Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh khu vực thừa thiên huế - Quảng trị

Bên cạnh việc thực hiện những chính sách liên quan trực tiếp đến khách hàng thì một số nội dung gián tiếp góp phần nâng cao chấp lượng phục vụ và mở rộng dịch vụ đối với khách hàng mà NHTP đó là:  Đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng: Khẩn trương đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng hiện nay; nghiên cứu, xây dựng triển khai các phần mềm ứng dụng để tăng cường chủ động khai thác phục vụ quản trị điều hành tác nghiệp hàng ngày, có cảnh báo sớm nhằm giám sát trực tuyến hoạt động của các Chi nhánh.  Tập trung nguồn lực cao nhất để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt hướng tới ngân hàng chuyên nghiệp tự chủ tài chính và hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến.  Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hiệu quả: Các thông tin quản trị về đối tác nên được thiết kế, tổ chức thu thập một cách khoa học trong hệ thống thông tin quản trị của NHPT. Từ đó, các cấp quản lý của NHPT sẽ có được những thông tin đáng tin cậy để cho thể đưa ra các sách lược phù hợp với từng đối tác.  Cần thiết phải có cơ chế phân cấp ủy quyền mạnh mẽ hơn cho các Chi nhánh có đủ năng lực, phân cấp cho các Ban tại HSC, tránh tình trạng HSC và Ban Lãnh đạo ngân hàng là đơn vị giải quyết sự vụ cho Chi nhánh, không còn thời gian cho công tác nghiên cứu định hướng, chiến lược, xây dựng mục tiêu kế hoạch dài hạn cho toàn hệ thống.  Đổi mới mô hình tổ chức tại HSC, hiện nay mô hình tại HSC bộc lộ nhiều vấn đề, chức năng hoạt động chồng chéo, các mảng nghiệp vụ bị chia nhỏ tuy nhiên lại không có đơn vị đầu mối điều hành theo chiều ngang do vậy khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành cũng như thực hiện tại các Chi nhánh.

pdf103 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh khu vực thừa thiên huế - Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu nợ xấu thì nợ nhóm 5 lại luôn chiếm hơn 60% tổng nợ xấu, đây là một dấu hiệu không tốt khi đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất. Do vậy, mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là cải thiện hơn nữa tình hình nợ xấu cả bên ngoài lẫn bên trong cúng như khống chế tỷ lệ nợ xấu theo định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển kết hợp với những định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp ích rất lớn trong công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng 3.1.2. Định hướng Trong hoạt động Ngân hàng, Rủi ro tín dụng nỏi riêng cũng như rủi ro nói chung là một tất yếu, do đó việc quản trị rủi ro có vai trò rất lớn. Bên cạnh đó, với mỗi ngân hàng có một đặc điểm riêng, việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trên hết cần quán triệt một số quan điểm sau:TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 69 Nắm rõ các rủi ro sẽ đối mặt Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, đầu tiên các doanh nghiệp phải hiểu rõ những rủi ro nào mà họ đang đối mặt.Bên cạnh việc hiểu rõ các loại rủi ro đang đối mặt, ngân hàng cũng phải tính toán được một cách tương đối chi phí sẽ phải bỏ ra khi gánh chịu những rủi ro đó.Nói cách khác, Ngân hàng cần phải có một cái nhìn toàn diện đối với hoạt động quản lý rủi ro. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro Xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả có vai trò rất lớn tron hoạt động của một ngân hàng. Một chiến lược tốt sẽ làm rõ các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt trên cơ sở những lợi thế của mình hoặc sẵn sàng đối mặt trong tương lai. Xác định rõ những nhân tố này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện, rõ ràng và định hướng tốt cho các cấp quản lý. Xây dựng đội ngũ quản lý rủi ro hiệu quả Nhiệm vụ của các tổ chức quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường và đánh giá rủi ro một cách nhất quán.Và việc đánh giá này là nhân tố định lượng quan trọng trong việc quản trị rủi ro. Do đó, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp công tác quản trị rủi ro có hiệu quả hơn. Xây dựng văn hóa “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”, xác định mức chấp nhận rủi ro phù hợp Rủi ro là không thể tránh khỏi, do đó, việc hình thành văn hóa sẵn sang đương đầu với rủi ro cực kỳ quan trọng, hơn nữa việc xác định mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng sẽ giúp ngân hàng sàn lọc, định hình được một khâu quan trọng trong công tác quản trị rủi ro: đó chính là khâu phòng ngừa rủi ro. Không có một quy trình quản trị rủi ro chuẩn tuyệt đối Trên thực tế, có thể nói ngay cả với quy trình quản lý rủi ro cao cấp cũng không đảm bảo tránh khỏi hoàn toàn các rủi ro tiềm tàng, tuy nhiên, nếu được trang bị tốt, ngân hàng sẽ không cảm thấy bất ngờ và sẵn sàng đương đầu với những bất ổn trong môi trường kinh doanh hiện đại, nhất là sau thời gian suy thoái kinh tế, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 70 3.1.3. Những định hướng lớn trong công tác Cho vay đầu tư của Ngân hàng 3.1.3.1. Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Với phương châm hoạt động là: An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển trong thời gian tới là: Theo sát chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; tập trung vốn cho đầu tư các chương trình, dự án phát triển nhằm góp phần chuyển đội mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. NHPT trở thành công cụ tài chính đắc lực của Chính phủ.Nâng cao vai trò của NHPT trong việc tham mưu và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của NHPT được hoàn thiện phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về quản trị ngân hàng và quản lý nhà nước. Hoạt động năng động trên thị trường tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước đap ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT và thúc đẩy xuất khẩu. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng NHPT hiện đại. Tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng.Xây dựng cơ chế phòng ngừa và XLRR phù hợp với chuẩn mực của hệ thống NHTM Việt Nam. Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có về tài trợ các dự án phát triển. Tăng cường nguồn thu để giảm dần cấp phí quản lý từ NSNN. 3.1.3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới Trong những năm qua với sự cố gắng, nỗ lực hết mình, Thừa Thiên Huế đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong khu vực miền Trung. Với sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế giáo dục tại khu vực miền Trung. Với định hướng săp tới của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc TW, duy trì vai TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 71 trò là một trong những trung tâm kinh tế trong khu vực, tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch, dự án góp phần cải thiện đời song cho nhân dân, phục vụ an sinh xã hội. Nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây,tỉnh Quảng Trị tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Mục tiêu đến năm 2020,thu nhập bình quân nằm trong mức trung bình của nước ta. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay đầu tư tại NHPT Việt Nam Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị 3.2.1. Cần thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát dự án và những tình huống phát sinh ngay từ khi dự án chưa bắt đầu cho đến khi dự án thực sự kết thúc  Thẩm định, phân tích dự án thật chặt chẽ trước khi quyết định cho vay Khi thẩm định dự án cần nghiên cứu thật kỹ môi trường mà dự án đó hoạt động, nên giao cho những người đã có kinh nghiệm xử lý các dự án tương tự mà ngân hàng đã từng giải ngân. Đồng thời khi tiến hành thẩm định, phân tích dự án cần bám sát vào những tiêu chí ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án như lợi nhuận dự án có thể mang lại, thời gian mà dự án hoạt động đồng thời cần quan tâm đến chất lượng quản lý của chủ đầu tư đối với dự án. Nên tham khảo nhiều dự án có môi trường hoạt động tương tự để có thể thẩm định dự án một cách tốt hơn.  Kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng ngay cả khi dự án chưa phát sinh nợ quá hạn Qua những phân tích ở chương 2, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu cao của Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị là do mặc dù đã cố gắng trong việc đến trực tiếp nơi thực hiện dự án nhung với tần suất kiểm tra chưa cao cộng với việc chi nhánh luôn thông báo lịch kiểm tra cho các đơn vị chủ quản của dự án, mà không tiến hành kiểm tra đột xuất nên việc kiểm tra, giám sát chưa đạt được kết quả chính xác nhất. Do đó, ngân hàng cần có kế hoạch kiểm tra một cách đột xuất tình hình thực tế của dự án, kết hợp với việc cập nhật thường xuyên các số liệu của dự án về mặt lý thuyết để có thể đưa ra những nhận định sơ bộ về tình hình hoạt động hiện tại của dự án và nguy cơ tiềm ẩn của dự án trong tương lai, từ đó lập kế hoạch để giải quyết sớm vấn đề cũng như hạn chế được những khoản nợ xấu phát sinh cho ngân hàng.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 72  Tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu nhưng vẫn có thể đòi được Đối với các dự án này, ngân hàng chưa nên thực hiện các biện pháp tận thu mà chỉ nên thực hiện biện pháp đôn đốc thu nợ. Ngoài ra cần tiến hành xem xét đánh giá kỹ hơn về tình hình hoạt động của dự án thông qua những đợt kiểm tra thực tế đặc biệt, đồng thời tiến hành tổng hợp các số liệu để phân tích xu hướng của dự án, bên cạnh đó, tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các dự án này.  Đối với những dự án có tiềm năng, nhưng do thiếu vốn để đưa dự án tiếp tục hoạt động làm phát sinh nợ xấu có thể linh hoạt cho vay thêm Đây là một giải pháp tương đối nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp thì tỏ ra rât hiệu quả, nguyên nhân của các dự án này thường là do thay đổi chính sách của nhà nước hay là do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, mất mùa, Do đó, khi xét cho vay thêm đối với các dự án phát sinh nợ xấu cần chú trọng, quan tâm nhiều hơn đặc biệt nên quan tâm đến một số yếu tố sau: Cần quan tâm xem nguyên nhân thất bại của dự án, lĩnh vực mà dự án muốn thực hiện có thực sự hấp dẫn không, đơn vị chủ quản của dự án có am hiểu như thế nào trong lĩnh vực mà dự án muốn thực hiện.  Đối với các dự án phát sinh nợ xấu không thể trả thì kiên quyết xử lý tài sản theo đúng quy định Mặc dù, ngân hàng hoàn toàn khồng mong muốn xảy ra những tình huống như thế này, nhưng theo như phân tích ở chương 2, trên thực tế tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị, đây lại là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa thực sự quyết liệt trong việc xử lý tài sản nên tính răn đe đối với các dự án khác chưa cao. Thông thường, những khoản nợ xấu luôn được ngân hàng linh hoạt thực hiện nhiều biện pháp sử lý như : khoanh nợ, xóa nợ, điều chỉnh mức trả nợ, dẫn đến tâm lý chủ quan, không muốn trả nợ của chủ đầu tư các dự án, khi mà liên tục được ưu đãi trong việc xử lý nợ đồng thời chỉ chịu mức lãi suất quá hạn còn thấp hơn các mức lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại.Do đó, chi nhánh cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý nợ đối với các dự án này.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 73 3.2.2. Điều chỉnh lại những ưu đãi quá tốt đối với các dự án trong hoạt động CVĐT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam  Điều chỉnh mức lãi suất cho vay đối với hoạt động CVĐT của NHPT Theo như phân tích ở chương 2, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình nợ xấu cao tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị trong thời gian qua là do lãi suất quá hấp dẫn. Một điểm rất khác biệt trong hoạt động tín dụng của NHPT so với các NHTM khác là lãi suất cho vay. Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay của NHPT trong từng thời kỳ và tối đa một năm được điều chính 2 lần, việc điều chỉnh lãi suất cho vay của Nhà nước thường chậm hơn thị trường một khoảng thời gian dài. Lãi suất cho vay của NHPT là rất thấp so với lãi suất của thị trường đồng thời lãi suất cho dự án thường được giữ nguyên trong suốt thời gian vay (có khi tới 15 năm). Về thực tế, trong năm 2011 có lúc lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại lên đến trên 24%/năm trong khi đó lãi suất cho vay đầu tư của NHPT cao nhất chỉ 11,4%, một số dự án khác còn có mức lãi suất thấp hơn rất nhiều (khoảng 7%) mặc dù quy mô vốn cho vay lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Với quy định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất hợp đồng cho vay, thì lãi suất quá hạn cũng chi cao nhất là 17,1%, một số khác còn thấp hơn thậm chi có dự án lãi suất quá hạn còn dưới 10%. Việc cho vay với lãi suất quá ưu đãi đã làm này sinh tính thiếu thiện chí trả nợ của các đơn vị chủ quản. Do đó, để giảm nợ xấu một cách hiệu quả, thì phải điều chỉnh lại chính sách lãi suất của NHPT. Giải pháp này là giải pháp được đề tài đánh giá rất cao, và được xem là giải pháp chủ chốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách lãi suất thật sự là rất khó, nên giải pháp này theo đề tài vẫn chưa mang tính khả thi. Mặc dù giải pháp này tạm thời vẫn chưa mang tính khả thi nhưng, đề tài vẫn quyết định đưa vào là do khi nhìn nhận đến định hướng phát triển của NHPT trong thời gian tới là phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng theo hướng thị trường, đồng thời ngân hàng cũng rất quan tâm đến vấn đề nợ xấu khi mà liên tục đưa ra các mức phấn đấu đối với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, việc trong tương lai gần ngân hàng sẽ rất quan tâm đến chính sách lãi suất cho vay của mình là không thể tránh khỏi. Có thể nói, mặc dù hiện nay giải pháp chưa mang tính khả thi nhưng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của Ngân hàng đây sẽ là một giải pháp rất hữu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 74 hiệu góp phần hạn chế tình hình nợ xấu tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị nói riêng và NHPT Việt Nam nói chung.  Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu và nợ khó đòi Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay bảo đảm thu hồi vốn, giúp cho khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ có thể áp dụng biện pháp xác định phương án cơ cấu nợ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu. Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng như sau:  Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm: tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản bảo đảm khả năng trả nợ. Ngân hàng rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Phối hợp cùng với các sở ban ngành cho tiến hành thanh lý, phát mại các tài sản bảo đảm cho vay theo chỉ định để thu hồi vốn. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không ngân hàng có thể tuyên bố phá sản. Đối với trường hợp cho vay chỉ định, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, ngân hàng hoàn thiện thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền, chức năng xử lý.  Đối với khoản vay không có bảo đảm: trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 75 toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Có thể tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.  Đối với các dự án gặp khó khăn khách quan, thuộc đối tượng xử lý nợ theo quy định của Nhà nước: cần nghiên cứu những ảnh hưởng do các điều kiện khách quan tác động đến, đồng thời thu thập tài liệu liên quan, phối hợp với cơ quan chính quyền, cơ quan chức năng lượng hoá những tổn thất.  Đối với các dự án gặp khó khăn không có khả năng thu hồi vốn nhưng không thuộc đối tượng xử lý nợ theo quy định của Nhà nước: Nghiên cứu chính sách của Nhà nước để có thể yêu cầu phá sản doanh nghiệp thu hồi nợ, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động để thu hồi nợ,  Đối với các dự án có khó khăn tạm thời: có thể cùng đơn vị tìm hướng tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi và trả nợ.  Đối với các dự án có rủi ro đạo đức của chủ đầu tư như chủ đầu tư chây ỳ không trả nợ, không trung thực trong báo cáo tình hình dự án: kiên trì, bám sát đơn vị, sử dụng các nguồn thông tin, thu thập tình hình hoạt động, đồng thời có thể nhờ các cơ quan chức năng, cơ quan có liên quan giúp đỡ trong việc thu hồi nợ. Nếu đơn vị kiên quyết không trả nợ, thực hiện các biện pháp mạnh như thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay, khởi kiện để thu hồi nợ. Hiện nay trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra tòa chưa thành thói quen đối với mọi người, trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế. Việc khỏi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Những khoản nợ khó đòi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút. Nếu nợ khó đòi tăng thì ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều vì vậy việc thu hồi nợ khó đòi chính là góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân hàng. Để thu hồi được số nợ khó đòi ngân hàng tiếp tục bám sát khách hàng, đánh giá tình hình hoạt đọng sản xuất kinh doanh của khách hàng, giải thích thuyết phục khách hàng hiểu để có thiện chí trả nợ số tiền còn vay ngân hàng, đồng thời cùng với khách hàng xây dựng phương án kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian tới. Phối hợp TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 76 cùng với các cơ quan chức năng để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tượng như phát mại tài sản, đon đốc khách hàng thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng.  Giám sát chặt chẽ hơn tài sản bảo đảm tiền vay Hiện nay tình hình kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thức cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nắm bắt thông tin về tài sản, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản. Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản bảo đảm. Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tài sản của khách hàng đối với doanh nghiệp nhà nước rất thấp so với dư nợ tại ngân hàng. Vì vậy để tăng tài sản bảo đảm trong cho vay cần phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản của cá nhân, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viện hội đồng quản trịđứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo lãnh của tổng công ty. Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng. Đối với việc nhận tài sản bảo đảm, ngân hàng cần thường xuyên xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả  Điều chỉnh tỷ lệ TSBĐ tiền vay tủy theo từng khách hàng Theo quy định trong quy chế đảm bảo tiền vay, NHPT Việt Nam quy định, các dự án được NHPT Việt Nam cấp phép cho vay trừ những dự án thuộc chương trình của Chính Phủ, bên cạnh việc đảm bảo khoản vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chủ đầu tư phải dung tài sản khác để đảm bảo cho khoản vay với giá trí tài sản đảm bảo tối thiểu bằng 15% số vốn vay. Tùy vào mức độ an toàn, hiệu quả của dự án, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, để quyết định tỷ lệ TSBĐ tiền vay cho từng dự án nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế các chi nhánh của NHPT trong TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 77 đó có Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị, chủ yếu là áp dụng tỷ lệ TSBĐ tiền vay ở mức tối thiểu bằng 15% số vốn vay. Như vậy, có thể thấy chi nhánh chỉ dựa trên tiêu chí đủ điều kiện để vay vốn mà chưa xét đến những yếu tố chi tiết bên trong khác. Mặc dù, giải pháp đã đưa ra chỉ tiêu là tỷ lệ TSBĐ , tài sản được dung để xử lý khi có rủi ro xảy ra, nhưng nội dung của giải pháp không phải là tằng tỷ lệ TSBĐ để ngân hàng thu được nhiều vốn hơn sau khi tiến hành xử lý TS. Đây là điều mà ngân hàng hoàn toàn không mong muôn xảy ra, mà giải pháp đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ TSBĐ là để gắn kết nhiều hơn sự ảnh hưởng của tình hình hoạt động dự án với chủ đầu tư. Tỷ lệ TSBĐ càng nhiều thì sự quan tâm của chủ đầu tư với dự án càng lớn, do đó, sẽ tăng tính tích cực trong việc quản lý tình hình dự án của chủ đầu tư. 3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ xấu từ những thay đổi bên trong ngân hàng  Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, các chuyên viên của chi nhánh và phân công công việc một cách phù hợp hơn Theo như tình hình hiện nay của Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị thì các cán bộ, chuyên viên của chi nhánh có trình độ khá cao, tuy nhiên, sự phân công công việc còn chưa được hợp lý. Điển hình như, phòng tổng hợp có chức năng tổng hợp nội dung, số liệu của các phòng ban, nhưng trên thực tế, nhiều khi phòng tín dụng 1lại phải vừa thu thập xử lý số liệu, vừa tiến hành tổng hợp nội dung, số liệu. Với khối lượng công việc lớn của NHPT thì việc một phòng lại thực hiện quá nhiều công việc sẽ gây nên tình trạng phân tán, không đạt hiệu quả cao trong công tác xử lý các vấn đề phát sinh của ngân hàng nói chung và các vấn đề về nợ xấu nói riêng.  Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi có hiệu quả trong đó quan trọng nhất là xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng của Chi nhánh Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro có hiệu quả là một trong những biên pháp then chốt nhất trong việc quản trị rủi ro tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị nói riêng cũng như NHPT Việt Nam nói chung. Xây dựng một quy trình quản trị rủi ro trên thực tế có nhiều phương pháp và cách thức thực hiện khác nhau, nên việc tìm hiểu các quy trình quản trị rủi ro nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù của NHPT Việt Nam trong công tác Cho vay đầu tư là một nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể hơn, cần hoàn thiện một số nội dung sau đây: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 78  Làm rõ đối tượng Khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay  Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng của Chi nhánh nói riêng để từ đó tham mưu phối hợp với NHPT Việt Nam đưa ra đề xuất, giải pháp liên quan đến cách xếp hạng tín dụng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước và NHPT Việt Nam.  Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro đóng góp rất lớn cho hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên, việc vận hành, theo dõi và kiểm soát quy trình này mới chính là cách đánh giá và đảm bảo được việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro này thực sự có hiệu quả.  Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ Trong Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị hiện nay cũng đã có phòng kiểm tra, tuy nhiên nhân lực của phòng này là không nhiều, với một khối lượng công việc rất lớn của NHPT thì nguồn nhân lực như vậy có thể nói là quá ít. Do đó, trong tương lai chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện và bổ sung nguồn nhân lực cho phòng kiểm tra. Công tác kiểm tra hoạt động đầu tư vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Không ngừng hoàn thiện, thực hiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát đầu tư vốn, cụ thể cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:  Kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách trong công tác đầu tư vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước: chính sách tín dụng, chính sách thanh toán, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng và các thủ tục, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước (thẩm quyền về quyết định cho vay, thẩm định, giám sát các khoản cho vay, hồ sơ thủ tục cho vay, chính sách lãi suất, xử lý rủi ro).  Kiểm tra việc chấp hành và triển khai thực hiện các chỉ đạo của NHPT, các chính sách và định hướng trong hoạt động đầu tư vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, chế độ phân cấp, chính sách cán bộ, chấp hành công tác tự kiểm tra, giám sát.  Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, đối tượng kiểm tra, mục tiêu kiểm tra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 79  Phải tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ, kiểm soát các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Thông qua kiểm tra, kiểm soát, phát hiện được những sai sót, yếu kém tồn tại và có các biện pháp xử lý thích hợp, có hiệu quả; rút kinh nghiệm, ngăn ngừa, hạn chế các sai sót phát sinh, đặc biệt là không để tiếp tục xảy ra các sai sót đã được phát hiện. Bên cạnh đó, trong chi nhánh cần tiến hành phối hợp giữa các phòng để tiến hành kiểm tra chéo để tăng cường sự minh bạch trong công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng.  Nâng cao chất lượng công tác thông tin Thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của NHPT Việt Nam và trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Nhờ có thông tin, Ban Lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay vốn đầu tư dự án hay không? Theo dõi và quản lý các khoản vay như thế nào? Thực hiện các dịch vụ ra sao?... Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác quản lý và điều hành nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là khá phức tạp, song vô cùng cần thiết. Để nâng cao chất lượng công tác thông tin tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị cần tập trung vào một số vấn đề như sau:  Thu thập thông tin: Thông tin có thể thu thập được từ những nguồn sẵn có ở Chi nhánh và ở NHPT Việt Nam (các dự án cùng loại đã thực hiện, các chủ đầu tư đã từng vay vốn, các nghiên cứu, phân tích của các cán bộ NHPT Việt Nam), từ khách hàng, từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước, từ các ngân hàng, từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, internet). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng cao.  Đổi mới và đầu tư trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đại để có thể truy cập, xử lý thông tin cần thiết một cách TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 80 kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Liên tục cập nhật và xử lý những thông tin về tình hình khách hàng, các dự án vay vốn tại Chi nhánh cũng như ở NHPT Việt Nam, các Ngân hàng thương mại để Ban Lãnh đạo có sơ sở đối chiếu, xem xét và ra quyết định đúng đắn nhất.  Thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi, cập nhật thông tin giữa các CBTD và CBTĐ nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế. 3.2.4. Thực hiện các biện pháp có sự phối hợp với các bên thứ ba  Tăng cường mối quan hệ với chính quyền Đây là giải pháp nhằm hạn chế những tổn thất do rủi ro mang lại, với nhưng phân tích ở chương 2 cùng số liệu thực tế tại Chi nhánh khu vực T.T.Huế - Quảng Trị, thì biện pháp xử lý tài sản là một trong những biện pháp được ngân hàng sử dụng nhiều nhất. Nên việc tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án, sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xử lý nợ một cách hợp pháp đối với những dự án không thể thu hồi được nợ. Ngoài ra, việc tăng cường mối quan hệ với chính quyền sẽ giúp Chi nhánh nắm bắt được nhiều thông tin trên địa bàn hơn, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chính quyền có thể giúp Chi nhánh tận dụng được các mối quan hệ để mở rộng, tìm kiếm các dự án có chất lượng tốt để cho vay không bị động khi các khách hàng tìm đến vay vốn. Việc tìm hiểu trước dự án có thể giúp hạn chế rủi ro có thể xảy ra.  Hạn chế nợ xấu thông qua việc bán các khoản nợ xấu này cho các tổ chức tài chính chuyên mua – bán nợ Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính Mặc dù, việc thực hiện biện pháp bán nợ chưa được Chi nhánh NHPT Huế sử dụng. Tuy nhiên, với sự thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính và với sự tiện lợi cũng như những ưu điểm của biện pháp này là thu hồi vốn một cách nhanh chóng thì trong tương lai đây sẽ là một biện pháp hiệu quả trong việc hạn chế tình hình nợ xấu tại Chi nhánh NHPT Huế nói riêng và của NHPT nói chung. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 81 Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty Quản lý tài sản – VAMC của Ngân hàng Nhà nước) Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty Quản lý tài sản - VAMC) theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. VAMC có nhiệm vụ Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay, Tuy nhiên, có thể nói hiện nay VAMC được xem là công cụ tài chính để mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nhận định về hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tin dụng (VAMC) tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để hoạt động của VAMC hiệu quả hơn, ông Tuấn đề nghị hàng loạt giải pháp. Trong đó, ông Tuấn cho rằng VAMC phải thay đổi trong cách tiếp cận nợ xấu, dứt khoát và xử lý nhanh các tài sản đảm bảo, đặc biệt là với bất động sản.Nhà nước phải trao quyền độc lập hơn cho VAMC. Hiện nay hoạt động của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước.Lệ thuộc cả về cơ chế chính sách, đến nhân sự.Đồng thời, nhà nước cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC để có thể xử lý nhanh các vướng mắc hiện nay. Với việc nhận ra các điểm yếu cũng như điểm mạnh của VAMC - một công cụ tài chính hoàn toàn mới có thời gian hoạt động thực sự chỉ trên dưới 12 tháng, trong thời gian sắp tới VAMC sẽ có những điều chỉnh và sửa đổi để hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu của mình. Do đó, đề tài đã lựa chọn và đưa VAMC vào giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung cũng như NHPT Việt Nam Chi nhánh T.T.Huế - Quảng Trị nói riêng. Đây là một công cụ then chốt được xếp sau nhưng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tại Ngân hàng.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề về rủi ro TDĐT Nhà nước và quản trị rủi ro TDDT Nhà nước của NHPT Việt Nam. Trong đó, đã làm rõ được các khái niệm về RRTD cũng như QTRR TDĐT Nhà nước. Bên cạnh dó đã đưa ra được các tiêu chí phản ánh công tác QTRR tại NHPT Việt Nam. Ngoài ra, các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các ngân hàng trong nước cũng như thế giới cũng được nêu ra. Thứ 2, từ kết quả phân tích thực trang QTRR TDĐT Nhà nước tại Chi nhánh cũng cho thấy: - Nợ quá hạn ( nợ nhóm 2 trở lên) trong giai đoạn 2015-2017 lần lượt là: 104,146 triệu đồng, 80,551 triệu đồng và 84,862 triệu đồng. Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ của Chi nhánh giao động trong khoảng 0,89% - 1,27%. - Tình hình trích lập dự phòng rủi ro cho thấy mức dự phòng chung có tăng không đáng kể qua các năm, cụ thể: nằm 2016: 30,807 triệu đồng, năm 2017: 31,074 triệu đồng, năm 2018 32,417 triệu đông. - Chi nhánh đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 3,2%-3,5% tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu từ 0,89%-1,27%. Điều này cho thấy công tác QTRR của Chi nhánh mặc dù có những kết quả tương đối khả quan nhưng vẫn tốn tại rất nhiều hạn chế. Thứ 3, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác QTRR TDĐT Nhà nước tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu RRTD như sau: - Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro đối với khách hàng: Hoàn thiện và nâng cao quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh; Phân tán rủi ro tín dụng; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ; Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng. - Nhóm giải pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro: - Nhóm giải pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro: Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay; Phát triển các dịch vụ, sản phẩm phái sinh; Hạn chế và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các khoản nợ còn tồn đọng; Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng quy định. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 83 2. Kiến nghị 2.1. Đề xuất kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Các nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng của mình còn rất hạn hẹp. Để có thể hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin ứng dụng (CIC).Hệ thống CIC ra đời phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, chưa chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của Trung tâm, từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu, để thông tin đảm bảo độ chính xác, kịp thời và tin cậy nhằm giúp Ngân hàng thẩm định khách hàng tốt hơn, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay. Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 2.2. Đề xuất kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam Đối với việc đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, luận văn sẽ chọn một biện pháp mà luận văn đánh giá cao nhất và có khả năng nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro hữu hiệu nhất để đánh giá và đề xuất. Theo đó, việc đề xuất đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống chẩm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là đề xuất trọng tâm của luận văn.  Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ Mục đích chính của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ là hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng. Cụ thể, việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ có thể giúp NHPT Việt Nam thực hiện được các mục tiêu sau:  Xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 84  Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề; đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.  Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro.  Tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước trong hệ thống NHPT Việt Nam để tạo cơ sở ra quyết định cấp tín dụng (từ chối hay chấp thuận cho vay). Hình thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng. + Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ định dạng và đo lường các rủi ro tín dụng được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các Chi nhánh, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho hệ thống NHPT Việt Nam. Từ đó, giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp, góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hoá, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro của NHPT Việt Nam hiện nay. Hệ thống trên được xây dựng cần phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước, đối tượng khách hàng của NHPT Việt Nam và chiến lược phát triển của NHPT Việt Nam, vận hành trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Ngoài ra, không có phương pháp phân tích hay một hệ thống nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp. Do vậy, cần thực hiện kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố nhân sự và công nghệ, để có cơ sở thực hiện tốt Hệ thống trên, NHPT Việt Nam cần thực hiện một số yếu tố sau:  Có hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm hoạt động để thực hiện việc nối mạng tất cả các Chi nhánh trong hệ thống.  Phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu về khách hàng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu (về tính pháp lý, quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 85  Có bộ phận nhân sự chuyên biệt để thực hiện công việc.  Xây dựng hệ thống dựa trên cơ sở đặc thù về đối tượng khách hàng của NHPT Việt Nam Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, phát huy tốt vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển theo hướng CNH-HĐH và để sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có hiệu quả, đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng, cần xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với NHPT Việt Nam. Theo đó, thông qua Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng nội bộ để kiểm soát rủi ro trong quá trình thẩm định dự án, quản lý tín dụng, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trong đó có việc phân tích, dự báo môi trường kinh tế và các giới hạn khác được VDB thiết lập. NHPT Việt Nam cần xây dựng một Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao và việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được tiến hành định kỳ, các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với hồ sơ tín dụng của khách hàng, kể cả đối với khách hàng bị từ chối. Trên cơ sở tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng nội bộ khách hàng,VDB có thể áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng, quản lý danh mục tín dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.  Một số kiến nghị khác góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, biểu mẫu hướng dẫn phải được chi tiết, cụ thể rõ ràng. Xây dựng và hoàn thiện Website NHPT để giới thiệu về NHPT, về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, đồng thời qua đó hướng dẫn khách hàng về hồ sơ thủ tục. Ngoài ra, trong qua trình thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thì khách hàng phát sinh một số nhu cầu dịch vụ đó là: Cho vay vốn lưu động; Thực hiện việc thanh toán trực tiếp với khách hàng (NHPT đang triển khai); Cho vay không có TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 86 thế chấp, cho vay bằng tín chấp; Tư vấn chủ đầu tư trong việc lập dự án; Nhu cầu gửi tiền gửi tại NHPT... thiết nghĩ đó cũng là những nhu cầu chính đáng của khách hàng mà NHPT trong thời gian tới cần nghiên cứu để có chính sách phù hợp hơn trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khách hàng. Bên cạnh việc thực hiện những chính sách liên quan trực tiếp đến khách hàng thì một số nội dung gián tiếp góp phần nâng cao chấp lượng phục vụ và mở rộng dịch vụ đối với khách hàng mà NHTP đó là:  Đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng: Khẩn trương đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng hiện nay; nghiên cứu, xây dựng triển khai các phần mềm ứng dụng để tăng cường chủ động khai thác phục vụ quản trị điều hành tác nghiệp hàng ngày, có cảnh báo sớm nhằm giám sát trực tuyến hoạt động của các Chi nhánh.  Tập trung nguồn lực cao nhất để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt hướng tới ngân hàng chuyên nghiệp tự chủ tài chính và hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến.  Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hiệu quả: Các thông tin quản trị về đối tác nên được thiết kế, tổ chức thu thập một cách khoa học trong hệ thống thông tin quản trị của NHPT. Từ đó, các cấp quản lý của NHPT sẽ có được những thông tin đáng tin cậy để cho thể đưa ra các sách lược phù hợp với từng đối tác.  Cần thiết phải có cơ chế phân cấp ủy quyền mạnh mẽ hơn cho các Chi nhánh có đủ năng lực, phân cấp cho các Ban tại HSC, tránh tình trạng HSC và Ban Lãnh đạo ngân hàng là đơn vị giải quyết sự vụ cho Chi nhánh, không còn thời gian cho công tác nghiên cứu định hướng, chiến lược, xây dựng mục tiêu kế hoạch dài hạn cho toàn hệ thống.  Đổi mới mô hình tổ chức tại HSC, hiện nay mô hình tại HSC bộc lộ nhiều vấn đề, chức năng hoạt động chồng chéo, các mảng nghiệp vụ bị chia nhỏ tuy nhiên lại không có đơn vị đầu mối điều hành theo chiều ngang do vậy khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành cũng như thực hiện tại các Chi nhánh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ Tài Chính, Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/08/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn TDĐT của Nhà nước. [2]. Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế (2009-2013), Báo cáo tình hình cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; Báo cáo tổng hợp phân loại nợ cho vay đầu tư của Nhà nước; Báo cáo tổng kết hằng năm. [3]. Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế (2009-2013), Tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn. [4]. Phan Thị Cúc (2008 ), “Tín dụng – Ngân hàng ”, Nhà xuất bản Thống kê [5]. Hồng Giang (2009), “Giải pháp xử lý nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam”, Vietnam+, www.vietnamplus.vn [6]. Đinh Xuân Hạng – Nguyễn Văn Lộc (2012), “Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính. [7]. Phí Trong Hiển (2005), “Quản trị rủi ro Ngân hàng : Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (Số chuyên đề), 8-13. [8]. Phước Minh Hiệp (2007), “Thiết lập & Thẩm định dự án đầu tư ”, Nhà xuất bản Thống kê [9]. Nguyễn Minh Hoàng (2011), “Giáo trình định giá tài sản”, Nhà xuất bản Tài chính [10]. Ngô Ngọc Huyền (2007), “Rủi ro kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống kê [11]. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê. [12]. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Tài Chính. [13]. Lê Mỹ (2011), “Nợ xấu tại Ngân hàng Việt Nam: Khó nói”, www.vietstock.vn [14]. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quy chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 88 [15]. Ngân hàng phát triển Việt Nam (2009 - 2013), Tạp chí Hỗ trợ phát triển. [16]. “Ngân hàng Phát triển Việt Nam là công cụ tài chính – tín dụng đắc lực của Chính phủ”, www.baomoi.com [17]. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư [18]. Quyết định số 108/2006/QĐ – TTgngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam [19]. Quyết định số 110/2006/QĐ – TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam [20]. Nguyễn Hồng Thắng (2010), “Giáo trình thẩm định dự án đầu tư khu vực công”, Nhà xuất bản Thống kê. [21]. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng ”, Nhà xuất bản thống kê. [22]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 và 5 năm 2016-2020. [23]. Đoàn Thị Hồng Vân (2007), “Quản trị rủi ro và khủng hoảng”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. [24]. Website tham khảo:  Trang thông tin điện tử của Chính phủ: www.chinhphu.vn  Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn  Trang thông tin điện tử của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: www.vdb.gov.vn  Trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn  Trang thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế:www.thuathienhue.gov.vn Tiếng Anh [25]. Bessis, J (2009), Risk Management in Banking, 3rd Edition, John Wiley and Sons. [26]. Hainz, C & Kleimeier, S (2010), Political Risk, Development Banks and The Choice of Recourse in Syndicated Lending, Fourth Singapore International Conference on Finance 2010 Paper. [27]. International Monetary Fund & International Development Association (2010), Joint IMF/World Bank Debt Sustainability Analysis 2010, International Monetary Fund & International Development Association. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 89 [28]. Planet Finance (2012), Perspectives on Risk Management From a Policy Bank, Microfinance Risk Management Interview Series, Planet Finance. [29]. Saunders, A., Lange, H & Cornet, M.M. (2013), Financial Institutions Management, 3rd edition, McGraw-Hill, North Ryde [30]. Sanderson, H & Forsyte, M(2012), China’s Superbank: Debt, Oil and Influence – How China Development Bank Is Rewriting the Rules of Finance, Singapore: John Wiley and Sons. [31]. Taplin, R (2005), Risk Management and Innovation in Japan, Britain and the USA, NewYork: Routledge. [32]. Timothy, W.K., Scott MacDonald, S. (2014), Bank Management, 8th Edition, Thomson Learnning TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Số thứ tự phiếu:............................................... Xin chào các anh/chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Quản Trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế Huế, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân Phát triển Việt Nam Chi nhánh khu vực Thừa Thiên Huế- Quảng Trị và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Tôi rất mong sự hợp tác trả lời Phiếu khảo sát này của anh/chị đồng nghiệp. Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có nhu cầu. (Xin lưu ý rằng không có câu hỏi nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến trả lời đều có giá trị và hữu ích cho việc nghiên cứu của tôi). Ngày khảo sát : tháng 3/2017 I. Thông tin cá nhân: 1. Anh/chị là:  Cán bộ quản lý  Cán bộ nghiệp vụ 2. Giới tính của anh/chị:  Nam  Nữ 3. Độ tuổi của anh/chị:  Dưới 30 tuổi  Từ 30 – 40 tuổi  Trên 40 tuổi 4. Thời gian anh/chị công tác tại đơn vị  Dưới 3 năm  Từ 3-7 năm  Trên 7 năm 5. Trình độ chuyên môn  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Sau đại học 6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa lần nàoTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế II.Vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các nội dung sau đây (từ 1 đến 5) mà anh/chị cho là phù hợp nhất. (Đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng) Với: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý STT Nội dung khảo sát 1 2 3 4 5 I. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 1 Nguyên nhân khách quan 1.1 Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng 1.2 Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô: lạm phát, suy thoái, kinh tế 2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 2.1 Khách hàng không nắm bắt đầy đủ thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh 2.2 Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém 2.3 Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích vay vốn 2.4 Khách hàng cố tình trì hoãn, gây khó khăn cho việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh 2.5 Khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng vốn 3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 3.1 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ còn yếu, việc tổ chức đào tạo không thường xuyên và kịp thời 3.2 Chưa thật sự quyết liệt trong công tác xử lý nợ tiềm ẩn, nợ quá hạn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 3.4 Chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, khối lượng công việc nhiều 3.5 Việc kiểm tra sử dụng vay vốn chưa thường xuyên, không phát hiện sớm những dấu hiện phát sinh rủi ro II. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng 1 Ngân hàng có áp dụng mô hình để phân tích và đo lường rủi ro tín dụng 2 Ngân hàng có xây dựng chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và có sự điều chỉnh hàng năm theo chiến lược kinh doanh 3 Quy trình tín dụng được xây dựng đầy đủ và thực hiện chặt chẽ 4 Các món vay vốn tại ngân hàng đều có tài sản thế chấp và công tác thẩm định tài sản thế chấp đảm bảo chất lượng 5 Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đánh giá chính xác về tình hình khách hàng 6 Ngân hàng có bộ phận kiểm soát chất lượng tín dụng hoạt động độc lập 7 Ngân hàng thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng III Hiệu quả QTRR Tín dụng đầu tư nhà nước 1 Tỷ lệ nợ quá hạnvà nợ xấu được kiểm soát trong giới hạn an toàn 2 Chính sách khách hàng được xây dựng đồng bộ với chính sách phân loại nợ, chất lượng tín dụng. Kế hoạch giảm nợ xấu được xây dựng cụ thể, chi tiết đến từng khách hàng. 3 Quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư Nhà nước của Chi nhánh được đánh giá tốt Xin chân thành cám ơn quý ông/bà! TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_rui_ro_tin_dung_dau_tu_nha_nuoc_tai_ngan_hang_phat_trien_7601_2085780.pdf
Luận văn liên quan