này có thể chế biến dễ dàng ở nhiệt độ 470 - 540oC. Như vậy có thể nói rằng, từ một chất độc hại có thể làm ra các sản phẩm có giá trị hữu hiệu. Phương pháp xử lý nước thải chứa thuốc trừ sâu hiệu quả. Theo các nhà khoa học, nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại, khó xử lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Phước cùng nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đưa ra một mô hình xử lý mới. Sự kết hợp phương pháp sinh học và hóa học là phương pháp xử lý thích hợp không để lại sản phẩm phụ có hại cho môi trường. Để có thể xử lý, trước hết nước thải được đưa qua bể lọc sinh học kị khí. Vật liệu đệm được sử dụng là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của nước thải khi qua bể lọc này là chỉ tiêu về COD, pH. Sau đó nước thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt tính rồi bùn sinh học hiếu khí và cuối cùng là bể oxy hóa. Tại đây tiếp tục dùng hệ chất fenton để oxy hóa mẫu nước thải sau keo tụ, xác định lượng FeSO4 và H2O2 thích hợp. Kết quả cho thấy nước thải qua bể lọc kỵ khí độ pH biến động, COD giảm dần. Điều này chứng tỏ sinh vật đã thích nghi dần và có hiệu quả. Đặc biệt quá trình kiềm hóa giảm 30-50% COD, quá trình sinh học xử lý 94,8% COD còn lại. Tiếp đến quá trình hóa học xử lý triệt để các chất ô nhiễm, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải. Qua đó, phương pháp này nhằm xử lý triệt để hàm lượng thuốc trừ sâu, công nghệ đơn giản, ổn định, dễ vận hành, chi phí xử lý lại thấp, hạn chế tối thiểu các chất ô nhiễm nguy hại cho con người và môi trường xung quanh. III. CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ ĐỐI VỚI THUỐC TRỪ SÂU. Theo Dự án thông tin và báo cáo môi trường, Cục môi trường Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chỉ thị môi trường: “Chỉ thị là một thông số, được sử dụng nhằm đơn giản hóa, lượng hóa và truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực đặc biệt phức tạp, việc xác định các chỉ thị có khả năng lượng hóa các vấn đề trọng yếu của môi trường là một nhu cầu thiết yếu, nhằm đơn giản hóa các khía cạnh này để có thể truyền đạt các thông tin môi trường mang tính tác nghiệp”. Về nguyên tắc, một thông số đo đạt bất kỳ có thể được sử dụng như một chỉ thị môi trường. Chỉ số là công cụ được dùng để giám sát, lập báo cáo về hiện trạng và dự báo xu hướng biến đổi của môi trường dựa trên những tiêu chuẩn quy định. Nó là một loại chỉ thị đặc biệt, trình bày thông tin trong một hình thức kết hợp cao, chỉ số là một tập hợp chỉ thị đạt được nhờ kết hợp và cân nhắc một số các chỉ thị. Đối với thuốc trừ sâu thì chỉ thị, chỉ số chính là hàm lượng các chất (ppm) có trong thuốc trừ sâu hay nồng độ của thuốc trừ sâu tích tụ trong môi trường đất, nước, không khí, cơ thể động vật, thực vật,…làm thay đổi đặc tính, số lượng đối tượng theo thời gian. Lượng thuốc trừ sâu sử dụng hàng năm (kg/ha/năm): Diện tích đất và phần trăm đất được canh tác có sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp thep IPM. Chỉ thị, chỉ số của thuốc trừ sâu trong môi trường đất Theo Lê Huy Bá, Lê Thanh Hải(1999) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu trên cây cà chua và bắp cải tại Hóc Môn và Củ Chi lên 6 đối tượng động vật không xương sống trong đất đã đưa ra kết luận sau đây: Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất canh tác rau ở ngoại thành TP.HCM ở những vùng điều tra thấp hơn nhiều lần so với mức cho phép như: Dư lượng thuốc Metamidophos trong mẫu phân tích cao nhất là 0,018 x 10-3 ppm so với TCVN 5941-1945 là 0,1x10-3 ppm Dư lượng thuốc Monocrotophos trong mẫu phân tích cao nhất là 0,15 x 10-3 ppm so với TCVN 5941-1945 là 0,1x10-3 ppm Thuốc trừ sâu đã có tác động mạnh mẽ, làm giảm số lượng động vật không xương sống có ích trong đất canh tác của tất cả 6 đối tượng điều tra ( 6 Bộ:Bộ giun đất, Bộ đuôi nguyên thủy, Bộ đuôi bật, Bộ hai đuôi, Bộ rết râu chẻ, Bộ rết tơ ). Nhưng đặc biệt là đối với bộ giun đất (Lumbricimorpha): huyện Hóc Môn, tầng đất từ 0-10 cm, sau 15 ngày phun, số lượng giun đất giảm khoảng 46% và sau 30 ngày phun số lượng giun đất giảm khoảng 90% trên ruộng phun thuốc theo quy trình râu an toàn. Đối với tầng đất 10-20 cm mức độ ảnh hưởng của thuốc lên động vật cũng tương tự nhưng với số cá thể ít hơn. Với các loại cây trồng khác nhau, thời kỳ sinh trưởng khác nhau khi có phun thuốc thì sự biến đổi của động vật không xương sống có ích cư trú trong đất canh tác cũng rất khác nhau: Trên cây cà chua ở tầng đất 0-10 cm số lượng giun đất biến động rõ rệt: Đầu vụ : 69 con / 0,005m3 đất. 15 ngày sau trồng : 35 con / 0 ,005m3 đất. 30 ngày sau trồng : 20 con / 0 ,005m3 đất. Trên cây bắp cải ở tầng đất 0-10 cm số lượng giun đất biến động rõ rệt: Đầu vụ : 40 con / 0,005m3 đất. 15 ngày sau trồng : 5 con / 0 ,005m3 đất. 30 ngày sau trồng : 3 con / 0 ,005m3 đất. Chỉ thị, chỉ số của thuốc trừ sâu trong môi trường nước. Để xác định được tác động của dư lượng thuốc trừ sâu trong môi trường nước lên thủy sinh vật, Lê Huy Bá và những cộng sự của ông đã bố trí các thí nghiệm chính tắc trên đồng ruộng lúa ở Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức, sử dụng các loại thuốc Methyl Parathion 40 EC18g a-i/1000m2, Methamidophos 70 SL 38,14 g a-i/ 1000m2, cùng các đối tượng: phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật, động vật đáy, thấy rằng: Sau phun thuốc 13 ngày số lượng phiêu sinh thực vật giảm từ 9.117.0000 tb/m3 xuống 4.150.000 tb/m3 và sâu 30 ngày còn 1.658.000 tb/m3, chỉ còn một số loài ít mẩn cảm với thuốc như Flagillaria Cylindrus, Nivicula Placentular. Ngoài ra cũng ghi nhận, sau khi nồng độ thuốc còn lại thấp, có các loài mới xuất hiện như Selenastrum Bibrcicarum, Flagillaria Oceania. Ở ruộng phun thuốc không an toàn (theo thói quen nông dân) không những lượng phiêu sinh thực vật giảm mạnh mà lượng phiêu sinh động vật cũng giảm rất mạnh: từ khoảng 28.882 con/m3 xuống còn 391 con/m3. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Huy Bá & các cộng sự qua nhiều năm (1997-2004) đã đưa ra kết luận dưới đây Bảng 6. Hàm lượng thuốc BVTV trong đất, nước, khí ở các vùng trồng lúa chuyên canh tỉnh Tây Ninh. TT  Thuốc BVTV  Đất x 10-6 (mg/kg)  Nước x 10-3 (mg/l)  Không khí x 10-3 (mg/m3)   1  Aldrin  486.000  0.960  4099.000   2  Endrin  25.000  0.006  12.300   3  Dieldrin  67.200  0.001  1.590   4  DDT  6.560  0.000  0.004   Bảng 7. Kết quả phân tích thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ trên các loại nông sản (Đơn vị : x 10-6 (mg/kg)). Mẫu  Heptaclor  Aldrin  DDE  Dieldrin  Endrin  TDE  DDT    122.22  0.13  2.25  KPH  27.49  105.16  4.24   Đậu Cô ve  602.96  0.92  2.82  780.79  21.96  5.30  6.89   Thuốc lá  228.66  16.91  8.95  1940.55  408.44  321.99  213.15   Mãng cầu  10807.18  9.62  20.49  2265.83  49.85  9.59  23.57   Mía  3307.75  0.44  31.89  87.33  10.37  2.35  1.83   Đậu phộng  KPH  3.41  980.6  KPH  KPH  28.04  13.34   Rau cải  49.52  0.47  22.66  3270.67  47.09  1.85  60.65   Lúa  8169.24  1.49  KPH  KPH  KPH  KPH  KPH   Ghi chú: KPH : Không phát hiện. MRL: Mức dư lượng tối đa cho phép (mg/kg nông sản) MRL của Heptaclor: - Rau: 0.05 mg/kg. - Trái cây: 0.01 mg/kg. - Rau lấy củ: 0.02 mg/kg. MRL của Endrin: - Rau: 0.1 mg/kg. - Trái cây: 0.02 mg/kg. - Lúa: 0.02 mg/kg. - Đậu: 0.02 mg/kg. MRL của Aldrin và Dieldrin của: - Rau: 0.1 mg/kg nông sản. - Trái cây là 0.05 mg/kg. - Lúa: 0.02 mg/kg. MRL của DDT, TTE và DDE của: - Rau: 1 mg/kg nông sản. - Trái cây: 0.05 mg/kg nông sản. - Hạt ngũ cốc: 0.1 mg/kg nông sản. Theo kết quả phân tích kết hợp với tiêu chuẩn giới hạn mức dư lượng tối đa cho phép, cho thấy: Nông nhân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã cấm sử dụng , cụ thể như: Heptachlor, Endrin, Dieldrin,DDT, DDE, TDE. Dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản nhỏ hơn giới hạn mức dư lượng tối đa cho phép. IV. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU TRONG MÔI TRƯỜNG. IV.1. CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT. IV.1.1. NHÓM NGHĨA VỤ PHÁP LÝ - LUẬT PHÁP CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU. Các quy định và tiêu chuẩn: Thông thường Luật môi trường được xây dựng dựa trên những quy định và tiêu chuẩn về môi trường. Quy định → Tiêu chuẩn → Luật Quy định về môi trường là những điều được xác định có tính chủ quan và lý thuyết sau đó sẽ được điều chỉnh chính xác dần dựa vào các mặt ảnh hưởng của chúng qua thực tế. Tiêu chuẩn là những quy luật, nguyên tắc hoặc các số đo được thiết lập bởi các nhà chuyên môn nhưng được chính quyền và các chức năng ủng hộ. Theo Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”. Trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu, việc áp dụng các quy định, tiêu chuẩn về môi trường sẽ là căn cứ để kiểm soát, quản lý việc sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu và cũng là công cụ đánh giá tác động của thuốc trừ sâu đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng quy định, tiêu chuẩn là một công cụ hợp lý. Tuy nhiên, công cụ này có một số hạn chế là: các quy định, tiêu chuẩn không đồng nhất giữa các nước gây khó khăn trong việc áp dụng. Việc xả thải thuốc trừ sâu không vượt quá tiêu chuẩn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nhưng không có cơ sở pháp lý để kiểm soát, quản lý. Chính vì vậy, luật pháp là một công cụ để giải quyết vấn đề này. Sau đây là một số tiêu chuẩn thuốc trừ sâu: Bảng 7: Bảng tiêu chuẩn của thuốc trừ sâu, bệnh. Tên tiêu chuẩn  TCVN   Thuốc trừ dịch hại dạng nhũ dầu  3711-82   Thuốc trừ sâu  2740-86 2741-86 2742-86   Thuốc trừ dịch hại - phương pháp thử  2739-86 2744-86   Thuốc trừ sâu - BHC dạng hạt; basudin 10% hạt; puradan 3% dạng hạt  2740-86 2741-86 2742-86   Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương - phương pháp xác định dư lượng BHC và Methyl parathion  4718-89 4719-89   Thuốc trừ sâu - Azodrin 50% - dung dịch  4541-88   Thuốc bảo vệ thực vật - danh mục chỉ tiêu chất lượng  4729-89   Nông sản thực phẩm - phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại  5142-90   Danh mục giới hạn tối đa cho phép dư lượng thuốc trừ dịch hại  5624-91   Nông sản thực phẩm - dư lượng thuốc trừ dịch hại - thực hành thử  5141-96   TCVN 5941:1995 – Giới hạn tối đa cho phép cua dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. 1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định mức tối đa cho phép của dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát và đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chât bảo vệ thực vật của đất. 2. Giá trị giới hạn:(mg/kg đất). Thứ tự  Hóa chất  Công thức hóa học  Tác động  Mức độ cho phép   1  2  3  4  5   1  Altraszine  C8H14 ClN5  Trừ cỏ  0,2   2  2,4-D  C8H6Cl2O3  Trừ cỏ  0,2   3  Dalapon  C3H4Cl2O32  Trừ cỏ  0,2   4  MPCA  C8H6Cl2O3  Trừ cỏ  0,2   5  Sofit  C9H9ClO3  Trừ cỏ  0,5   6  Fenoxaprop–ethyl (Whip S)  C16H12ClNO5  Trừ cỏ  0,5   7  Simazine  C7H12 ClN5  Trừ cỏ  0,2   8  Cypermethrin  C22H19Cl2 NO3  Trừ cỏ  0,5   9  Saturn (Benthiocarb)  C12H16ClNOS  Trừ cỏ  0,5   10  Dual (Metolachlorb)  C15H22ClNO2  Trừ cỏ  0,5   11  Fuji - One  C12H18O4S2  Diêt nấm  0,1   12  Fenvalerat  C25H22 ClNO3  Trừ sâu  0,1   13  Lindan  C6H6 Cl6  Trừ sâu  0,1   14  Monitor (Methamidophos)  C2H8NO2PS  Trừ sâu  0,1   15  Monocrotophos  C7H14NO5P  Trừ sâu  0,1   16  Dimethoarte  C5H12NO3PS2  Trừ sâu  0,1   17  Methtyl Parathion  C8H10NO5PS  Trừ sâu  0,1   18  Triclofon (Clorophos)  C4H8Cl3O4P  Trừ sâu  0,1   19  Padan  C7H16 N3O2S2  Trừ sâu  0,1   20  Diazinon  C12H21 N2O3 PS  Trừ sâu  0,1   21  Fenobrcarb (Bassa)  C12H17NO2  Trừ sâu  0,1   22  DDT  C12H21N2O3PS  Trừ sâu  0,1   Luật pháp chính sách: Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội. Người dân sẽ chấp hành nghiêm túc nếu biết và hiểu đúng luật pháp. Luật pháp là bắt buộc đối với tất cả các lĩnh vực, không loại trừ lĩnh vực sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, cá nhân và mọi thành viên trong xã hội cũng thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, công cụ luật pháp là không thể thiếu trong công tác quản lý ảnh hưởng thuốc trừ sâu đối với môi trường. Không chỉ có ưu điểm, công cụ pháp luật cũng có một số hạn chế : Vấn đề càng trở nên bức thiết khi thực tế còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm quy định pháp luật về hoá chất từ khâu sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng tới thu gom, xử lý. Không thể dự đoán được chất lượng môi trường như trong phương cách quản l‎y truyền thống. Việt Nam có rất ít thông tin về pháp luật chuyên ngành, nhất là về hoá chất. Trong khi đó, hoá chất là lãnh vực quản lý khó, liên quan nhiều ngành, pháp luật cũng rất phức tạp. Nhu cầu đặt ra là phải có một hệ thống thông tin pháp luật về hoá chất phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân khi tiếp xúc, làm việc với hoá chất. Ngày 3-6-2009, Bộ NN-PTNT vừa ra Chỉ thị số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.Theo đó, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển khai thực hiện. Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phải bảo đảm chất lượng các loại thuốc BVTV nhập khẩu, sản xuất, gia công sang chai, đóng gói và lưu thông. Thực hiện các quy định về công bố chất lượng, ghi nhãn hàng hóa thuốc BVTV đúng quy định. Có phương thức quản lý, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trong hệ thống phân phối sản phẩm, hàng hóa do Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Riêng Cục Bảo vệ thực vật, cần tổ chức thực hiện nghiêm việc đăng ký thuốc BVTV theo đúng Quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 2-10-2006 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng các loại thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với các lô thuốc, nguyên liệu thuốc BVTV nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở NN-PTNT, các cơ quan chuyên ngành BVTV tại các tỉnh, thành phố triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra về quản lý thuốc BVTV. Chỉ đạo hệ thống chuyên ngành BVTV hướng dẫn, tập huấn nông dân về quy trình sản xuất nông sản an toàn, sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, vệ sinh-an toàn lao động. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT còn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc bộ để có biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh. Quyết định 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/04/2006 của BCN về việc công bố Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ. Quyết định  số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Quyết định  số 3080/QĐ-BNN-BVTV ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố dịch vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa tại các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ.  Quyết định  số 3284/QĐ-BNN-TCCB ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban Chỉ Đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở các tỉnh phía nam. Thông tư 10/2006/TT-BCN ngày 01/12/2006 sửa đổi khoản 3, Mục II, Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 về quản lý xuất nhập khẩu hoá chất thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp. Quyết định 40/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 bổ sung Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/4/2006 của Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hoá chất cấm XK, cấm NK. Quyết định 41/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 sửa đổi Điều 6, khoản Điều 8 của Quy chế quản lí tiền chất sử dụng trong lĩnh vực CN (Ban hành kèm theo QĐ 134/2003/QĐ-BCN ngày 25/8/2003 của Bộ CN v/v ban hành Danh mục và QCQL tiền chất sử dụng trong lĩnh vực CN). Quyết định số 108/QĐ-BNN ngày 8 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc  đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Quyết định 63/2007/QĐ-BNN ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Quyết định số 325/2009/QĐ-BVTV ngày 17/3/2009  công nhận "giải pháp gieo sạ đồng loạt và né rầy trên diện rộng để phòng trừ bệnh VL, LXL ở đồng bằng sông Cửu Long" là tiến bộ khoa học  kỹ thuật. Quyết định số 356/2009/QĐ-BVTV ngày 23/3/2009  công nhận "biện pháp mạ mùng kết hợp né rầy trông sản xuất lúa giống các cấp" là tiến bộ khoa học  kỹ thuật. Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 về quản lý xuất nhập khẩu hoá chất thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp. Thông tư số 02/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/1/2010 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 quy định về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật: thông tư này quy định về đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Thông tư 128/2010/TT-BTC ngày 26/08/2010 của BTC về thời hạn nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu ở khâu nhập khẩu Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. IV.1.2. NHÓM THỎA THUẬN TÌNH NGUYỆN – ISO, DANH SÁCH XANH, DANH SÁCH ĐEN, NHÃN SINH THÁI. Trong nhóm này bao gồm nhiều công cụ nhưng đối với thuốc trừ sâu thì chọn công cụ ISO, danh sách xanh-danh sách đen, nhãn sinh thái.Các công cụ quản lý này không bị cưỡng chế về mặt pháp lý mà do cơ quan hay doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện áp dụng vì các mục tiêu kinh tế đi đôi với mục tiêu bảo vệ môi trường. ISO (International Organization for Standardization) => Vậy ISO là gì? Iso được thành lập vào năm 1946 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ được hiệu quả.Tất cả các tiêu chuẩn iso đặt ra đều có tính tự nguyện, không bắt buộc. Lý do ta chọn công cụ ISO vì thuốc trừ sâu nó là một loại hóa chất nguy hiểm, trong khi ISO lại là một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý có hiệu quả, đánh giá tác động môi trường, cũng như hệ thống sản phẩm được kiểm soát bởi các tiêu chí đã đưa ra. Việc sản xuất, sử dụng thuốc trừ sâu nếu dựa trên những tiêu chuẩn ấy nó sẽ tạo ra một khung nền hiệu quả hơn, ta áp dụng vào thì nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc trừ sâu, giảm thiểu những tác động có thể xảy ra với môi trường. Đối với việc quản lý ảnh hưởng thuốc trừ sâu với môi trường thì ta có thể sử dụng ISO 14000. Trong hệ quản trị môi trường của ISO này thì phân thành 2 nhóm: hệ thống quản lý môi trường (ESM), đánh giá vòng đời sản phẩm(LCA). EMS có đánh giá tác động môi trường và kiểm định môi trường, đối với thuốc trừ sâu được sản xuất bởi các doanh nghiệp thì từ khi lập dự án sản xuất phải lập ĐTM, sau khi thông qua đi vào hoạt động thì đơn vị sản xuất phải theo dõi kiểm tra những chất thải độc hại thải ra môi trường, đồng thời sử dụng những công nghệ xử lý chất thải thích hợp cho nhà máy, còn đối với cơ quan quản lý môi trường thì phải kiểm tra hoạt động xả thải,cũng như các công nghệ có thực hiện đúng như trong ĐTM không, việc kiểm tra này phải thường xuyên và định kỳ để tránh những tác động xấu nhất với môi trường. Đánh giá vòng đời sản phẩm chúng ta có thể sử dụng cấp nhãn môi trường cho sản phẩm thuốc trừ sâu thân thiện, ít ảnh hưởng đến người sử dụng và môi trường xung quanh, ví dụ như thuốc trừ sâu sinh học ứng dụng vi khuẩn và thực vật. Hoặc ta có thể cấp nhãn xanh cho bao bì, chai lọ chứa đựng thuốc trừ sâu. Khi LCA được áp dụng vào cho doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu nhận rõ các rủi ro môi trường trong trong toàn bộ vòng đời sản phẩm (có thể như việc kháng thuốc của một vài loại sâu làm sản phẩm trồng trọt giảm), quy trình sản xuất,giúp nâng cao sự chính xác các chỉ số môi trường. Ưu điểm: Trong hệ thống quản lý môi trường của iso có các phương pháp hợp lý và hiệu quả giúp ta quản lý,giám sát tốt hơn các hoạt động sản xuất, sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thiểu tối đa chi phí vận hành, rủi ro có thể xảy ra, đơn giản hóa các yêu cầu kiểm tra đối với sản phẩm(ví dụ như sản phẩm được dán nhãn sinh thái), tăng cường uy tín đối với đơn vị sản xuất và tăng lợi nhuận. Hạn chế: Hệ thống tiêu chuẩn Iso của nhiều nước trên thế giới đã phát triển xong ở việt nam vẫn còn nhiều hạn chế.Các sản phẩm thuốc trừ sâu của chúng ta rất ít nhãn hiệu được cấp nhận Iso, khi đã cấp được chứng nhận Iso rồi thì các đơn vị sản xuất lại không thực hiện hoàn toàn những điều đã quy định dẫn tới việc lạm dụng chứng nhận Iso để tránh kẻ hở trong kinh doanh, thu lợi nhuận từ việc tin tưởng của người tiêu dùng.Khi áp dụng Iso vào sẽ tác động đến việc thiết kế, công nghệ sản xuất sản phẩm, công đoạn xử lý chất thải. Danh sách xanh, danh sách đen Danh sách đen là danh sách các doanh nghiệp đang gây ô nhiễm và ngược lại danh sách xanh liệt kê các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường có đầu tư áp dụng các hệ thống xử lý nước thải và hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. Ưu điểm: Giúp cho các cơ quan quản lý môi trường dễ dàng kiểm soát được được doanh nghiệp nào đang nằm trong phạm vi ô nhiễm để thực thi các biện pháp xử lý.Về phía đơn vị sản xuất thuốc trừ sâu thì sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng sản phẩm tránh việc bị tẩy chay. Nhược điểm: việc áp dụng danh sách xanh, danh sách đen đối với nước ta vẫn chưa được thông báo công khai rộng rãi trên báo đài nên hiệu quả vẫn chưa cao. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái được định nghĩa khác nhau: Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới (WB) thì: “Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế,…” Lý do lựa chọn công cụ này vì thuốc trừ sâu vốn dĩ mọi người đều biết nó là một chất độc nhưng khi được cấp nhãn sinh thái thì cũng như lời khẳng định rằng nó không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, hoặc không vượt quá tiêu chuẩn, vẫn thuộc phạm vi kiểm soát được.Tạo ra niềm tin,sự thân thiện với người tiêu dùng. Ưu điểm: cung cấp thông tin cần thiết về các đặc tính môi trường khi sử dụng thuốc trừ sâu, với các loại nhãn dễ hiểu người mua có quyền lựa chọn theo ý thích.Công cụ này không chỉ bảo vệ quyền lợi sản phẩm của doanh nghiệp mà nó còn là sự khẳng định uy tín của quốc gia, giúp ta xuất khẩu thuốc trừ sâu qua nước khác dễ dàng thông qua các chương trình cấp nhãn phá bỏ các hàng rào mậu dịch. Nhược điểm:số lượng về thuốc bảo vệ thực vật được cấp nhãn sinh thái ở nước ta vẫn còn rất thấp, vấn đề quảng cáo thông tin chưa thực hiện đúng mức.Và việc lạm dụng sau khi đã được cấp nhãn sinh thái đối với sản phẩm nào đó nhưng sau đó không thực hiện theo đúng quy chuẩn là một vấn đề còn bất cập hiện nay.Để được chứng nhận cấp nhãn sinh thái doanh nghiệp phải luôn luôn thu thập thông tin để kịp thời đổi mới và cải tiến công nghệ điều này không phải tất cả các đơn vị sản xuất đều làm được vì vấn đề tai chính. Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trường của sản phấm của Nhãn sinh thái được quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và ISO 14025:2000. ISO 14024 (Nhãn loại I/ Công bố môi trường kiểu I): Việc dán nhãn phải được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp cận nguyên liệu thôi hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn. ISO 14021 (Nhãn loại II/ Công bố môi trường kiểu II): Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, được minh chững và được kiểm tra, xác nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường.doc